kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tàu thành vinh tại công ty tnhh mtv hải bình

96 186 0
kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tàu thành vinh tại công ty tnhh mtv hải bình

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THỊ HOÀI THƢƠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TÀU THÀNH VINH TẠI CÔNG TY TNHH MTV HẢI BÌNH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành kế toán tổng hợp Mã số ngành: 340301 11 - 2013 TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THỊ HOÀI THƢƠNG LT11255 KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TÀU THÀNH VINH TẠI CÔNG TY TNHH MTV HẢI BÌNH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH KẾ TOÁN MÃ SỐ NGÀNH: 340301 CÁN BỘ HƢỚNG DẪN NGUYỄN TẤN TÀI 11 – 2013 LỜI CẢM TẠ  Trƣớc hết, em xin gửi đến Ban Giám Hiệu trƣờng Đại Học Cần Thơ, Ban lãnh đạo khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh cùng tập thể các thầy cô đang giảng dạy tại trƣờng lời chúc sức khỏe chân thành nhất. Qua bốn năm học tại mái trƣờng Đại Học, đƣợc sự quan tâm, giúp đỡ và dạy dỗ của các thầy cô đã giúp em trang bị đƣợc một số kiến thức, đó là hành trang để em bƣớc vào đời, xây dựng cuộc sống và giúp ích cho xã hội. Em không biết nói gì hơn ngoài tấm lòng biết ơn đến Ban Giám Hiệu trƣờng Đại Học Cần Thơ, Ban lãnh đạo khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh cùng các thầy cô giáo, em xin kính chúc các thầy cô giáo luôn thành công trong cuộc sống. Tiếp theo em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Tấn Tài đã tận tình giúp đỡ và hƣớng dẫn để em không chỉ hoàn thành bài luận văn này mà đó còn là kiến thức và kinh nghiệm để em có thể vững vàng trong công việc sau này. Em xin chúc cô dồi dào sức khỏe và luôn thành công trong cuộc sống Qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH MTV Hải Bình, em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo của Công ty, các anh chị phòng Kế toán đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để em có thể hoàn thành bài luận văn này. Cuối cùng cho em gửi đến Ban lãnh đạo của Công ty, các anh chị đang làm việc tại Công ty TNHH MTV Hải Bình lời chúc sức khỏe và luôn đạt đƣợc những điều nhƣ mong muốn. Em xin chân thành cám ơn! Cần Thơ, ngày tháng năm 2013 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Hoài Thƣơng TRANG CAM KẾT Tôi xin cam kết luận văn này đƣợc hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chƣa đƣợc dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày 27tháng 11năm2013 Ngƣời thực hiện NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN  …………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………. Cần Thơ, ngày …. tháng …. năm 2013 Họ và tên giáo viên NHẬN XÉT CỦA CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN  …………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………. Cần Thơ, ngày …. tháng …. năm 2013 Họ và tên giáo viên MỤC LỤC Trang Chƣơng 1: GIỚI THIỆU .......................................................................................... 1 1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu ........................................................................................ 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2 1.2.1 Mục tiêu chung ............................................................................................... 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ............................................................................................... 2 1.3.Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2 1.3.1 Phạm vi không gian ........................................................................................ 2 1.3.2 Phạm vi thời gian ............................................................................................ 2 1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu ..................................................................................... 2 1.4 Lƣợc khảo tài liệu .............................................................................................. 3 Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG NGHIÊN CỨU ................... 4 2.1 Khái niệm chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ..................................... 4 2.1.1 Chi phí sản xuất ............................................................................................... 4 2.1.2 Giá thành sản phẩm......................................................................................... 9 2.1.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ............................. 11 2.1.4 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm .................................... 11 2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................... 17 2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu ......................................................................... 17 2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu ........................................................................ 18 Chƣơng 3:GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH MTV HẢI BÌNH ......................................................................................................................... 19 3.1. Lịch sử hình thành ............................................................................................ 19 3.2.1 Ngành nghề kinh doanh .................................................................................. 20 3.2.2 Chức năng ....................................................................................................... 20 3.2.3 Nhiệm vụ......................................................................................................... 20 3.3 Cơ cấu tổ chức ................................................................................................... 21 3.3.1 Tổ chức bộ máy hoạt động của công ty Hải Bình ......................................... 21 3.3.2 Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Hải Bình ................................................. 25 3.3.3 Qui trình đóng tàu mới .................................................................................... 26 3.3.4 Chế độ kế toán áp dụng tại công ty................................................................. 29 3.4 Khát quát kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2010 đến năm 2012 .......................................................................................................................... 30 3.5 Thuận lợi, khó khan, định hƣớng phát triển của công ty ................................... 33 3.5.1 Những thuận lợi .............................................................................................. 33 3.5.2 Những khó khăn.............................................................................................. 33 3.5.3 Định hƣớng phát triển ..................................................................................... 33 Chƣơng 4: KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH VINH VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI GIÁ THÀNH SẢN PHẨM ....................................................................................................................... 34 4.1Tổ chức thực hiện thi công ................................................................................. 36 4.2. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành ....................................................... 36 4.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ........................................................ 37 4.2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp ................................................................ 46 4.2.3 Kế toán chi phí sản xuất chung ....................................................................... 50 4.2.4 Kế toán tính giá thành sản phẩm tàu Thành Vinh .......................................... 57 4.3 Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng tới giá thành sản phẩm .................................... 60 4.3.1 Phân tích các yếu tố nguyên vật liệu .............................................................. 62 4.3.2 Phân tích yếu tố nhân công trực tiếp .............................................................. 65 4.4.3 Phân tích yếu tố sản xuất chung ..................................................................... 71 Chƣơng 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CTY TNHH MTV HẢI BÌNH ......................................................................................................................... 73 5.1 Ƣu nhƣợc điểm của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty....................................................................................................................... 73 5.1.1 Ƣu điểm .......................................................................................................... 73 5.1.2 Nhƣợc điểm .................................................................................................... 74 5.2 Một số giải pháp hạ giá thành sản phẩm tại công ty Hải Bình .......................... 74 5.2.1Giải pháp về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ................................................. 75 5.2.2 Giải pháp về chi phí nhân công trực tiếp ........................................................ 76 5.2.3 Giải pháp về chi phí sản xuất chung ............................................................... 77 Chƣơng 6: KẾT LUẬN .......................................................................................... 79 6.1 Kết luận ............................................................................................................... 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 81 DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 3.5 : Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2010 - 2012 ........................................................................................................................ 31 Bảng 4.1: Tập hợp chi phí vật tƣ tàu Thành Vinh .................................................... 40 Bảng 4.2: Bảng tổng hợp số tiền xuất kho NVL ...................................................... 42 Bảng 4.3: Bảng tổng hợp số lƣợng xuất kho Tôn, Thép, Sơn .................................. 43 Bảng 4.4: Bảng tổng hợp tiền lƣơng ........................................................................ 48 Bảng 4.5: Bảng tổng hợp tiền lƣơng nhân viên phân xƣởng .................................... 52 Bảng 4.6: Phiếu tính giá thành sản phẩm ................................................................. 58 Bảng 4.8: Phân tích tổng biến động giá thành sản phẩm so với dự toán............................................................................................................................ 61 Bảng 4.9: Phân tích biến động NVL so với dự toán ở các giai đoạn ....................... 63 Bảng 4.10: Biến động NVL thực tế so với dự toán ................................................. 64 Bảng 4.11: Phân tích biến động lƣợng và giá chi phí NVL trực tiếp ....................... 64 Bảng 4.12: Phân tích biến động số công của nhân công trực tiếp so với dự toán ................................................................................................................ 66 Bảng 4.13: Phân tích biến động số tiền nhân công trực tiếp so với dự toán ...................................................................................................................... 67 Bảng 4. 14: Phân tích biến động nhân công trực tiếp ở giai đoạn võ tàu so với dự toán ................................................................................................................ 68 Bảng 4.15: Phân tích biến động nhân công trực tiếp ở giai đoạn cơ khí so với dự toán ................................................................................................................ 69 Bảng 4. 16: Phân tích biến động nhân công trực tiếp ở giai đoạn động lực so với dự toán ................................................................................................................ 70 Bảng 4. 17: Phân tích biến động nhân công trực tiếp ở giai đoạn ụ đà trang trí với dự toán ................................................................................................................ 71 Bảng4. 18: Phân tích biến động sản xuất chung so với dự toán ............................... 72 DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 2. 1: Đƣờng biễu diễn biến phí ...................................................................... 6 Hình 2. 2: Đƣờng biễu diễn định phí ...................................................................... 7 Hình 2.3: Đƣờng biễu diễn chi phí hỗn hợp ............................................................. 8 Hình 2.4: Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp .................................... 12 Hình 2. 5: Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp ........................................... 13 Hình 2. 6 : Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung ................................................. 15 Hình 2. 7: Tập hợp theo phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên .................................. 16 Hình 3.1: Sơ đồ bộ máy công ty Hải Bình................................................................ 23 Hình 3.2: Sơ đồ bộ máy kế toán tại công ty Hải Bình ............................................. 24 Hình 3.3: Qui trình đóng mới tàu ............................................................................. 28 Hình 3.4: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật Ký Chung ........................... 30 Hình 4.7: Sơ đồ biễu diễn tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm.......................................................................................................................... 59 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của một nền kinh tế mở nhƣ Việt Nam trong những năm gần đây đã đƣa các doanh nghiệp vào một thời đại mới - thời đại của cơ hội nhƣng cũng đầy cạnh tranh và thách thức.Cơ chế thị trƣờng đã và đang là một thay đổi lớn đối với tất cả các doanh nghiệp. Đặc biệt, hiện nay, đứng trƣớc ngƣỡng cửa WTO, các doanh nghiệp Việt Nam cần tự hoàn thiện và nâng cao năng lực của mình về mọi mặt để có thể phát triển trong môi trƣờng mới đầy tiềm năng mà tổ chức này mang lại. Đầy tiềm năng bởi khi gia nhập WTO nghĩa là chúng ta sẽ hội nhập hoàn toàn vào nền kinh tế thế giới.Thị trƣờng thế giới sẽ mở cửa cho chúng ta tiến bƣớc vào.Kinh tế ngày càng phát triển, cạnh tranh càng cao, lợi nhuận của doanh nghiệp ngày càng nhạy cảm với sự thay đổi của thị trƣờng. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải quản lý đƣợc chất lƣợng sản phẩm, kiểm soát đƣợc giá thành hay những chi phí phát sinh trong giai đoạn sản xuất kinh doanh nhằm tối thiểu hóa chi phí, tối đa hóa lợi nhuận…Trong các doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt là với những doanh nghiệp sản xuất có qui mô lớn, sản xuất những mặt hàng có tính cạnh tranh cao, ngoài các yếu tố nguồn vốn, nguồn nguyên liệu, thị trƣờng,… thì một trong những nội dung có ý nghĩa quan trọng hàng đầu là công việc quản trị chi phí và tính giá thành sản phẩm. Trong nền kinh tế thị trƣờng sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng khốc liệt hơn nên vấn đề giá bán ngày càng giữ vai trò quan trọng vì nó chính là công cụ cạnh tranh sắc bén của doanh nghiệp.Để có đƣợc giá bán hợp lý, doanh nghiệp phải hạch toán và tính giá thành sản phẩm vừa đúng, vừa chính xác. Điều này sẽ tạo nên một cái nền vững chắc, giúp cho việc hạ giá thành sản phẩm một cách hiệu quả hơn nhờ loại bỏ đƣợc những chi phí bất hợp lý nhƣng vẫn không ngừng nâng cao chất lƣợng sản phẩm Tổ chức tốt công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sẽ đảm bảo tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm.Đó là lý do em chọn đề tài “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tàu Thành Vinh tại công ty TNHH MTV Hải Bình” nhằm tìm hiểu công tác kế toánchi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty Hải Bình và đƣa ra những đánh giá cũng nhƣ giải pháp hữu hiệu giúp công ty hoàn thiện hơn. 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Đề tài tìm hiểu các yếu tố cấu thành nên giá thành sản phẩm và cách hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành của Công ty Hải Bình. Phân tích một số nhân tố ảnh hƣởng đến giá thành, từ đó đề ra các biện pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm giúp công ty sử dụng các yếu tố đầu vào một cách hiệu quả nhất và mang lại lợi nhuận tối đa. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Mục tiêu 1: Tìm hiểu về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Hải Bình. Mục tiêu 2: Hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Mục tiêu 3: Phân tích một số yếu tố chi phí ảnh hƣởng đến giá thành sản phẩm. Mục tiêu 4: Đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty Hải Bình. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vi không gian Luận văn tốt nghiệp đƣợc thực hiện dựa trên số liệu thu thập đƣợc tại Công ty Hải Bình. Trụ sở tại: 36 Đƣờng Lê Hồng Phong, Phƣờng Bình Thủy, Quận Bình Thủy, Thành Phố Cần Thơ. 1.3.2 Phạm vi thời gian Các số liệu đƣợc sử dụng trong luận văn giai đoạn năm 2010, 2011, 2012 và số liệu 6 tháng đầu năm 2013. Chi phí sản phẩm đƣợc tập hợp từ ngày 3 tháng 1 năm 2013 đến 10 tháng 6 năm 2013. Thời gian thực hiện đề tài là thời gian thực tập tại Công ty Hải Bình trong 3 tháng (từ 20.8.2013 đến 30.10.2013). 1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu Công ty sản xuất tàu quân sự và tàu kinh tế nhƣng với nội dung và thời gian có hạn, nên đề tài chỉ tập trung hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tàu kinh tế của Công ty Hải Bình cụ thể là tàu Thành Vinh dùng để chở hàng hóa trọng tải 3200 tấn với thời gian thực hiện là từ ngày 3 tháng 1 năm 2 2013 đến 10 tháng 4 năm 2013, bên cạnh đó phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến giá thành sản phẩm của Công ty. 1.4 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU Đề tài đƣợc thực hiện trên cơ sở vận dụng những kiến thức đã đƣợc học trên lớp và có tham khảo một số đề tài tốt nghiệp có liên quan của các anh chị khóa trƣớc. Luận văn tốt nghiệp “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty XNK Thủy Sản Cửu Long” của Đoàn Minh Vũ (2010).  Nội dung nghiên cứu của đề tài: + Tập hợp và tính giá thành sản phẩm của Công ty vào tháng 10 năm 2010. + Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến giá thành sản phẩm của Công ty căn cứ vào giá thành thực tế kế hoạch tháng 10 năm 2010 và qua cùng kỳ 3 năm 2007-2009 + Đề xuất giải pháp nhằm làm giảm giá thành sản phẩm. Luận văn tốt nghiệp “Phân tích biến động chi phí và tính giá thành công trình san lấp mặt bằng tại DNTN Tân Hiệp Phát ” của Đặng Thị Thu Thảo (2011).  Nội dung nghiên cứu đề tài: + Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành công trình + Phân tích biến động giá thành công trình qua 3 tháng khác nhau. + Đánh giá quá trình thực hiện công tác tính giá thành công trình của Công ty và đề ra một số biện pháp tiết kiệm chi phí và tính giá thành sản phẩm. Với 2 luận văn này, tôi đã tham khảo cách tính giá thành sản phẩm của một công ty, cách phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến giá thành sản phẩm, cách so sánh các biến động chi phí qua các năm nhƣ thế nào giúp ích cho luận văn của mình đƣợc hoàn thiện hơn. 3 CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 KHÁI NIỆM CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 2.1.1 Chi phí sản xuất 2.1.1.1 Khái niệm Chi phí là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Chi phí sản xuất bao gồm rất nhiều khoản khác nhƣ: chi phí về nguyên vật liệu, chi phí về nhân công, chi phí về khấu hao TSCĐ…Nói một cách tổng quát, chi phí sản xuất là toàn bộ các khoản hao phí vật chất mà doanh nghiệp đã bỏ ra để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm (ThS.Đàm Thị Phong Ba, 2011).  Một số đặc điểm cơ bản của chi phí sản xuất: Phát sinh một cách khách quan. Luôn thay đổi trong quá trình tái sản xuất. Gắn liền với sự đa dạng, sự phức tạp của từng loại hình kinh doanh. Đƣợc xem là những chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh. 2.1.1.2 Phân loại chi phí Chi phí sản xuất bao gồm nhiều khoản có nội dung, công dụng và mục đích sử dụng khác nhau. Do đó để phục vụ cho công tác quản lý và hạch toán cần phải phân loại chi phí sản xuất theo tiêu thức phù hợp. Sau đây là một số tiêu thức phổ biến để phân loại chi phí sản xuất. a. Phân loại chi phí theo tính chất, nội dung kinh tế của chi phí. Cách phân loại này cho biết đƣợc tổng chi phí bỏ ra ban đầu để làm căn cứ lập kế hoạch và kiểm soát chi phí theo yếu tố. Toàn bộ chi phí đƣợc chia thành các yếu tố sau: Chi phí nguyên vật liệu: là toàn bộ giá trị nguyên vật liệu sử dụng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ. Chi phí nhân công: là tiền lƣơng chính, tiền lƣơng phụ, các khoản trích theo lƣơng và các khoản phải trả khác cho công nhân viên chức trong kì. 4 Chi phí khấu hao TSCĐ: là phần giá trị hao mòn của TSCĐ chuyển dịch vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kì. Chi phí dịch vụ mua ngoài: là các khoản tiền điện, tiền nƣớc, điện thoại, thuê mặt bằng… Chi phí khác bằng tiền: là những chi phí sản xuất kinh doanh khác chƣa phản ánh ở trên nhƣng đã chi bằng tiền mặt nhƣ chi phí tiếp khách, hội nghị… b. Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động Chi phi sản xuất bao gồm: + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là chi phí của các loại nguyên vật liệu cấu thành nên thực thể của sản phẩm, có thể nhận diện mức sử dụng một cách tách biệt cho từng sản phẩm và đƣợc tính thẳng cho từng đơn vị sản phẩm. + Chi phí nhân công trực tiếp: là tiền lƣơng, phụ cấp theo lƣơng và các khoản trích theo lƣơng của nhân công trực tiếp sản xuất. Có thể nhận diện cho từng sản phẩm dựa trên định mức hao phí cho từng lao động nên đƣợc tính thẳng cho từng sản phẩm. + Chi phí sản xuất chung: bao gồm chi phí nguyên vật liệu gián tiếp và chi phí nhân công gián tiếp. Chi phí ngoài sản xuất bao gồm: + Chi phí bán hàng: hay còn đƣợc gọi là chi phí lƣu thông, là những chi phí đảm bảo cho việc thực hiện chiến lƣợc và chính sách bán hàng của doanh nghiệp. + Chi phí quản lý doanh nghiệp: là những chi phí phát sinh trong các bộ phận chức năng lập kế hoạch và kiểm tra, không bao gồm chi phí ở các bộ phận chức năng nghiên cứu và phát triển. c. Phân loại chi phí theo mối quan hệ với thời kì xác định kết quả kinh doanh Chi phí sản phẩm: là những chi phí liên quan trực tiếp đến việc sản xuất sản phẩm hoặc mua hàng hóa. Chi phí thời kì: là những chi phí phát sinh trong một thời kỳ và đƣợc tính hết vào phí tổn trong kì để xác định kết quả kinh doanh gồm: chi phí bán hàng, chi phí quản lí doanh nghiệp. d. Phân loại chi phí theo mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí 5 Chi phí trực tiếp: là những chi phí liên quan trực tiếp đến đối tƣợng chịu chi phí liên quan: chi phí tiền lƣơng. Chi phí gián tiếp: liên quan đến nhiều đối tƣợng chịu chi phí: chi phí sản xuất chung. e. Phân loại chi phí theo cách ứng xử Biến phí: Là chi phí mà tổng số của nó sẽ biến động khi mức độ hoạt động thay đổi trong phạm vi phù hợp. Thông thƣờng biến phí của một đơn vị hoạt động thì không đổi và chỉ phát sinh khi có hoạt động kinh doanh. + Biến phí tỷ lệ: là những biến phí có sự biến động cùng tỷ lệ với mức độ hoạt động kinh doanh, ví dụ: CPNVLTT,CPNCTT, chi phí bao bì đóng gói… + Biến phí cấp bậc: là những loại chi phí không biến động liên tục so với sự biến động liên tục của mức độ hoạt động. Sự hoạt động phải đạt đến một mức nào đó mới dẫn đến sự biến động về chi phí, ví dụ: chi phí lƣơng của thợ bảo trì máy móc thiết bị… Ta có phƣơng trình đƣờng biểu diễn biến phí nhƣ sau: Y = ax Với Y:Tổng biến phí x: mức hoạt động a: biến phí tính cho một đơn vị hoạt động Y Y = ax 0 x Hình 2.1: Đƣờng biểu diễn biến phí 6 Định phí: Là những chi phí mà tổng số của nó không thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi trong phạm vi phù hợp, ví dụ nhƣ chi phí thuê nhà. Khi mức độ hoạt động tăng thì định phí tính cho một đơn vị hoạt động căn cứ giảm, và ngƣợc lại. Định phí bắt buộc: là những chi phí có liên quan đến máy móc thiết bị, nhà xƣởng, cơ sở hạ tầng…gồm 2 đặc điểm  Có bản chất lâu dài  Không thể cắt giảm đến không cho dù mức độ hoạt động giảm xuống hoặc khi hoạt động sản xuất bị gián đoạn Định phí tùy ý: là những chi phí có thể thay đổi trong quá trình kế hoạch do nhà quản trị quyết định  Có bản chất ngắn hạn  Trong trƣờng hợp cần thiết ngƣời ta có thể cắt giảm chúng nhƣ chi phí quảng cáo… Ta có phƣơng trình biểu diễn định phí: Y=b Với Y: định phí. b: hằng số Y Y=b b { 0 x Hình 2.2: Đƣờng biểu diễn định phí Chi phí hỗn hợp: Là những chi phí bao gồm cả yếu tố biến phí và định phí, ở mức độ hoạt động căn bản, chi phí hỗn hợp thƣờng thể hiện các đặc điểm của định phí ở mức độ vƣợt quá mức căn bản, nó thể hiện đặc điểm của biến phí. 7 Ví dụ nhƣ: chi phí điện thoại thuê bao. Phần biến phí phản ánh phần thực tế phục vụ hoặc phần vƣợt mức căn bản do đó phần này sẽ biến thiên tỷ lệ thuận với mức sử dụng trên mức căn bản. Phƣơng trình biểu diễn chi phí hỗn hợp: Y = ax + b Với Y: chi phí hỗn hợp x: mức hoạt động. a: phần biến phí trong chi phí hỗn hợp. b: phần định phí trong chi phí hỗn hợp. Y Y = ax + b b 0 } } Biến phí Định phí x Hình 2.3: Đƣờng biểu diễn chi phí hỗn hợp Ngoài ra, còn có một số loại chi phí khác nhƣ: chi phí chênh lệch, chi phí kiểm soát đƣợc và chi phí không kiểm soát đƣợc, chi phí cơ hội, chi phí ẩn. Chi phí chênh lệch: Những khoản chi phí nào đó có ở phƣơng án này nhƣng chỉ có một phần hoặc không có ở phƣơng án khác đƣợc gọi là chi phí chênh lệch. Chi phí kiểm soát đƣợc - Chi phí không kiểm soát đƣợc: Chi phí kiểm soát đƣợc - Chi phí không kiểm soát đƣợc là những khái niệm chi phí phản ánh phạm vi quyền hạn của nhà quản trị đối những khoản chi phí phát sinh trong phạm vi quyền hạn của mình. Một khoản chi phí là chi phí kiểm soát đƣợc đối với cấp quản lý nào đó có quyền quyết định về khoản chi phí đó. Chi phí cơ hội: Là lợi ích mất đi vì chọn phƣơng án và hành động này thay vì phƣơng án và hành động khác. Hành động khác ở đây là phƣơng án tối ƣu nhất có sẵn so với phƣơng án đƣợc chọn. 8 Chi phí ẩn: Là một loại chi phí mà doanh nghiệp phải chịu và vẫn sẽ phải chịu dù doanh nghiệp chọn phƣơng án, hành động nào. Chi phí ẩn không bao giờ thích hợp với việc ra quyết định vì chúng không có tính chênh lệch. 2.1.1.3 Ý nghĩa của công tác quản lý chi phí sản xuất trong hoạt động sản xuất kinh doanh Hiện nay, trên thị trƣờng tự do có rất nhiều sản phẩm cùng loại hoặc sản phẩm thay thế, vì thế luôn có sự cạnh tranh diễn ra giữa những sản phẩm này để mở rộng thị trƣờng, tiêu thụ sản phẩm. Một nhà sản xuất muốn đứng vững trên thị trƣờng thì cần phải thỏa mãn tối đa nhu cầu của ngƣời tiêu dùng: “Chất lƣợng cao-giá cả phải chăng”. Thế nhƣng “chất lƣợng cao” ở đây không đồng nghĩa với việc tăng giá thành sản phẩm, mà là đảm bảo chất lƣợng cao trong khi vẫn tiết kiệm đƣợc chi phí đầu vào để hạ giá thành sản phẩm. Vì thế, công tác quản lý chi phí sản xuất là một trong những khâu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhƣ hiện nay, quản lý chi phí sản xuất chính là quản lý việc sử dụng các yếu tố đầu vào nhƣ: chi phí nguyên liệu, nhiên liệu, chi phí nhân công trực tiếp, các yếu tố chi phí sản xuất chung, các chi phí khác bằng tiền…một cách tiết kiệm nhất nhƣng hiệu quả mang lại là cao nhất. Quản lý chi phí sản xuất còn chính là việc tổ chức sản xuất sao cho khoa học nhất, hạn chế việc sử dụng lãng phí nguồn lực lao động, sử dụng các phƣơng pháp hạch toán kế toán phù hợp với từng mô hình sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp, từ đó phản ánh đầy đủ, kịp thời để phục vụ cho công việc tính giá thành của doanh nghiệp một cách chính xác giúp nhà quản trị đƣa ra mức giá bán hợp lý nhất. Một mặt khác, bên cạnh việc hạ giá thành sản phẩm, thực hiện tốt công tác quản lý chi phí đầu vào trong doanh nghiệp còn mang lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp trong việc xây dựng định mức chi phí cho những chu kỳ sản xuất tiếp theo, giúp nhà quản lý đƣa ra mức dự trữ tồn kho nguyên vật liệu đầu vào một cách hợp lý căn cứ trên lƣợng chi phí thực tế đầu vào đã đƣa vào sản xuất của kỳ trƣớc đó. 2.1.2 Giá thành sản phẩm 2.1.2.1 Khái niệm “Giá thành là toàn bộ hao phí lao động vật hóa (nguyên vật liệu, nhiên liệu, động lực, khấu hao TSCĐ và công cụ nhỏ) và lao động sống trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, quản lý kinh doanh, đƣợc tính bằng tiền cho một sản 9 phẩm, một đơn vị công việc hoặc một dịch vụ sau một thời kỳ, thƣờng là đến cuối tháng.” (Từ điển thuật ngữ tài chính-tín dụng của Bộ Tài chính). Về mặt ý nghĩa kinh tế: Giá thành là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh chất lƣợng toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý kinh tế tài chính tại doanh nghiệp. 2.1.2.2. Phân loại giá thành a. Phân loại giá thành theo thời điểm xác định Đối với doanh nghiệp sản xuất: + Giá thành kế hoạch: là giá thành đƣợc tính trƣớc khi bắt đầu sản xuất kinh doanh cho tổng sản phẩm kế hoạch dựa trên chi phí định mức của kỳ kế hoạch. + Giá thành định mức: là giá thành đƣợc tính trƣớc khi bắt đầu sản xuất kinh doanh cho một đơn vị sản phẩm dựa trên chi phí định mức của kỳ kế hoạch. Giá thành kế hoạch = Giá thành định mức * Tổng sản phẩm theo kế hoạch + Giá thành thực tế: là giá thành đƣợc xác định sau khi đã hoàn thành việc chế tạo sản phẩm trên cơ sở các chi phí thực tế phát sinh và kết quả sản xuất kinh doanh thực tế đạt đƣợc. Đối với doanh nghiệp xây lắp: + Giá thành dự toán: là tổng chi phí trực tiếp và gián tiếp dự toán hoàn thành khối lƣợng xây lắp tính theo đơn giá tổng hợp cho từng khu vực thi công và theo định mức kinh tế kĩ thuật do nhà nƣớc ban hành để xây dựng công trình XDCB. Giá thành dự toán = Giá trị dự toán - Lãi định mức- thuế GTGT + Giá thành kế hoạch: là giá thành dự toán đƣợc tính từ những điều kiện cụ thể của doanh nghiệp xây lắp nhƣ biện pháp thi công, các định mức đơn giá áp dụng trong doanh nghiệp xây lắp. + Giá thành thực tế: là toàn bộ chi phí thực tế đã phát sinh liên quan đến công trình xây lắp đã hoàn thành. b. Phân loại theo nội dung cấu thành Giá thành sản xuất: là toàn bộ chi phí sản xuất liên quan đến khối lƣợng công việc, sản phẩm hoàn thành. 10 + Đối với doanh nghiệp sản xuất, giá thành sản xuất gồm: CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC. + Đối với doanh nghiệp xây lắp, giá thành sản xuất gồm: CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC và chi phí sử dụng máy thi công. Giá thành toàn bộ: là toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến một khối lƣợng sản phẩm hoàn thành từ khi sản xuất đến khâu tiêu thụ xong. Giá thành toàn bộ = Giá thành sản xuất + Chi phí ngoài sản xuất 2.1.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là 2 chỉ tiêu giống nhau về chất, đều là hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp bỏ ra trong quá trình sản xuất. Nhƣng do bộ phận chi phí sản xuất giữa các kỳ không đều nhau nên chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm lại khác nhau trên 2 phƣơng diện: Về mặt phạm vi: chi phí sản xuất gắn liền với một thời kỳ nhất định, còn giá thành sản phẩm gắn liền với khối lƣợng, công việc, lao vụ đã hoàn thành. Về mặt lƣợng: chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có sự khác nhau khi có sự xuất hiện của chi phí sản xuất dở dang. Thể hiện: ∑ GTSP = ∑ CPSXDDĐK + ∑ CPSXPSTK – ∑ CPSXDDCK Trong trƣờng hợp đặc biệt: CPSXDDĐK = CPSXDDCK thì ∑ GTSP= ∑ CPSXPSTK Tuy nhiên giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm lại có mối liên hệ mật thiết với nhau vì chúng đều biểu hiện bằng tiền của những chi phí doanh nghiệp đã bỏ ra cho hoạt động sản xuất. Nó là căn cứ cơ sở, là tiền đề để tính giá thành sản phẩm, công việc lao vụ đã hoàn thành. Sự tiết kiệm hay lãng phí của doanh nghiệp về chi phí sản xuất đều trực tiếp ảnh hƣởng đến giá thành sản phẩm. 2.1.4 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 2.1.4.1Kế toán chi phí sản xuất a. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp * Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm tất cả chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ và nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất. * Tài khoản sử dụng: Tài khoản 621 “Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp”. * Kết cấu TK 621 đƣợc thể hiện trên sơ đồ hạch toán s 11 TK 111,112,331.. TK 621 Trị giá NVL mua về giao ngay cho bộ phận sx TK 154 (631) K/C chi phí nguyên vật liệu trực tiếp TK 152 (611) Trị giá NVL xuất kho cho sản xuất sản phẩm Trị giá NVL dùng không hết nhập lại kho Hình 2.4: Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Nguyên vật liệu chính, phụ, nhiên liệu đƣợc hạch toán trực tiếp vào đối tƣợng chịu chi phí. Nếu có liên quan đến nhiều đối tƣợng và không thể xác định đƣợc trực tiếp mức tiêu hao cho từng đối tƣợng phải tiến hành phân bổ Tổng trị giá NVLTT xuất sử dụng Mức phân bổ CPNVLTT cho từng đối tƣợng = * Tổng tiêu thức dùng để phân bổ của các đối tƣợng Tiêu thức phân bổ của từng đối tƣợng theo các tiêu thức có thể nhƣ: định mức tiêu hao, hệ số phân bổ, tỷ lệ với trong lƣợng, tỷ lệ với giờ máy hoạt động… b. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp * Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tất cả các khoản chi phí liên quan đến bộ phận lao động trực tiếp sản xuất nhƣ: tiền lƣơng, tiền công, các khoản phụ cấp, khoản trích về KPCĐ, BHXH, BHYT…tính vào chi phí theo tỷ lệ quy định. 12 * Tài khoản sử dụng: Tài khoản 622 “Chi phí nhân công trực tiếp” * Kết cấu TK 622 đƣợc thể hiện trên sơ đồ hạch toán sau: TK 334 TK 154 (631) TK 622 Tiền lƣơng nhân công trực tiếp sản xuất K/C chi phí nhân công trực tiếp TK 335 Trích trƣớc tiền lƣơng nghỉ phép cho CN TK 338 Các khoản trích theo lƣơng tính vào CPSX Hình 2.5: Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công đƣợc hạch toán trực tiếp vào đối tƣợng chịu chi phí. Nếu có liên quan đến nhiều đối tƣợng và không thể xác định đƣợc trực tiếp mức tiêu hao cho từng đối tƣợng phải tiến hành phân bổ theo các tiêu thức có thể nhƣ: định mức tiêu hao, hệ số phân bổ, tỷ lệ với trong lƣợng, tỷ lệ với giờ máy hoạt động… Tổng tiền lƣơng công nhân trực tiếp sản xuất cho từng đối tƣợng Tiêu thức phân bổ Mức phân bổ CPNCTT = * của từng đối tƣợng cho từng đối tƣợng Tổng tiêu thức dùng để phân bổ của các đối tƣợng 13 c. Kế toán chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là chi phí phục vụ và quản lý sản xuất gắn liền với từng phân xƣởng sản xuất. Chi phi sản xuất chung là loại chi phí tổng hợp bao gồm các khoản: chi phí nhân viên phân xƣởng, chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ phân xƣởng, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác bằng tiền dùng ở phân xƣởng. Phần chi phí sản xuất chung cố định đƣợc tính vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thƣờng thì vẫn phải tính cho đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thƣờng. Phần chi phí sản xuất chung cố định phân bổ còn thừa đƣợc ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Nếu phân xƣởng sản xuất ra hai loại sản phẩm trở lên và tổ chức theo dõi riêng chi phí sản xuất cho từng loại sản phẩm (đối tƣợng hạch toán chi phí là từng loại sản phẩm) thì chi phí sản xuất chung phải đƣợc phân bổ cho từng loại sản phẩm để kết chuyển vào chi phí sản xuất sản phẩm. Các tiêu thức phân bổ có thể: tỷ lệ với tiền lƣơng công nhân trực tiếp, tỷ lệ với nguyên vật liệu trực tiếp, tỷ lệ với giờ máy chạy… CPSXC thực tế phát sinh trong kỳ Mức phân bổ CPSXC cho từng đối tƣợng * = Tổng tiêu thức dùng để phân bổ của các đối tƣợng Tiêu thức phân bổ của từng đối tƣợng * Tài khoản sử dụng: Tài khoản 627 “Chi phí sản xuất chung” * Kết cấu tài khoản 627 đƣợc thể hiện trên sơ đồ sau 14 TK 334,338 TK 111,152,338… TK 627 Lƣơng và các khoản trích theo lƣơng nvpx Khỏan làm giảm CPSXC TK 335 Các khoản trích trƣớc thuộc PXSX TK 632 CPSXC phân bổ thừa tính vào CPSXKD TK 214 Khoản trích khấu hao TSCĐ thuộc PXSX TK 154 (631) TK 142,242 K/C chi phí nguyên vật liệu vào TK tính GT Phân bổ CP phát sinh 1 lần có giá trị lớn TK 152,153(611) Vật tƣ xuất sử dụng cho PXSX TK 111,112,331 Chi phí, dịch vụ mua ngoài khác Hình 2.6: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung 15 d. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm  Theo phương pháp kê khai thường xuyên * Tài khoản sử dụng: TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” * Kết cấu tài khoản 154 đƣợc thể hiện trên sơ đồ hạch toán sau: TK 621 TK111,152,155(phụ) TK 154 Kết chuyển CP NVLTT TK 622 Khoản làm giảm CPSX SP TK 155(chính) Kết chuyển CP NCTT TK 627 Gía thành sản phẩm hoàn thành nhập kho TK 157,632 Kết chuyển CP SXC Xuất bán ngay hoặc gửi bán không qua kho Hình 2.7: Tập hợp theo phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên 2.1.4.2 Phương pháp tính giá thành sản phẩm theo đơn đặt hàng Phƣơng pháp này đƣợc áp dụng để tính giá thành sản phẩm của các quá trình sản xuất theo đơn đặt hàng. Đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất là từng đơn đặt hàng, đối tƣợng tính giá thành là sản phẩm của đơn đặt hàng. Phƣơng pháp này thƣờng đƣợc áp dụng tính giá thành ở những doanh nghiệp chuyên thực hiện gia công, sản xuất theo yêu cầu của khách hàng nhƣ hoạt động xây lắp, gia công chế biến, dịch vụ… 16 Tổng giá thành thực tế sp từng = đơn đặt hàng Tổng chi phí sản xuất thực tế tập hợp theo đơn - Giá trị các khoản điều chỉnh giảm giá thành đặt hàng Giá thành đơn vị sảnphẩm Đơn giá bình quân gia quyền ∑ CPSX thực tế tập hợp theo đơn đặt hàng = Số lƣợng sản phẩm hoàn thành Giá trị thực tế VL tồn đầu kỳ + Giá trị thực tế VL nhập trong kỳ = Số lƣợng VL tồn đầu kỳ + Số lƣợng VL nhập trong kỳ Giá thực tế VL xuất kho = Số lƣợng VL xuất kho x Đơn giá bình quân gia quyền Mức khấu hao trích trung bình hàng năm Nguyên giá của tài sản cố định = Thời gian sử dụng Mức trích khấu hao/tháng = Số khấu hao phải trích năm /12 2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu Trong quá trình thực hiện đề tài, đề tài đã sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu sau: Thu thập số liệu thứ cấp tại phòng kế toán-tài vụ của Công ty, căn cứ trên các sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh. Các số liệu sơ cấp đƣợc thu thập bằng phƣơng pháp thủ công. Sau đó, những số liệu này sẽ đƣợc tổng hợp lại cho phù hợp với mục tiêu nghiên cứu. 17 Qua khảo sát thực tế bằng phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp các cô chú, anh chị là cán bộ công nhân viên của Công ty và tham khảo ý kiến của giáo viên hƣớng dẫn. 2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu  Phương pháp so sánh: là phƣơng pháp đƣợc áp dụng một cách rộng rãi trong tất cả các công đoạn của phân tích kinh doanh. Lựa chọn tiêu chuẩn so sánh: số liệu năm trƣớc hay số liệu kỳ kế hoạch. Điều kiện so sánh: cùng nội dung phản ánh, cùng phƣơng pháp tính toán, cùng đơn vị đo lƣờng, cùng khoảng thời gian tƣơng xứng. Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: là kết qủa của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kì gốc của chỉ tiêu kinh tế . Công thức: ∆y = y1 - yo Trong đó: yo : chỉ tiêu kỳ gốc y1 : chỉ tiêu kỳ phân tích ∆y : là phần chệnh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế Phƣơng pháp này sử dụng để so sánh số liệu kỳ phân tích với số liệu kỳ gốc của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục. Phương pháp so sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế . Công thức: ∆y = y1 - yo * 100% yo Trong đó: yo : chỉ tiêu kỳ gốc y1 : chỉ tiêu kỳ phân tích ∆y : biểu hiện tốc độ tăng trƣởng của các chỉ tiêu kinh tế. Phƣơng pháp này dùng để làm rõ mức độ biến động của của các chỉ tiêu kinh tế trong một khoảng thời gian và so sánh tốc độ tăng trƣởng của các chỉ tiêu kinh tế qua các năm.  Phương pháp tỷ trọng:xác định phần trăm của từng yếu tố chiếm đƣợc trong tổng thể các yếu tố đang xem xét, phân tích. 18 CHƢƠNG 3 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH MTV HẢI BÌNH 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH Tên giao dịch nƣớc ngoài : Hai Binh Company Giám đốc: Vũ Đình Lũy Địa chỉ : số 36, đƣờng Lê Hồng Phong, phƣờng Bình Thủy, quận Bình Thủy,thành phố Cần Thơ Website : http://www.ckt.gov.vn/haibinh Email :haibinhcomct@hcm.vnn.vn Điện thoại : 07103 841097 Fax : 0713 841708 Công ty Hải Bình – Bộ quốc phòng là một trong những cơ sở sửa chữa tàu của quân chủng Hải Quân, đƣợc xây dựng trên đƣờng Lê Hồng Phong, Phƣờng Bình Thuỷ, Quận Bình Thuỷ, Thành Phố Cần Thơ. Công ty Hải Bình nằm bên bờ hữu ngạn sông Hậu và cạnh quốc lộ 91 Cần Thơ - Long Xuyên. Do đó có vị trí địa lý vô cùng thuận lợi về mặt giao thông thuỷ bộ, hơn nữa độ sâu tự nhiên lòng sông Hậu cũng nhƣ các yếu tố thuỷ văn khác tạo thế chiến lƣợc quan trọng cả về mặt quốc phòng và kinh tế. Trƣớc năm 1975, Công ty Hải Bình là căn cứ yểm trợ tiếp vận của Hải quân Ngụy thuộc vùng 5 duyên hải với nhiệm vụ chính là sửa chữa, tiếp vận cho các loại tàu tuần tiễu vận tải, đổ bộ sông hoạt động tại khu vực ĐBSCL và các loại tàu của hải quân Ngụy hoạt động ở vùng biển Tây- Nam. Từ sau năm 1975, Công ty Hải Bình đƣợc trên giao nhiệm vụ sửa chữa các loại tàu quân sự của Vùng 5 và của các quân đội chiến đấu, tuần tra canh gác trên vùng biển Tây –Nam và sông rạch vùng ĐBSCL. Đồng thời sửa chữa các loại tàu vận tải chiến đấu của các lực lƣợng vũ trang quân khu IX, bộ đội biên phòng. Ngày 26-10-1975 , Bộ Tổng Tham Mƣu ra quyết định thành lập các vùng Hải Quân, trong đó có xƣởng 55 đƣợc biên chế trực thuộc vùng E Hải Quân. Tƣ lệnh Hải Quân đã điều xƣởng 55 về trực thuộc Cục Kỹ Thuật Hải Quân và thời gian này nhà máy X55 Hải Quân có tên Doanh nghiệp là Công ty Hải Bình. Đến tháng 7 năm 2010, Bộ Quốc Phòng ra Quyết Định chuyển đổi Doanh nghiệp từ công ty Hải Bình sang công ty TNHH MTV Hải Bình. 19  Các loại sản phẩm sản xuất: Sữa chữa, đóng mới tàu thuyền, gia công cơ khí, kinh doanh dịch vụ cảng. 3.2. NGHÀNH NGHỀ KINH DOANH, CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ 3.2.1. Ngành nghề kinh doanh Sữa chữa, khôi phục các phƣơng tiện thủy có trọng tải lên đến 3.200 tấn. Đóng mới tàu vận tải biển đến 5.000 tấn, tàu kéo cứu hộ biển. Dịch vụ kỹ thuật, gia công sản xuất các sản phẩm bằng kim loại, phi kim loại. Đóng mới tàu cao tốc, tàu khách, ca nô vỏ hợp kim nhôm và composite. Đón nhận tàu biển trong và ngoài nƣớc vào làm hang và thực hiện các hoạt động hàng hải. Dịch vụ cảng biển, kho, bãi. Công ty hoạt động với nguồn vốn Nhà nƣớc cấp và vốn tự bổ sung,có hình thức sở hữu vốn nhà nƣớc,công ty có chức năng và nhiệm vụ nhƣ sau: 3.2.2Chức năng Công ty TNHH MTV Hải Bình là một doanh nghệp nhà nƣớc có tƣ cách pháp nhân,hoạt động - hạch toán kế toán độc lập,đƣợc sử dụng con dấu riêng, đƣợc cấp vốn và mở tài khoản tại ngân hàng,hoạt động theo quy chế của Bộ Quốc Phòng,với chức năng đóng mới và sữa chũa tàu, khai thác dịch vụ cảng. 3.2.2.Nhiệm vụ Công ty đƣợc nhập khẩu trực tiếp các mặt hàng Nhà Nƣớc cho phép chủ yếu là vật tƣ phục vụ cho sản xuất. Trực tiếp quan hệ tìm kiếm khách hàng, ký kết các hợp đồng mua bán, tổ chức thu mua các loại vật tƣ và các loại vật liệu khác, để góp phần tạo ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn. Thực hiện nghĩa vụ đúng pháp luật Nhà nƣớc, bảo toàn và phát triển nguồn vốn, tạo hiệu quả kinh tế - xã hội, tạo điều kiện thuận lợi giúp công ty ngày càng phát triển vững chắc. Bên cạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty rất chú trọng đến khâu trao dồi phẩm chất “Anh bộ đội cụ Hồ” và rèn luyện để nâng cao, duy trì trình độ cho cán bộ công nhân viên để thực hiện tốt nhiệm vụ. 3.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC 20 3.3.1 Tổ chức bộ máy hoạt động của Công ty Hải Bình Cơ cấu tổ chức là vấn đề mà các tổ chức kinh tế xã hội cũng nhƣ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đặc biệt quan tâm. Một tổ chức gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả, đây chính là tiêu chí của doanh nghiệp. Công ty TNHH MTV Hải Bình căn cứ vào các nghành nghề hoạt động, nguồn lực có sẵn của công ty và các văn bản pháp luật đã xây dựng cho riêng mình một bộ máy hoạt động nhƣ sau: Ban giám đốc: Gồm 04 ngƣời, trong đó có 01 giám đốc và 03 phó giám đốc. Giám đốc là ngƣời đứng đầu trong công ty, chịu trách nhiệm toàn bộ, các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở chỉ tiêu kế hoạch, chức năng và nhiệm vụ mà nhà nƣớc giao trƣớc cơ quan pháp luật thông qua việc quản lý điều hành hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra, giám đốc còn có trách nhiệm quyết định mọi vấn đề sản xuất kinh doanh, công tác tổ chức cán bộ, công tác học tập triển khai các chỉ thị, quyết định các chế độ, chính sách, chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc. Đồng thời quan tâm chăm lo đời sống tinh thần, vật chất cho cán bộ công nhân viên toàn công ty. Các phó giám đốc là ngƣời cùng giám đốc giải quyết công việc của công ty và đƣợc giám đốc ủy quyền, giao nhiệm vụ trong quá trình quản lý. Phòng kế hoạch sản xuất: Có chức năng tƣ vấn cho lãnh đạo công ty về công tác dự thảo, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh hằng năm, tìm kiếm nguồn hàng tiếp xúc và đàm phán với nguồn hàng. Phòng vật tƣ: Thực hiện chức năng khai thác, quản lý mua bán nguyên vật liệu và phụ tùng máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất, nắm bắt giá cả thị trƣờng để có kế hoạch thu mua vật tƣ - nguyên vật liệu. Phòng kỹ thuật công nghệ: Có nhiệm vụ làm công tác khoa học công nghệ triển khai khảo sát sản phẩm, đọc bản vẽ và lập các phiếu công nghệ cho từng hạng mục công việc. Giúp phó giám đốc kỹ thuật về công tác triển khai công nghệ và nghiên cứu công nghệ mới. 21 Phòng KCS ( kiểm tra chất lƣợng và đo lƣờng ) Với nhiệm vụ quản lý chất lƣợng sản phẩm, đồng thời thực hiện chức năng kiểm định sản phẩm. Phòng tài chính – kế toán : Có nhiệm vụ quản lý tài chính, thực hiện chức năng hạch toán kế toán để nắm bắt đƣợc hiệu quả hoạt động của nguồn vốn, từ đó tham mƣu cho lãnh đạo công ty điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh. Giải quyết các chế độ, chính sách, làm bảng lƣơng hàng tháng, theo dõi bảng chấm công. Phòng hành chính hậu cần: Thực hiện chức năng quản lý nhà đất, có kế hoạch hằng năm cho công việc bảo dƣỡng nhà xƣởng và công trình hạ tầng khác. Đồng thời làm công tác hậu cần khi cần thiết. Phòng chính trị: Thực hiện chức năng công tác Đảng, công tác chính trị, tuyên truyền công tác giáo dục chính trị tƣ tƣởng cho cán bộ công nhân, giám sát các phong trào do công ty phát động. Phân xƣởng võ tàu : Có nhiệm vụ gia công đồng bộ phần vỏ tàu và thực hiện các nhiệm vụ khác khi có yêu cầu. Phân xƣởng động lực: Thực hiện công việc sửa chữa các bộ phận máy chính, máy điện, các loại máy nén khí, máy bơm và hệ thống động lực. Phân xƣởng cơ khí: Thực hiện việc gia công chi tiết, sửa chữa đồng bộ các hệ thống chân vịt, hệ thống lai, hệ thống cabin. Phân xƣởng vũ khí - khí tài: Thực hiện đồng bộ hệ thống động lực, các loại khí tài điện tử và các loại súng pháo trên tàu. Phân xƣởng ụ đà trang trí : Thực hiện công tác làm sạch bề mặt kim loại, sơn bảo quản thân vỏ tàu và sơn trang trí nội thất các phòng sinh hoạt và phòng ngủ. Phân xƣởng sữa chửa xe: 22 Đảm bảo công việc sữa chữa tại chổ các loại xe của công ty phục vụ sản xuất 23 GIÁM ĐỐC P. GIÁM ĐỐC SX P. Kế hoạch P. GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT P. Vật tƣ P. KỹThuật Công Nghệ P. GIÁM ĐỐC CHÍNH TRỊ P. KCS P. Chính Trị PX PX PX PX Vỏ tàu Động lực Cơ khí Vũ khí – Khí tài P. Hành Chính Hậu Cần PX. Ụ ĐàTrangtrí P. TàiChính KếToán PX.SửaChữa Xe Hình 3.1 : Sơ đồ bộ máy công ty Hải Bình 24 3.3.2. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Hải Bình KẾ TOÁN TRƢỞNG Kế Toán Vốn Bằng Tiền Kế Toán TSCĐ và NVL Kế Toán Zsp Kế Toán Tiền Lƣơng Thủ Quỷ Hình 3.2:Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Hải Bình Tổ chức bộ máy phòng kế toán tại công ty Kế toán trƣởng Là ngƣời điều hành và chịu trách nhiệm trƣớc lãnh đạo công ty về tất cả các hoạt động trong phòng kế toán. Là ngƣời cố vấn lãnh đạo công ty về phƣơng pháp hạch toán và lƣu trữ chứng từ trong doanh nghiệp Theo dõi và hƣớng dẫn phản ánh và ghi chép tất cả sổ sách chứng từ nhập khẩu, tiền vay và tiền gửi… Trực tiếp hoặc gián tiếp kiểm tra công tác của các kế toán viên và ký duyệt các chứng từ. Kế toán vốn bằng tiền Phản ánh tất cả vốn bằng tiền ở mọi thời điểm đảm bảo theo đúng các nguyên tắc chế độ của nhà nƣớc. Đảm bảo mọi sự an toàn của vốn bằng tiền đồng thời cung cấp những nguồn tin quan trọng cho cấp trên. Kế toán TSCĐ và nguyên vật liệu Phản ánh và tính toán đầy đủ chính xác tình hình biến động của TSCĐ và nguyên vật liệu về mặt số lƣợng, chất lƣợng và chủng loại. 25 Tính toán và phân bổ khấu hao hợp lý cho các đối tƣợng sử dụng TSCĐ.Đồng thời phải tính toán và phân bổ chính xác giá trị nguyên vật liệu đã xuất ra sử dụng cho các đối tƣợng khác nhau. Kế toán giá thành sản phẩm Tính toán và phản ánh chính xác kip thời đầy đủ tình hình phát sinh chi phí sản xuất ở các bộ phận sản xuất cũng nhƣ toàn doanh nghiệp gắn liền với các loại chi phí sản xuất khác nhau Kiểm tra chặt chẽ tình hình thực hiện các định mức tiêu hao và dự toán chi phí nhằm phát hiện kịp thời các hiện tƣợng lãng phí và sử dụng chi phí sai mục đích. Kế toán tiền lƣơng Tính toán chính xác số tiền lƣơng và các khoản thanh toán khác phải trả cho ngƣời lao động theo chế độ qui định. Tổ chức thanh toán kip thời đến tay ngƣời lao động. Thủ quỹ Đảm bảo việc thu chi tài chính cho công ty 3.3.3. Qui trình đóng mới tàu Giải thích từ ngữ : + Phóng dạng : Vẽ lại tuyến hình tàu với tỷ lệ 1:1 hoặc 1 : 10 lên sàn phóng dạng, số liệu phóng dạng tàu ở tỷ lệ 1:1 ta lấy đƣợc số liệu từ sàn phóng lấy đƣợc số liệu gồm ● Tuyến hình thật ● Tôn vỏ ● Tôn boong, xác định chi tiết kết cấu + Lập dƣỡng : Làm các dƣỡng có dạng mô hình giống các chi tiết trên thân tàu + Vạch dấu : Từ dƣỡng ta tiến hành đặt lên các tấm tôn, vạch dấu để lấy các hình dạng chi tiết lên tôn để cắt và gia công + Xếp loại, phân nhóm : Xếp thành các dạng kết cấu giống nhau cho vào một vị trí nào đó trên bãi sản xuất để dễ dàng và thuận tiện cho thi công và tránh bị nhầm lẫn + Nắn phẵng, gò uốn : Các chi tiết nào chƣa đảm bảo đúng các trị số hoặc bị biến dạng khi cắt uốn, hàn thì phải tiến hành nắn trƣớc khi lắp ráp lên tàu 26 + Lắp ráp các cụm : Lắp ráp các chi tiết rời thành cụm. Lắp ráp từ đà ngang, sƣờn mạn, xà ngang boong, mã thành tạo ra khung sƣờn tàu.Sau đó tiến hành hàn.Nếu mối hàn cong vênh thì nắn sửa, mối hàn chƣa đảm bảo thi hàn lại. + Lắp ráp cụm chi tiết, phân đoạn thẳng : Lắp ráp vách ngang, vách dọc, mạn ở đoạn thân ống, boong, sàn …Lắp xong sẽ tiến hành hàn và kiểm tra, bị cong vênh thì nắn lại + Lắp ráp các phân đoạn cuối : Nhƣ mạn, đáy, boong… + Lắp ráp các tổng đoạn : Từ các phân đoạn, khối lắp ráp lại với nhau thì đƣợc tổng đoạn + Đấu ráp tổng đoạn : Một con tàu đƣợc chia thành nhiều tổng đoạn và phân đoạn. Sau khi lắp ráp các phân đoạn xong tiến hành lắp ráp tổng đoạn và lắp ráp thành tàu. Lắp ráp các tổng đoạn lại với nhau thành con tàu 27 BẢN VẼ THIẾT KẾ Phóng dạng Số liệu phóng dạng Lập dƣỡng mẫu Xếp loại phân Thép tấm, thép hình Nắn phẳng Các chi tiết kết cấu thành Các chi tiết kết cấu tấm Nắn phẵng, gò uốn Lắp ráp các cụm chi tiết Lắp ráp, hàn cụm chi tiết Hàn hoàn chỉnh Lắp ráp các cụm chi tiết, phân đoạn Vạch dấu Nắn phẵng Hàn cụm chi tiết, phân đoạn Vạch dấu Kiểm tra mối hàn Đánh sạch Nắn sữa, kiểm tra mối hàn Sơn lót chống rỉ Các chi tiết dạng tấm Lắp ráp các phân đoạn khối Gò uốn Lắp ráp, hàn các tổng đoạn Hàn nối thân tàu Kiểm tra, thử kín thân tàu Hạ thủy Kiểm tra cân bằng Thử bàn giao tàu Hình 3.3: qui trình đóng tàu mới 28 3.3.4. Chế độ kế toán áp dụng tại công ty a. Giới thiệu chung Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01 đến 31/12 hằng năm. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: tiền đồng Việt Nam. Nguyên tắc đánh giá TSCĐ: theo nguyên giá. Phƣơng pháp trích khấu hao TSCĐ: khấu hao theo phƣơng pháp đƣờng thẳng. Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: theo giá gốc. Phƣơng pháp xác định hàng tồn kho cuối kỳ: Bình quân gia quyền Hệ thống tài khoản kế toán công ty áp dụng hiện nay theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của bộ trƣởng BTC. Phƣơng pháp hạch toán hàng tồn kho: Do công ty Hải Bình có hoạt động kinh doanh là đóng mới và sửa chữa tàu nên sản phẩm có giá trị rất lớn. Hàng ngày có nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh xảy ra và để thuận lợi cho việc theo dõi hàng hoá đƣợc thƣờng xuyên, liên tục: nhập - xuất - tồn kho vật tƣ, hàng hoá nên công ty áp dụng phƣơng pháp “kê khai thƣờng xuyên”. Đơn vị tính thuế GTGT theo phƣơng pháp khấu trừ. b. Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty Hải Bình Công tác tổ chức bộ máy kế toán đƣợc tổ chức theo mô hình tập trung. Theo mô hình này, tất cả các công việc kế toán nhƣ phân loại chứng từ ban đầu, định khoản kế toán, lập báo cáo đều đƣợc tập trung tại phòng kế toán của công ty. Hệ thống sổ của công ty đƣợc tổ chức theo hình thức Nhật kí chung. 29 Chứng từ gốc Nhật ký chung Sổ Quỹ SỔ CÁI Sổ hoặc thẻ chi tiết Bảng Tổng hợp chi tiết Bảng CĐTK Báo Cáo Tài Chính Ghi chú Quan hệ đối chiếu Ghi hàng ngày hoặc tuần kỳ Ghi cuối kỳ kế toán Hình 3.4: trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức “ Nhật ký chung” 3.4.KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2012 Trong những năm gần đây công ty Hải Bình đang từng bƣớc lớn mạnh và khẳng định đƣợc vị thế của mình trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng cũng nhƣ cả nƣớc nói chung trong lĩnh vực đóng tàu, sữa chữa tàu, kinh doanh dịch vụ cảng, thông qua bảng kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong giai đoạn 3 năm trở lại đây ta thấy đƣợc tổng doanh thu và lợi nhuận của công ty các năm qua đều tăng. 30 Bảng 3.5: kết quả sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2010-2012 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Chỉ tiêu 1. Doanh thu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % 62.778,23 69.110,21 77.243,41 6.331,98 10,09 8.133,2 11,77 - - - - - - - 3. Doanh thu thuần 62.778,23 69.110,21 77.243,41 6.331,98 10,09 8.133,2 11,77 4. Giá vốn hàng bán 54.105,58 62.476,09 69.039,80 8.370,51 15,47 6.563,71 10,51 5. Lợi nhuận gộp 8.672,65 6.634,12 8.203,61 (2.038,53) (23,51) 1.569,49 23,66 6 Doanh thu HĐTC 1.354,25 2.760,54 5.307,09 1.406,29 103,84 2.546,55 92,25 7. Chi phí tài chính 1.050,26 2.320,66 3.940,57 1.270,40 120,96 1.619,91 69,80 8. Chi phí bán hàng - - - - - - - 9. Chi phí QLDN 7.265,23 5.047,64 5.627,49 (2.217,59) (30,52) 579,85 11,49 10. LN thuần từ HĐKD 1.711,41 2.026,36 3.942,64 314,95 18,4 1.916,28 94,57 11. Thu nhập khác - 2,7 - 2,7 - (2,7) (100) 12. Chi phí khác - - - - - - - 13. Lợi nhuận khác - 2,7 - 2,7 - (2,7) (100) 14. Tổng LNTT 1.711,41 2.029,06 3.942,64 317,65 18,56 1.913,58 94,31 15. Thuế TNDN 427,85 507,27 985,66 79,41 18,56 478,39 94,31 16. LN sau thuế 1.283,56 1.521,80 2.956,98 238,24 18,56 1.435,18 94,31 2. Khoản giảm trừ Nguồn: Phòng Tài Chính Công ty Hải Bình 31 Nhận xét: Nhìn chung kết qủa hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm đều tốt, doanh thu và lợi nhuận mỗi năm đều tăng nhƣng tùy vào tình hình hoạt động sản xuất và các yếu tố khác tác động mà khoản mục doanh thu, chi phí, lợi nhuận có những biến động khác nhau qua từng năm, cụ thể nhƣ sau:  Về doanh thu: Năm 2011 có doanh thu bán hàng và cung cấp dịch cao hơn năm 2010 là 10,09% tƣơng đƣơng với số tiền là 6.331,98 triệu đồng. Trong đó, các khoản giảm trừ trên tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là 0 bởi vì công ty chuyên sản xuất theo đơn đặt hàng và sản phẩm là riêng lẻ. Nguyên nhân chủ yếu làm cho tốc độ tăng trƣởng doanh thu năm 2011 cao hơn 2010 là do công ty đƣợc cấp trên giao sản xuất thêm nhiều tàu quân sự để đáp ứng nhu cầu quốc phòng trong khu vực. Đến năm 2012 mức tăng doanh thu đạt đƣợc là 11,77% so với năm 2011, tƣơng ứng với số tiền 8.133,20 triệu đồng. Nguyên nhân chính của sự sụt giảm doanh số này là do năm 2012 các tàu quân sự bị cắt giảm nhƣng thay vào đó công ty lại kiếm thêm đƣợc các hợp đồng về tàu kinh tế nên sự sụt giảm là không đáng kể.  Về chi phí: Nhìn chung, các khoản mục chi phí đều tăng qua các năm nhƣng tùy vào từng khoản mục chi phí mà tốc độ tăng trƣởng khác nhau, trong đó, loại chi phí ảnh hƣởng nhất đó là giá vốn . Giá vốn: năm 2011 tăng 15,47% tƣơng ứng với số tiền là 8.370,51 triệu đồng so với năm 2010, năm 2012 tăng 10,51% so với năm 2011 tƣơng ứng 6.563,71 triệu đồng. Nguyên nhân có tình trạng này là: + Do giá xăng dầu tăng nên chi phí vận chuyển tăng theo. + Nền kinh tế có sự biến động lớn về giá của các mặt hàng. + Công ty có mua thêm một số máy móc thiết bị mới để nâng cao quá trình sản xuất vì vậy chi phí khấu hao tăng.  Về Lợi nhuận: Lợi nhuận sau thuế năm 2011 so với năm 2010 tăng 238,24 triệu đồng tƣơng ứng tăng 18,56 % mức lợi nhuận tăng do ảnh hƣởng bởi tăng doanh thu năm 2011. Tuy nhiên đến năm 2012 tốc độ tăng trƣởng của lợi nhuận là 94,31 % tƣơng ứng với số tiền 1.435,18 triệu đồng. Mặc dù hợp đồng quân sự bị giảm nhƣng bù lại công ty lại có thêm hợp đồng kinh tế và hợp đồng kinh tế lại 32 mang nhiều lợi nhuận hơn là hợp đồng quân sự vì có thể thỏa thuận đƣợc giá cả với bên đặt hàng. 3.5. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN, ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 3.5.1. Những thuận lợi Công ty Hải Bình vừa là doanh nghiệp nhà nƣớc vừa là một đơn vị kinh tế cho nên công ty có nhiều lợi thế so với các doanh nghiệp nhà nƣớc khác ở chỗ đƣợc chính quyền địa phƣơng tạo mọi điều kiện thuận lợi hỗ trợ về nhiều mặt cho công ty. Mặt khác công ty có vị trí thuận lợi về mặt đƣờng thủy và đƣờng bộ giúp cho việc lƣu thông phƣơng tiện đƣợc dễ dàng hơn. Sau những năm thực hiện đầu tƣ nâng cấp giai đoạn I bằng nguồn vốn của nhà nƣớc, quân đội và của công ty đã tạo đƣợc cơ sở hạ tầng, trang thiết bị công nghệ bƣớc đầu phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và năng lực sản xuất đã đƣợc nâng cao một bƣớc. Năm 2011 nhà máy tiếp tục đầu tƣ công nghệ hoàn thiện giai đoạn I đã đƣợc bộ phê chuẩn và duyệt cấp ngân sách. Đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ tay nghề cao, phần lớn đƣợc đào tạo qua trƣờng lớp, mặt khác họ đã đƣợc rèn luyện trong môi trƣờng quân đội nên đội ngũ cán bộ ở đây có trình độ tổ chức và kỷ luật cao. 3.5.2. Những khó khăn Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và phục vụ sữa chữa tàu quân đội công ty còn bộc lộ một số tồn tại còn yếu kém, cần phải đƣợc tập trung khắc phục. Tốc độ phát triển kinh tế khu vực nhà máy đóng quân chậm so với các khu vực khác. Môi trƣờng cạnh tranh trong khu vực phức tạp gay gắt, giá cả vật tƣ, điện nƣớc nâng cao. Năng lực công nghệ của nhà máy tuy có đƣợc nâng lên nhƣng vẫn chƣa đồng bộ cả về thiết bị và trình độ công nghệ. 3.5.3. Định hƣớng phát triển Tiếp tục triển khai thực hiện việc củng cố xây dựng nhà máy phù hợp với chiến lƣợc xây dựng và bảo vệ tổ quốc theo chủ trƣơng và phƣơng hƣớng của nhà nƣớc, Bộ Quốc Phòng, Bộ Tƣ Lệnh Quân Chủng và sự chỉ đạo trực tiếp của cục kỹ thuật Hải Quân. Nâng cao công tác tổ chức điều hành sản xuất, xây dựng kế hoạch, tiến độ sản phẩm, cung ứng vật tƣ, có kế hoạch nâng cao tiến độ sửa chữa, đóng mới tàu để kịp thời đáp ứng yêu cầu sản phẩm vào cuối năm. 33 CHƢƠNG 4 KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TÀU THÀNH VINH VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 4.1. TỔ CHỨC THỰC HIỆN THI CÔNG * Các bƣớc đóng mới tàu đánh cá Thành Vinh Bƣớc 1: Chuẩn bị sản xuất Chuẩn bị mặt bằng, bệ khuôn, trang thiết bị, nhân lực thi công đóng tàu Phóng dạng, thiết kế công nghệ thi công phần thân và vỏ tàu Thiết lập phƣơng án, qui trình đóng tàu Lập kế hoạch đặt hàng, mua sắm vật tƣ, máy móc trang thiết bị đóng tàu Bƣớc 2: Phần vỏ, ụ đà trang trí Gia công bệ khuân, dƣỡng mẫu theo số liệu phóng dạng Gia công lắp ráp chi tiết kết cấu thân tàu, vách dọc, vách ngang Tổng đoạn mũi, lắp ráp vách và các khung sƣờn Lắp ráp các khung sƣờn đóng ngửa, các tổng đoạn từ vách lái Lắp ráp tôn đáy, mạn boong, tôn sàn các tổng đoạn Cẩu đấu tổng đoạn mũi với tổng đoạn thân chính Hàn đính cơ cấu với cơ cấu, cơ cấu với vách, vách chống biến dạng Hàn cơ cấu với cơ cấu, cơ cấu với tôn bao và các đƣờng hàn kín nƣớc Gia công lắp ráp các ky lái, bệ máy chính, máy phát điện và lắp ráp lên tàu Hạ liệu tôn bao, chi tiết kết cấu tổng đoạn, cabin, lắp ráp – hàn Cẩu đấu các tổng đoạn cabin, lắp ráp hàn với thân chính tàu Gia công lắp ráp các kết rời, phụ kiện vỏ và lắp ráp lên tàu Phun cát, vệ sinh sơn toàn bộ mặt trong thân tàu Phun cát toàn bộ mặt ngoài tôn, boong Bƣớc 3: Hệ trục chân vịt, bệ lái, máy chỉnh, máy phát điện Tập kết máy chính hộp số, máy phát điện, chân vịt về nhà máy Gia công ống bao, trục chân vịt, gia công hệ trục - bánh lái 34 Căng tâm lắp ráp hệ ống bao – trục chân vịt, hệ trục lái, bánh lái Cẩu lắp đặt máy chính, máy phát điện Cẩu lắp đặt máy lái, xéc tơ lái – cân chỉnh Cân chỉnh máy chính với đƣờng trục, cân chỉnh máy phát điện Bƣớc 4: Hệ neo, hệ bắt cá, hệ cứu sinh Gia công lắp ráp cẩu xuồng công tác, cửa sổ kín nƣớc Lắp đặt hệ thống neo và hệ thống bắt cá Lắp đặt hệ thống cứu sinh Bƣớc 5: Phần van ống, thiết bị động lực Gia công mặt bích, cửa thông biển Gia công ống thông gió, ống gió điều hòa nhiệt độ, lắp đặt hệ thống Lắp ráp hệ ống nƣớc biển, hộp van thông biển, thử kín bằng áp lực Lắp đặt bơm, quạt máy phân ly đầu chạy Gia công lắp ráp hoàn chỉnh các hệ thống ống toàn tàu Gia công lắp ráp hoàn chỉnh hệ thống khí xả máy chính Thử áp lực hệ thống ống Bƣớc 6: Phần điện - nghi khí hàng hải Gia công lắp ráp bảng điện chính, bảng điện động lực Gia công lắp ráp các biến thế, các thiết bị điện phụ trợ Hàn bát cầu thang, thi công lƣới điện toàn tàu Lắp ráp các bảng điện, thiết bị điện, thiết bị nghi khí hàng hải xuống tàu Đấu ráp điện với các thiết bị điện toàn tàu và thiết bị nghi khí hàng hải Bƣớc 7: Phần mộc, trang trí nội thất, đóng cách nhiệt toàn tàu Gia công và lắp đặt giƣờng, tủ, bàn, ghế Gia công lắp ráp trang trí nội thất trong các phòng, thang máy Đóng cách nhiệt hoàn chỉnh các khoan cá Kiểm tra hoàn chỉnh Bƣớc 8: Chạy thử, nghiệm thu, bàn giao Thử nội bộ kiểm tra các thiết bị và hệ thống tại bến 35 Chạy thử, nghiệm thu với chủ đầu tƣ và đăng kiểm tại bến Chạy thử, nghiệm thu với chủ đầu tƣ và đăng kiểm đƣờng dài Huấn luyện kip tàu Nghiệm thu và bàn giao Trong đó bƣớc 1 do phòng vật tƣ đảm nhận, bƣớc 2 do phân xƣởng Vỏ Tàu đảm nhận, bƣớc 3 và 4 do phân xƣởng Cơ Khí đảm nhận, bƣớc 5 và 6 do phân xƣởng Động Lực đảm nhân, bƣớc 7 do phân xƣởng Ụ Đà Trang Trí phụ trách, bƣớc 8 do phòng KCS đảm nhận. Để dễ dàng phân tích ta phân chia quá trình đóng tàu Khánh Lƣỡng thành 5 giai đoạn nhƣ sau: Giai đoạn 1: Chuẩn bị Giai đoạn 2: Vỏ Tàu Giai đoạn 3: Cơ Khí Giai đoạn 4: Động Lực Giai đoạn 5: Ụ Đà Trang Trí Giai đoạn 6: Hoàn tất 4.2. KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH Đối tƣợng tính giá thành Công ty Hải Bình tổ chức sản xuất đơn chiếc, do đó từng sản phẩm cũng là đối tƣợng tính giá thành. Kỳ tính giá thành Kỳ tập hợp chi phí sản xuất tại công ty là tháng và năm phù hợp với kỳ quyết toán tháng và năm của công ty. Đơn vị tính giá đƣợc sử dụng là vnđ / đvsp. Phƣơng pháp phân bổ chi phí sản xuất Chi phí sản xuất chung đƣợc phân bổ theo tiêu thức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Phƣơng pháp tính giá thành: Xuất phát từ những điều kiện thực tế của công ty là sản xuất ra theo đơn đặt hàng vì vậy công ty chọn phƣơng pháp tính giá thành là tính giá thành theo đơn đặt hàng Tình hình sản xuất hiện tại của công ty Hải Bình 36 Hiện tại công ty đang nhận hợp đồng sản xuất tàu Thành Vinh theo hợp đồng kinh tế số 72/HĐKT cho công ty TNHH Hàng Hải Thuận Nghĩa. Thời gian thực hiện từ 03/01/2013 đến 10/04/2013 4.2.1. Kế toán nguyên vật liệu trực tiếp 4.2.1.1. Nội dung Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Trong giá thành của con tàu thì chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn nhất (khoảng 65% - 75%). Do đó việc hạch toán đúng và đầy đủ chi phí nguyên vật liệu không những là một điều kiện quan trọng đảm bảo tính giá thành chính xác mà còn là biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Nguyên vật liệu trong đóng mới và sửa chữa tàu bao gồm nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau nhƣng chủ yếu là 3 loại nguyên liệu chính là thép tấm, tôn và sơn.Giá của nguyên vật liệu này cũng có thể thay đổi. Ở đây, công ty Hải Bình mua nguyên vật liệu theo giá thị trƣờng và mua từ nhiều nguồn khác nhau. Do đó, yêu cầu quản lý nguyên vật liệu phải đƣợc theo dõi thƣờng xuyên, liên tục nên kế toán áp dụng phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên. Ở đây từng loại con tàu sẽ đƣợc theo dõi riêng từng loại NVL xuất dùng. Công tác kiểm kê kho đƣợc tiến hành sáu tháng một lần có sự phối hợp giữa các phòng chức năng nhƣ phòng KCS, phòng vật tƣ, phòng kế toán nhằm phát hiện những hƣ hao, thiếu hụt, kém phẩm chất của từng nguyên vật liệu để trình cấp trên cho ý kiến chỉ đạo kịp thời. Sau khi ký hợp đồng kinh tế phòng kỹ thuật xác định mức độ tiêu hao nguyên vật liệu của tàu, lập các phiếu định mức vật tƣ cho từng tàu cho từng phân xƣởng rồi đƣa cho phó giám đốc ký duyệt, phiếu định mức vật tƣ có 3 liên + 01 liên lƣu phòng kỹ thuật + 01 liên giao cho nhân viên phân xƣởng + 01 liên giao cho nhân viên vật tƣ Căn cứ vào phiếu định mức phòng vật tƣ sẽ lập dự trù mau vật tƣ. Đối với các nguyên vật liệu có giá trị lớn trên 100 triệu thì cần có các hợp đồng mua bán kèm theo. Việc xuất dùng nguyên vật liệu trực tiếp đƣợc quản lý chặt chẽ theo từng phiếu định mức 37 Phƣơng pháp tính trị giá xuất kho nguyên vật liệu Công ty Hải Bình sử dụng phƣơng pháp bình quân gia quyền Nguyên vật liệu sử dụng không hết đƣợc tiến hành nhập lại kho. 4.2.1.2. Chứng từ kế toán Tại công ty nguyên vật liệu xuất dung chủ yếu phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, chứng từ để sử dụng xuất kho nguyên vật liệu là “phiếu xuất kho”. Khi có nhu cầu sử dụng vật tƣ, căn cứ vào định mức vật tƣ cho từng sản phẩm và từng phân xƣởng do phòng kỹ thuật lập đã đƣợc phó giám đốc ký duyệt sau đó nhân viên phòng vật tƣ tiến hành lập phiếu xuất kho. Phiếu đƣợc lập cho một hoặc nhiều loại nguyên vật liệu tại cùng một kho,cùng sử dụng để sản xuất một loại nguyên vật liệu cùng một kho, cùng sử dụng để sản xuất một loại sản phẩm. Phiếu xuất kho đƣợc lập thành 04 liên: + 01 liên nhân viên phòng vật tƣ giữ + 01 liên giao cho thủ kho làm thủ tục xuất vật tƣ và vào thẻ kho + 01 liên giao cho ngƣời nhận vật tƣ + 01 liên giao cho phòng tài chính để kế toán vật tƣ làm căn cứ vào các sổ kế toán 4.1.1.3.Công tác hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Một số nghiệp vụ phát sinh trong tháng 03/2013 nhƣ sau: (đvt: đồng) 1. Ngày 06/03/2013, công ty xuất kho nguyên vật liệu tại kho kim khí theo phiếu xuất kho số 1179K dùng để sản xuất tàu Thành Vinh trị giá xuât kho 2.392.448 Nợ TK 621 (tàu Thành Vinh): 2.329.448 Có TK 152 : 2.329.448 38 Mẫu số: 02-VT CÔNG TY HẢI BÌNH (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trƣởng BTC) PHÒNG VẬT TƢ PHIẾU XUẤT KHO Ngày :06/03/2013 Số : 1179K Họ và tên ngƣời nhận : Ngô Hoàng Hà Thuộc đơn vị : Phân xƣởng Vỏ Tàu Xuất từ kho : Kim khí Địa điểm : Sản phẩm : tàu Thành Vinh Lý do xuất kho :tàu Thành Vinh 1482-02ĐM STT Mã vật tƣ 1 K1829 2 K1047 Tên vật tƣ Thép tấm KMK 6 ly Que hàn Hà Việt J421 phi 4 Số lƣợng ĐVT Theo Thực chứng xuất từ Đơn giá Thành tiền m 4,2 4,2 534.740 2.245.908 Kg 10 10 14.654 146.540 2.392.448 Cộng Ngày 06 tháng03 năm 2013 Ngƣời lập phiếuNgƣời nhậnThủ khoTài chínhTrƣởng phòng vật tƣThủ trƣởng đơn vị 2. Ngày 12/03/2013 xuất kho dầu nhớt Castrol tại kho xăng dầu theo phiếu xuất kho 967X dùng cho tàu Thành Vinh trị giá 2.387.000 Nợ TK 621 (tàu Thành Vinh): 2.387.000 Có TK 152 : 2.387.000 39 Ghi chú Căn cứ vào phiếu xuất kho do phòng vật tƣ chuyển lên kế toán tiến hành định khoản vào phần mềm vật tƣ, sau đó phần mềm sẽ tự động tổng hợp các vật tƣ xuất cho từng tàu theo từng tháng. Số liệu đƣợc chuyển qua cho kế toán tổng hợp để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Bảng 4.1: Tập hợp chi phí vật tƣ tàu Thành Vinh Tháng 03/2013 Số Ngày TT 1 6/3/2013 Số Phiếu 1179K 2 6/3/2013 1179K 3 7/3/2013 165Đ 4 5 10/3/2013 1556K 10/3/2013 1556K 6 12/3/2013 178M 7 12/3/2013 967X 8 14/3/2013 1564K 9 10 15/3/2013 320M 15/3/2013 320M 11 17/3/2013 321M 12 18/3/2013 192Đ 13 14 18/3/2013 193Đ 20/3/2013 1620K 15 16 20/3/2013 1620K 21/3/2013 1613K 17 21/3/2013 1613K 18 19 22/3/2013 320M 22/3/2013 320M Tên vật liệu Thép tấm KM 6ly Que hàn Hà Việt J421 phi 4 Vỏ tủ điện 300x40x150 Bản lề 4P Ống thép đúc 220x8li Phốt bơm máy lái 25x47x7 Dầu nhớt Castrol Ron cao su xốp 30x30 Miệng chia gió Cánh bơm nƣớc biển máy caterpilar Ống nhớt tay lái thủy 2 đầu co Ro67le trung gian+đế 220V Dây rút 2 tấc Phôi ổ đỡ dƣới trục lái (BV) Thép V63x63x5 Luppe 1 chiều lọc gió Giỏ lọc bằng thau Miệng chia gió Bơm hút Đvt m kg cái cái m cái lít m cái cái cái Bộ Số Lƣợng ĐVT: đồng Đơn giá Thành tiền 4,2 534.740 2.245.908 10 14.654 146.540 5 737.999 3.689.995 70 2.200 154.000 0,6 1.114.770 668.862 3 240.000 720.000 31 77.000 2.387.000 23 28.000 644.000 62 210.000 13.020.000 1 4.130.000 4.130.000 1 950.000 950.000 2 275.000 550.000 Sợi kg 1.500 385 577.500 67,75 28.000 1.897.000 m cái 12 62.121 745.452 8 650.000 5.200.000 3 210.000 630.000 62 3 210.000 980.000 13.020.000 2.940.000 cái cái cái 40 20 25/3/2013 1617K 21 26/3/2013 1620K 22 27/3/2013 196Đ 23 24 27/3/2013 981X 27/3/2013 325M …… Thép tấm 14lyx1,5x6m Co hàn thép D168 Bóng đèn 220V100W Nhớt Indo 40 Cát xoáy ……. kg cái cái lít Hộp 247,75 13.182 3.265.841 5 580.000 2.900.000 12 10.000 120.000 3 2 37.000 41.800 111.000 83.600 Cộng …… 1.782.243.169 Nguồn: Phòng tài chính công ty Hải Bình 41 Bảng 4.2: Bảng tổng hợp số tiền xuất kho NVL ĐVT : Đồng Nguyên vật liệu STT 01 Diễn giải Số tiền Xuất vật liệu chính cho sx sản Tôn Thép 754.951.774 129.275.000 450.370.800 Sơn Vật liệu khác 74.580.000 100.725.974 phẩm 02 Xuất vật liệu chính cho sx sản 704.762.138 20.775.000 19.201.500 8.940.000 665.845.658 398.238.964 67.225.000 125.720.000 16.560.000 183.508.964 245.752.293 72.450.000 119.217.600 19.920.000 phẩm 03 Xuất vật liệu chính cho sx sản phẩm 04 Xuất vật liệu chính cho sx sản 34.164.693 phẩm 05 Tổng CP. NVL trực tiếp phát 2.103.705.169 289.725.000 714.510.000 120.000.000 984.245.169 sinh Nguồn: Phòng Tài Chính Công ty Hải Bình 42 Bảng 4 .3: Bảng tổng hợp xuất kho tôn, thép, sơn ĐVT: Kg Nguyên vật liệu chính STT Diễn giải Tôn Sơn Thép 01 Xuất vật liệu chính cho sx sản phẩm 10.342 29.436 1.243 02 Xuất vật liệu chính cho sx sản phẩm 1.662 1.255 149 03 Xuất vật liệu chính cho sx sản phẩm 5.378 8.217 276 04 Xuất vật liệu chính cho sx sản phẩm 5.796 7.792 332 05 Tổng số lƣợng NVL trực tiếp phát sinh 2.000 23.178 46.700 Nguồn: Phòng Tài Chính Công ty Hải Bình 43 SỔ CÁI Tài khoản 621 Tháng 1,2,3 Đvt: đồng Ngày tháng ghi sổ Nhật ký Chứng từ Số Ngày hiệu Tháng Diễn giải chung Trang STT Số dòng Số phát sinh Số hiệu TK đối ứng Nợ Có Số dƣ đầu kỳ 31/1/2013 PX 01 31/1/2013 PX 02 31/1/2013 Nguyên vật liệu phục vụ sản xuất SP tháng 01/2013 31/1/2013 K/c chi phí vật tƣ vào sản phẩm dở dang 152 895.178.120 154 895.178.120 tháng 01/2013 28/2/2013 PX 03 28/2/2013 Nguyên vật liệu phục vụ sản xuất SP 152 1.245.752.138 tháng 02/2013 Cộng chuyển trang sau 2.140.930.258 895.178.120 44 Ngày tháng ghi sổ Nhật ký Chứng từ Số Ngày hiệu tháng Diễn giãi chung Trang STT số dòng TK đối ứng Trang trƣớc chuyển sang 28/2/2013 PX 04 28/2/2013 K/c chi phí vật tƣ vào sản phẩm dở dang Số phát sinh Số hiệu Nợ 2.140.930.258 154 Có 895.178.120 1.245.752.138 tháng 02/2013 31/3/2013 PX 05 31/3/2013 Nguyên vật liệu phục vụ sản xuất SP 152 1.109.136.097 tháng 03/2013 PX 06 K/c chi phí vật tƣ vào sản phẩm dở dang 154 1.109.136.097 tháng 03/2013 Cộng số phát sinh Số dƣ cuối kỳ 3.250.066.355 3.250.066.355 0 45 Công ty Hải Bình VẬT TƢ NGUYÊN VẬT LIỆU PHỤC VỤ SẢN XUẤT Tháng 03/2013 Đvt: đồng STT Tên sản phẩm Chi phí Ghi chú 1 Tàu Thành Vinh 2.185.243.630 2 Tàu cá 1482-01 3 Tàu Quốc Việt 1.862.705.169 Cộng 5.005.798.949 957.850.150 Ngày 31 tháng 03 năm 2013 Kế toán tổng hợp Kế toán trƣởng (ký, họ và tên) (ký, họ và tên) 4.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 4.2.2.1. Nội dung Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp là một bộ phận cấu thành nên giá thành sản phẩm.Chi phí nhân công trực tiếp là các chi phí phải trả cho công nhân trực tiếp thi công bao gồm tiền lƣơng, các khoản phụ cấp và tiền thuê ngƣời lao động bên ngoài.Trong khoản mục chi phí nhân công trực tiếp, bên cạnh tiền lƣơng công nhân trực tiếp sản xuất còn bao gồm các khoản trích theo lƣơng nhƣ BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN. Theo quy định hiện hành khoản trích nộp hiện nay là 32,5%, trong đó 23% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, còn 9,5% ngƣời lao động phải nộp. Hình thức trả lƣơng Công ty sử dụng hình thức trả lƣơng khoán theo từng sản phẩm (trực tiếp) đối với công nhân trực tiếp sản xuất, áp dụng cho nhân viên của công ty và nhân viên thuê ngoài.Đây là hình thức trả lƣơng cho công nhân trực tiếp thi công căn cứ vào dự toán tiền lƣơng của từng đơn đặt hàng. Tại công ty Hải Bình việc trả lƣơng cho công nhân trực tiếp sản xuất căn cứ vào công việc thực tế phát sinh và đơn giá công. Phòng kỹ thuật có trách nhiệm tính lƣơng 46 khoán còn việc thanh toán tiền lƣơng cho ngƣời lao động do thủ quỹ ở phòng tài chính thực hiện. Sau khi ký hợp đồng phòng kỹ thuật công ty xác định số công cần thiết để thực hiện từng hạng mục công việc để hoàn thành đơn đặt hang. Khi đó số lƣơng thực tế phải trả cho công nhân của đơn đặt hàng đó đƣợc tính bằng cách: Lƣơng khoán = công định mức x đơn giá một công. 4.2.2.2. Chứng từ kế toán Phiếu định mức khoán sản phẩm Biên bản nghiệm thu sản phẩm Bảng đề nghị thanh toán lƣơng khoán sản phẩm Phiếu chi Bảng tổng hợp tiền lƣơng phải thanh toán 4.2.2.3. Công tác hạch toán chi phí nhân công trực tiếp Công ty Hải Bình Phòng kỹ thuật - công nghệ PHIẾU ĐỊNH MỨC KHOÁN SẢN PHẨM Tên sản phẩm: Tàu Thành Vinh Đơn vị chủ quản: Cty Thuận Nghĩa Tổ thực hiện: PX động lực Ngƣời theo dõi: Ngô Hoàng Hà Cấp: Đóng mới Số phiếu: 302/ST 2400 Hạng mục STT 1 2 ĐVT Gia công lắp ráp hệ thống khi xả máy chính Thử áp lực hệ thống ống tàu Số lƣợng 1 Công định mức 420 Tổng cộng 420 1 188 188 608 Tàu Tổng số công thực hiện: sáu trăm linh tám công Ngày 24 tháng 3 năm 2013 Cán bộ kỹ thuật Trƣởng phòng KT-CN Phó giám đốc 47 Bảng 4.4: bảng tổng hợp tiền lƣơng ĐVT : Đồng Diễn giãi STT I Giai đoạn chuẩn bị II Số công Đơn giá Thành tiền 767 94.109.000 Giai đoạn vỏ tàu 4.333 536.664.000 III Giai đoạn cơ khí 2.736 339.180.000 IV Giai đoạn động lực 3.716 477.940.000 V Giai đoạn ụ đà trang trí 1.181 147.830.000 VI Giai đoạn hoàn tất 1.514 184.510.000 48 SỔ CÁI Tài Khoản 622 ĐVT : Đồng Ngày, tháng ghi sổ Chứng từ Số hiệu Diễn giải Ngày, tháng Nhật ký chung Trang STT số Số hiệu TK đối ứng Số phát sinh Nợ Có Dòng Số dƣ đầu kỳ 04/04 Z4.07 04/04 Tiền lƣơng phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm 113 334 1.855.680.000 04/04 792 Trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính vào chi phí 119 338 426.806.400 04/04 Cuối kì K/C tính Z sản phẩm Số phát sinh 2.282.486.400 2.282.486.400 2.282.486.400 49 Công ty TNHH MTV Hải Bình CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự Do – Hạnh Phúc BẢNG ĐỀ NGHỊ THANH TOÁN LƢƠNG KHOÁN SẢN PHẨM Đơn vị thực hiện : PX động lực ( từ ngày 02/03/2013 đến ngày 30/3/2013) Đvt: đồng S Thanh toán T Tên sản phẩm Phiếu khoán T 1 Công Tàu sửa chữa Tàu Thành Vinh Tổng cộng Tàu mới đóng Vật tƣ Đƣợc thanh toán Tạm ứng Thực nhận 17.897.000 17.897.000 17.897.000 17.897.000 17.897.000 17.897.000 Số tiền : mƣời lăm triệu năm trăm mƣời lăm ngàn đồng. Cần Thơ, ngày 30 tháng 03 năm 2013 Trƣởng phòng TC – LĐ Kế toán trƣởng Giám đốc 4.2.3. Kế toán chi phí sản xuất chung 4.2.3.1. Nội dung Chi phí sản xuất chung tại công ty Hải Bình gồm các khoản chi phí sau đây : Chi phí nhân viên phân xƣởng: Tiền lƣơng tính cho bộ phận quản lý phân xƣởng công ty áp dụng hình thức trả lƣơng theo thời gian. Dựa vào bảng chấm công thể hiện số ngày làm việc trong tháng và dựa vào mức lƣơng tối thiểu, hệ số lƣơng để tính lƣơng. Phòng tổ chức lao động sẽ theo dõi chấm công, tính tiền lƣơng sau đó gửi bảng thanh toán lƣơng cho phòng tài chính. Hàng tháng căn cứ vào tiền lƣơng phải trả bộ phận quản lý phân xƣởng kế toán tiến hành trích các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ và BHTN. 50 Chi phí vật liệu Chi phí vật liệu gián tiếp ở công ty là những vật liệu xuất dùng cho toàn phân xƣởng. Việc xuất nguyên vật liệu gián tiếp đƣợc tiến hành giống với xuất nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí công cụ, dụng cụ Ở công ty trong tháng phát sinh nhu cầu trang bị công cụ, dụng cụ cho quá trình sản xuất ở phân xƣởng nhƣ : búa, đe, kim hàn, cần xiết lực, thƣớc hệ inch…Các công cụ, dụng cụ có giá trị nhỏ vì vậy khi xuất dung cho sản xuất sản phẩm, kế toán thực hiện phân bổ một lần toàn bộ giá trị công cụ dụng cụ trực tiếp vào sản phẩm. Chi phí khấu hao tài sản cố định Công ty sử dụng phƣơng pháp khấu hao theo đƣờng thẳng. Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí dịch vụ mua ngoài thuộc sản xuất chung đó là tiền điện, tiền nƣớc phục vụ sản xuất. Chi phí bằng tiền khác Chi phí bằng tiền khác nhƣ cƣớc phí EMS, chi phí tiền điện thoại, chi phí vệ sinh phân xƣởng, chi phí tiền nƣớc uống,… 4.2.3.2. Chứng từ kế toán Phiếu xuất kho Phiếu chi Hóa đơn GTGT Hóa đơn thông thƣờng Bảng thanh toán lƣơng Bảng phân bổ khấu hao ………….. 51 Bảng 4.5: Bảng tổng hợp tiền lƣơng nhân viên phân xƣởng ĐVT: đồng TT Phân xƣởng Lƣơng 1 Vỏ tàu 52.456.295 2 Cơ khí 44.217.476 3 Động lực 32.393.449 4 Ụ đà trang trí 29.269.692 Tổng cộng 158.336.912 Nguồn: Phòng tài chính Công ty Hải Bình . 52 SỔ CÁI Tài khoản 627 Đvt : đồng Chứng từ Ngày, tháng ghi sổ A Số hiệu B Diễn giải Nhật ký chung Số hiệu TK đối Ngày, Trang STT tháng số Dòng E G H C D ứng Số phát sinh Nợ Có 1 2 Số dƣ đầu kỳ 04/02 HĐ87 02/02/2013 Xuất kho NVL cho phân xƣởng 30 152 6.325.456 05/02 HĐ149 18/02/2013 Xuất kho nhiện liệu cho phân xƣởng 34 152 4.238.000 18/02 HĐ17 25/02/2013 Chi tiền mặt sữa chữa máy lạnh 52 111 8.750.000 04/03 HĐ346 04/03/2013 Thanh toán tiền điên tháng 2 56 111 12.598.205 05/03 HĐ674 08/03/2013 Thanh toán tiền nƣớc tháng 2 60 111 5.125.600 09/03 HĐ19 09/03/2013 Chi phí tiền bồn cẩu 81 111 11.187.530 11/03 PX46 11/03/2013 Xuất kho CCDC cho sản xuất 89 153 17.138.097 12/03 HĐ482 12/03/2013 Thanh toán tiền phun cát vỏ tàu 95 111 16.526.780 53 17/03 HĐ498 17/03/2013 Chi phí vệ sinh 102 111 5.550.000 19/03 PX89 19/03/2013 Xuất kho phụ tùng cho SX SP 110 153 11.416.250 Z408 30/03/2013 Tiền lƣơng phải trả cho quản lý phân 116 334 336.431.580 120 338 83.384.980 xƣởng 792 30/03/2013 Trích BHXH, BHYT, KPCĐ trích vào chi phí HĐ-253 05/04/2013 Thanh toán tiền điện tháng 3 127 111 14.070.461 HĐ-482 07/04/2013 Thanh toán tiền nƣớc tháng 3 131 111 5.178.250 BKH 15 15/04/2013 Chi phí khầu hao phân xƣởng 214 38.431.723 ….. ……………. ………….. Cuối kỳ K/C tính Z sản phẩm Số phát sinh 1.092.352.168 1.092.352.168 1.092.352.168 54 SỔ NHẬT KÝ CHUNG Tháng 01 - Năm 2013 ĐVT: Đồng Ngày tháng ghi sổ A Chứng từ Số Ngày hiệu tháng B C 03/01 HĐ326 03/01 HĐ326 03/01 03/01 03/01 HĐ326 03/01 03/01 HĐ137 03/01 HĐ137 03/01 HĐ137 03/01 03/01 03/01 Diễn giải D Mua nguyên vật liệu chƣa trả tiền Nguyên vật liệu Thuế GTGT đƣợc khấu trừ Phải trả ngƣời bán Thanh toán chi phí vận chuyển NVL Nguyên vật liệu Thuế GTGT đƣợc khấu trừ Tiền mặt Xuất kho vật liệu cho sản xuất sản phẩm Cộng chuyển trang sau Đã ghi sổ Cái STT dòng E G 01 02 03 √ √ √ √ √ √ 04 05 06 07 08 09 Số hiệu TK đối ứng H 152 133 Số phát sinh Nợ Có 1 2 946.356.342 94.635.634 331 152 133 111 1.040.991.976 4.450.000 445.000 4.895.000 1.045.886.976 1.045.886.976 55 Trang trƣớc chuyển sang 10/01 10/01 10/01 10/01 1.045.886.976 Trả tiền mua NVL bằng TGNH √ 12 LCN14 10/01 Phải trả ngƣời bán √ 13 331 LCN14 10/01 Tiền gửi ngân hàng √ 14 112 17/01 17/01 PC24 PC24 17/01 17/01 17/01 17/01 PC25 PC25 17/01 17/01 Tạm ứng cho công nhân sản xuất đợt 1 Tạm ứng Tiền mặt Tạm ứng cho nhân viên quản lý phân xƣởng tháng 1 Tạm ứng Tiền mặt Mua nguyên vật liệu chƣa trả tiền Cộng số phát sinh √ √ √ √ 15 16 17 18 19 20 21 1.045.886.976 1.040.991.976 1.040.991.976 141 111 432.678.000 141 111 40.334.912 432.678.000 40.334.912 2.559.891.864 2.559.891.864 56 Phân bổ chi phí sản xuất chung cho tàu Thành Vinh tháng 03/2013, bên cạnh sản xuất tàu Thành Vinh công ty cũng cùng một lúc đóng mới thêm hai tàu khác đó là tàu cá 1482-02 và tàu kinh tế Quốc Việt. Chi phí sản xuất chung đƣợc phân bổ cho các tàu theo nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất ra sản phẩm. Tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng tàu: Tổng NVL trực tiếp của 03 con tàu : 2.185.243.630 + 957.850.150 + 1.862.705.169 = 5.005.798.949 + Tàu Thành Vinh = (1.092.352.168 / 5.005.798.949) x 2.185.243.630 = 476.858.068 + Tàu cá 1482-02 = (1.092.352.168 / 5.005.798.949) x 957.850.150= 209.019.518 + Tàu Quốc Việt = (1.092.352.168 / 5.005.798.949) x1.862.705.169 = 406.474.580 4.2.4. Kế toán tính giá thành sản phẩm tàu Thành Vinh Giá thành là chỉ tiêu phản ánh tổng hợp phản ánh chất lƣợng của quá trình sản xuất kinh doanh .Để tính đƣợc giá thành kế toán phải tổng hợp các chỉ tiêu có liên quan vào bảng gọi là bảng tính giá thành sản phẩm. Kiểm kê vật liệu cuối kỳ ở phân xƣởng sản xuất để hạch toán giảm chi phí + Cuối kỳ kiểm kê còn một số vật liệu còn thừa nhƣ xăng A92 – A93, sơn chống rỉ, thép tấm với tổng trị giá 3.518.300 đồng, cho tiến hành nhập lại kho: + Kết chuyển chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm Cuối kỳ trên cơ sở các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung đã đƣợc phân bổ kế toán tổng hợp chi phí phát sinh trong tháng để làm căn cứ tính giá thành sản phẩm hoàn thành ( sau khi đã loại trừ đi phần trị giá nguyên vật liệu còn thừa lại chƣa sử dụng hết nhập lại kho). Công ty sử dụng phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên để hạch toán hàng tồn kho, nên sử dụng tài khoản 154 – chi phí sản xuất kinh doanh dở dang để tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. 57 Bảng 4.6: Phiếu tính giá thành sản phẩm ĐVT: đồng Khoản mục CPSXDD chi phí Đầu kỳ CPSXPS trong kỳ CPSXDD Tổng giá thành cuối kỳ thực tế CPNVLTT 0 3.246.548.057 0 3.246.548.057 CPNCTT 0 2.282.486.400 0 2.282.486.400 CPSXC 0 476.858.068 0 476.858.068 Tổng cộng 0 6.005.892.525 0 6.005.892.525 Nguồn: Phòng tài chính Công ty Hải Bình 58 TK155 TK 154(Thành Vinh) TK 621 0 3.246.548.057 3.246.548.057 3.246.548.057 3.246.548.057 TK 622 2.282.486.400 2.282.486.400 2.282.486.400 2.282.486.400 6.005.892.525 6.005.892.525 TK 627 476.858.068 476.858.068 476.858.068 476.858.068 6.005.892.525 6.005.892.525 0 Hình 4.7: Sơ đồ biểu diễn tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm 59 4.3. PHÂN TÍCH YẾU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Căn cứ vào cách phân loại chi phí theo chức năng hoạt động thì các khoản mục giá thành là các chi phí có liên quan đến quá trình chế tạo sản phẩm và dịch vụ cung cấp. Trong giá thành sản xuất gồm 3 khoản mục chi phí:  Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.  Chi phí nhân công trực tiếp.  Chi phí sản xuất chung. Khi phân tích chung tình hình biến động các khoản mục giá thành thì ta phân tích dựa trên 3 khoản mục này. Ý nghĩa của việc phân tích là nhằm đánh giá những điểm mạnh điểm yếu của đối tƣợng cần phân tích.Để từ đó chúng ta có thể đƣa ra các biện pháp nhằm phát huy những thế mạnh đang có, đồng thời đề ra các biện pháp nhằm khắc phục những khó khăn, hạn chế tồn tại. Muốn đạt đƣợc kết quả tốt thì mỗi cá nhân, tập thể, doanh nghiệp đều phải có mục tiêu hoạt động.Việc phân tích và so sánh sẽ giúp chúng ta thấy điểm mạnh điểm yếu để từ đó đề ra các mục tiêu cần hƣớng tới.Với mục đích là hoạt động đó sẽ đem lại nguồn lợi cao nhất. Chính vì mong muốn đạt đƣợc lợi nhuận cao nhất, đem lại nguồn thu nhập cao và ổn định cho ngƣời lao động. Công ty đã thực hiện nhiều biện pháp tiết giảm định mức, nhiên liệu, tiết kiệm chi phí, cải tiến quy trình công nghệ tiến bộ để đẩy mạnh sản lƣợng, làm hạ giá thành sản phẩm, tăng quy mô sản xuất của công ty, tăng doanh thu lợi nhuận. Từ đó công ty sẽ dễ dàng thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ đối với nhà nƣớc đồng thời chăm lo tốt đời sống, ổn định thu nhập, tạo sự yên tâm cho ngƣời lao động. Phân tích biến động chi phí sản xuất kinh doanh giúp doanh nghiệp nhận diện các hoạt động sinh ra chi phí và khai triển các khoản chi phí dựa trên hoạt động. Nó có ý nghĩa quan trọng trong việc kiểm soát chi phí để lập kế hoạch và ra quyết định sản xuất kinh doanh cho tƣơng lai. Đó chính là mục tiêu đƣợc đề cập đến trong luận văn tốt nghiệp này. Sau đây chúng ta sẽ tiến hành phân tích yếu tố ảnh hƣởng đến giá thành sản phẩm : 60 Bảng 4.8: Phân tích biến động giá thành sản phẩm so với dự toán ĐVT: Đồng Diễn giải Dự toán Thực tế Chênh lệch Số tiền Nguyên vật liệu Nhân công trực tiếp Sản xuất chung Tổng số tiền % 3.205.336.720 3.246.548.057 41.211.337 1,28 2.257.193.540 2.282.486.400 25.292.860 1.12 475.936.446 476.858.068 ( 921.622 ) ( 0,19 ) 5.938.466.706 6.005.892.525 65.582.575 1,13 Nguồn: Phòng tài chính Công ty Hải Bình Nhận xét Qua bảng phân tích mức biến động giá thành sản phẩm so với dự toán ta thấy tổng chi phí thực tế lớn hơn so với dự toán là 65.582.575 đồng tƣơng ứng với 1,13%. Trong đó, tình hình biến động các khoản mục chi phí cụ thể nhƣ sau: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có giá trị và tốc độ tăng cao nhất với 41.211.337 đồng ứng với mức tăng 1,28 %. Với mức tăng từ 3.205.336.720 đồng lên đến 3.246.548.057 đồng, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thật sự có ảnh hƣởng xấu đến tổng chi phí cấu thành nên sản phẩm. Còn đối với chi phí nhân công trực tiếp, trong kỳ đã tăng 1,12 %, tƣơng ứng với mức tăng 25.292.806 đồng. Đây cũng là một biểu hiện xấu, công ty đã chƣa thật sự quản lý tốt loại chi phí mà đáng lẽ ra công ty còn có thể cắt giảm trong khả năng của mình nhằm làm giảm chi phí giá thành. Tiếp đến là chi phí sản xuất chung có giá trị giảm 921.622 đồng, tƣơng ứng giảm 0,19 %. Chi phí sản xuất chung giảm với một giá trị mặc dù là nhỏ nhƣng là biểu hiện tốt so với dự toán mà công ty đã đề ra, nhƣng bên cạnh đó, 61 công ty vẫn cần tìm hiểu thêm nguyên do vì sao và khi giảm thì có ảnh hƣởng chung đến chất lƣợng sản xuất sản phẩm của công ty hay không, có nhƣ vậy mới chứng minh đƣợc cho việc cắt giảm chi phí trong kỳ này là thật sự tốt so với kế hoạch đã đề ra => Khi phân tích biến động các khoản mục giá thành của sản phẩm ta nhận thấy rằng các khoản mục chi phí sản xuất trong giá thành sản phẩm nhìn chung đều tăng hơn so với kế hoạch. Tuy nhiên đề tài sẽ không dừng lại ở đây để kết luận rằng giá thành tăng lên hay giảm xuống là do các khoản mục chi phí sản xuất này ảnh hƣởng làm giá thành các mặt bị biến động. Để đi sâu phân tích tìm hiểu những nguyên nhân làm tăng, giảm giá thành các mặt hàng thì đề tài sẽ đi sâu phân tích cho các khoản mục này. Làm rõ nguyên nhân tăng lên hay giảm xuống của các khoản mục này là do đâu? Ta sẽ tiến hành phân tích tiếp sự biến động về lƣợng và về giá của các khoản mục này. 4.3.1. Phân tích các yếu tố nguyên vật liệu Chi phí NVL trực tiếp bao gồm các khoản chi phí về NVL chính, bán thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ, nhiên liệu… Để đơn giản trong tính toán phân tích, thống kê thƣờng phân tích khoản mục chi phí NVL chính, sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất chế tạo sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ. Ngày nay, khi tiến bộ của khoa học kỹ thuật phát triển nhanh chóng, năng suất lao động ngày càng tăng. Do đó phải thay đổi cơ cấu chi phí trong giá thành sản phẩm, đó là tỷ trọng hao phí lao động sống giảm thấp, còn tỷ trọng hao phí lao động vật hoá ngày càng tăng. Bởi vậy, phải thống kê phân tích tìm ra những nhân tố ảnh hƣởng đến khoản mục chi phí NVL. Qua đó đề ra các biện pháp giảm bớt chi phí NVL trong giá thành sản phẩm, tiết kiệm chi phí NVL, tăng lợi nhuận và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Chi phí NVL trực tiếp phụ thuộc vào các nhân tố: đơn giá từng loại NVL, và mức tiêu hao NVL cho 1 đơn vị sản phẩm. Ta sẽ xem xét bảng dƣới đây để có những nhận xét. 62 Bảng 4.9: Phân tích biến động nguyên vật liệu so với dự toán ở các giai đoạn ĐVT: Đồng Các khoản Dự toán Thực tế chi phí Giai đoạn vỏ So sánh Số tiền % 726.389.820 754.951.774 28.561.954 3,9 694.329.210 704.762.138 10.432.928 1,5 386.239.400 398.238.964 11.999.564 3,1 251.378.290 245.752.293 ( 5.625.997 ) ( 2,3 ) tàu Giai đoạn Cơ Khí Giai đoạn Động Lực Giai đoạn Ụ Đà Trang Trí Nguồn: Phòng tài chính Công ty Hải Bình Nguyên nhân có sự chênh lệch đó là : + Do biến động giá NVL thực tế của một số nguyên vật liệu tăng so với dự toán làm cho chi phí NVL tăng theo. + Một số NVL công ty phải nhập khẩu nƣớc ngoài vì vậy có sự chênh lệch về tỷ giá làm cho giá NVL tăng hơn so với dự toán. + Do mức tiêu hao lƣợng NVL cho một công đoạn thực tế lớn hơn hay nhỏ hơn so với dự toán . + Máy móc thiết bị đã cũ làm giảm năng suất hoạt động, làm tiêu hao nhiều nguyên vật liệu so với dự toán. + Vì công ty xuất nhiều vật tƣ cùng một lúc nên công tác bảo quản nguyên vật liệu chƣa đƣợc tốt. Sau đây chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích cụ thể các loại nguyên vật liệu để biết đƣợc nguyên nhân tại sao chi phí nguyên vật liệu lại tăng lên nhƣ vậy. Đặc thù sản xuất của Công ty là sử dụng các nguyên liệu chính đầu vào chủ yếu là thép tấm, tôn, sơn chiếm tỷ trọng khoảng 65% chi phí nguyên vật liệu. Các yếu tố nguyên vật liệu khác chiếm một tỷ trong cũng khá lớn nhƣng do có 63 quá nhiều loại nguyên vật liệu nên ta không thể phân tích hết đƣợc nên ta chỉ phân tích biến động lƣợng và giá của ba loại nguyên liệu chính đó là thép, tôn, sơn Bảng 4.10: Biến động NVL thực tế so với dự toán Đvt : đồng CPNVLTT Dự toán ĐVT QDT Thực tế PDT QTT PTT Thép tấm Kg 47.000 15.000 47.800 15.200 Tôn Kg 23.500 13.000 23.480 13.500 Sơn Kg 2000 70.000 2.000 70.000 Nguồn : Phòng tài chính công ty Hải Bình Bảng 4.11: Phân tích biến động lƣợng và giá thành chi phí NVL trực tiếp ĐVT: đồng Chi phí Biến động lƣợng Biến động giá NVLTT (QTT – QDT)*PDT (PTT – PDT)*QTT Thép tấm Tôn Sơn Tổng cộng Tổng BĐ 12.000.000 9.560.000 21.560.000 ( 260.000 ) 11.740.000 11.480.000 0 0 0 11.740.000 21.300.000 10.080.000 Nguồn : Phòng tài chính công ty Hải Bình Nhận xét: Chi phí sử dụng nguyên vật liệu trực tiếp thép tấm, tôn, sơn tính cho sản phẩm tàu Thành Vinh tăng 10.080.000 đồng. Trong đó biến động lƣợng làm tăng chi phí 11.740.000 đồng, biến động giá làm tăng chi phí 21.300.000 đồng. Để tìm hiểu nguyên nhân của những biến động trên ta sẽ xem xét các nhân tố cụ thể tác động đến chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của sản phẩm này nhƣ sau: Đối với nguyên vật liệu chính là thép tấm tổng biến động lƣợng và biến động giá là 21.560.000 đ. Biến động lƣợng làm tăng chi phí sản phẩm này là 12.000.000 đ, biến động giá cũng làm tăng chi phí thép tấm là 9.560.000 đ. Đây là một biến động không tốt vì giá của nguyên liệu thép tấm tăng hơn so 64 với dự toán đề ra, góp phần lớn vào việc tăng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của sản phẩm tàu Thành Vinh Đối với nguyên vật liệu chính là tôn tổng biến động lƣợng và biến động giá là 11.480.000 đồng. Biến động giá làm tăng chi phí sản phẩm này là 11.740.000 đồng, mặc dù biến động lƣợng giảm đã làm giảm chi phí tôn sử dụng cho sản phẩm này là ( 260.000 đồng), nhƣng do biến động giá tăng mạnh nên kéo theo sự tăng tổng chi phí tôn sử dụng tăng lên 11.480.000 đồng. Nhƣ vậy, biến động giá tôn trực tiếp tăng chính là một trong những nguyên nhân làm tăng tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng Ở đây công ty đã tính toán đúng số lƣợng sơn phải dùng, với tổng biến động lƣợng và giá đều không thay đổi đây là một điều đáng mừng và công ty nên phát huy điều này. Nguyên nhân: Đối với thép và tôn nguyên nhân tăng giá là do giá thị trƣờng của thép và tôn lúc thực hiện cao hơn dự toán, lúc dự toán công ty dựa vào giá trƣớc đó và sau khi ký hợp đồng thì công ty mới tiến hành khảo sát giá cả bằng cách là liên hệ với các nhà cung cấp để lấy bảng báo giá sau đó công ty sẽ lựa chọn dựa trên chất lƣợng và giá cả để đƣa ra quyết định. Vì thời điểm này giá thép và tôn đang tăng nên công ty phải mua với giá cao hơn lúc dự toán. Đối với biến động lƣợng thép tấm sử dụng tăng lên là do công ty sử dụng một số máy móc cũ nên tiêu hao nhiều nguyên liệu hơn so với dự toán và do cách tổ chức giám sát, quản lý nhân công không chặt nên có sự hao hụt nguyên vật liệu trong quá trình làm việc vì có một số công nhân mới vào nghề nên tay nghề còn yếu. Một điều đáng mừng là biến động lƣợng của tôn đã giảm xuống so với dự toán đó là vì trong kỳ công ty đã đầu tƣ mới máy cắt tôn thủy lực QC11-16x3200 nên có thể tiết kiệm đƣợc nguyên liệu vì máy này có độ cắt chính xác cao, vì là máy mới nên công suốt làm việc rất hiệu quả. 4.3.2 Phân tích yếu tố nhân công trực tiếp Đối với khoản mục chi phí nhân công trực tiếp có nhiều nhân tố ảnh hƣởng nhƣ sự thay đổi mức năng suất lao động, tình hình sử dụng thời gian lao động, trình độ lành nghề của công nhân, trình độ sử dụng máy móc thiết bị sản xuất và các khoản phụ cấp tiền lƣơng … đƣợc tập hợp ở 2 nhân tố cơ bản, đó là đơn giá lƣơng cho 1 đơn vị thời gian lao động (giờ, ngày công) và lƣợng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm chi phí lƣơng, các khoản trích nộp theo lƣơng của công nhân trực tiếp tạo ra sản phẩm mà công ty phải trích, phải 65 nộp theo quy định nhƣ: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn … .Tiền lƣơng là một phần cấu thành nên giá thành sản phẩm và là một bộ phận không thể thiếu đƣợc trong quá trình sản xuất, nó đƣợc thể hiện bằng tiền của sản phẩm mà công ty dùng để bù đắp lại hao phí lao động cho cán bộ, công nhân đã bỏ ra trong quá trình sản xuất và nhằm mục đích tái sản xuất lao động. Tùy theo hình thức trả lƣơng mà chi phí nhân công trực tiếp sẽ chịu ảnh hƣởng bởi các nhân tố khác nhau. Trên thực tế thì công ty thực hiện chính sách trả lƣơng cho ngƣời lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm bằng hình thức khoán sản phẩm. Bảng 4.12: Phân tích biến động số công của nhân công trực tiếp so với dự án ĐVT: Công Các khoản chi phí Giai đoạn chuẩn bị Dự toán Thực tế So sánh Số công % 767 767 0 0 Giai đoạn vỏ tàu 4.352 4.333 ( 19 ) ( 0,41 ) Giai đoạn Cơ Khí 2.657 2.736 79 2,9 Giai đoạn Động Lực 3.706 3.716 10 0,3 Giai đoạn Ụ Đà Trang Trí 1.738 1.811 73 4,2 Giai đoạn hoàn tất 1.514 1.514 0 0 Nguồn: Phòng tài chính Công ty Hải Bình 66 Bảng 4.13: Phân tích biến động số tiền nhân công trực tiếp so với dự toán Các khoản chi phí Giai đoạn chuẩn bị Dự toán Thực tế So sánh Số tiền % 94.109.000 94.109.000 0 0 Giai đoạn vỏ tàu 538.660.000 536.664.000 (1.996.000) (0,38) Giai đoạn Cơ Khí 338.180.000 339.180.000 1.000.000 0,29 Giai đoạn Động Lực 475.900.000 477.940.000 2.040.000 0,42 Giai đoạn Ụ Đà Trang Trí 147.000.000 147.830.000 830.000 0,56 Giai đoạn hoàn tất 184.510.000 184.510.000 0 0 Nguồn: Phòng tài chính Công ty Hải Bình Nhận xét Qua kết quả tính toán trên cho ta thấy khoản mục chi phí nhân công trực tiếp thực tế so với dự toán đã có sự chênh lệch cụ thể là: + Giai đoạn chuẩn bị và hoàn tất thì không có sự chênh lệch giữa thực tế và dự toán. + Giai đoạn Vỏ Tàu có sự chênh lệch giữa thực tế so với dự toán số tiền là (1.996.000 ) đồng tƣơng đƣơng với (0,38) % tƣơng ứng với giảm 19 công. + Giai đoạn Cơ Khí thì thực tế tăng so với dự toán số tiền là 1.000.000 đồng tƣơng đƣơng với 0,29 % tƣơng ứng với tăng 79 công + Giai đoạn Động Lực có sự chênh lệch giữa thực tế so với dự toán số tiền là 2.040.000 đồng tƣơng đƣơng với 0,42% tƣơng ứng với tăng 10 công + Giai đoạn Ụ Đà Trang Trí thì thực tế giảm so với dự toán số tiền là 830.000 đồng tƣơng đƣơng với 0,56% tƣơng ứng với tang 73 công Nguyên nhân có sự chênh lệch đó là : + Năng suất lao động của công nhân chƣa hiệu quả có thể là do máy móc cũ hoặc trình độ của công nhân mới vào. 67 + Cách chia công có sự chênh lệch, không chính xác. Giai đoạn chuẩn bị và hoàn tất thì không có sự chênh lệch giữa thực tế và dự toán là do hầu hết việc đóng đều phải trải qua công việc nhƣ vậy và số công hầu nhƣ là cố định không thay đổi đối với tàu kinh tế. Sau đây chúng ta sẽ đi sâu vào để phân tích đối với từng giai đoạn để tìm hiểu nguyên nhân gây ra sự chênh lệch về chi phí nhân công trực tiếp, thực tế để sản xuất ra một con tàu thì phải tốn rất nhiều sức, thực hiện rất nhiều công đoạn và chia ra nhiều công khác nhau( đƣợc đề cập ở phần phụ lục ).Ở đây ta chỉ đề cập đến một số công có sự chênh lệch so với dự toán. Đầu tiên chúng ta sẽ phân tích ở giai đoạn Vỏ Tàu Bảng 4.14: Phân tích biến động nhân công trực tiếp ở giai đoạn vỏ tàu so với dự toán Đvt: đồng Danh mục chi phí Dự Thực toán tế Chênh lệch ( TT – DT) Đơn giá Thành tiền 134.000 ( 19.296.000) Gia công lắp ráp chi tiết kết cấu thân tàu, vách dọc, vách ngang 390 246 ( 144) Gia công lắp ráp các kết cấu rời phụ kiện vỏ và lắp ráp lên tàu 202 198 (4) Lắp ráp các khung sƣờn đóng ngửa, các tổng đoạn vách lái 378 289 89 132.000 11.748.000 Hạ liệu tôn bao, chi tiết kết cấu tổng đoạn, cabin, lắp ráp – hàn 247 256 9 125.000 1.125.000 134.000 (536.000) Tổng ( 6.959.000) Nguồn: Phòng tài chính Công ty Hải Bình Nhận xét: Ở giai đoạn này thì chi phí nhân công giảm xuống cụ thể là giảm 6.959.000 đồng .Sự giảm này cho thấy nhân công ở giai đoạn này hoạt động hiệu quả hơn các giai đoạn khác. Nhƣng ở đây sự chênh lệch cũng rất 68 lớn có lúc giảm tới 144 công ở công đoạn gia công bệ khuân, dƣỡng mẫu theo số liệu phóng dạng và tăng 89 công ở công đoạn gia công lắp ráp các kết rời, phụ kiện vỏ và lắp ráp lên tàu. Kế tiếp chúng ta sẽ xem xét ở chúng ta sẽ xem xét ở giai đoạn Cơ khí. Bảng 4.15: Phân tích biến động nhân công trực tiếp ở giai đoạn cơ khí so với dự toán Danh mục chi phí Dự Thực toán tế Chênh lệch ( TT – DT) Đơn giá Thành tiền Gia công lắp ráp cẩu xuồng công tác, cửa sổ kín nƣớc 210 259 49 123.000 6.027.000 Căng tâm lắp ráp hệ ống bao – trục chân vịt, hệ trục lái, bánh lái 197 219 22 134.000 2.948.000 Tập kết máy chính hộp số, máy phát điện, chân vịt về nhà máy 205 223 18 135.000 2.430.000 Tổng 11.405.000 Nguồn: Phòng tài chính Công ty Hải Bình Nhận xét: Sự chênh lệch ở đây là do số công thực tế so với số công dự toán và các giai đoạn thì số công đều tăng so với dự toán và sự chênh lệch là rất lớn so với các giai đoạn khác lên tới 11.405.000 đồng . Cụ thể là gia công lắp ráp cẩu xuồng công tác, cửa sổ kín nƣớc tăng 49 công, căng tâm lắp ráp hệ ống bao – trục chân vịt, hệ trục lái, bánh lái tăng 22 công, tập kết máy chính hộp số, máy phát điện, chân vịt về nhà máy 18 công. Chúng ta lại thấy nguyên nhân ở đây là sự xác định công không chính xác và nhân viên làm việc chƣa thật sự hiệu quả. Thứ ba chúng ta sẽ xem xét giai đoạn Động Lực, ở đây chúng ta sẽ thấy giá nhân công sẽ không biến động, còn về số công thực hiện so với dự toán sẽ có một số khoản mục biến động, chúng ta sẽ cùng xem xét bảng phân tích sau 69 Bảng 4.16: Phân tích biến động nhân công trực tiếp ở giai đoạn động lực so với dự toán Dự toán Thực tế Chênh lệch ( TT – DT) Hàn bát cầu thang, thi công lƣới điện toàn tàu 291 298 Gia công ống thông gió, ống gió điều hòa nhiệt độ, lắp đặt hệ thống 341 Gia công lắp ráp hoàn chỉnh các hệ thống ống toàn tàu Danh mục chi phí Tổng Đơn giá Thành tiền 7 145.000 1.015.000 347 6 110.000 660.000 240 237 ( 3) 123.000 369.000 872 882 10 1.306.000 Nguồn: Phòng tài chính Công ty Hải Bình Nhận xét: Qua bảng ta thấy sự chênh lệch ở đây là do số công thực tế so với số công dự toán nhƣng sự chênh lệch không nhiều lắm. Cụ thể hàn bát cầu thang, thi công lƣới điện toàn tàu tăng 7 công, gia công ống thông gió, ống gió điều hòa nhiệt độ, lắp đặt hệ thống tăng 6 công và gia công lắp ráp hoàn chỉnh các hệ thống ống toàn tàu giảm 3 công. Ở đây thực tế và dự toán đều tăng và giảm nhƣng tăng nhiều hơn giảm nên làm chi phí tăng lên một khoảng là 1.306.000 đồng Cuối cùng giai đoạn Ụ Đà Trang Trí 70 Bảng 4.17: Phân tích biến đông nhân công trực tiếp giai đoạn ụ đà trang trí ĐVT: Đồng Danh mục chi phí Dự toán Thực tế Chênh lệch ( TT – DT) Đơn giá Thành tiền Gia công và lắp đặt giƣờng, tủ, bàn, ghế 235 256 21 125.000 2.625.000 Gia công lắp ráp trang trí nội thất trong các phòng, thang máy 276 285 9 120.000 1.080.000 Đóng cách nhiệt hoàn chỉnh các khoan cá 286 295 9 120.000 1.080.000 Kiểm tra hoàn chỉnh 356 345 - 11 134.000 - 1.474.000 1.153 1.181 28 Tổng 3.311.000 Nguồn: Phòng tài chính Công ty Hải Bình Nhận xét: Sự chênh lệch ở đây là do 4 khoản mục chi phí. Cụ thể là gia công và lắp đặt giƣờng, tủ, bàn, ghế tăng 21 công, gia công lắp ráp trang trí nội thất trong các phòng, thang máy và đóng cách nhiệt hoàn chỉnh các khoan cá tăng 9 công, kiểm tra hoàn chỉnh giảm 11 công làm cho chi phí ở phân xƣởng này tăng 3.311.000 đồng. Chúng ta có thể thấy rằng nguyên nhân chính của việc chi phí nhân công tăng lên là do công ty đã không xác định đƣợc chính xác số công để hoàn thiện một công đoạn gây ra hiện tƣợng một số công đoạn thì hoàn thành sớm hơn dự kiến, một số thì chậm hơn kế hoạch đã đề ra dẫn đến thừa, thiếu công việc. Nguyên nhân có thể là do khả năng xác định công chƣa chính xác và do các quản lý phân xƣởng chƣa giám sát kỹ quá trình làm việc của nhân công, một số công nhân mới vào tay nghề chƣa vững. Ngoài ra khâu quản lý nhân công cũng chƣa tốt ảnh hƣởng đến năng suất làm việc. 4.3.3 Phân tích yếu tố sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là những khoản chi phí cần thiết khác, phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm phát sinh ở các phân xƣởng, bộ phận sản xuất. Đây là những loại chi phí không thể tính trực tiếp mà phải phân bổ vào 71 các đối tƣợng chịu phí. Chi phí sản xuất chung bao gồm: Chi phí lƣơng nhân viên phân xƣởng, chi phí NVL, chi phí dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền. Đặc điểm các loại chi phí này là khối lƣợng chi phí thƣờng không thay đổi (hoặc ít thay đổi). Vì vậy chi phí sản xuất chung trong giá thành sản phẩm chịu ảnh hƣởng bởi số lƣợng khoản chi phí và khối lƣợng sản phẩm sản xuất. Bảng 4.18 : Phân tích biến động sản xuất chung với dự toán Đvt : đồng Dự toán Chi phí Thực hiện Sản xuất chung Chênh lệch Số tiền Chi phí nhân viên phân xƣởng % 189.343.000 194.754.402 5.411.402 2,9 Chi phí dụng cụ, dụng cụ 11.956.000 12.349.623 393.623 3,3 Chi phí khấu hao TSCĐ 245.389.236 236.420.249 (8.968.987) ( 3,7) 40.248.210 42.916.381 2.668.171 6,7 486.936.446 486.440.655 ( 495.791) ( 0,1) Chi phí bằng tiền khác Tổng cộng Nguồn : Phòng tài chính công ty Hải Bình Nhận xét: Tổng biến động chi phí sản xuất chung là ( 495.791) đồng, tƣơng ứng với ( 0,1 %). Trong đó: biến động chi phí nhân viên phân xƣởng là 2,9 % tƣơng ứng với số tiền là 5.411.402 đồng, khoản mục chi phí nhân công tăng lên là do trong kỳ một số nhân viên phân xƣởng đƣợc tăng lƣơng và có khoản 2.000.000 đồng cho một quản đốc phân xƣởng đi học khóa học ngắn hạn để nâng cao tay nghề. Chi phí sử dụng công cụ dụng cụ tăng 393.623 đ, tƣơng ứng 3,3 % là do giá thị trƣờng một số công cụ dụng cụ tăng nhẹ nên đẩy chi phí tăng lên.Trong kỳ công ty cũng đã nhƣợng bán một máy hàn và một máy cắt tôn đã qua sử dụng để chuẩn bị mua máy mới thay thế và công ty cũng đã mua thêm một máy cắt tôn mới để phục vụ sản xuất vì vậy có sự biến động về chi phí khấu hao làm cho chi phí khấu hao TSCĐ giảm xuống 8.968.987 đồng tƣơng ứng với 3,7 %. Ngoài ra chi phí bằng tiền khác cũng tăng lên 2.668.171 đồng tƣơng ứng với 6,7 % trang thiết bị kĩ thuật của công ty có nhiều thiết bị đã cũ, lạc hậu, tiêu tốn nhiều năng lƣợng hơn so với dự định, ngoài ra giá một số mặt hàng nhƣ điện, nƣớc cũng tăng nhẹ trong kỳ này. 72 CHƢƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH MTV HẢI BÌNH 5.1. ƢU NHƢỢC ĐIỂM CỦA CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY 5.1.1. Ƣu điểm Qua khoảng thời gian ngắn thực tập tại công ty Hải Bình, đƣợc tiếp xúc với công tác kế toán tại một công ty đóng tàu thủy và tìm hiểu về mảng kế toán chi phí giá thành đã giúp ích và bổ sung thêm về kiến thức thực tế cho tôi, qua đó tôi cũng thấy đƣợc một số ƣu điểm nổi bật về công tác quản lý chi phí và tính giá thành tại công ty nhƣ sau: Công ty đã làm rất tốt công tác hạch toán, từ khâu luân chuyển, phân loại chứng từ, định khoản, ghi sổ lập báo cáo…, tiện cho việc ký duyệt, phản ánh nghiệp vụ chính xác, hợp lý hợp pháp của chứng từ. Để mở sổ chi tiết theo dõi cho từng đối tƣợng. Mỗi nhân viên kế toán đảm nhận một nhiệm vụ riêng và tự chịu trách nhiệm về công việc của mình. Bộ máy kế toán công ty phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ với từng phòng ban, phân xƣởng Bộ máy kế toán của công ty Hải Bình đƣợc tổ chức theo hình thức tập trung rất gọn nhẹ, đáp ứng đƣợc yêu cầu quản lý và phù hợp với cơ chế hiện nay. Ở đây kế toán vận dụng hình thức Nhật ký chung là phù hợp với quy mô và đặc điểm sản xuất của công ty cũng nhƣ phù hợp với trình độ của đội ngũ kế toán. Các nhân viên kế toán đều có trình độ từ cao đẳng trở lên, đƣợc phân công thực hiện các phần hành phù hợp với trình độ, khả năng của từng ngƣời. Đội ngũ kế toán luôn vận dụng kiến thức một cách linh hoạt sáng tạo, tinh thần trách nhiệm cao và luôn cập nhật chế độ kế toán mới áp dụng vào công ty. Công ty đã sử dụng hệ thống chứng từ và sổ sách kế toán khá đầy đủ theo quy định của Bộ Tài Chính. Công tác hạch toán các chứng từ ban đầu đƣợc theo dõi một cách chặt chẽ, đảm bảo tính chính xác của các số liệu. Việc luân chuyển chứng từ sổ sách giữa phòng kế toán với thống kê phân xƣởng và thủ kho đƣợc tổ chức một cách hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho kế toán thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát, đặc biệt là cho việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 73 Công ty áp dụng hình thức kế toán “ NHẬT KÝ CHUNG” hình thức này giúp giảm bớt sự trùng lặp, sai sót trong việc ghi chép…Theo hình thức này việc hạch toán trên cơ sở tổng hợp từng khoản chứng từ, cho đến ghi chép vào sổ cuối tháng sẽ tạo áp lực công việc. Nhƣng với chuyên môn vững chắc, với điều điện công ty đã đƣợc trang bị hệ thống máy tính để xử lý thông tin và tính toán thì việc sử dụng hình thức này đều hoàn toàn hợp lý. Hình thức này phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, đảm bảo cung cấp thông tin kinh tế nhanh chóng, chính xác kịp thời cho việc ra quyết định. Công ty tiến hành tập hợp chi phí theo từng tháng, đây là khoảng thời gian hợp lý giúp cho quá trình theo dõi giá thành đƣợc cập nhật, tạo điều kiện cho ban lãnh đạo có cơ sở lập những kế hoạch cụ thể về vốn, về nhân lực cũng nhƣ các quyết định kinh doanh tƣơng đối kịp thời và chính xác. Đồng thời việc Công ty sớm ứng dụng tin học trong công tác quản lý tài chính kế toán đã đem lại hiệu quả đáng kể trong công tác quản lý cũng nhƣ tham mƣu cho ban lãnh đạo công ty, cung cấp các số liệu kế toán một cách nhanh chóng, chính xác để phục vụ cho công tác sản xuất kinh doanh của Công ty. 5.1.2. Nhƣợc điểm Tuy nhiên, trong quá trình hạch toán và quản lý chi phí tại công ty, ngoài những ƣu điểm mà công ty đạt đƣợc thì không tránh khỏi những khuyết điểm còn hạn chế chƣa thực sự tỏ ra phù hợp với công tác hạch toán tại công ty. Để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng nhƣ công tác hạch toán kế toán tại công ty, em xin có một số ý kiến đóng góp đối với công tác hạch toán kế toán tại công ty. Việc tính khấu hao TSCĐ của công ty theo từng tháng. Việc tính khấu hao theo từng tháng tuy có tác dụng bình ổn về giá nhƣng lại không phản ánh chính xác các khoản chi phí công ty đã bỏ ra để sản xuất sản phẩm cũng nhƣ hiệu quả kinh doanh vì một số sản phẩm tàu theo hợp đồng là giữa tháng hoặc chƣa đến cuối tháng là đã phải bàn giao rồi nhƣng công ty vẫn tính khấu hao cho một tháng điều này làm cho giá thành tàu tăng lên đối với những tàu mà bàn giao khi chƣa kết thúc tháng. Sản phẩm dở dang cuối kỳ ở đây công ty không tính tới nhƣng trên thực tế thì nhiều nguyên vật liệu xuất ra đã không dùng hết nhƣng công ty không thực hiện việc nhập lại để làm giảm giá thành của tàu. 74 Công ty nên chủ động hơn nữa trong việc tìm kiếm nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào, vì nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất của công ty chủ yếu là do mua ngoài và công ty mua theo hình thức so sánh giá giữa các nhà cung cấp sau đó là đƣa ra quyết định dựa trên giá bán và chất lƣợng. Công ty dự toán dựa trên giá trƣớc đó nhiều khi lại không chính xác và sau khi kí hợp đồng xong mới đi khảo sát giá với thị trƣờng nên nhiều khi bị ép giá và không chủ động đƣợc về nguyên vật liệu. 5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY HẢI BÌNH Giá thành là thƣớc đo mức chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, là căn cứ để ƣớc định hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Không chỉ có vậy, giá thành còn là căn cứ quan trọng để doanh nghiệp xây dựng giá bán đối với từng loại sản phẩm. Hạ giá thành sản phẩm sẽ tạo điều kiện hạ giá bán để tăng sức cạnh tranh tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm của công ty. Trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng nhƣ hiện nay thì việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh bằng việc phấn đấu hạ giá thành sẽ giúp cho công ty tiết kiệm đƣợc vốn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, là điều kiện căn bản, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của công ty. Từ những kết quả phân tích ở trên kết hợp với những nguyên nhân đƣợc tìm hiểu gây ra những biến động, sau đây đề tài sẽ đề cập đến một số biện pháp hạ giá thành có thể áp dụng đƣợc tại công ty. 5.2.1. Giải pháp về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp luôn chiếm tỷ trọng cao trong giá thành sản phẩm.Cho nên việc tiết giảm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có ý nghĩa to lớn trong quá trình sản xuất sản phẩm. Sau đây tôi xin đề ra một số phƣơng pháp để hạ thành cho công ty. Trong cơ chế thị trƣờng, vấn đề đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh là mối quan tâm hàng đầu của các nhà kinh doanh, vì thế nâng cao năng lực cạnh tranh là một yêu cầu cấp thiết trong nghành đóng tàu hiện nay. Để việc sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn và đạt kết quả cao nhất thì công ty phải có biện pháp bảo tồn và sử dụng nguồn vốn một cách hợp lý. Bên cạnh đó phải tìm kiếm mở rộng thị trƣờng có vốn sẵn thu hồi vốn nhanh, lợi nhuận cao. Luôn duy trì củng cố mối quan hệ tốt với các chủ đầu tƣ, cơ quan quản lý cấp trên, giữ uy tín, quan hệ tốt với ngân hàng. 75 Đảm bảo lƣợng hàng tồn kho nhất định, không để bị động khi cần NVL phục vụ cho công tác sản xuất. Chủ động tìm kiếm nguồn cung cấp NVL để đảm bảo về giá cả. Thƣờng xuyên kiểm kê kho, kịp thời phát hiện các thiếu hụt, mất m át về số lƣợng và chất lƣợng NVL.Để kịp thời có biện pháp khắc phục. Trong ngày thƣờng phát sinh nhiều nghiệp vụ xuất nhập kho, kế toán vật tƣ tiến hành kiểm tra chứng từ hàng ngày phát hiện sớm thực tế và sổ sách Do tính chất công việc của công ty là đóng mới và sửa chữa tàu có trọng tải lớn. Nên thời gian để hoàn thành những con tàu là rất dài, khó tránh khỏi tình trạng hàng tồn kho quá lâu, ảnh hƣởng đến chất lƣợng giá cả và ứ đọng vốn. Công ty nên có kế hoạch và tính toán chính xác số lƣợng hàng dự trữ trong kho để đảm bảo sản xuất. Đầu tƣ, thay thế các loại máy móc, thiết bị hiện đại vào sản xuất theo đúng nhƣ nhu cầu thực tế sử dụng vừa đáp ứng yêu cầu sử dụng. Thiết lập đội dự bị để kiểm tra, bảo trì và sửa chữa máy móc, nhà xƣởng theo định kỳ hoặc theo nhu cầu nhằm giảm bớt chi phí đồng thời kịp thời xử lý khi cần thiết. Mạng cung cấp nội bộ: các vật tƣ, trang thiết bị từ các kho trong nhà máy, các bán thành phẩm từ các vị trí sản xuất trong nhà máy (chi tiết, phân, tổng đoạn,...) phải đƣợc cung cấp đến các vị trí cần thiết tiếp theo đúng lúc và đúng chỗ. Ví dụ: một chi tiết vỏ sau khi đƣợc ép trên máy ép phải đƣợc đƣa đến vị trí lắp ráp tiếp theo đúng theo kế hoạch để có thể hoàn thành kế hoạch sớm hơn dự toán để tạo uy tín và tạo đƣợc thời gian rỗi để tiếp tục tiến hành hợp đồng mới. Mạng cung cấp bên ngoài nhà máy: các vật tƣ, trang thiết bị, dịch vụ (thiết kế) mua ngoài phải có mặt tại đúng chỗ, đúng lúc theo kế hoạch, hạn chế lƣu kho tối đa đảm bảo cho quá trình đóng tàu luôn diễn ra trơn tru, liện tục không bị tắc nghẽn ở một khâu nào do phải chờ đợi những thứ còn thiếu. Do đó giảm thời gian chết, rút ngắn thời gian đóng tàu – một trong những tiêu chí cạnh tranh hàng đầu hiện nay. 5.2.2. Giải pháp về chi phí nhân công trực tiếp Công ty cần chú ý đến việc nâng cao tay nghề của công nhân trực tiếp sản xuất nhằm làm tăng năng suất lao động. Vì tăng năng suất lao động cũng là một trong những biện pháp duy trì chất lƣợng sản phẩm tốt, giảm chi phí sản xuất kinh doanh. Công nhân sản xuất là ngƣời trực tiếp vận hành máy móc thiết bị nên ngay cả trong điều kiện sản xuất tự động hóa thì máy móc thiết bị 76 vẫn chịu sự chi phối của ngƣời điều khiển nó. Đào tạo tại chổ tay nghề cho nhân công mới, đồng thời đào tạo thêm tay nghề cho nhân công cũ nhƣ thế sẽ góp phần giảm thiểu tình trạng hƣ hỏng nguyên liệu trong các công đoạn sản xuất, góp phần làm giảm tiêu hao nguyên liệu.Có chính sách ƣu tiên cho nhân công có kinh nghiệm, có tay nghề nhằm khuyến khích họ làm việc lâu dài với công ty. Để nâng cao năng lực của công nhân, công ty có thể áp dụng các hình thức sau: + Mở lớp đào tạo, bồi dƣỡng kĩ thuật ngắn hạn. + Huấn luyện kỹ thuật, rút kinh nghiệm trực tiếp trên máy móc, thiết bị, phƣơng tiện kỹ thuật. + Cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân nhƣ: điều kiện nhà xƣởng, ánh sáng, độ thông gió, điều kiện vệ sinh công nghiệp…để công nhân có khả năng phát huy và nâng cao tay nghề. + Chú trọng đến mức lƣơng thƣởng hợp lý sẽ khuyến khích nhân viên phát huy sáng kiến, cống hiến sức lực và tài năng của mình để nâng cao năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm Quá trình sản xuất sản phẩm gồm nhiều công đoạn khác nhau. Do đó công ty cần sắp xếp quy trình công nghệ sản xuất hợp lý, phù hợp với tay nghề của công nhân, tránh tình trạng lãng phí giờ công lao động. Một điểm yếu nữa mà công ty gặp trở ngại đó là khả năng xác định công để tiến hành hoàn thành một công đoạn nhƣ chúng ta đã thấy thông qua phân tích trên . Vì vậy công ty cần khắc phục nhƣợc điểm bằng cách giám sát quá trình làm việc của công nhân, nhắc nhở công nhân chú tâm vào công việc. Phát triển phong trào “ phê bình và tự phê bình “ để rút ra kinh nghiệm và làm cho công việc tốt hơn. 5.2.3 Giải pháp về chi phí sản xuất chung Đối với nhân viên quản lý phân xƣởng cần có biện pháp quản lý sao cho có thể thúc đẩy công nhân của mình tích cực sản xuất. Trong quá trình sản xuất cần nghiêm ngặt theo dõi các yêu cầu kỹ thuật, thông số để phát hiện và kịp thời khắc phục từ khâu đầu đến khâu cuối. Đối với chi phí vật liệu và dụng cụ công ty cũng cần có chính sách dự trữ trƣớc để tránh tình trạng tăng giá. Đồng thời cũng phải tiết kiệm nguyên vật liệu sử dụng cho phân xƣởng góp phần làm giảm giá thành sản phẩm. Mua sắm, đầu tƣ, đổi mới máy móc trong phân xƣởng để có thể thay thế một phần nhân công lao động tay chân không thiết thực. 77 Cần có chiến lƣợc sử dụng tiết kiệm nguồn năng lƣợng điện, nƣớc, hợp lý hóa các chi phí phát sinh trong quản lý nhƣ chi phí công tác phí, tiếp khách…tránh tình trạng lãng phí hoặc sử dụng không hợp lý. 78 CHƢƠNG 6 KẾT LUẬN 6.1. KẾT LUẬN Trong điều kiện nền kinh tế hiện nay, công tác quản lý ngày càng khẳng định vai trò quan trọng. Bởi nhiệm vụ của công tác quản lý nói chung và công tác kế toán nói riêng là phải luôn luôn đổi mới và hoàn thiện, đó cũng là điều kiện quan trọng đảm bảo cho việc sản xuất kinh doanh phát triển. Đặc biệt là công tác sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trƣờng với những quy luật cạnh tranh gay gắt, vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý doanh nghiệp là không ngừng tiết kiệm chi phí và hạ giá thành cũng đồng nghĩa với sự tăng lên về lợi nhuận, cơ hội giảm giá nhiều hơn và khả năng chiếm lĩnh thị trƣờng đƣợc mở rộng. Muốn vậy các doanh nghiệp cần làm tốt công tác quản lý đặc biệt là phải tổ chức tốt công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Công ty TNHH MTV Hải Bình – Nhà máy X55 là đơn vị kinh tế trực tiếp sản xuất kinh doanh, gồm một tập thể lao động nhất định có nhiệm vụ sửa dụng các tƣ liệu lao động và đối tƣợng lao động để trực tiếp sản xuất, sửa chữa ra các con tàu có trọng tải lớn phục vụ cho nhu cầu kinh tế, quốc phòng. Tuy nhiên công ty gặp không ít khó khăn trong quá trình sản xuất, kinh doanh,do phải thích ứng với sự thay đổi của thị trƣờng nhất là nền kinh tế luôn biến động. Tình hình giá cả vật tƣ, xăng dầu nguyên vật liệu lên xuống thất thƣờng ảnh hƣởng không tốt đến việc kinh doanh của công ty. Công ty TNHH Hải Bình nằm trên địa bàn thành phố Cần Thơ là tỉnh lớn nhất của đồng bằng song Cửu Long (ĐBSCL) vì vậy có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Nhƣ chúng ta biết ĐBSCL có địa hình tƣơng đối bằng phẳng, mạng lƣới sông ngòi, kênh rạch phân bố rất dày, thuận lợi cho giao thông thủy vào bậc nhất ở nƣớc ta. Từ tiềm năng và vị trí quan trọng của vùng ĐBSCL, trong những năm qua Đảng và Nhà nƣớc đã quan tâm chỉ đạo và hỗ trợ trên nhiều mặt nhằm thúc đẩy kinh tế vùng phát triển. Thêm vào đó, khi hoàn thành Dự án đào kênh tắt kênh Quan Chánh Bố sẽ góp phần quan trọng trong việc mở rộng cụm Cảng Cần Thơ thành cảng đầu mối vùng ĐBSCL, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế vùng, đẩy mạnh giao thƣơng và lƣu thông hàng hóa giữa Việt Nam, Campuchia và khu vực. Khi tuyến luồng Định An và tuyến kênh mới đƣợc đƣa vào khai thác đồng bộ, hàng hóa xuất trực tiếp tại cảng khu vực Cần Thơ, ƣớc tính sẽ tiết kiệm đƣợc chi phí vận chuyển hàng 79 hóa đến năm 2020 là trên 300 triệu USD. Đây là một lợi thế cho công ty Hải Bình trong việc kinh doanh dịch vụ cảng và đóng mới, sữa chữa tàu. 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đàm Thị Phong Ba, (8/2011). Giáo trình kế toán chi phí. Trƣờng Đại học Cần Thơ. 2. Ths.Huỳnh Lợi và Ths.Nguyễn Khắc Tâm, (2002). Kế toán chi phí. Nhà xuất bản Thống kê. 3. Trịnh Quốc Hùng và Trịnh Minh Tâm, ( 2010). Bài tập thực hành kế toán, Nhà xuất bản Phƣơng Đông 81 PHIẾU ĐỊNH MỨC KHOÁN SẢN PHẨM Tên sản phẩm :Thành Vinh Tổ thực hiện : Phòng KCS Ngƣời theo dõi : Phong Phú Hạng mục thực hiện STT ĐVT Số công Đơn giá Thành tiền 01 Thử nội bộ kiểm tra các thiết bị và hệ thống tại bến Công 321 125.000 40.125.000 02 Chạy thử, nghiệm thu với chủ đầu tƣ và đăng kiểm tại bến Công 245 125.000 30.625.000 03 Chạy thử, nghiệm thu với chủ đầu tƣ và đăng kiểm đƣờng dài Công 285 120.000 34.200.000 04 Huấn luyện kip tàu Công 342 120.000 41.040.000 82 PHỤ LỤC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ____________________ HỢP ĐỒNG KINH TẾ Số 60/…./HĐKT Căn cứ luật thương mại nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ban hành ngày 14 tháng 06 năm 2005 Căn cứ vào nhu cầu và khả năng của hai bên Hôn nay, ngày…tháng….năm 2013 tại Cần Thơ chúng tôi gồm có : BÊN A ( CHỦ TÀU ): CÔNG TY TNHH HÀNG HẢI THUẬN NGHĨA Địa chỉ: Lô A110,Khu dân cƣ dọc tuyến Trƣờng sa, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng Điện thoại: 05113.611715 Fax: 05113.611716 Tài khoản: 06001010008330 Tại: Ngân hàng Hàng Hải Đà Nẵng Mã số thuế: 0400396889 Do bà: Lê Thị Bình Chức vụ: Giám đốc – làm đại diện BÊN B ( BÊN ĐÓNG TÀU ) : CÔNG TY TNHH MTV HẢI BÌNH Địa chỉ: Số 36 đƣờng Lê Hồng Phong, phƣờng Bình Thủy, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ Điện thoại: 07103.841097 Fax: 07103.841708 Tài khoản: 102010000284770 Tại : Ngân hàng Công Thƣơng Cần Thơ Mã số thuế: 1800278817 Do ông: Vũ Đình Lũy Chức vụ: Giám đốc- làm đại diện Hai bên đại diện thỏa thuận ký kết hợp đồng về việc: ĐIỀU 1: NỘI DUNG CÔNG VIỆC Bên A đồng ý thuê bên B thực hiện các công việc liên quan đến các hạng mục đã lập dự toán đối với tàu Thành Vinh của bên A đã đƣợc hai bên rà soát và ký. Những hạng mục, khối lƣợng phát sinh hoặc có sự thay đổi phải đƣợc hai bên thống nhất lập dự toán bổ sung để làm cơ sở cho thanh quyết toán sau khi bên B hoàn thành công việc. ĐIỀU 2: THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN Thời gian thực hiện: Bên B bắt đầu tiến hành công việc khi ký hợp đồng. Dự kiến bàn giao tàu vào ngày….. 83 Thời gian trên không tính thời gian bị ảnh hƣởng của điều kiện khách quan, các hạng mục lien quan, các điều kiện bất khả kháng nhƣ bảo lũ, mất điện, cháy nổ ảnh hƣởng trực tiếp đến thi công của bên B Địa điểm đóng tàu: Tại công ty TNHH MTV Hải Bình ĐIỀU 3: YÊU CẦU KỸ THUẬT CHI PHÍ ĐĂNG KIỂM VÀ NGHIỆM THU BÀN GIAO Bên B cung cấp vật tƣ để đóng mới tàu đảm bảo vật tƣ là loại vật tƣ máy do Đức chế tạo và đƣợc bên A nghiệm thu các chi tiết. các loại vật tƣ mà bên B cung cấp nếu không có biên bản xác nhận của bên A và bên B đều không đƣợc nghiệm thu và thanh toán Các hạng mục khác do bên B hoặc nhà thầu bên B thi công cũng phải đảm bảo chất lƣợng kỹ thuật của bên A chấp nhận mới có giá trị để thanh quyết toán của hai bên Chi phí đăng kiểm do bên A chịu trách nhiệm thanh toán. Thủ tục hành chính mời đăng kiểm, kiểm tra do bên B đảm nhận khi có yêu cầu của bên A ĐIỀU 4: TRÁCH NHIỆM MỖI BÊN Trách nhiệm bên A Có trách nhiệm trông coi, đảm bảo an toàn cho phƣơng tiện trong suốt quá trình đóng tàu. Cử cán bộ kỹ thuật giám sát trong quá trình bên B thi công và tiến hành nghiệm thu khối lƣợng thực tế mà bên B đã thực hiện khi bên B hoàn thành công việc Lập các biên bản phát sinh trong quá trình bên B thi công để làm cơ sở thanh toán Tạm ứng và thanh toán đúng thời hạn cho bên B Tránh nhiệm bên B Bên B gia công chế tạo, cung cấp vận chuyển vật tƣ, thiết bị do bên B cung cấp đến địa điểm thi công, tiến hành thi công, lắp đặt phù hợp với dự toán đã đƣợc bên B chấp thuận Bên B chịu trách nhiệm tự bố trí thiết bị, dụng cụ, nhân công vật liệu phục vụ quá trình thi công Bên B chịu trách nhiệm tự tổ chức biện pháp thi công hợp lý, an toàn cho ngƣời và thiết bị của mình trên các hạng mục do bên B đảm nhận thi công Bên B phải đảm bảo thời gian tiến độ thi công của bên A khi bên A đã thực hiện việc chuyển tiền tạm ứng, thanh toán đúng thời hạn và giá trị của hợp đồng này. ĐIỀU 5: GIÁ CẢ, KHỐI LƢỢNG VÀ PHƢƠNG THỨC THANH TOÁN Giá cả dự toán: Bao gồm cả thuế GTGT là……….. 84 Ghi bằng chữ: …………. Phƣơng thức thanh toán: Thanh toán 100% bằng chuyển khaon3 và thực hiện nhƣ sau: Lần 1: Bên A có trách nhiệm tạm ứng ngay choi bên B số tiền là 1.200.000.000 đồng để bên B tổ chức thi công các hạng mục theo dự taon1 mà hai bên đã ký Lần 2: bên A tạm ứng cho bên B số tiền là 800.000.000 đồng sau khi bên B thi công các hạng mục cảu dự toán đủ khối lƣợng mà bên B đã tạm ứng lần 1. Khối lƣợng này đƣợc bên A và bên B và ngân hàng kiểm tra có biên bản xác nhận của các bên để làm cơ sở cho việc tạm ứng lần 2 Lần 3: Thanh toán hết số tiền còn lại không quá 2 ngày và khi bên B đã xuất hóa đơn GTGT tổng giá trị của hợp đồng cho bên A, bên B đã làm biên bản bàn giao tàu cho bên A ĐIỀU 6: XUẤT HÓA ĐƠN GTGT VÀ BÀN GIAO TÀU Ngay khi hai bên thống nhất khối lƣợng nghiệm thu tàu về việc đóng tàu. Bên B xuất ngay hóa đơn cho bên A với tổng giá trị hợp đồng đã ký Bên B bàn giao tàu ngay cho bên A đƣa vào khai thác khi bên A thanh toán đủ giá trị hợp đồng ĐỀU 7: ĐIỀU KHOẢN CHUNG Hai bên cam kết thực hiện đầy đủ các điều khoản đã ghi trong hợp đồng. Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề cần giải quyết thì hai bên thống nhất bằng văn bản mới có giá trị thực hiện Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày ký cho đến khi hai bên quyết toán xong và thanh lý hợp đồng Hợp đồng này có giá trị kể từ ngày ký.Hợp đồng đƣợc lập thành 04 bàn có giá trị ngang nhau, mỗi bên giữ 02 bản. ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B 85 [...]... hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sẽ đảm bảo tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm. Đó là lý do em chọn đề tài Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tàu Thành Vinh tại công ty TNHH MTV Hải Bình nhằm tìm hiểu công tác kế toánchi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty Hải Bình và đƣa ra những đánh giá cũng nhƣ giải pháp hữu hiệu giúp công ty hoàn thiện hơn 1 1.2... 1: Tìm hiểu về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Hải Bình Mục tiêu 2: Hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Mục tiêu 3: Phân tích một số yếu tố chi phí ảnh hƣởng đến giá thành sản phẩm Mục tiêu 4: Đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty Hải Bình 1.3 PHẠM VI... CPSXC và chi phí sử dụng máy thi công Giá thành toàn bộ: là toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến một khối lƣợng sản phẩm hoàn thành từ khi sản xuất đến khâu tiêu thụ xong Giá thành toàn bộ = Giá thành sản xuất + Chi phí ngoài sản xuất 2.1.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là 2 chỉ tiêu giống nhau về chất, đều là hao phí về lao động sống và. .. hợp chi phí sản xuất và tính giá thành công trình + Phân tích biến động giá thành công trình qua 3 tháng khác nhau + Đánh giá quá trình thực hiện công tác tính giá thành công trình của Công ty và đề ra một số biện pháp tiết kiệm chi phí và tính giá thành sản phẩm Với 2 luận văn này, tôi đã tham khảo cách tính giá thành sản phẩm của một công ty, cách phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến giá thành sản phẩm, ... chung Đề tài tìm hiểu các yếu tố cấu thành nên giá thành sản phẩm và cách hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành của Công ty Hải Bình Phân tích một số nhân tố ảnh hƣởng đến giá thành, từ đó đề ra các biện pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm giúp công ty sử dụng các yếu tố đầu vào một cách hiệu quả nhất và mang lại lợi nhuận tối đa 1.2.2 Mục... hoàn thành Sự tiết kiệm hay lãng phí của doanh nghiệp về chi phí sản xuất đều trực tiếp ảnh hƣởng đến giá thành sản phẩm 2.1.4 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 2.1.4. 1Kế toán chi phí sản xuất a Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp * Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm tất cả chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ và nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất. .. Vỏ tàu Động lực Cơ khí Vũ khí – Khí tài P Hành Chính Hậu Cần PX Ụ ĐàTrangtrí P TàiChính K Toán PX.SửaChữa Xe Hình 3.1 : Sơ đồ bộ máy công ty Hải Bình 24 3.3.2 Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Hải Bình KẾ TOÁN TRƢỞNG Kế Toán Vốn Bằng Tiền Kế Toán TSCĐ và NVL Kế Toán Zsp Kế Toán Tiền Lƣơng Thủ Quỷ Hình 3.2:Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Hải Bình Tổ chức bộ máy phòng kế toán tại công ty Kế toán. .. trình sản xuất Nhƣng do bộ phận chi phí sản xuất giữa các kỳ không đều nhau nên chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm lại khác nhau trên 2 phƣơng diện: Về mặt phạm vi: chi phí sản xuất gắn liền với một thời kỳ nhất định, còn giá thành sản phẩm gắn liền với khối lƣợng, công việc, lao vụ đã hoàn thành Về mặt lƣợng: chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có sự khác nhau khi có sự xuất hiện của chi phí sản. .. đƣợc ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ Nếu phân xƣởng sản xuất ra hai loại sản phẩm trở lên và tổ chức theo dõi riêng chi phí sản xuất cho từng loại sản phẩm (đối tƣợng hạch toán chi phí là từng loại sản phẩm) thì chi phí sản xuất chung phải đƣợc phân bổ cho từng loại sản phẩm để kết chuyển vào chi phí sản xuất sản phẩm Các tiêu thức phân bổ có thể: tỷ lệ với tiền lƣơng công nhân trực... nhân viên phân xƣởng, chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ phân xƣởng, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác bằng tiền dùng ở phân xƣởng Phần chi phí sản xuất chung cố định đƣợc tính vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thƣờng thì vẫn phải tính cho đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thƣờng Phần chi phí sản xuất chung cố định phân

Ngày đăng: 09/10/2015, 12:55

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan