Quản trị tài chính doanh nghiệp
Trang 1Học viện ngân hàng ~~~~~~ ***** ~~~~~~
BÀI TIỂU LUẬN
Môn: Quản trị tài chính doanh nghiệp
Đề tài
Thuê tài chính – Lý thuyết và thực tiễn
Giảng viên hướng dẫn: Bùi Thị Lan HươngNhóm nghiên cứu: Lớp KTD - K10
Khoa: Kế toán - Kiểm toán
Hà Nội – 2010
Trang 25.Nguyễn Thị Thanh Hiền
8.Trịnh Quốc Thắng
Trang 31.1.2 Đối tượng tham gia 8
1.2 Bản chất của cho thuê tài chính 9
1.2.1 Cho thuê tài chính là một hoạt động tín dụng 9
1.2.2 Cho thuê tài chính là một hoạt động tín dụng trung và dài hạn 10
1.3 Nhận biết một hợp đồng thuê tài chính 10
1.3.1 Theo ủy ban tiêu chuẩn kế toán quốc tế IASC 10
1.3.2 Theo quy định của Việt Nam 11
1.4 So sánh thuê tài chính và thuê vận hành 12
1.5 Các hình thức thuê tài chính điển hình 14
1.5.1 Bán và tái thuê 14
1.5.2 Thuê mua giáp lưng 18
1.5.3 Thuê mua trả góp ( Lease- Purchase Arrangement) 22
1.5.4 Thuê mua bắc cầu ( Leveraged Lease Contract) 25
1.6 Lợi ích của cho thuê tài chính 27
1.6.1 Đối với nền kinh tế 27
1.6.2 Đối với bên cho thuê 28
1.6.4 Đối với bên đi thuê 28
1.7 Hạn chế và nguyên nhân 31
1.7.1 Hạn chế 31
Trang 42.2 Thực trạng cho thuê tài chính ở các ngân hàng 40
2.2.1 Thực trạng cho thuê tài chính tại các ngân hàng ở Việt
Trang 5TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp - Nhà xuất bản Tài chính
2.Website tạp chí Ngân hàng http://www.sbv.gov.vn
3.Website tạp chí kế toán http://www.tapchiketoan.com
4.Website Diễn đàn kinh tế http://www.vnecon.com/
5.Website http://www.baodatviet.vn
CHÚ THÍCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG TIỂU LUẬN
CTTC : Cho thuê tài chính NHTM : Ngân hàng thương mại NHNN : Ngân hàng nhà nước
Trang 6LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời gian qua, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong nhiều lĩnh vực Gia nhập WTO đồng nghĩa với việc Việt Nam đang đứng trước một vận hội lớn, song cũng phải đối mặt với không ít khó khăn và thách thức
Trong sự phát triển của nền kinh tế, việc huy động vốn là một vấn đề hết sức quan trọng Có rất nhiều kênh huy động, cũng như nhiều hoạt động tín dụng được áp dụng trên thị trường Trong đó, cho thuê tài chính là một lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ, nhưng đây là một phương thức tài trợ vốn thích hợp, góp phần đa dạng hoá các loại hình tín dụng, đặc biệt tín dụng trung, dài hạn; góp phần tháo gỡ những khó khăn về vốn đối với các doanh nghiệp, thúc đẩy nhanh quá trình đổi mới máy móc, thiết bị và công nghệ, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Với mục tiêu đưa đến những luận điểm khách quan và phù hợp nhất, nhóm nghiên cứu đã tiến hành tập hợp thông tin và phân bổ vào hai phần lớn, đó là lý thuyết và thực tế.
Do kiến thức và thời gian còn hạn chế, tiểu luận sẽ không tránh khỏi những sai sót Nhóm nghiên cứu rất mong nhận được những phản hồi từ phía giáo viên và người đọc, nhằm xây dựng và củng cố thêm những tư liệu về vấn đề đang nghiên cứu Xin chân thành cảm ơn !
Trang 7PHẦN 1: LÝ THUYẾT
1.1 Khái niệm về thuê tài chính ( Finance Lease)
1.1.1 Khái niệm
Cho thuê tài chính là hoạt động tín dụng trung và dài hạn thông qua việc cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác trên cơ sở hợp đồng cho thuê giữa bên cho thuê với bên thuê
Bên cho thuê cam kết mua máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác theo yêu cầu của bên thuê và nắm giữ quyền sở hữu đối với các tài sản cho thuê
Bên thuê sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê đã được hai bên thoả thuận.
Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng cho thuê tài chính Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng cho thuê tài chính, ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời
điểm ký hợp đồng (Trích nghị định số 95/2008/NĐ-CP sữa đổi nghị định số
16/2001/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính)
1.1.2 Đối tượng tham gia
Trong một giao dịch thuê tài chính điển hình có mối quan hệ giữa ba
Trang 8Được thể hiện qua sơ đồ sau:
1.2 Bản chất của cho thuê tài chính
1.2.1 Cho thuê tài chính là một hoạt động tín dụng
Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển tiếp tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên đi vay khi
Trang 9Trong một giao dịch cho thuê tài chính, bên cho thuê chuyển giao tài sản thực (nhà ở, văn phòng làm việc, máy móc thiết bị) cho bên thuê sử dụng.
Trong quá trình sử dụng tài sản, bên thuê phải thanh toán tiền thuê định kỳ cho đến khi hết hạn hợp đồng, khoản tiền thuê này cũng bao gồm hai phần: phần vốn gốc và lãi Đặc biệt, đối với các hợp đồng cho thuê thanh toán một phần sau khi chấm dứt hợp đồng thuê, tiền lãi được thanh toán đầy đủ trong thời gian sử dụng vốn, nhưng vốn gốc chưa hoàn trả đầy đủ Trường hợp này có ba cách giải quyết và được thực hiện trong hợp đồng.
Người thuê đồng ý mua tài sản: phần vốn gốc đã được hoàn trả dưới dạng tiền thanh toán mua tài sản.
Người mua muốn thuê tiếp tài sản: phần vốn gốc được hoàn trả dưới dạng thanh toán tiền thuê trong thời gian hợp đồng cho thuê được gia hạn.
Người đi thuê không muốn thuê tiếp tài sản: phần vốn gốc lại được hoàn trả dưới dạng hiện vật, tức là tài sản thuê mua.
Như vậy trong giao dịch cho thuê tài chính, nguyên tắc hoàn trả của tín dụng luôn luôn được bảo đảm; tiền thuê và giá trị tài sản còn lại thường lớn hơn giá trị tài sản ban đầu đây chính là sự trao đổi tài sản không ngang giá – bản chất của một quan hệ tín dụng: việc quay trở về điểm xuất phát của tín dụng không phải như lúc đã nhượng đi mà là một giá trị lớn hơn – đó gọi là tiền lãi mà người đi vay được hưởng ngoài giá trị ban đầu của tín dụng.
1.2.2 Cho thuê tài chính là một hoạt động tín dụng trung và dài hạn
Trong giao dịch cho thuê tài chính, nhà cho thuê vẫn nắm giữ quyền sở hữu tài sản và vì thế họ phải là người quản lý tài sản cho thuê Để hợp thức hóa hành vi này, các nhà cho thuê phải tiến hành các thủ tục đăng ký và
Trang 10cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, đăng ký tài sản giao dịch đảm bảo… điều này sẽ phát sinh nhiều loại chi phí Nếu tài trợ bằng những tài sản có giá trị thấp và thời gian ngắn sẽ khó thực hiện được vì chi phí quản lý sẽ rất cao và người đi thuê sẽ khó có thể chấp nhận Ngược lại, nếu tài trợ trung và dài hạn với những tài sản có giá trị cao, tuổi thọ cao thì tỉ trọng chi phí quản lý tính trên giá trị tài sản sẽ thấp hơn Như vậy, tài trợ trung và dài hạn dưới hình thức cho thuê tài chính là một yêu cầu khách quan xuất phát từ nhu cầu và lợi ích của các chủ thể trong nền kinh tế.
1.3 Nhận biết một hợp đồng thuê tài chính
1.3.1 Theo ủy ban tiêu chuẩn kế toán quốc tế IASC
Thứ nhất, quyền sở hữu tài sản thuê có được chuyển giao cho người thuê khi kết thúc hợp đồng không? Nếu có thì đó là giao dịch thuê tài chính.
Thứ hai, hợp đồng có quy định quyền chọn mua tài sản thuê khi kết thúc hợp đồng với giá thấp hơn giá trị tài snr thuê tại thời điểm vào lúc kết thúc hợp đồng không? Nếu có, đó là giao dịch thuê tài chính.
