1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

khảo sát quy trình chăn nuôi và một số bệnh thường xảy ra trên thỏ tại trung tâm giống nông nghiệp hậu giang thuộc xã vị thắng huyện vị thủy tỉnh hậu giang

67 590 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 2,72 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG …  … TÔ HỮU VÀNG KHẢO SÁT QUY TRÌNH CHĂN NUÔI VÀ MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG XẢY RA TRÊN THỎ TẠI TRUNG TÂM GIỐNG NÔNG NGHIỆP HẬU GIANG THUỘC XÃ VỊ THẮNG HUYỆN VỊ THỦY TỈNH HẬU GIANG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Ngành: THÚ Y Cần Thơ - 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG …  … TÔ HỮU VÀNG KHẢO SÁT QUY TRÌNH CHĂN NUÔI VÀ MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG XẢY RA TRÊN THỎ TẠI TRUNG TÂM GIỐNG NÔNG NGHIỆP HẬU GIANG THUỘC XÃ VỊ THẮNG HUYỆN VỊ THỦY TỈNH HẬU GIANG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Ngành: THÚ Y Cần Thơ - 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG …  … Luận văn tốt nghiệp Ngành: THÚ Y Tên đề tài: KHẢO SÁT QUY TRÌNH CHĂN NUÔI VÀ MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG XẢY RA TRÊN THỎ TẠI TRUNG TÂM GIỐNG NÔNG NGHIỆP HẬU GIANG THUỘC XÃ VỊ THẮNG HUYỆN VỊ THỦY TỈNH HẬU GIANG Cán bộ hướng dẫn Sinh viên thực hiện ThS. Phạm Hoàng Dũng Tô Hữu Vàng MSSV: LT11676 Lớp: CN1167L1 Cần Thơ - 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG BỘ MÔN THÚ Y Đề tài: KHẢO SÁT QUY TRÌNH CHĂN NUÔI VÀ MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG XẢY RA TRÊN THỎ TẠI TRUNG TÂM GIỐNG NÔNG NGHIỆP HẬU GIANG THUỘC XÃ VỊ THẮNG HUYỆN VỊ THỦY TỈNH HẬU GIANG Do sinh viên: Tô Hữu Vàng thực hiện tại trại chăn nuôi của Trung tâm Giống Nông Nghiệp Hậu Giang từ ngày 20/6/2013 đến ngày 30/10/2013. Cần Thơ, ngày tháng Duyệt Bộ Môn năm 2013 Cần Thơ, ngày tháng năm 2013 Duyệt Cán bộ hướng dẫn Cần Thơ, ngày tháng năm 2013 Duyệt Khoa Nông Nghiệp & SHƯD Phụ Chương Dịch nhầy trong ruột thỏ bị tiêu chảy Phổi thỏ bị hoại tử bã đậu Gan thỏ bị viêm Phổi thỏ bị nhục hóa Da thỏ bị viêm hoại tử giống như bã đậu Thỏ chết qua các tuần tuổi Gan thỏ bị hoại tử Phổi thỏ bị tụ huyết, xuất huyết LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình luận văn nào trước đây. Cần thơ, ngày tháng năm 2013 Sinh viên thực hiện TÔ HỮU VÀNG i LỜI CẢM ƠN Trong suốt 2 năm học đại học là khoảng thời gian quý báu đối với tôi, đã cung cấp thêm kiến thức chuyên ngành để bước vào đời. Thời gian qua tôi được sự dạy dỗ tận tình của quý thầy cô, được sự quan tâm giúp đỡ của gia đình và bạn bè. Nay tôi xin gửi lời cảm ơn trân thành và sâu sắc đến: Cha mẹ, anh em đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập về vật chất lẫn tinh thần. Quý thầy cô Khoa Nông Nghiệp và Sinh học Ứng dụng, đặc biệt là quý thầy cô thuộc hai bộ môn Thú y và Chăn nuôi Thú y. Xin cảm ơn thầy Phạm Hoàng Dũng đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình tôi làm luận văn, đồng thời cố vấn và giúp đỡ tôi trong suốt 2 năm đại học. Quý trung tâm Giống Nông Nghiệp Hậu Giang đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Các tác giả mà tôi đã tham khảo tài liệu và đưa kiến thức vào đề tài này. Các anh/chị khóa trước và tập thể lớp Thú Y khóa 37 liên thông đã giúp đỡ tôi trong thời gian học đại học. Xin chúc sức khỏe, sự thành công đến tất cả mọi người. Cần thơ, ngày tháng TÔ HỮU VÀNG ii năm 2013 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................................... ii MỤC LỤC ............................................................................................................................... iii DANH MỤC HÌNH ............................................................................................................... vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ ........................................................................................................ viii DANH MỤC BẢNG ............................................................................................................... ix TÓM LƯỢC ............................................................................................................................ x Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................................ 2 2.1 Tình hình chăn nuôi thỏ.............................................................................................. 2 2.1.1 Ngoài nước ......................................................................................................... 2 2.1.2 Tình trong nước ................................................................................................. 4 2.2 Các giống thỏ ............................................................................................................... 5 2.2.1 Giống thỏ ngoài nước ........................................................................................ 5 2.2.1.1 Thỏ Newzealand trắng .................................................................................. 5 2.2.2 Giống thỏ trong nước ........................................................................................ 5 2.2.2.1 Thỏ cỏ.............................................................................................................. 5 2.2.2.2 Thỏ đen ........................................................................................................... 6 2.2.2.3 Thỏ xám .......................................................................................................... 6 2.3 Một số đặc điểm sinh học ở thỏ .................................................................................. 8 2.3.1 Đặc điểm sinh sản .............................................................................................. 8 2.3.2 Sinh lý tiêu hóa .................................................................................................. 9 2.3.2.1 Nhu cầu dinh dưỡng .................................................................................... 10 2.3.2.2 Chất bột đường ............................................................................................ 10 2.4 Khả năng sản xuất ..................................................................................................... 12 2.4.1 Khả năng sinh trưởng ..................................................................................... 12 2.5 Thức ăn....................................................................................................................... 13 2.5.1 Thức ăn tinh bột .............................................................................................. 13 2.5.2 Thức ăn xơ ....................................................................................................... 13 2.5.3 Thức ăn hỗn hợp ............................................................................................. 14 iii 2.6 Nước uống .................................................................................................................. 15 2.7 Kiểu chuồng ............................................................................................................... 16 2.7.1 Lồng chuồng..................................................................................................... 16 2.7.2 Máng uống ....................................................................................................... 16 2.8 Các bất thường trong sinh sản ................................................................................. 16 2.8.1 Chửa giả ........................................................................................................... 16 2.8.2 Vô sinh .............................................................................................................. 17 2.8.3 Sẩy thai ............................................................................................................. 17 2.8.4 Ăn con ............................................................................................................... 17 2.9 Những bệnh thường xảy ra trên thỏ ........................................................................ 18 2.9.1 Bệnh ghẻ ........................................................................................................... 18 2.9.1.1 Nguyên nhân .................................................................................................. 18 2.9.1.2 Lứa tuổi cảm nhiễm........................................................................................ 18 2.9.1.3 Triệu chứng .................................................................................................... 18 2.9.1.4 Điều trị ........................................................................................................... 18 2.9.2 Bệnh tiêu chảy.................................................................................................. 19 2.9.2.1 Nguyên nhân .................................................................................................. 19 2.9.2.2 Lứa tuổi mắc bệnh.......................................................................................... 19 2.9.2.3 Triệu chứng .................................................................................................... 19 2.9.2.4 Điều trị ........................................................................................................... 19 2.9.2.5 Phòng bệnh..................................................................................................... 19 2.9.3 Bệnh viêm mũi ................................................................................................. 20 2.9.3.1 Nguyên nhân .................................................................................................. 20 2.9.3.2 Triệu chứng .................................................................................................... 20 2.9.3.3 Điều trị ........................................................................................................... 20 Chương 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................ 21 3.1 Phương tiện tiến hành ............................................................................................... 21 3.1.1 Thời gian và địa điểm tiến hành .................................................................... 21 3.1.2 Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 21 3.1.3 Dụng cụ tiến hành ........................................................................................... 21 3.2 Phương pháp tiến hành............................................................................................. 22 3.3 Các chỉ tiêu theo dõi .................................................................................................. 22 iv 3.3.1 Thời điểm sơ sinh ............................................................................................ 22 3.3.2 Thời điểm 21 ngày tuổi ................................................................................... 