1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản trị tài chính và quản trị rủi ro.pdf

70 1,1K 13
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 661,83 KB

Nội dung

Quản trị tài chính và quản trị rủi ro

Trang 1

Trung t©m §µo t¹o, Båi d−ìng & T− vÊn vÒ Ng©n hµng, Tµi chÝnh & Chøng kho¸n

CHUYÊN ĐỀ QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ SINH LỜI TRONG ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH

MỤC TIÊU

Trong chuyên đề này chúng ta đã đề cập nhiều đến suất chiết khấu dùng để làm cơ

sở xác định giá trị hiện tại của một số tiền hoặc của một dòng tiền:

- Làm thế nào để quyết định suất chiết khấu hay tỷ suất lợi nhuận yêu cầu?

- Mối quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro, đồng thời chỉ ra cách tính lợi nhuận và rủi ro trong trường hợp đầu tư vào một danh mục bao gồm nhiều loại chứng khoán khác nhau

1 ĐỊNH NGHĨA LỢI NHUẬN VÀ RỦI RO

Lợi nhuận (return) là thu nhập có được từ một khoản đầu tư, thường được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm1 giữa thu nhập và giá trị khoản đầu tư bỏ ra Ví dụ bạn

bỏ ra 100$ để mua một cổ phiếu, được hưởng cổ tức là 7$ một năm và sau một năm giá thị trường của cổ phiếu đó là 106$ Lợi nhuận bạn có được khi đầu tư cổ phiếu này là: (7$ + 6)/100 = 13%

Như vậy lợi nhuận đầu tư của bạn có được từ hai nguồn: (1) cổ tức được hưởng từ cổ phiếu, và (2) lợi vốn – tức là lợi tức có được do chứng khoán tăng giá Tổng quát:

trong đó R là lợi nhuận thực (hoặc kỳ vọng), Dt là cổ tức, Pt là giá

cổ phiếu ở thời điểm t, và Pt -1 là giá cổ phiếu ở thời điểm (t – 1) Nếu lấy cổ tức và giá cổ phiếu theo giá trị thực tế thì chúng ta có lợi nhuận thực, nếu lấy cổ tức và giá

cổ phiếu theo số liệu kỳ vọng thì chúng ta có lợi nhuận kỳ vọng

Rủi ro được định nghĩa là sự khác biệt của lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận

kỳ vọng Giả sử bạn mua trái phiếu kho bạc để có được lợi nhuận là 8% Nếu bạn giữ trái phiếu này đến cuối năm bạn sẽ được lợi nhuận là 8% trên khoản đầu tư của mình Nếu bạn không mua trái phiếu mà dùng số tiền đó để mua cổ phiếu và giữ đến hết năm, bạn có thể có hoặc có thể không có được cổ tức như kỳ vọng Hơn nữa, cuối năm giá cổ phiếu có thể lên và bạn được lời cũng như giá có thể xuống khiến bạn bị lỗ Kết quả là lợi nhuận thực tế bạn nhận được có thể khác xa so với lợi nhuận bạn kỳ vọng Nếu rủi ro được định nghĩa là sự khác biệt giữa lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận kỳ vọng thì trong trường hợp trên rõ ràng đầu tư vào trái phiếu có thể xem

Trang 2

như không có rủi ro trong khi đầu tư vào cổ phiếu rủi ro hơn nhiều, vì xác suất hay khả năng khác biệt giữa lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận kỳ vọng trong trường hợp mua trái phiếu thấp hơn trong trường hợp mua cổ phiếu

2 ĐO LƯỜNG RỦI RO

Rủi ro như vừa nói là một sự không chắc chắn, một biến cố có khả năng xảy

ra và cũng có khả năng không xảy ra Để đo lường rủi ro người ta dùng phân phối xác suất với hai tham số đo lường phổ biến là kỳ vọng và độ lệch chuẩn

2.1 Lợi nhuận kỳ vọng và độ lệch chuẩn

Lợi nhuận kỳ vọng, ký hiệu là E(R) được định nghĩa như sau:

) P )(

= , trong đó Ri lợi nhuận ứng với biến cố i, Pi là xác suất xảy ra biến

cố i và n là số biến cố có thể xảy ra Như vậy lợi nhuận kỳ vọng chẳng qua là trung bình gia quyền của các lợi nhuận có thể xảy ra với trọng số chính là xác suất xảy ra

Ví dụ bảng 5.1 dưới đây mô tả các lợi nhuận có thể xảy ra và cách tính lợi nhuận kỳ vọng và phương sai:

Bảng 5.1: Cách tính lợi nhuận kỳ vọng và phương sai

Lợi nhuận

(Ri)

Xác suất (Pi)

(Ri)(Pi) [Ri – E(R)]2(Pi)

Tổng =1,00 Lợi nhuận kỳ vọng E(R)=0,090 Phương sai σ2=0,00703

Để đo lường độ phân tán hay khác biệt giữa lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận

kỳ vọng, người ta dùng độ lệch chuẩn (σ) Độ lệch chuẩn chính là căn bậc 2 của phương sai:

[

Trong ví dụ trên nếu chúng ta lấy căn bậc 2 của phương sai σ2= 0,00703 thì

sẽ có được giá trị của độ lệch chuẩn là 0,0838 hay 8,38% Điều này có ý nghĩa là khác biệt giữa lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận kỳ vọng là 8,38%

Trang 3

Trung t©m §µo t¹o, Båi d−ìng & T− vÊn vÒ Ng©n hµng, Tµi chÝnh & Chøng kho¸n

2.2 Hệ số biến đổi (coefficient of variation)

Độ lệch chuẩn đôi khi cho chúng ta những kết luận không chính xác khi so sánh rủi

ro của hai dự án nếu như chúng rất khác nhau về quy mô Ví dụ xem xét hai dự án đầu tư A và B có phân phối xác suất như sau:

Nếu nhìn vào độ lệch chuẩn chúng ta thấy rằng độ lệch chuẩn của B lớn hơn A Liệu

có thể kết luận rằng dự án B rủi ro hơn A hay không? Nếu chỉ đơn thuần nhìn vào độ lệch chuẩn có thể kết luận như vậy, nhưng vấn đề ở đây là cần so sánh xem quy mô lợi nhuận kỳ vọng của hai dự án này như thế nào Dự án B có độ lệch chuẩn là 8% trong khi dự án A chỉ có 6% nhưng lệch 8% của quy mô lợi nhuận kỳ vọng là 1000$

sẽ rất nhỏ so với lệch 6% của quy mô lợi nhuận kỳ vọng 1 triệu $ Để khắc phục tình trạng này chúng ta dùng chỉ tiêu hệ số biến đổi CV (coefficient of variation):

) R ( E

Trong ví dụ trên, dự án A có CV = 0,75 trong khi dự án B có CV = 0,33 Có thể nói

dự án A rủi ro hơn dự án B

Tóm lại, rủi ro là sự không chắc chắn, nó chính là khác biệt giữa giá trị thực

tế so với giá trị kỳ vọng Trong phạm vi chuyên đề này chúng ta quan sát lợi nhuận Rủi ro ở đây chính là khác biệt giữa lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận kỳ vọng Để

đo lường được rủi ro trước hết chúng ta phải xác định được lợi nhuận kỳ vọng, kế đến xác định độ lệch chuẩn của lợi nhuận so với lợi nhuận kỳ vọng Ngoài ra, cần lưu ý loại trừ sự ảnh hưởng của yếu tố qui mô bằng cách sử dụng hệ số biến đổi CV

để so sánh mức độ rủi ro khác nhau khi quy mô lợi nhuận kỳ vọng khác nhau đáng

kể

3 THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI RỦI RO

Để minh họa và phân biệt thái độ của nhà đầu tư đối với rủi ro, chúng ta xem xét trò chơi có tên Let’s Make a Deal do Monty Hall điều khiển chương trình như sau : Monty Hall giải thích rằng bạn được phép giữ lấy bất cứ thứ gì bạn tìm thấy khi

mở cửa số 1 hoặc số 2 Đằng sau một trong hai cửa này là 10.000$ trong khi cửa còn

Trang 4

lại là một đống vỏ xe đã sử dụng có giá trị thị trường là 0 Hall cũng cho biết thêm rằng bạn có quyền được mở một trong hai cửa và có thể trúng giải thưởng 10.000$ nếu mở đúng cửa hoặc nhận đống vỏ xe vứt đi nếu mở sai cửa Ngoài ra, Hall có thể cho bạn một số tiền nếu như bạn từ bỏ quyền được mở cửa của bạn, cũng đồng nghĩa với từ bỏ lợi nhuận kỳ vọng để nhận lấy một số tiền chắc chắn

Nói tóm lại, các lựa chọn của bạn có thể là mở cửa hoặc không mở cửa Nếu mở cửa bạn có khả năng trúng giải và nhận 10.000$ cũng có khả năng trật giải và nhận 0$ Nếu bạn chọn không mở cửa bạn sẽ được một số tiền chắc chắn Rõ ràng việc chọn lựa của bạn tùy thuộc vào số tiền mà Hall sẽ trả cho bạn để bạn hủy bỏ cái quyền được mở cửa của mình Giả sử rằng nếu Hall trả bạn 2.999$ hay ít hơn số này thì bạn sẽ chọn phương án mở cửa và kỳ vọng sẽ trúng giải Nếu Hall trả cho bạn 3.000$ bạn không thể quyết định được nên chọn phương án nào: mở cửa hay lấy tiền Nhưng nếu Hall trả bạn 3.001$ hay cao hơn nữa bạn sẽ chọn phương án lấy tiền

và từ bỏ việc mở cửa

Với phương án mở cửa bạn có cơ hội 50/50 sẽ nhận 10.000$ hoặc 0$ Số tiền

kỳ vọng của bạn do đó là: (10.000 x 0,5) + (0 x 0,5) = 5.000$ Nhưng khi Hall trả bạn 3.000$ bạn không quyết định được nên chọn phương án nào Điều này chứng tỏ rằng bạn bàng quan khi đứng trước 2 phương án: (1) có được 5.000$ với rủi ro kèm theo và (2) có được 3.000$ không có rủi ro kèm theo Số tiền 3.000$ ở đây làm cho bạn cảm thấy không có sự khác biệt giữa việc lựa chọn lấy 3.000$ với sự chắc chắn hoặc lấy 5.000$ với rủi ro kèm theo Số tiền này được gọi là số tiền chắc chắn tương đương (certainty equivalent – CE) với số tiền lớn hơn nhưng rủi ro hơn Dựa vào số tiền chắc chắn tương đương này, người ta đưa ra định nghĩa thái độ đối với rủi ro như sau :

• CE < giá trị kỳ vọng => risk aversion (ngại rủi ro)

• CE = giá trị kỳ vọng => risk indifference (bàng quan với rủi ro)

• CE > giá trị kỳ vọng => risk preference (thích rủi ro)

Đối với những người ngại rủi ro, chênh lệch giữa giá trị kỳ vọng và CE chính

là phần giá trị tăng thêm để bù đắp rủi ro (risk premium) Trong phạm vi môn học này chúng ta xem các nhà đầu tư như là những người ngại rủi ro Do đó, phải có giá trị tăng thêm trong trường hợp dự án đầu tư rủi ro hơn

Trang 5

Trung t©m §µo t¹o, Båi d−ìng & T− vÊn vÒ Ng©n hµng, Tµi chÝnh & Chøng kho¸n

4 LỢI NHUẬN VÀ RỦI RO CỦA MỘT DANH MỤC ĐẦU TƯ

Từ đầu chuyên đề đến giờ chúng ta xét lợi nhuận và rủi ro của những khoản đầu tư riêng biệt Thực tế nhà đầu tư ít khi nào dồn hết toàn bộ tài sản của mình vào một khoản đầu tư duy nhất Do vậy, cần bàn thêm về danh mục đầu tư và rủi ro của danh mục đầu tư Danh mục đầu tư (portfolio) là sự kết hợp của 2 hay nhiều chứng khoán hoặc tài sản trong đầu tư

4.1 Lợi nhuận của danh mục đầu tư

Lợi nhuận kỳ vọng của danh mục đầu tư đơn giản chỉ là trung bình có trọng

số của các lợi nhuận kỳ vọng của từng chứng khoán trong danh mục đầu tư Trọng

số ở đây chính là tỷ trọng của từng loại chứng khoán trong danh mục đầu tư Công thức tính lợi nhuận kỳ vọng của danh mục đầu tư Ep(R) như sau:

) R ( E W )

trong đó Wj là tỷ trọng của chứng khoán j, Ej(R) là lợi nhuận kỳ

vọng của chứng khoán j, và m là tổng số chứng khoán có trong danh mục đầu tư Ví

dụ xem xét danh mục đầu tư được mô tả như sau:

Nếu trị giá của hai chứng khoán này bằng nhau trong danh mục đầu tư thì lợi nhuận

kỳ vọng của danh mục đầu tư sẽ là:

(0,5)14,0 + (0,5)11,5 = 12,75%

4.2 Rủi ro của danh mục đầu tư

Rủi ro của danh mục đầu tư được đo lường bởi độ lệch chuẩn của danh mục đầu tư Không giống lợi nhuận, việc xác định độ lệch chuẩn của danh mục đầu tư rất phức tạp do ảnh hưởng của yếu tố đồng phương sai (covariance), tức là mức độ quan

hệ giữa rủi ro của các chứng khoán trong danh mục đầu tư Độ lệch chuẩn của danh mục đầu tư được xác định bởi công thức:

Trang 6

chứng khoán k trong danh mục, và σj,k là đồng phương sai giữa lợi nhuận của chứng khoán j và k Đồng phương sai lợi nhuận của 2 chứng khoán là chỉ tiêu đo lường mức độ quan hệ tuyến tính giữa 2 chứng khoán Đồng phương sai được xác định bởi công thức:

k j k

Ví dụ chúng ta có hai cổ phiếu 1 và 2 trong một danh mục đầu tư Cổ phiếu 1

có lợi nhuận kỳ vọng hàng năm là 16% với độ lệch chuẩn 15% Cổ phiếu 2 có lợi nhuận kỳ vọng là 14% với độ lệch chuẩn là 12% Hệ số tương quan giữa 2 cổ phiếu này là 0,4 Nếu nhà đầu tư bỏ tiền bằng nhau vào 2 cổ phiếu này thì:

a Lợi nhuận kỳ vọng của danh mục đầu tư sẽ là: Ep(R) = (0,5)16 + (0,5)14 = 15%

b Độ lệch chuẩn của danh mục đầu tư sẽ là:

5 ĐA DẠNG HOÁ DANH MỤC ĐẦU TƯ NHẰM GIẢM RỦI RO

Trong phần này chúng ta xem xét chiến lược đầu tư đa dạng hoá nhằm giảm rủi ro Phương châm ở đây dựa vào câu phương ngôn “Đừng bỏ tất cả các quả trứng của bạn vào cùng một giỏ” (Don’t put all your eggs in one basket)

Đa dạng hoá danh mục đầu tư nhằm cắt giảm rủi ro ở đây có nghĩa là kết hợp đầu tư vào nhiều loại chứng khoán mà các chứng khoán này không có tương quan cùng chiều với nhau một cách hoàn hảo, nhờ vậy biến động giảm lợi nhuận của chứng khoán này có thể được bù đắp bằng biến động tăng lợi nhuận của chứng

Trang 7

Trung t©m §µo t¹o, Båi d−ìng & T− vÊn vÒ Ng©n hµng, Tµi chÝnh & Chøng kho¸n

khoán khác Ngoài ra người ta còn đa dạng hoá nhằm cắt giảm rủi ro bằng cách đầu

tư vào thị trường chứng khoán quốc tế thay vì chỉ tập trung đầu tư vào thị trường chứng khoán của một quốc gia nào đó

Hình vẽ 5.1 dưới đây minh họa sự cắt giảm rủi ro nhờ kết hợp đầu tư đa dạng vào hai chứng khoán A và B thay vì chỉ đầu tư vào một loại chứng khoán duy nhất Hai chứng khoán này có hệ số tương quan nghịch nên khi kết hợp hai chứng khoán này lại trong một danh mục đầu tư thì rủi ro sẽ được loại trừ

Cụ thể hơn, giả sử bạn đang xem xét đầu tư vào một đảo quốc, ở đó có hai mùa mưa và nắng, và có hai công ty hoạt động: một công ty chuyên sản xuất và kinh doanh áo đi mưa và một công ty chuyên sản xuất và kinh doanh kem chống nắng Hệ

số tương quan lợi nhuận của hai công ty này là r1,2 = - 1, vì sáu tháng mùa nắng công ty sản xuất kem chống nắng thu được lợi nhuận cao trong khi công ty sản xuất

áo đi mưa không có lợi nhuận Ngược lại, sáu tháng mùa mưa, công ty sản xuất áo đi mưa thu được lợi nhuận cao trong khi công ty sản xuất kem chống nắng không có lợi nhuận Là nhà đầu tư khôn ngoan, thay vì dồn toàn bộ vốn đầu tư vào một trong hai công ty, bạn nên đầu tư vào một danh mục gồm 50% cổ phiếu công ty sản xuất kem chống nắng và 50% cổ phiếu công ty sản xuất áo đi mưa Như vậy, quanh năm dù mùa mưa hay mùa nắng bạn đều có cơ hội kiếm được lợi nhuận từ danh mục đầu tư trên

Như đã nói, sự kết hợp các chứng khoán không có quan hệ tương quan cùng chiều hoàn hảo sẽ giảm được rủi ro biến động lợi nhuận đầu tư chứng khoán Để thấy rủi ro được giảm như thế nào, chúng ta chia rủi ro của danh mục đầu tư ra làm hai loại:

• Rủi ro hệ thống (systematic risk) – rủi ro do sự biến động lợi nhuận của chứng

khoán hay của danh mục đầu tư do sự thay đổi lợi nhuận trên thị trường nói chung,

Trang 8

được gây ra bởi các yếu tố như tình hình nền kinh tế, cải tổ chính sách thuế, thay đổi tình hình năng lượng thế giới… Nó chính là phần rủi ro chung cho tất cả các loại chứng khoán và do đó không thể giảm được bằng việc đa dạng hoá danh mục đầu tư Loại rủi ro này còn được gọi là rủi ro thị trường (market risk) và được đo lường bằng

hệ số bê-ta

• Rủi ro phi hệ thống (unsystematic risk) – rủi ro xảy ra đối với một công ty hay

một ngành kinh doanh nào đó, nó độc lập với các yếu tố như tình hình kinh tế, chính trị hay những yếu tố mang tính chất hệ thống và ảnh hưởng đến toàn bộ các chứng khoán có trên thị trường

Rủi ro phi hệ thống chỉ ảnh hưởng đến một công ty hay một ngành nào đó Chẳng hạn một cuộc đình công hay một đối thủ cạnh tranh phát triển sản phẩm mới hay một phát minh ra công nghệ tiên tiến của công ty nào đó làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của một

công ty hay một ngành chứ không thể ảnh hưởng đến toàn bộ thị trường nói chung Loại rủi ro phi hệ thống có thể giảm được bằng chiến lược đầu tư da dạng hoá

Hình 5.2 dưới đây biểu diễn sự kết hợp hai loại rủi ro và mối quan hệ giữa rủi

ro và số lượng chứng khoán trong danh mục đầu tư, theo đó khi số lượng chứng khoán trong danh mục đầu tư tăng lên thì rủi ro nói chung giảm xuống

Hình 5.2: Rủi ro hệ thống và rủi ro phi hệ thống

Trang 9

Trung tâm Đào tạo, Bồi d−ỡng & T− vấn về Ngân hàng, Tài chính & Chứng khoán

Chuyên đề

Kỹ năng quản trị doanh thu - chi phí – lợi nhuận

2.1 Quản trị doanh thu, chi phí và lợi nhuận kinh doanh

2.1.1 Doanh thu của doanh nghiệp

Căn cứ vào nguồn hình thành, doanh thu của doanh nghiệp bao gồm:

1 Doanh thu từ hoạt động kinh doanh gồm doanh thu hoạt động kinh doanh thụng thường và doanh thu hoạt động tài chớnh:

a) Doanh thu hoạt động kinh doanh thụng thường là toàn bộ số tiền phải thu phỏt sinh trong kỳ từ việc bỏn sản phẩm hàng hoỏ, cung cấp dịch vụ của cụng ty Đối với cụng ty thực hiện cung cấp sản phẩm, dịch vụ cụng ớch, doanh thu bao gồm cả cỏc khoản trợ cấp của Nhà nước cho cụng ty khi cụng ty thực hiện cung cấp sản phẩm, dịch vụ theo nhiệm vụ Nhà nước giao mà thu khụng đủ bự đắp chi;

b) Doanh thu từ hoạt động tài chớnh bao gồm: cỏc khoản thu phỏt sinh từ tiền bản quyền, cho cỏc bờn khỏc sử dụng tài sản của cụng ty, tiền lói từ việc cho vay vốn, lói tiền gửi, lói bỏn hàng trả chậm, trả gúp, lói cho thuờ tài chớnh; chờnh lệch lói

do bỏn ngoại tệ, chờnh lệch tỷ giỏ ngoại tệ; chờnh lệch lói chuyển nhượng vốn và lợi nhuận được chia từ việc đầu tư ra ngoài cụng ty (bao gồm cả phần lợi nhuận sau thuế sau khi để lại trớch cỏc Quỹ của cụng ty trỏch nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viờn; lợi nhuận sau thuế được chia theo vốn nhà nước và lợi nhuận sau thuế trớch lập Quỹ đầu tư phỏt triển của cụng ty thành viờn hạch toỏn độc lập)

2 Thu nhập khỏc gồm cỏc khoản thu từ việc thanh lý, nhượng bỏn tài sản cố định, thu tiền bảo hiểm được bồi thường cỏc khoản nợ phải trả nay mất chủ được ghi tăng thu nhập, thu tiền phạt khỏch hàng do vi phạm hợp đồng và cỏc khoản thu khỏc

4 Đối với cỏc doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đặc thự như ngõn hàng, bảo hiểm thỡ việc xỏc định doanh thu ỏp dụng theo quy định của phỏp luật điều chỉnh đối với lĩnh vực kinh doanh này

Trang 10

Doanh thu của doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn đối với toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh thu từ hoạt động kinh doanh, nó đảm bảo trang trải các chi phí, thực hiện tái sản xuất, thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước

Doanh thu bán hàng thường chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Doanh thu bán hàng là toàn bộ tiền về tiêu thụ sản phẩm và cung cấp dịch vụ cho khách hàng, sản phẩm được coi là kết thúc quá trình tiêu thụ khi đơn vị mua chấp nhận trả tiền Đối với các loại hình doanh nghiệp khác nhau, nội dung xác định doanh thu khác nhau

+ Đối với các cơ sở sản xuất, khai thác, chế biến; doanh thu là toàn bộ tiền bán sản phẩm, nửa thành phẩm, bao bì, nguyên vật liệu

+ Đối với ngành xây dựng, doanh thu là giá trị công trình hoàn thành bàn giao + Đối với ngành vận tải, doanh thu là tiền cước phí

+ Đối với ngành thương nghiệp, ăn uống, doanh thu là tiền bán hàng

+ Đối với hoạt động đại lý, uỷ thác, doanh thu là tiền hoa hồng

+ Đối với ngành kinh doanh, dịch vụ; doanh thu là tiền dịch vụ

+ Đối với hoạt động kinh doanh tiền tệ, doanh thu là số chênh lệch giữa lãi cho vay với lãi huy động

+ Đối với hoạt động bảo hiểm, doanh thu là số tiền bảo hiểm khách hàng mua + Đối với hoạt động cho thuê, doanh thu là toàn bộ tiền thuê

+ Đối với hoạt động biểu diễn văn hoá, nghệ thuật, thể dục thể thao, doanh thu là tiền bán vé

2.2 Chi phí kinh doanh

2.2.1 Chi phí sản xuất

Trong quá trình sản xuất- kinh doanh, doanh nghiệp phải tiêu hao các loại vật tư, nguyên vật liệu , hao mòn (khấu hao) máy móc thiết bị, trả lương

Đó là các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để đạt được mục tiêu kinh doanh

Do vậy, có thể nói chi phí sản xuất của một doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền toàn

bộ các hao phí về vật chất và về lao động mà doanh nghiệp phải bỏ ra để sản xuất sản phẩm trong một thời kỳ nhất định; các chi phí này phát sinh hàng ngày gắn liền với từng vị trí sản xuất, từng sản phẩm và loại hoạt động sản xuất- kinh doanh, cho nên việc tổng hợp tính toán chi phí sản xuất cần được tiến hành trong từng khoản thời gian nhất định, không phân biệt các sản phẩm sản xuất đã hoàn thành hay chưa hoàn thành Để quản lý và kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện các định mức chi phí, tính toán

được kết quả tiết kiệm chi phí ở từng bộ phận sản xuất và toàn xí nghiệp Cần phải tiến hành phân loại chi phí sản xuất Phân loại chi phí sản xuất có tác dụng để kiểm

Trang 11

Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng & Tư vấn về Ngân hàng, Tài chính & Chứng khoán

tra và phân tích quá trình phát sinh chi phí và hình thành giá thành sản phẩm Có nhiều cách phân loại chi phí sản xuất:

- Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố, tức là sắp xếp các chi phí có cùng tính chất kinh tế vào một loại; mỗi loại là một yếu tố chi phí; theo cách phân loại này chi phí sản xuất bao gồm 3 nhóm yếu tố:

+ Chi phí vật tư

+ Lương công nhân trực tiếp

+ Chi phí sản xuất chung

- Phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục tính giá thành Cách phân loại này dựa vào công dụng kinh tế địa điểm, phát sinh của chi phí để sắp xếp chi phí thành những khoản mục nhất định

- Phân loại chi phí sản xuất thành chi phí cố định và chi phí biến đổi

- Phân loại chi phí sản xuất thành chi phí cơ bản và chi phí chung

Để quản lý tốt chi phí, ngoài phân loại chi phí các doanh nghiệp cần phải xem xét kết cấu chi phí sản xuất để xác định tỷ trọng và xu hướng thay đổi trong mỗi loại chi phí sản xuất

Kết cấu chi phí sản xuất là tỷ trọng giữa các yếu tố chi phí trong tổng số chi phí sản xuất Các doanh nghiệp trong cùng một ngành và giữa các ngành khác nhau có kết cấu chi phí sản xuất khác nhau Có nhiều nhân tố ảnh hưởng tới kết cấu chi phí sản xuất, trong đó những nhân tố chủ yếu là: đặc điểm sản xuất của từng doanh nghiệp, các giai đoạn sản xuất khác nhau, trình độ kỹ thuật, trang thiết bị, loại hình

và quy mô sản xuất, điều kiện tự nhiên, công tác tổ chức, quản lý

Mục tiêu nghiên cứu kết cấu chi phí sản xuất nhằm:

+ Xác định tỷ trọng và xu hướng thay đổi của từng yếu tố chi phí sản xuất

+ Kiểm tra giá thành sản phẩm và xác định nhiệm vụ cụ thể cho việc phấn đấu hạ giá thành sản phẩm

2.2.2 Chi phí lưu thông sản phẩm

Trong sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường việc tiêu thụ sản phẩm đối với một doanh nghiệp là hết sức quan trọng Khối lượng sản phẩm hàng hoá tiêu thụ ảnh hưởng quyết định tới quy mô sản xuất kinh doanh Để thực hiện việc tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp phải bỏ những chi phí nhất định

Chi phí lưu thông sản phẩm bao gồm chi phí trực tiếp đến việc tiêu thụ sản phẩm

và chi phí marketing

- Chi phí trực tiếp tiêu thụ sản phẩm: đóng gói, bao bì, vận chuyển, bảo quản

Trang 12

- Chi phí marketing: điều tra nghiên cứu thị trường quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, chi phí bảo hành

2.2.3 Giá thành sản phẩm

Nghiên cứu chi phí sản xuất chưa cho ta biết lượng chi phí cần thiết cho việc hoàn thành sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm nhất định Hơn nữa trong hoạt động kinh doanh, khi quyết định lựa chọn phương án kinh doanh một loại sản phẩm nào đó doanh nghiệp cần phải tính đến lượng chi phí bỏ ra để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

đó Do vậy doanh nghiệp cần phải xác định giá thành sản phẩm

Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí của doanh nghiệp để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm nhất định

Giữa giá thành sản phẩm và chi phí sản xuất có sự giống nhau và khác nhau, chi phí sản xuất hợp thành giá thành phẩm Nhưng không phải toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ đều được tính vào giá thành sản phẩm trong kỳ Giá thành sản phẩm biểu hiện lượng chi phí để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ một đơn vị hay một khối luượng sản phẩm nhất định, còn chi phí sản xuất và lưu thông sản phẩm thể hiện số chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong một thời kỳ nhất định

Trong phạm vi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có thể phân biệt giá thành sản xuất sản phẩm và giá thành tiêu thụ sản phẩm Giá thành sản xuất sản phẩm (đối với sản phẩm xây dựng là giá thành thi công) bao gồm toàn bộ chi phí bỏ ra để hoàn thành việc sản xuất sản phẩm Giá thành tiêu thụ sản phẩm hàng hoá còn được gọi là giá thành toàn bộ sản phẩm bao gồm toàn bộ chi phí để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

Trên góc độ kế hoạch hoá, giá thành sản phẩm của doanh nghiệp được phân biệt thành giá thành kế hoạch và giá thành thực tế

Các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường buộc phải quan tâm tới việc giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm Hạ giá thành sản phẩm là điều kiện cơ bản để doanh nghiệp thực hiện tốt việc tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp có thể hạ giá bán để tiêu thụ và thu hồi vốn nhanh Đồng thời hạ giá thành là yếu tố quan trọng để tăng lợi nhuận

Hạ giá thành sản phẩm trong kỳ xác định cho những sản phẩm so sánh được thông qua 2 chỉ tiêu: mức giảm giá thành và tỷ lệ hạ giá thành sản phẩm

+ Mức giảm giá thành:

Gọi ∆z: là mức giảm giá thành của sản phẩm so sánh được

Q1i: là lượng sản phẩm loại i kỳ báo cáo

z1i: là giá thành sản phẩm loại i kỳ báo cáo

Trang 13

Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng & Tư vấn về Ngân hàng, Tài chính & Chứng khoán

z0i: là giá thành sản phẩm loại i kỳ gốc

Ta có: ( 1 0 )

Z i Z n

+ Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ

+ Tổ chức lao động khoa học và chiến lược sử dụng con người

+ Tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh và tài chính

2.2.4 Chi phí hoạt động kinh doanh

Chi phí hoạt động kinh doanh bao gồm các chi phí có liên quan đến quá trình hoạt

động kinh doanh của doanh nghiệp

- Dựa vào tính chất các yếu tố chi phí: chi phí hoạt động kinh doanh được chia thành các loại sau:

+ Chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, động lực (gọi tắt là chi phí vật tư) + Chi phí khấu hao tài sản cố định (KHTSCĐ)

+ Chi phí KHTSCĐ được xác định dựa vào nguyên giá TSCĐ cần tính khấu hao và

tỷ lệ KHTSCĐ

+ Chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp có tính chất lương

+ Chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn

+ Chi phí dịch vụ mua ngoài

+ Thuế và các khoản chi khác

- Dựa vào nội dung các yếu tố chi phí: chi phí hoạt động kinh doanh được chia thành các khoản mục chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp

đồ dùng, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bảo hành, quảng cáo

Trang 14

+ Chi phí quản lý doanh nghiệp, gồm các chi phí quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và các chi phí chung các có liên quan tới toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như: tiền lương và các khoản phụ cấp trả cho Ban giám đốc và nhân viên quản lý ở các phòng ban, chi phí vật liệu để dùng cho văn phòng, KHTSCĐ dùng chung cho doanh nghiệp, các khoản thuế, lệ phí, bảo hiểm, chi phí dịch vụ mua ngoài, các chi phí khác chung cho toàn doanh nghiệp như: lãi vay, dự phòng phí kiểm toán, tiếp tân, tiếp khách, công tác phí

2.2.5 Chi phí hoạt động tài chính và chi phí bất thường

- Chi phí hoạt động tài chính bao gồm: chi phí liên doanh liên kết, chi phí thuê tài sản, chi phí mua, bán chứng khoán

- Chi phí bất thường bao gồm: Chi phí nhượng bán thanh lý TSCĐ, giá trị tổn thất sau khi đã giảm trừ và chi phí bất thường khác

2.3 Thuế và cách tính thuế trong doanh nghiệp

Đối với doanh nghiệp, thuế là một khoản chi của doanh nghiệp Vì vậy khi quyết

định phương án kinh doanh, doanh nghiệp phải tính tới các khoản thuế và tiền thuế phải nộp cho mặt hàng và ngành nghề dự định kinh doanh

Trong mỗi doanh nghiệp, thuế được tính bắt đầu từ khi doanh nghiệp có doanh thu (thuế doanh thu, VAT) tiếp đó là thuế thu nhập doanh nghiệp và các khoản thuế khác sau khi phân phối kết quả

Như vậy, mỗi doanh nghiệp thông thường phải tính, nộp các khoản thuế sau:

2.3.1 Thuế giá trị gia tăng (VAT)

Luật thuế giá trị gia tăng, bắt đầu có hiệu lực từ năm 1999 ở Việt Nam

VAT được tính theo 2 cách, hoặc theo phương pháp khấu trừ hoặc theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng

- Theo phương pháp khấu trừ: Số thuế phải nộp bằng thuế giá trị gia tăng đầu ra (thu hộ) trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào (nộp hộ)

VAT nộp trong kỳ

= VAT thu hộ

- VAT Nộp hộ

VAT thu hộ được tính bằng cách lấy thuế suất VAT nhân với doanh thu Hay VAT đầu ra bằng giá tính thuế của hàng hoá, dịch vụ bán ra nhân với thuế suất Trong đó, giá tính thuế là giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng

VAT nộp hộ được tính bằng cách lấy thuế suất VAT nhân với chi phí mua Hay VAT đầu vào bằng tổng số thuế giá trị gia tăng đã thanh toán được ghi trên hoá đơn

Trang 15

Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng & Tư vấn về Ngân hàng, Tài chính & Chứng khoán

giá trị gia tăng mua hàng hoá dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng hàng hoá nhập khẩu

Ví dụ: Một sản phẩm được sản xuất ra phải trải qua các công đoạn sau đây:

Bông → Sợi → Vải → áo

↓ ↓ ↓ ↓

Giá trị 40 Giá trị 50 Giá trị 70 Giá trị 80

Cho biết các giá trị trên chưa có VAT VAT thuế suất 10% cho cả mua và bán Ta tính VAT như sau:

- Cơ sở sản xuất bông nộp thuế 40 x 10% = 4

- Cơ sở sản xuất sợi nộp thuế: 50 x 10% - 40 x 10% = 1

- Cơ sở sản xuất vải nộp thuế: 70 x 10% - 50 x 10% = 2

- Cơ sở sản xuất áo nộp thuế: 80 x 10% - 70 x 10% = 1

Vậy tổng VAT phải nộp: 4 + 1 + 2 + 1 = 80 x 10% = 8

- Có nghĩa là người tiêu dùng áo phải chịu thuế 8 và 4 cơ sở trên phải nộp thuế cũng là 8

Phương pháp khấu trừ được áp dụng đối với mọi loại hình doanh nghiệp trừ các cơ

sở nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp và các cơ sở không thuộc diện tính thuế giá trị gia tăng

2.3.2 Thuế tiêu thụ đặc biệt

Về bản chất giống VAT, nhưng khác với thuế này ở các nội dung sau:

- Thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng thuế suất cao và chỉ thu trên những mặt hàng có tích luỹ lớn và xét thấy cần phải hạn chế kinh doanh, nhập khẩu hoặc tiêu dùng

- Thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ thu một lần ở khâu sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu

2.3.3 Thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế thu nhập doanh nghiệp là thuế thu trên lợi nhuận doanh nghiệp; thuế suất

được quy định theo thuế suất tỷ lệ cố định không phân biệt ngành nghề kinh doanh Phương pháp xác định:

Trang 16

DE: Lãi sau thuế (lãi ròng)

Nếu D'D là thuế TNDN => D'E thu nhập chịu thuế

2.3.4 Thuế khác (xem luật thuế hiện hành)

2.4 Lợi nhuận và phân phối lợi nhuận

- Lợi nhuận của doanh nghiệp được xem xét ở đây là lợi nhuận sau thuế, nó bao gồm lợi nhuận sau thuế từ hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và các hoạt

động khác

+ Lợi nhuận hoạt động kinh doanh là khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ trừ đi chi phí hoạt động kinh doanh, bằng lợi nhuận trước thuế từ hoạt động kinh doanh trừ đi thuế thu nhập doanh nghiệp

+ Lợi nhuận của hoạt động tài chính là chênh lệch giữa doanh thu hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tài chính, bao gồm các hoạt động cho thuê tài sản, mua, bán trái phiếu, chứng khoán, mua bán ngoại tệ, lãi tiền gửi ngân hàng, lãi cho vay, lãi

cổ phần và lãi do góp vốn liên doanh

+ Lợi nhuận của hoạt động khác là chênh lệch giữa doanh thu từ hoạt động khác

và chi phí từ hoạt động khác, bao gồm các khoản phải trả không có chủ nợ thu hồi lại, các khoản nợ khó đòi đã được duyệt, nhượng bán tài sản sau khi đã trừ đi chi phí tương ứng

- Phân phối lợi nhuận

Phân phối lợi nhuận nhằm mục đích chủ yếu tái đầu tư mở rộng năng lực hoạt

động sản xuất kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn của doanh nghiệp, khuyến

Trang 17

Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng & Tư vấn về Ngân hàng, Tài chính & Chứng khoán

khích người lao động nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Lợi nhuận sau thuế, sau khi chi trả các khoản nộp phạt và các khoản phải trả khác nếu có, được trích lập các quỹ doanh nghiệp: như quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, quỹ khen thưởng và phúc lợi

Về nguyên tắc, lợi nhuận doanh nghiệp được chia làm 2 phần, 1 phần đem chia và phần không chia Tỷ lệ phần đem chia và không chia, cũng như tỷ lệ hình thành các quỹ doanh nghiệp tuỳ thuộc vào chính sách của Nhà nước (đối với doanh nghiệp Nhà nước) chính sách chia lãi cổ phần của đại hội cổ đông (đối với công ty cổ phần) ở mỗi nước, tuỳ từng thời kỳ nhất định

ở Việt Nam hiện nay, lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp Nhà nước được phân phối theo Nghị định 199/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 ban hành Quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác Cụ thể theo trình tự như sau:

Điều 27, phân phối lợi nhuận:

1 Lợi nhuận thực hiện của công ty sau khi bù đắp lỗ năm trước theo quy định của Luật thuế TNDN và nộp thuế TNDN được phân phối như sau:

a Chia lãi cho các thành viên góp vốn liên kết theo quy định của hợp đồng (nếu có)

b Bù đắp các khoản lỗ của các năm trước đã hết thời hạn được trừ vào lợi nhuận trước thuế

c Trích 10% vào quỹ dự phòng tài chính, khi số dư quỹ bằng 25% vốn điều lệ thì không trích nữa

d Trích lập các quỹ đặc biệt từ lợi nhuận sau thuế theo tỷ lệ đã được nhà nước quy định đối với các công ty đặc thù mà pháp luật quy định phải trích lập

e Số còn lại sau khi lập các quỹ quy định tại điểm a, b, c, d nói trên được phân phối theo tỷ lệ giữa vốn nhà nước đầu tư tại công ty và vốn công ty tự huy động bình quân trong năm

Vốn do công ty tự huy động là số tiền công ty huy động do phát hành trái phiếu, tín phiếu, vay của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trên cơ sở công ty tự chịu trách nhiệm hoàn trả cả gốc và lãi cho người cho vay theo cam kết, trừ các khoản vay

có bảo lãnh của Chính phủ, Bộ Tài chính và các khoản vay được hỗ trợ lãi suất

2 Phần lợi nhuận được chia theo vốn nhà nước đầu tư được dùng để tái đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại công ty nhà nước Trường hợp không cần thiết bổ sung vốn nhà nước tại công ty nhà nước, đại diện chủ sở hữu quyết định điều động về quỹ tập trung để đầu tư vào các công ty khác Thủ tường chính phủ quyết định thành lập quỹ này

Trang 18

3 Lợi nhuận được chia theo vốn tự huy động được phân phối như sau:

a Trích tối thiểu 30% vào quỹ đầu tư phát triển của công ty

b Trích tối đa 5% lập quỹ thưởng Ban quản lý điều hành công ty Mức trích một năm không quá 500 triệu đồng (đối với công ty có hội đồng quản trị) và 200 triệu

đồng (đối với công ty không có hội đồng quản trị) với điều kiện tỷ suất lợi nhuận thực hiện trước thuế trên vốn nhà nước tại công ty phải bằng hoặc lớn hơn tỷ suất lợi nhuận kế hoạch

c Số lợi nhuận còn lại được phân phối vào quỹ khen thưởng, phúc lợi của công

ty Mức trích vào mỗi quỹ do Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc công ty không có hội

đồng quản trị quyết định sau khi tham khảo ý kiến của Ban chấp hành Công đoàn công ty

4 Đại diện chủ sở hữu quyết định tỷ lệ trích cụ thể của các quỹ đầu tư phát triển

và quỹ khen thưởng ban quản lý điều hành công ty trên cơ sở để nghị của Hội đồng quản trị (đối với công ty có hội đồng quản trị) hoặc giám đốc (đối với công ty không

có hội đồng quản trị)

5 Đối với công ty nhà nước hoạt động trong lĩnh vực độc quyền được trích tối đa không quá 3 tháng lương thực hiện cho 2 quỹ khen thưởng và phúc lợi Số lợi nhuận còn lại sau khi trích quỹ phúc lợi và khen thưởng được bổ sung vào quỹ đầu tư phát triển của công ty

6 Đối với công ty thành lập mới trong 2 năm liền kề từ khi có lãi nếu phân phối lợi nhuận như trên mà 2 quỹ khen thưởng và phúc lợi không được 2 tháng lương thực hiện được giảm phần trích quỹ đầu tư phát triển để đảm bảo đủ 2 tháng lương cho 2 quỹ này Mức giảm tối đa bằng toàn bộ số trích quỹ đầu tư phát triển trong kỳ phân phối lợi nhuận của năm đó

7 Đối với công ty nhà nước được thiết kế và thực tế thường xuyên, ổn định cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích do nhà nước đặt hàng hoặc giao kế hoạch khi phân phối lợi nhuận như trên mà không đủ trích quỹ khen thưởng và phúc lợi theo 2 tháng lương, thực hiện như sau:

a Trường hợp lãi ít công ty được giảm trích quỹ đầu tư phát triển, giảm phần lợi nhuận được chia theo vốn nhà nước để cho đủ 2 tháng lương cho 2 quỹ Nếu giảm toàn bộ só tiền trên mà vẫn không chưa đủ 2 tháng lương cho 2 quỹ thì sẽ được Nhà nước trợ cấp cho đủ

b Trường hợp không có lãi thì Nhà nước sẽ trợ cấp đủ để trích lập 2 quỹ khen thưởng, phúc lợi bằng 2 tháng lương

Điều 28, Mục đích sử dụng các quỹ:

1 Quỹ dự phòng tài chính được dùng để:

Trang 19

Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng & Tư vấn về Ngân hàng, Tài chính & Chứng khoán

a Bù đắp những tổn thất, thiệt hại về tài sản, công nợ không đòi được xảy ra trong quá trình kinh doanh

b Bù đắp khoản lỗ của công ty theo quyết định của Hội đồng quản trị hoặc đại diện chủ sở hữu

2 Quỹ đầu tư phát triển được dùng để bổ sung vốn điều lệ cho công ty

Mức thưởng theo quy định tại điểm a, b, c khoản này do Tổng giám đốc hoặc giám đốc quyết định Riêng điểm a cần có ý kiến của công đoàn công ty trước khi quyết định

4 Quỹ phúc lợi được dùng để:

a Đầu tư xây dựng hoặc sửa chữa các công trình phúc lợi của công ty

b Chi cho các hoạt động của phúc lợi công cộng của tập thể công nhân viên công ty, phúc lợi xã hội

c Góp một phần vốn để đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi chung trong ngành hoặc với các đơn vị khác theo hợp đồng

d Ngoài ra, có thể sử dụng một phần quỹ phúc lợi để trợ cấp khó khăn đột xuất cho những người lao động kể cả những trường hợp về hưu, về mất sức, lâm vào hoàn cảnh khó khăn, không nơi nương tựa, hoặc làm công tác từ thiện xã hội

Việc sử dụng quỹ phúc lợi do Hội đồng quản trị hoặc giám đốc (đối với công

ty không có hội đồng quản trị) sau khi tham khảo ý kiến của công đoàn công ty

5 Quỹ thưởng ban quản lý điều hành công ty được sử dụng để thưởng cho Hội

đồng quản trị, ban giám đốc công ty Mức thưởng do đại diện chủ sở hữu quyết định gắn với hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty, trên cơ sở đề nghị của chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc giám đốc (đối với công ty không có hội đồng quản trị)

6 Việc sử dụng các quỹ nói trên phải thực hiện công khai theo quy chế công khai tài chính, quy chế dân chủ ở cơ sở và quy định của nhà nước

7 Công ty chỉ được chi các quỹ khen thưởng, phúc lợi, quỹ thưởng ban quản lý

điều hành công ty sau khi thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác

đến hạn trả

Trang 20

2.5 Quản lý ngân quỹ doanh nghiệp

Nghiên cứu thu nhập, chi phí và kết quả kinh doanh chưa cho biết được khả năng thanh toán, chi trả của doanh nghiệp trong từng thời kỳ ngắn hơn (hàng tháng) Vì vậy cần thiết phải nghiên cứu ngân quỹ doanh nghiệp Nghiên cứu ngân quỹ doanh nghiệp giúp xác định các luồng tiền vào, ra, các khoản phải thu, phải trả phát sinh trong kỳ, đồng thời lập kế hoạch tài chính ngắn hạn, dự báo các luồng thu, chi phát sinh trong các tháng, nhu cầu và khả năng tiền mặt, để chủ động trong đầu tư hoặc huy động vốn tài trợ

2.5.1 Thu ngân quỹ

Căn cứ vào nguồn hình thành thu bằng tiền trong doanh nghiệp, thu ngân quỹ doanh nghiệp bao gồm:

- Thu bằng tiền từ hoạt động kinh doanh

- Thu bằng tiền từ hoạt động đầu tư, tài chính

- Thu bằng tiền từ các hoạt động khác

Trong đó, thu bằng tiền từ doanh thu bán hàng của hoạt động kinh doanh là nguồn thu chủ yếu của doanh nghiệp, về lý thuyết, nguồn thu này tính theo công thức:

+ Chênh lệch khoản phải thu

Phải thu đầu và cuối kỳ được thể hiện và phản ánh ở hai thời điểm bên tài sản của BCĐKT Doanh thu bán hàng trong kỳ được thể hiện và phản ánh trong báo cáo kết quả kinh doanh

Trên thực tế người ta thường sử dụng phương pháp bảng để xác định thu bằng tiền

từ hoạt động kinh doanh theo mẫu sau:

Biểu 2.1

Đơn vị

Trang 21

Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng & Tư vấn về Ngân hàng, Tài chính & Chứng khoán

- Thu tháng m là số tiền thu được ngay tháng phát sinh doanh thu

- Thu tháng m + 1 là số tiền thu được ở tháng sau của tháng phát sinh doanh thu

Ví dụ: Tài liệu cơ sở thương nghiệp MINH HOA

+ Doanh thu 3 tháng đầu năm N + 1 lần lượt là 210; 200 và 200 triệu đồng

+ Khách hàng trả tiền theo phương thức 50% trả ngay bằng tiền, số còn lại thanh toán sau 1 tháng (vào tháng sau)

+ Phải thu đầu năm N +1: 80 triệu đồng và thu vào tháng 1 năm N + 1

Dự vào mẫu bảng trên, ta xác định thu bằng tiền từ doanh thu bán hàng 3 tháng đầu năm N +1 như sau:

Trang 22

có thể cân đối ngân quỹ xí nghiệp các tháng để chủ động tìm nguồn tài trợ (thu < chi) hoặc khả năng đầu tư ngắn hạn (thu > chi)

2.5.2 Chi ngân quỹ xí nghiệp

Căn cứ vào đối tượng chi tiêu trong doanh nghiệp, chi ngân quỹ bao gồm:

- Chi cho hoạt động kinh doanh

- Chi cho hoạt động đầu tư, tài chính

- Chi cho hoạt động khác

Trong đó chi bằng tiền cho hoạt động kinh doanh là khoản chi tiêu chủ yếu và bao gồm các nhóm sau:

+ Chi bằng tiền mua hàng (vật tư, tài sản, hàng hoá)

Về lý thuyết, chi bằng tiền mua hàng theo công thức:

trong kỳ

+ Chênh lệch khoản phải trả người bán Phải trả người bán đầu và cuối kỳ được thể hiện và phản ánh tại 2 thời điểm bên nguồn vốn của BCĐKT, chi mua hàng trong kỳ được thể hiện và phản ánh trong báo cáo kết quả kinh doanh trong kỳ

Trên thực tế người ta cũng thường sử dụng phương pháp bảng để xác định chi bằng tiền mua hàng trong kỳ Mẫu và nội dung các chỉ tiêu trong bảng tương tự như bảng thu ngân quỹ xí nghiệp từ doanh thu bán hàng

Trang 23

Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng & Tư vấn về Ngân hàng, Tài chính & Chứng khoán

Cộng

Ví dụ:

• Chi mua hàng của cơ sở Minh Hoa nói trên trong 3 tháng đầu năm N+1 lần

lượt là 140 ; 150 và 140 triệu đồng

• Theo thoả thuận trong hợp đồng, cơ sở trả tiền theo phương thức 50% trả

ngay còn lại trả vào tháng sau

• Trong năm N, cơ sở Minh Hoa còn phải nợ nhà cung cấp 50 triệu đồng, phải

trả vào tháng 1 năm N+1

Dựa vào mẫu bảng trên ta xác định chi bằng tiền mua hàng 3 tháng đầu năm N+1

của cơ sở Minh Hoa

Giá vốn = Chi mua hàng (giá + Chênh lệch hàng

hàng bán vốn hàng mua) hoá tồn kho

+ Chi khác bằng tiền cho hoạt động kinh doanh như lương thuế và chi khác bằng

tiền; riêng khấu hao TSCĐ là một yếu tố của chi phí kinh doanh nhưng không phải là

chi bằng tiền

Ví dụ : Cơ sở Minh Hoa nói trên phát sinh thêm các khoản trong 3 tháng đầu năm

N+1 như sau :

• Lương hàng tháng phải trả 10triệu đồng

• KHTSCĐ hàng tháng phải chi: 10 triệu đồng

• Chi khác ngoài thuế bằng tiền hàng tháng 5 triệu đồng

• Hàng hoá tồn kho đầu các tháng lần lượt 20 tr, 10tr và 20tr

• Hàng hoá tồn kho cuối tháng 3 là 30tr

Trang 24

C¬ së trªn ph¶i nép VAT thuÕ suÊt 15% tÝnh trªn l·i gép (VAT theo ph−¬ng ph¸p tÝnh trùc tiÕp), thuÕ thu nhËp doanh nghiÖp theo thuÕ suÊt 45% vµ thuÕ kh¸c ph¶i nép 10 tr, BiÕt r»ng, VAT nép ngay th¸ng ph¸t sinh doanh thu; thuÕ TNDN vµ thuÕ kh¸c nép vµo th¸ng 3

Dùa vµo nh÷ng th«ng tin bæ sung nªu trªn, ta tÝnh to¸n mét sè chØ tiªu cÇn thiÕt vµ lËp b¶ng chi ng©n quü xÝ nghiÖp

Hµng ho¸ tån kho ®Çu th¸ng 2 = 10tr ⇒ cuèi th¸ng 1 = 10tr

Hµng ho¸ tån kho ®Çu th¸ng 3 = 20tr ⇒ cuèi th¸ng 2 = 20tr

- ThuÕ thu nhËp = Thu nhËp x 45%

doanh nghiÖp chÞu thuÕ

Doanh thu chÞu thuÕ

quý 1

- GVHB quý 1 = L·i gép quý 1 = 190 tr

Trang 25

Trung t©m §µo t¹o, Båi d−ìng & T− vÊn vÒ Ng©n hµng, Tµi chÝnh & Chøng kho¸n

Chi phÝ kinh doanh (ch−a cã thuÕ TNDN ) quý 1 bao gåm:

Chi phÝ khÊu hao 30tr

Trang 26

Cân đối ngân quỹ về thực chất là so sánh thu với chi bằngtiền để tìm nguồn tài trợ (thâm hụt ngân quỹ) hoặc đầu tư ngắn hạn (Dư thừa ngân quỹ ) có tính tới số dư bằng tiền đầu kỳ Có nhiều phương pháp được sử dụng để tiến hành cân đối ngân quỹ doanh nghiệp, trong đó, phương pháp sử dụng bảng tính toán là phương pháp thường

được áp dụng Trật tự và nội dung các chỉ tiêu trong bảng cân đối ngân quỹ có thể có các mục theo mẫu sau

Biểu 2.7

Đơn vị STT Tháng 1 2 12

10 Thu hồi đầu tư

11 Dư cuối kỳ tối ưu

Ví dụ: trên cơ sở các thông tin, số liệu và phần tính toán trên, bổ sung thêm các số liệu sau:

- Cơ sở nợ ngắn hạn ngân hàng 100 tr vào cuối năm N, số nợ này phải tính lãi vay 2% tháng và trả lãi vào tháng 1 năm N+1; nếu tháng 1 có dư vốn bằng tiền sẽ dùng

số đó trả nợ vay; nếu thâm hụt sẽ vay thêm và dư nợ tín dụng tháng 1 là đối tượng tính lãi trả trong tháng 2; cứ như vậy: Dư nợ tín dụng tháng 2 tính và trả lãi vay trong tháng

3

- Đến cuối năm N, dư vốn bằng tiền 50 triệu đồng Cơ sở dùng để trả nợ ngân hàng trong tháng 1 nămN+1

Trang 27

Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng & Tư vấn về Ngân hàng, Tài chính & Chứng khoán

Dựa vào các thông tin bổ sung trên Ta tính toán và cân đối ngân quỹ xí nghiệp

cho cơ sở Minh Hoa 3 tháng đầu năm N+1

+ Phần tính toán :

Cơ sở nợ ngân hàng nên lãi vay trong tháng 1 là 2% x 100tr = 2tr

Trong tháng 1, cơ sở có thu ngân quỹ 185tr (Bảng thu bằng tiền) và chi ngân quỹ

144tr (Bảng chi bằng tiền) Vậy tháng 1 cơ sở thừa 41 triệu đồng tiền mặt cộng với

dư tiền mặt đầu năm N+1 là 50tr ⇒ Cơ sở có khả năng trả 41tr + 50tr = 91 tr trong đó

2tr trả lãi vay và 89tr trả vốn vay Cho nên, Dư nợ ngân hàng tháng 1 còn lại 11tr, vậy

lãi vay trả tháng 2 sẽ là 11tr x 2% = 0,22tr Trong tháng 2, cơ sở có thu ngân quỹ

205tr; chi ngân quỹ 169tr, vậy thặng dư 36 triệu đồng tiền mặt; dùng 0,22tr trả lãi

vay và 11tr trả vốn vay; cho nên, đến cuối tháng 2, cơ sở vẫn còn thừa 36tr - (11tr +

0,22tr = 24,78 triệu tiền mặt

Cơ sở Minh Hoa đã hoàn trả xong cho ngân hàng cả vốn và lãi vay trong tháng 2

Vậy lãi vay cả quý 1 là 2,22tr Cần phải đưa số liệu này vào chi phí kinh doanh trước

khi tính thuế TNDN

Khi đó chí phí kinh doanh (chưa tính thuế TNDN) sẽ là 113,5tr + 2,22tr =

115,72tr

Thu nhập chịu thuế là : 190tr - 115,72tr = 74,28tr

Thuế TNDN tính lại là, 74,28tr x 45% = 33,426tr và chibằng tiền trong tháng 3 là

Trang 28

Đến đây ta thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa doanh thu và chi phí, kết quả với hoạt

động thu, chibằng tiền trong doanh nghiệp Hai hoạt động này cho ta biết kết quả vận

động của các "dòng tiền và là cơ sở để lập đ−ợc BCĐKT cuối kỳ

Qua ví dụ của cơ sở Minh Hoa đ−ợc tính toán trên đây ta có thể xác định đ−ợc các chỉ tiêu trên BCĐKT ngày 31/3 năm N+1

Phần nguồn vốn :

- Nợ ngân hàng phải trả : Nếu đầu năm : 100tr cuối quý I:0

- Nợ khách hàng phải trả nếu đầu năm 50tr cuối quý I : 70tr

- Lợi nhuận ch−a phân phối nếu đầu năm 50 tr thi cuối quý I = 50tr + lãi ch−a phân phối quý I

Lãi quý I = 74,28tr - 33,926tr = 40,854tr

⇒ Lãi ch−a phân phối cuối quý I = 90,854tr

- Nếu vốn góp đầu năm 200tr ⇒ vốn chủ sở hữu đầu năm 250tr, vốn chủ sở hữu cuối quý 290,854tr

Phần tài sản :

- Vốn bằng tiền đầu năm : 50tr, cuối quý I : 10,854tr

- Phải thu đầu năm : 80tr cuối quý I : 100tr

- Hàng hoá tồn kho đầu năm :20tr cuối quý I : 30tr

- Nếu TSCĐ đầu năm (giá trị còn lại) 250tr thì cuối quý là 220tr

Ta có thể lập đ−ợc BCĐKT rút gọn của cơ sở Minh Hoa nh− sau:

Trang 29

Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng & Tư vấn về Ngân hàng, Tài chính & Chứng khoán

Chuyên đề 3

Kỹ năng quản trị nguồn vốn CỦA công ty Mục tiêu

Chuyên đề này sẽ xem xét công ty ra các quyết định huy động vốn như thế nào

để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh Đọc xong chuyên đề này bạn có thể biết được cách thức công ty lựa chọn và quyết định sử dụng các nguồn vốn ngắn hạn

và dài hạn như thế nào

1 Quyết định nguồn vốn và vấn đề tạo giá trị cho công ty

Trong phần này chúng ta xem xét liệu quyết định tài trợ hay quyết định nguồn vốn có tạo ra giá trị hay không và nếu có thì bằng cách nào?

Về cơ bản, quyết định về nguồn vốn gồm có quyết định nguồn vốn ngắn hạn và quyết định nguồn vốn dài hạn Tuy nhiên, trong tài chính công ty người ta quan tâm nghiên cứu quyết định nguồn vốn dài hạn hơn là nguồn vốn ngắn hạn Thậm chí khi bàn đến quyết định nguồn vốn, nếu không nói rõ thêm tức thì người ta hiểu đó là quyết định nguồn vốn dài hạn

Quyết định nguồn vốn dài hạn bao gồm những quyết định xem công ty nên huy

động bao nhiêu vốn chủ sở hữu và bao nhiêu nợ vay, quyết định loại vốn chủ sở hữu

và loại nợ vay nào công ty nên sử dụng, và quyết định khi nào nên huy động các nguồn vốn đó Với sự tiến triển không ngừng của các sản phẩm huy động vốn, những năm gần đây người ta thấy rằng quyết định nguồn vốn cũng có thể tạo ra giá trị của công ty Có ít nhất ba cách theo đó quyết định nguồn vốn có thể tạo ra giá trị

1.1 Phỉnh nhà đầu tư (Fool investors)

Giả sử để tăng vốn, công ty có thể phát hành cổ phiếu hoặc phát hành một loại chứng khoán phức hợp, chẳng hạn phát hành cổ phiếu có kèm theo quyền chọn (warrants) Thật ra, 1000 cổ phiếu như vậy trị giá bằng đúng 500 chứng khoán phức hợp, nhưng bằng cách nào tạo ra chứng khoán phức hợp ấy có giá trị cao hơn 1000 cổ phiếu Trong trường hợp này, chứng khoán phức hợp vừa cung cấp nguồn tài trợ vừa tạo ra giá trị cho công ty Tuy nhiên, theo lý thuyết thị trường vốn hiệu quả nhà đaùa tư không dễ dàng bị phỉnh như vậy Sớm muộn gì họ cũng nhận ra và chứng khoán phức hợp nên được thiết lập ở mức cân bằng, tức là bằng giá của 1000 cổ phiếu thông thường

Trang 30

1.2 Cắt giảm chi phí hay gia tăng hỗ trợ (Reduce costs or increase subsidies)

Trong chương 9 cũng như trong môn học kế toán tài chính, chúng ta đã biết hình thức tài trợ vốn bằng nợ vay tạo ra được lá chắn thuế cho công ty Lá chắn thuế này giúp công ty tiết kiệm được chi phí hay nói khác đi giúp công ty nhận được sự hỗ trợ từ Chính phủ Đứng trên góc độ công ty, tiết kiệm chi phí nhờ sử dụng nợ vay cũng là một kiểu tạo ra giá trị từ quyết định nguồn vốn

1.3 Tạo ra chứng khoán mới (Create a new security)

Với tư cách là nhà phát hành trên thị trường vốn, công ty không ngừng phát triển ra những công cụ huy động vốn mới tung ra thị trường Nhà kinh tế đoạt giả Nobel, Merton Miller, thấy rằng chúng ta đã chứng kiến cứ mỗi giai đoạn lịch sử 20 năm các công cụ của thị trường vốn phát triển gấp 10 lần1

Trước kia công ty chỉ có phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu đơn thuần, ngày nay công ty có thể phát hành hàng loạt các công cụ hiện đại như trái phiếu không trả lãi định kỳ (zero – coupon bond), kỳ phiếu thả nổi (floating – rate notes), trái phiếu chuyển đổi (convertible bond), trái phiếu có quyền chọn bán (putable bond),….Dù rằng mỗi loại công cụ đều có ưu nhược điểm khác nhau, nhưng nói chung những loại chứng khoán mới này không chỉ đơn thuần là sự gộp đôi lại của hai chứng khoán hiện hữu Do vậy, có nhóm khách hàng vì ưa chuộng một đặc tính mới nào đó mà phải trả thêm tiền cho một loại chứng khoán đặc biệt đó Chẳng hạn, các nhà đầu tư ngại rủi ro sẵn sàng trả thêm tiền để có được trái phiếu có quyền chọn bán Lợi dụng

điều này, công ty có thể tạo ra nhiều loại chứng khoán mới và bán với giá cao hơn chứng khoán thông thường để tạo ra giá trị cho công ty Tuy nhiên, việc tạo ra giá trị theo kiểu này cũng không thể tồn tại lâu dài vì không chóng thì chày các công ty khác sẽ bắt chước theo và phát hành ra loại chứng khoán tương tự Khi ấy, tạo ra áp

lực hạn giá bán đối với những loại chứng khoán được xem là mới phát minh

2 Quyết định nguồn vốn ngắn hạn

2.1 Nhu cầu tài trợ ngắn hạn của công ty

Trong quá trình hoạt động công ty cần đầu tư vốn vào tài sản lưu động và tài sản cố định Về nguyên tắc, công ty có thể sử dụng nguồn vốn ngắn hạn hoặc dài hạn

để tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản lưu động Tuy nhiên, do nhu cầu vốn dài hạn để

đầu tư vào tài sản cố định rất lớn nên thông thường công ty khó có thể sử dụng nguồn vốn dài hạn để đầu tư vào tài sản lưu động Do vậy, để đầu tư vào tài sản lưu động, công ty thường phải sử dụng nguồn vốn ngắn hạn

1 M.Miller, “Finalcial Innovation: The last twenty years and the next”, Journal of Finalcial and Quantitative Analysis, Deceber 1986

Trang 31

Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng & Tư vấn về Ngân hàng, Tài chính & Chứng khoán

Nhìn vào bảng cân đối tài sản của công ty chúng ta có thể dễ dàng nhận ra nguồn vốn ngắn hạn mà công ty thường sử dụng để tài trợ cho tài sản lưu động Tuy nhiên, do nhu cầu vốn dài hạn để đầu tư vào tài sản cố định rất lớn nên thông thường công ty khó có thể sử dụng nguồn vốn dài hạn để đầu tư vào tài sản lưu động Do vậy, để đầu tư vào tài sản lưu động, công ty thường phải sử dụng nguồn vốn ngắn hạn

Nhìn vào bảng cân đối tài sản của công ty chúng ta có thể dễ dàng nhận ra nguồn vốn ngắn hạn mà công ty thường sử dụng để tài trợ cho tài sản lưu động gồm có:

• Có khoản nợ phải trả người bán

• Các khoản ứng trước của người mua

• Thuế và các khoản phải nộp nhà nước

• Các khoản phải trả công nhân viên

• Các khoản phải trả khác

• Vay ngắn hạn từ ngân hàng

Về nguyên tắc, công ty nên tận dụng và huy động tất cả các nguồn vốn ngắn hạn mà công ty có thể tận dụng được Khi nào thiếu hụt sẽ sử dụng nguồn tài trợ ngắn hạn của ngân hàng Sự thiếu hụt vốn ngắn hạn của công ty có thể do sự chênh lệch về thời gian và doanh số giữa tiền thu bán hàng (inflow) và tiền đầu tư vào tài sản lưu động (outflows) hoặc do nhu cầu gia tăng đầu tư tài sản lưu động đột biến theo thời vụ Do vậy, nhu cầu tài trợ ngắn hạn của công ty có thể chia thành: nhu cầu tài trợ ngắn hạn thường xuyên và nhu cầu tài trợ ngắn hạn thời vụ Nhu cầu tài trợ thường xuyên do đặc điểm luân chuyển vốn của công ty quyết định trong khi nhu cầu tài trợ thời vụ do đặc điểm thời vụ của ngành sản xuất kinh doanh quyết định

2.1.1 Nhu cầu tài trợ ngắn hạn thường xuyên

Nhu cầu tài trợ ngắn hạn thường xuyên xuất phát từ sự chênh lệch hoặc không

ăn khớp nhau về thời gian và quy mô giữa tiền vào (inflows) và tiền ra (outflows) của công ty Khi công ty tiêu thụ hàng hóa và thu tiền về thì công ty có dòng tiền vào Ngược lại, khi công ty mua nguyên liệu hoặc hàng hóa dự trữ cho sản xuất kinh doanh, công ty có dòng tiền ra Nếu dòng tiền chi ra lớn hơn dòng tiền thu vào, công

ty cần bổ sung thiếu hụt Khoản thiếu hụt này trước hết bổ sung từ vốn chủ sở hữu và các khoản nợ phải trả khác mà công ty có thể huy động được Phần còn lại công ty sẽ

sử dụng tài trợ bằng nợ vay

2.1.2 Nhu cầu tài trợ ngắn hạn thời vụ

Trang 32

Ngoài nhu cầu tài trợ ngắn hạn thường xuyên, công ty còn có nhu cầu tài trợ ngắn hạn theo thời vụ Nhu cầu vốn thời vụ xuất phát từ đặc điểm thời vụ của hoạt

động sản xuất kinh doanh khiến cho nhu cầu vốn ngắn hạn tăng đột biến Chẳng hạn, công ty sản xuất chế biến xuất khẩu tôm có thể có nhu cầu vốn ngắn hạn tăng đột biến vào mùa thu hoạch tôm Khi ấy công ty cần tài trợ vốn ngắn hạn ngân hàng để

bổ sung nhu cầu vốn mang tính thời vụ

Tóm lại, trong quá trình hoạt động, công ty có nhu cầu tài trợ ngắn hạn, thường xuyên hoặc thời vụ Chính nhu cầu tài trợ này là cơ sở để ngân hàng thực hiện cấp tín dụng cho công ty Điều này có lợi cho cả hai phía, công ty và ngân hàng Về phía công ty, việc cấp tín dụng của ngân hàng giúp công ty bổ sung vốn thiếu hụt đảm bảo cho công ty có thể duy trì và mở rộng sản xuất kinh doanh Về phía ngân hàng, việc cấp tín dụng cho công ty giúp ngân hàng “tiêu thụ được sản phẩm” của mình góp phần mang lại lợi nhuận cho ngân hàng Tuy nhiên, cần lưu ý rằng vay ngắn hạn ngân hàng không phải là hình thức huy động vốn duy nhất, công ty có thể huy động vốn bằng hình thức phát hành tín phiếu công ty (commerical papers) thay vì vay ngắn hạn ngân hàng

2.2 Nguồn vốn tài trợ ngắn hạn

Nguồn tài trợ ngắn hạn là những nguồn tài trợ công ty có thể huy động đưa vào

sử dụng trong một khoảng thời gian ngắn hạn dưới một năm Nguồn tài trợ này dùng

để đầu tư vào tài sản lưu động, bao gồm tiền cho giao dịch; khoản phải thu và tồn kho Nhìn vào bảng cân đối tài sản của công ty, chúng ta có thể thấy nguồn tài trợ ngắn hạn thường bao gồm các nguồn sau: phải trả người bán, vay ngắn hạn ngân hàng, vay ngắn hạn khác, và các khoản phải trả khác Các quyết định lựa chọn nguồn tài trợ ngắn hạn có thể tóm tắt trên hình 11.1

Nhu cầu vốn ngắn hạn

Vay ngắn hạn

Tín dụng thương mại Chọn loại nào?

Chọn loại nào?

Vay ngắn hạn

ngân hàng

Phát hành tín phiếu công ty

Trang 33

Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng & Tư vấn về Ngân hàng, Tài chính & Chứng khoán

Hình 11.1 Các quyết định lựa chọn nguồn tài trợ ngắn hạn

Nợ ngắn hạn phải trả là loại nợ có thời hạn dưới một năm Công ty thường sử dụng loại nợ này để tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản lưu động Trong việc lựa chọn nguồn tài trợ ngắn hạn, giám đốc tài chính thường băn khoăn giữa lựa chọn: vay hay

là sử dụng tín dụng thương mại, và giữa vay ngân hàng hay là phát hành tín phiếu công ty

2.3 Quyết định lựa chọn nguồn vốn ngắn hạn

a Vay hay sử dụng tín dụng thương mại?

Tín dụng thương mại là các khoản tín dụng phát sinh trong quan hệ mua chịu hàng hóa Nó chính là các khoản phải trả cho nhà cung cấp Công ty có thể tận dụng nguồn vốn ngắn hạn này thay cho nguồn vốn vay ngắn hạn từ ngân hàng hoặc từ thị trường tiền tệ Vấn đề đặt ra là khi nào nên vay và khi nào nên sử dụng nguồn tài trợ

từ nhà cung cấp? Nên nhớ rằng tài trợ từ nhà cung cấp không phải là nguồn tài trợ miễn phí, chi phí của nó ngầm định trong giá bán hàng hóa Ví dụ nhà cung cấp bán chịu hàng hóa cho công ty trị giá 100 triệu đồng theo điều khoản “2/10 net 30”, có nghĩa là công ty được mua chịu trong vòng 30 ngày, nếu trả trong vòng 10 ngày sẽ

được chiết khấu 2% Với điều kiện khoản bán chịu này công ty phải quyết định lựa chọn: (1) lấy chiết khấu 2% và bỏ qua khoảng thời gian tài trợ thương mại 20 ngày thay vào đó bằng khoản vay khác, (2) bỏ qua chiết khấu 2% để lấy khoản tài trợ thương mại trong vòng 20 ngày

Lấy chiết khấu

sử dụng mô hình chiết khấu dòng tiền với suất chiết khấu bằng 12%/năm hay 1%/tháng để quy đổi số tiền 100 triệu đồng về hiện giá tại thời điểm mà công ty phải trả tiền nếu chọn phướng án lấy chiết khấu Hiện giá PV(100) = 100/[1 + (0,12 x 20/365)] = 99,35 triệu đồng Như vậy thật ra chi phí để thay thế khoản tín dụng

Trang 34

thương mại này bằng chi phí vay vốn là 100 – 99,35 = 0,65 triệu đồng trong khi lợi ích nếu lấy chiết khấu là 2 triệu đồng Do đó, công ty nên lấy chiết khấu, tức là nên

đi vay thay vì sử dụng tín dụng thương mại

b Vay ngân hàng hay là phát hành tín phiếu công ty?

Một khi đã quyết định công ty nên đi vay thay vì sử dụng tín dụng thương mại, bước tiếp theo là công ty quyết định nên vay ngân hàng hay là vay trên thị trường

tiền tệ bằng cách phát hành tín phiếu công ty (commercial paper) Tín phiếu công ty

là giấy chứng nhận nợ ngắn hạn do công ty phát hành để huy động vốn ngắn hạn bù

đắp cho thiếu hụt tiền tạm thời Việc lựa chọn giữa vay ngân hàng hay là vay trên thị

trường tiền tệ dựa trên cơ sở so sánh chi phí của hai loại vay này Chi phí vay ngân hàng bao gồm lãi và chi phí giao dịch trong khi chiết khấu vay trên thị trường tiền tệ bao gồm lãi và chi phí phát hành Mô hình chiết khấu dòng tiền cũng có thể sử dụng trong trường hợp này

n

360P

PPV

n

360xPP

PPPar

cp

(11.2)

Trang 35

Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng & Tư vấn về Ngân hàng, Tài chính & Chứng khoán

Với hai mô hình xác định chi phí trên đây, việc lựa chọn giữa vay ngân hàng hay là phát hành tín phiếu chỉ còn là chuyện so sánh giữa Ycp và i xem phương án nào có chi phí nhỏ hơn thì chọn phương án đó

Tín phiếu công ty thường chỉ được phát hành bởi những công ty có uy tín và

được xếp hạng tín dụng cao Nếu công ty có uy tín thì rủi ro của nhà đầu tư khi mua tín phiếu công ty cao hơn là gửi tiền vào ngân hàng, khi ấy công ty phải trả tỷ suất lợi nhuận cao hơn lãi suất ngân hàng mới huy động được vốn Nhưng nếu vậy thì chi phí huy động vốn của công ty trở nên quá cao, ngay cả cao hơn lãi suất vay ngân hàng Khi ấy, đối với công ty, đi vay ngân hàng còn rẻ hơn là phát hành tín phiếu huy

động vốn ngắn hạn Do đó, công ty muốn phát hành tín phiếu huy động vốn thì uy tín tín dụng của công ty phải cao hơn ngân hàng mới có cơ hội huy động vốn rẻ hơn vay ngân hàng Thực tế ở Việt Nam hiện nay chưa thấy công ty nào có đủ uy tín để có thể phát hành tín phiếu huy động vốn

Tóm lại, trong quá trình hoạt động do dòng tiền vào và dòng tiền ra ít khi trùng khớp nhau nên công ty phát sinh nhu cầu tài trợ ngắn hạn Đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn công ty có thể sử dụng các nguồn nợ phải trả trước nếu thiếu thì huy động thêm

nợ vay ngắn hạn Để sử dụng nợ vay ngắn hạn, công ty có thể vay ngân hàng hoặc phát hành tín phiếu công ty Việc lựa chọn nguồn vốn ngắn hạn nào tùy thuộc vào (1) chi phí huy động nguồn vốn đó so với các nguồn vốn khác, và (2) khả năng thương lượng để có được nguồn vốn đó Ngoài nhu cầu tài trợ ngắn hạn, công ty còn có nhu cầu tài trợ dài hạn để đầu tư vào tài sản lưu động thường xuyên và tài sản cố định Phần tiếp theo sẽ xem xét những vấn đề liên quan đến quyết định nguồn tài trợ dài hạn của công ty

3 Căn cứ về quyết định nguồn vốn dài hạn

3.1 Nhu cầu tài trợ dài hạn

Nhu cầu vốn dài hạn của công ty trước hết xuất phát từ nhu cầu đầu tư vốn vào các dự án đầu tư, kế đến là nhu cầu đầu tư vài tài sản lưu động thường xuyên Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh công ty thường phát sinh nhu cầu đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, thay thế tài sản cố định, cải tiến quy trình sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc giảm chi phí….Nói chung công ty

có nhu cầu đầu tư vào một dự án đầu tư Cần lưu ý, dự án ở đây hiểu theo nghĩa rộng

là bất cứ kế hoạch dài hạn nào cần bỏ vốn ra và thu hồi về với thời hạn lớn hơn một năm, chứ không phải chỉ có giới hạn trong dự án đầu tư vào tài sản cố định Một khi quyết định đầu tư đã được xác lập, vấn đề tiếp theo là công ty quyết định nên sử dụng hay tìm nguồn vốn nào để đầu tư dự án? Một cách tổng quát, nguồn vốn đầu tư dài hạn công ty có thể sử dụng bao gồm hai nguồn chính: vốn chủ sở hữu và nợ vay dài hạn

3.2 Các nguồn vốn tài trợ dài hạn

Ngày đăng: 25/09/2012, 16:59

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 5.1: Cỏch tớnh lợi nhuận kỳ vọng và phương sai - Quản trị tài chính và quản trị rủi ro.pdf
Bảng 5.1 Cỏch tớnh lợi nhuận kỳ vọng và phương sai (Trang 2)
Bảng 5.1: Cách tính lợi nhuận kỳ vọng và phương sai  Lợi nhuận - Quản trị tài chính và quản trị rủi ro.pdf
Bảng 5.1 Cách tính lợi nhuận kỳ vọng và phương sai Lợi nhuận (Trang 2)
Hình vẽ 5.1 dưới đây minh họa sự cắt giảm rủi ro nhờ kết hợp đầu tư đa dạng  vào hai chứng khoán A và B thay vì chỉ đầu tư vào một loại chứng khoán duy nhất - Quản trị tài chính và quản trị rủi ro.pdf
Hình v ẽ 5.1 dưới đây minh họa sự cắt giảm rủi ro nhờ kết hợp đầu tư đa dạng vào hai chứng khoán A và B thay vì chỉ đầu tư vào một loại chứng khoán duy nhất (Trang 7)
Hình 5.2 dưới đây biểu diễn sự kết hợp hai loại rủi ro và mối quan hệ giữa rủi  ro và số  lượng chứng khoán trong danh mục  đầu tư, theo đó khi số  lượng chứng  khoán trong danh mục đầu tư tăng lên thì rủi ro nói chung giảm xuống - Quản trị tài chính và quản trị rủi ro.pdf
Hình 5.2 dưới đây biểu diễn sự kết hợp hai loại rủi ro và mối quan hệ giữa rủi ro và số lượng chứng khoán trong danh mục đầu tư, theo đó khi số lượng chứng khoán trong danh mục đầu tư tăng lên thì rủi ro nói chung giảm xuống (Trang 8)
Căn cứ vào nguồn hình thành thu bằngtiền trong doanh nghiệp, thu ngân quỹ doanh nghiệp bao gồm:  - Quản trị tài chính và quản trị rủi ro.pdf
n cứ vào nguồn hình thành thu bằngtiền trong doanh nghiệp, thu ngân quỹ doanh nghiệp bao gồm: (Trang 20)
Dự vào mẫu bảng trên, ta xác định thu bằngtiền từ doanh thu bán hàng 3 tháng đầu năm N +1 nh− sau:  - Quản trị tài chính và quản trị rủi ro.pdf
v ào mẫu bảng trên, ta xác định thu bằngtiền từ doanh thu bán hàng 3 tháng đầu năm N +1 nh− sau: (Trang 21)
Nhìn vào dòng cộng của bảng tính trên ta thấy khả năng thu bằngtiền từ doanh thu bán hàng các tháng của doanh nghiệp nếu ta biết đ−ợc chi bằng tiền t− ơng ứng thì ta  - Quản trị tài chính và quản trị rủi ro.pdf
h ìn vào dòng cộng của bảng tính trên ta thấy khả năng thu bằngtiền từ doanh thu bán hàng các tháng của doanh nghiệp nếu ta biết đ−ợc chi bằng tiền t− ơng ứng thì ta (Trang 21)
2.5.2. Chi ngân quỹ xí nghiệp - Quản trị tài chính và quản trị rủi ro.pdf
2.5.2. Chi ngân quỹ xí nghiệp (Trang 22)
Dựa vào mẫu bảng trên ta xác định chibằng tiền mua hàng 3 tháng đầu nămN+1 của cơ sở Minh Hoa - Quản trị tài chính và quản trị rủi ro.pdf
a vào mẫu bảng trên ta xác định chibằng tiền mua hàng 3 tháng đầu nămN+1 của cơ sở Minh Hoa (Trang 23)
2.5.3. Cân đối ngân quỹ doanh nghiệp - Quản trị tài chính và quản trị rủi ro.pdf
2.5.3. Cân đối ngân quỹ doanh nghiệp (Trang 25)
Trên cơ sở những thông tin bổ sung và phần tính toán trên đây ta lập bảng hoàn chỉnh về chi ngân quỹ doanh nghiệp của cơ sở Minh Hoa 3 tháng đầu năm N+1 nh − - Quản trị tài chính và quản trị rủi ro.pdf
r ên cơ sở những thông tin bổ sung và phần tính toán trên đây ta lập bảng hoàn chỉnh về chi ngân quỹ doanh nghiệp của cơ sở Minh Hoa 3 tháng đầu năm N+1 nh − (Trang 25)
Trong tháng 1, cơ sở có thu ngân quỹ 185tr (Bảng thu bằng tiền) và chi ngân quỹ 144tr (Bảng chi bằng tiền) Vậy tháng 1 cơ sở thừa 41 triệu đồng  tiền mặt cộng với  d− tiền mặt đầu năm N+1 là 50tr ⇒ Cơ sở có khả năng trả 41tr + 50tr = 91 tr trong đó  2tr t - Quản trị tài chính và quản trị rủi ro.pdf
rong tháng 1, cơ sở có thu ngân quỹ 185tr (Bảng thu bằng tiền) và chi ngân quỹ 144tr (Bảng chi bằng tiền) Vậy tháng 1 cơ sở thừa 41 triệu đồng tiền mặt cộng với d− tiền mặt đầu năm N+1 là 50tr ⇒ Cơ sở có khả năng trả 41tr + 50tr = 91 tr trong đó 2tr t (Trang 27)
Bảng cân đối ngân quỹ doanh nghiệp 3 tháng đầu năm N+1 của cơ sở MINH  HOA. - Quản trị tài chính và quản trị rủi ro.pdf
Bảng c ân đối ngân quỹ doanh nghiệp 3 tháng đầu năm N+1 của cơ sở MINH HOA (Trang 27)
Hình 11.1. Các quyết định lựa chọn nguồn tài trợ ngắn hạn - Quản trị tài chính và quản trị rủi ro.pdf
Hình 11.1. Các quyết định lựa chọn nguồn tài trợ ngắn hạn (Trang 33)
Hình 11.1. Các quyết định lựa chọn nguồn tài trợ ngắn hạn - Quản trị tài chính và quản trị rủi ro.pdf
Hình 11.1. Các quyết định lựa chọn nguồn tài trợ ngắn hạn (Trang 33)
Nói chung mỗi nguồn vốn đều có những −u nh−ợc điểm của nó đối với công ty. Bảng 11.2 d−ới đây tóm tắt những −u nh−ợc điểm của từng loại nguồn vốn đối với công ty - Quản trị tài chính và quản trị rủi ro.pdf
i chung mỗi nguồn vốn đều có những −u nh−ợc điểm của nó đối với công ty. Bảng 11.2 d−ới đây tóm tắt những −u nh−ợc điểm của từng loại nguồn vốn đối với công ty (Trang 43)
Bảng 11.2: Ưu nh−ợc điểm của từng nguồn vốn. - Quản trị tài chính và quản trị rủi ro.pdf
Bảng 11.2 Ưu nh−ợc điểm của từng nguồn vốn (Trang 43)
Có thể hình dung trình tự vận động của vốn l−u động nh− sau: - Quản trị tài chính và quản trị rủi ro.pdf
th ể hình dung trình tự vận động của vốn l−u động nh− sau: (Trang 45)
8.1.2.1.1. Quản lý dự trữ theo ph−ơng pháp cổ điển hay mô hình đặt hàng hiệu quả nhất - EOQ (Economic Odering Quantity) - Quản trị tài chính và quản trị rủi ro.pdf
8.1.2.1.1. Quản lý dự trữ theo ph−ơng pháp cổ điển hay mô hình đặt hàng hiệu quả nhất - EOQ (Economic Odering Quantity) (Trang 48)
Từ sơ đồ trên và mô hình quản lý dự trữ EOQ cho chúng ta một cách nhìn tổng quát trong quản lý tiền mặt bởi vì cũng nh−  các tài sản khác, tiền mặt là một hàng  hoá (là tài sản) nh−ng đây là hàng hoá đặc biệt- một tài sản có tính lỏng nhất - Quản trị tài chính và quản trị rủi ro.pdf
s ơ đồ trên và mô hình quản lý dự trữ EOQ cho chúng ta một cách nhìn tổng quát trong quản lý tiền mặt bởi vì cũng nh− các tài sản khác, tiền mặt là một hàng hoá (là tài sản) nh−ng đây là hàng hoá đặc biệt- một tài sản có tính lỏng nhất (Trang 52)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w