Kế toán tính giá thành sảnphẩm tàu Thành Vinh

Một phần của tài liệu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tàu thành vinh tại công ty tnhh mtv hải bình (Trang 68)

Giá thành là chỉ tiêu phản ánh tổng hợp phản ánh chất lƣợng của quá trình sản xuất kinh doanh .Để tính đƣợc giá thành kế toán phải tổng hợp các chỉ tiêu có liên quan vào bảng gọi là bảng tính giá thành sản phẩm.

Kiểm kê vật liệu cuối kỳ ở phân xƣởng sản xuất để hạch toán giảm chi phí + Cuối kỳ kiểm kê còn một số vật liệu còn thừa nhƣ xăng A92 – A93, sơn chống rỉ, thép tấm với tổng trị giá 3.518.300 đồng, cho tiến hành nhập lại kho: + Kết chuyển chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm

Cuối kỳ trên cơ sở các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung đã đƣợc phân bổ kế toán tổng hợp chi phí phát sinh trong tháng để làm căn cứ tính giá thành sản phẩm hoàn thành ( sau khi đã loại trừ đi phần trị giá nguyên vật liệu còn thừa lại chƣa sử dụng hết nhập lại kho). Công ty sử dụng phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên để hạch toán hàng tồn kho, nên sử dụng tài khoản 154 – chi phí sản xuất kinh doanh dở dang để tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm.

58 Bảng 4.6: Phiếu tính giá thành sản phẩm

ĐVT: đồng

Nguồn: Phòng tài chính Công ty Hải Bình

Khoản mục chi phí CPSXDD Đầu kỳ CPSXPS trong kỳ CPSXDD cuối kỳ Tổng giá thành thực tế CPNVLTT 0 3.246.548.057 0 3.246.548.057 CPNCTT 0 2.282.486.400 0 2.282.486.400 CPSXC 0 476.858.068 0 476.858.068 Tổng cộng 0 6.005.892.525 0 6.005.892.525

59 Hình 4.7: Sơ đồ biểu diễn tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm

TK155 3.246.548.057 2.282.486.400 476.858.068 TK 154(Thành Vinh) 0 6.005.892.525 6.005.892.525 TK 621 3.246.548.057 3.246.548.057 TK 622 2.282.486.400 2.282.486.400 TK 627 476.858.068 476.858.068 3.246.548.057 476.858.068 2.282.486.400 0 6.005.892.525 6.005.892.525

60

4.3. PHÂN TÍCH YẾU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

Căn cứ vào cách phân loại chi phí theo chức năng hoạt động thì các khoản mục giá thành là các chi phí có liên quan đến quá trình chế tạo sản phẩm và dịch vụ cung cấp. Trong giá thành sản xuất gồm 3 khoản mục chi phí:

 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.  Chi phí nhân công trực tiếp.  Chi phí sản xuất chung.

Khi phân tích chung tình hình biến động các khoản mục giá thành thì ta phân tích dựa trên 3 khoản mục này.

Ý nghĩa của việc phân tích là nhằm đánh giá những điểm mạnh điểm yếu của đối tƣợng cần phân tích.Để từ đó chúng ta có thể đƣa ra các biện pháp nhằm phát huy những thế mạnh đang có, đồng thời đề ra các biện pháp nhằm khắc phục những khó khăn, hạn chế tồn tại.

Muốn đạt đƣợc kết quả tốt thì mỗi cá nhân, tập thể, doanh nghiệp đều phải có mục tiêu hoạt động.Việc phân tích và so sánh sẽ giúp chúng ta thấy điểm mạnh điểm yếu để từ đó đề ra các mục tiêu cần hƣớng tới.Với mục đích là hoạt động đó sẽ đem lại nguồn lợi cao nhất.

