1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần phân bón và hóa chất cần thơ

130 496 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 130
Dung lượng 866,22 KB

Nội dung

CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT CẦN THƠ...55 5.1 NHẬN XÉT CHUNG VỀ CÔNG TÁC K

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

08-2013

Trang 3

LỜI CẢM TẠ

Sau hai năm học tập liên thông tại Trường Đại học Cần Thơ cùng với thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Phân bón và Hóa chất Cần Thơ, tôi đã hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp của mình Đề tài được hoàn thành nhờ công lao to lớn của quý thầy cô Trường Đại học Cần Thơ; những ý kiến hướng dẫn của cô Lê Phước Hương và sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban lãnh đạo cùng các cô, chú, anh, chị tại cơ quan thực tập

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:

+ Quý thầy cô Trường Đại học Cần Thơ nói chung và quý thầy cô Khoa Kinh tế – Quản trị kinh doanh Trường Đại học Cần Thơ nói riêng đã tận tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập vừa qua

+ Cô Lê Phước Hương là giáo viên hướng dẫn đã nhiệt tình hướng dẫn

để tôi có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp này

+ Ban lãnh đạo cùng các cô, chú, anh, chị tại Công ty Cổ phần Phân bón

và Hóa chất Cần Thơ đã chấp nhận cho tôi thực tập và tạo điều kiện thuận lợi

để tôi hoàn thành đề tài

Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng bài viết vẫn còn nhiều hạn chế và thiếu sót Tôi rất mong được được quý thầy cùng các anh trong phòng và ban lãnh đạo nhận xét, góp ý để Luận văn được hoàn thiện hơn

Cuối cùng, tôi xin gửi lời kính chúc đến quý thầy cô và Ban lãnh đạo cùng các cô, chú, anh, chị tại Công ty Cổ phần Phân bón và Hóa chất Cần được dồi dào sức khỏe và thành công trong công tác

Ngày … tháng … năm 2013

Sinh viên thực hiện

Chương Dương Ngọc Hạnh

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất

kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào

Ngày … Tháng Năm 2013 Sinh viên thực hiện

Chương Dương Ngọc Hạnh

Trang 5

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

Ngày …tháng … năm 2013 Thủ trưởng đơn vị (Ký tên và đóng dấu)

Trang 6

MỤC LỤC

Trang

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2

1.3.1 Phạm vi về không gian 2

1.3.2 Phạm vi về thời gian 2

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu 2

1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 4

2.1.1 Kế toán chi phí sản xuất 4

2.1.2 Giá thành sản phẩm 5

2.1.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 6

2.1.4 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành, kỳ tính giá thành 7

2.1.5 Quy trình kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế 7

2.1.6 Kế toán chi phí sản xuất 8

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 10

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 10

CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT CẦN THƠ 14

3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 14

3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC 15

Trang 7

3.3 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HẠCH TOÁN CỦA CÔNG TY16

3.3.1 Tổ chức bộ máy kế toán 16

3.3.2 Hình thức kế toán áp dụng 17

3.4 LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 18

3.4.1 Lĩnh vực kinh doanh 18

3.4.2 Sản phẩm của công ty 18

3.4.3 Quy trình sản xuất sản phẩm 19

3.5 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG 3 NĂM 2010 - 2012 20

3.6 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY 24

3.6.1 Thuận lợi 24

3.6.2 Khó khăn 24

3.7 PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT CẦN THƠ TRONG THỜI GIAN TỚI 25

CHƯƠNG 4 CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT CẦN THƠ 26

4.1 KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT 26

4.1.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 27

4.1.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 29

4.1.3 Kế toán chi phí sản xuất chung 31

4.2 TỔNG HỢP CHI PHÍ TÍNH GIÁ THÀNH 33

4.2.1 Tổng hợp chi phí sản xuất 33

4.2.2 Phương pháp tính giá thành 36

4.3 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH XÁC ĐỊNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM NPK HIEND XANH 20.20.15 37

4.3.1 Phân tích khái quát toàn bộ chi phí hoạt động sản xuất 38

4.3.2 Phân tích biến động giá thành đơn vị 41

4.3.3 Phân tích biến động tổng giá thành sản phẩm 43

4.3.4 Phân tích biến động các khoản mục giá thành 46

Trang 8

CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ

TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT CẦN THƠ 55

5.1 NHẬN XÉT CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT CẦN THƠ 55

5.2 NHẬN XÉT VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY 55

5.2.1 Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm .55

5.2.2 Kế toán tập hợp và phân bổ các khoản mục chi phí sản xuất .56

5.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY 56

5.3.1 Nâng cao quản lý sản xuất và tìm kiếm nguyên liệu bền vững 56

5.3.2 Sử dụng lao động hợp lý và có chính sách quản lý phù hợp 57

5.3.3 Phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật và quản lý, thực hành tiết kiệm và chống lãng phí 57

CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 58

6.1 KẾT LUẬN 58

6.2 KIẾN NGHỊ 58

6.2.1 Đối với công ty 58

6.2.2 Đối với nhà nước 59

TÀI LIỆU THAM KHẢO 60

PHỤ LỤC

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Trang

Bảng 3.1 Bảng Phân loại nhóm sản phẩm tại Công ty Cổ phần Phân bón và

Hóa chất Cần thơ 18

Bảng 3.2 Khái quát hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Phân bón và

Hóa chất Cần thơ qua 3 năm 2010, 2011, 2012 21 Bảng 4.1: Bảng kê xuất kho nguyên vật liệu quý II/2013 sản xuất TR44b 28 Bảng 4.4 Bảng tổng hợp phân bổ chi phí sản xuất chung 32

Bảng 4.5 Bảng tổng hợp chi phí tạo thành sản phẩm (01/04/2013-30/06/2013)

34 Bảng 4.6 Phiếu tính giá thành sản phẩm 36

Bảng 4.7 Bảng phân tích tổng biến động giá thành của sản phẩm NPK Hiend

xanh 20.20.15 (TR44b) 39

Bảng 4.8 Bảng tỷ trọng các khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm NPK

Heind xanh 20.20.15 (TR44b) 39 Bảng 4.9 Bảng phân tích biến động giá thành đơn vị 42

Bảng 4.10 Bảng phân tích biến động tổng giá thành thực tế và tổng giá thành

đã điều chỉnh theo sản lượng 44

Bảng 4.11: Bảng phân tích biến động các khoản mục chi phí trong giá thành

Trang 10

DANH MỤC HÌNH

Trang

Hình 2.1 Sơ đồ tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm 9

Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty 15

Hình 3.2 Tổ chức bộ máy kế toán 16

Hình 3.3 Sơ đồ hạch toán theo hình thức chứng từ ghi sổ 17

Hình 3.4 Quy trình sản xuất phân bón 19

Hình 3.5: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Công ty Cổ phần Phân bón và Hóa chất Cần thơ từ 2010 đến 2012 22

Hình 4.1 Sơ đồ tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm NPK 20.20.15 35

Hình 4.2 Tỷ trọng các khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm qua 4 quý 40 Hình 4.3 : Biểu đồ biến động giá thành đơn vị của sản phẩm NPK 20.20.15 41

Trang 11

CPSXC: Chi phí sản xuất chung

CPSXPSTK: Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ GVHB: Giá vốn hàng bán

