Các bất thường trong sinh sản

Một phần của tài liệu khảo sát quy trình chăn nuôi và một số bệnh thường xảy ra trên thỏ tại trung tâm giống nông nghiệp hậu giang thuộc xã vị thắng huyện vị thủy tỉnh hậu giang (Trang 32)

2.8.1 Chửa giả

Khi nhốt chung nhiều thỏ cái đã phát dục, chúng có thể nhảy lẫn nhau gây xung động khi giao phối và làm rụng trứng và cũng gây nên sự thay đổi trạng thái ngoại hình giống như chửa thật: nhổ lông làm ổ, không cho đực đến gần. Sau đó trạng thái sinh dục trở lại bình thường. Chửa giả thường gây nên sự rối loạn và giảm chất lượng sinh sản cho lứa sau. Cho nên cần phải nhốt thỏ hậu bị riêng cá thể.

2.8.2 Vô sinh

Thỏ cái lâu dài không có chửa, không đẻ. Nguyên nhân do bệnh truyền nhiễm, viêm tử cung do sót nhau thai sau khi đẻ, do thức ăn kém dinh dưỡng (vitamin, khoáng). Trường hợp thiếu vitamin và khoáng chẳng những gây vô sinh mà còn làm thỏ chửa sẩy thai, thỏ mẹ ăn con. Một trong những nguyên nhân vô sinh nữa là thỏ cái quá béo, mỡ bao phủ buồng trứng và nội tạng khác.

Có thể do bệnh tật, thao tác chăn nuôi, bắt thỏ chửa, khám thai không đúng cách, thức ăn không hợp vệ sinh, thiếu chất, thỏ bị sợ hãi.

Tuy có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh vô sinh nhưng chủ yếu là các nguyên nhân thường gặp nhất.

Chu kỳ ngày đêm không đúng: Thỏ hoạt động chủ yếu vào hoàng hôn và ban đêm, như vậy cần ưu tiên cho thời gian này để tạo điều kiện thuận lợi cho sinh sản. Dinh dưỡng quá dồi dào hay quá thiếu thốn.

Bệnh truyền nhiễm (Staphylococcus sp, Pasteurella sp, Salmonella sp) gây bệnh cho thỏ (Hoàng Thị Xuân Mai, 2005).

2.8.3 Sẩy thai

Có thể do bệnh tật, thao tác chăn nuôi, bắt thỏ chửa, khám thai không đúng cách, thức ăn không hợp vệ sinh, thiếu chất, thỏ bị sợ hãi.

2.8.4 Ăn con

Thỏ mẹ sợ hãi, mất bình tĩnh, thiếu khoáng, thiếu nước uống hoặc do cá tính hung dữ bẩm sinh, không có ổ do thiếu vật liệu, chuồng bẩn, thiếu sự cách biệt, con cái còn quá nhỏ hoặc quá già, lớp lót chuồng có mùi quá mạnh, chứng ăn thịt con thường kèm theo chứng mất sữa. Nếu hiện tượng này lặp lại 1 - 2 lần thì phải loại thải.

2.9 Những bệnh thường xảy ra trên thỏ 2.9.1 Bệnh ghẻ 2.9.1 Bệnh ghẻ

2.9.1.1 Nguyên nhân

Bệnh ghẻ là bệnh ký sinh trùng ngoài da rất phổ biến gây tác hại lớn trong chăn nuôi thỏ. Trong môi trường ô nhiễm, mất vệ sinh, ghẻ có thể truyền nhiễm, ký sinh trên da thỏ thông qua các đồ vật, lồng chuồng, người chăn nuôi tiếp xúc với thỏ.

Bệnh ghẻ thể hiện ở hai dạng: Ghẻ đầu do loài ghẻ Notoedres cuniculi ký sinh gây bệnh ở mí mắt, mũi, mép, có khi lan cả sang cổ, gáy và thường lan truyền sang móng chân, gót chân, da vùng hậu môn, cơ quan sinh dục. Dạng ghẻ tai do loài ghẻ

Psoroptes cuniculi ký sinh, gây bệnh trong lỗ tai, vành tai.

2.9.1.2 Lứa tuổi cảm nhiễm

Đàn thỏ con theo mẹ và thỏ 1 - 2 tháng tuổi có thể đã nhiễm ghẻ nhưng ít thể hiện ra triệu chứng lâm sàng. Bệnh thường phát triển nặng từ lứa tuổi trên 2 tháng trở đi.

