Bảng 4.3: Trọng lượng sơ sinh thỏ con
Chỉ tiêu Đơn vị Thỏ
Trọng lượng sơ sinh bình quân gram/ổ 272,4
Trọng lượng sơ sinh bình quân gram/con 51,5
Qua kết quả khảo sát 17 thỏ nái sinh sản giống của trại ở Bảng 4.3 chúng tôi nhận thấy trọng lượng sơ sinh trên ổ là 51,5 gram, so với ( Hoàng Thị Xuân Mai, 2005) thỏ con mới sinh cân nặng độ 25 g – 50 g.( Đinh Văn Bình và Nguyễn Quang Sức 1999) với trọng lượng sơ sinh thỏ con là 25 – 55 gram/con. Điều này cho thấy khả năng nuôi dưỡng thai của thỏ tốt tức là khả năng sử dụng dưỡng chất từ thức ăn để nuôi bào thai tốt.
Trọng lượng sơ sinh trên con là chỉ tiêu phản ánh quá trình chăm sóc nuôi dưỡng thỏ trong thời gian mang thai đặc biệt là ở giai đoạn trong cơ thể thỏ mẹ và khả năng nuôi dưỡng thai của thỏ trong giai đoạn chửa. Nghĩa là phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng cung cấp cho thỏ trong giai đoạn mang thai và khả năng sử dụng chất chất dinh dưỡng trong cơ thể của thỏ mẹ. Vì thế khẩu phần cung cấp cho thỏ trong giai đoạn này có ảnh hưởng rất lớn đối với trọng lượng sơ sinh. Do đó trong giai đoạn này nếu khẩu phần cung cấp cho thỏ nghèo dưỡng chất sẽ làm ảnh hưởng xấu đến bào thai và trọng lượng sơ sinh sẽ nhỏ. Theo tác giả Hammond (1955) trọng lượng sơ sinh phụ thuộc vào tầm vóc thỏ mẹ, ngoài ra nó còn phụ thuộc vào trọng lượng thành thục của thỏ mẹ tức là đặc tính của giống như giống ngoại trọng lượng sơ sinh lớn hơn giống nội. Mặc dù vậy nhưng chúng ta cũng không thể cung cấp khẩu phần ăn một cách tối đa sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng phát triển của bào thai và gây đẻ khó. Bên cạnh đó còn làm tăng giá thành của thỏ con (Bùi Hồng Vân, 1992).
4.2.4 Thời điểm 21 ngày tuổi
Bảng 4.4: Các chỉ tiêu ở 21 ngày tuổi
Chỉ tiêu Số nái khảo sát Số thỏ con sơ sinh khảo sát Số con sơ sinh bình quân/ổ Đơn vị 17 con 56 con 3,29 con
Qua Bảng 4.4 chúng tôi nhận thấy:
Số con bình quân /ổ lúc 21 ngày tuổi là 3,29 con.
Số con 21 ngày tuổi trên ổ được tính là tổng số con nuôi từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi trong giai đoạn này chúng ta cần phải tạo điều kiện cho chúng như tạo sự thông thoáng, khắc phục môi trường tiểu khí hậu của chuồng nuôi, nhiệt độ và ẩm độ phải thích hợp với điều kiện sống của thỏ mẹ và thỏ con, cung cấp thức ăn dễ tiêu giàu dinh dưỡng và Vitamin nhằm tăng sức đề kháng cho chúng. Đặc biệt là thức ăn không ẩm mốc trong giai đoạn này cần cung cấp nhiệt cho thỏ về đêm vì thỏ con rất nhạy cảm với khí hậu lạnh do lông thưa hệ thống điều hòa thân nhiệt chưa hoàn chỉnh nên thỏ dễ bị tiêu chảy, ăn không tiêu và bị sình bụng, các điều kiện này làm cho số con bình quân/ổ của trại chưa được tốt.
Bảng 4.5: Trọng lượng 21 ngày tuổi
Chỉ tiêu Đơn vị Thỏ
Trọng lượng bình quân gram/ổ 939,6 Trọng lượng bình quân gram/con 156,6
Qua Bảng 4.5 chúng tôi nhận thấy:
Trong giai đoạn này là chỉ tiêu nói lên tính tốt sữa của thỏ mẹ. Còn nhiều yếu tố ảnh hưởng đến trọng lượng 21 ngày tuổi: Lượng sữa mẹ cung cấp, khả năng hấp thu dưỡng chất của cơ thể thỏ con và sức chống chịu của thỏ con đối với điều kiện sống bất lợi ngoài bụng mẹ. Các yếu tố này quyết định đến sự tăng trọng của thỏ.
Bảng 4.6: Tỷ lệ chết, tỷ lệ sống số con sống bình quân/ổ lúc 21 ngày tuổi Chỉ tiêu Số thỏ con Số thỏ chết Số thỏ sống Tỷ lệ chết % Tỷ lệ sống % Số con sống bình quân/ổ Đơn vị 56 con 3 con 53 con 5,40 94,60 3,11 con
Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ sống chết thỏ 21 ngày tuổi
Qua Biểu đồ 4.2 chúng tôi nhận thấy tỷ lệ chết của thỏ 21 ngày tuổi chiếm tỷ lệ 5,40%, tỷ lệ sống 94,60% hai tỷ lệ này cho ta thấy tỷ lệ chết là do các nguyên nhân bệnh đường tiêu hóa, thỏ ăn không tiêu, bệnh đường hô hấp,…
4.2.5 Thời điểm cai sữa
Bảng 4.7: Các chỉ tiêu ở thời điểm cai sữa Chỉ
tiêu
Số nái khảo
sát Tổng số con cai sữa
Số con cai sữa sinh
bình quân/ổ Số ngày cai sữa Đơn vị 17 con 35 con 2,05 con 28 - 30 ngày