Các chỉ tiêu theo dõi

Một phần của tài liệu khảo sát quy trình chăn nuôi và một số bệnh thường xảy ra trên thỏ tại trung tâm giống nông nghiệp hậu giang thuộc xã vị thắng huyện vị thủy tỉnh hậu giang (Trang 38)

3.3.1 Thời điểm sơ sinh

- Số con sơ sinh bình quân/ổ (con).

- Số con sơ sinh bình quân còn sống/ổ (con). - Trọng lượng sơ sinh bình quân (g/ổ) và (g/con). - Tỷ lệ nuôi sống (%).

3.3.2 Thời điểm 21 ngày tuổi

- Số con 21 ngày tuổi bình quân/ổ (con).

- Tỷ lệ nuôi sống từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi: Số con 21 ngày tuổi/ số con sơ sinh (%).

3.3.3 Thời điểm cai sữa

- Số ngày cai sữa: Tính từ lúc thỏ đẻ đến ngày cai sữa thỏ con (ngày). - Số con cai sữa/ổ (con).

- Trọng lượng cai sữa (kg/ổ) và (g/con).

- Tỷ lệ nuôi sống từ 21 ngày tuổi đến khi cai sữa: Số con cai sữa/ số con 21 ngày tuổi (%). 3.3.4 Tỷ lệ bệnh thỏ (%) Bệnh ghẻ ∑ Số thỏ mắc bệnh x100 Tỷ lệ thỏ mắc bệnh = Số thỏ khảo sát

Thời gian điều trị: Tính từ ngày bắt đầu điều trị đến ngày thỏ hết bệnh. Kết quả điều trị: Số thỏ khỏi bệnh/ số thỏ điều trị (%).

Bệnh sổ mũi

∑ Số thỏ mắc bệnh x100 Tỷ lệ thỏ mắc bệnh =

Số thỏ khảo sát

Thời gian điều trị: Tính từ ngày bắt đầu điều trị đến ngày thỏ hết bệnh. Kết quả điều trị: Số thỏ khỏi bệnh /số thỏ điều trị (%).

Bệnh tiêu chảy

∑ Số thỏ mắc bệnh x100 Tỷ lệ thỏ mắc bệnh =

Số thỏ khảo sát

Thời gian điều trị: Tính từ ngày bắt đầu điều trị đến ngày thỏ hết bệnh. Kết quả điều trị: Số thỏ khỏi bệnh/số thỏ điều trị (%).

Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Tình hình chăn nuôi của trại 4.1.1 Cơ cấu tổ chức của trại 4.1.1 Cơ cấu tổ chức của trại

Trại có cơ cấu: 1 trưởng trại anh Trần Văn Bằng, 1 kế toán anh Bùi Chí Nguyện, 2 kỹ thuật viên anh Đinh Hữu Tài và Huỳnh Thanh Long, 1 công nhân anh Nguyễn Văn Thuấn.

Hình 4.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của trại

4.1.2 Chức năng và nhiệm vụ

Nghiên cứu, lai tạo giống vật nuôi để phục vụ cho việc sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển chăn nuôi của Tỉnh.

Trưởng trại

Trần Văn Bằng

Kế toán

Bùi Chí Nguyện

Kỹ thuật viên

Đinh Hữu Tài Huỳnh Thanh Long

Công nhân

*Chú thích:

A: Hố sát trùng G: Chuồng nuôi heo

B: Nuôi heo trên đệm lót sinh học H: Chuồng nuôi thỏ và nuôi bồ câu

C: Văn phòng I: Chuồng nuôi gà sinh sản

D: Nhà ăn J: Phòng ấp

E: Nhà thay đồ và kho thức ăn gia súc K: Chuồng úm và nuôi gà thịt

F: Trạm cấp thoát nước L: Biogas

Hình 4.2: Sơ đồ trại chăn nuôi

4.1.3 Chuồng trại

Diện tích toàn trại 10000 m2, khu dự trữ thức ăn 20 m2. Bên trong trại gồm có 3 khu vực:

Khu vực 1 gồm: Hố sát trùng, nhà thay đồ và kho thức ăn cho gia súc, trạm cấp thoát nước, trạm máy phát điện.