Trang 12

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Việt Nam là một nước nông nghiệp và sản xuất nông nghiệp là một ngành quan trọng Sau 6 năm gia nhập WTO, nước ta đã trở thành một quốc gia có vị thế cao trên thị trường nông sản thế giới với một số mặt hàng nông sản chủ lực như: lúa gạo, cà phê, hạt điều,…Để đạt năng suất và sản lượng cao ngoài phụ thuộc vào các yếu tố như đất đai, thời tiết, giống, kỹ thuật chăm sóc, thì phân bón là yếu tố không kém phần quan trọng, nhu cầu về phân bón cho cây trồng là rất lớn, nó là yếu tố mang tính quyết định đến năng suất cây trồng Nên ngành phân bón trong nước có nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng gặp không ít thách thức

Năm 2012, hiệu lực WTO cho ngành phân bón được áp dụng trong nước Theo đó, nhiều nhà máy sản xuất phân bón ra đời, các công ty nước ngoài được quyền xây dựng và phát triển hệ thống phân phối phân bón tại thị trường Việt Nam Dẫn đến nguồn cung nội địa đã vượt cầu, xuất hiện nhiều mặt hàng phân bón giá rẻ, kém chất lượng, nạn hàng giả, hàng nhái tràn lan trên thị trường, cộng thêm áp lực từ nhà cung cấp nước ngoài đã làm rối loạn thị trường phân bón trong nước, ảnh hưởng đến các doanh nghiệp phân bón có thương hiệu uy tín nói chung và công ty Cổ phần Phân bón và Hóa chất Cần thơ nói riêng Đối với một doanh nghiệp sản xuất thì sản phẩm là một trong những nhân tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp Sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra phải là sản phẩm có chất lượng, đạt trình độ xuất khẩu, có cạnh tranh được với các sản phẩm khác trên thị trường hay không còn tùy thuộc vào giá thành sản phẩm Khi giá thành sản phẩm hợp lý và được thị trường chấp nhận thì nó sẽ góp phần đem lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp Bới vậy, một doanh nghiệp sản xuất muốn tồn tại và đứng vững trong thị trường hiện nay, ngoài việc cần phát huy tính tự chủ về mọi mặt trong hoạt động sản xuất kinh doanh từ việc đầu tư, sử dụng vốn thì cần phải tổ chức tốt công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sẽ đảm bảo tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm Xuất phát từ những lý do trên tôi

đã tìm hiểu, nghiên cứu và lựa chọn đề tài: “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Phân bón và Hóa chất Cần Thơ”

Trang 13

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung

Thông qua công tác kế toán để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty Cổ phần Phân bón và Hóa chất Cần Thơ Từ đó đề ra các biện pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá

thành sản phẩm

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Khái quát thực trạng và hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ Phần

Phân bón và Hóa chất Cần thơ

Hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm

Đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.3.1 Phạm vi về không gian

Tại Công ty Cổ phần Phân bón và Hóa chất Cần Thơ

1.3.2 Phạm vi về thời gian

Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 12/08/2013 đến ngày 18/11/2013

Do giá thành có tính biến động nên số liệu tập hợp chi phí và tính giá thành được thực hiện trong quý II/2013 Số liệu được tổng hợp qua 3 năm

2010, 2011, 2012 để phân tích hoạt động kinh doanh của công ty

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là việc hạch toán chi phí sản xuất: Chi phí nguyên liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung

và tính giá thành sản phẩm phân bón NPK Hi-end xanh 20.20.15 (TR44b) tại

Công ty Cổ phần Phân bón và Hóa chất Cần Thơ

Trang 14

1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

Luận văn tốt nghiệp “Kế toán chi phí tính giá thành sản phẩm tại công ty

thuốc lá An Giang” của tác giả Đinh Viết Tuyết Hiền (2009) Đề tài này xác định các yếu tố cấu thành nên giá thành sản phẩm thuốc lá và nêu những trở ngại trong công tác kế toán xác định giá thành sản phẩm thuốc lá Chưa thể hiện rõ những yếu tố ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm

Luận văn tốt nghiệp của tác giả Vương Mỹ Thanh (2007) “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp phân bón An Lạc” Đề tài không nghiên cứu về tính biến động giá thành mà chỉ tập trung vào quy trình sản xuất sản phẩm, cách hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp

Báo cáo thực tập tốt nghiệp “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty vật tư thiết bị nông sản Thanh Trì” của tác giả Lê Thanh Phương (2004) Đề tài chỉ xác định giá thành sản phẩm theo từng hợp đồng, không phân tích biến động các yếu tố ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm, không đánh giá được tính biến động của các khoản mục chi phí

Luận văn tốt nghiệp của tác giả Trần Thị Kim Dung (2011) về “Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công

ty TNHH Gia Bảo” Đề tài đã mô tả và phân tích thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Gia Bảo thông qua phần mềm kế toán

Trang 15

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN

2.1.1 Kế toán chi phí sản xuất

2.1.1.1 Khái nhiệm

Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp phải tiêu dùng trong một kỳ để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm (Nguồn: Chuẩn mực 01-Ban hành theo QĐ số

15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính)

Đặc điểm cơ bản của chi phí sản xuất

- Phát sinh một cách khách quan

- Luôn thay đổi trong quá trình tái sản xuất

- Gắn liền với sự đa dạng, phức tạp của từng loại hình kinh doanh

- Được xem là những chi tiêu để đánh giá hiệu quả quản lý hoạt động

sản xuất kinh doanh

Kế toán chi phí sản xuất là việc tập hợp, phân bổ, kết chuyển các khoản CPSX vào các đối tượng chịu chi phí để tính giá thành sản phẩm

2.1.1.2 Phân loại chi phí

Chi phí sản xuất bao gồm nhiều khoản có nội dung, công dụng và mục đích sử dụng khác nhau nên có nhiều cách phân loại chi phí: Phân loại theo nội dung chi phí, phân loại theo tính chất hoạt động, phân loại theo quản trị, phân loại trong đánh giá dự án Tuy nhiên, để phục vụ cho đề tài này tôi chỉ nêu cách phân loại theo nội dung chi phí Cách phân loại này bao gồm: Chi phí sản xuất, chi phí ngoài sản xuất, chi phí thời kỳ và chi phí sản phẩm Chi phi sản xuất:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là chi phí của các loại nguyên vật liệu cấu thành nên thực thể của sản phẩm Có thể nhận diện mức sử dụng một cách tách biệt cho từng sản phẩm và được tính thẳng cho từng đơn vị sản phẩm

- Chi phí nhân công trực tiếp: Là tiền lương, phụ cấp theo lương và các khoản trích theo lương của nhân công trực tiếp sản xuất Có thể nhận diện cho từng sản phẩm dựa trên định mức hao phí cho từng lao động nên được tính thẳng cho từng sản phẩm

Trang 16

- Chi phí sản xuất chung: Bao gồm chi phí nguyên vật liệu gián tiếp và chi phí nhân công gián tiếp

+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp kết hợp lại tạo thành chi phí ban đầu Nó thể hiện chi phí chủ yếu cần thiết khi bắt đầu sản xuất sản phẩm

+ Chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung kết hợp tạo thành chi phí chuyển đổi Nó thể hiện chi phí cần thiết để chuyển đổi nguyên vật liệu thành sản phẩm

Chi phí ngoài sản xuất bao gồm:

- Chi phí bán hàng hay còn được gọi là chi phí lưu thông, là những chi phí đảm bảo cho việc thực hiện chiến lược và chính sách bán hàng của doanh nghiệp

- Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là những chi phí phát sinh trong các bộ phận chức năng lập kế hoạch và kiểm tra, không bao gồm chi phí ở các bộ phận chức năng nghiên cứu và phát triển

