Phân tích biến động các khoản mục giá thành

Một phần của tài liệu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần phân bón và hóa chất cần thơ (Trang 57)

Các khoản mục chi phí trong giá thành bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm. Xét về quy mô hoạt động khác nhau thì mức chi phí thực tế phát sinh cũng khác nhau. Do vậy, ta sẽ tiến hành phân tích biến động chi phí sản xuất dựa trên quy mô thực hiện để đánh giá hiệu quả quản lý chi phí của công ty. Tuy nhiên để đánh giá chính xác hơn, ta tiến hành phân tích chi tiết cho từng loại chi phí.

a) Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Căn cứ vào bảng nguyên vật liệu trực tiếp quý III, quý IV năm 2012 và bảng nguyên vật liệu quý I, quý II năm 2013 (Xem phụ lục 7) thu thập từ báo cáo của công ty, kết hợp sử dụng công thứcở phần cơ sở phân tích (công thức 2.13, 2.14) ta có bảng phân tích như sau:

Bảng 4.12 Bảng so sánh biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất TR44b qua 4 quý.

Đơn vị tính: Đồng

Chênh lệch Quý IV2012/Quý III2012 Chênh lệch Quý I2013/Quý IV2012 Chênh lệch Quý II2013/Quý I2013 Biến động lượng Biến động giá Tổng biến động Biến động lượng Biến động giá Tổng biến động Biến động lượng Biến động giá Tổng biến động Vật liệu 1 2 3=1+2 4 5 6=4+5 7 8 9=7+8 Dap (5.333.175) (7.791.523) (13.124.698) 22.167.337 (20.781.622) 1.385.715 (7.592.473) 23.079.396 15.486.923 Ure (4.151.188) (1.685.884) (5.837.072) 168.531.218 (7.042.245) 161.488.974 (17.813.939) 1.748.508 (16.065.431) Kali (4.962.431) (10.248.059) (15.210.490) 56.404.617 715.839 57.120.456 (14.186.640) 13.575.617 (611.024) Trung vi lượng (5.691.811) (15.910.262) (21.602.072) (115.374.123) (312.465) (115.686.588) 7.034.332 3.317.982 10.352.314 Sản phẩm xanh (2.350.566) (9.543.777) (11.894.342) 27.922.050 (958.544) 26.963.507 (3.202.498) 16.934.468 13.731.970 Sản lượng sản xuất quý III/2012: 483,7 tấn; Quý IV/2012: 420,25 tấn; Quý I/2013: 438,25 tấn và quý II/2013: 605,89 tấn

Sản phẩm phân bón NPK Hiend xanh 20.20.15 có nguồn nguyên liệu cao cấp chứa đạm, lân, kali cao và cân đối với trung vi lượng (canxi, lưu huỳnh, kẽm,...). Qua bảng phân tích trên ta nhận thấy chi phí của từng loại nguyên liệu đều biến động không đều.

