TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC DƯƠNG THỊ HÀ KHẢO SÁT VÀ SỬA LỖI CÂU CHO HỌC SINH LỚP 5 QUA CÁC BÀI TẬP LÀM VĂN VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngàn
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
DƯƠNG THỊ HÀ
KHẢO SÁT VÀ SỬA LỖI CÂU
CHO HỌC SINH LỚP 5 QUA CÁC
BÀI TẬP LÀM VĂN VIẾT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT
HÀ NỘI – 2015
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
DƯƠNG THỊ HÀ
KHẢO SÁT VÀ SỬA LỖI CÂU
CHO HỌC SINH LỚP 5 QUA CÁC
BÀI TẬP LÀM VĂN VIẾT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT
Người hướng dẫn khoa học: TS LÊ THỊ LAN ANH
HÀ NỘI - 2015
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Sư phạm
Hà Nội 2, các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục Tiểu học và các thầy cô giáo trong tổ bộ môn Tiếng Việt đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình học tập tại trường và tạo điều kiện cho em thực hiện khóa luận tốt nghiệp
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo - TS Lê Thị Lan Anh – người đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo em trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này
Đồng thời, em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo, các em học sinh trường Tiểu học Liên Minh, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, trường Tiểu học Bá Hiến B, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc đã giúp đỡ em trong quá trình khảo sát thực tế
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2015
Sinh viên
Dương Thị Hà
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Những số liệu và kết quả trong khóa luận là hoàn toàn trung thực Đề tài chưa được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào
Hà Nội, tháng 5 năm 2015
Sinh viên
Dương Thị Hà
Trang 5DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Phân loại lỗi câu trong bài tập làm văn viết của học sinh lớp 5 Bảng 2: Bảng so sánh các kiểu câu: Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào? Bảng 3: Bảng so sánh câu hỏi, câu kể, câu cầu khiến, câu cảm
Trang 6MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 3
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 4
3 Mục đích nghiên cứu 5
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 6
6 Phương pháp nghiên cứu 6
7 Cấu trúc khóa luận 6
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 7
1.1 Cơ sở lý luận 7
1.1.1 Một số quan niệm về câu 7
1.1.2 Phân loại câu Tiếng Việt 8
1.1.3 Cấu tạo của câu Tiếng Việt 12
1.1.4 Phân môn Tập làm văn ở Tiểu học 16
1.2 Cơ sở thực tiễn 19
1.2.1 Nội dung chương trình và sách giáo khoa Tiếng Việt sau năm 2000 19
1.2.2.Chương trình dạy Tập làm văn 22
1.2.3 Những lỗi câu học sinh thường mắc phải 23
NỘI DUNG CHƯƠNG 2 MIÊU TẢ VÀ PHÂN LOẠI LỖI CÂU CHO HỌC SINH LỚP 5 QUA CÁC BÀI TẬP LÀM VĂN VIẾT 24
2.1 Điều tra (thống kê) lỗi câu cho học sinh lớp 5 các bài tập làm văn viết 24
2.1.1 Địa điểm tiến hành điều tra 24
Trang 72.1.2 Phương pháp điều tra 24
2.1.3 Cách thức điều tra 24
2.1.4 Kết quả điều tra 25
2.2 Miêu tả và phân loại lỗi câu cho học sinh lớp 5 qua các bài tập làm văn viết 27
2.2.1 Miêu tả và phân loại lỗi dùng câu không đúng mẫu 27
2.2.2 Miêu tả và phân loại lỗi sai dấu câu 30
CHƯƠNG 3 NGUYÊN NHÂN VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC LỖI CÂU CHO HỌC SINH LỚP 5 QUA CÁC BÀI TẬP LÀM VĂN VIẾT 34 3.1 Nguyên nhân 34
3.1.1 Nguyên nhân khách quan 34
3.1.2 Nguyên nhân chủ quan 34
3.2 Biện pháp khắc phục 36
3.2.1 Giúp học sinh nắm vững các mẫu câu cụ thể 36
3.2.2 Sửa các lỗi về câu 40
3.2.3 Một số bài tập thực hành về câu cho học sinh 45
KẾT LUẬN 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO 52