22 3.3.3 Thời điểm cai sữa ............................................................................................ 23 3.3.4 Tỷ lệ bệnh thỏ (%)........................................................................................... 23 Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................................... 24 4.1 Tình hình chăn nuôi của trại .................................................................................... 24 4.1.1 Cơ cấu tổ chức của trại ................................................................................... 24 4.1.2 Chức năng và nhiệm vụ .................................................................................. 24 4.1.3 Chuồng trại ...................................................................................................... 25 4.1.4 Con giống ......................................................................................................... 27 4.1.5 Thức ăn............................................................................................................. 27 4.1.6 Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng..................................................................... 28 4.1.6.1 Chăm sóc nuôi dưỡng thỏ cái ..................................................................... 28 4.1.6.2 Chăm sóc nuôi dưỡng thỏ đực .................................................................... 28 4.1.6.3 Chăm sóc thỏ con ......................................................................................... 29 4.1.6.4 Phát hiện động dục ...................................................................................... 29 4.1.6.5 Kiểm tra có hai cách .................................................................................... 30 4.2 Các chỉ tiêu về năng suất sinh sản của đàn thỏ được khảo sát ............................. 31 4.2.1 Thời điểm sơ sinh ............................................................................................ 31 4.2.2 Số con sơ sinh còn sống trên ổ ........................................................................ 32 4.2.3 Trọng lượng sơ sinh trên con ......................................................................... 34 4.2.4 Thời điểm 21 ngày tuổi ................................................................................... 35 4.2.5 Thời điểm cai sữa ............................................................................................ 36 4.2.6 Số con cai sữa ................................................................................................... 36 4.2.7 Số ngày cai sữa................................................................................................. 37 4.2.8 Trọng lượng cai sữa ........................................................................................ 37 4.2.9 Tỷ lệ nuôi sống ................................................................................................. 39 4.3 Tình hình nhiễm bệnh tại trại chăn nuôi của trung tâm giống ............................. 40 4.3.1 Bệnh ghẻ ........................................................................................................... 40 4.3.2 Bệnh tiêu chảy.................................................................................................. 42 4.3.3 Bệnh viêm mũi ................................................................................................. 44 4.3.4 Bệnh ghép giữa bệnh tiêu chảy và bệnh viêm mũi ....................................... 46 v 4.4 Hiệu quả điều trị bệnh tại trại chăn nuôi của trung tâm giống ............................ 47 Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................................ 49 5.1 Kết luận ...................................................................................................................... 49 5.2 Đề nghị ........................................................................................................................ 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................... 51 vi DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Thỏ Newzealand trắng ............................................................................................ 5 Hình 2.2: Thỏ đen và thỏ khoang trắng đen .......................................................................... 6 Hình 2.3: Giống thỏ đen ........................................................................................................... 6 Hình 2.4: Giống thỏ xám.......................................................................................................... 7 Hình 2.5: Nhóm thỏ Lai ở ĐBSCL.......................................................................................... 7 Hình 2.6: Củ Khoai lang và lúa............................................................................................. 13 Hình 2.7: Cỏ Lông tây và Cỏ Mồm ....................................................................................... 14 Hình 2.8: Dây bìm bìm và rau lang ...................................................................................... 14 Hình 2.9: Thức ăn hỗn hợp (dạng viên) ............................................................................... 15 Hình 3.1: Thỏ Newzealand lai và thỏ ta ............................................................................... 21 Hình 4.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của trại ............................................................................... 24 Hình 4.2: Sơ đồ trại chăn nuôi .............................................................................................. 25 Hình 4.3: Lồng nuôi thỏ trên đêm lót sinh học .................................................................... 26 Hình 4.4: Thức ăn lúa và chuối cây ...................................................................................... 27 Hình 4.5: Thức ăn hỗn hợp ................................................................................................... 28 Hình 4.6: Thỏ con sau khi bú và thỏ mẹ dang cho thỏ con bú ........................................... 29 Hình 4.7: Thỏ cái bứt lông vào ổ chuẩn bị đẻ và thỏ con mới đẻ ....................................... 31 Hình 4.9: Thỏ bị ghẻ ở ngực, chân và vành tai đóng vảy ................................................... 40 Hình 4.10: Thỏ bị ghẻ ở da đầu, móng chân bị viêm đóng vảy và lưng và đuôi bị ghẻ ... 40 Hình 4.11: Thỏ chết do bị tiêu chảy và phân thỏ bị tiêu chảy ............................................ 42 Hình 4.12: Thỏ bị viêm mũi ................................................................................................... 44 Hình 4.13: Thỏ chết do bị tiêu chảy và viêm mũi ................................................................ 47 vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ sống và chết của thỏ con sơ sinh............................................................. 32 Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ sống chết thỏ 21 ngày tuổi ....................................................................... 36 Biểu đồ 4.3: Tỷ lệ sống chết thỏ cai sữa ................................................................................ 39 Biểu đồ 4.4: Tỷ lệ bệnh ghẻ qua các tuần tuổi ..................................................................... 41 Biểu đồ 4.5: Tỷ lệ bệnh tiêu chảy trên thỏ qua các tuần tuổi ............................................. 43 Biểu đồ 4.6: Tỷ lệ bệnh viêm mũi trên thỏ qua các tuần tuổi............................................. 45 Biểu đồ 4.7: Tỷ lệ chết và sống giữa bệnh tiêu chảy và bệnh viêm mũi ............................ 46 Biểu đồ 4.8: Kết quả điều trị bệnh Ghẻ ................................................................................ 47 Biểu đồ 4.9: Kết quả điều trị bệnh tiêu chảy và viêm mũi.................................................. 48 viii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Các nước sản xuất thỏ chính trên thế giới năm 1998 .......................................... 2 Bảng 2.2: Các chỉ tiêu sinh lý thông thường của thỏ Việt Nam và thỏ New Zealand ........ 7 Bảng 2.3: Các chỉ tiêu sinh sản của thỏ (Kochl, 1981)........................................................... 9 Bảng 2.4: Nhu cầu dinh dưỡng của thỏ thay đổi tùy các giai đoạn sinh trưởng, phát dục. Theo INRA (1999) ................................................................................................................... 10 Bảng 2.5: Khối lượng cơ thể ở các giai đoạn tuổi ................................................................ 12 Bảng 2.6: Thành phần thức ăn cho thỏ ................................................................................ 13 Bảng 3.1: Thành phần hóa học và liều dùng các loại thuốc điều trị .................................. 21 Bảng 4.1: Các chỉ tiêu ở thời điểm sơ sinh ........................................................................... 31 Bảng 4.2: Tỷ lệ chết, tỷ lệ sống và số con sơ sinh còn sống/ổ.............................................. 32 Bảng 4.3: Trọng lượng sơ sinh thỏ con................................................................................. 34 Bảng 4.4: Các chỉ tiêu ở 21 ngày tuổi ................................................................................... 35 Bảng 4.5: Trọng lượng 21 ngày tuổi ..................................................................................... 35 Bảng 4.6: Tỷ lệ chết, tỷ lệ sống số con sống bình quân/ổ lúc 21 ngày tuổi ........................ 36 Bảng 4.7: Các chỉ tiêu ở thời điểm cai sữa ........................................................................... 36 Bảng 4.8: Trọng lượng cai sữa .............................................................................................. 37 Bảng 4.9: Tỷ lệ chết và tỷ lệ sống thỏ cai sữa....................................................................... 39 Bảng 4.10: Tỷ lệ bệnh ghẻ trên thỏ qua các tuần tuổi......................................................... 41 Bảng 4.11: Tỷ lệ bệnh tiêu chảy trên thỏ.............................................................................. 43 Bảng 4.12: Tỷ lệ bệnh viêm mũi trên thỏ ............................................................................. 45 Bảng 4.13: Tỷ lệ bệnh ghép giữa bệnh viêm mũi và bệnh tiêu chảy .................................. 46 Bảng 4.14: Kết quả điều trị bệnh ghẻ ................................................................................... 47 Bảng 4.15: Kết quả điều trị bệnh tiêu chảy và viêm mũi .................................................... 