TỔNG HỢP CHI PHÍ TÍNH GIÁ THÀNH

Một phần của tài liệu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần phân bón và hóa chất cần thơ (Trang 44)

4.2.1 Tổng hợp chi phí sản xuất

Để tính được giá thành, kế toán phải tổng hợp các chỉ tiêu có liên quan vào bảng gọi là bảng tính giá thành sản phẩm.

a) Tài khoản sử dụng và chứng từ

- Tài khoản sử dụng: Tài khoản chi phí sản xuất dở dang 154

- Chứng từ sử dụng: Chứng từ chi phí; Sổ chi tiết chi phí sản xuất tài khoản 621, sổ tài khoản 622 và sổ tài khoản 627.

b) Trình tự hạch toán

Cuối kỳ, trên cơ sở các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung đã được phân bổ, kế toán tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh lập bảng tổng hợp chi phí tạo thành sản phẩm TR44b trong quý để làm căn cứ tính giá thành sản phẩm hoàn thành.

Bảng 4.5 Bảng tổng hợp chi phí tạo thành sản phẩm (01/04/2013-30/06/2013) Tên sản phẩm: Phân bón NPK Hiend xanh 20.20.15

Đơn vị tính: Đồng Tổng chi phí

Khoản mục chi phí Đơn giá

bình quân Lượng Giá trị

A. CPNVLTT 605,89 6.744.800.544 Dap 12.823.117 250,86 3.216.807.131 Ure 9.811.315 155,8 1.528.602.877 Kali 11.802.619 142,2 1.678.332.422 Trung vi lượng 6.717.660 1,87 12.562.024 Sản phẩm xanh 5.592.750 55,16 308.496.090 B. CPNCTT 101.616.348 1. Tiền lương 82.614.919

2. Các khoản trích theo lương 19.001.428

C.CPSXC 184.714.677

1.Lương quản lý phân xưởng 45.244.695

2. Các khoản trích theo lương 10.406.279

3. Bao bì sản phẩm 107.098.328

4. Chí khấu hao TSCĐ 5.712.049

5. Dịch vụ mua ngoài 14.789.620

6. Chi khác 1.463.706

Tổng cộng 7.031.131.554

(Nguồn: Phòng Tài chính- kế toán tại Công ty Cổ phần Phân bón và Hóa chất Cần thơ)

Dựa vào các số liệu trên bảng kê, bảng tổng hợp, sổ chi tiết tài khoản 621, tài khoản 622 và tài khoản 627 kế toán lập các bút toán kết chuyển. Các bút toán này được thể hiện trên chứng từ ghi sổ 66TR44b theo mẫu S02a-DN

(Xem phụ lục 4), chứng từ ghi sổ này sau khi đã được đăng ký qua sổ đăng ký chứng từ ghi sổ thì được sử dụng ghi vào sổ chi tiết (Xem phụ lục 5) và sổ cái tài khoản 154 theo mẫu qui định (Xem phụ lục 6)

Do quy trình công nghệ sản xuất đơn giản, thực tế sản phẩm dở dang được lấy đem quay ngược vào sản xuất lại tạo nên các sản phẩm phân bón khác. Do đó, công ty không tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang, mà chỉ sử dụng tài khoản 154 làm trung gian để tập hợp chi phí sản xuất làm căn cứ xác định giá thành cho sản phẩm.

Để thấy rõ quá trình tập hợp chi phí sản xuất sản phẩm NPK Hiend xanh 20.20.15 (TR44b) xem sơ đồ sau:

Hình 4.1 Sơ đồtập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm NPK 20.20.15 TK 621 2.490.524.332 2.055.681.838 2.198.594.359 6.744.800.529 6.744.800.529 6.744.800.529 TK 622 37.527.726 30.931.527 33.157.094 101.616.348 101.616.348 101.616.348 TK 627 67.069.282 55.770.782 61.874.613 184.714.677 184.714.677 184.714.677 TK 154 6.744.800.529 101.616.347 184.714.677 7.031.131.568 7.031.131.568 0 0 7.031.131.568 TK 155 7.031.131.568 7.031.131.568 54.773.309 7.085.904.877

4.2.2 Phương pháp tính giá thành

Công ty tính giá thành sản phẩm theo phương pháp ghi nhận chi phí trực tiếp hay còn gọi là phương pháp giản đơn. Toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ chính là tổng giá thành toàn bộ sản phẩm hoàn thành trong kỳ.

