Miêu tả và phân loại lỗi dùng câu không đúng mẫu

Một phần của tài liệu Khảo sát và sửa lỗi câu cho học sinh lớp 5 qua các bài tập làm văn viết (Trang 32)

7. Cấu trúc khóa luận

2.2.1Miêu tả và phân loại lỗi dùng câu không đúng mẫu

2.2.1.1. Lỗi nhầm mẫu câu Ai là gì? với câu kiểu Ai làm gì ?

Với đề bài: Tả một người thân của em, một số học sinh đặt câu giới thiệu như sau:

- Ông em làm công nhân nghỉ hưu.

(Đặng Nguyễn Ngọc Minh, lớp 5A1, trường Tiểu học Liên Minh)

- Bố em làm công an.

(Lê Phương Anh, lớp 5A2, trường Tiểu học Liên Minh )

- Mẹ em làm y tá.

(Đinh Mai Anh, lớp 5A3, trường Tiểu học Liên Minh )

- Anh em làm kĩ sư điện.

Những câu này thuộc kiểu câu Ai là gì? nhưng học sinh đã viết sai thành kiểu câu Ai làm gì?. Những câu này viết đúng là:

- Ông em là công nhân nghỉ hưu. - Bố em là công an.

- Mẹ em là y tá.

- Anh em là kĩ sư điện. Nó cũng khác với:

- Bố em làm ở đồn công an. - Mẹ em làm ở bệnh viện. - Anh em làm ở nhà máy điện.

Nhận thấy, về mặt cấu tạo ngữ pháp và dấu hiệu hình thức, các câu trên đều đúng. Chúng đều là các câu đơn trần thuật nhưng khi xét về mô hình và cấu trúc thì đây là câu không đúng mẫu.

Nguyên nhân học sinh mắc phải lỗi này là do học sinh không nắm chắc được mẫu câu nên đã nhầm mẫu câu này với mẫu câu kia.

2.2.1.2. Lỗi nhầm mẫu câu kiểu Ai làm gì? với câu kiểu Ai thế nào?

Khi miêu tả về hình dáng, hoạt động của người thân, học sinh đã đặt câu như sau:

- Ông em bước đi chậm chạp.

(Dương Văn Tuấn, lớp 5A, trường Tiểu học Bá Hiến B)

- Mẹ em làm công việc nhanh vèo vèo.

(Dương Thị Vân, lớp 5B, trường Tiểu học Bá Hiến B)

Nguyên nhân học sinh nhầm lẫn giữa câu kiểu Ai làm gì? với câu kiểu Ai thế nào? là do:

Các từ: bước đi, làm là động từ trả lời câu hỏi Làm gì?. Các em nhầm những từ ấy trả lời cho câu hỏi Thế nào? vì trong cụm động từ làm vị ngữ có các tính từ: chậm chạp, nhanh vèo vèo, nồng ấm. Những từ ấy chỉ miêu tả cho

các hoạt động bước đi và làm. Tuy vậy, những câu này vẫn thuộc mẫu câu Ai làm gì?

Học sinh cũng nhầm lẫn khi đặt câu mẫu Ai thế nào? với mẫu câu Ai làm gì? khi đặt những câu:

- Chiếc máy tính ấy to.

(Đặng Nguyễn Ngọc Minh, lớp 5A1, trường Tiểu học Liên Minh)

- Cái ô tô này trông to sừng sững.

(Trần Văn Tú, lớp 5A4, trường Tiểu học Liên Minh )

Học sinh nghĩ rằng đây là câu kiểu Ai làm gì?. Nguyên nhân nhầm lẫn đó là do các em nghĩ rằng to là động từ nhưng nó là một tính từ được nên câu: Chiếc máy tính ấy to, Cái ô tô này trông to sừng sững thuộc câu kiểu Ai thế nào? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.1.3. Lỗi nhầm câu cảm với câu kể

Đây là hai kiểu câu có số lượng sai nhiều nhất trong các mẫu câu. Với đề bài: Tả một người thân của em, học sinh đặt một số câu như: - Mẹ em vẫn rất nhanh nhẹn và năng động lắm!

(Nguyễn Việt Dũng, lớp 5A, trường Tiểu học Bá Hiến B)

- Chị gái em rất tốt tính!

( Tạ Văn Sáu, lớp 5C, trường Tiểu học Bá Hiến B)

- Hàng ngày, ông em vẫn đọc báo rất tốt!

(Nguyễn Thị Hậu, lớp 5B, trường Tiểu học Bá Hiến B)

- Bố em là một người tài giỏi!

(Dương Văn Lập, lớp 5A, trường Tiểu học Bá Hiến B)

Với những từ như: lắm, rất, tốt, giỏi làm cho học sinh nhầm lẫn giữa câu kể và câu cảm. Vì những từ trên thường được dùng nhiều trong câu cảm. Vì vậy, học sinh đã nhầm lẫn đó là câu cảm nhưng thực chất chúng đều là các câu kể.

2.2.1.4. Lỗi nhầm câu cầu khiến với câu hỏi

- Hãy đóng giùm cánh cửa vào đi nào?

( Kim Thị Liễu, lớp 5A4, trường Tiểu học Liên Minh )

- Đi nhanh lên cho tôi nhờ?

(Lê Quý Bôn, lớp 5A1, trường Tiểu học Liên Minh )

- Cậu nhớ gọi tớ đi cùng giúp với?

(Lê Kim Thành, lớp 5A2, trường Tiểu học Liên Minh )

Những từ: hãy, nhờ, giùm, giúp thường được sử dụng trong câu cầu khiến nhưng học sinh do chưa nắm chắc về câu cầu khiến với câu hỏi nên đã bị các từ nào làm cho nhầm tưởng thành câu hỏi và viết chúng thành câu hỏi.

Một phần của tài liệu Khảo sát và sửa lỗi câu cho học sinh lớp 5 qua các bài tập làm văn viết (Trang 32)