B D I K H G E F C J L A

Khu vực 2 gồm: Văn phòng, nhà ăn, có 4 dãy chuồng nuôi: Dãy 1 nuôi heo, dãy 2 nuôi thỏ và bồ câu, dãy 3 nuôi gà tàu sinh sản và dãy còn lại phòng ấp, chuồng úm và gà thịt. Bên cạnh đó trại còn có hố tiêu hủy và hệ thống Biogas.

Khu vực 3: Nuôi thỏ trên đệm lót sinh học.

Thỏ nuôi ở trại là nuôi nhốt trong lồng và thả xuống nền có đệm lót sinh học, đệm lót sinh học được làm bằng bã mía trãi trên nền xi măng. Chuồng lớn được xây dựng bằng xi măng, lợp mái tole, lồng nuôi thỏ được làm bằng tre và lưới kẽm khung sắt, không có hệ thống thoát nước và phân, có lồng nuôi thỏ con và thỏ mẹ riêng. Thỏ trên lồng lưới và lồng tre được đặt cố định và được chia thành nhiều ô chuồng nhỏ với những kích thước sau:

+ Kích thước ô chuồng nuôi thỏ đực: Cao 0,5 m x dài 1 m x ngang 0,6 m. Chiều cao có thể thay đổi.

+ Kích thước ô chuồng nuôi nhốt thỏ cái: 0,3 m x 1 m x 0,6 m.

+ Kích thước ô chuồng nuôi nhốt thỏ con cai sữa: 0,6 m x 0,6 m x 0,4 m. + Kích thước ô chuồng nuôi nhốt thỏ hậu bị: 0,55 m x 0,35 m x 0,35 m. + Lồng úm thỏ đang bú sữa: 1,5 m x 1m x 0,5 m.

+ Ổ đẻ dùng rổ nhựa hình chữ nhật: 0,3 m x 0,2 m x 0,08 m.

* Ưu và khuyết điểm của đệm lót sinh học đối với nuôi thỏ

Đệm lót sinh học được làm bằng bả mía, trấu, đất khô trộn chung với nhau.

Ưu điểm

Ít tốn công vệ sinh.

Tận dụng được nguồn phân bón cho cây trồng.

Khuyết điểm

Độ bụi cao, mùi NH3 từ phân và nước tiểu cao. Mầm bệnh tồn động như: Cái ghẻ, viêm mũi… Nhiệt độ đệm lót cao ảnh hưởng đến thỏ.

4.1.4 Con giống

Trại nuôi chủ yếu là giống thỏ Newzealand lai và thỏ ta.

4.1.5 Thức ăn

Dùng thức ăn hỗn hợp dành cho heo nái của công ty Cargill mã số 1042, chuối cây và lúa.

Hình 4.5: Thức ăn hỗn hợp

4.1.6 Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng

Sáng:

+ 7 - 7 giờ 30 kiểm tra quan sát tình trạng đàn thỏ. + 8 giờ cho thỏ ăn và thay nước cho thỏ uống. + 9 giờ cho thỏ con bú.

+ 9 - 10 giờ kiểm tra thỏ động dục và cho phối giống.

Chiều:

+ 13 - 13 giờ 30 cho thỏ ăn, và phối lặp lại lần hai thỏ cái đã phối buổi sáng. + 14 - 15 giờ 30 chăm sóc thỏ con.

+ 16 - 17 giờ cho thỏ ăn thêm lúa, thêm nước vào máng uống, quan sát thỏ sắp đẻ, đặt rổ đẻ vào ổ, bổ sung thêm nước.

4.1.6.1 Chăm sóc nuôi dưỡng thỏ cái

Trọng lượng trung bình thỏ cái ở trại là 3,5 kg, thức ăn mỗi ngày của thỏ cái là thức ăn hỗn hợp 80 g, lúa 100 g, chuối cây cho ăn tự do, nước cho uống đầy đủ.

4.1.6.2 Chăm sóc nuôi dưỡng thỏ đực

Trọng lượng trung bình thỏ đực ở trại là từ 3,5 – 4 kg mỗi ngày thỏ đực ăn thức ăn hỗn hợp là 80 g, nước cung cấp đầy đủ.