a) Tài khoản sử dụng và chứng từ

- Tài khoản sử dụng: Tài khoản thành phẩm 155 - Bảng tổng hợp chi phí sản xuất

- Phiếu tính giá thành b) Trình tự hạch toán

Sản phẩm TR44b trong quý II/2013 hoàn thành nhập kho với tổng số lượng 605,89 tấn. Sau khi hạch toán và tập hợp đầy đủ các khoản mục chi phí sản xuất sản phẩm TR44b, kế toán tiến hành tính tổng giá thành (Công thức 2.6) và giá thành đơn vị (Công thức 2.7) cho sản phẩm. Kế toán lập phiếu tính giá thành.

Bảng 4.6 PHIẾU TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

Tên sản phẩm: NPK Hiend xanh 20.20.15 (TR44b) Số lượng: 605,89 tấn Quý II/2013 Đơn vị tính: Đồng Khoản mục chi phí CPSXDD Đầu kỳ CPSXPS trong kỳ CPSXDD cuối kỳ Điều chỉnh Giảm giá thành Tổng giá thành thực tế Giá thành đơn vị 1 2 3 4 5 6= 2+3-4-5 7=6/SLTP CPNVLTT 0 6.744.800.529 0 0 6.744.800.529 11.132.055 CPNCTT 0 101.616.348 0 0 101.616.348 167.714 CPSXC 0 184.714.677 0 0 184.714.677 304.865 Tổng cộng 0 7.031.131.554 0 0 7.031.131.554 11.604.634

(Nguồn: Phòng Tài chính kế toán Công ty Cổ phần Phân bón và Hóa chất Cần thơ)

Căn cứ vào phiếu tính giá thành kế toán lập chứng từ ghi sổ 67TR44b

(Xem phụ lục 3). Sau khi chứng từ ghi sổ đã được duyệt, kế toán ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ (Xem phụ lục 4), đối chiếu ghi sổ chi tiết và sổ cái tài khoản 155- “Thành phẩm” theo mẫu qui định.(Xem phụ lục 5 và 6)

Nhận xét: Thông qua việc tìm hiểu trình tự hạch toán kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm NPK Hiend xanh 20.20.15 (TR44b) tại công ty Cổ phần Phân bón và Hóa chất Cần thơ, tôi nhận thấy một số điều như sau:

Tại điều 1 theo Quyết định số 15/200615/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC, công ty đã áp dụng đúng hệ thống tài khoản kế toán, chế độ chứng từ kế toán và chế độ kế toán.

Công ty đã thực hiện đúng theo chuẩn mực số 01- Chuẩn mực chung theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Bộ

trưởng Bộ Tài chính về các nguyên tắc kế toán cơ bản và các yêu cầu cơ bản

đối với kế toán như ghi chép đầy đủ nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ kế toán, phản ánh trung thực, đầy đủ, khách quan mọi nghiệp vụ. Thực hiện phương pháp kế toán nhất quán và cung cấp kịp thời các thông tin và số liệu được ghi chép.

Thực hiện theo đúng chuẩn mực số 02- Hàng tồn kho ban hành theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng

Bộ Tài chính, công ty đã áp dụng phương pháp bình quân gia quyền từng thời

điểm để tính giá xuất kho nguyên vật liệu phù hợp với hoạt động sản xuất của công ty.

Theo điều 96 chương VI bộ luật lao động, công ty đã thực hiện theo đúng việc chi trả lương cho người lao động.

4.3 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH XÁC ĐỊNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM NPK HIEND XANH 20.20.15 XÁC ĐỊNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM NPK HIEND XANH 20.20.15

Căn cứ vào cách phân loại chi phí theo nội dung chi phí thì quá trình sản xuất sản phẩm liên quan đến 3 khoản mục chi phí: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí công nhân trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Theo trình tự phân tích ta cần phân tích khái quát chi phí sản xuất, giá thành đơn vị, tổng giá thành và chi phí theo từng khoản mục giữa kế hoạch và thực tế. Ý nghĩa của việc phân tích này nhằm đánh giá mức độ hoàn thành của kế hoạch đề ra, biết điểm mạnh, điểm yếu của từng đối tượng cần phân tích.Từ đó phát huy những điểm mạnh và có những biện pháp khắc phục điểm yếu.