Trong quý IV/2012, biến động lượng của nguyên liệu Dap giảm 5.333.175 đồng, do mức tiêu hao nguyên liệu để sản xuất ra 1 tấn phân giảm 0,412 tấn xuống 0,411 tấn, đồng thời biến động giá giảm 7.791.523 đồng là do giá mua Dap giảm 12.690.482 đồng xuống 12.645.372 đồng, làm tổng biến động giảm 13.124.698 đồng. Biến động lượng của Ure giảm 4.151.188 đồng do mức tiêu hao nguyên liệu giảm 0,23 tấn xuống 0,229 tấn, và biến động giá giảm 1.685.884 đồng là do giá thu mua Ure giảm 9.877.902 đồng xuống còn 9.860.384 đồng làm tổng biến động ure giảm 5.837.072 đồng. Đối với Kali mức tiêu hao nguyên liệu giảm 0,227 tấn xuống 0,226 tấn làm biến động lượng giảm 4.962.431 đồng, biến động giá giảm 10.248.059 đồng do giá mua vào giảm 11.808.283 đồng xuống 11.700.382 đồng, nên tổng biến động giảm 15.210.490 đồng. Tổng biến động của Trung vi lượng và sản phẩm xanh giảm lần lượt là 21.602.072 đồng và 11.894.342 đồng, nguyên nhân là do giá mua giảm 6.771.934 đồng xuống 5.983.204 đồng làm biến động giá giảm 15.910.262 đối với trung vi lượng. Giá mua vào sản phẩm xanh giảm 5.593.256 đồng xuống 5.309.384 đồng làm biến động giá giảm 9.543.777 đồng. Đồng thời, mức tiêu hao nguyên liệu trung vi lượng giảm 0,05 tấn xuống 0,48 tấn, làm biến động lượng giảm 5.691.811 đồng, và của sản phẩm xanh giảm 0,081 tấn xuống 0,08 tấn làm biến động lượng giảm 2.350.566 đồng. Nguyên nhân là do ảnh hưởng thị trường phân bón thế giới, nạn phân giả tràn lan gây tâm lý lo ngại cho nhà nông. Cụ thể giá mua vào của Dap, kali giảm 200 đồng/kg, ure giảm 100 đồng/kg. Trong quý này công ty đã nổ lực trong việc thu mua, quản lý cũng như sử dụng nguyên liệu, ta nhận thấy lượng nguyên liệu tiêu hao cho một đơn vị sản phẩm giảm so với quý trước là do công ty đã tăng cường quản lý và dự trữ, đồng thời cải tạo, bảo dưỡng máy móc thiết bị. Những biện pháp này đã phần nào mang lại hiệu quả cho công ty. Thực tế cho thấy trong thời gian qua thị trường phân bón trong nước không ổn định. Sau đợt nạn phân giả xâm nhập tràn lan trên thị trường vào năm 2012 đã gây nhiều tâm lý lo ngại về chất lượng sản phẩm của nhà nông, thị trường phân bón bớt ảm đạm vào những tháng đầu năm 2013. Giá mua vào một số nguyên liệu giảm nhẹ so quý IV/2012. Biến động giá nguyên liệu Dap, Ure giảm lần lượt là 20.781.622 đồng và 7.042.245 đồng do giá mua vào giảm nhẹ 12.531.108 đồng đối với Dap và 9.800.425 đồng đối với Ure. Đồng thời biến động lượng tăng do mức tiêu hao tăng lần lượt 0,411 tấn lên 0,415 tấn và

0,229 tấn lên 0,268 tấn, làm tổng biến động tăng lần lượt 1.385.715 đồng và 161.488.974 đồng. Đối với Kali biến động lượng tăng 56.404.617 đồng do mức tiêu hao tăng 0,226 tấn lên 0,237 tấn, đồng thời biến động giá giá tăng 715.839 đồng do giá mua vào tăng nhẹ lên 11.707.274 đồng, làm tổng biến động Kali tăng 57.120.456 đồng. Trung vi lượng biến động giá giảm 312.465 đồng do giá mua vào giảm 5.804.958 đồng, nhưng biến động lượng giảm 115.374.123 đồng do mức tiêu hao giảm 0,004 tấn, làm tổng biến động giảm 115.686.588 đồng. Sản phẩm xanh biến động giá giảm 958.544 đồng, do giá mua vào giảm còn 5.285.610 đồng, trong khi biến động lượng tăng 27.922.050 đồng là do mức tiêu hao tăng 0,08 tấn lên 0,092 tấn, làm tổng biến động tăng 26.963.507 đồng. Nguyên nhân biến động giá là do giá phân trên thị trường chưa được ổn định, cụ thể Kali tăng 100 đồng/kg trong khi Dap và Ure tiếp tục giảm.Trong khi biến động giá chiều hướng giảm thì biến động lượng tăng giảm không đều, điều này cho thấy công tác bảo dưỡng máy móc chưa tốt.