2.9.1.3 Triệu chứng

Triệu chứng lâm sàng đặc trưng của bệnh ghẻ là ngứa, rụng lông và đóng vẩy. Thỏ ngứa thì lấy hai chân trước cào vuốt tai vào mồm cắn, lắc đầu, dụi đầu vào thành lồng hoặc đồ vật xung quanh, hai chân trước vẫy vẫy, hai chân sau dậm dật xuống đáy lồng. Tại các điểm ghẻ lúc đầu thấy rụng lông, sau đó thấy các vẩy rộp trắng xám, dầy cộm dần lên và khô cứng lại. Nhiều khi ở dưới vẩy ghẻ có mủ do nhiễm trùng gây viêm da. Cơ thể bị nhiễm độc do ghẻ tiết ra, mất máu, thỏ không yên tĩnh, mất ngủ, kém ăn, gầy dần rồi chết.

2.9.1.4 Điều trị

Hiện nay có thể sử dụng thuốc ghẻ Ivermectin tiêm dưới da một lần cho thỏ với liều 0,5 ml/2 kg thể trọng có tác dụng tốt. Hoặc dùng 40 ml cồn iốt 20% và 20 g bột lưu huỳnh pha trộn đều với 1 lít dầu thực vật để bôi 2 lần cách nhau 3 - 4 ngày. Trước khi bôi thuốc cần thấm nước xà phòng cho mềm vẩy.

Phải thường xuyên kiểm tra cá thể để phát hiện bệnh và điều trị bệnh kịp thời. Cách ly những con bị ghẻ và vệ sinh, sát trùng lồng chuồng, dụng cụ chăn nuôi khu vực quanh con bị bệnh.

2.9.2 Bệnh tiêu chảy 2.9.2.1 Nguyên nhân

Thực chất của bệnh này là rối loạn tiêu hóa do chuyển tiếp thức ăn đột ngột, ăn nhiều rau, lá, củ quả chứa nhiều nước hoặc thức ăn nước uống bị dính tạp chất bẩn, dính nước mưa, nước sương, mùa đông uống nước lạnh hoặc thỏ nằm trên cao bị gió lạnh lùa vào bụng. Có thể phản ứng xấu với stress trong thời kỳ cai sữa, tiếng ồn không rõ nguồn gốc, môi trường mới, người mới hay vật mới.

2.9.2.2 Lứa tuổi mắc bệnh

Thỏ con sau cai sữa đến 3 tháng tuổi hay mắc bệnh này.

2.9.2.3 Triệu chứng

Phân thỏ lúc đầu hơi nhão, sau đó lỏng dần thấm dính bết lông quanh hậu môn. Thỏ kém ăn, lờ đờ, uống nước nhiều. Có khi thỏ bị chướng hơi, đầy bụng, thỏ không yên tĩnh, khó thở, chảy dãi ướt lông quanh hai mép.

2.9.2.4 Điều trị

Khi thấy phân thỏ nhão, cần đình chỉ thức ăn xanh, nước uống và các yếu tố môi trường không hợp vệ sinh. Cho thỏ ăn hoặc uống nước búp ổi, búp chè, quả hồng xiêm, cỏ sữa. Nếu bị bệnh nặng cho uống thêm Sulfaguanidin với liều 0,1 g/kg thể trọng/ngày và uống 3 ngày liền. Khi thấy thỏ chướng hơi cho thỏ uống thêm 1 - 2 thìa dầu thực vật và lấy tay vuốt hai bên thành bụng.

2.9.2.5 Phòng bệnh

Chủ yếu bằng chế độ cho ăn hợp lý, đặc biệt là chế độ chuyển tiếp thức ăn dần dần từ thức ăn khô sang thức ăn xanh và tăng dần khối lượng. Thức ăn chứa nhiều nước cần phơi héo bớt nước trước khi cho ăn. Nên kết hợp thức ăn thô khô với thức ăn thô xanh trong khẩu phần hàng ngày.

2.9.3 Bệnh viêm mũi 2.9.3.1 Nguyên nhân

Biến đổi nhiệt độ đột ngột, nhiệt độ cao trên 220C, Thông thoáng không đủ hoặc gió lùa. Do vận chuyển, chuồng trại không sạch sẽ.

