Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 78 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
78
Dung lượng
1,1 MB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
LÊ QUỐC DŨNG
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆTSỞ GIAO DỊCH HẬU GIANG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: TC - NH
Mã số ngành: 52340201
Tháng 11 năm 2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
LÊ QUỐC DŨNG
MSSV: LT11109
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆTSỞ GIAO DỊCH HẬU GIANG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: TC - NH
Mã số ngành: 52340201
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
TRẦN ÁI KẾT
Tháng 11 năm 2013
LỜI CẢM TẠ
Bằng sự nỗ lực nghiên cứu, học tập của chính mình cùng với sự giảng
dạy tận tình của quý thầy cô trƣờng Đại học Cần Thơ, đặc biệt là sự hƣớng
dẫn tận tâm của thầy Trần Ái Kết và sự nhiệt tình giúp đỡ của các anh chị
trong Ngân hàng TMCP Bƣu Điện Liên Việt - Sở Giao dịch Hậu Giang, em đã
hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình.
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Kinh Tế - QTKD trƣờng
Đại học Cần Thơ, đặc biệt thầy Trần Ái Kết đã tận tâm hƣớng dẫn em trong
quá trình thực hiện đề tài luận văn này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn Ban Lãnh đạo và toàn thể các anh chị làm
việc tại Ngân hàng TMCP Bƣu Điện Liên Việt - Sở Giao dịch Hậu Giang đã
tạo điều kiện thuận lợi cho em tìm hiểu thực tế, thu thập số liệu cần thiết cho
đề tài.
Sau cùng em xin kính chúc quý thầy cô Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh
Doanh trƣờng Đại học Cần Thơ cùng toàn thể anh chị đang công tác tại Ngân
hàng TMCP Bƣu Điện Liên Việt - Sở Giao dịch Hậu Giang đƣợc dồi dào sức
khỏe.
Em xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày.….tháng ..…năm..…..
Sinh viên thực hiện
Lê Quốc Dũng
i
TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này đƣợc hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chƣa dƣợc dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày.….tháng ..…năm…..
Sinh viên thực hiện
Lê Quốc Dũng
ii
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
Hậu Giang, ngày….. tháng….. năm…..
GIÁM ĐỐC
( Ký và đóng dấu)
iii
MỤC LỤC
Trang
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU .......................................................................... 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................................................. 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................... 1
1.2.1 Mục tiêu chung ........................................................................... 1
1.2.2 Mục tiêu cụ thể............................................................................ 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 2
1.3.1 Phạm vi về thời gian.................................................................... 2
1.3.2 Phạm vi về không gian ................................................................ 2
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu .................................................................. 2
1.4 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU ....................................................................... 2
1.5 CẤU TRÚC LUẬN VĂN....................................................................... 3
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 4
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................................. 4
2.1.1 Các khái niệm về hoạt động tín dụng ........................................... 4
2.1.2 Chức năng của tín dụng ............................................................... 5
2.1.3 Phân loại tín dụng ....................................................................... 6
2.1.4 Các hình thức huy động vốn ........................................................ 7
2.1.5 Một số quy định trong hoạt động tín dụng ................................... 8
2.1.6 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng .................................. 11
2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................... 13
2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu ...................................................... 13
2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu..................................................... 14
CHƢƠNG 3: KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP BƢU ĐIỆN LIÊN
VIỆT – SỞ GIAO DỊCH HẬU GIANG ....................................................... 15
3.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP BƢU ĐIỆN LIÊN VIỆT – SỞ
GIAO DỊCH HẬU GIANG .......................................................................... 15
3.1.1 Tổng quát về Ngân hàng TMCP Bƣu Điện Liên Việt – Sở Giao
iv
dịch Hậu Giang ............................................................................................ 15
3.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của LienVietPostBank – Sở Giao
dịch Hậu Giang ............................................................................................ 16
3.1.3 Chức năng nhiệm vụ từng phòng ban .......................................... 18
3.2 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN
HÀNG TMCP BƢU ĐIỆN LIÊN VIỆT – SỞ GIAO DỊCH HẬU GIANG TỪ
NĂM 2010 – 6 THÁNG 2013 ...................................................................... 20
CHƢƠNG 4: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG
TMCP BƢU ĐIỆN LIÊN VIỆT – SỞ GIAO DỊCH HẬU GIANG............... 24
4.1 KHÁI QUÁT NGUỒN VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP BƢU ĐIỆN
LIÊN VIỆT – SỞ GIAO DỊCH HẬU GIANG .............................................. 24
4.1.1 Khái quát nguồn vốn ................................................................... 24
4.1.2 Khái quát tình hình huy động vốn của ngân hàng ........................ 26
4.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP
BƢU ĐIỆN LIÊN VIỆT – SỞ GIAO DỊCH HẬU GIANG .......................... 29
4.2.1 Khái quát kết quả cho vay vốn của ngân hàng ............................. 29
4.2.2 Phân tích doanh số cho vay của ngân hàng .................................. 32
4.2.3 Phân tích doanh số thu nợ của ngân hàng .................................... 38
4.2.4 Phân tích tình hình dƣ nợ của ngân hàng ..................................... 44
4.2.5 Phân tích tình hình nợ xấu của ngân hàng.................................... 49
4.3 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG BƢU ĐIỆN
LIÊN VIỆT - SỞ GIAO DỊCH HẬU GIANG TỪ NĂM 2010 ĐẾN 6 THÁNG
ĐẦU NĂM 2013 .......................................................................................... 55
4.3.1 Chỉ tiêu dƣ nợ/ vốn huy động ...................................................... 55
4.3.2 Nợ xấu trên tổng dƣ nợ................................................................ 55
4.3.3 Hệ số thu nợ ................................................................................ 57
4.3.4 Vòng quay vốn tín dụng .............................................................. 58
4.3.5 Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu ............................................ 58
4.3.6 Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản: ROA ............................... 61
CHƢƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG TMCP BƢU ĐIỆN LIÊN VIỆT – SỞ GIAO DỊCH HẬU
v
GIANG ........................................................................................................ 60
5.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP .............................................................. 60
5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CỦA NGÂN
HÀNG .......................................................................................................... 60
5.2.1 Giải pháp nâng cao công tác huy động vốn.................................. 60
5.2.2 Giải pháp nâng cao doanh số cho vay .......................................... 62
5.2.3 Giải pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng....................................... 63
CHƢƠNG 6: KẾT LUẬN ............................................................................ 65
6.1 KẾT LUẬN ............................................................................................ 65
6.2 KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 65
6.2.1. Kiến nghị với NHNN ................................................................. 66
6.2.2. Kiến nghị đối với các cơ quan chức năng, ban ngành trên địa bàn
..................................................................................................................... 66
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 67
vi
DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Bƣu Điện Liên
Việt - Sở Giao dịch Hậu Giang từ năm 2010 – 6 tháng 2013 ........................ 21
Bảng 4.1 Khái quát nguồn vốn của LienVietPostBank – Sở Giao dịch Hậu
Giang từ 2010 – 6 tháng 2013 ...................................................................... 25
Bảng 4.2 Tình hình huy động vốn của LienVietPostBank – Sở Giao dịch Hậu
Giang từ 2010 – 6 tháng 2013 ...................................................................... 27
Bảng 4.3 Kết quả cho vay vốn của LienVietPostBank – Sở Giao dịch Hậu
Giang từ 2010 – 6 tháng 2013 ...................................................................... 30
Bảng 4.4 Doanh số cho vay theo kỳ hạn tín dụng của LienVietPostBank – Sở
Giao dịch Hậu Giang từ 2010 – 6 tháng 2013 ............................................... 33
Bảng 4.5 Doanh số cho vay theo chủ thể vay của LienVietPostBank – Sở Giao
dịch Hậu Giang từ 2010 – 6 tháng 2013 ....................................................... 37
Bảng 4.6 Doanh số thu nợ theo kỳ hạn tín dụng của LienVietPostBank – Sở
Giao dịch Hậu Giang từ 2010 – 6 tháng 2013 ............................................... 40
Bảng 4.7 Doanh số thu nợ theo chủ thể vay của LienVietPostBank – Sở Giao
dịch Hậu Giang từ 2010 – 6 tháng 2013 ....................................................... 43
Bảng 4.8 Doanh số dƣ nợ theo kỳ hạn tín dụng của LienVietPostBank – Sở
Giao dịch Hậu Giang từ 2010 – 6 tháng 2013 ............................................... 45
Bảng 4.9 Doanh số dƣ nợ theo chủ thể vay của LienVietPostBank – Sở Giao
dịch Hậu Giang từ 2010 – 6 tháng 2013 ....................................................... 48
Bảng 4.10 Nợ xấu theo kỳ hạn tín dụng của LienVietPostBank – Sở Giao Dịch
Hậu Giang từ 2010 – 6 tháng 2013 ............................................................... 51
Bảng 4.11 Nợ xấu theo chủ thể vay của LienVietPostBank – Sở Giao dịch Hậu
Giang từ 2010 – 6 tháng 2013 ...................................................................... 54
Bảng 4.12 Kết quả tín dụng của LienVietPostBank – Sở Giao dịch Hậu Giang
từ 2010 – 6 tháng 2013 ................................................................................. 56
vii
DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức và quản lý ................................................................ 17
Hình 4.1 Cơ cấu doanh số cho vay theo kỳ hạn tín dụng của LienVietPostBank
– Sở Giao dịch Hậu Giang từ 2010 – 6 tháng 2013 ....................................... 32
Hình 4.2 Doanh số cho vay theo chủ thể vay của LienVietPostBank – Sở Giao
dịch Hậu Giang từ 2010 – 6 tháng 2013 ....................................................... 36
Hình 4.3 Doanh số thu nợ theo chủ thể vay của LienVietPostBank – Sở Giao
dịch Hậu Giang từ 2010 – 6 tháng 2013 ....................................................... 42
Hình 4.4 Doanh số dƣ nợ theo chủ thể vay của LienVietPostBank – Sở Giao
dịch Hậu Giang từ 2010 – 6 tháng 2013 ....................................................... 47
Hình 4.5 Nợ xấu theo kỳ hạn tín dụng của LienVietPostBank – Sở Giao dịch
Hậu Giang từ 2010 – 6 tháng 2013 ............................................................... 50
Hình 4.6 Nợ xấu theo chủ thể vay của LienVietPostBank – Sở Giao dịch Hậu
Giang từ 2010 – 6 tháng 2013 ...................................................................... 53
viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Giải thích
LienVietPostBank
Ngân hàng TMCP Bƣu Điện Liên Việt
NHTM
Ngân hàng Thƣơng mại
6th 2012
6 tháng đầu năm 2012
6th 2013
6 tháng đầu năm 2013
NHNN
Ngân hàng Nhà nƣớc
NH
Ngân hàng
SGD
Sở Giao dịch
PGD
Phòng Giao dịch
DSCV
Doanh số cho vay
VHĐ
Vốn huy động
HĐQT
Hội đồng quản trị
TCKT
Tổ chức kinh tế
SXKD
Sản xuất kinh doanh
HĐTD
Hợp đồng tín dụng
ix
CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trong những năm qua, cùng với đổi mới của hệ thống Ngân hàng Việt
Nam, nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng thương mại có quan hệ với tất cả các
lĩnh vực của nền kinh tế, từ tiêu dùng cá nhân đến sản xuất kinh doanh và một
phần đầu tư phát triển. Ngoài sự đóng góp của các ngành sản xuất hàng hóa thì
ngân hàng cũng đã đóng góp một phần không nhỏ trong công cuộc xây dựng
nền kinh tế ổn định và vững chắc.
Hiện nay nhu cầu về vốn của nền kinh tế là rất lớn và ngân hàng ngày
càng thể hiện vai trò vô cùng quan trọng của mình là: huy động các nguồn vốn
nhàn rỗi trong các tổ chức kinh tế và trong dân cư, sau đó phân phối lại nguồn
vốn này cho tất cả các thành phần kinh tế có nhu cầu sản xuất kinh doanh một
cách hợp lý để sử dụng vốn có hiệu quả thông qua hoạt động tín dụng.
Như vậy, ngân hàng là một loại hình tổ chức kinh doanh có vai trò vô
cùng quan trọng. Với sự hiện hữu của ngân hàng, chúng ta có thể nhận được
các khoản vay cho việc mua xe, mua nhà, học tập hay kinh doanh. Bên cạnh
đó, ngân hàng cũng là một địa chỉ hữu ích nếu như chúng ta mong muốn nhận
được những lời khuyên về việc đầu tư các khoản tiền tiết kiệm hay về việc lưu
giữ và bảo quản các giấy tờ có giá hay thực hiện các dịch vụ thanh toán.
Tuy nhiên hoạt động tín dụng của các ngân hàng hiện nay bên cạnh
những lợi ích đạt được cho ngân hàng và cho cả nền kinh tế vẫn còn gặp nhiều
khó khăn và còn nhiều tồn tại như chất lượng tín dụng kém, rủi ro cao, số
lượng nợ quá hạn lớn làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của ngân
hàng cũng như của cả nền kinh tế. Vì vậy hoạt động tín dụng là một vấn đề
luôn được mọi người trong và ngoài ngành quan tâm giải quyết.
Xuất phát từ sự cần thiết của việc nghiên cứu hoạt động tín dụng nêu trên
mà tôi đã chọn đề tài: “Phân tích thực trạng tín dụng tại Ngân hàng TMCP
Bƣu Điện Liên Việt – Sở Giao dịch Hậu Giang” để làm luận văn tốt nghiệp.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng của
Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt – Sở Giao dịch Hậu Giang từ năm
2010 đến 6 tháng đầu năm 2013. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả tín dụng tại ngân hàng.
1
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Để nội dung đề tài đạt được các mục tiêu nêu trên cần phân tích rõ các
hoạt động và chỉ tiêu sau:
(1) Đánh giá thực trạng cho vay, thu nợ, dư nợ, nợ xấu của Ngân hàng
TMCP Bưu Điện Liên Việt từ năm 2010 – 6/2013.
(2) Đánh giá hiệu quả tín dụng của Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên
Việt-Sở Giao dịch Hậu Giang từ năm 2010 – 6/2013.
(3) Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng của Ngân
hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt – Sở Giao dịch Hậu Giang trong những năm
tới.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi về thời gian
Thông tin số liệu được sử dụng cho luận văn là thông tin số liệu từ năm
2010 – 6/2013.
Luận văn được thực hiện trong thời gian từ ngày 29/07/2013 đến ngày
18/11/2013.
1.3.2 Phạm vi về không gian
Luận văn này được thực hiện trên số liệu tại Ngân hàng TMCP Bưu
Điện Liên Việt – Sở Giao dịch Hậu Giang.
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của đề tài này là tín dụng của Ngân hàng
Bưu Điện Liên Việt – Sở Giao dịch Hậu Giang từ năm 2010 – 6/2013.
1.4. LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
Qua quá trình làm bài, bên cạnh việc xử lý và phân tích các số liệu thực
tế tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt – Sở Giao dịch Hậu Giang tôi
còn tham khảo thêm một số tài liệu như:
Võ Ngọc Toàn, 2011. Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Cái Răng. Luận văn Đại học.
Trường Đại học Cần Thơ. Đề tài đã sử dụng phương pháp so sánh số tuyệt đối,
so sánh số tương đối, để phân tích các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng của
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Cái Răng giai đoạn
2009–2011. Kết quả cho thấy, tình hình huy động vốn, doanh số cho vay,
doanh số thu nợ ngày càng gia tăng. Tuy nhiên ngân hàng vẫn còn gặp nhiều
khó khăn do huy động vốn gia tăng nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu vay
2
vốn của khách hàng nên cần điều chuyển vốn từ cấp trên, nên đã làm gia tăng
chi phí dẫn đến giảm lợi nhuận, chênh lệch cơ cấu trong cho vay. Từ kết quả
phân tích tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
tín dụng cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Cái
Răng.
Nguyễn Đặng Minh, 2012. Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại
Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt – Sở Giao dịch Hậu Giang. Luận văn
Đại học. Trường Đại học Tây Đô. Luận văn đã phân tích tình hình hoạt động
tín dụng của ngân hàng trong thời gian từ năm 2010 đến 2012, đồng thời cũng
phân tích và nêu lên được những nguyên nhân dẫn tới rủi ro tín dụng. Từ
những cơ sở lý luận đã nghiên cứu và trên cơ sở phân tích những nguyên nhân
dẫn đến rủi ro tín dụng, đưa ra một số biện pháp nhằm từng bước hoàn thiện
hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt – Sở Giao dịch
Hậu Giang từ đó hạn chế rủi ro tín dụng có thể phát sinh.
1.5 CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Bố cục bài luận văn gồm có các chương:
Chương 1: Giới thiệu.
Chương 2: Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Khái quát về Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt – Sở
Giao dịch Hậu Giang.
Chương 4: Phân tích thực trạng tín dụng của Ngân hàng TMCP Bưu
Điện Liên Việt – Sở Giao dịch Hậu Giang.
Chương 5: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng
TMCP Bưu Điện Liên Việt – Sở Giao dịch Hậu Giang.
Chương 6: Kết luận.
3
CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Các khái niệm về hoạt động tín dụng
Tín dụng ra đời từ rất sớm so với sự xuất hiện của môn kinh tế học và
được lưu truyền từ đời này qua các đời khác. Tín dụng xuất phát từ chữ Credit
trong tiếng Anh có nghĩa là lòng tin, sự tin tưởng, tín nhiệm. Tín dụng được
diễn giải theo ngôn ngữ Việt Nam là sự vay mượn (Trần Ái Kết và cộng sự,
2009, trang 52).
Trong thực tế tín dụng hoạt động rất phong phú và đa dạng, nhưng bất cứ
dạng nào tín dụng cũng thể hiện hai mặt cơ bản:
+ Người sở hữu một số tiền hoặc hàng hóa chuyển giao cho người khác
sử dụng trong một thời gian nhất định.
+ Đến thời hạn do hai bên thỏa thuận, người sử dụng hoàn lại cho người
sở hữu một giá trị lớn hơn. Phần trăm tăng thêm được gọi là phần lời hay nói
theo ngôn ngữ kinh tế là lãi suất.
Ngoài khái niệm về tín dụng, theo quy chế cho vay của tổ chức tín dụng
đối với khách hàng (ban hành theo quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày
31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước), NHNN còn định nghĩa một
số vấn đề liên quan về tín dụng như sau:
Cho vay: Là một hình thức cấp tín dụng, theo đó ngân hàng giao cho
khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất
định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc lẫn lãi.
Khách hàng vay: Bao gồm pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh
nghiệp tư nhân và cá nhân có đủ điều kiện vay vốn tại tổ chức tín dụng theo
qui định của pháp luật.
Thời hạn cho vay: Là khoản thời gian được tính từ khi khách hàng bắt
đầu nhận vốn vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vốn vay đã được
thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng với khách hàng.
Doanh số cho vay: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà
ngân hàng cho khách hàng vay không nói đến việc món vay đó thu được hay
chưa trong một thời gian nhất định.
Doanh số thu nợ: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà
ngân hàng thu về được khi đáo hạn vào một thời điểm nhất định nào đó.
4
Dư nợ: Là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà ngân hàng đã cho vay và chưa
thu được vào một thời điểm nhất định. Để xác định được dư nợ, ngân hàng sẽ
so sánh giữa hai chỉ tiêu doanh số cho vay và doanh số thu nợ.
Dư nợ cuối kỳ = Dư nợ đầu kỳ + Doanh số cho vay trong kỳ – Doanh số
thu nợ trong kỳ.
Nợ xấu: Là những khoản tín dụng bao gồm cả gốc, lãi hoặc gốc hoặc
lãi không thu được khi đến hạn (là những khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5).
Vốn huy động: Là nguồn vốn chủ yếu chiếm tỷ trọng rất lớn trong các
ngân hàng, gồm:
+ Vốn tiền gửi từ các tổ chức kinh tế, vốn nhàn rỗi của dân cư.
+ Vốn huy động qua các chứng từ có giá: kỳ phiếu, trái phiếu.
+ Vốn vay từ Ngân hàng Trung ương, các tổ chức tín dụng khác.
2.1.2 Chức năng của tín dụng
Tín dụng là một phạm trù của nền kinh tế hàng hoá, bản chất của tín
dụng là quan hệ vay mượn có hoàn trả cả vốn lẫn lãi sau một thời gian nhất
định, quan hệ chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng vốn và là quan hệ bình
đẳng hai bên cùng có lợi. Tín dụng nói chung và tín dụng ngân hàng nói riêng
đều có hai chức năng cơ bản (Trần Ái Kết và cộng sự, 2009, trang 62).
Chức năng phân phối tài nguyên
Tín dụng là sự vận động của vốn từ chủ thể này sang chủ thể khác. Chính
nhờ sự vận động của tín dụng mà các chủ thể vay vốn nhận được một phần tài
nguyên của xã hội phục vụ cho sản xuất hoặc tiêu dùng.
Phân phối tín dụng được thực hiện bằng hai cách:
+ Phân phối trực tiếp: là việc phân phối vốn từ chủ thể có vốn tạm thời
chưa sử dụng sang chủ thể trực tiếp sử dụng vốn đó là kinh doanh và tiêu
dùng. Phương pháp phân phối này được thực hiện trong quan hệ tín dụng
thương mại và việc phát hành trái phiếu của nhà nước và các công ty.