48 ix TÓM LƯỢC Đề tài: “Khảo sát qui trình chăn nuôi và một số bệnh thường xảy ra trên thỏ tai Trung Tâm Giống Nông Nghiệp Hậu Giang Số 128, Quốc lộ 61, ấp 12, Xã Vị Thắng, Huyện Vị Thủy, Tỉnh Hậu Giang. Bằng phương pháp khảo sát và mô tả ca bệnh, đề tài tiến hành với mục tiêu khảo sát năng suất sinh sản của đàn thỏ và một số bệnh xảy ra tại trại và khảo sát hiệu quả điều trị bệnh tại trại trong thời điểm khảo sát từ 20/06 – 30/10/2013. Năng suất sinh sản của thỏ tại trại chăn nuôi của trung tâm giống tại trung tâm giống Thời điểm sơ sinh Số con sơ sinh bình quân/ổ 5,29 con. Số con sơ sinh bình quân còn sống bình quân/ổ 3,29 con. Trọng lượng sơ sinh bình quân (gram/ổ) 272,4 gram. Trọng lượng sơ sinh bình quân (gram/con) 51,5 gram. Tỷ lệ sống 62,20%. Thời điểm 21 ngày tuổi Số con bình quân/ổ 3,29 con. Trọng lượng bình quân (gram/ổ) 939,6 gram. Trọng lượng bình quân (gram/ con) 156,6 gram. Tỷ lệ sống 94,60%. Thời điểm cai sữa Số con bình quân/ổ 2,05 con. Trọng lượng bình quân (kg/con) 2,06 kg. Trọng lượng cai sữa bình quân (gram/con) 343,3 gram. Số ngày cai sữa bình quân 28 – 30 ngày. Tỷ lệ sống 48,60%. Một số bệnh xảy ra tại trại chăn nuôi của trung tâm giống Tình hình bệnh ghẻ xảy ra tại trại từ 2 – 3 tuần tuổi chiếm tỷ lệ 17,52%, x 3 – 4 tuần tuổi tỷ lệ 26,8%, >4 tuần tuổi 56,67%. Bệnh có chiều hướng gia tăng theo độ tuổi. Tình hình bệnh tiêu chảy xảy ra tại trại từ 3 – 4 tuần tuổi chiếm tỷ lệ 89,47%, >4 tuần tuổi tỷ lệ 10,52%. Bệnh xảy ra cao khi thỏ từ 3 – 4 tuần tuổi và giảm dần khi thỏ > 4 tuần tuổi. Tình hình bệnh viêm mũi xảy ra tại trại từ 3 – 4 tuần tuổi chiếm tỷ lệ 6,31%, > 4 tuần tuổi tỷ lệ 93,68%. Bệnh có chiều hướng gia tăng theo độ tuổi. Hiệu quả điều trị bệnh tại trại chăn nuôi của trung tâm giống Bệnh ghẻ dùng Vimectin khỏi bệnh 100%. Bệnh tiêu chảy dùng thuốc OTC 20% LA tỷ lệ khỏi 11,84%, tỷ lệ chết 88,15%. Bệnh viêm mũi dùng thuốc OTC 20% LA tỷ lệ khỏi 92,63%, tỷ lệ chết 7,36%. xi Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay chăn nuôi thỏ không chỉ để cung cấp cho mục đích thí nghiệm, nuôi làm cảnh mà còn là đặc sản tại các thành phố lớn nên chăn nuôi thỏ đã trở thành một trong những mảng tương đối phát triển, vì vậy qui mô nuôi thỏ có một bước nhảy vượt bậc từ chăn nuôi nhỏ lẻ theo phương thức truyền thống chăn nuôi hộ gia đình, lên phương thức chăn nuôi công nghiệp cải thiện nâng cao năng suất. Đã góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm, rút ngắn thời gian chăn nuôi hạn chế được tình hình dịch bệnh và ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên trong chăn nuôi thỏ muốn được năng suất cao thì đòi hỏi phải có con giống tốt có năng suất sinh sản cao và có khả năng thích nghi với môi trường tốt là một vấn đề quan trọng. Đã có nhiều giống thỏ gia nhập vào Việt Nam vào những năm (1975 – 1980) đến nay với những năng suất sinh sản và khả năng thích nghi với điều kiện cũng khác nhau. Để thấy được những vấn đề trên góp phần vào việc chăn nuôi có hiệu quả kinh tế, được sự đồng ý của Bộ Môn Thú Y và Trung tâm Giống Nông Nghiệp Hậu Giang Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng – Trường Đại Học Cần Thơ, đã giúp tôi tiến hành thực hiện đề tài: “KHẢO SÁT QUY TRÌNH CHĂN NUÔI VÀ MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG XẢY RA TRÊN THỎ TẠI TRUNG TÂM GIỐNG NÔNG NGHIỆP HẬU GIANG THUỘC XÃ VỊ THẮNG HUYỆN VỊ THỦY, TỈNH HẬU GIANG”. Với mục tiêu: Khảo sát năng suất sinh sản và một số bệnh xảy ra tại trại và đồng thời khảo sát hiệu quả điều trị bệnh tại trại. Các chỉ tiêu theo dõi: + Số con sinh ra, khối lượng bình quân/ổ lúc sơ sinh. + Số con, khối lượng bình quân/ổ lúc 21 ngày tuổi. + Số con, khối lượng bình quân/ổ lúc 30 ngày tuổi. + Tỷ lệ sống từ lúc sinh đến cai sữa. + Tình hình nhiễm bệnh và hiệu quả điều trị bệnh tại trại. 1 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1 Tình hình chăn nuôi thỏ 2.1.1 Ngoài nước Đầu thế kỷ 19 việc chăn nuôi thỏ trong chuồng được phát triển rộng khắp các vùng nông thôn và ven đô thị các nước Tây Âu. Người châu Âu đã giới thiệu chăn nuôi thỏ tới các nước khác như Australia, New Zealand và sau đó được lan tỏa khắp thế giới. Năm 1996 thế giới sản xuất khoảng 1,2 triệu tấn thịt thỏ, đến năm 1998 con số này ước tính khoảng 1,5 triệu tấn (Bảng 2.1). Bình quân đầu người tiêu thụ 280 gram thịt thỏ/năm. Bảng 2.1: Các nước sản xuất thỏ chính trên thế giới năm 1998 Nước Sản lượng thịt xẻ Nước Sản lượng thịt xẻ (nghìn tấn) 300 Bồ Đào Nha (nghìn tấn) 20 Nga và ukraina 250 Moroco 20 Pháp 150 Thái Lan 18 Trung Quốc 120 Việt Nam 18 Tây Ban Nha 100 Phillippine 18 Indonesia 50 Rumani 16 Nigeria 50 Mê hi cô 15 Mỹ 35 Ai cập 15 Đức 30 Braxin 12 Tiệp Khắc 30 Tổng cộng 22 nước chính 1 311 Ba Lan 25 Bungari 24 Các nước khác 205 Hungary 23 Tổng sản lượng thế giới 1 516 Italia (Lebas và Colin (1998) Châu Âu được coi là trung tâm sản xuất và tiêu thụ thỏ thế giới. Italia là nước có ngành chăn nuôi thỏ thịt phát triển nhất, nơi mà sản xuất thịt thỏ đã trở thành truyền thống từ đầu những năm 1970, năm 1975 việc chăn nuôi thỏ đã được công nghiệp hoá và đến năm 1990 ngành chăn nuôi thỏ công nghiệp đã phát triển bền vững khắp đất 2 nước, do đó sản lượng thịt thỏ ở nước này đã tăng vọt từ 120000 tấn những năm 1975 lên 300000 tấn năm 1990 (Nguyễn Văn Thu và Nguyễn Thị Kim Đông 2009). Sản xuất thịt thỏ ở Châu Á không nhiều, tập trung chủ yếu ở một số nước như Indonesia, Trung quốc, Philippin, Thái lan, Malaysia, Việt Nam và Bắc Triều tiên. Tuy nhiên, nghề chăn nuôi thỏ ở Trung quốc khá phổ biến và chủ yếu cho tiêu thụ địa phương. Mặc dù vậy, hàng năm khoảng 20 triệu con thỏ Angora được sản xuất phục vụ xuất khẩu lông và thịt sang châu Âu. Ngoài ra ở Trung quốc các thương gia ở nhiều tỉnh thành đã thu gom thỏ thịt để xuất khẩu sang các nước có nền kinh tế tiền tệ mạnh. Sản xuất thịt thỏ ở Châu Phi tập trung chủ yếu ở các nước cận sa mạc Sahara như Nigeria, Ghana, Công Gô, Cameroon và Benin. Ở các nước này việc chăn nuôi thỏ để tiêu thụ gia đình là chính. Ghana có một chương trình phát triển chăn nuôi thỏ quốc gia trong đó mỗi gia đình chỉ nuôi từ 3 đến 6 thỏ sinh sản, với nguồn thức ăn chủ yếu là các rau cỏ và sắn sẵn có ở địa phương để tự sản xuất thỏ thịt tiêu thụ gia đình, phần thừa ra được đem bán (Nguyễn Văn Thu và Nguyễn Thị Kim Đông 2009). Các nước nhập khẩu thịt thỏ chính bao gồm Italia, Bỉ, Pháp, Anh, Đức, Hà lan, Thụy Sỹ và một số nước Đông Âu. Nước nhập khẩu thịt thỏ lớn nhất thế giới là Italia (30.000 tấn), phần lớn thịt thỏ nhập khẩu vào Italia là từ Hungari, Trung quốc, Romani và Balan. Bỉ đứng thứ 2 về nhập khẩu thịt thỏ nhưng đồng thời họ cũng xuất khẩu rất mạnh (10.300 tấn/năm) (Nguyễn Văn Thu và Nguyễn Thị Kim Đông 2009). Da thỏ cũng là một mặt hàng có giá trị thương mại trên thế giới. Một số nước sản xuất và tự tiêu thụ phần lớn da thỏ ở thị trường trong nước như Nga và Balan. Một số nước khác sản xuất da thỏ để bán. Pháp là nước sản xuất da thỏ thô lớn nhất thế giới với số lượng khoảng 125 triệu da thỏ/năm, 56 % trong số đó (70 triệu da) được tiêu thụ trong nước, số còn lại xuất khẩu. Úc và một số nước khác cũng sản xuất da thỏ với số lượng lớn. Phần lớn da thô từ các nước sản xuất da được xuất sang các nước đang phát triển như Bắc Triều Tiên, Phillippin,…, ở đây người ta sử dụng nguồn nhân công rẻ để chế biến thành các sản phẩm hoàn chỉnh sau đó các sản phẩm da thỏ này lại được xuất khẩu trở lại các nước phát triển như Mỹ, Nhật, Đức, Italia (Nguyễn Văn Thu và Nguyễn Thị Kim Đông 2009). 3 2.1.2 Tình trong nước Chăn nuôi thỏ ở Việt Nam đã có từ lâu đời nhưng chưa được quan tâm nhiều. Trước năm 1975 chăn nuôi thỏ chủ yếu tập trung ở các gia đình nuôi thỏ có truyền thống nhiều năm ở các thành phố như Hà Nội, Sài Gòn, Đà Lạt, Huế và một số gia đình vùng ngoại ô các thành phố lớn. Sau ngày miền Nam giải phóng chăn nuôi thỏ phát triển nhanh hơn. Năm 1976 ước tính cả nước có khoảng 315000 con thỏ, trong đó các tỉnh phía Nam có 193000 con. Năm 1982 cả nước có 400000 con thỏ, trong đó miền Bắc có 190000 con. Sau đó số lượng thỏ lại giảm xuống cho đến đầu những năm 1990 mới tăng trở lại. Từ năm 1995 đến nay chăn nuôi thỏ ở Việt Nam đang phát triển mạnh theo cơ chế thị trường do nhu cầu tiêu thụ thịt thỏ trong nước liên tục tăng. Hiện nay ước tính cả nước có trên 6.000.000 con thỏ, trong đó miền Bắc có gần 4.000 000 con. Giá bán thỏ thịt tăng từ 12.000 đ/kg thỏ hơi lên 18.000 đ/kg năm 2000, 25000 đ/kg năm 2004 và 30.000đ năm 2006. Hiện nay do số lượng thỏ có hạn nên thịt thỏ mới chỉ đủ tiêu dùng nội địa. Nếu có nhiều thỏ ta có thể xuất khẩu được vì thị trường tiêu thụ là có sẵn. Việc nghiên cứu về phát triển chăn nuôi thỏ được tăng cường kể từ khi Trung Tâm Nghiên Cứu Dê & Thỏ của Viện chăn nuôi được thành lập (năm 1993). Năm 1999 Trung Tâm này đã nhập 3 giống thỏ mới có năng suất cao từ Hungari về nuôi nhân thuần và làm tươi máu cải tiến phẩm chất giống thỏ New Zealand (nhập từ năm 1978) đem lại hiệu quả tốt, tăng năng suất đàn thỏ giống cũ lên 35 - 40%, đáp ứng nhu cầu con giống thỏ ngoại cao sản cho sản xuất nên đã thúc đẩy người dân quan tâm chú ý đến việc phát triển chăn nuôi thỏ ở khắp nơi trong cả nước.( Đinh Văn Bình và Nguyễn Quang Sức 1999). 4 2.2 Các giống thỏ 2.2.1 Giống thỏ ngoài nước 2.2.1.1 Thỏ Newzealand trắng Hình 2.1: Thỏ Newzealand trắng (http://ttgiongvatnuoipy.com) Có nguồn gốc từ New Zealand, nuôi phổ biến ở châu Âu, châu Mỹ, và nhập vào Việt Nam từ Hungari 1978 và 2000, thuộc giống thỏ tầm trung mắn đẻ, sinh trưởng nhanh, thành thục sớm, nhiều thịt, lông dày, trắng tuyền, mắt hồng, khối lượng trưởng thành từ 5 - 5,5 kg/con. Tuổi động dục lần đầu 4 - 4,5 tháng. Tuổi phối giống lần đầu 5 - 6 tháng. Khối lượng phối giống lần đầu 3 - 3,2 kg/con. Đẻ 5 - 6 lứa/năm, 6 – 7 con/lứa. Khối lượng con sơ sinh 50 – 60 g. Khối lượng con cai sữa 650 – 700 g (Chu Thị Thơm, Phan Thị Lài và Nguyễn Văn Tú, 2006). 2.2.2 Giống thỏ trong nước 2.2.2.1 Thỏ cỏ Màu lông trắng pha vàng hoặc đen pha trắng, xám loang trắng, mắt đen, đầu to, mõm dài, trọng lượng trưởng thành khoảng 2,5 – 3 kg/con, khả năng sử dụng thức ăn, sinh sản, chống đỡ bệnh tật tốt. 5 Hình 2.2: Thỏ đen và thỏ khoang trắng đen (http://ttgiongvatnuoipy.com) 2.2.2.2 Thỏ đen Màu lông và mắt đen, đầu nhỏ, mõm nhỏ, cổ nhỏ. Trọng lượng trưởng thành 3,2 - 3,5 kg. Mắn đẻ, mỗi năm cho 7 lứa, mỗi lứa đẻ 6 – 7 con. Sức chống đỡ bệnh tốt, thích nghi với điều kiện khí hậu cả nước, dễ nuôi. Hình 2.3: Giống thỏ đen (http://ttgiongvatnuoipy.com) 2.2.2.3 Thỏ xám Màu lông xám tro hoặc xám ghi, phần dưới ngực, bụng và đuôi màu trắng mờ, mắt đen, đầu to vừa phải, lưng hơi cong, khối lượng trưởng thành 3,5 - 3,8 kg. Mỗi năm cho 6 - 7 lứa, mỗi lứa 6 - 7 con. 6 Hình 2.4: Giống thỏ xám (http://ttgiongvatnuoipy.com) Hình 2.5: Nhóm thỏ Lai ở ĐBSCL (http://ttgiongvatnuoipy.com) Nhóm thỏ lai ở vùng ĐBSCL được lai tạo từ các giống thỏ ngoại nhập vào Việt Nam những năm 90 với thỏ lai địa phương, chúng có tầm vóc khá, màu sắc đa dạng pha trộn giữa các giống như New Zealand, Chinchilla, Californian, English Spot, v..v... Trong điều kiện nuôi dưỡng còn hạn chế về dinh dưỡng hiện nay với thức ăn thô xanh và bổ sung các loại phụ phẩm thỏ cái trưởng thành (đẻ lứa 3) đạt 3,2 - 3,8 kg. Thỏ thịt nuôi từ 4 - 4,5 tháng đạt 2,2 - 2,4 kg. Đây là nhóm thỏ được nuôi chủ yếu ở ĐBSCL cho thịt rất hiệu quả vì tận dụng được nguồn thức ăn rau cỏ địa phương. Bảng 2.2: Các chỉ tiêu sinh lý thông thường của thỏ Việt Nam và thỏ New Zealand Thân nhiệt Nhịp thở Hồng cầu Bạch cầu (0C) (lần/phút) (triệu/mm3) (ngàn/mm3) Xám 38,3 – 39,9 60 - 72 3,76 15,5 Đen - - 3,84 13,7 New Zealand 38,5 – 40,5 90 - 120 5,25 8,1 Giống thỏ (Nguyễn Văn Thu và Nguyễn Thị Kim Đông, 2009) 7 2.3 Một số đặc điểm sinh học ở thỏ Thỏ rất nhạy cảm với ngoại cảnh, thân nhiệt của thỏ thay đổi theo nhiệt độ môi trường, do thỏ ít tuyến mồ hôi, cơ thể thải nhiệt qua đường hô hấp. Ở nước ta nhiệt độ thích hợp cho thỏ khoảng 20 - 28,50C.  