Phân tích doanh số thu nợ của ngân hàng

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng tín dụng tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việt sở giao dịch hậu giang (Trang 49)

Trong hoạt động của mình, ngân hàng rất quan tâm đến chỉ tiêu về doanh số cho vay bên cạnh đó ngân hàng cũng quan tâm về chỉ tiêu doanh số thu nợ.

39

Nó biểu hiện hiệu quả việc sử dụng vốn của ngân hàng cũng như đơn vị đi vay. Vì một trong những nguyên tắc hoạt động tín dụng là vốn vay phải được thu hồi cả gốc và lãi theo thời hạn đã thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng. Từ đó mà ngân hàng có thể luân chuyên được nguồn vốn của mình một cách dễ dàng và linh hoạt hơn trong việc đầu tư của mình. Như vậy, doanh số thu nợ cũng là một trong những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng trong từng thời kỳ của ngân hàng.

Doanh số thu nợ là tổng số tiền mà ngân hàng đã thu hồi lại từ các khoản giải ngân trong một thời gian nhất định. Vì vậy, công tác thu nợ là công tác quan trọng không thể thiếu trong hoạt động tín dụng. Nó sẽ quyết định phương hướng cho vay đối với khách hàng. Cụ thể như đối với khách hàng nào, chủ thể vay nào, ngành nghề nào mà có thể thu hồi vốn và lãi đầy đủ, nhanh hoặc đúng theo thời hạn thì sẽ cho vay nhiều, đối với những đối tượng đó và ngược lại sẽ chấm dứt cho vay đối với khách hàng nào không thực hiện tốt việc trả nợ. Do đó doanh số thu nợ tăng là điều rất tốt vì vốn vay được thu hồi nhanh, giảm được rủi ro tín dụng và đảm bảo cho nguồn vốn được luân chuyển tốt hơn, nhanh hơn. Tuy nhiên doanh số thu nợ cao hay thấp còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như kỳ hạn của nợ, kết quả kinh doanh của khách hàng hoặc do các điều kiện khách quan khác. Để đánh giá công tác thu nợ của Sở Giao dịch như thế nào ta đi vào phân tích tình hình thu nợ của ngân hàng như sau:

4.2.3.1 Phân tích doanh số thu nợ theo kỳ hạn tín dụng

Để hiểu rõ hơn về doanh số thu nợ theo kỳ hạn tín dụng ta đi vào phân tích số liệu được trình bày ở bảng 4.6.

Thu nợ ngắn hạn

Do áp đặt nhiều chỉ tiêu kinh doanh lên cán bộ công nhân viên nên chỉ tiêu thu hồi nợ cũng là một trong những chỉ tiêu quan trọng để xem xét bảng lương cán bộ tín dụng hàng tháng vì thế ngoài tốc độ tăng tương đối ổn định của doanh số cho vay, thì tình hình thu nợ tại ngân hàng cũng có chiều hướng rất tốt đẹp. Do doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất nên doanh số thu nợ ngắn hạn cũng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số thu nợ theo kỳ hạn tín dụng của ngân hàng. Qua bảng số liệu 4.6 ta thấy tình hình thu nợ ngắn hạn của ngân hàng thể hiện như sau: năm 2010 thu nợ đạt 231.342 triệu đồng, năm 2011 thu hồi được 388.910 triệu đồng tăng 157.568 triệu đồng (tức tăng 68,11%) so với năm 2010. Trong hai năm vừa qua mặc dù tình hình lạm phát tăng cao nhưng việc thu hồi vẫn có tỷ trọng doanh số thu nợ cao như vậy là do ngân hàng rất thận trọng trong việc cho khách hàng vay và chỉ cho vay đối với những đối tượng khách hàng có nhu cầu thật cần vốn và có

40

Bảng 4.6 Doanh số thu nợ theo kỳ hạn tín dụng của ngân hàng từ 2010 – 6 tháng 2013

Đvt: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2010 2011 2012 6th 2012 6th 2013 2011/2010 2012/2011 6th 2013/ 6th 2012 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Ngắn hạn 231.342 388.910 418.938 436.462 515.841 157.568 68,11 30.028 7,72 79.379 18,19 Trung - dài hạn 27.952 51.332 114.753 63.896 82.311 23.380 83,64 63.421 123,55 18.415 28,82

