1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn đắc thắng

66 175 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH TRẦN THỊ THU NƯƠNG PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ĐẮC THẮNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH KẾ TOÁN Mã số ngành: 52340301 Tháng 9-2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH TRẦN THỊ THU NƯƠNG MSSV: LT11336 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ĐẮC THẮNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH KẾ TOÁN Mã số ngành: 52340301 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN PHẠM LÊ THÔNG Tháng 9-2013 LỜI CẢM TẠ Trong thời gian học tập tại trường Đại học Cần Thơ, với sự hướng dẫn chỉ bảo và tiếp thu những kiến thức xã hội, chuyên môn vô cùng quý báo của thầy cô đã truyền đạt, những kiến thức hữu ích đó sẽ giúp em có thể vượt qua những thử thách trong cuộc sống và công việc sau này. Bên cạnh đó trong quá trình thực tập tại công ty TNHH Đắc Thắng, em cũng được các anh chị trong công ty tận tình giúp đỡ, sau thời gian thực tập em đã hoàn thành được đề tài tốt nghiệp ”Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Đắc Thắng” Em xin trân thành cảm ơn tất cả các thầy cô trường Đại học Cần Thơ, quý Thầy Tô trong khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh đã cunhg cấp cho em vốn kiến thức quý báo, đặc biệt em xin trân thành cảm ơn thầy Phạm Lê Thông đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Em xin trân thành cảm ơn Ban lãnh đạo cùng tất cả các cô chú, anh chị trong công ty TNHH Đắc Thắng đã tạo điều kiện thuận lợi và nhiệt tình hướng dẫn em trong suốt thời gian thực tập tại công ty. Tuy nhiên do kiến thức còn hạn chế và thời gian thực tập ngắn nên bài luận văn của em không tránh khỏi những sai sót, em kính mong nhận được sự đóng góp của quý Thầy Cô, quý Công ty để bài luận văn của em được hoàn thiện hơn. Cuối lời, em xin kính chúc quý Thầy Cô, cô chú, anh chị trong Công ty lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và công tác tốt. Em xin trân thành cảm ơn! Cần thơ, ngày ... tháng ... năm 2013 Người thực hiện i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày ... tháng ... năm 2013 Người thực hiện ii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP Ngày ... tháng ... năm 2013 Thủ trưởng đơn vị (ký tên và đóng dấu) iii MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG...............................................................1 1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu ...............................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................1 1.3 Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................2 1.4 Câu hỏi nghiên cứu....................................................................................2 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................................................3 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN ...........................................................................3 2.1.1 Những vấn đề chung về phân tích hoạt động kinh doanh ........................3 2.1.2 Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh ......................................5 2.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh................................7 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................................................8 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu..................................................................8 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ................................................................8 CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ĐẮC THẮNG ............................................................................10 3.1 TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH ĐẮC THẮNG ..............................10 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển............................................................10 3.1.2 Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh ..............................................10 3.1.3 Nhiệm vụ của công ty...........................................................................10 3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CÔNG TY .............................................11 3.2.1 Sơ đồ tổ chức........................................................................................11 3.2.2 Chức năng nhiệm vụ.............................................................................11 3.3 TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY ...............................11 3.3.1 Hình thức sổ kế toán áp dụng................................................................11 3.3.2 Tổ chức hệ thống tài khoản...................................................................12 3.3.3 Các phương pháp kế toán áp dụng tại công ty.......................................12 iv CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ĐẮC THẮNG .......................13 4.1 PHÂN TÍCH TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 13 4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DOANH THU...............................................18 4.2.1 Doanh thu bán hàng..............................................................................18 4.2.2 Doanh thu hoạt động tài chính ..............................................................21 4.2.3 Thu nhập khác ......................................................................................23 4.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHI PHÍ........................................................23 4.3.1 Giá vốn hàng bán..................................................................................26 4.3.2 Chi phí bán hàng...................................................................................27 4.3.3 Chi phí quản lý doanh nghiệp ...............................................................30 4.3.4 Chi phí hoạt động tài chính...................................................................32 4.3.5 Chi phí khác .........................................................................................33 4.4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN ................................................34 4.4.1 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ......................................................37 4.4.2 Lợi nhuận từ hoạt động tài chính ..........................................................40 4.4.3 Lợi nhuận từ hoạt động khác ................................................................41 4.5 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH .................................................................................41 4.5.1 Thu nhập trước thuế và lãi (EBIT) ........................................................44 4.5.2 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu...........................................................46 4.5.3 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh ..................................................47 4.5.4 Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí ...............................................................47 4.5.5 Hệ số lãi gộp.........................................................................................47 CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ............................................................49 5.1 GIẢI PHÁP TĂNG DOANH THU .........................................................49 5.2 GIẢI PHÁP GIẢM CHI PHÍ .................................................................50 5.4 CÁC BIỆN PHÁP KHÁC .......................................................................52 v CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................53 6.1 KẾT LUẬN.............................................................................................53 6.2 KIẾN NGHỊ ............................................................................................53 6.2.1 Đối với công ty.....................................................................................53 6.2.2 Đối với nhà nước..................................................................................54 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................55 PHỤ LỤC .....................................................................................................56 vi DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 4.1 Tình hình tổng doanh thu, chi phí lợi nhuận của công ty trong 3 năm 2010-2012 .................................................................................14 Bảng 4.2 Tình hình tổng doanh thu, chi phí lợi nhuận của công ty trong 6 tháng đầu năm 2012-2013 .................................................................15 Bảng 4.3 Tình hình doanh thu bán hàng qua 3 năm 2010-2012......................20 Bảng 4.4 Tình hình doanh thu bán hàng trong 6 tháng đầu năm 2012-2013 21 Bảng 4.5 Tổng chi phí công ty qua 3 năm 2010-2012 ....................................24 Bảng 4.6 Tổng chi phí công ty qua 6 tháng đầu năm 2012-2013....................25 Bảng 4.7 Tổng chi phí bán hàng qua 3 năm 2010-2012 .................................28 Bảng 4.8 Tổng chi phí bán hàng trong 6 tháng đầu năm 2012-2013...............29 Bảng 4.9 Tổng chi phí quản lý doanh nghiệp qua 3 năm 2010-2012..............30 Bảng 4.10 Tổng chi phí quản lý doanh nghiệp 6 tháng đầu năm 2012-2013 32 Bảng 4.11 Tình hình lợi nhuận trước thuế trong 3 năm 2010-2012 ................35 Bảng 4.12 Tình hình lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm 2012-2013 .........36 Bảng 4.13 Tình hình lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2010-2012...........................................................................................38 Bảng 4.14 Tình hình lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2012-2013 39 Bảng 4.15 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm 2010-2012 .....................................................................42 Bảng 4.16 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 6 tháng đầu năm 2012-2013.....................................................43 Bảng 1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2010-2012 .........57 Bảng 2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong 6 tháng đầu năm 2012-2013 57 vii DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức công ty TNHH ĐắcThắng.........................................11 Hình 4.1 Biểu đồ biến động tổng doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty 3 năm 2010-2012 ..............................................................................17 Hình 4.2 Biểu đồ biến động tổng doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty trong 6 tháng đầu năm 2012-2013.....................................................18 Hình 4.3 Biểu đồ DT BH 3 năm 2010-2012 ..................................................19 Hình 4.4 Biểu đồ DT BH 6 tháng đầu năm 2012-2013 ..................................19 Hình 4.5 Biểu đồ DT HĐTC 3 năm 2010-2012 .............................................22 Hình 4.6 Biểu đồ DT HĐTC 6 tháng đầu năm 2012-2013 .............................22 Hình 4.7 Biểu đồ thu nhập khác 3 năm 2010-2012 ........................................23 Hình 4.8 Biểu đồ tổng CP công ty 3 năm 2010-2012 .....................................25 Hình 4.9 Biểu đồ tổng CP 6 tháng đầu năm 2012-2013 .................................26 Hình 4.10 Biểu đồ tổng CP GVHB 3 năm 2010-2012....................................26 Hình 4.11 Biểu đồ tổng CP GVHB 6 tháng đầu năm 2010-2012 ...................27 Hình 4.12 Biểu đồ tổng CP BH 3 năm 2010-2012 .........................................29 Hình 4.13 Biểu đồ tổng CP BH 6 tháng đầu năm 2010-2012 .........................30 Hình 4.14 Biểu đồ CP QLDN 3 năm 2010-2012............................................31 Hình 4.15 Biểu đồ CP QLDN 6 tháng đầu năm 2012-2013 ...........................32 Hình 4.16 Biểu đồ CP HĐTC 3 năm 2010-2012............................................33 Hình 4.17 Biểu đồ CP HĐTC 6 tháng đầu năm 2012-2013............................33 Hình 4.18 Biểu đồ chi phí khác .....................................................................34 Hình 4.19 Biểu đồ LN trước thuế 3 năm 2010-2012 ......................................36 Hình 4.21 Biểu đồ LN từ HĐKD 3 năm 2010-2012.......................................39 Hình 4.22 Biểu đồ LN từ HĐKD 6 tháng đầu năm 2012-2013 ......................40 Hình 4.23 Chỉ số EBIT 3 năm 2010-2012......................................................44 Hình 4.24 Chỉ số EBIT 6 tháng đầu năm 2012-2013 .....................................45 Hình 4.25 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả HĐKD 3 năm 2010-2012 ................45 Hình 4.26 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả HĐKD 6 tháng đầu năm 20102-2013 ...................................................................................................46 viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮC TNHH : Trách nhiệm hữu hạn LN : Lợi nhuận CP : Chi phí DT : Doanh thu GVHB : Giá vốn hàng bán BH : Bán hàng QLDN : Quản lý doanh nghiệp HĐTC : Hoạt động tài chính HĐKD : Hoạt động kinh doanh ix CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG 1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu Trong nền kinh tế hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp nhỏ và các hộ kinh doanh cá thể. Các doanh nghiệp này luôn cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Hiệu quả kinh tế hay lợi nhuận đạt được là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Đó là thước đo hiệu quả trong quá trình sản xuất kinh doanh đối với mỗi doanh nghiệp. Nó quyết định sự thành bại của các doanh nghiệp trên thị trường, khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Kinh tế càng phát triển sự cạnh tranh càng diễn ra gay gắt, đòi hỏi các doanh nghiệp phải biết phát huy hết tiềm năng của mình, nâng cao năng lực cạnh tranh, tự trang bị khả năng chống lại những chuyển biến xấu của thị trường. Muốn vậy, các doanh nghiệp cần nắm được các nhân tố ảnh hưởng bên ngoài cũng như bên trong có xu hướng tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh. Phân tích kết quả kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp có là cái nhìn tổng quát về toàn bộ doanh nghiệp. Nó phản ánh những cái đạt được cũng như những cái chưa đạt được trong một chu kì sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Điều đó cũng nói lên sự vững vàng của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh khốc liệt. Nhận thức được tầm quan trọng từ việc phân tích kết quả kinh doanh nên em chọn đề tài “Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Đắc Thắng” cho luận văn của mình. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu chung: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Đắc Thắng qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013. - Mục tiêu cụ thể: + Phân tích tình hình hoạt động của công ty qua 3 năm (2010-2012) và 6 tháng đầu năm 2013 thông qua phân tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận để biết được sự tăng giảm giữa các kỳ và nguyên nhân của vấn đề đó. + Phân tích các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh. + Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trong tương lai. 1 1.3 Phạm vi nghiên cứu - Không gian nghiên cứu: đề tài được nghiên cứu tại Công ty TNHH Đắc Thắng. - Phạm vi thời gian: + Số liệu sử dụng trong đề tài được thu thập trong 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013. + Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 12/8/2013 đến ngày 18/11/2013. 1.4 Câu hỏi nghiên cứu - Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm (2004-2006) và 6 tháng đầu năm 2013 như thế nào? - Doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty biến động ra sao qua các năm? - Những nhân tố nào ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh công ty? - Các biện pháp, đề xuất nào để giúp công ty nâng cao hiệu quả hoạt động? 2 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Những vấn đề chung về phân tích hoạt động kinh doanh 2.1.1.1 Khái niệm Phân tích hoạt động kinh doanh là việc chia các hiện tượng các quá trình và các kết quả hoạt động kinh doanh thành nhiều hoạt động cấu thành, trên cơ sở đó, dùng các phương pháp liên hệ so sánh, đối chiếu và tổng hợp lại nhằm rút ra tính qui luật và xu hướng phát triển của các hiện tượng nghiên cứu. Phân tích hoạt động kinh doanh luôn gắn liền với mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như những hoạt động tự giác và có ý thức cao của con người. Tuy nhiên trong điều kiện kinh doanh với quy mô và trình độ khác nhau, công việc phân tích cũng tiến hành khác nhau. 2.1.1.2 Vai trò Phân tích hoạt động kinh doanh có vai trò trong việc đánh giá, xem xét việc thực hiện các chỉ tiêu, phản ánh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Xem xét thực hiện các mục tiêu hoạt động kinh doanh, những tồn tại, nguyên nhân khách quan, chủ quan và đề ra các biện pháp khắc phục nhằm tận dụng một cách triệt để các thế mạnh của doanh nghiệp. Kết quả phân tích hoạt động kinh doanh là căn cứ quan trọng để doanh nghiệp có thể hoạch định chiến lược phát triển và phương án hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả. Phân tích hoạt động kinh doanh gắn liền với quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nó có vai trò tác dụng đối với doanh nghiệp trong chỉ đạo mọi hoạt động kinh doanh của mình. Thông qua việc phân tích từng hiện tượng, từng khía cạnh của quá trình hoạt động kinh doanh, phân tích giúp doanh nghiệp điều hành từng mặt hoạt động cụ thể với sự tham gia cụ thể của từng bộ phận chức năng của doanh nghiệp. Phân tích cũng là công cụ quan trọng để liên kết mọi hoạt động của các bộ phận cho hoạt động chung của doanh nghiệp được nhịp nhàng và đạt kết quả cao. Phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ được thực hiện trong mỗi kỳ kinh doanh mà nó còn được thực hiện trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh. Vì vậy phân tích hoạt động kinh doanh sẽ giúp các nhà đầu tư quyết định hướng đầu tư và các dự án đầu tư. Các nhà đầu tư thường quan tâm đến việc điều hành hoạt động và tính hiệu quả của công tác quản lý, cũng như khả năng thực hiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích hoạt động kinh doanh sẽ đáp ứng được những đòi hỏi này của các nhà đầu tư. 3 Tóm lại, phân tích hoạt động kinh doanh là điều hết sức cần thiết và có vai trò quan trọng với mọi doanh nghiệp. Nó gắn liền với hoạt động kinh doanh, là cơ sở của nhiều quyết định quan trọng và chỉ ra phương hướng hoạt động của các doanh nghiệp. 2.1.1.3 Ý nghĩa Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ quan trọng để phát hiện những khả năng tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh. Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ cải tiến cơ chế quản lý trong kinh doanh. Thông qua phân tích hoạt động kinh doanh chúng ta mới thấy rõ được các nguyên nhân, nhân tố cũng như nguồn gốc phát sinh của chúng từ đó có các giải pháp cụ thể và kịp thời trong công tác tổ chức và quản lý. Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ quan trọng trong chức năng quản trị, là cơ sở để đề ra các quyết định đúng đắn trong chức năng quản lý, nhất là trong các chức năng kiểm tra, đánh giá và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Phân tích hoạt động kinh doanh là biện pháp quan trọng để phòng ngừa và ngăn chặn những rủi ro có thể xảy ra. Các tài liệu, báo cáo về hoạt động kinh doanh còn cần thiết cho các đối tượng bên ngoài khi họ có các mối quan hệ về kinh doanh, nguồn lợi với doanh nghiệp vì thông qua kết quả phân tích họ mới có thể có quyết định đúng đắn trong việc hợp tác, đầu tư, cho vay… đối với doanh nghiệp. 2.1.1.4 Nhiệm vụ Kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ tiêu kinh tế Xác định các nhân tố ảnh hưởng của các chỉ tiêu và tìm ra các nguyên nhân gây nên ảnh hưởng của các nhân tố đó. Phát hiện và đề ra biện pháp, phương hướng nhằm hạn chế những mặt yếu kém, phát huy những mặt tích cực, khai thác các khả năng còn tiềm tàng. Xây dựng phương án kinh doanh căn cứ vào các mục tiêu đã định. 4 2.1.2 Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh 2.1.2.1 Khái niệm doanh thu Doanh thu là toàn bộ tiền bán sản phẩm, hàng hóa, cung ứng dịch vụ sau khi trừ đi các khoản chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại (nếu có chứng từ hợp lệ) và được hách hàng chấp nhận thanh toán (không phân biệt đã thu hay chưa thu tiền). a) Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: là toàn bộ số tiền thu được hoặc số thu được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng gồm cả các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có). Doanh thu thuần = Doanh thu bán hàng – Các khoản giảm trừ Các khoản giảm trừ gồm: chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại và thuế. b) Doanh thu hoạt động tài chính: là hoạt động nhằm phản ánh các khoản thu nhập về các hoạt động tài chính. Doanh thu hoạt động tài chính gồm: tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp. c) Thu nhập từ hoạt động khác: là nhằm phản ánh tình hình phát sinh và kết chuyển các khoản thu mà doanh nghiệp không dự tính trước được hoặc có dự tính đến nhưng ít có khả năng thực hiện, hoặc là những khoản thu không mang tính thường xuyên, bất thường. Thu nhập khác của doanh nghiệp, gồm: - Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ; - Thu nhập từ nghiệp vụ bán và cho thuê lại tài sản; - Thu tiền được phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng; - Thu nhập quà biếu, bằng tiền, hiện vật của các tổ chức, cá nhân tặng cho doanh nghiệp. 