4.1.6.3 Chăm sóc thỏ con

Thỏ con mới đẻ được thỏ mẹ ăn hết nhau và lau khô, thỏ con mới đẻ chưa có lông và chưa mở mắt. Thỏ con mỗi ngày bú sữa mẹ 1 lần sau khi bú đem thỏ con vào lồng úm, nếu được bú đầy đủ thì thỏ con da phẳng và 5 – 8 ngày đầu thấy bụng căng phình ra và thấy màu hồng ở khoang bụng và thỏ con có biểu hiện lấy hai chân trước cào ổ ngủ và thấy lớp lông phủ trên đàn động đậy đều. Nếu thỏ con còn đói sữa thì da nhăn nheo, bụng lép và đàn con động đậy liên tục, khoảng 9 – 12 ngày sau mở mắt và tập ăn thức ăn cùng với thức ăn của thỏ mẹ.

Hình 4.6: Thỏ con sau khi bú và thỏ mẹ dang cho thỏ con bú

4.1.6.4 Phát hiện động dục

Thỏ cái nằm im thu mình về một góc chuồng, bỏ ăn hoặc ăn ít, có những con hoạt động nhiều hơn bình thường, cắn phá chuồng. Kiểm tra âm hộ: âm hộ màu hồng nhạt là bình thường chuyển sang màu đỏ ửng, đỏ tươi, đỏ đậm, đỏ tím. Thời điểm phối tốt nhất là đỏ đậm có một ít dịch nhờn, thường là ngày lên giống thứ hai.

Cách phối giống bắt thỏ cái nhẹ nhàng sang lồng thỏ đực. Phối 2 lần cách nhau 4 – 6 giờ. Không bắt thỏ đực bỏ vào lồng thỏ cái vì thỏ đực lạ chuồng mất thời gian làm quen không chú ý đến thỏ cái đang chờ phối, phải quan sát coi thỏ nhảy, khi nhảy được thỏ đực sẽ kêu lên một tiếng và ngã sang bên cạnh con cái. Thỏ cái động dục mà không chịu phối ta bắt thỏ cái một tay nắm da cổ cố định và một tay lòn xuống dưới

bụng nâng mông thỏ cái lên cho thỏ đực phối. Không bỏ thỏ cái trong lồng thỏ đực suốt đêm vì như vậy sẽ làm mất sức cả thỏ đực và thỏ cái.

Kiểm tra thỏ cái có mang bằng cách khám thai ở ngày thứ 14.

4.1.6.5 Kiểm tra có hai cách

Thứ nhất là kiểm tra bằng tay là bắt thỏ cái đặt nhẹ nhàng lên trên mặt phẳng nhám, tay phải nắm lấy cổ tai và vai thỏ, tay trái đặt dưới mình thỏ giữa hai chân sau và trước vùng xương chậu, đặt ngón cái 1 bên và 4 ngón còn lại một bên lướt nhẹ nhàng từ trước ra sau, nếu gặp 1 cục tròn nhỏ như sâu chuỗi là thỏ có thai. Nên phân biệt với phân nằm gần xương sống và trực tràng.

Thứ hai là đem thỏ cái sang lồng thỏ đực khi thỏ cái hung dữ hay chạy trốn không cho con đực phối như vậy thỏ đã có thai. Phương pháp này hay nhầm lẫn với thỏ không mang thai nhưng chưa đến thời ky động dục.

Đối với thỏ tơ bỏ qua lần động dục lần đầu và đến lần động dục lần thứ 2 thì mới cho phối giống. Thỏ cái sau khi đẻ lên giống lại sau ngày thứ 2 – 3 không cho thỏ phối giống vào giai đoạn này mà cho phối giống khi cai sữa thỏ con ngay lần lên giống đầu tiên, để cho thỏ có thời gian phục hồi.

Chu kỳ động dục thỏ thay đổi tùy theo thể trạng của từng con có thể dao động từ 7 – 14 ngày.

Thỏ cái có mang cần giữ yên tĩnh, tăng cường thêm đạm, vào hai tuần cuối mang thai.

Thỏ cái đến ngày gần đẻ có biểu hiện bứt lông, gom cỏ vào ổ, ăn ít hoặc bỏ ăn uống nước nhiều, thỏ đẻ xong kiểm tra thỏ sơ sinh và bổ sung thêm thức ăn, nước uống.

Xác định giới tính lúc 21 ngày tuổi. Cai sữa thỏ con lúc 28 – 30 ngày tuổi.

Hình 4.7: Thỏ cái bứt lông vào ổ chuẩn bị đẻ và thỏ con mới đẻ

4.2 Các chỉ tiêu về năng suất sinh sản của đàn thỏ được khảo sát 4.2.1 Thời điểm sơ sinh 4.2.1 Thời điểm sơ sinh

Bảng 4.1: Các chỉ tiêu ở thời điểm sơ sinh

Chỉ tiêu Số nái khảo sát Số thỏ con sơ sinh khảo sát Số con sơ sinh bình quân/ổ Đơn vị 17 con 90 con 5,29 con

Qua kết quả khảo sát trên Bảng 4.1 chúng tôi nhận thấy số con sơ sinh đẻ ra trên ổ là 5,29 con. So với kết quả của (Hoàng Thị Xuân Mai, 2005) số con sơ sinh trên ổ là 3 – 8 con. Từ kết quả này chúng tôi nhận thấy số con sơ sinh trên ổ tương đương với kết quả khảo sát số con sơ sinh trên ổ của (Hoàng Thị Xuân Mai, 2005).

4.2.2 Số con sơ sinh còn sống trên ổ

Bảng 4.2: Tỷ lệ chết, tỷ lệ sống và số con sơ sinh còn sống/ổ

Chỉ tiêu Số thỏ con Số thỏ con chết Số thỏ con sống Tỷ lệ chết % Tỷ lệ sống % Số con sống bình quân/ổ

Đơn vị 90 con 34 con 56 con 37,80% 62,20% 3,29 con

37.80% 62.20% 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00%

Biểu đồ tỷ lệ chết và sống của thỏ con sơ sinh

%

Tỷ lệ chết Tỷ lệ sống

Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ sống và chết của thỏ con sơ sinh

Qua kết quả khảo sát bảng 4.2 và Biểu đồ 4.1 chúng tôi nhận thấy số con sơ sinh còn sống trên ổ của trại là 3,29 con thấp hơn so với (Đinh Văn Bình và Nguyễn Quang Sức, 1999) số con sơ sinh sống sau 15 giờ ≥ 6 con.

Qua kết quả cho thấy khả năng nuôi thai trong thời gian chửa chưa tốt, quy trình chăm sóc thỏ trong giai đoạn chửa chưa đảm bảo vì thỏ trong lúc mang thai không tiêm phòng bệnh cho thỏ như: Cầu trùng, E.coli, thương hàn, dịch tả… Khẩu phần ăn chưa cân đối, đầy đủ dinh dưỡng. Vì vậy chỉ tiêu số con sơ sinh còn sống trên ổ chưa cao.

Số con sơ sinh còn sống /ổ là chỉ tiêu nói lên tính mắn đẻ và khả năng nuôi thai của thỏ trong thời gian chửa. Chẳng hạn trong thời gian chửa thỏ không mắc bệnh đặc

biệt là các bệnh làm ảnh hưởng đến thai đồng thời trong thời điểm này khẩu phần và khâu chăm sóc nuôi dưỡng cũng rất quan trong, nếu khẩu phần cung cấp không cân bằng dinh dưỡng hay thiếu chất dinh dưỡng như đạm, khoáng, vitamin,.…, sẽ ảnh hưởng đến quá trình hình thành của thai khi đẻ ra sẽ bị dị tật sức sống kém dẫn đến số con không đạt yêu cầu. Ngoài ra còn có yếu tố môi trường như nhiệt độ chuồng nuôi cao cũng ảnh hưởng đến sức sống của thai.

Tỷ lệ chết của thỏ con sơ sinh là 37,80% là có nhiều nguyên nhân gây ra là do thỏ mẹ thiếu dưỡng chất ăn thịt con, thỏ con mới đẻ lọt xuống kẻ hở của lồng chuồng làm bằng tre, thỏ mẹ không cho thỏ con bú, đẻ non,...