Chi phí thời kỳ và chi phí sản phẩm

- Chi phí thời kỳ: Là chi phí liên quan đến một kỳ kinh doanh

- Chi phí sản phẩm: Là chi phí cho một giá trị sản phẩm hoàn thành, đang tồn kho hoặc đã được bán

Cách phân loại chi phí sản xuất theo nội dung chi phí có tác dụng phục

vụ cho việc quản lý chi phí theo định mức dự toán chi phí, cung cấp số liệu cho việc tính giá thành sản xuất và phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành là tài liệu tham khảo về định mức chi phí sản xuất và lập kế hoạch giá thành sản phẩm cho kỳ sau

2.1.2.2 Phân loại giá thành

a) Phân loại giá thành theo thời điểm xác định và cách xác định giá thành

Trang 17

Giá thành định mức: Là giá thành được tính trước khi bắt đầu sản xuất kinh doanh cho một đơn vị sản phẩm dựa trên chi phí định mức của kỳ kế hoạch

Giá thành kế hoạch: Là giá thành được tính trước khi bắt đầu sản xuất kinh doanh cho tổng sản phẩm kế hoạch dựa trên chi phí định mức của kỳ kế hoạch

Giá thành thực tế: Là giá thành được xác định sau khi đã hoàn thành việc chế tạo sản phẩm trên cơ sở các chi phí thực tế phát sinh và kết quả sản xuất kinh doanh thực tế đạt được

b) Phân loại theo nội dung cấu thành

Giá thành sản xuất: Là toàn bộ chi phí sản xuất liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành Đối với doanh nghiệp sản xuất, giá thành sản xuất gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung Giá thành sản xuất được làm căn cứ để xác định giá vốn hàng bán và lãi gộp

Giá thành toàn bộ: Là toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến một khối lượng sản phẩm hoàn thành từ khi sản xuất đến khâu tiêu thụ xong Làm căn

cứ để tính lợi nhuận trước thuế

2.1.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Chi phí sản xuất trong kỳ là căn cứ để tính giá thành sản phẩm Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là 2 chỉ tiêu giống nhau về chất, đều là hao phí

về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp bỏ ra trong quá trình sản xuất Nhưng do bộ phận chi phí sản xuất giữa các kỳ không đều nhau nên chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm lại khác nhau trên 2 phương diện:

- Về mặt phạm vi: Chi phí sản xuất gắn liền với một thời kỳ nhất định, còn giá thành sản phẩm gắn liền với khối lượng, công việc, lao vụ đã hoàn thành

- Về mặt lượng: Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có sự khác nhau khi có sự xuất hiện của chi phí sản xuất dở dang Thể hiện:

Trang 18

giá thành sản phẩm, công việc lao vụ đã hoàn thành Sự tiết kiệm hay lãng phí của doanh nghiệp về chi phí sản xuất đều trực tiếp ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm

2.1.4 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành,

kỳ tính giá thành

2.1.4.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất

Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn nhất định để tập hợp chi phí sản xuất Thực chất của việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là xác định chi phí phát sinh ở những nơi nào (phân xưởng, bộ phận, quy trình sản xuất,…) và thời kỳ chi phí phát sinh ( trong kỳ hay kỳ trước) để

ghi nhận vào nơi chịu chi phí

Căn cứ xác định được đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: Địa bàn sản xuất, cơ cấu tổ chức, tính chất quy trình công nghệ sản xuất, loại hình sản

xuất, đặc điểm sản phẩm, yêu cầu quản lý, trình độ và phương tiện của kế toán 2.1.4.2 Đối tượng tính giá thành

Đối tượng tính giá thành là khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành nhất định mà công ty cần tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm Căn cứ xác định là Quy trình công nghệ sản xuất, đặc điểm sản phẩm, yêu cầu quản lý, trình độ và phương tiện của kế toán

2.1.4.3 Kỳ tính giá thành

Kỳ tính giá thành là khoảng thời gian cần thiết phải tiến hành tổng hợp chi phí sản xuất và tổng giá thành, giá thành đơn vị Tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế, kỹ thuật sản xuất và nhu cầu thông tin giá thành, kỳ tính giá thành có thể được xác định khác nhau [8,17]

Trong kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế thì kỳ tính giá thành được chọn trùng với kỳ kế toán như tháng, quý, năm

2.1.5 Quy trình kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế

Quy trình được tiến hành theo 4 bước

- Bước 1: Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành, kỳ giá thành và kết cấu giá thành sản phẩm thích hợp với từng loại hình doanh nghiệp

- Bước 2: Tập hợp chi phí sản xuất theo từng đối tượng tập hợp chi phí

Trang 19

- Bước 3: Tổng hợp chi phí sản xuất

- Bước 4: Tính tổng giá thành, giá thành đơn vị

2.1.6 Kế toán chi phí sản xuất

Để đảm bảo tính đúng và đủ chi phí sản xuất vào giá thành sản phẩm cũng như đảm bảo tính nhất quán, thống nhất trong kế toán Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm chỉ được hạch toán những chi phí sản xuất sau đây vào giá thành sản phẩm

2.1.6.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm chi phí nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp để chế tạo ra sản phẩm như chi phí nguyên vật liệu chính,

nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu,…[8,19]

- Nếu chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh có liên quan trực tiếp

đến từng đối tượng tập hợp chi phí, căn cứ chứng từ ghi vào sổ chi phí nguyên

vật liệu trực tiếp được mở cho từng đối tượng

- Nếu chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh có liên quan trực tiếp

đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí mà không hạch toán riêng được thì sẽ

chọn tiêu thức phân bổ

- Tài khoản sử dụng: Tài khoản 621 được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí Tài khoản này không có số dư cuối kỳ

2.1.6.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương tính vào chi phí sản xuất như: Kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo

hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế [8,20]

Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất có thể liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí hoặc có thể liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí Trong trường hợp liên quan nhiều đối tượng sản xuất nhưng không tổ

chức hạch toán riêng, ta có thể phân bổ theo tiêu thức

Tài khoản sử dụng: Tài khoản 622 được mở chi tiết theo từng đối tượng

tập hợp chi phí Tài khoản này không có số dư cuối kỳ

2.1.6.3 Kế toán chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung bao gồm tất cả các chi phí sản xuất ngoài 2 khoản mục chi phí trên như: Chi phí lao động gián tiếp, phục vụ, tổ chức quản lý tại phân xưởng,…Chi phí sản xuất chung thường được tập hợp theo đối tượng tập

hợp chi phí là từng xưởng sản xuất [8,22]

Trang 20

Tài khoản sử dụng: Tài khoản 627 được mở chi tiết theo từng đối tượng

tập hợp chi phí (phân xưởng) Tài khoản này không có số dư cuối kỳ

2.1.6.4 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Kế toán tập hợp chi phí sản xuất: Vào cuối kỳ, để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm chính xác tất cả các chi phí sản xuất có liên quan đến đối tượng tính giá thành đều được tổng hợp vào tài khoản 154-“Chi phí sản xuất

dở dang”

Tính giá thành sản phẩm: Có nhiều cách tính giá thành sản phẩm nhưng trên thực tế còn tùy thuộc vào cách kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty mà vận dụng kiến thức lý thuyết phù hợp và đảm bảo kết quả Đối với công ty Cổ phần phân bón và hóa chất Cần thơ đang áp dụng phương pháp giản đơn để tính giá thành sản phẩm, do công ty có quy trình sản xuất giản đơn, chỉ sản xuất mặt hàng có số lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn,

không có sản phẩm dở dang

Quy trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được thể

hiện rõ thông qua sơ đồ sau:

