THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY

Một phần của tài liệu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần phân bón và hóa chất cần thơ (Trang 35)

3.6.1 Thuận lợi

Về vị trí địa lý: Công ty toạ lạc trên diện tích hơn 20 ha có vị trí địa lý thuận lợi cả hai mặt đường thủy và đường bộ. Đường bộ giáp với quốc lộ 1A có thể đi đồng bằng Sông Cửu Long và các tỉnh lân cận. Đường thủy có đường liền kề sông Hậu 1,7 km, có khả năng xếp vỡ cho tàu thủy dưới 15.000 tấn, hệ thống kho trung chuyển tại khu công nghiệp Biên Hòa để chuyển đi các vùng Tây Nguyên, hệ thống kho nguyên liệu tại cảng Nha Trang và cảng Hải Phòng.

Thương hiệu: Thương hiệu cò bay được người nông dân biết đến nằm 1 trong 3 thương hiệu lớn của ngành phân bón Việt Nam đã đăng ký và được bảo hộ thương hiệu của Việt Nam và các nước Đông Nam Á. Được chứng nhận giải thưởng thương hiệu chất lượng quốc gia nhiều năm liền và được bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao.

Về chiến lược:

- Được sự ủng hộ về tài chính của tập đoàn hóa chất Việt Nam, được hưởng các mặt ưu tiên về chính sách thuế xuất nhập khẩu.

- Liên kết với các đơn vị thành viên của tập đoàn nhằm tạo ra chuỗi cung ứng hàng hóa giá cả hợp lý với tính cạnh tranh cao.

- Được sự bảo hộ của hiệp hội phân bón Việt Nam.

- Hệ thống phân phối của công ty là những nhà phân phối gắn bó lâu năm, có tiềm lực tài chính vững mạnh và giàu kinh nghiệm.

- Công tác thị trường và sản phẩm đi đúng hướng nên thị trường ngày càng mở rộng.

Bên cạnh đó, nội bộ công ty luôn đoàn kết thống nhất, phấn đấu vượt khó khăn, thách thức và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

3.6.2 Khó khăn

Công ty gặp khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn giá rẻ phục vụ sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó còn gặp phải sự cạnh tranh với các loại phân bón nhập khẩu từ Trung Quốc và các nước lân cận, thị trường ngày càng mang tính cạnh tranh cao.

Bất lợi thứ hai là áp lực hàng hóa thay thế, nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phân bón nhỏ lẻ với công nghệ sản xuất đơn giản, đã tung ra các mặt hàng phân bón giá rẻ, kém chất lượng. Nạn hàng nhái, hàng giả xuất hiện

tràn lan trên thị trường đã làm rối loạn thị trường phân bón nói chung và phân bón NPK nói riêng khiến tâm lý bà con hiện tại đang sợ phân hỗn hợp NPK mà chuyển sang dùng phân đơn, chính tâm lý này rất có hại cho năng suất cây trồng và thổ nhưỡng.

Việc tăng giá các loại vật tư, nguyên liệu, dịch vụ như: giá điện, nước, than, bao bì, vận chuyển,..làm ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm.

Vì vậy, công ty cần nỗ lực tối đa khả năng của mình đang có và bồi dưỡng cán bộ công nhân, nâng cao tay nghề và cần có công tác tuyển nhân viên mới có khả năng nhạy cảm và thích ứng với thị trường để có thể thực hiện được mục tiêu chiến lược đã đề ra đối với công ty.

3.7 PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT CẦN THƠ TRONG THỜI GIAN TỚI PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT CẦN THƠ TRONG THỜI GIAN TỚI

Phướng hướng ngắn hạn: Bằng các hoạt động với nội dung thiết thực khẳng định vị trí thương hiệu trên thị trường trong nước, đồng bằng sông Cửu Long làm nền tảng. Đồng thời củng cố, giữ vững và phát triển thị trường tiềm năng khu vực Tây Nguyên, Đông Nam Bộ có chính sách hợp lý để phát triển thị trường mới nhưng chưa có kênh phân phối. Chú trọng phát triển thị trường Campuchia, Lào và quan tâm đầu tư thích đáng cho thị trường tiềm năng Myanmar.

Định hướng trong dài hạn: Hướng tới việc cân đối tỷ trọng tiêu thụ 2 khu vực thị trường trong nước và xuất khẩu mạnh sang các nước trong khu vực. Triệt để khai thác ưu thế vượt trội về công nghệ và sự khác biệt sản phẩm, xây dựng thị trường thương hiệu mạnh trong top đầu ngành, bảo đảm cạnh tranh sòng phẳng cùng hàng ngoại nhập.

CHƯƠNG 4

CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT CẦN THƠ

Công ty Cổ phần Phân bón và Hóa chất Cần thơ là doanh nghiệp nhà nước chuyên sản xuất, kinh doanh các mặt hàng phân bón (Phân bón NPK, phân bón hữu cơ,...) và các sản phẩm hóa chất (Bột giặt, Zolite,...) được tiêu thụ mạnh trên thị trường. Quá trình sản xuất phân bón theo hình thức sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn, tại mỗi phân xưởng đảm nhận hầu hết các khâu từ khi nhập nguyên liệu tới khi sản xuất sản phẩm. Do đó, yêu cầu về trình độ quản lý rất cao.

Đặc điểm sản xuất của phân xưởng là quy trình xảy ra liên tục. Đối với công nghệ sản xuất NPK là sự pha trộn vò viên để đạt được một tỷ lệ theo chủng loại sản phẩm nhất định, đảm bảo về kích cỡ hạt, độ cứng và màu sắc theo tiêu chuẩn phù hợp với thị trường và với từng vùng đất.

4.1 KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT

Công ty áp dụng cách hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính giá thành theo phương pháp trực tiếp. Quy trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành ở công ty được tiến hành gọn nhẹ do đã áp dụng hệ thống thông tin kế toán vào trong công tác kế toán.

- Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phân xưởng sản xuất phân bón - Đối tượng tính giá thành: Phân bón NPK Hiend xanh 20.20.15 - Đơn vị tính giá thành là 1 tấn sản phẩm hoàn thành nhập kho. - Kỳ tính giá thành là quý

Do công ty có rất nhiều sản phẩm sản xuất với khối lượng lớn nên trong đề tài này tôi chọn sản phẩm NPK Hiend xanh 20.20.15 (TR44b), đây là sản phẩm phân bón đa dụng, nguồn nguyên liệu cao cấp, chứa đạm, lân, kali cao thích hợp cho nhiều loại cây trồng trên nhiều vùng sinh thái khác nhau, giúp gia tăng khả năng đề kháng sâu bệnh của cây. Do được tiếp xúc thực tế, nên trong phần kế toán tôi chọn quý II/2013 để tìm hiểu quy trình tập hợp và tính giá thành sản phẩm NPK Hiend xanh 20.20.15. Hệ thống sổ của công ty tổ chức theo hình thức chứng từ ghi sổ, số lượng chứng từ rất nhiều nên ở phần kế toán tôi chỉ đưa qui trình, các chứng từ sẽ được đề cập ở phần phụ lục.

4.1.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất ra sản phẩm phân bón NPK chiếm tỷ trọng rất lớn trong giá thành sản phẩm. Bao gồm: Ure, Kali, Dap, trung-vi lượng (can xi, ma-nhê, lưu huỳnh, kẽm, bore). Với những bất lợi về việc giá cả của nguyên vật liệu tăng giảm không ổn định hay đòi hỏi phải phân biệt từng lô hàng nhập kho,...thì phương pháp tính giá xuất kho bình quân gia quyền từng thời điểm (công thức 2.1) vừa có thể khắc phục được những bất lợi trên, vừa phản ánh kịp thời sự biến động của giá cả, đồng thời việc tính giá được tiến hành đều đặn. Tuy công việc tính toán khá nhiều và phức tạp, nhưng do lưu lượng nhập xuất ít, bên cạnh đó công ty sử dụng kế toán máy nên việc áp dụng phương pháp bình quân gia quyền từng thời điểm không mấy khó khăn.