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Tiểu học là cấp học đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển nhân cách con người, đặt nền tảng cho giáo dục phổ thông và các cấp học trên Học sinh tiểu học là những chủ nhân tương lai của đất nước Các môn học ở bậc Tiểu học ngoài việc cung cấp tri thức thì cần chú trọng hình thành cho học sinh các kỹ năng học tập Giúp học sinh có kiến thức đó thì nhiệm vụ của môn Tiếng Việt nhằm trang bị cho các em những kiến thức về hệ thống tiếng Việt, chuẩn tiếng Việt, rèn cho học sinh kỹ năng sử dụng tiếng Việt
trong học tập và giao tiếp
Phân môn Luyện từ và câu là một trong những phân môn có ý nghĩa to lớn trong chương trình Tiểu học Luyện từ và câu giúp học sinh mở rộng, hệ thống hóa vốn từ và trang bị cho học sinh một số hiểu biết sơ giản về từ và câu Rèn cho học sinh một số kỹ năng dùng từ, đặt câu và sử dụng dấu câu Bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ, nói, viết thành câu, có ý thức sử dụng tiếng Việt có văn hóa trong giao tiếp, rèn luyện, phát triển tư duy, bồi dưỡng tình cảm tốt đẹp cho học sinh
Phân môn Tập làm văn là một trong những phân môn quan trọng giúp học sinh có điều kiện thể hiện óc sáng tạo, trí tưởng tượng, khả năng tư duy, nhận xét, đánh giá, bộc lộ cảm xúc của mình Ngoài ra, nó còn góp phần nuôi dưỡng và phát triển mối quan tâm của các em với các sự vật, hiện tượng, con người và thế giới xung quanh mình Bên cạnh đó, học sinh sẽ được rèn luyện
kỹ năng diễn đạt, trình bày văn bản của mình một cách rõ nét, biết cách viết câu đúng, chính xác, hay, hợp với văn cảnh
Trong thực tế dạy học, có rất nhiều bài văn của học sinh được đánh giá
là hay và gây được sự chú ý của đông đảo cộng đồng Các bài văn của các em
đã thể hiện được khả năng quan sát, tư duy, trí tưởng tượng phong phú của
Trang 9mình Quan trọng hơn là các em đã thoát được khỏi sự dập khuôn những bài văn mẫu để toát lên được cái tôi của bản thân, nói lên những chứng kiến của bản thân mình một cách chân thực và sâu sắc nhất Tuy vậy, các em vẫn còn mắc phải rất nhiều lỗi chính tả Những lỗi về câu là những lỗi thường gặp phải nhiều nhất trong các bài văn của các em
Câu là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất để tạo lập văn bản Vì vậy, việc hình thành, rèn luyện kỹ năng viết câu và sử dụng câu cho học sinh là cần thiết Bên cạnh quá trình đó thì việc giúp học sinh phát hiện và sửa lỗi câu là vô cùng quan trọng
Vì những lý do trên, căn cứ vào thực trạng dạy- học, chúng tôi đã chọn
và nghiên cứu đề tài: “Khảo sát và sửa lỗi câu cho học sinh lớp 5 qua các bài
tập làm văn viết” với mong muốn đề tài sẽ khảo sát, phân tích, phân loại, tìm
ra nguyên nhân và các biện pháp sửa lỗi câu cho học sinh Nó giúp các em tích lũy các kiến thức cần thiết, tạo điều kiện cho việc học tập các môn học khác như: Toán, Tự nhiên- Xã hội, Âm nhạc, Mĩ thuật… Đặc biệt, nó khơi dậy trong tiềm thức tâm hồn học sinh lòng yêu quý sự phong phú của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Việc tìm hiểu và sửa lỗi câu đã được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm
và cũng đạt được rất nhiều thành quả Cho đến nay, lỗi câu đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu đề cập tới
Tác giả Nguyễn Minh Thuyết [10] đã đưa ra một số lỗi về câu sai, ví dụ và cách sửa cho phù hợp với văn bản, hoàn cảnh giao tiếp Tuy nhiên, tác giả xem xét những lỗi sai trên diện rộng, chưa thực sự phù hợp với học sinh Tiểu học
Tác giả Nguyễn Thị Ly Kha [4] đã đưa ra các loại câu và cách sử dụng trong các tình huống sao cho phù hợp
Trang 10Tác giả Lê Phương Nga [7] đã đưa ra những loại lỗi câu mà học sinh
Tiểu học hay mắc phải và cách chữa.Trong cuốn giáo trình Bồi dưỡng học
sinh giỏi Văn ở Tiểu học cũng đưa ra hệ thống các loại câu và ví dụ cụ thể
Tác giả Cao Xuân Hạo [3] đã khảo sát các lỗi ngữ pháp trong câu có trạng ngữ mở đầu và cách sửa các loại câu ấy Tuy nhiên, tác giả chỉ khảo sát trên một phạm vi rất nhỏ của các loại câu
Tác giả Diệp Quang Ban [2] trong phần câu cũng tìm hiểu về các kiểu câu một cách rõ ràng
Tác giả Hồ Lê [5] đã đưa ra các lỗi câu thường gặp về kết cấu câu và các biện pháp sửa lỗi Các tác giả đã nghiên cứu một cách rộng rãi những chưa sát thực đối với bậc Tiểu học
Kế thừa các thành tựu nghiên cứu trên, chúng tôi tiến hành Khảo sát
và sửa lỗi câu cho học sinh lớp 5 qua các bài tập làm văn viết để xem xét
vấn đề kỹ hơn.Chúng tôi không chỉ khảo sát, phân tích, phân loại các lỗi lỗi câu mà còn tìm ra nguyên nhân và các biện pháp hạn chế lỗi câu cho học sinh Tiểu học
3 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu tìm ra các biện pháp sửa lỗi câu các bài tập làm văn viết cho học sinh lớp 5
4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
a Đối tượng nghiên cứu
Các lỗi câu trong bài tập làm văn viết của học sinh lớp 5
b Phạm vi nghiên cứu
Trong đề tài này, chúng tôi chủ yếu nghiên cứu các lỗi câu trong bài tập làm văn viết của học sinh lớp 5 Nguyên nhân và cách chữa các lỗi câu đó tại trường Tiểu học Liên Minh, thành phố Vĩnh Yên, trường Tiểu học Bá Hiến B, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc
Trang 115 Nhiệm vụ nghiên cứu
Ở đề tài này, chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu và tìm hiểu:
-Tìm hiểu cơ sở lý thuyết về câu, phân loại câu, các lỗi câu thường gặp của học sinh trong bài tập làm văn
- Thu thập tài liệu, thống kê, miêu tả và phân loại lỗi câu trong bài tập làm văn của học sinh lớp 5
- Đưa ra nguyên nhân, cách sửa và biện pháp giúp học sinh hạn chế lỗi
về câu
6 Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Nhóm phương pháp nghiên cứu tài liệu: đọc sách báo, tài liệu, tạp chí, sách giáo trình, sách tham khảo…
Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phân tích, đánh giá, tổng hợp
- Phương pháp thống kê toán học, so sánh
- Ngoài các phương pháp trên, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi còn
sử dụng một số phương pháp khác
7 Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận thì phần Nội dung của khóa luận bao gồm:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2: Miêu tả và phân loại lỗi câu cho học sinh lớp 5 qua các bài tập làm văn viết
Chương 3: Nguyên nhân và biện pháp khắc phục lỗi câu cho học sinh lớp 5 qua các bài tập làm văn viết
Trang 12NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Một số quan niệm về câu
Câu được nghiên cứu từ rất sớm, từ thời cổ đại đến nay đã có rất nhiều các học phái, tác giả, nhà khoa học đã đưa ra các quan điểm của mình về định nghĩa về câu như:
Thế kỷ thứ III trước công nguyên Alếchxăngđria đã nêu định nghĩa:
“Câu là sự tổng hợp của các từ biểu thị một tư tưởng trọn vẹn”.Tuy nó khá
đơn giản nhưng cũng đã giúp cho ta hiểu câu gồm hai yếu tố: hình thức và chức năng Định nghĩa trên đã tạo tiền đề cơ sở cho các nhà nghiên cứu khoa học sau này phát triển, nghiên cứu và đưa ra các định nghĩa về câu hoàn chỉnh
(4) Lĩnh vực nghiên cứu: câu là đơn vị của nghiên cứu ngôn ngữ
Tác giả Nguyễn Thị Thìn đưa ra quan niệm của mình: “Câu là đơn vị
ngôn ngữ nhỏ nhất có chức năng thông báo nhỏ nhất được dùng vào việc giao tiếp hằng ngày” [9, tr.26]
Trang 13Tác giả Nguyễn Thị Hiền Lương đưa ra định nghĩa: “Câu là ngôn ngữ
không có sẵn, dùng để biểu thị sự tình, được tạo nên từ các ngôn ngữ nhỏ hơn theo những quy tắc ngữ pháp nhất định, có dấu hiệu hình thức riêng, được sử dụng trong giao tiếp nhằm thực hiện một hành động nói” [6, tr.19]
Tác giả Hoàng Trọng Phiến cũng đưa ra định nghĩa về câu: “Câu là
đơn vị ngữ pháp có cấu tạo ngữ pháp (bên trong, bên ngoài) tự lập và có ngữ điệu kết thúc, mang một tư tưởng tương đối trọn vẹn có kèm theo thái độ của người nói giúp hình thành và biểu hiện, truyền đạt tư tưởng, tình cảm với tư cách là đơn vị thông báo ngôn ngữ nhỏ nhất” [8]
Chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả Diệp Quang Ban đã đưa ra định nghĩa về câu cụ thể, ngắn gọn nhưng mang tính chất khái quát cao:
“Câu là đơn vị ngữ pháp có cấu tạo ngữ pháp (bên trong, bên ngoài) tự lập
và ngữ điệu kết thúc, mang một ý nghĩa tương đối trọn vẹn và biểu hiện tư tưởng, tình cảm Câu đồng thời là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất bằng ngôn ngữ.”
[2, tr 107]
1.1.2 Phân loại câu Tiếng Việt
Câu được phân loại theo nhiều tiêu chí như: Phân loại theo mục đích nói, căn cứ vào mối quan hệ với hiện thực, căn cứ về mặt cấu tạo ngữ pháp
Trong đề tài này, chúng tôi căn cứ về mặt cấu tạo ngữ pháp để phân loại, câu được chia làm ba nhóm câu lớn là: câu đơn, câu phức và câu ghép
Trang 14a Câu đơn bình thường
Khái niệm: là câu có một cụm chủ ngữ- vị ngữ (chủ- vị) làm nòng cốt của câu
Ví dụ:
Cô giáo// đang giảng bài
C V
b Câu đơn đặc biệt
Khái niệm: là câu không phân định được đâu là chủ ngữ, đâu là vị ngữ nhưng vẫn truyền tải một nội dung thông báo trọn vẹn
Trang 16- Câu phức thành phần trạng ngữ
Ví dụ:
Khi mặt trời / đã lặn, mẹ tôi // vẫn chưa về
C V C V
Khái niệm: là câu có từ hai kết cấu chủ - vị trở lên mà trong đó không
có kết cấu chủ - vị nào bao hàm kết cấu chủ - vị nào Mỗi kết cấu chủ - vị diễn
đạt một sự việc nhưng chúng có quan hệ với nhau theo những mối quan hệ
nào đó [9, tr.143]
Phân loại thành hai loại chính: Câu ghép đẳng lập và câu ghép chính phụ
a Câu ghép đẳng lập
Khái niệm: là câu ghép mà các vế hoặc các nòng cốt câu có quan hệ
đẳng lập, có thể dễ tách các vế câu, nòng cốt câu ra thành câu riêng (15, tr 143)
Trang 17Khái niệm: Là câu ghép mà quan hệ ngữ pháp giữa các vế câu có một
vế chính và một vế phụ, vế phụ thì phụ thuộc vào vế chính Câu ghép chính phụ sử dụng phương tiện kết nối là những quan hệ phụ thuộc kiểu như: nguyên nhân - kết quả, điều kiện - giả thiết, nhượng bộ - tăng tiến
Ví dụ:
Vì trời // mưa nên tôi // nghỉ học
C V C V
Vế phụ Vế chính
1.1.3 Cấu tạo của câu Tiếng Việt
Theo tác giả Diệp Quang Ban [1, tr 38] Thành phần câu là chức vụ cú pháp mà thực thể đảm nhiệm trong mối quan hệ
Hệ thống thành phàn câu tiếng Việt gồm có: thành phần chính và thành phần phụ
1.1.3.1 Thành phần chính của câu
Khái niệm: Là thành tố cú pháp bắt buộc phải có mặt trong câu để đảm bảo cho tính trọn vẹn
Bao gồm: chủ ngữ và vị ngữ Quan hệ chủ- vị tạo nên nòng cốt câu
a Cấu tạo của chủ ngữ
Khái niệm: là một trong hai thành phần chính của câu, có mối quan hệ với vị ngữ Nó nêu lên đối tượng câu đề cập đến mà nội dung nói về đối tượng ấy được nêu ở vị ngữ
Trang 18Vị trí: chủ ngữ đứng ở đầu câu, trước thành phần vị ngữ Tuy nhiên, trong một số trường hợp chủ ngữ đứng sau vị ngữ khi người nói muốn nhấn mạnh nội dung thông báo
Cấu tạo: Chủ ngữ trong câu có thể là một từ, một cụm từ hay một cụm chủ - vị
Chủ ngữ có thể thuộc những từ loại khác nhau như: danh từ, động từ, tính từ
Ví dụ:
+ Chủ ngữ là một từ:
Hoa là một học sinh ngoan và học giỏi
+ Chủ ngữ là là một một cụm từ hay một cụm chủ- vị:
Cái áo mới màu vàng rất đẹp
b Cấu tạo của vị ngữ
Khái niệm: là một trong hai thành phần chính của câu Nó nêu lên nội dung của đối tượng được đề cập ở chủ ngữ
Vị trí: đứng sau chủ ngữ hoặc có thể đứng trước chủ ngữ
Cấu tạo: Vị ngữ trong câu có thể là một từ, một cụm từ chính phụ, cụm
Trang 19Vị trí: có thể nằm ở đầu câu, giữa câu hoặc cuối câu
Trạng ngữ có thể được chia làm một số loại sau:
Để trở thành học sinh giỏi, cậu ấy đã cố gắng rất nhiều
- Trạng ngữ chỉ điều kiện giả thiết
Ngôi nhà sẽ đẹp, nếu có một ít hoa
Trang 20Ví dụ:
+ Đề ngữ được cấu tạo từ một từ:
Tiền, tôi không thiếu
+Đề ngữ được cấu tạo từ một cụm từ:
Quyển sách này, bao lâu nay, tôi vẫn cất giữ cẩn thận
+Đề ngữ được cấu tạo từ một C-V:
Bông hoa hồng thủy tinh ấy, tôi đã từng trông thấy
c Hô ngữ
Khái niệm: là thành phần phụ, được sử dụng để gọi và đáp
Vị trí: thường đứng ở đầu câu hoặc cuối câu
Cấu tạo: “Danh từ + ơi, hỡi, à…” hoặc “Đại từ”
Vị trí: thường đứng ở đầu câu hoặc đứng sau chủ ngữ
Cấu tạo: do quan hệ từ, các quán ngữ cấu tạo nên
Vị trí: thường đứng giữa câu hoặc cuối câu sau bộ phận được giải nghĩa
Trang 21ĐHSP Hà Nội II – Ngôi trừng nằm sau dãy núi ấy- có rất nhiều cây xanh
1.1.4 Phân môn Tập làm văn ở Tiểu học
1.1.4.1 Vị trí, nhiệm vụ của Phân môn Tập làm văn ở Tiểu học
a Vị trí của Phân môn Tập làm văn ở Tiểu học
Phân môn Tập làm văn rèn luyện cho học sinh các kĩ năng sản sinh ngôn bản Nó có vị trí quan trọng trong quá trình dạy học tiếng mẹ đẻ
b Nhiệm vụ của Phân môn Tập làm văn ở Tiểu học
Nhiệm vụ cơ bản của Phân môn Tập làm văn là giúp cho học sinh tạo
ra được các ngôn bản nói và viết theo các phong cách khác nhau
1.1.4.2 Các dạng bài tập làm văn viết ở Tiểu học
Các bài tập làm văn viết được chia thành các dạng bài viết lời hội thoại
