Chỉ tiêu này cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động của ngân hàng, chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt. Bởi vì, nếu chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp, ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động không hiệu quả.
Nhìn chung qua các năm qua tình hình huy động vốn của ngân hàng ngày càng hiệu quả, biểu hiện rõ là chỉ tiêu này luôn nhỏ hơn một. Nhưng ngược lại điều này cho ta thấy ngân hàng đã không sử dụng hết nguồn vốn huy động của mình được biểu hiện ở tỷ lệ tham gia của vốn huy động vào dư nợ qua các năm luôn giảm. Cụ thể năm 2010 một đồng vốn huy động chỉ có 0,68 đồng dư nợ. Năm 2011 tình hình huy động vốn cũng cao hơn so với năm 2010 và tốc độ tăng của vốn huy động lại tăng nhanh hơn tốc độ tăng của dư nợ nên năm 2011 bình quân một đồng vốn huy động có 0,55 đồng dư nợ. Sang năm 2012, chỉ tiêu này tiếp tục giảm bình quân một đồng vốn huy động có 0,5 đồng dư nợ. Đến 6 tháng đầu năm 2013 chỉ tiêu này chỉ còn 0,47 đồng dư nợ có trong một đồng vốn huy động. Mặc dù giảm liên tục nhưng dư nợ của ngân hàng vẫn tăng qua các năm do tốc độ tăng của dư nợ có chậm hơn so với tốc độ tăng của vốn huy động. Vì đây là nguồn vốn có chi phí thấp nên ngân hàng đã rất chú trọng để huy động tối đa, nói chung qua các năm qua ngân hàng đã dần cải thiện việc sử dụng vốn theo hướng tích cực, thực hiện tốt công tác huy động vốn nhàn rỗi trong xã hội, được thể hiện qua vốn huy động luôn tăng và ngày càng tăng nhanh. Vừa hạn chế phụ thuộc vào ngân hàng cấp trên, hơn nữa cho thấy ngân hàng đang nâng dần vị thế cạnh tranh của mình đối với các tổ chức tín dụng khác trên cùng địa bàn hoạt động của mình.