Tổng 259.294 440.242 533.691 500.358 598.152 180.948 69,78 93.449 21,23 97.794 19,54

41

phương án trả nợ hiệu quả, tài sản đảm bảo tốt. Mặt khác do cán bộ tín dụng đã làm tốt công việc thẩm định, kiểm tra giám sát trước, trong và sau khi cho vay. Năm 2012 thu hồi nợ đạt 418.938 triệu đồng, tăng 30.028 triệu đồng (tức tăng 7,72%) so với năm 2011, 6 tháng đầu năm 2013 đạt 515.841 triệu đồng, tăng 79.379 triệu đồng (tức tăng 18,19%) so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2012. Sở dĩ tỷ trọng trong năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 xuống thấp là vì tỷ trọng doanh số cho vay trong năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 tương đối bình ổn so với các năm trước đó nên tốc độ thu hồi xuống thấp là một điều hiển nhiên.

Thu nợ trung và dài hạn

Xét về kết cấu trong doanh số thu nợ ta thấy doanh số thu hồi nợ trung và dài hạn luôn chiếm tỷ trọng rất thấp chỉ khoản 15% trong tổng doanh số thu nợ, thường từ 1 đến 5 năm đối với trung hạn, trên 5 năm đối với dài hạn nên số vốn thu hồi rất chậm, một năm chỉ có thu hồi 2 hay 3 kỳ nên doanh số thu hồi nợ chiếm tỷ trọng không cao là điều hiển nhiên. Năm 2011, doanh số thu hồi nợ trung và dài hạn đạt 51.332 triệu đồng, tăng 23.380 triệu đồng (tức tăng 83,64%) so với năm 2011, năm 2012 đạt 114.753 triệu đồng, tăng 63.421 triệu đồng (tức tăng 123,55%) so với năm 2011. Do trong hai năm qua hầu hết các khoản nợ đã đến hạn ngân hàng đã thu hồi được (chủ yếu là trung hạn). Đến 6 tháng đầu năm 2013 doanh số thu nợ đạt 82.311 triệu đồng, tăng 18.415 triệu đồng (tức tăng 28,82%) so với 6 tháng đầu năm 2011, tuy số tương đối thu hồi có giảm xuống nhưng về số tuyệt đối là bình ổn.

Xét về tổng quan ta có thể nhận xét rằng mức độ thu hồi nợ so với doanh số cho vay là rất tốt, không chênh lệch quá cao. Đạt được kết quả này nguyên nhân là do các khoản cho vay của Sở Giao dịch luôn được thẩm định và giải quyết cho vay theo đúng trình tự quy định và thủ tục cho vay của ngân hàng, và chủ yếu là do hệ thống kiểm toán từ xa hằng ngày của ngân hàng đã làm việc rất hiệu quả, bên cạnh đó cứ ba tháng thì Hội sở sẽ cử đoàn kiểm toán nội bộ xuống tận địa bàn để xem xét lại các khoản vay và hồ sơ vay cũng như tất toán. Đó có thể coi là một phương án kiểm tra cũng như đánh giá hoạt động của ngân hàng rất hiệu quả.

4.2.3.2 Phân tích doanh số thu nợ theo chủ thể vay

Doanh số thu nợ thuộc các đối tượng theo chủ thể vay của ngân hàng đều tăng ổn định qua các năm về số tiền, nhưng ngoại trừ tỷ trọng của doanh số thu nợ lại giảm dần qua các năm nhưng xét về số tuyệt đối thì vẫn tăng ổn định. Để hiểu rõ hơn về tình hình tăng giảm của doanh số thu nợ ta sẽ đi vào phân tích số liệu thực tế được trình bày ở bảng 4.7 và hình 4.3.

42

Hình 4.3 Doanh số thu nợ theo chủ thể vay của ngân hàng từ 2010 – 6 tháng 2013

Nhìn vào biểu đồ 4.3 ta thấy doanh số thu nợ của ngân hàng tăng đều qua các năm và tăng cao nhất vào 6 tháng đầu năm 2013, trong đó cột thu nợ đối với dân cư chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng thu nợ vì chủ yếu là cho vay hộ sản xuất nên tình hình thu nợ đối với chủ thể này chiếm tỷ trọng cao. Qua bảng số liệu ta sẽ thấy sự tăng lên với số liệu cụ thể là bao nhiêu, thì không khác gì tình hình cho vay tình hình thu nợ cũng vậy. Điều này thể hiện chất lượng tín dụng trong những năm qua đã đạt khá tốt, không chỉ mở rộng hoạt động tín dụng, tìm kiếm thị trường gia tăng doanh số cho vay và còn chú trọng kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng, thường xuyên đôn đốc khách hàng trả nợ khi đến hạn. Cụ thể như cán bộ tín dụng quản lý phải thường xuyên điện thoại nhắc nhở khách hàng chuẩn bị đóng lãi hoặc trả nợ trước đó khoản 10 ngày. Nhưng chủ yếu thu nhiều từ các hộ sản xuất kinh doanh và nông nghiệp vì đây là các chủ thể vay vốn chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong doanh số cho vay của ngân hàng.

Ta thấy doanh số thu nợ đối với chủ thể dân cư cũng tăng đều qua các năm. Đối tượng khách hàng thuộc chủ thể này khá đa dạng (cán bộ công nhân viên, cá nhân, hộ sản xuất kinh doanh, hộ sản xuất nông nghiệp…). Đây là chủ thể vay rất linh hoạt là nhạy bén trong kinh doanh, vốn đầu tư của họ luôn được quay vòng rất nhanh nên nhu cầu vay vốn cũng khá cao.Thực tế như sau: năm 2010 doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế này đạt 233.650 triệu đồng, năm 2011 tăng lên 399.344 triệu đồng, tương ứng tăng 165.694 triệu

- 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 2010 2011 2012 6 tháng 2012 6 tháng 2013 Triệu đồng Dân cư Tổ chức kinh tế Tổng

43

Bảng 4.7 Doanh số thu nợ theo chủ thể vay của ngân hàng từ 2010 – 6 tháng 2013

Đvt: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2010 2011 2012 6th 2012 6th 2013 2011/2010 2012/2011 6th 2013/ 6th 2012 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Dân cư 233.650 399.344 435.497 451.973 519.610 165.694 70,92 36.153 9,05 67.637 14,96 Tổ chức kinh tế 25.644 40.898 98.194 48.385 78.542 15.254 59,48 57.296 140,09 30.157 62,33

Tổng 259.294 440.242 533.691 500.358 598.152 180.948 69,78 93.449 21,23 97.794 19,54

44

đồng (tức tăng 70,92%) so với năm 2010, năm 2012 đạt 435.497 triệu đồng, tăng 36.153 triệu đồng (tức tăng 9,05%) so với năm 2011. Sang 6 tháng đầu năm 2013 doanh số đạt 519.610 triệu đồng, tăng 67.637 triệu đồng, (tức tăng 14,96%) so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2012.

Còn về doanh số thu nợ chủ thể tổ chức kinh tế qua biểu đồ ta thấy thu nợ đối với chủ thể này chiếm tỷ trọng rất nhỏ vì do doanh số cho vay ở chủ thể này cũng chiếm tỷ trọng rất nhỏ nhưng vẫn tăng liên tục qua các năm. Một phần là do các chủ thể này ở tỉnh phát triển nhanh, với số lượng nhiều, mặt khác là do các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả nên có khả năng trả nợ tốt cho ngân hàng. Cụ thể: năm 2010 đạt 25.644 triệu đồng, năm 2011 tăng lên đạt 40.898, tương ứng tăng 15.254 triệu đồng, (tức tăng 59,48%) so với năm 2010. Năm 2012 doanh số đạt 98.194 triệu đồng, tăng 57.296 triệu đồng tương ứng 140,09% so với năm 2011. Sang 6 tháng đầu năm 2013 đạt 78.542 triệu đồng, tăng 30.157 triệu đồng, (tức tăng 62,33%). Nhìn chung, công tác thu nợ của ngân hàng là rất tốt và tăng dần qua các năm. Điều này thể hiện được khả năng làm việc của các cán bộ tín dụng của ngân hàng là rất tốt, công tác thẩm định hồ sơ cẩn thận, đánh giá khách hàng tương đối chính xác, điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thu nợ dễ dàng và đúng hạn. Vì thế đã hạn chế được các khoản chi phí thu hồi nợ, chi phí dự phòng cho các nhóm nợ rủi ro, nên đã làm lợi nhuận của ngân hàng tăng lên qua các năm.

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng tín dụng tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việt sở giao dịch hậu giang (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)