+ Phân phối gián tiếp: là việc phân phối được thực hiện thông qua các tổ
chức trung gian như: ngân hàng, hợp tác xã tín dụng, công ty tài chính…
Trong nền kinh tế hiện đại, phân phối vốn tín dụng qua các tổ chức trung
gian chiếm vị trí quan trọng nhất. Một mặt các tổ chức trung gian tập trung
vốn tiền tệ của các doanh nghiệp và cá nhân để làm nguồn vốn cho vay, mặt
khác chúng phân phối nguồn vốn đó dưới hình thức cấp tín dụng cho các
doanh nghiệp, cá nhân và một phần cho kho bạc nhà nước.
5
Giữa phân phối qua tín dụng và phân phối qua ngân sách có những điểm
khác nhau: đối với tín dụng phân phối trên cơ sở hoàn trả, phân phối vốn liên
quan đến thu nhập quốc dân, và tổng sản phẩm xã hội, phân phối chủ yếu cho
lĩnh vực sản xuất kinh doanh, trong khi ngân sách phân phối vốn mang tính
chất cấp phát, phân phối chủ yếu liên quan đến thu nhập quốc dân và phân
phối chủ yếu cho lĩnh vực phi sản xuất.
Tạo cơ sở để lưu thông dấu hiệu trị giá
Trong thời kì đầu lưu thông là hóa tệ, nhưng khi các quan hệ tín dụng
phát triển, các giấy nợ đã thay thế cho một bộ phận tiền trong lưu thông. Lợi
dụng đặc điểm này, các ngân hàng đã bắt đầu phát hành tiền giấy vào lưu
thông. Lúc đầu tiền giấy phát hành trên cơ sở có dự trữ quý kim (vàng), nhưng
dần dần tiền giấy phát hành vào lưu thông tách rời với dự trữ vàng của ngân
hàng.
Ngày nay ngân hàng cung cấp tiền cho lưu thông chủ yếu được thực hiện
thông qua con đường tín dụng. Đây là cơ sở đảm bảo cho lưu thông tiền tệ ổn
định, đồng thời đảm bảo đủ phương tiện phục vụ cho lưu thông.
Như vậy, nhờ hoạt động của tín dụng mà ngân hàng tạo ra tiền phục vụ
cho sản xuất và lưu thông hàng hóa. Tiền tệ do ngân hàng tạo ra gồm:
+Tiền tệ: tiền giấy và tiền kim loại không đủ giá trị.
+Bút tệ.
Nhờ vào công cụ nói trên mà tốc độ lưu thông hàng hóa nhanh hơn và do
vậy, hàng hóa đi từ hình thái tiền tệ vào sản xuất và ngược lại được thúc đẩy
mạnh mẽ hơn. Nói cách khác, tín dụng thúc đẩy lưu thông hàng hóa và phát
triển kinh tế.
2.1.3 Phân loại tín dụng
Ở Việt Nam hiện nay, căn cứ theo quyết định số 324/1998/QĐ-NHNN
của Thống đốc NHNN Việt Nam ngày 30/09/1998 về việc ban hành quy chế
cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, NHTM phân loại tín dụng
theo tiêu thức thời hạn có ba loại:
Tín dụng ngắn hạn: Là loại tín dụng có thời hạn dưới 12 tháng, được
xác định phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của
khách hàng, loại tín dụng này chiếm chủ yếu trong ngân hàng. Tín dụng ngắn
hạn thường được dùng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động và
cho vay phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân.
Tín dụng trung hạn: Là loại tín dụng có thời hạn từ 12 đến 60 tháng
6
dùng để cho vay vốn mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kĩ thuật, mở
rộng và xây dựng các công trình nhỏ.
Tín dụng dài hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên 60 tháng được sử
dụng để cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô
lớn.
2.1.4 Các hình thức huy động vốn
Luật các tổ chức tín dụng 2010 có quy định: ngân hàng được nhận tiền
gửi của các tổ chức và cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới các hình
thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại giấy tờ có giá và các
loại tiền gửi khác.
Thực tế ở Việt Nam, các Ngân hàng Thương mại có các hình thức huy
động vốn như (Thái văn đại, 2012, trang 5):
2.1.4.1 Vốn tiền gửi
Tiền gửi của các tổ chức kinh tế
Là số tiền tạm thời nhàn rỗi được giải phóng ra khỏi quá trình luân
chuyển vốn nhưng chưa có nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng cho các mục tiêu
định sẵn vào những thời điểm nhất định.
Các tổ chức kinh tế thường gửi tiền vào ngân hàng dưới hình thức sau:
+ Tiền gửi không kì hạn (tiền gửi thanh toán).
+ Tiền gửi có kì hạn.
Tiền gửi của dân cư
Tiền gửi của dân cư là một bộ phận thu nhập bằng tiền của dân cư gửi tại
ngân hàng. Tiền gửi của dân cư bao gồm:
+ Tiền gửi tiết kiệm có kì hạn.
+ Tiền gửi tiết kiệm không kì hạn.
+ Tài khoản tiền gửi cá nhân.
2.1.4.2 Phát hành kì phiếu
Ngân hàng phát hành kì phiếu nhằm mục đích tăng nguồn vốn huy động
trong thời gian nhất định. Thông thường ngân hàng phát hành kì phiếu có mục
đích nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cấp bách trong một thời gian ngắn để đầu tư
cho những dự án cần thiết, nên lãi suất thường cao hơn so với các hình thức
huy động khác.
Phát hành kỳ phiếu đối với ngân hàng là nguồn vốn ổn định, sử dụng
7
nguồn vốn này sẽ không có tình trạng khách hàng rút tiền trước thời hạn. Đối
với khách hàng chấp nhận mua kì phiếu ngân hàng như một khoản đầu tư để
thu hút được lợi nhuận, nếu có nhu cầu cấp bách thì có thể chuyển nhượng cho
người khác.
2.1.4.3 Nguồn vốn đi vay của các ngân hàng khác
Nguồn vốn đi vay của các ngân hàng khác là nguồn vốn được hình thành
bởi các mối quan hệ giữa các tổ chức tín dụng với nhau hoặc giữa các tổ chức
tín dụng với Ngân hàng Nhà Nước.
2.1.5 Một số quy định trong hoạt động tín dụng
Theo quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng (ban hành
theo quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước) đã có một số quy định như sau:
2.1.5.1 Điều kiện vay vốn
a) Điều kiện vay vốn
Tổ chức tín dụng xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ
các điều kiện sau:
1. Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách
nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật:
a) Đối với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân Việt Nam:
- Pháp nhân phải có năng lực pháp luật dân sự.
- Cá nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân phải có năng lực pháp luật và
năng lực hành vi dân sự.
- Đại diện của hộ gia đình phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi
dân sự.
- Đại diện tổ hợp tác phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân
sự.
- Thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải có năng lực pháp luật
và năng lực hành vi dân sự.
b) Đối với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân nước ngoài phải có
năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật
của nước mà pháp nhân đó có quốc tịch hoặc cá nhân đó là công dân, nếu pháp
luật nước ngoài đó được Bộ Luật Dân sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam quy định hoặc được điều
ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia
8
quy định.
2. Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
3. Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.
4. Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và
có hiệu quả, hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù
hợp với quy định của pháp luật.
5. Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính
phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
2.1.5.2 Thẫm định và quyết định cho vay
- Tổ chức tín dụng xây dựng quy trình xét duyệt cho vay theo nguyên tắc
bảo đảm tính độc lập và phân định rõ ràng trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm
giữa khâu thẩm định và quyết định cho vay.
- Tổ chức tín dụng xem xét, đánh giá tính khả thi, hiệu quả của dự án đầu
tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư, phương án
phục vụ đời sống và khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng để quyết định
cho vay.
- Tổ chức tín dụng quy định cụ thể và niêm yết công khai thời hạn tối đa
phải thông báo quyết định cho vay hoặc không cho vay đối với khách hàng, kể
từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ vay vốn và thông tin cần thiết của khách hàng.
Trường hợp quyết định không cho vay, tổ chức tín dụng phải thông báo cho
khách hàng bằng văn bản, trong đó nêu rõ căn cứ từ chối cho vay.
2.1.5.3 Các nguyên tắc vay vốn: Khách hàng vay vốn phải đảm bảo các
nguyên tắc sau:
- Tiền vay phải được sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong
hợp đồng tín dụng.
- Tiền vay phải được hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thoả
thuận trong hợp đồng tín dụng.
2.1.5.4 Mức cho vay
- Tổ chức tín dụng căn cứ vào nhu cầu vay vốn và khả năng hoàn trả nợ
của khách hàng, khả năng nguồn vốn của mình để quyết định mức cho vay.
- Giới hạn tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng thực hiện theo
quy định tại điều 18 quy chế này.
- Tổng dư nợ cho vay đối với các đối tượng quy định tại điều 20 quy chế
này không được vượt quá 5% vốn tự có của tổ chức tín dụng.
9
2.1.5.5 Phương thức cho vay
Tổ chức tín dụng thoả thuận với khách hàng vay việc áp dụng các
phương thức cho vay:
1. Cho vay từng lần: Mỗi lần vay vốn khách hàng và tổ chức tín dụng
thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng.
2. Cho vay theo hạn mức tín dụng: Tổ chức tín dụng và khách hàng xác
định và thoả thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian
nhất định.
3. Cho vay theo dự án đầu tư: Tổ chức tín dụng cho khách hàng vay vốn
để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các
dự án đầu tư phục vụ đời sống.
4. Cho vay hợp vốn: Một nhóm tổ chức tín dụng cùng cho vay đối với
một dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng, trong đó có một
tổ chức tín dụng làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các tổ chức tín dụng khác.
Việc cho vay hợp vốn thực hiện theo quy định của quy chế này và quy chế
đồng tài trợ của các tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban
hành.
5. Cho vay trả góp: Khi vay vốn, tổ chức tín dụng và khách hàng xác
định và thoả thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để
trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay.
6. Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: Tổ chức tín dụng cam kết
đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng
nhất định. Tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận thời hạn hiệu lực
của hạn mức tín dụng dự phòng, mức phí trả cho hạn mức tín dụng dự phòng.
7. Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: Tổ
chức tín dụng chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong
phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ và rút tiền
mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của tổ chức tín
dụng. Khi cho vay phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, tổ chức tín dụng và
khách hàng phải tuân theo các quy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam về phát hành và sử dụng thẻ tín dụng.
8. Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà tổ chức tín dụng
thoả thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài
khoản thanh toán của khách hàng phù hợp với các quy định của Chính phủ và
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung
ứng dịch vụ thanh toán.
10
9. Các phương thức cho vay khác mà pháp luật không cấm, phù hợp với
quy định tại quy chế này và điều kiện hoạt động kinh doanh của tổ chức tín
dụng và đặc điểm của khách hàng vay.
2.1.6 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng
Phân tích tín dụng là một việc làm phức tạp và đòi hỏi nhiều nguồn
thông tin chính xác. Ngoài những thông tin từ kết quả hoạt động kinh doanh,
các nhà phân tích thường sử dụng một số chỉ tiêu chủ yếu trong phân tích
(Thái Văn Đại, 2012, trang 138 và Nguyễn Minh Kiều, 2012, trang 93).
2.1.6.1 Chỉ tiêu dư nợ trên tổng vốn huy động
Tổng dư nợ
Tổng dư nợ / Tổng vốn huy động =
x 100%
Tổng vốn huy động
- Cho ta biết bao nhiêu đồng vốn huy động tham gia vào dư nợ đồng thời
cho biết khả năng cho vay của ngân hàng với nguồn vốn huy động.
- Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng đồng vốn huy động của ngân
hàng. Nó giúp nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với
nguồn vốn huy động. Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt, bởi vì
chỉ tiêu này quá lớn thì cho thấy khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp,
ngược lại nếu chỉ tiêu này quá nhỏ thì cho thấy ngân hàng sử dụng vốn huy
động chưa có hiệu quả.
2.1.6.2 Hệ số thu hồi nợ
Doanh số thu nợ
Hệ số thu nợ =
x 100%
Doanh số cho vay
Chỉ tiêu này biểu hiện khả năng thu hồi nợ từ việc cho khách hàng vay
hay thiện chí trả nợ của khách hàng trong thời kỳ nhất định. Giúp đánh giá
hiệu quả tín dụng trong việc thu hồi nợ của ngân hàng. Nó phản ánh một thời
kỳ nào đó với doanh số cho vay nhất định, ngân hàng sẽ thu được bao nhiêu
đồng vốn. Tỷ số này càng cao thì được đánh giá càng tốt.
2.1.6.3 Nợ xấu trên tổng dư nợ
Nợ xấu
Nợ xấu/ tổng dư nợ =
x 100%
Tổng dư nợ
11
Chỉ tiêu này đánh giá mức độ rủi ro của ngân hàng và phản ánh rõ nét kết
quả hoạt động của ngân hàng. Chỉ tiêu này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín
dụng của ngân hàng. Những ngân hàng có chỉ số này thấp cũng có nghĩa là
chất lượng tín dụng của ngân hàng này cao.
2.1.6.4 Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng
Doanh số thu nợ
Vòng quay vốn tín dụng =
x 100%
Dư nợ bình quân
Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng,
phản ánh số vốn đầu tư được quay vòng nhanh hay chậm. Nếu số lần vòng
quay vốn tín dụng càng cao thì đồng vốn của ngân hàng quay càng nhanh, luân
chuyển liên tục đạt hiệu quả cao.
2.1.6.5 Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (Profit Margin On Sales)
Tỷ số này phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận và doanh thu nhằm cho biết
một đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Đứng trên góc độ
NH, lợi nhuận ở đây thường được sử dụng là lợi nhuận trước thuế, trong khi
đứng ở góc độ cổ đông lợi nhuận sau thuế thường được sử dụng.
Lợi nhuận ròng
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu =
x 100%
Doanh thu
Tỷ số này cho biết lợi nhuận bằng bao nhiêu phần trăm doanh thu hay cứ
mỗi 100 đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
2.1.6.6 Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản: ROA (Return On Total
Assets)
Tỷ số ROA được xác định bằng cách lấy lợi nhuận (ròng hoặc trước
thuế) chia cho bình quân giá trị tổng tài sản. Đứng trên góc độ chủ doanh
nghiệp, ở tử số thường sử dụng lợi nhuận ròng dành cho cổ đông, trong khi
đứng trên góc độ chủ nợ thường sử dụng lợi nhuận trước thuế hơn là lợi nhuận
ròng. Công thức xác định tỷ số này như sau:
Lợi nhuận ròng
ROA =
x 100%
Tổng tài sản
Lợi nhuận = Tổng thu nhập – Tổng chi phí
12
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng tài sản sẽ đem lại bao nhiêu đồng lợi
nhuận, qua đó đánh giá chất lượng tài sản có trong ngân hàng. ROA càng lớn
chứng tỏ hiệu quả kinh doanh tốt và được chia thành các cấp độ sau:
Nếu ROA nhỏ hơn 0,5%: hiệu quả kinh doanh của NH yếu kém.
Nếu ROA đạt từ 0,5% đến 1%: phản ánh hiệu quả kinh doanh của
ngân hàng ở mức trung bình.
Nếu ROA đạt từ 1% đến 2%: phản ánh hiệu quả kinh doanh của ngân
hàng ở mức độ tốt.
Nếu ROA đạt trên 2%: phản ánh hiệu quả kinh doanh của NH rất tốt.
2.2 PHƢƠNG PHÁP NGIÊN CỨU
2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu đề tài được dựa vào các dữ liệu sau:
- Bảng cân đối kế toán của Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt – Sở
Giao dịch Hậu Giang năm 2010, 2011, 2012, 6 tháng đầu năm 2012 và 6
tháng đầu năm 2013.
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Bưu Điện
Liên Việt – Sở Giao dịch Hậu Giang năm 2010, 2011, 2012, 6 tháng đầu năm
2012 và 6 tháng đầu năm 2013.
- Bảng báo cáo thống kê doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ
xấu.
- Sách giáo khoa, báo, tạp chí, các tài liệu về kinh tế trong các năm qua.
- Các tài liệu có liên quan đến vấn đề tín dụng.
2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu
Tổng hợp dữ liệu thu thập.
Tiến hành xử lý số liệu.
Phương pháp mô tả thông qua bảng biểu thống kê.
Thiết lập bảng, đồ thị, biểu đồ.
Kết hợp phân tích, so sánh và đưa ra nhận xét, đánh giá kết quả để
làm rõ vấn đề nghiên cứu. Áp dụng phương pháp tỷ số, phương pháp số tuyệt
đối, số tương đối qua các năm.
a) Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa
trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.
13
∆y = y1 - yo
Trong đó:
yo : Chỉ tiêu năm trước.
y1 : Chỉ tiêu năm sau.
∆y : Phần chệnh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.
Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm
trước của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến
động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.
b) Phương pháp so sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia
giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.
y1 - yo
∆y =
*100%
yo
Trong đó:
yo : Chỉ tiêu năm trước.
y1 : Chỉ tiêu năm sau.
∆y : Biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế.
Phương pháp dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ của các chỉ
tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu
giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra
nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
14
CHƢƠNG 3
KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP BƢU ĐIỆN LIÊN VIỆT SỞ GIAO DỊCH HẬU GIANG
3.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP BƢU ĐIỆN LIÊN VIỆT - SỞ
GIAO DỊCH HẬU GIANG
3.1.1 Tổng quát về Ngân hàng TMCP Bƣu Điện Liên Việt - Sở Giao
dịch Hậu Giang
Địa Chỉ : số 32, Nguyễn Công Trứ, phường I, Vị Thanh, Hậu Giang.
Tên viết tắt : LienVietPostBank.
Điện thoại : 07116270680, Fax : 07113581737.
- Ngân hàng Liên Việt được thành lập và hoạt động trong bối cảnh nền
kinh tế trong nước phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Cuộc khủng
hoảng tài chính toàn cầu khiến thị trường tài chính và tiền tệ diễn biến phức
tạp. Tuy vậy, “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”, HĐQT, Ban điều hành, các
đơn vị kinh doanh và toàn thể cán bộ nhân viên của ngân hàng đã nổ lực vượt
qua thử thách.
- Ngày 01/05/2008 trụ sở chính của Ngân hàng Liên Việt được đặt tại thị
xã Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Ngân hàng Liên Việt đã chính thức tổ chức lễ
khai trương hoạt động ngân hàng.
- Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt (LienVietPostBank) tiền thân là
Ngân hàng Liên Việt (LienVietBank) được thành lập theo giấy phép thành lập
và hoạt động số 91/GP-NHNN ngày 28/03/2008 của Thống đốc Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam. Năm 2011, với việc Tổng công ty Bưu chính Việt Nam
góp vốn vào LienVietBank bằng giá trị Công ty Dịch vụ tiết kiệm Bưu Điện
(VPSC) và bằng tiền mặt. Ngân hàng Liên Việt đã được Thủ tướng Chính phủ
và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép đổi tên thành Ngân
hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt. Cùng với sự đổi tên này, Tổng công ty Bưu
chính Việt Nam chính thức trở thành cổ đông lớn nhất của LienVietPostBank.
- Với phương châm hoạt động là “ Gắn xã hội trong kinh doanh”, cổ
đông của Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt luôn sẵn sàng sát cánh cùng
cấp ủy chính quyền địa phương tỉnh Hậu Giang gánh vác hỗ trợ, giúp đỡ
người nghèo Hậu Giang sớm thoát nghèo với những hành động cụ thể. Nhân
dịp khai trương Ngân hàng Liên Việt đã công bố chương trình “Cổ đông Ngân
hàng Liên Việt vì người nghèo Hậu Giang” với đóng góp 10 tỷ đồng của các
cổ đông lớn (Công ty Dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO): 3
15
tỷ đồng, Công ty TNHH Thương mại Him Lam: 2 tỷ đồng) và các thể nhân là
cổ đông sáng lập bao gồm: ông Nguyễn Đức Hưởng: 1 tỷ đồng, ông Nguyễn
Đức Cử: 1 tỷ đồng, ông Nguyễn Trung Hà: 1 tỷ đồng, bà Võ Thị Kim Hoàng:
1 tỷ đồng, ông Trần Văn Tĩnh: 500 triệu đồng, bà Lê Thị Thanh Hương: 500
triệu đồng cho quỹ vì người nghèo Hậu Giang.
- Hòa cùng niềm vui chung hướng tới thời khắc lịch sử mừng đất nước
hoàn toàn giải phóng, ngày 01/05/2008, Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên
Việt cũng đã tặng tỉnh Hậu Giang nhà khách tỉnh ủy trị giá khoảng 24 tỷ đồng.
Bên cạnh đó Công ty TNHH Him Lam là cổ đông lớn nhất của Ngân hàng
TMCP Bưu Điện Liên Việt còn trao tặng một trường tiểu học tại phường 4, thị
xã Vị Thanh trị giá 10 tỷ đồng, nâng tổng số tiền mà ngân hàng tặng Hậu
Giang lên 44 tỷ đồng trong ngày khai trương hoạt động NH. Đề cập đến vấn
đề này, ông Dương Công Minh, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Bưu Điện Liên
Việt đã cho biết: “ Hoạt động xã hội là một phương châm mang tính lâu dài
của Ngân hàng Bưu Điện Liên Việt. Song song với việc phát triển có hiệu quả
các hoạt động kinh doanh, Liên Việt cũng sẽ hết sức quan tâm đến các hoạt
động cộng đồng và xã hội trong thời gian tới.
