Triệu chứng lâm sàng đặc trưng của bệnh ghẻ là ngứa, rụng lông và đóng vẩy. Thỏ ngứa thì lấy hai chân trước cào vuốt tai vào mồm cắn, lắc đầu, dụi đầu vào thành lồng hoặc đồ vật xung quanh, hai chân trước vẫy vẫy, hai chân sau dậm dật xuống đáy lồng. Tại các điểm ghẻ lúc đầu thấy rụng lông, sau đó thấy các vẩy rộp trắng xám, dầy cộm dần lên và khô cứng lại. Nhiều khi ở dưới vẩy ghẻ có mủ do nhiễm trùng gây viêm da. Cơ thể bị nhiễm độc do ghẻ tiết ra, mất máu, thỏ không yên tĩnh, mất ngủ, kém ăn, gầy dần rồi chết.
2.9.1.4 Điều trị
Hiện nay có thể sử dụng thuốc ghẻ Ivermectin tiêm dưới da một lần cho thỏ với liều 0,5 ml/2 kg thể trọng có tác dụng tốt. Hoặc dùng 40 ml cồn iốt 20% và 20 g bột lưu huỳnh pha trộn đều với 1 lít dầu thực vật để bôi 2 lần cách nhau 3 - 4 ngày. Trước khi bôi thuốc cần thấm nước xà phòng cho mềm vẩy.
Phải thường xuyên kiểm tra cá thể để phát hiện bệnh và điều trị bệnh kịp thời. Cách ly những con bị ghẻ và vệ sinh, sát trùng lồng chuồng, dụng cụ chăn nuôi khu vực quanh con bị bệnh.
2.9.2 Bệnh tiêu chảy 2.9.2.1 Nguyên nhân
Thực chất của bệnh này là rối loạn tiêu hóa do chuyển tiếp thức ăn đột ngột, ăn nhiều rau, lá, củ quả chứa nhiều nước hoặc thức ăn nước uống bị dính tạp chất bẩn, dính nước mưa, nước sương, mùa đông uống nước lạnh hoặc thỏ nằm trên cao bị gió lạnh lùa vào bụng. Có thể phản ứng xấu với stress trong thời kỳ cai sữa, tiếng ồn không rõ nguồn gốc, môi trường mới, người mới hay vật mới.
2.9.2.2 Lứa tuổi mắc bệnh
Thỏ con sau cai sữa đến 3 tháng tuổi hay mắc bệnh này.
2.9.2.3 Triệu chứng
Phân thỏ lúc đầu hơi nhão, sau đó lỏng dần thấm dính bết lông quanh hậu môn. Thỏ kém ăn, lờ đờ, uống nước nhiều. Có khi thỏ bị chướng hơi, đầy bụng, thỏ không yên tĩnh, khó thở, chảy dãi ướt lông quanh hai mép.
2.9.2.4 Điều trị
Khi thấy phân thỏ nhão, cần đình chỉ thức ăn xanh, nước uống và các yếu tố môi trường không hợp vệ sinh. Cho thỏ ăn hoặc uống nước búp ổi, búp chè, quả hồng xiêm, cỏ sữa. Nếu bị bệnh nặng cho uống thêm Sulfaguanidin với liều 0,1 g/kg thể trọng/ngày và uống 3 ngày liền. Khi thấy thỏ chướng hơi cho thỏ uống thêm 1 - 2 thìa dầu thực vật và lấy tay vuốt hai bên thành bụng.
2.9.2.5 Phòng bệnh
Chủ yếu bằng chế độ cho ăn hợp lý, đặc biệt là chế độ chuyển tiếp thức ăn dần dần từ thức ăn khô sang thức ăn xanh và tăng dần khối lượng. Thức ăn chứa nhiều nước cần phơi héo bớt nước trước khi cho ăn. Nên kết hợp thức ăn thô khô với thức ăn thô xanh trong khẩu phần hàng ngày.
2.9.3 Bệnh viêm mũi 2.9.3.1 Nguyên nhân
Biến đổi nhiệt độ đột ngột, nhiệt độ cao trên 220C, Thông thoáng không đủ hoặc gió lùa. Do vận chuyển, chuồng trại không sạch sẽ.
2.9.3.2 Triệu chứng
Nước mũi trong hoặc có mủ, viêm kết mạc, ảnh hưởng hô hấp do tắc đường hô hấp trên. Nếu biến chứng sang viêm phổi phế quản phổi thì kèm theo ho, chảy nước mũi, sốt cao, thở khó và làm thỏ ủ rũ. Có thể gây tử vong ngay khi có cả điều trị.
2.9.3.3 Điều trị
Cần xem xét lại môi trường sống của thỏ như: Độ thông thoáng, gió lùa, nhiệt độ, ẩm độ, chuồng trại quét dọn sạch sẽ. Sử dụng kháng sinh đường hô hấp an toàn đối với thỏ như: Streptomycin, Kanamycin,...
Chương 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU