4.2.5.1 Nợ xấu theo kỳ hạn tín dụng
Đây là một trong những chỉ tiêu được ngân hàng quan tâm thường xuyên. Vì khi khoản vay được cho là nợ xấu thì ngân hàng khó có khả năng mà thu hồi vốn gốc và lãi và rủi ro cũng rất lớn. Trong quan hệ tín dụng việc phát sinh nợ xấu là điều không thể tránh khỏi và nguyên nhân dẫn đến nợ xấu là do:
Nguyên nhân khách quan: do thiên tai, dịch bệnh phá hoại, sản xuất kinh doanh, do biến động về giá cả, đầu ra, tiền tệ mất giá.
Nguyên nhân chủ quan: người đi vay sử dụng vốn sai mục đích đã cam kết trên khế ước nhận nợ, do không tuân thủ quy trình, thiếu kiến thức về kỹ thuật, công nghệ lạc hậu. Để biết rõ tình hình nợ xấu của ngân hàng ta đi vào phân tích số liệu thực tế được trình bày ở bảng 4.10 và hình 4.5.
50
Hình 4.5 Nợ xấu theo kỳ hạn tín dụng của ngân hàng từ 2010 – 6 tháng 2013
Nhìn chung tình hình nợ xấu của ngân hàng trong những năm qua có sự biến động không theo một chiều tăng hoặc giảm mà có sự tăng và sau đó lại giảm. Năm 2011 là 7.979 triệu đồng tăng 1.557 triệu đồng hay tăng 24,24% so với năm 2010, sang năm 2012 là 8.461 triệu đồng tăng 482 triệu đồng hay tăng 6,04% nhưng lại giảm so với 6 tháng đầu năm 2012. Đến 6 tháng đầu năm 2013 là 7.823 triệu đồng giảm 934 triệu đồng hay giảm 10,67% so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2012. Qua đây ta thấy từ cuối năm 2012 và 6 tháng 2013 nợ xấu ngân hàng đang có chiều hướng giảm vì nền kinh tế đang dần hồi phục nên các doanh nghiệp cũng như hộ sản xuất có thể đi vào hoạt động và tạo ra nguồn thu nhập. Bên cạnh đó phải kể đến công tác thu nợ nên đã giải quyết nợ quá hạn để không chuyển qua nợ xấu.
Nợ xấu ngắn hạn
Qua hình 4.5 ta thấy tương tự như doanh số cho vay, doanh số thu nợ thì tỷ trọng nợ xấu ngắn hạn cũng chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng nợ xấu. Cụ thể nhìn vào biểu đồ ta thấy cột nợ xấu ngắn hạn cao xấp xỉ bằng cột tổng nợ
- 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 7,000 8,000 9,000 2010 2011 2012 6 tháng 2012 6 tháng 2013 Triệu đồng Ngắn hạn Trung - dài hạn Tổng
51
Bảng 4.10 Nợ xấu theo kỳ hạn tín dụng của ngân hàng từ 2010 – 6 tháng 2013
Đvt: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm Chênh lệch
2010 2011 2012 6th 2012 6th 2013 2011/2010 2012/2011 6th 2013/ 6th 2012 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Ngắn hạn 5.449 7.354 7.932 8.155 7.302 1.905 34,96 578 7,86 (853) (10,46) Trung - dài hạn 973 625 529 602 521 (348) (35,77) (96) (15,6) (81) (13,46)
Tổng 6.422 7.979 8.461 8.757 7.823 1.557 24,24 482 6,04 (934) (10,67)
52
xấu, năm 2010 là 7.354 triệu đồng, đến năm 2011 nợ xấu này tăng lên 7.932 triệu đồng, tăng 1.905 triệu đồng hay tăng 34,96% so với năm 2010, năm 2012 nợ xấu lại tiếp tăng 578 triệu đồng hay tăng 7,86% so với năm 2011 nhưng lại giảm so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân của sự gia tăng qua 3 năm này là do ngân hàng đã đẩy mạnh cho vay ngắn hạn đối với các hộ sản xuất nông nghiệp, các hộ SXKD, các tiểu thương cho nên doanh số cho vay đối với thành phần này năm sau cao hơn năm trước. Trong khi đó vào những tháng cuối năm 2011 tình hình sản xuất kinh doanh của các hộ kinh doanh gặp phải nhiều khó khăn do giá cả tăng đột biến, tỷ lệ lạm phát tăng nhanh, chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng cao ảnh hưởng đến thu nhập của đại đa số người dân cho nên gặp phải khó khăn trong việc hoàn trả nợ vay cho ngân hàng. Chính vì thế làm cho lượng nợ xấu phát sinh vào cuối năm tăng nhanh.
Sang 6 tháng đầu năm 2013 tình hình lại kinh tế dần hồi phục trên nợ xấu đã giảm 853 triệu đồng (tức giảm 10,46%) so với 6 tháng đầu năm 2012, nợ xấu đang có xu hướng giảm chứng tỏ Sở Giao dịch đã tăng cường công tác thu nợ, thường xuyên gửi giấy báo cũng như xuống tận nhà đôn đốc khách hàng trả nợ vay đây được xem là một tín hiệu rất tốt.
Nợ xấu trung - dài hạn
Tuy ngân hàng đã sử dụng mọi biện pháp có thể nhưng vẫn không tránh khỏi nợ xấu trung – dài hạn phát sinh và tuy có xảy ra nợ xấu, nhưng giá trị các khoản nợ xấu không cao luôn chiếm một tỷ trọng nhỏ và đang có chiều hướng giảm dần qua từng. Năm 2011 là 625 triệu đồng giảm 348 triệu đồng hay giảm 35,77% so với năm 2010, năm 2012 là 529 triệu đồng giảm 96 triệu đồng hay 15,36% so với năm 2011, 6 tháng đầu năm 2013 giảm còn 521 triệu đồng, tức giảm 81 triệu đồng hay giảm 13,46% so với 6 tháng đầu năm 2012. Tỷ lệ nợ xấu trong 2 năm vừa có xu hướng giảm đáng kể, điều này cho thấy tuy chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng vẫn luôn được ngân hàng chú trọng khi cho vay trong lĩnh vực này và tích cực hạn chế. Đây là một dấu hiệu khả quan trong công tác thu hồi nợ, ngân hàng cần tiếp tục duy trì và phát huy hơn nữa công tác thẩm định kiểm tra giám sát và đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn.
4.2.5.2 Nợ xấu theo chủ thể vay
Để hiểu rõ hơn về sự tăng trưởng của dư nợ. Chúng ta phân tích tình hình nợ xấu cụ thể theo mỗi chủ thể vay và xem mức nợ xấu này có phù hợp với dư nợ của mỗi ngành hay không. Qua đó xây dựng một cơ cấu dư nợ hợp lý hơn, hiệu quả hơn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Tình hình nợ xấu theo chủ thể vay của ngân hàng được trình bày ở bảng 4.11 và hình 4.6.
53
Hình 4.6 Nợ xấu theo chủ thể vay của ngân hàng từ 2010 – 6 tháng 2013
Nợ xấu đối với dân cư
Nợ xấu trong chủ thể dân cư phát sinh chủ yếu là do phần nợ xấu của ngành nông nghiệp vì do những năm vừa qua tình hình giá cả thị trường một số mặt hàng chủ lực của tỉnh như cá rô đầu vuông, mía, lúa… luôn bấp bênh và tăng giảm thất thường dẫn đến nhiều hộ vay bị thua lỗ, làm ăn thất bại nên tỷ lệ nợ xấu vẫn còn tăng qua các năm. Cụ thể năm 2010 là 5.974 triệu đồng, năm 2011 là 7.294 triệu đồng, tăng 1.320 triệu đồng hay tăng 22,1% so với năm 2011, sang năm 2012 là 7.854 triệu đồng tăng 560 triệu đồng hay tăng 7,68% so với năm 2012, đến 6 tháng đầu năm 2013 đã giảm xuống còn 7.513 triệu đồng giảm 495 triệu đồng hay giảm 6,18% so với 6 tháng đầu năm 2012.
Nợ xấu đối với tổ chức kinh tế
Cũng tương tự như nợ xấu chủ thể dân cư và trung – dài hạn với tổ chức kinh tế cũng biến đổi tăng rồi lại giảm qua các năm. Năm 2011 mức nợ xấu là 685 triệu đồng, tăng 237 triệu đồng (tức tăng 52,9%) so với năm 2010, lý giải cho sự tăng cao nợ xấu trong năm 2011 là do tình hình lạm phát tăng cao làm cho kinh tế bị giảm súc chậm thu hồi nên không thanh toán được nợ cho ngân hàng. Sang năm 2012 và 2013 nền kinh tế đã sáng sủa hơn nên nợ xấu đã giảm xuống đáng kể từ 749 triệu đồng 6 tháng đầu năm 2012 giảm xuống còn 310 triệu đồng (giảm 58,61%). Tóm lại nhìn chung số lượng nợ xấu tại Ngân hàng LienVietPostBank - Sở Giao dịch Hậu Giang tuy có tăng nhưng đã giảm vì vậy ngân hàng cần có nhiều biện pháp thiết thực hơn nữa để xử lý và hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất có thể. - 5,000 10,000 2010 2011 2012 6 tháng 2012 6 tháng 2013 Triệu đồng Dân cư Tổ chức kinh tế Tổng
54
Bảng 4.11 Nợ xấu theo chủ thể vay của ngân hàng từ 2010 – 6 tháng 2013
Đvt: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm Chênh lệch
2010 2011 2012 6th 2012 6th 2013 2011/2010 2012/2011 6th 2013/ 6th 2012 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Dân cư 5.974 7.294 7.854 8.008 7.513 1.320 22,10 560 7,68 (495) (6,18) Tổ chức kinh tế 448 685 607 749 310 237 52,90 (78) (11,39) (439) (58,61)
Tổng 6.422 7.979 8.461 8.757 7.823 1.557 24,24 482 6,04 (934) (10,67)
55
4.3 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG BƢU ĐIỆN LIÊN VIỆT - SỞ GIAO DỊCH HẬU GIANG TỪ NĂM 2010 ĐẾN 6