NĂM 2010 – 6 THÁNG 2013
Lợi nhuận là yếu tố quan trọng để đo lường kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Lợi nhuận được đánh giá thông qua sự chênh lệch giữa hai chỉ tiêu là thu nhập và chi phí. Vì vậy, để đạt được lợi nhuận cao ngân hàng cần phải tối thiểu hóa chi phí đầu vào, quản lý tốt các tài sản, đa dạng hóa các danh mục đầu tư, đa dạng các sản phẩm dịch vụ để tối thiểu hóa rủi ro và tạo ra thu nhập nhiều hơn. Kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt – Sở Giao dịch Hậu Giang được trình bày ở bảng 3.1.
Qua bảng 3.1 cho thấy lợi nhuận của ngân hàng đều tăng qua các năm. Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của ngân hàng bước đầu đã đạt kết quả tốt. Để nắm rõ hơn kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, ta đi vào phân tích bảng số liệu thực tế phát sinh tại đơn vị như sau:
Thu nhập
Nhìn chung thu nhập của LienVietPostBank Hậu Giang liên tục tăng qua các năm. Năm 2010 đạt 10.341 triệu đồng, sang năm 2011 thu nhập của ngân hàng là 16.749 triệu đồng, tăng 61,97% tương ứng với số tiền 6.408 triệu đồng. Trong đó điển hình nhất là vào năm 2012, đây là năm mà thu nhập của ngân hàng có sự tăng vọt nhất, tăng 67,32% so với năm 2011 tương ứng với số tiền là 11.275 triệu đồng. Bên cạnh đó thu nhập 6 tháng đầu năm của ngân hàng cũng đã tăng vọt rất mạnh, tăng 79,49% tương ứng 10.318 triệu đồng so với 6 tháng 2012, dựa vào những con số trên ta thấy tình hình kinh doanh mấy năm gần đây tăng trưởng và phát triển rất tốt trong đó chủ yếu là nguồn thu nhập từ lãi chiếm trên 90% nguồn thu nhập của ngân hàng đều này càng cho ta thấy dịch vụ cho vay của ngân hàng ngày càng mở rộng và chiếm được thị trường trên địa bàn.
Nguyên nhân là do ngân hàng đã cố gắng trong việc mở rộng mạng lưới cho vay, cải thiện điều kiện tín dụng, chủ động tìm kiếm khách hàng, đặc biệt trên hết là từ năm 2010 ngân hàng đã thực hiện đề án tín dụng cho vay lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, phù hợp với đặc điểm phát triển kinh tế tại Hậu Giang, vốn là một tỉnh thuần nông và ngày càng tạo được lòng tin nơi khách hàng nên có nhiều người đến vay vốn và quan trọng hơn hết vì đây còn là một lĩnh vực được rất ít ngân hàng quan tâm đến nên hiện nay trên địa bàn Hậu Giang đối thủ cạnh tranh chính của ngân hàng đó chính là Ngân hàng Agribank vì là một ngân hàng nhà nước nên người nông dân khó có thể tiếp
21
Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng TMCP Bƣu ĐiệnLiên Việt - Sở Giao dịch Hậu Giang từ năm 2010 – 6 tháng 2013
Đvt: Triệu đồng
(Nguồn:Phòng Kế Toán – Ngân Qũy LienVietPostBank – SGD Hậu Giang) Ghi chú: HĐKD : Hoạt động kinh doanh
RRTD: Rủi ro tín dụng
Chỉ tiêu Năm
Chênh lệch
2011/2010 2012/2011 6th2013/6th2012 2010 2011 2012 6th2012 6th2013 số tiền % số tiền % số tiền % I. Thu nhập 10.341 16.749 28.024 12.981 23.299 6.408 61,97 11.275 67,32 10.318 79,49
Thu nhập từ lãi 9.933 16.173 26.562 12.534 22.414 6.240 62,82 10.389 64,24 9.880 78,83 Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 380 479 875 372 180 99 26,05 396 82,67 (192) (51,61)
Thu nhập từ HĐKD ngoại hối 28 97 197 75 75 69 246,43 100 103,09 - -
Thu nhập khác - - 390 - 630 - - 390 - 630 - II. Chi phí 7.504 12.584 22.711 9.780 18.196 5.081 67,72 10.127 80,48 8.416 86,05 Chi trã lãi 5.054 9.755 16.977 7.560 13.825 4.701 93,02 7.222 74,03 6.265 82,87 Chi hoạt động dịch vụ 106 334 543 288 280 228 215,09 209 62,57 (8) (2,78) Chi hoạt động 2.054 2.086 4.282 1.616 3.754 32 1,56 2.196 105,27 2.138 132,30 Chi phí dự phòng RRTD 289 409 759 316 246 120 41,52 350 85,57 (70) (22,15) Chi phí khác - - 150 - 91 - - 150 - 91 -
22
cận đến với số vốn vay lớn ngoài ra thủ tục rất rườm rà nên đánh vào tâm lí khách hàng và nắm bắt xu hướng thị trường nên mấy năm gần đây Ngân hàng LienVietPostBank liên tục mở ra các Phòng Giao dịch (PGD Vị Thanh, PGD Long Mỹ) để tiếp cận với số lớn người nông dân vùng ven đang cần vốn và chưa thể tiếp cận được với ngân hàng.
Bên cạnh đó ngân hàng đã linh hoạt trong việc điều chỉnh lãi suất cho vay sao cho phù hợp với tình hình kinh doanh cạnh tranh trên địa bàn nhưng vẫn đảm bảo được kế hoạch tài chính để thu hút được nguồn khách hàng từ các huyện của tỉnh Kiên Giang lân cận Hậu Giang đây có thể coi đây là một thành công bước đầu của ngân hàng và càng cho thấy con đường mở rộng địa bàn của ngân hàng đang rất thuận lợi. Vì thế mà phần nào làm thu nhập năm 2012 và 6 tháng 2013 tăng đáng kể.
Chi phí
Trong bất kỳ hoạt động kinh doanh nào, muốn có thu nhập thì phải bỏ ra một khoản chi phí tương xứng. Vì vậy, để đánh giá chính xác hơn hiệu quả kinh doanh ta còn phải dựa vào chỉ tiêu khá quan trọng đó là chi phí. Chỉ tiêu này thường tỷ lệ thuận với thu nhập nhưng luôn tỷ lệ nghịch với lợi nhuận. Đi cùng với sự gia tăng của thu nhập như trên thì chi phí của ngân hàng cũng tăng liên tục. Trong đó năm 2011 đạt 12.584 triệu đồng tăng 5.081 triệu đồng (tức tăng 67,7%) so với năm 2010 và điển hình nhất là vào năm 2012, tổng chi phí đạt đến 22.711 triệu đồng, tương ứng tăng 80,48% so với năm 2011 với số tiền là 10.127 triệu đồng, ngoài ra 6 tháng 2013 cũng tăng vọt đạt 18.196 triệu đồng tăng 8.416 triệu đồng so với năm 6 tháng đầu năm 2012 (tức tăng 86,05%).
Nguyên nhân của sự gia tăng liên tiếp chi phí qua các năm chủ yếu là khoản chi phí trả lãi là do ngân hàng đã phải tốn một khoản chi phí trả lãi tiền gửi ngày càng cao trong quá trình huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của ngân hàng. Bên cạnh đó do năm 2011 lạm phát ở mức rất cao lên đến hai con số (khoản 18,13%). Nghị quyết số 11/NQ-CP và chỉ thị số 01/2011/CT-NHNN về chủ trương chính sách thắt chặt tiền tệ để ngăn chặn lạm phát và đảm bảo tính thanh khoản, ngân hàng đã tăng lãi suất huy động để thu hút nguồn vốn từ khách hàng, vì thế mà chi phí tăng lên đáng kể.
Ngoài ra trong năm 2012 và 6 tháng 2013 chi phí tăng cao ngoài khoản chi phí trả lãi thì trong 2012 và 6 tháng 2013 khoản chi phí hoạt động tăng hầu như gấp đôi so với năm trước điều này có thể lí giải là do ngân hàng đầu tư thêm vào tài sản cố định, chi cho các chương trình triển khai các sản phẩm mới, cho hoạt động thẻ, nhiều chương trình dự thưởng, mở rộng mạng lưới,
23
hoạt động từ thiện, xã hội… và để giảm sự phụ thuộc vào thu nhập từ tín dụng, các chi phí chi cho hoạt động dịch vụ trong năm 2012 cũng tăng mạnh. Mặt khác, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng do tình hình kinh tế bất ổn cũng góp phần gia tăng chi phí trong năm 2012 và 6 tháng 2013.
Lợi nhuận
Lợi nhuận là một chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, lợi nhuận càng lớn thì hiệu quả hoạt động càng cao và ngược lại. Tối đa hóa lợi nhuận, tối thiểu hóa chi phí và rủi ro luôn là mục tiêu hàng đầu mà ngân hàng đề ra.
Tổng quan ta thấy lợi nhuận của Sở Giao dịch tăng liên tiếp qua các năm. Cụ thể năm 2010 đạt 2.838 triệu đồng, năm 2011 đạt 4.165 triệu đồng, tăng 46,76% so với năm 2010 tương ứng 1.327 triệu đồng. Năm 2012 lợi nhuận đạt 5.313 triệu đồng tăng 1.148 triệu đồng so với năm 2011 nhưng tốc độ tăng trưởng chỉ tăng 27,56% đều này cho thấy tuy lợi nhuận có tăng nhưng tốc độ tăng trưởng lại giảm so với năm 2011 là do chi phí tăng cao như đã phân tích ở trên, điều đó đã ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Cụ thể tỷ suất thu nhập năm 2012 so với 2011 chỉ tăng 67,32% trong khi đó tỷ suất gia tăng chi phí tới 80,48%. Tuy tỷ lệ chi phí vẫn tăng cao ở 6 tháng đầu năm 2013 nhưng lợi nhuận vẫn tăng 59,42% so với 6 tháng đầu năm 2012 tương ứng 1.902 triệu đồng, điều này cho thấy ngân hàng đã duy trì được nhịp độ tăng trưởng trở lại. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của doanh thu tăng nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí nên làm cho lợi nhuận của ngân hàng tăng nhanh.
Nhìn chung cho thấy qua các năm ngân hàng vẫn đảm bảo được lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước, các chỉ tiêu cơ bản như thu nhập và lợi nhuận được đảm bảo, thu nhập luôn tăng và lợi nhuận luôn dương đó là nỗ lực đáng ghi nhận của tập thể cán bộ và nhân viên của ngân hàng trong bối cảnh nền khó khăn hiện nay và sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Trong thời gian tới ngân hàng cần có những chính sách kinh doanh hợp lí hơn nữa để giảm thiểu được tối đa nguồn chi phí thì lợi nhuận của ngân hàng sẽ càng được tăng cao và đủ sức mạnh để cạnh tranh, đứng vững trên thị trường với các ngân hàng khác trên địa bàn, góp phần thúc đẩy kinh tế ở địa phương ngày càng tăng trưởng và phát triển.
24
CHƢƠNG 4
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP BƢU ĐIỆN LIÊN VIỆT – SỞ GIAO DỊCH HẬU GIANG 4.1 KHÁI QUÁT NGUỒN VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP BƢU ĐIỆN LIÊN VIỆT - SỞ GIAO DỊCH HẬU GIANG
4.1.1 Khái quát nguồn vốn
Nguồn vốn của NHTM phần lớn do thu nhập quốc dân tạm thời nhàn rỗi trong sản suất kinh doanh được gửi vào ngân hàng với các mục đích khác nhau. Ngân hàng đóng vai trò tập trung nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế để chuyển đến các nhà đầu tư có nhu cầu về vốn để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh qua đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Ngân hàng và các hoạt động về nguồn vốn quyết định trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của các NHTM. Vì thế trong thời gian qua Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt – Sở Giao dịch Hậu Giang đã từng bước khai thác triệt để các nguồn vốn nhàn rỗi trên địa bàn. Nguồn vốn tại ngân hàng từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 được trình bày ở bảng 4.1.
Nhờ vào sự chỉ đạo và đưa ra chính sách đúng đắn của Ban Giám đốc nên tình hình nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt – Sở Giao dịch Hậu Giang tăng liên tiếp qua các năm. Tình hình nguồn vốn được thể hiện cụ thể như sau: năm 2010 tổng nguồn vốn đạt 355.407 triệu đồng nhưng đến năm 2011 đạt 597.181 triệu đồng, tăng 118.031 triệu đồng hay tăng 33,21% so với năm 2010. Nếu như tổng nguồn vốn năm 2011 tăng so với năm 2010 thì đến năm 2012 tổng nguồn vốn tiếp tục tăng lên, năm 2012 tổng nguồn vốn đạt 597.181 triệu đồng, tăng 123,743 triệu đồng hay tăng 26,14% so với năm 2011. Do ngân hàng mở rộng quy mô, hình thức huy động ngày càng đa dạng nên 6 tháng 2013 tổng nguồn đã tăng lên đáng kể đạt 751.449 triệu đồng tức tăng 229.742 triệu đồng tương ứng 44,04% so với 6 tháng đầu năm 2012. Trong tổng nguồn vốn tăng lên liên tục qua các năm như trên chủ yếu là nguồn vốn huy động của ngân hàng đã chiếm trên 90% điều này đã cho thấy ngân hàng đã nỗ lực mở rộng cụ thể là mở thêm nhiều Phòng Giao dịch trên các địa bàn ven tỉnh Hậu Giang, sử dụng nhiều biện pháp tích cực khai thác nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư, tổ chức kinh tế với nhiều hình thức huy động khác nhau nhằm tạo được một nguồn vốn đảm bảo cho tiến trình kinh doanh, đáp ứng sâu rộng cho các chủ thể vay vốn và tối ưu lợi nhuận, nâng cao vị thế canh tranh của ngân hàng với các ngân hàng khác địa bàn hoạt động.
25
Bảng 4.1 Nguồn vốn của LienVietPostBank – Sở Giao dịch Hậu Giang từ 2010 – 6 tháng 2013
Đvt: Triệu đồng
( Nguồn:Phòng Kế Toán – Ngân Qũy LienVietPostBank – SGD Hậu Giang)
Chỉ tiêu
Năm Chênh lệch
2010 2011 2012 6th 2012 6th 2013 2011/2010 2012/2011 6th2013/6th2012 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Vốn huy động 352.542 469.176 591.670 518.291 746.337 116.634 33,08 122.494 26,11 228.046 44,00 Vốn chủ sở hữu 2.865 4.262 5.511 3.416 5.112 1.397 48,76 1.249 29,31 1.696 49,65
26
4.1.2 Khái quát tình hình huy động vốn của ngân hàng
Trong xu thế phát triển mọi mặt hiện nay của địa phương, nhất là việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất cây trồng vật nuôi, đầu tư phát triển đòi hỏi một lượng rất lớn về vốn thì làm thế nào để đáp ứng đủ nhu cầu vốn ngày càng tăng của địa phương là việc làm hết sức khó khăn trong giai đoạn hiện nay. Hay nói cách khác, nguyên tắc hoạt động của ngân hàng là đi vay để cho vay. Vì vậy mà khi nhu cầu vay vốn của khách hàng ngày càng tăng thì ngân hàng cần phải thực hiện tốt hơn nữa công tác huy động vốn. Bên cạnh đó huy động được nhiều nguồn vốn tại chỗ, giảm thấp chi phí điều chuyển từ lượng vốn của ngân hàng cấp trên sẽ tạo ra lợi nhuận cao hơn. Do đó công tác huy động vốn là khâu quan trọng đầu tiên không thể thiếu được trong hoạt động kinh doanh nói chung và đặc biệt nguồn vốn huy động lại là nguồn vốn chính trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thì đây lại là công tác càng quan trọng. Để hiểu rõ tình hình huy động vốn của ngân hàng ta đi vào phân tích thông qua bảng 4.2.
Vốn huy động là nguồn vốn mà ngân hàng đặc biệt quan tâm bởi thông qua nguồn vốn này ta có thể đánh giá được quy mô hoạt động của ngân hàng, biết được khả năng tự chủ trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng như có khả năng cung cấp đầy đủ, kịp thời nhanh chóng cho khách hàng nhất là có nhu cầu bổ sung thiếu hụt vốn cho doanh nghiệp, cá nhân có khuynh hướng gia tăng, thể hiện mức độ uy tín của ngân hàng. Vị thế cạnh tranh của ngân hàng đối với các ngân hàng khác trong cùng địa bàn hoạt động. Qua bảng số liệu ta thấy vốn huy động của ngân hàng luôn tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2011 nguồn vốn huy động của ngân hàng là 469.176 triệu đồng tăng 116.634 triệu đồng hay tăng thêm 33,08% so với năm 2010 sang năm 2012 do mở thêm Phòng Giao dịch Long Mỹ nên nguồn vốn huy động tiếp tục tăng lên 122.494 triệu đồng tức tăng 26,11%, điều này ngoài mặt cho thấy nguồn huy động tăng nhưng trên thực tế có thể thấy tốc độ tăng lên đang giảm so với năm 2011 chủ yếu là do năm 2012 là một năm rất khó khăn của nền kinh tế Việt Nam với nhiều cung bậc khác nhau, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước có những chính sách, quyết định kịp thời và quyết liệt nhằm ổn định kinh tế, giảm bớt gánh nặng cho doanh nghiệp và giải cứu nợ xấu ở các ngân hàng. Từ ngày 11/6/2012, trần lãi suất huy động VND đã giảm từ mức 11%/năm xuống còn 9%/năm. Bên cạnh đó, theo thông tư 19/2012/TT-NHNN được ban hành ngày 8/6/2012, NHNN đã cho phép các NHTM tự quyết định lãi suất huy động kỳ hạn dài (từ 12 tháng trở lên) đây chính là nguyên nhân đã làm cho mặt bằng huy động chung của toàn ngành gặp rất nhiều cản trở từ cạnh tranh từ các ngân hàng.
27
Bảng 4.2 Huy động vốn của LienVietPostBank – Sở Giao dịch Hậu Giang từ năm 2010 – 6 tháng 2013