Các nguyên nhân trên xảy ra là do trong khi mang thai thỏ ăn không đủ chất. Thỏ mẹ sợ hãi, mất bình tĩnh, thiếu khoáng, thiếu nước uống hoặc do cá tính hung dữ bẩm sinh, không có ổ do thiếu vật liệu, chuồng bẩn, thiếu sự cách biệt, con cái còn quá nhỏ hoặc quá già, lớp lót chuồng có mùi quá mạnh, chứng ăn thịt con thường kèm theo chứng mất sữa.

Hình 4.8: Thỏ con bị thỏ mẹ ăn thịt

4.2.3 Trọng lượng sơ sinh trên con

Bảng 4.3: Trọng lượng sơ sinh thỏ con

Chỉ tiêu Đơn vị Thỏ

Trọng lượng sơ sinh bình quân gram/ổ 272,4

Trọng lượng sơ sinh bình quân gram/con 51,5

Qua kết quả khảo sát 17 thỏ nái sinh sản giống của trại ở Bảng 4.3 chúng tôi nhận thấy trọng lượng sơ sinh trên ổ là 51,5 gram, so với ( Hoàng Thị Xuân Mai, 2005) thỏ con mới sinh cân nặng độ 25 g – 50 g.( Đinh Văn Bình và Nguyễn Quang Sức 1999) với trọng lượng sơ sinh thỏ con là 25 – 55 gram/con. Điều này cho thấy khả năng nuôi dưỡng thai của thỏ tốt tức là khả năng sử dụng dưỡng chất từ thức ăn để nuôi bào thai tốt.

Trọng lượng sơ sinh trên con là chỉ tiêu phản ánh quá trình chăm sóc nuôi dưỡng thỏ trong thời gian mang thai đặc biệt là ở giai đoạn trong cơ thể thỏ mẹ và khả năng nuôi dưỡng thai của thỏ trong giai đoạn chửa. Nghĩa là phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng cung cấp cho thỏ trong giai đoạn mang thai và khả năng sử dụng chất chất dinh dưỡng trong cơ thể của thỏ mẹ. Vì thế khẩu phần cung cấp cho thỏ trong giai đoạn này có ảnh hưởng rất lớn đối với trọng lượng sơ sinh. Do đó trong giai đoạn này nếu khẩu phần cung cấp cho thỏ nghèo dưỡng chất sẽ làm ảnh hưởng xấu đến bào thai và trọng lượng sơ sinh sẽ nhỏ. Theo tác giả Hammond (1955) trọng lượng sơ sinh phụ thuộc vào tầm vóc thỏ mẹ, ngoài ra nó còn phụ thuộc vào trọng lượng thành thục của thỏ mẹ tức là đặc tính của giống như giống ngoại trọng lượng sơ sinh lớn hơn giống nội. Mặc dù vậy nhưng chúng ta cũng không thể cung cấp khẩu phần ăn một cách tối đa sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng phát triển của bào thai và gây đẻ khó. Bên cạnh đó còn làm tăng giá thành của thỏ con (Bùi Hồng Vân, 1992).

4.2.4 Thời điểm 21 ngày tuổi

Bảng 4.4: Các chỉ tiêu ở 21 ngày tuổi

Chỉ tiêu Số nái khảo sát Số thỏ con sơ sinh khảo sát Số con sơ sinh bình quân/ổ Đơn vị 17 con 56 con 3,29 con

Qua Bảng 4.4 chúng tôi nhận thấy:

Số con bình quân /ổ lúc 21 ngày tuổi là 3,29 con.

Số con 21 ngày tuổi trên ổ được tính là tổng số con nuôi từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi trong giai đoạn này chúng ta cần phải tạo điều kiện cho chúng như tạo sự thông thoáng, khắc phục môi trường tiểu khí hậu của chuồng nuôi, nhiệt độ và ẩm độ phải thích hợp với điều kiện sống của thỏ mẹ và thỏ con, cung cấp thức ăn dễ tiêu giàu dinh dưỡng và Vitamin nhằm tăng sức đề kháng cho chúng. Đặc biệt là thức ăn không ẩm mốc trong giai đoạn này cần cung cấp nhiệt cho thỏ về đêm vì thỏ con rất nhạy cảm

Một phần của tài liệu khảo sát quy trình chăn nuôi và một số bệnh thường xảy ra trên thỏ tại trung tâm giống nông nghiệp hậu giang thuộc xã vị thắng huyện vị thủy tỉnh hậu giang (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)