a) Tài khoản sử dụng và chứng từ

- Tài khoản sử dụng: Tài khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 621 - Chứng từ sử dụng: Lệnh sản xuất; Phiếu xuất kho; Chứng từ ghi sổ; Sổ chi tiết tài khoản 621; Sổ cái tài khoản 621.

b) Trình tự hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Hằng ngày kế toán căn cứ vào các chứng từ có liên quan như:

- Lệnh sản xuất (2 liên): 01 liên giao cho bộ phận sản xuất và 01 liên lưu phòng kế toán tài chính.

- Phiếu xuất kho (3 liên): 01 liên giao thủ kho để thủ kho làm thủ tục xuất vật tư và vào thẻ kho. 01 liên giao cho bộ phận sản xuất và 01 liên lưu tại phòng kế toán tài chính để kế toán làm căn cứ vào các sổ kế toán và lên báo cáo tài chính.

Khi nhận được lệnh sản xuất, kế toán xuất phiếu yêu cầu nguyên vật liệu. Căn cứ vào phiếu yêu cầu nguyên vật liệu, kế toán lập phiếu xuất kho theo mẫu 02-VT xuất nguyên vật liệu (Xem phụ lục 1).

Căn cứ vào phiếu xuất kho xuất nguyên vật liệu trong ngày tại công ty, kế toán lập chứng từ ghi sổ theo mẫu số S02a-DN cho sản phẩm phân bón NPK Hiend xanh 20.20.15 (TR44b) (Xem phụ lục 3)

Sau khi chứng từ ghi sổ được duyệt, kế toán lên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ theo mẫu S02b-DN (Xem phụ lục 4), và sổ chi tiết tài khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo mẫu S38-DN (Xem phụ lục 5).

Cuối tháng kế toán đối chiếu phiếu xuất kho, chứng từ ghi sổ, sổ kế toán chi tiết lên sổ cái tài khoản nguyên vật liệu trực tiếp theo mẫu số S02c1-DN

Cuối mỗi quý, kế toán sẽ căn cứ vào các phiếu xuất kho trong quý để lập một bảng kê xuất kho nguyên vật liệu như sau:

Bảng 4.1: Bảng kê xuất kho nguyên vật liệu quý II/2013 sản xuất TR44b Đơn vị tính: Đồng

(Nguồn: Thực tập viên tổng tại phòng tài chính-kế toán Công ty Cổ phần Phân bón và Hóa chất Cần thơ)

Chứng từ Tổng số

Số hiệu Ngày Diễn giải

Số lượng (tấn) Thành tiền Ghi nợ tài khoản 621

PXK1400 01/04 Xuất Dap sản xuất TR44b 11,46 146.952.921 146.952.921 PXK1400 01/04 Xuất Ure sản xuất TR44b 7,3 71.622.599 71.622.599 PXK1400 01/04 Xuất Kali sản xuất TR44b 6,6 77.897.285 77.897.285 PXK1400 01/04 Xuất Trung vi lượng 0,1 671.766 671.766 PXK1400 01/04 Xuất sản phẩm xanh 2,5 13.981.875 13.981.875

…… ……. ……… …..…..

Cộng tháng 04 223,76 2.490.524.332 2.490.524.332

PXK1510 03/05 Xuất Dap sản xuất TR44b 9,8 125.666.547 125.666.547 PXK1510 03/05 Xuất Ure sản xuất TR44b 5,8 56.905.627 56.905.627 PXK1510 03/05 Xuất Kali sản xuất TR44b 5,15 60.783.487 60.783.487 PXK1510 03/05 Xuất Trung vi lượng 0,06 403.059 403.059 PXK1510 03/05 Xuất sản phẩm xanh 2,14 11.968.485 11.968.485

