Cách thức điều tra

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp khảo sát và sửa lỗi câu cho học sinh lớp 5 qua các bài tập làm văn viết (Trang 29)

5. Nhiệm vụ nghiên cún

2.1.3.Cách thức điều tra

Từ các bài tập làm văn của học sinh, chúng tôi tiến hành chấm bài và thống kê các lỗi câu theo các tiêu chí đã xác định trước đó.

2.1.4. K ết quả điều tra

Đe phân biệt được câu đúng mẫu và các dấu câu theo các kiểu câu ấy, chúng tôi đưa ra nhũng tiêu chí cơ bản để làm cơ sở cho việc phân biệt. Dựa vào câu trúc các câu mẫu, dấu hiệu hình thức được trình bày trong sách giáo khoa Tiếng Việt để làm căn cứ đối chiếu, xác định các lỗi sai về dùng câu không đúng mẫu và dấu câu. Thực tế ta thấy, có nhiều câu đúng ngữ pháp và đúng nghĩa nhưng không đúng theo yêu cầu.

Dưới đây, chúng tôi khái quát những mẫu câu cơ bản trong chương trình Tiểu học:

Mô tả những mẫu câu cơ bản trong chương trình Tiểu học: + Câu kiểu Ai là gì?

Mô hình:

c là V

Vị ngữ là tổ hợp của từ với danh từ, cụm chủ- vị.

Chức năng giao tiếp: dùng đế định nghĩa, giới thiệu, nhận xét. + Câu kiểu Ai làm gì?

Mô hình:

c-V

Vị ngữ là động từ, chủ ngữ thường làm danh từ chỉ người hay động vật. Chức năng giao tiếp: dùng để kể về hoạt động của người, động vật, tĩnh vật được nhân hóa.

+ Câu kiểu Ai thế nào? Mô hình:

c-V

Vị ngữ là tính từ, động từ chỉ trạng thái hoặc cụm chủ - vị.

Chức năng giao tiếp: dùng để miêu tả đặc điểm, tính chất, trạng thái của người, động vật.

+ Câu hỏi (câu nghi vấn) dùng để hỏi về nhũng điều chưa biết. Câu hỏi thường có các từ nghi vấn (ai, gì, nào, sao, không...). Cuối câu thường có các dấu hỏi chấm (?).

+ Câu kể (câu trần thuật) là câu dùng để kể, tả, giới thiệu về sự vật, sự việc hay nói lên ý nghĩ , tâm tư, tình cảm của mỗi người.Cuối câu thường có các dấu chấm (.).

+ Câu cầu khiến dùng để nêu yêu cầu, đề nghị, mong muốn của người nói, người viết với người khác. Cuối câu thường có các dấu chấm than ( !) hoặc dấu chấm (.).

+ Câu cảm (câu cảm thán) dùng để bộc lộ cảm xúc của người nói. Trong câu cảm thường dùng các từ ngữ: chao ôi, ôi, chà, trời, quá, lắm, thật... Cuối câu có dấu chấm than (!).

Chúng tôi thống kê được 164 lỗi về câu không đúng mẫu và dấu câu sai của học sinh và phân loại được kết quả như sau:

Bảng 1 : Phân loại lỗi câu trong bài tập làm văn viết ciía học sinh lóp 5

STT Lỗi Sô lượng Tỉ ỉệ( %)

1 Câu không đúng mâu Ai là gì? 2 1,2 Ai làm gì? 6 3,66 Ai thê nào? 8 4,88 Câu hỏi 12 7,3 Câu kê 36 22

Câu câu khiên 12 7,3

Câu cảm 24 14,63

2 Dâu câu

Dâu châm hỏi 18 11

Dâu châm than 14 8,53

Nhận xét:

Qua kết quả khảo sát, chúng tôi nhận thấy khá đông học sinh mắc lỗi về câu. Hầu hết, các bài văn của các em đều mắc lỗi, tuy các em đã nhận thức được việc sử dụng câu đúng mẫu nhưng các em lại mắc phải các lỗi về dấu câu rất nhiều. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ kết quả khảo sát, chúng tôi thấy rằng khả năng nắm các mẫu câu của học sinh lóp 5 đã tốt hon nhưng việc dùng dấu câu còn nhiều hạn chế. Kiến thức về ngữ pháp và dấu câu của học sinh không chắc nên dẫn đến những lỗi sai khi sử dụng, vận dụng mẫu câu và dấu câu của các kiểu câu đó.