Hình 2.1 Sơ đồ tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm

Khoản làm giảm CPSX SP

Kết chuyển CP NCTT

Kết chuyển CP SXC

TK 155(chính) Gía thành sản phẩm

hoàn thành nhập kho

TK 157,632 Xuất bán ngay hoặc gửi

bán không qua kho

TK 154

Trang 21

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu được thu thập chủ yếu là số liệu thứ cấp từ các báo cáo của Công

ty trong 3 năm 2010, 2011, 2012 và quý II/2013, cùng một số thông tin từ tạp

chí, internet được thu thập để phục vụ thêm cho đề tài

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

2.2.2.1 Phương pháp hạch toán

a) Phương pháp xuất kho: Nguyên vật liệu xuất dùng sản xuất trong

tháng được áp dụng theo phương pháp bình quân gia quyền từng thời điểm

Trị giá NVL tồn đầu kỳ + Trị giá nhập kho NVL trước

lần xuất i Đơn giá

Giá trị nguyên vật liệu xuất dùng trong kỳ được xác định như sau:

Phương pháp này tuy tốn nhiều công sức, tính toán nhiều lần nhưng có ưu điểm

là độ chính xác cao, công việc tính toán không bị dồn vào cuối tháng

b) Lương công nhân trực tiếp: Công ty trả lương theo sản lượng hoàn thành

nhập kho nên:

Lương phải trả CNTT = Khối lượng sp hoàn thành x Đơn giá tiền công (2.3)

c) Khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng

Nguyên giá TSCĐ Mức trích khấu hao trung bình hàng năm của TSCĐ =

Thời gian sử dụng d) Tiêu thức phân bổ chi phí: Chi phí sản xuất chung được phân bổ theo

tiêu thức sản phẩm hoàn thành nhập kho

Tổng chi phí phân xưởng

Chi phí phân xưởng

cho từng loại sản

phẩm

= Tổng số lượng thành phẩm hoàn thành nhập kho

x số lượng thành phẩm sản phẩm đó nhập kho

(2.1)

Giá trị NVL xuất trong kỳ = Số lượng NVL xuất x Đơn giá xuất NVL (2.2)

(2.4)

(2.5)

Trang 22

e) Tính giá thành sản phẩm thep phương pháp giản đơn

giảm giá

Tổng giá thành thực tế SP Giá thành thực tế đơn vị SP =

Số lượng SP hoàn thành

2.2.2.2 Phương pháp phân tích

Phương pháp so sánh là phương pháp được áp dụng một cách rộng rãi

trong tất cả các công đoạn của phân tích kinh doanh

a) Phân tích khái quát tổng chi phí sản xuất

Xét chỉ tiêu tổng chi phí sản xuất sản phẩm là chỉ tiêu nói lên qui mô chi phí theo công thức:

Tổng chi phí= Tổng CPNVLTT+ Tổng CPNCTT+ Tổng CPSXC (2.8)

Xét chỉ tiêu tuyệt đối: Z= ZTT-ZKH (2.9)

Xét về tỷ trọng chi phí từng khoản mục là chỉ tiêu tương đối phản ánh khoản mục chi phí đó chiếm bao nhiêu phần trăm (%) trông tổng chi phí sản xuất

Tổng khoản CP

Tỷ trọng khoản mục CP =

Tổng chi phí sản xuất sản phẩm

x 100

b) Phân tích chung biến động giá thành đơn vị và tổng giá thành

Sử dụng phương pháp so sánh để phân tích, xác định mức chênh lệch và

- Về tổng giá thành sử dụng công thức sau:

+ Xác định mức chênh lệch tổng giá thành để biết giá thành thực tế tăng giảm với tổng giá thành kế hoạch

 Tổng CPSX=Tổng CPSXTH – Tổng CPSXKH (2.11)

(2.6)

(2.7)

(2.10)

Trang 23

Để đánh giá chính xác cần điều chỉnh tổng giá thành theo sản lượng

Tổng CPSXđ/c= Tổng CPSXTH – Tổng CPSXKHđ/c (2.12)

c) Phân tích chi tiết các khoản mục chi phí

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm, cho nên việc tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có ý nghĩa quan trọng đến việc hạ giá thành sản phẩm

CPNVLTTKH=QTT * mKH * PKH

CPNVLTTTT=QTT * mTT * PTT

Biến động chi phí: CPNVLTT= CPNVLTTTT - CPNVLTTKH

+ Biến động lượng: CPNVLTTm=(mTT – mKH) * QTT * PKH (2.13) + Biến động giá: CPNVLTTp=(PTT – PKH) * QTT * mTT (2.14) Trong đó: CPNVLTT: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

P: Giá lao động trực tiếp sản xuất 1 sản phẩm

- Chi phí sản xuất chung: Do khoản mục này gián tiếp với từng đơn vị sản phẩm nên cần phải phân bổ Khoản mục này bao gồm biến phí và định phí

Trang 24

Trong đó: BPSXC: Biến phí sản xuất chung

t: Lượng thời gian chạy để sản xuất 1 sản phẩm

b: Biến phí sản xuất chung cho 1 giờ máy sản xuất

ĐPSXCKH= QKH*đKH

ĐPSXCTT= QTT*đTT

+ Biến động lượng: Ct= - đKH*(QTT - QKH) (2.17)

+ Biến động giá: Cp= QTT*đTT – QKH*đKH (2.18)

Trong đó: ĐPSXC: Định phí sản xuất chung

đ: Định phí sản xuất chung cho 1 đơn vị sản phẩm

Các phương pháp trên sử dụng để so sánh số liệu kỳ phân tích với số liệu

kỳ gốc của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục

Trang 25

CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN

PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT CẦN THƠ 3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY

Công ty Cổ phần Phân bón và Hóa chất Cần Thơ là một doanh nghiệp nhà nước và là thành viên của tổng Công ty Hóa chất Việt Nam, thuộc Bộ Công Thương Được thành lập từ năm 1977 và đã cổ phần hóa theo Quyết định số 3342/QĐ-BCN ngày 13/10/2005 của Bộ Công nghiệp

Tên giao dịch: Công ty Cổ Phần Phân bón & Hóa chất Cần Thơ

Địa chỉ: Khu Công nghiệp Trà Nóc 1, Q Bình Thủy, TP Cần Thơ

Điện thoại: 07103.841.521 – Fax: 07103.841.429

Website: www.cfc-cobay.com.vn

Email: ctferchem@hcm.vnn.vn

Tên gọi thương hiệu: Phân bón “Cò Bay”

Thuộc nhóm ngành hàng: Hóa chất, cao su, khoáng sản

Đội ngũ nhân viên được đào tạo chính quy, chuyên nghiệp, đội ngũ quản

lý nhiều kinh nghiệm Sau hơn 30 năm phát triển, công ty đã trở thành một

trong những công ty hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất và kinh

doanh phân bón, hoá chất, các sản phẩm cải tạo môi trường, thức ăn chăn nuôi trong nước và quốc tế Với mục tiêu kinh doanh là: “Cung cấp cho khách hàng các sản phẩm có chất lượng tốt với giá cả hợp lý” Và với phương châm hoạt động là “Không chỉ cung cấp sản phẩm mà còn có những hoạt động hỗ trợ khách hàng, có trách nhiệm về sản phẩm của mình và sẵn sàng đáp ứng đầy