2.9.3.2 Triệu chứng

Nước mũi trong hoặc có mủ, viêm kết mạc, ảnh hưởng hô hấp do tắc đường hô hấp trên. Nếu biến chứng sang viêm phổi phế quản phổi thì kèm theo ho, chảy nước mũi, sốt cao, thở khó và làm thỏ ủ rũ. Có thể gây tử vong ngay khi có cả điều trị.

2.9.3.3 Điều trị

Cần xem xét lại môi trường sống của thỏ như: Độ thông thoáng, gió lùa, nhiệt độ, ẩm độ, chuồng trại quét dọn sạch sẽ. Sử dụng kháng sinh đường hô hấp an toàn đối với thỏ như: Streptomycin, Kanamycin,...

Chương 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Phương tiện tiến hành

3.1.1 Thời gian và địa điểm tiến hành

Thời gian: 20/6 – 30/10/2013.

Đề tài được thực hiện tại trại chăn nuôi của Trung tâm Giống Nông Nghiệp Hậu Giang, Số 128, Quốc lộ 61, ấp 12, Xã Vị Thắng, Huyện Vị Thủy, Tỉnh Hậu Giang.

3.1.2Đối tượng nghiên cứu

Đàn thỏ giống sinh sản của trại năm 2013, thỏ đẻ ở lứa 3 đến lứa 8.

Thí nghiệm được tiến hành trên 44 con thỏ nái giống từ trung tâm giống và 17 bầy thỏ con.

Hình 3.1: Thỏ Newzealand lai và thỏ ta

3.1.3 Dụng cụ tiến hành

Sổ ghi chép thành tích của thỏ giống năm 2013, sổ ghi chép cá nhân. Các dụng cụ như: Ống tiêm và kiêm tiêm, thuốc thú y, cân đồng hồ.

Thành phần hóa học và liều dùng các loại thuốc điều trị.

Bảng 3.1: Thành phần hóa học và liều dùng các loại thuốc điều trị

Tên thuốc Thành phần Liều dùng Liệu trình

OTC 20%LA Oxytetracyline 20g 0,5 ml/con Liên tục 3 ngày VIMECTIN Ivermectin 0,3 ml/con Liên tục 3 ngày

3.2 Phương pháp tiến hành

Theo dõi hiệu quả điều trị bệnh của một số loại kháng sinh. Khảo sát một số bệnh tiêu chảy, bệnh sổ mũi và bệnh ghẻ.

Theo dõi tăng trọng của thỏ con: Trọng lượng sơ sinh, trọng lượng 21 ngày tuổi, trọng lượng cai sữa.

Số liệu được thu thập, tổng hợp qua sổ ghi chép về thành tích sinh sản của đàn thỏ giống 2013 vào thời gian tiến hành. Từ đó phân tích và trình bày một số chỉ tiêu về năng suất sinh sản của đàn thỏ giống. Chăm sóc và nuôi dưỡng theo quy định của trại, uống nước tự do, thức ăn tùy theo giai đoạn mà cho ăn khác nhau, theo dõi ghi chép sổ sách về những thỏ sinh sản.

Thỏ con được sinh ra đem đi úm và cho bú, thỏ con được theo dõi hằng ngày, cân trọng lượng thỏ con lúc 1 ngày tuổi, số con sơ sinh trên ổ được tính là tổng số thỏ con sinh ra trong một ổ kể cả những con bị chết thai, chết ngộp lúc đẻ. Chỉ tiêu này nói lên tính mắn đẻ của thỏ, nó phụ thuộc rất nhiều yếu tố giống lứa tuổi, lứa đẻ. Theo Trần Đình Miên (1981), Số con sơ sinh đẻ ra khác nhau giữa các lứa đẻ, tức là phụ thuộc vào số trứng rụng trong một chu kỳ động dục, tỷ lệ trứng thụ tinh và số phôi chết trong giai đoạn mang thai., 21 ngày tuổi và trọng lượng cai sữa.

3.3 Các chỉ tiêu theo dõi 3.3.1 Thời điểm sơ sinh 3.3.1 Thời điểm sơ sinh

- Số con sơ sinh bình quân/ổ (con).

- Số con sơ sinh bình quân còn sống/ổ (con). - Trọng lượng sơ sinh bình quân (g/ổ) và (g/con). - Tỷ lệ nuôi sống (%).

3.3.2 Thời điểm 21 ngày tuổi

- Số con 21 ngày tuổi bình quân/ổ (con).

