4.2.4.1 Phân tích tình hình dư nợ theo kỳ hạn tín dụng
Chỉ tiêu dư nợ có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng, dư nợ của ngân hàng tỷ lệ nghịch với thu nợ báo cáo qua từng năm của ngân hàng và tỷ lệ thuận với doanh số cho vay điều đó phản ánh công tác thu nợ của ngân hàng đạt được bao nhiêu thì số dư càng ít bấy nhiêu. Dư nợ là số tiền còn lại lũy kế của những năm trước chưa thu hồi và số dư nợ phát sinh trong năm hiện hành. Nó là chỉ tiêu đánh giá quy mô hoạt động trong từng thời kỳ. Mức dư nợ cho vay của ngân hàng càng cao cho thấy ngân hàng đó có quy mô hoạt động tín dụng rộng, nguồn vốn mạnh và đa dạng. Tuy nhiên, mức dư nợ của ngân hàng càng cao thì rủi ro tín dụng cũng tăng. Nói như vậy không phải ngân hàng không nên tăng mức dư nợ. Tăng mức dư nợ thì càng khẳng định hoạt động của ngân hàng càng phát triển và có phương hướng hoạt động đúng nếu có kiểm tra và giám sát chặt chẽ hoạt động tín dụng. Vì vậy, khi ngân hàng muốn mở rộng quy mô hoạt động tín dụng thì đồng thời phải đảm bảo mức rủi ro có thể chấp nhận được. Và để hiểu rõ hơn về tình hình dư nợ của ngân hàng ta hãy xem xét và phân tích bảng số liệu 4.8.
45
Bảng 4.8 Doanh số dƣ nợ theo kỳ hạn tín dụng của ngân hàng từ 2010 – 6 tháng 2013
Đvt: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm Chênh lệch
2010 2011 2012 6th 2012 6th 2013 2011/2010 2012/2011 6th 2013/ 6th 2012 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Ngắn hạn 196.296 200.634 214.932 233.010 259.320 4.338 2,21 14.298 7,13 26.310 11,29 Trung - dài hạn 43.511 56.573 79.389 66.970 89.735 13.062 30,02 22.816 40,33 22.765 33,99
Tổng 239.807 257.207 294.321 299.980 349.055 17.400 7,26 37.114 14,43 49.075 16,36
46
Như ta đã nói ở trên, dư nợ của ngân hàng tỷ lệ nghịch với thu nợ báo cáo qua từng năm của ngân hàng, trong các năm vừa qua tình hình thu nợ luôn tăng trưởng nhưng vì sao nhìn vào bảng số liệu 4.8 ta thấy doanh số dư nợ vẫn tăng đều qua từng năm. Điều này chính là do dư nợ là số tiền còn lại lũy kế của những năm trước chưa thu hồi và số dư nợ phát sinh trong năm hiện hành. Và nhìn về số tương đối ta thấy tỷ trọng tốc độ tăng trưởng qua từng năm của ngân hàng luôn giảm rõ rệt so với doanh số thu nợ như bảng 4.6. Cụ thể năm 2010 tổng dư nợ đạt 239.807 triệu đồng, và tăng lên 257.207 triệu đồng vào năm 2011 tức tăng lên 17.400 triệu đồng, tương đương với tốc độ tăng 7,26%, dư nợ tiếp tục tăng lên ở năm 2012 đạt 294.321 triệu đồng với tốc độ tăng 14,43% tức tăng thêm 37.114 triệu đồng so với năm 2011. Sang 6 tháng đầu năm 2013 đạt 349.055 triệu đồng, tăng 49.075 triệu đồng, tương đương tăng với tốc độ 16,36% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân làm cho dư nợ của ngân hàng trong những năm qua tăng lên là do nền kinh tế của tỉnh đang trên đà phát triển, tình hình sản xuất kinh doanh đang diễn ra sôi động, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao, nên khách hàng có nhu cầu về vốn của họ cũng tăng cao. Vì vậy DSCV của SGD tăng lên làm cho dư nợ cũng tăng theo vì một phần nào đó doanh số dư nợ tỷ lệ thuận với DSCV. Dư nợ tín dụng tăng cho thấy qui mô hoạt động và khả năng cho vay của ngân hàng được mở rộng và uy tín của ngân hàng cũng được nâng cao. Tuy nhiên, dư nợ tăng cao cũng chưa chắc là tốt, cần phải tăng trưởng dư nợ một cách hợp lý để hạn chế các rủi ro, vì trong đó tiềm ẩn các khoản nợ khó đòi, nợ quá hạn, nợ xấu rất lớn. Số liệu thực tế cụ thể phát sinh qua các năm của dư nợ phân theo thời hạn của ngân hàng như sau:
Dư nợ ngắn hạn
Về mặt kết cấu dư nợ tại ngân hàng, ta cũng thấy có một điểm chung giống như DSCV và doanh số thu nợ là tỷ trọng của ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ của ngân hàng và có xu hướng tăng dần qua các năm. Dư nợ năm sau luôn cao hơn năm trước, năm 2011 đạt 200.634 triệu đồng, tăng 4.338 triệu đồng (tức tăng 2,21%) so với năm 2010, năm 2012 tiếp tục tăng lên 214.932 triệu đồng, tăng 14.298 triệu đồng (tức tăng 7,13%) so với năm 2011. Sang 6 tháng đầu năm 2013 dư nợ đạt 259.320 triệu đồng, tăng 26.310 triệu đồng, tương đương 11,29% so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân do doanh số cho vay ngắn hạn của ngân hàng luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu cho vay và luôn lớn hơn doanh số thu nợ ngắn hạn của ngân hàng. Vì đặc điểm kinh tế của Hậu Giang là kinh doanh nhỏ lẻ, sản phẩm được tạo ra trong thời gian ngắn và được tiêu thụ nhanh chóng nên khách hàng của ngân hàng đa số là những đối tượng vay vốn với thời hạn ngắn.
47 Dư nợ trung và dài hạn
Đối với dư nợ trung và dài hạn của ngân hàng tốc độ tăng tương đối bằng nhau chỉ giảm xuống vào 6 tháng đầu năm 2013, điều này cho thấy ngân hàng quản lý tốt việc cho vay có thời gian dài với tốc độ tăng không cao và còn đang có chiều hướng giảm. Cụ thể năm 2010 là 43.511 triệu đồng, năm 2011 số dư nợ này tăng lên 13.062 triệu đồng, (tăng 30,02%) so với năm 2010, đến năm 2012 số dư nợ này lại tiếp tục tăng lên 22.816 triệu đồng, (tăng 40,33%) so với năm 2011, sang 6 tháng đầu năm 2013 vẫn tiếp tục tăng thêm 22.765 triệu đồng, (tăng 33,99%) so với 6 tháng đầu năm 2012.
Ta thấy trong các năm qua tốc độ tăng trưởng doanh số dư nợ trung và dài hạn luôn trong khoảng 30% - 40% so với tốc độ tăng trưởng của DCSV đều bằng nhau, ngoài mặt ta có thể thấy việc phát triển dư nợ tăng lên sẽ làm rủi ro tín dụng của ngân hàng cũng tăng lên nhưng vì đây là khoản cho vay trung và dài hạn nên ta không thể nhận định được điều này trong hiện tại vì có những khoản vay kéo vài từ 3 - 5 năm mới tất toán nên có thể qua những năm sau khi đến hạn thu hồi nợ thì dư nợ sẽ giảm.
4.2.4.2 Phân tích tình hình dư nợ theo chủ thể vay
Việc phân phối vốn tín dụng của ngân hàng bên cạnh mục đích đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn, nó còn thể hiện mục tiêu đầu tư của ngân hàng trong nền kinh tế. Ngân hàng muốn mở rộng ngành nào, thu hẹp ngành nào được đánh giá dựa vào mức dư nợ hàng năm có tăng trưởng hay không. Dưới đây ta sẽ xem xét tình hình dư nợ theo từng chủ thể vay tại ngân hàng từ năm 2010 đến 6 tháng năm 2013 được trình bày ở bảng 4.9 và hình 4.4.
Hình 4.4 Doanh số dƣ nợ theo chủ thể vay của ngân hàng từ 2010 – 6 tháng 2013 - 100,000 200,000 300,000 400,000 2010 2011 2012 6 tháng 2012 6 tháng 2013 Triệu đồng Dân cư Tổ chức kinh tế Tổng
48
Bảng 4.9 Doanh số dƣ nợ theo chủ thể vay của ngân hàng từ 2010 – 6 tháng 2013
Đvt: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm Chênh lệch
2010 2011 2012 6th 2012 6th 2013 2011/2010 2012/2011 6th 2013/ 6th 2012 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Dân cư 207.036 209.273 224.308 234.469 253.840 2.237 1,08 15.035 7,18 19.371 8,64 Tổ chức kinh tế 32.771 47.934 70.013 65.511 95.215 15.163 46,27 22.079 46,06 29.704 42,43
Tổng 239.807 257.207 294.321 299.980 349.055 17.400 7,26 37.114 14,43 49.075 16,67
49
Nhìn vào biểu đồ 4.4 ta thấy doanh số dư nợ tăng đều qua các năm và chủ thể dân cư vẫn là thành phần chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ. Cụ thể năm 2011 dư nợ ngân hàng đạt 257.207 triệu đồng, tăng 17.400 triệu đồng hay tăng 7,26% so với năm 2010, sang năm 2012 dư nợ ngân hàng đạt 294.321 triệu đồng, tăng 37.114 triệu đồng hay tăng 14,43% so với năm 2011, đến 6 tháng đầu năm 2013 dư nợ đạt 349.055 triệu đồng, tăng 49.075 triệu đồng hay tăng 16,67% so với 6 tháng đầu năm 2012 tốc độ tuy có tăng liên tục qua các năm nhưng vẫn chậm hơn tốc độ tăng của doanh số cho vay do tốc độ tăng của thu nợ tương đối bằng so với tốc độ tăng của doanh số cho vay. Điều này cho thấy quy mô hoạt động tín dụng của ngân hàng ngày càng được mở rộng đồng thời cũng cho thấy uy tín của ngân hàng được nâng cao hơn, khách hàng giao dịch đông hơn, nâng cao vị thế cạnh tranh của ngân hàng góp phần tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Trong đó thì dư nợ về chủ thể dân cư vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng dư nợ nhưng tốc độ tăng trưởng lại thấp hơn chủ thể tổ chức kinh tế. Điều này phản ánh ngân hàng tập trung vào hình thức cho vay hộ sản xuất, cá nhân… vì đây là chủ thể vay chủ yếu cho vay ngắn hạn, vừa phù hợp với đặc điểm kinh tế địa phương vừa theo mùa vụ, chu kỳ sản xuất thu lợi nhuận cao vừa hạn chế được rủi ro, vừa giảm bớt chi phí trả lãi cho khách hàng. Mặt khác, giúp cho ngân hàng quay vòng đồng vốn một cách nhanh chóng, giảm thiểu rủi ro. Bên cạnh đó ngân hàng đang chú trọng mở rộng cho vay đối với các tổ chức kinh tế để đáp ứng nhu cầu khách hàng nhằm tìm kiếm khách hàng tiềm năng và trên hết là mang lại lợi nhuận tối đa cho ngân hàng.