Tần số hô hấp 60 - 90 lần/ phút.  Nhịp tim 100 - 120 lần/ phút.  Thân nhiệt 38,5 - 39,50C.  Thỏ thải nhiệt qua đường hô hấp ít tuyến mồ hôi dưới da. Khứu giác thỏ rất phát triển thỏ rất thính và tinh trong đêm vẫn phát hiện tiếng động nhỏ và vẫn nhìn thấy để ăn thức ăn bình thường. 2.3.1 Đặc điểm sinh sản Thời kỳ động dục: Chu kỳ động dục là 12 - 16 ngày. Sau khi sinh từ 1 - 3 ngày thỏ động dục lại. Khi kiểm tra niêm mạc âm hộ của thỏ, bình thường có màu hồng nhạt, khi động dục có màu đỏ tươi, đỏ đậm, sưng, khi cho vào ô chuồng con đực thì mông và đuôi co lên chờ thỏ đực giao phối, khi kết thúc thời kỳ động dục niêm mạc âm hộ màu đỏ thẫm, tím bầm. Mang thai trung bình 31 - 32 ngày (28 - 33 ngày). Số con đẻ ra mỗi lứa 3 – 8 con. Trước khi đẻ thỏ mẹ thường nhổ lông, nhặt cỏ, lá vào ổ trộn làm thành tổ ấm mềm mại. Thỏ hay đẻ vào ban đêm, gần sáng. Thỏ con mới sinh ra không có lông, chưa mở mắt, 5 ngày sau khi sinh lông bắt đầu mọc. Thời gian cho bú 4 - 6 tuần. Quá trình cai sữa diễn ra sau khoảng 3 - 4 tuần. Thỏ mẹ đẻ được 1 - 3 ngày có thể cho phối và mang thai (Hoàng Thị Xuân Mai, 2005). Thỏ mẹ có 8 - 10 vú có thể đẻ 10 con. Thỏ mẹ đẻ 18 - 21 ngày thì bỏ ổ đẻ. Sau 20 - 25 ngày thỏ con mọc lông hoàn toàn. Thỏ con mở mắt 9 - 12 ngày tuổi. Trọng lượng sơ sinh 30 – 80 g. Thỏ con 23 - 25 ngày có thể hấp thu 50% nhu cầu dinh dưỡng bằng thức ăn của thỏ mẹ. 8 Thỏ cai sữa 35 ngày tuổi nặng 350 – 400 g. Thỏ con cai sữa sớm hơn 28 ngày thỏ mẹ dễ bị viêm vú (Nguyễn Hữu Hưng, 2000). Bảng 2.3: Các chỉ tiêu sinh sản của thỏ (Kochl, 1981) Chỉ tiêu Trung bình Số thỏ cái/đực (con) 8 Tỷ lệ đẻ/phối giống (%) 67 Khoảng cách giữa hai lần đẻ (ngày) 53 Số sơ sinh sống (con) 7,9 Cai sữa sống (con) 7,1 Tỷ lệ các lứa không cai sữa (%) 10 Tỷ lệ chết từ sơ sinh đến cai sữa (%) 17,8 Tỷ lệ thải loại cái (%) 112 Tuổi cai sữa (ngày) 29 Trọng lượng cai sữa (g) 600 Số con cai sữa/cái/năm 47 (Hoàng Thị Xuân Mai, 2005) Theo ( Hoàng Thị Xuân Mai, 2005) thỏ bắt đầu thành thục tính dục khi đạt thể trọng khoảng 75% trọng lượng trưởng thành. Thỏ cái không có chu kỳ lên giống đều đều, cũng như không có sự rụng trứng đồng thời trong thời gian lên giống như các loài gia súc khác (Lebas et al, 1986). Thỏ có xung động hưng phấn, khi giao phối mới xảy ra rụng trứng. 2.3.2 Sinh lý tiêu hóa Thỏ nghiền thức ăn ở miệng thức ăn luôn ngập trong nước bọt đây là giai đoạn đầu của tiêu hóa hóa học. Quá trình tiêu hóa kéo dài 4 - 5 giờ thức ăn được nuốt từ thực quản tới dạ dày nơi có môi trường HCl (pH = 2,2). Thức ăn trong dạ dày được phân hóa chất đạm nhờ dịch dạ dày, nếu thiếu muối cơ thể thỏ không sử dụng hết nguồn đạm trong thức ăn. Ở 9 dạ dày thức ăn được nhào trộn và phân hủy thành các phân tử nhỏ hơn, sau đó nhờ sự co thắt của dạ dày thức ăn đã đồng hóa được chuyển xuống ruột non. Ở ruột non các chất đạm, mở, đường phân giải nhờ men ở dịch ruột. Chất dinh dưỡng hấp thu tại đây. Ruột già hấp thu muối và nước. Manh tràng tiêu hóa chất xơ. Ban ngày tạo phân bình thường và khô. Ban đêm tạo phân dinh dưỡng ở manh tràng, ẩm (Nguyễn Hữu Hưng, 2000 và Hoàng Thị Muân Mai, 2005). 2.3.2.1 Nhu cầu dinh dưỡng Bảng 2.4: Nhu cầu dinh dưỡng của thỏ thay đổi tùy các giai đoạn sinh trưởng, phát dục. Theo INRA (1999) Thời kỳ Nhu cầu (g/con/ngày) Bột đường Đạm thô Xơ - - 22 – 24 0,5 – 1 kg 15 - 35 2,5 - 9 1 – 2 kg 35 - 80 9 - 13 2 – 3 kg 80 - 110 13 - 17 Hậu bị 70 20 20 – 26 Cái chửa 90 28 26 – 28 10 ngày 180 48 11 - 20 ngày 205 56 21 - 30 ngày 200 52 31 - 40 ngày 165 44 Sau cai sữa: Mẹ nuôi con 28 – 31 (Hoàng Thị Xuân Mai, 2005) 2.3.2.2 Chất bột đường Có nhiều trong ngũ cốc, khoai sắn, …, cung cấp năng lượng cho cơ thể. Thỏ vỗ béo cần nhiều năng lượng. Thỏ hậu bị (4 - 6 tháng) và thỏ giống cần năng lượng có 10 kiểm soát để tránh quá béo. Thỏ nuôi con cần gấp 2 - 3 lần trong 20 ngày đầu (Nguyễn Hữu Hưng, 2000). a. Chất đạm Cần cho sự sinh trưởng, trong mang thai và nuôi con, nếu thiếu đạm thỏ mẹ ít sữa, thỏ con sơ sinh nhỏ, sức đề kháng kém, thỏ con còi cọc, tỷ lệ nuôi sống thấp. Theo ( Lebas 1979 và Lang 1981) ghi nhận bởi ( Lebas et al 1986) nhu cầu đạm trong khẩu phần thỏ tăng trưởng (4 - 12 tuần tuổi) là 16% CP (đạm khô), thỏ cái mang thai là 16% CP, thỏ cái cho sữa nuôi con 18% CP, thỏ cái sinh sản và thỏ vỗ béo 17% CP. Theo Lebas et al (1986) nhu cầu đạm thỏ thịt trong khẩu phần 15 - 16% CP. Thỏ lai Đồng Bằng Sông Cửu Long ở thỏ sinh sản là 15 - 18% CP còn thỏ tăng trưởng là 13 – 16% tùy vào nguồn thức ăn đạm (Nguyễn Văn Thu và Nguyễn Thị Kim Đông, 2005, 2008 và 2009). b. Chất xơ Thỏ là loài ăn thực vật nên có thể tiêu hóa chất xơ. Nếu ăn ít rau cỏ trong khẩu phần không đủ 8% chất khô và xơ thì sẽ bị tiêu chảy, ngược lại nếu tỷ lệ thô xơ quá 16% thỏ tăng trọng kém, dễ táo bón. c. Vitamin Thỏ loài ăn cỏ nhưng thỏ con sau cai sữa chưa tổng hợp được vitamin và thỏ sinh sản vẫn thiếu một số Vitamin như A, B, D, E. Nếu thiếu Vitamin A thỏ sinh sản kém, rối loạn sinh sản, thỏ con sinh trưởng chậm dễ bị viêm da, viêm kết mạc, niêm mạc và đường hô hấp. Nếu thiếu Vitamin E thai phát triển kém, số con sơ sinh chết cao, thỏ đực không hăng, tinh trùng kém hoạt lực, nên tỷ lệ thụ thai thấp. Nếu thiếu Vitamin B thỏ dễ bị viêm thần kinh, bại liệt, nghiêng đầu, chậm lớn, kém ăn, thiếu máu. Nếu thiếu Vitamin D thỏ còi cọc, mềm xương. 11 d. Chất khoáng Nếu thiếu canxi, photpho thỏ bị còi xương, thai chết, sinh sản kém. Thiếu muối thỏ bị rối loạn tiêu hóa, chậm lớn. e. Nước Nhu cầu nước của thỏ phụ thuộc vào nhiệt độ không khí và vào các giai đoạn sinh trưởng phát dục. Thỏ hậu bị giống: 0,2 – 0,5 lít/ ngày. Thỏ mang thai: 0,5 – 0,6 lít/ngày. Sau khi đẻ: 0,6 – 0,8 lít/ngày. Khi tiết sữa tối đa: 0,8 – 1,5 lít/ ngày. Thỏ bỏ ăn và chết sau 2 ngày nhịn khát (Hoàng Thị Xuân Mai, 2005). 2.4 Khả năng sản xuất 2.4.1 Khả năng sinh trưởng Các giống thỏ Việt Nam có tầm vóc nhỏ hơn so với giống ngoại nhưng có khả năng chịu đựng được trong điều kiện chăn nuôi kham khổ và dinh dưỡng thấp. Khối lượng trưởng thành đạt từ 3,5 – 5 kg/con. Bảng 2.5: Khối lượng cơ thể ở các giai đoạn tuổi Đơn Vị Tính Thỏ Lai Thỏ ngoại Khối lượng sơ sinh gram 40 - 50 50 – 55 Khối lượng 21 ngày tuổi gram 300 - 350 350 – 400 Khối lượng 30 ngày tuổi gram 400 - 500 500 – 600 Khối lượng trưởng thành kg 3,5 - 5 4,5 – 6 Chỉ tiêu (vungtau.gov.vn) 12 2.5 Thức ăn 2.5.1 Thức ăn tinh bột Gồm có lúa, ngô, khoai, sắn,.... Dùng để bổ sung thêm cho thỏ. Bắp và lúa thường được ngâm nước cho mềm trước khi cho ăn. Lúa mọc mầm cho ăn rất tốt, thường lúa ngâm từ chiều ngày hôm trước đến chiều hôm sau, rồi trải ra mặt nền có bóng mát và sáng hôm sau thì lấy lúa nẩy mầm cho thỏ ăn, chỗ nào chưa dùng tới thì cứ ủ bao và tưới nước mỗi ngày một lần. Tuy nhiên không nên để mầm lên quá 1cm. Mầm lúa có nhiều vitamin E, B1, B6, B2, PP và C, 1 kg lúa ngâm 24 giờ sẽ cho 1,7 kg và ủ 48 giờ sẽ nặng là 2,3 kg. Hình 2.6: Củ Khoai lang và lúa Bảng 2.6: Thành phần thức ăn cho thỏ Thức ăn tinh Thỏ trưởng thành Thỏ mang thai Thỏ nuôi con Đạm thô (%) 13 15 18 Béo (%) 3 3 5 15 – 16 14 12 2150 2400 2600 Ca (%) 0,6 0,8 1 P (%) 0,4 0,5 0,8 Thành phần (%) Xơ thô (%) Năng lượng (Kcal/kg) 2.5.2 Thức ăn xơ Thỏ là loài ăn thực vật nên có thể tiêu hóa chất xơ. Nếu ăn không đủ 8% chất khô và xơ thì sẽ bị tiêu chảy, còn thô, xơ quá 16% thỏ tăng trọng kém, dễ táo bón. Thỏ ăn các loại thức ăn xơ như rau lang, rau muống, rau trai (Commelina palidusa), lục 13 bình (Eichhornia crassipes), bìm bìm (Operculina turpethum), địa cúc (Wedelia spp), v.v.., và các loại cỏ như cỏ lông tây (Brachiaria mutica), cỏ lá tre (Paspalum conpressum), cỏ mồm (Hymenache acutigluma), cỏ chỉ (Cynodon dactylon), cỏ sả (Panicum maximum), cỏ ống (Panicum repens), cỏ voi (Penisetum purpureum), v.v… Hình 2.7: Cỏ Lông tây và Cỏ Mồm Hình 2.8: Dây bìm bìm và rau lang (http://giacngo.vn) Thức ăn xơ thô là thức ăn không bao giờ gây tiêu chảy. Đó cũng là thức ăn duy nhất cần tiếp tục cho ăn trong khi tiêu chảy. Thức ăn phải cho ăn từng ít một, thậm chí 2 lần trong ngày. Thỏ là loài thú rất tinh tế nếu còn dư thức ăn trong chuồng phải lấy ra và thay bằng thức ăn mới nếu không lấy ra thỏ sẽ không ăn. 2.5.3 Thức ăn hỗn hợp Thỏ có một hệ thống tiêu hóa rất đặc biệt và thức ăn viên phải hoàn toàn thích hợp cho nhóm răng cửa kép. Bột cá, bột thịt và các loại bánh dầu (đậu nành, dừa, bông vải, đậu phộng) cũng được dùng để trộn vào hỗn hợp thức ăn cho thỏ tùy theo yêu cầu chất lượng của hỗn 14 hợp thức ăn. Việc bổ sung thức ăn hỗn hợp tuỳ thuộc vào giá cả thức ăn và giá bán thịt hay thỏ giống vì giá thức ăn hỗn hợp cao. Kinh nghiệm cho thấy nếu bổ sung thức ăn hỗn hợp 20% CP cho thỏ thịt thì ở mức 20 – 30 g/ngày con tuỳ giai đoạn, trong lúc ở thỏ mang thai là khoảng 40g/ngày và thỏ nuôi con là 60 g/ngày trong điều kiện khẩu phần có bổ sung thêm lá rau muống và bã đậu nành (Nguyễn Thị Kim Đông & Nguyễn Văn Thu, 2008). Tuy nhiên nếu khẩu phần chỉ cho ăn cỏ lông tây thì thức ăn hỗn hợp có thể bổ sung tăng lên đến 100 g/ngày ở thỏ nuôi con (Nguyễn Thị Xuân Linh, 2008). Cần thiết cho ăn thêm cỏ khô vào ban đêm cho thỏ gậm nhấm cũng như cung cấp thêm nước uống cho thỏ. Các loại bã bia, bã đậu nành, bã đậu xanh có thể bổ sung đạm tốt vì tận dụng được nguốn dưỡng chất với giá rẻ. Hình 2.9: Thức ăn hỗn hợp (dạng viên) 2.6 Nước uống Thỏ nuôi trong chuồng sử dụng hai nguồn nước từ nước trong cỏ xanh và nước uống cung cấp. Nhu cầu nước phụ thuộc vào nhiệt độ không khí và hàm lượng vật chất khô trong thức ăn hàng ngày. Nước cần để tiêu hóa thức ăn và các hoạt động sống của cơ thể thỏ. Mùa hè thỏ ăn nhiều thức ăn thô thì cần lượng nước gấp ba lần so với nhu cầu bình thường. Thỏ có tầm vóc trung bình thì cần 0,4 - 0,6 lít/ngày. Nhu cầu nước phụ thuộc vào lứa tuổi và các thời kỳ sản xuất khác nhau:  Thỏ vỗ béo - hậu bị giống: 0,2 - 0,5 lít/ngày.  Thỏ mang thai: 0,6 - 0,8 lít/ngày.  Khi tiết sữa tối đa: 0,8 - 1,5 lít/ngày. Nếu cho ăn thức ăn thô xanh, củ quả nhiều có bổ sung thức ăn tinh thì lượng nước thực vật đáp ứng được 60% - 80% nhu cầu nước tổng số. Nhưng vẫn cần cho 15 uống nước, thỏ thiếu nước nguy hiểm hơn thiếu thức ăn. Thỏ nhịn khát đến ngày thứ hai là bỏ ăn. Trong thực tế chăn nuôi nếu cho thỏ lai ăn các loại rau củ có nhiều nước người ta không cho uống nước thỏ vẫn sống bình thường, tuy nhiên nên cho thỏ có nước uống sẵn sàng thì thỏ sẽ tăng trọng và sức khỏe tốt hơn. 2.7 Kiểu chuồng 2.7.1 Lồng chuồng  Kích thước: cao 40 - 50 cm  Dài 90 cm  Ngang 60 cm  Nuôi nhốt thỏ cai sữa 5 - 6 con  Hậu bị 2 con  Thỏ sinh sản 1 con.  Lồng làm một tầng nên mở nắp trên.  Máng ăn thô.  Máng ăn tinh. 6 – 8 x 10 x 35 – 40 cm.  