Phân tích biến động tổng giá thành sản phẩm

Một phần của tài liệu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần phân bón và hóa chất cần thơ (Trang 54)

Với việc phân tích sơ bộ giá thành đơn vị kết hợp bảng 4.8 đã cho ta thấy được phần nào về tình hình biến động chi phí phát sinh tại công ty. Nhìn chung, chi phí sản xuất biến động không đều, đáng chú ý nhất là chi phí sản xuất tăng trong quý II/2013. Vậy sự gia tăng ảnh hưởng như thế nào đến giá thành sản phẩm? Việc phân tích biến động tổng giá thành sẽ làm rõ hơn.

Áp dụng công thức ở phần cơ sở lý luận (công thức 2.11 và 2.12) ta lập bảng phân tích biến động tổng giá thành thực tế và tổng giá thành đã điều chỉnh theo sản lượng, bảng phân tích biến động các khoản mục chi phí trong giá thành đơn vị của TR44b như sau:

Bảng 4.10 Bảng phân tích biến động tổng giá thành thực tế và tổng giá thành đã điều chỉnh theo sản lượng Tên sản phẩm NPK Hiend xanh 20.20.15 (TR44b)

Đơn vị tình: Đồng

QIV12/QIII12 QI13/QIV12 QII13/QI13

Diễn giải QúyIII2012 Quý IV/2012 Quý I/2013 Quý II/2013

Mức % Mức % Mức %

Sản lượng (tấn) 483,7 420,25 438,25 605,89 (63,45) (13,12) 18,00 4,28 167,64 38,25

Tổng Z thực tế 5.496.821.006 4.756.292.065 5.000.917.363 7.031.131.554 (740.528.941) (13,47) 244.625.298 5,14 2.030.214.191 40,6

Tổng Z đã đ/c

theo Quý II/2013 6.885.401.859 6.857.322.544 6.913.875.233 7.031.131.554 (28.079.315) (0,41) 56.552.689 0,82 117.256.321 1,7

(Nguồn: Thực tập viên tổng hợp tại công ty Cổ phần Phân bón và Hóa chất Cần thơ)

Bảng 4.11: Bảng phân tích biến động các khoản mục chi phí trong giá thành đơn vị của TR44b

Đơn vị tính: Đồng

(Nguồn: Thực tập viên tổng hợp tại Công ty Cổ phần Phân bón và hóa chất Cần thơ)

Chênh lệch

Quý III2012 Quý IV2012 Quý I2013 Quý II2013

QIV12/QIII12 QI13/QIV12 QII13/QI13

Khoản mục Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Mức % Mức % Mức % CPNVLTT 10.977.847 96,60 10.897.990 96,29 10.967.668 96,11 11.132.055 95,93 (79.857) (0,73) 69.678 0,64 164.387 1,5 CPNCTT 165.859 1,46 167.714 1,48 191.048 1,67 167.714 1,45 1.855 1,12 23.333 13,91 (23.333) (12,21) CPSXC 220.406 1,94 252.064 2,23 252.391 2,21 304.865 2,63 31.658 14,36 327 0,13 52.474 20,79 Tổng 11.364.112 100,00 11.317.768 100,00 11.411.106 100,00 11.604.634 100,00 (46.344) 14,75 93.338 14,68 193.527 10,08

Dựa vào kết quả tính toán ở 2 bảng trên, nhận thấy chi phí sản xuất quý IV/2012 thấp nhất, giảm 28.079.315 đồng, tương đương 0,41% so với quý III/2012. Sự suy giảm này bắt nguồn từ chi phí nguyên vật liệu giảm, cụ thể giảm 79.857 đồng/tấn, tương đương giảm 0,73%. Nguyên nhân là do chi phí đầu vào của một số nguyên liệu giảm. Tuy chi phí nguyên vật liệu có chiều hướng giảm nhưng chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung lại có chiều hướng tăng, cụ thể ở bảng phân tích 4.11 chi phí nhân công quý IV/2012 tăng 1.855 đồng/tấn, tương đương 1,12% và chi phí sản xuất chung tăng 31.658 đồng/tấn, tương đương 14,36% so với quý III/2012 nên ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm có giảm nhưng không nhiều, từ 11.364.112 đồng/tấn xuống 11.317.768 đồng/tấn.

Chi phí sản xuất quý I/2013 tăng so với quý IV/2012 56.552.689 đồng, tương đương 0,82%, nguyên nhân là do chi phí nguyên vật liệu tăng 69.678 đồng /tấn, tương đương 0,64%. Đồng thời chi phí nhân công cũng tăng 23.333 đồng/tấn tương đương 13,91%, trong khi đó chi phí sản xuất chung chỉ tăng ở mức 327 đồng/tấn, tương đương 0,13%. Xét tiếp chi phí sản xuất của quý II/2013 là cao nhất, cụ thể tăng 117.256.321 đồng, tương đương 1,7% so với quý I/2013. Sự gia tăng này chủ yếu là do tăng chi phí nguyên vật liệu, tăng 164.387 đồng/tấn. Mặc dù giá thành sản phẩm tăng nhưng sự gia tăng này có thể chấp nhận. Bởi không riêng công ty Cổ phần Cổ phần Phân bón và Hóa chất Cần thơ mà nhiều doanh nghiệp, nhà máy sản xuất phân bón khác như Bình Điền, công ty Cổ phần vật tư nông sản thì giá sản phẩm NPK 20.20.15 cũng tăng dao động 2.000 đồng – 2.500 đồng/kg. Đây là nguyên nhân khách quan bởi các công ty sản xuất phân bón cùng chịu sự tác động của giá nguyên liệu đầu vào. Bên cạnh đó, tâm lý lo ngại của khách hàng về chất lượng sản phẩm nên các công ty phải chọn nguyên liệu đầu vào đáp ứng tiêu chuẩn, chất lượng đó cũng là nguyên nhân làm chi phí nguyên vật liệu tăng từ đó dẫn đến tăng chi phí sản xuất.

Xét trong tổng thể nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh tại công ty qua 2 quý gần nhất ta nhận thấy mức gia tăng của chi phí này khi liên hệ với kết quả sản xuất là 1,5 % thấp hơn nhiều so với kết quả so sánh ban đầu là tăng 40,32%. Căn cứ vào hình 4.2 thể hiện tỷ trọng chi phí như đã phân tích ở mục 4.3.1 thì chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng rất lớn trên 95% trong tổng chi phí. Ở đây, dù chỉ tăng ở mức 1,5% nhưng nó đã chiếm đến 95,93% trong tổng khoản tăng của chi phí sản xuất ở quý II/2013. Chính điều này, ta cần làm rõ nguyên nhân đối với sự gia tăng của chi phí này

Tổng hợp lại kết quả phân tích, nếu xét theo cùng sản lượng sản xuất, tổng số tăng của chi phí sản xuất của kỳ thực tế so với kỳ kế hoạch là 117.256.321 đồng. Vấn đề đặt ra cho nhà quản trị là với tình hình sản xuất thực tế thì sự gia tăng chi phí như vậy thì có thích hợp không? Nguyên nhân của việc gia tăng chi phí này là do đâu? Nó tác động như thế nào đến giá thành sản phẩm trong quý II/2013? Vì vậy cần tìm hiểu và xem xét giải quyết vấn đề theo từng khía cạnh khác nhau. Để hiểu rõ hơn về sự biến động của giá thành, ta cần làm rõ hơn ởmục 4.3.4.

Một phần của tài liệu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần phân bón và hóa chất cần thơ (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)