4.2.2.1 Phân tích doanh số cho vay theo kỳ hạn tín dụng
Công tác huy động vốn đã khó khăn, sử dụng vốn sao cho đem lại hiệu quả lợi nhuận cho ngân hàng còn khó khăn hơn nhiều. Điều này đòi hỏi các cấp lãnh đạo và cán bộ tín dụng Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt – Sở Giao dịch Hậu Giang phải có trình độ chuyên môn cao trong công tác tìm kiếm khách hàng cho vay, thẫm định tốt các dự án cho vay. Ngoài việc tìm kiếm khách hàng mới, ngân hàng phải giữ chân khách hàng truyền thống, do đó ngân hàng phải có chính sách ưu đãi đối với khách hàng này. Bên cạnh việc gia tăng nguồn vốn qua các năm thì nhiệm vụ quan trọng nhất của ngân hàng vẫn là mở rộng hoạt động kinh doanh, sử dụng hiệu quả nguồn vốn của ngân hàng. Để biết được quy mô hoạt động cũng như cơ cấu cho vay của ngân hàng ta sẽ thông qua quá trình phân tích doanh số cho vay theo kỳ hạn tín dụng tại Sở Giao dịch từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 được trình bày ở bảng 4.4 và hình 4.1.
Hình 4.1 Cơ cấu doanh số cho vay theo kỳ hạn tín dụng của ngân hàng từ 2010 – 6 tháng 2013
Doanh số cho vay phản ánh số lượng và quy mô tín dụng của ngân hàng. Với bảng số liệu 4.4 và biểu đồ trên ta thấy hoạt động cho vay của ngân hàng ngày càng mở rộng, chủ yếu là cho vay ngắn hạn chiếm hơn 85% tổng doanh số cho vay và gia tăng nhanh chóng. Cụ thể năm 2010 chỉ đạt 340.671 triệu đồng nhưng đến năm 2011 chỉ tiêu này lại tăng lên đạt mức 457.642 triệu đồng, tăng116.971 triệu đồng tương ứng với 34,34% so với năm 2010. Tiếp theo trong
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2010 2011 2012 6 tháng 2012 6 tháng 2013 85,92% 85,93% 75,9% 86,32% 85,8% 14,08% 14,07% 24,1% 13,68% 14,2% Trung - dài hạn Ngắn hạn
33
Bảng 4.4 Doanh số cho vay theo kỳ hạn tín dụng của ngân hàng từ 2010 – 6 tháng 2013
Đvt: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm Chênh lệch
2010 2011 2012 6th 2012 6th 2013 2011/2010 2012/2011 6th 2013/ 6th 2012 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Ngắn hạn 292.719 393.249 433.236 468.838 560.229 100.530 34,34 39.987 10,17 91.391 19,49 Trung - dài hạn 47.952 64.393 137.569 74.293 92.657 16.441 34,29 73.176 113,64 18.364 24,72
Tổng 340.671 457.642 570.805 543.131 652.886 116.971 34,34 113.163 24,73 109.755 20,21
34
năm 2012 doanh số cho vay tiếp tục tăng lên nhưng không cao hơn mức độ tăng trưởng ở năm 2011, đạt 570.805 triệu đồng, tăng 113.163 triệu đồng tương ứng 24,73% so với năm 2011, 6 tháng đầu năm 2013 đạt 652.886 triệu đồng tăng 113.163 triệu đồng tương ứng 20,21% so với 6 tháng đầu năm 2012. Có được kết quả này là do LienVietPostBank – Sở Giao dịch Hậu Giang đã không ngừng nâng cao và đa dạng hóa nghiệp vụ cho vay với lãi suất cạnh tranh nên thu hút được khách hàng đến vay tiền. Bên cạnh đó, ngân hàng không chỉ tài trợ vốn cho các doanh nghiệp trên địa bàn mà còn cung ứng vốn cho các doanh nghiệp ngoài tỉnh như huyện Gò Quao tỉnh Kiên Giang… với thủ tục cho vay đơn giản, thời gian duyệt hồ sơ và giải ngân chỉ trong 1 hoặc 2 ngày đối với hồ sơ dưới 50 triệu đồng, đáp ứng được nhu cầu cần thanh toán nhanh giữa các doanh nghiệp nên thu hút được số lượng lớn các khách hàng này đến giao dịch tại ngân hàng.
Với chính sách hoạt động trên của ngân hàng cùng với những điều kiện thuận lợi là nền kinh tế tại Hậu Giang ngày càng phát triển, các doanh nghiệp đang đầu tư vào tỉnh Hậu Giang ngày càng nhiều và nhu cầu vốn ngày càng lớn góp phần làm cho hoạt động tín dụng của LienVietPostBank – SGD Hậu giang ngày càng tăng mạnh. Mặc dù doanh số cho vay hàng năm đều tăng nhưng cơ cấu cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn lại có nhiều biến động.
Doanh số cho vay ngắn hạn
Nhìn vào hình 4.1 ta thấy hầu như doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng trên 85% trong tổng doanh số cho vay theo thời hạn của ngân hàng. Năm 2010 đạt 292.719 triệu đồng, năm 2011 đạt mức 393.249 triệu đồng tức tăng lên 100.530 triệu đồng, tương ứng 34,34% so với năm 2010 (chiếm 85,93% trong tổng doanh số cho vay). Năm 2012 DSCV ngắn hạn của ngân hàng đạt mức 433.236 triệu đồng tăng hơn 39.987 triệu đồng với tốc độ tăng trưởng 10,17% so với năm 2011(chiếm 75,9% trong tổng doanh số cho vay), 6 tháng đầu năm 2013 đạt 560.229 triệu đồng, tăng 91.391 triệu đồng tương ứng tăng 19,49% so với 6 tháng đầu năm 2012 (chiếm 85,8% trong tổng doanh số cho vay).
Doanh số cho vay ngắn hạn cao như vậy là do ngân hàng chủ yếu cho vay đối với ngành nông nghiệp và thương nghiệp. Đặc điểm của các ngành nay là chu kỳ sản xuất ngắn, thu hồi vốn nhanh. Mặt khác, đối tượng ngân hàng hướng tới là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tuy quy mô hoạt động không lớn nhưng sẽ là những khách hàng tiềm năng trong tương lai. Hầu hết các doanh nghiệp có quy mô lớn đều bị các ngân hàng quốc doanh thâu tóm. Chính vì vậy, các NHTM mở rộng sang các doanh nghiệp tư nhân, mặc dù có
35
mức vay thấp nhưng có nhiều đối tượng lựa chọn, đồng thời giúp ngân hàng phân tán được rủi ro trong kinh doanh. Mặt khác, Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt – SGD Hậu Giang chấn chỉnh hoạt động cho vay trọng tâm vào cho vay ngắn hạn và tích cực trong công tác tiếp thị sản phẩm nên hoạt động cho vay ngắn hạn đạt hiệu quả cao.
Tình hình lạm phát tăng cao, nhà nước thực hiện nhiều biện pháp để kiềm chế lạm phát và ngân hàng nhà nước đã đưa ra nhiều lãi suất cho vay với những thời điểm khác nhau nên ngân hàng cũng dè dặt trong việc cho vay dài hạn mà chỉ cho vay ngắn hạn là chủ yếu.
Doanh số cho vay trung và dài hạn
Bên cạnh cho vay ngắn hạn thì cho vay trung và dài hạn luôn chiếm tỷ trọng nhỏ dưới 20% trong tổng doanh số cho vay. Thể hiện năm 2011 DSCV trung và dài hạn đạt 64.393 triệu đồng, tăng lên 16.441 triệu đồng với tốc độ 34,29% so với năm 2011 (chiếm 14,07% trong tổng doanh số cho vay), và đến năm 2012 tăng lên 73.176 triệu đồng tương ứng với 113,64% so với năm 2010 (chiếm 24,1% trong tổng doanh số cho vay), 6 tháng đầu năm 2013 tốc độ tăng trưởng đã trở lại bình thường tăng 18.364 triệu đồng tức tăng 24,72% so với cung kỳ 6 tháng đầu năm 2012 (chiếm 14,2% trong tổng doanh số cho vay). Sở dĩ tỷ trọng năm 2012 tăng cao như vậy là vì ngân hàng đã phát vay nhiều hơn so với năm trước và do tình hình kinh tế ổn định, các dự án có tính khả thi hơn nên ngân hàng đã mạnh dạn hơn trong việc cho vay trung và dài hạn. Mặt khác, tỷ trọng này tăng cao là do chính sách hỗ trợ lãi suất của chính phủ cho các tổ chức, cá nhân vay trung và dài hạn để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên cũng cần phải nói thêm các khoản cho vay trung và dài hạn có mang lại lợi nhuận nhiều hơn nhưng thời gian thu hồi vốn lâu, luôn ẩn chứa nhiều rủi ro cao hơn cho vay ngắn hạn và các khoản cho vay trung và dài hạn cần phải có thời gian thẩm định và chờ xét duyệt tương đối lâu làm phát sinh thêm các chi phí khác nên ngân hàng hạn chế cho vay nhiều ở loại này.
4.2.2.2 Phân tích doanh số cho vay theo chủ thể vay
Doanh số cho vay là tổng số tiền mà ngân hàng đã giải ngân dưới hình thức tiền mặt hay chuyển khoản trong một khoản thời gian nhất định. Sự tăng trưởng của doanh số cho vay thể hiện quy mô tăng trưởng của công tác tín dụng. Nếu ngân hàng có nguồn vốn mạnh thì doanh số cho vay có thể cao hơn so với các ngân hàng có nguồn vốn nhỏ.
36
hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn đang hoạt động. Trong số các chủ thể tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh thì chỉ đa số các đối tượng là cá thể, hộ sản xuất và doanh nghiệp tư nhân có tham gia vay vốn ngân hàng. Còn đối với chủ thể quốc doanh thì chưa phát sinh cho vay nhiều, do địa bàn có rất ít doanh nghiệp quốc doanh đóng trụ sở và hoạt động kinh doanh. Để hiểu rõ hơn về số liệu thực tế ta đi vào phân tích doanh số cho vay đối với chủ thể vay dựa vào bảng 4.5 và hình 4.2.
Hình 4.2 Doanh số cho vay theo chủ thể vay của ngân hàng từ 2010 – 6 tháng 2013
Doanh số cho vay đối với dân cư
Nhìn vào biểu đồ 4.2 ta thấy tổng doanh số cho vay của ngân hàng tăng đều qua các năm và ta cũng thấy ngân hàng chủ yếu cho vay đối với dân cư vì ở đây người dân sống chủ yếu bằng nông nghiệp, mua bán kinh doanh nhỏ lẻ và chiếm tỷ trọng cao sắp xỉ với cột tổng doanh số cho vay. Cụ thể năm 2010 là 306.638 triệu đồng, năm 2011 là 401.581 triệu đồng, tăng 94.943 triệu đồng (tăng 30,96%) so với cùng kỳ năm 2010, sang năm 2012 là 450.532 triệu đồng, tăng 48.951 triệu đồng (tăng 12,19%) so với cùng kỳ năm 2011, 6 tháng đầu năm 2013 là 549.142 triệu đồng tăng 71.972 triệu đồng (tăng 15,08%) so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2012. Điều này cho thấy quy mô tín dụng của ngân hàng không ngừng được mở rộng với lượng khách hàng có nhu cầu vốn
- 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 700,000 2010 2011 2012 6 tháng 2012 6 tháng 2013 Triệu đồng Dân cư Tổ chức kinh tế Tổng
37
Bảng 4.5 Doanh số cho vay theo chủ thể vay của ngân hàng từ 2010 – 6 tháng 2013
Đvt: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm Chênh lệch
2010 2011 2012 6th 2012 6th 2013 2011/2010 2012/2011 6th 2013/ 6th 2012 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Dân cư 306.638 401.581 450.532 477.170 549.142 94.943 30,96 48.951 12,19 71.972 15,08 Tổ chức kinh tế 34.033 56.061 120.273 65.961 103.744 22.028 64,73 64.212 114,54 37.783 57,28
Tổng 340.671 457.642 570.805 543.131 652.886 116.971 34,34 113.163 24,73 109.755 20,21
38
vay ngày càng tăng mà nguyên nhân chính là do ngân hàng đã áp dụng chương trình “Lãi suất thấp, tín dụng không khó” với mức lãi suất phù hợp với khả năng chi trả của khách hàng trong địa bàn hoạt động của mình cũng như đối với các chủ thể vay. Hơn nữa đạt kết quả như thế là nhờ việc cải thiện những thủ tục đơn giản với những món vay dưới 50 triệu đồng chỉ trong vòng một hoặc hai ngày có thể giải ngân cho khách hàng nên đã thu hút được một lượng rất lớn khách hàng nông dân e ngại với thủ tục, giấy tờ vay vốn.
Doanh số cho vay đối với các tổ chức kinh tế
Hiện nay trên địa bàn Hậu Giang đang ngày càng phát triển là một vùng đất tiềm năng đang được các doanh nghiệp khai thác vì thế nhu cầu về vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh của đơn vị doanh nghiệp ngày càng tăng. Hơn nữa, chính sách hoạt động của tỉnh là khuyến khích các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả nên nhiều doanh nghiệp ngày càng mở rộng quy mô hoạt động. Do đó, quy mô tín dụng trong lĩnh vực này luôn chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng DSCV nhưng ngày càng được Sở Giao dịch mở rộng và đạt được những kết quả rất khả quan. Doanh số cho vay đối với các tổ chức kinh tế này tăng trưởng cụ thể như: năm 2010 là 34.033 triệu đồng, sang năm 2011 con số này đã tăng lên là 56.061 triệu đồng, tăng 22.028 triệu đồng (tăng 64,73%) so với cùng kỳ năm 2010, năm 2012 là 120.273 triệu đồng, tăng 64.212 triệu đồng (tăng 114,54%) so với cùng kỳ năm 2011, bước qua 6 tháng đầu năm 2013 là 103.744 triệu đồng, tăng 37.783 triệu đồng (tăng 57,28%) so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2013. Sở dĩ trong năm 2012 tốc độ tăng trưởng lên đến 114% là do trong năm ngân hàng đã giải ngân một số tiền khá lớn cho Công ty Hiệp Thành. Đây là một kết quả rất đáng ghi nhân góp phần làm tăng nguồn doanh thu cho vay của ngân hàng đối với lĩnh vực các ngành kinh tế vì tư trước tới nay địa bàn hoạt động chủ yếu của ngân hàng là vùng nông thôn nên hầu như các món vay đều có giá trị nhỏ, khách hàng phần lớn là những hộ sản xuất phân tán trên địa bàn rộng lớn.
Tóm lại nhìn chung doanh số cho vay theo chủ thể vay có nhiều thay đổi qua các năm nhưng nhìn chung đều tăng trưởng. Có được kết quả như vậy là do ngân hàng đã mạnh dạng mở rộng hoạt động và đa dạng với mọi chủ thể vay vốn, chấp nhận thử thách rủi ro để đem lại lợi nhuận tăng trưởng cho ngân hàng nhưng ngân hàng vẫn chủ yếu tập chung chính vào lĩnh vực cho vay truyền thống của ngân hàng từ khi thành lập tới nay.