đủ, kịp thời mọi nhu cầu khách hàng”, công ty đã giữ được sự tín nhiệm của khách hàng

Về tính chuyên nghiệp và hiện đại, công ty quan tâm đến việc ứng dụng

công nghệ sản xuất mới, không ngừng cải tiến chất lượng sản phẩm để tạo cho mình lợi thế trước các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam hội nhập như hiện nay Tin học hóa các quy trình quản

lý kinh doanh và sản xuất, áp dụng hệ thống quản lý đạt tiêu chuẩn quốc tế (ISO 9001:2000) để cung cấp cho thị trường những sản phẩm tốt nhất, tin tưởng nhất và giá cạnh tranh nhất

Trong năm 2009 công ty mở các lớp tập huấn về môi trường cho các công nhân viên và các cấp quản lý về tiêu chuẩn quản lý môi trường ISO

Trang 26

14000, tiến hành xây dựng để đạt tiêu chuẩn về quản lý môi trường Công ty

luôn hướng tới tiêu chí thân thiện môi trường, định hướng một nền nông

nghiệp hiện đại, an toàn, bền vững

Với nguồn nhân lực luôn được trẻ hóa, đào tạo chính quy chuyên nghiệp,

sự hỗ trợ của các chuyên viên, chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm cùng với

đội ngũ công nhân lành nghề, ý thức kỷ luật cao, công ty luôn nghiêm khắc

với chính mình nhằm đảm bảo tối đa cho chất lượng và hiệu quả của công

việc

3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC

Để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, công ty đã tuyển dụng và bố trí lao động phù hợp với từng đơn vị Nhân sự của công ty được cơ cấu thành

các bộ phận như sơ đồ sau:

Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty

HỘI ĐỒNG QUẨN TRỊ CHỦ TỊCH HĐQT

P.TỔNG GĐ CÔNG NGHỆ

KHỐI KINH

DOANH

KHỐI KT-CƠ ĐIỆN

KHỐI CÔNG NGHỆ

kHỐI NV T.HỢP

XN PHÂN BÓN

XN HOÁ CHẤT

CÁC CHI NHÁNH

Trang 27

3.3 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HẠCH TOÁN CỦA CÔNG TY 3.3.1 Tổ chức bộ máy kế toán

Công tác tổ chức bộ máy kế toán của công ty được tổ chức vừa theo hình thức tập trung vừa theo hình thức phân tán

- Hình thức tập trung: Toàn bộ công việc xử lí thông tin trong toàn công

ty được thực hiện tập trung ở phòng kế toán tài chính, còn ở các bộ phận và đơn vị trực thuộc chỉ thực hiện việc thu thập, phân loại và chuyển chứng từ cùng các báo cáo nghiệp vụ về phòng kế toán xử lí và tổng hợp thông tin

- Hình thức phân tán: Công việc kế toán được phân công cho các bộ phận

và đơn vị trực thuộc thực hiện một phần hoặc toàn bộ những nội dung phát sinh tại bộ phận và đơn vị mình Phòng kế toán của công ty chỉ thực hiện những công việc kế toán đối với những nội dung phát sinh liên quan đến toàn công ty, kết hợp với báo cáo kế toán do các đơn vị trực thuộc gửi lên để tổng hợp và lập báo cáo chung cho toàn công ty theo qui định

Quan hệ trực tiếp Quan hệ đối chiếu Hình 3.2 Tổ chức bộ máy kế toán

Ưu điểm: Tổ chức bộ máy gọn nhẹ, tiết kiệm, việc xử lí và cung cấp thông tin nhanh nhạy Đảm bảo sự tập trung, thống nhất và chặt chẽ trong việc chỉ đạo công tác kế toán

Nhược điểm: Nếu không khéo tổ chức bộ máy kế toán sẽ cồng kềnh, tốn kém và chồng chéo trong công việc chuyên môn

Kế toán thanh toán

Kế toán kho

Trang 28

3.3.2 Hình thức kế toán áp dụng

- Hệ thống tài khoản kế toán thực hiện theo Quyết định số BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính

15/2006/QĐ Nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên

- Phương pháp giá xuất kho: Bình quân gia quyền theo từng thời điểm

- Nguyên tắc đánh giá tài sản: Theo nguyên giá và giá trị tồn tại

- Khấu hao tài sản cố định: Theo phương pháp đường thẳng

- Hệ thống sổ tại công ty được tổ chức theo hình thức chứng từ ghi sổ

Ghi chú:

Ghi hàng ngày:

Ghi cuối tháng:

Đối chiếu, kiểm tra:

Hình 3.3 Sơ đồ hạch toán theo hình thức chứng từ ghi sổ

Chứng từ kế toán

Sổ quỹ

CHỨNG TỪ GHI SỔ

Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại

Sæ, thÎ

kÕ to¸n chi tiÕt

Sổ, thẻ kế toán chi tiết

Bảng tổng hợp chi tiết

Trang 29

3.4 LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

3.4.1 Lĩnh vực kinh doanh

- Phân bón NPK (300.000 tấn/năm) Phân hữu cơ (15.000 tấn/năm)

- Hóa chất: bột giặt (20.000 tấn/năm) Silicate (5.000 tấn/năm)

Thức ăn cá rô phi

Thức ăn cá tôm càng xanh

Nhóm thức ăn chăn nuôi

và thủy sản

Thức ăn tôm sú

Tùy từng loại sản phẩm phù hợp với đối tượng sử dụng

Phân bón Hiend Dòng sản phẩm đặc biệt áp dụng

phổ biến cho cây ăn trái Phân bón chuyên dùng Tính năng chuyên biệt sử dụng

cho từng đối tượng cây trồng, từng loại thời kỳ sinh trưởng, loại đất

Nhóm phân bón NPK

Phân bón đa dụng Tính năng đa dụng sử dụng cho

mọi loại đất và cây trồng

Bột giặt và chất tẩy rửa Chuyên sử dụng các nhà máy, xí

nghiệp, khách sạn, người tiêu dùng

Nhóm Hóa chất

trồng thủy sản và làm nguyên liệu trong công nghiệp sản xuất chất tẩy rửa

(Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty Cổ phần Phân bón và Hóa chất Cần thơ)

Trang 30

3.4.3 Quy trình sản xuất sản phẩm

Quy trình công nghệ cho sản phẩm phân bón NPK sản xuất bằng công nghệ hơi nước, bao gồm 6 công đoạn chính:

Hình 3.4 Quy trình sản xuất phân bón

Dap, Ure, KCL, Map, Nitrate amon, sa, chất phụ gia

Gia công nguyên liệu

Tạo hạt

Giai đoạn sấy

Đóng gói

Thành phẩm

(1)

(2)

(3)

(4) Nguyên liệu

Giai đoạn làm nguội

(5)

(6)

Trang 31

(1) Chuẩn bị nguyên liệu: Dap, ure, kcl, map, nitrate amon, sa và các chất phụ gia được tập kết theo từng khu vực phù hợp với các chủng loại sản phẩm có chứa tổng dưỡng chất > 40%

(2) Gia công nguyên liệu: Tất cả các nguyên liệu trên đều được trộn đều theo đơn phối liệu cho từng chủng loại sản phẩm và tất cả đều được nghiền mịn bằng thiết bị nghiền, nhằm tạo cho sự phân bố đồng đều gữa các thành phần N.P.K có mặt trong dòng liệu trước khi vo viên

