1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khoá luận tốt nghiệp khảo sát và sửa lỗi câu cho học sinh lớp 5 qua các bài tập làm văn viết

65 691 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 1,22 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC s ư PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIÊU HỌC DƯƠNG THỊ HÀ KHẢO SÁT VÀ SỬA LỖI CÂU CHO HỌC SINH LỚP 5 QUA CÁC BÀI TẬP LÀM VĂN VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC • • • • C h u y ên n g à n h : P H Ư Ơ N G P H Á P D Ạ Y H Ọ C T IÉ N G V IỆ T HÀ N Ộ I- 2 0 1 5 TRƯỜNG ĐẠI HỌC s ư PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIÊU HỌC DƯƠNG THỊ HÀ KHẢO SÁT VÀ SỬA LỎI CÂU CHO HỌC SINH LỚP 5 QUA CÁC BÀI TẬP LÀM VĂN VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC • • • • C h u y ên n g à n h : P H Ư Ơ N G P H Á P D Ạ Y H Ọ C T IÉ N G V IỆ T N gười hướng dẫn khoa học: TS. LÊ TH Ị L A N A N H HÀ NỘI - 2015 LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục Tiểu học và các thầy cô giáo trong tổ bộ môn Tiếng Việt đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình học tập tại trường và tạo điều kiện cho em thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo - TS. Lê Thị Lan Anh - người đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo em trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này. Đồng thời, em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo, các em học sinh trường Tiểu học Liên Minh, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, trường Tiểu học Bá Hiến B, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc đã giúp đỡ em trong quá trình khảo sát thực tế. Em xin chân thành cảm ơnỉ Hà Nội, tháng 5 năm 2015 Sinh viên Dương Thị Hà LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những số liệu và kết quả trong khóa luận là hoàn toàn trung thực. Đe tài chưa được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào. Hà Nội, tháng 5 năm 2015 Sinh viên Dương Thị H à DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Phân loại lỗi câu trong bài tập làm văn viết của học sinh lớp 5 Bảng 2: Bảng so sánh các kiểu câu: Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào? Bảng 3: Bảng so sánh câu hỏi, câu kế, câu cầu khiến, câu cảm M ỤC LỤC MỞ Đ Ầ U ..................................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài...................................................................................................3 2. Lịch sử nghiên cún vấn đ ề .................................................................................4 3. Mục đích nghiên cứu........................................................................................... 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên c ú n ....................................................................5 5. Nhiệm vụ nghiên c ú n ..........................................................................................6 6. Phương pháp nghiên c ú n ................................................................................... 6 7. Cấu trúc khóa lu ậ n .............................................................................................. 6 CHƯƠNG 1. C ơ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỤ C T IỄ N ......................................... 7 1.1. Cơ sở lý lu ận .....................................................................................................7 1.1.1. Một so quan niệm về c â u ......................................................................... 7 1.1.2. Phân loại câu Tiếng V iệt......................................................................... 8 1.1.3. Cấu tạo của câu Tiếng Việt.................................................................... 12 1.1.4. Phân môn Tập làm vãn ở Tiếu họ c.......................................................16 1.2. Cơ sở thực tiễ n ................................................................................................19 7.2./. Nội dung chưong trình và sách giáo khoa Tiếng Việt sau năm 2000 19 1.2.2.Chương trình dạy Tập làm văn.............................................................. 22 1.2.3. Những lôi câu học sinh thường mắc phải..............................23 NỘI DƯNG CHƯƠNG 2. MIÊU TẢ VÀ PHÂN LOẠI LỖI CÂU CHO HỌC SINH LỚP 5 QUA CÁC BÀI TẬP LÀM VĂN V IẾ T ............................................ 24 2.1. Điều tra (thống kê) lỗi câu cho học sinh lóp 5 các bài tập làm văn viết .................................................................................................................................. 24 2.1.1. Địa điếm tiến hành điểu tra ...................................................................24 1 2.1.2. Phương pháp điều tr a ............................................................................. 24 2.1.3. Cách thức điều tr a ...................................................................................24 2.1.4. Ket quả điều tr a ....................................................................................... 25 2.2. Miêu tả và phân loại lỗi câu cho học sinh lớp 5 qua các bài tập làm văn viết 27 2.2.1 Miêu tả và phân loại lỏi dùng câu không đủng m â u ......................... 27 2.2.2. Miêu tả và phân loại lôi sai dấu c â u .................................................... 30 CHƯƠNG 3. NGUYÊN NHÂN VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC LỎI CÂU CHO HỌC SINH LỚP 5 QUA CÁC BÀI TẬP LÀM VĂN VIẾT 34 3.1. Nguyên n h ân ................................................................................................. 34 3.1.1. Nguyên nhân khách quan........................................................................34 3.1.2. Nguyên nhân chủ q u a n ........................................................................... 34 3.2. Biện pháp khắc phục....................................................................................36 3.2.1. Giúp học sinh nam vững các mâu câu cụ th ế ................................... 36 3.2.2. Sửa các lỏi về c â u ....................................................................................40 3.2.3. M ột số bài tập thực hành về câu cho học s in h ................................... 45 KÉT L U Ậ N ............................................................................................................ 51 TÀI LIỆU THAM K H Ả O ..................................................................................52 2 M Ở ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Tiểu học là cấp học đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển nhân cách con người, đặt nền tảng cho giáo dục phổ thông và các cấp học trên. Học sinh tiểu học là những chủ nhân tương lai của đất nước. Các môn học ở bậc Tiểu học ngoài việc cung cấp tri thức thì cần chú trọng hình thành cho học sinh các kỹ năng học tập. Giúp học sinh có kiến thức đó thì nhiệm vụ của môn Tiếng Việt nhằm trang bị cho các em những kiến thức về hệ thống tiếng Việt, chuẩn tiếng Việt, rèn cho học sinh kỹ năng sử dụng tiếng Việt trong học tập và giao tiếp. Phân môn Luyện từ và câu là một trong những phân môn có ý nghĩa to lớn trong chương trình Tiểu học. Luyện từ và câu giúp học sinh mở rộng, hệ thống hóa vốn từ và trang bị cho học sinh một số hiểu biết sơ giản về từ và câu. Rèn cho học sinh một số kỹ năng dùng từ, đặt câu và sử dụng dấu câu. Bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ, nói, viết thành câu, có ý thức sử dụng tiếng Việt có văn hóa trong giao tiếp, rèn luyện, phát triển tư duy, bồi dưỡng tình cảm tốt đẹp cho học sinh. Phân môn Tập làm văn là một trong những phân môn quan trọng giúp học sinh có điều kiện thể hiện óc sáng tạo, trí tưởng tượng, khả năng tư duy, nhận xét, đánh giá, bộc lộ cảm xúc của mình. Ngoài ra, nó còn góp phần nuôi dưỡng và phát triển mối quan tâm của các em với các sự vật, hiện tượng, con người và thế giới xung quanh mình. Bên cạnh đó, học sinh sẽ được rèn luyện kỹ năng diễn đạt, trình bày văn bản của mình một cách rõ nét, biết cách viết câu đúng, chính xác, hay, họp với văn cảnh. Trong thực tế dạy học, có rất nhiều bài văn của học sinh được đánh giá là hay và gây được sự chú ý của đông đảo cộng đồng. Các bài văn của các em đã thể hiện được khả năng quan sát, tư duy, trí tưởng tượng phong phú của 3 mình. Quan trọng hon là các em đã thoát được khỏi sự dập khuôn những bài văn mẫu để toát lên được cái tôi của bản thân, nói lên những chứng kiến của bản thân mình một cách chân thực và sâu sắc nhất. Tuy vậy, các em vẫn còn mắc phải rất nhiều lỗi chính tả. Những lỗi về câu là những lỗi thường gặp phải nhiều nhất trong các bài văn của các em. Câu là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất để tạo lập văn bản. Vì vậy, việc hình thành, rèn luyện kỹ năng viết câu và sử dụng câu cho học sinh là cần thiết. Bên cạnh quá trình đó thì việc giúp học sinh phát hiện và sửa lỗi câu là vô cùng quan trọng. Vì nhũng lý do trên, căn cứ vào thực trạng dạy- học, chúng tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài: “Khảo sát và sủu lỗi câu cho học sinh lớp 5 qua các bài tập làm văn viết” với mong muốn đề tài sẽ khảo sát, phân tích, phân loại, tìm ra nguyên nhân và các biện pháp sửa lỗi câu cho học sinh. Nó giúp các em tích lũy các kiến thức cần thiết, tạo điều kiện cho việc học tập các môn học khác như: Toán, Tự nhiên- Xã hội, Âm nhạc, M ĩ thuật... Đặc biệt, nó khơi dậy trong tiềm thức tâm hồn học sinh lòng yêu quý sự phong phú của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Việc tìm hiếu và sửa lỗi câu đã được 1'ất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và cũng đạt được rất nhiều thành quả. Cho đến nay, lỗi câu đã có rất nhiều các công trình nghiên cún đề cập tới. Tác giả Nguyễn Minh Thuyết [10] đã đưa ra một số lỗi về câu sai, ví dụ và cách sửa cho phù họp với văn bản, hoàn cảnh giao tiếp. Tuy nhiên, tác giả xem xét nhũng lỗi sai trên diện rộng, chưa thực sự phù họp với học sinh Tiểu học. Tác giả Nguyễn Thị Ly Kha [4] đã đưa ra các loại câu và cách sử dụng trong các tình huống sao cho phù họp. 4 Tác giả Lê Phương Nga [7] đã đưa ra những loại lỗi câu mà học sinh Tiểu học hay mắc phải và cách chữa.Trong cuốn giáo trình Bồi dưỡng học sinh giỏi Văn ở Tiểu học cũng đưa ra hệ thống các loại câu và ví dụ cụ thể. Tác giả Cao Xuân Hạo [3] đã khảo sát các lỗi ngữ pháp trong câu có trạng ngữ mở đầu và cách sửa các loại câu ấy. Tuy nhiên, tác giả chỉ khảo sát trên một phạm vi rất nhỏ của các loại câu. Tác giả Diệp Quang Ban [2] trong phần câu cũng tìm hiểu về các kiểu câu một cách rõ ràng. Tác giả Hồ Lê [5] đã đưa ra các lỗi câu thường gặp về kết cấu câu và các biện pháp sửa lỗi. Các tác giả đã nghiên cứu một cách rộng rãi những chưa sát thực đối với bậc Tiểu học. Ke thừa các thành tựu nghiên cứu trên, chúng tôi tiến hành Khảo sát và sửa lôi câu cho học sinh lớp 5 qua các bài tập làm văn viết đế xem xét vấn đề kỹ hơn.Chúng tôi không chỉ khảo sát, phân tích, phân loại các lỗi lỗi câu mà còn tìm ra nguyên nhân và các biện pháp hạn chế lỗi câu cho học sinh Tiểu học. 3. Mục đích nghiên cứu Nghiên CÚ11 tìm ra các biện pháp sửa lỗi câu các bài tập làm văn viết cho học sinh lớp 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu Các lỗi câu trong bài tập làm văn viết của học sinh lớp 5. b. Phạm vi nghiên cứu Trong đề tài này, chúng tôi chủ yếu nghiên cứu các lỗi câu trong bài tập làm văn viết của học sinh lớp 5. Nguyên nhân và cách chữa các lỗi câu đó tại trường Tiểu học Liên Minh, thành phố Vĩnh Yên, trường Tiểu học Bá Hiến B, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. 5 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Ớ đề tài này, chúng tôi đi sâu vào nghiên cún và tìm hiểu: -Tìm hiểu cơ sở lý thuyết về câu, phân loại câu, các lỗi câu thường gặp của học sinh trong bài tập làm văn. - Thu thập tài liệu, thống kê, miêu tả và phân loại lỗi câu trong bài tập làm văn của học sinh lóp 5. - Đưa ra nguyên nhân, cách sửa và biện pháp giúp học sinh hạn chế lỗi về câu. 6. Phương pháp nghiên cứu Chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: - Nhóm phương pháp nghiên cún tài liệu: đọc sách báo, tài liệu, tạp chí, sách giáo trình, sách tham khảo... Nhóm phưong pháp nghiên cún thực tiễn: phân tích, đánh giá, tổng họp. - Phương pháp thống kê toán học, so sánh. - Ngoài các phương pháp trên, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi còn sử dụng một số phương pháp khác. 7. Cấu trúc khóa luận Ngoài phần Mở đầu và phần Ket luận thì phần Nội dung của khóa luận bao gồm: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn Chương 2: Miêu tả và phân loại lỗi câu cho học sinh lóp 5 qua các bài tập làm văn viết Chương 3: Nguyên nhân và biện pháp khắc phục lỗi câu cho học sinh lớp 5 qua các bài tập làm văn viết 6 NỘI DUNG CHƯƠNG 1. C ơ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỤC TIỄN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. M ột số quan niệm về câu Câu được nghiên cứu từ rất sớm, từ thời cổ đại đến nay đã có rất nhiều các học phái, tác giả, nhà khoa học đã đưa ra các quan điểm của mình về định nghĩa về câu như: Thế kỷ thứ III trước công nguyên Alếchxăngđria đã nêu định nghĩa: “Câu là sự tống hợp của các từ biêu thị một tư tưỏng trọn vẹn ”.Tuy nó khá đơn giản nhung cũng đã giúp cho ta hiểu câu gồm hai yếu tố: hình thức và chức năng. Định nghĩa trên đã tạo tiền đề cơ sở cho các nhà nghiên cứu khoa học sau này phát triển, nghiên cứu và đưa ra các định nghĩa về câu hoàn chỉnh và chính xác hơn. Đen nay đã có rất nhiều tác giả, nhà khoa học đưa ra quan điểm định nghĩa về câu của mình hoàn thiện hơn. Nhận thấy, trong một định nghĩa về câu thường nhắc đến các yếu tố sau: (1) Yeu tố hình thức: câu có cấu tạo ngữ pháp bên trong và bên ngoài có tính chất tự lập và ngữ điệu kết thức. (2) Yeu tố nội dung: nội dung của câu là một tư tưởng tương đối trọn vẹn. (3) Yeu tố chức năng: câu có chức năng hình thành và có thể biểu hiện thái độ, tư tưởng, tình cảm của người nói. (4) Lĩnh vực nghiên cún: câu là đơn vị của nghiên cún ngôn ngữ. Tác giả Nguyễn Thị Thìn đưa ra quan niệm của mình: “Câu ỉà đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có chức năng thông bảo nhỏ nhất được cỉùng vào việc giao tiếp hằng n g à y” [9, tr.26]. 7 Tác giả Nguyễn Thị Hiền Lương đưa ra định nghĩa: “Cßw là ngôn ngữ không có săn, dùng đế biếu thị sự tình, được tạo nên từ các ngôn ngữ nhỏ hơn theo những quy tắc ngữ pháp nhất định, có dấu hiệu hình thức riềng, được sử dụng trong giao tiếp nhằm thực hiện một hành động n ó i” [6, tr. 19]. Tác giả Hoàng Trọng Phiến cũng đưa ra định nghĩa về câu: “Câu là đơn vị ngữ pháp có cấu tạo ngữ pháp (bên trong, bên ngoài) tự lập và có ngữ điệu kết thúc, mang một tư tưởng tương đối trọn vẹn có kèm theo thải độ của người nói giúp hình thành và biếu hiện, truyền đạt tư tưởng, tình cảm với tư cách là đơn vị thông báo ngôn ngữ nhỏ n h ấ t” [8]. Chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả Diệp Quang Ban đã đưa ra định nghĩa về câu cụ thể, ngắn gọn nhưng mang tính chất khái quát cao: “Câu là đơn vị ngữ pháp có cấu tạo ngữ pháp (bên trong, bên ngoài) tự lập và ngữ điệu kết thúc, mang một ỷ nghĩa tương đoi trọn vẹn và biếu hiện tư tưởng, tình cảm. Câu đồng thời là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất bằng ngốn ngữ. ” [2, tr 107]. /.7.2. Phân loại câu Tiếng Việt Câu được phân loại theo nhiều tiêu chí như: Phân loại theo mục đích nói, căn cứ vào mối quan hệ với hiện thực, căn cứ về mặt cấu tạo ngữ pháp. Trong đề tài này, chúng tôi căn cứ về mặt cấu tạo ngữ pháp để phân loại, câu được chia làm ba nhóm câu lớn là: câu đơn, câu phức và câu ghép. 1.1.2.1. Câu đơn Khái niệm: Câu đơn là câu chỉ có một nòng cốt câu. [9, tr 112]. Ví du: Ban Hoa // là mỏt lởp trưởng gương mẫu. С V Câu đơn gồm hai loại: câu đơn bình thường và câu đơn đặc biệt. 8 a. Câu đơn bình thường Khái niệm: là câu có một cụm chủ ngữ- vị ngữ (chủ- vị) làm nòng cốt của câu. Ví du: Cộ giáo// đang giảng bài. Ạ Ạ c V b. Câu đơn đặc biệt Khái niệm: là câu không phân định được đâu là chủ ngữ, đâu là vị ngữ nhung vẫn truyền tải một nội dung thông báo trọn vẹn. Ví du: Đêm! 1.1.2.2. Câu phức Khái niệm: là câu có chứa từ hai kết cấu chủ - vị trở lên nhưng chỉ có một chủ- vị làm nòng cốt của câu, các kết cấu chủ - vị khác bị bao hàm bên trong kết cấu chủ - vị nòng cốt của câu. [2, tr 137]. Ví du: Chiếc bút mưc này // ngòi bứt / đã bi hỏng. c c V V Phân loại: câu phức được phân loại theo các thành phần có cấu tạo chủvị. Nó gồm các loại sau: - Câu phức thành phần chủ ngữ 9 Ví du: Cây bút chì / màu xanh // đã cũ. c V c - Câu phức thành phần vị ngữ Ví du: Bông hoa hồng // cánh hoa / đã rung gần hết. Ạ ĩ Ạ V c V - Câu phức thành phần định ngữ Ví dụ: Ngày chị tôi / lấy chồng , mẹ tôi // rắt buồn iL $ "T c V Ạ Ặ c V ĐN - Câu phức thành phần bố ngữ Ví dụ: Cô ấy // đươc anh ta / hết mưc yêu thương. V BN c V 10 - Câu phức thành phần trạng ngữ Ví du: Khi măt trời / đã lăn, me tôi // vẫn chưa về. Ậ X Ạ X с V iL V TN - Câu phức thành phần đề ngữ Ví dụ: Chiếc bảng / màu đen ấy, chúng tôi // đã gắn bổ suốt 12 năm qua Ạ Ạ Ạ Ạ с с V V Đê ngữ 1.1.2.3. Câu ghép Khái niệm: là câu có từ hai kết cấu chủ - vị trở lên mà trong đó không có kết cấu chủ - vị nào bao hàm kết cấu chủ - vị nào. Mỗi kết cấu chủ - vị diễn đạt một sự việc nhung chúng có quan hệ với nhau theo nhũng mối quan hệ nào đó. [9, tr. 143]. Phân loại thành hai loại chính: Câu ghép đẳng lập và câu ghép chính phụ. a. Câu ghép đắng lập Khái niệm: là câu ghép mà các vế hoặc các nòng cốt câu có quan hệ đẳng lập, có thể dễ tách các vế câu, nòng cốt câu ra thành câu riêng. (15, tr 143). 11 Ví du: Buổi sáng, bố me tỏi // đi làm, tôi // đi hoc. ĩ Ï V C1 Ạ C2 i V2 TN b. Câu ghép chính phụ Khái niệm: Là câu ghép mà quan hệ ngữ pháp giữa các vế câu có một vế chính và một vế phụ, vế phụ thì phụ thuộc vào vế chính. Câu ghép chính phụ sử dụng phương tiện kết nối là những quan hệ phụ thuộc kiểu như: nguyên nhân - kết quả, điều kiện - giả thiết, nhượng bộ - tăng tiến... Ví du: Vì trời // mưa nên tội // nghỉ hoc. С V С vế phụ V vế chính 1.1.3. Cấu tạo của câu Tiếng Việt Theo tác giả Diệp Quang Ban [1, tr 38] Thành phần câu là chức vụ cú pháp mà thực thể đảm nhiệm trong mối quan hệ . Hệ thống thành phàn câu tiếng Việt gồm có: thành phần chính và thành phần phụ. ỉ. 1.3.1. Thành phần chính của câu Khái niệm: Là thành tố cú pháp bắt buộc phải có mặt trong câu để đảm bảo cho tính trọn vẹn. Bao gồm: chủ ngữ và vị ngữ. Quan hệ chủ- vị tạo nên nòng cốt câu. a. Cấu tạo của chủ ngữ Khái niệm: là một trong hai thành phần chính của câu, có mối quan hệ với vị ngữ. Nó nêu lên đối tượng câu đề cập đến mà nội dung nói về đối tượng ấy được nêu ở vị ngữ. 12 Vị trí: chủ ngữ đứng ở đầu câu, trước thành phần vị ngữ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp chủ ngữ đứng sau vị ngữ khi người nói muốn nhấn mạnh nội dung thông báo. Cấu tạo: Chủ ngữ trong câu có thể là một từ, một cụm từ hay một cụm chủ - vị. Chủ ngữ có thế thuộc những từ loại khác nhau như: danh từ, động từ, tính từ. Ví du: + Chủ ngữ là một từ: Hoa là một học sinh ngoan và học giỏi. + Chủ ngữ là là một một cụm từ hay một cụm chủ- vị: Cái áo mới màu vàng rất đẹp. b. Cấu tạo của vị ngữ Khái niệm: là một trong hai thành phần chính của câu. Nó nêu lên nội dung của đối tượng được đề cập ở chủ ngữ. Vị trí: đứng sau chủ ngữ hoặc có thể đúng trước chủ ngữ. Cấu tạo: Vị ngữ trong câu có thể là một từ, một cụm từ chính phụ, cụm từ đẳng lập, cụm từ một cụm chủ - vị hay một ngữ cố định. Vf du: + Vị ngữ là một từ: Cô ấy xinh. + Vị ngữ là một cụm từ chính phụ: Học sinh đang cười đùa. + Vị ngữ là cụm từ đẳng lập: Họa sĩ đến công viên rồi vẽ tranh. + Vị ngữ là cụm từ một cụn chủ- vị: Ngôi trường này tỏi đã gắn bổ suốt bốn năm qua. 13 + VỊ ngữ là một ngữ cố định: Nó ghen ăn tức ở với chị nó. 1.1.3.2. Thành phần phụ của câu Bao gồm: trạng ngữ, đề ngữ, hô ngữ, liên ngữ, phụ chú ngữ. a. Trạng ngữ Khái niệm: là thành phần phụ bổ sung ý nghĩa về mặt hoàn cảnh cho các sự kiện diễn ra ở nòng cốt câu. Vị trí: có thế nằm ở đầu câu, giữa câu hoặc cuối câu. Trạng ngữ có thế được chia làm một số loại sau: - Trạng ngữ chỉ không gian. Khi măt trời vừa moc, mẹ tôi đã đi. - Trạng ngữ chỉ thời gian. Hôm sau, lớp ta được nghỉ học. - Trạng ngữ chỉ nguyên nhân. Vì đỏi, nó bị hoa mắt. - Trạng ngữ chỉ mục đích. Đe trở thành hoc sinh giỏi, cậu ấy đã cố gắng rất nhiều. - Trạng ngữ chỉ điều kiện giả thiết. Ngôi nhà sẽ đẹp, nếu cổ môt ít hoa. - Trạng ngữ chỉ ý nhượng bộ. Tuy nghèo, mẹ nó vẫn nuôi anh em nó học tập tốt. b. Đề ngữ Khái niệm: là thành phần phụ, được sử dụng để nêu lên đối tượng, nội dung với tư cách là đề tài của câu chứa nó. Vị trí: thường đứng trước nòng cốt câu, cũng có thể đứng sau nòng cốt câu hoặc giữa chủ ngữ và vị ngữ. Cấu tạo: Có thể được cấu tạo từ một từ, một cụm từ, một C-V. 14 Vf du: + Đe ngữ được cấu tạo từ một từ: Tiền, tôi không thiếu. +Đề ngữ được cấu tạo từ một cụm từ: Quyển sách này, bao lâu nay, tôi vẫn cất giữ cẩn thận. +Đe ngữ được cấu tạo từ một С-V : Bông hoa hồng thủy tinh ấy, tôi đã từng trông thấy. c. Hô ngữ Khái niệm: là thành phần phụ, được sử dụng để gọi và đáp. Vị trí: thường đứng ở đầu câu hoặc cuối câu. Cấu tạo: “Danh từ + ơi, hỡi, à . . hoặc “Đại từ” Ví du: Mình ơi! Lấy giúp tôi cốc nước. d. Liên ngữ Khái niệm: là thành phần phụ, dùng để nối vế của câu đi trước với vế của câu đi sau hoặc các đoạn văn với. Vị trí: thường đứng ở đầu câu hoặc đứng sau chủ ngữ. Cấu tạo: do quan hệ từ, các quán ngữ cấu tạo nên. VI du: + Liên ngữ là quán ngữ: Nổi cách khác, anh ấy vô tội. e. Phụ chú ngữ Khái niệm: là thành phần phụ, dùng để làm sáng tỏ thêm một phương diện nào đó gián tiếp đến câu làm cho người ta hiểu câu nói đúng và rõ hơn. Thông thường nó có tác dụng bổ sung các chi tiết, bình phẩm việc nói trong câu, làm rõ xuất xứ, thái độ, cách thứ c... khi câu được diễn đạt. Vị trí: thường đứng giữa câu hoặc cuối câu sau bộ phận được giải nghĩa. 15 c ấ u tạo: một cụm từ, một cụm chủ - vị. Ví du: + Phụ chú ngữ do một cụm từ đảm nhiệm: Cô bé - con chi bán hàng - lúc nào cũng nhăn nhó. + Phụ chú ngữ do một cụm chủ - vị đảm nhiệm: ĐHSP Hà Nội II - Ngôi trừng nằm sau dãy núi ấy- có rất nhiều cây xanh. 1.1.4. Phân môn Tập làm văn ở Tiếu học 1.1.4.1. Vị trí, nhiệm vụ của Phân môn Tập làm vãn ở Tiếu học a. Vị trí của Phân môn Tập làm văn ở Tiếu học Phân môn Tập làm văn rèn luyện cho học sinh các kĩ năng sản sinh ngôn bản. Nó có vị trí quan trọng trong quá trình dạy học tiếng mẹ đẻ. b. Nhiệm vụ của Phân môn Tập làm văn ở Tiếu học Nhiệm vụ cơ bản của Phân môn Tập làm văn là giúp cho học sinh tạo ra được các ngôn bản nói và viết theo các phong cách khác nhau. 1.1.4.2. Các dạng bài tập làm vãn viết ở Tiếu học Các bài tập làm văn viết được chia thành các dạng bài viết lời hội thoại và viết thành đoạn bài. Viết lời hội thoại được chia thành hai dạng: điền lời chọn cho phù hợp vào ô trống (chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, chúc mừng, yêu cầu) và viết câu trả lời câu hỏi. Bài tập viết thành đoạn bài gồm các bài tập viết văn bản nhật dụng và văn bản nghệ thuật. a. Bài tập luyện viết văn bản nhật dụng Văn bản nhật dụng được dạy ở tiểu học gồm các văn bản tự thuật, mục lục sách, tự thuật, danh sách học sinh, tin nhắn, thông báo, điện báo,thời khóa biểu, biên bản, báo cáo. Đe điền những văn bản thông thường như đơn, điện báo, học sinh phải nắm chắc mẫu và các thông tin cần điền vào các chỗ trống. Trong đon có 16 những mục học sinh cần có thông tin (họ tên, ngày tháng năm sinh, địa ch ỉ...) rồi hoàn thành theo mẫu. Những thông tin học sinh không thể viết hoàn toàn như mẫu, ví dụ như: lí do viết đơn, bày tỏ nguyện vọng, lời hứa riêng. Trong điện báo, họ tên, địa chỉ người nhận, người gửi phải điền chính xác, cụ thể. Nội dung điện cần ngắn gọn nhưng đủ ý để người nhận điện hiểu được. Thư cũng có thế được xem là một văn bản thông thường nhưng nội dung trong thư phong phú hơn. Đó có thể là thư thăm hỏi, thư làm quen, thư kể việc. Cho nên trong các văn bản thông thường, thư tạo điều kiện cho học sinh sáng tạo, viết nhiều ý riêng của mình. Đe viết được một bức thư hay, học sinh cần thể hiện sự quan tâm, tình cảm tha thiết đối với người nhận thư. Lời lẽ trong thư phải phù hợp với vai người viết, b. Bài tập luyện viết văn bản nghệ thuật Hai dạng văn bản nghệ thuật được dạy trong chương trình Tiếu học là kể chuyện và miêu tả. Ke chuyện là nói có đầu có cuối về một người, một việc nào đó nhằm nêu lên một điều gì vđó có ý nghĩa. Đe viết bài văn kể chuyện, học sinh phải xác định được cốt truyện bao gồm những sự việc gì, diễn biến và kết thúc ra sao. Các nhân vật trong truyện có hành động, lời nói, ý nghĩ, ý của người kể, có cốt truyện rõ ràng, có nhân vật xác định với nhũng đặc điểm, tính cách rõ nét, hấp dẫn. Miêu tả là thể loại văn dùng lời có hình ảnh và có cảm xúc làm cho người nghe, người đọc hình dung một cách rõ nét, cụ thế về người, sự vật, sự việc như vốn có trong đòi sống. Một bài văn miêu tả hay không phải chỉ thể hiện rõ nét, sinh động đối tượng miêu tả mà còn thể hiện được trí tưởng tượng, cảm xúc và đánh giá của người viết đối với đối tượng được miêu tả. Bởi vì trong thực tế không ai tả để mà tả, mà thường tả để gửi gắm suy nghĩ, cảm xúc, sự đánh giá, yêu ghét cụ thể của mình. 17 Tả đồ vật Đối tượng: là những vật học sinh thường thấy trong đời sống hằng ngày gần gũi với các em. Đó có thể là cái trống, cái bút, quyến vở, bàn, cái chổi,.vv.. Chúng đều là những vật vô tri vô giác nhưng gần gũi và có ích với các em. Mỗi đồ vật đều có một hình dáng, màu sắc, kích thước, chất liệu cụ thế. Học sinh cần miêu tả nhũng đặc điểm cụ thể này trong bài văn cụ thể của mình. Với những đồ vật có nhiều bộ phận, các em cần tập trung tả những bộ phận quan trọng nhất. Đó là những nét tiêu biểu để phân biệt đồ vật này với đồ vật khác. Đồ vật thường gắn liền với cuộc sống hằng ngày của con người nên khi miêu tả phải nói tới công dụng, lợi ích của nó cũng như tình cảm của con người đối với nó. Như vậy, đồ vật mới hiện lên có hồn và sinh động. Tả cây cối Đối tượng: là những cây trồng xung quanh học sinh. Chúng đều là những cây có ích, gần gũi và thân thiết với các em. Khi miêu tả cần làm nổi bật những bộ phận của cây. Cây cối luôn nằm trong nền một khung cảnh thiên nhiên. Vì vậy khi miêu tả cần gắn với miêu tả cảnh xung quanh, c ầ n nói lên lợi ích, tình cảm yêu mến, gắn bó của mình vói từng cây. Tả đồ vật Đối tượng: là những con vật thân quen, gần gũi với học sinh. Mỗi con vật đều có hình dáng, đặc tính nòi giống riêng. Khi miêu tả cần phải miêu tả nó một cáh rõ ràng. Bài văn phải thể hiện được sự chăm sóc, tình cảm yêu mến của học sinh đối với chúng. 18 Tả cảnh Đối tượng: là những cảnh vật quen thuộc xung quanh các em. Mỗi cảnh đều nằm trong một không gian, đó là cái nền cho cảnh vật được miêu tả. Khi tả cần nêu được khung cảnh chung này, nhưng cần chú ý tả nét tiêu biểu làm cho nó khác cảnh khác. Tả người Đối tượng: là những người thân quen, những tấm gương tốt, gần gũi, thân thuộc và để lại những ấn tượng tốt đẹp cho các em. Để tả người, trước hết các em phải tập trung quan sát trực tiếp người định tả. Khi viết bài phải nhớ lại nhũng gì quan sát được từ người đó. Khi quan sát, phải hình thành những nhận xét về người định tả. Quan sát phải tìm ý gắn với tìm lời để diễn tả điều quan sát được. 1.2. Cơ sở thực tiễn /.2.7. N ộ i dung chương trình và sách giáo khoa Tiếng Việt sau năm 2000 Hệ thong nội dung dạy học Luyện từ và câu từ lớp 2- 5 Kiến thức về câu được đưa vào dạy học từ lóp 2 đến lóp 5 qua phân môn Luyện từ và câu. Chương trình đề ra mục tiêu quan trọng hàng đầu khi dạy môn Tiếng Việt cho học sinh Tiểu học là rèn kĩ năng sử dụng tiếng Việt cho học tập và giao tiếp nên dạy câu cho học sinh từ lóp 2,3 nhung không làm quen vói lý thuyết để biết câu là gì, cấu tạo câu mà thông qua các bài tập thực hành về câu, học sinh rút ra cấu trúc câu, cách đặt câu. Đen lóp 4, 5 học sinh mới được học những bài lý thuyết về câu trong đó có các khái niệm về các bộ phận của câu. - Bài học đầu tiên trong phân môn Luyện từ và câu trong chương trình Tiếng Việt lớp 2 là Từ và câu. Tiếp đó, học sinh được làm quen với các kiểu câu: Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào? thông qua các mô hình để nắm được các bộ phận chính của các 19 kiểu câu ấy (trả lòi câu hỏi Ai? Là gì? Làm gì? Thế nào ?) và các bộ phận khác của câu (trả lời các câu hỏi Khi nào? Ớ đâu? Như thế nào? Vì sao? Đe làm gì?). Trong quá trình học về các kiểu câu, học sinh cũng được học cách dùng dấu chấm phẩy, dấu phẩy, dấu chấm than, dấu chấm hỏi. Những bài tập giúp cho học sinh nắm được cấu trúc câu, bộ phận chính của câu không nhiều. Nó gồm hai dạng chính: Bài tập đặt câu hỏi cho các bộ phận câu và Bài tập trả lời câu hỏi. - Lớp 3, học sinh được củng cố, hiểu biết thêm về các kiểu câu và các thành phần câu đã được học từ lớp 2. Nội dung dạy học thành phần câu: biết đặt câu hỏi để xác định các thành phần câu. Mức độ yêu cầu của nội dung dạy học: nhận biết các bộ phận chính trong những kiểu câu phổ biến có mô hình Ai (cái gì, con gì) - làm gì?, Ai (cái gì, con gì) - là gì?, Ai(cái gì, con gì) - thế nào? Qua việc đặt câu hỏi cho từng bộ phận chính của câu, nhận biết các bộ phận phụ của câu trả lời cho các câu hỏi Khi nào? Ở đâu? Như thế nào? Vì sao? Đe làm gì? Bằng gì? Trong những kiểu câu phổ biến nói trên. Các bài tập giúp học sinh nhận biết các thành phần của câu giống lớp 2. - Lớp 4, học sinh được học về các loại dấu câu như: dấu hai chấm, dấu ngoặc kép, dấu gạch ngang, các kiến thức sơ giản về cấu tạo kiểu câu kể đã học ở lớp 2,3: Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào?, biết được câu kể gồm hai bộ phận chính và biết mở rộng cấu trúc câu bằng cách thêm trạng ngữ cho câu: trạng ngữ chỉ nơi chốn, thời gian, nguyên nhân, mục đích, phương tiện. Học sinh được luyện tập, rèn kĩ năng nhận diện, phân tích, vận dụng các kiểu câu qua các bài tập: Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu Nhận biết các kiểu trạng ngữ 20 Thêm các kiểu trạng ngữ cho câu Đặt câu theo mẫu Dùng từ ngữ cho sẵn để đặt câu Ghép những từ ngữ thích hợp ở cột A với cột B để tạo thành câu - Lớp 5, học sinh ôn lại về dấu câu và câu đơn. Bên cạnh đó, học sinh được học về câu ghép. Khi học về câu ghép, học sinh đồng thời học cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ (cặp từ hô ứng). Ngoài ra, học sinh còn được học về liên kết câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ hoặc bằng các từ ngữ nối. Nội dung chương trình Luyện từ và câu lớp 5 bao gồm : - Các lóp từ: Từ đồng nghĩa, Từ trái nghĩa, Từ đồng âm, Dùng từ đồng âm chơi chữ, Từ nhiều nghĩa. - Cấu tạo từ: Ôn tập về từ và cấu tạo từ. - Từ loại: Đại từ, Đại từ xưng hô, Quan hệ từ, Luyện tập về quan hệ từ, Ôn tập về từ loại. - Kiểu câu: Ôn tập về câu, câu ghép, Cách nối các vế câu ghép, Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ, Nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng. - Dấu câu: Ôn tập về dấu câu (dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than); Ôn tập về dấu phẩy, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép, dấu gạch ngang. - Liên kết câu: Liên kết các câu trong bài bằng phép lặp từ ngữ, Liên kết các câu trong bài bằng phép thay thế từ ngữ, Liên kết bằng phép nối. Nhận th ấ y : + Chương trình và sách giáo khoa tiếng Việt được tiến hành trên quan điểm giao tiếp, tích họp và tích cực. + Kiến thức và kĩ năng của lớp trên bao hàm kiến thức và kĩ năng của lớp dưới nhưng cao hơn và sâu hơn. Các kiến thức về câu được dạy từ dễ đến khó, từ đon giản đến phức tạp và học sinh được rèn kĩ năng thực hành thông qua các bài tập. 21 + Việc dạy kiến thức về câu không bị đưa vào chưong trình một cách cứng nhắc, khô khan mà nó được gắn với thực tiễn giao tiếp của học sinh trong cuộc sống hằng ngày, lồng ghép với các dạng bài mở rộng vốn từ nhằm hiện rõ quan điểm dạy câu để giúp học sinh giao tiếp tốt. 4- Kiến thức về câu được dạy lồng ghép, tích hợp với các kiến thức về từ ở lớp 2, 3. Một số bài được dạy riêng kiến thức về câu tập trung ở lóp 4, 5. Lóp 2, 3 học sinh chủ yếu thực hành các bài tập viết câu, không đưa ra lý thuyết về câu. Lớp 4, 5 học sinh được học lý th u y ế t, khái niệm có liên quan đến câu (thành phần câu, kiểu câu..) nó được rút ra từ việc phân tích các bài tập, ví dụ. Tóm lại, chương trình và sách giáo khoa Tiếng Việt đã thể hiện được nhận thức mới về nhiệm vụ dạy học tiếng Việt ở Tiểu học chú trọng thực hành luyện tập hơn là lý luận. Đối với các lớp đầu cấp, nội dung chủ yếu là thực hành, luyện tập mở rộng và hệ thống hóa vốn từ để làm công cụ giúp các em đặt câu, sử dụng các kiểu câu vào giao tiếp đạt hiệu quả. 1.2.2.Chuơng trình dạy Tập làm văn Nội dung chương trình Tập làm văn lớp 5 gồm những kiểu bài sau: - Nói, viết phục vụ cuộc sống hằng ngày (văn bản thông thường) gồm 16 tiết: viết báo cáo thống kê, viết đơn, thuyết trình, tranh luận, làm biên bản cuộc họp, làm biên bản một vụ việc, lập chương trình hành động. - Tả cảnh (19 tiết). - Tả người (16 tiết). Ngoài ra, chương trình cò có loại bài luyện viết lời hội thoại và những bài ôn tập văn tả đồ vật, cây cối, con vật, kể chuyện đã được học ở lóp 4. Nhũng kĩ năng sản sinh ngôn bản được trang bị từ lóp 4 vẫn được tiếp tục phát triển. 22 Ngoài phần thực hành, chương trình Tập làm văn lóp 5 còn có cả phần lý thuyết. Đó là những lý thuyết về văn tả người, tả cảnh. 1.2.3. Những lỗi câu học sinh thường mắc ph ải Có nhiều cách phân chia các loại lỗi về câu, nhìn chung nó gồm hai loại lỗi câu chính: lỗi về ngữ pháp và lỗi về sử dụng câu không đúng mẫu. Các lỗi về mặt ngữ pháp đã có rất nhiều công trình của các tác gỉa nghiên cứu kỹ lưỡng. Ở đề tài này, chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu các kiểu câu để mô tả các lỗi: + Lỗi sử dụng câu không đúng mẫu. + Lỗi về dấu câu. Trên đây là các lỗi cơ bản mà học sinh hay mắc phải, cần miêu tả, phân tích kỹ để tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục, hạn chế các lỗi cho các em. 23 CHƯƠNG 2. MIÊU TẢ VÀ PHÂN LOẠI LỎI CÂU CHO HỌC SINH LỚP 5 QUA CÁC BÀI TẬP LÀM VĂN VIẾT 2.1. Điều tra (thống kê) lỗi câu cho học sinh lóp 5 các bài tập làm văn viết 2.1.1. Địa điểm tiến hành điều tra Chúng tôi tiến hành điều tra lỗi câu trong bài tập làm văn viết của học sinh lóp 5 tại: - Trường tiểu học Liên Minh, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. - Trường tiếu học Bá Hiến B, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh phúc Tổng số học sinh: 256 Tổng số bài văn: 256 Số lỗi sai đã thống kê được: 164 Chúng tôi thống kê và phân loại các lỗi câu theo các tiêu chí sau: - Lỗi sử dụng câu không đúng mẫu: Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào?, câu hỏi, câu kể, câu cầu khiến, câu cảm. - Lỗi về dấu câu: dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu chấm. 2.7.2. Phương pháp điều tra Chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp thu thập tài liệu: mượn và photo các bài văn của học sinh. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: đọc bài văn của học sinh, chấm bài. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phân tích, đánh giá các lỗi câu - Phương pháp thống kê toán học các lỗi câu. - Phương pháp tổng họp. - Phương pháp giải thích. 2.1.3. Cách thức điều tra Từ các bài tập làm văn của học sinh, chúng tôi tiến hành chấm bài và thống kê các lỗi câu theo các tiêu chí đã xác định trước đó. 24 2.1.4. Kết quả điều tra Đe phân biệt được câu đúng mẫu và các dấu câu theo các kiểu câu ấy, chúng tôi đưa ra nhũng tiêu chí cơ bản để làm cơ sở cho việc phân biệt. Dựa vào câu trúc các câu mẫu, dấu hiệu hình thức được trình bày trong sách giáo khoa Tiếng Việt để làm căn cứ đối chiếu, xác định các lỗi sai về dùng câu không đúng mẫu và dấu câu. Thực tế ta thấy, có nhiều câu đúng ngữ pháp và đúng nghĩa nhưng không đúng theo yêu cầu. Dưới đây, chúng tôi khái quát những mẫu câu cơ bản trong chương trình Tiểu học: Mô tả những mẫu câu cơ bản trong chương trình Tiểu học: + Câu kiểu Ai là gì? Mô hình: c là V Vị ngữ là tổ hợp của từ là với danh từ, cụm chủ- vị. Chức năng giao tiếp: dùng đế định nghĩa, giới thiệu, nhận xét. + Câu kiểu Ai làm gì? Mô hình: c-V Vị ngữ là động từ, chủ ngữ thường làm danh từ chỉ người hay động vật. Chức năng giao tiếp: dùng để kể về hoạt động của người, động vật, tĩnh vật được nhân hóa. + Câu kiểu Ai thế nào? Mô hình: c-V Vị ngữ là tính từ, động từ chỉ trạng thái hoặc cụm chủ - vị. Chức năng giao tiếp: dùng để miêu tả đặc điểm, tính chất, trạng thái của người, động vật. 25 + Câu hỏi (câu nghi vấn) dùng để hỏi về nhũng điều chưa biết. Câu hỏi thường có các từ nghi vấn (ai, gì, nào, sao, không...). Cuối câu thường có các dấu hỏi chấm (?). + Câu kể (câu trần thuật) là câu dùng để kể, tả, giới thiệu về sự vật, sự việc hay nói lên ý nghĩ , tâm tư, tình cảm của mỗi người.Cuối câu thường có các dấu chấm (.). + Câu cầu khiến dùng để nêu yêu cầu, đề nghị, mong muốn của người nói, người viết với người khác. Cuối câu thường có các dấu chấm than ( !) hoặc dấu chấm (.). + Câu cảm (câu cảm thán) dùng để bộc lộ cảm xúc của người nói. Trong câu cảm thường dùng các từ ngữ: chao ôi, ôi, chà, trời, quá, lắm, thật... Cuối câu có dấu chấm than (!). Chúng tôi thống kê được 164 lỗi về câu không đúng mẫu và dấu câu sai của học sinh và phân loại được kết quả như sau: Bảng 1 : Phân loại lỗi câu trong bài tập làm văn viết ciía học sinh lóp 5 STT 1 2 Sô lượng Tỉ ỉệ( %) Ai là gì? 2 1,2 Ai làm gì? 6 3,66 Câu không Ai thê nào? 8 4,88 đúng mâu Câu hỏi 12 7,3 Câu kê 36 22 Câu câu khiên 12 7,3 Câu cảm 24 14,63 Dâu châm hỏi 18 11 Dâu châm than 14 8,53 Dâu châm 32 19,5 Lỗi Dâu câu 26 Nhận xét: Qua kết quả khảo sát, chúng tôi nhận thấy khá đông học sinh mắc lỗi về câu. Hầu hết, các bài văn của các em đều mắc lỗi, tuy các em đã nhận thức được việc sử dụng câu đúng mẫu nhưng các em lại mắc phải các lỗi về dấu câu rất nhiều. Từ kết quả khảo sát, chúng tôi thấy rằng khả năng nắm các mẫu câu của học sinh lóp 5 đã tốt hon nhưng việc dùng dấu câu còn nhiều hạn chế. Kiến thức về ngữ pháp và dấu câu của học sinh không chắc nên dẫn đến những lỗi sai khi sử dụng, vận dụng mẫu câu và dấu câu của các kiểu câu đó. 2.2. Mỉêu tả và phân loại lỗi câu cho học sinh lóp 5 qua các bài tập làm văn viết Chúng tôi thống kê, phân loại, miêu tả các lỗi mà học sinh mắc phải. Dựa vào yêu cầu của viết câu đúng, căn cứ vào lỗi viết câu của học sinh, chúng tôi xác định nguyên nhân và cách khắc phục. Chúng tôi xin xem xét lỗi về câu không đúng mẫu và dùng dấu câu sai trong các kiểu câu đó. 2 .2 ./ Miêu tả và phân loại lỗi dùng câu không đủng mẫu 2.2.1.1. Lôi nhầm mâu câu Ai là gì? với câu kỉếu Ai làm gì ? Với đề bài: Tả một người thân của em, một số học sinh đặt câu giới thiệu như sau: - Ông em làm công nhân nghỉ hưu. (Đặng Nguyễn Ngọc Minh, lớp 5A1, trườìĩg Tiểu học Liên Minh) - Bố em làm công an. (Lê Phương Anh, lớp 5A2, trường Tiếu học Liên Minh ) - Mẹ em làm у tá. (Đỉnh M ai Ánh, lớp 5A3, trường Tiếu học Liên Minh ) - Anh em làm kĩ sư điện. (Trần Văn Tủ, lớp 5A4, trưòng Tiếu học Liên Minh ) 27 Những câu này thuộc kiểu câu Ai là gì? nhưng học sinh đã viết sai thành kiểu câu Ai làm gì?. Những câu này viết đúng là: - Ông em là công nhân nghỉ hưu. - Bố em là công an. - Mẹ em là y tá. - Anh em là kĩ sư điện. Nó cũng khác với: - Bố em làm ở đồn công an. - Mẹ em làm ở bệnh viện. - Anh em làm ở nhà máy điện. Nhận thấy, về mặt cấu tạo ngữ pháp và dấu hiệu hình thức, các câu trên đều đúng. Chúng đều là các câu đơn trần thuật nhung khi xét về mô hình và cấu trúc thì đây là câu không đúng mẫu. Nguyên nhân học sinh mắc phải lỗi này là do học sinh không nắm chắc được mẫu câu nên đã nhầm mẫu câu này với mẫu câu kia. 2.2.1.2. Lỗi nhầm mẫu câu kiểu Ai làm gì? với câu kiểu Ai thế nào? Khi miêu tả về hình dáng, hoạt động của người thân, học sinh đã đặt câu như sau: - Ông em bước đi chậm chạp. (Dương Vãn Tuấn, lóp SA, trườìĩg Tiếu học Bá Hiến B) - Mẹ em làm công việc nhanh vèo vèo. (Dương Thị Vân, lớp 5B, trưòng Tiếu học Bá Hiến B) Nguyên nhân học sinh nhầm lẫn giữa câu kiểu Ai làm gì? với câu kiểu Ai thế nào? là do: Các từ: bước đi, làm là động từ trả lời câu hỏi Làm gì?. Các em nhầm những từ ấy trả lời cho câu hỏi Thế nào? vì trong cụm động từ làm vị ngữ có các tính từ: chậm chạp, nhanh vèo vèo, nồng ấm. Những từ ấy chỉ miêu tả cho 28 các hoạt động bước đi và làm. Tuy vậy, những câu này vẫn thuộc mẫu câu Ai làm gì? Học sinh cũng nhầm lẫn khi đặt câu mẫu Ai thế nào? với mẫu câu Ai làm gì? khi đặt những câu: - Chiếc máy tính ấy to. (Đặng Nguyễn Ngọc Minh, lóp 5A1, trường Tiếu học Liên Minh) - Cái ô tô này trông to sừng sững. (Trần Văn Tú, lớp 5A4, trường Tiếu học Liên Minh ) Học sinh nghĩ rằng đây là câu kiểu Ai làm gì?. Nguyên nhân nhầm lẫn đó là do các em nghĩ rằng to là động tù’ nhung nó là một tính từ được nên câu: Chiếc máy tính ấy to, Cái ô tô này trông to sừng sững thuộc câu kiểu Ai thế nào? 2.2.13. Lôi nhầm câu cảm với câu kế Đây là hai kiểu câu có số lượng sai nhiều nhất trong các mẫu câu. Với đề bài: Tả một người thân của em, học sinh đặt một số câu như: - Mẹ em vẫn rất nhanh nhẹn và năng động lắm! (Nguyễn Việt Dũng, lóp 5A, trường Tiểu học Bá Hiến B) - Chị gái em rất tốt tính! ( Tạ Văn Sáu, lớp 5C, trườĩig Tiếu học Bá Hiến B) - Hàng ngày, ông em vẫn đọc báo rất tốt! (Nguyễn Thị Hậu, lớp 5B, trường Tiểu học Bá Hiến B) - Bố em là một người tài giỏi! (Dương Văn Lập, lớp 5A, trưòng Tiếu học Bá Hiến B) Với những từ như: lắm, rất, tốt, giỏi làm cho học sinh nhầm lẫn giữa câu kể và câu cảm. Vì những từ trên thường được dùng nhiều trong câu cảm. Vì vậy, học sinh đã nhầm lẫn đó là câu cảm nhưng thực chất chúng đều là các câu kể. 2.2.1.4. Loi nhầm câu cầu khiến với câu hỏi Học sinh có đặt một số câu như: 29 - Hãy đóng giùm cánh cửa vào đi nào? ( Kim Thị Liễu, lớp 5A4, trườìĩg Tiểu học Liên Minh ) - Đi nhanh lên cho tôi nhờ? (Lê Quý Bôn, lóp 5A1, trưòng Tiều học Liên Minh ) - Cậu nhớ gọi tớ đi cùng giúp với? (Lê Kim Thành, lớp 5A2, trường Tiếu học Liên Minh ) Những từ: hãy, nhờ, giùm, giúp thường được sử dụng trong câu cầu khiến nhung học sinh do chưa nắm chắc về câu cầu khiến với câu hỏi nên đã bị các từ nào làm cho nhầm tưởng thành câu hỏi và viết chúng thành câu hỏi. 2.2.2. Miêu tả và phân loại lỗi sai dấu câu 2.2.2. /. Loi dùng dấu chấm sau nhũng câu không phải câu kề Đây là lỗi mà học sinh mắc phải nhiều nhất trong các dấu câu (chiếm 50% trong tổng số dấu câu viết sai). Chúng tôi xem xét dấu chấm dùng sai trong các kiểu câu sau: + Lỗi dùng dấu chấm sau những câu hỏi Khi tả một người thân của em, học sinh đã đặt những câu như: - Lúc nhỏ, ông học giỏi chứ ạ. (Lê Vẫn Thuấn, lóp 5B, trườĩig Tiêu học Bá Hiến B) - Bố sẽ phản ứng thế nào. (Nguyễn Thị Thanh Loan, lóp 5A, trường Tiêu học Bá Hiến B) - Chị vẫn ổn chứ ạ. (Dương Văn Chỉnh, lớp 5C, trườĩig Tiếu học Bá Hiến B) Nguyên nhân ở đây là do học sinh không nhó’ dấu hiệu hình thức của những câu hỏi. Theo nhận biết thì cuối câu hỏi phải có dấu hỏi chấm. + Lỗi dùng dấu chấm sau những câu cầu khiến Có một số câu cầu khiến học sinh dùng sai dấu chấm như: 30 - Có lòng tốt thì cho xin ít cơm ăn đi nào. (Nguyên Thị Thanh Loan, lóp 5A, trường Tiều học Bá Hiến B) - Đóng cửa giúp ông. (Trần Mai Anh, lóp 5B, trường Tiếu học Bá Hiến B) - Cho em mượn máy tính. (Nguyên Thị Sáu, lớp SA, truờĩig Tiếu học Bá Hiến B) - Mang cho mẹ cốc nước. (Triệu Viết Cao, lớp 5E, trường Tiêu học Bá Hiến B) Nguyên nhân học sinh dùng sai dấu chấm là do học sinh nghĩ đó là câu kể nên đã sử dụng dấu chấm ở cuối câu. 2.2.2.2. Lỗi dùng dấu chấm than sau những câu không phải câu cầu khiến, câu cảm + Lỗi dùng dấu chấm than sau những câu không phải câu cầu khiến, câu cảm Trong một số câu giới thiệu nghề nghiệp của người thân, học sinh viết: - Ồng em là bác sĩ! (Lê Quý Bôn, lớp 5A1, trường Tiếu học Liên Minh ) - Bố em làm nhân viên bán hàng! (Tạ Thị Thu Thủy, lớp 5A2, trường Tiếu học Liên Minh ) - Mẹ em luôn dịu dàng! (Trần Thanh Tùng, lóp 5A3, trường Tiếu học Liên Minh ) Đây là những kiểu câu Ai là gì ?, Ai làm gì ?, Ai thế nào ? nhung học sinh đã dùng sai dấu chấm than thay cho việc dùng dấu chấm. + Lỗi dùng dấu chấm than sau những câu hỏi Một số câu học sinh viết sai như: - Cháu đã ăn cơm chưa! (Nguyễn Việt Châu, lóp 5A2, trưòng Tiều học Liên Minh ) 31 - Con có đi đâu chơi không! (Trần Xuân Việt, lớp 5A1, trường Tiếu học Liên Minh ) - Bố có đau chân nữa không! (Đô Biền Cương, lóp 5A3, trường Tiếu học Liên Minh ) Nguyên nhân học sinh dùng sai dấu chấm là do học sinh không nhớ dấu hiệu hình thức của câu hỏi. Theo lý thuyết thì cuối câu hỏi phải dùng dấu chấm hỏi. 2.2.2.3 Lỗi dùng dấu chấm hỏi sau nhũng câu không phải câu nghi vấn + Lỗi dùng dấu chấm hỏi sau những câu cầu khiến Học sinh viết sai một số câu dạng như: - Gọi con ăn cơm nữa đấy? (Nguyên Thị Sáu, lớp 5A, trường Tiếu học Bá Hiến B) - Hãy gọi mẹ khi bác đến chơi? (Trần Bảo Ngọc, lớp 5B, trưòng Tiếu học Bá Hiến B) Cuối câu cầu khiến cần dùng dấu chấm than nhưng học sinh đã không dùng đúng dấu câu cầu khiến. + Lỗi dùng dấu chấm hỏi sau những câu không phải câu nghi vấn Một số câu học sinh viết như: - Hè này, nhà mình có đi về nhà ngoại chơi hay không, mẹ cũng không chắc chắn nữa ? (Đinh Vãn Quyền, lớp 5A, trường Tiêu học Bá Hiến в ) - Năm nay có thay đổi phương án thi đầu vào cấp 2 hay không, anh cũng không rõ nữa ? (Nguyễn Vãn Anh Dương, lớp 5B, trường Tiểu học Bá Hiến B) Các từ không thường được sử dụng trong những câu nghi vấn nhưng khi sử dụng hai từ không thì nó lại mang ý nghĩa phủ định. Vì vậy, đây không phải là câu nghi vấn nên việc sử dụng dấu chấm hỏi ở cuối câu là sai. 32 Thông qua việc miêu tả và phân loại lỗi câu chúng tôi nhận thấy rằng hầu hết những lỗi câu trên rất phổ biến. Học sinh mặc dù các em lớp 5 đã có kiến thức về câu tốt hơn các em lớp dưới nhưng do các em chỉ chú ý nhiều về mặt nội dung và cấu tạo câu mà đã bỏ quên đến việc dùng đúng các kiểu câu mẫu. Kiến thức về dấu câu cũng chưa chắc nên học sinh đã dùng dấu câu không đúng theo các kiểu câu mẫu. Từ đó, câu học sinh đặt câu rất phổ biến hiện tượng dù không sai về mặt nội dung và cấu trúc ngữ pháp nhưng không được xem là câu đúng vì chưa viết đúng các kiểu mẫu câu. 33 CHƯƠNG 3. NGUYÊN NHÂN VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC LỎI CÂU CHO HỌC SINH LỚP 5 QUA CAC BÀI TẬP LÀM VĂN VIẾT 3.1. Nguyên nhân Lỗi về câu là một trong những lỗi mà học sinh mắc phải rất nhiều. Ngoài việc cung cấp kiến thức về câu thì việc rèn luyện cho các em kĩ năng viết câu đúng là rất quan trọng. Câu không những phải đúng về mặt cấu trúc ngữ pháp mà cần phải rõ nghĩa và đúng về mẫu câu. Đe giúp học sinh hạn chế và khắc phục việc viết câu sai thì cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân để trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp khắc phục. 3.1.1. Nguyên nhân khách quan Học sinh lóp 5 (giai đoạn 2) là giai đoạn có nhiều biến đổi về mặt tâm lí, sinh lí, hoạt động. Vì vậy, nhận thức của các em có một số đặc điểm sau: Trí nhớ: các em vẫn còn ghi nhớ một cách máy móc, dập khuôn và do sự lặp đi lặp lại nhiều lần, dễ nhớ nhung cũng dễ quên. Tư duy: khả năng tư duy của các em còn mang màu sắc cụ thể và bằng các đặc điểm của tưởng tượng, hình tượng cụ thể. Tri giác: học sinh mang tri giác đại thể, ít đi sâu vào chi tiết, không chủ động. Vậy nên, khi phân biệt các đối tượng các em dễ bị nhầm lẫn. Khả năng chú ý: chú ý chủ định đã phát triển hơn, có khả năng tập chung vào đối tượng trong một khoảng thời gian dài hơn. Khả năng tưởng tượng: học sinh tưởng tượng còn tản mạn, ít có hệ thống dù đã phát triển phong phú và hiện thực hơn. 3.1.2. Nguyên nhân chủ quan - về phía giáo viên: Một số giáo viên chưa nắm chắc các kiến thức về câu xuyên suốt trong quá trình dạy học ở Tiểu học. Một bộ phận nhỏ giáo viên không nắm được 34 kiến thức về câu trong khối họ đang dạy. Bài giảng phụ thuộc nhiều vào giáo án và sách giáo viên nên cứng nhắc, dập khuôn và tẻ nhạt. Vì vậy: Chưa giúp học sinh tiếp cận kiến thức cơ bản về câu một cách rõ ràng, dễ hiểu. Không khắc sâu được các kiến thức về câu. Hệ thống kiến thức về câu chưa được tổng hợp để đem ra so sánh, phân tích chúng với nhau làm rõ bản chất của chúng. - về phía học sinh: Khả năng tiếp thu lí thuyết của học sinh chưa cao. Các em vẫn chưa biết vận dụng lí thuyết vào thực hành. Các em nắm được các mẫu câu, dấu hiệu hình thức và các loại dấu câu nhưng khi vận dụng nó vào viết câu thì còn nhiều nhầm lẫn. Khả năng sâu chuỗi, móc xích, so sánh, phân tích về các loại câu còn nhiều hạn chế. Khả năng thực hành của các em còn chưa hiệu quả. Khi đặt câu còn nhiều lỗi sai về nhiều mặt. Việc đặt câu và sản sinh ngôn bản của học sinh còn chưa cao. Học sinh thụ động trong việc nắm kiến thức. Vốn hiểu biết thực tế của học sinh còn non nớt, chưa nhận thức được hết về thế giới khách quan dẫn đến có những câu phản ánh sai hiện thực khách quan. Trước đây, khi nghiên cứu lỗi ngữ pháp, người ta thường xem xét những câu sai một cách cô lập nên chỉ chú ý đến các lỗi trong cấu trúc nội bộ của câu và cấu trúc ngữ pháp mà ít chú ý khi xem xét câu và chưa thực sự quan tâm tới vấn đề sử dụng câu không đúng mẫu. Cách làm này rõ ràng là chưa thuyết phục. Câu chỉ có thể bàn đến lỗi khi được đặt trong văn bản và trong một mẫu câu cụ thể đế đối chiếu, xác định. Thông qua việc điều tra, khảo sát, chúng tôi nhận thấy có một số nguyên nhân như: 35 Học sinh không có thói quen sử dụng dấu câu trong bài văn vì không được nhắc nhở và rèn luyện thường xuyên. Do không nhớ các mẫu câu, quy tắc đặt dấu câu nên học sinh ngại không dùng khi viết câu. Học sinh không nắm được cấu tạo và phân loại các kiểu câu nên không biết đánh dấu câu theo quy tắc. Học sinh không nắm được cấu trúc cơ bản của các mẫu câu cụ thể. Học sinh không nắm được dấu hiệu hình thức nhận biết các loại câu. Học sinh không nắm được tác dụng sử dụng mẫu câu, kiểu câu đặt trong từng hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. 3.2. Biện pháp khắc phục 3.2.1. Giúp học sinh nắm vững các mẫu câu cụ thể 3.2.1.1. Các kỉếu câu: Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào?, Câu hỏi, Câu kế, Câu cầu khiến, Câu cảm Các kiểu câu: Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào? Học sinh lóp 5 đã được học kiến thức về ba mẫu câu cơ bản này. Vậy nên, cần so sánh để thấy được đặc điểm giống nhau và khác nhau của từng loại mẫu câu cụ thể để tránh được sự nhầm lẫn khi đặt câu: 36 Bảng 2. Bảng so sánh các kiểu câu: Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì? Ai làm gì? Ai thê nào? (1) Câu đơn trân thuật Giống (2) Chủ ngữ (Ai) chỉ người, động vật, sự vật n h au (3)Trả lời cho câu hỏi Ai (Cái gì ?, Con gì ?)... (1) Trả lời cho câu (1) Trả lời cho (1) Trả lời cho câu hỏi: Là gì? (Là ai?, Là câu hỏi: Làm gì ? hỏi: Thế nào ? (2) Kể hoạt động (2) Miêu tả đặc cái gì ?, Là con gì ?) (2) Để định nghĩa, K hác giới thiệu, miêu tả điểm, tính chất của nhau hay đánh giá một sự trạng thái. vật, hiện tượng. (3) Vị ngữ kết hợp: (3) Là động từ (3) Là động từ là + danh từ (cụm động từ) chỉ trạng thái hoặc tính hoạt động. từ. Là cụm chủ - vị. Ví dụ: Tôi là học sinh lớp Tôi làm lóp Tôi luôn châp hành 5A. trưởng lớp 5A. các nội quy của trường, lớp. Câu hỏi, Câu kế, Câu cầu khiến, Câu cảm Với các kiểu câu cơ bản này, cũng cần giúp học sinh so sánh để thấy được đặc điểm giống nhau và khác nhau của chúng để từ đó nhận diện, phân loại và hướng dẫn học sinh thực hiện tốt nhiệm vụ học tập. 37 Bảng 3. Bảng so sánh câu hỏỉ, câu kễ, câu cầu khiến, câu cảm C âu hỏi C âu kê C âu khiên C âu cảm - Dùng đê - Kê, tả hoặc - Nêu yêu - Biêu lộ cảm hỏi. giới thiệu sự cầu, đề nghị, xúc (vui, vật, sự việc. v ề m ục đích mong muốn. buồn, giận, Nói lên ý hờn, thán kiến hoặc phục, đau khổ, tâm tư, tình ngạc nhiên...). cảm của mỗi người. - Câu hỏi - Câu câu - Trong câu thường có các khiến thường thường có các từ nghi vấn có các từ cầu từ n g ữ : (ôi, (ai, nào, sao, khiến : hãy, chao, trời, không...). nào, giúp, quá, lắm, giùm.. thật...). v ề hình thức - Cuối câu có - Cuối câu - Cuối câu - Cuối câu dấu chấm hỏi thường có thường có thường có dấu (?). dấu chấm dấu chấm chấm than (!). (.). than ( !) hoặc dấu chấm (.). Cô giáo có Hoa ly có Hãy mang Oi chao ! bâu đến lớp mùi thơm giúp tôi cốc trời thật là không? thật tuyệt nước lại đây đẹp. vời. với ! Ví dụ 38 3.2.1.2. Câu ghép Đây là kiếu bài lý thuyết. Học sinh đựơc cung cấp các kiến thức sơ giản về câu ghép: Khái niệm câu ghép, nối các vế câu ghép bằng cặp quan hệ từ, cặp từ hô ứng. Cần giúp cho học sinh xác định rõ dấu hiệu bản chất của câu ghép: Câu ghép là câu do nhiều vế ghép lại. Mỗi vế câu ghép thường có cấu tạo giống một câu đơn và thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với các ý của những vế câu khác. Cách nối các vế trong câu ghép bằng các cặp quan hệ từ: Đẻ thể hiện nguyên nhân- kết quả giữa hai vế câu ghép, ta có thể nối chúng bằng quan hệ từ: vì, bởi vì, nên; v ì... cho nên, d o ... nên, d o ... m à... Ví dụ: Vì trời nắng to cho nên cây cối đã bị héo chết. Đe thể hiện quan hệ tương phản giữa các vế câu ghép: dùng một quan hệ từ: tuy, dù, nhưng... dùng một cặp quan hệ từ như: tu y ... nhưng, mặc d ù ... nhũng,... Ví dụ: Tuy nhà nghèo nhưng bạn Lan vẫn học giỏi. Đe thế hiện quan hệ tăng tiến giữa các vế câu ghép dùng căp quan hệ từ: không nhũng... mà, chẳng những... mà, không ch ỉ.. .m à... Ví dụ: Chẳng những hoa ly thơm mà nó còn đẹp, Đe thể hiện quan hệ về nghĩa giữa các vế câu ghép, ngoài quan hệ từ, ta có thể nối các vế trong câu ghép bằng cặp từ hô ứng: vừa ... đã, chưa... đã, mới ... đã, sao... vậy. Ví dụ: Trời chưa sáng thật mà đã có ánh mặt trời ở phương xa. Sau khi hình thành khái niệm câu ghép, biết cách nối các vế câu ghép, học sinh biết thể hiện mối quan hệ giữa những sự việc được nêu ở các vế câu bằng phương tiện ngôn ngữ thích họp. 39 3.2.2. Sửa các lỗi về câu 3.2.2.1. Sửa các lỗi về sử dụng câu không đủng mẫu a. Cách chữa lỗi nhầm mẫu câu kiểu Ai là gì? với câu kiểu Ai làm gì? Ví du: - Ông em làm công nhân nghỉ hun. (Đặng Nguyễn Ngọc Minh, lớp 5A1, trườìĩg Tiểu học Liên Minh) - Bố em làm công an. (Lề Phương Anh, lóp 5A2, trưỏng Tiều học Liên Minh ) - Mẹ em làm y tá. (Đỉnh M ai Ánh, lớp 5A3, trường Tiếu học Liên Minh ) - Anh em làm kĩ sư điện. (Trần Vãn Tủ, lớp 5A4, trường Tiếu học Liên Minh ) Cách chữa: Giúp học phân biệt mô hình kiểu câu Ai là gì? với câu kiểu Ai làm gì? Từ đó, học sinh nhận ra lỗi dùng không đúng mẫu câu.Việc sửa sai ta thay từ làm bằng từ là. c ầ n đưa ra ví dụ sai và sửa ngay. Ví du: - Ông em là công nhân nghỉ hưu. - Bố em là công an. - Mẹ em là y tá. - Anh em là kĩ sư điện. b. Cách chữa lỗi nhầm mẫu câu kiểu Ai làm gì? với câu kiểu Ai thế nào? Ví du: - Ồng em bước đi chậm chạp. (Dương Vãn Tuấn, lớp 5A, trườỉĩg Tiếu học Bá Hiến B) - Mẹ em làm công việc nhanh vèo vèo. (Dương Thị Vân, lớp 5B, trường Tiếu học Bá Hiến B) 40 Cách chữa: Cho học sinh ôn lại mô hình câu Ai làm gì? với câu kiểu Ai thế nào? Các từ: bước đi, làm là động từ trả lời câu hỏi Làm gì? Các em nhầm những từ ấy trả lòi cho câu hỏi Thế nào? vì trong cụm động từ làm vị ngữ có các tính từ: chậm chạp, nhanh vèo vèo, nồng ấm. Những từ ấy chỉ miêu tả cho các hoạt động bước đi và làm. Trong trường họp này, cần giúp học sinh nhận diện về động từ và tính từ có liên quan đến các mẫu câu. c. Cách chữa lỗi nhầm câu cảm với câu kể Ví du: - Mẹ em vẫn rất nhanh nhẹn và năng động lắm! (Nguyễn Việt Dũng, lớp 5A, trườỉĩg Tiểu học Bá Hiến B) - Chị gái em rất tốt tính! ị Tạ Văn Sáu, IÓ'P 5C, trườìĩg Tiểu học Bá Hiến B) - Hàng ngày, ông em vẫn đọc báo rất tốt! (Nguyên Thị Hậu, lóp 5B, trưỏmg Tiếu học Bá Hiến в ) - Bố em là một người tài giỏi! (Dương Văn Lập, lớp 5Ả, trường Tiểu học Bá Hiến B) Với những ví dụ trên, những từ như: lắm, rất, tốt, giỏi làm cho học sinh nhầm lẫn giữa câu kế và câu cảm. Vì nhũng từ trên thường được dùng nhiều trong câu cảm. Vì vậy, học sinh đã nhầm lẫn đó là câu cảm nhưng thực chất chúng đều là các câu kể. Cách chữa: Bỏ dấu chấm than ở cuối câu và thay bằng dấu chấm. - Mẹ em vẫn rất nhanh nhẹn và năng động lắm. - Chị gái em rất tốt tính. - Hàng ngày, ông em vẫn đọc báo rất tốt. - Bố em là một người tài giỏi. d. Cách chữa lỗi nhầm câu cầu khiến với câu hỏi Ví du: 41 - Hãy đóng giùm cánh cửa vào đi nào? (Kim Thị Liễu, lớp 5A4, trường Tiểu học Liên Minh ) - Đi nhanh lên cho tôi nhờ? (Lê Quý Bôn, lóp 5A1, trưòng Tiều học Liên Minh ) - Cậu nhớ gọi tớ đi cùng giúp với? (Lê Kim Thành, lớp 5A2, trường Tiếu học Liên Minh ) Những từ: hãy, nhờ, giùm, giúp thường được sử dụng trong câu cầu khiến nhưng học sinh do chưa nắm chắc về câu cầu khiến với câu hỏi nên đã bị các từ như: nào làm cho nhầm tưởng thành câu hỏi và viết chúng thành câu hỏi. Cách chữa: Bỏ dấu hỏi ở cuối câu và thay bằng dấu chấm than. - Hãy đóng giùm cánh cửa vào đi nào ! - Đi nhanh lên cho tôi nhờ ! - Cậu nhớ gọi tớ đi cùng giúp với ! 3.2.2.2. Các lỗi về dấu câu a. Cách chữa lỗi dùng dấu chấm sau những câu không phải câu kể Cách chữa lỗi dùng dấu chấm sau nhũng câu hỏi Ví du: - Bố sẽ phản ứng thế nào. (Nguyễn Thị Thanh Loan, lớp 5A, trường Tiểu học Bá Hiến B) Cách chữa: Theo lý thuyết thì đằng sau câu hỏi phải có dấu chấm hỏi. Có 2 cách nhận diện câu hỏi: 1. v ề mục đích: Nó yêu cầu người nghe trả lời. 2. v ề hình thức: Trong câu chứa từ để hỏi thế nào ? - Bố sẽ phản ứng thế nào ? Cách chữa lỗi dùng dấu chấm sau những câu cầu khiến Ví du: 42 - Còn lòng tốt thì cho xin ít cơm ăn đi nào. (Nguyễn Thị Thanh Loan, lớp 5A, trườỉĩg Tiểu học Bá Hiến B) - Đóng cửa giúp ông. (Trần Mai Anh, lóp 5B, trưòĩĩg Tiều học Bá Hiến B) - Cho em mượn máy tính. (Nguyễn Thị Sáu, lớp 5A, trưòng Tiểu học Bá Hiến B) - Mang cho mẹ cốc nước. (Triệu Viết Cao, lóp 5E, trưòng Tiều học Bá Hiến B) Cách chữa: v ề hình thức sau câu cầu khiến sẽ phải có dấu chấm than. Nội dung câu cầu khiến là một lời yêu cầu, đề nghị người nghe thực hiện mệnh lệnh nào đó. - Còn lòng tốt thì cho xin ít cơm ăn đi nào! - Đóng cửa giúp ông! - Cho em mượn máy tính! - Mang cho mẹ cốc nước! b. Cách chữa lỗi dùng dấu chấm than sau những câu không phải câu cầu khiến, câu cảm Cách chữa lỗi dùng dấu chấm sau những câu không phải câu cầu khiến, câu cảm. Ví du: - Ông em là bác sĩ! (Lê Quý Bôn, lớp 5A1, trường Tiếu học Liên Minh ) - Bố em làm nhân viên bán hàng! (Tạ Thị Thu Thủy, lớp 5A2, trường Tiếu học Liên Minh ) - Mẹ em luôn dịu dàng! (Trần Thanh Tùng, lớp 5A3, trườĩig Tiếu học Liên Minh ) 43 Học sinh đã dùng sai dấu ở cuối câu.Đây không phải là những câu bộc lộ cảm xúc mà chỉ là câu trần thuật, miêu tả nên nó là câu kể. Cách dùng dấu chấm than ở cuối câu là sai quy tắc. Cách chữa: Bỏ dấu chấm than và thay vào đó là một dấu chấm để kết thúc câu kể. - Ô ng em là bác sĩ. - Bố em làm nhân viên bán hàng. - Mẹ em luôn dịu dàng. Cách chữa lỗi dùng dấu chấm than sau những câu hỏi Ví du: - Cháu đã ăn cơm chưa! (Nguyên Việt Châu, lớp 5A2, trường Tiếu học Liên Minh ) - Con có đi đâu chơi không! (Trần Xuân Việt, lớp 5A1, trưòng Tiếu học Liên Minh ) - Bố có đau chân nữa không! (Đỗ Biên Cương, lóp 5A3, trường Tiểu học Liên Minh ) Cách chữa: Theo lý thuyết thì cuối câu hỏi phải dùng dấu chấm hỏi. Nội dung câu thể hiện: yêu cầu người nghe trả lời, những nội dung này mang thông điệp để hỏi nên đây là câu hỏi. - Cháu đã ăn cơm chưa? - Con có đi đâu chơi không? - Bố có đau chân nữa không? c. Cách chữa lỗi dùng dấu chấm hỏi sau những câu không phải câu nghi vấn Cách chữa lỗi dùng dấu chấm hỏi sau những câu cầu khiến Ví du: - Gọi con ăn cơm nữa đấy? (Nguyên Thị Sáu, lóp 5A, trưòng Tiều học Bá Hiến B) 44 - Hãy gọi mẹ khi bác đến chơi? (Trân Bảo Ngọc, lớp 5B, trườĩig Tiếu học Bá Hiến B) Câu này yêu cầu người nghe thực hiện một hành động. Do vậy, nó là câu cầu khiến. Khi viết, cuối câu cầu khiến có dấu chấm than nhưng học sinh đã không dùng đúng dấu của câu cầu khiến. Cách chữa: Thay dấu chấm hỏi bằng dấu chấm than. - Gọi con ăn cơm nữa đấy! - Hãy gọi mẹ khi bác đến chơi! Cách chữa lỗi dùng dấu chấm hỏi sau những câu không phải câu nghi vấn Ví du: - Hè này, nhà mình có đi về nhà ngoại chơi hay không, mẹ cũng không chắc chắn nữa ? (Đinh Văn Quyền, lớp 5A, trường Tiếu học Bá Hiến B) - Năm nay có thay đổi phương án thi đầu vào cấp 2 hay không, anh cũng không rõ nữa ? (Nguyễn Vãn Anh Dương, lớp 5B, trưòng Tiểu học Bá Hiến в ) Học sinh đã nhầm tưởng là câu hỏi nhưng nó là câu phủ định của câu kể. Cách chữa: Bỏ dấu hỏi ở cuối câu và thay vào đó là dấu chấm. - Hè này, nhà mình có đi về nhà ngoại chơi hay không, mẹ cũng không chắc chắn nữa. - Năm nay có thay đổi phương án thi đầu vào cấp 2 hay không, anh cũng không rõ nữa. 3.2.3. M ột số bài tập thực hành về câu cho học sinh 3.2.3.1. Dạng 1 : Bài tập dựa vào tranh, nội dung bài thơ trả lời câu hỏi Bài tập 1: Quan sát các bức tranh làng Hồ trả lời các câu hỏi sau : a. Hình ảnh trong tranh thế nào? b. Màu sắc trong tranh thế nào? 45 C. B ố cục trong tranh thế nào? Bài tập 2: Dựa vào nội dung bài Tập đọc Tranh làng Hồ trả lời câu hỏi : a. Ai là người sáng tạo ra kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ? b. Những bức tranh làng Hồ đã xuất hiện từ khi nào? c. Tác giả đã thể hiện sự đánh giá của mình như thế nào đối với các bức tranh làng Hồ? 3.2.3.2. Dạng 2: Bài tập tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi nhất định Bài tập 1: Tìm bộ phận trả lời cho các câu hỏi : Ai ?, Làm gì? a. Cây bàng tỏa bóng mát che kín một khoảng sân. b. Nơi góc sân trường ấy lun giữ lại biết bao nhiêu kỉ niệm tuổi học trò của chúng tôi. c. Cô giáo thường giúp chúng tôi hiểu ra nhũng điều mới lạ. 3.2.3.3. Dạng 3: Bài tập đặt câu theo mâu Bài tập 1: Đặt câu theo mẫu dưới đây: Ai (Cái gì, con gì)? Là gì ? Con mèo mướp là người bạn thân thiêt của tôi Bài tập 2: Đặt câu theo mẫu dưới đây: Ai (Cái gì, con gì)? Làm gì ? Khóm hông nhung đang đua nhau nở hoa Bài tập 3: Đặt câu theo mẫu dưới đây: Ai (Cái gì, con gì)? Thê nào ? Lóp trưởng học rât giỏi và gương mâu 46 Bài tập 4: Đặt câu theo mẫu Ai thế nào? để: a. Nói về cuộc sống hằng ngày trong gia đình em. b. Nói về cảnh biển buổi sáng sớm. c. Nói về một người thân trong gia đình em. 3.2.3.4. Dạng 4: Bài tập đặt câu cho từng bộ phận Bài tập 1: Đặt câu hỏi cho bộ phận được in nghiêng: a. Em tôi rất ngoan và học giỏi b. Chúng nó thường hay rủ tôi đi ăn kem vào mùa hè. c. Con chim lúc nào cũng hót líu lo. d. Bố tôi đang chẫm chủ xem trận bóng đả. e. Chị tôi thường hay đi ra ngoài nhà bà ngoại tôi chơi. /. Nhỏ bạn thân dân tôi đi xem phim vào dịp cuối kì thi. 3.2.3.5. Dạng 5: Bài tập đặt câu theo yêu cầu Bài tập 1: Đặt một vài câu cảm thán để: a. Bộc lộ cảm xúc khi vui. b. Nói lên cảm xúc khi nhìn thấy chiếc đồng hồ mà mình thích. c. Bộc lộ cảm xúc khi đi học muộn và bị đứng ở ngoài. d. Bộc lộ cảm xúc khi bị bố mẹ la mắng. Bài tập 2: Đặt một vài câu kế để: a. Tả loài cây mà mình yêu thích. b. Ke lại một bộ phim em vừa xem xong. c. Nói lên niềm vui của em khi được bố mẹ cho đi chơi. Bài tập 3: Đặt một vài câu hỏi để: a. Hỏi bài tập người bạn khi không hiểu. b. Hỏi về cuộc thi Bé làm họa sĩ. c. Hỏi thăm người bạn thân sau mùa hè đi học trở lại. 47 3.2.3.6. Dạng 6: Bài tập nhận diện kiều câu Bài tập 1: Tìm câu kể trong đoạn văn sau đây, cho biết mỗi câu kể dùng để làm gì? Con gà nào cất lên một tiếng gáy. Và ở góc vườn, tiếng gà cục tác làm nắng trưa thêm oi ả, ngột ngạt. Không một tiếng chim, không một sọi gió. Cây chuối cũng đố, tàu lá lặng đi như thiếp vào trong nắng. Đường làng vắng ngắt. Bóng tre, bóng duối cũng ỉặng im. (Tiếng Việt 5, tập 1, trang 13) 3.2.3.7. Dạng 7: Bài tập ghép từ ở cột A-B đế tạo thành câu Bài tập 1: Ghép từ ở cột A với từ ở cột B để tạo thành kiểu câu Ai thế nào? A B Con én có bộ lông vàng óng Máy vi tính thật nhỏ bé khi bay lượn trên bầu trời Đàn gà trông thật duyên dáng Lũ chúng tôi thật tinh nghịch Chị ấy thật hữu ích với con người Bài tập 2: Ghép từ ở cột A với từ ở cột B để tạo thành kiểu câu Ai làm gì? B A Con mèo đang sô lông tung cánh Bác đồng hồ bắt chuột Hoa lan đang nở hoa khoe sắc Bạn Mai reo chuông báo thức Chú chim học bài 48 3.2.3.8. Dạng 8: Bài tập xác định thành phần câu Bài tập 1: Đọc và xác định thành phần chủ ngữ, vị ngữ cho mỗi câu trong đoạn văn dưới đây: Một buôi có những đám mây lạ bay về. Những đám mây lớn, nặng và đặc xịt lốm ngốm đầy tròi. Mây tản ra từng nắm nhỏ rồi san đều trên một nền đen xám xịt. Gió nam thối giật mãi. Gió bông đoi mát lạnh, nhuốm hơi nước. Từ phía nam bỗng nối lên một hồi khua động dào dạt. Mưa đã xuống bên kia sông: gió càng giật mạnh, mặc sức điên đảo trên các cành cây. (Tiếng Việt 5, tập 1, trang 31) Bài tập 2: Tìm chủ ngữ cho câu kể trong đoạn văn dưới đây: Chúng tôi kế chuyên về mẹ của mình. Bạn Hùng quê Nam Bộ gọi mẹ bằng má. Bạn Na, bạn Thắng gọi mẹ bằng bu. Bạn Thành quê Phú Thọ là bầm. Còn bạn Phước ở Huế gọi mẹ bang mạ. (Tiếng Việt 5, tập 1, trang 22) 3.2.3.9. Dạng 9: Bài tập ngẳt câu Bài tập 1: Chọn dấu câu phù họp điền vào chỗ trống Trời ơi ( ) con ruồi bay qua là tao biết ngay con đực hay con cái mà ( ) Qua mặt tao không nối đâu ( ) Đầy rồi nè ( ) Mấy cậu coi ( ) Làng này ai hống biết Lâm Văn Nền ( ) 31 tuốỉ ( ) con ông Dừa ( ) Bài tập 2: Chọn dấu đã cho điền vào chỗ trống Dấu phẩy, dấu chấm than, dấu ba chấm: Ta là nụ ( ) là hoa của đất Gió đâm hương thơm ( ) nắng tô thắm sắc Màu hoa nào cũng quý ( ) cũng thơm ( ) Màu hoa nào cũng quỷ ( ) cũng thom ( ) 49 Bài tập 3: Tìm dấu câu đã cho vào chỗ trống thích họp Có thể điền dấu phẩy vào chỗ nào trong câu dưới đây : a. Nắng chóng trưa mưa chỏng toi b. Yêu trẻ trẻ đến nhà khỉnh già già đê tuối cho c. Không con ơi chỉ có lầu Ngũ Giác Bài tập 4: Ngắt câu Ngắt đoạn văn dưới đây thành các câu rồi chép lại cho chính xác: Chuột ta gặm vách nhà một cái khe hở hiện ra chuột chui qua khe và tìm được rat nhiều thức ăn là một con chuột tham lam nên chuột ta ăn nhiều quá nhiều đên mức bụng chuột phình to ra. (Theo Lép Tôn- Xtôi) Hệ thống các bài tập thực hành về câu rất đa dạng và phong phú, cần giúp học sinh nắm được dấu hiệu bản chất của các dạng bài tập, nội dung và yêu cầu của bài tập. Từ đó, học sinh biết nhận diện phân loại các dạng bài tập để làm đúng các bài tập đó. Trên đây, chúng tôi xin đưa ra một số dạng bài tập giúp học sinh thực hành về câu. 50 KẾT LUẬN Trong khuôn khổ khóa luận này, chúng tôi chỉ tiến hành khảo sát lỗi câu thông qua các bài tập làm văn cho học sinh lóp 5 ở trường Tiểu học Bá Hiến B, Huyện Bình Xuyên và trường Tiếu học Liên Minh, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Ket quả khảo sát và thống kê chưa thể đánh giá hết được chất lượng viết câu, lỗi câu của học sinh Tiểu học nói chung. Song việc nghiên cún đề tài Khảo sát và sửa lỗi câu cho học sinh lớp 5 qua các bài tập làm văn viết tìm hiểu thực tế việc dạy và học tại trường Tiểu học, chúng tôi nhận thấy việc nghiên cứu đề tài này là rất cần thiết. Đe tài khoa học của chúng tôi đã tìm hiểu về những mẫu câu đúng và dấu câu của những kiểu câu đó, khảo sát thực tế để miêu tả và phân loại lỗi câu của học sinh qua các bài tập làm văn viết, làm rõ hơn những lỗi câu mà học sinh mắc phải. Từ đó, chúng tôi đưa ra một số nguyên nhân và biện pháp sửa lỗi câu cho học sinh.Cuối cùng, chúng tôi đề xuất một số ý kiến và đưa ra một số bài tập để giúp học sinh rèn luyện kĩ năng viết câu. Chúng tôi mong muốn đề tài này sẽ giúp ích trong việc nâng cao chất lượng viết câu cho học sinh Tiếu học. Trong quá trình nghiên cứu đề tài đã giúp chúng tôi nắm chắc và hiểu rõ hơn vấn đề về câu. Nó tạo điều kiện để sau này chúng tôi có thể truyền thụ kiến thức về câu cho học sinh rõ ràng, dễ hiểu hơn. Cũng từ đề tài này, tôi được trao đổi vói giáo viên và trò chuyện với các em học sinh để tiếp thu và học hỏi những bài học thực tế, giúp ích cho tôi rất nhiều trong tương lai. 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. . Diệp Quang Ban (2000), Câu tiếng Việt và bình diện câu, Nxb Giáo dục Hà Nội 2. Diệp Quang Ban (2005), Ngữ pháp Tiếng Việt, Nxb Giáo dục. 3. Cao Xuân Hạo, So tay sửa lỗi hành văn, Nxb Trẻ. 4. Nguyễn Thị Ly Kha (Chủ biên), Dùng từ, viết câu và soạn thảo vãn bản, Nxb Giáo dục. 5. Hồ Lê, Sửa lỗi ngữ pháp, Nxb Khoa học Xã hội. 6. . Nguyễn Thị Hiền Lương, (2005), Câu tiếng Việt, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội. 7. Lê Phương Nga, Đặng Kim Nga, (2006), Phương pháp dạy Tiếng Việt ở Tiểu học, Nxb Đại học Sư phạm. 8. Hoàng Trọng Phiến,(2005), Cơ sở ngữ nghĩa và Tiếng Việt, Nxb Giáo dục. 9. Nguyễn Thị Thìn, (2002) Câu Tiếng việt và nội dung dạy- học câu ở trường phổ thông, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 10. Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên) (2001), Tiếng Việt thực hành, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 11. Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên), Hỏi - đáp về dạy học Tiếng Việt lóp 5, Nxb Giáo dục Việt Nam. 52 PHỤ LỤC MỘT SÓ BÀI TẬP THỤC HÀNH VỀ CÂU CHO HỌC SINH TIỂU HỌC Dạng 1: Bài tập dựa vào tranh, nội dung bài thơ trảlòi câu hỏi Bài tập 1: Quan sát bức tranh trong bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa trả lời các câu hỏi sau: a. Màu lúa thế nào? b. Chùm quả xoan thế nào? c. Tàu đu đủ thế nào? d. Tàu lá chuối thế nào? e. Bụi mía thế nào? f. Mái nhà thế nào? (Tiếng Việt 5, tập một, tr.10) Bài tập 2: Quan sát bức tranh trong bài thơ Đất nước trả lời các câu hỏi sau: a. Bầu trời như thế nào? b. Núi rùng như thế nào? c. Cánh đồng như thế nào? d. Con đường như thế nào? e. Dòng sông như thế nào? (Tiếng Việt 5, tập hai, tr.94) Bài tập 3 : Dựa vào nội dung bài Đất nước, trả lòi câu hỏi sau: Cảnh đất nước trong mùa thu ở khổ thơ thứ ba đẹp như thế nào? (Tiếng Việt 5, tập hai, tr.95) Bài tập 4 : Dựa vào nội dung bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa, trả lời câu hỏi sau: Ke tên những sự việc trong bài có màu vàng và từ chỉ màu vàng đó? (Tiếng Việt 5, tập một, tr.l 1) Dạng 2: Bài tập tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi nhất định Bài tập 1: Tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai (cái gì, con gì)?, Thế nào? a. Rừng khô hiện lên với tất cả ve uy nghi tráng lệ của nó trong ánh mặt trời vàng óng. b. Những thân cây tràm trắng vươn lên trời, chẳng khác gì những cây nến khổng lồ, đầu lá rủ phất phơ. c. Từ trong biển lá xanh rờn đã bắt đầu ngả sang màu vàng úa, ngát dậy một mùi hương lá tràm bị hun nóng dưới mặt rời. d. Tiếng chim không ngớt vang ra, vọng mãi lên trời cao xanh thắm không cùng. Bài tập 2: Tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi Bằng gì? a. Bằng chiếc chìa khóa này, anh ấy đã mở được cánh cửa. b. Chúng tôi mở mang vốn hiểu biết bằng tri thức học tập được từ thầy cô giáo và bạn bè. c. Chiếc bàn gỗ này được làm chủ yếu bằng đôi tay khéo léo của người thợ mộc. d. Bằng con đường tri thức, chúng ta mới xây dựng được đất nước ngày càng giàu mạnh. Bài tập 3: Tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi Làm gì? a. Các anh bộ đội cụ Hồ đã chiến đấu và hi sinh anh dũng. b. Con trâu đang lững thững bước đi trên con đường mòn. c. Cô ấy đang vui đùa cùng các em nhỏ thật vui vẻ. d. Bọn chúng tôi say sưa nghe các cụ già kể chuyện. Bài tập 4 : Tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi Vì sao? a. Vì nghèo đói nên đã làm cho nó trở nên gầy gò, ốm yếu. b. Những bông hoa nhỏ xíu đã nát vì trời mưa quá to. c. Con ga chay Ion ton, con cho chay quynh len vi tieng sam chop bat chat vang len. d. Nhung canh dieu bay len cao vut vi dirge tran gio thoi den. Dang 3: Bai tap dat cau theo mau Bai tap 1: Dat cau theo mau duai day: Ai (cai gi, con gi) Lagi? Meo Micky la nguai ban than thiet cua toi Bai tap 2: Dat cau theo mau duo'i day: Ai (cai gi, con gi) Lam gi ? Co giao dang giang bai. Bai tap 3: Dat cau theo mau duai day: Ai (cai gi, con gi) The nao ? Chim sao hot rat hay Bai tap 4: Dat cau theo mau Ai la gl? de : a. Giai thieu ve nhung nguai than trong gia dinh em. b. Giai thieu ve sa thich cua em. c. Gioi thieu ve con vat ma em yeu thich. d. Giai thieu ve loai cay ma em yeu thich. Bai tap 5 : Dat cau theo mau Ai lam gi? de : a. Noi ve nhung cong viec hang ngay em thuang lam. b. Noi ve nhung viec cac ban trong lop da lam dugc trong dot thi dua chao mirng ngay 26/3. C. Nói về công việc mẹ em thường làm ở nhà. d. Nói về việc học tập của em. Bài tập 6: Đặt câu theo mẫu Ai thế nào? để miêu tả : a. Loài hoa mà em yêu thích. b. Một người thân của em. c. Chiếc bút. d. Cái trống. Dạng 4: Bài tập đặt câu cho từng bộ phận Bàỉ tập 1 : Đặt câu hỏi cho bộ phận được in nghiêng a. Làn gió mát dịu thổi thoáng qua làm em thấy dễ chịu hơn. b. Ngôi trường thân quen thấp thoáng sau rặng cây um tùm. c. M ột vài tia nắng bắt đầu rọi xuống sân trường. d. Các bạn học sinh với gương mặt rạng rỡ, vui tươi. Bài tập 2 : Đặt câu hỏi cho bộ phận được in nghiêng a. Tôi được đám bạn dãn đi khắp làng hỏi thăm mọi người. b. Bố ôm tôi vào lòng âu yếm . c. Chú mèo cuộn mình nằm trên cửa sổ. d. Cô giáo xinh tươi và hiền từ. Dạng 5: Bài tập đặt câu theo yêu cầu Bài tập 1: Đặt một vài câu hỏi để: a. Hỏi thăm ông em bị ốm. b. Hỏi thăm các bạn khi nghỉ tết. c. Hỏi thăm sức khỏe thầy cô giáo cũ. d. Hỏi thăm hàng xóm của em. Bài tập 2: Đặt một vài câu kể để : a. Ke lại bộ phim mà em vừa xem. b. Tả ngôi nhà của em. c. Nói lên cảm xúc vui mừng khi được đi du lịch. d. Thể hiện suy nghĩ của mình về một hiện tượng lạ. Bàỉ tập 3 : Đặt một vài câu cảm cho các tình huống : a. Hãy đặt câu cảm thể hiện cảm xúc vui sướng của mình khi đứng trước cảnh biển tuyệt đẹp, rộng lớn, sóng vỗ rì rào. b. Em nhận được một bức thư của một người bạn đã mất liên lạc từ lâu. Hãy đặt câu cảm thể hiện sự vui mừng. c. Nhân dịp sinh nhật, bố mẹ từ xa về và mua quà cho em. Hãy đặt câu cảm thể hiện sự bất ngờ và vui mừng. d. Ngày mai, em có cuộc thi chuyển cấp. Hãy đặt câu cảm thể hiện sự hồi hộp, lo lắng. Bàỉ tập 4 : Đặt một vài câu cầu khiến cho các tình huống : a. Em gặp phải một vài bài toán khó mà chưa tìm ra lời giải. Hãy đặt câu cầu khiến để nhờ sự giúp đỡ của cô giáo. b. Em bị ốm và khát nước mà không tự lấy được. Hãy đặt câu cầu khiến để nhờ ai đó lấy giúp. c. Hãy đặt một câu cầu khiến để nói với bố mẹ. Dạng 6: Bài tập nhận diện kiểu câu Bàỉ tập 1 : Tìm câu kể trong đoạn văn sau đây, cho biết mỗi câu kể dùng để làm gì? Thảng trước, trường của ú t Vịnh đã phát động phong trào Em yêu đường sắt quê em. Học sinh cam kết không chơi trên đường tàu, không ném đả lên tàu và đườỉĩg tàu, cùng nhau bảo vệ an toàn cho nhữỉĩg chuyên tàu qua. Vịnh nhận việc khó khăn nhất là thuyết phục Sơn- một bạn rất nghịch thường chạy lên đường tàu thả diều. Thuyết phục mãi, Sơn mới hiếu ra và hứa không chơi dại như vậy nữa. (Tiếng Việt 5, tập hai, tr .l36) Bài tập2: Những câu nào trong đoạn văn dưới đây được viết theo mẫu Ai (cái gì, con gì) thế nào? Chỉ rõ bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai ?(cái gì, con gì)? hoặc thế nào ? Cây quỳnh lá dày, giữ được nước, chang phải tưới nhiều nước. Cây hoa ti gôn thích leo trèo, cứ thò những cái râu ra, theo gió mà ngọ nguậy như những cái vòi voi bé xíu. Cây hoa giấy mọc ngay bên cạnh bị nó cuốn chặt một cành. Những chiêc vòi cuốn chẳc nhiều vòng, rồi một chùm ti gôn hé nở. Cây đa Ân Độ thì liên tục bật ra những búp đỏ hông, nhọn hoắt. Khỉ đủ lớn, nó xòe ra thành nhiều chiếc lá nâu rõ to, ở trong lại hiện ra cải búp đa màu hồng mới nhọn hoắt, đỏ hồng... Có điều Thu chưa v u i: Vì Hằng ở nhà dưới cứ bảo ban công nhà Thu không phải là vưòn ĩ (Tiếng Việt 5, tập một, tr.102) Dạng 7: Bài tập ghép từ ở cột A-B để tạo thành câu Bài tập 1: Ghép từ ở cột A với từ ở cột B để tạo thành kiểu câu Ai là gì? A B Hoa hông là người mẹ hiên thứ hai Bố em là biểu tưởng của tình yêu Cô giáo là chúa sơn lâm Sư tử là người yêu thương em nhất Bài tập 2: Ghép từ ở cột A với từ ở cột B để tạo thành kiểu câu Ai làm gì? A B Chim sâu làm việc ở trường học Mẹ em giúp con người tiếp cận thông tin Máy tính bắt sâu cho cây Hoa lan làm cho ngôi nhà đẹp hơn Bài tập 3: Ghép từ ở cột A với từ ở cột B để tạo thành kiểu câu Ai thế nào? A B Hoa trong xanh Cô giáo ngoan ngoãn và học giỏi Con khỉ thông minh Bầu trời hiền từ Dạng 8: Bài tập xác định thành phần câu Bài tập 1: Xác định thành phần chủ ngữ cho mỗi câu trong đoạn văn dưới đây: Các môn sinh đổng thanh dạ ran. Thế là cụ giảo Chu đi trước, học trò theo sau. Các anh có tuối đi ngay sau thầy, người ừ tuối hơn nhường bước, cuối cùng là mấy chú tóc đê trái đào. Cụ giáo Chu dẫn học trò đi về cuối làng, sang tận thôn Đoài, đến một ngôi nhà tranh đơn sơ mà sáng sủa, ấm cúng. Ớ trước hiên, một cụ già trên tám mươi tuốỉ râu tóc bạc phơ đang ngồi sưởi nắng. Cụ giáo Chu bước vào sân, chap tay cung kính và vái to: Lạy thầy! Hôm nay con đem tất cả môn sinh đến tạ ơn thầy. (Tiếng Việt 5, tập hai, tr.79) Bài tập 2: Tìm chủ ngữ cho câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn dưới đây: M ột S Ớ Ỉ 71 chủ nhật đầu xuân, khi mặt trời vừa hé mây nhìn xuống, Thu phát hiện ra chú chim lông xanh biếc sà xuống cành lựu. Nó săm soi, mo mo mấy con sâu rồi thản nhiên rỉa cánh, hót lên may tiếng líu ríu. Thu vội xuống nhà Hằng mời bạn lên xem đế biết rằng: Ban công cỏ chim đậu tức là vườn rổiỉ Chang ngờ, khi hai bạn đên nơi thì chủ chim ấy đã bay đi. (Tiếng Việt 5, tập một, tr.102) Bài tập 3: Xác định thành phần vị ngữ cho mỗi câu trong đoạn văn dưới đây: Đêm, M ơ trăn trọc không ngủ. Em không hiêu vì sao mọi người lại không vui lắm khi mẹ em sinh em gái. M ơ thì kém gì con trai nhỉ? Ớ lớp, em luôn là học sình giỏi. Tan học, các bạn trai còn mải đá bóng thì M ơ đã về cặm cụi tưói rau rồi trẻ củi, nấu com giúp mẹ. Thế mà đám con traicòn dám trêu Mơ. Các bạn nói rang con gái chang được tích sự gì. Tức ghê. (Tiếng Việt 5, tập hai, tr.l 12) Dạng 9: Bàỉ tập ngắt câu Bài tập 1: Chọn dấu đã cho điền vào chỗ trống Dấu phẩy, dấu chấm than, dấu ba chấm: a. Mỗi gia đình có cách sắp xếp nơi ăn ( ) chỗ ngủ ( ) nơi làm việc ( ) học tập ( ) tiếp khách riêng ( ) b. Bước vào nhà ( ) nhìn đồ đạc ( ) cách bày biện ( ) trang trí ( ) ta có thế thấy rõ khả năng kinh tế ( ) trình độ văn hóa ( ) nề nếp sinh hoạt ( ) của gia đình đó ( ) c. Dạo này ( ) chiều nào cũng vậy ( ) trên mảnh đất miền Đông quê em cũng ào xuống một cơn mưa ( ) Bài tập 2: Chọn dấu câu phù hợp điền vào chỗ trống a. Những sợi mưa dần thưa hơn ( ) nhịp gõ trên lá cây chậm lại và mọi vật dần dần hiện ra ( ) b. Những giọt mưa li ti ( ) bay tạt vào m á ( ) vào tai ( ) vào mũi mang theo cái lạnh ( ) cái buốt của mùa đông ( ) c. Ven hồ loáng thoáng vệt cây dài tít tắp và sừng sững ( ) nhạt nhòa nhũng tòa nhà cao tầng ( ) Bài tập 3 : Có thế điền dấu phẩy vào chỗ nào trong câu sau: Cái cò cái vạc cái nông Sao mày giẫm lúa nhà ông hỡi cò [...]... hạn chế các lỗi cho các em 23 CHƯƠNG 2 MIÊU TẢ VÀ PHÂN LOẠI LỎI CÂU CHO HỌC SINH LỚP 5 QUA CÁC BÀI TẬP LÀM VĂN VIẾT 2.1 Điều tra (thống kê) lỗi câu cho học sinh lóp 5 các bài tập làm văn viết 2.1.1 Địa điểm tiến hành điều tra Chúng tôi tiến hành điều tra lỗi câu trong bài tập làm văn viết của học sinh lóp 5 tại: - Trường tiểu học Liên Minh, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc - Trường tiếu học Bá Hiến... bản nói và viết theo các phong cách khác nhau 1.1.4.2 Các dạng bài tập làm vãn viết ở Tiếu học Các bài tập làm văn viết được chia thành các dạng bài viết lời hội thoại và viết thành đoạn bài Viết lời hội thoại được chia thành hai dạng: điền lời chọn cho phù hợp vào ô trống (chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, chúc mừng, yêu cầu) và viết câu trả lời câu hỏi Bài tập viết thành đoạn bài gồm các bài tập viết văn bản... lỗi sai khi sử dụng, vận dụng mẫu câu và dấu câu của các kiểu câu đó 2.2 Mỉêu tả và phân loại lỗi câu cho học sinh lóp 5 qua các bài tập làm văn viết Chúng tôi thống kê, phân loại, miêu tả các lỗi mà học sinh mắc phải Dựa vào yêu cầu của viết câu đúng, căn cứ vào lỗi viết câu của học sinh, chúng tôi xác định nguyên nhân và cách khắc phục Chúng tôi xin xem xét lỗi về câu không đúng mẫu và dùng dấu câu. .. sinh lóp 5 qua các bài tập làm văn viết Chương 3: Nguyên nhân và biện pháp khắc phục lỗi câu cho học sinh lớp 5 qua các bài tập làm văn viết 6 NỘI DUNG CHƯƠNG 1 C ơ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỤC TIỄN 1.1 Cơ sở lý luận 1.1.1 M ột số quan niệm về câu Câu được nghiên cứu từ rất sớm, từ thời cổ đại đến nay đã có rất nhiều các học phái, tác giả, nhà khoa học đã đưa ra các quan điểm của mình về định nghĩa về câu như:... Thêm các kiểu trạng ngữ cho câu Đặt câu theo mẫu Dùng từ ngữ cho sẵn để đặt câu Ghép những từ ngữ thích hợp ở cột A với cột B để tạo thành câu - Lớp 5, học sinh ôn lại về dấu câu và câu đơn Bên cạnh đó, học sinh được học về câu ghép Khi học về câu ghép, học sinh đồng thời học cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ (cặp từ hô ứng) Ngoài ra, học sinh còn được học về liên kết câu trong bài bằng cách... Phân môn Tập làm văn ở Tiếu học 1.1.4.1 Vị trí, nhiệm vụ của Phân môn Tập làm vãn ở Tiếu học a Vị trí của Phân môn Tập làm văn ở Tiếu học Phân môn Tập làm văn rèn luyện cho học sinh các kĩ năng sản sinh ngôn bản Nó có vị trí quan trọng trong quá trình dạy học tiếng mẹ đẻ b Nhiệm vụ của Phân môn Tập làm văn ở Tiếu học Nhiệm vụ cơ bản của Phân môn Tập làm văn là giúp cho học sinh tạo ra được các ngôn... dạy học Luyện từ và câu từ lớp 2- 5 Kiến thức về câu được đưa vào dạy học từ lóp 2 đến lóp 5 qua phân môn Luyện từ và câu Chương trình đề ra mục tiêu quan trọng hàng đầu khi dạy môn Tiếng Việt cho học sinh Tiểu học là rèn kĩ năng sử dụng tiếng Việt cho học tập và giao tiếp nên dạy câu cho học sinh từ lóp 2,3 nhung không làm quen vói lý thuyết để biết câu là gì, cấu tạo câu mà thông qua các bài tập. .. liệu: mượn và photo các bài văn của học sinh - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: đọc bài văn của học sinh, chấm bài - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phân tích, đánh giá các lỗi câu - Phương pháp thống kê toán học các lỗi câu - Phương pháp tổng họp - Phương pháp giải thích 2.1.3 Cách thức điều tra Từ các bài tập làm văn của học sinh, chúng tôi tiến hành chấm bài và thống kê các lỗi câu theo các tiêu... về câu, học sinh rút ra cấu trúc câu, cách đặt câu Đen lóp 4, 5 học sinh mới được học những bài lý thuyết về câu trong đó có các khái niệm về các bộ phận của câu - Bài học đầu tiên trong phân môn Luyện từ và câu trong chương trình Tiếng Việt lớp 2 là Từ và câu Tiếp đó, học sinh được làm quen với các kiểu câu: Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào? thông qua các mô hình để nắm được các bộ phận chính của các. . .5 Nhiệm vụ nghiên cứu Ớ đề tài này, chúng tôi đi sâu vào nghiên cún và tìm hiểu: -Tìm hiểu cơ sở lý thuyết về câu, phân loại câu, các lỗi câu thường gặp của học sinh trong bài tập làm văn - Thu thập tài liệu, thống kê, miêu tả và phân loại lỗi câu trong bài tập làm văn của học sinh lóp 5 - Đưa ra nguyên nhân, cách sửa và biện pháp giúp học sinh hạn chế lỗi về câu 6 Phương pháp nghiên ... loại lỗi câu cho học sinh lóp qua tập làm văn viết Chúng thống kê, phân loại, miêu tả lỗi mà học sinh mắc phải Dựa vào yêu cầu viết câu đúng, vào lỗi viết câu học sinh, xác định nguyên nhân cách... chế lỗi cho em 23 CHƯƠNG MIÊU TẢ VÀ PHÂN LOẠI LỎI CÂU CHO HỌC SINH LỚP QUA CÁC BÀI TẬP LÀM VĂN VIẾT 2.1 Điều tra (thống kê) lỗi câu cho học sinh lóp tập làm văn viết 2.1.1 Địa điểm tiến hành điều...TRƯỜNG ĐẠI HỌC s PHẠM HÀ NỘI KHOA GIÁO DỤC TIÊU HỌC DƯƠNG THỊ HÀ KHẢO SÁT VÀ SỬA LỎI CÂU CHO HỌC SINH LỚP QUA CÁC BÀI TẬP LÀM VĂN VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC • • • • C h u y ên

Ngày đăng: 07/10/2015, 16:16

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w