7. Cấu trúc khóa luận
3.2.3. Một số bài tập thực hành về câu cho học sinh
3.2.3.1. Dạng 1: Bài tập dựa vào tranh, nội dung bài thơ trả lời câu hỏi
Bài tập 1: Quan sát các bức tranh làng Hồ trả lời các câu hỏi sau : a. Hình ảnh trong tranh thế nào?
c. Bố cục trong tranh thế nào?
Bài tập 2: Dựa vào nội dung bài Tập đọc Tranh làng Hồ trả lời câu hỏi : a. Ai là người sáng tạo ra kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ? b. Những bức tranh làng Hồ đã xuất hiện từ khi nào?
c. Tác giả đã thể hiện sự đánh giá của mình như thế nào đối với các bức tranh làng Hồ?
3.2.3.2. Dạng 2: Bài tập tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi nhất định
Bài tập 1: Tìm bộ phận trả lời cho các câu hỏi : Ai ?, Làm gì?
a. Cây bàng tỏa bóng mát che kín một khoảng sân.
b. Nơi góc sân trường ấy lưu giữ lại biết bao nhiêu kỉ niệm tuổi học trò của chúng tôi.
c. Cô giáo thường giúp chúng tôi hiểu ra những điều mới lạ.
3.2.3.3. Dạng 3: Bài tập đặt câu theo mẫu
Bài tập 1:
Đặt câu theo mẫu dưới đây:
Ai (Cái gì, con gì)? Là gì ?
Con mèo mướp là người bạn thân thiết của tôi
Bài tập 2:
Đặt câu theo mẫu dưới đây:
Ai (Cái gì, con gì)? Làm gì ?
Khóm hồng nhung đang đua nhau nở hoa
Bài tập 3:
Đặt câu theo mẫu dưới đây:
Ai (Cái gì, con gì)? Thế nào ?
Bài tập 4: Đặt câu theo mẫu Ai thế nào? để:
a. Nói về cuộc sống hằng ngày trong gia đình em. b. Nói về cảnh biển buổi sáng sớm.
c. Nói về một người thân trong gia đình em.
3.2.3.4. Dạng 4: Bài tập đặt câu cho từng bộ phận
Bài tập 1: Đặt câu hỏi cho bộ phận được in nghiêng:
a. Em tôi rất ngoan và học giỏi
b. Chúng nó thường hay rủ tôi đi ăn kem vào mùa hè.
c. Con chim lúc nào cũng hót líu lo.
d. Bố tôi đang chăm chú xem trận bóng đá.
e. Chị tôi thường hay đi ra ngoài nhà bà ngoại tôi chơi. f. Nhỏ bạn thân dẫn tôi đi xem phim vào dịp cuối kì thi. 3.2.3.5. Dạng 5: Bài tập đặt câu theo yêu cầu
Bài tập 1: Đặt một vài câu cảm thán để: a. Bộc lộ cảm xúc khi vui.
b. Nói lên cảm xúc khi nhìn thấy chiếc đồng hồ mà mình thích. c. Bộc lộ cảm xúc khi đi học muộn và bị đứng ở ngoài.
d. Bộc lộ cảm xúc khi bị bố mẹ la mắng. Bài tập 2: Đặt một vài câu kể để:
a. Tả loài cây mà mình yêu thích.
b. Kể lại một bộ phim em vừa xem xong.
c. Nói lên niềm vui của em khi được bố mẹ cho đi chơi. Bài tập 3: Đặt một vài câu hỏi để:
a. Hỏi bài tập người bạn khi không hiểu. b. Hỏi về cuộc thi Bé làm họa sĩ.
3.2.3.6. Dạng 6: Bài tập nhận diện kiểu câu
Bài tập 1: Tìm câu kể trong đoạn văn sau đây, cho biết mỗi câu kể dùng để làm gì?
Con gà nào cất lên một tiếng gáy. Và ở góc vườn, tiếng gà cục tác làm nắng trưa thêm oi ả, ngột ngạt. Không một tiếng chim, không một sợi gió. Cây chuối cũng đổ, tàu lá lặng đi như thiếp vào trong nắng. Đường làng vắng
ngắt. Bóng tre, bóng duối cũng lặng im.
(Tiếng Việt 5, tập 1, trang 13)
3.2.3.7. Dạng 7: Bài tập ghép từ ở cột A-B để tạo thành câu
Bài tập 1: Ghép từ ở cột A với từ ở cột B để tạo thành kiểu câu Ai thế nào?
A B Con én Máy vi tính Đàn gà Lũ chúng tôi Chị ấy có bộ lông vàng óng
thật nhỏ bé khi bay lượn trên bầu trời trông thật duyên dáng
thật tinh nghịch
thật hữu ích với con người
Bài tập 2: Ghép từ ở cột A với từ ở cột B để tạo thành kiểu câu Ai làm gì?
A B Con mèo Bác đồng hồ Hoa lan Bạn Mai Chú chim đang sổ lồng tung cánh bắt chuột
đang nở hoa khoe sắc reo chuông báo thức học bài
3.2.3.8. Dạng 8: Bài tập xác định thành phần câu
Bài tập 1: Đọc và xác định thành phần chủ ngữ, vị ngữ cho mỗi câu trong đoạn văn dưới đây:
Một buổi có những đám mây lạ bay về. Những đám mây lớn, nặng và đặc xịt lổm ngổm đầy trời. Mây tản ra từng nắm nhỏ rồi san đều trên một nền đen xám xịt. Gió nam thổi giật mãi. Gió bỗng đổi mát lạnh, nhuốm hơi nước. Từ phía nam bỗng nổi lên một hồi khua động dào dạt. Mưa đã xuống bên kia sông: gió càng giật mạnh, mặc sức điên đảo trên các cành cây.
(Tiếng Việt 5, tập 1, trang 31) Bài tập 2: Tìm chủ ngữ cho câu kể trong đoạn văn dưới đây:
Chúng tôi kể chuyện về mẹ của mình. Bạn Hùng quê Nam Bộ gọi mẹ bằng má. Bạn Na, bạn Thắng gọi mẹ bằng bu. Bạn Thành quê Phú Thọ là bầm. Còn bạn Phước ở Huế gọi mẹ bằng mạ.
(Tiếng Việt 5, tập 1, trang 22)
3.2.3.9. Dạng 9: Bài tập ngắt câu
Bài tập 1: Chọn dấu câu phù hợp điền vào chỗ trống
Trời ơi ( ) con ruồi bay qua là tao biết ngay con đực hay con cái mà ( ) Qua mặt tao không nổi đâu ( )
Đây rồi nè ( ) Mấy cậu coi ( ) Làng này ai hổng biết Lâm Văn Nên ( ) 31 tuổi ( ) con ông Dừa ( )
Bài tập 2: Chọn dấu đã cho điền vào chỗ trống Dấu phẩy, dấu chấm than, dấu ba chấm:
Ta là nụ ( ) là hoa của đất
Gió đẫm hương thơm ( ) nắng tô thắm sắc Màu hoa nào cũng quý ( ) cũng thơm ( ) Màu hoa nào cũng quý ( ) cũng thơm ( )
Bài tập 3: Tìm dấu câu đã cho vào chỗ trống thích hợp
Có thể điền dấu phẩy vào chỗ nào trong câu dưới đây :
a. Nắng chóng trưa mưa chóng tối
b. Yêu trẻ trẻ đến nhà khính già già để tuổi cho
c. Không con ơi chỉ có lầu Ngũ Giác
Bài tập 4: Ngắt câu
Ngắt đoạn văn dưới đây thành các câu rồi chép lại cho chính xác:
Chuột ta gặm vách nhà một cái khe hở hiện ra chuột chui qua khe và tìm được rất nhiều thức ăn là một con chuột tham lam nên chuột ta ăn nhiều quá nhiều đến mức bụng chuột phình to ra.
(Theo Lép Tôn- Xtôi)
Hệ thống các bài tập thực hành về câu rất đa dạng và phong phú, cần giúp học sinh nắm được dấu hiệu bản chất của các dạng bài tập, nội dung và yêu cầu của bài tập. Từ đó, học sinh biết nhận diện phân loại các dạng bài tập để làm đúng các bài tập đó. Trên đây, chúng tôi xin đưa ra một số dạng bài tập giúp học sinh thực hành về câu.
KẾT LUẬN
Trong khuôn khổ khóa luận này, chúng tôi chỉ tiến hành khảo sát lỗi câu thông qua các bài tập làm văn cho học sinh lớp 5 ở trường Tiểu học Bá Hiến B, Huyện Bình Xuyên và trường Tiểu học Liên Minh, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Kết quả khảo sát và thống kê chưa thể đánh giá hết được chất lượng viết câu, lỗi câu của học sinh Tiểu học nói chung. Song việc nghiên cứu đề tài Khảo sát và sửa lỗi câu cho học sinh lớp 5 qua các bài tập làm văn viết tìm hiểu thực tế việc dạy và học tại trường Tiểu học, chúng tôi nhận thấy việc nghiên cứu đề tài này là rất cần thiết.
Đề tài khoa học của chúng tôi đã tìm hiểu về những mẫu câu đúng và dấu câu của những kiểu câu đó, khảo sát thực tế để miêu tả và phân loại lỗi câu của học sinh qua các bài tập làm văn viết, làm rõ hơn những lỗi câu mà học sinh mắc phải. Từ đó, chúng tôi đưa ra một số nguyên nhân và biện pháp sửa lỗi câu cho học sinh.Cuối cùng, chúng tôi đề xuất một số ý kiến và đưa ra một số bài tập để giúp học sinh rèn luyện kĩ năng viết câu.
Chúng tôi mong muốn đề tài này sẽ giúp ích trong việc nâng cao chất lượng viết câu cho học sinh Tiểu học. Trong quá trình nghiên cứu đề tài đã giúp chúng tôi nắm chắc và hiểu rõ hơn vấn đề về câu. Nó tạo điều kiện để sau này chúng tôi có thể truyền thụ kiến thức về câu cho học sinh rõ ràng, dễ hiểu hơn. Cũng từ đề tài này, tôi được trao đổi với giáo viên và trò chuyện với các em học sinh để tiếp thu và học hỏi những bài học thực tế, giúp ích cho tôi rất nhiều trong tương lai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. . Diệp Quang Ban (2000), Câu tiếng Việt và bình diện câu, Nxb Giáo dục Hà Nội
2. Diệp Quang Ban (2005), Ngữ pháp Tiếng Việt, Nxb Giáo dục. 3. Cao Xuân Hạo, Sổ tay sửa lỗi hành văn, Nxb Trẻ.
4. Nguyễn Thị Ly Kha (Chủ biên), Dùng từ, viết câu và soạn thảo văn bản, Nxb Giáo dục.
5. Hồ Lê, Sửa lỗi ngữ pháp, Nxb Khoa học Xã hội.
6. . Nguyễn Thị Hiền Lương, (2005), Câu tiếng Việt, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.
7. Lê Phương Nga, Đặng Kim Nga, (2006), Phương pháp dạy Tiếng Việt ở
Tiểu học, Nxb Đại học Sư phạm.
8. Hoàng Trọng Phiến,(2005), Cơ sở ngữ nghĩa và Tiếng Việt, Nxb Giáo dục. 9. Nguyễn Thị Thìn, (2002) Câu Tiếng việt và nội dung dạy- học câu ở trường
phổ thông, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
10. Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên) (2001), Tiếng Việt thực hành, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
11. Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên), Hỏi - đáp về dạy học Tiếng Việt lớp 5, Nxb Giáo dục Việt Nam.
PHỤ LỤC
MỘT SỐ BÀI TẬP THỰC HÀNH VỀ CÂU CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
Dạng 1: Bài tập dựa vào tranh, nội dung bài thơ trả lời câu hỏi
Bài tập 1: Quan sát bức tranh trong bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa trả lời các câu hỏi sau:
a. Màu lúa thế nào?
b. Chùm quả xoan thế nào? c. Tàu đu đủ thế nào? d. Tàu lá chuối thế nào? e. Bụi mía thế nào? f. Mái nhà thế nào?
(Tiếng Việt 5, tập một, tr.10)
Bài tập 2: Quan sát bức tranh trong bài thơ Đất nước trả lời các câu hỏi sau: a. Bầu trời như thế nào?
b. Núi rừng như thế nào? c. Cánh đồng như thế nào? d. Con đường như thế nào? e. Dòng sông như thế nào?
(Tiếng Việt 5, tập hai, tr.94)
Bài tập 3: Dựa vào nội dung bài Đất nước, trả lời câu hỏi sau: Cảnh đất nước trong mùa thu ở khổ thơ thứ ba đẹp như thế nào?
(Tiếng Việt 5, tập hai, tr.95)
Bài tập 4: Dựa vào nội dung bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa, trả lời câu hỏi sau:
Kể tên những sự việc trong bài có màu vàng và từ chỉ màu vàng đó? (Tiếng Việt 5, tập một, tr.11)
Dạng 2: Bài tập tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi nhất định
Bài tập 1: Tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai (cái gì, con gì)?, Thế nào?
a. Rừng khô hiện lên với tất cả vể uy nghi tráng lệ của nó trong ánh mặt trời vàng óng.
b. Những thân cây tràm trắng vươn lên trời, chẳng khác gì những cây nến khổng lồ, đầu lá rủ phất phơ.
c. Từ trong biển lá xanh rờn đã bắt đầu ngả sang màu vàng úa, ngát dậy một mùi hương lá tràm bị hun nóng dưới mặt rời.
d. Tiếng chim không ngớt vang ra, vọng mãi lên trời cao xanh thẳm không cùng.
Bài tập 2: Tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi Bằng gì?
a. Bằng chiếc chìa khóa này, anh ấy đã mở được cánh cửa.
b. Chúng tôi mở mang vốn hiểu biết bằng tri thức học tập được từ thầy cô giáo và bạn bè.
c. Chiếc bàn gỗ này được làm chủ yếu bằng đôi tay khéo léo của người thợ mộc.
d. Bằng con đường tri thức, chúng ta mới xây dựng được đất nước ngày càng giàu mạnh.
Bài tập 3: Tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi Làm gì?
a. Các anh bộ đội cụ Hồ đã chiến đấu và hi sinh anh dũng. b. Con trâu đang lững thững bước đi trên con đường mòn. c. Cô ấy đang vui đùa cùng các em nhỏ thật vui vẻ.
d. Bọn chúng tôi say sưa nghe các cụ già kể chuyện.
Bài tập 4: Tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi Vì sao?
a. Vì nghèo đói nên đã làm cho nó trở nên gầy gò, ốm yếu. b. Những bông hoa nhỏ xíu đã nát vì trời mưa quá to.
c. Con gà chạy lon ton, con chó chạy quýnh lên vì tiếng sấm chớp bất chợt vang lên.
d. Những cánh diều bay lên cao vút vì được trận gió thổi đến.
Dạng 3: Bài tập đặt câu theo mẫu Bài tập 1:
Đặt câu theo mẫu dưới đây:
Ai (cái gì, con gì) Là gì ?
Mèo Micky là người bạn thân thiết của tôi
Bài tập 2:
Đặt câu theo mẫu dưới đây:
Ai (cái gì, con gì) Làm gì ?
Cô giáo đang giảng bài.
Bài tập 3:
Đặt câu theo mẫu dưới đây:
Ai (cái gì, con gì) Thế nào ?
Chim sáo hót rất hay
Bài tập 4: Đặt câu theo mẫu Ai là gì? để :
a. Giới thiệu về những người thân trong gia đình em. b. Giới thiệu về sở thích của em.
c. Giới thiệu về con vật mà em yêu thích. d. Giới thiệu về loài cây mà em yêu thích.
Bài tập 5: Đặt câu theo mẫu Ai làm gì? để :
a. Nói về những công việc hằng ngày em thường làm.
c. Nói về công việc mẹ em thường làm ở nhà. d. Nói về việc học tập của em.
Bài tập 6: Đặt câu theo mẫu Ai thế nào? để miêu tả : a. Loài hoa mà em yêu thích.
b. Một người thân của em. c. Chiếc bút.
d. Cái trống.
Dạng 4: Bài tập đặt câu cho từng bộ phận
Bài tập 1: Đặt câu hỏi cho bộ phận được in nghiêng
a. Làn gió mát dịu thổi thoáng qua làm em thấy dễ chịu hơn.
b. Ngôi trường thân quen thấp thoáng sau rặng cây um tùm.
c. Một vài tia nắng bắt đầu rọi xuống sân trường.
d. Các bạn học sinh với gương mặt rạng rỡ, vui tươi.
Bài tập 2: Đặt câu hỏi cho bộ phận được in nghiêng
a. Tôi được đám bạn dẫn đi khắp làng hỏi thăm mọi người.
b. Bố ôm tôi vào lòng âu yếm.
c. Chú mèo cuộn mình nằm trên cửa sổ.
d. Cô giáo xinh tươi và hiền từ.
Dạng 5: Bài tập đặt câu theo yêu cầu Bài tập 1: Đặt một vài câu hỏi để:
a. Hỏi thăm ông em bị ốm. b. Hỏi thăm các bạn khi nghỉ tết. c. Hỏi thăm sức khỏe thầy cô giáo cũ. d. Hỏi thăm hàng xóm của em.
Bài tập 2: Đặt một vài câu kể để : a. Kể lại bộ phim mà em vừa xem. b. Tả ngôi nhà của em.
c. Nói lên cảm xúc vui mừng khi được đi du lịch. d. Thể hiện suy nghĩ của mình về một hiện tượng lạ.
Bài tập 3: Đặt một vài câu cảm cho các tình huống :
a. Hãy đặt câu cảm thể hiện cảm xúc vui sướng của mình khi đứng trước cảnh biển tuyệt đẹp, rộng lớn, sóng vỗ rì rào.
b. Em nhận được một bức thư của một người bạn đã mất liên lạc từ lâu. Hãy đặt câu cảm thể hiện sự vui mừng.
c. Nhân dịp sinh nhật, bố mẹ từ xa về và mua quà cho em. Hãy đặt câu cảm thể hiện sự bất ngờ và vui mừng.
d. Ngày mai, em có cuộc thi chuyển cấp. Hãy đặt câu cảm thể hiện sự hồi hộp, lo lắng.
Bài tập 4: Đặt một vài câu cầu khiến cho các tình huống :
a. Em gặp phải một vài bài toán khó mà chưa tìm ra lời giải. Hãy đặt câu cầu khiến để nhờ sự giúp đỡ của cô giáo.
b. Em bị ốm và khát nước mà không tự lấy được. Hãy đặt câu cầu khiến để nhờ ai đó lấy giúp.
c. Hãy đặt một câu cầu khiến để nói với bố mẹ.
Dạng 6: Bài tập nhận diện kiểu câu
Bài tập 1: Tìm câu kể trong đoạn văn sau đây, cho biết mỗi câu kể dùng để làm gì?
Tháng trước, trường của Út Vịnh đã phát động phong trào Em yêu đường sắt quê em. Học sinh cam kết không chơi trên đường tàu, không ném đá lên tàu và đường tàu, cùng nhau bảo vệ an toàn cho những chuyến tàu qua. Vịnh nhận việc khó khăn nhất là thuyết phục Sơn- một bạn rất nghịch thường chạy lên đường tàu thả diều. Thuyết phục mãi, Sơn mới hiểu ra và hứa không chơi dại như vậy nữa.
Bài tập2: Những câu nào trong đoạn văn dưới đây được viết theo mẫu Ai (cái
gì, con gì) thế nào? Chỉ rõ bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai ?(cái gì, con gì)?