(3) Gia đoạn tạo hạt: Giai đoạn (2) được băng tải đưa đến thiết bị tạo hạt thùng quay, ở đây dưới tác dụng của hơi nước và cách đảo đã làm cho dòng liệu càng thêm phân bố đồng đều và được tạo hạt

(4) Giai đoạn sấy nhằm làm khô sản phẩm

(5) Giai đoạn làm nguội: Tất cả sản phẩm phải được làm nguội theo chế

độ thô và tinh, có độ ẩm theo quy định nhằm tạo sự ổn định trong tồn trữ và phân phối lưu thông

(6) Giai đoạn đóng gói: Sau khi sản phẩm được ổn định về độ ẩm, kích

cỡ hạt và nhiệt độ thì được đóng bao theo từng loại sản phẩm theo công thức sản xuất Mỗi bao sản phẩm đều có phiếu kiểm soát chất lượng theo một quy trình trong hệ thống chất lượng quốc tế ISO 9001-2000

3.5 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG 3 NĂM 2010 - 2012

Hơn 30 năm hình thành và phát triển ổn định, bên cạnh sự công nhận của người tiêu dùng thông qua danh hiệu bình chọn hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2007-2008, thương hiệu công ty cũng được khẳng định rộng khắp trên thị trường trong và ngoài nước

Để thấy được một cách tổng quan diện mạo của công ty, ngoài việc tìm hiểu về lịch sử hình thành, phát triển, cơ cấu tổ chức, ta có thể xem xét kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm qua thông qua bảng tóm tắt hoạt động kinh doanh của công ty và biểu đồ sau đây:

Trang 32

Bảng 3.2 Khái quát hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Phân bón và Hóa chất Cần thơ qua 3 năm 2010, 2011, 2012

Đơn vị tính: triệu đồng

2011/2010 2012/2011 Khoản mục

Năm

2010

Tỷ trọng (%)

Năm

2011

Tỷ trọng (%)

Năm

2012 (%)

Tỷ trọng

Số tiền Tỷ lệ

(%) Số tiền

Tỷ lệ (%) Tổng doanh thu 956.333 100,00 1.535.472 100,00 1.640.923 100,00 579.139 60,55 105.451 6,87

Doanh Thu thuần 930.046 97,25 1.524.911 99,31 1.627.670 99,19 594.865 63,96 102.759 6,74

Lợi nhuận trước thuế 44.849 - 52.338 - 48.268 - 7.489 16,70 (4.070) (7,78)

(Nguồn: Bảng báo cáo KQHĐKD từ năm 2010-2012 của công ty Cổ Phần Phân bón và Hóa chất Cần thơ

Trang 33

Tổng doanh thu Tổng chi phí Lợi nhuận trước thuế

Hình 3.5: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Công ty Cổ phần Phân bón

và Hóa chất Cần thơ từ 2010 đến 2012

* Doanh thu

Phân tích doanh thu là một phần không thể thiếu mà còn rất quan trọng trong việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Khoản thu chủ yếu và luôn chiếm tỷ trọng cao (trên 90%) trong tổng thu nhập của Công ty Cổ phần phân bón và hóa chất Cần thơ là thu từ hoạt động bán hàng mà cụ thể là thu từ việc bán mặt hàng phân bón Năm 2010, tổng doanh thu của công ty đạt 956.333 triệu đồng, trong đó thu từ hoạt động bán hàng chiếm 97,25%, nguyên nhân là do vào năm 2010 kinh tế thế giới đang phục hồi sau khủng hoảng tài chính toàn cầu nhưng chưa thực sự ổn định và còn tiềm ẩn nhiều yếu

tố bất lợi tác động đến kinh tế nước ta, làm cho thị trường xuất khẩu trong nước gặp khó khăn lớn

Năm 2011, thu nhập của công ty tăng 1.535.472 triệu đồng, tương đương tăng 60,55% so với năm 2010 Đây được xem như một thành công của công

ty, do việc điều hành nền kinh tế năm 2011 gặp nhiều khó khăn và thách thức Nhưng công ty đã tích cực thực hiện tốt các chính sách của Chính phủ về việc tăng cường biện pháp nhằm bình ổn giá cả thị trường, tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, thực hiện nhiều biện pháp để kiểm soát tăng trưởng và luôn có sự điều chỉnh chính sách sản phẩm, xúc tiến thương mại để đáp ứng tốt cho nhu cầu thị trường

Đến năm 2012, tổng doanh thu tăng thêm 105.451 triệu đồng, tương đương tăng 6,87% Trong đó, thu nhập từ hoạt động bán hàng 6,74% so với

Trang 34

2011 Điều này cho thấy công ty không chỉ dừng lại ở việc củng cố các hoạt động mà còn mở rộng phạm vi hoạt động, nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển thêm thị trường để tăng thu nhập từ sản phẩm

* Chi phí

Chi phí cũng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến lợi nhuận Thu nhập tăng luôn đi đôi với một khoản chi phí hoạt động tăng lên nhưng các khoản chi phí phải tăng với mức độ hợp lý thì mới chứng tỏ công ty đó đang đi lên và hoạt động có hiệu quả

Đối với Công ty Cổ phần Phân bón và Hóa chất Cần thơ, chi phí năm

2011 tăng với tốc độ 62,72%, tương đương tăng 571.650 triệu đồng so với năm 2010 Sang năm 2012, tổng chi phí của công ty lại tiếp tục tăng thêm 109.521 triệu đồng ( tăng 7,38%) so với 2011 Phần chi phí tăng thêm chủ yếu

là do chi phí từ giá vốn hàng bán Trong năm 2011 tăng cao, chủ yếu là do chi phí nguyên vật liệu đầu vào biến động mạnh ảnh hưởng đến giá vốn hàng bán (chiếm 91,02%) tổng chi phí Ngoài ra, trong năm 2012 công ty đã đầu tư vào mua sắm tài sản cố định, nâng cấp máy móc ở các xưởng sản xuất làm cho tổng chi phí tăng Do thu nhập của công ty tăng trưởng mạnh nên việc chi phí tăng để phục vụ cho sự phát triển của công ty là điều đương nhiên nhưng nhìn chung tốc độ tăng của chi phí qua các năm có xu hướng giảm, điều đó có nghĩa là công ty đã cố gắng giảm thiểu các khoản chi không cần thiết, có phương án kinh doanh hợp lý, tích cực khai thác các thế mạnh làm giảm tỷ trọng của chi phí qua các năm

* Lợi nhuận

Lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của hoạt động kinh doanh mà tất cả các doanh nghiệp đều quan tâm Năm 2011 thu nhập và chi phí của công ty đều tăng trên 60%, dẫn đến lợi nhuận của công ty cũng tăng 16,7%, tương đương tăng 7.489 triệu đồng so với năm 2010 Sang năm 2012, lợi nhuận giảm 4.070 triệu đồng, tốc độ 7,78% so với 2011, nguyên nhân do năm 2012 là giai đoạn cực kỳ khó khăn cho các doanh nghiệp nói chung và công ty nói riêng khi tình hình kinh tế trì trệ, nhu cầu sụt giảm và lãi suất ngân hàng cao dẫn đến thiếu vốn, sự biến động bất thường về giá cả sản phẩm cũng như giá nguyên liệu sản xuất Ngoài ra, công ty còn phải chịu nhiều thiệt hại do nạn hàng giả, hàng kém chất lượng đang hoành hành trên thị trường ảnh hưởng đến tâm lý người tiêu dùng Trước tình hình đó, công ty đã tận dụng mọi biện pháp để hạn chế mức thiệt hại thấp nhất