Chính vì mong muốn đạt đƣợc lợi nhuận cao nhất, đem lại nguồn thu nhập cao và ổn định cho ngƣời lao động. Công ty đã thực hiện nhiều biện pháp tiết giảm định mức, nhiên liệu, tiết kiệm chi phí, cải tiến quy trình công nghệ tiến bộ để đẩy mạnh sản lƣợng, làm hạ giá thành sản phẩm, tăng quy mô sản xuất của công ty, tăng doanh thu lợi nhuận. Từ đó công ty sẽ dễ dàng thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ đối với nhà nƣớc đồng thời chăm lo tốt đời sống, ổn định thu nhập, tạo sự yên tâm cho ngƣời lao động.

Phân tích biến động chi phí sản xuất kinh doanh giúp doanh nghiệp nhận diện các hoạt động sinh ra chi phí và khai triển các khoản chi phí dựa trên hoạt động. Nó có ý nghĩa quan trọng trong việc kiểm soát chi phí để lập kế hoạch và ra quyết định sản xuất kinh doanh cho tƣơng lai. Đó chính là mục tiêu đƣợc đề cập đến trong luận văn tốt nghiệp này. Sau đây chúng ta sẽ tiến hành phân tích yếu tố ảnh hƣởng đến giá thành sản phẩm :

61 Bảng 4.8: Phân tích biến động giá thành sản phẩm so với dự toán

ĐVT: Đồng

Diễn giải Dự toán Thực tế Chênh lệch Số tiền % Nguyên vật liệu 3.205.336.720 3.246.548.057 41.211.337 1,28 Nhân công trực tiếp 2.257.193.540 2.282.486.400 25.292.860 1.12 Sản xuất chung 475.936.446 476.858.068 ( 921.622 ) ( 0,19 ) Tổng số tiền 5.938.466.706 6.005.892.525 65.582.575 1,13

Nguồn: Phòng tài chính Công ty Hải Bình

Nhận xét

Qua bảng phân tích mức biến động giá thành sản phẩm so với dự toán ta thấy tổng chi phí thực tế lớn hơn so với dự toán là 65.582.575 đồng tƣơng ứng với 1,13%. Trong đó, tình hình biến động các khoản mục chi phí cụ thể nhƣ sau:

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có giá trị và tốc độ tăng cao nhất với 41.211.337 đồng ứng với mức tăng 1,28 %. Với mức tăng từ 3.205.336.720 đồng lên đến 3.246.548.057 đồng, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thật sự có ảnh hƣởng xấu đến tổng chi phí cấu thành nên sản phẩm.

Còn đối với chi phí nhân công trực tiếp, trong kỳ đã tăng 1,12 %, tƣơng ứng với mức tăng 25.292.806 đồng. Đây cũng là một biểu hiện xấu, công ty đã chƣa thật sự quản lý tốt loại chi phí mà đáng lẽ ra công ty còn có thể cắt giảm trong khả năng của mình nhằm làm giảm chi phí giá thành.

Tiếp đến là chi phí sản xuất chung có giá trị giảm 921.622 đồng, tƣơng ứng giảm 0,19 %. Chi phí sản xuất chung giảm với một giá trị mặc dù là nhỏ nhƣng là biểu hiện tốt so với dự toán mà công ty đã đề ra, nhƣng bên cạnh đó,

62 công ty vẫn cần tìm hiểu thêm nguyên do vì sao và khi giảm thì có ảnh hƣởng chung đến chất lƣợng sản xuất sản phẩm của công ty hay không, có nhƣ vậy mới chứng minh đƣợc cho việc cắt giảm chi phí trong kỳ này là thật sự tốt so với kế hoạch đã đề ra

=> Khi phân tích biến động các khoản mục giá thành của sản phẩm ta nhận thấy rằng các khoản mục chi phí sản xuất trong giá thành sản phẩm nhìn chung đều tăng hơn so với kế hoạch. Tuy nhiên đề tài sẽ không dừng lại ở đây để kết luận rằng giá thành tăng lên hay giảm xuống là do các khoản mục chi phí sản xuất này ảnh hƣởng làm giá thành các mặt bị biến động. Để đi sâu phân tích tìm hiểu những nguyên nhân làm tăng, giảm giá thành các mặt hàng thì đề tài sẽ đi sâu phân tích cho các khoản mục này. Làm rõ nguyên nhân tăng lên hay giảm xuống của các khoản mục này là do đâu? Ta sẽ tiến hành phân tích tiếp sự biến động về lƣợng và về giá của các khoản mục này.

4.3.1. Phân tích các yếu tố nguyên vật liệu

Chi phí NVL trực tiếp bao gồm các khoản chi phí về NVL chính, bán thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ, nhiên liệu… Để đơn giản trong tính toán phân tích, thống kê thƣờng phân tích khoản mục chi phí NVL chính, sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất chế tạo sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ.

Ngày nay, khi tiến bộ của khoa học kỹ thuật phát triển nhanh chóng, năng suất lao động ngày càng tăng. Do đó phải thay đổi cơ cấu chi phí trong giá thành sản phẩm, đó là tỷ trọng hao phí lao động sống giảm thấp, còn tỷ trọng hao phí lao động vật hoá ngày càng tăng. Bởi vậy, phải thống kê phân tích tìm ra những nhân tố ảnh hƣởng đến khoản mục chi phí NVL. Qua đó đề ra các biện pháp giảm bớt chi phí NVL trong giá thành sản phẩm, tiết kiệm chi phí NVL, tăng lợi nhuận và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Chi phí NVL trực tiếp phụ thuộc vào các nhân tố: đơn giá từng loại NVL, và mức tiêu hao NVL cho 1 đơn vị sản phẩm. Ta sẽ xem xét bảng dƣới đây để có những nhận xét.

63 Bảng 4.9: Phân tích biến động nguyên vật liệu so với dự toán ở các giai đoạn

ĐVT: Đồng Các khoản chi phí Dự toán Thực tế So sánh Số tiền % Giai đoạn vỏ tàu 726.389.820 754.951.774 28.561.954 3,9

Giai đoạn Cơ Khí 694.329.210 704.762.138 10.432.928 1,5 Giai đoạn Động Lực 386.239.400 398.238.964 11.999.564 3,1 Giai đoạn Ụ Đà Trang Trí 251.378.290 245.752.293 ( 5.625.997 ) ( 2,3 )

Nguồn: Phòng tài chính Công ty Hải Bình

Nguyên nhân có sự chênh lệch đó là :

+ Do biến động giá NVL thực tế của một số nguyên vật liệu tăng so với dự toán làm cho chi phí NVL tăng theo.

+ Một số NVL công ty phải nhập khẩu nƣớc ngoài vì vậy có sự chênh lệch về tỷ giá làm cho giá NVL tăng hơn so với dự toán.

+ Do mức tiêu hao lƣợng NVL cho một công đoạn thực tế lớn hơn hay nhỏ hơn so với dự toán .

+ Máy móc thiết bị đã cũ làm giảm năng suất hoạt động, làm tiêu hao nhiều nguyên vật liệu so với dự toán.

+ Vì công ty xuất nhiều vật tƣ cùng một lúc nên công tác bảo quản nguyên vật liệu chƣa đƣợc tốt.

Sau đây chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích cụ thể các loại nguyên vật liệu để biết đƣợc nguyên nhân tại sao chi phí nguyên vật liệu lại tăng lên nhƣ vậy. Đặc thù sản xuất của Công ty là sử dụng các nguyên liệu chính đầu vào chủ yếu là thép tấm, tôn, sơn chiếm tỷ trọng khoảng 65% chi phí nguyên vật liệu. Các yếu tố nguyên vật liệu khác chiếm một tỷ trong cũng khá lớn nhƣng do có

64 quá nhiều loại nguyên vật liệu nên ta không thể phân tích hết đƣợc nên ta chỉ phân tích biến động lƣợng và giá của ba loại nguyên liệu chính đó là thép, tôn, sơn

Bảng 4.10: Biến động NVL thực tế so với dự toán

Đvt : đồng CPNVLTT ĐVT Dự toán Thực tế QDT PDT QTT PTT Thép tấm Kg 47.000 15.000 47.800 15.200 Tôn Kg 23.500 13.000 23.480 13.500 Sơn Kg 2000 70.000 2.000 70.000

Nguồn : Phòng tài chính công ty Hải Bình

Bảng 4.11: Phân tích biến động lƣợng và giá thành chi phí NVL trực tiếp

ĐVT: đồng

Nguồn : Phòng tài chính công ty Hải Bình

Nhận xét:

Chi phí sử dụng nguyên vật liệu trực tiếp thép tấm, tôn, sơn tính cho sản phẩm tàu Thành Vinh tăng 10.080.000 đồng. Trong đó biến động lƣợng làm tăng chi phí 11.740.000 đồng, biến động giá làm tăng chi phí 21.300.000 đồng. Để tìm hiểu nguyên nhân của những biến động trên ta sẽ xem xét các nhân tố cụ thể tác động đến chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của sản phẩm này nhƣ sau:

Đối với nguyên vật liệu chính là thép tấm tổng biến động lƣợng và biến động giá là 21.560.000 đ. Biến động lƣợng làm tăng chi phí sản phẩm này là 12.000.000 đ, biến động giá cũng làm tăng chi phí thép tấm là 9.560.000 đ. Đây là một biến động không tốt vì giá của nguyên liệu thép tấm tăng hơn so

Chi phí NVLTT Biến động lƣợng (QTT – QDT)*PDT Biến động giá (PTT – PDT)*QTT Tổng BĐ Thép tấm 12.000.000 9.560.000 21.560.000 Tôn ( 260.000 ) 11.740.000 11.480.000 Sơn 0 0 0 Tổng cộng 11.740.000 21.300.000 10.080.000

65 với dự toán đề ra, góp phần lớn vào việc tăng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của sản phẩm tàu Thành Vinh

Đối với nguyên vật liệu chính là tôn tổng biến động lƣợng và biến động giá là 11.480.000 đồng. Biến động giá làm tăng chi phí sản phẩm này là 11.740.000 đồng, mặc dù biến động lƣợng giảm đã làm giảm chi phí tôn sử dụng cho sản phẩm này là ( 260.000 đồng), nhƣng do biến động giá tăng mạnh nên kéo theo sự tăng tổng chi phí tôn sử dụng tăng lên 11.480.000 đồng. Nhƣ vậy, biến động giá tôn trực tiếp tăng chính là một trong những nguyên nhân làm tăng tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng

Ở đây công ty đã tính toán đúng số lƣợng sơn phải dùng, với tổng biến động lƣợng và giá đều không thay đổi đây là một điều đáng mừng và công ty nên phát huy điều này.

Nguyên nhân:

Đối với thép và tôn nguyên nhân tăng giá là do giá thị trƣờng của thép và tôn lúc thực hiện cao hơn dự toán, lúc dự toán công ty dựa vào giá trƣớc đó và sau khi ký hợp đồng thì công ty mới tiến hành khảo sát giá cả bằng cách là liên hệ với các nhà cung cấp để lấy bảng báo giá sau đó công ty sẽ lựa chọn dựa trên chất lƣợng và giá cả để đƣa ra quyết định. Vì thời điểm này giá thép và tôn đang tăng nên công ty phải mua với giá cao hơn lúc dự toán. Đối với biến động lƣợng thép tấm sử dụng tăng lên là do công ty sử dụng một số máy móc cũ nên tiêu hao nhiều nguyên liệu hơn so với dự toán và do cách tổ chức giám sát, quản lý nhân công không chặt nên có sự hao hụt nguyên vật liệu trong quá trình làm việc vì có một số công nhân mới vào nghề nên tay nghề còn yếu. Một điều đáng mừng là biến động lƣợng của tôn đã giảm xuống so với dự toán đó là vì trong kỳ công ty đã đầu tƣ mới máy cắt tôn thủy lực QC11-16x3200 nên có thể tiết kiệm đƣợc nguyên liệu vì máy này có độ cắt chính xác cao, vì là máy mới nên công suốt làm việc rất hiệu quả.

4.3.2 Phân tích yếu tố nhân công trực tiếp

Đối với khoản mục chi phí nhân công trực tiếp có nhiều nhân tố ảnh hƣởng nhƣ sự thay đổi mức năng suất lao động, tình hình sử dụng thời gian lao động, trình độ lành nghề của công nhân, trình độ sử dụng máy móc thiết bị sản xuất và các khoản phụ cấp tiền lƣơng … đƣợc tập hợp ở 2 nhân tố cơ bản, đó là đơn giá lƣơng cho 1 đơn vị thời gian lao động (giờ, ngày công) và lƣợng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.

Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm chi phí lƣơng, các khoản trích nộp theo lƣơng của công nhân trực tiếp tạo ra sản phẩm mà công ty phải trích, phải

66 nộp theo quy định nhƣ: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn … .Tiền lƣơng là một phần cấu thành nên giá thành sản phẩm và là một bộ phận không thể thiếu đƣợc trong quá trình sản xuất, nó đƣợc thể hiện bằng tiền của sản phẩm mà công ty dùng để bù đắp lại hao phí lao động cho cán bộ, công nhân đã bỏ ra trong quá trình sản xuất và nhằm mục đích tái sản xuất lao động. Tùy theo hình thức trả lƣơng mà chi phí nhân công trực tiếp sẽ chịu ảnh hƣởng bởi các nhân tố khác nhau. Trên thực tế thì công ty thực hiện chính sách trả lƣơng cho ngƣời lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm bằng hình thức khoán sản phẩm.

Bảng 4.12: Phân tích biến động số công của nhân công trực tiếp so với dự án

ĐVT: Công Các khoản chi phí Dự toán Thực tế So sánh Số công % Giai đoạn chuẩn bị 767 767 0 0 Giai đoạn vỏ tàu 4.352 4.333 ( 19 ) ( 0,41 )

Giai đoạn Cơ Khí 2.657 2.736 79 2,9 Giai đoạn Động Lực 3.706 3.716 10 0,3 Giai đoạn Ụ Đà Trang Trí 1.738 1.811 73 4,2

Giai đoạn hoàn tất

1.514 1.514 0 0

67 Bảng 4.13: Phân tích biến động số tiền nhân công trực tiếp so với dự toán

Các khoản chi phí Dự toán Thực tế So sánh Số tiền % Giai đoạn chuẩn bị 94.109.000 94.109.000 0 0 Giai đoạn vỏ tàu 538.660.000 536.664.000 (1.996.000) (0,38) Giai đoạn Cơ

Khí 338.180.000 339.180.000 1.000.000 0,29 Giai đoạn Động Lực 475.900.000 477.940.000 2.040.000 0,42 Giai đoạn Ụ Đà Trang Trí 147.000.000 147.830.000 830.000 0,56 Giai đoạn hoàn tất 184.510.000 184.510.000 0 0

Nguồn: Phòng tài chính Công ty Hải Bình

Nhận xét

Qua kết quả tính toán trên cho ta thấy khoản mục chi phí nhân công trực tiếp thực tế so với dự toán đã có sự chênh lệch cụ thể là:

+ Giai đoạn chuẩn bị và hoàn tất thì không có sự chênh lệch giữa thực tế và dự toán.

+ Giai đoạn Vỏ Tàu có sự chênh lệch giữa thực tế so với dự toán số tiền là (1.996.000 ) đồng tƣơng đƣơng với (0,38) % tƣơng ứng với giảm 19 công. + Giai đoạn Cơ Khí thì thực tế tăng so với dự toán số tiền là 1.000.000 đồng tƣơng đƣơng với 0,29 % tƣơng ứng với tăng 79 công

+ Giai đoạn Động Lực có sự chênh lệch giữa thực tế so với dự toán số tiền

Một phần của tài liệu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tàu thành vinh tại công ty tnhh mtv hải bình (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)