TỔ CHỨC dạy học NHÓM PHẦN NHIỆT học vật lí 6 với sự hổ TRỢ của PHIẾU học tập

66 357 0
TỔ CHỨC dạy học NHÓM PHẦN NHIỆT học vật lí 6 với sự hổ TRỢ của PHIẾU học tập

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN NGUYỄN THỊ THUỲ NHUNG TỔ CHỨC DẠY HỌC NHÓM PHẦN NHIỆT HỌC VẬT LÍ 6 VỚI SỰ HỔ TRỢ CỦA PHIẾU HỌC TẬP KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TH.S. LÊ THỊ KIỀU OANH QUẢNG BÌNH, NĂM 2014 i Lời cảm ơn Hoàn thành khóa luận, em xin cảm ơn quý Thầy, Cô giáo trường Đại học Quảng Bình trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập. Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, quý Thầy, Cô giáo tổ Vật lí trường THCS Đức Ninh đã nhiệt tình giúp đỡ vào tạo đều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực nghiệm đề tài. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến cô hướng dẫn, Th.S. Lê Thị Kiều Oanh người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này. Cuối cùng em xin cảm ơn tới gia đình, người thân, bạn bè giúp đỡ, động viên em hoàn thiện đề tài này. Quảng Bình, tháng 5 năm 2014 Sinh viên Nguyễn Thị Thùy Nhung ii MỤC LỤC Trang phụ bìa .......................................................................................................................... i Lời Cảm ơn ............................................................................ Error! Bookmark not defined. MỤC LỤC ............................................................................................................................. 1 DANH MỤC CÁC HÌNH, BẢNG VÀ ĐỒ THỊ ..................................................................... 3 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................................... 4 MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 5 1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................................ 5 2. Mục tiêu ............................................................................................................................ 5 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................................ 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................................... 6 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................... 6 5.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết .................................................................................. 6 5.2. Phương pháp TNSP ......................................................................................................... 6 5.3. Phương pháp thống kê toán học ...................................................................................... 6 6. Cấu trúc của khóa luận ....................................................................................................... 6 NỘI DUNG ........................................................................................................................... 7 CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC DẠY HỌC NHÓM VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA PHIẾU HỌC TẬP .................................................................................................................. 7 1.1. Phương pháp tổ chức dạy học theo nhóm ........................................................................ 7 1.1.1. Khái niệm..................................................................................................................... 7 1.1.2. Phân loại dạy học theo nhóm ........................................................................................ 7 1.1.3. Đặc điểm của dạy học theo nhóm ................................................................................. 8 1.1.4. Các phương tiện hỗ trợ dạy học hợp tác nhóm .............................................................. 9 1.1.5. Các kỹ năng hợp tác nhóm ......................................................................................... 10 1.1.6. Ưu và nhược điểm của dạy học theo nhóm ................................................................. 13 1.1.7. Biện pháp nâng cao hoạt động dạy học hợp tác nhóm ................................................. 14 1.1.8. Cách đánh giá hoạt động theo nhóm ........................................................................... 16 1.1.9. Thực trạng của vấn đề dạy học hợp tác nhóm ở trường THCS............................18 1.2. Phiếu học tập................................................................................................................. 18 1.2.1. Định nghĩa phiếu học tập ............................................................................................ 18 1.2.2. Các chức năng cơ bản của phiếu học tập trong dạy học............................................... 19 1.2.3. Các dạng PHT trong DH VL ...................................................................................... 20 1 1.3. Những thuận lợi và khó khăn của việc thiết kế và sử dụng PHT trong DH VL ở trường THCS .................................................................................................................................. 27 1.3.1. Thuận lợi .................................................................................................................... 27 1.3.2. Khó khăn .................................................................................................................... 27 Kết luận chương 1 ................................................................................................................ 28 CHƯƠNG II. TỔ CHỨC DẠY HỌC NHÓM PHẦN NHIỆT HỌC 6 VỚI SỰ HỖ TRỌ CỦA PHIẾU HỌC TẬP ................................................................................................................ 29 2.1. Đặc điểm phần nhiệt học vật lí 6 ................................................................................... 29 2.2. Nguyên tắc và quy trình thiết kế phiếu học tập trong tổ chức DH theo nhóm ................. 30 2.2.1. Nguyên tắc thiết kế PHT ............................................................................................ 30 2.2.2. Quy trình thiết kế PHT ............................................................................................. 31 2.3. Thiết kế tiến trình tổ chức dạy học nhóm với sự hỗ trợ của phiếu học tập ........................... 34 2.3.1. Tiến trình tổ chức dạy học nhóm với sự hỗ trợ của PHT trong bài nghiên cứu kiến thức mới34 2.3.2.Tiến trình tổ chức dạy học theo nhóm với sự hỗ trợ của PHT trong bài luyện tập củng cố kiến thức .............................................................................................................................. 36 2.4. Thiết kế một số bài dạy học phần Nhiệt học vật lí 6 theo phương pháp nhóm với sự hỗ trợ của PHT ......................................................................................................................... 37 Kết luận chương 2 ................................................................................................................ 43 CHƯƠNG III. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ........................................................................ 44 3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm .......................................................... 44 3.1.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm ........................................................................... 44 3.1.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm ........................................................................... 44 3.2. Đối tượng và nội dung của thực nghiệm sư phạm .......................................................... 45 3.2.1. Đối tượng của thực nghiệm sư phạm .......................................................................... 45 3.2.2. Nội dung của thực nghiệm sư phạm ............................................................................ 45 3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ............................................................................... 45 3.3.1. Chọn mẫu thực nghiệm............................................................................................... 45 3.3.2. Quan sát giờ học......................................................................................................... 45 3.3.3. Các bài kiểm tra ......................................................................................................... 46 3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm ......................................................................... 46 3.4.1. Nhận xét tiến trình dạy học ......................................................................................... 46 3.4.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm .................................................................................... 47 Kết luận chương 3 ................................................................................................................ 48 KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 49 PHỤ LỤC......................................................................................................................P1 2 DANH MỤC CÁC HÌNH, BẢNG VÀ ĐỒ THỊ Hình 1.1 PHT cung cấp thông tin sự kiện Bài 26 Sự nóng chảy sự đông đặc 23 Hình 1.2 PHT ông cụ hoạt động và giao tiếp Bài 20 Sự nở vì nhiệt của chất khí 24 Hình 1.3 PHT trong DH bài mới Bài 18 Sự nở vì nhiệt của chất rắn 25 Hình 1.4 PHT kiểm tra bài cũ trước khi học bài 22 Nhiệt kê – nhiệt giai 25 Hình 1.5 PHT dùng để củng cố chương nhiệt học 26 Hình 1.6 PHT giao về nhà Bài 19 Sự nở vì nhiệt của chất lỏng 26 Hình 1.7 PHT bài tập trong Bài 28 Sự sôi 27 Hình 1.8 PHT giải quyết tình huống Bài 18 Sự nở vì nhiệt của chất rắn 28 Hình 2.1 PHT phần 1 Bài 21 Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt 39 Hình 2.2 PHT phần củng cố Bài 21 Một số ứng dụng của sự nở vì 40 nhiệt Sơ đồ 2.1 Tóm tắt nội dung của chương nhiệt học 33 Bảng 3.1 Bảng số liệu HS được chọn làm mẫu thực nghiệm 49 Bảng 3.2 Bảng thống kê điểm số (XI) cuar bài kiểm tra 51 Biểu đồ 3.1 Biểu đò phân bố điểm của hai nhóm TN và ĐC 51 3 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ DH Dạy học ĐC Đối chứng GV Giáo viên HS Học sinh PHT Phiếu học tập PP Phương pháp PPDH Phương pháp dạy học QTDH Quá trình dạy học SGK Sách giáo khoa THCS Trung học cơ sở TN Thực nghiệm TNSP Thực nghiệm sư phạm VL Vật lí 4 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong đổi mới phương pháp dạy học, việc phát huy tính tích cực học tập của học sinh (HS) có ý nghĩa quan trọng. Giáo dục phải được thực hiện thông qua hành động và bằng hành động của bản thân nên việc khơi dậy, phát triển ý thức, ý chí, năng lực của người học là con đường phát triển tối ưu của giáo dục. Và để đáp ứng yêu cầu trên, hiện nay trong dạy học (DH) có nhiều phương pháp (PP) và hình thức dạy học đã được nhiều giáo viên áp dụng nhằm phát triển tư duy người học. Trong số đó, hình thức tổ chức học tập theo nhóm đã và đang được vận dụng một cách hiệu quả. Thảo luận nhóm góp phần rèn luyện tinh thần tự lực của HS; giúp các em rèn luyện và phát triển kĩ năng làm việc, kĩ năng giao tiếp; tạo điều kiện cho HS học hỏi lẫn nhau; phát huy vai trò trách nhiệm, tích cực xã hội trên cơ sở làm việc hợp tác.Thông qua hoạt động nhóm, các em có thể cùng làm với nhau những công việc mà một mình không thể tự làm được trong một thời gian nhất định. Hình thức dạy học theo nhóm góp phần hình thành và phát triển các mối quan hệ qua lại trong HS, đem lại bầu không khí đoàn kết, giúp đỡ, tin tưởng nhau trong học tập. Định hướng của việc đổi mới phương pháp dạy học nhấn mạnh đến vai trò tích cực, chủ động của HS trong việc tham gia các hoạt động học tập theo sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên. Theo hướng tích cực hóa người học, người dạy sẽ đóng vai trò hướng dẫn, còn người học đóng vai trò chủ động chiếm lĩnh tri thức. Chính vì vậy vai trò của người thầy là tổ chức, hướng dẫn cho HS tìm hiểu những kiến thức mới. Ở đây, phiếu học tập (PHT) có thể là một công cụ hỗ trợ hiệu quả trong dạy học để HS phát huy được năng lực của mình. Từ những lí do trên tôi lựa chọn đề tài “Tổ chức dạy học nhóm phần nhiệt học vật lí (VL) 6 với sự hỗ trợ của phiếu học tập” 2. Mục tiêu của đề tài - Hệ thống hóa cơ sở lý luận của việc tổ chức DH nhóm với sự hỗ trợ của PHT trong dạy học vật lí. - Thiết kế được các dạng PHT trong việc tổ chức dạy học nhóm phần nhiệt học VL 6. - Xây dựng tiến trình dạy học nhóm phần nhiệt học VL 6 với sự hỗ trợ của PHT nhằm phát huy tính tích cực, tự lực của HS. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Để đạt được mục tiêu đề ra, đề tài cần thực hiện những nhiệm vụ sau: 5 - Nghiên cứu cơ sở lí luận về tổ chức DH nhóm, thiết kế và sử dụng PHT trong phần nhiệt học. - Nghiên cứu mục tiêu, nội dung, chương trình và sách giáo khoa vật lí (SGK VL) 6, các sách tham khảo. - Xây dựng quy trình tổ chức DH nhóm với sự hỗ trợ của PHT trong phần nhiệt học VL 6. - Tiến hành thực nghiệm sư phạm (TNSP) ở một số trường trung học cơ sở (THCS) để đánh giá hiệu quả của việc DH nhóm sử dụng PHT trong DH VL. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài - Đối tượng: Hoạt động DH nhóm với sự hỗ trợ của PHT. - Phạm vi: Phần nhiệt học VL 6 THCS. 5. Phương pháp nghiên cứu đề tài 5.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Nghiên cứu các văn kiện của Đảng, các văn bản của Nhà nước và của ngành Giáo dục đào tạo. - Nghiên cứu các sách, bài báo, luận văn, luận án, tạp chí chuyên ngành. - Nghiên cứu chương trình, SGK, sách bài tập, tài liệu tham khảo VL 6. 5.2. Phương pháp TNSP - Tổ chức DH nhóm một số tiết có sử dụng PHT. - Quan sát, kiểm tra, đánh giá hoạt động học tập của HS khi học các giờ học có sử dụng PHT. - So sánh kết quả học tập của HS giữa lớp TN với các lớp ĐC. 5.3. Phương pháp thống kê toán học Sử dụng PP thống kê toán học để xử lý kết quả TNSP và kiểm định giả thuyết thống kê về sự khác nhau trong kết quả học tập của hai nhóm TN và ĐC. 6. Cấu trúc của khóa luận Phần 1. MỞ ĐẦU Phần 2. NỘI DUNG Chương 1. Cơ sở lý luận của việc DH nhóm với sự hỗ trợ của phiếu học tập Chương 2. Tổ chức DH nhóm phần nhiệt học vật lí 6 với sự hỗ trợ của phiếu học tập. Chương 3. Thực nghiệm sư phạm Phần 3. KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 6 NỘI DUNG CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC DẠY HỌC NHÓM VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA PHIẾU HỌC TẬP 1.1. Phương pháp tổ chức dạy học theo nhóm 1.1.1. Khái niệm Trong lý luận dạy học đã có nhiều định nghĩa khác nhau về dạy học theo nhóm. Tác giả Phan Trọng Ngọ cho rằng: “Thảo luận theo nhóm nhỏ là phương pháp trong đó nhóm lớp (lớp học) được phân chia thành nhóm nhỏ để tất cả các thành viên trong lớp đều được làm việc và thảo luận về một vấn đề cụ thể và đưa ra ý kiến chung của nhóm mình về vấn đề đó”.[11] Đối với nhóm tác giả Lê Công Triêm, Nguyễn Đức Vũ, Trần Thị Tú Anh thì phương pháp thảo luận nhóm là “phương pháp mà trong đó GV chia cấu tạo bài học (hay một phần của bài) dưới dạng các bài tập nhận thức hay vấn đề nêu lên để HS cùng trao đổi, mạn đàm với nhau, trình bày ý kiến cá nhân hoặc đại diện của một nhóm trước toàn lớp”.[18] Theo Nguyễn Hữu Châu: “Học hợp tác là việc sử dụng các nhóm nhỏ để HS làm việc cùng nhau nhằm tối đa hoá kết quả học tập của bản thân mình cũng như người khác”.[1] Hay theo Đoàn Thị Bạch Phương: Hợp tác nhóm (trong quá trình học tập) là “một trong những hình thức cộng tác làm việc giữa các thành viên trong nhóm, để cùng nhau giải quyết một vài vấn đề nào đó (do GV nêu ra hoặc do các thành viên trong nhóm đề xuất), từ đó tìm ra được hướng giải quyết của vấn đề đã nêu dưới sự định hướng của giáo viên”.[12] Từ những nhận định trên có thể hiểu: Dạy học theo nhóm là một hình thức tổ chức dạy học, trong đó HS của một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ trong khoảng thời gian giới hạn, để cùng nhau trao đổi, thảo luận về một vấn đề nhận thức trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả của từng nhóm sẽ được trình bày để thảo luận chung trước khi giáo viên đi đến kết luận cuối cùng. 1.1.2. Phân loại dạy học theo nhóm Nguyễn Hữu Châu cho rằng học theo nhóm được chia thành: Nhóm học tập hợp tác chính thức, không chính thức và nhóm hợp tác nền tảng. 7 - Nhóm học hợp tác chính thức: Nhóm học tập này được duy trì trong một tiết cho tới nhiều tuần. Nhóm hợp tác chính thức gồm những HS cùng nhau làm việc để đạt được các mục tiêu chung nhưng phải bảo đảm các thành viên trong nhóm đều hoàn thành được các nhiệm vụ được giao. - Nhóm hợp tác không chính thức: Nhóm hợp tác không chính thức tồn tại trong thời gian rất ngắn phạm vi khoảng từ vài phút đến một tiết học. Nhóm học tập này thường được tổ chức theo hình thức HS dành khoảng ba đến năm phút để thảo luận trước và sau một vấn đề đặt ra, khoảng hai đến ba phút thảo luận cặp hai HS trong suốt bài giảng. Kiểu nhóm này dùng trong các hình thức dạy học trực tiếp như thuyết trình, các đoạn phim và video để hướng chú ý của HS vào một loại tài liệu cụ thể, tạo tâm thế thuận lợi cho tiết học, giúp ích trong việc giải quyết những vấn đề mục tiêu bài học đặt ra. - Nhóm hợp tác nền tảng: Thường kéo dài ít nhất trong một năm, gồm nhiều thành viên có trình độ kiến thức và tư duy không đồng đều. Số HS trong một nhóm không thay đổi và mục đích là để các thành viên trong nhóm hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong quá trình hoạt động nhóm. Các HS trong nhóm hợp tác nền tảng có mối quan hệ mật thiết trong thời gian dài, có thể hỗ trợ nhau trong nhiệm vụ học tập để đạt được sự tiến bộ. Do đó, thầy giáo phân công sao cho trong nhóm hợp tác này phải có tất cả các đối tượng HS khá, giỏi, trung bình, yếu, kém để các em giúp đỡ nhau một cách có hiệu quả trong quá trình dạy học (QTDH). [1] 1.1.3. Đặc điểm của dạy học theo nhóm - Việc phân chia các nhóm HS vừa tuân theo đặc điểm tâm lí – nhận thức của HS vừa phụ thuộc vào nhiệm vụ học tập HS phải giải quyết. - Việc hoạt động nhóm dựa vào tính độc lập, tích cực của các thành viên trong nhóm. Mục tiêu học tập được cấu trúc sao cho mọi thành viên quan tâm tới kết quả chung của toàn nhóm cũng như của mỗi cá nhân. - Trong mỗi nhóm phải có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng, trách nhiệm cá nhân của mỗi thành viên được xác định rõ ràng khi giao nhiệm vụ và khi đánh giá kết quả. - Mỗi thành viên trong nhóm phải trực tiếp tham gia các hoạt động, tích cực, chủ động tìm kiếm, thu thập và xử lí thông tin để giải quyết các nhiệm vụ học tập được đặt ra. Đồng thời, trong quá trình hoạt động nhóm các thành viên phải có trách nhiệm giúp đỡ, động viên lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ chung. 8 - HS học được những kĩ năng hợp tác: Cùng nhau hợp tác trong công việc, kĩ năng giao tiếp, giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng trong nhóm làm cho nhóm thành một tập thể thống nhất. - GV trong những giờ dạy theo hình thức nhóm là người tổ chức, hướng dẫn các em để các em tự mình lĩnh hội tri thức chứ không làm thay, áp đặt. - Trong khi các em tham gia hoạt động nhóm GV quan sát, phân tích những vấn đề khó khăn mà các em gặp phải trong lúc thảo luận và có những gợi ý, hướng dẫn khi nhóm thảo luận bế tắc hay đi chệch hướng để nhóm hoàn thành công việc của mình. - Cuối mỗi hoạt động GV cùng HS phân tích kết quả học tập để rút ra những kết luận về tri thức mà các em cần tiếp nhận, để rút ra các kinh nghiệm cho các hoạt động sau và để đánh giá kết quả hoạt động của mỗi nhóm . 1.1.4. Các phương tiện hỗ trợ dạy học hợp tác nhóm 1.1.4.1. Sách giáo khoa Sách giáo khoa là tài liệu chính để GV và HS, một phương tiện quan trọng trong DH ở trường THCS, nó thực hiện đồng thời chức năng là phương tiện làm việc của HS và là phương tiện hỗ trợ để GV thực hiện chương trình dạy học đã quy định. SGK được sử dụng trong hoạt động học hợp tác nhóm để HS tóm tắt bài với người bên cạnh, đọc và giải thích tài liệu theo từng cặp, giải quyết các vấn đề theo nhóm. SGK có thể cung cấp cho GV những thông tin hết cần thiết, trong đó cả thông tin về hướng khai thác, cách tiếp cận đối với bài học. 1.1.4.2. Phiếu học tập PHT được thiết kế là mảnh giấy nhỏ do GV chuẩn bị sẵng sàng từ trước có thể là văn bản, bảng số liệu, hình ảnh, sơ đồ…nhằm cung cấp những thông tin, dữ liệu hoặc sự kiện cần thiết cho người học. Trong dạy học hợp tác, HS có thể nghiên cứu những dữ liệu này theo hình thức cá nhân hoặc phân chia dữ liệu cho các thành viên trong nhóm. PHT cũng có thể là hệ thống những câu hỏi, hệ thống những yêu cầu hoạt động để hoàn thành nhiệm vụ học tập, hệ thống những công việc cần giải quyết…Điều đó có nghĩa là PHT có 2 chức năng, chức năng cung cấp thông tin và sự kiện, chức năng công cụ hướng dẫn và giao tiếp trong quá trình học tập. 1.1.4.3. Thí nghiệm VL là một môn khoa học thực nghiệm nên việc sử dụng các thí nghiệm VL ở trường THCS là một trong những biện pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng 9 dạy học, góp phần tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS. Thí nghiệm VL là cơ sở để xây dựng, chứng minh kiến thức VL. Thí nghiệm VL còn có tác dụng to lớn trong việc phát triển năng lực nhận thức khoa học của HS, giúp HS làm quen dần với phương pháp nghiên cứu khoa học. Đối với dạy học hợp tác nhóm, thí nghiệm có thể được sử dụng như là một phương tiện tổ chức để làm việc theo hình thức cá nhân hoặc theo nhóm. Khi tiến hành thí nghiệm đòi hỏi HS phải tự lực làm việc hoặc phối hợp với tập thể, qua đó phát huy vai trò của từng cá nhân và tính cộng đồng trách nhiệm trong công việc của các em. 1.1.4.4. Máy vi tính Bên cạnh các lĩnh vực sử dụng thường thấy trong các môn học khác như: học, ôn tập, kiểm tra đánh giá và xử lý kết quả bằng máy…máy vi tính còn được sử dụng chủ yếu trong dạy học VL ở các lĩnh vực quan trọng như sau: Sử dụng máy vi tính trong mô phỏng các đối tượng VL nghiên cứu của VL. Sử dụng máy vi tính hỗ trợ việc xây dựng các mô hình toán học (đồ thị, biểu thức, phương trình) của các hiện tượng, quá trình VL. Sử dụng máy vi tính hỗ trợ việc phân tích băng hình ghi quá trình VL thực nghiệm. 1.1.4.5. Sơ đồ tư duy Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy học được phát huy mạnh mẽ, đặc biệt là trong hoạt động nhóm. Sơ đồ tư duy là một công cụ tư duy thực sự hiệu quả bởi nó tối đa hoá được nguồn lực của cá nhân và tập thể. Mỗi thành viên đều rèn luyện được khả năng tư duy, kỹ năng thuyết trình và làm việc khoa học. Sử dụng sơ đồ tư duy giúp cho các thành viên hiểu được nội dung bài học một cách rõ ràng và hệ thống. Việc ghi nhớ cũng như vận dụng cũng sẽ tốt hơn. Chỉ cần nhìn vào sơ đồ tư duy, bất kỳ thành viên nào của nhóm cũng có thể thuyết trình được nội dung bài học. 1.1.5. Các kỹ năng hợp tác nhóm Các kết quả nghiên cứu đều cho thấy tính ưu việc của dạy hợp tác nhóm trong việc hình thành phẩm chất quan trọng cho con người sống trong thế giới hiện đại như tính độc lập, tính tích cực, sự tự tin, tinh thần hợp tác, kỹ năng sống và làm việc trong tập thể. Để hoạt động theo nhóm có hiệu quả HS cần phải có một số kỹ năng cơ bản và kỹ năng làm việc theo nhóm như sau: 10 1.1.5.1. Kỹ năng thu thập thông tin Thông qua việc tự làm thí nghiệm, hoặc quan sát thí nghiệm do GV làm nếu là những thí nghiệm khó thực hiện. Thông qua việc quan sát các hiện tượng trong tự nhiên, các tranh vẽ, mô hình, nghe thông báo của giáo viên, đọc các biểu bảng...HS thu thập những thông tin cần thiết cho việc giải quyết vấn đề học tập của mình. Thông qua các kỹ năng thu thập thông tin đó, việc rèn luyện những kỹ năng quan sát, giải thích các hiện tượng Vật lí cụ thể sẽ dễ dàng, đầy đủ và hiệu quả hơn, dần dần hình thành cho HS năng lực nhận biết, tìm tòi, phát hiện vấn đề. 1.1.5.2. Kỹ năng xử lí thông tin HS được hướng dẫn lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch để xử lí những thông tin thu thập được nhằm rút ra những kết luận cần thiết. Hoạt động này có thể được tiến hành dưới dạng thiết kế một phương án thí nghiệm nhằm kiểm tra một dự đoán, xử lí các số liệu thu thập từ thí nghiệm (lập biểu bảng, vẽ đồ thị, rút ra kết luận), tiến hành các thao tác phân tích, so sánh, tổng hợp, quy nạp, suy luận, đánh giá... các thông tin thu được để giải quyết tình huống học tập tự mình nêu ra hoặc do GV nêu ra. Thông qua các thao tác này những kỹ năng xử lí thông tin tương ứng như: kỹ năng phân tích, kỹ năng tổng hợp, kỹ năng so sánh, kỹ năng khái quát hóa … sẽ được hình thành và phát triển. Người học có khả năng xử lí thông tin tốt sẽ làm cho những thông tin thu được vững chắc, đồng thời sẽ tạo điều kiện cho việc thu thập thông tin tiếp theo hiệu quả hơn, việc thu thập thông tin tốt có vai trò quan trọng đến kết quả của khâu xử lí thông tin. Như vậy, có thể nói, thu thập và xử lí thông tin là hai hoạt động diễn ra đan xen nhau, tiếp nối nhau và có thể tạo thành một chuỗi các sự đan xen, tiếp nối. Qua nhiều thao tác thu thập và xử lí thông tin đó, người học sẽ nhận ra được các dấu hiệu bản chất của vấn đề, từ đó tìm ra những quy luật của hiện tượng và sẽ giải quyết được vấn đề. 1.1.5.3. Kỹ năng vận dụng thông tin Vận dụng thông tin là bước tiếp theo và tất yếu của thu nhận và xử lí thông tin. Sau khi thu nhận và xử lí thông tin, người học có thêm những tri thức mới, tuy nhiên nếu không được sử dụng thì những tri thức đó sẽ bị lãng quên hoặc mai một. Vì thế việc vận dụng tri thức vào thực tiễn vừa là mục đích tự thân của việc học, vừa là quá trình bổ sung, mở rộng, đào sâu, làm giàu tri thức cá nhân. Vận dụng tri thức vào thực tiễn bao gồm cả việc vận dụng kiến thức đã có để giải quyết các vấn đề thuộc về nhận 11 thức và việc vận dụng kiến thức vào thực tiễn sản xuất đời sống, sinh hoạt hàng ngày như làm bài tập, bài thực hành, làm TN, viết báo cáo, xử lí tình huống, lắp đặt, sửa chữa, giải quyết các vấn đề đơn giản, gần gũi trong cuộc sống. Chẳng hạn như: lắp đặt, sửa chữa các mạng điện đơn giản trong gia đình, giải thích các hiện tượng gần gũi trong cuộc sống như hiện tượng đường ray phải có khe hở, hiện tượng cóc thủy tinh dày dễ vỡ, hiện tượng lốp xe đạp bị xẹp khi trời nóng ,… 1.1.5.4. Kỹ năng hình thành nhóm Đây là kĩ năng nhằm tạo ra nhóm hợp tác, thiếu những kĩ năng này nhóm sẽ không thể hoạt động được theo phương pháp hợp tác. Những kĩ năng cơ bản thuộc nhóm kĩ năng này là: tham gia nhanh vào nhóm không gây tiếng ồn; tham gia hoạt động ngay sau khi ngồi vào chỗ; ngồi cũng cả nhóm trong suốt quá trình thảo luận; chú ý vào nhiệm vụ được giao; nói đủ nghe không gây ảnh hưởng nhóm khác; khuyến khích các thành viên tham gia; thực hiện các công việc của nhóm theo từng bước. 1.1.5.5. Kỹ năng giao tiếp trong nhóm Giao tiếp là bước khởi đầu trong sự hợp tác, nếu không thể giao tiếp với người khác thì HS không thể hợp tác được. Các kĩ năng giao tiếp cơ bản: nhìn vào người nói và không làm việc riêng; thảo luận và tranh luận có tổ chức; lần lượt phát biểu, không nói tranh, biết ngắt lời bạn một cách hợp lí; truyền đạt ý kiến rõ ràng, mạch lạc, đầy đủ; lắng nghe chăm chú, diễn đạt lại ý kiến theo cách của mình và được người truyền đạt chấp nhận; thống nhất ý kiến hoặc chấp nhận những ý kiến trái ngược. 1.1.5.6. Kĩ năng xây dựng và duy trì bầu không khí tin tưởng lẫn nhau Sự tin tưởng là điều kiện cần thiết cho sự hợp tác bền vững và giao tiếp có hiệu quả. Khi thực sự tin tưởng lẫn nhau thì HS sẽ bộc lộ cởi mở hơn về những suy nghĩ, cảm nhận, ý kiến và tư tưởng của mình. Còn ngược lại HS sẽ lảng tránh, không trung thực và không tập trung trong những cuộc thảo luận. Các em sẽ muốn hợp tác thường xuyên hơn, trung thực hơn và sẽ tích cực đóng góp hơn cho sự hợp tác khi được mọi người đối xử tin cậy. Sự hợp tác lúc này sẽ diễn ra trên tinh thần tự nguyện và bình đẳng để hoàn thành mục tiêu chung. Các kỹ năng cơ bản nhằm xây dựng và duy trì bầu không khí tin tưởng lẫn nhau là: bày tỏ sự ủng hộ (ánh mắt, vẻ mặt, gật đầu, hồ hởi...); yêu cầu giúp đỡ hay giải thích khi cần thiết; sẵn sàng giải thích hay làm rõ thêm; giải thích công việc của người 12 khác; trân trọng thành quả của nhóm; tiếp sức cho nhóm, làm cho nhóm thêm hào hứng nhiệt huyết. 1.1.5.7. Kĩ năng giải quyết bất đồng Trong quá trình tham gia thảo luận, trong từng nhóm và giữa các nhóm, chắc chắn sẽ không tránh khỏi những cuộc tranh luận, những xung đột giữa các ý kiến, tư tưởng, kết luận, lập luận và thông tin của các thành viên. Vì vậy, để cuộc thảo luận diễn ra trên tinh thần xây dựng, đạt được hiệu quả, HS phải có các kĩ năng cần thiết để giải quyết các bất đồng như sau: kiềm chế bực tức; xử lí bất đồng trong nhóm hợp lí, tế nhị không làm xúc phạm người khác; phê bình, bình luận ý kiến, chứ không bình luận cá nhân; phản đối một cách nhẹ nhàng, không chỉ trích. 