Số con sơ sinh còn sống trên ổ

Một phần của tài liệu khảo sát quy trình chăn nuôi và một số bệnh thường xảy ra trên thỏ tại trung tâm giống nông nghiệp hậu giang thuộc xã vị thắng huyện vị thủy tỉnh hậu giang (Trang 48)

Bảng 4.2: Tỷ lệ chết, tỷ lệ sống và số con sơ sinh còn sống/ổ

Chỉ tiêu Số thỏ con Số thỏ con chết Số thỏ con sống Tỷ lệ chết % Tỷ lệ sống % Số con sống bình quân/ổ

Đơn vị 90 con 34 con 56 con 37,80% 62,20% 3,29 con

37.80% 62.20% 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00%

Biểu đồ tỷ lệ chết và sống của thỏ con sơ sinh

%

Tỷ lệ chết Tỷ lệ sống

Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ sống và chết của thỏ con sơ sinh

Qua kết quả khảo sát bảng 4.2 và Biểu đồ 4.1 chúng tôi nhận thấy số con sơ sinh còn sống trên ổ của trại là 3,29 con thấp hơn so với (Đinh Văn Bình và Nguyễn Quang Sức, 1999) số con sơ sinh sống sau 15 giờ ≥ 6 con.

Qua kết quả cho thấy khả năng nuôi thai trong thời gian chửa chưa tốt, quy trình chăm sóc thỏ trong giai đoạn chửa chưa đảm bảo vì thỏ trong lúc mang thai không tiêm phòng bệnh cho thỏ như: Cầu trùng, E.coli, thương hàn, dịch tả… Khẩu phần ăn chưa cân đối, đầy đủ dinh dưỡng. Vì vậy chỉ tiêu số con sơ sinh còn sống trên ổ chưa cao.

Số con sơ sinh còn sống /ổ là chỉ tiêu nói lên tính mắn đẻ và khả năng nuôi thai của thỏ trong thời gian chửa. Chẳng hạn trong thời gian chửa thỏ không mắc bệnh đặc

biệt là các bệnh làm ảnh hưởng đến thai đồng thời trong thời điểm này khẩu phần và khâu chăm sóc nuôi dưỡng cũng rất quan trong, nếu khẩu phần cung cấp không cân bằng dinh dưỡng hay thiếu chất dinh dưỡng như đạm, khoáng, vitamin,.…, sẽ ảnh hưởng đến quá trình hình thành của thai khi đẻ ra sẽ bị dị tật sức sống kém dẫn đến số con không đạt yêu cầu. Ngoài ra còn có yếu tố môi trường như nhiệt độ chuồng nuôi cao cũng ảnh hưởng đến sức sống của thai.

Tỷ lệ chết của thỏ con sơ sinh là 37,80% là có nhiều nguyên nhân gây ra là do thỏ mẹ thiếu dưỡng chất ăn thịt con, thỏ con mới đẻ lọt xuống kẻ hở của lồng chuồng làm bằng tre, thỏ mẹ không cho thỏ con bú, đẻ non,...

Các nguyên nhân trên xảy ra là do trong khi mang thai thỏ ăn không đủ chất. Thỏ mẹ sợ hãi, mất bình tĩnh, thiếu khoáng, thiếu nước uống hoặc do cá tính hung dữ bẩm sinh, không có ổ do thiếu vật liệu, chuồng bẩn, thiếu sự cách biệt, con cái còn quá nhỏ hoặc quá già, lớp lót chuồng có mùi quá mạnh, chứng ăn thịt con thường kèm theo chứng mất sữa.

Hình 4.8: Thỏ con bị thỏ mẹ ăn thịt

Một phần của tài liệu khảo sát quy trình chăn nuôi và một số bệnh thường xảy ra trên thỏ tại trung tâm giống nông nghiệp hậu giang thuộc xã vị thắng huyện vị thủy tỉnh hậu giang (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)