…….. ……. …….. ….……

Cộng tháng 05 184,43 2.055.681.838 2.055.681.838

PXK1611 04/06 Xuất Dap sản xuất TR44b 10,5 134.642.728 134.642.728 PXK1611 04/06 Xuất Ure sản xuất TR44b 6,3 61.811.284 61.811.284 PXK1611 04/06 Xuất Kali sản xuất TR44b 6,02 71.051.766 71.051.766 PXK1611 04/06 Xuất Trung vi lượng 0,06 403.059 403.059 PXK1611 04/06 Xuất sản phẩm xanh 2,3 12.863.325 12.863.325

…….. …….. ….……

Cộng tháng 06 197,7 2.198.594.359 2.198.594.359

Căn cứ vào bảng kê 4.1 kế toán kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong quý vào tài khoản 154-“Tài khoản chi phí sản xuất dở dang” để tính tổng chi phí phát sinh trong kỳ.

4.1.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

Công ty áp dụng hình thức tính lương theo sản phẩm sản xuất ra. Với hình thức tính lương như thế nhằm khuyến khích người lao động nâng cao năng suất lao động. Cứ mỗi tấn sản phẩm sản xuất ra thì chi phí nhân công trực tiếp là 136.353 đồng (Phần lương này chưa bao gồm các khoản trích theo lương)

Các khoản trích theo lương được tính trên lương cơ bản của nhân công - Bảo hiểm xã hội: 17%

- Bảo hiểm y tế: 3% - Kinh phí công đoàn: 2% - Bảo hiểm thất nghiệp: 1% a) Tài khoản sử dụng và chứng từ

- Tài khoản sử dụng: Tài khoản chi phí nhân công trực tiếp 622

- Chứng từ sử dụng: Bảng kê khối lượng hoàn thành; Bảng thanh toán lương; Chứng từ ghi sổ; Phiếu chi; Sổ chi tiết tài khoản 622; Sổ cái tài khoản 622

b) Trình tự hạch toán chi phí nhân công trực tiếp

Cuối tháng, kế toán căn cứ vào bảng chấm công, phiếu xác nhận sản phẩm... Dựa vào đó kế toán xác định số tiền phải trả công nhân trực tiếp (công thức 2.3) và lập bảng thanh toán lương và khoản trích theo lương rồi trình kế toán trưởng và giám đốc xem xét, ký duyệt. Sau khi được duyệt, kế toán lập phiếu chi (Xem phụ lục 2), phiếu chi được lập thành 2 liên: 01 liên thủ quỹ làm cơ sở chi tiền và vào sổ quỹ và 01 liên kế toán lưu cùng với bảng tạm ứng thanh toán lương, đây là căn cứ để kế toán vào sổ sách và lên báo cáo.

Cuối quý, căn cứ vào chứng từ gốc kế toán lập bảng kê khối lượng sản phẩm hoàn thành (Bảng 4.2), xác định tổng chi phí nhân công phát sinh trong quý

Bảng 4.2: Bảng kê khối lượng hoàn thành sản phẩm trong quý II/2013 Tên sản phẩm: NPK Hiend xanh 20.20.15 (TR44b)

Đơn vị tính: Đồng

Ngày Tên,

quy cách ĐVT Số lượng

Đơn giá

tiền công Thành tiền

01/04 Sản phẩm TR44b Tấn 27,96 136.353 3.812.430 08/04 Sản phẩm TR44b Tấn 55,92 136.353 7.624.859 15/04 Sản phẩm TR44b Tấn 45,9 136.353 6.258.603 22/04 Sản phẩm TR44b Tấn 93,98 136.353 12.814.455 Cộng tháng 04 Tấn 223,76 136.353 30.510.347 03/05 Sản phẩm TR44b Tấn 22,95 136.353 3.129.301 10/05 Sản phẩm TR44b Tấn 46,11 136.353 6.287.237 24/05 Sản phẩm TR44b Tấn 115,37 136.353 15.731.046 Cộng tháng 05 Tấn 184,43 136.353 25.147.584 04/06 Sản phẩm TR44b Tấn 25,18 136.353 3.433.369 12/06 Sản phẩm TR44b Tấn 50,39 136.353 6.870.828 22/06 Sản phẩm TR44b Tấn 80,69 136.353 11.002.324 26/06 Sản phẩm TR44b Tấn 41,44 136.353 5.650.468 Cộng tháng 06 Tấn 197,7 136.353 26.956.988 Tổng quý II/2013 605,89 82.614.919

(Nguồn: Thực tập viên tổng hợp tại phòng Tài chính-Kế toán Công ty Cổ phần Phân bón và Hóa chất Cần thơ)

Từ bảng kê khối lượng hoàn thành sản phẩm và các chứng từ thanh toán lương phát sinh trong quý II/2013, kế toán lập bảng tổng hợp chi phí công nhân trực tiếp trong quý như sau:

Bảng 4.3: Bảng tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp quý II/2013 Tên sản phẩm: NPK Hiend xanh 20.20.15 (TR44b)

Đơn vị tính: Đồng

Tài khoản 334 Phải trả nhân viên

Tài khoản 338 Phải trả phải nộp khác Diễn giải Lương chính TK 3382 KPCĐ TK 3383 BHXH TK 3384 BHYT TK 3389 BHTN Tổng Lương T4 30.510.347 610.207 5.186.759 915.310 305.103 37.527.726 Lương T5 25.147.584 502.951 4.275.089 754.427 251.476 30.931.527 Lương T6 26.956.988 539.139 4.582.688 808.709 269.570 33.157.094 Cộng quý 82.614.919 1.652.297 14.044.536 2.478.446 826.149 101.616.348

(Nguồn: Thực tập viên tổng hợp tại phòng Tài chính-Kế toán Công ty Cổ phần Phân bón và Hóa chất Cần thơ)

Dựa vào đó, kế toán lập chứng từ ghi sổ theo mẫu S02a-DN (Xem phụ lục 3) trình cấp trên duyệt, sau đó ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ theo mẫu S02b-DN (Xem phụ lục 4) và lên sổ chi tiết tài khoản chi phí nhân công trực tiếp theo mẫu S38-DN (Xem phụ lục 5) về tổng lương và các khoản trích theo lương cho công nhân sản xuất sản phẩm TR44b trong quý.

Căn cứ vào chứng từ liên quan, bảng kê khối lượng sản phẩm hoàn thành và bảng tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp, kế toán kết chuyển sang tài khoản 154-“Tài khoản chi phí sản xuất dở dang” để làm cơ sở tính giá thành sản phẩm.

4.1.3 Kế toán chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung tại công ty bao gồm: Chi phí quản lý phân xưởng; Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ; Chi phí khấu hao TSCĐ kế toán tiến hành phân bổ khấu hao theo từng quý; Chi phí dịch vụ mua ngoài: Chi phí văn phòng phẩm, tiền điện, tiền nước; Chi phí khác: Tiếp khách, công tác phí,...

a) Tài khoản sử dụng và chứng từ

- Tài khoản sử dụng: Tài khoản chi phí sản xuất chung 627.

- Chứng từ sử dụng: Phiếu chi; Bảng thanh toán lương; Bảng trích khấu hao; Hóa đơn thanh toán dịch vụ mua ngoài; Chứng từ ghi sổ; Sổ chi tiết tài khoản 627; Sổ cái tài khoản 627.

b) Trình tự hạch toán

Căn cứ vào các phiếu chi tiền, bảng thanh toán tiền lương nhân viên quản lý phân xưởng như quản đốc phân xưởng, nhân viên kho…, tính trích khấu hao tài sản cố định (công thức 2.4), bảng phân bổ công cụ, dụng cụ xuất dùng trong quá trình sản xuất, kế toán tiến hành tập hợp chi phí sản xuất chung.

Trong quá trình sản xuất công ty cũng sản xuất thêm các sản phẩm

Một phần của tài liệu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần phân bón và hóa chất cần thơ (Trang 35)