- Tỷ lệ nuôi sống từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi: Số con 21 ngày tuổi/ số con sơ sinh (%).

3.3.3 Thời điểm cai sữa

- Số ngày cai sữa: Tính từ lúc thỏ đẻ đến ngày cai sữa thỏ con (ngày). - Số con cai sữa/ổ (con).

- Trọng lượng cai sữa (kg/ổ) và (g/con).

- Tỷ lệ nuôi sống từ 21 ngày tuổi đến khi cai sữa: Số con cai sữa/ số con 21 ngày tuổi (%). 3.3.4 Tỷ lệ bệnh thỏ (%) Bệnh ghẻ ∑ Số thỏ mắc bệnh x100 Tỷ lệ thỏ mắc bệnh = Số thỏ khảo sát

Thời gian điều trị: Tính từ ngày bắt đầu điều trị đến ngày thỏ hết bệnh. Kết quả điều trị: Số thỏ khỏi bệnh/ số thỏ điều trị (%).

Bệnh sổ mũi

∑ Số thỏ mắc bệnh x100 Tỷ lệ thỏ mắc bệnh =

Số thỏ khảo sát

Thời gian điều trị: Tính từ ngày bắt đầu điều trị đến ngày thỏ hết bệnh. Kết quả điều trị: Số thỏ khỏi bệnh /số thỏ điều trị (%).

Bệnh tiêu chảy

∑ Số thỏ mắc bệnh x100 Tỷ lệ thỏ mắc bệnh =

Số thỏ khảo sát

Thời gian điều trị: Tính từ ngày bắt đầu điều trị đến ngày thỏ hết bệnh. Kết quả điều trị: Số thỏ khỏi bệnh/số thỏ điều trị (%).

Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Tình hình chăn nuôi của trại 4.1.1 Cơ cấu tổ chức của trại 4.1.1 Cơ cấu tổ chức của trại

Trại có cơ cấu: 1 trưởng trại anh Trần Văn Bằng, 1 kế toán anh Bùi Chí Nguyện, 2 kỹ thuật viên anh Đinh Hữu Tài và Huỳnh Thanh Long, 1 công nhân anh Nguyễn Văn Thuấn.

Hình 4.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của trại

4.1.2 Chức năng và nhiệm vụ

Nghiên cứu, lai tạo giống vật nuôi để phục vụ cho việc sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển chăn nuôi của Tỉnh.

Trưởng trại

Trần Văn Bằng

Kế toán

Bùi Chí Nguyện

Kỹ thuật viên

Đinh Hữu Tài Huỳnh Thanh Long

Công nhân

*Chú thích:

A: Hố sát trùng G: Chuồng nuôi heo

B: Nuôi heo trên đệm lót sinh học H: Chuồng nuôi thỏ và nuôi bồ câu

C: Văn phòng I: Chuồng nuôi gà sinh sản

D: Nhà ăn J: Phòng ấp

E: Nhà thay đồ và kho thức ăn gia súc K: Chuồng úm và nuôi gà thịt

F: Trạm cấp thoát nước L: Biogas

Hình 4.2: Sơ đồ trại chăn nuôi

4.1.3 Chuồng trại

Diện tích toàn trại 10000 m2, khu dự trữ thức ăn 20 m2. Bên trong trại gồm có 3 khu vực:

Khu vực 1 gồm: Hố sát trùng, nhà thay đồ và kho thức ăn cho gia súc, trạm cấp thoát nước, trạm máy phát điện.

B D I K H G E F C J L A

Khu vực 2 gồm: Văn phòng, nhà ăn, có 4 dãy chuồng nuôi: Dãy 1 nuôi heo, dãy 2 nuôi thỏ và bồ câu, dãy 3 nuôi gà tàu sinh sản và dãy còn lại phòng ấp, chuồng úm và gà thịt. Bên cạnh đó trại còn có hố tiêu hủy và hệ thống Biogas.

Khu vực 3: Nuôi thỏ trên đệm lót sinh học.

Thỏ nuôi ở trại là nuôi nhốt trong lồng và thả xuống nền có đệm lót sinh học, đệm lót sinh học được làm bằng bã mía trãi trên nền xi măng. Chuồng lớn được xây dựng bằng xi măng, lợp mái tole, lồng nuôi thỏ được làm bằng tre và lưới kẽm khung sắt, không có hệ thống thoát nước và phân, có lồng nuôi thỏ con và thỏ mẹ riêng. Thỏ trên lồng lưới và lồng tre được đặt cố định và được chia thành nhiều ô chuồng nhỏ với những kích thước sau:

+ Kích thước ô chuồng nuôi thỏ đực: Cao 0,5 m x dài 1 m x ngang 0,6 m. Chiều cao có thể thay đổi.