- Cổ đông sáng lập của LienVietPostBank là Công ty Cổ phần Him Lam,
Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA) và Công ty Dịch vụ hàng không
sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO). Hiện nay, với số vốn điều lệ 6010 tỷ đồng,
LienVietPostBank hiện là 1 trong 10 ngân hàng TMCP lớn nhất tại Việt Nam.
- Các cổ đông và đối tác chiến lược của LienVietPostBank là các tổ chức
Tài chính – Ngân hàng lớn đang hoạt động tại Việt Nam và nước ngoài như
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân
hàng Wells Fargo (Mỹ), Ngân hàng Credit Suisse (Thụy Sỹ), Công ty Oracle
Financial Services Software Limited…
- LienVietPostBank định hướng xây dựng thương hiệu mạnh trên cơ sở
phát huy nội lực, hoạt động minh bạch, gắn xã hội trong kinh doanh, xứng
đáng vào quá trình xây dựng một đất nước Việt Nam cường thịnh.
3.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của LienVietPostBank – Sở
Giao dịch Hậu Giang
Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt – Sở Giao dịch Hậu Giang tuy là
một ngân hàng vừa mới thành lập chưa lâu nhưng xét về cơ cấu tổ chức tại
đơn vị được bố trí một cách rất khoa học và hợp lý, vừa phù hợp với quy mô
của đơn vị, vừa đáp ứng được yêu cầu công việc, đảm bảo cho hoạt động kinh
doanh của ngân hàng được diễn ra một cách thuận lợi và hiệu quả. Cơ cấu tổ
chức của ngân hàng được trình bày ở hình 3.1.
16
HỘI SỞ
Ban tín dụng
Kiểm tra, kiểm soát nội bộ
Ban giám đốc SGD
Phòng
khách hàng
Phòng
quản lý
Phòng kế
toán
Phòng tổng
hợp
Phòng
quản lý
Phát triển
kinh doanh
Thẩm định
tài sản
Kế toán tin
học
Kế hoạch
tổng hợp
Quản lý
nghiệp vụ
Khách hàng
doanh nghiệp
Quản lý tín
dụng
Kế toán
giao dịch
Khách
hàng
1717 kinh
cá nhân
doanh
Tài trợ
thương mại
Hành chính
nhân sự
Ngân quỹ
Phòng giao
dịch
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức và quản lý
17
Đối tác
Tổng hợp
số liệu
Quỹ tiết
kiệm
3.1.3 Chức năng nhiệm vụ từng phòng ban
Giám đốc Sở Giao dịch
Giám đốc SGD là người đứng đầu SGD, có thẩm quyền cao nhất trong
việc quản lý, điều hành mọi hoạt động của SGD, có trách nhiệm phân công
công việc cụ thể, giao kế hoạch, hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc cấp dưới thực
hiện các chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh trên cơ sở tuân thủ quy định của
ngân hàng và pháp luật.
Thực hiện công tác quản lý nhân sự bao gồm tiếp nhận, bổ nhiệm, đánh
giá, miễn nhiệm, thuyên chuyển, điều động, cho nghỉ việc, khen thưởng, kỹ
luật, xét lương…đối với cán bộ nhân viên của SGD (bao gồm cả cán bộ nhân
viên PGD trực thuộc) theo quy định về phân cấp phê duyệt các vấn đề nhân sự
và các quy định liên quan của ngân hàng.
Phó Giám đốc
Hỗ trợ Giám đốc trong việc điều hành mọi hoạt động của ngân hàng, giải
quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình điều hành SGD mà Giám đốc giao
cho, là người thay mặt Giám đốc giải quyết các công việc khi Giám đốc ủy
quyền.
Phòng khách hàng
Thực hiện công tác phát triển kinh doanh trên địa bàn hoạt động của
SGD, phát triển và quản lý khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân và
các đối tượng khách hàng có sử dụng sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng.
Thực hiện chức năng kinh doanh tại SGD thông qua nghiệp vụ cấp tín
dụng, huy động vốn, thanh toán các nghiệp vụ ngân hàng khác theo quy định
của ngân hàng và pháp luật.
Phòng quản lý tín dụng
Tổ chức quản lý và thực hiện nghiệp vụ thẩm định tài sản đảm bảo, quản
lý tín dụng và công tác hỗ trợ tín dụng theo đúng các quy định và quy trình
nghiệp vụ của ngân hàng.
Thực hiện các chức năng báo cáo liên quan đến tình hình tín dụng tại
SGD theo quy định của ngân hàng.
Phòng Kế toán – Ngân quỹ
Thực hiện chức năng quản lý tài chính, điều hòa thanh khoản, quản lý
trạng thái ngoại hối, hạch toán kế toán tại SGD theo quy định của ngân hàng
và pháp luật.
18
Cung cấp và thực hiện các dịch vụ huy động, ngân quỹ, thanh toán…theo
quy định của ngân hàng và pháp luật.
Phòng tổng hợp
Thực hiện chức năng tổng hợp, lập kế hoạch tại SGD.
Thực hiện công tác quản lý nhân sự và các công tác hành chính, quản trị.
Phòng quản lý các Phòng giao dịch bưu điện (PGDBĐ)
Nghiên cứu hệ thống bưu cục thuộc địa bàn quản lý để đề xuất, hỗ trợ
phát triển mạng lưới các PGDBĐ.
Làm đầu mối quản lý nghiệp vụ ngân hàng triển khai mạng lưới PGDBĐ
của SGD theo ủy quyền của ngân hàng.
Phối hợp với phòng tổng hợp để hổ trợ và trực tiếp tham gia công tác đào
tạo, quản lý nhân sự tại các PGDBĐ theo quy định của ngân hàng.
Phòng giao dịch
PGD là đơn vị kinh doanh trực thuộc SGD, hoạch toán báo sổ, có con
dấu riêng. Được thành lập theo quyết định của HĐQT.
PGD hoạt động theo quy chế tổ chức và hoạt động do HĐQT ban hành.
Quỹ tiết kiệm
Quỹ tiết kiệm là đơn vị kinh doanh trực thuộc SGD, hạch toán báo sổ, có
con dấu riêng, được thành lập theo quyết định của HĐQT.
Quỹ hoạt động theo quy chế tổ chức và hoạt động do HĐQT ban hành.
Ban tín dụng
Ban tín dụng do giám đốc SGD quyết định thành lập trên cơ sở các thành
phần quy định tại quy chế tổ chức và hoạt động của ủy ban tín dụng đối ngoại.
Ban tín dụng hoạt động theo quy định tại quy chế tổ chức và hoạt động của ủy
Ban tín dụng và đối ngoại do HĐQT ban hành.
Bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại SGD
Bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ là bộ phận nối dài và trực thuộc khối
kiểm toán nội bộ, đặt tại SGD để thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát và
kiểm soát tuân thủ trong hoạt động của SGD.
Bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ là bộ phận độc lập với các phòng
nghiệp vụ tại SGD, chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp và báo cáo cho Giám đốc
khối kiểm toán nội bộ, hoạt động theo quy chế tổ chức của khối kiểm toán nội
bộ.
19
3.2 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN
HÀNG BƢU ĐIỆN LIÊN VIỆT - SỞ GIAO DỊCH HẬU GIANG TỪ
NĂM 2010 – 6 THÁNG 2013
Lợi nhuận là yếu tố quan trọng để đo lường kết quả hoạt động kinh
doanh của ngân hàng. Lợi nhuận được đánh giá thông qua sự chênh lệch giữa
hai chỉ tiêu là thu nhập và chi phí. Vì vậy, để đạt được lợi nhuận cao ngân
hàng cần phải tối thiểu hóa chi phí đầu vào, quản lý tốt các tài sản, đa dạng
hóa các danh mục đầu tư, đa dạng các sản phẩm dịch vụ để tối thiểu hóa rủi ro
và tạo ra thu nhập nhiều hơn. Kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng
TMCP Bưu Điện Liên Việt – Sở Giao dịch Hậu Giang được trình bày ở bảng
3.1.
Qua bảng 3.1 cho thấy lợi nhuận của ngân hàng đều tăng qua các năm.
Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của ngân hàng bước đầu đã đạt kết
quả tốt. Để nắm rõ hơn kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, ta đi vào
phân tích bảng số liệu thực tế phát sinh tại đơn vị như sau:
Thu nhập
Nhìn chung thu nhập của LienVietPostBank Hậu Giang liên tục tăng qua
các năm. Năm 2010 đạt 10.341 triệu đồng, sang năm 2011 thu nhập của ngân
hàng là 16.749 triệu đồng, tăng 61,97% tương ứng với số tiền 6.408 triệu
đồng. Trong đó điển hình nhất là vào năm 2012, đây là năm mà thu nhập của
ngân hàng có sự tăng vọt nhất, tăng 67,32% so với năm 2011 tương ứng với số
tiền là 11.275 triệu đồng. Bên cạnh đó thu nhập 6 tháng đầu năm của ngân
hàng cũng đã tăng vọt rất mạnh, tăng 79,49% tương ứng 10.318 triệu đồng so
với 6 tháng 2012, dựa vào những con số trên ta thấy tình hình kinh doanh mấy
năm gần đây tăng trưởng và phát triển rất tốt trong đó chủ yếu là nguồn thu
nhập từ lãi chiếm trên 90% nguồn thu nhập của ngân hàng đều này càng cho ta
thấy dịch vụ cho vay của ngân hàng ngày càng mở rộng và chiếm được thị
trường trên địa bàn.
Nguyên nhân là do ngân hàng đã cố gắng trong việc mở rộng mạng lưới
cho vay, cải thiện điều kiện tín dụng, chủ động tìm kiếm khách hàng, đặc biệt
trên hết là từ năm 2010 ngân hàng đã thực hiện đề án tín dụng cho vay lĩnh
vực nông nghiệp nông thôn, phù hợp với đặc điểm phát triển kinh tế tại Hậu
Giang, vốn là một tỉnh thuần nông và ngày càng tạo được lòng tin nơi khách
hàng nên có nhiều người đến vay vốn và quan trọng hơn hết vì đây còn là một
lĩnh vực được rất ít ngân hàng quan tâm đến nên hiện nay trên địa bàn Hậu
Giang đối thủ cạnh tranh chính của ngân hàng đó chính là Ngân hàng
Agribank vì là một ngân hàng nhà nước nên người nông dân khó có thể tiếp
20
Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng TMCP Bƣu ĐiệnLiên Việt - Sở Giao dịch Hậu Giang từ năm 2010 – 6
tháng 2013
Đvt: Triệu đồng
Chênh lệch
Năm
Chỉ tiêu
I. Thu nhập
Thu nhập từ lãi
Thu nhập từ hoạt động dịch vụ
Thu nhập từ HĐKD ngoại hối
Thu nhập khác
II. Chi phí
Chi trã lãi
Chi hoạt động dịch vụ
Chi hoạt động
Chi phí dự phòng RRTD
Chi phí khác
III. Lợi nhuận sau thuế
2011/2010
2010
2011
2012
6th2012
6th2013
10.341
9.933
380
28
7.504
5.054
106
2.054
289
2.837
16.749
16.173
479
97
12.584
9.755
334
2.086
409
4.165
28.024
26.562
875
197
390
22.711
16.977
543
4.282
759
150
5.313
12.981
12.534
372
75
9.780
7.560
288
1.616
316
3.201
23.299
22.414
180
75
630
18.196
13.825
280
3.754
246
91
5.103
số tiền
%
2012/2011
số tiền
6.408 61,97 11.275
6.240 62,82 10.389
99 26,05
396
69 246,43
100
390
5.081 67,72 10.127
4.701 93,02 7.222
228 215,09
209
32
1,56 2.196
120 41,52
350
150
1.327 46,76 1.148
(Nguồn: Phòng Kế Toán – Ngân Qũy LienVietPostBank – SGD Hậu Giang)
Ghi chú:
HĐKD : Hoạt động kinh doanh
RRTD: Rủi ro tín dụng
21
%
6th2013/6th2012
số tiền
67,32 10.318
64,24 9.880
82,67 (192)
103,09
630
80,48 8.416
74,03 6.265
62,57
(8)
105,27 2.138
85,57
(70)
91
27,56 1.902
%
79,49
78,83
(51,61)
86,05
82,87
(2,78)
132,30
(22,15)
59,42
cận đến với số vốn vay lớn ngoài ra thủ tục rất rườm rà nên đánh vào tâm lí
khách hàng và nắm bắt xu hướng thị trường nên mấy năm gần đây Ngân hàng
LienVietPostBank liên tục mở ra các Phòng Giao dịch (PGD Vị Thanh, PGD
Long Mỹ) để tiếp cận với số lớn người nông dân vùng ven đang cần vốn và
chưa thể tiếp cận được với ngân hàng.
Bên cạnh đó ngân hàng đã linh hoạt trong việc điều chỉnh lãi suất cho
vay sao cho phù hợp với tình hình kinh doanh cạnh tranh trên địa bàn nhưng
vẫn đảm bảo được kế hoạch tài chính để thu hút được nguồn khách hàng từ
các huyện của tỉnh Kiên Giang lân cận Hậu Giang đây có thể coi đây là một
thành công bước đầu của ngân hàng và càng cho thấy con đường mở rộng địa
bàn của ngân hàng đang rất thuận lợi. Vì thế mà phần nào làm thu nhập năm
2012 và 6 tháng 2013 tăng đáng kể.
Chi phí
Trong bất kỳ hoạt động kinh doanh nào, muốn có thu nhập thì phải bỏ ra
một khoản chi phí tương xứng. Vì vậy, để đánh giá chính xác hơn hiệu quả
kinh doanh ta còn phải dựa vào chỉ tiêu khá quan trọng đó là chi phí. Chỉ tiêu
này thường tỷ lệ thuận với thu nhập nhưng luôn tỷ lệ nghịch với lợi nhuận. Đi
cùng với sự gia tăng của thu nhập như trên thì chi phí của ngân hàng cũng tăng
liên tục. Trong đó năm 2011 đạt 12.584 triệu đồng tăng 5.081 triệu đồng (tức
tăng 67,7%) so với năm 2010 và điển hình nhất là vào năm 2012, tổng chi phí
đạt đến 22.711 triệu đồng, tương ứng tăng 80,48% so với năm 2011 với số tiền
là 10.127 triệu đồng, ngoài ra 6 tháng 2013 cũng tăng vọt đạt 18.196 triệu
đồng tăng 8.416 triệu đồng so với năm 6 tháng đầu năm 2012 (tức tăng
86,05%).
Nguyên nhân của sự gia tăng liên tiếp chi phí qua các năm chủ yếu là
khoản chi phí trả lãi là do ngân hàng đã phải tốn một khoản chi phí trả lãi tiền
gửi ngày càng cao trong quá trình huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu vay
vốn của ngân hàng. Bên cạnh đó do năm 2011 lạm phát ở mức rất cao lên đến
hai con số (khoản 18,13%). Nghị quyết số 11/NQ-CP và chỉ thị số
01/2011/CT-NHNN về chủ trương chính sách thắt chặt tiền tệ để ngăn chặn
lạm phát và đảm bảo tính thanh khoản, ngân hàng đã tăng lãi suất huy động để
thu hút nguồn vốn từ khách hàng, vì thế mà chi phí tăng lên đáng kể.
Ngoài ra trong năm 2012 và 6 tháng 2013 chi phí tăng cao ngoài khoản
chi phí trả lãi thì trong 2012 và 6 tháng 2013 khoản chi phí hoạt động tăng hầu
như gấp đôi so với năm trước điều này có thể lí giải là do ngân hàng đầu tư
thêm vào tài sản cố định, chi cho các chương trình triển khai các sản phẩm
mới, cho hoạt động thẻ, nhiều chương trình dự thưởng, mở rộng mạng lưới,
22
hoạt động từ thiện, xã hội… và để giảm sự phụ thuộc vào thu nhập từ tín dụng,
các chi phí chi cho hoạt động dịch vụ trong năm 2012 cũng tăng mạnh. Mặt
khác, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng do tình hình kinh tế bất ổn cũng góp
phần gia tăng chi phí trong năm 2012 và 6 tháng 2013.
Lợi nhuận
Lợi nhuận là một chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của
ngân hàng, lợi nhuận càng lớn thì hiệu quả hoạt động càng cao và ngược lại.
Tối đa hóa lợi nhuận, tối thiểu hóa chi phí và rủi ro luôn là mục tiêu hàng đầu
mà ngân hàng đề ra.
Tổng quan ta thấy lợi nhuận của Sở Giao dịch tăng liên tiếp qua các năm.
Cụ thể năm 2010 đạt 2.838 triệu đồng, năm 2011 đạt 4.165 triệu đồng, tăng
46,76% so với năm 2010 tương ứng 1.327 triệu đồng. Năm 2012 lợi nhuận đạt
5.313 triệu đồng tăng 1.148 triệu đồng so với năm 2011 nhưng tốc độ tăng
trưởng chỉ tăng 27,56% đều này cho thấy tuy lợi nhuận có tăng nhưng tốc độ
tăng trưởng lại giảm so với năm 2011 là do chi phí tăng cao như đã phân tích ở
trên, điều đó đã ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Cụ thể tỷ suất thu
nhập năm 2012 so với 2011 chỉ tăng 67,32% trong khi đó tỷ suất gia tăng chi
phí tới 80,48%. Tuy tỷ lệ chi phí vẫn tăng cao ở 6 tháng đầu năm 2013 nhưng
lợi nhuận vẫn tăng 59,42% so với 6 tháng đầu năm 2012 tương ứng 1.902 triệu
đồng, điều này cho thấy ngân hàng đã duy trì được nhịp độ tăng trưởng trở lại.
Nguyên nhân là do tốc độ tăng của doanh thu tăng nhanh hơn tốc độ tăng của
chi phí nên làm cho lợi nhuận của ngân hàng tăng nhanh.
Nhìn chung cho thấy qua các năm ngân hàng vẫn đảm bảo được lợi
nhuận năm sau cao hơn năm trước, các chỉ tiêu cơ bản như thu nhập và lợi
nhuận được đảm bảo, thu nhập luôn tăng và lợi nhuận luôn dương đó là nỗ lực
đáng ghi nhận của tập thể cán bộ và nhân viên của ngân hàng trong bối cảnh
nền khó khăn hiện nay và sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trên địa
bàn tỉnh Hậu Giang. Trong thời gian tới ngân hàng cần có những chính sách
kinh doanh hợp lí hơn nữa để giảm thiểu được tối đa nguồn chi phí thì lợi
nhuận của ngân hàng sẽ càng được tăng cao và đủ sức mạnh để cạnh tranh,
đứng vững trên thị trường với các ngân hàng khác trên địa bàn, góp phần thúc
đẩy kinh tế ở địa phương ngày càng tăng trưởng và phát triển.
23
CHƢƠNG 4
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG
TMCP BƢU ĐIỆN LIÊN VIỆT – SỞ GIAO DỊCH HẬU GIANG
4.1 KHÁI QUÁT NGUỒN VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP BƢU ĐIỆN
LIÊN VIỆT - SỞ GIAO DỊCH HẬU GIANG
4.1.1 Khái quát nguồn vốn
Nguồn vốn của NHTM phần lớn do thu nhập quốc dân tạm thời nhàn rỗi
trong sản suất kinh doanh được gửi vào ngân hàng với các mục đích khác
nhau. Ngân hàng đóng vai trò tập trung nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế
để chuyển đến các nhà đầu tư có nhu cầu về vốn để phục vụ cho hoạt động sản
xuất kinh doanh qua đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Ngân hàng và các hoạt
động về nguồn vốn quyết định trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của các
NHTM. Vì thế trong thời gian qua Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt –
Sở Giao dịch Hậu Giang đã từng bước khai thác triệt để các nguồn vốn nhàn
rỗi trên địa bàn. Nguồn vốn tại ngân hàng từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm
2013 được trình bày ở bảng 4.1.
Nhờ vào sự chỉ đạo và đưa ra chính sách đúng đắn của Ban Giám đốc
nên tình hình nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt – Sở Giao
dịch Hậu Giang tăng liên tiếp qua các năm. Tình hình nguồn vốn được thể
hiện cụ thể như sau: năm 2010 tổng nguồn vốn đạt 355.407 triệu đồng nhưng
đến năm 2011 đạt 597.181 triệu đồng, tăng 118.031 triệu đồng hay tăng
33,21% so với năm 2010. Nếu như tổng nguồn vốn năm 2011 tăng so với năm
2010 thì đến năm 2012 tổng nguồn vốn tiếp tục tăng lên, năm 2012 tổng
nguồn vốn đạt 597.181 triệu đồng, tăng 123,743 triệu đồng hay tăng 26,14%
so với năm 2011. Do ngân hàng mở rộng quy mô, hình thức huy động ngày
càng đa dạng nên 6 tháng 2013 tổng nguồn đã tăng lên đáng kể đạt 751.449
triệu đồng tức tăng 229.742 triệu đồng tương ứng 44,04% so với 6 tháng đầu
năm 2012. Trong tổng nguồn vốn tăng lên liên tục qua các năm như trên chủ
yếu là nguồn vốn huy động của ngân hàng đã chiếm trên 90% điều này đã cho
thấy ngân hàng đã nỗ lực mở rộng cụ thể là mở thêm nhiều Phòng Giao dịch
trên các địa bàn ven tỉnh Hậu Giang, sử dụng nhiều biện pháp tích cực khai
thác nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư, tổ chức kinh tế với nhiều hình thức huy
động khác nhau nhằm tạo được một nguồn vốn đảm bảo cho tiến trình kinh
doanh, đáp ứng sâu rộng cho các chủ thể vay vốn và tối ưu lợi nhuận, nâng
cao vị thế canh tranh của ngân hàng với các ngân hàng khác địa bàn hoạt
động.
24
Bảng 4.1 Nguồn vốn của LienVietPostBank – Sở Giao dịch Hậu Giang từ 2010 – 6 tháng 2013
Đvt: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Vốn huy động
Vốn chủ sở hữu
Tổng
2010
Số tiền
352.542
2.865
355.407
Năm
2012
Số tiền
591.670
5.511
597.181
th
th
Chênh lệch
2012/2011
6th2013/6th2012
Số tiền
%
Số tiền
%
122.494 26,11 228.046 44,00
1.249 29,31
1.696 49,65
123.743 26,14 229.742 44,04
2011
6 2012 6 2013
2011/2010
Số tiền
Số tiền
Số tiền
Số tiền
%
469.176
518.291 746.337 116.634 33,08
4.262
3.416
5.112
1.397 48,76
473.438
521.707 751.449 118.031 33,21
( Nguồn: Phòng Kế Toán – Ngân Qũy LienVietPostBank – SGD Hậu Giang)
25
4.1.2 Khái quát tình hình huy động vốn của ngân hàng
Trong xu thế phát triển mọi mặt hiện nay của địa phương, nhất là việc
chuyển dịch cơ cấu sản xuất cây trồng vật nuôi, đầu tư phát triển đòi hỏi một
lượng rất lớn về vốn thì làm thế nào để đáp ứng đủ nhu cầu vốn ngày càng
tăng của địa phương là việc làm hết sức khó khăn trong giai đoạn hiện nay.
Hay nói cách khác, nguyên tắc hoạt động của ngân hàng là đi vay để cho vay.
Vì vậy mà khi nhu cầu vay vốn của khách hàng ngày càng tăng thì ngân hàng
cần phải thực hiện tốt hơn nữa công tác huy động vốn. Bên cạnh đó huy động
được nhiều nguồn vốn tại chỗ, giảm thấp chi phí điều chuyển từ lượng vốn của
ngân hàng cấp trên sẽ tạo ra lợi nhuận cao hơn. Do đó công tác huy động vốn
là khâu quan trọng đầu tiên không thể thiếu được trong hoạt động kinh doanh
nói chung và đặc biệt nguồn vốn huy động lại là nguồn vốn chính trong hoạt
động kinh doanh của ngân hàng thì đây lại là công tác càng quan trọng. Để
hiểu rõ tình hình huy động vốn của ngân hàng ta đi vào phân tích thông qua
bảng 4.2.
Vốn huy động là nguồn vốn mà ngân hàng đặc biệt quan tâm bởi thông
qua nguồn vốn này ta có thể đánh giá được quy mô hoạt động của ngân hàng,
biết được khả năng tự chủ trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng như có
khả năng cung cấp đầy đủ, kịp thời nhanh chóng cho khách hàng nhất là có
nhu cầu bổ sung thiếu hụt vốn cho doanh nghiệp, cá nhân có khuynh hướng
gia tăng, thể hiện mức độ uy tín của ngân hàng. Vị thế cạnh tranh của ngân
hàng đối với các ngân hàng khác trong cùng địa bàn hoạt động. Qua bảng số
liệu ta thấy vốn huy động của ngân hàng luôn tăng qua các năm. Cụ thể, năm
2011 nguồn vốn huy động của ngân hàng là 469.176 triệu đồng tăng 116.634
triệu đồng hay tăng thêm 33,08% so với năm 2010 sang năm 2012 do mở thêm
Phòng Giao dịch Long Mỹ nên nguồn vốn huy động tiếp tục tăng lên 122.494
triệu đồng tức tăng 26,11%, điều này
ngoài mặt cho thấy nguồn huy
động tăng nhưng trên thực tế có thể thấy tốc độ tăng lên đang giảm so với năm
2011 chủ yếu là do năm 2012 là một năm rất khó khăn của nền kinh tế Việt
Nam với nhiều cung bậc khác nhau, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước có
những chính sách, quyết định kịp thời và quyết liệt nhằm ổn định kinh tế, giảm
bớt gánh nặng cho doanh nghiệp và giải cứu nợ xấu ở các ngân hàng. Từ ngày
11/6/2012, trần lãi suất huy động VND đã giảm từ mức 11%/năm xuống còn
9%/năm. Bên cạnh đó, theo thông tư 19/2012/TT-NHNN được ban hành ngày
8/6/2012, NHNN đã cho phép các NHTM tự quyết định lãi suất huy động kỳ
hạn dài (từ 12 tháng trở lên) đây chính là nguyên nhân đã làm cho mặt bằng
huy động chung của toàn ngành gặp rất nhiều cản trở từ cạnh tranh từ các ngân
hàng.
26
Bảng 4.2 Huy động vốn của LienVietPostBank – Sở Giao dịch Hậu Giang từ năm 2010 – 6 tháng 2013
Đvt: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Tiền gửi của các tổ chức
kinh tế
Tiền gửi tiết kiệm
Huy động theo các hình
thức khác
Tổng VHĐ
Năm
2012
Số tiền
6 2012 6 2013
Số tiền Số tiền
70.271 101.355 145.189
120.176 151.278
31.084 44,23
43.834 43,25
31.102
25,88
225.429 303.200 372.559
329.971 527.766
77.771 34,50
69.359 22,88
197.795
59,94
7.779 13,69
9.301 14,39
2010
Số tiền
56.842
2011
Số tiền
64.621
73.922
th
th
68.144
67.293
2011/2010
Số tiền
%
Chênh lệch
2012/2011
Số tiền
%
352.542 469.176 591.670 518.291 746.337 116.634 33,08 122.494 26,11
( Nguồn: Phòng Kế Toán – Ngân Qũy LienVietPostBank – SGD Hậu Giang)
27
6th2013/ 6th2012
Số tiền
%
(851) (1,25)
228.046
44,00
Nhưng nhìn tổng quan thì bảng số liệu đã cho thấy hoạt động của ngân
hàng ngày càng tiến triển tốt, tốc độ tăng trưởng tương đối đều qua các năm
đây chính là kết quả của việc: ngân hàng đã huy động vốn với mức lãi suất
hợp lý, có khuyến mãi cho người gửi tiền bằng các hình thức quà tặng, bốc
thăm trúng thưởng bằng hiện vật như xe, tivi, tủ lạnh, bếp ga và các giải
thưởng lớn khác như quay số trúng thưởng bằng vàng. Đạt kết quả như vậy là
do công tác vận động tuyên truyền cũng với mức lãi suất tiền gửi của ngân
hàng hấp dẫn hơn, linh hoạt hơn đến khách hàng giúp họ hiểu rõ hơn về lợi ích
của việc gửi tiền vào ngân hàng. Cụ thể như tuyên truyền quảng cáo, phát tờ
rơi, mở hình thức tiết kiệm tặng phần thưởng nhằm thu hút khách hàng. Sản
phẩm huy động vốn đa dạng: kỳ phiếu ngắn hạn được nhiều khách hàng ưa
chuộng với lãi suất hấp dẫn, dịch vụ chuyển tiền thanh toán quốc tế. Ngân
hàng còn nhiều chương trình tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm kèm quà tặng với
nhiều giải thưởng quay số trúng thưởng, khuyến mãi bằng hiện vật có giá trị.
Ngân hàng có nhiều kỳ hạn trả lãi từ 1 tháng đến 60 tháng. Khách hàng dễ
dàng lựa chọn hình thức nhận lãi như: nhận lãi trước, nhận lãi hàng tháng, tất
cả điều này giúp cho ngân hàng thu hút được nhiều khách hàng hơn trước.
Chính vì vậy, nguồn vốn huy động qua các năm này được tăng lên khá cao.
Đây là điều đáng mừng tạo được sự vững chắc trên thương trường.
Tóm lại, nguồn vốn huy động của ngân hàng không ngừng tăng qua ba
năm và tốc độ tăng giữa các năm không có biến đổi lớn. Đây là kết quả tốt của
ngân hàng về quy mô hoạt động ngày càng được mở rộng hơn cũng như vị thế
cạnh tranh của mình ngày càng được nâng lên trên địa bàn.
Ta thấy được nguồn vốn huy động của Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên
Việt – Sở Giao dịch Hậu Giang qua các năm đều tăng, có những tiến triển tốt
năm sau cao hơn năm trước. Nguồn vốn huy động bao gồm những khoản mục
như tiền gửi các tổ chức kinh tế, tiền gửi tiết kiệm và các hình thức khác như:
phát hành giấy tờ có giá…. Trong đó, tiền gửi tiết kiệm của dân cư luôn chiếm
tỷ trọng cao và ổn định mặc dù Hậu Giang là vùng đất đang phát triển mạnh
đời sống người dân có cải thiện đáng kể nhưng mặt bằng chung mức thu nhập
người dân vẫn ở mức trung bình . Bên cạnh đó tiền gửi của các tổ chức kinh
tế, các hình thức khác vẫn tăng đều. Tất cả điều này cho thấy ngân hàng đang
hoạt động tốt nhiệm vụ huy động vốn. Để có được kết quả trên là nhờ sự nỗ
lực của toàn thể cán bộ nhân viên của ngân hàng tích cực trong công tác huy
động vốn và có những chính sách hữu hiệu cho công tác này như thường
xuyên nghiên cứu lãi suất thị trường và điều chỉnh cho phù hợp, đa dạng hóa
các hình thức huy động ví dụ như: huy động tiền gửi tiết kiệm dự thưởng trúng
vàng… giao chỉ tiêu huy động cho từng cán bộ tín dụng và giao dịch viên và
28
phát động phong trào thi đua giữa các nhân viên với nhau, ngoài ra liên tục
tăng mức chỉ tiêu huy động cho Phòng Giao dịch qua các năm. Ngân hàng đã
tạo lập được uy tín của người dân để họ tin tưởng gửi tiền vào ngân hàng.
4.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG BƢU
ĐIỆN LIÊN VIỆT - SỞ GIAO DỊCH HẬU GIANG
4.2.1 Khái quát kết quả cho vay vốn của ngân hàng
Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, tín dụng là hoạt động sinh
lời chủ yếu và đem lại lợi nhuận cao nhất cho ngân hàng. Với nguồn vốn hiện
nay thì ngân hàng cần phải sử dụng cân đối để đạt được lợi nhuận cao nhất.
Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt – Sở Giao dịch Hậu Giang đã đa dạng
hóa hoạt động tín dụng của mình, chỉ tập trung cho vay những lĩnh vực sinh
lời cao và những lĩnh vực cần thiết trong nhiệm vụ phát triển đề án tín dụng
phát triển nông nghiệp và nông thôn của ngân hàng đề ra. Kết quả cho vay vốn
của ngân hàng được thể hiện qua bảng 4.3.
Dư nợ đầu kỳ: ta thấy tình hình dư nợ đầu kỳ qua các năm đều tăng. Năm
2011, dư nợ đầu kỳ là 239.807 triệu đồng, tăng 51,36% so với 2010 tức tăng
81.377 triệu đồng. Năm 2012 dư nợ đầu kỳ đạt 257.207 triệu đồng, tăng
7,26% so với 2011 tức tăng 17.400 triệu đồng, 6 tháng đầu năm 2013 dư nợ
đầu kỳ đạt 294.321 triệu đồng tăng 14,43% so với 6 tháng đầu năm 2012, tức
tăng 37.114 triệu đồng.
Doanh số cho vay: nhìn chung doanh số cho vay đều tăng qua các năm
nhưng tốc độ tăng lại có chiều hướng giảm nhẹ. Cụ thể năm 2011 doanh số
cho vay đạt 457.642 triệu đồng tăng 34,34% so với năm 2010, tương ứng tăng
116.971 triệu đồng. Năm 2012 đạt 570.805 triệu đồng tăng 24,73% so với
2011 tương ứng tăng 113.163 triệu đồng, sang 6 tháng đầu năm 2013 doanh số
cho vay đạt 652.886 triệu đồng tăng 20,21% so với 6 tháng đầu năm 2012 tức
tăng 109.755 triệu đồng. Nguyên nhân doanh số cho vay tăng dần qua các năm
về số tuyệt đối nhưng lại có sự giảm nhẹ trên số tương đối là do trong năm
2012 nguồn vốn huy động đã giảm gần 10% về tốc độ tăng trưởng cho nên đã
hạn chế phần nào về nguốn vốn cho vay của ngân hàng và 6 tháng đầu năm
2013 tốc độ tăng trưởng về huy động vốn đã tăng trở lại nên doanh số cho vay
6 tháng 2013 cũng đang trên đà tăng trưởng. Nhưng xét về số tuyệt đối thì
doanh số cho vay vẫn ngày càng phát triển, điều này là do từ đầu năm 2010
ngân hàng đã thực đề án tín dụng phát triển lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn
nên đã đáp ứng được nhu cầu thiếu vốn của bà con nông dân muốn mở rộng
kinh doanh, thể hiện sự phát triển kinh tế trong nông thôn ngày càng mạnh và
tình hình kinh tế xã hội ngày càng phát triển.
29
Bảng 4.3 Kết quả cho vay vốn tại LienVietPostBank – Sở Giao dịch Hậu Giang từ 2010 – 6 tháng 2013
Đvt: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Dư nợ đầu kỳ
Doanh số cho vay
Doanh số thu nợ
Dư nợ cuối kỳ
Nợ xấu
2010
Số tiền
158.430
340.671
259.294
239.807
6.422
Năm
2012
Số tiền
257.207
570.805
533.691
294.321
8.461
th
th
Chênh lệch
2012/2011
6th 2013/6th 2012
Số tiền
%
Số tiền
%
17.400 7,26 37.114
14,43
113.163 24,73 109.755
20,21
93.449 21,23 97.794
19,54
37.114 14,43 49.075
16,36
482 6,04
( 934) (10,67)
2011
6 2012 6 2013
2011/2010
Số tiền
Số tiền
Số tiền Số tiền
%
239.807
257.207 294.321 81.377 51,36
457.642
543.131 652.886 116.971 34,34
440.242
500.358 598.152 180.948 69,78
257.207
299.980 349.055 17.400 7,26
7.979
8.757
7.823
1.557 24,24
( Nguồn: Phòng Kế Toán – Ngân Qũy LienVietPostBank – SGD Hậu Giang)
30
Doanh số thu nợ: năm 2011 đạt 440.242 triệu đồng tăng 180.948 triệu đồng,
tương ứng 69,78% so với năm 2010. Năm 2012 đạt 533.691 triệu đồng tăng
93.449 triệu đồng tương ứng tăng 21,23% so với năm 2011, 6 tháng đầu năm
2013 đạt 598.152 triệu đồng tăng 97.794 triệu đồng, tương ứng 19,54% so với 6
tháng đầu năm 2012. Để công tác thu nợ đạt kết quả tốt như vậy, ngân hàng đã
ưu tiên mở rộng cho vay đối với khách hàng có độ an toàn cao, hạn chế cho vay
đối với khách hàng kém hiệu quả. Đặc biệt chủ yếu nhờ công tác kiểm toán từ xa
của hệ thống ngân hàng rất khắt khe nên đã làm tăng công tác đôn đốc và xử lý
thu hồi nợ của cán bộ tín dụng.
Dư nợ cuối kỳ: trong những năm qua do doanh số cho vay của ngân hàng
ngày càng tăng kéo theo đó thì tình hình dư nợ cũng sẽ tăng theo và bên cạnh đó
người dân Hậu Giang đang ngày càng thay thế cây trồng ngắn hạn và truyền
thống lâu nay để đầu tư sang cây trồng lâu năm để cải thiện nguồn thu nhập và
chạy theo nhu cầu thị trường ngày càng phát triển nên đã kéo nguồn vốn cho vay,
thu nợ qua những năm sau và dự nơ cho vay cũng tăng liên tục. Cụ thể năm 2010
đạt 259.294 triệu đồng đến năm 2011 đạt 257.207 triệu đồng tăng 17.400 triệu
đồng, tương ứng tăng 7,26% so với năm 2010. Năm 2012 đạt 294.321 triệu đồng
tăng 37.114 triệu đồng, tương ứng tăng 14,43% so với năm 2011, 6 tháng đầu
năm 2013 đạt 294.321 triệu đồng, tăng 49.075 triệu đồng, tương ứng tăng
16,36% so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2102.
Tuy nhiên trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thì rủi ro tín dụng
trong lĩnh vực cho vay là rất lớn. Chúng ta biết rằng lợi nhuận luôn tỷ lệ thuận
với rủi ro, lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn. Hoạt động cho vay của Ngân
hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt – Sở Giao dịch Hậu Giang đang được mở rộng
nên rủi ro tín dụng tại ngân hàng cũng không tránh khỏi sự gia tăng. Năm 2010
nợ xấu đạt 6.244 triệu đồng đến năm 2011 nợ xấu đạt 6.422 triệu đồng tăng
1.577 triệu đồng, tương ứng tăng 24,24% so với năm 2010. Năm 2012 nợ xấu đạt
8.461 triệu đồng tăng 482 triệu đồng, tương ứng tăng 6,04% so với cùng kỳ năm
2011, 6 tháng đầu năm 2013 đạt 7.823 triệu đồng giảm 934 triệu đồng, tương ứng
giảm 10,67% so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2012. Trong năm 2012 tốc độ tăng
trưởng nợ xấu đã giảm và 6 tháng đầu năm 2013 tỷ lệ nợ xấu đã giảm xuống chủ
yếu là do nền kinh tế đang dần được hồi phục, không chỉ tình hình nợ xấu của
riêng ngân hàng mà toàn ngành ngân hàng cũng đã khôi phục có chiều hướng
giảm rõ rệt, ngoài ra ngân hàng đã thực hiện chính sách áp đặt tỷ lệ nợ xấu trên
mỗi cán bộ tín dụng như một chỉ tiêu doanh số để đánh giá khả năng làm việc và
áp dụng cho lương nhân viên. Nhưng nhìn tổng quan ta thấy tỷ lệ nợ xấu luôn
chiếm 2 - 3% doanh số cho vay luôn nằm trong tỷ lệ dưới mức cho phép rủi ro
của NHNN 5%.
31
4.2.2 Phân tích doanh số cho vay của ngân hàng
4.2.2.1 Phân tích doanh số cho vay theo kỳ hạn tín dụng
Công tác huy động vốn đã khó khăn, sử dụng vốn sao cho đem lại hiệu quả
lợi nhuận cho ngân hàng còn khó khăn hơn nhiều. Điều này đòi hỏi các cấp lãnh
đạo và cán bộ tín dụng Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt – Sở Giao dịch
Hậu Giang phải có trình độ chuyên môn cao trong công tác tìm kiếm khách hàng
cho vay, thẫm định tốt các dự án cho vay. Ngoài việc tìm kiếm khách hàng mới,
ngân hàng phải giữ chân khách hàng truyền thống, do đó ngân hàng phải có
chính sách ưu đãi đối với khách hàng này. Bên cạnh việc gia tăng nguồn vốn qua
các năm thì nhiệm vụ quan trọng nhất của ngân hàng vẫn là mở rộng hoạt động
kinh doanh, sử dụng hiệu quả nguồn vốn của ngân hàng. Để biết được quy mô
hoạt động cũng như cơ cấu cho vay của ngân hàng ta sẽ thông qua quá trình phân
tích doanh số cho vay theo kỳ hạn tín dụng tại Sở Giao dịch từ năm 2010 đến 6
tháng đầu năm 2013 được trình bày ở bảng 4.4 và hình 4.1.
100%
90%
14,08% 14,07% 24,1% 13,68% 14,2%
Trung - dài hạn
80%
70%
Ngắn hạn
60%
50%
40%
85,92% 85,93% 75,9% 86,32% 85,8%
30%
20%
10%
0%
2010
2011
2012
6 tháng 6 tháng
2012
2013
Hình 4.1 Cơ cấu doanh số cho vay theo kỳ hạn tín dụng của ngân hàng
từ 2010 – 6 tháng 2013
Doanh số cho vay phản ánh số lượng và quy mô tín dụng của ngân hàng.
Với bảng số liệu 4.4 và biểu đồ trên ta thấy hoạt động cho vay của ngân hàng
ngày càng mở rộng, chủ yếu là cho vay ngắn hạn chiếm hơn 85% tổng doanh số
cho vay và gia tăng nhanh chóng. Cụ thể năm 2010 chỉ đạt 340.671 triệu đồng
nhưng đến năm 2011 chỉ tiêu này lại tăng lên đạt mức 457.642 triệu đồng,
tăng116.971 triệu đồng tương ứng với 34,34% so với năm 2010. Tiếp theo trong
32
Bảng 4.4 Doanh số cho vay theo kỳ hạn tín dụng của ngân hàng từ 2010 – 6 tháng 2013
Đvt: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Ngắn hạn
Trung - dài hạn
Tổng
2010
Số tiền
292.719
47.952
340.671
Năm
2012
Số tiền
433.236
137.569
570.805
Chênh lệch
2012/2011
Số tiền
%
39.987 10,17
73.176 113,64
113.163 24,73
2011
6th 2012 6th 2013
2011/2010
Số tiền
Số tiền
Số tiền
Số tiền
%
393.249
468.838 560.229 100.530 34,34
64.393
74.293
92.657
16.441 34,29
457.642
543.131 652.886 116.971 34,34
( Nguồn: Phòng Kế Toán – Ngân Qũy LienVietPostBank – SGD Hậu giang)
33
6th 2013/ 6th 2012
Số tiền
%
91.391
19,49
18.364
24,72
109.755
20,21
năm 2012 doanh số cho vay tiếp tục tăng lên nhưng không cao hơn mức độ
tăng trưởng ở năm 2011, đạt 570.805 triệu đồng, tăng 113.163 triệu đồng
tương ứng 24,73% so với năm 2011, 6 tháng đầu năm 2013 đạt 652.886 triệu
đồng tăng 113.163 triệu đồng tương ứng 20,21% so với 6 tháng đầu năm 2012.
Có được kết quả này là do LienVietPostBank – Sở Giao dịch Hậu Giang đã
không ngừng nâng cao và đa dạng hóa nghiệp vụ cho vay với lãi suất cạnh
tranh nên thu hút được khách hàng đến vay tiền. Bên cạnh đó, ngân hàng
không chỉ tài trợ vốn cho các doanh nghiệp trên địa bàn mà còn cung ứng vốn
cho các doanh nghiệp ngoài tỉnh như huyện Gò Quao tỉnh Kiên Giang… với
thủ tục cho vay đơn giản, thời gian duyệt hồ sơ và giải ngân chỉ trong 1 hoặc 2
ngày đối với hồ sơ dưới 50 triệu đồng, đáp ứng được nhu cầu cần thanh toán
nhanh giữa các doanh nghiệp nên thu hút được số lượng lớn các khách hàng
này đến giao dịch tại ngân hàng.
Với chính sách hoạt động trên của ngân hàng cùng với những điều kiện
thuận lợi là nền kinh tế tại Hậu Giang ngày càng phát triển, các doanh nghiệp
đang đầu tư vào tỉnh Hậu Giang ngày càng nhiều và nhu cầu vốn ngày càng
lớn góp phần làm cho hoạt động tín dụng của LienVietPostBank – SGD Hậu
giang ngày càng tăng mạnh. Mặc dù doanh số cho vay hàng năm đều tăng
nhưng cơ cấu cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn lại có nhiều biến động.
Doanh số cho vay ngắn hạn
Nhìn vào hình 4.1 ta thấy hầu như doanh số cho vay ngắn hạn luôn
chiếm tỷ trọng trên 85% trong tổng doanh số cho vay theo thời hạn của ngân
hàng. Năm 2010 đạt 292.719 triệu đồng, năm 2011 đạt mức 393.249 triệu
đồng tức tăng lên 100.530 triệu đồng, tương ứng 34,34% so với năm 2010
(chiếm 85,93% trong tổng doanh số cho vay). Năm 2012 DSCV ngắn hạn của
ngân hàng đạt mức 433.236 triệu đồng tăng hơn 39.987 triệu đồng với tốc độ
tăng trưởng 10,17% so với năm 2011(chiếm 75,9% trong tổng doanh số cho
vay), 6 tháng đầu năm 2013 đạt 560.229 triệu đồng, tăng 91.391 triệu đồng
tương ứng tăng 19,49% so với 6 tháng đầu năm 2012 (chiếm 85,8% trong tổng
doanh số cho vay).
Doanh số cho vay ngắn hạn cao như vậy là do ngân hàng chủ yếu cho
vay đối với ngành nông nghiệp và thương nghiệp. Đặc điểm của các ngành
nay là chu kỳ sản xuất ngắn, thu hồi vốn nhanh. Mặt khác, đối tượng ngân
hàng hướng tới là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tuy quy mô hoạt động không
lớn nhưng sẽ là những khách hàng tiềm năng trong tương lai. Hầu hết các
doanh nghiệp có quy mô lớn đều bị các ngân hàng quốc doanh thâu tóm.
Chính vì vậy, các NHTM mở rộng sang các doanh nghiệp tư nhân, mặc dù có
34
mức vay thấp nhưng có nhiều đối tượng lựa chọn, đồng thời giúp ngân hàng
phân tán được rủi ro trong kinh doanh. Mặt khác, Ngân hàng TMCP Bưu Điện
Liên Việt – SGD Hậu Giang chấn chỉnh hoạt động cho vay trọng tâm vào cho
vay ngắn hạn và tích cực trong công tác tiếp thị sản phẩm nên hoạt động cho
vay ngắn hạn đạt hiệu quả cao.
Tình hình lạm phát tăng cao, nhà nước thực hiện nhiều biện pháp để
kiềm chế lạm phát và ngân hàng nhà nước đã đưa ra nhiều lãi suất cho vay với
những thời điểm khác nhau nên ngân hàng cũng dè dặt trong việc cho vay dài
hạn mà chỉ cho vay ngắn hạn là chủ yếu.
Doanh số cho vay trung và dài hạn
Bên cạnh cho vay ngắn hạn thì cho vay trung và dài hạn luôn chiếm tỷ
trọng nhỏ dưới 20% trong tổng doanh số cho vay. Thể hiện năm 2011 DSCV
trung và dài hạn đạt 64.393 triệu đồng, tăng lên 16.441 triệu đồng với tốc độ
34,29% so với năm 2011 (chiếm 14,07% trong tổng doanh số cho vay), và đến
năm 2012 tăng lên 73.176 triệu đồng tương ứng với 113,64% so với năm 2010
(chiếm 24,1% trong tổng doanh số cho vay), 6 tháng đầu năm 2013 tốc độ
tăng trưởng đã trở lại bình thường tăng 18.364 triệu đồng tức tăng 24,72% so
với cung kỳ 6 tháng đầu năm 2012 (chiếm 14,2% trong tổng doanh số cho
vay). Sở dĩ tỷ trọng năm 2012 tăng cao như vậy là vì ngân hàng đã phát vay
nhiều hơn so với năm trước và do tình hình kinh tế ổn định, các dự án có tính
khả thi hơn nên ngân hàng đã mạnh dạn hơn trong việc cho vay trung và dài
hạn. Mặt khác, tỷ trọng này tăng cao là do chính sách hỗ trợ lãi suất của chính
phủ cho các tổ chức, cá nhân vay trung và dài hạn để đầu tư phát triển sản xuất
kinh doanh.
Tuy nhiên cũng cần phải nói thêm các khoản cho vay trung và dài hạn có
mang lại lợi nhuận nhiều hơn nhưng thời gian thu hồi vốn lâu, luôn ẩn chứa
nhiều rủi ro cao hơn cho vay ngắn hạn và các khoản cho vay trung và dài hạn
cần phải có thời gian thẩm định và chờ xét duyệt tương đối lâu làm phát sinh
thêm các chi phí khác nên ngân hàng hạn chế cho vay nhiều ở loại này.
4.2.2.2 Phân tích doanh số cho vay theo chủ thể vay
Doanh số cho vay là tổng số tiền mà ngân hàng đã giải ngân dưới hình
thức tiền mặt hay chuyển khoản trong một khoản thời gian nhất định. Sự tăng
trưởng của doanh số cho vay thể hiện quy mô tăng trưởng của công tác tín
dụng. Nếu ngân hàng có nguồn vốn mạnh thì doanh số cho vay có thể cao hơn
so với các ngân hàng có nguồn vốn nhỏ.
Cho đến hiện nay trên địa bàn thị xã Vị Thanh có doanh nghiệp tư nhân,
35
hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn đang hoạt động. Trong số các chủ thể
tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh thì chỉ đa số các đối tượng là cá thể,
hộ sản xuất và doanh nghiệp tư nhân có tham gia vay vốn ngân hàng. Còn đối
với chủ thể quốc doanh thì chưa phát sinh cho vay nhiều, do địa bàn có rất ít
doanh nghiệp quốc doanh đóng trụ sở và hoạt động kinh doanh. Để hiểu rõ
hơn về số liệu thực tế ta đi vào phân tích doanh số cho vay đối với chủ thể vay
dựa vào bảng 4.5 và hình 4.2.
Triệu đồng
Dân cư
700,000
600,000
Tổ chức kinh tế
500,000
Tổng
400,000
300,000
200,000
100,000
2010 2011
2012
6
6
tháng tháng
2012 2013
Hình 4.2 Doanh số cho vay theo chủ thể vay của ngân hàng
từ 2010 – 6 tháng 2013
Doanh số cho vay đối với dân cư
Nhìn vào biểu đồ 4.2 ta thấy tổng doanh số cho vay của ngân hàng tăng
đều qua các năm và ta cũng thấy ngân hàng chủ yếu cho vay đối với dân cư vì
ở đây người dân sống chủ yếu bằng nông nghiệp, mua bán kinh doanh nhỏ lẻ
và chiếm tỷ trọng cao sắp xỉ với cột tổng doanh số cho vay. Cụ thể năm 2010
là 306.638 triệu đồng, năm 2011 là 401.581 triệu đồng, tăng 94.943 triệu đồng
(tăng 30,96%) so với cùng kỳ năm 2010, sang năm 2012 là 450.532 triệu
đồng, tăng 48.951 triệu đồng (tăng 12,19%) so với cùng kỳ năm 2011, 6 tháng
đầu năm 2013 là 549.142 triệu đồng tăng 71.972 triệu đồng (tăng 15,08%) so
với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2012. Điều này cho thấy quy mô tín dụng của
ngân hàng không ngừng được mở rộng với lượng khách hàng có nhu cầu vốn
36
Bảng 4.5 Doanh số cho vay theo chủ thể vay của ngân hàng từ 2010 – 6 tháng 2013
Chỉ tiêu
Dân cư
Tổ chức kinh tế
Tổng
2010
Số tiền
306.638
34.033
340.671
Đvt: Triệu đồng
Chênh lệch
2012/2011
6th 2013/ 6th 2012
Số tiền
%
Số tiền
%
48.951
12,19
71.972
15,08
64.212 114,54
37.783
57,28
113.163
24,73 109.755
20,21
Năm
2012
Số tiền
450.532
120.273
570.805
2011
6th 2012 6th 2013
2011/2010
Số tiền
Số tiền
Số tiền Số tiền
%
401.581
477.170 549.142
94.943 30,96
56.061
65.961 103.744
22.028 64,73
457.642
543.131 652.886 116.971 34,34
( Nguồn: Phòng Kế Toán – Ngân Qũy LienVietPostBank – SGD Hậu giang)
37
vay ngày càng tăng mà nguyên nhân chính là do ngân hàng đã áp dụng chương
trình “Lãi suất thấp, tín dụng không khó” với mức lãi suất phù hợp với khả
năng chi trả của khách hàng trong địa bàn hoạt động của mình cũng như đối
với các chủ thể vay. Hơn nữa đạt kết quả như thế là nhờ việc cải thiện những
thủ tục đơn giản với những món vay dưới 50 triệu đồng chỉ trong vòng một
hoặc hai ngày có thể giải ngân cho khách hàng nên đã thu hút được một lượng
rất lớn khách hàng nông dân e ngại với thủ tục, giấy tờ vay vốn.
Doanh số cho vay đối với các tổ chức kinh tế
Hiện nay trên địa bàn Hậu Giang đang ngày càng phát triển là một vùng
đất tiềm năng đang được các doanh nghiệp khai thác vì thế nhu cầu về vốn để
mở rộng sản xuất kinh doanh của đơn vị doanh nghiệp ngày càng tăng. Hơn
nữa, chính sách hoạt động của tỉnh là khuyến khích các doanh nghiệp làm ăn
có hiệu quả nên nhiều doanh nghiệp ngày càng mở rộng quy mô hoạt động.
Do đó, quy mô tín dụng trong lĩnh vực này luôn chiếm tỷ trọng rất thấp trong
tổng DSCV nhưng ngày càng được Sở Giao dịch mở rộng và đạt được những
kết quả rất khả quan. Doanh số cho vay đối với các tổ chức kinh tế này tăng
trưởng cụ thể như: năm 2010 là 34.033 triệu đồng, sang năm 2011 con số này
đã tăng lên là 56.061 triệu đồng, tăng 22.028 triệu đồng (tăng 64,73%) so với
cùng kỳ năm 2010, năm 2012 là 120.273 triệu đồng, tăng 64.212 triệu đồng
(tăng 114,54%) so với cùng kỳ năm 2011, bước qua 6 tháng đầu năm 2013 là
103.744 triệu đồng, tăng 37.783 triệu đồng (tăng 57,28%) so với cùng kỳ 6
tháng đầu năm 2013. Sở dĩ trong năm 2012 tốc độ tăng trưởng lên đến 114%
là do trong năm ngân hàng đã giải ngân một số tiền khá lớn cho Công ty Hiệp
Thành. Đây là một kết quả rất đáng ghi nhân góp phần làm tăng nguồn doanh
thu cho vay của ngân hàng đối với lĩnh vực các ngành kinh tế vì tư trước tới
nay địa bàn hoạt động chủ yếu của ngân hàng là vùng nông thôn nên hầu như
các món vay đều có giá trị nhỏ, khách hàng phần lớn là những hộ sản xuất
phân tán trên địa bàn rộng lớn.
Tóm lại nhìn chung doanh số cho vay theo chủ thể vay có nhiều thay đổi
qua các năm nhưng nhìn chung đều tăng trưởng. Có được kết quả như vậy là
do ngân hàng đã mạnh dạng mở rộng hoạt động và đa dạng với mọi chủ thể
vay vốn, chấp nhận thử thách rủi ro để đem lại lợi nhuận tăng trưởng cho ngân
hàng nhưng ngân hàng vẫn chủ yếu tập chung chính vào lĩnh vực cho vay
truyền thống của ngân hàng từ khi thành lập tới nay.
4.2.3 Phân tích doanh số thu nợ của ngân hàng
Trong hoạt động của mình, ngân hàng rất quan tâm đến chỉ tiêu về doanh
số cho vay bên cạnh đó ngân hàng cũng quan tâm về chỉ tiêu doanh số thu nợ.
38
Nó biểu hiện hiệu quả việc sử dụng vốn của ngân hàng cũng như đơn vị đi
vay. Vì một trong những nguyên tắc hoạt động tín dụng là vốn vay phải được
thu hồi cả gốc và lãi theo thời hạn đã thỏa thuận giữa ngân hàng và khách
hàng. Từ đó mà ngân hàng có thể luân chuyên được nguồn vốn của mình một
cách dễ dàng và linh hoạt hơn trong việc đầu tư của mình. Như vậy, doanh số
thu nợ cũng là một trong những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng
trong từng thời kỳ của ngân hàng.
Doanh số thu nợ là tổng số tiền mà ngân hàng đã thu hồi lại từ các khoản
giải ngân trong một thời gian nhất định. Vì vậy, công tác thu nợ là công tác
quan trọng không thể thiếu trong hoạt động tín dụng. Nó sẽ quyết định phương
hướng cho vay đối với khách hàng. Cụ thể như đối với khách hàng nào, chủ
thể vay nào, ngành nghề nào mà có thể thu hồi vốn và lãi đầy đủ, nhanh hoặc
đúng theo thời hạn thì sẽ cho vay nhiều, đối với những đối tượng đó và ngược
lại sẽ chấm dứt cho vay đối với khách hàng nào không thực hiện tốt việc trả
nợ. Do đó doanh số thu nợ tăng là điều rất tốt vì vốn vay được thu hồi nhanh,
giảm được rủi ro tín dụng và đảm bảo cho nguồn vốn được luân chuyển tốt
hơn, nhanh hơn. Tuy nhiên doanh số thu nợ cao hay thấp còn tùy thuộc vào
nhiều yếu tố như kỳ hạn của nợ, kết quả kinh doanh của khách hàng hoặc do
các điều kiện khách quan khác. Để đánh giá công tác thu nợ của Sở Giao dịch
như thế nào ta đi vào phân tích tình hình thu nợ của ngân hàng như sau:
4.2.3.1 Phân tích doanh số thu nợ theo kỳ hạn tín dụng
Để hiểu rõ hơn về doanh số thu nợ theo kỳ hạn tín dụng ta đi vào phân
tích số liệu được trình bày ở bảng 4.6.
Thu nợ ngắn hạn
Do áp đặt nhiều chỉ tiêu kinh doanh lên cán bộ công nhân viên nên chỉ
tiêu thu hồi nợ cũng là một trong những chỉ tiêu quan trọng để xem xét bảng
lương cán bộ tín dụng hàng tháng vì thế ngoài tốc độ tăng tương đối ổn định
của doanh số cho vay, thì tình hình thu nợ tại ngân hàng cũng có chiều hướng
rất tốt đẹp. Do doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất nên doanh
số thu nợ ngắn hạn cũng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số thu nợ
theo kỳ hạn tín dụng của ngân hàng. Qua bảng số liệu 4.6 ta thấy tình hình thu
nợ ngắn hạn của ngân hàng thể hiện như sau: năm 2010 thu nợ đạt 231.342
triệu đồng, năm 2011 thu hồi được 388.910 triệu đồng tăng 157.568 triệu đồng
(tức tăng 68,11%) so với năm 2010. Trong hai năm vừa qua mặc dù tình hình
lạm phát tăng cao nhưng việc thu hồi vẫn có tỷ trọng doanh số thu nợ cao như
vậy là do ngân hàng rất thận trọng trong việc cho khách hàng vay và chỉ cho
vay đối với những đối tượng khách hàng có nhu cầu thật cần vốn và có
39
Bảng 4.6 Doanh số thu nợ theo kỳ hạn tín dụng của ngân hàng từ 2010 – 6 tháng 2013
Chỉ tiêu
Ngắn hạn
Trung - dài hạn
Tổng
2010
Số tiền
231.342
27.952
259.294
Đvt: Triệu đồng
Chênh lệch
2012/2011
6th 2013/ 6th 2012
Số tiền
%
Số tiền
%
30.028
7,72
79.379
18,19
63.421 123,55
18.415
28,82
93.449 21,23
97.794
19,54
Năm
2012
Số tiền
418.938
114.753
533.691
2011
6th 2012 6th 2013
2011/2010
Số tiền
Số tiền
Số tiền
Số tiền
%
388.910
436.462 515.841 157.568 68,11
51.332
63.896
82.311
23.380 83,64
440.242
500.358 598.152 180.948 69,78
( Nguồn: Phòng Kế Toán – Ngân Qũy LienVietPostBank – SGD Hậu giang)
40
phương án trả nợ hiệu quả, tài sản đảm bảo tốt. Mặt khác do cán bộ tín dụng
đã làm tốt công việc thẩm định, kiểm tra giám sát trước, trong và sau khi cho
vay. Năm 2012 thu hồi nợ đạt 418.938 triệu đồng, tăng 30.028 triệu đồng (tức
tăng 7,72%) so với năm 2011, 6 tháng đầu năm 2013 đạt 515.841 triệu đồng,
tăng 79.379 triệu đồng (tức tăng 18,19%) so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm
2012. Sở dĩ tỷ trọng trong năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 xuống thấp là
vì tỷ trọng doanh số cho vay trong năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 tương
đối bình ổn so với các năm trước đó nên tốc độ thu hồi xuống thấp là một điều
hiển nhiên.
Thu nợ trung và dài hạn
Xét về kết cấu trong doanh số thu nợ ta thấy doanh số thu hồi nợ trung và
dài hạn luôn chiếm tỷ trọng rất thấp chỉ khoản 15% trong tổng doanh số thu
nợ, thường từ 1 đến 5 năm đối với trung hạn, trên 5 năm đối với dài hạn nên số
vốn thu hồi rất chậm, một năm chỉ có thu hồi 2 hay 3 kỳ nên doanh số thu hồi
nợ chiếm tỷ trọng không cao là điều hiển nhiên. Năm 2011, doanh số thu hồi
nợ trung và dài hạn đạt 51.332 triệu đồng, tăng 23.380 triệu đồng (tức tăng
83,64%) so với năm 2011, năm 2012 đạt 114.753 triệu đồng, tăng 63.421 triệu
đồng (tức tăng 123,55%) so với năm 2011. Do trong hai năm qua hầu hết các
khoản nợ đã đến hạn ngân hàng đã thu hồi được (chủ yếu là trung hạn). Đến 6
tháng đầu năm 2013 doanh số thu nợ đạt 82.311 triệu đồng, tăng 18.415 triệu
đồng (tức tăng 28,82%) so với 6 tháng đầu năm 2011, tuy số tương đối thu hồi
có giảm xuống nhưng về số tuyệt đối là bình ổn.
Xét về tổng quan ta có thể nhận xét rằng mức độ thu hồi nợ so với doanh
số cho vay là rất tốt, không chênh lệch quá cao. Đạt được kết quả này nguyên
nhân là do các khoản cho vay của Sở Giao dịch luôn được thẩm định và giải
quyết cho vay theo đúng trình tự quy định và thủ tục cho vay của ngân hàng,
và chủ yếu là do hệ thống kiểm toán từ xa hằng ngày của ngân hàng đã làm
việc rất hiệu quả, bên cạnh đó cứ ba tháng thì Hội sở sẽ cử đoàn kiểm toán nội
bộ xuống tận địa bàn để xem xét lại các khoản vay và hồ sơ vay cũng như tất
toán. Đó có thể coi là một phương án kiểm tra cũng như đánh giá hoạt động
của ngân hàng rất hiệu quả.
4.2.3.2 Phân tích doanh số thu nợ theo chủ thể vay
Doanh số thu nợ thuộc các đối tượng theo chủ thể vay của ngân hàng
đều tăng ổn định qua các năm về số tiền, nhưng ngoại trừ tỷ trọng của doanh
số thu nợ lại giảm dần qua các năm nhưng xét về số tuyệt đối thì vẫn tăng ổn
định. Để hiểu rõ hơn về tình hình tăng giảm của doanh số thu nợ ta sẽ đi vào
phân tích số liệu thực tế được trình bày ở bảng 4.7 và hình 4.3.
41
Triệu đồng
Dân cư
600,000
Tổ chức kinh tế
500,000
Tổng
400,000
300,000
200,000
100,000
2010 2011
2012
6
6
tháng tháng
2012 2013
Hình 4.3 Doanh số thu nợ theo chủ thể vay của ngân hàng
từ 2010 – 6 tháng 2013
Nhìn vào biểu đồ 4.3 ta thấy doanh số thu nợ của ngân hàng tăng đều qua
các năm và tăng cao nhất vào 6 tháng đầu năm 2013, trong đó cột thu nợ đối
với dân cư chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng thu nợ vì chủ yếu là cho vay hộ
sản xuất nên tình hình thu nợ đối với chủ thể này chiếm tỷ trọng cao. Qua
bảng số liệu ta sẽ thấy sự tăng lên với số liệu cụ thể là bao nhiêu, thì không
khác gì tình hình cho vay tình hình thu nợ cũng vậy. Điều này thể hiện chất
lượng tín dụng trong những năm qua đã đạt khá tốt, không chỉ mở rộng hoạt
động tín dụng, tìm kiếm thị trường gia tăng doanh số cho vay và còn chú trọng
kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng, thường xuyên đôn
đốc khách hàng trả nợ khi đến hạn. Cụ thể như cán bộ tín dụng quản lý phải
thường xuyên điện thoại nhắc nhở khách hàng chuẩn bị đóng lãi hoặc trả nợ
trước đó khoản 10 ngày. Nhưng chủ yếu thu nhiều từ các hộ sản xuất kinh
doanh và nông nghiệp vì đây là các chủ thể vay vốn chiếm tỷ trọng nhiều nhất
trong doanh số cho vay của ngân hàng.
Ta thấy doanh số thu nợ đối với chủ thể dân cư cũng tăng đều qua các
năm. Đối tượng khách hàng thuộc chủ thể này khá đa dạng (cán bộ công nhân
viên, cá nhân, hộ sản xuất kinh doanh, hộ sản xuất nông nghiệp…). Đây là chủ
thể vay rất linh hoạt là nhạy bén trong kinh doanh, vốn đầu tư của họ luôn
được quay vòng rất nhanh nên nhu cầu vay vốn cũng khá cao.Thực tế như sau:
năm 2010 doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế này đạt 233.650 triệu
đồng, năm 2011 tăng lên 399.344 triệu đồng, tương ứng tăng 165.694 triệu
42
Bảng 4.7 Doanh số thu nợ theo chủ thể vay của ngân hàng từ 2010 – 6 tháng 2013
Chỉ tiêu
Dân cư
Tổ chức kinh tế
Tổng
2010
Số tiền
233.650
25.644
259.294
Đvt: Triệu đồng
Chênh lệch
2011/2010
2012/2011
6th 2013/ 6th 2012
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
165.694 70,92 36.153
9,05
67.637
14,96
15.254 59,48 57.296 140,09
30.157
62,33
180.948 69,78 93.449
21,23
97.794
19,54
Năm
2012
6th 2012
Số tiền
Số tiền
435.497 451.973
98.194
48.385
533.691 500.358
2011
6th 2013
Số tiền
Số tiền
399.344
519.610
40.898
78.542
440.242
598.152
( Nguồn: Phòng Kế Toán – Ngân Qũy LienVietPostBank – SGD Hậu giang)
43
đồng (tức tăng 70,92%) so với năm 2010, năm 2012 đạt 435.497 triệu đồng,
tăng 36.153 triệu đồng (tức tăng 9,05%) so với năm 2011. Sang 6 tháng đầu
năm 2013 doanh số đạt 519.610 triệu đồng, tăng 67.637 triệu đồng, (tức tăng
14,96%) so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2012.
Còn về doanh số thu nợ chủ thể tổ chức kinh tế qua biểu đồ ta thấy thu
nợ đối với chủ thể này chiếm tỷ trọng rất nhỏ vì do doanh số cho vay ở chủ thể
này cũng chiếm tỷ trọng rất nhỏ nhưng vẫn tăng liên tục qua các năm. Một
phần là do các chủ thể này ở tỉnh phát triển nhanh, với số lượng nhiều, mặt
khác là do các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả nên có khả năng trả nợ tốt
cho ngân hàng. Cụ thể: năm 2010 đạt 25.644 triệu đồng, năm 2011 tăng lên
đạt 40.898, tương ứng tăng 15.254 triệu đồng, (tức tăng 59,48%) so với năm
2010. Năm 2012 doanh số đạt 98.194 triệu đồng, tăng 57.296 triệu đồng tương
ứng 140,09% so với năm 2011. Sang 6 tháng đầu năm 2013 đạt 78.542 triệu
đồng, tăng 30.157 triệu đồng, (tức tăng 62,33%). Nhìn chung, công tác thu nợ
của ngân hàng là rất tốt và tăng dần qua các năm. Điều này thể hiện được khả
năng làm việc của các cán bộ tín dụng của ngân hàng là rất tốt, công tác thẩm
định hồ sơ cẩn thận, đánh giá khách hàng tương đối chính xác, điều này đã tạo
điều kiện thuận lợi cho công tác thu nợ dễ dàng và đúng hạn. Vì thế đã hạn
chế được các khoản chi phí thu hồi nợ, chi phí dự phòng cho các nhóm nợ rủi
ro, nên đã làm lợi nhuận của ngân hàng tăng lên qua các năm.
4.2.4 Phân tích tình hình dƣ nợ của ngân hàng
4.2.4.1 Phân tích tình hình dư nợ theo kỳ hạn tín dụng
Chỉ tiêu dư nợ có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động
của ngân hàng, dư nợ của ngân hàng tỷ lệ nghịch với thu nợ báo cáo qua từng
năm của ngân hàng và tỷ lệ thuận với doanh số cho vay điều đó phản ánh công
tác thu nợ của ngân hàng đạt được bao nhiêu thì số dư càng ít bấy nhiêu. Dư
nợ là số tiền còn lại lũy kế của những năm trước chưa thu hồi và số dư nợ phát
sinh trong năm hiện hành. Nó là chỉ tiêu đánh giá quy mô hoạt động trong
từng thời kỳ. Mức dư nợ cho vay của ngân hàng càng cao cho thấy ngân hàng
đó có quy mô hoạt động tín dụng rộng, nguồn vốn mạnh và đa dạng. Tuy
nhiên, mức dư nợ của ngân hàng càng cao thì rủi ro tín dụng cũng tăng. Nói
như vậy không phải ngân hàng không nên tăng mức dư nợ. Tăng mức dư nợ
thì càng khẳng định hoạt động của ngân hàng càng phát triển và có phương
hướng hoạt động đúng nếu có kiểm tra và giám sát chặt chẽ hoạt động tín
dụng. Vì vậy, khi ngân hàng muốn mở rộng quy mô hoạt động tín dụng thì
đồng thời phải đảm bảo mức rủi ro có thể chấp nhận được. Và để hiểu rõ hơn
về tình hình dư nợ của ngân hàng ta hãy xem xét và phân tích bảng số liệu 4.8.
44
Bảng 4.8 Doanh số dƣ nợ theo kỳ hạn tín dụng của ngân hàng từ 2010 – 6 tháng 2013
Đvt: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Ngắn hạn
Trung - dài hạn
Tổng
Năm
Chênh lệch
th
th
2010
2011
2012
6 2012 6 2013
2011/2010
2012/2011
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền
Số tiền
Số tiền
%
Số tiền
%
196.296 200.634 214.932 233.010 259.320
4.338
2,21 14.298
7,13
43.511 56.573 79.389
66.970
89.735
13.062 30,02 22.816 40,33
239.807 257.207 294.321 299.980 349.055
17.400
7,26 37.114 14,43
( Nguồn: Phòng Kế Toán – Ngân Qũy LienVietPostBank – SGD Hậu giang)
45
6th 2013/ 6th 2012
Số tiền
%
26.310
11,29
22.765
33,99
49.075
16,36
Như ta đã nói ở trên, dư nợ của ngân hàng tỷ lệ nghịch với thu nợ báo
cáo qua từng năm của ngân hàng, trong các năm vừa qua tình hình thu nợ luôn
tăng trưởng nhưng vì sao nhìn vào bảng số liệu 4.8 ta thấy doanh số dư nợ vẫn
tăng đều qua từng năm. Điều này chính là do dư nợ là số tiền còn lại lũy kế
của những năm trước chưa thu hồi và số dư nợ phát sinh trong năm hiện hành.
Và nhìn về số tương đối ta thấy tỷ trọng tốc độ tăng trưởng qua từng năm của
ngân hàng luôn giảm rõ rệt so với doanh số thu nợ như bảng 4.6. Cụ thể năm
2010 tổng dư nợ đạt 239.807 triệu đồng, và tăng lên 257.207 triệu đồng vào
năm 2011 tức tăng lên 17.400 triệu đồng, tương đương với tốc độ tăng 7,26%,
dư nợ tiếp tục tăng lên ở năm 2012 đạt 294.321 triệu đồng với tốc độ tăng
14,43% tức tăng thêm 37.114 triệu đồng so với năm 2011. Sang 6 tháng đầu
năm 2013 đạt 349.055 triệu đồng, tăng 49.075 triệu đồng, tương đương tăng
với tốc độ 16,36% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân làm cho dư nợ
của ngân hàng trong những năm qua tăng lên là do nền kinh tế của tỉnh đang
trên đà phát triển, tình hình sản xuất kinh doanh đang diễn ra sôi động, đời
sống của người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao, nên khách hàng có
nhu cầu về vốn của họ cũng tăng cao. Vì vậy DSCV của SGD tăng lên làm
cho dư nợ cũng tăng theo vì một phần nào đó doanh số dư nợ tỷ lệ thuận với
DSCV. Dư nợ tín dụng tăng cho thấy qui mô hoạt động và khả năng cho vay
của ngân hàng được mở rộng và uy tín của ngân hàng cũng được nâng cao.
Tuy nhiên, dư nợ tăng cao cũng chưa chắc là tốt, cần phải tăng trưởng dư nợ
một cách hợp lý để hạn chế các rủi ro, vì trong đó tiềm ẩn các khoản nợ khó
đòi, nợ quá hạn, nợ xấu rất lớn. Số liệu thực tế cụ thể phát sinh qua các năm
của dư nợ phân theo thời hạn của ngân hàng như sau:
Dư nợ ngắn hạn
Về mặt kết cấu dư nợ tại ngân hàng, ta cũng thấy có một điểm chung
giống như DSCV và doanh số thu nợ là tỷ trọng của ngắn hạn luôn chiếm tỷ
trọng cao nhất trong tổng dư nợ của ngân hàng và có xu hướng tăng dần qua
các năm. Dư nợ năm sau luôn cao hơn năm trước, năm 2011 đạt 200.634 triệu
đồng, tăng 4.338 triệu đồng (tức tăng 2,21%) so với năm 2010, năm 2012 tiếp
tục tăng lên 214.932 triệu đồng, tăng 14.298 triệu đồng (tức tăng 7,13%) so
với năm 2011. Sang 6 tháng đầu năm 2013 dư nợ đạt 259.320 triệu đồng, tăng
26.310 triệu đồng, tương đương 11,29% so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2012.
Nguyên nhân do doanh số cho vay ngắn hạn của ngân hàng luôn chiếm tỷ
trọng lớn trong cơ cấu cho vay và luôn lớn hơn doanh số thu nợ ngắn hạn của
ngân hàng. Vì đặc điểm kinh tế của Hậu Giang là kinh doanh nhỏ lẻ, sản phẩm
được tạo ra trong thời gian ngắn và được tiêu thụ nhanh chóng nên khách hàng
của ngân hàng đa số là những đối tượng vay vốn với thời hạn ngắn.
46
Dư nợ trung và dài hạn
Đối với dư nợ trung và dài hạn của ngân hàng tốc độ tăng tương đối bằng
nhau chỉ giảm xuống vào 6 tháng đầu năm 2013, điều này cho thấy ngân hàng
quản lý tốt việc cho vay có thời gian dài với tốc độ tăng không cao và còn
đang có chiều hướng giảm. Cụ thể năm 2010 là 43.511 triệu đồng, năm 2011
số dư nợ này tăng lên 13.062 triệu đồng, (tăng 30,02%) so với năm 2010, đến
năm 2012 số dư nợ này lại tiếp tục tăng lên 22.816 triệu đồng, (tăng 40,33%)
so với năm 2011, sang 6 tháng đầu năm 2013 vẫn tiếp tục tăng thêm 22.765
triệu đồng, (tăng 33,99%) so với 6 tháng đầu năm 2012.
Ta thấy trong các năm qua tốc độ tăng trưởng doanh số dư nợ trung và
dài hạn luôn trong khoảng 30% - 40% so với tốc độ tăng trưởng của DCSV
đều bằng nhau, ngoài mặt ta có thể thấy việc phát triển dư nợ tăng lên sẽ làm
rủi ro tín dụng của ngân hàng cũng tăng lên nhưng vì đây là khoản cho vay
trung và dài hạn nên ta không thể nhận định được điều này trong hiện tại vì có
những khoản vay kéo vài từ 3 - 5 năm mới tất toán nên có thể qua những năm
sau khi đến hạn thu hồi nợ thì dư nợ sẽ giảm.
4.2.4.2 Phân tích tình hình dư nợ theo chủ thể vay
Việc phân phối vốn tín dụng của ngân hàng bên cạnh mục đích đáp ứng
kịp thời nhu cầu về vốn, nó còn thể hiện mục tiêu đầu tư của ngân hàng trong
nền kinh tế. Ngân hàng muốn mở rộng ngành nào, thu hẹp ngành nào được
đánh giá dựa vào mức dư nợ hàng năm có tăng trưởng hay không. Dưới đây ta
sẽ xem xét tình hình dư nợ theo từng chủ thể vay tại ngân hàng từ năm 2010
đến 6 tháng năm 2013 được trình bày ở bảng 4.9 và hình 4.4.
Triệu đồng
400,000
Dân cư
300,000
Tổ chức kinh tế
200,000
Tổng
100,000
2010 2011
2012
6
tháng
2012
6
tháng
2013
Hình 4.4 Doanh số dƣ nợ theo chủ thể vay của ngân hàng
từ 2010 – 6 tháng 2013
47
Bảng 4.9 Doanh số dƣ nợ theo chủ thể vay của ngân hàng từ 2010 – 6 tháng 2013
Chỉ tiêu
Dân cư
Tổ chức kinh tế
Tổng
2010
Số tiền
207.036
32.771
239.807
Đvt: Triệu đồng
Chênh lệch
2012/2011
6th 2013/ 6th 2012
Số tiền
%
Số tiền
%
15.035
7,18
19.371
8,64
22.079 46,06
29.704
42,43
37.114 14,43
49.075
16,67
Năm
2012
Số tiền
224.308
70.013
294.321
2011
6th 2012
6th 2013
2011/2010
Số tiền
Số tiền
Số tiền
Số tiền
%
209.273
234.469
253.840
2.237
1,08
47.934
65.511
95.215
15.163 46,27
257.207
299.980
349.055
17.400
7,26
( Nguồn: Phòng Kế Toán – Ngân Qũy LienVietPostBank – SGD Hậu giang)
48
Nhìn vào biểu đồ 4.4 ta thấy doanh số dư nợ tăng đều qua các năm và
chủ thể dân cư vẫn là thành phần chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ. Cụ
thể năm 2011 dư nợ ngân hàng đạt 257.207 triệu đồng, tăng 17.400 triệu đồng
hay tăng 7,26% so với năm 2010, sang năm 2012 dư nợ ngân hàng đạt
294.321 triệu đồng, tăng 37.114 triệu đồng hay tăng 14,43% so với năm 2011,
đến 6 tháng đầu năm 2013 dư nợ đạt 349.055 triệu đồng, tăng 49.075 triệu
đồng hay tăng 16,67% so với 6 tháng đầu năm 2012 tốc độ tuy có tăng liên tục
qua các năm nhưng vẫn chậm hơn tốc độ tăng của doanh số cho vay do tốc độ
tăng của thu nợ tương đối bằng so với tốc độ tăng của doanh số cho vay. Điều
này cho thấy quy mô hoạt động tín dụng của ngân hàng ngày càng được mở
rộng đồng thời cũng cho thấy uy tín của ngân hàng được nâng cao hơn, khách
hàng giao dịch đông hơn, nâng cao vị thế cạnh tranh của ngân hàng góp phần
tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Trong đó thì dư nợ về chủ thể dân cư vẫn chiếm
tỷ lệ cao nhất trong tổng dư nợ nhưng tốc độ tăng trưởng lại thấp hơn chủ thể
tổ chức kinh tế. Điều này phản ánh ngân hàng tập trung vào hình thức cho vay
hộ sản xuất, cá nhân… vì đây là chủ thể vay chủ yếu cho vay ngắn hạn, vừa
phù hợp với đặc điểm kinh tế địa phương vừa theo mùa vụ, chu kỳ sản xuất
thu lợi nhuận cao vừa hạn chế được rủi ro, vừa giảm bớt chi phí trả lãi cho
khách hàng. Mặt khác, giúp cho ngân hàng quay vòng đồng vốn một cách
nhanh chóng, giảm thiểu rủi ro. Bên cạnh đó ngân hàng đang chú trọng mở
rộng cho vay đối với các tổ chức kinh tế để đáp ứng nhu cầu khách hàng nhằm
tìm kiếm khách hàng tiềm năng và trên hết là mang lại lợi nhuận tối đa cho
ngân hàng.
4.2.5 Phân tích tình hình nợ xấu của ngân hàng
4.2.5.1 Nợ xấu theo kỳ hạn tín dụng
Đây là một trong những chỉ tiêu được ngân hàng quan tâm thường
xuyên. Vì khi khoản vay được cho là nợ xấu thì ngân hàng khó có khả năng
mà thu hồi vốn gốc và lãi và rủi ro cũng rất lớn. Trong quan hệ tín dụng việc
phát sinh nợ xấu là điều không thể tránh khỏi và nguyên nhân dẫn đến nợ xấu
là do:
Nguyên nhân khách quan: do thiên tai, dịch bệnh phá hoại, sản xuất kinh
doanh, do biến động về giá cả, đầu ra, tiền tệ mất giá.
Nguyên nhân chủ quan: người đi vay sử dụng vốn sai mục đích đã cam
kết trên khế ước nhận nợ, do không tuân thủ quy trình, thiếu kiến thức về kỹ
thuật, công nghệ lạc hậu. Để biết rõ tình hình nợ xấu của ngân hàng ta đi vào
phân tích số liệu thực tế được trình bày ở bảng 4.10 và hình 4.5.
49
Triệu đồng
9,000
Ngắn hạn
8,000
Trung - dài hạn
7,000
6,000
Tổng
5,000
4,000
3,000
2,000
1,000
2010 2011
2012
6
6
tháng tháng
2012 2013
Hình 4.5 Nợ xấu theo kỳ hạn tín dụng của ngân hàng
từ 2010 – 6 tháng 2013
Nhìn chung tình hình nợ xấu của ngân hàng trong những năm qua có sự
biến động không theo một chiều tăng hoặc giảm mà có sự tăng và sau đó lại
giảm. Năm 2011 là 7.979 triệu đồng tăng 1.557 triệu đồng hay tăng 24,24% so
với năm 2010, sang năm 2012 là 8.461 triệu đồng tăng 482 triệu đồng hay tăng
6,04% nhưng lại giảm so với 6 tháng đầu năm 2012. Đến 6 tháng đầu năm
2013 là 7.823 triệu đồng giảm 934 triệu đồng hay giảm 10,67% so với cùng kỳ
6 tháng đầu năm 2012. Qua đây ta thấy từ cuối năm 2012 và 6 tháng 2013 nợ
xấu ngân hàng đang có chiều hướng giảm vì nền kinh tế đang dần hồi phục
nên các doanh nghiệp cũng như hộ sản xuất có thể đi vào hoạt động và tạo ra
nguồn thu nhập. Bên cạnh đó phải kể đến công tác thu nợ nên đã giải quyết nợ
quá hạn để không chuyển qua nợ xấu.
Nợ xấu ngắn hạn
Qua hình 4.5 ta thấy tương tự như doanh số cho vay, doanh số thu nợ thì
tỷ trọng nợ xấu ngắn hạn cũng chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng nợ xấu. Cụ
thể nhìn vào biểu đồ ta thấy cột nợ xấu ngắn hạn cao xấp xỉ bằng cột tổng nợ
50
Bảng 4.10 Nợ xấu theo kỳ hạn tín dụng của ngân hàng từ 2010 – 6 tháng 2013
Đvt: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Ngắn hạn
Trung - dài hạn
Tổng
Năm
2012 6th 2012 6th 2013
2011/2010
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền
%
7.932
8.155
7.302
1.905
34,96
529
602
521
(348) (35,77)
8.461
8.757
7.823
1.557
24,24
Chênh lệch
2012/2011
Số tiền
%
578
7,86
(96) (15,6)
482
6,04
2010
2011
Số tiền Số tiền
5.449
7.354
973
625
6.422
7.979
( Nguồn: Phòng Kế Toán – Ngân Qũy LienVietPostBank – SGD Hậu giang)
51
6th 2013/ 6th 2012
Số tiền
%
(853) (10,46)
(81) (13,46)
(934) (10,67)
xấu, năm 2010 là 7.354 triệu đồng, đến năm 2011 nợ xấu này tăng lên 7.932
triệu đồng, tăng 1.905 triệu đồng hay tăng 34,96% so với năm 2010, năm 2012
nợ xấu lại tiếp tăng 578 triệu đồng hay tăng 7,86% so với năm 2011 nhưng lại
giảm so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân của sự gia tăng qua 3 năm
này là do ngân hàng đã đẩy mạnh cho vay ngắn hạn đối với các hộ sản xuất
nông nghiệp, các hộ SXKD, các tiểu thương cho nên doanh số cho vay đối với
thành phần này năm sau cao hơn năm trước. Trong khi đó vào những tháng
cuối năm 2011 tình hình sản xuất kinh doanh của các hộ kinh doanh gặp phải
nhiều khó khăn do giá cả tăng đột biến, tỷ lệ lạm phát tăng nhanh, chỉ số giá
tiêu dùng CPI tăng cao ảnh hưởng đến thu nhập của đại đa số người dân cho
nên gặp phải khó khăn trong việc hoàn trả nợ vay cho ngân hàng. Chính vì thế
làm cho lượng nợ xấu phát sinh vào cuối năm tăng nhanh.
Sang 6 tháng đầu năm 2013 tình hình lại kinh tế dần hồi phục trên nợ xấu
đã giảm 853 triệu đồng (tức giảm 10,46%) so với 6 tháng đầu năm 2012, nợ
xấu đang có xu hướng giảm chứng tỏ Sở Giao dịch đã tăng cường công tác thu
nợ, thường xuyên gửi giấy báo cũng như xuống tận nhà đôn đốc khách hàng
trả nợ vay đây được xem là một tín hiệu rất tốt.
Nợ xấu trung - dài hạn
Tuy ngân hàng đã sử dụng mọi biện pháp có thể nhưng vẫn không tránh
khỏi nợ xấu trung – dài hạn phát sinh và tuy có xảy ra nợ xấu, nhưng giá trị
các khoản nợ xấu không cao luôn chiếm một tỷ trọng nhỏ và đang có chiều
hướng giảm dần qua từng. Năm 2011 là 625 triệu đồng giảm 348 triệu đồng
hay giảm 35,77% so với năm 2010, năm 2012 là 529 triệu đồng giảm 96 triệu
đồng hay 15,36% so với năm 2011, 6 tháng đầu năm 2013 giảm còn 521 triệu
đồng, tức giảm 81 triệu đồng hay giảm 13,46% so với 6 tháng đầu năm 2012.
Tỷ lệ nợ xấu trong 2 năm vừa có xu hướng giảm đáng kể, điều này cho thấy
tuy chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng vẫn luôn được ngân hàng chú trọng khi cho
vay trong lĩnh vực này và tích cực hạn chế. Đây là một dấu hiệu khả quan
trong công tác thu hồi nợ, ngân hàng cần tiếp tục duy trì và phát huy hơn nữa
công tác thẩm định kiểm tra giám sát và đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn.
4.2.5.2 Nợ xấu theo chủ thể vay
Để hiểu rõ hơn về sự tăng trưởng của dư nợ. Chúng ta phân tích tình hình
nợ xấu cụ thể theo mỗi chủ thể vay và xem mức nợ xấu này có phù hợp với dư
nợ của mỗi ngành hay không. Qua đó xây dựng một cơ cấu dư nợ hợp lý hơn,
hiệu quả hơn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Tình hình nợ xấu theo
chủ thể vay của ngân hàng được trình bày ở bảng 4.11 và hình 4.6.
52
Triệu đồng
Dân cư
10,000
Tổ chức kinh tế
Tổng
5,000
2010 2011
2012
6
6
tháng tháng
2012 2013
Hình 4.6 Nợ xấu theo chủ thể vay của ngân hàng
từ 2010 – 6 tháng 2013
Nợ xấu đối với dân cư
Nợ xấu trong chủ thể dân cư phát sinh chủ yếu là do phần nợ xấu của
ngành nông nghiệp vì do những năm vừa qua tình hình giá cả thị trường một
số mặt hàng chủ lực của tỉnh như cá rô đầu vuông, mía, lúa… luôn bấp bênh
và tăng giảm thất thường dẫn đến nhiều hộ vay bị thua lỗ, làm ăn thất bại nên
tỷ lệ nợ xấu vẫn còn tăng qua các năm. Cụ thể năm 2010 là 5.974 triệu đồng,
năm 2011 là 7.294 triệu đồng, tăng 1.320 triệu đồng hay tăng 22,1% so với
năm 2011, sang năm 2012 là 7.854 triệu đồng tăng 560 triệu đồng hay tăng
7,68% so với năm 2012, đến 6 tháng đầu năm 2013 đã giảm xuống còn 7.513
triệu đồng giảm 495 triệu đồng hay giảm 6,18% so với 6 tháng đầu năm 2012.
Nợ xấu đối với tổ chức kinh tế
Cũng tương tự như nợ xấu chủ thể dân cư và trung – dài hạn với tổ chức
kinh tế cũng biến đổi tăng rồi lại giảm qua các năm. Năm 2011 mức nợ xấu là
685 triệu đồng, tăng 237 triệu đồng (tức tăng 52,9%) so với năm 2010, lý giải
cho sự tăng cao nợ xấu trong năm 2011 là do tình hình lạm phát tăng cao làm
cho kinh tế bị giảm súc chậm thu hồi nên không thanh toán được nợ cho ngân
hàng. Sang năm 2012 và 2013 nền kinh tế đã sáng sủa hơn nên nợ xấu đã giảm
xuống đáng kể từ 749 triệu đồng 6 tháng đầu năm 2012 giảm xuống còn 310
triệu đồng (giảm 58,61%). Tóm lại nhìn chung số lượng nợ xấu tại Ngân hàng
LienVietPostBank - Sở Giao dịch Hậu Giang tuy có tăng nhưng đã giảm vì
vậy ngân hàng cần có nhiều biện pháp thiết thực hơn nữa để xử lý và hạn chế
rủi ro đến mức thấp nhất có thể.
53
Bảng 4.11 Nợ xấu theo chủ thể vay của ngân hàng từ 2010 – 6 tháng 2013
Đvt: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Dân cư
Tổ chức kinh tế
Tổng
2010
Số tiền
5.974
448
6.422
Năm
Chênh lệch
th
th
2012
6 2012 6 2013
2011/2010
2012/2011
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền
%
Số tiền
%
7.854
8.008
7.513
1.320
22,10
560
7,68
607
749
310
237
52,90
(78) (11,39)
8.461
8.757
7.823
1.557
24,24
482
6,04
2011
Số tiền
7.294
685
7.979
( Nguồn: Phòng Kế Toán – Ngân Qũy LienVietPostBank – SGD Hậu giang)
54
6th 2013/ 6th 2012
Số tiền
%
(495)
(6,18)
(439) (58,61)
(934) (10,67)
4.3 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG BƢU ĐIỆN
LIÊN VIỆT - SỞ GIAO DỊCH HẬU GIANG TỪ NĂM 2010 ĐẾN 6
THÁNG ĐẦU NĂM 2013
Mục tiêu hàng đầu của NH TMCP Bưu Điện Liên Việt – Sở Giao dịch
Hậu giang là mở rộng qui mô tín dụng nhưng phải đảm bảo chất lượng. Để
đánh giá hiệu quả tín dụng của ngân hàng đạt hiệu quả như thế nào từ 2010
đến 6 tháng đầu năm 2013, ta cần phân tích các tỷ số tài chính được trình bày
ở bảng 4.11.
4.3.1 Chỉ tiêu dƣ nợ/ vốn huy động
Chỉ tiêu này cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động của ngân hàng, chỉ
tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt. Bởi vì, nếu chỉ tiêu này lớn thì
khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp, ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì
ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động không hiệu quả.
Nhìn chung qua các năm qua tình hình huy động vốn của ngân hàng ngày
càng hiệu quả, biểu hiện rõ là chỉ tiêu này luôn nhỏ hơn một. Nhưng ngược lại
điều này cho ta thấy ngân hàng đã không sử dụng hết nguồn vốn huy động của
mình được biểu hiện ở tỷ lệ tham gia của vốn huy động vào dư nợ qua các
năm luôn giảm. Cụ thể năm 2010 một đồng vốn huy động chỉ có 0,68 đồng dư
nợ. Năm 2011 tình hình huy động vốn cũng cao hơn so với năm 2010 và tốc
độ tăng của vốn huy động lại tăng nhanh hơn tốc độ tăng của dư nợ nên năm
2011 bình quân một đồng vốn huy động có 0,55 đồng dư nợ. Sang năm 2012,
chỉ tiêu này tiếp tục giảm bình quân một đồng vốn huy động có 0,5 đồng dư
nợ. Đến 6 tháng đầu năm 2013 chỉ tiêu này chỉ còn 0,47 đồng dư nợ có trong
một đồng vốn huy động. Mặc dù giảm liên tục nhưng dư nợ của ngân hàng
vẫn tăng qua các năm do tốc độ tăng của dư nợ có chậm hơn so với tốc độ tăng
của vốn huy động. Vì đây là nguồn vốn có chi phí thấp nên ngân hàng đã rất
chú trọng để huy động tối đa, nói chung qua các năm qua ngân hàng đã dần cải
thiện việc sử dụng vốn theo hướng tích cực, thực hiện tốt công tác huy động
vốn nhàn rỗi trong xã hội, được thể hiện qua vốn huy động luôn tăng và ngày
càng tăng nhanh. Vừa hạn chế phụ thuộc vào ngân hàng cấp trên, hơn nữa cho
thấy ngân hàng đang nâng dần vị thế cạnh tranh của mình đối với các tổ chức
tín dụng khác trên cùng địa bàn hoạt động của mình.
4.3.2 Nợ xấu trên tổng dƣ nợ
Đây là chỉ tiêu phản ánh rõ nhất về chất lượng tín dụng của ngân hàng,
thể hiện tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ tại một thời điểm nhất định. Chỉ tiêu
này càng cao cho thấy số tiền cho vay có khả năng mất vốn nhiều, hay rủi ro
tín dụng tăng. Cho nên các ngân hàng nói chung hay LienVietPostBank – Sở
55
Bảng 4.12 Kết quả tín dụng của LienVietPostBank - Sở Giao dịch Hậu
Giang từ 2010- 6 tháng 2013
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Năm
2010
2011
2012
6th 2012
6th 2013
1.Vốn huy
động
Triệu
đồng
352.542 469.176
591.670
518.291
746.337
2. Doanh số
cho vay
Triệu
đồng
340.671 457.642
570.805
543.131
652.886
3. Doanh số
thu nợ
Triệu
đồng
259.294 440.242
533.691
500.358
598.152
4. Nợ xấu
Triệu
đồng
7.979
8.461
8.757
7.823
5. Tổng dư nợ
Triệu
đồng
239.807 257.207
294.321
299.980
349.055
6. Dư nợ bình
quân
Triệu
đồng
199.119 248.507
275.764
278.594
321.688
7. Lợi nhuận
Triệu
đồng
2.838
4.165
5.313
3.201
5.103
8. Doanh thu
Triệu
đồng
10.341
16.749
28.024
12.981
23.299
9. Tổng tài
sản
Triệu
đồng
355.407 473.438
597.181
521.707
751.449
Tổng dư nợ
trên vốn huy
động (5/1)
Lần
0,68
0,55
0,50
0,58
0,47
Tỷ lệ nợ
xấu(4/5)
%
2,68
3,10
2,87
2,92
2,24
Hệ số thu
nợ(3/2)
%
76,11
96,20
93,50
92,12
91,62
Vòng
1,30
1,77
1,94
1,80
1,86
Lợi nhuận
trên doanh
thu (7/8)
%
27,44
24,87
18,96
24,66
21,90
ROA (7/9)
%
0,80
0,88
0,89
0,61
0,68
Vòng quay
tín dụng (3/6)
6.422
56
Giao dịch Hậu Giang nói riêng luôn tìm cách để hạn chế đến mức thấp nhất
chỉ tiêu này xuống mức càng nhỏ càng tốt. Trong các năm qua, ta nhận thấy tỷ
lệ nợ xấu có những biến động nhưng vẫn còn trong mức tương đối ổn định và
dưới mức cho phép của NHNN 5%. Cụ thể nếu như năm 2010 tỷ lệ nợ xấu là
2,68% thì đến năm 2011 đã tăng lên 3,1% nhưng đã có chiều hướng giảm
xuống vào năm 2012 chỉ đạt 2,87% và 6 tháng đầu năm 2013 đã giảm xuống
2,24% so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2012 là 2,92%. Mặc dù có giảm vào
hai năm nay và thấp hơn mức cho phép của NHNN nhưng tỷ lệ nợ xấu vẫn
vượt mức cho phép kế hoạch đề ra của ngân hàng là 2%. Nguyên nhân chủ
yếu vì đa số khách hàng của ngân hàng là hộ sản xuất nên trình độ còn thấp vì
thế việc trả nợ của khách hàng trả lãi đúng thời hạn là thật sự khó khăn. Hơn
nữa thu nhập của người dân mang tính chất mùa vụ và kết thúc mùa vụ họ mới
thanh toán cả gốc và lãi cho ngân hàng nên phụ thuộc rất vào thương lái, giá
cả và thời tiết mùa vụ rất nhiều nên chưa thể làm chủ được đầu ra nên rủi ro về
nguồn thu nhập trả nợ ngân hàng là rất cao. Chính vì vậy ngân hàng cần đẩy
mạnh hơn nữa công tác thẫm định và thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn
của khách hàng.
4.3.3 Hệ số thu nợ
Chỉ tiêu này phản ánh kết quả thu hồi nợ của ngân hàng cũng như khả
năng trả nợ vay của khách hàng, chỉ tiêu này sẽ cho biết ngân hàng sẽ thu
được bao nhiêu tiền từ một đồng doanh số cho vay.
Qua bảng số liệu ta thấy hệ số thu nợ của ngân hàng luôn biến động tăng
giảm qua các năm, đặc biệt trong năm 2011, 2012, và 6 tháng đầu năm 2013
cứ 100 đồng cho vay ra thì ngân hàng thu lại được trên 90 đồng. Điều này cho
thấy công tác thu nợ của ngân hàng rất hiệu quả, một phần cũng nhờ trình độ
tương đối cao của các cán bộ tín dụng trong quá trình thẩm định hồ sơ vay
cũng như theo dõi khách hàng và đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn. Để duy
trì và phát triển hoạt động tín dụng của ngân hàng đòi hỏi ngân hàng cần phải
nỗ lực hơn nữa, cần kết hợp chặt chẽ giữa việc gia tăng doanh số cho vay với
việc tăng cường công tác thu nợ nhằm giúp cho đồng vốn của ngân hàng được
luân chuyển liên tục và đảm bảo an toàn hạ thấp tỷ lệ nợ quá hạn đến mức thấp
nhất.
4.3.4 Vòng quay vốn tín dụng
Đánh giá tốc độ luân chuyển của đồng vốn, thời gian thu hồi nhanh hay
chậm. Vòng quay vốn tín dụng càng lớn thì công tác thu nợ càng có hiệu quả
và ngược lại.
Vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng trong những năm qua có sự biến
57
động theo xu hướng tăng dần, năm 2010 vòng quay tín dụng là 1,3 vòng, đến
năm 2011 là 1,77 vòng tăng đến 0,47 vòng so với năm 2010, và đến năm 2102
tiếp tục tăng 1,96 tăng thêm 0,19 vòng so với năm 2011, trong 6 tháng đầu
năm 2013 cũng tăng 0,06 vòng so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2012. Như
vậy, vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng là khá cao và đều lớn hơn một. Đó
là do ngân hàng chủ yếu là cho vay ngắn hạn, vì các khoản vay ngắn hạn
thường được sử dụng rất hiệu quả, ít rủi ro hơn và khả năng thu hồi nợ nhanh
hơn các khoản vay trung – dài hạn. Việc thu hồi nợ nhanh đã làm cho tốc độ
luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng đạt rất cao.
4.3.5 Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu
Tỷ số này cho ta biết được lợi nhuận bằng bao nhiêu phần trăm doanh
thu. Ngoài ra tỷ số lợi nhuận trên doanh thu còn phụ thuộc rất nhiều vào đặc
điểm của ngành sản xuất kinh doanh, có ngành tỷ số này rất cao như ngành ăn
uống, dịch vụ, du lịch… có ngành tỷ số này rất thấp như ngành kinh doanh
vàng bạc, kinh doanh ngoại tệ. Do đó, để đánh giá chính xác cần phải so sánh
với bình quân ngành hoặc so sánh với các ngân hàng tương tự trong cùng một
ngành. Nhìn vào bảng số liệu 4.12 ta thấy lợi nhuận trên doanh thu của ngân
hàng có tăng giảm qua các năm, cụ thể năm 2010 lợi nhuận đạt được 27,44%
doanh thu, năm 2011 là 24,87%, đến năm 2012 tỷ số này giảm còn 18,96%.
Sang 6 tháng đầu giảm còn 21,9% so với 6 tháng đầu năm 2012 là 24,66%.
Tuy có giảm qua các năm gần đây nhưng tỷ số này luôn đạt trên 20%, từ đó
cho ta thấy hiệu quả kinh doanh của ngân hàng là rất khả quan vì đây là ngành
kinh doanh mà doanh thu đạt được tương đối thấp so với chi phí bỏ ra đầu tư
cũng như duy trì hoạt động. Sở dĩ đạt được tỷ số lợi nhuận khả quan như vậy
đó là nhờ sự lãnh đạo đúng hướng của Ban lãnh đạo cùng với nổ lực của tập
thể cán bộ nhân viên trong ngân hàng.
4.3.6 Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản: ROA
Chỉ số này thể hiện cho ta thấy chất lượng của công tác quản lý tài sản của
ngân hàng. Tại ngân hàng, thành phần tạo ra thu nhập chủ yếu là các khoản tín
dụng và tăng trưởng tín dụng là biện pháp hữu hiệu để gia tăng lợi nhuận. Từ
bảng số liệu, ta thấy tổng tài sản cũng như lợi nhuận của ngân hàng đều tăng
dần qua các năm, nhưng tỷ số ROA vẫn tăng đều qua các năm cụ thể : năm
2010 là 0,8%, năm 2011 là 0,88%, đến năm 2012 tỷ số ROA là 0,89%, sang 6
tháng năm 2013 tỷ số này đạt 0,68% vẫn tăng 0,07% so với 6 tháng đầu năm
2012. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận
cao hơn tốc độ tăng trưởng của tài sản qua các năm, điều này càng cho thấy
công tác quản lý, cũng như tín dụng của ngân hàng ngày càng hiệu quả, vì thế
58
ngân hàng cần quản lý và kiểm tra chặt chẽ hơn nữa về tình hình tài sản tại
SGD, nâng cao chất lượng từng khoản mục, đặc biệt là khoản mục tín dụng,
không chỉ nâng cao chất lượng mà ngân hàng cần phải có chiến lược phát triển
nhằm thu hút khách hàng nhiều hơn, trên cơ sở tăng trưởng lợi nhuận, góp
phần tăng uy tín, thương hiệu của ngân hàng trên địa bàn hoạt động.
59
CHƢƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG TMCP BƢU ĐIỆN LIÊN VIỆT – SỞ GIAO DỊCH
HẬU GIANG
5.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
Mặc dù đạt được tín hiệu khả quan về kết quả kinh doanh cũng như thực
trạng về tín dụng luôn tăng trưởng nhưng trong thời gian qua ngân hàng vẫn
còn tồn tại một số trở trở ngại cần được cải thiện như:
- Nhu cầu vay vốn của khách hàng trên địa bàn ngày càng tăng nhưng
chưa đáp ứng hết cũng như sử dụng triệt để nguồn vốn huy động để mang lại
tối đa lợi nhuận.
- Một số khách hàng vẫn chưa sử dụng đúng mục đích vay vốn dẫn đến
nợ xấu những năm qua vẫn đang chiếm tỷ lệ vượt mức cho phép của ngân
hàng.
- Chênh lệch khá lớn về cơ cấu cho vay chủ yếu là cho vay ngắn hạn
trong lĩnh vực nông nghiệp, đây là lĩnh vực chịu rất nhiều ảnh hưởng vào thị
trường nên tiềm ẩn rủi ro rất lớn cho ngân hàng cho những năm tới.
Nguyên nhân
- LienVietPostBank – Sở Giao dịch Hậu Giang hoạt động với sự cạnh
tranh gay gắt của các ngân hàng quốc doanh với mức lãi suất cho vay thấp hơn
nhiều so với các NHTM nên thu hút hầu như 70% lượng khách hàng trên địa
bàn.
- Địa bàn hoạt động của ngân hàng quá rộng và lượng khách hàng nhỏ lẻ
ngày càng gia tăng nên khâu kiểm soát trong và sau khi cho vay còn lơ là, dẫn
đến khách hàng sử dụng nguồn vốn sai mục đích.
- Do Hậu Giang là một vùng đất thuần nông và chính sách ưu đãi đề án
tín dụng phát triển nông nghiệp nông thôn từ 2010 -2013 của ngân hàng nên
lĩnh vực nông nghiệp luôn được ưu đãi và thu hút khách hàng.
5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CỦA
NGÂN HÀNG
5.2.1 Giải pháp nâng cao công tác huy động vốn
5.2.1.1 Cơ sở đề ra giải pháp
Qua phân tích ta thấy nguồn vốn huy động của ngân hàng có bước tiến
60
triển tốt hơn thể hiện qua mức huy động năm sau cao hơn năm trước, đáp ứng
được nhu cầu vay vốn của khách hàng. Vì đây là nguồn vốn có chi phí thấp
nên cần triển khai huy động tối đa công suất trên địa bàn. Tuy nhiên huy động
vốn của ngân hàng còn một số tồn tại như:
- Lãi suất tiền gửi còn nhiều biến động và thường thấp hơn so với các
Ngân hàng thương mại Quốc doanh.
- Chưa có hệ thống máy ATM trên địa bàn để huy động vốn.
- Công tác truyền thông, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ còn gặp
nhiều khó khăn do chưa có Phòng Marketing riêng biệt.
5.2.1.2 Giải pháp
- Thu hút hơn nữa hoạt động chuyển tiền ngoại hối trên địa bàn.
- Áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt phù hợp với lãi suất thị trường.
Đa dạng các kỳ hạn gửi và lãi suất cụ thể không thấp hơn lãi suất huy động
của các NHTM trên địa bàn, nhưng vẫn đảm bảo lợi ích cho cả hai bên người
gửi tiền và ngân hàng.
- Áp dụng các hình thức huy động dự thưởng trúng vàng, quà tặng
khuyến mãi cho khách hàng gửi vào và một số hình thức huy động khuyến mãi
khác phù hợp với sở thích người dân trên địa bàn theo từng thời kỳ.
- Kết hợp với ban đền bù giải tỏa, tìm hiểu những hộ có nguồn thu từ đền
bù giải tỏa để có hướng tiếp thị khuyến khích khách hàng gửi vào.
- Triển khai các sản phẩm dịch vụ hiện đại như: thẻ ATM, thẻ thanh
toán, thẻ ghi nợ để thu hút tiền nhàn rỗi với lãi suất thấp.
- Chế độ hoa hồng phù hợp cho những tổ chức, cá nhân tìm kiếm và vận
động khách hàng gửi vào ngân hàng.
- Mở thêm một số Phòng Giao dịch ở một số huyện, xã ven thành phố Vị
Thanh.
- Tăng cường giao lưu thiết lập quan hệ giữa ngân hàng với các đơn vị
trong và ngoài địa bàn, thông qua việc mở các chương trình học bổng, hoặc
các chương trình từ thiện vì người nghèo... Từ đó tranh thủ sự đồng tình và
khuyến khích đơn vị giao dịch qua ngân hàng để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi.
- Hàng tháng cần tiến hành treo pano, áp phích tại các tuyến đường chính
nơi có nhiều người qua lại, cũng như phát tờ rơi, tờ bướm, nhằm giới thiệu gói
sản phẩm dịch vụ huy động của ngân hàng tới từng nhà, từng khách hàng ở
những vùng ven, địa bàn đang phát triển nhằm thu hút ngày càng nhiều khách
61
hàng, tăng thị phần tạo ra lượng khách hàng truyền thống ổn định trong kinh
doanh.
- Thường xuyên đưa ra các chương trình khuyến mãi trên truyền hình
làm cho khán giả nhận biết về sản phẩm của chúng ta nhanh hơn bất cứ một bộ
phận thông tin đại chúng nào khác. Dù chi phí có cao nhưng đây là phương
tiện quảng cáo rất hữu hiệu. Truyền hình kết hợp âm thanh, hình ảnh, động
tác, tình tiết sẽ thu hút khách hàng rất lớn vì đa số nông dân ngoài thời gian
làm việc thì tivi là một người bạn rất thân thiết vào mỗi tối.
5.2.2 Giải pháp nâng cao doanh số cho vay
5.2.2.1 Cơ sở đề ra giải pháp
Qua thực trạng phân tích số liệu cho thấy, doanh số cho vay của ngân
hàng đều gia tăng ổn định qua các năm cho thấy ngân hàng đã có những bước
đi đúng đắn trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên chủ yếu
tập trung cho vay trong ngắn hạn và ngân hàng chỉ cho vay đối với khách hàng
là cá thể là chủ yếu, đa số thuộc ngành nông nghiệp.
Doanh số cho vay chưa sử dụng triệt để nguồn vốn huy động do mức lãi
suất cho vay của ngân hàng quá cao so với các ngân hàng quốc doanh trên địa
bàn nên khiến cho khách hàng đặc biệt là các hộ sản xuất rất khó khăn tiếp cận
nguồn vốn vay ngân hàng.
Mức phán quyết cho vay của các Phòng Giao dịch khá thấp, các khoản
vay trên 200 triệu đồng phải trình về Sở Giao dịch phê duyệt, đã không tạo
được tính chủ động cho Phòng Giao dịch và gây tốn kém thời gian cho khách
hàng.
5.2.2.2 Giải pháp
- Xác định lãi suất đầu vào hợp lý, để đầu ra lãi suất cho vay được hạ
thấp mà vẫn đảm bảo lợi nhuận.
- Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, chủ thể vay, thời hạn vay nhằm đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
- Cần tìm kiếm và nhanh chóng hợp tác dịch vụ giữa LienVietPostBank
với các nhà kinh doanh thương mại, dịch vụ khác như: dịch vụ thẻ ATM hợp
tác dịch vụ thanh toán với các nhà cung cấp dịch vụ điện, nước, bưu chính
viễn thông, truyền hình cáp, vệ sinh môi trường…
- Thiết kế mô hình hợp tác tín dụng trả góp với nhà kinh doanh bất động
sản, nhà ở, ô tô, máy tính, thiết bị đắt tiền khác, đối với hộ nuôi trồng thủy sản
đẩy mạnh cho vay theo tổ nhóm.
62
- Kết hợp với các hộ nông dân tổ chức các buổi khuyến nông để thu hút
hơn nữa lượng khách hàng dồi dào này.
- Tiếp cận và quyết tâm lôi kéo các khách hàng lớn kinh doanh hiệu quả.
- Bổ sung thêm cán bộ tín dụng để phục vụ cho công việc cho vay, thẩm
định, bảo lãnh để đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng, không ngừng nâng cao
chất lượng chuyên môn cho các cán bộ tín dụng nhằm đảm bảo chất lượng sử
dụng vốn được tăng trưởng, an toàn và hiệu quả.
- Nâng cao mức độ phê duyệt, phán quyết cho Phòng Giao dịch có thể
tăng lên mức phán quyết từ 300 – 500 triệu đồng nhằm đáp ứng kịp thời nhu
cầu vốn cho khách hàng.
5.2.3 Giải pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng
5.2.3.1 Cơ sở đề ra giải pháp
Qua phân tích các chỉ tiêu đo lường chất lượng tín dụng của ngân hàng
cho thấy hoạt động tín dụng của ngân hàng là khá tốt với vòng quay vốn tín
dụng luôn lớn hơn một đang có xu hướng tăng dần qua từng năm, hệ số thu nợ
đạt tương đối cao trung bình trên 90% và cũng đang có xu hướng tăng dần.
Tuy nhiên lợi nhuận trên doanh thu đang có chiều hướng giảm dần qua các
năm và tỷ lệ nợ xấu vẫn trên 2% vượt mức cho phép của kế hoạch ngân hàng
chủ yếu do các khoản nợ quá hạn xử lý còn chậm một mặt do khách hàng cố
tình dây dưa, né tránh, một mặt do các thủ tục xử lý tài sản đảm bảo của các
cơ quan pháp lý còn quá nhiều khó khăn.
5.2.3.1 Giải pháp
- Tiết kiệm cắt giảm nguồn chi phí hoạt động đến mức thấp nhất.
- Áp đặt chi phí khoán cho một số khâu, phòng ban có sử dụng nguồn chi
phí khó kiểm soát.
- Cán bộ tín dụng cần phải thẩm định thật kỹ trước khi quyết định cho
vay về năng lực và tài chính (nguồn thu nhập chính của khách hàng từ đâu, có
ổn định không). Đối với khách hàng truyền thống cũng cần phải thẩm định
trước và sau khi cho vay để nhằm nắm rõ về tình hình sản xuất kinh doanh của
họ, không vì chủ quan mà đánh giá sai khách hàng.
- Cán bộ tín dụng cần giám sát, theo dõi khách hàng để đảm bảo thu nợ
vào thời điểm kết thúc mùa vụ hoặc kỳ sản xuất kinh doanh nhằm đảm bảo trả
nợ đúng hạn tránh để khách hàng sử dụng vốn sang kinh doanh lĩnh vực khác
dẫn đến rủi ro không thu hồi được nợ sau này.
- Ngân hàng cần thành lập thêm một phòng để kiểm tra định kỳ mục đích
63
sử dụng vốn có đúng mục đích của khách hàng để hạn chế rủi ro và kịp thời xử
lý, vì hiện nay địa bàn hoạt động của ngân hàng quá lớn và nguồn khách hàng
chủ yếu là lĩnh vực nông nghiệp nên việc kiểm tra rất khó khăn và mất rất
nhiều thời gian đi lại của cán bộ tín dụng vì thế nó nằm ngoài khả năng của
cán bộ tín dụng.
- Hàng tháng, hàng quý cần tổ chức sơ kết, đánh giá tình hình cho vay
của từng cán bộ tín dụng để có chế độ khen thưởng cũng như mức lương hợp
lý cho những cán bộ tín dụng thực hiện tốt nhiệm vụ.
- Tổ chức kiểm tra định kỳ hàng tháng, quý để phân loại nợ tốt, nợ xấu
để kịp thời xử lý.
64
CHƢƠNG 6
KẾT LUẬN
6.1 KẾT LUẬN
Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt – Sở Giao dịch Hậu Giang là một
ngân hàng mới thành lập từ khi chia tách tỉnh không lâu nhưng nhìn chung
trong thời gian qua ngân hàng đã nhanh chóng thích ứng cơ chế thị trường,
bám sát mục tiêu nhiệm vụ của ngân hàng, đã xác định đúng đối tượng phục
vụ chủ yếu là “Nông nghiệp & Nông thôn” và ngân hàng còn mở rộng giao
dịch với nhiều đối tượng khác nhau.
Với sự nỗ lực không ngừng quyết tâm của toàn bộ cán bộ trong ngân
hàng thì trong các năm qua ngân hàng đã đạt được một kết quả kinh doanh rất
khả quan như: lợi nhuận và nguồn vốn huy động ngày càng tăng trưởng đều
nhưng bên cạnh đó ngân hàng chưa sử dụng thật hiệu quả nguồn vốn huy động
vào cho vay, ngân hàng cần tăng cường hơn nữa các biện pháp để sử dụng triệt
để nguồn vốn huy động giúp ngân hàng đạt được lợi nhuận cao nhất trong
những năm tới.
Quy mô tín dụng từng bước mở rộng, trong các kết quả đạt được của
ngân hàng thì tăng trưởng tín dụng của ngân hàng không ngừng tăng, doanh số
cho vay liên tục tăng, khả năng thu hồi đạt kết quả khá tốt, dư nợ tăng theo
tương ứng bên cạnh đó thì nợ xấu cũng tăng cao do ảnh hưởng của dịch bệnh,
giá cả tăng cao do những khách hàng đến vay phần lớn là nông dân làm nông
nghiệp nên phụ thuộc vào điều kiện khách quan rất lớn.
Tóm lại hiệu quả tín dụng đạt được của ngân hàng trong thời gian qua là
rất tốt nó đã thể hiện uy tín của ngân hàng được nâng cao, khẳng định vị thế
cạnh tranh trên địa bàn hoạt động của mình. Đạt được kết quả như trên là nhờ
sự chỉ đạo, quan tâm sâu sắc của Ban lãnh đạo trong tỉnh, đồng thời cùng nỗ
lực phấn đấu vì nhiệm vụ chung của toàn thể cán bộ công nhân viên, với tinh
thần đoàn kết nội bộ, phong cách phục vụ chu đáo, tận tình, vui vẻ, thực hiện
đơn vị trong sạch vững mạnh.
6.2 KIẾN NGHỊ
Qua thời gian thực tập tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt – Sở
Giao dịch Hậu Giang cùng với quá trình phân tích thực trạng tín dụng của
ngân hàng. Với mục tiêu nhằm nâng cao hiệu quả và hạn chế rủi ro trong tín
dụng của Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt – Sở Giao dịch Hậu Giang,
em xin phép đưa ra một số kiến nghị như sau:
65
6.2.1 Kiến nghị với NHNN
Cần tăng cường công tác thanh tra, giám sát hoạt động của các ngân hàng
một cách chặt chẽ để tạo ra sự cạnh tranh công bằng và lành mạnh giữa các
ngân hàng và thông tin cho các ngân hàng trong cùng hệ thống một cách kịp
thời và chính xác.
NHNN cần có những chính sách, văn bản quản lý chặt chẽ và xử lý
nghiêm những trường hợp vi phạm quy định về chính sách tiền tệ như: không
tuân thủ lãi suất huy động cũng như lãi suất cấp tín dụng dẫn đến tình trạng
cạnh tranh không lành mạnh, làm cho khách hàng gặp nhiều khó khăn, các qui
trình cấp tín dụng sai dẫn đến nợ xấu và nợ quá hạn… NHNN hoàn thiện hơn
chính sách về các mục dự trữ và dự phòng để ngân hàng hoạt động ổn định,
hiệu quả và an toàn cho khách hàng.
6.2.2 Kiến nghị đối với các cơ quan chức năng, ban ngành trên địa
bàn
Các UBND xã, phường và các tổ chức chính trị xã hội… cần đơn giản
hóa các giấy tờ công chứng, xác nhận thủ tục vay vốn (như: giấy đề nghị vay
vốn, giấy ủy quyền…) nhằm tạo thuận lợi đảm bảo về mặt thời gian, chi phí
đối với người dân có nhu cầu vay vốn.
Sở Tư pháp nên hướng dẫn chỉ đạo đôn đốc Tòa án, Phòng thi hành án
về thủ tục pháp lý cũng như bàn giao, tiến hành cưỡng chế phát mãi nhanh tài
sản thế chấp để xử lý thu hồi nợ, góp phần phối hợp tốt giữa ngân hàng với tòa
án nhằm xử lý các khoản nợ tồn đọng hiệu quả hơn.
Sở Thông tin và Truyền thông nên duy trì và tiếp tục đảm bảo thông tin
về tình hình Kinh tế - Xã hội đến mọi người một cách chính xác và kịp thời,
tránh thông tin mập mờ gây hoang mang cho dân chúng, mà từ đó ảnh hưởng
đến các khoản tiền gửi tại ngân hàng.
Sở Công thương và Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn cần phối hợp
đảm bảo bình ổn giá cả cũng như nguồn nguyên liệu đầu vào của các sản
phẩm nông nghiệp, thủy sản… nhằm giúp cho các hộ sản xuất và doanh
nghiệp an tâm sản xuất và đạt hiệu quả cao, từ đó nguồn vốn trả nợ cho ngân
hàng được ổn định hơn.
66
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Ái Kết và cộng sự, 2009. Giáo trình lí thuyết Tài chính – Tiền tệ.
NXB Giáo dục Việt Nam.
2. Nguyễn Đăng Dờn, 2009. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. NXB Đại
học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh.
3. Nguyễn Minh Kiều, 2012. Tài chính doanh nghiệp căn bản. NXB Lao
động – Xã hội.
4. Nguyễn Năng Phúc, 2008. Phân tích báo cáo tài chính. NXB Đại học
Kinh Tế Quốc Dân.
5. Thái Văn Đại, 2012. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Đại học Cần
Thơ.
6. Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt, 2010. Quản trị ngân hàng
thương mại. NXB Đại học Cần Thơ.
7. Võ Ngọc Toàn, 2011. Phân tích hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT
Chi nhánh Cái Răng. Luận văn Đại học. Đại học Cần Thơ.
8. Nguyễn Đặng Minh, 2012. Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại
Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt – Sở Giao dịch Hậu Giang. Luận văn
Đại học. Đại học Tây Đô.
9. Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN.
10. Quyết định số 324/1998/QĐ-NHNN.
67
[...]... KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP BƢU ĐIỆN LIÊN VIỆT SỞ GIAO DỊCH HẬU GIANG 3.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP BƢU ĐIỆN LIÊN VIỆT - SỞ GIAO DỊCH HẬU GIANG 3.1.1 Tổng quát về Ngân hàng TMCP Bƣu Điện Liên Việt - Sở Giao dịch Hậu Giang Địa Chỉ : số 32, Nguyễn Công Trứ, phường I, Vị Thanh, Hậu Giang Tên viết tắt : LienVietPostBank Điện thoại : 07116270680, Fax : 07113581737 - Ngân hàng Liên Việt được thành... Giao dịch Hậu Giang Chương 4: Phân tích thực trạng tín dụng của Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt – Sở Giao dịch Hậu Giang Chương 5: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt – Sở Giao dịch Hậu Giang Chương 6: Kết luận 3 CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Các khái niệm về hoạt động tín dụng Tín dụng ra đời từ rất sớm so với... tài: Phân tích thực trạng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Bƣu Điện Liên Việt – Sở Giao dịch Hậu Giang để làm luận văn tốt nghiệp 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Mục tiêu chung của đề tài là đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt – Sở Giao dịch Hậu Giang từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng tại. .. Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt – Sở Giao dịch Hậu Giang 1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của đề tài này là tín dụng của Ngân hàng Bưu Điện Liên Việt – Sở Giao dịch Hậu Giang từ năm 2010 – 6/2013 1.4 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU Qua quá trình làm bài, bên cạnh việc xử lý và phân tích các số liệu thực tế tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt – Sở Giao dịch Hậu Giang tôi còn tham khảo... Minh, 2012 Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt – Sở Giao dịch Hậu Giang Luận văn Đại học Trường Đại học Tây Đô Luận văn đã phân tích tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng trong thời gian từ năm 2010 đến 2012, đồng thời cũng phân tích và nêu lên được những nguyên nhân dẫn tới rủi ro tín dụng Từ những cơ sở lý luận đã nghiên cứu và trên cơ sở phân tích những... tín dụng, đưa ra một số biện pháp nhằm từng bước hoàn thiện hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt – Sở Giao dịch Hậu Giang từ đó hạn chế rủi ro tín dụng có thể phát sinh 1.5 CẤU TRÚC LUẬN VĂN Bố cục bài luận văn gồm có các chương: Chương 1: Giới thiệu Chương 2: Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Khái quát về Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt – Sở Giao dịch Hậu Giang. .. nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng tại ngân hàng 1 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Để nội dung đề tài đạt được các mục tiêu nêu trên cần phân tích rõ các hoạt động và chỉ tiêu sau: (1) Đánh giá thực trạng cho vay, thu nợ, dư nợ, nợ xấu của Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt từ năm 2010 – 6/2013 (2) Đánh giá hiệu quả tín dụng của Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt- Sở Giao dịch Hậu Giang từ năm 2010 – 6/2013 (3) Đề xuất... đơn vị kinh doanh và toàn thể cán bộ nhân viên của ngân hàng đã nổ lực vượt qua thử thách - Ngày 01/05/2008 trụ sở chính của Ngân hàng Liên Việt được đặt tại thị xã Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang Ngân hàng Liên Việt đã chính thức tổ chức lễ khai trương hoạt động ngân hàng - Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt (LienVietPostBank) tiền thân là Ngân hàng Liên Việt (LienVietBank) được thành lập theo giấy phép thành... 28/03/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Năm 2011, với việc Tổng công ty Bưu chính Việt Nam góp vốn vào LienVietBank bằng giá trị Công ty Dịch vụ tiết kiệm Bưu Điện (VPSC) và bằng tiền mặt Ngân hàng Liên Việt đã được Thủ tướng Chính phủ và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép đổi tên thành Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt Cùng với sự đổi tên này, Tổng công ty Bưu chính Việt Nam chính thức... quả tín dụng của Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt – Sở Giao dịch Hậu Giang trong những năm tới 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vi về thời gian Thông tin số liệu được sử dụng cho luận văn là thông tin số liệu từ năm 2010 – 6/2013 Luận văn được thực hiện trong thời gian từ ngày 29/07/2013 đến ngày 18/11/2013 1.3.2 Phạm vi về không gian Luận văn này được thực hiện trên số liệu tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện