Kiểm tra có hai cách

Một phần của tài liệu khảo sát quy trình chăn nuôi và một số bệnh thường xảy ra trên thỏ tại trung tâm giống nông nghiệp hậu giang thuộc xã vị thắng huyện vị thủy tỉnh hậu giang (Trang 46)

Thứ nhất là kiểm tra bằng tay là bắt thỏ cái đặt nhẹ nhàng lên trên mặt phẳng nhám, tay phải nắm lấy cổ tai và vai thỏ, tay trái đặt dưới mình thỏ giữa hai chân sau và trước vùng xương chậu, đặt ngón cái 1 bên và 4 ngón còn lại một bên lướt nhẹ nhàng từ trước ra sau, nếu gặp 1 cục tròn nhỏ như sâu chuỗi là thỏ có thai. Nên phân biệt với phân nằm gần xương sống và trực tràng.

Thứ hai là đem thỏ cái sang lồng thỏ đực khi thỏ cái hung dữ hay chạy trốn không cho con đực phối như vậy thỏ đã có thai. Phương pháp này hay nhầm lẫn với thỏ không mang thai nhưng chưa đến thời ky động dục.

Đối với thỏ tơ bỏ qua lần động dục lần đầu và đến lần động dục lần thứ 2 thì mới cho phối giống. Thỏ cái sau khi đẻ lên giống lại sau ngày thứ 2 – 3 không cho thỏ phối giống vào giai đoạn này mà cho phối giống khi cai sữa thỏ con ngay lần lên giống đầu tiên, để cho thỏ có thời gian phục hồi.

Chu kỳ động dục thỏ thay đổi tùy theo thể trạng của từng con có thể dao động từ 7 – 14 ngày.

Thỏ cái có mang cần giữ yên tĩnh, tăng cường thêm đạm, vào hai tuần cuối mang thai.

Thỏ cái đến ngày gần đẻ có biểu hiện bứt lông, gom cỏ vào ổ, ăn ít hoặc bỏ ăn uống nước nhiều, thỏ đẻ xong kiểm tra thỏ sơ sinh và bổ sung thêm thức ăn, nước uống.

Xác định giới tính lúc 21 ngày tuổi. Cai sữa thỏ con lúc 28 – 30 ngày tuổi.

Hình 4.7: Thỏ cái bứt lông vào ổ chuẩn bị đẻ và thỏ con mới đẻ

Một phần của tài liệu khảo sát quy trình chăn nuôi và một số bệnh thường xảy ra trên thỏ tại trung tâm giống nông nghiệp hậu giang thuộc xã vị thắng huyện vị thủy tỉnh hậu giang (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)