+ Kích thước ô chuồng nuôi nhốt thỏ cái: 0,3 m x 1 m x 0,6 m.

+ Kích thước ô chuồng nuôi nhốt thỏ con cai sữa: 0,6 m x 0,6 m x 0,4 m. + Kích thước ô chuồng nuôi nhốt thỏ hậu bị: 0,55 m x 0,35 m x 0,35 m. + Lồng úm thỏ đang bú sữa: 1,5 m x 1m x 0,5 m.

+ Ổ đẻ dùng rổ nhựa hình chữ nhật: 0,3 m x 0,2 m x 0,08 m.

* Ưu và khuyết điểm của đệm lót sinh học đối với nuôi thỏ

Đệm lót sinh học được làm bằng bả mía, trấu, đất khô trộn chung với nhau.

Ưu điểm

Ít tốn công vệ sinh.

Tận dụng được nguồn phân bón cho cây trồng.

Khuyết điểm

Độ bụi cao, mùi NH3 từ phân và nước tiểu cao. Mầm bệnh tồn động như: Cái ghẻ, viêm mũi… Nhiệt độ đệm lót cao ảnh hưởng đến thỏ.

4.1.4 Con giống

Trại nuôi chủ yếu là giống thỏ Newzealand lai và thỏ ta.

4.1.5 Thức ăn

Dùng thức ăn hỗn hợp dành cho heo nái của công ty Cargill mã số 1042, chuối cây và lúa.

Hình 4.5: Thức ăn hỗn hợp

4.1.6 Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng

Sáng:

+ 7 - 7 giờ 30 kiểm tra quan sát tình trạng đàn thỏ. + 8 giờ cho thỏ ăn và thay nước cho thỏ uống. + 9 giờ cho thỏ con bú.

+ 9 - 10 giờ kiểm tra thỏ động dục và cho phối giống.

Chiều:

+ 13 - 13 giờ 30 cho thỏ ăn, và phối lặp lại lần hai thỏ cái đã phối buổi sáng. + 14 - 15 giờ 30 chăm sóc thỏ con.

+ 16 - 17 giờ cho thỏ ăn thêm lúa, thêm nước vào máng uống, quan sát thỏ sắp đẻ, đặt rổ đẻ vào ổ, bổ sung thêm nước.

4.1.6.1 Chăm sóc nuôi dưỡng thỏ cái

Trọng lượng trung bình thỏ cái ở trại là 3,5 kg, thức ăn mỗi ngày của thỏ cái là thức ăn hỗn hợp 80 g, lúa 100 g, chuối cây cho ăn tự do, nước cho uống đầy đủ.

4.1.6.2 Chăm sóc nuôi dưỡng thỏ đực

Trọng lượng trung bình thỏ đực ở trại là từ 3,5 – 4 kg mỗi ngày thỏ đực ăn thức ăn hỗn hợp là 80 g, nước cung cấp đầy đủ.

4.1.6.3 Chăm sóc thỏ con

Thỏ con mới đẻ được thỏ mẹ ăn hết nhau và lau khô, thỏ con mới đẻ chưa có lông và chưa mở mắt. Thỏ con mỗi ngày bú sữa mẹ 1 lần sau khi bú đem thỏ con vào lồng úm, nếu được bú đầy đủ thì thỏ con da phẳng và 5 – 8 ngày đầu thấy bụng căng phình ra và thấy màu hồng ở khoang bụng và thỏ con có biểu hiện lấy hai chân trước cào ổ ngủ và thấy lớp lông phủ trên đàn động đậy đều. Nếu thỏ con còn đói sữa thì da nhăn nheo, bụng lép và đàn con động đậy liên tục, khoảng 9 – 12 ngày sau mở mắt và tập ăn thức ăn cùng với thức ăn của thỏ mẹ.

Một phần của tài liệu khảo sát quy trình chăn nuôi và một số bệnh thường xảy ra trên thỏ tại trung tâm giống nông nghiệp hậu giang thuộc xã vị thắng huyện vị thủy tỉnh hậu giang (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)