Trang 35

3.6 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY

Thương hiệu: Thương hiệu cò bay được người nông dân biết đến nằm 1 trong 3 thương hiệu lớn của ngành phân bón Việt Nam đã đăng ký và được bảo hộ thương hiệu của Việt Nam và các nước Đông Nam Á Được chứng nhận giải thưởng thương hiệu chất lượng quốc gia nhiều năm liền và được bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao

- Được sự bảo hộ của hiệp hội phân bón Việt Nam

- Hệ thống phân phối của công ty là những nhà phân phối gắn bó lâu năm, có tiềm lực tài chính vững mạnh và giàu kinh nghiệm

- Công tác thị trường và sản phẩm đi đúng hướng nên thị trường ngày càng mở rộng

Bên cạnh đó, nội bộ công ty luôn đoàn kết thống nhất, phấn đấu vượt khó khăn, thách thức và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

3.6.2 Khó khăn

Công ty gặp khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn giá rẻ phục vụ sản xuất kinh doanh Bên cạnh đó còn gặp phải sự cạnh tranh với các loại phân bón nhập khẩu từ Trung Quốc và các nước lân cận, thị trường ngày càng mang tính cạnh tranh cao

Bất lợi thứ hai là áp lực hàng hóa thay thế, nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phân bón nhỏ lẻ với công nghệ sản xuất đơn giản, đã tung ra các mặt hàng phân bón giá rẻ, kém chất lượng Nạn hàng nhái, hàng giả xuất hiện

Trang 36

tràn lan trên thị trường đã làm rối loạn thị trường phân bón nói chung và phân bón NPK nói riêng khiến tâm lý bà con hiện tại đang sợ phân hỗn hợp NPK

mà chuyển sang dùng phân đơn, chính tâm lý này rất có hại cho năng suất cây trồng và thổ nhưỡng

Việc tăng giá các loại vật tư, nguyên liệu, dịch vụ như: giá điện, nước, than, bao bì, vận chuyển, làm ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm

Vì vậy, công ty cần nỗ lực tối đa khả năng của mình đang có và bồi dưỡng cán bộ công nhân, nâng cao tay nghề và cần có công tác tuyển nhân viên mới có khả năng nhạy cảm và thích ứng với thị trường để có thể thực

hiện được mục tiêu chiến lược đã đề ra đối với công ty

3.7 PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT CẦN THƠ TRONG THỜI GIAN TỚI

Phướng hướng ngắn hạn: Bằng các hoạt động với nội dung thiết thực khẳng định vị trí thương hiệu trên thị trường trong nước, đồng bằng sông Cửu Long làm nền tảng Đồng thời củng cố, giữ vững và phát triển thị trường tiềm năng khu vực Tây Nguyên, Đông Nam Bộ có chính sách hợp lý để phát triển thị trường mới nhưng chưa có kênh phân phối Chú trọng phát triển thị trường Campuchia, Lào và quan tâm đầu tư thích đáng cho thị trường tiềm năng Myanmar

Định hướng trong dài hạn: Hướng tới việc cân đối tỷ trọng tiêu thụ 2 khu vực thị trường trong nước và xuất khẩu mạnh sang các nước trong khu vực Triệt để khai thác ưu thế vượt trội về công nghệ và sự khác biệt sản phẩm, xây dựng thị trường thương hiệu mạnh trong top đầu ngành, bảo đảm cạnh tranh sòng phẳng cùng hàng ngoại nhập

Trang 37

CHƯƠNG 4 CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT CẦN THƠ

Công ty Cổ phần Phân bón và Hóa chất Cần thơ là doanh nghiệp nhà nước chuyên sản xuất, kinh doanh các mặt hàng phân bón (Phân bón NPK, phân bón hữu cơ, ) và các sản phẩm hóa chất (Bột giặt, Zolite, ) được tiêu thụ mạnh trên thị trường Quá trình sản xuất phân bón theo hình thức sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn, tại mỗi phân xưởng đảm nhận hầu hết các khâu

từ khi nhập nguyên liệu tới khi sản xuất sản phẩm Do đó, yêu cầu về trình độ quản lý rất cao

Đặc điểm sản xuất của phân xưởng là quy trình xảy ra liên tục Đối với công nghệ sản xuất NPK là sự pha trộn vò viên để đạt được một tỷ lệ theo chủng loại sản phẩm nhất định, đảm bảo về kích cỡ hạt, độ cứng và màu sắc theo tiêu chuẩn phù hợp với thị trường và với từng vùng đất

4.1 KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT

Công ty áp dụng cách hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính giá thành theo phương pháp trực tiếp Quy trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành ở công ty được tiến hành gọn nhẹ

do đã áp dụng hệ thống thông tin kế toán vào trong công tác kế toán

- Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phân xưởng sản xuất phân bón

- Đối tượng tính giá thành: Phân bón NPK Hiend xanh 20.20.15

- Đơn vị tính giá thành là 1 tấn sản phẩm hoàn thành nhập kho

- Kỳ tính giá thành là quý

Do công ty có rất nhiều sản phẩm sản xuất với khối lượng lớn nên trong

đề tài này tôi chọn sản phẩm NPK Hiend xanh 20.20.15 (TR44b), đây là sản phẩm phân bón đa dụng, nguồn nguyên liệu cao cấp, chứa đạm, lân, kali cao thích hợp cho nhiều loại cây trồng trên nhiều vùng sinh thái khác nhau, giúp gia tăng khả năng đề kháng sâu bệnh của cây Do được tiếp xúc thực tế, nên trong phần kế toán tôi chọn quý II/2013 để tìm hiểu quy trình tập hợp và tính giá thành sản phẩm NPK Hiend xanh 20.20.15 Hệ thống sổ của công ty tổ chức theo hình thức chứng từ ghi sổ, số lượng chứng từ rất nhiều nên ở phần

kế toán tôi chỉ đưa qui trình, các chứng từ sẽ được đề cập ở phần phụ lục

Trang 38

4.1.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất ra sản phẩm phân bón NPK chiếm tỷ trọng rất lớn trong giá thành sản phẩm Bao gồm: Ure, Kali, Dap, trung-vi lượng (can xi, ma-nhê, lưu huỳnh, kẽm, bore) Với những bất lợi về việc giá cả của nguyên vật liệu tăng giảm không ổn định hay đòi hỏi phải phân biệt từng

lô hàng nhập kho, thì phương pháp tính giá xuất kho bình quân gia quyền

từng thời điểm (công thức 2.1) vừa có thể khắc phục được những bất lợi trên,

vừa phản ánh kịp thời sự biến động của giá cả, đồng thời việc tính giá được tiến hành đều đặn Tuy công việc tính toán khá nhiều và phức tạp, nhưng do lưu lượng nhập xuất ít, bên cạnh đó công ty sử dụng kế toán máy nên việc áp dụng phương pháp bình quân gia quyền từng thời điểm không mấy khó khăn a) Tài khoản sử dụng và chứng từ

- Tài khoản sử dụng: Tài khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 621

- Chứng từ sử dụng: Lệnh sản xuất; Phiếu xuất kho; Chứng từ ghi sổ; Sổ chi tiết tài khoản 621; Sổ cái tài khoản 621

b) Trình tự hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Hằng ngày kế toán căn cứ vào các chứng từ có liên quan như:

- Lệnh sản xuất (2 liên): 01 liên giao cho bộ phận sản xuất và 01 liên lưu phòng kế toán tài chính