và viết thành đoạn bài Viết lời hội thoại được chia thành hai dạng: điền lời chọn cho phù hợp vào ô trống (chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, chúc mừng, yêu cầu)
và viết câu trả lời câu hỏi
Bài tập viết thành đoạn bài gồm các bài tập viết văn bản nhật dụng và văn bản nghệ thuật
a Bài tập luyện viết văn bản nhật dụng
Văn bản nhật dụng được dạy ở tiểu học gồm các văn bản tự thuật, mục lục sách, tự thuật, danh sách học sinh, tin nhắn, thông báo, điện báo,thời khóa biểu, biên bản, báo cáo
Để điền những văn bản thông thường như đơn, điện báo, học sinh phải nắm chắc mẫu và các thông tin cần điền vào các chỗ trống Trong đơn có
Trang 22những mục học sinh cần có thông tin (họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ…) rồi hoàn thành theo mẫu Những thông tin học sinh không thể viết hoàn toàn như mẫu, ví dụ như: lí do viết đơn, bày tỏ nguyện vọng, lời hứa riêng Trong điện báo, họ tên, địa chỉ người nhận, người gửi phải điền chính xác, cụ thể Nội dung điện cần ngắn gọn nhưng đủ ý để người nhận điện hiểu được
Thư cũng có thể được xem là một văn bản thông thường nhưng nội dung trong thư phong phú hơn Đó có thể là thư thăm hỏi, thư làm quen, thư
kể việc Cho nên trong các văn bản thông thường, thư tạo điều kiện cho học sinh sáng tạo, viết nhiều ý riêng của mình Để viết được một bức thư hay, học sinh cần thể hiện sự quan tâm, tình cảm tha thiết đối với người nhận thư Lời
lẽ trong thư phải phù hợp với vai người viết
b Bài tập luyện viết văn bản nghệ thuật
Hai dạng văn bản nghệ thuật được dạy trong chương trình Tiểu học là
kể chuyện và miêu tả
Kể chuyện là nói có đầu có cuối về một người, một việc nào đó nhằm nêu lên một điều gì vđó có ý nghĩa Để viết bài văn kể chuyện, học sinh phải xác định được cốt truyện bao gồm những sự việc gì, diễn biến và kết thúc ra sao Các nhân vật trong truyện có hành động, lời nói, ý nghĩ, ý của người kể,
có cốt truyện rõ ràng, có nhân vật xác định với những đặc điểm, tính cách rõ nét, hấp dẫn
Miêu tả là thể loại văn dùng lời có hình ảnh và có cảm xúc làm cho người nghe, người đọc hình dung một cách rõ nét, cụ thể về người, sự vật, sự việc như vốn có trong đời sống Một bài văn miêu tả hay không phải chỉ thể hiện rõ nét, sinh động đối tượng miêu tả mà còn thể hiện được trí tưởng tượng, cảm xúc và đánh giá của người viết đối với đối tượng được miêu tả Bởi vì trong thực tế không ai tả để mà tả, mà thường tả để gửi gắm suy nghĩ, cảm xúc, sự đánh giá, yêu ghét cụ thể của mình
Trang 23Tả đồ vật
Đối tượng: là những vật học sinh thường thấy trong đời sống hằng ngày gần gũi với các em Đó có thể là cái trống, cái bút, quyển vở, bàn, cái chổi,.vv Chúng đều là những vật vô tri vô giác nhưng gần gũi và có ích với các em
Mỗi đồ vật đều có một hình dáng, màu sắc, kích thước, chất liệu cụ thể Học sinh cần miêu tả những đặc điểm cụ thể này trong bài văn cụ thể của mình Với những đồ vật có nhiều bộ phận, các em cần tập trung tả những bộ phận quan trọng nhất Đó là những nét tiêu biểu để phân biệt đồ vật này với
đồ vật khác
Đồ vật thường gắn liền với cuộc sống hằng ngày của con người nên khi miêu tả phải nói tới công dụng, lợi ích của nó cũng như tình cảm của con người đối với nó Như vậy, đồ vật mới hiện lên có hồn và sinh động
Tả cây cối
Đối tượng: là những cây trồng xung quanh học sinh Chúng đều là những cây có ích, gần gũi và thân thiết với các em Khi miêu tả cần làm nổi bật những bộ phận của cây
Cây cối luôn nằm trong nền một khung cảnh thiên nhiên Vì vậy khi miêu tả cần gắn với miêu tả cảnh xung quanh Cần nói lên lợi ích, tình cảm yêu mến, gắn bó của mình với từng cây
Trang 24tả điều quan sát được
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Nội dung chương trình và sách giáo khoa Tiếng Việt sau năm 2000
Hệ thống nội dung dạy học Luyện từ và câu từ lớp 2- 5
Kiến thức về câu được đưa vào dạy học từ lớp 2 đến lớp 5 qua phân môn Luyện từ và câu
Chương trình đề ra mục tiêu quan trọng hàng đầu khi dạy môn Tiếng Việt cho học sinh Tiểu học là rèn kĩ năng sử dụng tiếng Việt cho học tập và giao tiếp nên dạy câu cho học sinh từ lớp 2,3 nhưng không làm quen với lý thuyết để biết câu là gì, cấu tạo câu mà thông qua các bài tập thực hành về câu, học sinh rút ra cấu trúc câu, cách đặt câu Đến lớp 4, 5 học sinh mới được học những bài lý thuyết về câu trong đó có các khái niệm về các bộ phận của câu
- Bài học đầu tiên trong phân môn Luyện từ và câu trong chương trình
Tiếng Việt lớp 2 là Từ và câu
Tiếp đó, học sinh được làm quen với các kiểu câu: Ai là gì? Ai làm gì?
Ai thế nào? thông qua các mô hình để nắm được các bộ phận chính của các
Trang 25kiểu câu ấy (trả lời câu hỏi Ai? Là gì? Làm gì? Thế nào ?) và các bộ phận khác của câu (trả lời các câu hỏi Khi nào? Ở đâu? Như thế nào? Vì sao? Để làm gì?) Trong quá trình học về các kiểu câu, học sinh cũng được học cách dùng dấu chấm phẩy, dấu phẩy, dấu chấm than, dấu chấm hỏi
Những bài tập giúp cho học sinh nắm được cấu trúc câu, bộ phận chính của câu không nhiều Nó gồm hai dạng chính: Bài tập đặt câu hỏi cho các bộ phận câu và Bài tập trả lời câu hỏi
- Lớp 3, học sinh được củng cố, hiểu biết thêm về các kiểu câu và các thành phần câu đã được học từ lớp 2
Nội dung dạy học thành phần câu: biết đặt câu hỏi để xác định các thành phần câu
Mức độ yêu cầu của nội dung dạy học: nhận biết các bộ phận chính trong những kiểu câu phổ biến có mô hình Ai (cái gì, con gì) - làm gì?, Ai (cái
gì, con gì) - là gì?, Ai(cái gì, con gì) - thế nào? Qua việc đặt câu hỏi cho từng
bộ phận chính của câu, nhận biết các bộ phận phụ của câu trả lời cho các câu hỏi Khi nào? Ở đâu? Như thế nào? Vì sao? Để làm gì? Bằng gì? Trong những kiểu câu phổ biến nói trên
Các bài tập giúp học sinh nhận biết các thành phần của câu giống lớp 2
- Lớp 4, học sinh được học về các loại dấu câu như: dấu hai chấm, dấu ngoặc kép, dấu gạch ngang, các kiến thức sơ giản về cấu tạo kiểu câu kể đã học ở lớp 2,3: Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào?, biết được câu kể gồm hai bộ phận chính và biết mở rộng cấu trúc câu bằng cách thêm trạng ngữ cho câu: trạng ngữ chỉ nơi chốn, thời gian, nguyên nhân, mục đích, phương tiện
Học sinh được luyện tập, rèn kĩ năng nhận diện, phân tích, vận dụng các kiểu câu qua các bài tập:
Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu
Nhận biết các kiểu trạng ngữ
Trang 26Thêm các kiểu trạng ngữ cho câu
Đặt câu theo mẫu
Dùng từ ngữ cho sẵn để đặt câu
Ghép những từ ngữ thích hợp ở cột A với cột B để tạo thành câu
- Lớp 5, học sinh ôn lại về dấu câu và câu đơn Bên cạnh đó, học sinh được học về câu ghép Khi học về câu ghép, học sinh đồng thời học cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ (cặp từ hô ứng) Ngoài ra, học sinh còn được học về liên kết câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ hoặc bằng các từ ngữ nối
Nội dung chương trình Luyện từ và câu lớp 5 bao gồm :
- Các lớp từ: Từ đồng nghĩa, Từ trái nghĩa, Từ đồng âm, Dùng từ đồng
âm chơi chữ, Từ nhiều nghĩa
- Cấu tạo từ: Ôn tập về từ và cấu tạo từ
- Từ loại: Đại từ, Đại từ xưng hô, Quan hệ từ, Luyện tập về quan hệ từ,
Ôn tập về từ loại
- Kiểu câu: Ôn tập về câu, câu ghép, Cách nối các vế câu ghép, Nối các
vế câu ghép bằng quan hệ từ, Nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng
- Dấu câu: Ôn tập về dấu câu (dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than); Ôn tập về dấu phẩy, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép, dấu gạch ngang
- Liên kết câu: Liên kết các câu trong bài bằng phép lặp từ ngữ, Liên kết các câu trong bài bằng phép thay thế từ ngữ, Liên kết bằng phép nối Nhận thấy :
+ Chương trình và sách giáo khoa tiếng Việt được tiến hành trên quan điểm giao tiếp, tích hợp và tích cực
+ Kiến thức và kĩ năng của lớp trên bao hàm kiến thức và kĩ năng của lớp dưới nhưng cao hơn và sâu hơn Các kiến thức về câu được dạy từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp và học sinh được rèn kĩ năng thực hành thông qua các bài tập
Trang 27+ Việc dạy kiến thức về câu không bị đưa vào chương trình một cách cứng nhắc, khô khan mà nó được gắn với thực tiễn giao tiếp của học sinh trong cuộc sống hằng ngày, lồng ghép với các dạng bài mở rộng vốn từ nhằm hiện rõ quan điểm dạy câu để giúp học sinh giao tiếp tốt
+ Kiến thức về câu được dạy lồng ghép, tích hợp với các kiến thức về
từ ở lớp 2, 3 Một số bài được dạy riêng kiến thức về câu tập trung ở lớp 4, 5 Lớp 2, 3 học sinh chủ yếu thực hành các bài tập viết câu, không đưa ra lý thuyết về câu
Lớp 4, 5 học sinh được học lý thuyết , khái niệm có liên quan đến câu (thành phần câu, kiểu câu ) nó được rút ra từ việc phân tích các bài tập, ví dụ
Tóm lại, chương trình và sách giáo khoa Tiếng Việt đã thể hiện được nhận thức mới về nhiệm vụ dạy học tiếng Việt ở Tiểu học chú trọng thực hành luyện tập hơn là lý luận Đối với các lớp đầu cấp, nội dung chủ yếu là thực hành, luyện tập mở rộng và hệ thống hóa vốn từ để làm công cụ giúp các em đặt câu, sử dụng các kiểu câu vào giao tiếp đạt hiệu quả
1.2.2.Chương trình dạy Tập làm văn
Nội dung chương trình Tập làm văn lớp 5 gồm những kiểu bài sau:
- Nói, viết phục vụ cuộc sống hằng ngày (văn bản thông thường) gồm
16 tiết: viết báo cáo thống kê, viết đơn, thuyết trình, tranh luận, làm biên bản cuộc họp, làm biên bản một vụ việc, lập chương trình hành động
Trang 28Ngoài phần thực hành, chương trình Tập làm văn lớp 5 còn có cả phần
lý thuyết Đó là những lý thuyết về văn tả người, tả cảnh
1.2.3 Những lỗi câu học sinh thường mắc phải
Có nhiều cách phân chia các loại lỗi về câu, nhìn chung nó gồm hai loại lỗi câu chính: lỗi về ngữ pháp và lỗi về sử dụng câu không đúng mẫu Các lỗi
về mặt ngữ pháp đã có rất nhiều công trình của các tác gỉa nghiên cứu kỹ lưỡng Ở đề tài này, chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu các kiểu câu để mô tả các lỗi:
+ Lỗi sử dụng câu không đúng mẫu
+ Lỗi về dấu câu
Trên đây là các lỗi cơ bản mà học sinh hay mắc phải, cần miêu tả, phân tích kỹ để tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục, hạn chế các lỗi cho các em
Trang 29CHƯƠNG 2 MIÊU TẢ VÀ PHÂN LOẠI LỖI CÂU CHO HỌC SINH
LỚP 5 QUA CÁC BÀI TẬP LÀM VĂN VIẾT
2.1 Điều tra (thống kê) lỗi câu cho học sinh lớp 5 các bài tập làm văn viết
2.1.1 Địa điểm tiến hành điều tra
Chúng tôi tiến hành điều tra lỗi câu trong bài tập làm văn viết của học sinh lớp 5 tại:
- Trường tiểu học Liên Minh, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
- Trường tiểu học Bá Hiến B, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh phúc
Tổng số học sinh: 256
Tổng số bài văn: 256
Số lỗi sai đã thống kê được: 164
Chúng tôi thống kê và phân loại các lỗi câu theo các tiêu chí sau:
- Lỗi sử dụng câu không đúng mẫu: Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào?, câu hỏi, câu kể, câu cầu khiến, câu cảm
- Lỗi về dấu câu: dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu chấm
2.1.2 Phương pháp điều tra
Chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thu thập tài liệu: mượn và photo các bài văn của học sinh
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: đọc bài văn của học sinh, chấm bài
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phân tích, đánh giá các lỗi câu
- Phương pháp thống kê toán học các lỗi câu
Trang 302.1.4 Kết quả điều tra
Để phân biệt được câu đúng mẫu và các dấu câu theo các kiểu câu ấy, chúng tôi đưa ra những tiêu chí cơ bản để làm cơ sở cho việc phân biệt Dựa vào câu trúc các câu mẫu, dấu hiệu hình thức được trình bày trong sách giáo khoa Tiếng Việt để làm căn cứ đối chiếu, xác định các lỗi sai về dùng câu không đúng mẫu và dấu câu Thực tế ta thấy, có nhiều câu đúng ngữ pháp và đúng nghĩa nhưng không đúng theo yêu cầu
Dưới đây, chúng tôi khái quát những mẫu câu cơ bản trong chương trình Tiểu học:
Mô tả những mẫu câu cơ bản trong chương trình Tiểu học:
+ Câu kiểu Ai là gì?
