Diện tích toàn trại 10000 m2, khu dự trữ thức ăn 20 m2. Bên trong trại gồm có 3 khu vực:
Khu vực 1 gồm: Hố sát trùng, nhà thay đồ và kho thức ăn cho gia súc, trạm cấp thoát nước, trạm máy phát điện.
B D I K H G E F C J L A
Khu vực 2 gồm: Văn phòng, nhà ăn, có 4 dãy chuồng nuôi: Dãy 1 nuôi heo, dãy 2 nuôi thỏ và bồ câu, dãy 3 nuôi gà tàu sinh sản và dãy còn lại phòng ấp, chuồng úm và gà thịt. Bên cạnh đó trại còn có hố tiêu hủy và hệ thống Biogas.
Khu vực 3: Nuôi thỏ trên đệm lót sinh học.
Thỏ nuôi ở trại là nuôi nhốt trong lồng và thả xuống nền có đệm lót sinh học, đệm lót sinh học được làm bằng bã mía trãi trên nền xi măng. Chuồng lớn được xây dựng bằng xi măng, lợp mái tole, lồng nuôi thỏ được làm bằng tre và lưới kẽm khung sắt, không có hệ thống thoát nước và phân, có lồng nuôi thỏ con và thỏ mẹ riêng. Thỏ trên lồng lưới và lồng tre được đặt cố định và được chia thành nhiều ô chuồng nhỏ với những kích thước sau:
+ Kích thước ô chuồng nuôi thỏ đực: Cao 0,5 m x dài 1 m x ngang 0,6 m. Chiều cao có thể thay đổi.
+ Kích thước ô chuồng nuôi nhốt thỏ cái: 0,3 m x 1 m x 0,6 m.
+ Kích thước ô chuồng nuôi nhốt thỏ con cai sữa: 0,6 m x 0,6 m x 0,4 m. + Kích thước ô chuồng nuôi nhốt thỏ hậu bị: 0,55 m x 0,35 m x 0,35 m. + Lồng úm thỏ đang bú sữa: 1,5 m x 1m x 0,5 m.
+ Ổ đẻ dùng rổ nhựa hình chữ nhật: 0,3 m x 0,2 m x 0,08 m.
* Ưu và khuyết điểm của đệm lót sinh học đối với nuôi thỏ
Đệm lót sinh học được làm bằng bả mía, trấu, đất khô trộn chung với nhau.
Ưu điểm
Ít tốn công vệ sinh.
Tận dụng được nguồn phân bón cho cây trồng.
Khuyết điểm
Độ bụi cao, mùi NH3 từ phân và nước tiểu cao. Mầm bệnh tồn động như: Cái ghẻ, viêm mũi… Nhiệt độ đệm lót cao ảnh hưởng đến thỏ.