2.1.2.2 Khái niệm chi phí Giá vốn hàng bán: là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí của doanh nghiệp để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm nhất định. Chi phí bán hàng: gồm các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiền lương, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên bán hàng, tiếp thị đóng gói sản phẩm, bảo quản khấu hao tài sản cố định, bao bì, chi phí vật liệu, chi phí mua ngoài, chi phí bảo quản, quảng cáo. 5 Chi phí quản lý doanh nghiệp: là những chi phí chi ra có liên quan đến việc tổ chức điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Chi phí quản lý gồm nhiều loại: chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu, dụng cụ, khấu hao. Đây là những khoản chi phí mang tính chất cố định, nên khi có khoản chi nào tăng lên so với kế hoạch là điều không bình thường, cần xem xét nguyên nhân cụ thể. Chi phí tài chính: là các khoản chi phí mà người đi vay phải trả khi họ vay tiền từ ngân hàng hay tổ chức tín dụng. Chi phí hoạt động tài chính bao gồm: các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính, chi phí cho vay và đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh, liên kết, lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch chứng khoán..., dự phòng giảm giá chứng khoán, khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ, lỗ tỷ giá hối đoái... Chi phí tài chính không bao gồm lãi suất khoản vay mà còn bao gồm các khoản chi phí khác như: phí giao dịch, phí hoa hồng, phí thanh toán chậm, phí hàng năm như phí thẻ tín dụng hàng năm, và phí tín dụng bảo hiểm hàng năm trong trường hợp người cho vay yêu cầu có bảo hiểm trước khi quyết định cho vay. Chi phí khác: đây là chi phí chiếm tỷ trọng thấp trong tổng chi phí của công ty, là các khoản chi phí phát sinh do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của các doanh nghiệp. Chi phí khác của doanh nghiệp bao gồm: chi phí thanh lý nhượng bán tài sản cố định và giá trị còn lại của tài sản cố định thanh lý, nhượng bán; chênh lệch do đánh giá lại vật tư, hàng hóa, tài sản cố định đưa đi góp vốn liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư tài chính dài hạn khác; tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế; bị phạt thuế; các khoản chi phí khác. 2.1.2.3 Khái niệm lợi nhuận Lợi nhuận là kết quả cuối cùng của doanh nghiệp, là chỉ tiêu chất lượng, chỉ ra hiệu quả kinh tế của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận đươc hiểu một cách đơn giản là khoản tiền dôi ra giữa tổng doanh thu và tổng chi phí trong hoạt động của doanh nghiệp, hoặc có thể hiểu là phần dôi ra của hoạt động sau khi trừ đi mọi chi phí cho hoạt động đó. Lợi nhuận của doanh nghiệp gồm có: - Lợi nhuận gộp: là lợi nhuận của công ty sau khi trừ đi các khoản giảm trừ 6 - Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh: là lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, được tính toán dựa trên cơ sở lợi nhuận gộp từ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng hóa dịch vụ đã cung cấp trong kỳ báo cáo. - Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: phản ảnh hiệu quả hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Được tính bằng cách lấy thu nhập hoạt động tài chính trừ đi các chi phí phát sinh từ hoạt động này. - Lợi nhuận khác: là khoản lợi nhuận doanh nghiệp không dự tính trước nhưng ít có khả năng xảy ra. Những khoản lợi nhuận này có thể do chủ quan hoặc do khách quan đưa tới. 2.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh - Chỉ số phản ánh khả năng sinh lợi (EBIT) Là một chỉ tiêu dùng để đánh giá khả năng thu được lợi nhuận của công ty, bằng thu nhập trừ đi các chi phí, nhưng chưa trừ tiền (trả) lãi và thuế thu nhập. EBIT = Thu nhập – Chi phí hoạt động EBIT được giới phân tích sử dụng rộng rãi vì nó đã loại bỏ được sự khác nhau về cấu trúc vốn (vốn vay và vốn chủ sở hữu) cũng như thuế suất giữa các công ty khác nhau. Điều này giúp EBIT cho thấy rõ hơn về khả năng tạo lợi nhuận của công ty, và giúp nhà đầu tư dễ dàng so sánh hiệu quả hoạt động giữa các công ty với nhau. - Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Chỉ tiêu này phản ánh một đồng doanh thu mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh, hay nó phản ánh sự biến động về hiệu quả. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu càng cao chứng tỏ hiệu quả càng lớn, lợi nhuận sinh ra càng nhiều từ doanh thu, cho thấy doanh nghiệp càng thành công trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Lợi nhuận sau thuế ROS = x 100% Doanh thu - Tỷ xuất lợi nhuận trên vốn kinh doanh Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp với một đồng vốn kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả. 7 Lợi nhuận sau thuế Lợi nhuận trên vốn kinh doanh = x 100% Tổng vốn kinh doanh trong kỳ - Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí: Phản ánh một đồng chi phí đầu vào bỏ ra trong sản xuất kinh doanh thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất này càng cao thì hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty càng lớn. Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất lợi nhuận = x 100% Tổng chi phí - Hệ số lãi gộp Là khoản chênh lệch giữa giá bán và giá vốn. Không tính đến chi phí kinh doanh, hệ số lãi gộp sẽ là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận. Hệ số lãi gộp thể hiện khả năng trang trải chi phí. Lãi gộp Hệ số lãi gộp = x 100% Doanh thu thuần 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu Các số liệu sử dụng trong đề tài chủ yếu là số liêu thứ cấp được thu thập tại phòng kế toán công ty TNHH Đắc Thắng bao gồm: bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu - Phương pháp so sánh số tuyệt đối: là so sánh giữa trị số của chỉ tiêu kinh tế kỳ phân tích so với kỳ gốc. Kết quả so sánh biểu hiện biến động khối lượng, quy mô của các hiện tượng kinh tế. F = F1 – F0 Trong đó: F: Trị số chênh lệch giữa 2 kỳ phân tích F1: Trị số chỉ tiêu kỳ phân tích F0: Trị số chỉ tiêu kỳ gốc 8 - Phương pháp so sánh số tương đối: là phương pháp so sánh sử dụng tỷ lệ phần trăm của chỉ tiêu kỳ phân tích so với kỳ gốc để phản ánh mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu kỳ gốc. %F = F1 x 100 – 100 F0 Trong đó: %F: tỷ lệ chênh lệch giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc F1: Trị số chỉ tiêu kỳ phân tích F0: Trị số chỉ tiêu kỳ gốc 9 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ĐẮC THẮNG 3.1 TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH ĐẮC THẮNG 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển - Tên công ty: CÔNG TY TNHH ĐẮC THẮNG - Mã số thuế: 2200537282 - Ngày thành lập: 21/3/2008, công ty được thành lập theo quyết định của Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Sóc Trăng - Địa chỉ: Ấp Phụng Tường II, Song Phụng, Long Phú, Sóc Trăng. - Điện thoại: 079.3.226.348 - Người đại diện: Phan Đắc Thắng – Giám đốc 3.1.2 Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh - Lĩnh vực hoạt động: thương mại - Hàng hóa kinh doanh: mua bán gạch, ốp lát, xà gồ, tôn - Tổng số nhân viên và người lao động: 12 người - Hoạt động chính: nhập kho và xuất bán hàng hóa ra thị trường 3.1.3 Nhiệm vụ của công ty - Tổ chức kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký kinh doanh. - Bảo toàn và khai thác hết tiềm năng nguồn vốn, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh. - Tuân thủ các quy định của nhà nước về hệ thống chứng từ, ghi chép sổ sách đầy đủ và chịu sự giám sát của cơ quan có thẩm quyền. - Chăm lo đời sống cho nhân viên, bồi dưỡng nâng cao tay nghề đáp ứng yêu cầu của công việc. 10 3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CÔNG TY 3.2.1 Sơ đồ tổ chức GIÁM ĐỐC PHÒNG PHÒNG KẾ TOÁN KINH DOANH BỘ PHẬN KHO Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức công ty TNHH ĐắcThắng 3.2.2 Chức năng nhiệm vụ - Giám đốc: là người có thẩm quyền cao nhất, phụ trách chung, trực tiếp chỉ đạo công tác tổ chức, quyết định chiến lược sản xuất kinh doanh. - Phòng kế toán: có nhiệm vụ thu thập, phân tích, xử lý, lưu trữ, bảo quản toàn bộ sổ sách các chứng từ có liên quan đến hoạt động tài chính của công ty. Tổ chức theo dõi và báo cáo lên cấp trên toàn bộ tình hình hoạt động tài chính của công ty theo đúng thời hạn. - Phòng kinh doanh: nhiệm vụ chủ yếu là mua và bán hàng, đây là nơi mà mọi hoạt động giao tiếp với khách hàng diễn ra thường xuyên và liên tục. - Bộ phận kho: có nhiệm vụ bảo quản và quản lý chặt chẽ hàng hóa ra vào, nhập xuất, tồn. 3.3 TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY 3.3.1 Hình thức sổ kế toán áp dụng - Công ty áp dụng hình thức kế toán sổ nhật ký chung, là loại sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian, theo quan hệ đối ứng tài khoản phục vụ cho việc ghi sổ. - Đặc trung cơ bản của hình thức sổ nhật ký chung là tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều ghi vào sổ nhật ký theo trình tự thời gian phát sinh và định khoản các nghiệp vụ đó, sau đó lấy số liệu trên sổ nhật ký ghi vào sổ cái. 11 3.3.2 Tổ chức hệ thống tài khoản Công ty TNHH Đắc Thắng sử dụng hệ thống tài khoản, và hệ thống chứng từ theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài chính. 3.3.3 Các phương pháp kế toán áp dụng tại công ty - Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên. - Phương pháp tính giá hàng xuất kho: Nhập trước xuất trước. - Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng: Phương pháp khấu trừ. - Phương pháp tính khấu hao tài sản cố định: khấu hao theo đường thẳng. 12 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ĐẮC THẮNG 4.1 PHÂN TÍCH TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Báo cáo kết quả kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tình hình kết quả hoạt động của công ty cũng như tình hình thực hiện trách nhiệm nghĩa vụ với nhà nước trong một kỳ kế toán. Vì vậy, để thấy được tình hình hoạt động của công ty TNHH Đắc Thắng trong những năm gần đây, ta đi vào phân tích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2012-2013. Lợi nhuận là mục tiêu quan trọng cuối cùng của mọi doanh nghiệp, nó có tác dụng quan trọng trong việc đưa ra các quyết định quản trị trong hoạt động kinh doanh. Trước khi đi sâu vào phân tích các yếu tố tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh, ta phân tích ta phân tích tổng quát kết quả hoạt động kinh doanh để thấy rõ diễn biến tình hình hoạt động của công ty, từ đó phát huy được những điểm mạnh và điểm yếu cần khắc phục. 13 Bảng 4.1: Tình hình tổng doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty trong 3 năm 2010-2012 Đơn vị tính: Nghìn đồng CHÊNH LỆCH NĂM 2010 CHỈ TIÊU 2011 2011/2010 2012 Số tiền 2012/2011 Tỷ lệ(%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1. Tổng doanh thu 7.426.049 7.814.901 7.124.143 388.852 5,24 (690.758) (8,84) Doanh thu bán hàng 7.425.000 7.796.250 7.123.680 371.250 5,00 (672.570) (8,63) 1.049 651 463 (398) (37,94) (188) (28,88) - 18.000 - 18.000 100,00 (18.000) (100,00) 2.Tổng chi phí 5.938.246 6.619.605 6.255.343 681.359 11,47 (364.262) (5,50) Chi phí hoạt động kinh doanh 5.936.617 6.595.800 6.251.725 659.183 11,10 (344.075) (5,22) 1.629 1.305 1.818 (324) (19,89) 513 39,31 - 22.500 1.800 22.500 100,00 (20.700) (92,00) 3.Tổng lợi nhuận 1.487.803 1.195.296 868.800 (292.507) (19,66) (326.496) (27,32) Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 1.488.383 1.200.450 871.955 (287.933) (19,35) (328.495) (27,36) (580) (654) (1.355) 74 12,76 701 107,19 - (4.500) (1.800) (4.500) (100,00) 2.700 60,00 Doanh thu hoạt động tài chính Thu nhập khác Chi phí tài chính Chi phí khác Lợi nhuận hoạt động tài chính Lợi nhuận khác Nguồn: Bảng báo cáo tình hình kinh doanh công ty TNHH Đắc Thắng năm 2010-2012 14 Bảng 4.2: Tình hình tổng doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty trong 6 tháng đầu năm 2012-2013 Đơn vị tính: Nghìn đồng CHÊNH LỆCH NĂM 2012 CHÊNH LỆCH NĂM 2013 Số tiền Tỷ lệ (%) 1. Tổng doanh thu 3.992.626 4.152.417 159.791 4,00 Doanh thu bán hàng 3.992.400 4.152.096 159.696 4,00 226 321 95 42,04 - - - - 2.Tổng chi phí 3.474.464 3.637.521 163.057 4,69 Chi phí hoạt động kinh doanh 3.474.012 3.635.468 161.456 4,65 452 2.053 1.601 354,20 - - - - 3.Tổng lợi nhuận 518.162 514.896 (3.266) (0,63) Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 518.388 516.628 (1.760) (0,34) (226) (1.732) (1.506) 666,37 - - - - Doanh thu hoạt động tài chính Thu nhập khác Chi phí tài chính Chi phí khác Lợi nhuận hoạt động tài chính Lợi nhuận khác Nguồn: Bảng báo cáo tình hình kinh doanh công ty TNHH Đắc Thắng 6 tháng đầu năm 2012-2013 15 Tình hình doanh thu Doanh thu của công ty được hình thành từ doanh thu bán hàng, doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác. Sự tăng hay giảm các khoản doanh thu này đều ảnh hưởng trực tiếp đến tổng doanh thu. Dựa vào số liệu trong bảng 4.1 ta thấy được tình hình doanh thu tăng mạnh vào năm 2011. Cụ thể là tổng doanh thu năm 2010 công ty đạt được 7.426.049 nghìn đồng. Năm 2011 do hàng hóa được tiêu thụ mạnh làm cho doanh thu bán hàng tăng 5% so với năm 2010, đây là năm đạt doanh thu cao nhất. Tuy doanh thu hoạt động tài chính giảm nhưng lại phát sinh các khoản thu nhập khác làm tổng doanh thu tăng 5,24%. Đến năm 2012 do biến động của thị trường và sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ cùng ngành nên hoạt động của công ty đã gặp một số khó khăn, lượng hàng hóa tiêu thụ giảm, trong khi đó doanh thu hoạt động tài chính cũng giảm nên làm cho tổng doanh thu giảm 8,84% so với năm 2011. Qua đó ta thấy sự đi xuống của tốc độ tăng trưởng doanh thu đã làm ảnh hưởng không tốt đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Tình hình hoạt động của công ty trong 6 tháng đầu năm 2013 có vẻ khả quan hơn (bảng 4.2), các loại doanh thu đều tăng nên tổng doanh thu cũng tăng so với cùng kỳ năm 2012 với mức tăng 159.791 nghìn đồng tương ứng tăng 4%. Tình hình chi phí Cùng với sự biến động không ổn định của doanh thu thì chi phí cũng có sự tăng giảm không đồng đều giữa các năm. Chi phí là chỉ tiêu rất quan trọng nó ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận, và là chỉ tiêu phức tạp rất khó đo lường được một cách chính xác. Qua bảng 4.1 ta thấy, tổng chi phí năm 2011 tăng 11,47% so với năm 2012 do chi phí hoạt động kinh doanh và chi phí khác đều tăng. Trong đó chi phí hoạt động kinh doanh tăng 11,10% do sản lượng tiêu thụ tăng. Bên cạnh đó giá cả đầu vào của hàng hóa cũng tăng, chi phí sửa chữa máy móc, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác đều tăng. Ta nhận thấy được rằng tốc độ tăng của chi phí cao hơn tốc độ tăng của doanh thu, điều này cho thấy việc sử dụng chi phí của công ty không hiệu quả. Đến năm 2012 tổng chi phí giảm nhẹ nhưng tốc độ giảm của tổng chi phí lại ít hơn tốc độ giảm của tổng doanh thu. Nhìn vào bảng 4.2 ta thấy 6 tháng đầu năm 2013 các loại chi phí đều tăng làm tổng chi phí cũng tăng theo với tỷ lệ 4,69%. Sự tăng này là do chi phí tài chính tăng mạnh do công ty phát sinh thêm khoản chi phí lãi vay. 16 Tình hình lợi nhuận Lợi nhuận sau thuế là kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh tại công ty. Đây là một trong những chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả của toàn bộ quá trình kinh doanh tại công ty. Nhìn vào số liệu trong bảng 4.1 ta thấy công ty hoạt động đều có lợi nhuận qua 3 năm tuy nhiên lợi nhuận này lại giảm qua từng năm. Năm 2010 là năm đạt lợi nhuận cao nhất 1.487.803 nghìn đồng. Năm 2011 tuy doanh thu tăng nhưng chi phí lại tăng do chi phí đầu vào cao làm cho lợi nhuận giảm. Sang năm 2012 lợi nhuận lại tiếp tục giảm. Nhìn chung qua 3 năm công ty hoạt động không tốt. Công ty cần có biện pháp giảm chi phí và tích cực tăng doanh thu để có kết quả khả quan hơn. Khi so sánh lợi nhuận của 6 tháng đầu năm 2013 với 6 tháng đầu năm 2012 (bảng 4.2) ta thấy lợi nhuận có chiều hướng đi xuống do chi phí tăng và giá bán giảm. Nền kinh tế thị trường đang khó khăn, sự cạnh tranh của các đối thủ đang rất gay gắt đã làm ảnh hưởng rất lớn đến chính sách và kết quả kinh doanh của công ty. Qua phân tích tổng quát tình hình hoạt động của công ty trong 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2012-2013, ta thấy kết quả hoạt động của công ty đang có chiều hướng đi xuống. Điều này cho thấy công ty hoạt động không đúng hướng và không có hiệu quả. Dưới đây là biểu đồ thể hiện tình hình biến động của tổng doanh thu, chi phí, lợi nhuận qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2012-2013 Nghìn đồng Hình 4.1: Biểu đồ biến động tổng doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty 3 năm 2010-2012 17 Nghìn đồng Hình 4.2: Biểu đồ biến động tổng doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty 6 tháng đầu năm 2012-2013 4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DOANH THU Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh ta thấy rõ sự biến động của doanh thu, để hiểu rõ hơn ta đi vào phân tích tình hình doanh thu tại công ty. 4.2.1 Doanh thu bán hàng 4.2.1.1 Phân tích chung tình hình doanh thu bán hàng Doanh thu bán hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu, là nguồn vốn quan trọng để công ty tái sản xuất và trang trải chi phí. Qua 3 năm và 6 tháng đầu năm 2013 tốc độ tăng trưởng của doanh thu có sự suy giảm, nguyên nhân là do sự biến động của thị trường, hàng hóa tiêu thụ khó khăn, sự cạnh tranh của các đối thủ cùng ngành. Qua bảng 4.1 ta thấy nguồn thu từ hoạt động bán hàng chiếm gần như 100% trong tổng doanh thu. Doanh thu hoạt động tài chính chỉ phát sinh khi khách hàng thanh toán, còn thu nhập khác là khoản thu bất thường tại công ty, vì thế sự tăng giảm của doanh thu bán hàng có ảnh hưởng rất lớn đến tổng doanh thu của công ty. 18 Nghìn đồng Hình 4.3: Biểu đồ DTBH 3 năm 2010-2012 Xét doanh thu bán hàng qua từng năm ta thấy doanh thu bán hàng năm 2011 là cao nhất, nguyên nhân chính của sự gia tăng này là do sự gia tăng của sản lượng tiêu thụ, bên cạnh các khách hàng quen thuộc công ty còn tìm kiếm được nhiều khách hàng mới. Năm 2011 doanh thu tăng 371.250 nghìn đồng tương ứng tăng 5% so với năm 2010. Năm 2012 doanh thu bán hàng giảm 8,63% so với năm 2011. Nguyên nhân chính của sự giảm này là do ảnh hưởng của nền kinh tế, có thêm nhiều đối thủ cạnh tranh do mạng lưới giao thông ở khu vực đã được nâng cao, nhiều doanh nghiệp mọc lên khách hàng càng có nhiều sự lựa chọn. Nghìn đồng Hình 4.4: Biểu đồ DTBH 6 tháng đầu năm 2012-2013 19 Đến 6 tháng đầu năm 2013 tình hình tiêu thụ có vẻ khả quan hơn, doanh thu bán hàng tăng do sản lượng tăng, tăng 4% so với năm 2012. Tóm lại công ty cần đặc biệt quan tâm đến doanh thu bán hàng, tìm đúng nguyên nhân để tìm cách khắc phục. Cần tìm những biện pháp để nâng cao doanh thu bán hàng để đem lại nguồn tổng doanh thu lớn cho công ty giúp công ty có thể cạnh tranh trên thị trường. 4.2.1.2 Tình hình doanh thu theo phương thức tiêu thụ Phân tích doanh thu theo phương thức bán giúp cho các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc nắm bắt được những nhu cầu của khách hàng ở từng phương thức bán, cũng như đánh giá được hiệu quả mà từng phương thức bán mang lại như thế nào trong tổng doanh thu của doanh nghiệp. Từ đó định ra những kế hoạch kinh doanh cụ thể khắc phục những yếu kém, phát huy thế mạnh từng bước nâng cao doanh thu của doanh nghiệp và khẳng định vị thế của doanh nghiệp trên thương trường. Công ty TNHH Đắc Thắng chủ yếu là bán buôn trực tiếp và bán lẻ, phương pháp bán buôn trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn (bảng 4.3 và bảng 4.4). Bảng 4.3: Tình hình doanh thu bán hàng qua 3 năm 2010-2012 Đơn vị tính: Nghìn đồng 2011/2010 Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tiền Tỷ lệ % 2012/2011 Số tiền Tỷ lệ % Doanh thu 7.425.000 7.796.250 7.123.680 371.250 bán hàng 5,00 (672.570) - Bán buôn 6.987.585 7.352.994 6.389.519 365.409 trực tiếp 5,23 (963.474) (13,10) - Bán lẻ 1,34 437.415 443.256 734.161 5.841 Nguồn: Bộ phận kế toán 20 290.904 (8,63) 65,63 Nhìn vào bảng 4.3 ta thấy rằng doanh thu từ bán trực tiếp không ổn định, năm 2011 tăng lên 5,23% so với năm 2010 nhưng đến năm 2012 thì lại giảm xuống rõ rệt, giảm 13,10% so với năm 2011. Nguyên nhân chủ yếu là do công ty đã mất một số khách hàng lớn vì họ chọn công ty khác để cung cấp hàng hóa, các mặt hàng của công ty chưa được chú trọng về mẫu mã, và hình thức chiết khấu giảm giá chưa được linh hoạt. Doanh thu bán lẻ chiếm tỷ trọng không cao trong tổng doanh thu của công ty, nó có chiều hướng tăng qua các năm tăng cao nhất là năm 2012 với 734.161 nghìn đồng tăng 65,63% so với năm 2011. Tuy doanh thu bán lẻ tăng đáng kể nhưng do chiếm tỷ trọng thấp trong tổng doanh thu nên cũng chưa góp phần làm cho tổng doanh thu của năm 2012 tăng lên. Đến 6 tháng đầu năm 2013 tuy doanh thu có tăng nhưng không đáng kể, dù vậy cũng là một điều đáng mừng cho công ty. Bảng 4.4: Tình hình doanh thu bán hàng trong 6 tháng đầu năm 2012-2013 Đơn vị tính: Nghìn đồng 2013/2012 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Doanh thu bán hàng 3.992.400 4.152.096 159.696 4,00 - Bán buôn trực tiếp 3.637.269 3.769.142 131.873 3,63 355.131 382.954 27.824 7,83 Chỉ tiêu - Bán lẻ Số tiền Tỷ lệ % Nguồn: Bộ phận kế toán 4.2.2 Doanh thu hoạt động tài chính Xem bảng 4.1 và 4.2 ta thấy doanh thu hoạt động tài chính chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng doanh thu. Qua 3 năm kinh doanh ta thấy năm 2010 công ty đạt doanh thu tài chính cao nhất và thấp nhất là năm 2012. Năm 2011 so với năm 2010 giảm 37,94% tương ứng giảm 394 nghìn đồng, nguyên nhân giảm là do kinh tế khó khăn dẫn đến khả năng thanh toán của khách hàng cho công ty chậm nên khoản thu được từ khoản tiền lãi thanh toán qua ngân hàng chậm. Năm 2012, doanh thu tài chính giảm 28,88% tương ứng giảm 188 nghìn đồng. Trong năm này ngoài việc khách hàng thanh toán chậm công ty còn sử dụng tiền thu từ khách hàng để mua thêm hàng hóa nên khoản thu từ hoạt động tài chính giảm xuống. Ngoài ra công ty còn không có bán hàng theo phương thức trả chậm, không có cho thuê tài sản cố định nên không có doanh thu hoạt động tài chính khác. 21 Nghìn đồng Hình 4.5: Biểu đồ DTHĐTC 3 năm 2010-2012 Sang 6 tháng đầu năm 2013, tổng doanh thu hoạt động tài chính tăng từ 226 nghìn đồng lên 321 nghìn đồng, tăng 42,04%. Nhìn chung doanh thu hoạt động tài chính của công ty chủ yếu là từ lãi tiền gửi, khoản tiền khách hàng gởi vào tài khoản ngân hàng chậm nên qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng doanh thu khoảng 0,01%. Nghìn đồng Hình 4.6: Biểu đồ DTHĐTC 6 tháng đầu năm 2012-2013 22 4.2.3 Thu nhập khác Thu nhập khác là khoản phát sinh không thường xuyên. Thu nhập khác của công ty chỉ phát sinh khi thanh lý tài sản cố định hoặc bán phế liệu. Trong năm 2011 chỉ phát sinh khoản thanh lý máy cưa, phế liệu ngoài ra không còn khoản thu nhập nào khác. Nghìn đồng Hình 4.7: Biểu đồ thu nhập khác 3 năm 2010-2012 4.