Thứ ba, thời gian của hợp đồng thuê có chiếm phần lớn thời gian hữu dụng của tài sản? Nếu thỏa mãn thì giao dịch thuộc thuê tài chính.
Thứ tư, giá trị hiện tại của tiền thuê tối thiểu do người thuê trả tiền có bằng hoặc lớn hơn giá trị thị trường của tài sản ở thời điểm kí kết hợp đồng không? Nếu có là giao dịch thuê tài chính.
1.3.2 Theo quy định của Việt Nam
Trên cơ sở các tiêu chuẩn phân loại của IASC, mỗi nước đều có tiêu chuẩn cụ thể về tiêu chuẩn nhận biết thuê tài chính phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi nước.
Trang 11Ở nước ta, trong Nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 02/5/2001 và Nghị định số 65/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005 của Chính phủ có quy định một giao dịch cho thuê tài chính phải thỏa mãn một trong những điều kiện sau đây:
Thứ nhất, khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được chuyển quyền sở hữu tài sản thuê, hoặc được tiếp tục thuê theo sự thỏa thuận của hai bên.
Thứ hai, nội dung hợp đồng thuê có quy định : Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua tài sản thuê theo giá danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản thuê tại thời điểm mua lại.
Thứ ba, thời hạn cho thuê của tài sản tối thiểu phải chiếm phần lớn thời gian sử dụng kinh tế của tài snr cho dù không có sự chuyển giao quyền sở hữu.
Thứ tư, tại thời điểm đầu thuê tài sản, giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu chiếm phần lớn (tương đương) giá trị hợp lý của tài sản thuê.
1.4 So sánh thuê tài chính và thuê vận hành
Cho thuê có hai loại chính là cho thuê hoạt động (operating leases) và cho thuê tài chính (financial leases).
Cho thuê hoạt động: là loại cho thuê ngắn hạn và trong nội dung hợp đồng thuê tài sản không thể hiện sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản.
Cho thuê tài chính là loại cho thuê dài hạn và trong nội dung hợp đồng thuê tài sản có thể hiện sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền quyền sở hữu tài sản.
Trang 12Phân biệt cho thuê hoạt động và cho thuê tài chính
Ưu đãi và thuế.
Bồi thường bảo
Người cho thuê hưởng và khấutrừ vào tiền thuê.
Người cho thuê hưởng.
Tài sản thuê mướn thường dongười cho thuê cung cấp.
Tách biệt quyền sở hữu pháp lývà quyền sử dụng.
Thường dài hơn một nửa chotới đời sống hữu ích của tài sản.
Không được quyền hủy nganghợp đồng.
Người thuê chịu mọi rủi ro,thiệt hại.
Người thuê chịu mọi chi phívận hành, bảo trì bảo hiểm.
Người cho thuê hưởng và khấutrừ vào tiền thuê.
Người cho thuê hưởng.
Tài sản cho thuê thường dongười thuê đặt hàng, giao nhậnvà sử dụng.
Trang 13Tiền bán tài sản.
Các loại tài sảnthường sử dụngtrong giao dịch.
Toàn bộ tiền thu được do bántài sản thuê thuộc quyền sửdụng của người cho thuê.
Máy photocopy, máy vi tính,xe ôtô, đồ đạc trong nhà, vănphòng…
Phần tiền bán tài sản lớn hơn sovới giá quy định của người chothuê được chuyển cho ngườithuê hưởng như một khoản hoahồng bán hàng hay được khấutrừ vào tiền thuê.
Bất động sản, xe lửa, tàu điện,máy bay, thiết bị văn phòng…
Sự so sánh giữa thuê tài chính và thuê hoạt động này nhằm giúp các bên liên quan dễ dàng phân loại, nhận diện giao dịch thuộc phương thức thuê nào để áp dụng các quy chế hạch toán - kế toán, hưởng các ưu đãi (nếu có) và quản lý chung (cơ quan nhà nước) theo quy chế đã được nhà nước quy định.
1.5 Các hình thức thuê tài chính điển hình
1.5.1 Bán và tái thuê
Hiện nay, trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp rất nhiều khó khăn về nguồn vốn lao động Vay vốn gặp rất nhiều thủ tục và điều kiện khắt khe và các doanh nghiệp này khó có thể thỏa mãn Đồng thời, trong điều kiện doanh nghiệp có nhu cầu phải duy trì năng lực sản xuất nên không thể bán bớt tài sản cố định để chuyển thành tài sản lưu động Trong bối cảnh đó hình thức giao dịch “bán và tái thuê” đã được ra đời để đáp ứng nhu cầu này.
Trang 14Trong hoạt động kinh doanh có nhiều doanh nghiệp thiếu vốn lưu động để khai thác tài sản cố định hiện có,vì thế họ sẽ bán một phần tài sản của mình cho ngân hàng hoặc cty tài chính sau đó thuê lại tài sản để sử dụng và như vậy doanh nghiệp sẽ có thêm nguồn tài chính đáp ứng nhu cầu vốn lưu động.
Vậy hình thức bán và tái thuê là gì?
Bán và tái thuê là hình thức tín dụng thuê - mua mà bên có tài sản sẽ bán lại tài sản đó và chỉ thuê lại trong một thời gian nhất định.
Cụ thể, bán và tái thuê là một thỏa thuận tài trợ tín dụng mà công ty A ( người thuê) bán một tài sản của chính họ cho công ty B (người cho thuê) Đồng thời ngay lúc đó một hợp đồng thuê mua được thảo ra với nội dung công ty B đồng ý cho công ty A thuê lại chính tài sản mà họ vừa bán.
Nếu giao dịch này hoàn tất, công ty A sẽ có nguồn tài chính để kinh doah và vẫn duy trì được việc sử dụng tài sản Người cho thuê (công ty B) giao lại tài sản cho người bán (công ty A-người thuê) thông qua một hợp đồng hoàn trả toàn bộ hay hợp đồng thuê vận hành tùy theo sự thỏa thuận giữa hai bên hoặc nếu công ty B vay tiền của Ngân hàng C để tài trợ cho công ty A thì hợp đồng lại có thêm dạng cho thuê bắc cầu đan xen vào.
Căn cứ Điều 42 Nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 02/5/2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Công ty cho thuê tài chính, Điều 3 Nghị định số 65/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005 của Chính phủ quy định về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 02/5/2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Công ty cho thuê tài chính có thể hiểu chi tiết về hoạt động thuê mua lại như sau:
Trang 15- "Tài sản mua và cho thuê lại" là máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác được bên thuê bán cho bên cho thuê và sau đó thuê lại theo hình thức cho thuê tài chính để tiếp tục sử dụng phục vụ cho hoạt động của mình.
- "Giá mua tài sản cho thuê" là số tiền bên cho thuê phải trả cho bên thuê khi mua tài sản cho thuê Giá mua tài sản cho thuê được xác định phù hợp với quy định của pháp luật về mua bán tài sản.
- "Hợp đồng mua tài sản" là thỏa thuận bằng văn bản giữa bên cho thuê và bên thuê về việc mua bán tài sản cho thuê.
Nguyên tắc mua và cho thuê lại
- Giao dịch mua và cho thuê lại phải thực hiện thông qua hợp đồng mua tài sản và hợp đồng cho thuê tài chính giữa bên cho thuê và bên thuê Hợp đồng mua tài sản có hiệu lực từ thời điểm hợp đồng cho thuê tài chính có hiệu lực.
- Trong giao dịch mua và cho thuê lại, bên cho thuê nắm giữ quyền sở hữu tài sản cho thuê và cho thuê lại đối với bên thuê theo hình thức cho thuê tài chính phù hợp với pháp luật về cho thuê tài chính Việc chuyển quyền sở hữu tài sản từ bên thuê sang bên cho thuê được thực hiện phù hợp với quy định của pháp luật Việc đăng ký sở hữu tài sản cho thuê thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 7 Nghị định số 65/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005 của Chính phủ Quy định về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 02/5/2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Công ty cho thuê tài chính.
- Bên cho thuê lựa chọn tài sản cho thuê và bên thuê có khả năng trả nợ để thực hiện giao dịch mua và cho thuê lại an toàn, hiệu quả.
Trang 16Điều kiện của tài sản cho thuê
- Thuộc sở hữu hợp pháp của bên thuê
- Không là tài sản đang được sử dụng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác
- Không có tranh chấp liên quan đến tài sản - Đang hoạt động bình thường.
Hợp đồng cho thuê tài chính được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 02/5/2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Công ty cho thuê tài chính, Nghị định số 65/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005 của Chính phủ quy định về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 02/5/2001 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Công ty cho thuê tài chính và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Quyền và nghĩa vụ của bên cho thuê và bên thuê
Quyền và nghĩa vụ của bên cho thuê
a) Yêu cầu bên thuê cung cấp đầy đủ thông tin và tài liệu liên quan đến tài sản cho thuê.
b) Yêu cầu bên thuê xuất hóa đơn bán hàng hợp pháp, giao toàn bộ bản chính giấy tờ về sở hữu và các hóa đơn, chứng từ khác về quyền, lợi ích có liên quan của tài sản cho thuê.
c) Yêu cầu bên thuê bồi thường thiệt hại do các tranh chấp phát sinh liên quan đến quyền sở hữu tài sản cho thuê.
d) Thanh toán cho bên thuê số tiền đã thỏa thuận trong hợp đồng mua tài sản.
Trang 17đ) Thực hiện đúng và đầy đủ các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng mua tài sản và hợp đồng cho thuê tài chính.
Quyền và nghĩa vụ của bên thuê
a) Nhận tiền bán tài sản do bên cho thuê thanh toán theo giá đã thỏa thuận trong hợp đồng mua tài sản.
b) Cung cấp đầy đủ, chính xác, trung thực tất cả các thông tin, tài liệu, báo cáo theo yêu cầu của bên cho thuê.
c) Xuất hóa đơn bán hàng hợp pháp, giao toàn bộ bản chính giấy tờ về sở hữu và các hóa đơn, chứng từ khác về quyền, lợi ích có liên quan của tài sản cho thuê theo yêu cầu của bên cho thuê.
d) Bồi thường thiệt hại do các tranh chấp phát sinh liên quan đến quyền sở hữu tài sản cho thuê.
đ) Thực hiện đúng và đầy đủ các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng mua tài sản và hợp đồng cho thuê tài chính
1.5 Ưu nhược điểm của hình thức bán và tái thuê tài chính
Ưu điểm
- Các doanh nghiệp có thể hiện đại hoá sản xuất theo kịp tốc độ phát triển của công nghệ mới trong khi nguồn vốn tự có còn có hạn.
- Điều kiện của hình thức này: không cần tài sản thế chấp nên các doanh nghiệp rất dễ tiếp cận.
Nhược điểm
- Bên cho thuê thường chịu toàn bộ rủi ro, nếu bên đi thuê không thực hiện hợp đồng chỉ còn cách thu lại tài sản.
Trang 18- Phạm vi hoạt động hẹp, chi phí sử dụng hình thức này cao so với các hình thức tín dụng khác.
1.5.2 Thuê mua giáp lưng
Định nghĩa
Thuê mua giáp lưng là phương thức tài trợ mà trong đó được sự thỏa thuận của người cho thuê, người thuê thứ nhất cho người thuê thứ hai thuê lại tài sản mà người thuê thứ nhất đã thuê từ người cho thuê.
Doanh nghiệp A muốn thuê tài sản nhưng ko đủ tín nhiệm với bên cho thuê Doanh nghiệp A phải thông qua bên cho thuê thứ hai để thuê đc tài sản của bên cho thuê thứ nhất (với sụ đồng ý của bên cho thuê).
Các trường hợp áp dụng thuê mua giáp lưng.
a Thuê mua giáp lưng thường được áp dụng khi khách hàng không có nhu cầu sử dụng tài sản đó nữa nhưng chưa kết thúc thời hạn thuê mua Với sự chấp thuận, đồng ý của bên Cho thuê thì họ sẽ cho thuê lại với đối tượng thứ ba (vì hợp đồng ko được huỷ ngang) Như vậy đảm bảo nhu cầu thanh toán được tiền lại ko huỷ ngang hợp đồng
Theo Nghị định 64/CP quy định: thời hạn cho thuê một loại tài sản ít nhất phải bằng 60% thời gian cần thiết để khấu hao tài sản thuê Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê, ít nhất phải tương đương với giá trị tài sản đó trên thị trường vào thời điểm ký hợp đồng.
NĐ16/CP ngày 02/05/2001.T heo Điều 17 của Nghị định 16/CP thì Hợp đồng cho thuê tài chính là thoả thuận thuê một hoặc một số máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển và động sản khác theo những quy định tại Điều 1 của Nghị định này, phù hợp với các quyền và nghĩa vụ của các bên Hợp đồng cho thuê tài chính phải được lập thành văn bản phù hợp với quy
Trang 19định của pháp luật Hợp đồng phải ghi rõ việc xử lý tài sản khi hợp đồng chấm dứt trước thời hạn Bên cho thuê và bên thuê không được đơn phương huỷ bỏ hợp đồng, trừ những trường hợp nêu tại điều 27 Nghị định 16/CP b Áp dụng khi bên thuê thứ hai không được độ tin tưởng cao đối với bên cho thuê tài chính.
* Điều kiện để bên thuê được thuê máy móc thiết bị và các loại động sản khác dùng cho sản xuất kinh doanh dưới dạng Hợp đồng cho thuê tài chính, đó là:
- Đối với pháp nhân:
+ Phải được thành lập và hoạt động theo pháp luật hiện hành của Việt Nam.
+ Có tình trạng tài chính lành mạnh.
+ Có nhu cầu đổi mới trang thiết bị, máy móc nhằm hiện đại hoá và hợp lý sản xuất.
+ Có những đảm bảo thích hợp cho tài sản thuê, khi tổ chức tín dụng yêu cầu, tài sản thế chấp cầm cố bảo lãnh.
- Đối với thể nhân, hộ sản xuất: ngoài một số điều kiện được quy định đối với doanh nghiệp, thể nhân, hộ sản xuất phải có hộ khẩu cùng địa bàn với tổ chức tín dụng.
* Đánh giá khách hàng thuê:
- Xem xet về năng lực pháp lý của bên thuê - Uy tín của bên thuê trên thương trường - Khả năng kinh doanh của bên thuê - Tinh hình tài chính.
Trang 20- Kế hoạch sử dụng tài sản thuê - Kế hoạch tài chính kinh doanh.
Các bước trong cho thuê giáp lưng”
Bên cho thuê và bên đi thuê thứ nhất ký hợp đồng cho thuê Bên đi thuê thứ nhất và bên đi thuê thứ hai ký hợp đồng cho thuê Bên cho thuê, hoặc bên cung cấp chuyển giao tài sản cho bên đi thuê thứ hai
Bên đi thuê thứ hai trả tiền thuê cho bên thuê thứ nhất Bên đi thuê thứ nhất trả tiền thuê cho bên cho thuê.
Quyền và nghĩa vụ của các bên cho thuê và đi thuê
Kể từ thời điểm hợp đồng thuê lại được ký kết, mọi nghĩa vụ cùng tài sản được chuyển giao từ người thuê thứ nhất sang người thuê thứ hai Các chi phí pháp lý, di chuyển tài sản phát sinh từ hợp đồng này do người thuê thứ nhất và người thuê thứ hai thỏa thuận với nhau Tuy nhiên, người thuê thứ nhất vẫn phải chịu trách nhiệm liên đới đối với những rủi ro và thiệt hại liên quan đến tài sản vì họ là người trực tiếp ký kết với người cho thuê ban đầu.
a Người cho thuê:
- Cho thuê tài sản và nhận tiền thuê.
- Các quyền lợi và nghĩa vụ khác như trong thỏa thuận thuê mua thuần.
b Người thuê thứ nhất:
-Thuê tài sản từ người cho thuê.
Trang 21-Cho người thứ hai thuê lại tài sản.
-Không chịu trách nhiệm trực tiếp đối với rủi ro thiệt hại đối với tài sản.
-Nhận tiền thuê từ người thuê thứ hai và trả tiền thuê cho người cho thuê.
c Người thuê thứ hai:
-Thuê tài sản từ người thuê thứ nhất -Trả tiền thuê cho người thuê thứ nhất -Trong thỏa thuận thuê mua thuần.
1.5.3 Thuê mua trả góp ( Lease- Purchase Arrangement)
Khái niệm
Tín dụng thuê mua trả góp là một hình thức mua trả góp tài sản trong một khoảng thời gian từ 1 tới 5 năm, được áp dụng đối với trường hợp người mua có thế chấp và cả không có thế chấp.
Nhưng trong hầu hết mọi giao dịch, tín dụng thuê mua trả góp là một hình thức tài trợ vốn cho các doanh nghiệp không có thế chấp.
Các bước tiến hành
Tiến hành thiết lập hợp đồng với chủ tài sản- là nhà chế tạo hay định chế tài chính Thoả thuận này cho phép công ty thanh toán tiền mua thiết bị làm nhiều kỳ, vào những thời điểm được ấn định trước và mỗi lần trả một phần giá trị của tài sản cùng tiền lãi Nếu công ty tuân thủ, hoàn tất các điều khoản của hợp đồng vào thời điểm kết thúc, chủ tài sản sẽ chuyển giao quyền sở hữu cho người mua.
Trang 22Khi hợp đồng có hiệu lực người mua phải trả ngay cho nhà tài trợ một khoản tiền chiếm từ 25% đến 30% giá trị của tài sản, phần còn lại sẽ trả góp theo quy định Trong suốt thời gian thuê mua, người thuê được áp dụng các phương pháp khấu hao nhanh nhằm đảm bảo lịch trình thanh toán theo hợp đồng.
Hình thức tài trợ này có nguồn gốc từ những biện pháp khuyến mại của các công ty chế tạo lớn nhằm đẩy mạnh việc bán sản phẩm của họ Trong giai đoạn đầu, người bán thường giao quyền sở hữu cho người thuê ngay khi hợp đồng có hiệu lực Nhưng biện pháp này đem lại cho người bán quá nhiều rủi ro, nên sau này người bán thường giữ lại quyền sở hữu đối với thiết bị, thay vì nhận vật thế chấp của người mua và hình thức bán trả góp trở thành khá tương đồng với thuê tài chính Đây là một phương thức tài trợ khá đặc biệt của tín dụng thuê mua.
Ví dụ thuê mua trả góp xe
- Thời hạn thuê mua tối đa: 5 năm - Trả trước tối thiểu: 20%
- Đăng ký xe mang tên công ty cho thuê tài chính và được chuyển đổi thành tên khách hàng sau khi kết thúc hợp đồng thuê mua.
- Doanh nghiệp thuê mua trả góp cần chuẩn bị: + Giấy phép thành lập
+ Đăng kí kinh doanh
+ Ngoài ra, tùy từng trường hợp cụ thể khách hàng có thể chuẩn bị thêm một số giấy tờ khác liên quan( báo cáo thuế 2 năm gần nhất, quyết định bổ nhiệm giám đốc và kế toán trưởng)
Trang 23Ưu, nhược điểm của hình thức thuê mua trả gópƯu điểm
Thuận lợi chính của hình thức tăng vốn này là người thuê( hay người mua) có thể có ngay tài sản để sử dụng trong hoạt động sản xuất mà không phải trả ngay những khoản tiền lớn
Mặt khác, những chi phí trả cho nhà tài trợ theo phương thức khấu hao nhanh làm giảm lợi nhuận hàng năm do đó có tác dụng giúp doanh nghiệp hoãn thuế lợi tức trong những năm trả góp.
Nhược điểm
Bất lợi chính đối với doanh nghiệp mua tài sản theo hình thức này là chi phí để được tài trợ khá cao do công ty không được hưởng phần chiết khấu như mua tài sản bằng tiền mặt
Nếu công ty không thực hiện được đúng tiến độ thanh toán, thì có nguy cơ bị mất quyền sở hữu tài sản vào đúng thời điểm kết thúc hợp đồng, mà đó là một món lời lớn đối với công ty bởi số tiền chuyển giao quyền sở hữu chỉ mang tính tượng trưng.
Tuy nhiên, trong điều kiện thị trường có cạnh tranh, nhiều nhà kinh doanh cho thuê đã có sáng kiến hấp dẫn khách hàng bằng cách, tuy yêu cầu trả trước một phần vốn tài trợ ngay kỳ đầu tiên, nhưng chỉ trích một tỷ lệ nhất định để trả nợ, phần còn lại được coi là khoản tiền gửi của khách hàng Tiền lãi từ khoản tiền gửi này sẽ được khấu trừ vào phí thuê mỗi kỳ do đó làm giảm chi phí của người thuê và vẫn đảm bảo an toàn cho sự giao dịch.
Người bán ( người cho thuê) Người mua ( người thuê) - Chuyển giao quyền sử dụng cho
người mua.
- Trả khoản tiền ban đầu chiếm khoảng 1/4- 1/3 giá trị tài sản.