Lap ke hoach kinh doanh cho doanh nghiep tu nhan
ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN VĂN NGẠI Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh Nông Nghiệp KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Long Xuyên, Tháng 5 Năm 2006 ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh Nông Nghiệp Sinh viên thực hiện: NGUYỄN VĂN NGẠI Lớp: DH3KN1 - Mã số SV: DKN021160 Người hướng dẫn: ThS. NGUYỄN VŨ DUY Long Xuyên, Ngày 30 Tháng 5 Năm 2006 Thấm thoát đã qua 4 năm, mới ngày nào còn bở ngở đến trường, và mỗi ngày được giáo viên chỉ bảo. Tuy những lời của thầy cô, chỉ là bước mở đầu, chỉ là lý thuyết nhưng đó cũng là hành trang quí báo cho chúng em bước vào đời. Từ những lời dạy đó, đã giúp chuúng em có cơ sở để nhìn nhận vấn đề một cách thực tế hơn. Và kiến thức của thầy cô truyền đạt các em đã được áp dụng vào ba tháng thực tập vừa qua. Rất chân thành cảm ơn quí thầy cô đã tận tình chỉ dạy, và hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm cho các các. Cám ơn thầy Nguyễn Vũ Duy đã chỉ hướng đi, cách làm luận văn tốt nghiêp, giúp đở em thời gian qua, để luận văn của em được hoàn thành. Và chân thành cảm ơn, anh chị đang làm việc tại doanh nghiệp tư nhân Phước Chung. Đã hướng dẫn nhiệt tình và tạo điều kiện cho em học hỏi tiếp thu kiến thức thực tiển, áp dụng lý thuyết để tìm hiểu để hiểu rõ thực tế hơn. Xin chân thành cảm tất cả. Sinh viên thực hiện Nguyễn Văn Ngại Người hướng dẫn: ThS. NGUYỄN VŨ DUY Người chấm, nhận xét 1: Người chấm, nhận xét 2: Luận văn được bảo vệ tại hội đồng chấm bảo vệ luận văn Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh ngày… tháng……năm……. MỤC LỤC Trang Chương 1: MỞ ĐẦU 1 1.1. Lý do chọn đề tài .1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu . 1 1.3. Nội dung nghiên cứu 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu 2 1.4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu 2 1.4.2. Phương pháp xử lý dữ liệu .3 1.5. Phạm vi nghiên cứu 3 1.6. Lợi ích của lập kế hoạch kinh doanh 3 Chưong 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 5 2.1. Khái niệm kế hoạch kinh doanh 5 2.2. Tóm tắt đề tài “ lập kế hoạch kinh doanh cho bưu điện tỉnh An Giang năm 2005”.5 2.3. So sánh hai bản kế hoạch 6 Chương 3: TỔNG QUAN DNTN PHƯỚC CHUNG . 7 3.1. Giới thiệu 7 3.2. Lịch sử hình thành 7 3.3. Sản phẩm, dịch vụ chính .8 3.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian qua . 8 Chương 4. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH .10 4.1. Môi trường vĩ mô 10 4.1.1. Yếu tố tự nhiên .10 4.1.2. Yếu tố kinh tế - xã hội 10 4.1.3. Yếu tố công nghệ . 12 4.1.4. Yếu tố chính phủ - chính trị . 12 4.1.5. Yếu tố văn hoá – dân số .12 4.2. Môi trường tác nghiệp .12 4.2.1. Đối thủ cạnh tranh .12 4.2.2. Khách hàng 15 4.2.3. Nhà cung cấp 16 4.2.4. Đối thủ tìm ẩn 17 4.2.5. Sản phẩm thay thế 17 4.3. Môi trường nội bộ .17 4.3.1. Tổ chức và quản trị nhân sự .18 4.3.2. Sản xuất và quản lý chất lượng 19 4.3.3. Marketing .19 4.3.4. Tài chính và kết toán 21 4.3.5. Chuổi giá trị . 22 4.3.6. Các hệ thống thông tin . 24 4.4. Ma trận SWOT 25 4.4.1. Ma trận SWOT 25 4.4.2. Phân tích các kế hoạch 25 4.4.3. Lựa chọn kế hoạch 28 Chương 5: XÂY DỰNG CÁC MỤC TIÊU .28 5.1. Các căn cứ dự báo .28 5.2. Các mục tiêu 28 5.2.1. Mục tiêu ngắn hạn .28 5.2.2. Mục tiêu dài hạn .28 Chương 6: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH CHO DNTN PHƯỚC CHUNG 30 6.1. Kế hoạch sản xuất – tác nghiệp - quản trị chất lượng .30 6.2. Kế hoạch marketing 35 6.2.1. Kế hoạch sản phẩm 35 6.2.2. Kế hoạch giá 35 6.2.3. Kế hoạch phân phối . 35 6.2.4. Kế hoạch chiêu thị . 35 6.3. Kế hoạch nhân sự 36 6.4. Kế hoạch tài chính - kế toán . 41 6.3. Kiến nghị .43 Chương 7: KẾT LUẬN 44 BẢNG BIỂU Trang Bảng 3.1: Doanh thu của doanh nghiệp từ năm 2003- 2005 . 7 Bảng 3.2: Bảng cân đối kế toán khi mới thành lập 8 Bảng 4.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam từ 2001-2005 10 Bảng 4.2: Cơ cấu kinh tế của Việt Nam từ năm 2001-2005 11 Bảng 4.3: Lạm phát của Việt Nam từ năm 2001-2005 11 Bảng 4.4: Bảng cơ cấu kinh tế của tỉnh An Giang .11 Bảng 4.5: Doanh thu của các doanh nghiệp từ năm 2003-2005 . 14 Bảng 4.6: Các yếu tố thành công cốt lõi 15 Bảng 4.7: Trình độ hiện tại của nhân viên .18 Bảng 4.8 : Tiêu chuẩn các loại gạo xuất khẩu . 20 Bảng 4.9: Giá gạo thành phẩm bán năm 2005 .21 Bảng 4.10 : Kết quả kinh doanh năm 2005 21 Bảng 4.11: Doanh thu và chi phí năm 2005 .22 Bảng 4.12: Tỷ số tài chính . 22 Bảng 4.13: Ma trận SWOT 25 Bảng 5.1: Chỉ tiêu sản lượng năm 2006 .28 Bảng 6.1: Sản lượng xuất gạo thành phẩm năm 2005 . 30 Bảng 6.2: Giá bán thành phẩm năm 2005 .30 Bảng 6.3: So sánh sản lượng dự kiến với sản lượng năm 2005 .31 Bảng 6.4: Tiêu chuẩn đánh bóng 100 kg gạo sô 31 Bảng 6.5: Sản lượng gạo liệu và phụ phẩm dự kiến 31 Bảng 6.6: Kế hoạch an toàn và phòng chống cháy nổ .34 Bảng 6.7: Kế hoạch an toàn và vệ sinh lao động .34 Bảng 6.8: Kế hoạch an toàn lao động trang bị cá nhân 34 Bảng 6.9: Chi phí tổng hợp .35 Bảng 6.10: Số lượng nhân viên dự kiến .37 Bảng 6.11: Yêu cầu trình độ nhân viên dự kiến 39 Bảng 6.12: Chi phí tiền lương dự kiến 40 Bảng 6.13: Chi phí cử nhân viên đi học .40 Bảng 6.14: Bảng cân đối kế toán năm 2005 41 Bảng 6.15: Doanh thu các loại gạo 42 Bảng 6.16:Chi phí gạo liệu 42 Bảng 6.17: Chi phí đầu tư mới 42 Bảng 6.18: Các kế hoạch trang bị 42 Bảng 6.19: Dự kiến kết quả kinh doanh năm 2006 cho DNTN Phước Chung 43 Biểu đồ 3.1: Biểu đồ doanh thu . 9 Biểu đồ 4.1: Biểu hiện doanh thu của các donh nghiệp từ năm 2003-2005 15 Hình 4.1: Cơ cấu tổ chức của DNTN Phước Chung 18 Hình 4.2: Chuỗi giá trị . 23 Hình 6.1: quá trình hoạt động của doanh nghiệp .32 Hình 6.2: Cơ cấu tổ chức . 37 Bảng các từ viết tắt DNTN : Doanh nghiệp tư nhân DN : Doanh nghiệp KCS : Kiểm phẩm ĐBSCL : Đồng bằng sông cửu long GDP : Gross Domestic Product WTO : World Trade of Organization AFTA: Asean Free Trade Area Lập kế hoạch kinh doanh năm 2006 cho DNTN Phước Chung GVHD: Nguyễn Vũ Duy Chương 1: MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, thị trường thế giới luôn biến động, và bất kì quốc gia nào muốn phát triển, thì hội nhập kinh tế thế giới là tất yếu. Từ thực trạng đó, Việt Nam đã mở cửa thị trường trong nước, và khuyến khích xuất khẩu để thâm nhập vào thị trường các nước khác. Với chính sách đó, đã tạo nên sự cạnh tranh ngày càng gay rắt cho các doanh nghiệp Việt Nam, và sự cạnh tranh này lại xảy ra ngay thị trường trong nước. Từ đó, tạo cho các doanh nghiệp có nhiều nguy cơ, do chất lượng gạo thành phẩm của Việt Nam không đồng đều. Mặt khác, hội nhập kinh tế cũng mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước. Các doanh nghiệp có được cơ hội tiếp cận các kỹ thuật hiện đại, kinh nghiệm quản lý, nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài,…để các doanh nghiệp ứng dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo đà cho doanh nghiệp phát triển, và thúc đẩy nền kinh tế đất nước đi lên. Đồng thời, góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước diễn ra nhanh hơn. Việc hội nhập kinh tế cũng ảnh hưởng đến lĩnh vực kinh doanh gạo, và lĩnh vực này vẫn gặp cạnh tranh, nhưng cạnh tranh diễn ra không gay rắt.Từ khi mở cửa thị trường trong nước đến nay, gạo Việt Nam gặp phải cạnh tranh với gạo Thái Lan ngay thị trường nội địa. Tuy Việt Nam xuất khẩu gạo đứng hàng thứ 2 trên thế giới, mà chất lượng lại đứng thứ 3 sau Thái Lan và Mỹ. Hiện nay, phần lớn gạo Việt Nam chỉ xuất vào thị trường các nước dễ tính, còn các thị trường khó tính thì gạo Việt Nam mới được thị trường của Nhật chấp nhận. Tuy nhiên, xuất gạo sang thị trường Nhật có rất nhiều nguy cơ, do chất lượng gạo Việt Nam không đồng đều, Việt Nam chưa kiểm soát được dư lượng hóa học trong gạo, và đây cũng chính là điểm yếu của gạo Việt Nam. Đến năm 2006, đây là năm Việt Nam chuẩn bị cất cánh, là năm Việt Nam hoàn thành cam kết AFTA, và có thể trở thành thành viên của tổ chức WTO. Từ đó, tạo nên cạnh tranh ngày càng sâu sắc hơn, các doanh nghiệp Việt Nam phải liên kết với nhau cùng kinh doanh để giảm bớt sự cạnh tranh này. Đặt biệt, năm 2006 cũng là năm chính phủ Việt Nam quyết định coi trọng chất lượng gạo xuất khẩu, nhằm nâng cao chất lượng gạo Việt Nam trong thời gian tới. Từ thực trạng đó, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển, phải có kế hoạch kinh doanh và hướng đi cho mình trong năm 2006 để chuẩn bị cho qúa trình hội nhập kinh tế. Từ yêu cầu chung của quốc gia, DNTN Phước Chung lập kế hoạch kinh doanh là cần thiết, và nhanh chóng tổ chức lại cơ cấu tổ chức, và đánh giá lại các hoạt động hiện tại của doanh nghiệp. Để nhận ra đâu là điểm mạnh, điểm yếu của mình. Đồng thời, phát hiện ra cơ hội, nguy cơ để doanh nghiệp nắm bắt và phát triển. Lấy điểm mạnh nắm bắt cơ hội, và xác định hướng đi để doanh nghiệp phát triển đúng hướng hơn. Và tạo tiền đề để Việt Nam thuận lợi hơn trong việc gia nhập WTO. Cho nên, kế hoạch kinh doanh cho DNTN Phước Chung năm 2006 giúp doanh nghiệp tổ chức lại cơ cấu tổ chức và quản lý tốt hơn đây cũng là nội dung chính của đề tài này. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Nền kinh tế ngày càng phát triển, lập kế hoạch kinh doanh trở nên cần thiết đối với các doanh nghiệp. Và mỗi bản kế hoạch kinh doanh đều có mục tiêu khác nhau, tùy theo nhu cầu và mong muốn và thực trạng của doanh nghiệp đó. Với nền kinh tế phát triển như hiện nay, có các doanh nghiệp có xu hướng đầu tư, và mở rộng qui mô sản xuất, thì mục tiêu của bản kế hoạch nhằm tìm nguồn vốn viện trợ, tìm SVTH: Nguyễn văn Ngại - 6 -