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHI PHÍ Chi phí nói chung là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong quá trình kinh doanh với mong muốn mang về một sản phẩm, dịch vụ hoàn thành hoặc một kết quả kinh doanh nhất định. Chi phí phát sinh trong các hoạt động sản xuất, thương mại, dịch vụ nhắm đến việc đạt được mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp: doanh thu và lợi nhuận. Chi phí là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận. Mỗi sự tăng, giảm của chi phí sẽ dẫn đến sự tăng giảm của lợi nhuận. Phân tích tình hình chi phí qua các năm là xem xét sự biến động của các khoản mục chi phí, đánh giá mức độ chênh lệch từ đó đề ra một số biện pháp hạn chế sự gia tăng và có thể giảm bớt các loại chi phí đến mức thấp nhất. Công ty có 2 loại chi phí lớn: giá vốn hàng bán và chi phí hoạt động. Chi phí hoạt động bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. 23 Nhìn vào bảng 4.5 và 4.6 ta thấy tổng chi phí của công ty bao gồm: giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí hoạt động tài chính và chi phí khác. Nhìn chung tình hình biến động chi phí cũng gần giống sự biến động của doanh thu. Tổng chi phí biến động không ổn định, sự biến động của tổng chi phí qua các năm là do sự tác động của các khoản mục chi phí trong kết cấu tổng chi phí. Cụ thể năm 2010 tổng chi phí là 5.938.246 nghìn đồng, đến năm 2011 tổng chi phí tăng lên 11,47% do sự tăng lên của chi phí giá vốn, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí khác. Sự gia tăng này phần lớn là chi phí giá vốn tăng lên do giá nhập kho tăng. Ngoài sự tăng của giá vốn hàng bán, các khoản chi phí còn lại cũng tăng nhưng ảnh hưởng không lớn đến tổng chi phí của công ty. Năm 2012 tổng chi phí giảm 5,50% so với năm 2012 do tất cả các khoản chi phí đều giảm nhưng giá vốn hàng bán lại giảm nhẹ 1,83%, trong khi đó tốc độ tăng của giá vốn năm 2011 là 7,97%. Qua phân tích ta nhận thấy khoản mục chi phí giá vốn hàng bán là đối tượng chính và đáng quan tâm nhất của công ty. Bảng 4.5: Tổng chi phí công ty qua 3 năm 2010-2012 Đơn vị tính: Nghìn đồng 2011/2010 Năm Chỉ tiêu 2010 Giá vốn hàng bán 2011 2012 Số tiền 5.435.100 5.868.440 5.760.847 433.340 Tỷ lệ % 2012/2011 Tỷ lệ Số tiền % 7,97 (107.593) (1,83) Chi phí bán hàng 294.054 420.660 278.820 126.606 43,06 (141.840) (33,72) Chi phí quản lý doanh nghiệp 207.463 306.700 212.058 47,83 1.629 1.305 1.818 0 22.500 1.800 Chi phí hoạt động tài chính Chi phí khác Tổng chi phí 99.237 (324) (19,89) 22.500 5.938.246 6.619.605 6.255.343 681.359 24 100,00 (94.642) (30,86) 513 39,31 (20.700) (92,00) 11,47 (364.262) (5,50) Nghìn đồng Hình 4.8: Biểu đồ tổng CP công ty 3 năm 2010-2012 Sang 6 tháng đầu năm 2013, nhìn chung các khoản chi phí đều tăng làm tổng chi phí tăng 161.551 nghìn đồng tương ứng tăng 4,65%, trừ chi phí quản lý doanh nghiệp giảm nhẹ 0,32%. Tuy các khoản chi phí tăng không đáng kể nhưng cũng đủ thấy công ty quản lý chưa tốt. Bảng 4.6: Tổng chi phí công ty qua 6 tháng đầu năm 2012-2013 Đơn vị tính: Nghìn đồng 2013/2012 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Số tiền Giá vốn hàng bán 3.216.682 3.373.578 156.896 4,88 Chi phí bán hàng 153.315 158.206 4.891 3,19 Chi phí quản lý doanh nghiệp 104.015 103.684 (331) (0,32) 226 321 95 42,04 Chi phí khác - - - - Tổng chi phí 3.474.238 3.635.789 161.551 4,65 Chỉ tiêu Chi phí hoạt động tài chính 25 Tỷ lệ % Nghìn đồng Hình 4.9: Biểu đồ tổng CP 6 tháng đầu năm 2012-2013 4.3.1 Giá vốn hàng bán Giá vốn hàng bán còn gọi là chi phí mua hàng đối với các doanh nghiệp thương mại. Đây là một khoản mục chi phí mà các doanh nghiệp có thể lựa chọn các mức giá cao, thấp khác nhau dựa vào việc tìm các nhà cung cấp hàng hóa khác nhau. Đối với công ty TNHH Đắc Thắng thì chi phí giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí, vì vậy công ty cần có chính sách kiểm soát chặt chẽ chi phí này. Nghìn đồng Hình 4.10: Biểu đồ tổng CP GVHB 3 năm 2010-2012 26 Nghìn đồng Hình 4.11: Biểu đồ tổng CP GVHB 6 tháng đầu năm 2010-2012 Quan sát hình 4.10, 4.11 ta dễ dàng nhận thấy giá vốn hàng bán vào năm 2011 là cao nhất 5.868.440 nghìn đồng tăng 7,97% so với năm 2010, do sản lượng tiêu thụ tăng. Năm 2012 giá vốn giảm 1,83% so với năm 2011 tương ứng giảm 107.593 nghìn đồng. Sang 6 tháng đầu năm 2013 giá vốn tăng 4,88% so với cùng kỳ năm 2012. 4.3.2 Chi phí bán hàng Phân tích chi phí bán hàng giúp công ty tìm được những giải pháp quản lý chi phí tốt hơn, tránh tình trạng lãng phí. Chi phí bán hàng là bao gồm các chi phí liên quan đến khối lượng tiêu thụ sản phẩm. Khi phân tích biến động của chi phí bán hàng ta sẽ đặt chúng trong mối quan hệ với khối lượng tiêu thụ hoặc doanh thu tiêu thụ. Nhìn chung, chi phí bán hàng biến đổi không giống nhau qua 3 năm. 27 Bảng 4.7: Tổng chi phí bán hàng qua 3 năm 2010-2012 Đơn vị tính: Nghìn đồng 2011/2010 Năm Chỉ tiêu Số tiền Tỷ lệ % 70.956 1.620 2,36 648 0,92 45.900 0 0 0 0 179.466 272.052 161.964 92.586 2010 2011 2012 Chi phí tiền lương 68.688 70.308 Chi phí khấu hao 45.900 45.900 Chi phí dịch vụ mua ngoài 2012/2011 Chi phí khác - 32.400 - Tổng chi phí bán hàng 294.054 420.660 278.820 Số tiền Tỷ lệ % 51,59 (110.088) (40,47) 32.400 100,00 (32.400) - 126.606 (141.840) (33,72) 43,06 Qua bảng số liệu trên (bảng 4.7) ta thấy chi phí bán hàng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí nhưng cũng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Chi phí khấu hao ổn định qua các năm, chỉ có chi phí lương nhân viên, chi phí dịch vụ mua ngoài (chi phí vận chuyển, chi phí điện, điện thoại) là biến động, nó tác động trực tiếp đến chi phí bán hàng. Tổng chi phí bán hàng năm 2011 tăng 126.606 nghìn đồng (tăng 43,06%) so với năm 2010, vì chi phí dịch vụ mua ngoài tăng 51,59% tăng mạnh nhất trong tổng chi phí bán hàng. Do nhân viên sử dụng lãng phí điện nước, điện thoại, quạt đèn không tắt, phát sinh những cuộc gọi cá nhân không phục vụ cho mục đích bán hàng làm cho chi phí dịch vụ mua ngoài tăng, cộng thêm việc tăng giá xăng dầu nên làm cho chi phí vận chuyển tăng. Ngoài ra, trong năm công ty còn thuê thêm nhân viên bốc vác, vận chuyển từ bên ngoài làm cho tổng chi phí bán hàng tăng theo. Đến năm 2012 tổng chi phí bán hàng lại giảm 33,72% so với năm 2011, nguyên nhân chính là do hàng hóa tiêu thụ giảm nên kéo theo chi phí dịch vụ mua ngoài giảm 40,47%. Công ty đã tăng lương cho nhân viên, thêm tiền thưởng để khuyến khích nhân viên tích cực làm việc. 28 Nghìn đồng Hình 4.12: Biểu đồ tổng CP BH 3 năm 2010-2012 Bảng 4.8: Tổng chi phí bán hàng trong 6 tháng đầu năm 2012-2013 Đơn vị tính: Nghìn đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2012 2013/2012 6 tháng đầu năm 2013 Tỷ lệ % Số tiền Chi phí tiền lương 35.478 36.135 657 1,85 Chi phí khấu hao 22950 22950 0 0,00 Chi phí dịch vụ mua ngoài 94.887 99.121 4.234 4,46 - - - - 153.315 158.206 4.891 3,19 Chi phí khác Tổng chi phí bán hàng Đến 6 tháng đầu năm 2013 tổng chi phí bán hàng đã tăng 3,19% so với cùng kỳ năm 2012, trong đó chi phí dịch vụ mua ngoài tăng nhiều nhất, qua đây cho thấy việc quản lý bán hàng của công ty chưa tốt cần phải chặt chẽ hơn. Tóm lại chi phí bán hàng của công ty qua các năm không ổn định, trong những năm tiếp theo công ty cần quản lý chặt chẽ hơn để tránh tình trạng lãng phí. 29 Nghìn đồng Hình 4.13: Biểu đồ tổng CP BH 6 tháng đầu năm 2010-2012 4.3.3 Chi phí quản lý doanh nghiệp Các khoản chi phí quản lý tại doanh nghiệp chủ yếu là chi trả lương, thưởng cho nhân viên, chi phí điện nước, điện thoại, chi tiếp khách... Bảng 4.9: Tổng chi phí quản lý doanh nghiệp qua 3 năm 2010-2012 Đơn vị tính: Nghìn đồng 2011/2010 Năm Chỉ tiêu 2010 Chi phí tiền lương Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí khác Tổng chi phí quản lý doanh nghiệp 191.376 2011 2012 230.616 187.812 Số tiền 39.240 11.587 65.734 17.496 4.500 10.350 6.750 5.850 306.700 212.058 99.237 207.463 30 Tỷ lệ % 2012/2011 Số tiền Tỷ lệ % 20,50 (42.804) (18,56) 54.148 467,33 (48.238) (73,38) 130 (3.600) (34,78) 47,83 (94.642) (30,86) Qua bảng số liệu (bảng 4.9) ta thấy, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng biến động giống chi phí bán hàng. Tổng chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2011 tăng 47,83% so với năm 2010, nguyên nhân do các chi phí đều đồng loạt tăng lên. Công ty TNHH Đắc Thắng là một công ty nhỏ số lượng nhân viên quản lý ít, một người đảm nhận nhiều công việc nên công ty có chính sách ưu đãi, tăng lương, thưởng cho nhân viên nhằm khuyến khích họ làm việc tích cực. Trong năm công ty còn cho sửa chữa văn phòng, mua thêm trang thiết bị cần thiết phục vụ cho công tác kế toán. Đó là nguyên nhân mà chi phí dịch vụ mua ngoài tăng cao (tăng 467,33%) so với 2010. Đồng thời chi phí tiếp khách, chi phí khác cũng tăng cao (tăng 130%). Nhìn chung tổng chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2011 tăng rất mạnh. Sang 2012 tổng chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 94.642 nghìn đồng tương ứng giảm 30,86% so với năm 2011. Nguyên nhân là do công ty đã tiết kiệm được các khoản chi phí như điện, điện thoại, chi phí tiếp khách. Điều này cho thấy một bước tích cực của công ty trong việc sử dụng hợp lý các khoản chi phí. Nghìn đồng Hình 4.14: Biểu đồ CP QLDN 3 năm 2010-2012 Đến 6 tháng đầu năm 2013 (bảng 4.10), các khoản chi phí đều giảm làm cho tổng chi phí giảm 0,32% so với cùng kỳ năm 2012. Chi phí dịch vụ mua ngoài giảm 7,30% do công ty hạn chế việc mua những đồ dùng không cần thiết, chi phí tiếp khách cũng giảm. Điều này thể hiện công ty sử dụng chi phí hợp lý, cần được phát huy. 31 Bảng 4.10: Tổng chi phí quản lý doanh nghiệp 6 tháng đầu năm 2012-2013 Đơn vị tính: Nghìn đồng Chỉ tiêu Chi phí tiền lương 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 2013/2012 Số tiền Tỷ lệ % 93.870 94.500 630 0,67 Chi phí dịch vụ mua ngoài 6.995 6.485 (510) (7,30) Chi phí khác 3.150 2.700 (450) (14,29) 104.015 103.684 (331) (0,32) Tổng chi phí quản lý doanh nghiệp Nghìn đồng Hình 4.15: Biểu đồ CP QLDN 6 tháng đầu năm 2012-2013 4.3.4 Chi phí hoạt động tài chính Chi phí hoạt động tài chính cũng góp phần nhỏ trong tổng chi phí của công ty. Quan sát hình 4.16, 4.17 ta thấy chi phí tài chính năm 2011 giảm 19,89% so với 2010, nhưng đến năm 2012 chi phí hoạt động tài chính lại tăng cao do chi phí lãi vay của công ty tăng lên. Vì công ty không thể tự chủ về vốn nên đã đi vay thêm từ ngân hàng, lãi phải trả tăng lên làm cho chi phí hoạt động tài chính tăng lên là điều không thể tránh khỏi. 32 Nghìn đồng Hình 4.16: Biểu đồ CPHĐTC 3 năm 2010-2012 Nghìn đồng Hình 4.17: Biểu đồ CPHĐTC 6 tháng đầu năm 2012-2013 Tóm lại chi phí tài chính giảm rồi lại tăng liên tục qua các năm, đây là biểu hiện không tốt, tuy ảnh hưởng không lớn đến lợi nhuận nhưng công ty cũng cần quan tâm và có biện pháp khắc phục. 4.3.5 Chi phí khác Chi phí khác chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng chi phí của công ty, là những khoản chi phí không thường xuyên rất ít phát sinh. Năm 2011 do thanh lý máy móc và mất một số dụng cụ không rõ nguyên nhân nên tổng chi phí khác là 22.500 nghìn đồng. Năm 2012 vì nhượng bán tài sản cố định và vi phạm hợp đồng nên phát sinh chi phí khác là 1.800 nghìn đồng. 33 Nghìn đồng Hình 4.18: Biểu đồ chi phí khác 4.4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN Trong bất cứ lĩnh vực kinh doanh nào, mục tiêu hướng tới cuối cùng của công ty chính là lợi nhuận. Hay nói cách khác lợi nhuận là kết quả cuối cùng mà doanh nghiệp luôn mong đợi, lợi nhuận chính là thước đo hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Lợi nhuận càng cao thì càng tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng quy mô của đơn vị. Mục đích của việc phân tích lợi nhuận là đánh giá được mức độ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó, tìm ra những nhân tố ảnh hưởng, những nguyên nhân gây khó khăn, hay là những nguyên nhân mang lại thuận lợi cho quá trình hoạt động của công ty để đề ra những biện pháp phù hợp nhằm nâng cao mức lợi nhuận trong kỳ kinh doanh tiếp theo. 34 Bảng 4.11: Tình hình lợi nhuận trước thuế trong 3 năm 2010-2012 Đơn vị tính: Nghìn đồng 2011/2010 Năm Chỉ tiêu 2010 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh Lợi nhuận từ hoạt động tài chính Lợi nhuận khác Tổng lợi nhuận 2011 2012 Số tiền 2012/2011 Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % 1.488.383 1.200.450 871.955 (287.933) (19,35) (328.495) (27,36) (580) (654) (1.355) (74) 12,76 (701) 107,19 - (4.500) (1.800) (4.500) - 2.700 60,00 1.487.803 1.195.296 868.800 (292.507) (19,66) (326.496) (27,32) Qua bảng số liệu ta thấy, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là thành phần chủ yếu trong tổng lợi nhuận. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính, lợi nhuận khác chiếm tỷ lệ thấp và luôn bị lỗ qua các năm. Tổng lợi nhuận trước thuế có xu hướng giảm qua các năm: Năm 2010 tổng lợi nhuận trước thuế đạt 1.487.803 nghìn đồng là do sự đóng góp rất lớn từ hoạt động kinh doanh, khoản lợi nhuận này bù đắp cho khoản lỗ từ hoạt động tài chính, trong năm lợi nhuận khác không phát sinh. Năm 2011 tổng lợi nhuận trước thuế giảm xuống 1.195.296 nghìn đồng tương ứng giảm 19,66% so với năm 2010, nguyên nhân do sự giảm xuống của lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh (giảm 19,35%), trong khi đó lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận khác thì lại lỗ. Năm 2013, tổng lợi nhuận trước thuế tiếp tục giảm mạnh giảm 27,32% do lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh lại tiếp tục giảm, các khoản lỗ từ lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận khác lại cao hơn năm trước. 35 Nghìn đồng Hình 4.19: Biểu đồ tình hình LN trước thuế trong 3 năm 2010-2012 Bảng 4.12: Tình hình lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm 2012-2013 Đơn vị tính: Nghìn đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 2013/2012 Số tiền Tỷ lệ % Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 518.388 516.628 (1.760) (0,34) Lợi nhuận từ hoạt động tài chính (226) (1.732) (1.506) 666,37 - - - - 518.162 514.896 (3.266) (0,63) Lợi nhuận khác Tổng lợi nhuận Sang 6 tháng đầu năm 2013, lợi nhuận trước thuế lại tiếp tục giảm (giảm 0,63%) do sự giảm xuống đồng loạt của lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận tài chính. 36 Nghìn đồng Hình 4.20: Biểu đồ LN trước thuế 6 tháng đầu năm 2012-2013 Nhìn chung kết quả hoạt động kinh doanh của công ty không đạt kết quả cao do sự giảm xuống của các khoản mục lợi nhuận. Lợi nhuận chủ yếu là từ hoạt động kinh doanh mang lại nó có ảnh hưởng lớn đến sự biến động của tổng lợi nhuận trước thuế. Sau đây ta sẽ tiến hành phân tích các chỉ tiêu lợi nhuận để thấy rõ mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận như thế nào. 4.4.1 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh Đây là khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng lợi nhuận. Qua bảng 4.13 ta thấy lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh giảm mạnh nhất năm 2012 37 Bảng 4.13: Tình hình lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2010-2012 Đơn vị tính: Nghìn đồng 2011/2010 Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tiền Tỷ lệ % 2012/2011 Số tiền Tỷ lệ % Doanh thu thuần 7.425.000 7.796.250 7.123.680 371.250 5,00 (672.570) (8,63) Giá vốn hàng bán 5.435.100 5.868.440 5.760.847 433.340 7,97 (107.593) (1,83) 43,06 (141.840) (33,72) 47,83 (30,86) Chi phí bán hàng 294.054 420.660 278.820 126.606 Chi phí quản lý doanh nghiệp 207.463 306.700 212.058 99.237 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 1.488.383 1.200.450 (94.642) 871.955 (287.933) (19,35) (328.495) (27,360) Năm 2011 lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh giảm 19,35% so với năm 2010. Nguyên nhân dẫn đến việc giảm lợi nhuận này là do các chi phí tăng lên đồng loạt, dù doanh thu tăng nhưng tốc độ tăng của doanh thu lại không bằng mức tăng của chi phí. Năm 2012 sản lượng tiêu thụ và giá bán đồng loạt giảm, làm cho doanh thu thuần giảm, trong khi đó chi phí cũng giảm nhưng không bằng tốc độ giảm của doanh thu thuần, điều này đã làm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh giảm nhiều hơn năm 2011 (giảm 27,36%) từ đây cho ta thấy hoạt động kinh doanh của công ty đi xuống. Công ty cần đưa ra biện pháp giảm chi phí, tăng sản lượng tiêu thụ, tăng giá bán trong những năm sau. 38 Nghìn đồng Hình 4.21: Biểu đồ LN từ HĐKD 3 năm 2010-2012 Đến 6 tháng đầu năm 2013 lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh lại tiếp tục giảm, cụ thể giảm nhẹ 0,34%. Trong giai đoạn này sản lượng tiêu thụ tăng kéo theo doanh thu thuần tăng, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm góp phần làm tăng lợi nhuận, còn chi phí giá vốn, chi phí bán hàng đều tăng đặc biệt là chi phí giá vốn tăng cao hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần nên đã làm cho lợi nhuận giảm Bảng 4.14: Tình hình lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2012-2013 Đơn vị tính: Nghìn đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 2013/2012 Số tiền Tỷ lệ % Doanh thu thuần 3.992.400 4.152.096 159.696 4,00 Giá vốn hàng bán 3.216.682 3.373.578 156.896 4,88 Chi phí bán hàng 153.315 158.206 4.891 3,19 Chi phí quản lý doanh nghiệp 104.015 103.684 (331) (0,32) Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 518.388 516.628 (1.760) (0,34) 39 Nghìn đồng Hình 4.22: Biểu đồ LN từ HĐKD 6 tháng đầu năm 2012-2013 Nhìn chung lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng mạnh ở năm 2010 và sau đó giảm dần qua các năm, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do chi phí tăng. Chính vì vậy công ty cần có biện pháp kiểm soát chặt chẽ các khoản chi phí: chi phí giá vốn, nhân công, chi phí dịch vụ mua ngoài để đạt được mục tiêu nhằm tối thiểu hóa chi phí, tối đa hóa doanh thu. 4.4.2 Lợi nhuận từ hoạt động tài chính Nhìn vào bảng 4.1, 4.2 ta thấy qua 3 năm hoạt động và 6 tháng đầu năm 2013 lợi nhuận từ hoạt động tài chính luôn bị lỗ, khoản lợi nhuận này không mang lại hiệu quả cho công ty. Cao nhất là 6 tháng đầu năm 2013 lợi nhuận tài chính đã lỗ 1.506 nghìn đồng, nguyên nhân là do công ty phải chịu các khoản chi phí từ nguồn vốn vay bên ngoài và các khoản chiết khấu. Tốc độ tăng trưởng của chi phí tài chính quá nhanh doanh thu tài chính không thể bù đắp được. Nhưng khoản lợi nhuận này không ảnh hưởng nhiều đến tổng lợi nhuận. 40 4.4.3 Lợi nhuận từ hoạt động khác Lợi nhuận này là chênh lệch từ thu nhập hoạt động khác với chi phí hoạt động khác. Thu nhập từ hoạt động khác của công ty chủ yếu là thu nhập từ thanh lý tài sản và thu nhập khác. Việc thanh lý tài sản hàng năm không nhất thiết phải giống nhau, và thu nhập mang về từ việc thanh lý này cũng không nhất thiết l à phải cao hơn chi phí. Có lúc khi thanh l ý một tài sản, khoản thu về còn nhỏ hơn chi phí bỏ ra để thanh lý tài sản đó, vì vậy mà sự biến động của khoản lợi nhuận này qua các năm có thể tăng hoặc giảm. Mặc dù, khoản lợi nhuận từ hoạt động này có tăng và cũng có giảm nhưng con số nhỏ không đáng kể khi đem so sánh với tổng lợi nhuận của công ty và vì tỷ trọng của khoản lợi nhuận từ hoạt động này chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng lợi nhuận của công ty. Năm 2010, lợi nhuận từ hoạt động khác không có, năm 2011 thì lợi nhuận khác bị lỗ 4.500 nghìn đồng, thu nhập khác tăng 18.000 nghìn đồng, chi phí cũng tăng 22.500 nghìn đồng. Năm 2012, lợi nhuận từ hoạt động này bị lỗ 1.800 nghìn đồng. Đến 6 tháng đầu năm 2013 thì lợi nhuận từ hoạt động khác không có. 4.5 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Như ta đã biết, lợi nhuận là chỉ tiêu quan trọng nhất trong quá trình hoạt động kinh doanh của toàn công ty. Vì vậy, để nhận thức đúng đắn về lợi nhuận thì không phải chỉ quan tâm đến tổng mức lợi nhuận mà cần phải đặt lợi nhuận trong mối quan hệ với vốn, tài sản, nguồn lực kinh tế tài chính mà doanh nghiệp đã sử dụng để tạo ra lợi nhuận trong từng phạm vi, trách nhiệm cụ thể. 41 Bảng 4.15: Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm 2010-2012 Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011/2010 Số tiền Chênh lệch 2012/2011 Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Lợi nhuận sau thuế Nghìn đồng 1.115.852 Doanh thu thuần Nghìn đồng 7.425.000 7.796.250 7.123.680 371.250 Tổng chi phí hoạt động Nghìn đồng 5.936.617 6.595.800 6.251.725 659.183 11,10 (344.075 (5,22) Vốn kinh doanh Nghìn đồng 3.420.000 4.410.000 4.500.000 990.000 28,95 90.000 2,04 Lợi nhuận gộp Nghìn đồng 1.989.900 1.927.810 1.362.833 (62.090) (3,12) (564.977) (29,31) Thu nhập trước thuế và lãi (EBIT) Nghìn đồng 1.488.383 1.200.450 871.955 (287.933) (19,35) (328.495) (27,36) 896.472 651.600 (219.380) (19,66) (244.872) (27,32) 5,00 (672.570) (8,63) Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu % 15,03 11,50 9,15 (3,53) (23,49) (2,35) (20,45) Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh % 32,63 20,33 14,48 (12,30) (37,70) (5,85) (28,77) Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí % 18,80 13,59 10,42 (5,20) (27,69) (3,17) (23,310 Hệ số lãi gộp % 26,80 24,73 19,13 (2,07) (7,73) 42 (5,60) (22,63) Bảng 4.16: Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 6 tháng đầu năm 2012-2013 Chỉ tiêu Đơn vị tính 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Chênh lệch 2013/2012 Số tiền Tỷ lệ % Lợi nhuận sau thuế Nghìn đồng 388.622 386.172 (2.450) (0,63) Doanh thu thuần Nghìn đồng 3.992.400 4.152.096 159.696 4,00 Tổng chi phí hoạt động Nghìn đồng 2.603.655 2.091.768 (511.887) (19,660 Vốn kinh doanh Nghìn đồng 2.700.000 2.700.000 0 0,00 Lợi nhuận gộp Nghìn đồng 775.718 778.518 2.800 0,36 Thu nhập trước thuế và lãi (EBIT) Nghìn đồng 1.388.745 2.060.328 671.583 48,36 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu % 9,73 9,30 (0,43) (0,04) Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh % 14,39 14,30 (0,09) (0,01) Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí % 11,19 10,62 (0,56) (5,04) Hệ số lãi gộp % 19,43 18,75 (0,68) (3,50) 43 4.5.1 Thu nhập trước thuế và lãi (EBIT) EBIT là một chỉ số rất quan trọng nói lên một doanh nghiệp có sinh lời tốt hay không. Nhìn vào bảng 4.21, ta thấy được rằng chỉ số này giảm liên tục qua các năm, năm 2011 giảm 19,35% so với năm 2010, giảm mạnh nhất là năm 2012 (giảm 27,36% so với năm 2011). Điều này phản ảnh công ty hoạt động không có hiệu quả. Sang 6 tháng đầu năm 2013 tuy chỉ số này có tăng so với cùng kỳ năm 2012 (tăng lên 48,36%) nhưng công ty cũng cần có những biện pháp nhằm