Thị trường phân bón dần khởi sắc trong quý II/2013, giá phân bón đang dần ổn định nhưng do lượng cầu trong nước lớn nên vẫn cần nhập khẩu phân bón từ các nước ngoài dẫn đến tình trạng giá nguyên liệu đang có chiều hướng tăng. So với quý I biến động giá của các nguyên liệu đều tăng. Cụ thể Dap, Ure và Kali tăng lần lượt 23.079.396 đồng, 1.748.508 đồng và 13.573.617 đồng, là do giá mua nguyên liệu tăng 12.623.117 đồng đối với Dap, 9.811.315 đồng đối với Ure và Kali tăng 11.802.619 đồng. Đồng thời, biến động lượng giảm lần lượt 7.592.473 đồng, 17.813.939 đồng và 14.186.640 đồng nguyên nhân là do mức tiêu hao đối với nguyên liệu Dap giảm 0,415 tấn xuống 0,414 tấn, đồng thời Dap là nguyên liệu chiếm tỉ lệ cao so với các nguyên liệu khác nên làm tổng biến động của Dap tăng. Riêng với Ure và Kali mức tiêu hao lần lượt giảm 0,268 tấn xuống 0,265 tấn và 0,237 tấn xuống 0,235 tấn. Đều đó đã làm tổng biến động của cả hai nguyên liệu đều giảm lần lượt 16.065.431 đồng và 611.024 đồng. Trung vi lượng và sản phẩm xanh là một trong những nguyên liệu chiếm tỉ lệ không lớn trong thành phần của sản phẩm TR44b nhưng sự biến động của nó cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến chi phí nguyên liệu trực tiếp. Nhìn chung ta thấy giá thành trung vi lượng và sản phẩm xanh đều tăng vào quý II/2013 ảnh hưởng đến biến động giá tăng. Trong khi đó, biến động lượng của trung vi lượng tăng 7.034.332 đồng do mức tiêu hao tăng từ 0,004 tấn lên 0,006 tấn, còn biến động lượng của sản phẩm xanh giảm 3.202.498 đồng do mức tiêu hao giảm từ 0,092 tấn xuống 0,091 tấn, dẫn đến tổng biến động cũng tăng 10.352.314 đồng đối với Trung vi lượng, 13.731.970 đồng đối với sản phẩm xanh. Nhận thấy, ngoài việc ảnh hưởng giá mua nguyên liệu tăng, giai đoạn này giá nhiên liệu như xăng dầu cũng tăng dẫn đến

chi phí vận chuyển cũng tăng ảnh hưởng rất nhiều đến giá nguyên liệu. Bên cạnh đó, công ty đã tích cực thực hiện các biện pháp để hạn chế tăng giá thành, bên cạnh việc bảo dưỡng máy móc, việc tăng giảm mức tiêu hao trong giới hạn cho phép cũng không làm ảnh hưởng đến hàm lượng sản phẩm, nhằm điều chỉnh giá thành phù hợp, giữa cho giá bán ở người mua có thể chấp nhận được. Căn cứ vào tình hình thực tế và theo đánh giá nhận xét từ bộ phận quản lý của công ty thì mức gia tăng này là không cao mà tương đối phù hợp.

b) Chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm các khoản tiền lương, khen thưởng, phụ cấp, các khoản trích theo qui định. Dựa vào bảng chi phí nhân công trực tiếp qua 4 quý và áp dụng công thức 2.15 và công thức 2.16 ta được bảng số liệu sau:

Nhìn chung chi phí nhân công trực tiếp tăng qua các quý, như ta đã biết công ty trả lương theo hình thức sản phẩm, số lượng sản phẩm hoàn thành tăng đồng nghĩa việc chi phí lương tăng. Riêng trong quý IV/2012, sản lượng sản xuất giảm, chi phí nhân công không tăng nhưng đơn giá tiền lương tăng 167.714 đồng làm biến động giá tăng 780.825 đồng, tổng biến động giảm 9.742.739 đồng, nguyên nhân là trong giai đoạn này công ty nâng lương cho người lao động nhằm khuyến khích tinh thần lao đồng cũng như nhiệt tình trong công việc của các công nhân mặc dù trong gia đoạn này tình hình thị trường phân bón đang không mấy phấn khởi. Trong quý I/2013, biến động lượng tăng 3.018.852 đồng, biến động giá tăng 10.225.687 đồng làm tổng biến động tăng 13.244.539 đồng. Nguyên nhân là do công ty chi khoản tiền thưởng tết cho nhân viên, nhưng bên cạnh đó nguyên nhân chính là sản lượng sản xuất tăng từ 420,25 tấn lên 438,25 tấn. Bước sang quý II/2013, sảng lượng sản xuất TR44b tăng mạnh từ 438,25 tấn lến 605,89 tấn, nhưng biến động giá giảm 14.137.231 đồng so với quý I/2012, làm tổng biến động tăng 17.889.888 đồng. Nguyên nhân là do trong gia đoạn này thị trường phân đã dần ổn định, mùa vụ sau tết bắt đầu nên lượng sản xuất bắt đầu tăng. Nếu xét theo khối lượng hoạt động thì thực chất chi phí nhân công biến động tăng giảm như thế là hợp lý.

:

Bảng 4.15 Bảng chi phí nhân công trực tiếp sản xuất NPK Hiend xanh 20.20.15 (TR44b)

Đơn vị tính: Đồng

Chỉ tiêu Quý III2012 Quý IV2012 Quý I2013 Quý II2013 Sản lượng

(tấn) 483,7 420,25 438,25 605,89

Đơn giá

(đ/tấn) 165.856 167.714 191.047 167.714

Chi phí 80.225.007 70.481.888 83.726.577 101.616.348

(Nguồn: Thực tập viên tổng hợp tại Công ty Cổ phần Phân bón và Hóa chất Cần thơ)

Bảng 4.16: Bảng phân tích biến động chi phí nhân công trực tiếp sản xuất NPK Hiend xanh 20.20.15

Đơn vị tính: Đồng

Quý IV2012/Quý III2012 Quý I2013/Quý IV2012 Quý II2013/Quý I2013

Biến động giá Biến động lượng Biến động giá Biến động lượng Biến động giá Biến động lượng (PIV-PIII)*QIV (QIV-QIII)*PIII

Tổng biến động (PI-PIV)*QI (QI-QIV)*PIV Tổng biến động (PII-PI)*QII (QII-QI)*PI Tổng biến động 780.825 (10.523.563) (9.742.739) 10.225.687 3.018.852 13.244.539 (14.137.231) 32.027.119 17.889.888

c) Chi phí sản xuất chung:

Biến phí sản xuất chung để sản xuất TR44b bao gồm lương quản lý phân xưởng, các khoản trích theo lương, chi phí bao bì, chi bằng tiền mặt khác,...Còn các chi phí về điện, nược, khấu hao tài sản cố định,...thuộc về định phí sản xuất chung

Công ty sản xuất rất nhiều mặt hàng, nên mỗi kỳ kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung và phân bổ dựa trên tiêu thức sản phẩm hoàn thành nhập kho. Có nhiều loại chi phí sản xuất chung sử dụng cho các sản phẩm khác nên việc tính toán mức tiêu hao định phí hoặc biến phí sản xuất chung là vô cùng phức tạp. Chính vì thế mà công ty chỉ chia chi phí sản xuất chung cho từng loại sản phẩm đến mức độ nào đó. Nên trong phần phân tích này tôi chỉ phân tích biến động định phí sản xuất chung và biến phí sản xuất chung sản xuất TR44b.

Dựa vào bảng tổng hợp chi tiết biến phí và định phí sản xuất chung sản xuất TR44b (Xem phụ lục 8) kết hợp tính toán ta được bảng 4.18. Thông qua bảng này, ta nhận thấy biến phí sản xuất chung trong 4 giai đoạn phân tích thì biến phí sản xuất chung có chiều hướng tăng nhanh vào quý II/2013.

- Quý IV/2012 tổng biến động giảm 29.333.317 đồng , nguyên nhân là do lượng thời gian để sản xuất ra 1 tấn phân TR44b giảm 0,089 h/tấn xuống 0,083 h/tấn làm biến động lượng giảm 7.485.473 đồng, và 1h máy sản xuất giảm 3.206.152 đồng xuống 2.582.299 đồng làm biến động giá giảm 21.847.844 đồng so với quý III/2012.

- Quý I/2013 tổng biến động giảm 2.386.936 đồng do lượng thời gian sản xuất 1 tấn phân giảm từ 0,083 h/tân xuống 0,080 h/tấn, làm biến động lượng giảm 3.408.712 đồng, bên cạnh đó 1h máy sản xuất lại tăng 1.021.776 đồng do cho biến động giá tăng 2.582.299 đồng lên 2.611.326 đồng.

- Quý II/2013 tổng biến động giá tăng 37.130.583 đồng. Trong đó, biến động lượng là 0 đồng do lượng thời gian sản xuất ra 1 tấn sản phẩm không đổi giữa hai quý, rõ ràng sản lượng sản xuất quý II tăng, điều này cho thấy công ty đã tận dụng tốt công suất máy. Nhưng đổi lại chi phí cho 1h sản xuất lại tăng lên 2.611.326 đồng lên 3.374.296 đồng làm cho biến động giá tăng 37.130.583 đồng. Tuy nhiên, đây là mặt trái của vấn đề là khi sản xuất nhiều thì chi phí cho 1h máy sản xuất lại tăng lên. Đặc biệt là chi phí điện nước, xăng dầu, đây là loại chi phí bậc thang. Càng sử dụng nhiều thì chi phí trả càng tăng. Mà trong giai đoạn vừa qua, giá của các loại đó tăng lên mạnh mẽ, mỗi lần tăng rất nhiều nhưng giảm thì chỉ rất ít. Điều này đã làm biến động giá ngày càng tăng.

Bảng 4.18: Bảng phân tích biến động biến phí sản xuất chung sản phẩm NPK Hiend xanh 20.20.15 (TR44b)

Đơn vị tính: Đồng

Quý IV2012/Quý III2012 Quý I2013/Quý IV2012 Quý II2013/Quý I2013

Biến động lượng Biến động giá Biến động lượng Biến động giá Biến động lượng Biến động giá (t1-t0)*Q1*P0 (P1-P0)*Q1*t1 Tổng biến động (t1-t0)*Q1*P0 (P1-P0)*Q1*t1 Tổng biến động (t1-t0)*Q1*P0 (P1-P0)*Q1*t1 Tổng biến động 1 2 3=1+2 4 5 6= 4+5 7 8 9= 7+8 (7.485.473) (21.847.844) (29.333.317) (3.408.712) 1.021.776 (2 .386.936) 0 37.130.583 37.130.583

(Nguồn:Thực tập viên tổng hợp tại Công ty Cổ phần Phân bón và Hóa chất Cần thơ)

Bảng 4.19: Bảng phân tích biến động định phí sản xuất sản phẩm NPK Hiend xanh 20.20.15 (TR44b)

Đơn vị tính: Đồng

Quý IV2012/Quý III2012 Quý I2013/Quý IV2012 Quý II2013/Quý I2013

Biến động lượng Biến động giá Tổng biến động Biến động lượng Biến động giá Tổng biến động Biến động lượng Biến động giá Tổng biến động -(Q1-Q0)*đ0 ٤ ĐP1 – ٤ĐP0 -(Q1-Q0)*đ0 ٤ ĐP1 – ٤ĐP0 -(Q1-Q0)*đ0 ٤ ĐP1 – ٤ĐP0 1 2 3=1+2 4 5 6=4+5 7 8 9=7+8 2.592.045 (4.264.500) (1.672.455) (663.698) 3.194.000 2.530.302 (7.149.133) 1.812.169 (5.336.965)

Chi phí điện nước, khấu hao, máy móc thiết bị, sửa chữa….là những chi phí thuộc định phí sản xuất chung. Về phần biến động định phí sản xuất chung ta dựa bảng 4.19 để phân tích, nhìn chung tổng biến động định phí sản xuất chung giảm.

- Giai đoạn những tháng cuối năm 2012: Tổng biến động định phí giảm 1.672.455 đồng là do biến động giá giảm 4.264.500 đồng trong khi biến động lượng lại tăng 2.592.045 đồng. Nguyên nhân là do một số máy móc đã cũ nhưng vẫn còn được tận dụng, điều này làm tăng khấu hao. Điều này cho thấy công ty sử dụng chi phí cố định không hiệu quả.

- Giai đoạn đầu năm 2013, tổng biến động định phí tăng, nguyên nhân là do biến động lượng giảm 663.698 đồng trong khi đó biến động giá lại tăng 3.194.000 đồng. Giai đoạn này giá xăng dầu tăng, lượng sản xuất tăng dẫn đến chi phí điện nước tăng. Điều này đã ảnh hưởng đến tổng biến động định phí tăng.

- Quý II/2013 biến động lượng giảm 7.149.133 đồng nhưng biến động giá lại tăng 1.812.169 đồng, làm cho tổng biến động giảm 5.336.965 đồng. Mặc dù chi phí điện nước, xăng dầu trong giai đoạn này tăng nhưng để khắc phục khuyết điểm trong thời gian qua công ty đã bán một số máy móc không cần thiết vì vậy đã góp phần giảm đáng kể chi phí khấu hao. Bên cạnh, công ty tăng cường quản lý sản xuất, tận dụng hiệu quả phần thuộc chi phí cố định khi tăng sản lượng sản xuất một cách phù hợp. Điều này cho thấy chủ trương tiết kiệm chi phí sản xuất chung của công ty được nâng cao và có hiệu quả.

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT CẦN THƠ 5.1 NHẬN XÉT CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT CẦN THƠ

Đối với tổ chức bộ máy kế toán: Công ty với đội ngũ kế toán nhiều năm

Một phần của tài liệu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần phân bón và hóa chất cần thơ (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)