2.2. Mỉêu tả và phân loại lỗi câu cho học sinh lóp 5 qua các bài tập làm văn viết

Chúng tôi thống kê, phân loại, miêu tả các lỗi mà học sinh mắc phải. Dựa vào yêu cầu của viết câu đúng, căn cứ vào lỗi viết câu của học sinh, chúng tôi xác định nguyên nhân và cách khắc phục. Chúng tôi xin xem xét lỗi về câu không đúng mẫu và dùng dấu câu sai trong các kiểu câu đó.

2 .2 ./ Miêu tả và phân loại lỗi dùng câu không đủng mẫu

2.2.1.1. Lôi nhầm mâu câu Ai là gì? với câu kỉếu Ai làm gì ?

Với đề bài: Tả một người thân của em, một số học sinh đặt câu giới thiệu như sau:

- Ông em làm công nhân nghỉ hưu.

(Đặng Nguyễn Ngọc Minh, lớp 5A1, trườìĩg Tiểu học Liên Minh) - Bố em làm công an.

(Lê Phương Anh, lớp 5A2, trường Tiếu học Liên Minh ) - Mẹ em làm у tá.

(Đỉnh M ai Ánh, lớp 5A3, trường Tiếu học Liên Minh ) - Anh em làm kĩ sư điện.

Những câu này thuộc kiểu câu Ai là gì? nhưng học sinh đã viết sai thành kiểu câu Ai làm gì?. Những câu này viết đúng là:

- Ông em là công nhân nghỉ hưu. - Bố em là công an.

- Mẹ em là y tá.

- Anh em là kĩ sư điện. Nó cũng khác với:

- Bố em làm ở đồn công an. - Mẹ em làm ở bệnh viện. - Anh em làm ở nhà máy điện.

Nhận thấy, về mặt cấu tạo ngữ pháp và dấu hiệu hình thức, các câu trên đều đúng. Chúng đều là các câu đơn trần thuật nhung khi xét về mô hình và cấu trúc thì đây là câu không đúng mẫu.

Nguyên nhân học sinh mắc phải lỗi này là do học sinh không nắm chắc được mẫu câu nên đã nhầm mẫu câu này với mẫu câu kia.

2.2.1.2. Lỗi nhầm mẫu câu kiểu Ai làm gì? với câu kiểu Ai thế nào?

Khi miêu tả về hình dáng, hoạt động của người thân, học sinh đã đặt câu như sau:

- Ông em bước đi chậm chạp.

(Dương Vãn Tuấn, lóp SA, trườìĩg Tiếu học Bá Hiến B) - Mẹ em làm công việc nhanh vèo vèo.

(Dương Thị Vân, lớp 5B, trưòng Tiếu học Bá Hiến B)

Nguyên nhân học sinh nhầm lẫn giữa câu kiểu Ai làm gì? với câu kiểu Ai thế nào? là do:

Các từ: bước đi, làm là động từ trả lời câu hỏi Làm gì?. Các em nhầm những từ ấy trả lời cho câu hỏi Thế nào? vì trong cụm động từ làm vị ngữ có các tính từ: chậm chạp, nhanh vèo vèo, nồng ấm. Những từ ấy chỉ miêu tả cho

các hoạt động bước đi và làm. Tuy vậy, những câu này vẫn thuộc mẫu câu Ai làm gì?

Học sinh cũng nhầm lẫn khi đặt câu mẫu Ai thế nào? với mẫu câu Ai làm gì? khi đặt những câu:

- Chiếc máy tính ấy to.

(Đặng Nguyễn Ngọc Minh, lóp 5A1, trường Tiếu học Liên Minh) - Cái ô tô này trông to sừng sững.

(Trần Văn Tú, lớp 5A4, trường Tiếu học Liên Minh )

Học sinh nghĩ rằng đây là câu kiểu Ai làm gì?. Nguyên nhân nhầm lẫn đó là do các em nghĩ rằng to là động tù’ nhung nó là một tính từ được nên câu: Chiếc máy tính ấy to, Cái ô tô này trông to sừng sững thuộc câu kiểu Ai thế nào? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.13. Lôi nhầm câu cảm với câu kế

Đây là hai kiểu câu có số lượng sai nhiều nhất trong các mẫu câu. Với đề bài: Tả một người thân của em, học sinh đặt một số câu như:

- Mẹ em vẫn rất nhanh nhẹn và năng động lắm!

