Giải pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng tín dụng tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việt sở giao dịch hậu giang (Trang 74)

5.2.3.1 Cơ sở đề ra giải pháp

Qua phân tích các chỉ tiêu đo lường chất lượng tín dụng của ngân hàng cho thấy hoạt động tín dụng của ngân hàng là khá tốt với vòng quay vốn tín dụng luôn lớn hơn một đang có xu hướng tăng dần qua từng năm, hệ số thu nợ đạt tương đối cao trung bình trên 90% và cũng đang có xu hướng tăng dần. Tuy nhiên lợi nhuận trên doanh thu đang có chiều hướng giảm dần qua các năm và tỷ lệ nợ xấu vẫn trên 2% vượt mức cho phép của kế hoạch ngân hàng chủ yếu do các khoản nợ quá hạn xử lý còn chậm một mặt do khách hàng cố tình dây dưa, né tránh, một mặt do các thủ tục xử lý tài sản đảm bảo của các cơ quan pháp lý còn quá nhiều khó khăn.

5.2.3.1 Giải pháp

- Tiết kiệm cắt giảm nguồn chi phí hoạt động đến mức thấp nhất.

- Áp đặt chi phí khoán cho một số khâu, phòng ban có sử dụng nguồn chi phí khó kiểm soát.

- Cán bộ tín dụng cần phải thẩm định thật kỹ trước khi quyết định cho vay về năng lực và tài chính (nguồn thu nhập chính của khách hàng từ đâu, có ổn định không). Đối với khách hàng truyền thống cũng cần phải thẩm định trước và sau khi cho vay để nhằm nắm rõ về tình hình sản xuất kinh doanh của họ, không vì chủ quan mà đánh giá sai khách hàng.

- Cán bộ tín dụng cần giám sát, theo dõi khách hàng để đảm bảo thu nợ vào thời điểm kết thúc mùa vụ hoặc kỳ sản xuất kinh doanh nhằm đảm bảo trả nợ đúng hạn tránh để khách hàng sử dụng vốn sang kinh doanh lĩnh vực khác dẫn đến rủi ro không thu hồi được nợ sau này.

64

sử dụng vốn có đúng mục đích của khách hàng để hạn chế rủi ro và kịp thời xử lý, vì hiện nay địa bàn hoạt động của ngân hàng quá lớn và nguồn khách hàng chủ yếu là lĩnh vực nông nghiệp nên việc kiểm tra rất khó khăn và mất rất nhiều thời gian đi lại của cán bộ tín dụng vì thế nó nằm ngoài khả năng của cán bộ tín dụng.

- Hàng tháng, hàng quý cần tổ chức sơ kết, đánh giá tình hình cho vay của từng cán bộ tín dụng để có chế độ khen thưởng cũng như mức lương hợp lý cho những cán bộ tín dụng thực hiện tốt nhiệm vụ.

- Tổ chức kiểm tra định kỳ hàng tháng, quý để phân loại nợ tốt, nợ xấu để kịp thời xử lý.

65

CHƢƠNG 6 KẾT LUẬN 6.1 KẾT LUẬN

Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt – Sở Giao dịch Hậu Giang là một ngân hàng mới thành lập từ khi chia tách tỉnh không lâu nhưng nhìn chung trong thời gian qua ngân hàng đã nhanh chóng thích ứng cơ chế thị trường, bám sát mục tiêu nhiệm vụ của ngân hàng, đã xác định đúng đối tượng phục vụ chủ yếu là “Nông nghiệp & Nông thôn” và ngân hàng còn mở rộng giao dịch với nhiều đối tượng khác nhau.

Với sự nỗ lực không ngừng quyết tâm của toàn bộ cán bộ trong ngân hàng thì trong các năm qua ngân hàng đã đạt được một kết quả kinh doanh rất khả quan như: lợi nhuận và nguồn vốn huy động ngày càng tăng trưởng đều nhưng bên cạnh đó ngân hàng chưa sử dụng thật hiệu quả nguồn vốn huy động vào cho vay, ngân hàng cần tăng cường hơn nữa các biện pháp để sử dụng triệt để nguồn vốn huy động giúp ngân hàng đạt được lợi nhuận cao nhất trong những năm tới.

Quy mô tín dụng từng bước mở rộng, trong các kết quả đạt được của ngân hàng thì tăng trưởng tín dụng của ngân hàng không ngừng tăng, doanh số cho vay liên tục tăng, khả năng thu hồi đạt kết quả khá tốt, dư nợ tăng theo tương ứng bên cạnh đó thì nợ xấu cũng tăng cao do ảnh hưởng của dịch bệnh, giá cả tăng cao do những khách hàng đến vay phần lớn là nông dân làm nông nghiệp nên phụ thuộc vào điều kiện khách quan rất lớn.

Tóm lại hiệu quả tín dụng đạt được của ngân hàng trong thời gian qua là rất tốt nó đã thể hiện uy tín của ngân hàng được nâng cao, khẳng định vị thế cạnh tranh trên địa bàn hoạt động của mình. Đạt được kết quả như trên là nhờ sự chỉ đạo, quan tâm sâu sắc của Ban lãnh đạo trong tỉnh, đồng thời cùng nỗ lực phấn đấu vì nhiệm vụ chung của toàn thể cán bộ công nhân viên, với tinh thần đoàn kết nội bộ, phong cách phục vụ chu đáo, tận tình, vui vẻ, thực hiện đơn vị trong sạch vững mạnh.

6.2 KIẾN NGHỊ

Qua thời gian thực tập tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt – Sở Giao dịch Hậu Giang cùng với quá trình phân tích thực trạng tín dụng của ngân hàng. Với mục tiêu nhằm nâng cao hiệu quả và hạn chế rủi ro trong tín dụng của Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt – Sở Giao dịch Hậu Giang, em xin phép đưa ra một số kiến nghị như sau:

66

6.2.1 Kiến nghị với NHNN

Cần tăng cường công tác thanh tra, giám sát hoạt động của các ngân hàng một cách chặt chẽ để tạo ra sự cạnh tranh công bằng và lành mạnh giữa các ngân hàng và thông tin cho các ngân hàng trong cùng hệ thống một cách kịp thời và chính xác.

NHNN cần có những chính sách, văn bản quản lý chặt chẽ và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm quy định về chính sách tiền tệ như: không tuân thủ lãi suất huy động cũng như lãi suất cấp tín dụng dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, làm cho khách hàng gặp nhiều khó khăn, các qui trình cấp tín dụng sai dẫn đến nợ xấu và nợ quá hạn… NHNN hoàn thiện hơn chính sách về các mục dự trữ và dự phòng để ngân hàng hoạt động ổn định, hiệu quả và an toàn cho khách hàng.

6.2.2 Kiến nghị đối với các cơ quan chức năng, ban ngành trên địa bàn bàn

Các UBND xã, phường và các tổ chức chính trị xã hội… cần đơn giản hóa các giấy tờ công chứng, xác nhận thủ tục vay vốn (như: giấy đề nghị vay vốn, giấy ủy quyền…) nhằm tạo thuận lợi đảm bảo về mặt thời gian, chi phí đối với người dân có nhu cầu vay vốn.

Sở Tư pháp nên hướng dẫn chỉ đạo đôn đốc Tòa án, Phòng thi hành án về thủ tục pháp lý cũng như bàn giao, tiến hành cưỡng chế phát mãi nhanh tài sản thế chấp để xử lý thu hồi nợ, góp phần phối hợp tốt giữa ngân hàng với tòa án nhằm xử lý các khoản nợ tồn đọng hiệu quả hơn.

Sở Thông tin và Truyền thông nên duy trì và tiếp tục đảm bảo thông tin về tình hình Kinh tế - Xã hội đến mọi người một cách chính xác và kịp thời, tránh thông tin mập mờ gây hoang mang cho dân chúng, mà từ đó ảnh hưởng đến các khoản tiền gửi tại ngân hàng.

Sở Công thương và Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn cần phối hợp đảm bảo bình ổn giá cả cũng như nguồn nguyên liệu đầu vào của các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản… nhằm giúp cho các hộ sản xuất và doanh nghiệp an tâm sản xuất và đạt hiệu quả cao, từ đó nguồn vốn trả nợ cho ngân hàng được ổn định hơn.

67

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Ái Kết và cộng sự, 2009. Giáo trình lí thuyết Tài chính – Tiền tệ. NXB Giáo dục Việt Nam.

2. Nguyễn Đăng Dờn, 2009. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. NXB Đại học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh.

3. Nguyễn Minh Kiều, 2012. Tài chính doanh nghiệp căn bản. NXB Lao động – Xã hội.

4. Nguyễn Năng Phúc, 2008. Phân tích báo cáo tài chính. NXB Đại học Kinh Tế Quốc Dân.

5. Thái Văn Đại, 2012. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Đại học Cần Thơ.

6. Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt, 2010. Quản trị ngân hàng thương mại. NXBĐại học Cần Thơ.

7. Võ Ngọc Toàn, 2011. Phân tích hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT Chi nhánh Cái Răng. Luận văn Đại học. Đại học Cần Thơ.

8. Nguyễn Đặng Minh, 2012. Phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại

Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt – Sở Giao dịch Hậu Giang. Luận văn

Đại học. Đại học Tây Đô.

9. Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN. 10. Quyết định số 324/1998/QĐ-NHNN.

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng tín dụng tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việt sở giao dịch hậu giang (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)