Do công ty sản xuất và bán nhiều mặt hàng với nhiều chủng loại khác nhau nên bộ phận kế toán không lập kế hoạch chi phí và giá thành cho riêng từng mặt hàng cụ thể. Để thấy rõ hơn trong phần phân tích, tôi sẽ phân tích biến động chi phí và giá thành qua quý III, quý IV năm 2012 và quý I, quý II năm 2013. Do trong giai đoạn này thị trường phân bón có nhiều biến động gây

ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất phân bón nói chung và công ty Cổ phân Phân bón và Hóa chất Cần thơ nói riêng.

4.3.1 Phân tích khái quát toàn bộ chi phí hoạt động sản xuất

Để thấy được tình hình biến động giá thành tại công ty trong thời gian qua, trước hết cần phân tích khái quát toàn bộ chi phí sản xuất. Kết quả phân tích này giúp người đọc thấy một cách tổng quát về tình hình chỉ tiêu của công ty. Sử dụng công thức 2.8 và 2.9 ở phần cơ sở lý luận ta được bảng so sánh như sau:

Bảng 4.7 Bảng phân tích tổng biến động giá thành của sản phẩm NPK Hiend xanh 20.20.15 (TR44b)

Đơn vị tính: Đồng

Chênh lệch Quý III2012 Quý IV2012 Quý I2013 Quý II2013

Quý IV2012/Quý III2012 Quý I2013/IV2012 Quý II2013/Quý I2013

Khoản mục

Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Mức % Mức % Mức %

CPNVLTT 5.309.984.733 4.579.880.423 4.806.580.520 6.744.800.529 (730.104.310) (13,75) 226.700.097 4,95 1.938.220.009 40,32 CPNCTT 80.226.007 70.481.888 83.726.577 101.616.348 (9.744.119) (12,15) 13.244.689 18,79 17.889.771 21,37 CPSXC 106.610.266 105.929.754 110.610.266 184.714.677 (680.512) (0,64) 4.680.512 4,42 74.104.411 67,00

Tổng 5.496.821.006 4.756.292.065 5.000.917.363 7.031.131.554 (740.528.941) (26,53) 244.625.298 28,16 2.030.214.191 128,69

(Nguồn thực tập viên tổng hợp tại Công ty Cổ phần Phân bón và hóa chất Cần thơ)

Bảng 4.8 Bảng tỷ trọng các khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm NPK Heind xanh 20.20.15 (TR44b)

Đơn vị tính: Đồng

(Nguồn thực tập viên tổng hợp tại Công ty Cổ phần Phân bón và hóa chất Cần thơ)

Quý III2012 Quý IV2012 Quý I2013 Quý II2013

Khoản mục

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

CPNVLTT 5.309.984.733 96,60 4.579.880.423 96,29 4.806.580.520 96,11 6.744.800.529 95,93

CPNCTT 80.226.007 1,46 70.481.888 1,48 83.726.577 1,67 101.616.348 1,45

CPSXC 106.610.266 1,94 105.929.754 2,23 110.610.266 2,21 184.714.677 2,63

Quý III/2012 96,6 1,46 1,94 Quý IV/2012 96,29 1,48 2,23 Quý I/2013 2,21 1,67 96,11 Quý II/2013 95,93 1,45 2,63 CPNVLT T CPNCT T CPSXC

Hình 4.2 Tỷ trọng các khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm qua 4 quý

Dựa vào kết quả tính toán của bảng 4.7 và hình 4.2 ta thấy, tất cả các khoản mục chi phí phát sinh trong các quý biến động không đều. Trong đó, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng cao nhất và cũng là khoản mục chiếm tỷ trọng nhiều trong tổng chi phí (Trên 95%) ảnh hưởng đáng kể đến chi phí sản xuất. Kế đến là chi phí sản xuất chung chiếm tỷ trọng trên 2%.và chi phí nhân công trực tiếp chiếm tỷ trọng trên 1% trong tổng chi phí. Vì vậy, cần tìm hiểu nguyên nhân vì sao các loại chi phí có sự tăng giảm đột biến để từ đó tìm ra giải pháp nhằm khắc phục kịp thời.

Qua tìm hiểu tính toán, các khoản mục chi phí của quý IV/2012 giảm. Cụ thể, chi phí nguyên vật liệu giảm 730.104.310 đồng, tương đương 13,75%. Chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung cũng đều lần lượt giảm 9.744.119 đồng và 680.512 đồng, tương đương 12,15% và 0,64% so với quý III/2012, nguyên nhân là do sản lượng hoàn thành trong kỳ giảm từ 483,70 tấn giảm 420,25 tấn. Bước sang những tháng đầu năm 2013, các khoản mục chi phí có chiều hướng tăng khi sản lượng hoàn thành trong kỳ tăng từ 420,25 tấn lên

11.364.112 11.317.768 11.411.106 11.604.634 11.100.000 11.200.000 11.300.000 11.400.000 11.500.000 11.600.000 11.700.000

Quý III/2012 Quý IV/2012 Quý I/2013 Quý II/2013 Quý

Đồng

Giá thành đơn vị

438,25 tấn, làm chi phí nguyên vật liệu tăng 226.700.097 đồng, tương đương 4,95%. Chi phí nhân công tăng 18,79% và chi phí sản xuất chung tăng 4,42 % so với quý IV/2012 và các khoản chi tiếp tục tăng vào quý II/2013. Cụ thể tại quý II/2013, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng 40,32% nguyên nhân chính là do sản lượng sản xuất tăng, tăng nguyên liệu đầu vào. Chi phí nhân công trực tiếp tăng nhưng ổn định vì như đã biết hình thức trả lương tại công ty là hình thức khoán sản phẩm. Đối với chi phí sản xuất chung tăng 67% cũng do nhu cầu mở rộng quy mô, cần tiêu hao nguyên vật liệu, nhiên liệu trong phân xưởng và các khoản mục chi phí dịch vụ mua ngoài như: Điện, nước, bảo dưỡng máy móc,...Giải thích cho sự biến động chi phí trên, ta thấy tổng sản lượng sản phẩm NPK 20.20.15 hoàn thành trong kỳ đạt 605,89 tấn. Vì vậy, có thể kết luận toàn bộ chi phí sản xuất tăng là do quy mô sản xuất. Để hiểu rõ thêm sự biến động giá thành ta tiến hành phân tích sơ bộ giá thành đơn vị qua 4 quý.

4.3.2 Phân tích biến động giá thành đơn vị

Đối với một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì ngoài việc tạo ra những sản phẩm có chất lượng thì giá thành cũng là một yếu tố giúp sản phẩm của họ có chỗ đứng trên thị trường. Về mặt ý nghĩa kinh tế thì giá thành là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh chất lượng toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, đóng vai trò quyết định đến hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp.

Bảng 4.9 Bảng phân tích biến động giá thành đơn vị

Tên sản phẩm NPK Hiend xanh 20.20.15 (TR44b)

Đơn vị tính: Đồng

(Nguồn: Thực tập viên tổng hợp tại Công ty Cổ phần Phân bón và Hóa chất Cần thơ)

Chênh lệch Giá thành đơn vị

(Đồng/tấn)

Quý IV2012/Quý III2012 Quý I2013/Quý IV2012 Quý II2013/Quý I2013

Quý III2012 Quý IV2012 Quý I2013 Quý II2013 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Tuyệt đối %

Thông qua biểu đồ 4.3 ta thấy tốc độ biến động giá thành đơn vị của sản phẩm NPK Hiend xanh 20.20.15 (TR44b) qua 4 quý biến động không đều. Kết hợp bảng số liệu 4.8 ta có thể đánh giá sơ bộ về sự tăng giảm của giá thành đơn vị như sau:

Trong quý IV/2012 gía thành đơn vị giảm 46.344 đồng/tấn so với quý III/2012 tương đương 0,41%. Nhưng bước sang những tháng đầu năm 2013 thì giá thành đơn vị của TR44b lại tăng 93.338 đồng/tấn so với quý IV/2012 tương đương 0,82%. Quý II của năm giá thành lại tiếp tục tăng vượt bậc so với quý I/2013 là 193.528 đồng/tấn tương đương 1,7 %. Nguyên nhân trực tiếp là do ảnh hưởng sự biến động của chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung.

Như đã biết, giá thành sản phẩm chịu sự ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Vì vậy, việc đánh giá sơ bộ về giá thành đơn vị chưa thể kết luận được việc tổ chức kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm của công ty có hiệu quả hay không. Ta sẽ tiến hành phân tích biến động tổng giá thành sản phẩm.

4.3.3 Phân tích biến động tổng giá thành sản phẩm

Với việc phân tích sơ bộ giá thành đơn vị kết hợp bảng 4.8 đã cho ta thấy được phần nào về tình hình biến động chi phí phát sinh tại công ty. Nhìn chung, chi phí sản xuất biến động không đều, đáng chú ý nhất là chi phí sản xuất tăng trong quý II/2013. Vậy sự gia tăng ảnh hưởng như thế nào đến giá thành sản phẩm? Việc phân tích biến động tổng giá thành sẽ làm rõ hơn.

Áp dụng công thức ở phần cơ sở lý luận (công thức 2.11 và 2.12) ta lập bảng phân tích biến động tổng giá thành thực tế và tổng giá thành đã điều chỉnh theo sản lượng, bảng phân tích biến động các khoản mục chi phí trong giá thành đơn vị của TR44b như sau:

Bảng 4.10 Bảng phân tích biến động tổng giá thành thực tế và tổng giá thành đã điều chỉnh theo sản lượng Tên sản phẩm NPK Hiend xanh 20.20.15 (TR44b)

Đơn vị tình: Đồng

QIV12/QIII12 QI13/QIV12 QII13/QI13

Diễn giải QúyIII2012 Quý IV/2012 Quý I/2013 Quý II/2013

Mức % Mức % Mức %

Sản lượng (tấn) 483,7 420,25 438,25 605,89 (63,45) (13,12) 18,00 4,28 167,64 38,25

Tổng Z thực tế 5.496.821.006 4.756.292.065 5.000.917.363 7.031.131.554 (740.528.941) (13,47) 244.625.298 5,14 2.030.214.191 40,6

Tổng Z đã đ/c

theo Quý II/2013 6.885.401.859 6.857.322.544 6.913.875.233 7.031.131.554 (28.079.315) (0,41) 56.552.689 0,82 117.256.321 1,7

(Nguồn: Thực tập viên tổng hợp tại công ty Cổ phần Phân bón và Hóa chất Cần thơ)

Bảng 4.11: Bảng phân tích biến động các khoản mục chi phí trong giá thành đơn vị của TR44b

Đơn vị tính: Đồng

(Nguồn: Thực tập viên tổng hợp tại Công ty Cổ phần Phân bón và hóa chất Cần thơ)

Chênh lệch

Quý III2012 Quý IV2012 Quý I2013 Quý II2013

QIV12/QIII12 QI13/QIV12 QII13/QI13

Khoản mục Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Mức % Mức % Mức % CPNVLTT 10.977.847 96,60 10.897.990 96,29 10.967.668 96,11 11.132.055 95,93 (79.857) (0,73) 69.678 0,64 164.387 1,5 CPNCTT 165.859 1,46 167.714 1,48 191.048 1,67 167.714 1,45 1.855 1,12 23.333 13,91 (23.333) (12,21) CPSXC 220.406 1,94 252.064 2,23 252.391 2,21 304.865 2,63 31.658 14,36 327 0,13 52.474 20,79 Tổng 11.364.112 100,00 11.317.768 100,00 11.411.106 100,00 11.604.634 100,00 (46.344) 14,75 93.338 14,68 193.527 10,08

Dựa vào kết quả tính toán ở 2 bảng trên, nhận thấy chi phí sản xuất quý IV/2012 thấp nhất, giảm 28.079.315 đồng, tương đương 0,41% so với quý III/2012. Sự suy giảm này bắt nguồn từ chi phí nguyên vật liệu giảm, cụ thể giảm 79.857 đồng/tấn, tương đương giảm 0,73%. Nguyên nhân là do chi phí đầu vào của một số nguyên liệu giảm. Tuy chi phí nguyên vật liệu có chiều hướng giảm nhưng chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung lại có chiều hướng tăng, cụ thể ở bảng phân tích 4.11 chi phí nhân công quý IV/2012 tăng 1.855 đồng/tấn, tương đương 1,12% và chi phí sản xuất chung tăng 31.658 đồng/tấn, tương đương 14,36% so với quý III/2012 nên ảnh hưởng đến giá

Một phần của tài liệu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần phân bón và hóa chất cần thơ (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)