(Nguyễn Việt Dũng, lóp 5A, trường Tiểu học Bá Hiến B) - Chị gái em rất tốt tính!

( Tạ Văn Sáu, lớp 5C, trườĩig Tiếu học Bá Hiến B) - Hàng ngày, ông em vẫn đọc báo rất tốt!

(Nguyễn Thị Hậu, lớp 5B, trường Tiểu học Bá Hiến B) - Bố em là một người tài giỏi!

(Dương Văn Lập, lớp 5A, trưòng Tiếu học Bá Hiến B)

Với những từ như: lắm, rất, tốt, giỏi làm cho học sinh nhầm lẫn giữa câu kể và câu cảm. Vì những từ trên thường được dùng nhiều trong câu cảm. Vì vậy, học sinh đã nhầm lẫn đó là câu cảm nhưng thực chất chúng đều là các câu kể.

2.2.1.4. Loi nhầm câu cầu khiến với câu hỏi

- Hãy đóng giùm cánh cửa vào đi nào?

( Kim Thị Liễu, lớp 5A4, trườìĩg Tiểu học Liên Minh ) - Đi nhanh lên cho tôi nhờ?

(Lê Quý Bôn, lóp 5A1, trưòng Tiều học Liên Minh )

- Cậu nhớ gọi tớ đi cùng giúp với?

(Lê Kim Thành, lớp 5A2, trường Tiếu học Liên Minh )

Những từ: hãy, nhờ, giùm, giúp thường được sử dụng trong câu cầu khiến nhung học sinh do chưa nắm chắc về câu cầu khiến với câu hỏi nên đã bị các từ nào làm cho nhầm tưởng thành câu hỏi và viết chúng thành câu hỏi.

2.2.2. Miêu tả và phân loại lỗi sai dấu câu

2.2.2. /. Loi dùng dấu chấm sau nhũng câu không phải câu kề

Đây là lỗi mà học sinh mắc phải nhiều nhất trong các dấu câu (chiếm 50% trong tổng số dấu câu viết sai). Chúng tôi xem xét dấu chấm dùng sai trong các kiểu câu sau:

+ Lỗi dùng dấu chấm sau những câu hỏi

Khi tả một người thân của em, học sinh đã đặt những câu như: - Lúc nhỏ, ông học giỏi chứ ạ.

(Lê Vẫn Thuấn, lóp 5B, trườĩig Tiêu học Bá Hiến B)

- Bố sẽ phản ứng thế nào.

(Nguyễn Thị Thanh Loan, lóp 5A, trường Tiêu học Bá Hiến B) - Chị vẫn ổn chứ ạ.

(Dương Văn Chỉnh, lớp 5C, trườĩig Tiếu học Bá Hiến B)

Nguyên nhân ở đây là do học sinh không nhó’ dấu hiệu hình thức của những câu hỏi. Theo nhận biết thì cuối câu hỏi phải có dấu hỏi chấm.

+ Lỗi dùng dấu chấm sau những câu cầu khiến

- Có lòng tốt thì cho xin ít cơm ăn đi nào.

(Nguyên Thị Thanh Loan, lóp 5A, trường Tiều học Bá Hiến B)

- Đóng cửa giúp ông.

(Trần Mai Anh, lóp 5B, trường Tiếu học Bá Hiến B) - Cho em mượn máy tính. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguyên Thị Sáu, lớp SA, truờĩig Tiếu học Bá Hiến B) - Mang cho mẹ cốc nước.

(Triệu Viết Cao, lớp 5E, trường Tiêu học Bá Hiến B)

Nguyên nhân học sinh dùng sai dấu chấm là do học sinh nghĩ đó là câu kể nên đã sử dụng dấu chấm ở cuối câu.

2.2.2.2. Lỗi dùng dấu chấm than sau những câu không phải câu cầu khiến, câu cảm

+ Lỗi dùng dấu chấm than sau những câu không phải câu cầu khiến, câu cảm

Trong một số câu giới thiệu nghề nghiệp của người thân, học sinh viết: - Ồng em là bác sĩ!

(Lê Quý Bôn, lớp 5A1, trường Tiếu học Liên Minh ) - Bố em làm nhân viên bán hàng!

(Tạ Thị Thu Thủy, lớp 5A2, trường Tiếu học Liên Minh ) - Mẹ em luôn dịu dàng!

(Trần Thanh Tùng, lóp 5A3, trường Tiếu học Liên Minh )

Đây là những kiểu câu Ai là gì ?, Ai làm gì ?, Ai thế nào ? nhung học sinh đã dùng sai dấu chấm than thay cho việc dùng dấu chấm.

+ Lỗi dùng dấu chấm than sau những câu hỏi Một số câu học sinh viết sai như:

- Cháu đã ăn cơm chưa!

- Con có đi đâu chơi không!

(Trần Xuân Việt, lớp 5A1, trường Tiếu học Liên Minh )

- Bố có đau chân nữa không!

(Đô Biền Cương, lóp 5A3, trường Tiếu học Liên Minh )

Nguyên nhân học sinh dùng sai dấu chấm là do học sinh không nhớ dấu hiệu hình thức của câu hỏi. Theo lý thuyết thì cuối câu hỏi phải dùng dấu chấm hỏi.

2.2.2.3 Lỗi dùng dấu chấm hỏi sau nhũng câu không phải câu nghi vấn

+ Lỗi dùng dấu chấm hỏi sau những câu cầu khiến Học sinh viết sai một số câu dạng như:

- Gọi con ăn cơm nữa đấy?

(Nguyên Thị Sáu, lớp 5A, trường Tiếu học Bá Hiến B) - Hãy gọi mẹ khi bác đến chơi?

(Trần Bảo Ngọc, lớp 5B, trưòng Tiếu học Bá Hiến B)

Cuối câu cầu khiến cần dùng dấu chấm than nhưng học sinh đã không dùng đúng dấu câu cầu khiến.

+ Lỗi dùng dấu chấm hỏi sau những câu không phải câu nghi vấn Một số câu học sinh viết như:

- Hè này, nhà mình có đi về nhà ngoại chơi hay không, mẹ cũng không chắc chắn nữa ?

(Đinh Vãn Quyền, lớp 5A, trường Tiêu học Bá Hiến в )

- Năm nay có thay đổi phương án thi đầu vào cấp 2 hay không, anh cũng không rõ nữa ?

(Nguyễn Vãn Anh Dương, lớp 5B, trường Tiểu học Bá Hiến B)

Các từ không thường được sử dụng trong những câu nghi vấn nhưng khi sử dụng hai từ không thì nó lại mang ý nghĩa phủ định. Vì vậy, đây không phải là câu nghi vấn nên việc sử dụng dấu chấm hỏi ở cuối câu là sai.

Thông qua việc miêu tả và phân loại lỗi câu chúng tôi nhận thấy rằng hầu hết những lỗi câu trên rất phổ biến. Học sinh mặc dù các em lớp 5 đã có kiến thức về câu tốt hơn các em lớp dưới nhưng do các em chỉ chú ý nhiều về mặt nội dung và cấu tạo câu mà đã bỏ quên đến việc dùng đúng các kiểu câu mẫu. Kiến thức về dấu câu cũng chưa chắc nên học sinh đã dùng dấu câu không đúng theo các kiểu câu mẫu. Từ đó, câu học sinh đặt câu rất phổ biến hiện tượng dù không sai về mặt nội dung và cấu trúc ngữ pháp nhưng không được xem là câu đúng vì chưa viết đúng các kiểu mẫu câu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CHƯƠNG 3. NGUYÊN NHÂN VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC LỎI CÂU CHO HỌC SINH LỚP 5 QUA CAC BÀI TẬP LÀM VĂN VIẾT 3.1. Nguyên nhân

Lỗi về câu là một trong những lỗi mà học sinh mắc phải rất nhiều. Ngoài việc cung cấp kiến thức về câu thì việc rèn luyện cho các em kĩ năng viết câu đúng là rất quan trọng. Câu không những phải đúng về mặt cấu trúc ngữ pháp mà cần phải rõ nghĩa và đúng về mẫu câu. Đe giúp học sinh hạn chế và khắc phục việc viết câu sai thì cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân để trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp khắc phục.

3.1.1. Nguyên nhân khách quan

Học sinh lóp 5 (giai đoạn 2) là giai đoạn có nhiều biến đổi về mặt tâm lí, sinh lí, hoạt động. Vì vậy, nhận thức của các em có một số đặc điểm sau:

Trí nhớ: các em vẫn còn ghi nhớ một cách máy móc, dập khuôn và do sự lặp đi lặp lại nhiều lần, dễ nhớ nhung cũng dễ quên.

Tư duy: khả năng tư duy của các em còn mang màu sắc cụ thể và bằng các đặc điểm của tưởng tượng, hình tượng cụ thể.

Tri giác: học sinh mang tri giác đại thể, ít đi sâu vào chi tiết, không chủ động. Vậy nên, khi phân biệt các đối tượng các em dễ bị nhầm lẫn.

Khả năng chú ý: chú ý chủ định đã phát triển hơn, có khả năng tập chung vào đối tượng trong một khoảng thời gian dài hơn.

Khả năng tưởng tượng: học sinh tưởng tượng còn tản mạn, ít có hệ thống dù đã phát triển phong phú và hiện thực hơn.

3.1.2. Nguyên nhân chủ quan

- về phía giáo viên:

Một số giáo viên chưa nắm chắc các kiến thức về câu xuyên suốt trong quá trình dạy học ở Tiểu học. Một bộ phận nhỏ giáo viên không nắm được

kiến thức về câu trong khối họ đang dạy. Bài giảng phụ thuộc nhiều vào giáo án và sách giáo viên nên cứng nhắc, dập khuôn và tẻ nhạt. Vì vậy:

Chưa giúp học sinh tiếp cận kiến thức cơ bản về câu một cách rõ ràng, dễ hiểu.

Không khắc sâu được các kiến thức về câu.

Hệ thống kiến thức về câu chưa được tổng hợp để đem ra so sánh, phân tích chúng với nhau làm rõ bản chất của chúng.

- về phía học sinh:

Khả năng tiếp thu lí thuyết của học sinh chưa cao. Các em vẫn chưa biết vận dụng lí thuyết vào thực hành. Các em nắm được các mẫu câu, dấu hiệu hình thức và các loại dấu câu nhưng khi vận dụng nó vào viết câu thì còn nhiều nhầm lẫn. Khả năng sâu chuỗi, móc xích, so sánh, phân tích về các loại câu còn nhiều hạn chế.

Khả năng thực hành của các em còn chưa hiệu quả. Khi đặt câu còn nhiều lỗi sai về nhiều mặt. Việc đặt câu và sản sinh ngôn bản của học sinh còn chưa cao. Học sinh thụ động trong việc nắm kiến thức.

Vốn hiểu biết thực tế của học sinh còn non nớt, chưa nhận thức được hết về thế giới khách quan dẫn đến có những câu phản ánh sai hiện thực khách quan.

Trước đây, khi nghiên cứu lỗi ngữ pháp, người ta thường xem xét những câu sai một cách cô lập nên chỉ chú ý đến các lỗi trong cấu trúc nội bộ của câu và cấu trúc ngữ pháp mà ít chú ý khi xem xét câu và chưa thực sự quan tâm tới vấn đề sử dụng câu không đúng mẫu. Cách làm này rõ ràng là chưa thuyết phục. Câu chỉ có thể bàn đến lỗi khi được đặt trong văn bản và trong một mẫu câu cụ thể đế đối chiếu, xác định.

Thông qua việc điều tra, khảo sát, chúng tôi nhận thấy có một số nguyên nhân như:

Học sinh không có thói quen sử dụng dấu câu trong bài văn vì không được nhắc nhở và rèn luyện thường xuyên.

Do không nhớ các mẫu câu, quy tắc đặt dấu câu nên học sinh ngại không dùng khi viết câu.

Học sinh không nắm được cấu tạo và phân loại các kiểu câu nên không biết đánh dấu câu theo quy tắc.

Học sinh không nắm được cấu trúc cơ bản của các mẫu câu cụ thể. Học sinh không nắm được dấu hiệu hình thức nhận biết các loại câu. Học sinh không nắm được tác dụng sử dụng mẫu câu, kiểu câu đặt trong từng hoàn cảnh giao tiếp cụ thể.

3.2. Biện pháp khắc phục

3.2.1. Giúp học sinh nắm vững các mẫu câu cụ thể

3.2.1.1. Các kỉếu câu: Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế nào?, Câu hỏi, Câu kế, Câu cầu khiến, Câu cảm

Các kiểu câu: Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp khảo sát và sửa lỗi câu cho học sinh lớp 5 qua các bài tập làm văn viết (Trang 29)