tăng doanh thu từ đó tạo được nhiều lợi nhuận hơn vào những năm tiếp theo. Nghìn đồng Hình 4.23: Chỉ số EBIT 3 năm 2010-2012 Nghìn đồng Hình 4.24: Chỉ số EBIT trong 6 tháng đầu năm 2012-2013 44 % % Hình 4.25: Các chỉ tiêu đánh giá kết quả HĐKD 3 năm 2010-2012 Hình 4.26: Các chỉ tiêu đánh giá kết quả HĐKD 6 tháng đầu năm 20102-2013 4.5.2 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Qua bảng số liệu ta thấy tỷ suất này đạt cao nhất là năm 2010 và thấp nhất là năm 2012. Cụ thể, tỷ số này của năm 2010 là 15,03% điều này có nghĩa là trong 100 đồng doanh thu có được từ việc cung cấp các dịch vụ và sau khi đã 45 trang trải cho các khoản chi phí thì còn lại 15,03 đồng lợi nhuận. Năm 2011 tỷ số lợi nhuận trên doanh thu đã giảm xuống chỉ còn 11,50% có nghĩa là trong 100 đồng doanh thu tạo ra có 11,50 đồng lợi nhuận, giảm so với năm 2010 là 3,53% tức trong 100 đồng doanh thu của năm 2011 tạo ra có lợi nhuận giảm 3,53 đồng so với năm 2010. Nguyên nhân giảm là do tuy tốc độ tăng doanh thu cao, nhưng do chi phí chiếm tỷ trọng cũng khá cao và do đó dẫn đến tốc độ tăng lợi nhuận của công ty giảm xuống so với năm 2010. Xét đến năm 2012 thì chỉ số này lại tiếp tục giảm xuống chỉ còn 9,15% so với 2011, tức trong 100 đồng doanh thu của năm 2012 tạo ra có lợi nhuận giảm 9,15 đồng so với năm 2011. Đến 6 tháng đầu năm 2013 tỷ suất này giảm 0,43% so với cùng kỳ năm trước sự sụt giảm liên tục của chỉ tiêu này là một điều đáng báo động cho công ty. 4.5.3 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh giảm dần qua các năm. Năm 2010 công ty thu được 32,63 đồng lợi nhuận khi bỏ ra 100 đồng vốn kinh doanh. Tỷ suất lợi nhuận này lại giảm xuống khá nhiều vào năm 2011, với 100 đồng kinh doanh bỏ ra thu được 20,33 đồng lợi nhuận giảm 12,30 đồng tương ứng giảm 37,70% so với năm 2010. Năm 2012 thu được 14,48 đồng lợi nhuận giảm 5,85 đồng, giảm 28,77% so với năm 2011. Sự biến động như vậy chứng tỏ doanh nghiệp chưa sử dụng tốt các nguồn vốn kinh doanh. Đến 6 tháng đầu năm 2013 tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh gảm 0,01% so với cùng kỳ năm trước. 4.5.4 Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí giảm dần qua các năm, thấp nhất là năm 2012. Năm 2010, 100 đồng chi phí công ty bỏ ra thu được 18,80 đồng lợi nhuận. Tương tự năm 2011, 2012 với 100 đồng chi phí bỏ ra công ty lần lượt thu được 13,59 và 10,42 đồng lợi nhuận, tương ứng giảm lần lượt 27,96% và 23,31%, do tốc độ lợi nhuận giảm mạnh hơn tốc độ giảm của doanh thu, chứng tỏ công ty chưa kiểm soát và sử dụng chi phí có hiệu quả và chặt chẽ. Đến 6 tháng đầu năm 2013 (bảng 4.22) với 100 đồng chi phí bỏ ra công ty thu được 10,61 đồng lợi nhuận giảm 0,56 đồng so với cùng kỳ năm trước. trong khi tốc độ tăng trưởng của công ty tăng còn tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận giảm. Qua phân tích chỉ tiêu lợi nhuận trên chi phí ta thấy chỉ tiêu này giảm dần qua các năm, muốn chỉ tiêu này tăng lên công ty cần phải đưa ra biện pháp làm cho tốc độ tăng của lợi nhuận phải cao hơn tốc độ tăng của doanh thu. 46 4.5.5 Hệ số lãi gộp Hệ số lãi gộp thể hiện khả năng trang trải của công ty qua các năm. Qua bảng số liệu trên ta thấy hệ số lãi gộp giảm dần qua các năm. Năm 2011 doanh thu thuần tăng nhưng hệ số lãi gộp lại giảm xuống, với một đồng bỏ ra thì thu về được 24,73 đồng giảm 2,07 đồng so với năm 2010. Sang năm 2012 giảm 5,60 đồng, lãi gộp và doanh thu thuần đều giảm. Điều này chứng tỏ chi phí ngày càng cao, doanh thu thuần và lãi gộp ngày càng giảm. Sang 6 tháng đầu năm 2013, ta thấy doanh thu thuần và lãi gộp đều tăng, nhưng tốc độ tăng trưởng của doanh thu thuần lại cao hơn tốc độ tăng trưởng của lãi gộp, mà 2 đại lượng này tỷ lệ nghịch với nhau làm cho hệ số lãi gộp trong giai đoạn này giảm xuống 18,75 tức là 100 đồng doanh thu tạo ra được 18,75 đồng lãi gộp, giảm 3,50% so với cùng kỳ năm trước.  Nhìn chung trong quá trình hoạt động công ty luôn đạt được lợi nhuận nhưng lại tăng giảm không ổn định và đang có chiều hướng giảm. Tuy năm 2011 có doanh thu tăng mạnh nhưng lợi nhuận đạt không cao do sự tăng giảm không ổn định của chi phí và doanh thu. Muốn đạt được lợi nhuận cao ngoài việc nâng cao doanh thu, công tác phải làm song song là giảm chi phí. Qua việc phân tích các chỉ số về lợi nhuận của công ty trong 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013, ta thấy các chỉ số này có chiều hướng giảm dần qua các năm. Lợi nhuận và doanh thu tạo ra còn thấp, vốn kinh doanh không được sử dụng hiệu quả. Doanh nghiệp cần có biện pháp sử dụng hiệu quả và tiết kiệm vốn một cách hợp lý, tăng doanh thu tăng lợi nhuận để tạo được kết quả kinh doanh tốt hơn trong những năm tiếp theo. 47 CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Trong cơ chế thị trường hiện nay, để tồn tại và phát triển thì các doanh nghiệp phải kinh doanh có hiệu quả và ngày càng nâng cao tổng mức lợi nhuận của doanh nghiệp mình. Lợi nhuận và chi phí luôn là những đại lượng tỷ lệ nghịch với nhau, do đó doanh nghiệp không những cần phải nâng cao doanh thu, khả năng sinh lời mà còn phải kiểm soát một cách tốt nhất chi phí của doanh nghiệp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động kinh doanh. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần phải lập kế hoạch kinh doanh và phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, đánh giá được tình hình hoạt động của mình để đoán trước được phần nào sự việc hay những rủi ro có thể xảy đến trong kinh doanh, từ đó có những giải pháp hợp lý cho hoạt động của mình, giúp doanh nghiệp củng cố và giữ vững vị thế của mình trên thương trường. 5.1 GIẢI PHÁP TĂNG DOANH THU Doanh thu được cấu thành bởi 2 nhân tố: giá bán và khối lượng, do đó để tăng doanh thu thì phải tăng một trong hai nhân tố này hoặc tăng cả hai. Tuy nhiên, trong xu thế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp như hiện nay thì việc tăng giá bán là một vấn đề khó khăn và bất lợi so với đối thủ cạnh tranh cùng ngành. Thực trạng cho thấy doanh thu năm 2011 là cao nhất nhưng bên cạnh đó chi phí giá vốn cũng quá cao, vì thế trong những năm tiếp theo công ty cần quan tâm nhiều đến khâu tìm kiếm khách hàng, tăng khối lượng hàng hóa tiêu thụ. Để đạt được mục tiêu như vậy công ty cần thực hiện một số giải pháp cụ thể sau: - Ta có thể dễ dàng nhận thấy khách hàng trong lĩnh vực mua bán các loại gạch ốp lát, xà gồ, tôn có đặc điểm khác so với các mặt hàng tiêu dùng khác. Sản phẩm thường được mua với số lượng lớn đối với các công trình xây dựng, trường học,... Hộ gia đình tuy mua với số lượng nhỏ và không thường xuyên nhưng đây là nhóm khách hàng lớn trong thị trường, tất cả đều đòi hỏi có được những sản phẩm tốt, chất lượng cao. Vì vậy, công ty cần nắm bắt thị hiếu, nhu cầu của người tiêu dùng, luôn cải thiện và đa dạng hóa sẩn phẩm như các loại gạch ốp tường, gạch lát nhà..., sản phẩm tôn lạnh, tôn kẽm, tôn mạ màu cách âm, cách nhiệt tốt... với nhiều mẫu mã, hoa văn, màu sắc đa dạng. Không bán những sản phẩm sai quy cách không đảm bảo chất lượng làm ảnh hưởng đến uy tín của công ty. Có như vậy mới giữ chân được khách hàng lâu dài. 48 - Hàng hóa đầu vào phải được kiểm tra chặt chẽ về chất lượng, mẫu mã, đúng quy cách. Do ngày nay người tiêu dùng đã chuyển sang xu hướng mua những sản phẩm chất lượng cao, vấn đề được quan tâm là giá trị hàng hóa. Vì vậy công ty phải không ngừng khẳng định uy tín và chất lượng sản phẩm của mình để cạnh tranh trên thị trường. - Đồng thời việc mua bán thường diễn ra sôi nổi vào thời gian cuối năm do nhu cầu trang trí nội, ngoại thất của công ty, doanh nghiệp, nhà ở... để chuẩn bị đón tết là rất lớn. Do đó công ty cần tập trung dự trữ hàng hóa, tăng cường thêm nhiều sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng. Cung cấp sản phẩm gạch men, tôn chất lượng cao phục vụ cho thị trường đô thị, những khách hàng có mức thu nhập cao và các sản phẩm có chất lượng trung bình với giá trung bình phục vụ cho những khách hàng có mức thu nhập tương đối. - Đưa ra mức giá phù hợp với từng loại sản phẩm, từng thời vụ trong năm thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm. - Chủ động tìm kiếm khách hàng, tạo điều kiện mua hàng thuận lợi và giảm chi phí lưu thông cho khách hàng bằng cách: nhân viên tiếp xúc với khách hàng phải phục vụ tận tình, chu đáo, thao tác nhanh gọn không để khách hàng phải chờ đợi, phiền lòng với tiêu chí khách hàng là thượng đế. - Chủ động đề nghị thực hiện các dịch vụ vận chuyển đây là hoạt động có lợi cho cả hai bên trong trường hợp khách hàng không có phương tiện vận chuyển, còn công ty sẽ tạo thêm việc làm cho công nhân. Nếu khách hàng yêu thích, hài lòng thì sẽ trở thành khách hàng thường xuyên và cũng sẽ là nhà marketing cho những sản phẩm của công ty, tăng doanh số bán hàng của công ty. - Nhà cung cấp cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của công ty, họ có thể tạo áp lực buộc công ty phải hi sinh một phần lợi nhuận, họ có thể thay đổi cách thức kinh doanh và trở thành đối thủ cạnh tranh của công ty mình. Vì vậy, tìm kiếm nhà cung cấp tốt sẽ giúp việc kinh doanh của doanh nghiệp được thuận lợi hơn. 5.2 GIẢI PHÁP GIẢM CHI PHÍ Đối với chi phí bán hàng: sử dụng tối đa công suất phương tiện vận chuyển tránh sử dụng lãng phí, do thị trường xăng dầu luôn biến động, giá xăng dầu tăng sẽ kéo theo chi phí vận chuyển tăng do đó phải sử dụng hết khả năng vận chuyển để hạn chế việc hao phí. Sắp xếp nhân công phù hợp, nếu thuê nhân công bốc vác thì không để tình trạng dư thừa dễ dẫn đến đùng đẩy công việc, lười biếng. Các khoản chi phí điện, điện thoại không được lạm dụng vào chuyện cá nhân. 49 Đối với chi phí giá vốn: giảm chi phí mua hàng, mua hàng với giả cả hợp lý bằng cách là tìm nhà phân phối phù hợp, không mua với số lượng nhỏ để giảm thiểu chi phí vận chuyển đồng thời phải tìm cách để được giảm giá, hưởng chiết khấu. Đối với chi phí quản lý doanh nghiệp: Chi phí đồ dùng văn phòng nên có kế hoạch cụ thể những thứ thật sự cần thiết mới mua, tránh mua để rồi không sử dụng như vậy rất lãng phí. Đối với chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí này bao gồm các chi phí như: chi về sửa chữa máy móc, chi tiền điện nước điện thoại. Để giảm chi phí sửa chữa máy móc, thì Công ty nên thường xuyên kiểm tra tình hình sử dụng máy móc để kịp thời phát hiện những sai hỏng của máy. Đối với các khoản chi về điện nước điện thoại, toàn thể cán bộ công nhân viên nên có ý thức sử dụng tiết kiệm, tránh lãng phí, tránh dùng vào những mục đích riêng của mỗi cá nhân như sử dụng điện thoại để trò chuyện với bạn bè,… Chi phí tài chính: chi phí này chủ yếu là trả lãi vay ngân hàng. Để giảm chi phí này Công ty nên hạn chế tối đa việc vay vốn ngân hàng chỉ đi vay khi thật sự cần thiết, tích cực thu hồi các khoản nợ. Khi hoạt động kinh doanh có hiệu quả thu được nhiều lợi nhuận sau khi đã trích lập các quỹ và nộp thuế cho ngân sách nhà nước, lượng tiền mặt còn thừa chưa cần thiết sử dụng Công ty có thể gửi vào ngân hàng để thu lãi, góp phần tăng thêm thu nhập tài chính. Bảo quản hàng hóa thật kỹ tránh tình trạng thất thoát, mất mát, hư hỏng, thường xuyên kiểm tra kho chứa hàng, sửa chữa hư hỏng nhà kho như máy tôn, cửa... Hàng hóa ra vào kho phải được kiểm soát chặt chẽ, có nhân viên phụ trách quản lý, bảo vệ kho để tránh tình trạng bị mất cắp do trộm, hàng hóa phải được sắp xếp hợp lý để dễ dàng trong quá trình vận chuyển hàng hóa ra vào kho. Theo dõi cập nhật giá thị trường thường xuyên, tránh tình trạng tăng giá đột ngột (xăng dầu, điện, điện thoại, hàng hóa...), nếu hàng hóa tăng giá đột ngột dễ dẫn đến tình trạng thiếu hụt vốn (tăng nhanh chi phí đầu vào). Vì vậy, cần nắm bắt kịp thời những thay đổi của thị trường để có chính sách phù hợp trong việc phân bổ chi phí sao cho hợp lý. Nếu dự đoán được tình hình thị trường thì công ty nên mua hàng hóa vào nhập kho theo kế hoạch, trong trường hợp không dự đoán được công ty nên dự trữ với số lượng ít vì khi giá giảm công ty phải gánh chịu một khoản chi phí lớn. 50 5.4 CÁC BIỆN PHÁP KHÁC Nghiên cứu tìm hiểu thị trường qua đó chọn lựa các mặt hàng kinh doanh phù hợp với nhu cầu của thị trường về chất lượng, uy tín và giá cả tránh tình trạng mua vô không bán được, hàng tồn kho nhiều dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn thấp. Trong trường hợp có nhiều đối thủ cạnh tranh như hiện nay công ty cũng có thể giảm giá để câu khách hàng nhưng làm sao vẫn đảm bảo việc thu được lợi nhuận. Công ty cần lập kế hoạch cho từng năm cụ thể nhằm định hướng đi để đạt được những mục tiêu đã đề ra, nhưng lập kế hoạch kinh doanh cũng phải dựa trên khả năng mà công ty có thể thực hiện được. Cần có chế độ khen thưởng đối với những nhân viên có hoạt động tích cực, nâng cao trình độ chuyên môn để tư vấn, hướng dẫn khách hàng. Họ không những biết sản phẩm của mình mà còn phải biết sản phẩm của các đối thủ, cho họ thấy tầm quan trọng của công việc từ đó họ sẽ nhiệt tình hơn. Lắng nghe ý kiến từ khách hàng nhằm hoàn thiện những hạn chế, cũng như phát huy những mặt mạnh của công ty. Tạo bầu không khí vui vẻ, hòa đồng trong công ty để nhân viên thoải mái làm việc. 51 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Công ty TNHH Đắc Thắng là một công ty mới thành lập nguồn vốn kinh doanh chủ yếu là tự có nên không tránh khỏi cạnh tranh gay gắt từ các công ty mạnh hơn, trong quá trình kinh doanh mục tiêu lớn nhất của bất kỳ công ty là lợi nhuận, tuy nhiên trong cơ chế thị trường như hiện nay với sự cạnh tranh gay gắt đó thì sự cạnh tranh để tồn tại đã khó thì việc phát triển mở rộng kinh doanh lại càng khó thêm. Qua phân tích kết quả kinh doanh tại công ty trong 3 năm, ta nhận thấy được tình hình hoạt động của công ty có chiều hướng đi xuống, đặc biệt là năm 2012, lợi nhuận của công ty giảm liên tục. Nguyên nhân là do chi phí cao trong khi doanh thu tăng giảm không đều, tuy tăng nhưng lại không bằng mức tăng của chi phí, cao nhất là chi phí giá vốn hàng bán và chi phí quản lý doanh nghiệp, khả năng sinh lợi của công ty còn thấp. Bên cạnh đó, công ty cũng có những mặt hạn chế như: thiếu vốn kinh doanh, ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh, sản phẩm thiếu sức cạnh tranh trên thị trường. Đây chính là những hạn chế mà công ty cần khắc phục nhằm làm cho việc kinh doanh khả quan hơn. Mặt dù còn những khó khăn và hạn chế nhưng công ty cũng đã có nhiều cố gắng để vượt qua khó khăn, từng bước khẳng định vị thế của mình. Sau quá trình tìm hiểu thực tế về công ty TNHH Đắc Thắng em có dịp vận dụng kiến thức của mình vào thực tế, với kiến thức có hạn nên em chưa nghiên cứu một cách toàn diện nên đề tài của em không tránh khỏi sai sót. Em rất mong được sự góp ý của thầy cô để đề tài của em được hoàn thiện hơn. 6.2 KIẾN NGHỊ Qua quá trình thực tập tại công ty TNHH Đắc Thắng, tìm hiểu về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, em xin đưa ra một số kiến nghị sau: 6.2.1 Đối với công ty Công ty nên tìm hiểu nghiên cứu thị trường, từ đó đưa ra các dự báo chính xác về nhu cầu của khác hàng, công ty có chính sách tăng hay giảm lượng hàng nhập vào nhằm giảm bớt lượng hàng tồn kho, tiết hiệm chi phí nhằm tăng hiệu quả sử dụng vốn nhằm phát triển mở rộng quy mô kinh doanh. Trước tình hình thay đổi bất thường của nền kinh tế, công ty nên lập kế hoạch kinh doanh nhằm giảm bớt thiệt hại không mong muốn xảy ra. 52 Tăng cao chất lượng hàng hóa, bên cạnh đó nguồn nhân lực của công ty cũng không kém phần quan trọng, công ty nên có chính sách khuyến khích thu hút người lao động có trình độ chuyên môn cao. 6.2.2 Đối với nhà nước Nhà nước tạo môi trường cạnh tranh công bằng cho các công ty, tạo điều kiện thuận lợi thuận lợi bằng việc thực hiện chính sách thông thoáng, chính sách đầu tư về vốn cũng như cho vay với lãi suất ưu đãi. Có chính sách hỗ trợ kịp thời khi có biến động giá cả trên thị trường Áp dụng các biện pháp khác nhau nhằm khuyến khích, tạo mối liên kết giữa cơ quan nhà nước với doanh nghiệp và khách hàng hợp tác với nhau cùng có lợi. 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phan Đức Dũng, 2008. Kế toán Tài chính. Nhà xuất bản Thống Kê. 2. Bộ Tài Chính. Chế độ kế toán doanh nghiệp Quyển 1. Nhà xuất bản Giao Thông Vận Tải. 3. Bùi Văn Trịnh, 2008. Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh. Trường Đại Học Cần Thơ. 4. Tài liệu luận văn về phân tích hoạt động kinh doanh của các sinh viên khóa trước. 54 PHỤ LỤC Bảng 1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2010-2012 Đơn vị tính: nghìn đồng Chỉ tiêu Doanh thu bán hàng Các khoản giảm trừ doanh thu Doanh thu thuần Giá vốn hàng bán Lợi nhuận gộp về bán hàng Chi phí bán hàng Chi phí quản lý doanh nghiệp Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh Doanh thu tài chính Chi phí tài chính Lợi nhuận tài chính Thu nhập khác Chi phí khác Lợi nhuận khác Lợi nhuận trước thuế Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành Lợi nhuận sau thuế Năm 2010 7.425.000 7.425.000 5.435.100 1.989.900 294.054 207.463 1.488.383 1.049 1.629 (580) 1.487.803 371.951 1.115.852 Năm 2011 Năm 2012 7.796.250 7.123.680 7.796.250 7.123.680 5.868.440 5.760.847 1.927.810 1.362.833 420.660 278.820 306.700 212.058 1.200.450 871.955 651 463 1.305 1.818 (654) (1.355) 18.000 22.500 1.800 (4.500) (1.800) 1.195.296 868.800 298.824 217.200 896.472 651.600 Bảng 2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong 6 tháng đầu năm 2012-2013 Đơn vị tính: nghìn đồng 6 tháng đầu năm 2012 3.992.400 3.992.400 3.216.682 775.718 153.315 104.015 518.388 226 452 (226) 518.162 129.541 388.622 Chỉ tiêu Doanh thu bán hàng Các khoản giảm trừ doanh thu Doanh thu thuần Giá vốn hàng bán Lợi nhuận gộp về bán hàng Chi phí bán hàng Chi phí quản lý doanh nghiệp Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh Doanh thu tài chính Chi phí tài chính Lợi nhuận tài chính Thu nhập khác Chi phí khác Lợi nhuận khác Lợi nhuận trước thuế Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành Lợi nhuận sau thuế 55 6 tháng đầu năm 2013 4.152.096 4.152.096 3.373.578 778.518 158.206 103.684 516.628 321 2.053 (1.732) 514.896 128.724 386.172 [...]... CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN ĐẮC THẮNG 4.1 PHÂN TÍCH TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Báo cáo kết quả kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tình hình kết quả hoạt động của công ty cũng như tình hình thực hiện trách nhiệm nghĩa vụ với nhà nước trong một kỳ kế toán Vì vậy, để thấy được tình hình hoạt động của công ty TNHH Đắc Thắng trong... được tầm quan trọng từ việc phân tích kết quả kinh doanh nên em chọn đề tài Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Đắc Thắng cho luận văn của mình 1.2 Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu chung: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Đắc Thắng qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 - Mục tiêu cụ thể: + Phân tích tình hình hoạt động của công ty qua 3 năm (2010-2012) và... vào phân tích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2012-2013 Lợi nhuận là mục tiêu quan trọng cuối cùng của mọi doanh nghiệp, nó có tác dụng quan trọng trong việc đưa ra các quyết định quản trị trong hoạt động kinh doanh Trước khi đi sâu vào phân tích các yếu tố tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh, ta phân tích ta phân tích tổng quát kết quả. .. cơ sở của nhiều quyết định quan trọng và chỉ ra phương hướng hoạt động của các doanh nghiệp 2.1.1.3 Ý nghĩa Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ quan trọng để phát hiện những khả năng tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ cải tiến cơ chế quản lý trong kinh doanh Thông qua phân tích hoạt động kinh doanh chúng ta mới thấy rõ được các nguyên nhân, nhân tố cũng... tiêu hoạt động kinh doanh, những tồn tại, nguyên nhân khách quan, chủ quan và đề ra các biện pháp khắc phục nhằm tận dụng một cách triệt để các thế mạnh của doanh nghiệp Kết quả phân tích hoạt động kinh doanh là căn cứ quan trọng để doanh nghiệp có thể hoạch định chiến lược phát triển và phương án hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả Phân tích hoạt động kinh doanh gắn liền với quá trình hoạt. .. biến động tổng doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty 3 năm 2010-2012 17 Nghìn đồng Hình 4.2: Biểu đồ biến động tổng doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty 6 tháng đầu năm 2012-2013 4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DOANH THU Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh ta thấy rõ sự biến động của doanh thu, để hiểu rõ hơn ta đi vào phân tích tình hình doanh thu tại công ty 4.2.1 Doanh thu bán hàng 4.2.1.1 Phân tích. .. mọi hoạt động của các bộ phận cho hoạt động chung của doanh nghiệp được nhịp nhàng và đạt kết quả cao Phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ được thực hiện trong mỗi kỳ kinh doanh mà nó còn được thực hiện trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh Vì vậy phân tích hoạt động kinh doanh sẽ giúp các nhà đầu tư quyết định hướng đầu tư và các dự án đầu tư Các nhà đầu tư thường quan tâm đến việc điều hành hoạt. .. quan tâm đến việc điều hành hoạt động và tính hiệu quả của công tác quản lý, cũng như khả năng thực hiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Phân tích hoạt động kinh doanh sẽ đáp ứng được những đòi hỏi này của các nhà đầu tư 3 Tóm lại, phân tích hoạt động kinh doanh là điều hết sức cần thiết và có vai trò quan trọng với mọi doanh nghiệp Nó gắn liền với hoạt động kinh doanh, là cơ sở của nhiều quyết... vấn đề chung về phân tích hoạt động kinh doanh 2.1.1.1 Khái niệm Phân tích hoạt động kinh doanh là việc chia các hiện tượng các quá trình và các kết quả hoạt động kinh doanh thành nhiều hoạt động cấu thành, trên cơ sở đó, dùng các phương pháp liên hệ so sánh, đối chiếu và tổng hợp lại nhằm rút ra tính qui luật và xu hướng phát triển của các hiện tượng nghiên cứu Phân tích hoạt động kinh doanh luôn gắn... hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nó có vai trò tác dụng đối với doanh nghiệp trong chỉ đạo mọi hoạt động kinh doanh của mình Thông qua việc phân tích từng hiện tượng, từng khía cạnh của quá trình hoạt động kinh doanh, phân tích giúp doanh nghiệp điều hành từng mặt hoạt động cụ thể với sự tham gia cụ thể của từng bộ phận chức năng của doanh nghiệp Phân tích cũng là công cụ quan trọng để liên kết

Ngày đăng: 08/10/2015, 22:55

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN