Báo cáo tài chính phải cung cấp những thông tin củamột doanh nghiệp về: Tài sản Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu Doanh thu thu nhập khác, chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí khác Lãi lỗ và
Trang 1MỤC LỤC
I PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 3
1 KHÁI NIỆM MỤC TIÊU PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH 3
2 BÁO CÁO TÀI CHÍNH 3
2.1 TỔNG QUAN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH 3
2.2 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 4
2.3 BẢNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 7
2.4 BẢNG LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ 9
3 CHUẨN HÓA BÁO CÁO TÀI CHÍNH 12
3.1 MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC CHUẨN HÓA BÁO CÁO TÀI CHÍNH 12
3.2 CÁC KHOẢN MỤC PHI HOẠT ĐỘNG 13
3.3 CÁC KHOẢN MỤC BẤT THƯỜNG 15
Các kho n m c không thông thản mục không thông thường (Unusual items) ục không thông thường (Unusual items) ường (Unusual items)ng (Unusual items) 15
Các khoản mục không có tính liên tục (Nonrecurring items) 15
3.4 SỰ THAY ĐỔI TRONG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN 15
3.5 KHÔNG PHÙ HỢP VỚI GAAP 16
3.6 NHÓM LỢI ÍCH NẮM QUYỀN SỞ HỮU 17
CHUẨN HÓA CÁC ĐIỀU CHỈNH 17
4 NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CƠ BẢN 30
5 CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH 31
5.1 PHƯƠNG PHÁP SO SÁNH 31
5.2 PHƯƠNG PHÁP TỶ SỐ 33
5.3 PHƯƠNG PHÁP DUPONT ( MÔ HÌNH DUPONT ) 43
II PHÂN TÍCH RỦI RO DOANH NGHIỆP 45
1 PHÂN TÍCH KINH TỄ VĨ MÔ 45
Trang 22 PHÂN TÍCH CẤU TRÚC NGÀNH – MÔ HÌNH PORTER 46
Mục đích của phân tích cấu trúc ngành: 46
Các lực lượng của phân tích cấu trúc ngành 47
3 Phân tích S.W.O.T 48
4 QUẢN LÝ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP – MÔ HÌNH MCKINSEY 7-S 50
Trang 3CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
VÀ PHÂN TÍCH RỦI RO DOANH NGHIỆP
1 KHÁI NIỆM MỤC TIÊU PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
Khái niệm: Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp là việc đánh giá tình hìnhtài chính của doanh nghiệp để xác định giá trị nội tại của doanh nghiệp
Mục tiêu:
Kịp thời xác định các bất ổn xảy ra trong tình hình tài chính của doanh nghiệp.Đánh giá tiềm năng triển vọng của doanh nghiệp
Hoạch định chiến lược tài chính cho doanh nghiệp
Đánh giá vị thế tài chính của doanh nghiệp trong nghành
2 BÁO CÁO TÀI CHÍNH
2.1 TỔNG QUAN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH.
Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinhdoanh và các luồng tiền của doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanhnghiệp, cơ quan Nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việcđưa ra các quyết định kinh tế Báo cáo tài chính phải cung cấp những thông tin củamột doanh nghiệp về:
Tài sản
Nợ phải trả
Vốn chủ sở hữu
Doanh thu thu nhập khác, chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí khác
Lãi lỗ và phân chia kết quả kinh doanh
Các luông tiền
Ngoài các thông tin này, doanh nghiệp còn phải cung cấp các thông tin khác trong
“Bản thuyết minh Báo cáo tài chính” nhằm giải trình thêm về các chỉ tiêu đã phản
Trang 4ánh trên các Báo cáo tài chính tổng hợp và các chính sách kế toán đã áp dụng để ghinhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập và trình bày Báo cáo tài chính.
Báo cáo tài chính là nền tảng của phân tích tài chính, cung cấp các thông tin tàichính mà qua đó người phân tích có các dấu hiệu để nhận biết tình hình tài chínhcủa doanh nghiệp
2.2 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Về nguyên tắc bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính mang tính thời điểm,thể hiện các quyết định đầu tư ( tài sản ) và quyết định tài trợ ( nguồn vốn ), qau đógiúp cho việc đánh giá phân tích thực trạng tài chính của doanh nghiệp như: tìnhhình biến động về quy mô và cơ cấu tài sản, nguồn hình thành tài sản, về tình hìnhthanh toán và khả năng thanh toán, tình hình phân phối lợi nhuận…Tuy nhiên do tácđộng của các chuẩn mực, các nguyên tắc kế toán, phương pháp hàng tồn kho và tínhchủ quan của người làm báo cáo nên có thể có một số khiếm khuyết để từ đó ảnhhưởng tới tính chuẩn xác trong phân tích Vì vậy trước khi phân tích, trước khi địnhgiá cần phải chuẩn hóa các khoản mục trên bảng CĐKT
Sau đây là mẫu bảng CĐKT năm tại VN (Ban hành kèm theo Thông tư số200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tài chính)
Trang 5BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Tại ngày tháng năm (1)
Đơn vị tính:
Số cuối năm (3)
Số đầu năm (3)
I Tiền và các khoản tương đương tiền 110
2 Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh
(*) (2)
III Các khoản phải thu ngắn hạn 130
4 Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây
I Các khoản phải thu dài hạn 210
Trang 6- Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 223 (…) (…)
IV Tài sản dở dang dài hạn
1 Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang dài hạn
2 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
240
241242
3 Đầu tư khác vào công cụ vốn
4 Dự phòng đầu tư tài chính dài hạn (*)
253254
Trang 74 Phải trả nội bộ dài hạn 334
11 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
- LNST chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ
trước
- LNST chưa phân phối kỳ này
421421a421b
II Nguồn kinh phí và quỹ khác 430
- Đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán
(3) Đối với doanh nghiệp có kỳ kế toán năm là năm dương lịch (X) thì “Số cuối năm“
có thể ghi là “31.12.X“; “Số đầu năm“ có thể ghi là “01.01.X“
(4) Đối với người lập biểu là các đơn vị dịch vụ kế toán phải ghi rõ Số chứng chỉ hành nghề, tên và địa chỉ Đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán Người lập biểu là cá nhân ghi rõ
Số chứng chỉ hành nghề.
Trang 82.3 BẢNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
Bảng kết quả HĐSXKD là một báo cáo tài chính mang tính thời kỳ, phản ánh tómlược các khoản doanh thu chi phí và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trongmột năm tài chính nhất định, bao gồm kết quả hoạt động kinh doanh và hoạt độngkhác Tuy nhiên bảng kết quả HĐSXKD có thể phản ánh thu nhập không thực từhoạt động SXKD của doanh nghiệp do có nhiều khoản làm bóp méo thu nhập nhưkhoản doanh thu bán chịu, khoản chi phí không thực chi bằng tiền ( như khấu hao,trích lập dự phòng khoản phải thu khó đòi hàng tồn kho ), khoản chi phí thực chiđược phân bổ trong nhiều kỳ
Sau đây là mẫu bảng KQKD năm tại VN (Ban hành kèm theo Thông tư số200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tài chính)
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Năm………
Đơn vị tính:
CHỈ TIÊU
Mã số
Thuyết minh Năm
nay
Năm trước
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01
3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30 + 40) 50
15 Chi phí thuế TNDN hiện hành
16 Chi phí thuế TNDN hoãn lại
51 52
17 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 60
Trang 9(60=50 – 51 - 52)
Lập, ngày tháng năm
(Ký, họ tên)
- Số chứng chỉ hành nghề;
- Đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán
Đối với người lập biểu là các đơn vị dịch vụ kế toán phải ghi rõ Số chứng chỉ hành nghề, tên và địa chỉ Đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán Người lập biểu là cá nhân ghi rõ
Số chứng chỉ hành nghề.
2.4 B NG L U CHUY N TI N T ẢNG LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ ƯU CHUYỂN TIỀN TỆ ỂN TIỀN TỆ ỀN TỆ Ệ
Bảng lưu chuyển tiền tệ phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinhtrong kỳ báo cáo của DN Thông tin về LCTT của DN cung cấp cho người sử dụngthông tin có cơ sở để đánh giá khả năng tạo ra các khoản tiền và việc sử dụng nhữngkhoản tiền đó trong hoạt động SXKD của DN DN trình bày các luồng tiền từ hoạtđộng kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính theo cách phù hợp nhấtvới đặc điểm kinh doanh của DN
Có hai phương pháp lập BCLCTT: phương pháp trực tiếp và phương pháp giántiếp.Hai phương pháp này chỉ khác nhau trong phần “ Lưu chuyển tiền từ hoạt độngSXKD”, còn phần “ Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư” và “Lưu chuyển tiền từhoạt động tài chính” thì giống nhau
Theo phương pháp trực tiếp, BCLCTT được lập bằng cách xác định và phân tíchtrực tiếp các khoản thực thu thực chi bằng tiền theo từng nội dung thu chi
Theo phương pháp gián tiếp, BCLCTT được lập bằng cách điều chỉnh lợi nhuậntrước thuế thu nhập DN của hoạt động SXKD khỏi ảnh hưởng của các khoản mụckhông phải bằng tiền, các thay đổi trong kỳ của hàng tồn kho, các khoản phải thuphải trả từ hoạt động kinh doanh và các khoản mà ảnh hưởng về tiền của chúngthuộc hoạt động đầu tư Sau đó luồng tiền từ hoạt động đầu tư tiếp tục được điềuchỉnh với sự thay đổi vốn lưu động, chi phí trả trước dài hạn và các khoản thu chikhác nhau từ hoạt động kinh doanh
Sau đây là mẫu bảng LCTT năm tại VN (Ban hành kèm theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tài chính)
BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ
Trang 10(Theo phương pháp trực tiếp) (*)
số
Thuyết minh
Năm nay
Năm trước
I Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh
II Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư
1.Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn
khác
21
2.Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài
4.Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của đơn vị
III Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính
1.Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở
hữu
31
2.Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu
Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (50 = 20+30+40) 50
Tiền và tương đương tiền cuối kỳ (70 = 50+60+61) 70
Lập, ngày tháng năm
Trang 11- Đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán
Đối với người lập biểu là các đơn vị dịch vụ kế toán phải ghi rõ Số chứng chỉ hành nghề, tên và địa chỉ Đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán Người lập biểu là cá nhân ghi rõ
Số chứng chỉ hành nghề.
BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ
(Theo phương pháp gián tiếp) (*)
Năm nay
Năm trước
I Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh
2 Điều chỉnh cho các khoản
- Lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản
3 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước thay đổi vốn
- Tăng, giảm các khoản phải trả (Không kể lãi vay phải trả,
thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp)
11
II Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư
1.Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn
khác
21
2.Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài
4.Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của đơn vị
khác
24
Trang 12III Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính
1.Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở
hữu
31
2.Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu
Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (50 = 20+30+40) 50
Tiền và tương đương tiền cuối kỳ (70 = 50+60+61) 70
Lập, ngày tháng năm
(Ký, họ tên)
- Số chứng chỉ hành nghề;
- Đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán
Đối với người lập biểu là các đơn vị dịch vụ kế toán phải ghi rõ Số chứng chỉ hành nghề, tên và địa chỉ Đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán Người lập biểu là cá nhân ghi rõ
Số chứng chỉ hành nghề.
3 CHUẨN HÓA BÁO CÁO TÀI CHÍNH
3.1 M C ĐÍCH C A VI C CHU N HÓA BÁO CÁO TÀI CHÍNH ỤC ĐÍCH CỦA VIỆC CHUẨN HÓA BÁO CÁO TÀI CHÍNH ỦA VIỆC CHUẨN HÓA BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ệ ẨN HÓA BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Một trong những mục tiêu của việc phân tích báo cáo tài chính là đảm bảorằng báo cáo tài chính, có thể cung cấp những cơ sở cho bất kỳ ước tính kinh tế nàotrong tương lai, phản ánh đúng hiệu quả hoạt động thực sự của công ty Vì vậy, cácbáo cáo tài chính quá khứ có thể cần được điều chỉnh (sửa đổi) cho một số khoảnmục mà theo đánh giá của nhà phân tích là nó bóp méo hiệu quả hoạt động thực sựcủa công ty
Điều chỉnh báo cáo tài chính được thực hiện vì nhiều lý do, một số trong đó là:
Để chuẩn hoá thông tin tài chính trong quá khứ, nghĩa là, thông tin được thểhiện trong điều kiện hoạt động bình thường, từ đó sử dụng những thông tinnày nhằm dự đoán thu nhập trong tương lai
Trang 13 Để tạo thuận lợi cho việc so sánh một công ty xác định với chính nó, với cáccông ty khác trong cùng ngành hoặc với tiêu chuẩn ngành được chấp nhậnViệc điều chỉnh báo cáo tài chính trước đây phải được thực hiện nếu ảnhhưởng của việc điều chỉnh sẽ trình bày chính xác hơn hiệu suất hoạt động của công
ty Vì vậy, tất cả các điều chỉnh thích hợp nên được thực hiện, bất kể có phản ánhtích cực về công ty hay không Vì các điều chỉnh thích hợp cho một định giá có thểkhông phù hợp với một định giá khác, điều quan trọng là phải giải thích được cácgiả định chính cho những điều chỉnh
Để dễ dàng phân tích và diễn giải thích hợp các báo cáo tài chính của công ty,các báo cáo này cần được điều chỉnh để phản ánh thực tế của DN trong điều kiệnhoạt động "bình thường" Tiêu chuẩn hóa thường liên quan tới điều chỉnh một sốloại:
Các khoản mục bất thường
Các khoản mục phi hoạt động
Thay đổi nguyên tắc kế toán
Không phù hợp với chuẩn mực kế toán
Quyền sở hữu
3.2 CÁC KHOẢN MỤC PHI HOẠT ĐỘNG
Để ước tính giá trị thị trường của một doanh nghiệp, nhà phân tích định giá phảixem xét, điều chỉnh, tài sản không hoạt động và tài sản vượt quá Tài sản khônghoạt động được định nghĩa là các tài sản được ghi trong bảng cân đối kế toáncủa công ty không liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp Một ví dụ về tàisản không hoạt động là một căn hộ thuộc sở hữu của một công ty và được sửdụng theo cách hoàn toàn không liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp Tàisản dư thừa được định nghĩa là những tài sản không bắt buộc trong hoạt độngkinh doanh Ví dụ :
• Tiền mặt vượt trội
• Chứng khoán thị trường (nếu vượt quá nhu cầu hợp lý của công ty)
• Bất động sản (nếu không được sử dụng trong hoạt động kinh doanh, hoặctrong một số trường hợp, nếu công ty có thể hoạt động trong các cơ sở thuê)
Trang 14• Máy bay tư nhân, các thiết bị giải trí hoặc các thiết bị thể thao, đồ cổ, bộ sưutập cá nhân, v.v.
Sau đây là một ví dụ về tài sản phi hoạt động và cách điều chỉnh:
Công ty ABC không có các khoản phải thu Công ty có 400.000 đô la tiền mặt, là số
dư trung bình cho năm Tiền mặt này tạo ra thu nhập $ 10,000 cho năm Công ty nợ20.000 USD tài khoản phải trả và thuế bán hàng Công ty sở hữu một căn hộ tạiStowe, Vermont với giá 100.000 đô la Mỹ, đã khấu hao 40.000 đô la và khấu haotrong năm nay là 10.000 đô la Căn hộ có giá thị trường hợp lý là $ 200,000 Không
có thế chấp tài sản
Sau đây là những điều chỉnh chuẩn hóa cho dòng thu nhập nên được thựchiện:
Chúng tôi xác định rằng Công ty cần duy trì số dư tiền mặt là 50.000 đô la
Do đó, có $ 350,000 tiền mặt thừa Chúng tôi sẽ trừ 8.750 đô la từ dòng thunhập vì số tiền này phản ánh thu nhập từ lãi trên một tài sản vượt trội
Chúng tôi sẽ cộng lại 10.000 đô la tiền khấu hao vì căn hộ là tài sản khônghoạt động
Sau đây là những điều chỉnh cần phải được bổ sung vào giá trị của doanhnghiệp trong việc xác định giá trị thị trường hợp lý:
$ 350,000 tiền mặt thừa cần được thêm lại
$ 140,000 sẽ được thêm vào giá trị của doanh nghiệp Điều chỉnh này đượctính như sau: Giá trị sổ sách được tính là $ 60,000 ($ 100,000 - $ 40,000) Giátrị thị trường của căn hộ là $ 200,000 Việc điều chỉnh sẽ là $ 140,000 ($200,000 - $ 60,000 )
3.3 CÁC KHO N M C B T TH ẢNG LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ ỤC ĐÍCH CỦA VIỆC CHUẨN HÓA BÁO CÁO TÀI CHÍNH ẤT THƯỜNG ƯU CHUYỂN TIỀN TỆỜNG NG
Các kho n m c không thông th ản mục không thông thường (Unusual items) ục không thông thường (Unusual items) ường (Unusual items) ng (Unusual items)
Các sự kiện hoặc giao dịch có mức độ bất thường cao, rõ ràng không liên quanhoặc chỉ liên quan ngẫu nhiên đến các hoạt động bình thường và điển hình của công
ty, xét trong môi trường hoạt động của công ty
Trang 15Các khoản mục không có tính liên tục (Nonrecurring items)
Các sự kiện hoặc giao dịch không được mong đợi hợp lý để tái diễn trong tương lai
có thể dự đoán được, xét trong môi trường hoạt động của công ty
Ví dụ:
Lãi / Lỗ từ việc bán tài sản như tòa nhà, máy móc, máy bay hoặc xe cộ…Khoản bồi thường từ việc chiến thắng một vụ kiện/ Khoản chi phải trả do việcthua một vụ kiện
Chi phí phải chịu do đóng máy
Xóa sổ hoặc ghi giảm xuống hàng tồn kho và khoản phải thu
Lãi/ Lỗ từ việc thanh toán sớm khoản nợ
Chi phí tái cơ cấu công ty đi cùng với việc sa thải nhân viên
Chi phí ghi giảm tài sản vô hình hoặc giá trị thương hiệu
Các tổn thất không được bảo hiểm do những thảm hoạ không lường trướcđược như hoả hoạn hoặc lũ lụt
Thiệt hại do cháy nhà máy
Bồi thường do tước quyền sở hữu tài sản
Doanh thu hoặc chi phí không liên tục và bất thường được loại ra khỏi dữ liệu quákhứ vì chúng có thể bóp méo hình ảnh của nguồn thu nhập đang diễn ra của công ty.Tuy nhiên, cần lưu ý rằng trong các khoản mục đó có thể được coi là không bìnhthường and không thường xuyên trong một ngành có thể không được coi là khôngbình thừơng and không thường xuyên trong một ngành khác
Trang 163.4 SỰ THAY ĐỔI TRONG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN
Các nhà phân tích thường tìm các báo cáo tài chính với sự thay đổi trong nguyên tắc
kế toán APB20 quy định rằng việc thay đổi nguyên tắc kế toán là kết quả của việc
áp dụng một nguyên tắc kế toán được chấp nhận rộng rãi khác với nguyên tắc kếtoán được sử dụng trước đây Thuật ngữ "nguyên tắc" bao gồm không chỉ cácnguyên tắc và thông lệ mà còn các phương pháp áp dụng chúng Như vậy, một nhàphân tích phải hiểu đượcviệc thay đổi các nguyên tắc kế toán có ảnh hưởng đến báocáo tài chính của công ty Một số ví dụ phổ biến về những thay đổi trong cácnguyên tắc kế toán là:
• Sự thay đổi trong phương pháp định giá hàng tồn kho, chẳng hạn như LIFO(nhập sau xuất trước) thành FIFO (nhập trước xuất trước) hoặc FIFO thành LIFO
• Sự thay đổi trong phương pháp khấu hao các tài sản đã ghi nhận trước đây,chẳng hạn như từ phương pháp đường thẳng thành phương pháp khấu hao nhanhhoặc từ phương pháp khấu hao nhanh thành phương pháp đường thẳng
• Thay đổi phương pháp kế toán hợp đồng xây dựng công trình dài hạn
• Thay đổi hoặc từ phương pháp hạch toán chi phí đầy đủ trong ngành côngnghiệp khai khoáng
3.5 KHÔNG PHÙ HỢP VỚI GAAP
Trường hợp thích hợp, các công ty đại chúng thường có xu hướng lựa chọnphương pháp kế toán làm hài lòng các cổ đông với thu nhập cao hơn trong báo cáoKQKD Hầu hết các closely held business owners (công ty do 1 người nắm nắm giữhoặc một nhóm nhỏ người kiểm soát) có xu hướng lựa chọn một phương pháp kếtoán nhằm giảm thiểu thu nhập, và do đó làm giảm gánh nặng thuế công ty Nhữnglựa chọn này có thể có nghĩa là, nếu các báo cáo tài chính của một công ty tư nhânchưa được kiểm toán hoặc xem xét, thông lệ kế toán được thông qua bởi ban quảntrị có thể không phù hợp với GAAP Nhà phân tích có thể chọn điều chỉnh để làmđúng hoặc gần đúng hơn với sự tuân thủ của GAAP để kết quả tài chính của công ty
có thể được so sánh với kết quả tài chính của các đối thủ niêm yết của nó, nếu cósẵn và áp dụng được Các điều chỉnh cũng có thể được thực hiện để tính toán dòngtiền
Các ví dụ về các điểm thường gặp của việc không phù hợp với GAAP là:
Trang 17• Báo cáo tài chính được lập trên cơ sở tính thuế hoặc cơ sở tiền mặt
• Không ghi nhận doanh thu trong kỳ kinh doanh
• Dự phòng nợ xấu không đầy đủ (hoặc sử dụng bút toán xóa sổ)
• Không dự phòng giảm giá hàng tồn kho, hàng tồn kho lỗi thời hoặc chậmluân chuyển và các vấn đề về kế toán hàng tồn kho khác
• Không ghi nhận các khoản nợ như thuê tài chính, chi phí lao động (tiềnlương, tiền ốm đau / nghỉ phép, vv), thuế thu nhập hoãn lại
• Chính sách vốn hóa / chi phí cho tài sản cố định và chi phí trả trước
• Chính sách xóa sổ tài sản cố định
• Phương pháp khấu hao
• Kế toán cho các khoản đầu tư vào công ty con hoặc các công ty liên kết
• Thời điểm ghi nhận doanh thu / chi phí để hạch toán hợp đồng, bán hàng, bảohành, các khoản đặt trước dài hạn, và tương tự
3.6 NHÓM LỢI ÍCH NẮM QUYỀN SỞ HỮU
Khi điều chỉnh những khoản mục liên quan đến nhóm lợi ích, trước tiên phảixét đến tỷ lệ sở hữu của những đối tượng đó có đạt mức kiểm soát hay không(thường là trên 50% cổ phần) Những điều chỉnh thường chỉ xảy ra trong trườnghợp tỷ lệ sở hữu đạt mức kiểm soát, khi đó nhóm lợi ích nắm quyền kiểm soát cóthể đưa ra quyết định tác động đến thu nhập, tài sản, cấu trúc vốn của doanh nghiệp.Một số ví dụ về lợi ích của chủ sở hữu cần điều chỉnh có thể kể ra như sau:
- Lương, thưởng vượt mức hoặc dưới mức;
- Chi phí phát sinh tùy nghi theo chủ sở hữu;
- Lợi ích chi trả cho gia đình của chủ sở hữu hoặc những người thân khác;
- Thay đổi trong cấu trúc vốn do quyết định của nhóm lợi ích
CHUẨN HÓA CÁC ĐIỀU CHỈNH
Nói chung, bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanhtrong giai đoạn được lựa chọn đặt ra bên cạnh nhau theo kiểu cột Định dạng nàycho phép nhà phân tích so sánh hoạt động công ty qua từng giai đoạn, để phát hiệncác xu hướng hoặc để xác định những khoản mục bất thường cần được nghiên cứu
và phân tích thêm Định dạng này cũng cho phép nhà phân tích kết hợp dữ liệu của
Trang 18công ty nghiên cứu với dữ liệu so sánh Các hình 4.1 và 4.2 cho thấy kết quả củaviệc trình bày bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh củamột công ty hư cấu, Công ty phân phối Ale, cho giai đoạn năm năm, kết thúc vàongày 31 tháng 12, 20X5.
Trang 19Bảng 4.4, 4.4A và 4.5 cung cấp các điều chỉnh chuẩn hóa chi tiết cho cả bảngcân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty phân phối
Trang 20Ale, đối với một số khoản mục thường gặp của nhà phân tích, nhiều trong số đó đãđược mô tả trong các nội dung trước Các bảng 4.6, 4.6A và 4.7 cung cấp bảng cânđối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đã được chuẩn hóa
Bảng 4.4 và 4.4A, 4.6 và 4.6A khác nhau ở phần điều chỉnh giá trị tài sản cốđịnh theo giá trị thị trường Bảng 4.4 và 4.6 không có phần này Nhiều nhà phântích không thực hiện phần điều chỉnh này vì sẽ khó tìm được mốc chuẩn của ngành
để so sánh với dữ liệu của doanh nghiệp Tuy nhiên, việc điều chỉnh này sẽ hữudụng trong việc so sánh tình hình của doanh nghiệp qua từng năm
Bảng 4.4 và 4.4A – Những điều chỉnh nhằm chuẩn hóa bảng cân đối kế toán
- Khoản mục bất thường và không thường xuyên: Không có
- Khoản mục không phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh:
+ Điều chỉnh 1: Doanh nghiệp sở hữu chứng khoán có thể mua bánđược vượt trội so với nhu cầu (điều chỉnh giảm chứng khoán)
- Sai lệch so với chuẩn mực kế toán chung:
+ Điều chỉnh 2: Doanh nghiệp có giá trị hàng tồn kho quá hạn chưaloại bỏ (điều chỉnh giảm hàng tồn kho)
- Lợi ích nhóm kiểm soát:
+ Điều chỉnh 3: Tài sản cố định của doanh nghiệp chưa được phảnánh đúng giá trị thị trường (điều tăng tài sản cố định)
Trang 23Bảng 4.5 - Những điều chỉnh nhằm chuẩn hóa báo cáo kết quả hoạt động sảnxuất kinh doanh:
- Khoản mục bất thường và không thường xuyên:
+ Điều chỉnh 1: Doanh nghiệp đã trải qua một vụ kiện vào năm 20X5(điều chỉnh giảm chi phí pháp lý và kế toán)
- Khoản mục không phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh:
+ Điều chỉnh 2: Doanh nghiệp sở hữu chứng khoán có thể mua bánđược vượt trội so với nhu cầu Thu nhập và lãi/lỗ liên quan đến số chứng khoán này
đã được loại bỏ khỏi báo cáo (điều chỉnh giảm thu nhập từ cổ tức, lãi vay và lãivốn)
- Sai lệch so với chuẩn mực kế toán chung: Không có
- Lợi ích nhóm kiểm soát:
+ Điều chỉnh 3: Thành viên gia đình chủ sở hữu sử dụng thẻ thanhtoán xăng dầu của doanh nghiệp để sử dụng cho phương tiện cá nhân và không phục
vụ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (điều chỉnh giảm chi phí xăng dầu)
+ Điều chỉnh 4: Doanh nghiệp thanh toán phí thành viên câu lạc bộcho chủ doanh nghiệp và chi phí này không phục vụ hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp (điều chỉnh giảm chi phí ăn uống, tiếp khách)
+ Điều chỉnh 5: Điều chỉnh lại mức thu nhập hợp lý cho nhân viên,loại bỏ tiền lương chi trả cho thành viên gia đình của chủ doanh nghiệp không thamgia làm việc tại doanh nghiệp và điều chỉnh giảm thuế thu nhập cá nhân tương ứng
+ Điều chỉnh 6: Điều chỉnh giảm chi phí thuê tài sản tương ứng vớikhoản tiền thuê địa điểm tại một tòa nhà sở hữu bởi đối tượng có quan hệ với chủ sởhữu