Mô hình:
C là V
Vị ngữ là tổ hợp của từ là với danh từ, cụm chủ- vị
Chức năng giao tiếp: dùng để định nghĩa, giới thiệu, nhận xét
+ Câu kiểu Ai thế nào?
Trang 31+ Câu hỏi (câu nghi vấn) dùng để hỏi về những điều chưa biết Câu hỏi thường có các từ nghi vấn (ai, gì, nào, sao, không…) Cuối câu thường có các dấu hỏi chấm (?)
+ Câu kể (câu trần thuật) là câu dùng để kể, tả, giới thiệu về sự vật, sự việc hay nói lên ý nghĩ , tâm tư, tình cảm của mỗi người.Cuối câu thường có các dấu chấm ( )
+ Câu cầu khiến dùng để nêu yêu cầu, đề nghị, mong muốn của người nói, người viết với người khác Cuối câu thường có các dấu chấm than ( !) hoặc dấu chấm ( )
+ Câu cảm (câu cảm thán) dùng để bộc lộ cảm xúc của người nói Trong câu cảm thường dùng các từ ngữ: chao ôi, ôi, chà, trời, quá, lắm, thật… Cuối câu có dấu chấm than (!)
Chúng tôi thống kê được 164 lỗi về câu không đúng mẫu và dấu câu sai của học sinh và phân loại được kết quả như sau:
Bảng 1 : Phân loại lỗi câu trong bài tập làm văn viết của học sinh lớp 5
Trang 32Nhận xét:
Qua kết quả khảo sát, chúng tôi nhận thấy khá đông học sinh mắc lỗi về câu Hầu hết, các bài văn của các em đều mắc lỗi, tuy các em đã nhận thức được việc sử dụng câu đúng mẫu nhưng các em lại mắc phải các lỗi về dấu câu rất nhiều
Từ kết quả khảo sát, chúng tôi thấy rằng khả năng nắm các mẫu câu của học sinh lớp 5 đã tốt hơn nhưng việc dùng dấu câu còn nhiều hạn chế Kiến thức về ngữ pháp và dấu câu của học sinh không chắc nên dẫn đến những lỗi sai khi sử dụng, vận dụng mẫu câu và dấu câu của các kiểu câu đó
2.2 Miêu tả và phân loại lỗi câu cho học sinh lớp 5 qua các bài tập làm văn viết
Chúng tôi thống kê, phân loại, miêu tả các lỗi mà học sinh mắc phải Dựa vào yêu cầu của viết câu đúng, căn cứ vào lỗi viết câu của học sinh, chúng tôi xác định nguyên nhân và cách khắc phục Chúng tôi xin xem xét lỗi
về câu không đúng mẫu và dùng dấu câu sai trong các kiểu câu đó
2.2.1 Miêu tả và phân loại lỗi dùng câu không đúng mẫu
2.2.1.1 Lỗi nhầm mẫu câu Ai là gì? với câu kiểu Ai làm gì ?
Với đề bài: Tả một người thân của em, một số học sinh đặt câu giới thiệu như sau:
- Ông em làm công nhân nghỉ hưu
- Bố em làm công an
(Lê Phương Anh, lớp 5A2, trường Tiểu học Liên Minh )
- Mẹ em làm y tá
(Đinh Mai Anh, lớp 5A3, trường Tiểu học Liên Minh )
- Anh em làm kĩ sư điện
Trang 33Những câu này thuộc kiểu câu Ai là gì? nhưng học sinh đã viết sai thành kiểu câu Ai làm gì? Những câu này viết đúng là:
- Ông em là công nhân nghỉ hưu
- Anh em làm ở nhà máy điện
Nhận thấy, về mặt cấu tạo ngữ pháp và dấu hiệu hình thức, các câu trên đều đúng Chúng đều là các câu đơn trần thuật nhưng khi xét về mô hình
và cấu trúc thì đây là câu không đúng mẫu
Nguyên nhân học sinh mắc phải lỗi này là do học sinh không nắm chắc được mẫu câu nên đã nhầm mẫu câu này với mẫu câu kia
2.2.1.2 Lỗi nhầm mẫu câu kiểu Ai làm gì? với câu kiểu Ai thế nào?
Khi miêu tả về hình dáng, hoạt động của người thân, học sinh đã đặt câu như sau:
- Ông em bước đi chậm chạp
(Dương Văn Tuấn, lớp 5A, trường Tiểu học Bá Hiến B)
- Mẹ em làm công việc nhanh vèo vèo
(Dương Thị Vân, lớp 5B, trường Tiểu học Bá Hiến B)
Nguyên nhân học sinh nhầm lẫn giữa câu kiểu Ai làm gì? với câu kiểu
Ai thế nào? là do:
Các từ: bước đi, làm là động từ trả lời câu hỏi Làm gì? Các em nhầm
những từ ấy trả lời cho câu hỏi Thế nào? vì trong cụm động từ làm vị ngữ có các tính từ: chậm chạp, nhanh vèo vèo, nồng ấm Những từ ấy chỉ miêu tả cho