Ổ đẻ 20 x 35 x 50 cm. 2.7.2 Máng uống Có nhiều kiểu máng uống nhưng thường là tự chế bằng chai, ca nhôm, núm uống tự động. 2.8 Các bất thường trong sinh sản 2.8.1 Chửa giả Khi nhốt chung nhiều thỏ cái đã phát dục, chúng có thể nhảy lẫn nhau gây xung động khi giao phối và làm rụng trứng và cũng gây nên sự thay đổi trạng thái ngoại hình giống như chửa thật: nhổ lông làm ổ, không cho đực đến gần. Sau đó trạng thái sinh dục trở lại bình thường. Chửa giả thường gây nên sự rối loạn và giảm chất lượng sinh sản cho lứa sau. Cho nên cần phải nhốt thỏ hậu bị riêng cá thể. 16 2.8.2 Vô sinh Thỏ cái lâu dài không có chửa, không đẻ. Nguyên nhân do bệnh truyền nhiễm, viêm tử cung do sót nhau thai sau khi đẻ, do thức ăn kém dinh dưỡng (vitamin, khoáng). Trường hợp thiếu vitamin và khoáng chẳng những gây vô sinh mà còn làm thỏ chửa sẩy thai, thỏ mẹ ăn con. Một trong những nguyên nhân vô sinh nữa là thỏ cái quá béo, mỡ bao phủ buồng trứng và nội tạng khác. Có thể do bệnh tật, thao tác chăn nuôi, bắt thỏ chửa, khám thai không đúng cách, thức ăn không hợp vệ sinh, thiếu chất, thỏ bị sợ hãi. Tuy có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh vô sinh nhưng chủ yếu là các nguyên nhân thường gặp nhất. Chu kỳ ngày đêm không đúng: Thỏ hoạt động chủ yếu vào hoàng hôn và ban đêm, như vậy cần ưu tiên cho thời gian này để tạo điều kiện thuận lợi cho sinh sản. Dinh dưỡng quá dồi dào hay quá thiếu thốn. Bệnh truyền nhiễm (Staphylococcus sp, Pasteurella sp, Salmonella sp) gây bệnh cho thỏ (Hoàng Thị Xuân Mai, 2005). 2.8.3 Sẩy thai Có thể do bệnh tật, thao tác chăn nuôi, bắt thỏ chửa, khám thai không đúng cách, thức ăn không hợp vệ sinh, thiếu chất, thỏ bị sợ hãi. 2.8.4 Ăn con Thỏ mẹ sợ hãi, mất bình tĩnh, thiếu khoáng, thiếu nước uống hoặc do cá tính hung dữ bẩm sinh, không có ổ do thiếu vật liệu, chuồng bẩn, thiếu sự cách biệt, con cái còn quá nhỏ hoặc quá già, lớp lót chuồng có mùi quá mạnh, chứng ăn thịt con thường kèm theo chứng mất sữa. Nếu hiện tượng này lặp lại 1 - 2 lần thì phải loại thải. 17 2.9 Những bệnh thường xảy ra trên thỏ 2.9.1 Bệnh ghẻ 2.9.1.1 Nguyên nhân Bệnh ghẻ là bệnh ký sinh trùng ngoài da rất phổ biến gây tác hại lớn trong chăn nuôi thỏ. Trong môi trường ô nhiễm, mất vệ sinh, ghẻ có thể truyền nhiễm, ký sinh trên da thỏ thông qua các đồ vật, lồng chuồng, người chăn nuôi tiếp xúc với thỏ. Bệnh ghẻ thể hiện ở hai dạng: Ghẻ đầu do loài ghẻ Notoedres cuniculi ký sinh gây bệnh ở mí mắt, mũi, mép, có khi lan cả sang cổ, gáy và thường lan truyền sang móng chân, gót chân, da vùng hậu môn, cơ quan sinh dục. Dạng ghẻ tai do loài ghẻ Psoroptes cuniculi ký sinh, gây bệnh trong lỗ tai, vành tai. 2.9.1.2 Lứa tuổi cảm nhiễm Đàn thỏ con theo mẹ và thỏ 1 - 2 tháng tuổi có thể đã nhiễm ghẻ nhưng ít thể hiện ra triệu chứng lâm sàng. Bệnh thường phát triển nặng từ lứa tuổi trên 2 tháng trở đi. 2.9.1.3 Triệu chứng Triệu chứng lâm sàng đặc trưng của bệnh ghẻ là ngứa, rụng lông và đóng vẩy. Thỏ ngứa thì lấy hai chân trước cào vuốt tai vào mồm cắn, lắc đầu, dụi đầu vào thành lồng hoặc đồ vật xung quanh, hai chân trước vẫy vẫy, hai chân sau dậm dật xuống đáy lồng. Tại các điểm ghẻ lúc đầu thấy rụng lông, sau đó thấy các vẩy rộp trắng xám, dầy cộm dần lên và khô cứng lại. Nhiều khi ở dưới vẩy ghẻ có mủ do nhiễm trùng gây viêm da. Cơ thể bị nhiễm độc do ghẻ tiết ra, mất máu, thỏ không yên tĩnh, mất ngủ, kém ăn, gầy dần rồi chết. 2.9.1.4 Điều trị Hiện nay có thể sử dụng thuốc ghẻ Ivermectin tiêm dưới da một lần cho thỏ với liều 0,5 ml/2 kg thể trọng có tác dụng tốt. Hoặc dùng 40 ml cồn iốt 20% và 20 g bột lưu huỳnh pha trộn đều với 1 lít dầu thực vật để bôi 2 lần cách nhau 3 - 4 ngày. Trước khi bôi thuốc cần thấm nước xà phòng cho mềm vẩy. 18 Phải thường xuyên kiểm tra cá thể để phát hiện bệnh và điều trị bệnh kịp thời. Cách ly những con bị ghẻ và vệ sinh, sát trùng lồng chuồng, dụng cụ chăn nuôi khu vực quanh con bị bệnh. 2.9.2 Bệnh tiêu chảy 2.9.2.1 Nguyên nhân Thực chất của bệnh này là rối loạn tiêu hóa do chuyển tiếp thức ăn đột ngột, ăn nhiều rau, lá, củ quả chứa nhiều nước hoặc thức ăn nước uống bị dính tạp chất bẩn, dính nước mưa, nước sương, mùa đông uống nước lạnh hoặc thỏ nằm trên cao bị gió lạnh lùa vào bụng. Có thể phản ứng xấu với stress trong thời kỳ cai sữa, tiếng ồn không rõ nguồn gốc, môi trường mới, người mới hay vật mới. 2.9.2.2 Lứa tuổi mắc bệnh Thỏ con sau cai sữa đến 3 tháng tuổi hay mắc bệnh này. 2.9.2.3 Triệu chứng Phân thỏ lúc đầu hơi nhão, sau đó lỏng dần thấm dính bết lông quanh hậu môn. Thỏ kém ăn, lờ đờ, uống nước nhiều. Có khi thỏ bị chướng hơi, đầy bụng, thỏ không yên tĩnh, khó thở, chảy dãi ướt lông quanh hai mép. 2.9.2.4 Điều trị Khi thấy phân thỏ nhão, cần đình chỉ thức ăn xanh, nước uống và các yếu tố môi trường không hợp vệ sinh. Cho thỏ ăn hoặc uống nước búp ổi, búp chè, quả hồng xiêm, cỏ sữa. Nếu bị bệnh nặng cho uống thêm Sulfaguanidin với liều 0,1 g/kg thể trọng/ngày và uống 3 ngày liền. Khi thấy thỏ chướng hơi cho thỏ uống thêm 1 - 2 thìa dầu thực vật và lấy tay vuốt hai bên thành bụng. 2.9.2.5 Phòng bệnh Chủ yếu bằng chế độ cho ăn hợp lý, đặc biệt là chế độ chuyển tiếp thức ăn dần dần từ thức ăn khô sang thức ăn xanh và tăng dần khối lượng. Thức ăn chứa nhiều nước cần phơi héo bớt nước trước khi cho ăn. Nên kết hợp thức ăn thô khô với thức ăn thô xanh trong khẩu phần hàng ngày. 19 2.9.3 Bệnh viêm mũi 2.9.3.1 Nguyên nhân Biến đổi nhiệt độ đột ngột, nhiệt độ cao trên 220C, Thông thoáng không đủ hoặc gió lùa. Do vận chuyển, chuồng trại không sạch sẽ. 2.9.3.2 Triệu chứng Nước mũi trong hoặc có mủ, viêm kết mạc, ảnh hưởng hô hấp do tắc đường hô hấp trên. Nếu biến chứng sang viêm phổi phế quản phổi thì kèm theo ho, chảy nước mũi, sốt cao, thở khó và làm thỏ ủ rũ. Có thể gây tử vong ngay khi có cả điều trị. 2.9.3.3 Điều trị Cần xem xét lại môi trường sống của thỏ như: Độ thông thoáng, gió lùa, nhiệt độ, ẩm độ, chuồng trại quét dọn sạch sẽ. Sử dụng kháng sinh đường hô hấp an toàn đối với thỏ như: Streptomycin, Kanamycin,... 20 Chương 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Phương tiện tiến hành 3.1.1 Thời gian và địa điểm tiến hành Thời gian: 20/6 – 30/10/2013. Đề tài được thực hiện tại trại chăn nuôi của Trung tâm Giống Nông Nghiệp Hậu Giang, Số 128, Quốc lộ 61, ấp 12, Xã Vị Thắng, Huyện Vị Thủy, Tỉnh Hậu Giang. 3.1.2 Đối tượng nghiên cứu Đàn thỏ giống sinh sản của trại năm 2013, thỏ đẻ ở lứa 3 đến lứa 8. Thí nghiệm được tiến hành trên 44 con thỏ nái giống từ trung tâm giống và 17 bầy thỏ con. Hình 3.1: Thỏ Newzealand lai và thỏ ta 3.1.3 Dụng cụ tiến hành Sổ ghi chép thành tích của thỏ giống năm 2013, sổ ghi chép cá nhân. Các dụng cụ như: Ống tiêm và kiêm tiêm, thuốc thú y, cân đồng hồ. Thành phần hóa học và liều dùng các loại thuốc điều trị. Bảng 3.1: Thành phần hóa học và liều dùng các loại thuốc điều trị Tên thuốc Thành phần Liều dùng Liệu trình OTC 20%LA Oxytetracyline 20g 0,5 ml/con Liên tục 3 ngày VIMECTIN Ivermectin 0,3 ml/con Liên tục 3 ngày 21 3.2 Phương pháp tiến hành Theo dõi hiệu quả điều trị bệnh của một số loại kháng sinh. Khảo sát một số bệnh tiêu chảy, bệnh sổ mũi và bệnh ghẻ. Theo dõi tăng trọng của thỏ con: Trọng lượng sơ sinh, trọng lượng 21 ngày tuổi, trọng lượng cai sữa. Số liệu được thu thập, tổng hợp qua sổ ghi chép về thành tích sinh sản của đàn thỏ giống 2013 vào thời gian tiến hành. Từ đó phân tích và trình bày một số chỉ tiêu về năng suất sinh sản của đàn thỏ giống. Chăm sóc và nuôi dưỡng theo quy định của trại, uống nước tự do, thức ăn tùy theo giai đoạn mà cho ăn khác nhau, theo dõi ghi chép sổ sách về những thỏ sinh sản. Thỏ con được sinh ra đem đi úm và cho bú, thỏ con được theo dõi hằng ngày, cân trọng lượng thỏ con lúc 1 ngày tuổi, số con sơ sinh trên ổ được tính là tổng số thỏ con sinh ra trong một ổ kể cả những con bị chết thai, chết ngộp lúc đẻ. Chỉ tiêu này nói lên tính mắn đẻ của thỏ, nó phụ thuộc rất nhiều yếu tố giống lứa tuổi, lứa đẻ. Theo Trần Đình Miên (1981), Số con sơ sinh đẻ ra khác nhau giữa các lứa đẻ, tức là phụ thuộc vào số trứng rụng trong một chu kỳ động dục, tỷ lệ trứng thụ tinh và số phôi chết trong giai đoạn mang thai., 21 ngày tuổi và trọng lượng cai sữa. 3.3 Các chỉ tiêu theo dõi 3.3.1 Thời điểm sơ sinh - Số con sơ sinh bình quân/ổ (con). - Số con sơ sinh bình quân còn sống/ổ (con). - Trọng lượng sơ sinh bình quân (g/ổ) và (g/con). - Tỷ lệ nuôi sống (%). 3.3.2 Thời điểm 21 ngày tuổi - Số con 21 ngày tuổi bình quân/ổ (con). - Trọng lượng 21 ngày tuổi bình quân (kg/ổ) và (g/con). 22 - Tỷ lệ nuôi sống từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi: Số con 21 ngày tuổi/ số con sơ sinh (%). 3.3.3 Thời điểm cai sữa - Số ngày cai sữa: Tính từ lúc thỏ đẻ đến ngày cai sữa thỏ con (ngày). - Số con cai sữa/ổ (con). - Trọng lượng cai sữa (kg/ổ) và (g/con). - Tỷ lệ nuôi sống từ 21 ngày tuổi đến khi cai sữa: Số con cai sữa/ số con 21 ngày tuổi (%). 3.3.4 Tỷ lệ bệnh thỏ (%) Bệnh ghẻ ∑ Số thỏ mắc bệnh x100 Tỷ lệ thỏ mắc bệnh = ∑ Số thỏ khảo sát Thời gian điều trị: Tính từ ngày bắt đầu điều trị đến ngày thỏ hết bệnh. Kết quả điều trị: Số thỏ khỏi bệnh/ số thỏ điều trị (%). Bệnh sổ mũi ∑ Số thỏ mắc bệnh x100 Tỷ lệ thỏ mắc bệnh = ∑ Số thỏ khảo sát Thời gian điều trị: Tính từ ngày bắt đầu điều trị đến ngày thỏ hết bệnh. Kết quả điều trị: Số thỏ khỏi bệnh /số thỏ điều trị (%). Bệnh tiêu chảy ∑ Số thỏ mắc bệnh x100 Tỷ lệ thỏ mắc bệnh = ∑ Số thỏ khảo sát Thời gian điều trị: Tính từ ngày bắt đầu điều trị đến ngày thỏ hết bệnh. Kết quả điều trị: Số thỏ khỏi bệnh/số thỏ điều trị (%). 23 Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Tình hình chăn nuôi của trại 4.1.1 Cơ cấu tổ chức của trại Trại có cơ cấu: 1 trưởng trại anh Trần Văn Bằng, 1 kế toán anh Bùi Chí Nguyện, 2 kỹ thuật viên anh Đinh Hữu Tài và Huỳnh Thanh Long, 1 công nhân anh Nguyễn Văn Thuấn. Trưởng trại Trần Văn Bằng Kế toán Bùi Chí Nguyện Kỹ thuật viên Đinh Hữu Tài Huỳnh Thanh Long Công nhân Nguyễn Văn Thuấn Hình 4.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của trại 4.1.2 Chức năng và nhiệm vụ Nghiên cứu, lai tạo giống vật nuôi để phục vụ cho việc sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển chăn nuôi của Tỉnh. 24 B C A D H I E F G J K L *Chú thích: A: Hố sát trùng G: Chuồng nuôi heo B: Nuôi heo trên đệm lót sinh học H: Chuồng nuôi thỏ và nuôi bồ câu C: Văn phòng I: Chuồng nuôi gà sinh sản D: Nhà ăn J: Phòng ấp E: Nhà thay đồ và kho thức ăn gia súc K: Chuồng úm và nuôi gà thịt F: Trạm cấp thoát nước L: Biogas Hình 4.2: Sơ đồ trại chăn nuôi 4.1.3 Chuồng trại Diện tích toàn trại 10000 m2, khu dự trữ thức ăn 20 m2. Bên trong trại gồm có 3 khu vực: Khu vực 1 gồm: Hố sát trùng, nhà thay đồ và kho thức ăn cho gia súc, trạm cấp thoát nước, trạm máy phát điện. 25 Khu vực 2 gồm: Văn phòng, nhà ăn, có 4 dãy chuồng nuôi: Dãy 1 nuôi heo, dãy 2 nuôi thỏ và bồ câu, dãy 3 nuôi gà tàu sinh sản và dãy còn lại phòng ấp, chuồng úm và gà thịt. Bên cạnh đó trại còn có hố tiêu hủy và hệ thống Biogas. Khu vực 3: Nuôi thỏ trên đệm lót sinh học. Thỏ nuôi ở trại là nuôi nhốt trong lồng và thả xuống nền có đệm lót sinh học, đệm lót sinh học được làm bằng bã mía trãi trên nền xi măng. Chuồng lớn được xây dựng bằng xi măng, lợp mái tole, lồng nuôi thỏ được làm bằng tre và lưới kẽm khung sắt, không có hệ thống thoát nước và phân, có lồng nuôi thỏ con và thỏ mẹ riêng. Thỏ trên lồng lưới và lồng tre được đặt cố định và được chia thành nhiều ô chuồng nhỏ với những kích thước sau: + Kích thước ô chuồng nuôi thỏ đực: Cao 0,5 m x dài 1 m x ngang 0,6 m. Chiều cao có thể thay đổi. + Kích thước ô chuồng nuôi nhốt thỏ cái: 0,3 m x 1 m x 0,6 m. + Kích thước ô chuồng nuôi nhốt thỏ con cai sữa: 0,6 m x 0,6 m x 0,4 m. + Kích thước ô chuồng nuôi nhốt thỏ hậu bị: 0,55 m x 0,35 m x 0,35 m. + Lồng úm thỏ đang bú sữa: 1,5 m x 1m x 0,5 m. + Ổ đẻ dùng rổ nhựa hình chữ nhật: 0,3 m x 0,2 m x 0,08 m. Hình 4.3: Lồng nuôi thỏ trên đêm lót sinh học 26 * Ưu và khuyết điểm của đệm lót sinh học đối với nuôi thỏ Đệm lót sinh học được làm bằng bả mía, trấu, đất khô trộn chung với nhau. Ưu điểm Ít tốn công vệ sinh. Tận dụng được nguồn phân bón cho cây trồng. Khuyết điểm Độ bụi cao, mùi NH3 từ phân và nước tiểu cao. Mầm bệnh tồn động như: Cái ghẻ, viêm mũi… Nhiệt độ đệm lót cao ảnh hưởng đến thỏ. 4.1.4 Con giống Trại nuôi chủ yếu là giống thỏ Newzealand lai và thỏ ta. 4.1.5 Thức ăn Dùng thức ăn hỗn hợp dành cho heo nái của công ty Cargill mã số 1042, chuối cây và lúa. Hình 4.4: Thức ăn lúa và chuối cây 27 Hình 4.5: Thức ăn hỗn hợp 4.1.6 Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng Sáng: + 7 - 7 giờ 30 kiểm tra quan sát tình trạng đàn thỏ. + 8 giờ cho thỏ ăn và thay nước cho thỏ uống. + 9 giờ cho thỏ con bú. + 9 - 10 giờ kiểm tra thỏ động dục và cho phối giống. Chiều: + 13 - 13 giờ 30 cho thỏ ăn, và phối lặp lại lần hai thỏ cái đã phối buổi sáng. + 14 - 15 giờ 30 chăm sóc thỏ con. + 16 - 17 giờ cho thỏ ăn thêm lúa, thêm nước vào máng uống, quan sát thỏ sắp đẻ, đặt rổ đẻ vào ổ, bổ sung thêm nước. 4.1.6.1 Chăm sóc nuôi dưỡng thỏ cái Trọng lượng trung bình thỏ cái ở trại là 3,5 kg, thức ăn mỗi ngày của thỏ cái là thức ăn hỗn hợp 80 g, lúa 100 g, chuối cây cho ăn tự do, nước cho uống đầy đủ. 4.1.6.2 Chăm sóc nuôi dưỡng thỏ đực Trọng lượng trung bình thỏ đực ở trại là từ 3,5 – 4 kg mỗi ngày thỏ đực ăn thức ăn hỗn hợp là 80 g, nước cung cấp đầy đủ. 28 4.1.6.3 Chăm sóc thỏ con Thỏ con mới đẻ được thỏ mẹ ăn hết nhau và lau khô, thỏ con mới đẻ chưa có lông và chưa mở mắt. Thỏ con mỗi ngày bú sữa mẹ 1 lần sau khi bú đem thỏ con vào lồng úm, nếu được bú đầy đủ thì thỏ con da phẳng và 5 – 8 ngày đầu thấy bụng căng phình ra và thấy màu hồng ở khoang bụng và thỏ con có biểu hiện lấy hai chân trước cào ổ ngủ và thấy lớp lông phủ trên đàn động đậy đều. Nếu thỏ con còn đói sữa thì da nhăn nheo, bụng lép và đàn con động đậy liên tục, khoảng 9 – 12 ngày sau mở mắt và tập ăn thức ăn cùng với thức ăn của thỏ mẹ. Hình 4.6: Thỏ con sau khi bú và thỏ mẹ dang cho thỏ con bú 4.1.6.4 Phát hiện động dục Thỏ cái nằm im thu mình về một góc chuồng, bỏ ăn hoặc ăn ít, có những con hoạt động nhiều hơn bình thường, cắn phá chuồng. Kiểm tra âm hộ: âm hộ màu hồng nhạt là bình thường chuyển sang màu đỏ ửng, đỏ tươi, đỏ đậm, đỏ tím. Thời điểm phối tốt nhất là đỏ đậm có một ít dịch nhờn, thường là ngày lên giống thứ hai. Cách phối giống bắt thỏ cái nhẹ nhàng sang lồng thỏ đực. Phối 2 lần cách nhau 4 – 6 giờ. Không bắt thỏ đực bỏ vào lồng thỏ cái vì thỏ đực lạ chuồng mất thời gian làm quen không chú ý đến thỏ cái đang chờ phối, phải quan sát coi thỏ nhảy, khi nhảy được thỏ đực sẽ kêu lên một tiếng và ngã sang bên cạnh con cái. Thỏ cái động dục mà không chịu phối ta bắt thỏ cái một tay nắm da cổ cố định và một tay lòn xuống dưới 29 bụng nâng mông thỏ cái lên cho thỏ đực phối. Không bỏ thỏ cái trong lồng thỏ đực suốt đêm vì như vậy sẽ làm mất sức cả thỏ đực và thỏ cái. Kiểm tra thỏ cái có mang bằng cách khám thai ở ngày thứ 14. 4.1.6.5 Kiểm tra có hai cách Thứ nhất là kiểm tra bằng tay là bắt thỏ cái đặt nhẹ nhàng lên trên mặt phẳng nhám, tay phải nắm lấy cổ tai và vai thỏ, tay trái đặt dưới mình thỏ giữa hai chân sau và trước vùng xương chậu, đặt ngón cái 1 bên và 4 ngón còn lại một bên lướt nhẹ nhàng từ trước ra sau, nếu gặp 1 cục tròn nhỏ như sâu chuỗi là thỏ có thai. Nên phân biệt với phân nằm gần xương sống và trực tràng. Thứ hai là đem thỏ cái sang lồng thỏ đực khi thỏ cái hung dữ hay chạy trốn không cho con đực phối như vậy thỏ đã có thai. Phương pháp này hay nhầm lẫn với thỏ không mang thai nhưng chưa đến thời ky động dục. Đối với thỏ tơ bỏ qua lần động dục lần đầu và đến lần động dục lần thứ 2 thì mới cho phối giống. Thỏ cái sau khi đẻ lên giống lại sau ngày thứ 2 – 3 không cho thỏ phối giống vào giai đoạn này mà cho phối giống khi cai sữa thỏ con ngay lần lên giống đầu tiên, để cho thỏ có thời gian phục hồi. Chu kỳ động dục thỏ thay đổi tùy theo thể trạng của từng con có thể dao động từ 7 – 14 ngày. Thỏ cái có mang cần giữ yên tĩnh, tăng cường thêm đạm, vào hai tuần cuối mang thai. Thỏ cái đến ngày gần đẻ có biểu hiện bứt lông, gom cỏ vào ổ, ăn ít hoặc bỏ ăn uống nước nhiều, thỏ đẻ xong kiểm tra thỏ sơ sinh và bổ sung thêm thức ăn, nước uống. Xác định giới tính lúc 21 ngày tuổi. Cai sữa thỏ con lúc 28 – 30 ngày tuổi. 30 Hình 4.7: Thỏ cái bứt lông vào ổ chuẩn bị đẻ và thỏ con mới đẻ 4.2 Các chỉ tiêu về năng suất sinh sản của đàn thỏ được khảo sát 4.2.1 Thời điểm sơ sinh Bảng 4.1: Các chỉ tiêu ở thời điểm sơ sinh Chỉ tiêu Số nái khảo sát Số thỏ con sơ sinh khảo sát Số con sơ sinh bình quân/ổ Đơn vị 17 con 90 con 5,29 con Qua kết quả khảo sát trên Bảng 4.1 chúng tôi nhận thấy số con sơ sinh đẻ ra trên ổ là 5,29 con. So với kết quả của (Hoàng Thị Xuân Mai, 2005) số con sơ sinh trên ổ là 3 – 8 con. Từ kết quả này chúng tôi nhận thấy số con sơ sinh trên ổ tương đương với kết quả khảo sát số con sơ sinh trên ổ của (Hoàng Thị Xuân Mai, 2005). 31 4.2.2 Số con sơ sinh còn sống trên ổ Bảng 4.2: Tỷ lệ chết, tỷ lệ sống và số con sơ sinh còn sống/ổ Chỉ tiêu Đơn vị Số thỏ Số thỏ Số thỏ con con con chết sống 90 con 34 con 70.00% Tỷ lệ Tỷ lệ chết sống % % 37,80% 62,20% Số con sống bình quân/ổ 56 con 3,29 con % 62.20% 60.00% 50.00% 40.00% 37.80% Tỷ lệ chết Tỷ lệ sống 30.00% 20.00% 10.00% 0.00% Biểu đồ tỷ lệ chết và sống của thỏ con sơ sinh Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ sống và chết của thỏ con sơ sinh Qua kết quả khảo sát bảng 4.2 và Biểu đồ 4.1 chúng tôi nhận thấy số con sơ sinh còn sống trên ổ của trại là 3,29 con thấp hơn so với (Đinh Văn Bình và Nguyễn Quang Sức, 1999) số con sơ sinh sống sau 15 giờ ≥ 6 con. Qua kết quả cho thấy khả năng nuôi thai trong thời gian chửa chưa tốt, quy trình chăm sóc thỏ trong giai đoạn chửa chưa đảm bảo vì thỏ trong lúc mang thai không tiêm phòng bệnh cho thỏ như: Cầu trùng, E.coli, thương hàn, dịch tả… Khẩu phần ăn chưa cân đối, đầy đủ dinh dưỡng. Vì vậy chỉ tiêu số con sơ sinh còn sống trên ổ chưa cao. Số con sơ sinh còn sống /ổ là chỉ tiêu nói lên tính mắn đẻ và khả năng nuôi thai của thỏ trong thời gian chửa. Chẳng hạn trong thời gian chửa thỏ không mắc bệnh đặc 32 biệt là các bệnh làm ảnh hưởng đến thai đồng thời trong thời điểm này khẩu phần và khâu chăm sóc nuôi dưỡng cũng rất quan trong, nếu khẩu phần cung cấp không cân bằng dinh dưỡng hay thiếu chất dinh dưỡng như đạm, khoáng, vitamin,.…, sẽ ảnh hưởng đến quá trình hình thành của thai khi đẻ ra sẽ bị dị tật sức sống kém dẫn đến số con không đạt yêu cầu. Ngoài ra còn có yếu tố môi trường như nhiệt độ chuồng nuôi cao cũng ảnh hưởng đến sức sống của thai. Tỷ lệ chết của thỏ con sơ sinh là 37,80% là có nhiều nguyên nhân gây ra là do thỏ mẹ thiếu dưỡng chất ăn thịt con, thỏ con mới đẻ lọt xuống kẻ hở của lồng chuồng làm bằng tre, thỏ mẹ không cho thỏ con bú, đẻ non,... Các nguyên nhân trên xảy ra là do trong khi mang thai thỏ ăn không đủ chất. Thỏ mẹ sợ hãi, mất bình tĩnh, thiếu khoáng, thiếu nước uống hoặc do cá tính hung dữ bẩm sinh, không có ổ do thiếu vật liệu, chuồng bẩn, thiếu sự cách biệt, con cái còn quá nhỏ hoặc quá già, lớp lót chuồng có mùi quá mạnh, chứng ăn thịt con thường kèm theo chứng mất sữa. Hình 4.8: Thỏ con bị thỏ mẹ ăn thịt 33 4.2.3 Trọng lượng sơ sinh trên con Bảng 4.3: Trọng lượng sơ sinh thỏ con Đơn vị Thỏ Trọng lượng sơ sinh bình quân gram/ổ 272,4 Trọng lượng sơ sinh bình quân gram/con 51,5 Chỉ tiêu Qua kết quả khảo sát 17 thỏ nái sinh sản giống của trại ở Bảng 4.3 chúng tôi nhận thấy trọng lượng sơ sinh trên ổ là 51,5 gram, so với ( Hoàng Thị Xuân Mai, 2005) thỏ con mới sinh cân nặng độ 25 g – 50 g.( Đinh Văn Bình và Nguyễn Quang Sức 1999) với trọng lượng sơ sinh thỏ con là 25 – 55 gram/con. Điều này cho thấy khả năng nuôi dưỡng thai của thỏ tốt tức là khả năng sử dụng dưỡng chất từ thức ăn để nuôi bào thai tốt. Trọng lượng sơ sinh trên con là chỉ tiêu phản ánh quá trình chăm sóc nuôi dưỡng thỏ trong thời gian mang thai đặc biệt là ở giai đoạn trong cơ thể thỏ mẹ và khả năng nuôi dưỡng thai của thỏ trong giai đoạn chửa. Nghĩa là phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng cung cấp cho thỏ trong giai đoạn mang thai và khả năng sử dụng chất chất dinh dưỡng trong cơ thể của thỏ mẹ. Vì thế khẩu phần cung cấp cho thỏ trong giai đoạn này có ảnh hưởng rất lớn đối với trọng lượng sơ sinh. Do đó trong giai đoạn này nếu khẩu phần cung cấp cho thỏ nghèo dưỡng chất sẽ làm ảnh hưởng xấu đến bào thai và trọng lượng sơ sinh sẽ nhỏ. Theo tác giả Hammond (1955) trọng lượng sơ sinh phụ thuộc vào tầm vóc thỏ mẹ, ngoài ra nó còn phụ thuộc vào trọng lượng thành thục của thỏ mẹ tức là đặc tính của giống như giống ngoại trọng lượng sơ sinh lớn hơn giống nội. Mặc dù vậy nhưng chúng ta cũng không thể cung cấp khẩu phần ăn một cách tối đa sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng phát triển của bào thai và gây đẻ khó. Bên cạnh đó còn làm tăng giá thành của thỏ con (Bùi Hồng Vân, 1992). 34 4.2.4 Thời điểm 21 ngày tuổi Bảng 4.4: Các chỉ tiêu ở 21 ngày tuổi Chỉ tiêu Số nái khảo sát Số thỏ con sơ sinh khảo sát Số con sơ sinh bình quân/ổ Đơn vị 17 con 56 con 3,29 con Qua Bảng 4.4 chúng tôi nhận thấy: Số con bình quân /ổ lúc 21 ngày tuổi là 3,29 con. Số con 21 ngày tuổi trên ổ được tính là tổng số con nuôi từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi trong giai đoạn này chúng ta cần phải tạo điều kiện cho chúng như tạo sự thông thoáng, khắc phục môi trường tiểu khí hậu của chuồng nuôi, nhiệt độ và ẩm độ phải thích hợp với điều kiện sống của thỏ mẹ và thỏ con, cung cấp thức ăn dễ tiêu giàu dinh dưỡng và Vitamin nhằm tăng sức đề kháng cho chúng. Đặc biệt là thức ăn không ẩm mốc trong giai đoạn này cần cung cấp nhiệt cho thỏ về đêm vì thỏ con rất nhạy cảm với khí hậu lạnh do lông thưa hệ thống điều hòa thân nhiệt chưa hoàn chỉnh nên thỏ dễ bị tiêu chảy, ăn không tiêu và bị sình bụng, các điều kiện này làm cho số con bình quân/ổ của trại chưa được tốt. Bảng 4.5: Trọng lượng 21 ngày tuổi Chỉ tiêu Đơn vị Thỏ Trọng lượng bình quân gram/ổ 939,6 Trọng lượng bình quân gram/con 156,6 Qua Bảng 4.5 chúng tôi nhận thấy: Trong giai đoạn này là chỉ tiêu nói lên tính tốt sữa của thỏ mẹ. Còn nhiều yếu tố ảnh hưởng đến trọng lượng 21 ngày tuổi: Lượng sữa mẹ cung cấp, khả năng hấp thu dưỡng chất của cơ thể thỏ con và sức chống chịu của thỏ con đối với điều kiện sống bất lợi ngoài bụng mẹ. Các yếu tố này quyết định đến sự tăng trọng của thỏ. 35 Bảng 4.6: Tỷ lệ chết, tỷ lệ sống số con sống bình quân/ổ lúc 21 ngày tuổi Chỉ Số thỏ Số thỏ tiêu con chết Đơn vị 56 con 3 con Tỷ lệ chết Tỷ lệ sống Số con sống % % bình quân/ổ 5,40 94,60 3,11 con Số thỏ sống 53 con % 100.00% 94.60% 90.00% 80.00% 70.00% 60.00% Tỷ lệ chết 50.00% Tỷ lệ sống 40.00% 30.00% 20.00% 5.40% 10.00% 0.00% Biểu đồ tỷ lệ chết và sống của thỏ con 21 ngày tuổi Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ sống chết thỏ 21 ngày tuổi Qua Biểu đồ 4.2 chúng tôi nhận thấy tỷ lệ chết của thỏ 21 ngày tuổi chiếm tỷ lệ 5,40%, tỷ lệ sống 94,60% hai tỷ lệ này cho ta thấy tỷ lệ chết là do các nguyên nhân bệnh đường tiêu hóa, thỏ ăn không tiêu, bệnh đường hô hấp,… 4.2.5 Thời điểm cai sữa Bảng 4.7: Các chỉ tiêu ở thời điểm cai sữa Chỉ Số nái khảo tiêu sát Đơn vị 17 con Tổng số con cai sữa 35 con Số con cai sữa sinh bình quân/ổ 2,05 con Số ngày cai sữa 28 - 30 ngày 4.2.6 Số con cai sữa Qua Bảng 4.7 chúng tôi nhận thấy số con cai sữa là 2,05 con/ổ theo báo cáo của (Kochl, 1981) số con cai sữa sống là 7.1 con và (Trần Văn Chính, Lê Thị Thu Hồng, 2007) số con cai sữa sống 5,98 con/ổ cao hơn kết quả khảo sát điều này cho thấy do sự 36 khác nhau về con giống, về điều kiện ngoại cảnh và về kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng. Đây là lý do chính làm cho số con cai sữa trên ổ của thỏ con còn thấp. 4.2.7 Số ngày cai sữa Được tính từ thỏ đẻ đến khi cai sữa cho thỏ con. Thời gian cai sữa rất quan trọng nếu cai sữa sớm thì trọng lượng cai sữa sẽ thấp nhưng rút ngắn được khoảng cách giữa hai lứa đẻ, đồng thời số con cai sữa /thỏ mẹ/năm sẽ cao. Theo ( Hoàng Thị Xuân Mai 2005) quá trình cai sữa diễn ra sau khoảng 3 – 4 tuần. Nếu đẻ liên tục là phối 3 - 10 ngày sau khi đẻ, cai sữa vào cuối tuần thứ 4. Nếu bán liên tục là phối sau khi đẻ 10 ngày, cai sữa sau 5 tuần. Nếu đẻ thưa là phối giống sau cai sữa, cai sữa sau 6 tuần. Do đó chúng ta nên cân nhắc kỹ để quyết định thời gian cai sữa sau có hiệu quả kinh tế nhất. Qua khảo sát 17 thỏ nái sinh sản giống lai tôi thấy trại thực hiện cai sữa ở thời điểm trung bình 28 – 30 ngày ngày tuổi và trại áp dụng cho phối giống sau khi cai sữa. 4.2.8 Trọng lượng cai sữa Bảng 4.8: Trọng lượng cai sữa Đơn vị Thỏ Trọng lượng cai sữa bình quân kg/ổ 2,06 Trọng lượng cai sữa bình quân gram/con 343,3 Chỉ tiêu Qua khảo sát 17 thỏ mẹ sinh sản của trại chúng tôi nhận thấy trọng lượng cai sữa bình quân trên con là 343,3 g/con so với ( Đinh Văn Bình và Nguyễn Quang Sức 1999) trọng lượng cai sữa là 350 – 400 g/con. (Trần văn Chính và Lê Thị Thu Hồng, 2007) trọng lượng cai sữa của thỏ con 428,83 g/con, (Kochl, 1981) trọng lượng cai sữa thỏ con là 600 g/con. Qua theo dõi thực tế khẩu phần cho thỏ cái sinh sản thiếu cám hỗn hợp và chưa đầy đủ chất xơ nên chưa đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cho thỏ tiết 37 sữa vì theo (Dương Trung Hiếu, 2006) thỏ cái mang thai và cho con bú cần được cung cấp tối đa chất đạm và năng lượng. Theo (Nguyễn Hữu Hưng, 2000) thỏ lớn mỗi ngày cho ăn thức ăn tinh 100 g /lần, ngày 2 – 3 lần. Đây là lý do chính làm cho trọng lượng cai sữa bình quân của thỏ con còn thấp. Qua kết quả cho thấy trọng lượng cai sữa trên ổ thấp hơn so với (Đinh Văn Bình và Nguyễn Quang Sức, 1999). Vì thế chỉ tiêu này trên đàn thỏ của trại là chưa tốt. Trọng lượng cai sữa được tính bằng tổng trọng lượng nuôi đến cai sữa (kể cả những con ghép đàn). Phản ánh khả năng nuôi của thỏ mẹ, sự thích nghi của cơ thể thỏ con với môi trường sống và phản ánh quá trình chăm sóc nuôi dưỡng thỏ mẹ trong quá trình nuôi con. Trong thời gian nuôi nếu thỏ mẹ khỏe mạnh không bệnh, thỏ con ít bị tiêu chảy và thỏ mẹ cho sữa tốt thì trọng lượng cai sữa sẽ cao. Vì vậy cần phải tạo điều kiện thuận lợi để phát huy phẩm chất giống thỏ. 38 4.2.9 Tỷ lệ nuôi sống Bảng 4.9: Tỷ lệ chết và tỷ lệ sống thỏ cai sữa Chỉ tiêu Đơn vị Số thỏ cai sữa Số thỏ chết 35 con 52.00% Tỷ lệ chết Tỷ lệ sống % % 51,40 48,60 Số thỏ sống 18 con 17 con % 51.40% 51.50% 51.00% 50.50% 50.00% Tỷ lệ chết 49.50% Tỷ lệ sống 49.00% 48.60% 48.50% 48.00% 47.50% 47.00% Biểu đồ tỷ lệ chết và sống của thỏ cai sữa Biểu đồ 4.3: Tỷ lệ sống chết thỏ cai sữa Qua thời gian khảo sát 17 thỏ mẹ sinh sản của trại chúng tôi nhận thấy tỷ lệ nuôi sống trên ổ là 48,60%, tỷ lệ chết là 51,40% so với (Hoàng Thị Xuân Mai, 2005) tỷ lệ nuôi sống từ sơ sinh đến cai sữa là ≥ 80%, (Đinh văn Bình và Nguyễn Quang Sức, 1999) tỷ lệ nuôi sống từ sơ sinh đến cai sữa là 80%, (Nguyễn Khánh Dư, 2007) tỷ lệ nuôi sống từ sơ sinh đến cai sữa là 88,2%, (Trần văn Chính và Lê Thị Thu Hồng, 2007) tỷ lệ nuôi sống từ sơ sinh đến cai sữa là 88,51%. Như vậy tỷ lệ nuôi sống từ sơ sinh đến cai sữa của trại còn khá thấp. Tỷ lệ nuôi sống được tính bằng số con cai sữa trên số con sơ sinh sống. Chỉ tiêu này đánh giá tỉ lệ hao hụt thỏ con, đồng thời đánh giá khả năng tiết sữa và kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng thỏ con theo mẹ. 39 4.3 Tình hình nhiễm bệnh tại trại chăn nuôi của trung tâm giống 4.3.1 Bệnh ghẻ Bệnh ghẻ là một bệnh do ký sinh trùng gây bệnh cho thỏ. Bệnh thường lây lan rất nhanh và gây thành ổ dịch lớn. Bệnh phát sinh do trại nuôi để chuồng bẩn, lưu giữ chất thải và lồng nuôi chưa đảm bảo, dễ gây tổn thương cho thỏ chảy máu, tạo điều kiện cho ghẻ xâm nhập. Bệnh thường xảy ra trước trên từ sống mũi đến môi, mí mắt, trán do bị sây sát da vì các vật nhọn sắc, đinh… từ những chỗ sây sát cái ghẻ xâm nhập vào và gây bệnh, cái ghẻ vào biểu bì đào hang tiết độc tố gây ngứa, thỏ lấy chân gãi, bị lây sang chân và lan ra toàn thân, thỏ ngứa lấy hai chân trước cào vuốt tai vào mồm cắn, lắc đầu, dụi đầu vào thành lồng. Tại các điểm ghẻ lúc đầu thấy rụng lông, sau đó thấy các vẩy rộp trắng xám, dầy cộm dần lên và khô cứng lại. Đôi khi có mủ ở dưới da do nhiễm trùng gây viêm da. Hình 4.9: Thỏ bị ghẻ ở ngực, chân và vành tai đóng vảy Hình 4.10: Thỏ bị ghẻ ở da đầu, móng chân bị viêm đóng vảy và lưng và đuôi bị ghẻ 40 Bảng 4.10: Tỷ lệ bệnh ghẻ trên thỏ qua các tuần tuổi Số thỏ khảo sát (con) 150 Số Tỷ lệ con bệnh bệnh % 97 Tỷ lệ bệnh theo tuổi thỏ 1 - 2 tuần 64,67 2 - 3 tuần 3 - 4 tuần > 4 tuần con % con % con % Con % 0 0 17 17,52 26 26,8 54 56,67 % 56.67 60 50 40 1 - 2 tuần 26.8 30 3 - 4 tuần > 4 tuần 17.52 20 2 - 3 tuần 10 0 0 Biểu đồ tỷ lệ bệnh ghẻ qua các tuần tuổi Biểu đồ 4.4: Tỷ lệ bệnh ghẻ qua các tuần tuổi Từ kết quả ở Bảng 4.10 và Biểu đồ 4.4 chúng tôi nhận thấy: Tỷ lệ nhiễm bệnh ghẻ trên đàn thỏ ở trại là 64,67%. Bệnh ghẻ không xảy ra ở lứa tuổi 1 – 2 tuần tuổi vì lứa tuổi này thỏ ít vận động, đùa nghịch, mặc khác lúc này diện tích chuồng còn rộng so với cơ thể thỏ con, nên ít bị chuồng làm xây xác cơ thể. Qua Biểu đồ 4.4 chúng tôi nhận thấy tỷ lệ bệnh ghẻ đối với lứa tuổi lớn hơn thì thỏ dễ mắc bệnh hơn, giai đoạn là từ 2 – 3 tuần tuổi tỷ lệ nhiễm đến 17,52% còn giai đoạn 3 – 4 tuần tuổi tỷ lệ nhiễm lên đến 26,8%, do chuồng chật và do đùa nghịch, cắn nhau, làm cho da tổn thương và truyền qua do tiếp xúc với thỏ mẹ bị nhiễm bệnh, thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cái ghẻ xâm nhập vào gây bệnh. Ở lứa tuổi >4 tuần tuổi tỷ lệ nhiễm cao hơn là do cai sữa thỏ không chuyển chuồng đi mà thả ngay xuống lồng thỏ mẹ và mật độ nuôi chật hơn vì thỏ lớn và thỏ 41 nhỏ nuôi chung nhau dễ cắn nhau, nên tỷ lệ bệnh cao hơn. Điều này cho thấy việc nuôi ở mật độ đông và vệ sinh chuồng chưa hợp lý và điều này cũng nói lên mật độ nuôi và khâu vệ sinh là vô cùng quan trọng. 4.3.2 Bệnh tiêu chảy Bệnh tiêu chảy xảy ra có rất nhiều nguyên nhân nhưng các nguyên nhân đặc thù của tiêu chảy có thể là sự hiện diện của một hóa chất nào đó như kháng sinh hoặc nitrate trong nước. Một số loại khuẩn gây viêm ruột non, ký sinh trùng điều là nguyên nhân chung gây tiêu chảy. Triệu chứng: Thỏ bị tiêu chảy lúc đầu đi phân nhảo sau đó lỏng dần thấm dính bết lông quanh hậu môn, thỏ ăn ít hoặc bỏ ăn, uống nước nhiều, thỏ gầy yếu có thể chết. Bệnh tích: Khi mổ khám quan sát thấy ruột và bụng căng to do ứ nước bàng quang, ruột phồng hơi, sung huyết, phù nề. Theo (Hoàng Thị Xuân Mai, 2005) tiêu chảy nhớt đôi khi xảy ra ở thỏ đang tăng trưởng hoặc thỏ cái đang cho con bú. Nước nhầy trong mờ và dính trong phân. Dạng viêm ruột non này có nhiều nguyên nhân, do cả vi khuẩn và dinh dưỡng không đúng, thiếu nước, thiếu thức ăn xơ. Hình 4.11: Thỏ chết do bị tiêu chảy và phân thỏ bị tiêu chảy 42 Bảng 4.11: Tỷ lệ bệnh tiêu chảy trên thỏ Số thỏ khảo sát (con) 150 Số Tỷ lệ con bệnh bệnh % 76 Tỷ lệ bệnh theo tuổi thỏ 1 - 2 tuần 50,66 2 - 3 tuần 3 - 4 tuần > 4 tuần con % con % con % Con % 0 0 0 0 68 89,47 8 10,52 % 100 89.47 90 80 70 1 - 2 tuần 60 2 -3 tuần 50 3 - 4 tuần 40 >4 tuần 30 20 10 10.52 0 0 0 Biểu đồ tỷ lệ bệnh tiêu chảy trên thỏ qua các tuần tuổi. Biểu đồ 4.5: Tỷ lệ bệnh tiêu chảy trên thỏ qua các tuần tuổi Qua kết quả ở Bảng 4.11 và Biểu đồ 4.5 chúng tôi nhận thấy Tỷ lệ nhiễm bệnh tiêu chảy trên đàn thỏ của trại là 50,66%. Đối với thỏ 1 – 3 tuần tuổi tỷ lệ nhiễm bệnh là 0% theo chúng tôi là do ở lứa tuổi này thỏ còn nhỏ và còn bú sữa mẹ nên thường không xảy ra bệnh. Ở giai đoạn 3 – 4 tuần tuổi tỷ lệ nhiễm bệnh là 89,47% cao nhất so với các lứa tuổi khác chúng tôi nhận thấy trong giai đoạn này thỏ con tập ăn và cai sữa do hệ vi sinh vật trong đường ruột chưa ổn định, thời tiết, do thỏ bị stress ghép bầy khi cai sữa, nên bệnh xảy ra cao hơn các giai đoạn khác, theo (Hoàng Thị Xuân Mai, 2005) bệnh tiêu chảy thường xảy ra ở thỏ con từ 4 - 10 tuần tuổi vừa cai sữa hơn thỏ trưởng thành ít xảy ra ở thỏ sơ sinh, bệnh tiêu chảy có nhiều nguyên nhân đặc thù, thỏ con có phản ứng xấu với stress trong giai đoạn cai sữa, tiếng ồn không rõ nguồn gốc, môi trường 43 mới, người mới hay vật mới, sự thay đổi thức ăn cũng dẫn đến rối loạn tiêu hóa, không phải thức ăn là thủ phạm mà là thành phần của chúng. Đối với lứa tuổi > 4 tuần tỷ lệ nhiễm bệnh là 10,52%. Ở tuổi tỷ lệ thấp hơn vì trong giai đoạn này thỏ đã quen với thức ăn, cơ thể đã điều chỉnh được nhiệt độ, hệ vi sinh vật đã ổn định nên bệnh xảy ra ít hơn, ít bị stress do thức ăn hay môi trường tác động đến. 4.3.3 Bệnh viêm mũi Nếu thỏ bị tác động của môi trường không khí ngột ngạt, thay đổi thời tiết đột ngột, gió lùa mạnh, chuồng nuôi ẩm thấp, thì bệnh viêm mũi phát ra. Bệnh viêm mũi thường kèm theo ho, chảy nước mũi đặc như mủ, sốt cao, thở khó và làm thú ủ rủ, khó thở bằng mũi phải thở bằng miệng và thỏ lấy hai chân trước dụi vào mũi, lông bết lại và nước mũi chảy ra. Thỏ bị viêm mũi, nước mũi trong hoặc có mủ. Nguyên nhân là do biến đổi nhiệt độ đột ngột, chuồng trại không sạch, thỏ bị stress,…. Hình 4.12: Thỏ bị viêm mũi 44 Bảng 4.12: Tỷ lệ bệnh viêm mũi trên thỏ Số thỏ khảo sát (con) 150 Số Tỷ lệ con bệnh bệnh % 95 Tỷ lệ bệnh theo tuổi thỏ 1 - 2 tuần 63,33 2 - 3 tuần 3 - 4 tuần > 4 tuần con % con % con % Con % 0 0 0 0 6 6,31 89 93,68 % 93.68% 100% 90% 80% 70% 1 - 2 tuần 60% 2 - 3 tuần 50% 3 - 4 tuần 40% > 4 tuần 30% 20% 10% 6.31% 0% 0% 0% T ỷ lệ bệnh viêm mũi trên thỏ qua các tuần tuổi Biểu đồ 4.6: Tỷ lệ bệnh viêm mũi trên thỏ qua các tuần tuổi Qua kết quả ở Bảng 4.12 và Biểu đồ 4.6 chúng tôi nhận thấy Tỷ lệ nhiễm bệnh viêm mũi trên đàn thỏ của trại là 63,33%. Đối với lứa tuổi 1 - 2 và 2 - 3 tuần tuổi không xảy ra bệnh vì trong giai đoạn này thỏ còn nhỏ và trong giai đoạn úm nhiệt độ môi trường ít thay đổi và thỏ ít bị stress nên bệnh ít xảy ra. Trong giai đoạn 3 - 4 tuần tuổi và > 4 tuần tuổi tỷ lệ nhiễm bệnh ở giai đoạn > 4 tuần tuổi là cao nhất. Tỷ lệ nhiễm bệnh ở giai đoạn 3 - 4 tuần tuổi là 6,31% còn > 4 tuần tuổi là 93,68%. Điều này chúng tôi nhận thấy thỏ có độ tuổi nhỏ hơn thì ít xảy ra bệnh hơn thỏ có độ tuổi cao hơn là vì do môi trường thay đổi đột ngột, thức ăn nhiều bụi như lúa, stress, chuồng trại không sạch thì bệnh xảy ra cao. 45 4.3.4 Bệnh ghép giữa bệnh tiêu chảy và bệnh viêm mũi Bảng 4.13: Tỷ lệ bệnh ghép giữa bệnh viêm mũi và bệnh tiêu chảy Tỷ lệ Số con bệnh Tổng bệnh % Số thỏ chết 150 51 48,57 51 con 120% Tỷ lệ sống Tỷ lệ chết Số thỏ sống % % 0 con 0 100 100% 100% 80% Tỷ lệ sống 60% Tỷ lệ chết 40% 20% 0% 0% Tỷ lệ chết và sống giữa bệnh tiêu chảy và bệnh viêm mũi Biểu đồ 4.7: Tỷ lệ chết và sống giữa bệnh tiêu chảy và bệnh viêm mũi Qua Bảng 4.13 và Biểu đồ 4.7 chúng tôi nhận thấy: Đối với bệnh ghép giữa bệnh tiêu chảy và bệnh viêm mũi thỏ tỷ lệ chết cao lên tới 100% cho thấy thỏ bị hai bệnh này cùng lúc khả năng miễn dịch của thỏ yếu và khả năng kháng bệnh yếu, bệnh tiêu chảy và bệnh viêm mũi xảy ra cùng lúc là tổng hợp nhiều yếu tố như: chuồng trại ẩm thấp, nhiều bụi, thời tiết thay đổi đột ngột, thức ăn nước uống nhiễm tạp chất nên bệnh xảy ra nặng và khả năng đối kháng bệnh của thỏ yếu. 46 Hình 4.13: Thỏ chết do bị tiêu chảy và viêm mũi 4.4 Hiệu quả điều trị bệnh tại trại chăn nuôi của trung tâm giống Bảng 4.14: Kết quả điều trị bệnh ghẻ Tên bệnh Ghẻ Kết quả điều trị Số ca điều Tên thuốc Vimectin Số ca khỏi bệnh Số ca chết trị Ca % Ca % 97 97 100 0 0 120% 100% 100% 80% Số ca khỏi bệnh 60% Số ca chết 40% 20% 0% 0% Bệnh ghẻ Biểu đồ 4.8: Kết quả điều trị bệnh Ghẻ Qua Bảng 4.14 và Biểu đồ 4.8 cho kết quả điều trị bệnh ghẻ như sau: Sử dụng Vimectin điều trị bệnh ghẻ thỏ cho kết quả điều trị khỏi bệnh là 100%. Kết quả điều trị này cho thấy hoạt chất chính của Vimectin là Ivermectin có hiệu quả 47 đặc biệt. Kết quả này phù hợp với (Võ Thị Phương Anh, 2007), kết quả điều trị là 100% của Vimectin. Bảng 4.15: Kết quả điều trị bệnh tiêu chảy và viêm mũi Kết quả điều trị Số ca Tên bệnh Tên thuốc điều trị Số ca khỏi bệnh Số ca chết Ca % Ca % Tiêu chảy OTC20%LA 76 9 11,84 67 88,15 Viêm mũi OTC20%LA 95 88 92,63 7 7,36 % 100 88.15 90 92.63 80 70 60 Số ca khỏi bệnh 50 Số ca chết 40 30 20 11.84 7.36 10 0 T iêu chảy Viêm mũi Biểu đồ 4.9: Kết quả điều trị bệnh tiêu chảy và viêm mũi Qua Bảng 4.15 và Biểu đồ 4.9 cho kết quả điều trị bệnh như sau: Sử dụng thuốc OTC20% để điều trị bệnh tiêu chảy và bệnh viêm mũi có tỷ lệ khỏi bệnh của bệnh viêm mũi là 92,63% còn tỷ lệ khỏi bệnh của bệnh tiêu chảy là 11,84%, tỷ lệ chết của bệnh tiêu chảy là 88,15% còn tỷ lệ chết của bệnh viêm mũi 7,36%. Qua kết quả điều trị này cho thấy thuốc OTC 20% LA có hiệu quả điều trị bệnh viêm mũi cao hơn bệnh tiêu chảy. 48 Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 Kết luận Qua thời gian khảo sát về một số đặc điểm sinh lý, sinh sản, cách chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị một số bệnh thường xảy ra trên thỏ cái, đực sinh sản và thỏ con, cách quản lý đàn thỏ và ghi nhận được một số kết quả dưới đây. + Số con sơ sinh/ ổ trung bình 5 – 6 con và trọng lượng thỏ sơ sinh trung bình: 51,5 g/con, tỷ lệ chết 37,80% và tỷ lệ sống 62,20%. + Số con 21 ngày tuổi bình quân/ổ 4 – 5 con và trọng lượng bình quân 156,6 g/con, tỷ lệ chết 5,40% và tỷ lệ sống 94,60%. + Số con cai sữa/ổ trung bình: 2 – 3 con và trọng lượng thỏ con cai sữa trung bình: 343,3 g/con, tỷ lệ chết 51,40% và tỷ lệ sống 48,60%. Đàn thỏ tại trung tâm giống Hậu Giang bị nhiễm bệnh ghẻ với tỷ lệ 56,67% tập trung cao nhất là > 4 tuần tuổi. Thỏ ở lứa tuổi càng lớn tỷ lệ bệnh càng cao. Bệnh tiêu chảy xảy ra trên đàn thỏ với tỷ lệ 89,47% tập trung chủ yếu ở lứa tuổi 3 – 4 tuần ở lứa tuổi càng lớn bệnh càng thấp. Bệnh viêm mũi trên đàn thỏ của trại với tỷ lệ 93,68% không thấy xuất hiện ở lứa tuổi nhỏ ở lứa tuổi càng lớn tỷ lệ mắc bệnh càng cao. Kết quả điều trị bệnh ghẻ bằng Vimectin cho kết quả tốt. Kết quả điều trị bệnh tiêu chảy và bệnh viêm mũi bằng OTC 20% LA thuốc cho kết quả tốt đối với bệnh viêm mũi còn bệnh tiêu chảy thuốc không cho kết quả tốt. 5.2 Đề nghị Trại nên có chế độ chăm sóc tốt hơn như: dọn vệ sinh sạch sẽ, thức ăn phải đảm bảo sạch và khô ráo, để hạn chế bệnh xảy ra. Thức ăn dùng cho thỏ cần bổ sung thêm thức ăn xơ và thức ăn hỗn hợp dành cho thỏ. 49 Khi sử dụng thuốc OTC 20% LA phòng và điều trị bệnh viêm phổi nên sử dụng 3 lần, một lần cách nhau 2 ngày. Khi thấy trong đàn có một số thỏ bị ghẻ nên điều trị ngay bằng Vimectin. 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Võ Thị Phương Anh (2007). Một số bệnh xảy ra trên đàn thỏ trung tâm giống gia súc gia cầm sóc trăng và biện pháp phòng trị, thực tập tốt nghiệp kỹ sư chăn nuôi thú y. Thư viện khoa nông nghiệp. 2. Trần Thế Anh (2007). Quy trình chăm sóc thỏ sinh sản thỏ sơ sinh và thỏ sau cai sữa, thực tập tốt nghiệp chăn nuôi thú y. Thư viên khoa nông nghiệp. 3. Nguyễn Quang Sức và Đinh Văn Bình (2000). “Cẩm nang chăn nuôi thỏ, thông tin trang wed-Viện Chăn Nuôi Việt Nam”, http://www.vcn.vnn.vn/vcn 4. Đinh Văn Bình (2003). “Tài liệu kỹ thuật chăn nuôi Thỏ”. NXB Nông Nghiệp. 5. Nguyễn Chu Chương (2003). “Hỏi đáp về nuôi thỏ”. NXB Nông Nghiệp, Hà Nội. 6. Đinh Văn Bình và Nguyễn Quang Sức (1999). “Nuôi thỏ và chế biến sản phẩm ở gia đình”. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà nội. 7. Trần Ngọc Huỳnh (2005). “Bước đầu khảo sát đặc điểm sinh lý sinh sản của thỏ lai ở Đồng Bằng Sông Cửu Long”. Luận văn tốt nghiệp Đại học. Đại học Cần Thơ. 8. Nguyễn Khánh Dư (2007). “Thực hành chăm sóc thỏ nuôi dưỡng thỏ sinh sản và thỏ sơ sinh”. Thực tập tốt nghiệp kỹ sư Chăn Nuôi Thú Y. Thư viện khoa Nông Nghiệp. 9. Hoàng Thị Xuân Mai (2005). “Thỏ kỹ thuật chăm sóc”. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, TP. Hồ Chí Minh. 10. Nguyễn Hữu Hưng (2000). “Nuôi động vật thí nghiệm”. 11. Trần Ngọc Quỳnh (2005). “Bước đầu khảo sát đặc điểm sinh lý sinh sản của thỏ lai ở Đồng bằng Sông Cửu Long”. Luận văn tốt nghiệp Đại học. Đại học Cần Thơ. 12. Nguyễn Văn Thu và Nguyễn Thị Kim Đông (2009). “Giáo trình chăn nuôi thỏ”. Bộ môn chăn nuôi thú y. 13. www.hua.edu.vn/khoa/cnts/index.php?option=com_content 51 [...]... Nông Nghiệp Hậu Giang Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng – Trường Đại Học Cần Thơ, đã giúp tôi tiến hành thực hiện đề tài: “KHẢO SÁT QUY TRÌNH CHĂN NUÔI VÀ MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG XẢY RA TRÊN THỎ TẠI TRUNG TÂM GIỐNG NÔNG NGHIỆP HẬU GIANG THUỘC XÃ VỊ THẮNG HUYỆN VỊ THỦY, TỈNH HẬU GIANG Với mục tiêu: Khảo sát năng suất sinh sản và một số bệnh xảy ra tại trại và đồng thời khảo sát hiệu quả điều trị bệnh tại. .. tài: Khảo sát qui trình chăn nuôi và một số bệnh thường xảy ra trên thỏ tai Trung Tâm Giống Nông Nghiệp Hậu Giang Số 128, Quốc lộ 61, ấp 12, Xã Vị Thắng, Huyện Vị Thủy, Tỉnh Hậu Giang Bằng phương pháp khảo sát và mô tả ca bệnh, đề tài tiến hành với mục tiêu khảo sát năng suất sinh sản của đàn thỏ và một số bệnh xảy ra tại trại và khảo sát hiệu quả điều trị bệnh tại trại trong thời điểm khảo sát từ... (gram/ổ) 939,6 gram Trọng lượng bình quân (gram/ con) 156,6 gram Tỷ lệ sống 94,60% Thời điểm cai sữa Số con bình quân/ổ 2,05 con Trọng lượng bình quân (kg/con) 2,06 kg Trọng lượng cai sữa bình quân (gram/con) 343,3 gram Số ngày cai sữa bình quân 28 – 30 ngày Tỷ lệ sống 48,60% Một số bệnh xảy ra tại trại chăn nuôi của trung tâm giống Tình hình bệnh ghẻ xảy ra tại trại từ 2 – 3 tuần tuổi chiếm tỷ lệ 17,52%,... sinh sản của thỏ tại trại chăn nuôi của trung tâm giống tại trung tâm giống Thời điểm sơ sinh Số con sơ sinh bình quân/ổ 5,29 con Số con sơ sinh bình quân còn sống bình quân/ổ 3,29 con Trọng lượng sơ sinh bình quân (gram/ổ) 272,4 gram Trọng lượng sơ sinh bình quân (gram/con) 51,5 gram Tỷ lệ sống 62,20% Thời điểm 21 ngày tuổi Số con bình quân/ổ 3,29 con Trọng lượng bình quân (gram/ổ) 939,6 gram Trọng lượng... 28 Hình 4.6: Thỏ con sau khi bú và thỏ mẹ dang cho thỏ con bú 29 Hình 4.7: Thỏ cái bứt lông vào ổ chuẩn bị đẻ và thỏ con mới đẻ 31 Hình 4.9: Thỏ bị ghẻ ở ngực, chân và vành tai đóng vảy 40 Hình 4.10: Thỏ bị ghẻ ở da đầu, móng chân bị viêm đóng vảy và lưng và đuôi bị ghẻ 40 Hình 4.11: Thỏ chết do bị tiêu chảy và phân thỏ bị tiêu chảy 42 Hình 4.12: Thỏ bị viêm mũi ... Tỷ lệ chết và tỷ lệ sống thỏ cai sữa 39 Bảng 4.10: Tỷ lệ bệnh ghẻ trên thỏ qua các tuần tuổi 41 Bảng 4.11: Tỷ lệ bệnh tiêu chảy trên thỏ 43 Bảng 4.12: Tỷ lệ bệnh viêm mũi trên thỏ 45 Bảng 4.13: Tỷ lệ bệnh ghép giữa bệnh viêm mũi và bệnh tiêu chảy 46 Bảng 4.14: Kết quả điều trị bệnh ghẻ 47 Bảng 4.15: Kết quả điều trị bệnh tiêu chảy và viêm mũi 48... 56,67% Bệnh có chiều hướng gia tăng theo độ tuổi Tình hình bệnh tiêu chảy xảy ra tại trại từ 3 – 4 tuần tuổi chiếm tỷ lệ 89,47%, >4 tuần tuổi tỷ lệ 10,52% Bệnh xảy ra cao khi thỏ từ 3 – 4 tuần tuổi và giảm dần khi thỏ > 4 tuần tuổi Tình hình bệnh viêm mũi xảy ra tại trại từ 3 – 4 tuần tuổi chiếm tỷ lệ 6,31%, > 4 tuần tuổi tỷ lệ 93,68% Bệnh có chiều hướng gia tăng theo độ tuổi Hiệu quả điều trị bệnh tại. .. trại chăn nuôi của trung tâm giống Bệnh ghẻ dùng Vimectin khỏi bệnh 100% Bệnh tiêu chảy dùng thuốc OTC 20% LA tỷ lệ khỏi 11,84%, tỷ lệ chết 88,15% Bệnh viêm mũi dùng thuốc OTC 20% LA tỷ lệ khỏi 92,63%, tỷ lệ chết 7,36% xi Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay chăn nuôi thỏ không chỉ để cung cấp cho mục đích thí nghiệm, nuôi làm cảnh mà còn là đặc sản tại các thành phố lớn nên chăn nuôi thỏ đã trở thành một. .. phát triển, vì vậy qui mô nuôi thỏ có một bước nhảy vượt bậc từ chăn nuôi nhỏ lẻ theo phương thức truyền thống chăn nuôi hộ gia đình, lên phương thức chăn nuôi công nghiệp cải thiện nâng cao năng suất Đã góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm, rút ngắn thời gian chăn nuôi hạn chế được tình hình dịch bệnh và ô nhiễm môi trường Tuy nhiên trong chăn nuôi thỏ muốn được năng suất... trị bệnh tại trại chăn nuôi của trung tâm giống 47 Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 49 5.1 Kết luận 49 5.2 Đề nghị 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO 51 vi DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Thỏ Newzealand trắng 5 Hình 2.2: Thỏ đen và thỏ khoang trắng đen 6 Hình 2.3: Giống thỏ đen 6 Hình 2.4: Giống thỏ xám 7 Hình 2.5: Nhóm thỏ

Ngày đăng: 09/10/2015, 23:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w