- Phiếu xuất kho (3 liên): 01 liên giao thủ kho để thủ kho làm thủ tục xuất vật tư và vào thẻ kho 01 liên giao cho bộ phận sản xuất và 01 liên lưu tại phòng kế toán tài chính để kế toán làm căn cứ vào các sổ kế toán và lên báo cáo tài chính

Khi nhận được lệnh sản xuất, kế toán xuất phiếu yêu cầu nguyên vật liệu Căn cứ vào phiếu yêu cầu nguyên vật liệu, kế toán lập phiếu xuất kho theo

mẫu 02-VT xuất nguyên vật liệu (Xem phụ lục 1)

Căn cứ vào phiếu xuất kho xuất nguyên vật liệu trong ngày tại công ty,

kế toán lập chứng từ ghi sổ theo mẫu số S02a-DN cho sản phẩm phân bón

NPK Hiend xanh 20.20.15 (TR44b) (Xem phụ lục 3)

Sau khi chứng từ ghi sổ được duyệt, kế toán lên sổ đăng ký chứng từ ghi

sổ theo mẫu S02b-DN (Xem phụ lục 4), và sổ chi tiết tài khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo mẫu S38-DN (Xem phụ lục 5)

Cuối tháng kế toán đối chiếu phiếu xuất kho, chứng từ ghi sổ, sổ kế toán chi tiết lên sổ cái tài khoản nguyên vật liệu trực tiếp theo mẫu số S02c1-DN

(Xem phụ lục 6)

Trang 39

Cuối mỗi quý, kế toán sẽ căn cứ vào các phiếu xuất kho trong quý để lập một bảng kê xuất kho nguyên vật liệu như sau:

Bảng 4.1: Bảng kê xuất kho nguyên vật liệu quý II/2013 sản xuất TR44b

Thành tiền

Ghi nợ tài khoản

621

PXK1400 01/04 Xuất Dap sản xuất TR44b 11,46 146.952.921 146.952.921 PXK1400 01/04 Xuất Ure sản xuất TR44b 7,3 71.622.599 71.622.599 PXK1400 01/04 Xuất Kali sản xuất TR44b 6,6 77.897.285 77.897.285

PXK1611 04/06 Xuất Dap sản xuất TR44b 10,5 134.642.728 134.642.728 PXK1611 04/06 Xuất Ure sản xuất TR44b 6,3 61.811.284 61.811.284 PXK1611 04/06 Xuất Kali sản xuất TR44b 6,02 71.051.766 71.051.766 PXK1611 04/06 Xuất Trung vi lượng 0,06 403.059 403.059 PXK1611 04/06 Xuất sản phẩm xanh 2,3 12.863.325 12.863.325

Trang 40

Căn cứ vào bảng kê 4.1 kế toán kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong quý vào tài khoản 154-“Tài khoản chi phí sản xuất dở dang” để tính tổng chi phí phát sinh trong kỳ

4.1.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

Công ty áp dụng hình thức tính lương theo sản phẩm sản xuất ra Với hình thức tính lương như thế nhằm khuyến khích người lao động nâng cao năng suất lao động Cứ mỗi tấn sản phẩm sản xuất ra thì chi phí nhân công trực tiếp là 136.353 đồng (Phần lương này chưa bao gồm các khoản trích theo lương)

Các khoản trích theo lương được tính trên lương cơ bản của nhân công

- Bảo hiểm xã hội: 17%

- Bảo hiểm y tế: 3%

- Kinh phí công đoàn: 2%

- Bảo hiểm thất nghiệp: 1%

a) Tài khoản sử dụng và chứng từ

- Tài khoản sử dụng: Tài khoản chi phí nhân công trực tiếp 622

- Chứng từ sử dụng: Bảng kê khối lượng hoàn thành; Bảng thanh toán lương; Chứng từ ghi sổ; Phiếu chi; Sổ chi tiết tài khoản 622; Sổ cái tài khoản

622

b) Trình tự hạch toán chi phí nhân công trực tiếp

Cuối tháng, kế toán căn cứ vào bảng chấm công, phiếu xác nhận sản

phẩm Dựa vào đó kế toán xác định số tiền phải trả công nhân trực tiếp (công thức 2.3) và lập bảng thanh toán lương và khoản trích theo lương rồi trình kế

toán trưởng và giám đốc xem xét, ký duyệt Sau khi được duyệt, kế toán lập

phiếu chi (Xem phụ lục 2), phiếu chi được lập thành 2 liên: 01 liên thủ quỹ làm

cơ sở chi tiền và vào sổ quỹ và 01 liên kế toán lưu cùng với bảng tạm ứng thanh toán lương, đây là căn cứ để kế toán vào sổ sách và lên báo cáo

Cuối quý, căn cứ vào chứng từ gốc kế toán lập bảng kê khối lượng sản phẩm hoàn thành (Bảng 4.2), xác định tổng chi phí nhân công phát sinh trong quý

Ngày đăng: 09/10/2015, 17:29

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đinh Viết Tuyết Hiền (2009), “Kế toán chi phí tính giá thành sản phẩm tại công ty thuốc lá An Giang” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Kế toán chi phí tính giá thành sản phẩm tại công ty thuốc lá An Giang
Tác giả: Đinh Viết Tuyết Hiền
Năm: 2009
2. Chung Phúc Thịnh (2012), “Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Phân bón và Hóa chất Cần Thơ” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Phân bón và Hóa chất Cần Thơ
Tác giả: Chung Phúc Thịnh
Năm: 2012
3. Nguyễn Thị Mỹ Nhiên (2010), “Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Phân bón và Hóa chất Cần Thơ” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Phân bón và Hóa chất Cần Thơ
Tác giả: Nguyễn Thị Mỹ Nhiên
Năm: 2010
4. Lê Thanh Phương (2004), “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty vật tư thiết bị nông sản Thanh Trì” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty vật tư thiết bị nông sản Thanh Trì
Tác giả: Lê Thanh Phương
Năm: 2004
5. Trần Thị Kim Dung (2011), “Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Gia Bảo” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Gia Bảo
Tác giả: Trần Thị Kim Dung
Năm: 2011
6. Trần Quốc Dũng (2009), Nguyên lý kế toán, NXB- Giáo dục Việt Nam 7. Trần Quốc Dũng (2009), Bài giảng Kế toán tài chính 1. NXB Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyên lý kế toán", NXB- Giáo dục Việt Nam 7. Trần Quốc Dũng (2009), "Bài giảng Kế toán tài chính 1
Tác giả: Trần Quốc Dũng (2009), Nguyên lý kế toán, NXB- Giáo dục Việt Nam 7. Trần Quốc Dũng
Nhà XB: NXB- Giáo dục Việt Nam 7. Trần Quốc Dũng (2009)
Năm: 2009
8. Ths. Đàm Thị Phong Ba, (2011). Giáo trình kế toán chi phí, Đại học Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kế toán chi phí
Tác giả: Ths. Đàm Thị Phong Ba
Năm: 2011
9. Ts. Võ Văn Nhị, Ths. Nguyễn Thế Lộc, Ths. Vũ Thu Hằng, Ths. Lý thị Bích Châu, (2000). Hướng Dẫn Thực Hành Trên Sổ Kế Toán, NXB Thống Kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng Dẫn Thực Hành Trên Sổ Kế Toán
Tác giả: Ts. Võ Văn Nhị, Ths. Nguyễn Thế Lộc, Ths. Vũ Thu Hằng, Ths. Lý thị Bích Châu
Nhà XB: NXB Thống Kê
Năm: 2000

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w