1.1.6. Ưu và nhược điểm của dạy học theo nhóm  Ưu điểm - Quá trình trao đổi trong dạy học theo nhóm làm tăng khả năng khám phá và phát triển các thao tác tư duy trong quá trình nhận thức của người học. Sự trao đổi, thảo luận giữa các thành viên làm cho các kiến thức được xuất hiện nhiều lần, được giải thích, được tích hợp do đó sẽ lưu lại trong trí nhớ lâu hơn. Trong dạy học hợp tác nhóm luôn làm nảy sinh những mâu thuẫn, tư tưởng, quan điểm giữa các HS trong nhóm và giải quyết những mâu thuẫn này sẽ phát triển động cơ hứng thú học tập. Hơn nữa, sự chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức giữa các HS có năng lực khác nhau sẽ làm phong phú thêm kinh nghiệm học tập. - Nâng cao năng lực hợp tác làm việc giữa các HS với nhau. Vì vậy, khắc phục được sự chênh lệch về trình độ tư duy, kiến thức, nâng cao hiệu quả dạy học. - Tăng cường khả năng tư duy phê phán vì HS phải tiếp thu, lựa chọn, đánh giá thông tin một cách hợp lí, vận dụng chúng một cách chính xác và khoa học. - Phát huy thái độ tích cực, tinh thần trách nhiệm khi làm việc của HS trong nhóm. Nâng cao khả năng giao tiếp xã hội, tạo ra các kỳ vọng phù hợp với khả năng của bản thân. - Trong môi trường học hợp tác nhóm, các HS yêu thương, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau và hưởng lợi từ sự giúp đỡ đó.  Nhược điểm - Dạy học hợp tác nhóm đòi hỏi nhiều thời gian. Do đó một tiết học 45 phút là một trở ngại trên con đường đạt được thành công cho công việc nhóm. Một quá trình 13 học tập với các giai đoạn dẫn nhập vào một chủ đề, phân công nhiệm vụ, làm việc nhóm và tiếp theo là trình bày kết quả của nhiều nhóm,… những việc đó khó tổ chức hết trong một tiết học. - Quá trình hoạt động nhóm chỉ diễn ra ở cùng một địa điểm vào cùng một thời gian nhất định. - Quá trình hỗ trợ và trao đổi thông tin gặp nhiều khó khăn trước và trong khi hoạt động nhóm. - Việc trình diễn ý tưởng trong các bài báo cáo của nhóm không được trực quan và gặp nhiều khó khăn. - Mỗi PPDH phù hợp với việc hình thành các loại kiến thức khác nhau. Vì vậy, khó có thể áp dụng PPDH hợp tác nhóm với tất cả các kiến thức trong nhà trường. Trong dạy học vật lí PPDH hợp tác nhóm phù hợp với việc dạy các định luật, các bài thí nghiệm. - Nhiều HS thiếu kĩ năng hợp tác, thảo luận nhóm: Đa số các thành viên trong nhóm không làm bài mà quan tâm những việc khác, trong nhóm và giữa các nhóm phát sinh mâu thuẫn do đó không phát huy hết nội lực của nhóm. - PPDH hợp tác nhóm bên cạnh những ưu điểm vẫn tồn tại những nhược điểm nhất định. Vì vậy, GV phải lập kế hoạch và tổ chức, còn HS phải có sự hiểu biết về phương pháp, được luyện tập và thông báo về phương pháp học này. Khi lập kế hoạch, công việc nhóm phải được phản ánh trong toàn bộ QTDH. Thành công của công việc nhóm phụ thuộc rất lớn vào việc đề ra các yêu cầu của công việc một cách rõ ràng và phù hợp. 1.1.7. Biện pháp nâng cao hoạt động dạy học hợp tác nhóm Trong PPDH hợp tác nhóm việc phát huy tính tích cực chủ động luôn đi kèm với sự hợp tác giúp đỡ giữa các HS với nhau. Đây chính xu hướng đổi mới PPDH và mục tiêu dạy học hiện nay. Tuy nhiên, để tổ chức dạy học hợp tác nhóm cho HS đạt được hiệu quả cao nhất cần phải có những biện pháp cụ thể. 1.1.7.1. Xây dựng sự phụ thuộc vào nhau một cách tích cực Trong dạy học hợp tác nhóm, người học phải tham gia vào các hoạt động nhóm. Công việc của nhóm sẽ không được hoàn thành nếu không có sự đóng góp của từng cá nhân. Người học phải nhận thức rằng: nỗ lực của mỗi cá nhân là thiết yếu cho sự thành công của cả nhóm và của chính bản thân. Các em phải có hai trách nhiệm: thực hiện 14 nhiệm vụ được giao và giúp đỡ các thành viên trong nhóm thực hiện nhiệm vụ được giao. Vì thế, HS phải hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau trong khi làm việc nhóm. Để tạo ra sự phụ thuộc này, GV có thể dựa vào các cơ sở sau: - Xuất phát từ mục tiêu của cả nhóm, dựa vào trình độ kiến thức và khả năng tư duy của từng cá nhân để phân công nhiệm vụ cho phù hợp nhằm kích thích tất cả HS tham gia hoạt động và thảo luận tích cực với các thành viên trong nhóm. - Có những hình thức khuyến khích bằng điểm số, phần thưởng, tổ chức thi đua giữa các HS trong nhóm và giữa các nhóm với nhau để họ có trách nhiệm trong công việc được giao. 1.1.7.2. Lựa chọn nội dung dạy học phù hợp với hoạt động hợp tác nhóm Không phải tất cả các nội dung kiến thức đều phải tổ chức dạy học hợp tác nhóm, mà chỉ những nội dung có tính chủ đề đòi hỏi HS phải tự tìm hiểu, tự nghiên cứu. Theo đề tài, trong dạy học VL có những kiến thức phù hợp với việc tổ chức hoạt động theo nhóm là: Bài học nghiên cứu một định luật bằng TN, nghiên cứu một khái niệm mới và vận dụng những kiến thức mới vào tình huống phức tạp, bài ôn tập củng cố kiến thức... Trong dạy học khi thiết kế hoạt động nhóm, GV cần chú ý làm sao cho mỗi nhóm cũng như từng thành viên trong nhóm phải có nhiệm vụ cụ thể, hướng vào giải đáp câu hỏi đặt ra. 1.1.7.3. Tăng cường sử dụng thí nghiệm trực diện Thí nghiệm trực diện là thí nghiệm được HS tiến hành ngay trong giờ học, nhằm xây dựng kiến thức mới. Thí nghiệm trực diện có những đặc trưng cơ bản sau: - Là phần hữu cơ của tiến trình dạy học, luôn liên hệ chặt chẽ với tài liệu nghiên cứu trong tiết học. - Khi tiến hành thí nghiệm, hoạt động học tập của HS diễn ra cùng một nhịp điệu, liên tục, có qui tắc và được tổ chức, hướng dẫn, giúp đỡ của GV. - Thầy giáo có thể kiểm tra trực tiếp quá trình, kết quả làm việc của từng nhóm trong lớp. - Sự hợp tác phối hợp và tính tập thể được phát huy trong quá trình làm việc nhóm. GV nên chia các đối tượng HS vào một nhóm để tránh tình trạng các em khá giỏi sẽ tập trung vào một nhóm, các em trung bình yếu vào một nhóm. Bởi vì, khi tiến hành thí nghiệm có nhóm chưa hết giờ đã làm xong, ngược lại có nhóm bỏ dỡ công việc, hoặc tiến hành vội cho kết quả sai. Khi tổ chức dạy học nhóm, chúng ta cần tiến hành 15 nhiều thí nghiệm giống nhau cùng một thời gian trong khi điều kiện cơ sở vật chất ở trường cơ sở còn hạn chế nên chúng ta cần tiến hành xen kẽ (nhóm này làm thí nghiệm này trước rồi đổi cho nhóm kia). Mặt khác, GV cần chủ động tự tạo và sử dụng các thí nghiệm đơn giản, rẻ tiền. 1.1.7.4. Dạy các kĩ năng hợp tác Kĩ năng hợp tác là một trong những kĩ năng quan trọng nhất trong quá trình tổ chức dạy học hợp tác nhóm. Để có kĩ năng hợp tác, HS cần thực hiện các yêu cầu sau: - Ngồi đúng chỗ qui định của nhóm, không làm mất trật tự, nói vừa đủ nghe, tránh làm ảnh hưởng đến nhóm khác. - Mỗi cá nhân phải tích cực hoàn thành công việc nhóm trưởng giao cho và công việc của toàn nhóm. - Khi thảo luận phải lắng nghe, có ý kiến đóng góp với các bạn trong nhóm và kết quả của nhóm. - Mỗi cá nhân lần lượt giải thích vì sao có kết quả đạt được. - Kiểm tra xem toàn bộ các thành viên trong nhóm có đồng ý với đáp án được đưa ra hay không. 1.1.8. Cách đánh giá hoạt động theo nhóm Trong hoạt động theo nhóm, trách nhiệm giải trình của cá nhân rất quan trọng trong việc bảo đảm cho hoạt động nhóm thành công. Vì vậy, giáo viên cần phải định rõ cách chấm điểm tốt nhất, xem xét kết quả làm việc của cả cá nhân và nhóm. Dĩ nhiên trong hầu hết các môn học, điểm số cho bất kỳ đề tài nào của nhóm thường chỉ là phần phụ cùng với điểm kiểm tra và thi cuối kỳ. Nhưng thành tích cá nhân trong hoạt động nhóm có thể được đánh giá để HS cảm thấy đóng góp của họ vào hoạt động nhóm được đánh giá tương xứng. Trong quá trình thực hiện chủ đề, HS cũng có thể nhận được các câu hỏi thông tin chi tiết về những gì họ đã học được, họ cảm thấy đã đóng góp được những gì cho chủ đề đó và sẽ cải tiến kết quả của nhóm như thế nào. Hoặc các cá nhân có thể được gọi ngẫu nhiên để báo cáo ngắn gọn về quá trình làm việc của nhóm bao gồm mô tả các vấn đề mà nhóm đã khắc phục được và các câu hỏi vẫn còn chưa trả lời được. Chấm điểm thành tích của nhóm nên dựa trên cả sự thành công của sản phẩm cuối cùng và đánh giá nhóm trong quá trình thực hiện. Nhiều kết quả nỗ lực của nhóm được trình bày bằng văn bản hoặc một phần trình bày trước lớp hoặc cách giải quyết 16 một vấn đề cụ thể. Nếu quy mô lớp học cho phép, toàn bộ lớp có thể đưa ra ý kiến phản hồi về các sản phẩm bằng cách yêu cầu HS chia sẻ với nhau. Các văn bản được photo ra và có thể sử dụng được hoặc trình bày qua máy chiếu. Phần trình bày có thể trình bày trước lớp hoặc quay phim và luân chuyển cho nhau. Để giúp HS đánh giá công bằng kết quả của nhóm khác, giáo viên có thể đưa ra hướng dẫn đánh giá yêu cầu HS cho điểm các chủ đề (ví dụ thang điểm từ 1 đến 5) về các lĩnh vực trên như họ đang nói đến trình độ nào và làm rõ những vấn đề chính, đề xuất và trả lời những điều quan trọng về lý thuyết và thực tiễn có liên quan, khảo sát tỉ mỉ nghiên cứu có liên quan và đưa ra ý kiến phản đối hoặc kết quả ngược lại. Ý kiến phê bình cá nhân càng nhiều, đặc biệt là bằng văn bản là một phần để chủ đề phát triển và cũng có thể cộng vào điểm cá nhân vào cuối khóa học. Chính từng nhóm có thể tự đánh giá hiệu lực công trình của họ dựa trên sản phẩm cuối cùng và đóng góp của từng thành viên trong nhóm. Giáo viên đưa ra mẫu phiếu đánh giá yêu cầu các thành viên của từng nhóm đánh giá bạn cùng nhóm về các mặt như phẩm chất chuyên môn (có mặt tại các buổi họp và tham gia đúng lúc), sáng kiến (đề xuất ý kiến, làm việc khoa học hướng theo mục đích chung), tính độc lập (hoàn thành nhiệm vụ theo thời gian đã thống nhất, nghiên cứu các chủ đề và chia sẻ các nguồn tài liệu) Nếu giáo viên giải thích rõ quy trình cho điểm này vào đầu mỗi khóa học trước khi bắt đầu hoạt động nhóm thì HS sẽ ít lo lắng về cách cho điểm nhóm. Họ sẽ cảm thấy thoải mái và hướng theo các mục tiêu chung. Thực vậy, hầu hết HS lo lắng họ sẽ không phải làm trò hề hay thiếu trách nhiệm đối với các bạn của mình. 1.1.9. Thực trạng của vấn đề dạy học hợp tác nhóm ở trường THCS - Việc áp dụng PPDH theo nhóm mới chỉ được tiến hành chủ yếu ở bậc học thấp hơn mà vẫn chưa được tiến hành ở các trường THCS. - Đa số HS và GV nhận thức được rằng khi dạy học hợp tác nhóm, HS có điều kiện giúp đỡ nhau để cùng tiến bộ nên góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Tuy nhiên, đa số GV cho rằng chỉ có nhóm HS giỏi tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao còn nhóm HS yếu vẫn thụ động nên hiệu quả học tập không cao, gây mất thời gian.... - Nhiều HS và GV vẫn quen với PPDH truyền thống, quen với lối truyền thụ một chiều thầy giảng giải - trò nghe nên các kĩ năng học hợp tác nhóm của HS chưa được hình thành. 17 - Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên. Nguyên nhân chủ yếu là do một số GV và HS chưa có cách hiểu đúng về mục đích của QTDH; ảnh hưởng của PPDH truyền thống vẫn còn; một số GV và HS vẫn có quan niệm rằng dạy chủ yếu là truyền thụ kiến thức, học chủ yếu là tiếp thu kiến thức được truyền đạt mà không chú ý đến rèn luyện yêu cầu của việc học theo nhóm là tạo ra không khí học tập hợp tác mà trong đó mỗi thành viên cùng nhau hoạt động, tham gia đóng góp ý kiến, tranh luận, thảo luận để đi đến sự thống nhất. Trong khi đó, một số tiết dạy được tổ chức theo hình thức hoạt động nhóm nhưng việc tổ chức được tiến hành mang tính hình thức mà chưa có chiều sâu. - Kĩ năng hợp tác, vì vậy mà GV chưa tích cực trong việc đổi mới phương pháp, HS chưa tích cực hoạt động tư duy và dễ dàng bằng lòng với việc dạy học theo kiểu truyền thụ một chiều. - Phương tiện dạy học chủ yếu hiện nay ở trường THCS vẫn là SGK, các phương tiện hỗ trợ khác là rất hạn chế, việc sử dụng PHT hầu như chưa được giáo viên biết đến hoặc chưa được quan tâm trong quá trình tổ chức cho HS làm việc theo nhóm. 1.2. Phiếu học tập 1.2.1. Định nghĩa phiếu học tập Theo cuốn Từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học do tác giả Hoàng Phê chủ biên đã nêu từ “phiếu” gồm có 3 nghĩa sau: - Tờ giấy rời có cỡ nhất định, ghi chép những nội dung nhất định nhằm để phân loại, sắp xếp theo một hệ thống nào đó, ví dụ như: phiếu điều tra, phiếu tra cứu... - Tờ giấy ghi nhận một quyền lợi nào đó cho người sử dụng, ví dụ như phiếu nhận tiền, phiếu khám sức khỏe... - Tờ giấy biểu thị ý kiến trong cuộc bầu cử hoặc biểu quyết, ví dụ như phiếu bầu cử.[2] Từ định nghĩa về phiếu, nhiều nhà nghiên cứu đã quan tâm đến định nghĩa về PHT như: Theo tác giả Đặng Thành Hưng thì “PHT là một trong những phương tiện DH cụ thể, đơn giản và có khả năng tương thích rất cao với tuyệt đại đa số người học thuộc mọi lứa tuổi và trong lĩnh vực học tập. Đó là văn bản bằng giấy hoặc dạng giấy do GV tự làm, gồm một hoặc một số tờ, có vai trò học liệu để bổ sung cho sách và tài liệu giáo khoa quy định, có chức năng hỗ trợ học tập và giảng dạy vừa như công cụ hoạt 18 động, vừa như điều kiện hoạt động của người học và người dạy, mà trước hết như một nguồn thông tin học tập”.[7],[8] Theo các tác giả trong cuốn “Một số vấn đề DH Sinh học ở trường Trung học cơ sở” thì PHT được định nghĩa là “những tờ giấy rời, in sẵn những công tác độc lập hay nhóm nhỏ, được phát cho HS, yêu cầu tự lực hoàn thành trong một thời gian ngắn của tiết học”. Còn tác giả Nguyễn Đức Vũ đã định nghĩa PHT là “tờ giấy rời, trên đó ghi các câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ học tập,... kèm theo gợi ý, hướng dẫn, dựa vào đó, HS thực hiện hoặc ghi các thông tin cần thiết để giúp mở rộng, bổ sung kiến thức bài học”.[24] Như vậy, qua xem xét một số định nghĩa trên, có thể nhận thấy các tác giả đều nhất trí với quan điểm PHT là phương tiện DH do GV tự thiết kế, gồm một hoặc một số tờ giấy rời có ghi những nhiệm vụ học tập mà HS phải hoàn thành kèm theo những gợi ý, hướng dẫn hoặc thông tin bổ sung cho bài học. Từ những nhận định trên, có thể hiểu PHT là những tờ giấy rời, ghi chép những nhiệm vụ học tập, những thông tin bổ sung cho bài học... kèm theo gợi ý, hướng dẫn,... yêu cầu HS tự lực hoàn thành. 1.2.2. Các chức năng cơ bản của phiếu học tập trong dạy học Có rất nhiều kiểu loại và hình thức PHT khác nhau, nhưng nhìn chung chúng đều có những chức năng giáo dục tương đối chung và có thể nhận biết được. Theo nhiều tài liệu, các nhà nghiên cứu đều có sự thống nhất về 2 chức năng cơ bản của PHT: 1.2.2.1. Chức năng cung cấp thông tin và sự kiện PHT thực hiện chức năng cung cấp thông tin và sự kiện cho HS. Những thông tin, sự kiện này là những thông tin, sự kiện không có trong SGK nhưng có liên quan đến bài học. GV có thể cung cấp những thông tin này hoặc có thể giới thiệu cho HS cách tự tìm thông tin, từ đó, yêu cầu HS phân tích để rút ra những tri thức cho bài học, hoặc để minh họa, làm sáng tỏ thêm kiến thức cho bài học. Theo tác giả Đặng Thành Hưng thì “trong PHT có thể là văn bản, biểu số liệu, hình ảnh, sơ đồ..., tóm tắt hoặc trình bày bằng những cấu trúc nhất định một lượng thông tin, dữ liệu hoặc sự kiện xuất phát cần thiết cho người học”.[9] Như vậy những thông tin, sự kiện trong PHT có thể là văn bản, biểu số liệu, hình ảnh ... không có trong SGK nhưng cần thiết cho người học. Nguồn của các thông tin này có thể là các sách, báo, tạp chí, mạng internet ... 19 1.2.2.2. Chức năng công cụ hoạt động và giao tiếp Đây là chức năng quan trọng và được lưu ý hơn chức năng cung cấp thông tin và sự kiện. Bởi trong thời đại này, nguồn tư liệu học tập rất phong phú nên việc tìm kiếm thông tin, sự kiện không khó đối với HS. Theo tác giả Đặng Thành Hưng, “PHT còn nêu lên những nhiệm vụ học tập, những yêu cầu hoạt động, những hướng dẫn học tập, những công việc và vấn đề để người học thực hiện hoặc giải quyết. Thông qua nội dung và tính chất này nó thực hiện chức năng công cụ hoạt động và giao tiếp trong quá trình học tập của người học.”[8] Tác giả Nguyễn Đức Vũ khi bàn về chức năng này cũng cho rằng đây là chức năng cơ bản của PHT: “PHT chứa đựng các câu hỏi, bài tập, yêu cầu hoạt động, những vấn đề và công việc để HS giải quyết hoặc thực hiện, kèm theo hướng dẫn, gợi ý cách làm. Thông qua các nội dung này, PHT thực hiện chức năng là công cụ hoạt động và giao tiếp trong quá trình học tập của HS”.[23],[24] Như vậy, ngoài chức năng cung cấp thông tin và sự kiện, PHT còn thực hiện một chức năng quan trọng hơn đó là công cụ hoạt động và giao tiếp. PHT là công cụ để HS hoạt động theo hình thức cá nhân hay hoạt động theo nhóm. PHT hỗ trợ các hoạt động và quan hệ của người học, tương tác chia sẻ giữa người học với nhau và với GV. 1.2.3. Các dạng PHT trong DH VL Tùy theo các căn cứ khác nhau mà ta có các dạng PHT khác nhau: 1.2.3.1. Căn cứ vào chức năng của PHT Căn cứ vào chức năng của PHT, có thể phân PHT thành 2 dạng sau: - Phiếu cung cấp thông tin và sự kiện Đây là loại phiếu có nội dung là những thông tin bổ sung để làm rõ kiến thức cho bài học. Loại phiếu này thường được sử dụng khi dạy những bài có nội dung trừu tượng, phức tạp, khó hiểu hoặc những bài, mục trong SGK viết quá ngắn, HS khó có thể tự hiểu nếu không bổ sung thêm thông tin. Để xây dựng loại phiếu này, trước hết GV cần có quá trình thu thập thông tin thành kho tư liệu, khi cần có thể chọn lọc, xử lý thông tin một cách nhanh chóng để đưa vào phiếu. 20 PHIẾU HỌC TẬP (Dùng trong phần 1,bài24: Sự nóng chảy và sự đông đặc). Quan sát thí nghiệm về Sự nóng chảy, hãy cho biết: A) Khi được đun nóng thì nhiệt độ của băng phiến sẽ thay đổi như thế nào? ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... b) Tới nhiệt độ nào thì băng phiến bắt đầu nóng chảy? ........................................................................................................................................... ............................................................................................................................... c) Lúc này băng phiến tồn tại ở những thể nào? ........................................................................................................................................... ............................................................................................................................... d) Rút ra kết luận thế nào là sự nóng chảy? .................................................................................................................................. Hình 1.1: PHT cung cấp thông tin sự kiện Bài 26 Sự nóng chảy sự đông đặc - Phiếu là công cụ hoạt động và giao tiếp Loại phiếu này có nội dung là những câu hỏi, bài tập, mệnh lệnh, yêu cầu... kèm theo những hướng dẫn, gợi ý để HS hoàn thành nhằm lĩnh hội tri thức của bài học. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 (Dùng trong phần 2 bài 20: Sự nở vì nhiệt của chất khí) Dựa vào hình vẽ bên kết hợp với bài viết SGK trang 62 và 63 hoàn thành thông tin vào bảng sau: C1: Có hiện tưởng gì xảy ra với giọt nước trong ống thủy tinh khi bàn tay ấm áp vào bình cầu? Hiện tượng này chứng tỏ thể tích không khí trong bình thay đổi như thế nào? ........................................................................................................................................... .................................................................................................................................. C2: Khi ta thôi áp tay vào bình bầu có hiện tượng gì xảy ra với giọt nước màu trong ống thủy tinh? Hiện tượng này chứng tỏ điều gì? ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ................................................................................................................................. Hình 1.2: PHT ông cụ hoạt động và giao tiếp Bài 20 Sự nở vì nhiệt của chất khí 21 Loại phiếu này được sử dụng trong rất nhiều trường hợp khác nhau như kiểm tra bài cũ, dạy bài mới, củng cố, ôn tập. Khi sử dụng loại phiếu này trong DH, GV chỉ phải làm ít, nói ít, còn HS phải làm việc nhiều, điều này phù hợp với quan điểm DH lấy HS làm trung tâm. Tuy nhiên, sự hạn chế giao tiếp bằng lời giữa GV và HS cũng chính là nhược điểm của loại phiếu này. Vì vậy, những câu hỏi, yêu cầu được đưa ra phải đảm bảo cho tất cả HS đều hiểu được, điều đó đòi hỏi cách trình bày phiếu phải hết sức khoa học, rõ ràng và chính xác. 1.2.3.2. Căn cứ vào mục đích sử dụng PHT - Phiếu dùng trong dạy bài mới Phiếu dùng trong dạy bài mới là loại phiếu có ghi rõ các công việc được sắp xếp có hệ thống và logic để HS thực hiện nhằm tự lực tìm ra kiến thức mới của bài học. Thông thường, phiếu này phải có gợi ư, hướng dẫn để HS có thể tự lực hoàn thành phiếu. PHIẾU HỌC TẬP (Dùng phần 1bài sự nở vì nhiệt của chất rắn ) - Đọc SGK và trả lời các câu hỏi sau Câu1: Tại sao khi hơ nóng quả cầu không lọt qua vòng kim loại? ................................................................... ................................................................... ................................................................... ................................................................... ................................................................... Câu 2: Tại sao khi được nhúng lạnh quả cầu lại lọt qua vòng kim loại? ................................................................... ................................................................... ................................................................... ................................................................... ................................................................... Hình 1.3: PHT trong DH bài mới Bài 18 sự nở vì nhiệt của chất rắn. Loại phiếu này có thể sử dụng cho một hoặc một vài đơn vị kiến thức hay có thể cho cả bài học. Việc sử dụng PHT trong dạy bài mới có rất nhiều ưu điểm như phát huy tính tích cực học tập của HS, tự lực tìm ra kiến thức mới, tiết kiệm được thời gian giao câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ học tập, GV có thể nhận biết được thái độ, năng lực học tập của từng HS... Bên cạnh đó, việc sử dụng phiếu cũng có những hạn chế như 22 việc giao tiếp bằng lời giữa GV và HS không nhiều, không phải bất cứ HS nào cũng hiểu được và làm được những yêu cầu mà GV đưa ra để có thể tiếp thu được bài mới, do đó, cần có sự hướng dẫn riêng đối với những HS này. - Phiếu dùng trong kiểm tra bài cũ Phiếu này có nội dung là một đề kiểm tra ngắn được in hoặc ghi sẵn vào phiếu có chừa chỗ trống để HS làm ngay vào đó. Dùng phiếu để kiểm tra bài cũ giúp GV có thể kiểm tra được cùng lúc nhiều HS, khắc phục được tình trạng GV chỉ gọi một hoặc một vài HS kiểm tra còn các HS khác vậy, tránh dùng tràn lan loại phiếu này mà nên kết hợp cân đối với kiểm tra bài cũ truyền thống (còn gọi là kiểm tra miệng). PHIẾU HỌC TẬP 1. Nêu kết luận của sự nở vì nhiệt của chất khí? ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... 2. So sánh sự nở vì nhiệt của ba chất rắn, lỏng, khí? ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... Hình 1.4: PHT kiểm tra bài cũ trước khi học bài 22 Nhiệt kê – nhiệt giai - Phiếu dùng để giao bài về nhà PHIẾU HỌC TẬP (Bài tập về nhà sau khi học xong bài 19: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng đọc thêm bài tham khảođể giải thích hiện tượng sau) Tại sao về mùa đông ở xứ lạnh cá vẫn sống được ở đáy hồ, trong khi trên mặt hồ nước đã đóng thành lớp băng dày? ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... .......................................................................................................................... Hình 1.5: PHT giao về nhà bài 19 Sự nở vì nhiệt của chất lỏng Đây là loại phiếu được HS thực hiện ở nhà. Phiếu này dùng để ra bài về nhà là những câu hỏi, bài tập, ... có mục đích yêu cầu HS vận dụng, ôn tập lại những kiến thức, kỹ năng vừa được học hoặc tìm hiểu bài mới trước khi đến lớp. 23 - Phiếu dùng trong củng cố bài Phiếu dùng để củng cố bài là loại phiếu có những câu hỏi, bài tập, những yêu cầu được viết sẵn trên giấy, có chừa sẵn chỗ trống để HS thực hiện nhằm mục đích khái quát hóa, hệ thống lại những kiến thức, kỹ năng vừa mới học. Phiếu này thường được dùng lúc gần cuối tiết học sau khi học xong bài mới, hoặc có thể dùng sau khi học xong một phần nào đó của bài mà cần củng cố lại kiến thức của phần đó ngay PHIẾU HỌC TẬP (Dùng để củng cố chương nhiệt học vật lí 6). Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng nhất (ví dụ ©). Câu 1: Vì sao khi trồng chuối hay mía người ta thường phạt bớt lá? A. Chỉ nhằm mục đích cho tiện việc đi lại chăm sóc cây B. Chỉ nhằm mục đích hạn chế lượng dinh dưỡng cung cấp cho lá cây C. Để giảm bớt sự bay hơi làm cây đỡ bị mất nước hơn D. Cả 2 lí do A và B Câu 2: Khi làm muối người ta dựa vào hiện tượng nào? A. Bay hơi B. Ngưng tụ C. Đông đặc D. Cả 3 hiện tượng trên Câu 3: Nhiệt kế là dụng cụ dùng để : A. Đo nhiệt độ. B. Đo khối lượng. C. Đo thể tích. D. Đo lực. Câu 4: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng? A. Khối lượng của chất lỏng tăng. B. Khối lượng của chất lỏng giảm. C. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng. D. Khối lượng riêng của chất lỏng giảm. Câu 5: Băng kép được cấu tạo dựa trên hiện tượng nào dưới đây? A. Các chất rắn nở ra khi nóng lên. B. Các chất rắn co lại khi lạnh đi. C. Các chất rắn khác nhau co dãn vì nhiệt khác nhau. D. Các chất rắn nở vì nhiệt ít. Câu 6: Quả bóng bàn bị bẹp một chút được nhúng vào nước nóng thì phồng lên như cũ là vì : A. Không khí trong bóng nóng lên, nở ra. B. Vỏ bóng bàn nở ra do bị ướt. C. Nước nóng tràn vào bóng. D. Không khí tràn vào bóng. Hình 1.6: PHT dùng để củng cố chương nhiệt học 1.2.3.3. Căn cứ vào nội dung của phiếu học tập Căn cứ vào nội dung của PHT có các dạng phiếu sau: - Phiếu bài tập Phiếu bài tập là dạng phiếu yêu cầu HS làm bài tập, trên phiếu có nội dung là những bài tập mà HS cần giải quyết. Những bài tập này có thể được cho đáp số hoặc 24 trình bày dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm. Để giải được những bài tập này yêu cầu HS phải vận dụng linh hoạt các kiến thức đã học, qua đó rèn luyện kỹ năng giải bài tập cho HS. PHIẾU HỌC TẬP (Dùng để củng cố bài 28 vật lí 6) Hãy nối các ý 1,2,3,4, ở các cột A với các ý a,b,c,d ở cột B để biết được khẳng định đúng. Cột A Cột B 1. Sự nóng chảy a. Là sự biến đổi 1 chất từ thể lỏng sang thể rắn. 2. Sự bay hơi b. Là sự chuyển đỏi từ thể hơi sang thể rắn. 3. Sự ngưng tụ c. Là sự chuyển đổi của một chất từ thể rắn sang thể lỏng. 4. Sự đông đặc d. Là sự biến đổi một chất từ thể lỏng sang thể hơi. 1...... 2........ 3........ 4........ Hình 1.7: PHT bài tập trong bài 28 - Phiếu yêu cầu giải quyết tình huống Phiếu yêu cầu giải quyết tình huống là dạng PHT có nội dung nêu tình huống và vấn đề thảo luận hoặc nghiên cứu yêu cầu HS phải giải quyết để lĩnh hội các tri thức mới. Loại phiếu này thường được dùng để dạy bài mới, ra bài về nhà hoặc để kiểm tra bài cũ. PHIẾU HỌC TẬP (Dùng trong 18 bài:Sự nở vì nhiệt của chất rắn). 1. Dựa vào hình 18.1 sgk hãy mô tả thí nghiệm …………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………..............................……… …………..…………………………………………………………………..... 2. Trong thí nghiệm dùng đèn cồn hơ nóng quả cầu kim loại trong 3 phút, rùi thử thả xem quả cầu có lọt qua vòng kim loại nửa không? Điều đó chứng tỏ điều gì? ………………………………………………………………………...………………… ……….…………………………………………………………...............................…… ……………...………………………………………………………………… Hình 1.8: PHT giải quyết tình huống Bài 18 Sự nở vì nhiệt của chất rắn - Phiếu thực hành Phiếu thực hành là loại phiếu có nội dung là những nhiệm vụ thực hành, rèn luyện các kỹ năng thực hành, thí nghiệm. Loại phiếu này thường được sử dụng khi dạy các bài thực hành. 25 1.2.3.4. Căn cứ vào tiêu chí phát triển kỹ năng Căn cứ vào tiêu chí này có thể phân loại PHT thành các dạng sau: - Phiếu phát triển kỹ năng quan sát Đối với loại phiếu này, nội dung của phiếu là những câu hỏi, nhiệm vụ học tập mà HS phải sử dụng thị giác, phối hợp với các giác quan khác để xem xét các sự vật, hiện tượng một cách có ý thức, có mục đích nhằm thu thập thông tin về sự vật, hiện tượng. Đối tượng quan sát ở đây có thể là hình vẽ, đồ thị, một thí nghiệm, một đoạn video... Những hình vẽ, đồ thị có thể in sẵn vào phiếu hoặc có thể dùng hình vẽ trong SGK. - Phiếu phát triển kỹ năng phân tích Loại phiếu này đòi hỏi HS phải sử dụng kỹ năng phân tích để xem xét các nội dung kiến thức trình bày trong SGK, các sự vật, hiện tượng nhằm rút ra những nhận xét, kết luận để hoàn thành PHT. - Phiếu phát triển kỹ năng so sánh Đây là loại phiếu mà để hoàn thành nó HS phải nhận xét, so sánh các sự vật, hiện tượng để rút ra được những điểm giống và khác nhau của nội dung cần so sánh - Phiếu phát triển kỹ năng quy nạp, khái quát hóa Loại phiếu này đòi hỏi HS phải nắm bắt được những sự kiện riêng biệt từ đó rút ra kết luận, khái quát hóa kiến thức... hay nói cách khác logic hình thành nội dung nghiên cứu là đi từ cái riêng đến cái chung, tổng thể. - Phiếu phát triển kỹ năng suy luận, đề xuất giả thuyết Loại phiếu này đòi hỏi các em phải tư duy để suy luận đề xuất ra những ư tưởng mới, những cách giải quyết. - Phiếu phát triển kỹ năng giải thích hiện tượng VL Phiếu này có nội dung là những hiện tượng VL để HS giải thích hiện tượng kèm theo gợi ý, hướng dẫn. Khi thực hiện loại phiếu này, các kỹ năng giải thích hiện tượng sẽ được hình thành trong HS như kỹ năng phân tích hiện tượng, nêu được nguyên nhân của hiện tượng, kỹ năng xây dựng lập luận, kỹ năng biện luận, chỉ ra được sự phù hợp quy luật diễn biến của hiện tượng với những quy tắc, định luật, mô hình, thuyết VL - Phiếu phát triển kỹ năng làm thí nghiệm, thực hành VL Loại phiếu này có nội dung là những yêu cầu đưa ra để HS tiến hành thí nghiệm, giúp HS rèn luyện những kỹ năng như sử dụng dụng cụ thí nghiệm, lắp đặt dụng cụ, xử lư số liệu, nhận xét kết quả thí nghiệm ... 26 - Phiếu phát triển kỹ năng giải bài tập VL Tương tự như loại phiếu phát triển kỹ năng giải thích hiện tượng VL, loại phiếu này có nội dung là những bài tập giao cho HS hoàn thành, có thể kèm theo gợi ý, hướng dẫn nếu là bài tập khó, GV có thể cho đáp số trước hoặc trình bày đáp số dưới dạng trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn. Khi thực hiện loại phiếu này, các kỹ năng giải bài tập VL sẽ được hình thành trong HS như tóm tắt đề bài, phân tích dữ kiện bài toán, nêu được các định luật và công thức liên quan, đổi đơn vị, sử dụng đúng các thuật ngữ VL để viết được những lời giải chính xác... Phiếu này có thể dùng để củng cố, ôn tập, hay giao bài về nhà - Phiếu phát triển tổng hợp nhiều kỹ năng Phiếu phát triển tổng hợp nhiều kỹ năng là loại phiếu nêu ra những yêu cầu mà HS phải vận dụng linh hoạt các kỹ năng đã học mới có thể hoàn thành được yêu cầu đặt ra. 1.3. Những thuận lợi và khó khăn của việc thiết kế và sử dụng PHT trong DH VL ở trường THCS 1.3.1. Thuận lợi Các GV cho rằng ý thức học tập của HS đối với môn VL ngày càng cao, hơn nữa HS THCS đang hình thành thói quen tự học, tự nghiên cứu nên rất thích hợp cho việc học tập độc lập, tự làm việc theo hướng dẫn của PHT. Bên cạnh đó, theo xu thế đổi mới PPDH hiện nay, nhà trường đang khuyến khích, ủng hộ các GV tiếp cận những PP mới nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong học tập. Đây là nguồn động viên rất lớn cho GV trong việc sử dụng các PPDH mới. Ngoài ra, việc sử dụng PHT còn giúp GV đánh giá được thái độ và khả năng học tập của HS qua quá trình quan sát HS làm việc với phiếu và từ kết quả thể hiện trên phiếu. 1.3.2. Khó khăn Hầu hết GV đều gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình thiết kế và sử dụng PHT, trong đó khó khăn mà không phải ai cũng khắc phục được đó là việc soạn PHT mất nhiều thời gian, GV phải đầu tư nhiều công sức, việc in sao phiếu lại rất tốn kém đối với mức thu nhập của người GV. Hơn nữa, thời gian tiết học thì quá ngắn không đủ để HS làm việc với phiếu. Ngoài ra, cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng DH trong tình 27 hình hiện nay còn lạc hậu, thiếu thốn, số lượng HS trong một lớp học còn quá đông,... chưa đáp ứng được yêu cầu khi sử dụng PHT. Kết luận chương 1 Trong chương này, tôi đã tập trung nghiên cứu và trình bày một cách có hệ thống cơ sở lí luận của việc tổ chức DH nhóm với sự hỗ trợ của PHT trong phần nhiệt học vật lí 6, đã tiến hành thăm dò ý kiến GV về tình hình tổ chức nhóm với sự hỗ trợ PHT ở trường trung học cơ sở hiện nay, đồng thời tôi cũng tìm hiểu về đặc điểm tâm sinh lý của HS lớp 6. Cụ thể như sau: - Cơ sở lí luận của việc tổ chức DH theo nhóm. Trình bày khái niệm, phân loại DH theo nhóm, đặc điểm của DH theo nhóm, các phương tiện hỗ trợ DH hợp tác nhóm, các kỹ năng hợp tác nhóm, cấu trúc của việc dạy học theo nhóm,...... - Nghiên cứu về phiếu học tập, qua tìm hiểu thì tôi đã đưa ra được định nghĩa, chức năng, căn cứ phân loại. - Thăm dò ý kiến GV về những quan niệm về PHT, chức năng, mục đích sử dụng, tính cần thiết của PHT, tình hình sử dụng PHT và những khó khăn, thuận lợi của GV khi thiết kế và sử dụng PHT trong DH VL. Qua những nghiên cứu trên, tôi nhận thấy rằng hiện nay việc tổ chức DH nhóm phần nhiệt học vật lí 6 với sự hỗ trợ PHT vẫn chưa được quan tâm đúng mức trong khi nó có một vai trò quan trọng trong DH phát huy tính tích cực nhận thức của HS. Vì vậy việc tổ chức DH nhóm với sự hỗ trợ PHT là rất cần thiết trong giai đoạn đổi mới giáo dục hiện nay. 28 CHƯƠNG II. TỔ CHỨC DẠY HỌC NHÓM PHẦN NHIỆT HỌC 6 VỚI SỰ HỖ TRỌ CỦA PHIẾU HỌC TẬP 2.1. Đặc điểm phần nhiệt học vật lí 6 Nhiệt học là phần của vật lí học nghiên cứu các hiện tượng về nhiệt. Chương trình nhiệt học ở VL 6 chủ yếu là nghiên cứu tìm hiểu, khảo sát các hiện tượng nhiệt, giải thích các hiện tượng nhiệt dựa trên thuyết cấu tạo phân tử của các chất với kiến thức sát thực tế này tạo điều kiện cho HS tự lực, tích cực tham gia vào hoạt động tìm tòi, nghiên cứu xây dựng kiến thức theo phương pháp thực nghiệm và ứng dụng được kiến thức vào hoạt động thực tiễn. Đối với chương nhiệt học gồm 6 bài gồm 5 bài lý thuyết 1 bài thực hành chương này được hoàn thiện với thời lượng 14 tiết gồm 11 tiết lý thuyết,1 tiết thực hành,1 tiết ôn tập và một tiết kiểm tra. Chương này có nội dung trình bày về các hiên tượng sự nở vì nhiệt của các chất. Nhìn chung, phần lớn các kiến thức của phần này rất gần gũi và có nhiều ứng dụng trong đời sống và kỹ thuật. Phần này cũng bao gồm nhiều thí nghiệm có thể là những thí nghiệm đơn giản, giúp cho HS tự lực tiến hành các thao tác thí nghiệm, đo đạc, xử lí số liệu hay GV có thể sử dụng CNTT để HS quan sát các thí nghiệm mô phỏng giúp HS dễ dàng lĩnh hội kiến thức, tạo hứng thú học tập trong HS. Sơ đồ 2.1. Tóm tắt nội dung của chương nhiệt học 29 Do đó, việc khai thác các phương tiện dạy học là một việc làm rất cần thiết trong suốt quá trình dạy học. Hệ thống bài tập của phần này cũng rất đa dạng và phong phú, có nhiều bài tập gắn liền với thực tế, giúp các em có sự tin tưởng vào lí thuyết, phù hợp với những trình độ khác nhau của HS. Qua phân tích đặc điểm của phần này, chúng tôi biết được HS đã biết những gì và cần hình thành, phát triển những kiến thức, kĩ năng nào cho các em. Đó chính là cơ sở để lựa chọn và đưa ra các hình thức tổ chức dạy học với PHT phù hợp với yêu cầu về mục tiêu, nội dung chương trình SGK và trình độ của HS. 2.2. Nguyên tắc và quy trình thiết kế phiếu học tập trong tổ chức DH theo nhóm 2.2.1. Nguyên tắc thiết kế PHT - PHT phải phù hợp với mục tiêu, nội dung bài học và trình độ HS PHT là một biện pháp để HS thực hiện nhằm đạt được mục tiêu của bài học. Vì vậy, PHT phải giúp HS khai thác và nắm bắt được những kiến thức cơ bản, kiến thức trọng tâm của bài học thì mới có giá trị và hiệu quả. PHT có thể chuyển tải nội dung một phần bài học, hoặc nội dung cả bài học. PHT phải phù hợp với trình độ HS, nghĩa là nội dung PHT phải đảm bảo tính vừa sức đối với HS, các nhiệm vụ học tập trong phiếu không quá dễ nhưng cũng không quá khó, HS có thể tự lực hoàn thành được phiếu nhưng cũng có thể phát triển được tư duy của các em. Vì vậy, GV nên tìm hiểu về tâm lí, trình độ nhận thức của HS để thiết kế được PHT đảm bảo nguyên tắc này. - PHT phải vừa nêu nhiệm vụ học tập, vừa hướng dẫn và gợi ý cách thực hiện PHT chính là nhiệm vụ học tập mà người giáo viên giao cho HS, được cụ thể hóa bằng các câu hỏi, bài tập hoặc những tình huống yêu cầu HS thực hiện và giải quyết. Các nhiệm vụ này xuất phát từ nội dung của bài học. Thông thường giáo viên đặt ra câu hỏi, bài tập hoặc tình huống kèm theo những gợi ý và hướng dẫn để HS biết phải làm gì, làm như thế nào và dựa vào cơ sở nào để làm. Ví dụ: Em hãy dựa vào hình vẽ số ..., bài viết trong SGK trang ... để phân tích, giải thích, cho nhận xét, rút ra kết luận về ... - PHT phải thể hiện được PP hoạt động và giao tiếp của HS Những gợi ý được nêu ra trong PHT chính là những gợi ý về PP hoạt động và các thao tác tư duy để HS thực hiện nhiệm vụ học tập. Ví dụ: dựa vào hình vẽ, SGK, đồ 30 thị, thí nghiệm ... thì HS phải sử dụng các PP khai thác kiến thức từ hình vẽ, SGK, đồ thị, thí nghiệm... Những câu hỏi, bài tập yêu cầu phân tích, chứng minh, so sánh ... cũng buộc HS phải sử dụng các thao tác tư duy như phân tích, đối chiếu, so sánh, tổng hợp ... để thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. - PHT phải đảm bảo tính khoa học, độ tin cậy và tính thẩm mỹ Tính khoa học và độ tin cậy thể hiện trong PHT ở chỗ các thông tin trong phiếu phải đảm bảo khách quan, chính xác và có hệ thống, ngoài ra, các thông tin phải có xuất xứ đáng tin cậy. Tính thẩm mỹ của PHT thể hiện ở cách trình bày đẹp, ngôn ngữ ngắn gọn, súc tích. PHT có tính thẩm mỹ cao sẽ tăng tính hấp dẫn, tạo hứng thú học tập của HS. - PHT phải đảm bảo HS làm việc trong khoảng thời gian nhất định Vì thời gian tiết học có giới hạn nên khi thiết kế PHT GV cần phải dự kiến thời gian phù hợp để HS làm việc với phiếu đảm bảo thực hiện đúng quy trình sử dụng PHT 2.2.2. Quy trình thiết kế PHT Trong phạm vi giới hạn của đề tài, tôi chỉ trình bày quy trình thiết kế các loại PHT có chức năng là công cụ hoạt động và giao tiếp. Đối với loại phiếu này, khi thiết kế cần tuân theo các bước sau đây: Bước 1: Xác định mục tiêu bài học và mục tiêu từng phần của bài học Để đảm bảo nội dung PHT phải phù hợp với mục tiêu và nội dung bài học, việc trước tiên cần phải làm là xác định mục tiêu bài học và mục tiêu từng phần của bài học. Việc xác định mục tiêu bài học, mục tiêu từng phần của bài học là để nắm được cái đích mà HS cần phải đạt tới sau khi học bài này, phần này là gì. Tránh trường hợp PHT không thực hiện mục tiêu chính mà đi quá xa mục tiêu của bài học. Bước 2: Xác định nhiệm vụ học tập của nhóm HS, HS ở từng phần của bài học Trên cơ sở xác định mục tiêu từng phần của bài học, GV cần vạch ra nhiệm vụ cụ thể của HS ở từng phần của bài học: Cần làm gì? Giải quyết những vấn đề gì? ... Từ đó, GV có thể xây dựng nên những yêu cầu, nhiệm vụ trong PHT. Bước 3: Xác định những nội dung cụ thể trong bài cần thiết kế PHT Sau khi đã xác định được mục tiêu của bài học và mục tiêu từng phần của bài học, GV cần phân tích nội dung của bài học để xác định các kiến thức trọng tâm và các kỹ năng cơ bản của bài học. Đồng thời, GV cũng cần xác định các hình thức, PP và 31 phương tiện DH cần sử dụng trong bài học. Dựa vào đó, GV xác định những nội dung cụ thể trong bài cần sử dụng PHT. Tùy nội dung từng bài mà có thể 1 hoặc 2 đơn vị kiến thức được sử dụng PHT hoặc nội dung toàn bài được sử dụng PHT. Bước 4: Xác định nội dung của PHT và cách trình bày phiếu Việc xác định nội dung của PHT thường dựa vào những kiến thức trọng tâm của bài học. Nội dung của phiếu chính là những kiến thức, kỹ năng cơ bản mà HS cần khám phá, lĩnh hội và rèn luyện. Cách thể hiện nội dung PHT có thể là các câu hỏi, bài tập thực hành, bài tập xử lý tình huống, yêu cầu giải quyết vấn đề hay viết báo cáo tham luận, làm đồ dùng học tập, thực hiện bài kiểm tra... Các nội dung này phải được trình bày theo đúng thứ tự logic của quá trình nhận thức. Hình thức trình bày PHT có thể là văn bản, bảng điền kiến thức hoặc sơ đồ, biểu mẫu, ... Bước 5: Viết PHT Dựa vào mục tiêu, nội dung, tài liệu và phương tiện đã xác định, đồng thời dựa vào mức độ nhận thức của HS trong lớp để GV đưa ra các câu hỏi, bài tập cho phù hợp. Các thông tin, nhiệm vụ học tập được giao trong phiếu phải được trình bày một cách rõ ràng, ngắn gọn dưới dạng tường minh. Các câu hỏi, nhiệm vụ học tập đưa ra trong phiếu phải đảm bảo mọi HS đều hiểu được phải làm gì, thông thường, những yêu cầu đưa ra cần phải chỉ rõ căn cứ, nguồn để HS có thể dễ dàng hoàn thành nhiệm vụ đề ra, như: “Căn cứ vào.... hãy cho biết...”, “Dựa vào... hãy chứng minh...”, “Từ thí nghiệm ... hãy nhận xét...”. Sau mỗi câu hỏi, bài tập cần có một khoảng trống thích hợp để HS trình bày kết quả. Khối lượng công việc cần phù hợp với thời gian suy nghĩ và thời gian trình bày phiếu. Mỗi phiếu có thể thể hiện một đơn vị kiến thức hoặc nhiều đơn vị kiến thức. Khi trình bày PHT, nên ghi cụ thể là phiếu dùng cho phần nào của bài học, như dùng để củng cố sau khi học bài ...., hoặc dùng trong phần 2 bài .... để HS dễ sắp xếp, lưu giữ. Nếu trong một bài học sử dụng nhiều PHT th́ì nên đánh số thứ tự, như PHT số 1, PHT số 2,... Để tăng hứng thú học tập cho HS, khi thiết kế PHT, GV cần tăng tính thẩm mỹ của PHT và đa dạng hóa về hình thức trình bày. 32 Ví dụ: PHT dùng trong bài 22 - Nhiệt kế - Nhiệt giai. Họ và tên: ................................................. Lớp : ......................... PHIẾU HỌC TẬP (Dùng phần 2 bài Nhiệt kế - Nhiệt giai) Dựa vào hình vẽ bên và bài viết SGK trang 68,69 hãy nên tên, giới hạn đo, độ chia nhỏ nhất, công dụng hãy điền thông tin vào bảng dưới sau: Loại nhiệt kế Giới hạn đo Độ chia nhỏ nhất Công dụng Một số lưu ý khi thiết kế PHT: - Khi mới sử dụng PHT, HS chưa quen với việc sử dụng phiếu, GV nên chọn những bài, mục có nội dung rõ ràng, dễ hiểu, ít kiến thức, dễ chọn lọc để HS hoàn thành đúng thời gian. Sau đó nâng dần mức độ khó về kiến thức, phức tạp về nội dung. - Nên cho HS làm quen với nhiều loại phiếu khác nhau, điều này vừa có thể tránh được sự nhàm chán của HS, vừa có tác dụng rèn luyện được nhiều kỹ năng cho HS. - Tăng cường việc chuyển các thông tin từ dạng tiếng sang dạng hình, và trình bày thông tin kết hợp giữa kênh tiếng và kênh hình. Ở đây, có thể coi các thông tin biểu thị bằng lời nói, chữ viết,...là thuộc về dạng tiếng và các thông tin được biểu thị bằng các sơ đồ, biểu đồ, bảng kẻ ô, hình vẽ,...thuộc về dạng hình. Việc này có tác dụng giúp HS phát triển tư duy, dễ dàng tiếp nhận tri thức, ví dụ như việc trình bày kiến thức theo sơ đồ tư duy giúp HS dễ nhớ và nhận thức được cấu trúc, nội dung kiến thức... - Nên lựa chọn những thông tin, sự kiện mang tính thực tế, thường xảy ra trong cuộc sống, gần gũi với HS để đưa vào phiếu nhằm kích thích hứng thú học tập của các 33 em. Tuyệt đối không đưa vào PHT những thông tin không đáng tin cậy, những sự kiện còn đang tranh cãi, chưa có sự thống nhất. - Đối với môn VL, việc sử dụng các phương tiện, đồ dùng DH là rất cần thiết trong tiết dạy. Vì vậy, GV có thể thiết kế PHT kết hợp với việc sử dụng các phương tiện, đồ dùng DH như các videoclip mô phỏng các hiện tượng, các mô hình máy móc, các dụng cụ tiến hành thí nghiệm... 2.3. Thiết kế tiến trình tổ chức dạy học nhóm với sự hỗ trợ của phiếu học tập 2.3.1. Tiến trình tổ chức dạy học nhóm với sự hỗ trợ của PHT trong bài nghiên cứu kiến thức mới Bước 1: Giao PHT cho HS Tùy theo hình thức tổ chức DH và nhiệm vụ đặt ra trong PHT mà GV giao số lượng PHT cho thích hợp. Nếu là hoạt động cá nhân thì mỗi HS phải được giao 1 phiếu còn nếu là hoạt động nhóm thì tùy thuộc vào yêu cầu và nhiệm vụ đặt ra cho từng nhóm mà giao PHT phù hợp (nếu yêu cầu nhóm thảo luận 1 nội dung thì giao 1 phiếu, nếu yêu cầu nhóm thảo luận 2 nội dung thì giao 2 phiếu tương ứng). Bước 2: Hướng dẫn HS làm việc với PHT Đây là bước quan trọng trong quá trình sử dụng PHT. Có nhiều cách hướng dẫn HS khai thác kiến thức để hoàn thành PHT, GV cần dựa vào các yêu cầu, bài tập đặt ra trong phiếu để hướng dẫn cụ thể cho HS. Thông thường, việc hướng dẫn HS làm việc với phiếu gồm các bước sau: Thứ nhất, GV yêu cầu HS đọc phiếu. Thứ hai, GV yêu cầu HS xác định nguồn tài liệu cung cấp kiến thức cần sử dụng cho PHT. Nếu các nhiệm vụ học tập đặt ra trong phiếu gắn liền với các nguồn cung cấp kiến thức như bài viết trong SGK, thí nghiệm, đồ thị, hình vẽ... thì GV cần chỉ rõ từng nguồn như đoạn nào trong SGK, trang số mấy, thí nghiệm nào, đồ thị nào, hình vẽ số mấy... Thứ ba, GV yêu cầu HS xác định những việc cần làm để hoàn thành PHT. Dựa vào yêu cầu của PHT, HS xác định những việc cần làm như tóm tắt đề, đổi đơn vị, vẽ hình minh họa, trả lời câu hỏi, điền vào bảng so sánh, điền vào chỗ trống, làm thí nghiệm ... Thứ tư, GV đưa ra những gợi ý, hướng dẫn để HS khai thác kiến thức và tự làm việc với phiếu. Nếu yêu cầu trong phiếu là thiết lập công thức, giải bài tập, GV cần 34 hướng dẫn HS tìm mối quan hệ giữa các đại lượng, gợi ý các công thức... để HS có thể tự giải quyết vấn đề. Nếu câu hỏi, bài tập trong phiếu là những vấn đề tương đối dễ, HS đã được biết phần nào ở các lớp dưới, hoặc được trình bày rõ trong SGK thì GV cho HS tự nghiên cứu và tự hoàn thành phiếu. Bước 3: HS hợp tác làm việc với PHT để hoàn thành phiếu Trong bước này, nhiệm vụ của HS là tập trung cao độ làm việc với các nguồn tài liệu, các phương tiện học tập để khai thác kiến thức, hoàn thành PHT. Trong khi HS làm việc với phiếu, GV cần quan sát, hướng dẫn HS nhằm phát hiện những biểu hiện thiếu tập trung, đọc và phân tích dữ kiện một cách tản mạn, tùy tiện của HS để động viên, hướng dẫn kịp thời. Đồng thời, qua quan sát, GV có thể nắm được thái độ, ý thức học tập của HS, đảm bảo cho tất cả HS đều làm việc, đặc biệt là HS trung bình và HS yếu, không để xảy ra tình trạng ỷ lại, dựa dẫm vào bạn bè. Bên cạnh đó, GV nên hạn chế những hoạt động hoặc lời nói làm phân tán sự tập trung chú ý của HS. GV có thể luân phiên tham gia vào công việc của từng HS hay của nhóm, qua đó có thể nắm bắt được nhịp độ làm việc của các em, điều khiển cho công việc của các nhóm tiến triển đồng đều và xoay quanh trọng tâm của bài học. Điều này sẽ giúp HS không bị chệch hướng khi thảo luận, đồng thời đảm bảo được thời gian hoàn thành phiếu theo quy định. Bước 4: Tổ chức HS trình bày kết quả PHT Ở khâu này, HS có cơ hội chia sẻ ý kiến, kết quả của mình với bạn bè, từ đó, có thể học hỏi lẫn nhau làm phong phú thêm về ý tưởng, hoàn thiện hơn về nội dung kiến thức và việc tiếp nhận kiến thức đạt hiệu quả cao hơn. Ngoài ra, quá trình này còn rèn luyện cho HS kỹ năng trình bày ý kiến và tự tin khi phát biểu ý kiến. GV tổ chức cho HS trình bày ý kiến cá nhân hay đại diện nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình. Mỗi nhóm cũng cho đại diện 2-3 nhóm trình bày. Trên cơ sở đó, các HS khác góp ý, tranh luận... để hoàn thành nhiệm vụ được giao trong PHT. Do thời gian tiết học có hạn nên khi HS trình bày ý kiến, GV cần lưu ý HS chỉ trình bày những ý kiến khác với ý kiến đã trình bày trước, không nên trình bày những ý kiến trùng nhau gây mất thời gian tiết học. GV cần chú ý sắp xếp thời gian trong khâu này cho hợp lý để không làm ảnh hưởng đến thời gian tiết học. 35 Bước 5: GV sửa chữa, bổ sung, nêu đáp án PHT Ở bước này, GV nên sửa chữa những kết quả mà HS trình bày chưa đầy đủ, chưa rõ ràng và chưa chính xác, kể cả những ý kiến mà HS góp ý, bổ sung. Sau khi sửa chữa, bổ sung, GV nêu đáp án hoặc đưa ra PHT hoàn chỉnh để HS có thể so sánh, đối chiếu nhằm rút kinh nghiệm và tự đánh giá. Để tiết kiệm thời gian, GV có thể sử dụng các phương tiện DH khác như máy chiếu overheat, projector... để trình bày đáp án PHT. Hoặc có thể yêu cầu các nhóm đổi phiếu cho nhau để đánh giá kết quả của nhau dựa trên những kết luận cuối cùng. 2.3.2.Tiến trình tổ chức dạy học theo nhóm với sự hỗ trợ của PHT trong bài luyện tập, củng cố kiến thức Củng cố bài học là một khâu rất quan trọng và không thể thiếu trong quá trình DH. Chỉ trong một khoảng thời gian rất ngắn, từ 3-5 phút, củng cố bài học nhằm giúp HS hệ thống lại kiến thức và khắc sâu những kiến thức cơ bản vừa lĩnh hội. Trong quá trình DH, khâu củng cố bài có thể được thực hiện bằng nhiều cách, như: GV đặt các câu hỏi theo logic của bài học và yêu cầu HS trả lời; cho một hoặc hai bài tập nhỏ để HS vận dụng các kiến thức, kỹ năng vừa học; hệ thống lại bài học theo một sơ đồ; đưa ra hệ thống câu hỏi trắc nghiệm để HS trả lời... Sử dụng PHT là một biện pháp củng cố bài học có nhiều ưu điểm và tác dụng tích cực. PHT có thể thể hiện được nhiều hình thức củng cố như: đưa ra hệ thống các câu hỏi tập trung vào những kiến thức cơ bản của bài học; những bài tập vận dụng; những sơ đồ, bảng điền kiến thức; hoặc hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm. Sử dụng PHT tạo điều kiện cho tất cả HS đều làm việc, qua đó, GV có thể nắm được mức độ lĩnh hội kiến thức của từng HS một cách nhanh chóng và tương đối chính xác. Thông thường, sau khi kết thúc bài học, GV cho HS sử dụng PHT để củng cố bài theo các bước sau đây: - Bước 1: Phát PHT GV phát PHT cho mỗi HS một phiếu để kiểm tra mức độ lĩnh hội kiến thức của mỗi HS. - Bước 2: HS tự lực hoàn thành PHT GV yêu cầu HS thực hiện các nhiệm vụ trong PHT. Vì mục đích là hệ thống và khắc sâu kiến thức cơ bản vừa lĩnh hội nên việc thực hiện sẽ nhanh hơn, GV không cần hướng dẫn HS làm việc với phiếu. 36 - Bước 3: Trình bày kết quả Khi HS đã hoàn thành PHT, HS không nhất thiết phải trình bày kết quả trước lớp, GV có thể thu phiếu để đánh giá mức độ nhận thức của HS sau giờ học. Sau đó trình bày đáp án PHT. Hoặc GV có thể vừa yêu cầu HS trình bày kết quả, vừa trình bày đáp án PHT bằng cách trình chiếu từng vấn đề lên bảng rồi đề nghị HS trả lời, sau đó đưa ra đáp án. Hoặc GV có thể cho HS tự đánh giá kết quả lẫn nhau bằng cách: GV trình bày đáp án PHT, HS trao đổi PHT để đánh giá kết quả của nhau dựa trên đáp án PHT. Để đảm bảo tính khách quan khi HS tự đánh giá, GV có thể cho HS trao đổi PHT để đánh giá kết quả như sau: A đánh giá PHT của B, B đánh giá PHT của C, ...., E đánh giá PHT của A. - Bước 4: GV nhận xét, đánh giá kết quả và nhấn mạnh lại một số nội dung cơ bản của bài. 2.4. Thiết kế một số bài dạy học phần Nhiệt học vật lí 6 theo phương pháp nhóm với sự hỗ trợ của PHT BÀI 21. MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA SỰ NỞ VÌ NHIỆT I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Nhận biết được sự co dãn vì nhiệt nếu bị ngăn cản sẽ gây ra lực lớn. - Mô tả cấu tạo và hoạt động của băng kép. 2. Kỹ năng - Giải thích được 1 số ứng dụng đơn giản về sự nở vì nhiệt của các chất. - Rèn kỹ năng so sánh, quan sát. 3. Thái độ - Cẩn thận, nghiêm túc. II. CHUẨN BỊ - Giáo viên: + Cả lớp: 1 băng kép, giá thí nghiệm, đèn cồn. + Mỗi nhóm: bộ dụng cụ thí nghiệm như hình 21.1, cồn, bông, chậu nước, khăn + Một số tranh ảnh mô phỏng sự nở vì nhiệt của các chất trong đời sống và kĩ thuật 37 - Phiếu học tập PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 ( Dùng để dạy mục 1 ) Quan sát hình 21.2 và 21.3 SGK trả lời các câu hỏi sau: - Hình 21.2 là ảnh chụp chỗ nối hai đầu thanh ray đường tàu hỏa . Em có nhận xét gì? Tại sao người ta phải làm như thế? ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................ - Hình 21.3 vẽ gối đỡ ở hai đầu cầu của một số cầu thép. Hai gối đỡ đó có cấu tạo giống nhau không? Tại sao một gối phải trên các con lăn? ........................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... Hình 2.1: PHT phần 1 bài Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt 38 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 ( Dùng cho phần củng cố) Câu 1. Tại sao gạch lát ở vỉa hè có khoảng cách giữa các viên gạch lớn hơn so với các viên gạch được lát trong nhà? Hãy chọn câu trả lời đúng nhất. A. Vì ngoài trời thời tiết rất nóng, phải chừa khoảng cách để có sự giãn nở giữa các viên gạch. B. Vì lát như thế là rất lợi gạch. C. Vì lát như thế mới hợp với mỹ quan thành phố. D. Các phương án đưa ra đều đúng. Câu 2. Có nhận xét gì về mối quan hệ giữa độ dày của cốc thủy tinh và độ bền của cốc? Hãy chọn câu trả lời đúng A. Không có mối quan hệ gì giữa độ bền của cốc và độ dày của thủy tinh làm cốc. B.Cốc thủy tinh mỏng bền hơn cốc thủy tinh dày vì sự dãn nở vì nhiệt ở mặt trong và mặt ngoài của cốc xảy ra gần như cùng một lúc. C. Hai cốc bền như nhau vì cùng có độ giãn nở vì nhiệt như nhau. D. Cốc thủy tinh dày bền hơn cốc thủy tinh mỏng vì được làm từ nhiều thủy tinh hơn. Câu 3. Khi tra lưỡi liềm vào cán gỗ người ta thường nung đỏ hoen sắt sau đó tra liềm vào và dùng nước tưới lên chỗ nối. Em hãy cho biết người ta đã lợi dụng tính chất nào của vật rắn: Chọn câu trả lời đúng: A. Sự nóng chảy, sự đông đặc. B. Sự sôi, sự nóng chảy, sự nở vì nhiệt. C. Sự nở vì nhiệt của chất rắn. D. Sự nóng chảy, sự nở vì nhiệt Câu 4. Bánh xe đạp khi bơm căng, nếu để ngoài trưa nắng sẽ dễ bị nổ. Giải thích tại sao? Chọn câu trả lời đúng: A.Nhiệt độ tăng làm cho ruột bánh xe nở ra. B. Nhiệt độ tăng làm cho vỏ bánh xe co lại. C. Nhiệt độ tăng làm cho không khí trong ruột bánh xe co lại. D. Nhiệt độ tăng làm cho không khí trong ruột bánh xe nở ra Hình 2.2: PHT phần củng cố bài Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt HS: Chuẩn bị bài SGK và vở ghi III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 39 Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất - HS nghe câu hỏi và lên bảng trả lời rắn. Chữa bài tập 20.2. bài cũ. - Cho HS quan sát hình 21.2 và hỏi: - HS bổ sung, nhận xét Em có nhận xét gì về chỗ tiếp nối hai đầu thanh ray xe lửa? Tại sao người ta phải làm như vậy? *Đặt vấn đề GV: Sự nở vì nhiệt của các chất có rất nhiều ứng dụng trong đời sống và kỹ thuật .Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta biết được một số ứng dụng thường gặp của sự nở vì nhiệt của chất rắn. Em hãy kể tên một số hiện tượng mà em HS: Nhận thức vấn đề và tiến hành trả lời biết? câu hỏi Hoạt động 2: Quan sát hiện tượng lực xuất hiện trong sự dãn nở vì nhiệt - GV tiến hành TN theo như hướng dẫn - Bố trí TN như hình 21.1a. trong SGK. - Lắp chốt ngang, rồi vặn ốc để siết chặt thanh thép lại. Dùng bông tẩm cồn đốt thật nóng thanh thép. - Điều khiển lớp thảo luận trả lời câu hỏi C1. Thanh thép nở ra (dài ra). C1, C2. C2. Khi dãn nở vì nhiệt, nếu bị ngăn cản thanh thép có thể gây ra lực rất lớn. - Hướng dẫn HS đọc câu hỏi C3, quan sát C3. Bố trí TN như hình 21.1b, rồi đốt hình 21.1b để dự đoán hiện tượng xảy ra, nóng thanh thép. Sao đó vặn ốc để siết nêu nguyên nhân. chặt thanh thép lại. Nếu dùng một khăn - GV làm TN kiểm tra dự đoán. tẩm nước lạnh phủ lên thanh thép thì chốt ngang cũng bị gãy.  Kết luận: 40 Khi co lại vì nhiệt, nếu bị ngăn cản thanh thép có thể gây ra lực rất lớn. - Điều khiển HS hoàn thành kết luận C4. C4: (1) - nở ra. (3) - vì nhiệt. (2) - lực. (4) - lực. Hoạt động 3: Vận dụng - Cho HS quan sát hình 21.2. - HS: Nhận Phiếu học tập - Chia lớp thành 4 nhóm phát PHT số 1 C5: Chỗ tiếp nối hai đầu đường ray đường tàu hoả có để một khe hở. Khi trời nóng, cho HS. đường ray dài ra do đó nếu không để khe hở, sự nở vì nhiệt của đường ray sẽ bị ngăn cản, gây ra lực rất lớn làm cong đường ray. - GV giới thiệu thêm phần “Có thể em C6: Gối đỡ ở hai đầu cầu của một số cầu chưa biết” tr.67, để HS thấy được lực do thép có cấu tạo không giống nhau. Một sự dãn nở vì nhiệt gây ra có thể là rất lớn. đầu được đặt gối lên các con lăn, tạo điều - Tương tự cho HS quan sát hình 21.3, kiện cho cầu dài ra khi nóng lên mà không nêu câu hỏi C6, chỉ định HS trả lời. bị ngăn cản. Hoạt động 4: Nghiên cứu về băng kép - Giới thiệu cấu tạo của băng kép. - Hai thanh kim loại có bản chất khác - Hướng dẫn HS đọc SGK và lắp TN, nhau: Đồng và kẽm, được tán chặt vào điều chỉnh vị trí của băng kép sao cho vị nhau dọc theo chiều dài của thanh, tạo trí băng kép ở vào khoảng 2/3 ngọn lửa thành một băng kép. đèn cồn. - Hơ nóng băng kép: + Lần thứ nhất: Mặt đồng ở phía dưới + Mặt đồng ở phía dưới (H21.4a). (H21.4a). + Mặt đồng ở phía trên (H21.4b). + Lần thứ hai: Mặt đồng ở phía trên C7: Đồng và thép nở vì nhiệt khác nhau. (H21.4b). C8: Khi bị hơ nóng, băng kép luôn luôn - Hướng dẫn HS thảo luận các câu hỏi cong về phía thanh đồng. Đồng dãn nở vì C7, C8, C9. nhiệt nhiều hơn thép nên thanh đồng dài hơn và nằm phía ngoài vòng cung. C9: Băng kép đang thẳng. Nếu làm cho nó 41 lạnh đi thì nó có bị cong và cong về phía thanh thép. Đồng co lại vì nhiệt nhiều hơn thép, nên thanh đồng ngắn hơn, thanh thép dài hơn và nằm phía ngoài vòng cung. Hoạt động 5: Vận dụng - Giới thiệu ứng dụng của băng kép. Băng kép được sử dụng nhiều ở các thiết - Cho HS quan sát hình 21.5, nêu sơ qua bị tự động đóng-ngắt mạch điện khi nhiệt cấu tạo của bàn là điện, chỉ rõ vị trí lắp độ thay đổi. băng kép, ngoài ra giới thiệu thêm về 1 đèn có trong bàn là. - Dòng điện qua băng kép có tác dụng làm C10: Khi đủ nóng, băng kép cong lại về nóng băng kép → hiện tượng gì sẽ xảy ra phía thanh đồng làm ngắt mạch điện. với băng kép? Đèn có sáng không? Mạch Thanh đồng nằm trên. điện có dòng điện chạy qua không? - Ngoài ứng dụng băng kép trong bàn là, em hãy cho ví dụ về các thiết bị sử dụng băng kép để tự động đóng ngắt điện mà em biết? Hoạt động 6: Củng cố và hướng dẫn về nhà - Gọi 2 HS đọc phần ghi nhớ SGK. Ghi nhớ: SGK. - Phát PHT - Nhận và hoàn thành PHT Về nhà: Làm các bài tập 21.1 đến 21.6 SBT. RÚT KINH NGHIỆM ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... 42 Kết luận chương 2 Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lí luận của việc tổ chức DH nhóm cho HS trong dạy học với sự hỗ trợ của PHT trong dạy học và đặc điểm phần nhiệt học VL 6, tôi đã: - Xây dựng được tiến trình tổ chức hoạt động dạy học theo nhóm với sự hỗ trợ của PHT. - Hình thành được nguyên tắc thiết kế PHT và quy trình 5 bước thiết kế PHT. Trên cơ sở đó, tôi đã thiết kế 8 PHT dùng để dạy các bài trong phần Nhiệt học VL 6. Các PHT được trình bày theo đúng logic của tiến trình dạy học, đảm bảo cho HS có thể tiếp thu kiến thức và vận dụng kiến thức một cách dễ dàng, phát huy được tinh thần học tập và làm việc của mỗi HS cũng như giúp các em rèn luyện được các kĩ năng học tập cần thiết, nhất là các kĩ năng chuyên biệt của môn VL. Đồng thời, để phục vụ cho việc TNSP, chúng tôi đã thiết kế được hai bài dạy học theo nhóm với sự hỗ trợ PHT trong phần “Nhiệt học” VL 6. 43 CHƯƠNG III. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm 3.1.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm Mục đích của thực nghiệm sư phạm (TNSP) là kiểm tra hiệu quả của việc áp dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực của HS trong dạy học phần nhiệt học chương trình VL 6. Cụ thể quá trình thực nghiệm phải xem xét: - Hệ thống PHT được thiết kế có hợp lí không? Các định hướng về phát huy tính tích cực và rèn luyện kỹ năng cho HS cũng như những gợi ý, hướng dẫn HS hoàn thành PHT đã tối ưu chưa? - Khi vận dụng hệ thống PHT đã thiết kế vào dạy phần nhiệt học chương trình VL 6 đã nâng cao được hiệu quả dạy học như thế nào? - Việc áp dụng các PPDH kết hợp với PHT trong dạy học phần “Nhiệt học” chương trình VL 6 có góp phần nâng cao hứng thú học tập, tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS hay không? Có phù hợp với thực tế giảng dạy ở trường cơ sở hay chưa? - Chất lượng học tập của HS trong quá trình học tập có sử dụng PHT có cao hơn quá trình học tập bằng các phương pháp dạy học truyền thống không? Khi trả lời được các câu hỏi trên sẽ tìm ra được những thiếu sót, những điểm chưa hợp lí, để từ đó bổ sung, hoàn thiện đề tài, góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy học VL ở nhà trường cơ sở. 3.1.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm Trong quá trình TNSP tôi thực hiện các nhiệm vụ sau: - Tổ chức tiến trình dạy học một số bài trong phần nhiệt học VL 6 cho các lớp đối chứng và thực nghiệm. + Với các lớp thực nghiệm (TN): Tiến hành giảng dạy một số bài có sử dụng PHT kết hợp với các PPDH theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS. + Với các lớp đối chứng (ĐC): Thực hiện giảng dạy các bài trên theo phương pháp dạy học truyền thống. Các tiết dạy đều được tiến hành theo đúng tiến độ như phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 44 - So sánh, đối chiếu kết quả học tập và xử lí kết quả thu được của các lớp TN và các lớp ĐC. 3.2. Đối tượng và nội dung của thực nghiệm sư phạm 3.2.1. Đối tượng của thực nghiệm sư phạm - Các bài dạy học trong phần nhiệt học - chương trình Vật lí 6. - Thực nghiệm sư phạm được tiến hành trong học kì II năm học 2013- 2014 đối với HS các lớp 6 trường THCS Đức Ninh - Thành phố Đồng Hới. 3.2.2. Nội dung của thực nghiệm sư phạm Nội dung thực nghiệm gồm 2 bài: Bài 21: Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt Bài 22: Nhiệt kế - nhiệt giai 3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 3.3.1. Chọn mẫu thực nghiệm Mẫu thực nghiệm được chọn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thực nghiệm sư phạm. Vì vậy, các lớp được chọn trong quá trình TNSP có số lượng HS, điều kiện tổ chức dạy học, có trình độ và chất lượng học tập cũng như các điều kiện khác tương đương nhau. Như vậy, kích thước và chất lượng của mẫu đã thỏa mãn yêu cầu của TNSP. Số lượng HS ở các nhóm cụ thể như sau: Bảng 3.1. Bảng số liệu HS được chọn làm mẫu thực nghiệm Trường Trường THCS Đức Ninh (52HS) Nhóm TN Nhóm ĐC 61 (26 HS) 63 (26 HS) 3.3.2. Quan sát giờ học Tôi tiến hành quan sát hoạt động của GV và HS trong quá trình diễn ra bài học ở tất cả các giờ học ở các lớp TN và ĐC theo các tiêu chí: - Thái độ học tập và mức độ hiểu bài cũ của HS qua các câu hỏi kiểm tra bài cũ. - Các bước lên lớp của GV, sự điều khiển và phân bố thời gian hợp lí trong một tiết học. - Các tình huống mà GV đưa ra cho HS và những câu hỏi định hướng hoạt động học tập của HS trong suốt quá trình dạy học. - Tính tích cực của HS thông qua không khí lớp học, sự tập trung, số lượng và chất lượng các câu trả lời cũng như số lần giơ tay phát biểu xây dựng bài của HS, các hoạt động nhóm và làm việc với phiếu học tập. 45 - Mức độ đạt được các mục tiêu của bài dạy học thông qua các câu hỏi của GV và câu trả lời của HS trong phần củng cố vận dụng. - Hiệu quả của việc tổ chức sử dụng PHT theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức cho HS trong các khâu khác nhau của quá trình dạy học. Sau mỗi bài dạy tôi có trao đổi với các GV dự giờ lớp, những GV có kinh nghiệm và cả với HS để lắng nghe ý kiến đóng góp, rút kinh nghiệm cho các bài dạy học khác cũng như cho đề tài nghiên cứu. 3.3.3. Các bài kiểm tra Trong quá trình TN sư phạm, mỗi HS làm 2 bài kiểm tra 15 phút sau khi kết thúc mỗi bài học. Mục tiêu của các bài kiểm tra là: - Đánh giá định tính về mức độ lĩnh hội các khái niệm cơ bản, các nguyên lí, các tính chất của sự vật, hiện tượng VL. - Đánh giá định lượng mức độ lĩnh hội các công thức và các điều kiện để xảy ra các hiện tượng VL, khả năng vận dụng kiến thức để giải một số bài toán cụ thể. 3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm 3.4.1. Nhận xét tiến trình dạy học Qua quan sát giờ học ở các lớp TN và ĐC được tiến hành theo tiến trình dạy học, chúng tôi rút ra được một số nhận xét sau: Đối với các lớp đối chứng, tuy GV có sự đổi mới về PPDH nhưng cũng chưa mang lại hiệu quả cao. Giáo viên chủ yếu là truyền giảng, học sinh tập trung lắng nghe và ghi chép. GV chưa tổ chức cho HS hoạt động nhóm và số lần giơ tay phát biểu ý kiến của HS không nhiều, HS chưa thể hiện rõ sự hứng thú và tự giác trong giờ học. Đối với các lớp thực nghiệm, hoạt động của GV và HS diễn ra trong giờ học thực sự chủ động và tích cực. - Số lượng và mức độ các PHT được sử dụng trong mỗi tiết học là vừa phải, hợp lý, đảm bảo thời gian cho tiến trình dạy học diễn ra với nhịp độ bình thường. - Tiến trình dạy học diễn ra khá sinh động, kích thích được hứng thú học tập của HS thông qua các hoạt động: HS tham gia phát biểu ý kiến, thảo luận, tranh luận, giải thích các hiện tượng,…về vấn đề được đưa ra trong nội dung của các PHT. 46 - Ở các lớp TN, GV đã sử dụng các PPDH tích cực, lựa chọn các hình thức dạy học phù hợp, GV đóng vai trò là người hướng dẫn, điều khiển, HS thì tích cực hoạt động, tham gia xây dựng bài. Những giờ học này thật sự mang lại hiệu quả cao. - Quá trình tham gia thảo luận và hoàn thành PHT, HS không chỉ hiểu được kiến thức mà còn rèn luyện được các kỹ năng tự học cơ bản cho mình. Điều này được biểu hiện thông qua kết quả vận dụng kiến thức ở khâu củng cố, vận dụng. 3.4.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm Qua các bài kiểm tra, chúng tôi đã tiến hành thống kê, tính toán và thu được các bảng số liệu sau: Bảng 3.2. Bảng thống kê điểm số (Xi) của bài kiểm tra Điểm số (Xi) Tổng Nhóm số HS 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Thực nghiệm 26 0 0 1 2 3 5 6 4 2 3 Đối chứng 26 2 3 5 4 2 2 3 2 1 1 Biểu đồ 3.1. Biểu đồ phân bố điểm của hai nhóm TN và ĐC 47 Kết luận chương 3 Sau khi xử lý các kết quả thu được trong quá trình TNSP bằng phương pháp thống kê toán học, tôi nhận thấy: - Việc tổ chức DH theo nhóm với sự hỗ trợ của PHT trong dạy học phần nhiệt học theo hướng tích cực, tự lực cho HS đã tạo điều kiện giúp giảm thời gian truyền giảng, tăng thời gian trao đổi giữa GV và HS, tăng thời gian cho hoạt động nhóm của HS. - Từ kết quả thống kê và phân tích số liệu điều tra thu được cho thấy kết quả học tập của nhóm TN cao hơn kết quả học tập của nhóm ĐC. Cụ thể là điểm trung bình của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC. Như vậy, việc tổ chức DH theo nhóm sử dụng PHT trong dạy học phần nhiệt học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức cho HS đã phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong giờ học, rèn luyện được khả năng tự học cho HS góp phần nâng cao chất lượng dạy học phần nhiệt học VL 6. - Việc vận dụng kết quả nghiên cứu của đề tài vào thực tế dạy học ở trường THCS là hoàn toàn có tính khả thi. Vấn đề còn lại phụ thuộc vào cách vận dụng của từng GV vào từng bài học cụ thể sao cho đạt được hiệu quả cao nhất. 48 KẾT LUẬN Đối chiếu với mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu và những kết quả trong quá trình triển khai đề tài “Tổ chức dạy học nhóm phần nhiệt học vật lí 6 với sự hỗ trở của PHT ” chúng tôi đã thu được những kết quả sau: - Tập trung nghiên cứu và trình bày một cách có hệ thống cơ sở lí luận của việc tổ chức DH nhóm phần nhiệt học VL 6 với sự hỗ trợ của PHT: trình bày được khái niệm, chức năng, các dạng PHT trong DH VL; xác định được vai trò của PHT trong DH phát huy tính tích cực nhận thức của HS; nghiên cứu và trình bày được đặc điểm của phần nhiệt học; thăm dò, khảo sát được ý kiến của GV về tình hình thực tế của việc thiết kế và sử dụng PHT trong DH VL, bên cạnh đó tôi cũng đã trình bày khái niệm nhóm, đặc điểm, phân loại, kỹ năng hợp tác, quy trình tổ chức DH nhóm ở trường THCS. - Nghiên cứu xây dựng được các nguyên tắc và quy trình 5 bước thiết kế PHT. Dựa trên cơ sở đó, thiết kế được một số mẫu PHT là loại phiếu công cụ hoạt động và giao tiếp trong chương Nhiệt học VL 6. - Nghiên cứu xây dựng được các nguyên tắc sử dụng PHT và đưa ra một số ví dụ PHT được sử dụng trong việc tổ chức dạy học theo nhóm. Thiết kế tiến trình tổ chức dạy học nhóm với sự hỗ trợ của phiếu học tập, đồng thời thiết kế hai bài DH về việc tổ chức DH theo nhóm theo nhóm với sự hỗ trợ PHT trong phần nhiệt học VL 6. - Đề tài đã tiến hành TNSP trường THCS Đức Ninh - Thành phố Đồng Hới. Kết quả TN cho thấy, việc sử dụng PHT trong DH VL 6 nâng cao đạt hiệu quả cao trong việc phát huy tính tích cực, tự lực, chủ động của HS, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học VL ở trường thcs. - Những nghiên cứu của đề tài trước hết sẽ được người làm đề tài áp dụng vào thực tế DH ở trường THCS, ngoài ra, đây cũng có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên chuyên ngành VL. 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Hữu Châu (2005), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 2. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2001), Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010, Hà Nội. 3. Hoàng Chúng (1983), PP thống kê toán học trong khoa học giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội. 4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 5. Lê Văn Giáo (2007), Bài giảng tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS, trường Đại học sư phạm, Đại học Huế. 6. Đậu Thị Hòa (2008), “Xây dựng PHT dùng trong DH trên lớp môn Địa lý lớp 10 Trung học phổ thông”, Tạp chí Giáo dục, (Số Đặc biệt) tr.73-75. 7. Đậu Thị Hòa (2008), “PP sử dụng PHT trong DH Địa lý lớp 10 nhằm phát huy tính tích cực và độc lập của học sinh”, Tạp chí Giáo dục, (195) tr.35-37. 8. Đặng Thành Hưng (2004), “Thiết kế và sử dụng PHT trong DH hợp tác”, Tạp chí Phát triển Giáo Dục, (8), tr.8-10,14. 9. Đặng Thành Hưng (2008), “Thiết kế bài học nhằm tích cực hóa học tập”, Tạp chí Giáo Dục, (5), tr.5-9. 11. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. 12. Đoàn Thị Thanh Phương (2004), “Trao đổi về phương pháp hợp tác theo nhóm nhỏ”, Tạp chí khoa học, (6). 13. Lê Quang Long – Nguyễn Đức Thâm (1996), PP giảng dạy VL, NXB Giáo dục, Hà Nội. 14. Nguyễn Phương Hồng, Vũ Quang, Bùi Gia Thịnh (2003), SGK, NXB Giáo dục Việt Nam. 15. Nguyễn Phương Hồng, Vũ Quang, Bùi Gia Thịnh (2003), SGV, NXB Giáo dục. 16. Phạm Đình Thực (2003), Dạy toán bằng phiếu giao việc, NXB Giáo dục, Hà Nội. 50 17. Phạm Hữu Tòng (2004), DH VL ở trường phổ thông theo định hướng phát triển, hoạt động tích cực, tự chủ, sáng tạo và tư duy khoa học, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. 18. Lê Công Triêm, Nguyễn Đức Vũ (2004), PP nghiên cứu khoa học giáo dục, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. 19. Thái Duy Tuyên (2006), PPDH: truyền thống và đổi mới, NXB Giáo dục, Hà Nội. 20. Trần Thùy Uyên (2005), Thiết kế và sử dụng PHT trong DH Địa lý 12 THPT, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế. 21. Nguyễn Thị Hồng Việt (2003), Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh trong DH VL ở trường Trung học phổ thông, NXB Giáo dục, Hà Nội. 22. Nguyễn Thúy Vinh (2003), “Sử dụng PHT kết hợp với PP thảo luận trên lớp để giảng dạy Địa lý ở phổ thông trung học”, Kỷ yếu Hội nghị khoa học Đổi mới PPDH Địa lý – thách thức và giải pháp, Đại học Huế, tr.179-185. 23. Nguyễn Đức Vũ, Phạm Thị Sen (2005), Đổi mới PPDH Địa lý ở Trung học cở sở, NXB Giáo dục, Hà Nội. 24. Nguyễn Đức Vũ (2003), PPDH tự nhiên và xã hội, Giáo trình đào tạo đại học, trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế. 25. Trần Đức Vượng (2005), Một số vấn đề lí luận DH hiện đại, NXB Giáo dục, Hà Nội. 51 PHỤ LỤC ĐỀ KIỂM TRA (15phút) Họ và tên: Lớp: ..................................................................................................................................... Câu 1: Một băng kép được cấu tạo bởi một thanh nhôm và một thanh thép. Khi hơ nóng, băng kép bị cong mặt lồi về phía thanh nào? Tại sao? A. Cong về phía thanh thép, vì thép nở vì nhiệt nhỏ hỏn nhôm. B. Cong về phía thanh nhôm, vì nhôm nở vì nhiệt lớn hơn thép. C. Cong về phía thanh nhôm, vì nhôm nở vì nhiệt nhỏ hơn thép. D. Cong về phía thanh thép, vì thép nở vì nhiệt lớn hơn nhôm. Câu 2: Để cho việc mở nút chai bằng kim loại khi nút chặt ở miệng chai được dễ dàng hơn, người ta thường: A. Đặt chai và nút vào trong nước lạnh. B. Chỉ hơ nóng nút chai C. Chỉ làm lạnh cái chai D. Đặt chai và nút vào trong nước nóng Câu 3: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về ứng dụng của băng kép? Băng kép được ứng dụng A. Trong việc đóng ngắt mạch điện B. Làm các dây kim loại. C. Làm cốt cho các trụ bê tông D. giá đỡ. Câu 4: Để ý thấy ở các đường ống dẫn hơi, có những đoạn bị uốn cong. Giải thích tại sao? A. Chỉ để tránh sự dãn nở làm thay đổi hình dạng ống. B. Chỉ để làm giảm tộc độ lưu thông của hơi. C. Chỉ để lọc bớt khí bẩn. D. Vì tất cả các phương án đưa ra. Câu 5: Một băng kép được cấu tạo bởi hai thanh kim loại khác loại. Khi hơ nóng. A. Băng kép bị cong mặt lồi về phía thanh có hệ số nở nhiệt nhỏ hơn. P1 B. Băng kép có lúc cong mặt lồi về phía thanh này, có lúc cong mặt lồi về phía thanh khia tùy theo nhiệt độ nung. C. Băng kép không bị cong. D. Băng kép bị cong mặt lồi về phía thanh có hệ số nở nhiệt lớn hơn. Câu 6: Do hiện tượng dãn nở vì nhiệt của các chất mà phép đo đại lượng vật lí nào trở nên kém chính xác nhất? A. Đo khối lượng bằng cân Rôbécvan B. Đo lực bằng lực kế. C. Đo chiều dài bằng thước kép (thước cặp). D. Đo thể tích bằng bình chia độ. Câu 7: Băng kép là dụng cụ hoạt động dựa trên nguyên tắc nào? A. Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. B. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt như nhau. C. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. D. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. Câu 8: Có nhận xét gì về mối quan hệ giữa độ dày của cốc thủy tinh và độ bền của cốc? A. Cốc thủy tinh mỏng bền hơn cốc thủy tinh dày vì sự dãn nở vì nhiệt ở mặt trong và mặt ngoài của cốc xảy ra gần như cùng một lúc. B. Không có mối quan hệ gì giữa độ bền của cốc và độ dày của thủy tinh làm cốc. C. Cốc thủy tinh dày bền hơn cốc thủy tinh mỏng vì được làm từ nhiều thủy tinh hơn. D. Hai cốc bền như nhau vì cùng có độ giãn nở vì nhiệt như nhau. Câu 9: Khi tra lưỡi liềm vào cán gỗ người ta thường nung đỏ hoen sắt sau đó tra liềm vào và dùng nước tưới lên chỗ nối. Em hãy cho biết người ta đã lợi dụng tính chất nào của vật rắn: A. Sự nở vì nhiệt của chất rắn. B. Sự nóng chảy, sự nở vì nhiệt. C. Sự sôi, sự nóng chảy, sự nở vì nhiệt D. Sự nóng chảy, sự đông đặc. P2 Câu 10: Tại sao ngành xây dựng trong các kết cấu bêtông, người ta thường chỉ dùng sắt thép mà không dùng kim loại khác? A. Vì sắt và thép là những vật liệu rẻ tiền. B. Vì độ dãn nở vì nhiệt của sắt và thép nhỏ. C. Vì độ dãn nở vì nhiệt của sắt và thép xấp xỉ độ dãn nở vì nhiệt của bêtông. D. Vì sắt và thép dễ uốn, có thể tạo thẩm mĩ cao Họ và tên: ĐỀ KIỂM TRA (15phút) Lớp: ...................................................................................................................................... Câu 1: Trong nhiệt giai Kenvin, nhiệt độ của nước đang sôi là A. 237K B. 373K C. 0K D. 173K Câu 2: Trong nhiệt gia Farenhai, nhiệt độ của nước đang sôi là A. 0oF. B. 100oF. C. 212oF. D. 32oF. Câu 3: Biểu thức nào biểu diễn mối quan hệ giữa nhiệt độ trong nhiệt giai Xen-xi-ut và nhiệt giai Ken-vin? A. K = 273 - oC. B. K = 273 + oC. C. K = 373 + oC. D. K = 373 - oC. Câu 4: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về nguyên tắc hoạt động của các nhiệt kế thường dùng trong đời sống? Nhiệt kế thường dùng hoạt động trên A. Hiện tượng bay hơi. B. Hiện tượng giãn nở vì nhiệt của các chất. C. Các hiện tượng đưa ra đều không phải. P3 D. Hiện tượng biến dạng khi chịu tác dụng lực. Câu 5: Đo nhiệt độ cơ thể người bình thường trong các nhiệt giai khác nhau, kết quả đo nào sau đây là SAI? A. 98,6F. B. 276K. C. 37oC. D. 31oK. Câu 6: Kết luận nào sau đây là đúng khi so sánh nhiệt độ trong nhiệt giai Xen-xi-ut và nhiệt giai Fa-ren-hai? A. 1oC = 1oF B. 1,8oC = 1oF C. 1oC = 1,8oF. D. 1oC = 32oF. Câu 7: Chọn câu trả lời đúng. Để xác định giới hạn đo lớn nhất của nhiệt kế, ta phải quan sát trên nhiệt kế: A. Khoảng cách giữa hai vạch chia B. Chỉ số nhỏ nhất. C. Loại nhiệt kế D. Chỉ số lớn nhất. Câu 8: Nhiệt độ 0K trong thang nhiệt Kenvin thì tương ứng trong thang nhiệt Farenhai ứng với nhiệt độ: A. -459,4oF. B. -32oF. C. -273oF. D. -373oF Câu 9: Nhiệt kế được cấu tạo dựa vào hiện tượng nào trong các hiện tượng sau? A. Sự giãn nở vì nhiệt của chất lỏng và chất rắn. B. Sự giãn nở vì nhiệt của chất rắn và chất khí. C. Sự dãn nở vì nhiệt của các chất. D. Sự giãn nở vì nhiệt của chất khí và chất lỏng. P4 Câu 10: Nhiệt độ 0K trong thang nhiệt Kenvin thì tương ứng trong thang nhiệt Farenhai ứng với nhiệt độ: A. Sự nở vì nhiệt của chất rắn. B. Sự nở vì nhiệt của chất khí. C. Sự nở vì nhiệt của chất lỏng D. Sự dãn nở vì nhiệt của một băng kép P5 Ngày soạn: Ngày giảng: BÀI 22. NHIỆT KẾ - NHIỆT GIAI I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Hiểu được nhiệt kế là dụng cụ sử dụng dựa trên nguyên tắc sự nở vì nhiệt của chất lỏng. - Nhận biết được cấu tạo và công dụng của các loại nhiệt kế khác nhau. - Biết hai loại nhiệt giai Xenxiút và nhiệt giai Farenhai. 2. Kĩ năng: Phân biệt được nhiệt giai Xexniút và nhiệt giai Farenhai và có thể chuyển nhiệt độ từ nhiệt giai này sang nhiệt độ tương ứng của nhiệt giai kia. 3. Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, trung thực. II. CHUẨN BỊ - Giáo viên: + 3 chậu thuỷ tinh (hoặc 3 cốc đong có miệng rộng )mỗi chậu đựng một ít nước. + Một ít nước đá. + Một phích nước nóng. + Một nhiệt kế rượu, một nhiệt kế thuỷ ngân (hoặc dầu nhờn pha màu), một nhiệt kế y tế. - Hình vẽ khổ lớn các loại nhiệt kế. - HS: Chuẩn bị bài SGK và vở ghi chép P6 Phiếu học tập: PHIẾU HỌC TẬP (Dùng phần 2 bài Nhiệt kế - Nhiệt giai ) Dựa vào hình vẽ bên và bài viết SGK trang 68,69 hãy nên tên, giới hạn đo, độ chia nhỏ nhất, công dụng hãy điền thông tin vào bảng dưới sau: Loại nhiệt kế Giới hạn đo Độ chia nhỏ nhất Công dụng C. PHƯƠNG PHÁP: Nhóm, trực quan. D. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1. Kiểm tra tổ chức tình huống học tập - Gọi HS nêu kết luận chung về sự nở vì - HS: Sự nở ra vì nhiệt của các chất khác nhiệt của các chất. nhau thì khác nhau. Chất rắn nở vì nhiệt ít - GV hướng dẫn HS đọc mẩu đối thoại nhất, chất khí nở vì nhiệt nhiều nhất. phần mở đầu SGK. Đặt vấn đề Phải dùng dụng cụ nào để có thể biết chính xác người đó có sốt hay không? - Nhiệt kế có cấu tạo và hoạt động dựa P7 vào hiện tượng vật lí nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay. Hoạt động 2. Thí nghiệm về cảm giác nóng lạnh - GV hướng dẫn HS chuẩn bị và thực C1: Cảm giác của tay không cho phép xác hiện TN ở hình 22.1 và 22.2. định chính xác mức độ nóng lạnh. Hướng dẫn HS pha nước nóng cẩn thận, C2: Xác định nhiệt độ 00C và 1000C, trên và làm lần lượt các bước theo hướng cơ sở đó vẽ các vạch chia độ của nhiệt kế. dẫn của SGK. - Hướng dẫn HS thảo luận trên lớp về kết luận rút ra từ TN. - GV: Qua TN ta thấy cảm giác của tay là không chính xác, vì vậy để biết người đó có sốt hay không ta phải dùng nhiệt kế. Hoạt động 3. Tìm hiểu về nhiệt kế - Ôn lại mục đích và cách tiến hành - HS: Tiến hành trả lời vào phiếu. TN vẽ ở hình 22.3, 22.4. C3: - Tổ chức chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu học tập cho các nhóm. - Yêu cầu HS quan sát hình 22.5 và trả lời câu hỏi C3, ghi vào vở theo bản 22.1. Loại nhiệt kế Giới hạn đo Từ 200 C Nhiệt kế đến 500 C rượu Nhiệt kế Từ 300 C thuỷ đến ngân 1300 C Từ Nhiệt kế 350 C đến y tế 0 Độ chia nhỏ nhất 0 2 C 10 C 0,10C Công dụng Đo nhiệt độ khí quyển Đo nhiệt độ trong các TN Đo nhiệt độ cơ thể 42 C - GV hướng dẫn HS trả lời câu C4. - Em hãy cho biết GHĐ và ĐCNN C4: Ống quản ở gần bầu đựng thuỷ ngân có P8 của các nhiệt kế nhóm em? ( Thiết bị một chỗ thắt, có tác dụng ngăn không cho cấp còn có loại khác với hình trong thuỷ ngân tụt xuống bầu khi đưa nhiệt kế ra SGK) ngoài cơ thể. Nhờ đó có thể đọc được nhiệt độ của cơ thể. Hoạt động 4. Tìm hiểu các loại nhiệt giai. - GV yêu cầu HS đọc SGK. - Giới thiệu hai loại nhiệt giai Xenxiút và Farenhai. - Cho HS quan sát hình vẽ nhiệt kế rượu, quan sát nhiệt kế rượu, trên đó có các nhiệt độ được ghi cả hai nhiệt giai Xenxiút và Farenhai. → Tìm nhiệt độ tương ứng của hai loại Nước đá đang tan nhiệt giai: Nước đá đang tan Nước đang sôi Xenxiút Farenhai 00 C 320 F Nước đang sôi 1000 C Xenxiút Farenhai 00 C 320 F 1000 C 2120 F Khoảng chia 10 C tương ứng với 0 khoảng chia 1,8 F . 2120 F C5: - Từ đó rút ra khoảng chia 10 C tương ứng 300 C  00 C  300 C  320 F  30 1,80 F  860 F . 370 C  00 C  370 C  320 F  37 1,80 F  98,60 F . 0 với khoảng chia 1,8 F . - Vận dụng: Gọi HS trả lời C5. - GV hướng dẫn HS cách chuyển nhiệt độ từ nhiệt giai Xenxiút sang nhiệt giai Farenhai và ngược lại. - Yêu cầu HS đọc phần “Có thể em chưa biết”. P9 Hoạt động 5. Củng cố và hướng dẫn - Gọi HS đọc phần ghi nhớ. - Về nhà: + Làm bài tập 22.1 đến 22.7 SBT. + Mỗi gia đình nên có một nhiệt kế ytế. Nhà em nào chưa có nhiệt kế ytế, ra cửa hàng dược mua một nhiệt kế ytế - Giờ sau mang đến để thực hành (Cả trường chỉ có 12 chiếc). + Nghiên cứu trước mẫu báo cáo thực hành trang 74 SGK. RÚT KINH NGHIỆM: ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... P10 Nhóm: .......... Lớp: ..... PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 ( Dùng để dạy mục 1 ) Quan sát hình 21.2 và 21.3 SGK trả lời các câu hỏi sau: - Hình 21.2 là ảnh chụp chỗ nối hai đầu thanh ray đường tàu hỏa . Em có nhận xét gì? Tại sao người ta phải làm như thế? ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................ - Hình 21.3 vẽ gối đỡ ở hai đầu cầu của một số cầu thép. Hai gối đỡ đó có cấu tạo giống nhau không? Tại sao một gối phải trên các con lăn? ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ................................................................................................................................ P11 Nhóm: .......... Lớp: ..... PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 ( Dùng cho phần củng cố) Câu 1. Tại sao gạch lát ở vỉa hè có khoảng cách giữa các viên gạch lớn hơn so với các viên gạch được lát trong nhà? Hãy chọn câu trả lời đúng nhất. A. Vì ngoài trời thời tiết rất nóng, phải chừa khoảng cách để có sự giãn nở giữa các viên gạch. B. Vì lát như thế là rất lợi gạch. C. Vì lát như thế mới hợp với mỹ quan thành phố. D. Các phương án đưa ra đều đúng. Câu 2. Có nhận xét gì về mối quan hệ giữa độ dày của cốc thủy tinh và độ bền của cốc? Hãy chọn câu trả lời đúng A. Không có mối quan hệ gì giữa độ bền của cốc và độ dày của thủy tinh làm cốc. B.Cốc thủy tinh mỏng bền hơn cốc thủy tinh dày vì sự dãn nở vì nhiệt ở mặt trong và mặt ngoài của cốc xảy ra gần như cùng một lúc. C. Hai cốc bền như nhau vì cùng có độ giãn nở vì nhiệt như nhau. D. Cốc thủy tinh dày bền hơn cốc thủy tinh mỏng vì được làm từ nhiều thủy tinh hơn. Câu 3. Khi tra lưỡi liềm vào cán gỗ người ta thường nung đỏ hoen sắt sau đó tra liềm vào và dùng nước tưới lên chỗ nối. Em hãy cho biết người ta đã lợi dụng tính chất nào của vật rắn: Chọn câu trả lời đúng: A. Sự nóng chảy, sự đông đặc. B. Sự sôi, sự nóng chảy, sự nở vì nhiệt. C. Sự nở vì nhiệt của chất rắn. D. Sự nóng chảy, sự nở vì nhiệt Câu 4. Bánh xe đạp khi bơm căng, nếu để ngoài trưa nắng sẽ dễ bị nổ. Giải thích tại sao? Chọn câu trả lời đúng: A.Nhiệt độ tăng làm cho ruột bánh xe nở ra. B. Nhiệt độ tăng làm cho vỏ bánh xe co lại. C. Nhiệt độ tăng làm cho không khí trong ruột bánh xe co lại. D. Nhiệt độ tăng làm cho không khí trong ruột bánh xe nở ra P12 Nhóm: ................................................. Lớp : ......................... PHIẾU HỌC TẬP (Dùng phần 2 bài Nhiệt kế - Nhiệt giai) Dựa vào hình vẽ bên và bài viết SGK trang 68,69 hãy nên tên, giới hạn đo, độ chia nhỏ nhất, công dụng hãy điền thông tin vào bảng dưới sau: Loại nhiệt kế Giới hạn đo Độ chia nhỏ nhất Công dụng P13 [...]... nay 28 CHƯƠNG II TỔ CHỨC DẠY HỌC NHÓM PHẦN NHIỆT HỌC 6 VỚI SỰ HỖ TRỌ CỦA PHIẾU HỌC TẬP 2.1 Đặc điểm phần nhiệt học vật lí 6 Nhiệt học là phần của vật lí học nghiên cứu các hiện tượng về nhiệt Chương trình nhiệt học ở VL 6 chủ yếu là nghiên cứu tìm hiểu, khảo sát các hiện tượng nhiệt, giải thích các hiện tượng nhiệt dựa trên thuyết cấu tạo phân tử của các chất với... kế tiến trình tổ chức dạy học nhóm với sự hỗ trợ của phiếu học tập 2.3.1 Tiến trình tổ chức dạy học nhóm với sự hỗ trợ của PHT trong bài nghiên cứu kiến thức mới Bước 1: Giao PHT cho HS Tùy theo hình thức tổ chức DH và nhiệm vụ đặt ra trong PHT mà GV giao số lượng PHT cho thích hợp Nếu là hoạt động cá nhân thì mỗi HS phải được giao 1 phiếu còn nếu là hoạt động nhóm thì tùy... miệng) PHIẾU HỌC TẬP 1 Nêu kết luận của sự nở vì nhiệt của chất khí? 2 So sánh sự nở vì nhiệt của ba chất rắn, lỏng, khí? Hình 1.4: PHT kiểm tra bài cũ trước khi học bài 22 Nhiệt kê – nhiệt giai - Phiếu dùng để giao bài về nhà PHIẾU HỌC TẬP (Bài tập về nhà sau khi học xong bài 19: Sự. .. tập cho HS PHIẾU HỌC TẬP (Dùng để củng cố bài 28 vật lí 6) Hãy nối các ý 1,2,3,4, ở các cột A với các ý a,b,c,d ở cột B để biết được khẳng định đúng Cột A Cột B 1 Sự nóng chảy a Là sự biến đổi 1 chất từ thể lỏng sang thể rắn 2 Sự bay hơi b Là sự chuyển đỏi từ thể hơi sang thể rắn 3 Sự ngưng tụ c Là sự chuyển đổi của một chất từ thể rắn sang thể lỏng 4 Sự đông đặc d Là sự biến đổi... học Phiếu này thường được dùng lúc gần cuối tiết học sau khi học xong bài mới, hoặc có thể dùng sau khi học xong một phần nào đó của bài mà cần củng cố lại kiến thức của phần đó ngay PHIẾU HỌC TẬP (Dùng để củng cố chương nhiệt học vật lí 6) Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng nhất (ví dụ ©) Câu 1: Vì sao khi trồng chuối hay mía người ta thường phạt bớt lá? A Chỉ nhằm mục đích... phần này là gì Tránh trường hợp PHT không thực hiện mục tiêu chính mà đi quá xa mục tiêu của bài học Bước 2: Xác định nhiệm vụ học tập của nhóm HS, HS ở từng phần của bài học Trên cơ sở xác định mục tiêu từng phần của bài học, GV cần vạch ra nhiệm vụ cụ thể của HS ở từng phần của bài học: Cần làm gì? Giải quyết những vấn đề gì? Từ đó, GV có thể xây dựng nên những yêu... vào mục đích sử dụng PHT - Phiếu dùng trong dạy bài mới Phiếu dùng trong dạy bài mới là loại phiếu có ghi rõ các công việc được sắp xếp có hệ thống và logic để HS thực hiện nhằm tự lực tìm ra kiến thức mới của bài học Thông thường, phiếu này phải có gợi ư, hướng dẫn để HS có thể tự lực hoàn thành phiếu PHIẾU HỌC TẬP (Dùng phần 1bài sự nở vì nhiệt của chất rắn ) - Đọc SGK... lực hoàn thành 1.2.2 Các chức năng cơ bản của phiếu học tập trong dạy học Có rất nhiều kiểu loại và hình thức PHT khác nhau, nhưng nhìn chung chúng đều có những chức năng giáo dục tương đối chung và có thể nhận biết được Theo nhiều tài liệu, các nhà nghiên cứu đều có sự thống nhất về 2 chức năng cơ bản của PHT: 1.2.2.1 Chức năng cung cấp thông tin và sự kiện PHT thực hiện... kiện Bài 26 Sự nóng chảy sự đông đặc - Phiếu là công cụ hoạt động và giao tiếp Loại phiếu này có nội dung là những câu hỏi, bài tập, mệnh lệnh, yêu cầu kèm theo những hướng dẫn, gợi ý để HS hoàn thành nhằm lĩnh hội tri thức của bài học PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 (Dùng trong phần 2 bài 20: Sự nở vì nhiệt của chất khí) Dựa vào hình vẽ bên kết hợp với bài viết SGK trang 62 và 63 hoàn... trình bày 32 Ví dụ: PHT dùng trong bài 22 - Nhiệt kế - Nhiệt giai Họ và tên: Lớp : PHIẾU HỌC TẬP (Dùng phần 2 bài Nhiệt kế - Nhiệt giai) Dựa vào hình vẽ bên và bài viết SGK trang 68 ,69 hãy nên tên, giới hạn đo, độ chia nhỏ nhất, công dụng hãy điền thông tin vào bảng dưới sau: Loại nhiệt kế Giới hạn đo Độ chia nhỏ nhất Công dụng Một số lưu ý khi thiết kế PHT: - Khi mới sử dụng ... đoạn đổi mới giáo dục hiện 28 CHƯƠNG II TỔ CHỨC DẠY HỌC NHÓM PHẦN NHIỆT HỌC VỚI SỰ HỖ TRỌ CỦA PHIẾU HỌC TẬP 2.1 Đặc điểm phần nhiệt học vật lí Nhiệt học là phần vật lí học nghiên... nghiệm sư phạm Phần KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC NỘI DUNG CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC DẠY HỌC NHÓM VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA PHIẾU HỌC TẬP 1.1 Phương pháp tổ chức dạy học theo nhóm 1.1.1... chương 28 CHƯƠNG II TỔ CHỨC DẠY HỌC NHÓM PHẦN NHIỆT HỌC VỚI SỰ HỖ TRỌ CỦA PHIẾU HỌC TẬP 29 2.1 Đặc điểm phần nhiệt học vật lí 29 2.2 Nguyên tắc quy

Ngày đăng: 08/10/2015, 13:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan