Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 73 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
73
Dung lượng
653,08 KB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN THỊ HUYỀN
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY
TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP
ĐẠI DƯƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Tài chính – Ngân hàng
Mã số ngành: 52340201
Tháng 11 – 2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN THỊ HUYỀN
MSSV: LT11119
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY
TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP
ĐẠI DƯƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Tài chính – Ngân hàng
Mã số ngành: 52340201
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
NGUYỄN PHÚ SON
Tháng 11 – 2013
LỜI CẢM TẠ
Được sự giúp đỡ của quý thầy cô khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh
trường Đại học Cần Thơ, sau đợt thực tập, em đã hoàn thành xong luận văn
tốt nghiệp “Phân tích tình hình cho vay tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đại
Dương chi nhánh Cần Thơ”. Để hoàn thiện luận văn tốt nghiệp của mình,
ngoài sự nỗ lực học hỏi của bản thân còn có sự hướng dẫn tận tình của các
quý thầy, cô và các anh, chị trong Ngân hàng TMCP Đại Dương chi nhánh
Cần Thơ.
Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Đại
Dương chi nhánh Cần Thơ đã tạo cơ hội cho em được tiếp xúc với môi
trường làm việc tại ngân hàng, đặc biệt là anh, chị phòng khách hàng doanh
nghiệp đã giúp đỡ cho em. Từ đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong
việc nghiên cứu thực tế các lĩnh vực hoạt động của ngân hàng. Em vô cùng
biết ơn quý thầy, cô của Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh trường Đại học
Cần Thơ, đặc biệt là thầy Nguyễn Phú Son đã giúp em hoàn thành tốt Luận văn
tốt nghiệp cuối khóa này.
Cần thơ, ngày......tháng......năm 2013
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Huyền
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu
thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với
bất kỳ đề tài nghiên cứu nào.
Cần thơ, ngày......tháng......năm 2013
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Huyền
ii
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
.............................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
Cần thơ, ngày......tháng......năm 2013
Thủ trưởng cơ quan
………………………………………..
iii
MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU..................................................................................1
1.1 Lý do chọn đề tài .......................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................2
1.2.1 Mục tiêu chung.......................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể.......................................................................................2
1.3 Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................2
1.3.1 Phạm vi không gian ................................................................................2
1.3.2 Phạm vi thời gian....................................................................................2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu .............................................................................2
1.4 Lược khảo tài liệu......................................................................................3
1.4.1 Những khó khăn, thuận lợi trong việc cho vay........................................3
1.4.2 Những giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay ...........................................3
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...4
2.1 Phương pháp luận......................................................................................4
2.1.1 Khái niệm và phân loại ...........................................................................4
2.1.2 Vai trò của tín dụng ................................................................................7
2.1.3 Nguyên tắc tín dụng................................................................................7
2.1.4 Một số quy định trong hoạt động tín dụng ..............................................8
2.1.5 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng..........................................10
2.2 Phương pháp nghiên cứu .........................................................................13
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu................................................................13
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ..............................................................13
Chương 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN ĐẠI DƯƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ .....................................16
3.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân Hàng TMCP Đại Dương chi
nhánh Cần Thơ..............................................................................................16
3.1.1 Giới thiệu sơ lược về ngân hàng TMCP Đại Dương..............................16
3.1.2 Giới thiệu sơ lược về ngân hàng TMCP Đại Dương chi nhánh Cần Thơ
......................................................................................................................17
3.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng của Ngân Hàng TMCP Đại Dương chi nhánh
Cần Thơ ........................................................................................................18
3.2.1 Cơ cấu tổ chức và chức năng hoạt động từng bộ phận...........................18
3.2.2 Các sản phẩm tín dụng của Ngân Hàng.................................................20
3.3 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng TMCP Đại
Dương chi nhánh Cần Thơ từ tháng 12 năm 2010 đến tháng 6 năm 2013. .....22
3.3.1 Thu nhập ..............................................................................................24
3.3.2 Chi phí..................................................................................................24
3.3.3 Lợi nhuận.................................................................................................25
3.4 Những khó khăn và thuận lợi của Ngân Hàng..........................................26
3.4.1 Thuận lợi ..............................................................................................26
3.4.2 Khó khăn ..............................................................................................27
Chương 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP
ĐẠI DƯƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ .......................................................29
iv
4.1 Tình hình nguồn vốn ...............................................................................29
4.2 Phân tích thực trạng cho vay tại Ngân Hàng TMCP Đại Dương chi nhánh
Cần Thơ ........................................................................................................31
4.2.1 Doanh số cho vay .................................................................................31
4.2.2 Doanh số thu nợ....................................................................................38
4.2.3 Dư nợ ...................................................................................................43
4.2.4 Nợ xấu..................................................................................................49
4.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay của Ngân Hàng ....................53
4.3.1 Dư nợ trên vốn huy động ......................................................................55
4.3.2 Dư nợ trên tổng nguồn vốn ...................................................................55
4.3.3 Hệ số thu nợ.............................................................................................56
4.3.4 Tỷ lệ nợ xấu..........................................................................................56
4.3.5 Hệ số phòng ngừa rủi ro tín dụng..........................................................57
4.3.6 Vòng vay tín dụng ................................................................................57
Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẲM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
HOẠT ĐỘNG CHO VAY TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI
DƯƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ ...............................................................58
5.1 Điểm mạnh và hạn chế ............................................................................58
5.1.1 Điểm mạnh ...........................................................................................58
5.1.2 Hạn chế ................................................................................................58
5.2 Giải pháp.................................................................................................59
5.2.1 Giải pháp về cho vay tín dụng ..............................................................59
5.2.2 Mở rộng quy mô hoạt động...................................................................59
5.2.3 Nâng cao nghiệp vụ tín dụng của phòng khách hàng doanh nghiệp và
khách hàng cá nhân .......................................................................................60
5.2.4 Tăng cường vốn huy động ....................................................................60
5.2.5 Giải pháp nợ xấu...................................................................................60
Chương 6: KẾT LUẬN .................................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................63
v
DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của NH từ năm 2010 đến 6 tháng đầu
năm 2013 ......................................................................................................23
Bảng 4.1 Tình hình nguồn vồn của NH từ tháng 12 năm 2010 đến năm 201229
Bảng 4.2 Tình hình nguồn vồn của NH 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu
năm 2013 ......................................................................................................31
Bảng 4.3 Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng từ tháng 12 năm 2010 đến
năm 2012 ......................................................................................................32
Bảng 4.4 Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng của NH 6 tháng đầu năm
2012 – 2013 ..................................................................................................33
Bảng 4.5 Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế của NH từ năm 2010 đến
năm 2012 ......................................................................................................34
Bảng 4.6 Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế của NH 6 tháng đầu năm
(2012 – 2013)................................................................................................35
Bảng 4.7 Doanh số cho vay theo ngành kinh tế của NH từ tháng 12 năm 2010
đến năm 2012 ................................................................................................36
Bảng 4.8 Doanh số cho vay theo ngành kinh tế của NH 6 tháng đầu năm (2012
– 2013)..........................................................................................................37
Bảng 4.9 Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng của NH từ tháng 12 năm
2010 đến năm 2012 .......................................................................................38
Bảng 4.10 Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng của NH 6 tháng đầu năm
(2012 – 2013)................................................................................................39
Bảng 4.11 Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế của NH từ năm 2010 đến
năm 2012 ......................................................................................................40
Bảng 4.12 Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế của NH 6 tháng đầu năm (
2012 – 2013) .................................................................................................41
Bảng 4.13 Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế của NH từ tháng 12 năm 2010
đến năm 2012 ................................................................................................42
Bảng 4.14 Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế của NH 6 tháng đầu năm 2012
và năm 2013. .................................................................................................43
Bảng 4.15 Dư nợ theo thời hạn tín dụng của NH từ tháng 12 năm 2010 đến
năm 2012 ......................................................................................................44
Bảng 4.16 Dư nợ theo thời hạn tín dụng của NH 6 tháng đầu năm 2012 và
2103 ..............................................................................................................45
Bảng 4.17 Dư nợ theo thành phần kinh tế của NH từ tháng 12 năm 2010 đến
năm 2012 ......................................................................................................46
Bảng 4.18 Dư nợ theo thành phần kinh tế của NH 6 tháng đầu năm ( 2012 –
2013).............................................................................................................47
Bảng 4.19 Dư nợ theo ngành kinh tế của NH từ tháng 12 năm 2010 đến năm
2012 ..............................................................................................................48
Bảng 4.20 Dư nợ theo ngành kinh tế của NH từ 6 tháng đầu năm 2012 đến 6
tháng đầu năm 2013 ......................................................................................49
vi
Bảng 4.21 Nợ xấu theo thời hạn tín dụng của NH từ tháng 12 năm 2010 đến 6
tháng đầu năm 2013 ......................................................................................50
Bảng 4.22 Nợ xấu theo thành phần kinh tế của NH từ tháng 12 năm 2010 đến
6 tháng đầu năm 2013 ...................................................................................51
Bảng 4.23 Nợ xấu theo ngành kinh tế của NH từ tháng 12 năm 2010 đến sáu
tháng đầu năm 2013 ......................................................................................52
Bảng 4.24 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng tại NH từ năm 2011 đến
năm 2012 ......................................................................................................54
vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TMCP
:
Thương mại cổ phần
NHNN
:
Ngân hàng Nhà nước
CN
:
Công nghiệp
XD
:
Xây dựng
TMDV
:
Thương mại dịch vụ
Cty CP
:
Công ty cổ phần
Cty TNHH:
Công ty trách nhiệm hữu hạn
DNTN
:
Doanh nghiệp tư nhân
HTX
:
Hợp tác xã
TG
:
Tiền gửi
KT
:
Kinh tế
viii
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Việt Nam đang từng bước đi lên với những thành tựu mới trong mọi lĩnh
vực của đời sống kinh tế - xã hội. Việt Nam cũng đang phấn đấu để trở
thành một trong những con rồng lớn mạnh của Châu Á, với mục tiêu có nền
công nghiệp phát triển vào năm 2020. Để đạt được những thành tựu đó,
phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của ngành ngân hàng mà nhu cầu vốn là
một trong những yếu tố vô cùng quan trọng. Nguồn vốn là một trong những
động lực thúc đẩy quá trình phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà đặc biệt
là đối với nền kinh tế nhỏ và khoa học kỹ thuật còn yếu kém như nước ta hiện
nay. Trong bối cảnh phát triển chung đó, hệ thống ngân hàng ngày càng
phong phú và không ngừng lớn mạnh. Trong thời gian qua, hoạt động của các
ngân hàng thương mại giữ vai trò chủ đạo đã đóng góp phần lớn cho công
cuộc đổi mới kinh tế, góp phần đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước. Đứng trước những thời cơ và thách thức của tiến trình hội
nhập kinh tế quốc tế thì vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh của các NHTM
Việt Nam, mà trước mắt là nâng cao chất lượng cho vay tín dụng, giảm
thiểu rủi ro, đã trở nên cấp thiết đối với các NHTM Việt Nam. Cũng vì vậy
mà đã tạo nên động lực phát triển cho toàn hệ thống ngân hàng của Việt
Nam. Trong các hoạt động của ngân hàng, hoạt động cho vay tín dụng là một
trong những hoạt động tạo ra giá trị cao cho hệ thống ngân hàng nói chung và
Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Dương nói riêng. Song hoạt động càng
tạo ra nhiều giá trị thì lại chứa đựng nhiều rủi ro. Để có thể nhận xét, đánh giá
về một ngân hàng, cũng như nghiên cứu những ảnh hưởng trong hoạt động
ngân hàng đến nền kinh tế thì phân tích hoạt động cho vay tín dụng là việc hết
sức cần thiết đối với mỗi ngân hàng. Ngân hàng phải thường xuyên kiểm tra,
đánh giá đầy đủ, trung thực và chính xác mọi vấn đề trong hoạt động cho vay
tín dụng nhằm tìm ra những điểm mạnh để phát huy và những điểm yếu kém
để khắc phục, đồng thời tìm ra những biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt
động cho vay tín dụng của ngân hàng. Mặt khác, qua phân tích hoạt động cho
vay tín dụng giúp các ngân hàng nhìn nhận và đánh giá lại, động thời tìm ra
những rủi ro đã, đang và sẽ diễn ra trong hoạt động cho vay tín dụng của ngân
hàng mình và từ đó có những giải pháp thích hợp nhằm hạn chế những rủi ro
đó đến mức thấp nhất có thể.
Chính vì những lý do trên, việc phân tích hoạt động cho vay tín dụng của
1
ngân hàng, cũng như tầm quan trọng trong việc phân tích hoạt động cho vay
tín dụng của các ngân hàng nói chung và Ngân hàng T h ư ơ n g m ạ i c ổ
p h ầ n Đ ạ i D ư ơ n g nói riêng là hết sức cần thiết. Chính vì vậy nên em
chọn đề tài: “Phân tích hoạt động cho vay tín dụng tại Ngân hàng thương
mại cổ phần Đại Dương” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của
mình.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP Đại Dương chi nhánh
Cần Thơ từ tháng 12 năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 để thấy rõ thực
trạng cho vay, từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho
vay của ngân hàng trong thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích hiệu quả kinh doanh của ngân hàng từ tháng 12 năm 2010
đến 6 tháng đầu năm 2013.
- Phân tích hoạt động cho vay của ngân hàng từ tháng 12 năm 2010 đến 6
tháng đầu năm 2013 thông qua các chỉ tiêu doanh số cho vay, doanh số thu nợ,
dư nợ, nợ xấu.
- Đánh giá hoạt động cho vay của ngân hàng thông qua các chỉ số tài
chính.
- Trên cơ sở phân tích đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng hoạt động cho vay của Ngân hàng trong thời gian tới.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi không gian
Đề tài được nghiên cứu tại ngân hàng TMCP Đại Dương chi nhánh Cần
Thơ.
1.3.2 Phạm vi thời gian
Do giới hạn thời gian nên đề tài chỉ tập đề tài chỉ tập chung phân tích
hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP Đại Dương từ tháng 12 năm 2010 đến
6 tháng đầu năm 2013
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài chủ yếu tập chung nghiên cứu về doanh số cho vay, doanh số thu
nợ, dư nợ, nợ xấu…tại ngân hàng TMCP Đại Dương chi nhánh Cần Thơ từ
tháng 12 năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013.
2
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.4.1 Những khó khăn, thuận lợi trong việc cho vay
Thuận lợi trong việc cho vay: công tác thu hồi nợ được thực hiện hiệu
quả, nguồn nhân lực có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có tinh thần trách
nhiệm cao, Nhà nước đưa ra các chính sách hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp
và cá nhân với lãi suất ưu đãi. Bên cạnh đó thì những khó khăn của nền kinh
tế như giá cả biến động, tồn động hàng tồn kho, rủi ro nợ xấu, sử dụng vốn
vay không đúng mục đích, vốn huy động chưa đáp ứng nhu cầu cho vay và
như vậy đã làm ảnh hưởng doanh số cho vay, doanh số thu hồi nợ, nợ xấu gia
tăng (Nguyễn Văn Khương, 2012; Trần Đức Hiệp, 2012).
1.4.2 Những giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay
Từ những khó khăn trên tác giả đã đưa ra được điểm mạnh và điểm yếu,
trên cơ sở đó đề ra các giải pháp nhằm năng cao hoạt động tín dụng của Ngân
hàng (Võ Ngọc Đông Thoại, 2012; Nguyễn Văn Khương, 2012):
- Kiểm soát sự gia tăng nợ xấu như trích lập dự phòng rủi ro tín dụng
theo quy đinh của NHNN, cơ cấu lại nợ và xóa nợ.
- Đơn giản hóa các thủ tục cho vay, mạnh dạn cho vay doanh nghiệp có
phương án sản xuất kinh doanh khả thi.
- Tăng cường vốn huy động bằng các hoạt động khuyến mãi, tặng
thưởng, tránh những tiêu cực trong nội bộ sẽ ảnh hưởng đến lòng tin của
khách hàng.
Trên cơ sở báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ t h á n g 1 2
năm 2010 đến hết tháng 6 đầu năm 2013 và dựa vào tình hình thực tế ở
thành phố Cần Thơ những năm qua, nên tôi phân tích hoạt động cho vay tín
dụng của ngân hàng thông qua các chỉ tiêu như: doanh số cho vay, doanh số
thu nợ, dư nợ, nợ xấu theo thời hạn tín dụng, các thành phần kinh tế, ngành
kinh tế và đánh giá các chỉ số tài chính. Từ đó, tôi phân tích, đánh giá tình
hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đại Dương và đề xuất một
số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng.
3
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Khái niệm và phân loại
2.1.1.1 Các khái niệm
Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện duới hình thái tiền tệ hay
hiện vật, trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc và lãi sau
một thời gian nhất định.
Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa các ngân hàng, các tổ
chức tín dụng với các đơn vị, các tổ chức kinh tế và cá nhân được thực hiện với
hình thức các tổ chức tín dụng sẽ đứng ra huy động rồi sử dụng nguồn vốn đó
để cho vay đối với đối tượng nêu trên.
Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức cá nhân sử dụng một khoản
tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn
trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, bao thanh toán, và nghiệp vụ
cấp tín dụng khác.
Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam
kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định
trong một khoảng thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn
trả cả gốc và lãi.
2.1.1.2. Phân loại
Phân loại theo thời hạn tín dụng: “Thời hạn tín dụng là khoảng thời gian
mà người vay được quyền sử dụng vốn hay khoảng thời gian được tính từ khi
người vay rút khoản tiền vay đầu tiên đến khi trả hết nợ”. Thời hạn tín dụng
được xác định dựa trên chu kỳ sản xuất kinh doanh của người đi vay hoặc
thời hạn đầu tư của dự án vay vốn. Theo thời hạn tín dụng thì có:
- Tín dụng trung hạn: là khoản tín dụng có thời hạn từ 1 đến 5 năm.
Loại tín dụng này được sử dụng để cung cấp, mua sắm tài sản cố định, cải
tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng công trình nhỏ có thời hạn thu
hồi vốn nhanh.
- Tín dụng dài hạn: là khoản tín dụng có thời gian trên 5 năm. Loại
tín dụng này được dùng để cấp vốn cho xây dựng cơ bản như đầu tư xây dựng
các xí nghiệp mới, các công trình thuộc cở sở hạ tầng, cải tiến và mở rộng sản
4
xuất…
Phân loại căn cứ vào bảo đảm tín dụng:
- Tín dụng có bảo đảm: là tín dụng có tài sản cầm cố, thế chấp hay có
bảo đảm của người thứ ba. Sự đảm bảo này là căn cứ pháp lý đề ngân hàng
có thêm nguồn thu nợ thứ hai, bổ sung cho nguồn thu nợ thứ nhất thiếu chắc
chắn.
- Tín dụng không có bảo đảm: là tín dụng không có tài sản cầm cố, thế
chấp hay có bảo lãnh của người thứ ba, mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín
của bản thân khách hàng.
Phân loại căn cứ vào chủ thể trong quan hệ tín dụng:
- Tín dụng thương mại: là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp được
biểu hiện dưới các hình thức mua bán chịu hàng hóa.
- Tín dụng ngân hàng: là hình thức tín dụng thể hiện quan hệ tín
dụng giữa các tổ chức tín dụng với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và cá
nhân.
- Tín dụng Nhà nước: là hình thức tín dụng thể hiện mối quan hệ giữa
Nhà nước với người dân và các tổ chức tín dụng khác, trong đó Nhà nước chủ
động vay tiền để tăng nguồn thu ngân sách.
Phân loại căn cứ vào mục đích sử dụng vốn:
- Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa: là loại tín dụng cấp cho
doanh nghiệp và cá nhân để tiến hành sản xuất kinh doanh.
- Tín dụng tiêu dùng: là loại tín dụng đáp ứng nhu cầu mua sắm, tiêu
dùng của cá nhân.
Phân loại theo nhóm nợ: Căn cứ theo Quyết định 493/2005/QĐ –
NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 và Quyết định số 18/2007/QĐ –
NHNN ngày 25 tháng 4 năm 2007 của Thống đốc NHNN về phân loại nợ,
trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng, tổ chức tín dụng thực
hiện phân loại nợ theo 5 nhóm:
a) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:
- Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng
thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng hạn.
- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có
khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi
đúng hạn còn lại.
5
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định (Khoản 2
Điều sáu QĐ 18/2007/QĐ – NHNN).
b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày.
- Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là
doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng
về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng hạn được điều chính lần đầu).
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định (Khoản 2
Điều sáu QĐ 18/2007/QĐ – NHNN).
c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày.
- Các khoản nợ có cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 10 ngày,
trừ các khoản nợ điều chính kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2
thep quy định.
- Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả
năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định (Khoản 2
Điều sáu QĐ 18/2007/QĐ – NHNN).
d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày
theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.
- Các khoản nợ được phân vào nhóm 4 theo quy định (Khoản 3 Điều sáu
QĐ 18/2007/QĐ – NHNN).
e) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày
trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời
hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị
6
quá hạn hoặc đã quá hạn.
- Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử ký.
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định (Khoản 3
Điều sáu QĐ 18/2007/QĐ – NHNN).
Phân loại khác:
Ngoài ra còn có nhiều cách phân loại tín dụng khác như: phân loại theo
thành phần kinh tế, hoặc phân loại theo ngành kinh tế,.v.v…
2.1.2 Vai trò của tín dụng
Ngân hàng là tổ chức trung gian tài chính có vai trò rất quan trọng đối
với nền kinh tế. Đồng thời, qua hệ thống các ngân hàng với sự điều tiết của
Ngân hàng Trung ương, hệ thống ngân hàng góp phần giúp nhà nước điều tiết
nền kinh tế đi theo những định hướng nhất định. Một số vai trò chủ yếu như:
- Tín dụng ngân hàng góp phần cung cấp vốn lưu động cho nền kinh tế,
là công cụ quan trọng thúc đẩy lực lượng sản xuất, đảm bảo cho quá trình sản
xuất kinh doanh diễn ra liên tục.
- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất kinh
doanh, nhờ đó tạo thêm công việc cho người lao động.
- Tín dụng ngân hàng giúp các doanh nghiệp nâng cao chất lượng hoạt
động sản xuất kinh doanh của mình, đồng thời giúp cơ cấu tổ chức ngày càng
hiệu quả hơn. Vì một khi sử dụng vốn vay từ ngân hàng các doanh nghiệp
phải luôn cố gắng hoạt động có hiệu quả cao nhất để hoàn trả vốn và lãi cho
ngân hàng.
- Tín dụng ngân hàng là một trong những công cụ nhà nước, tham gia
điều tiết nền kinh tế, phát triển cân đối giữa các ngành nghề. Thông qua việc
ưu tiên cấp tín dụng đối với một số ngành nghề cần quan tâm, khuyến khích
phát triển với mức lãi suất cho vay thấp như phát triển nông nghiệp, nông
thôn, sản xuất các mặt hàng hóa xuất khẩu…
Tóm lại, hoạt động tín dụng giữ một vai trò quan trọng đối với hoạt
động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói riêng, cũng như đối với
nền kinh tế nói chung. Nhưng để cho hoạt động tín dụng thật sự đóng vai trò
như thế, thì còn có nhiều vấn đề cần phải quan tâm.
2.1.3 Nguyên tắc tín dụng
Tiền vay được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trên hợp đồng tín
dụng. Nhằm đảm bảo tính hiệu quả và tạo điều kiện cho việc hoàn trả nợ vay
7
của khách hàng, mỗi lần vay khách hàng làm đơn xin vay trong đó nói rõ
mục đích kèm theo phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Về phía ngân
hàng yêu cầu khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích vay và đảm bảo thực
thi có hiệu quả. Nếu ngân hàng phát hiện khách hàng sử dụng vốn vay
không đúng mục đích thì ngân hàng có thể thu hồi vốn trước thời hạn.
Tiền vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc lẫn lãi đúng thời hạn trên
hợp đồng tín dụng đã thỏa thuận
Hoàn trả là mối quan tâm hàng đầu của bất kỳ một chủ thể nào khi cho
vay. Theo nguyên tắc này khách hàng phải trả vốn và lãi sau một thời gian
nhất định. Nếu các khoản tín dụng không được hoàn trả đúng hạn, thì nhất
định sẽ ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả của ngân hàng hoặc có trường hợp
ngân hàng hoàn toàn không thu hồi được nợ dẫn đến kinh doanh thua lỗ và có
thể dẫn đến mất khả năng thanh toán.
Để thực hiện nguyên tắc này, đối với các khoản vay ngân hàng quy định
kỳ hạn nợ. Khi đến hạn mà khách hàng không trả thì ngân hàng có quyền
trích tiền gửi của khách hàng hoặc chuyển sang nợ quá hạn và cũng có thể
thông báo cho tòa án kinh tế khi tranh chấp.
2.1.4 Một số quy định trong hoạt động tín dụng
2.1.4.1 Điều kiện cấp tín dụng
Điều kiện tín dụng là những yêu cầu của ngân hàng đối với người vay để
làm cơ sở xem xét, ra quyết định cho vay hay không cho vay. Khách hàng
muốn được ngân hàng cho vay vốn phải có các điều kiện cơ bản sau đây:
- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách
nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.
- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời gian cam kết.
- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi phù
hợp với quy định của pháp luật.
- Thực hiện quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của chính
phủ và hướng dẫn của ngân hàng nhà nước Việt Nam.
2.1.4.2 Đối tượng cấp tín dụng
Ngân hàng cho vay các đối tượng sau:
- Giá trị vật tư, hàng hóa, máy móc, thiết bị và các khoản chi phí để
khách hàng thực hiện các phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống
8
và đầu tư phát triển.
- Số tiền vay trả cho các tổ chức tín dụng trong thời gian thi công chưa
bàn giao và đưa tài sản cố định vào sử dụng với cho vay trung và dài hạn để
đầu tư tài sản cố định mà khoản lãi được tính trong giá trị tài sản có định đó.
Ngân hàng không cho vay các đối tượng sau:
- Số tiền thuế phải nộp (trừ thuế xuất khẩu, nhập khẩu, VAT).
- Số tiền để trả gốc và lãi vay cho các tổ chức tín dụng khác.
- Số tiền vay trả cho tổ chức tín dụng cho vay vốn.
2.1.4.3 Thời hạn cho vay
- Ngân hàng và khách hàng căn cứ vào chu kỳ sản xuất, kinh doanh, chu
kỳ ngân quỹ, khả năng trả nợ của khác hàng, khả năng nguồn vốn cho vay của
ngân hàng và các nội dung khác để thỏa thuận thời hạn cho vay và được ghi
nhận cụ thể trong hợp đồng tín dụng (HĐTD) giữa ngân hàng với khách hàng.
- Đối với các tổ chức Việt Nam và nước ngoài, thời hoạn cho vay
không quá thời hạn được phép sinh sống, hoạt động tại Việt Nam.
- Đối với cá nhân nước ngoài, thời hạn cho vay không vượt quá thời
hạn được phép sinh sống, hoạt động tại Việt Nam.
- Thời hạn cho vay bao gồm: thời hạn ân hạn (nếu có), thời hạn trả nợ.
Thời hạn ân hạn: Trong trường hợp dùng tiền trả nợ của phương án, dự án
đầu tư chưa phát sinh hoặc phát sinh không đáng kể (như trong giai đoạn
thi công, lắp đặt, vận hành, chạy thử…) thì ngân hàng và khách hàng thỏa
thuận thời gian ân hạn và được ghi nhân cụ thể trong HĐTD giữa ngân hàng
và khách hàng. Trong khoảng thời gian này, ngân hàng có thể chỉ thu lãi vay
mà chưa thu vốn gốc hoặc chưa thu cả vốn gốc và lãi vay.
2.1.4.4 Mức cho vay
Mức cho vay được xác định dựa vào căn cứ sau:
- Nhu cầu vốn của khách hàng: căn cứ vào phương án kinh doanh, dự
án đầu tư của khách hàng.
- Tối đa 70% giá trị tài sản thế chấp, cầm cố được xác định và ghi trên
hợp đồng thế chấp, cầm cố, trừ trường hợp cầm cố là: giấy tờ trị giá được
bằng tiền đang còn hiệu lực thanh toán (sổ tiết kiệm, kỳ phiếu, chứng chỉ
tiền gửi, trái phiếu do doanh nghiệp, ngân hàng hoặc Chính Phủ phát hành
và các giấy tờ trị giá được bằng tiền khác).
- Khả năng trả nợ của khách hàng.
9
- Khả năng nguồn vốn của Ngân hàng.
- Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không vượt quá 15% vốn
tự có của ngân hàng.
2.1.4.5 Lãi suất cho vay
Lãi suất tín dụng là giá cả của quyền sử dung vốn của người khác vào
mục đích sử dụng riêng của mình như sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tiêu
dùng và được đo lường bằng tỷ lệ phần trăm trong số vốn đó trong một thời
gian sử dụng nhất định.
Lợi tức tín dụng
Lãi suất tín dụng(%)
=
Vốn cho vay
2.1.4.6 Quy trình cho vay
Bước 1: Tiếp xúc khách hàng và tiếp nhận hồ sơ, đây là bước để lại ấn
tượng cho khách hàng trong mối quan hệ tín dụng lâu dài giữa khách hàng với
ngân hàng.
Bước 2: Thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng. Là bước ảnh hưởng
rất lớn đến lợi nhuận, đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Bước 3: Đề xuất ý kiến và trình ban tín dụng xét duyệt cho vay, đây là
bước quyết định mức độ cho vay của khoản vay vốn hoặc từ chối cho khách
hàng vay.
Bước 4: Lập hồ sơ tín dụng, ký kết hợp đồng tín dụng và giải ngân cho
khách hàng.
Bước 5: Theo dõi nợ vay và xử lý nợ vay trả góp trễ hạn. Đây là bước thu
hồi vốn và lãi, đôn đốc thu hồi và xử lý.
Bước 6: Lưu trữ hồ sơ vay vốn của khách hàng và thanh lý hợp đồng tín
dụng là theo dõi lịch sử của khách hàng và giải chấp tài sản thế chấp cho khách
hàng.
2.1.5 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng
2.1.5.1 Doanh số cho vay
Doanh số cho vay (DSCV) là số tiền mà ngân hàng đã giải ngân dưới
hình thức tiền mặt hay chuyển khoản trong một thời gian nhất định. Sự tăng
trưởng của DSCV thể hiện quy mô tín dụng của ngân hàng. Với nguồn vốn
10
huy động hàng năm, ngân hàng cần có những biện pháp hữu hiệu để sử dụng
nguồn vốn đó thật hiệu quả nhằm tránh tình trạng ứ động làm tăng chi phí và
ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng.
2.1.5.2 Doanh số thu nợ
Doanh số thu nợ cũng là một chỉ tiêu quan trọng giúp phần nào đánh
giá tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng. Thông qua doanh số thu nợ
ta biết được tình hình quản lý vốn, hiệu quả vốn đầu tư, tính chính xác khi
thẩm định, đánh giá khách hàng để cho vay vốn của cán bọ tín dụng. Do đó,
việc thu hồi nợ đầy đủ và đúng hạn luôn được các ngân hàng quan tâm hàng
đầu. Một ngân hàng hoạt động tốt không phải chỉ lo nâng cao doanh số cho
vay mà còn phải quan tâm đến công tác thu hồi nợ nhằm đảm bảo nguồn vốn
hiện có và tăng số vòng quay của vốn tín dụng mà ngân hàng bỏ ra đầu tư,
đồng thời mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng.
2.1.5.3 Hệ số thu nợ
Chỉ tiêu này cho thấy khả năng thu hồi vốn của ngân hàng trên các
khoản cho vay. Nó nói lên trong một chu kỳ nhất định ngân hàng sẽ thu được
bao nhiêu đồng vốn trên doanh số cho vay đến hạn phải thu. Nếu chỉ số này
càng lớn chứng tỏ công tác thu hồi vốn của ngân hàng càng tốt.
Hệ số thu
nợ (%)
Doanh số thu nợ
=
Doanh số cho vay đến hạn
2.1.5.4 Dư nợ
Dư nợ là chỉ tiêu phản ánh số tiền mà ngân hàng đã cho vay và chưa thu
được vào một thời điểm nhất định. Để xác định được dư nợ, ngân hàng sẽ so
sánh giữa hai chỉ tiêu doanh số cho vay và doanh số thu nợ.
Công thức tính:
Dư nợ cuối kỳ = Dư nợ đầu kỳ + Doanh số cho vay trong kỳ – Doanh số
thu nợ trong kỳ.
a) Dư nợ cho vay trên vốn huy động
Chỉ số này cho thấy mức độ sử dụng nguồn vốn huy động được để cho
vay. Nhờ đó có thể so sánh khả năng cho vay của ngân hàng so với vốn huy
động có được từ chính ngân hàng. Nếu chỉ số này quá lớn cho thấy khả
năng huy động vốn của ngân hàng thấp. Ngược lại, nếu chỉ số này quá nhỏ cho
thấy việc sử dụng vốn huy động của ngân hàng không có hiệu quả. Còn nếu
11
chỉ số này càng cao thì cho thấy khả năng thanh toán của ngân hàng càng
giảm, nhất là tập trung vào cho vay trung và dài hạn.
Dư nợ
Dư nợ/Vốn huy động (%)
=
Vốn huy động
b) Dư nợ trên tổng nguồn vốn
Tổng dư nợ
Dư nợ/Tổng nguồn vốn (%)
=
Tổng nguồn vốn
Dựa vào chỉ tiêu này, so sánh qua các năm để đánh giá mức độ tập
trung vốn tín dụng của ngân hàng. Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động
của ngân hàng, khả năng sử dụng vốn của ngân hàng càng cao, ngược lại
càng thấp thì ngân hàng đang bị trì tuệ vốn, sử dụng vốn bị lãng phí, có thể
gây ảnh hưởng đến doanh thu cũng như tỷ lệ thu lãi của ngân hàng.
2.1.5.5 Vòng vay tín dụng
Chỉ tiêu này cho thấy tốc độ luân chuyển vốn tín dụng tại ngân hàng
cao hay thấp. Thường thì vòng quay vốn tín dụng càng cao thì càng hiệu quả,
chứng tỏ đồng vốn đã hoạt động với tốc độ cao để sinh lời.
Doanh số thu nợ
Vòng vay vốn tín dụng (lần)
=
Dư nợ bình quân
2.1.5.6 Tỷ lệ nợ xấu
Chỉ tiêu này cho thấy chất lượng tín dụng của ngân hàng. Thông thường
chỉ số này dưới mức 3% thì hoạt động kinh doanh của ngân hàng bình
thường. Nếu tại một thời điểm nhất định nào đó tỷ lệ nợ xấu chiếm tỷ trọng
lớn trên tổng dư nợ thì nó phản ánh chất lượng nghiệp vụ tín dụng tại ngân
hàng kém, rủi ro tín dụng cao và ngược lại.
12
Nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu (%)
=
Tổng dư nợ
2.1.5.7. Hệ số phòng ngừa rủi ro tín dụng
Chỉ tiêu này được sử dụng để đánh giá rủi ro tín dụng là tỷ lệ dự phòng
rủi ro tín dụng. Nếu tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng thấp cho thấy dự phòng rủi
ro tín dụng được trích lập thấp hay nói cách khác là nợ xấu của ngân hàng
thấp điều này đồng nghĩa các khoản cho vay đến hạn có khả năng thu hồi
cả gốc lẫn lãi chiếm tỷ lên cao và ngược lại.
Dự phòng rủi ro tín dụng
Hệ số dự phòng rủi ro tín
dụng (%)
=
Tổng dư nợ
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp từ các báo cáo tài chính của Ngân hàng TMCP Đại
Dương Cần Thơ trong thời gian từ tháng 12 năm 2010 đến sáu tháng đầu năm
2013.
Thông tin những nghiên cứu của phòng Khách hàng doanh nghiệp,
phóng Khách hàng cá nhân Ngân hàng TMCP Đại Dương Cần Thơ, thông tin từ
internet, tạp chí.
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
Mục tiêu 1: Phân tích khái quát kết quả hoạt động kinh doanh Ngân hàng
TMCP Đại Dương Cần Thơ từ tháng 12 năm 2010 đến sáu tháng đầu năm
2013.
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, so sánh số tương đối và tuyệt đối.
So sánh số tuyệt đối để thấy được quy mô và sự biến động tuyệt đối của
doanh thu, chi phí lợi nhuận. So sánh số tương đối cho biết tốc độ tăng trưởng
doanh thu, chi phí, lợi nhuận là bao nhiêu qua các năm. Sử dụng bảng ma
trận để thống kê mô tả số liệu qua các năm.
Mục tiêu 2: Phân tích khái quát tình hình huy động vốn của Ngân hàng
TMCP Đại Dương Cần Thơ từ tháng 12 năm 2010 đến sáu tháng đầu năm
2013.
13
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả (so sánh số tương đối và tuyệt
đối). Số tuyệt đối cho thấy sự thay đổi nguồn vốn và doanh số cho vay, thu nợ,
dư nợ qua các năm để đánh giá sự thay đổi đó là tốt hay xấu, nguyên nhân
do đâu. Số tương đối cho biết sự thay đổi đó là nhanh hay chậm.
Mục tiêu 3: Phân tích tình hình cho vay tín dụng, từ đó đánh giá chất
lượng hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Đại Dương Cần Thơ từ tháng 12
năm 2010 đến sáu tháng đầu năm 2013: dùng phương pháp thống kê mô tả.
Bảng ma trận để trình bày doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ, nợ xấu qua
từng thời kỳ và đánh giá mức tăng trưởng tương đối, tuyệt đối. Từ đó đánh
giá sự biến động là tốt hay xấu, xác định nguyên nhân biến động là cơ sở đề
ra giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay.
Sử dụng phuơng pháp tỷ số tài chính để đánh giá chất lượng hoạt động
cho vay của Ngân hàng TMCP Đại Dương Cần Thơ.
Mục tiêu 4: Giải pháp phát triển hoạt động cho vay tại Ngân hàng
TMCP Đại Dương Cần Thơ: căn cứ vào phân tích mục tiêu 1,2,3, đưa ra giải
pháp phát triển hoạt động cho vay Ngân hàng TMCP Đại Dương Cần Thơ.
Phương pháp thống kê mô tả, so sánh số tuyệt đối, so sánh số tương đối
và tỷ số tài chính:
Phương pháp thống kê mô tả (Descriptive statistics): là phương pháp có
liện quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày và tính toán, mô tả các
đặt trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu.
Phương pháp so sánh số tuyệt đối để so sánh số liệu kỳ phân tích và kỳ
gốc có biến động hay không, lượng biến động tuyệt đối là bao nhiêu. Là
kết quả phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.
Công thức: ∆y = y1 - y0
Trong đó: y0 là chỉ tiêu kỳ gốc
y1 là chỉ tiêu kỳ phân tích
∆y là phần chênh lệch tăng giảm của chỉ tiêu kinh tế
Phương pháp so sánh số tương đối: là kết quả của phép chia giữa tỷ số
các kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Kết quả so sánh biểu
hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức độ phát triển của các chỉ tiêu
kinh tế. Phương pháp này cho biết tỷ lệ biến động của các chỉ tiêu kinh tế
trong một thời gian nào đó, so sánh tốc độ biến động qua các năm.
Công thức: ∆y = ( y1 - y0 )/ y0
14
Trong đó: y0 là chỉ tiêu kỳ gốc
y1 là chỉ tiêu kỳ phân tích
∆y tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế
Phương pháp tỷ số tài chính: dùng các tỷ số tài chính đánh giá chất
lượng hoạt động cho vay như dư nợ trên vốn huy động, vòng quay vốn tín
dụng, hệ số thu nợ, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín
dụng trên dư nợ.
15
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN ĐẠI DƯƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG
TMCP ĐẠI DƯƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ
3.1.1 Giới thiệu sơ lược về ngân hàng TMCP Đại Dương
- Năm 1993, Ngân hàng TMCP Đại Dương tiền thân là Ngân hàng
TMCP Nông thôn Hải Hưng được thành lập, theo Quyết định số 257/QĐ –
NH ngày 30/12/1993, giấy phép số 0048/QĐ- NH ngày 30/12/1993 của Thống
đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Năm 2006, đoạt giải thưởng "Doanh nhân, doanh nghiệp tiêu biểu Hà
Nội Vàng"
- Ngày 9/1/2007, được chuyển đổi mô hình hoạt động và đổi tên từ Ngân
hàng TMCP Nông thôn Hải Hưng thành Ngân hàng TMCP Đại Dương theo
Quyết định số 104/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam.
- Ngày 17/4/2007: được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 1.000 tỷ đồng và
hoàn thành việc tăng vốn lên 1.000 tỷ đồng vào ngày 5/6/2007.
- Năm 2007: Thành lập 4 Chi nhánh: Chi nhánh Hà Nội – Hà Nội, Chi
nhánh Sài Gòn – Tp Hồ Chí Minh, Chi nhánh Đà Nẵng – Đà Nẵng, Chi nhánh
Quảng Ninh - tỉnh Quảng Ninh; 18 Phòng giao dịch (PGD) và được bằng khen
"Thành tích trong hoạt động kinh doanh, phát triển dịch vụ Ngân hàng, góp
phần phát triển kinh tế địa phương".
- Năm 2008, OceanBank phát hành kỳ phiếu đợt I với giá trị 2.000 tỷ
VND, 10 triệu USD và thành lập 27 PGD, 2 quĩ tiết kiệm và đoạt giải thưởng
"Doanh nghiệp trẻ Việt Nam xuất sắc"
- Cuối năm 2008, OceanBank tiến hành việc tăng vốn điều lệ lên 2000 tỷ
đồng.
- Năm 2009, thành lập thêm 5 Chi nhánh bao gồm: Chi nhánh Thăng
Long tại Hà Nội, Chi nhánh Vũng Tàu tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Chi nhánh
Vinh tại tỉnh Nghệ An và Chi nhánh Cà Mau tại tỉnh Cà Mau; chi nhánh
Quảng Ngãi – tỉnh Quảng Ngãi; và 12 PGD. Đoạt giải thưởng "Thương mại
dịch vụ Việt Nam - Vietnam Top Trade Services awards" do Bộ Công Thương
16
trao tặng, giải thưởng "Doanh nghiệp Văn hóa UNESCO" do Hiệp hội
UNESCO Việt Nam trao tặng, giải thưởng "Thương hiệu chứng khoán uy tín"
do Tạp chí Chứng khoán Việt Nam trao tặng và giải thưởng "Nhân ái Việt
Nam".
- Năm 2010: Mở thêm 5 Chi nhánh trên địa bàn cả nước: chi nhánh Hải
Phòng, chi nhánh Bắc Giang, Chi nhánh Hồ Chí Minh, chi nhánh Hà Tĩnh, chi
nhánh Cần Thơ và 7 PGD. OceanBank đoạt giải “Thương hiệu Mạnh Việt
Nam” do Thời báo Kinh tế Việt Nam và Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công
thương) tổ chức.
- Tháng 10/2010: Hoàn thành việc tăng vốn lên 3.500 tỷ đồng và phát
hành thẻ thanh toán quốc tế Visa.
- Năm 2011: OceanBank thành lập 6 Chi nhánh Thanh Hóa, Nha Trang,
Đồng Nai, Thái Bình, Quy Nhơn và Bình Dương, nâng tổng số chi nhánh của
OceanBank trên địa bàn cả nước là 21 chi nhánh, số PGD và quỹ tiết kiệm đạt
trên 100 điểm giao dịch. Đạt giải Sao Vàng Đất Việt và giải thưởng Tin và
Dùng.
- Cuối năm 2011: OcenBank tăng vốn điều lệ lên 5.000 tỷ đồng với 120
điểm giao dịch trên toàn quốc và thiết lập quan hệ với gần 200 ngân hàng lớn
trên thế giới.
- Năm 2012: Đối tác nước ngoài Hermes Capital sẽ tham gia góp vốn tại
OceanBank và hỗ trợ ngân hàng trong việc nâng cao năng lực quản trị, đổi
mới hình ảnh thương hiệu, nâng cao chất lượng dịch vụ và phối hợp kinh
doanh với ngân hàng. Được tạp chí Global Banking & Finance Review, một
trong những tạp chí uy tín về lĩnh vực tài chính – ngân hàng trao tặng trao giải
thưởng “Ngân hàng bán lẻ có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam”.
- Với sự hợp tác đắc lực của cổ đông chiến lược, đối tượng chiến lược
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, OcenBank đã có sự chuẩn bị về mọi
mặt, sẵn sàng cho những bước chuyển mình mới: trở thành 1 trong 10 ngân
hàng hàng đầu Việt Nam, là ngân hàng chính cho ngành công nghiệp dầu khí
và nhiều ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2015.
3.1.2 Giới thiệu sơ lược về ngân hàng TMCP Đại Dương chi nhánh
Cần Thơ
- Ngày 12/11/2010, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ký
quyết định số 8779 và 8780/NHNN-TTGSNH về việc chấp thuận cho
OceanBank thành lập chi nhánh Cần Thơ
17
- Trụ sở của OceanBank chi nhánh thành phố Cần Thơ đặt tại số 6, Đại lộ
Hòa Bình, phường An Cư, quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ.
- Từ ngày thành lập và đi vào hoạt động trong nền kinh tế thị trường đến
nay, cùng với sự phát triển chung của hệ thống, OceanBank chi nhánh thành
phố Cần Thơ không ngừng hoàn thiện và phát triển, hòa nhịp chung vào sự sôi
động của thị trường ngành tài chính ngân hàng Cần Thơ và khu vực đồng bằng
sông Cửu Long. OceanBank chi nhánh Cần Thơ được khách hàng biết đến với
đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, am hiểu nghiệp vụ và nhiệt tình trong công
tác phục vụ khách hàng. OceanBank Cần Thơ được xem là rất thành công
trong lĩnh vực tài trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, cung cấp tất cả sản phẩm tài
chính ngân hàng hiện đại, các gói giải pháp tài chính linh hoạt phù hợp nhất
với nhu cầu và đặc điểm riêng của người dân và doanh nghiệp đóng trên địa
bàn.
- Nền kinh tế nước ta đang chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng
hoảng kinh tế trên toàn thế giới, hiệu quả hoạt động kinh doanh của
OceanBank Cần Thơ tuy có giảm hơn so với các năm về trước nhưng nhìn
chung vẫn phát triển một cách hiệu quả và bền vững. Đó là do sự phấn đấu
cống hiến không ngừng của toàn thể nhân viên của OceanBank Cần Thơ cùng
với sự tín nhiệm của đông đảo khách hàng thân thiết luôn đồng hành cùng
ngân hàng trong suốt thời gian qua.
+Tên tiếng Anh: Ocean Commercial Joint – Stock Bank, Cantho Branch
+Tên giao dịch: OceanBank Cần Thơ
+Địa chỉ: Số 06 Hòa Bình, Phường An Cư, Quận Ninh Kiều, Thành phố
Cần Thơ
3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP
ĐẠI DƯƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ
3.2.1 Cơ cấu tổ chức và chức năng hoạt động từng bộ phận
- Giám đốc: do Tổng giám đốc NH TMCP Đại Dương bổ nhiệm, chịu
trách nhiệm chung ra quyết định điều hành mọi hoạt động của Ngân hàng,
Giám đốc có quyền tổ chức bổ nhiệm,miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán
bộ - công nhân viên của đơn vị. Đồng thời tiếp nhận thông tin từ hội sở chính
và chi nhánh cấp dưới để hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh chi
nhánh.
- Phó giám đốc: có trách nhiệm hổ trợ, giúp đỡ Giám đốc trong việc điều
hành mọi hoạt động của chi nhánh theo sự phân công và ủy quyền của Giám
đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc nhiệm vụ được phân công, giải quyết
18
vấn đề nảy sinh trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh mà Giám đốc giao
phó, thay mặt Giám đốc giải quyết công việc khi Giám đốc đi vắng.
- Phòng Kế hoạch – Tổng hợp: Là đơn vị thuộc bộ máy quản lí của Ngân
hàng, có chức năng tham mưu cho Ban Lãnh đạo ngân hàng xây dựng các kế
hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn và dài hạn. Tổng hợp mọi hoạt động của
Ngân hàng gồm: các chương trình, kế hoạch công tác, tổ chức nhân sự, hành
chính quản trị.
- Phòng Kế toán – Ngân quỹ: thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách
hàng, liên quan đến công tác tài chính, cung cấp các dịch vụ Ngân hàng liên
quan đến nghiệp vụ kế toán, xử lí hạch toán các nghiệp vụ, quản lý và chịu
trách nhiệm đối với các hệ thống giao dịch trên máy, thực hiện nhiệm vụ tư
vấn cho khách hàng về việc sử dụng các sản phẩm của Ngân hàng. Bộ phận
ngân quỹ quản lý an toàn kho quỹ, ứng và thu tiền các quỹ tiết kiệm, các điểm
giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp.
- Phòng Khách hàng doanh nghiệp: là phòng thực hiện nhiệm vụ trực tiếp
giao dịch với khách hàng là doanh nghiệp để khai thác vốn bằng đồng Việt
Nam và ngoại tệ, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các
sản phẩm tín dụng cho phù hợp cũng là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Giám
đốc chi nhánh dự kiến kế hoạch kinh doanh, thực hiện báo cáo hoạt động hằng
năm của chi nhánh.
- Phòng Khách hàng cá nhân: chức năng tương tự như phòng khách hàng
doanh nghiệp nhưng ở đây khách hàng là cá nhân, ngoài ra còn thực hiện chức
năng huy động tiền gửi từ việc phát hành thẻ Visa/Master, cho vay thông qua
phát hành thẻ ATM, chăm sóc khách hàng cá nhân.
Sơ đồ 3.1 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Đại Dương chi nhánh Cần
Thơ
Giám Đốc
Phó Giám Đốc
P. Khách hàng
doanh nghiệp
P. Khách hàng
cá nhân
P. Kế toán –
Ngân quỹ
19
P. Kế hoạch –
Tổng hợp
3.2.2 Các sản phẩm tín dụng của Ngân hàng
Ngân hàng Doanh nghiệp
- Dịch vụ tài khoản: tiền gửi thanh toán, nhận tiền gửi có kỳ hạn của tổ
chức tại OceanBank, tiền gửi đầu tư tự động, tiền gửi thông minh, tiền gửi
thanh toán theo lãi suất tăng dần theo số dư.
- Thanh toán trong nước: dịch vụ chuyển tiền đi trong nước dành cho
Doanh nghiệp, cung ứng séc trong nước, thanh toán Séc trong nước, nhờ thu
Séc trong nước, sản phẩm ngoại hối, giao dịch mua bán ngoại tệ giao ngay,
giao dịch mua bán ngoại tệ kỳ hạn, giao dịch hoán đổi ngoại tệ, sản phẩm
phòng ngừa rủi ro.
- Chính sách ưu đãi Chính sách ưu đãi doanh nghiệp và Hộ kinh doanh
mua xe ô tô Trường Hải, cho vay ngắn hạn hộ kinh doanh lãi suất ưu đãi, cấp
tín dụng ngắn hạn cho Doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.
- Thanh toán quốc tế: nhờ thu nhập khẩu, nhờ thu xuất khẩu, thư tín dụng
nhập khẩu, thư tín dụng xuất khẩu, dịch vụ chuyển tiền ra nước ngoài, dịch vụ
nhận tiền từ nước ngoài chuyển về Việt Nam.
- Bảo lãnh doanh nghiệp: bảo lãnh.
- Cho vay / Tài trợ thương mại: cho vay tài trợ vốn lưu động phục vụ sản
xuất, kinh doanh, cho vay đầu tư tài sản cố định, chiết khấu bộ chứng từ xuất
khẩu có truy đòi, cho vay hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu, cho vay mua ô tô
mới, cho vay nông nghiệp và phát triển nông thôn, thấu chi tài khoản doanh
nghiệp, cầm cố tiền gửi tại OceanBank đối với khách hàng doanh nghiệp và hộ
kinh doanh, cho vay cầm cố giấy tờ có giá do các tổ chức khác phát hành Gói
chính sách ưu đãi cho dành cho Doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay tài trợ dự
án đầu tư, dự án phát triển cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp, cho vay kinh
doanh bất động sản, điểm tựa vàng - cho vay có bảo lãnh của VDB, cầm cố
giấy tờ có giá do OceanBank phát hành.
Ngân hàng cá nhân
- Thẻ tín dụng: thẻ Tín Dụng Quốc Tế OceanBank Visa tín chấp, thẻ Tín
Dụng Quốc Tế OceanBank Visa có tài sản bảo đảm.
- Thẻ ghi nợ: thẻ đồng thương hiệu, thẻ siêu nhanh, thẻ ghi nợ quốc tế,
thẻ ghi nợ nội địa, thẻ OP Plus, thẻ OP Card.
- Thanh toán trong nước: dịch vụ WESTERN UNION - Nhận tiền trong
vòng 10 phút, dịch vụ Séc dành cho khách hàng cá nhân, dịch vụ chuyển tiền
đến trong nước, dịch vụ chuyển tiền đi trong nước.
20
- Tiền gửi tiết kiệm: tiết kiệm gửi góp - siêu linh hoạt, tiết kiệm gửi góp tích lũy an cư, tiết kiệm gửi góp - yêu thương cho con, tiết kiệm gửi góp - an
tâm tích luỹ, tiết kiệm trả lãi cuối kỳ, tiết kiệm trả lãi trước, tiết kiệm rút gốc
linh hoạt, tiết kiệm trả lãi định kỳ, tiết kiệm 24hAuto-savings - dịch vụ tài
khoản thông minh.
- Tài khoản thanh toán: mở tài khoản số đẹp qua SMS, tài khoản đa lợi,
tài khoản thanh toán.
- Cho vay siêu tốc: cho vay trả góp mua điện thoại di động, cho vay thấu
chi tài khoản thanh toán có tài sản bảo đảm, cho vay thấu chi tài khoản thanh
toán không có tài sản bảo đảm, cho vay tiêu dùng chung không có tài sản bảo
đảm, cho vay thấu chi siêu tốc Lady Money, cho vay mua nhà tích lũy an cư,
cho vay mua nhà dự án Easy Home 1 tỷ, cho vay công chức, viên chức và lực
lượng vũ trang nhân dân, cho vay mua ô tô mới đối với khách hàng cá nhân,
cho vay mua xe máy đối với sinh viên, cho vay cấm cố giấy tờ có giá do Tổ
chức khác phát hành, cho vay cấm cố giấy tờ có giá do Oceanbank phát hành,
cho vay cầm cố sổ tiết kiệm do Oceanbank phát hành, cho vay chứng minh
năng lực tài chính và du học nước ngoài, cho vay mua ô tô VNR500, cho vay
tiêu dùng chung, cho vay tiêu dùng đối với cán bộ nhân viên của OceanGroup,
cho vay tiêu dùng đối với phụ nữ.
- Thanh toán quốc tế: dịch vụ chuyển tiền ra nước ngoài, dịch vụ nhận
tiền chuyển từ nước ngoài về Việt Nam.
Ngân hàng điện tử
- Easy Corporate Banking là dịch vụ vượt trội ra đời dựa trên nền tảng
công nghệ hiện đại, an toàn, bảo mật mà OceanBank cung cấp riêng cho
KHDN. Đây là dịch vụ Ngân hàng trực tuyến giúp Doanh nghiệp giao dịch với
OceanBank thông qua máy tính tại trụ sở của Doanh nghiệp có kết nối Internet
mà không cần đến Ngân hàng. Khách hàng vui lòng liên hệ Hotline
OceanBank: 1800 58 88 15 (miễn phí cuộc gọi)
- Easy Mobile Banking là dịch vụ tiện ích, hiện đại mà OceanBank cung
cấp giúp Khách hàng có thể giao dịch với Ngân hàng mọi lúc, mọi nơi qua tin
nhắn SMS. Khách hàng sử dụng dịch vụ bằng một trong hai hình thức: - Nhắn
tin theo cú pháp gửi lên tổng đài (Bảng mã cú pháp tin nhắn cho các dịch vụ) Sử dụng ứng dụng cài trên điện thoại để không phải nhớ cú pháp (Hướng dẫn
tải ứng dụng)
- Easy Online Banking là một kênh giao dịch điện tử An toàn và Bảo mật
mà OceanBank cung cấp giúp khách hàng làm chủ nguồn tài chính của mình
21
mọi lúc mọi nơi thông qua máy tính/thiết bị di động có kết nối Internet bằng
cách đăng nhập vào Website chính thức của OceanBank tại địa chỉ
https://ib.oceanbank.vn
- Easy M- Plus Banking là dịch vụ phát triển từ sự kết hợp giữa Ngân
hàng chuyên nghiệp và công nghệ hiện đại dành riêng cho điện thoại Smart
Phone, cho phép khách hàng thực hiện các giao dịch với Ngân hàng bằng ứng
dụng cài trên điện thoại di động. Giao dịch được thực hiện thông qua kết nối
GPRS/ 3G/ WIFI hoặc qua SMS tùy theo sự lựa chọn của Khách hàng. Đối
tượng khách hàng: Khách hàng cá nhân.
3.3 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI
DƯƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ TỪ THÁNG 12 NĂM 2010 ĐẾN 6 THÁNG
ĐẦU NĂM 2013
Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và
dịch vụ. Cũng giống như các Ngân hàng TMCP khác, Ngân hàng TMCP Đại
Dương Cần Thơ luôn có mục tiêu hàng đầu là lợi nhuận. Lợi nhuận là yếu tố
then chốt nhất, cụ thể nhất, nói lên kết quả hoạt động kinh doanh của ngân
hàng. Cùng với yếu tố lợi nhuận thì doanh thu, chi phí của Ngân hàng cũng rất
được quan tâm. Doanh thu, chi phí của Ngân hàng thể hiện sự hiệu quả trong
việc kinh doanh của Ngân hàng.
22
Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của NH từ thàng 12 năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2010
Năm 2011 Năm 2012
6T/2012
6T/2013
Chênh lệch
2012/2011
Số tiền
(%)
Chênh lệch
(6T/2013)/(6T/2012)
Số tiền
(%)
Thu nhập
279
34.042
39.159
15.663
29.650
5.117
15,03
13.987
89,30
Thu nhập từ lãi
279
33.209
37.835
15.134
28.520
4.626
13,93
13.384
88,45
-
833
1.324
529
1.130
491
58,94
601
113,61
Chi phí
258
24.051
27.130
10.852
20.196
3.079
12,80
9.344
86,10
Chi phí từ lãi
253
23.909
26.860
10.744
19.890
2.951
12,34
9.146
85,13
5
142
270
108
306
128
90,14
198
183,33
21
9.991
12.029
4.811
9.454
2.038
20,40
4.643
96,51
Thu nhập ngoài lãi
Chi phí ngoài lãi
Lợi nhuận
Nguồn: Phòng khách hàng Oceanbank Cần Thơ năm 2010, 2011, 2012, 2013
23
3.3.1 Thu nhập
Nhìn chung qua các năm từ 2011 đến tháng 6 năm 2013 thu
nhậpcủa Ngân hàng tăng đều. Trong đó, thu nhập từ lãi năm 2012 so với
2011 tăng 15,03%, sáu tháng đầu năm 2013 so với 6 thàng đầu năm 2012
tăng rất cao 88,45%. Thu nhập tăng do Ngân hàng chủ trương duy trì
hiệu quả hoạt động tín dụng và nâng cao chất lượng sản phẩm tín dụng
cũng như các hoạt động khác của Ngân hàng đã đạt mức tăng trưởng tốt.
Thời gian qua hàng đã xây dựng và áp dụng triển khai một loạt chính
sách ưu đãi, như chương trình cho vay ưu đãi phục vụ phát triển nông
nghiệp, nông thôn với lãi suất thấp hơn 2 – 3%/năm so với biểu lãi suất
thông thường. Chương trình ưu đãi lãi suất đối với các khoản vay mua nhà
bằng tiền lương hoặc xây dựng nhà ở cho người có thu nhập thấp cũng được
Ngân hàng đẩy mạnh. Hiện nay Ngân hàng đang triển khai thực hiện chính
sách ưu đãi lãi suất cho vay bằng VND đối với khách hàng doanh nghiệp trên
toàn hệ thống với mức lãi suất ưu đãi dao động từ 12 – 14%/năm. Đối với
khách hàng cá nhân, Ngân hàng đẩy mạnh hàng loạt các sản phẩm tín dụng
như cho vay tiêu dùng đối với đối tượng là công chức nhà nước, cho vay mua
ô tô, cho vay mua xe máy, cho vay du học, cho vay cầm cố sổ tiết kiệm với
thời gian giải ngân nhanh chỉ trong 8 giờ.
Ta thấy thu nhập từ lãi đóng vai trò quan trọng làm tăng thu nhập rất
lớn cho ngân hàng. Song song nó tiềm ẩn nhiều rủi ro, cho nên Ngân hàng
cần phải có những chính sách đầu tư vào các hoạt động kinh doanh khác
đặc biệt là hoạt động dịch vụ - là hoạt động có tính rủi ro cũng thấp. Thu
nhập n go ài lãi qu a các nă m tă n g cao . Cụ thể là năm 2012 so với
năm 2011 là 58,94%, sáu tháng đầu năm 2013 so với sáu tháng đầu năm 2012
là 113,61% thu nhập ngoài lãi tăng cao là do hoạt động của ngân hàng đã vào
ổn định và có hiệu quả. Mặc dù với tỷ trọng nhỏ nhưng các khoản thu này
cũng góp phần làm tăng tổng thu nhập của ngân hàng.
3.3.2 Chi phí
Cùng với sự tăng lên của thu nhập thì tổng chi phí của hoạt động
Ngân hàng cũng tăng lên. So với năm 2011 thì chi phí năm 2012 tăng
12,80%, 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 tăng cao
86,10%. Nguyên nhân là do sự tăng tưởng trong hoạt động tín dụng đã kéo
theo chi phí tăng, bên cạnh đó còn có các khoản mục trích lập dự phòng cũng
tăng nhanh. Ngoài ra, Ngân hàng phải chi thêm cho hoạt động quảng cáo,
khuyến mãi nhằm thu hút khách hàng, cạnh tranh với các Ngân hàng khác
trên cùng địa bàn. Ngân hàng đầu tư vào cơ sở vật chất, trang thiết bị phục
24
vụ cho khoản mục dịch vụ của ngân hàng để cải thiện và nâng cao môi
trường hoạt động phục vụ tốt cho hoạt động dịch vụ. Chi phí ngoài lãi chiếm
tỷ trọng rất thấp trong tổng chi phí của ngân hàng do Ngân hàng đã chú trọng
giảm đi chi phí cho hoạt động này nhằm giúp lợi nhuận của hoạt động này
được tốt hơn.
Kinh tế thế giới mới bước qua giai đoạn khủng hoảng cùng với biến
động của tỷ giá hối đoái, lãi suất vẫn chưa được kiểm soát nên Ngân hàng
chỉ chú trọng bỏ thêm chi phí cho hoạt động chủ chốt của Ngân hàng là hoạt
động tín dụng. Bên cạnh việc bỏ thêm chi phí đầu từ cho hoạt động tín dụng
là chủ yếu, Ngân hàng cũng đã tăng thêm mức chi phí cho các hoạt động
dịch vụ nhằm phân tán được rủi ro trong đầu tư và có thể khẳng định sức
mạnh cạnh tranh với các chi nhánh ngân hàng khác không chỉ về mảng tín
dụng.
Chi phí tăng nhằm để đáp ứng cho nhu cầu kinh doanh của Ngân hàng,
nhất là hoạt động tín dụng là hoạt động tạo ra thu nhập chủ yếu của Ngân
hàng, nhưng Ngân hàng cần quan tâm kiểm soát tốt mức chi phí của mình,
phân bổ cho phù hợp theo nhịp điệu của thị trường để đạt được kết quả kinh
doanh như mong muốn.
3.3.3 Lợi nhuận
Bất kỳ lĩnh vực nào khi kinh doanh thì mục tiêu cuối cùng đạt đến cũng
chính là lợi nhuận, trong kinh doanh ngân hàng cũng vậy. Qua phân tích sơ bộ
cho thấy tình hình lợi nhuận của Ngân hàng năm 2012 tăng hơn so với năm
2011 tăng 20,4%, do năm 2011 hoạt động kinh doanh của ngân hàng mới đi
vào hoạt động và phải đối mặt với nhiều vấn đề kinh tế như biến động tỷ giá,
lãi suất chưa ổn định...năm 2012 có nhiều thuận lợi, lợi nhuận tăng do nhu
cầu vốn tăng để phục vụ nhu cầu sản xuất, làm cho thu nhập từ lãi tăng
mạnh. Trong năm 2011, nhận thức được tình hình kinh tế khó khăn ban quản
trị Ngân hàng đã thi hành các chính sách tiết kiệm như: Giảm tiền thưởng cho
nhân viên, hạn chế mua sắm trang thiết bị mới trong tình hình lạm phát cao,
vì vậy mà Ngân hàng vẫn có lợi nhuận trong năm 2011. Sáu tháng đầu năm
2013 so với sáu tháng đầu năm 2012 tăng cao 96,51% đây là kết quả khả quan
trước sự cạnh tranh gay gắt trong ngành ngân hàng. Đạt được những kết quả
trên là do sự cố gắng nỗ lực của tập thể cán bộ nhân viên của Ngân hàng
không ngừng sáng tạo hoạt động, Ngân hàng đã thích ứng và linh hoạt
trong hoạt động đã đạt được hiệu quả cao dưới sự biến động không ngừng và
phức tạp của cơ chế thị trường, sự suy thoái kinh tế.
Nhìn chung, với mức độ tăng lên đã đánh dấu được sự phát triển vượt
25
bậc của Ngân hàng, tận dụng tối đa nguồn vốn huy động vào cho vay mang
lại lợi nhuận cao nhất cho Ngân hàng, chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của
Ngân hàng là rất tốt, khả năng đáp ứng vốn cho nền kinh tế ngày càng tốt
hơn. Từ những kết quả đạt được chứng tỏ sự chỉ đạo đúng đắn, phù hợp của
Ban lãnh đạo Ngân hàng về chiến lược, chính sách cũng như thu hút khách
hàng. Bên cạnh đó là sự cố gắng của cán bộ công nhân viên ngân hàng
trong khâu thẩm định, cho vay, thu hồi nợ. Ngoài ra còn hạn chế đến mức
thấp nhất các khoản chi phí mà vẫn đảm bảo cho hoạt động kinh doanh
mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng, luôn cố gắng bằng mọi phương pháp
huy động nguồn vốn tại chỗ, đặc biệt là nguồn vốn trong dân cư nhằm
khai thác tối đa nguồn lực trên địa bàn để phục vụ phát triển kinh tế địa
phương đồng thời đảm bảo kinh doanh có hiệu quả. Chính vì vậy mà
Ngân hàng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.
3.4 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGÂN HÀNG
3.4.1 Thuận lợi
+ Vị trí chi nhánh
Chi nhánh nằm trên Đại lộ Hòa Bình, ngay trung tâm thành phố Cần
Thơ. Do đó sẽ rất thuận lợi cho khách hàng dễ dàng tìm đến để giao dịch.
Đồng thời, trong những thời điểm có chương trình sản phẩm mới, hay chương
trình khuyến mại, đây sẽ là nơi thu hút được nhiều sự chú ý của khách hàng.
Nơi đây hội tụ đầy đủ các điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế thành phố
nhờ cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, công nghệ thông tin hiện tại. Khi kinh
tế tại đây được phát triển tốt, sẽ là nền tảng thúc đẩy hoạt động của Ngân
hàng ngày càng phát triển hơn.
+ Thừa hưởng ưu điểm của Oceanbank Hội sở
Những thành tích của Hội sở đạt được sẽ giúp chi nhánh thuận lợi hơn
trong việc tạo dựng lòng tin với khách hàng. Khi có được lòng tin nơi khách
hàng, Ngân hàng sẽ thuận lợi hơn trong huy động vốn để phục vụ cho vay,
góp phần làm tăng lợi nhuận của Ngân hàng.
+ Nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao
Do được tuyển chọn ngay từ buổi đầu, đồng thời tất cả nhân viên
thường xuyên được đào tạo nghiệp vụ chuyên môn, nên trình độ nguồn nhân
lực tại Oceanbank nói chung và Oceanbank Cần Thơ nói riêng luôn cao và đạt
chuẩn. Khi nguồn nhân lực có trình độ cao, sẽ giúp công việc của Ngân hàng
diễn ra thuận lợi, họ sẽ có đủ khả năng để ứng phó với những tình huống
xấu, giúp ngân hàng vượt qua những giai đoạn khó khăn, và giúp hoạt động
26
kinh doanh của Ngân hàng ngày càng phát triển hơn.
+ Ngân hàng đã xác định được đúng đối tượng khách hàng
Ngay từ đầu Ngân hàng đã xác định đối tượng khách hàng của mình là cá
nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do khách hàng cá nhân có số lượng rất
đông và rộng khắp, khi có một cá nhân được phục vụ tốt, nhu cầu được
thỏa mãn tối đa, họ sẽ truyền miệng và giới thiệu cho nhau những tiện ích
của Ngân hàng, do đó giúp tên tuổi Ngân hàng vươn đi xa hơn. Còn doanh
nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ trọng lớn ở nước ta, khi Ngân hàng cố gắng
chiếm được thị phần trong phân khúc này, đồng nghĩa với việc Ngân hàng
chiếm được một thị phần lớn trong lĩnh vực tài chính.
+ Tiêu chí 5S
Chỉ tiêu 5S bao gồm: sàng lọc, sạch sẽ, sẵn sàng, sắp xếp, săn sóc.
Đây là chỉ tiêu về tác phong, nề nếp nhân viên. Đây là chỉ tiêu có ảnh
hưởng đến tên tuổi của Ngân hàng bởi nhân viên chính là nhịp cầu nối giữa
khách hàng và Ngân hàng, do đó, khi thực hiện tốt 5S sẽ giúp tạo cái nhìn tốt
của khách hàng, giúp khách hàng có ấn tượng tốt về một ngân hàng năng động
và có tác phong chuyên nghiệp.
3.4.2 Khó khăn
Song song với thuận lợi trên Ngân hàng TMCP Đại Dương Cần
Thơ còn có những khó khăn:
+ Tình hình cạnh tranh gay gắt
Có khoảng 50 tổ chức tín dụng cùng hoạt động trên địa bàn Cần Thơ.
Đặc biệt là sự gia nhập thị trường tài chính của các ngân hàng có 100% vốn
nước ngoài. Lợi thế của họ là có vốn nhiều, có tiềm lực tài chính và khả năng
quản lý tốt. Do đó, tình hình cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn và
cho vay giữa các ngân hàng rất gay gắt. Vì vậy, để thu hút nhiều khách hàng,
Oceanbank Cần Thơ cần thực hiện nhiều biện pháp, chính sách huy động vốn
hiệu quả hơn. Trong hoạt động huy động vốn, Oceanbank Cần Thơ không chỉ
phải cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác, ngân hàng còn phải cạnh
tranh với các công ty bảo hiểm đang hoạt đông trên địa bàn.
+ Nền kinh tế nói chung và thị trường tài chính nói riêng có nhiều biến
động
Nền kinh tế với mức lạm phát cao gây khó khăn cho Ngân hàng trong
việc huy động vốn. Những biến động bất thường của tỷ giá, giá vàng và thị
trường chứng khoán ảnh hưởng xấu đến hoạt động của Oceanbank Cần Thơ.
27
Đặc biệt những đợt thay đổi lãi suất (lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi
suất tái chiết khấu) liên tục, những đợt hạ trần lãi suất huy động, và nhiều
quy định khác được ban hành bởi NHNN đôi khi còn chưa phù hợp với tình
hình thực tế... cũng làm Ngân hàng phải đối diện với nhiều thử thách.
+ Khách hàng chủ yếu của Ngân hàng là do doanh nghiệp nhưng nền
kinh tế đang trong tình trạng khó khăn, hàng tồn kho ứ động, giá cả biến động
làm cho công tác thu hồi nợ của Ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn. Doanh số
cho vay tập trung chủ yếu cho vay ngắn hạn, Ngân hàng cần tập trung cho vay
trung và vay dài hạn, nhằm làm tăng lợi nhuận.
28
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP
ĐẠI DƯƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ
4.1 TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN
Vốn là yếu tố rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các thành
phần kinh tế, nên bất kỳ một tổ chức nào muốn hoạt động tốt đem lại hiệu quả
kinh tế cao thì điều trước tiên là phải có nguồn vốn dồi dào. Vì vậy, một Ngân
hàng muốn đứng vững trên thương trường thì điều kiện trước tiên là nguồn
vốn của Ngân hàng phải đủ lớn mới đảm bảo cho hoạt động tín dụng được
thuận lợi nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế.
Nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Đại Dương chi nhánh Cần Thơ được hình
thành từ các nguồn vốn đó là: Vốn huy động, vốn điều chuyển và vốn khác.
Nguồn vốn huy động bao gồm tiền gửi của các tổ chức kinh tế, tiền gửi tiết
kiệm từ dân cư… Nguồn vốn điều chuyển là vốn được chuyển từ Ngân hàng
Hội sở nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng.
Bảng 4.1 Tình hình nguồn vồn của NH từ tháng 12 năm 2010 đến năm 2012
ĐVT: Triệu đồng
Khoản mục
2010
2011
2012
Vốn huy động
TG của tổ chức KT
TG tiết kiệm dân cư
Vốn điều chuyển
Vốn khác
Tổng nguồn vốn
21.720
13.032
8.688
44
99
21.863
144.375
93.843
50.532
4326
148.701
179.942
107.965
71.977
391
4.594
184.927
Chênh lệch
2012/2011
Số tiền Tỷlệ(%)
35.567
24,64
14.121
15,05
21.445
42,44
391
268
6,20
36.226
24,36
Nguồn: phòng khách hàng Oceanbank Cần Thơ, 2010, 2011, 2012
Nhìn vào bảng trên ta thấy, trong 3 năm qua nguồn vốn hoạt động của
Ngân hàng chủ yếu là nguồn vốn từ bên ngoài trong cơ cấu nguồn vốn của
mình. Nguồn vốn huy động từ các tầng lớp dân cư, các tổ chức kinh tế của
Ngân hàng ngày càng tăng chiếm tỷ trọng trên 95% tổng nguồn vốn, chứng tỏ
vị thế, uy tín của Ngân hàng trên địa bàn ngày càng tăng, ngày càng được
nhiều khách hàng quan tâm đến. Tuy mới thành lập vào cuối năm 2010 nhưng
với các biện pháp tiếp thị, quảng bá hình ảnh hiệu quả của Ngân hàng, cùng
các chính sách ưu đãi, chăm sóc khách hàng, Ngân hàng đã từng bước thành
công trong việc thu hút và tạo dựng lòng tin nơi khách hàng.
29
Năm 2012 nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng 24,64% . Trong đó,
nguốn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế tăng 15,05%, từ tiết kiệm dân cư
tăng 42,44%. Điều này cho thấy công tác huy động vốn của Ngân hàng đã
được cải thiện tốt, ngân hàng đã thu hút được nhiều nguồn vốn tại chỗ với chi
phí thấp, làm giảm chi phí sử dụng vốn, tăng hiệu quả kinh doanh. Để đạt
được kết quả đó, Giám đốc và các bộ phận của Ngân hàng đã rất linh hoạt,
năng động trong điều hành kinh doanh, chú trọng công tác huy động nguồn
vốn tại chỗ để vượt qua những thách thức và tạo điều kiện cho sự tăng trưởng
ổn định và bền vững. Cụ thể là: Ngân hàng đã chủ động đề nghị áp dụng lãi
suất linh hoạt đối với một số khách hàng thân thiết, giữ vững lòng tin của họ
đối với Ngân hàng nhằm giữ được số dư tiền gửi tại Ngân hàng. Bên cạnh đó,
Ngân hàng cũng tăng cường các chương trình khuyến mãi, chăm sóc khách
hàng gửi tiền nhân dịp các ngày lễ lớn như Tết Trung Thu, Tết dương
lịch…Ngoài ra, một phần là do chịu sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh
tế, việc kinh doanh gặp nhiều khó khăn nên người dân có xu hướng gửi tiền
vào Ngân hàng để hưởng lãi suất như là một kênh đầu tư an toàn cho nguồn
vốn của mình, hơn nữa do chính sách kiềm chế lạm phát của chính phủ như
siết chặt giao dịch USD và giao dịch vàng miếng đã làm cho lãi suất tiền gửi
tiết kiệm tăng cao cũng là điều kiện thuận lợi cho việc thu hút nguồn vốn của
Ngân hàng.
Từ bảng 4.1 ta thấy nguồn vốn điều chuyển của Ngân hàng chỉ chiếm
phần phần tỷ trọng rất nhỏ của tổng nguồn vốn khoảng 0,2%, riêng năm 2011
Ngân hàng không sử dụng vốn điều chuyển từ Hội sở. Do nguồn vốn huy động
tại chỗ của Ngân hàng có hiệu quả, hoạt động vốn của Ngân hàng ngày càng
tăng trưởng, càng giảm thiểu vốn điều chuyển sẽ làm giảm chí phí đồng nghĩa
với lợi nhuận của Ngân hàng ngày càng tăng, vì lãi suất của vốn điều chuyển
cao hơn lãi suất huy động. Vốn khác chủ yếu lợi nhuận giữ lại của Ngân hàng,
năm 2012 so với năm 2011 chỉ tăng 6,2%, nguồn vốn chủ yếu của Ngân hàng
là từ vốn huy động. Cho thấy nổ lực của Ban giám đốc và nhân viên Ngân
hàng trong công tác huy động vốn.
Tiếp theo ta sẽ xem xét tình hình nguồn vốn của Ngân hàng 6 tháng đầu
năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 .
30
Bảng 4.2 Tình hình nguồn vồn của NH 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu
năm 2013 .
Khoản mục
Vốn huy động
Tiền gửi của tổ chức kinh tế
Tiền gửi tiết kiệm dân cư
Vốn điều chuyển
Vốn khác
Tổng nguồn vốn
6T/2012
71.977
43.186
28.791
156
1.838
73.971
6T/2013
286.298
166.052
120.246
96.425
5.399
388.122
ĐVT: Triệu đồng
Chênh lệch
(6T/2012)/(6T/2013)
Số tiền
Tỷ lệ(%)
214.321
297,76
122.866
284,50
91.455
317,65
96.269 61710,90
3.561
193,81
314.151
424,70
Nguồn: Phòng khách hàng Oceanbank Cần Thơ, 6 tháng đầu năm 2012, 2013
Bước qua 6 tháng đầu năm 2013 nguồn vẫn đạt mức tăng trưởng ổn định
và ngày càng cao, do nền kinh tế đã dần ổn định và có nhiều thuận lợi hơn đối
với doanh nghiệp và cá nhân, tổng nguồn vốn tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ
năm 2012. Cụ thể là nguồn vốn huy động tăng 297,76%, vốn khác tăng
193,81%, còn vốn điều chuyển có phần tăng vượt bật gấp 61 lần so với cùng
kỳ do hoạt động cho vay của Ngân hàng có hiệu quả nên lượng vốn huy động
chưa đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng. Ngân hàng càng gia tăng
hoạt động huy động vốn, vì vốn điều chuyển tăng sẽ làm chi phí tăng, do lãi
suất của vốn điều chuyển cao hơn lãi suất huy động, ảnh hưởng trực tiếp đến
lợi nhuận của Ngân hàng.
4.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP
ĐẠI DƯƠNG CHI NHÀNH CẦN THƠ
4.2.1 Doanh số cho vay
Song song với việc huy động vốn thì một hoạt động không thể thiếu
của Ngân hàng là việc sử dụng nguồn vốn đó, được biểu hiện cụ thể qua
hoạt động cho vay của Ngân hàng. Ngân hàng phải phấn đấu tăng trưởng tín
dụng với chất lượng ngày càng cao, cần phải thực hiện tốt quy trình nghiệp
vụ tín dụng từ khâu tiếp nhận khách hàng đến khâu thẩm định và cho vay
để đảm bảo khả năng thu nợ, giảm nợ khó đòi, nợ quá hạn. Trong những
năm gần đây, do những chính sách tín dụng của Nhà nước thay đổi để phù
hợp với xu hướng phát triển mới, hoạt động tín dụng của Ngân hàng qua các
năm khá ổn định và ngày càng linh động hơn cho thấy đồng vốn của Ngân
hàng ngày càng đáp ứng được nhu cầu của người dân. Trong giai đoạn từ
thàng 12 năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 ngân hàng đạt được sự tăng
31
trưởng đáng kể về doanh số cho vay. Sau đây sẽ đi vào phân tích doanh số
cho vay của Ngân hàng được phân theo: thời hạn, thành phần kinh tế và theo
ngành kinh tế.
4.2.1.1 Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng
Ngân hàng luôn có gắng mở rộng cho vay với tất cả các thời hạn tín
dụng. Oceanbank Cần Thơ, Ngân hàng chủ yếu là cho vay ngắn hạn nhằm
cung cấp vốn lưu động cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ, hộ kinh
doanh. Và cho vay trung – dài hạn để cung cấp vốn cho việc mua sắm ô
tô, nhà, các máy móc, công cụ, xây dựng các công trình. Cho vay ngắn hạn
thường chịu rủi ro thấp nhưng vì vậy mà nó sẽ có mức lãi suất thấp hơn so
với cho vay trung và dài hạn. Vì vậy, Ngân hàng phải xem xét kỹ lưỡng nhiều
yếu tố để có thể quyết định tỷ lệ giữa cho vay ngắn hạn với trung và dài hạn
mới có thể tạo ra hiệu quả sử dung vốn tối ưu. Cụ thể ta sẽ nghiên cứu bảng số
liệu sau:
Bảng 4.3 Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng từ tháng 12 năm 2010 đến
năm 2012
Khoản mục
Ngắn hạn
Trung và dài hạn
Tổng
Năm
2010
812
48
860
Năm
2011
314.575
20.079
334.654
ĐVT: Triệu đồng
Năm
Chênh lệch
2012
Số tiền Tỷlệ(%)
460.108 145.534
46,26
87.640 67.560
336,47
547.748 213.094
63,68
Nguồn: Phòng khách hàng Oceanbank Cần Thơ năm 2010, 2011, 2012
Từ bảng số liệu, ta thấy doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng năm
2012 tăng 63,68% so với năm 2011. T a t h ấ y n ă m 2 0 1 0 v à n ă m 2 0 1 1
doanh số cho vay ngắn hạn vẫn là loại hình cho vay chính ở Ngân hàng chiếm
tỷ trọng 94% tổng doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng của Ngân hàng.
Do năm 2010 và năm 2011 tình trạng khó khăn về kinh tế, thị trường tiền tệ
của nước ta có nhiều bất ổn nên nhiều khách hàng ngại tiếp xúc với các
khoản vay có thời hạn dài dễ dẫn đến rủi ro lãi suất. Mặt khác, các doanh
nghiệp rất khó để phát triển, nhiều doanh nghiệp hoạt động chưa có hiệu quả
nên việc cho vay ngắn hạn sẽ giúp cho Ngân hàng bảo toàn nguồn vốn của
mình tốt hơn, hạn chế tối đa các rủi ro và nợ xấu, bản thân doanh nghiệp nếu
vay dài hạn nhưng năng lực duy trì sản xuất kinh doanh kém thì nợ Ngân hàng
có thể là gánh nặng tiếp tục kìm hãm sản xuất. Ngoài ra, năm 2011 lãi suất
cho vay VND bình quân thực tế của các tổ chức tín dụng nước ta khoảng
18,3%/năm gây khó khăn cho việc đầu tư của các doanh nghiệp và cá nhân,
32
tình hình leo thang của lãi suất tín dụng làm cho họ ngày càng e dè hơn. Việc
chú trọng cho vay ngắn hạn của Ngân hàng, một mặt giúp Ngân hàng hạn chế
được rủi ro do thời hạn ngắn nhưng cũng đồng nghĩa với việc những khoản
vay này mang lại lợi nhuận thấp hơn so với cho vay trung và dài hạn và chi
phí phải bỏ ra cho việc lập hồ sơ tín dụng, thẩm định hồ sơ và tìm kiếm
khách hàng cũng nhiều hơn.
Từ đó, Ngân hàng đã chủ động đẩy mạnh cho vay trung và dài hạn. Đến
năm 2012 thì doanh số cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng đang có chiều
hướng tăng, cụ thể là tỷ trọng của doanh số cho vay trung và dài hạn chiếm 16%
tổng doanh số cho vay, tăng 3,3 lần so với năm 2011. Mặc dù chiếm tỷ trọng
thấp nhưng doanh số cho vay trung và dài hạn lại có sự chuyển biến hơn so
với doanh số cho vay ngắn hạn. Nguyên nhân của hiện tượng này là do gói
kích cầu của Chính phủ giúp: hoãn thuế, giảm lãi suất và hỗ trợ lãi suất, tăng
đầu tư, gói kích cầu này tung ra kịp thời và đúng lúc đã giúp các doanh nghiệp
vượt qua khó khăn, đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho
người lao động. Thêm vào đó, Ngân hàng chủ động tìm kiếm khách hàng,
đẩy mạnh cho vay trung và dài hạn để cải thiện tình hình doanh số cho vay
không để lệ thuộc quá nhiều vào cho vay ngắn hạn.
Bảng 4.4 Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng của NH 6 tháng đầu năm
2012 – 2013
Khoản mục
6T 2012
6T 2013
Ngắn hạn
Trung và dài hạn
184.043
35.056
212.614
12.437
Tổng
219.099
225.051
ĐVT: Triệu đồng
Chênh lệch
Số tiền
Tỷ lệ(%)
28.571
15,52
-22.619
-64,52
5.952
2,72
Nguồn: Phòng khách hàng Oceanbank Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2012, 2013
Qua số liệu ở bảng 4.4, ta thấy tổng doanh số cho vay theo thời hạn
tín dụng tăng nhưng tăng tương đối. Cụ thể là 6 tháng đầu năm 2013 tổng
doanh số cho vay tăng 5.952 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012, tương
dương tăng 2,72%. Nguyên nhân tổng doanh số cho vay theo thời hạn tín
dụng tăng không cao là do ảnh hưởng kéo dài của cuộc khủng hoảng, lạm
phát ở mức cao, giá nguyên vật liệu đầu vào ngày càng tăng, còn đầu ra sản
phẩm lại bấp bênh theo biến động thị trường đã ảnh hưởng đến nhu cầu vay
vốn ngân hàng của doanh nghiệp và cá nhân. Để đạt được kết quả đó là sự cố
gắng của toàn thể nhân viên ngân hàng trong hoạt động kinh doanh với sự
năng động, nhạy bén, sáng tạo cùng với những chính sách, chiến lược cũng
33
như chỉ đạo đúng đắn và phù hợp với từng thời kỳ của nền kinh tế. Ngoài sự
nỗ lực của toàn thể nhân viên Ngân hàng thì khách hàng là người đóng
góp rất lớn cho sự phát triển của ngân hàng và cần được phát huy hơn nữa
trong những giai đoạn hoạt động tiếp theo của Ngân hàng. Đây cũng là kết
quả đáng khích lệ đối với Ngân hàng trong tình hình chung hiện nay.
Trong khi doanh số cho vay ngắn hạn 6 tháng đầu năm 2013 tăng
28.571 triệu đồng, tương dương tăng 15,52 % so với cùng kỳ thì doanh số
cho vay trung và dài hạn 6 tháng đầu năm 2013 giảm 22.619 triệu đồng,
tương đương giảm 64,52% so với cùng kỳ. Do ảnh hưởng của nền kinh tế
hiện nay nên ngân hàng tập trung vào các khoản cho vay ngắn hạn, Ngân
hàng sẽ hạn chế được rủi ro lãi suất. Doanh số cho vay trung và dài hạn
giảm, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là do nhu cầu sử dụng vốn
phục vụ sản xuất kinh doanh chưa được cải thiện bởi lượng tồn kho của doanh
nghiệp rất lớn. Vì thế, các doanh nghiệp chủ yếu tập trung bán tháo hàng tồn.
Đi kèm với hàng tồn kho cao là nhu cầu tiêu dùng giảm rất mạnh, người dân
tăng cường thắt chặt chi tiêu. Cùng với đó, tình trạng nợ xấu chưa được cải
thiện, chính sách giải cứu hàng tồn kho chưa được triển khai mạnh nên chưa
tác động đến thị trường và doanh nghiệp.
4.2.1.2 Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế
Trong những năm qua, chi nhánh Ngân hàng đã không ngừng tìm
kiếm khách hàng mới và giải quyết kịp thời nhu cầu vốn hợp lý cho các
doanh nghiệp và cá nhân. Doanh số cho vay và tỷ trọng doanh số cho vay
theo từng thành phần kinh tế có sự chuyển biến qua các năm.
Bảng 4.5 Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế của NH từ tháng 12 năm
2010 đến năm 2012
Khoản
mục
Cty cổ phần
Cty TNHH
DNTN
HTX
Cá nhân
Tổng
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
220
530
4
11
95
860
85.538
206.247
1.572
4.385
36.912
334.654
143.565
330.566
2.355
7.011
64.251
547.748
ĐVT: Triệu đồng
Chênh lệch
2012/2011
Số tiền
Tỷ lệ(%)
58.027
67,84
124.319
60.28
784
49,85
2.626
59.88
27.339
74,06
213.094
63,68
Nguồn: Phòng khách hàng Oceanbank năm 2010, 2011, 2012
34
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay theo thành phần kinh tế
từ năm 2010 đến năm 2012 đều tăng, năm 2010 Ngân hàng mới thành lập nên
doanh số cho vay không đáng kể. Tổng doanh số cho vay năm 2012 tăng
210.094 triệu đồng, tăng 63,68% so với năm 2011. Doanh số cho vay tăng là
do Ngân hàng đưa ra các chương trình ưu đãi lãi suất cho khách hàng là
dooanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh. Trước tình hình kinh tế khó khăn,
lạm phát tăng cao, bất động sản đóng băng, hàng tồn kho ứ đọng làm cho việc
kinh doanh của doanh nghiệp khó khăn, thiếu vốn sản xuất. Ngân hàng đã đưa
ra các chương trình phù hợp với nhu cầu của khách hàng, đáp ứng nhu cầu vốn
của khách hàng. Doanh số tăng một phần là do sự cố gắng của phòng tín dụng
trong công tác tìm kiếm khách hàng.
Bảng 4.6 Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế của NH 6 tháng đầu năm
(2012 – 2013)
ĐVT: Triệu đồng
Khoản mục
Cty cổ phần
Cty TNHH
DNTN
HTX
Cá nhân
Tổng
6T/2012
6T/2013
57.426
132.226
942
2.804
25.700
219.099
57.523
138.699
1.057
2.949
24.823
225.051
Chệnh lệch
(6T/2013)/(6T/2012)
Số tiền
97
6.473
115
145
-877
5.952
Tỷ lệ(%)
0,17
4,90
12,19
5,15
-3,41
2,72
Nguồn: Phòng khách hàng Oceanbank Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2012, 2013
Doanh số cho vay 6 tháng đầu năm 2013 của ngân tăng so với cùng kỳ
năm 2012, lượng tăng tương đối 2,72%. Mục đích việc vay vốn của doanh
nghiệp, chủ yếu là nhằm thực hiện phương án kinh doanh mới, trang trải các
chi phí lưu động như trả lương, trả cho nhà cung cấp và cũng có doanh nghiệp
vay để trả nợ các khoản nợ đến hạn trả của các Ngân hàng khác. Các doanh
nghiệp cho là lãi suất quá cao, không có tài sản thế chấp, thủ tục phức tạp, chi
phí giao dịch cao, doanh nghiệp có nợ xấu.. Bên cạnh những khó khăn về lãi
suất và các điều kiện khác, việc khó khăn trong đáp ứng như cầu vốn dài hạn
của doanh nghiệp vẫn còn tiếp diễn. Việc quá phụ thuộc vào tài sản thế chấp là
bất động sản cũng chính là nguyên nhân khiến cho việc giải quyết nợ xấu, phát
mãi tài sản thế chấp tại các Ngân hàng trong điều kiện hiện nay trở nên ngày
càng gian nan. Bên cạnh đó, vấn đề hàng tồn kho vẫn tiếp tục là mối lo ngại
35
của DN trong giai đoạn này. Chính vì thế mà doanh số cho vay của Ngân hàng
chỉ tăng nhẹ ở 6 tháng đầu năm 2013, thậm chí khoản mục khách hàng cá nhân
giảm 3,41% so với cùng kỳ năm trước.
4.2.1.3 Doanh số cho vay theo ngành kinh tế
Trong cơ cấu cho vay theo ngành kinh tế, ngành thương mại dịch vụ
chiếm tỷ trọng 58%, ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 30% so với tổng
doanh số cho vay, còn lại là các ngành kinh tế khác. Ngành thương mại dịch
vụ luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay. Do có vị trí trung
tâm, nơi đây còn là đầu mối chính tập trung vận chuyển hàng hóa giữa các tỉnh
đồng bằng sông Cửu Long, và là đầu mối thu hút nhiều hàng hóa từ các nơi
khác. Chúng ta sẽ đi vào phân tích cụ thể:
Bảng 4.7 Doanh số cho vay theo ngành kinh tế của NH từ tháng 12 năm 2010
đến năm 2012
Khoản mục
CN và XD
TMDV
Khác
Tổng
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
263
505
92
860
102.405
196.442
35.807
334.654
136.937
350.559
60.252
547.748
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2012 so với
năm 2011
Số tiền Tỷ lệ(%)
34.532
33,72
154.117
78,45
24.445
68,27
213.094
63,68
Nguồn: Phòng khách hàng Oceanbank Cần Thơ năm 2010, 2011, 2012
Nhìn chung doanh số cho vay qua các năm từ năm 2010 đến năm 2012
của Ngân hàng đều tăng, tổng doanh số cho vay năm 2012 so với năm 2011
tăng 213.094 triệu đồng tương đương tăng 63,68%. Từ đó, đã cho thấy được
sự cố gắng rất lớn của cán bộ Ngân hàng trong việc đẩy mạnh công tác
cho vay, cải thiện bớt các thủ tục cho vay công tác phục vụ của ngân hàng
ngày càng tốt hơn. Lĩnh vực CN và XD chiếm tỷ trọng trên 30%, nhóm ngành
TMDV chiếm tỷ trọng trên 58% so với tổng thể, còn lại là nhóm ngành khác.
Doanh số cho vay ngành TMDV năm 2012 tăng cao tăng 154.117 triệu đồng,
tăng 78,45% so với năm 2011. Nguyên nhân tăng cao là do lĩnh vực TMDV
của TP Cần Thơ mỗi năm tăng bình quân hơn 15%, đóng góp hơn 50% GDP
cho thành phố. TP Cần Thơ đang tập trung phát triển TMDV, phấn đấu trở
thành trung tâm, đầu mối giao thương của vùng đồng bằng sông Cửu Long
nên thu hút được số đông doanh nghiệp đầu tư vào nhóm ngành này. Do vậy
mà doanh số cho vay của nhóm ngành luôn cao qua các năm
36
Doanh số cho vay ở lĩnh vực CN và XD cũng tăng cao, năm 2012 so với
năm 2011 tăng 34.532 triệu đồng, tăng 33,74% xây dựng phát triển nhanh
cùng với quá trình đô thị hóa như cầu Cần Thơ, sân bay quốc tế Cần Thơ,
tuyến quốc lộ 91B, tuyến đường Nam sông Hậu, đường nối Cần Thơ - Vị
Thanh, khu dân cư, khu đô thị mới, trụ sở làm việc của các cơ quan chính trị...
được đầu tư và đưa vào sử dụng tạo động lực cho TP Cần Thơ phát triển. Một
số lĩnh vực sản xuất công nghiệp được đầu tư phát triển mạnh như: chế biến
thủy hải sản, xay xát chế gạo, phân bón, thuốc sát trùng, thuốc thú y-thủy sản
dùng trong nông nghiệp, bia, tân dược, vật liệu xây dựng, sản xuất và phân
phối điện...TP Cần Thơ là thành phố năng động và phát triển nên thu hút đông
đảo doanh nghiệp đầu tư vào nhiều lĩnh vực, vì vậy mà doanh số cho vay của
lĩnh vực khác cũng tăng cao.
Bảng 4.8 Doanh số cho vay theo ngành kinh tế của NH 6 tháng đầu năm (2012
– 2013)
Khoản mục
CN và XD
TMDV
Khác
Tổng
6T 2012
6T 2013
54.775
140.223
24.101
219.099
68.866
132.105
24.080
225.051
ĐVT: Triệu đồng
6T 2013 so với 6T 2012
Số tiền
Tỷ lệ(%)
14.091
25,73
-8.118
-5,79
-21
-0,09
5.952
2,72
Nguồn: Phòng khách hàng Oceanbank Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2013
Qua 6 tháng đầu năm 2013, doanh số cho vay ở lĩnh vực TMDV giảm
8.118 triệu đồng, giảm 5,79% so với cùng kỳ năm trước, doanh số cho vay ở
các lĩnh vực khác cũng giảm nhưng không đáng kể giảm 21 triệu đồng, tương
đương giảm 0,09% so với cùng kỳ. Nguyên nhân là do trong giai đoạn này
tình hình lạm phát, khó khăn trong việc kinh doanh cùng với việc thắt chặt chi
tiêu của người dân sau khi khủng hoảng làm cho doanh nghiệp phải hạn chế
nhu cầu vay vốn tín dụng để tiết kiệm chi phí kinh doanh nhằm thu được lợi
nhuận.
Ngành công nghiệp và xây dựng tăng 14.091 triệu đồng, tăng 25,73%
so với cùng kỳ năm 2012, sản xuất công nghiệp gặp nhiều khó khăn, nhưng
gặp nhiều khó khăn, nhưng vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khá cao do TP
Cần Thơ ngoài tập trung vào các lĩnh vực sản xuất như chế biến thủy sãn,
xay xát chế biến gạo, phân bón, thuốc trừ sâu...còn tập trung vào nghiên
cứu, ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất ngày càng được chú trọng
và có xu hướng phát triển. Ngành xây dựng phát triển mạnh cùng với quá
37
trình đô thị nên doanh số cho vay ở lĩnh vực công nghiệp và xây dựng tăng
cao.
4.2.2. Doanh số thu nợ
4.2.2.1 Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng
Rủi ro luôn là yếu tố tiềm ẩn trong bất kỳ hoạt động kinh doanh nào, kể
cả hoạt động kinh doanh tiền tệ của Ngân hàng. Không thu được nợ đúng
hạn khi cho vay là một trong những rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt. Trong
công tác tín dụng, ngoài việc doanh số cho vay ngày càng cao thì việc thu hồi
vốn cho Ngân hàng cần được chú trọng. Doanh số thu nợ là chỉ tiêu phản
ánh các khoản tín dụng mà ngân hàng thu về được khi đáo hạn vào một thời
điểm nhất định. Thu nợ là bước tiếp theo sau khi cho vay, nó phản ánh vốn
cho vay được thu hồi khi đến hạn. Dựa vào doanh số thu nợ ta có thể biết
được tình hình quản lý vốn, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư và tính chính xác
trong quá trình thẩm định, đánh giá khách hàng để cho vay vốn của cán bộ
tín dụng. Để quản lý tốt các khoản vay các cán bộ tín dụng không chỉ chú
trọng ở khâu thẩm định mà còn phải quan tâm giám sát cả quá trình thu nợ sau
khi khách hàng vay vốn
Bảng 4.9 Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng của NH từ tháng 12 năm
2010 đến năm 2012
Khoản mục
Ngắn hạn
Trung và dài hạn
Tổng
Năm
2010
Năm
2011
-
Năm
2012
188.079 435.744
7.837 70.935
195.916 506.679
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2012 so với
năm 2011
Số tiền Tỷ lệ(%)
247.665
131,68
63.098
805,17
310.763
158,62
Nguồn: Phòng khách hàng Oceanbank Cần Thơ năm 2010, 2011, 2012
Do năm 2010 ngân mới thành lập vào cuối năm nên chưa có doanh số
thu nợ. Xem xét bảng 4.9 ta thấy doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng năm
2012 tăng 310.763 triệu đồng, tăng hơn 1,5 lần so với năm 2011. Trước tình
hình kinh tế khó khăn, thị trường tiền tệ nước ta có nhiều bất ổn, doanh số thu
hồi nợ của Ngân hàng được xem là tốt so với tổng doanh số cho vay và tình
hình kinh tế như hiện nay. Đạt được kết quả như vậy là do sự nỗ lực không
ngừng của toàn thể nhân viên Ngân hàng trong tìm kiếm khách hàng và hoàn
thành tốt công tác thu hồi nợ, đặc biệt là sự chỉ đạo sáng suốt của ban giám
đốc.
38
Doanh số thu nợ ngắn hạn qua các năm hầu như luôn tăng. Năm
2011, doanh số thu nợ ngắn hạn là 188.079 triệu đồng, năm 2012 doanh số
thu nợ là 435.744 triệu đồng so với năm 2011 doanh số thu hồi nợ tăng
247.665 triệu đồng, n gân h àn g đã thực hiện rất tốt công tác thu hồi nợ.
Năm 2012 doanh số thu nợ của trung và dài hạn có bước tăng trưởng tăn g
gấp 8 lần so với năm 2011, việc thu hồi nợ của ngân hàng đang được thực
hiện rất tốt. Trong năm 2012, tuy có nhiều yếu tố bất lợi diễn ra như lạm
phát cao, giá cả biến động nhiều đều đó làm cho các khoản đầu tư trung và
dài hạn của khách hàng đạt hiệu quả không như mong muốn, những biến
động thị trường làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các
khách hàng và làm chậm quá trình thu nợ của Ngân hàng. Nhưng sự hổ trợ lãi
suất của Nhà nước và các chính sách ưu đãi lãi suất của Ngân hàng và đặc biệt
là Ngân hàng luôn chú trọng công tác thu hồi nợ đúng hạn. Vì vậy mà các
doanh nghiệp và cá nhân đã hoàn thành nghĩa vụ nợ của mình giúp cho Ngân
hoàn thành tốt công tác thu hồi nợ.
Bảng 4.10 Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng của NH 6 tháng đầu năm
(2012 – 2013)
ĐVT: triệu đồng
Khoản mục
Ngắn hạn
Trung và dài hạn
Tổng
6T 2012
6T 2013
174.298
28.374
202.672
159.564
5.699
165.263
6T2013 so với 6T2012
Số tiền
Tỷ lệ(%)
-14.734
-8,45
-22.675
-79,91
-37.409
-18,46
Nguồn: Phòng khách hàng Oceanbank Cần Thơ năm 2010, 2011, 2012
Đến 6 tháng đầu năm 2013, doanh số thu hồi nợ ngắn hạn là 159.564
triệu đồng, giảm 8,45% so với cùng kỳ năm 2012. Đầu năm 2013, tình hình
kinh tế không thuận lợi một số khách hàng hoạt động trong lĩnh vực kinh
doanh gặp khó khăn nên công tác thu hồi nợ cũng gặp khó khăn. Cùng với
việc doanh số cho vay ngắn hạn giảm đi đã kéo theo việc doanh số thu hối nợ
giảm đi qua từng năm.
Doanh số thu nợ trung và dài hạn chỉ đạt 5.699 triệu đồng, giảm 79.91%
so với cùng kỳ năm 2012. Doanh số thu nợ giảm mạnh do chịu tác động của
những biến động thị trường làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh
doanh của các khách hàng và làm chậm quá trình thu nợ của Ngân hàng nhiều
yếu tố bất lợi diễn ra như lạm phát cao, giá cả biến động nhiều đều đó làm
cho các khoản đầu tư trung và dài hạn của khách hàng đạt hiệu quả không
như mong muốn. Nhìn chung, Ngân hàng cũng đã chú trọng và thực hiện
39
tương đối tốt việc quản lý nợ và công tác thu hồi nợ, nhất là các món nợ ngắn
hạn nhằm hạn chế những rủi ro có thể xảy ra.
4.2.2.2 Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế
Doanh số thu nợ chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả công tác tín dụng
của Ngân hàng. Đi đôi với công tác cho vay thì điều cũng cần quan tâm của
tất cả các Ngân hàng thương mại đó chính là công tác thu nợ. Việc thu hồi
nợ tốt sẽ đảm bảo cho Ngân hàng có thể duy trì, bảo tồn, mở rộng nguồn
vốn cho vay. Vì vậy, bên cạnh công tác cho vay ngân hàng cũng cần quan
tâm đến công tác thu nợ. Việc thu hồi nợ tốt sẽ đảm bảo cho Ngân hàng có
thể duy trì, mở rộng nguồn vốn cho vay. Cụ thể ta đi vào phân tích dư nợ theo
thành phần kinh tế qua 2 bảng sau:
Bảng 4.11 Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế của NH từ tháng 12 năm
2010 đến năm 2012
Khoản mục
Cty cổ phần
Cty TNHH
DNTN
HTX
Cá nhân
Tổng
Năm
2010
-
Năm
2011
Năm
2012
50.076
120.743
920
2.567
21.609
195.916
132.801
305.781
2.179
6.485
59.433
506.679
ĐVT: Triệu đồng
Chênh lệch
2012/2011
Số tiền
Tỷ lệ(%)
82.724
165,20
185.038
153,25
1.259
136,78
3.918
152,63
37.824
175,03
310.763
158,62
Nguồn: Phòng khách hàng cá Oceanbank Cần Thơ năm 2010, 2011, 2012
Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh số thu nợ của Ngân hàng điều tăng
qua các năm. Cho thấy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả.
Mặt dù chịu ảnh hưởng của lạm phát, bất động sản đóng băng, giá cả biến
động, tồn động lượng tồn kho lớn ở các doanh nghiệp, nhưng được sự hỗ trợ
của Nhà nước và sự ưu đãi lãi suất của ngân hàng, hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp dần dần đi vào ổn định và có hiệu quả. Cụ thể, doanh số thu nợ
của công cổ phần tăng 165,20%, công ty TNHH tăng 153,25%, DNTN tăng
136,78%, HTX tăng 152,63%, cá nhân tăng 175,03%. Đạt được kết quả này là
do sự nỗ lực trong trong công tác thẩm định từng món vay, công tác thu hồi nợ
của Ngân hàng ngày càng chặt chẽ hơn. Chứng tỏ được trình độ chuyên môn,
am hiểu các lĩnh vực kinh doanh của nhân viên mà các món vay được thu hồi
về đúng hạn, thậm chí trước hạn.
40
Bảng 4.12 Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế của NH 6 tháng đầu năm (
2012 – 2013)
Khoản mục
Cty cổ phần
Cty TNHH
DNTN
HTX
Cá nhân
Tổng
6T/2012
6T/2013
53.120
122.312
871
2.594
23.773
202.672
42.241
101.852
776
2.164
18.228
165.261
ĐVT: Triệu đồng
6T/2013 so 6T/2012
Số tiền
Tỷ lệ(%)
-10.879
-20,48
-20.460
-16,73
-95
-10,96
-430
-16,58
-5.545
-23,33
-37.411
-18,46
Nguồn: Phòng khách hàng Oceanbank Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2012, 2013
Bước qua 6 tháng đầu năm 2013 tình hình kinh tế có nhiều biến chuyển,
nhưng cho ảnh hưởng của giá cả biến động, hàng tồn kho chật kho ở năm 2012
dẫn đến tình trạng cắt giảm sản xuất, tạm ngừng, làm ảnh hưởng đến hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp và cá nhân. Đây là nguyên nhân dẫn làm
cho doanh số thu nợ giảm đều đối với các thành phần kinh tế. Mặc dù, Ngân
hàng đưa ra các chương trình cho vay ưu đãi cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ
kinh với lãi suất hấp dẫn nhưng lượng tồn kho ở năm 2012 quá nhiều, giá cả
lại biến động nên đầu ra của sản phẩm vẫn chậm, kinh doanh không có lãi.
Tình trạng này làm cho doanh số thu nợ của Ngân hàng giảm so với cùng kỳ,
công tác thẩm định và thu hồi nợ của ngân hàng cần phải chặt chẽ hơn. Vì
doanh số thu nợ giảm đồng nghĩa với nợ xấu gia tăng làm ảnh hưởng đến khả
năng thanh khoản của Ngân hàng và ảnh hưởng đến lòng tin của khách hàng.
4.2.2.3 Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế
Trong hoạt động tín dụng không chỉ tập trung huy động vốn và tăng
cường cho vay là đủ mà phải biết tính toán tránh các rủi ro có thể xảy ra để
thu hồi nợ đúng hạn và nhanh chóng. Doanh số thu nợ phản ánh một mặt hiệu
quả hoạt động của Ngân hàng qua tốc độ vòng quay vốn tín dụng đồng thời
cũng phản ánh khả năng đánh giá khách hàng cũng như công tác thu nợ của
cán bộ tín dụng. Và nhìn chung doanh số thu nợ theo ngành kinh tế của Ngân
hàng tăng qua các năm.
41
Bảng 4.13 Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế của NH từ tháng 12 năm 2010
đến năm 2012
Khoản
mục
CN và XD
TMDV
Khác
Tổng
Năm
2010
-
Năm
2011
Năm
2012
59.950
115.003
20.963
195.916
126.670
319.208
60.801
506.679
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2012 so với năm
2011
Số tiền
Tỷ lệ (%)
66.720
111,29
204.204
177,56
39.839
190,04
310.763
158,62
Nguồn: Phòng khách hàng Oceanbank Cần Thơ năm 2010, 2011, 2012
Tổng doanh số thu nợ có sự tăng trưởng qua các năm, doanh số thu
nợ của ngành TMDV năm 2012 tăng 2 0 4 . 2 0 4 t r i ệ u đ ồ n g gấp 1,7 lần so
với năm 2011. Đối với nhóm ngành TMDV luôn đứng đầu về tỷ trọng doanh
số cho vay theo ngành kinh tế, Ngân hàng luôn có biện pháp nhằm kiểm
soát và thực hiện tốt công tác thu hồi nợ, Ngân hàng theo sát từng hợp đồng
và nắm bắt những thông tin về những chuyển biến trong ngành để kịp thời xử
lý. Do vậy, vào năm 2012, doanh số thu nợ có phần vượt trội hơn so với
năm trước. Nguyên nhân khác là do TP Cần Thơ đang tập trung phát triển
TMDV phấn đấu trở thành trung tâm, đầu mối giao thương của vùng đồng
bằng sông Cửu Long nên thu hút được số đông doanh nghiệp đầu tư vao nhóm
ngành này. Việc kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành này kinh
doanh có hiệu quả nên việc thu hồi nợ luôn tốt.
CN và XD chỉ chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng doanh số thu nợ
theo nhóm ngành kinh tế. Doanh số thu nợ năm 2012 tăng 66.720 triệu đồng
gấp 1,1 lần so với năm 2011. Nguyên nhân của thực trạng là do tình hình kinh
tế từ năm 2012 đã dần dần đi vào ổn định cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước,
các doanh nghiệp, cá nhân trong ngành có môi trường kinh doanh ổn định
hơn nên thu nhập dần được cải thiện và có thể trả các khoản vay khi đến
hạn. Cùng với quá trình đô thị hóa ở TP Cần Thơ nên ngành CN và XD cũng
phát triển đồi hỏi nhiều vốn kinh doanh và việc kinh doanh đạt kết quả cao
giúp cho công tác thu hồi nợ của ngân hàng tốt trong những năm qua. Về
doanh số thu nợ của nhóm ngành khác qua các năm có chiều hướng tăng
lên, tuy chiếm tỷ trọng thấp so với tổng doanh số thu nợ nhưng tỷ lệ năm 2012
cao nhất so với các nhóm ngành khác, tăng gần 2 lần so với năm 2011. Đây là
thành quả của ngân hàng với sự nỗ lực hết mình trong công tác cho vay và thu
hồi nợ của Ngân hàng.
42
Bảng 4.14 Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế của NH 6 tháng đầu năm 2012
và năm 2013.
Khoản mục
CN và XD
TMDV
Khác
Tổng
6T 2012
50.668
12.7683
24.321
202.672
6T 2013
50.570
97.010
17.683
165.263
ĐVT: Triệu đồng
6T2013 so với 6T2012
Số tiền
Tỷ lệ(%)
-98
-0,19
-30.673
-24,02
-6.638
-27,29
-37.409
-18,46
Nguồn: Phòng khách hàng Oceanbank Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2012, 2013
Từ bảng số liệu ta thấy doanh số thu nợ giảm. Trong 6 tháng đầu năm
2013, tổng doanh số thu nợ giảm 37.409 triệu đồng, giảm 18,46% so với
cùng kỳ năm trước. Cụ thể hơn từng ngành như sau: doanh số thu nợ của
ngành CN và XD giảm 98 triệu đồng, giảm 0,19% so vời năm 2012. Doanh số
thu nợ giảm nhẹ nguyên nhân do thời hạn của các hợp đồng mới vẫn còn nên
làm giảm đi doanh số thu nợ trong năm và chịu ảnh hưởng một phần của tình
trạng lạm phát, giá cả biến động.
Doanh số thu nợ của ngành TMDV 6 tháng đầu năm 2013 đã giảm
30.673 triệu đồng, giảm 24,02% so với cùng kỳ năm trước. Thực trạng này là do
tình hình giá cả các mặt hàng biến động nhiều nên người dân thận trọng hơn
trong chi tiêu nên gây khó khăn cho các nhà kinh doanh trong ngành trên địa
bàn. Một phần là do ngành TMDV kinh doanh có hiệu vào những tháng cuối
năm, người dân thường chi tiêu mua sắm nhiều để chuẩn bị cho dịp tết nguyên
đáng. Ngành khác cũng giảm tương đối cao 6.638 triệu đồng, giảm 27,29% so
với 6 tháng đầu năm 2012. Môi trường kinh doanh của nhóm ngành khác chưa
được cải thiện nhiều, thu nhập của người dân trên địa bàn còn tương đối thấp
chưa quan tâm nhiều đến các sản phẩm do nhóm ngành này tạo ra làm chậm
quá trình thu hồi nợ của Ngân hàng.
4.2.3 Dư nợ
Trong phân tích hoạt động tín dụng của Ngân hàng không thể không xét
đến chỉ tiêu dư nợ của Ngân hàng. Dư nợ có một ý nghĩa quan trọng trong
việc phản ánh quy mô hoạt động tín dụng của ngân hàng tại một thời điểm
nhất định. Dư nợ cho biết số tiền mà ngân hàng đã giải ngân cho khách hàng
và chưa thu hồi tại một thời điểm nhất định.
43
4.2.3.1 Dư nợ theo thời hạn tín dụng
Mức độ dư nợ cao thể hiện là Ngân hàng có quy mô hoạt động rộng,
nguồn vốn mạnh và đa dạng. Để hiểu rõ hơn về tình hình dư nợ của Ngân
hàng diễn biến như thế nào ta xem xét bảng số liệu sau:
Bảng 4.15 Dư nợ theo thời hạn tín dụng của NH từ tháng 12 năm 2010 đến
năm 2012
Chỉ tiêu
Ngắn hạn
Trung và dài hạn
Tổng
Năm
2010
756
104
860
Năm
2011
121.447
18.151
139.598
Năm
2012
140.916
39.751
180.667
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2012 so với
năm 2011
Số tiền Tỷ lệ(%)
19.469
16,03
21.600
119,00
41.069
29,42
Nguồn: Phòng khách hàng Oceanbank Cần Thơ năm 2010, 2011, 2012
Xem xét bảng trên ta có thể thấy được, tình hình dư nợ của Ngân hàng
trong giai đoạn 2010 – 2012 tỷ lệ dư nợ vẫn đạt ở mức cao cho thấy tình hình
hoạt động tín dụng của Ngân hàng vẫn giữ vững được mức tăng trưởng ổn
định, tổng dư nợ của năm 2012 tăng 41.069 triệu đồng, tăng 29,42% so với
năm 2011. Để có thể duy trì mức tăng trưởng của tổng dư nợ ngày cao, Ngân
hàng đã đẩy mạnh tăng trưởng huy động vốn trong những năm qua luôn đạt
mức tăng trưởng cao để vừa đảm bảo tính an toàn, ổn định của nguồn vốn, vừa
đảm bảo tính thanh khoản khi khách hàng có nhu cầu rút vốn đột xuất.
Năm 2012 thu nợ ngắn hạn đạt mức tăng trưởng là chỉ đạt 16,03% so với
năm 2011, do doanh số cho vay tăng mạnh nhưng phần lớn là cho vay phục vụ
các mục đích ngắn hạn của cá nhân và doanh nghiệp, việc kinh doanh của họ
gặp thuận lợi và công tác thu hồi nợ đạt hiệu quả cao nên dư nợ ngắn hạn tăng.
Dự nợ cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng khoảng 13% tổng dư nợ nhưng
chênh lệch dư nợ giữa năm 2012 và năm 2011 là gấp 1,2 lần, do Ngân hàng đã
tăng cho vay trung và dài hạn lên và công tác thu hồi nợ trung và dài hạn đạt
hiệu quả cao. Trong giai đoạn kinh tế ngày càng không ổn định nhưng Ngân
hàng vẫn có thể vừa đảm bảo tăng trưởng tổng dư nợ để đạt mức lợi nhuận ổn
định, vừa đảm bảo an toàn nguồn vốn và nhu cầu thanh khoản khi cần thiết.
Đó là do hiệu quả làm việc tốt của nhân viên Ngân hàng trong công cho vay
và thu hồi nợ.
44
Bảng 4.16 Dư nợ theo thời hạn tín dụng của NH 6 tháng đầu năm 2012 và
2103
Chỉ tiêu
Ngắn hạn
Trung và dài hạn
Tổng
6T 2012
6T 2013
55.641
16.620
72.262
194.729
26.749
221.478
ĐVT: Triệu đồng
6T2013 so với 6T2012
Số tiền
Tỷ lệ(%)
139.088
249,97
10.129
60,94
149.216
206,49
Nguồn: Phòng khách hàng Oceanbank Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2012, 2013
Đến 6 tháng đầu năm 2013 tổng dư nợ tăng 149.216 triệu đồng, Ngân
hàng đạt mức tăng trưởng ổn định về dư nợ. Trước tình hình kinh tế gặp nhiều
khó khăn như hiện nay nhưng tổng dư nợ vẫn tăng là do các doanh nghiệp và
cá nhân kinh doanh thuận lợi nên doanh số cho vay khách hàng của Ngân hàng
vẫn đạt ở mức cao, chiếm tỷ trọng cao nhất là cho vay ngắn hạn gần 90% tổng
doanh số cho vay. Do việc cho vay ngắn hạn chủ yếu đáp ứng nhu cầu vốn
hiện tại đang thiếu hụt của các doanh nghiệp và cá nhân nên khi kinh doanh
có hiệu quả sẽ có thể trả lại số vốn vay của ngân hàng, thêm vào đó các
hoạt động kinh doanh có chu kỳ kinh tế ngắn thường ít bị ảnh hưởng bởi
yếu tố thị trường nên trong điều kiện hiện tại các cơ sở kinh doanh có thể thu
được lợi nhuận và thanh toán các khoản nợ cho Ngân hàng. Vì thế mà dư nợ
ngắn hạn tăng cao, 6 tháng đầu năm 2013 tăng gấp 2,5 lần so với cùng kỳ năm
trước.
Ngoài ra, doanh số cho vay trung và dài hạn vẫn được Ngân hàng duy trì
ở mức ổn định nên dư nợ trung và dài hạn vẫn đạt mức tăng trưởng tốt tăng
60,94% so với cùng kỳ 2012. Nguyên nhân là do trong những năm qua các
doanh nghiệp cũng đã quan tâm đến nguồn vốn vay dài hạn để đầu tư cùng
những ưu đãi về lãi suất của Nhà nước, hiện tại lãi suất trên thị trường đã giảm
nhằm giúp các doanh nghiệp, cá nhân mạnh dạn đầu tư và chính đều này làm
cho dư nợ trung và dài hạn tăng lên. Đạt được kết quả này do sự cố gắng nỗ
lực trong công tác của tất cả nhân viên trong Ngân hàng.
4.2.3.2 Dư nợ theo thành phần kinh tế
Để hiểu rõ hơn về mức dư nợ của ngân hàng đối với thành phần kinh tế
ta sẽ tiềm hiểu thông qua bảng số liệu dưới đây:
45
Bảng 4.17 Dư nợ theo thành phần kinh tế của NH từ tháng 12 năm 2010 đến
năm 2012
Khoản mục
Cty cổ phần
Cty TNHH
DNTN
HTX
Cá nhân
Tổng
Năm
2010
220
Năm
2011
35.681
Năm
2012
47.350
530
4
11
95
860
86.030
658
1.831
15.398
139.598
109.028
780
2.315
21.194
180.667
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2012 so với 2011
Số tiền
Tỷ lệ(%)
11.669
32,70
22.998
122
484
5.798
41.069
26,73
18,49
26,42
37,63
29,42
Nguồn: Phòng khách hàng Oceanbank Cần Thơ năm 2010, 2011, 2012
Trong nền kinh tế khó khăn, bất động sản đóng băng, hàng tồn kho ứ
động mà dư nợ của ngân hàng vẫn tăng qua các năm. Tổng dư nợ năm 2012 so
với năm 2011 tăng 29,42%, Ngân hàng chỉ mới thành lập vào cuối năm 2010,
nhưng nhìn bảng số liệu trên ta thấy đây là kết quả khả quan cho Ngân hàng,
Ngân hàng vẫn giữ mức tăng trưởng ổn định và tăng qua các năm, từ kết quả
trên ta thấy được hoạt động tín dụng của ngân có nhiều thuận lợi trong những
năm đầu mới thành lập, tạo thuận lợi cho ngân trong việc mở rộng quy mô của
mình. Để duy trì mức tăng trưởng dư nợ, ngân hàng đã tăng cường huy động
vốn trong những năm qua để đảm bảo tính thanh khoản cho Ngân hàng khi
khách hàng có nhu cầu rút vốn đột xuất, khả năng thanh khoản của Ngân hàng
cao sẽ tạo được lòng tin của khách hàng. Đạt được quả này là do sự cố gắng
trong công tác huy động, cho vay và thu hồi nợ của Ban giám đốc và toàn thể
nhân viên, để Oceanbank Cần Thơ ngày càng phát triển và lớn mạnh.
46
Bảng 4.18 Dư nợ theo thành phần kinh tế của NH 6 tháng đầu năm ( 2012 –
2013)
Khoản mục
Cty cổ phần
Cty TNHH
DNTN
HTX
Cá nhân
Tổng
6T/2012
6T/2013
18.940
43.610
311
925
8.476
72.262
56.619
136.491
1.036
2.901
24.429
221.476
ĐVT: Triệu đồng
Chệnh lệch
(6T/2013)/(6T/2012)
Số tiền
Tỷ lệ (%)
37.679
198,94
92.881
212,98
725
233,41
1.976
213,64
15.953
188,20
149.214
206,49
Nguồn: Phòng khách hàng Oceanbank Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2012, 2013
Bước qua 6 tháng đầu năm 2013, tuy nền kinh tế vẫn còn khó khăn
nhưng dư nợ của Ngân hàng vẫn ở mức tăng trưởng cao. Cụ thể là dư nợ cho
vay của công ty cổ phần tăng 198,94%, công ty trách nhiệm hữu hạn tăng
212,98%, doanh nghiệp tư nhân tăng 233,41%, hợp tác xã tăng 213,64%, cá
nhân tăng 188,2% so với cùng kỳ năm 2012. Doanh số cho vay của Ngân hàng
vẫn tăng nhưng do những tháng đầu năm nên một số khoản vay chưa đến hạn
và do Ngân hàng vẫn duy trì mức tăng trưởng huy động vốn, để tăng cường
khả nâng thanh khoản cho Ngân hàng trong tình hình kinh tế có nhiều biến
động như hiện nay. Đây là kết quả đáng khích lệ đối với phòng khách hàng
doanh nghiệp và phòng khách hàng cá nhân.
4.2.3.3 Dư nợ theo ngành kinh tế
Cũng giống như dư nợ theo thời hạn tín dụng, dư nợ theo ngành, lĩnh
vực kinh tế cũng có mức dư nợ khác nhau tùy vào từng ngành kinh tế mà
Ngân hàng cho vay và được thể hiện cụ thể dưới đây:
47
Bảng 4.19 Dư nợ theo ngành kinh tế của NH từ tháng 12 năm 2010 đến năm
2012
Khoản mục
CN và XD
TMDV
Khác
Tổng
Năm
2010
263
505
92
860
Năm 2011
Năm 2012
42.667
81.924
15.008
139.598
45.168
113.817
21.682
180.667
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2012 so với
năm 2011
Số tiền Tỷ lệ (%)
2501
5,86
31893
38,93
6.674
44,48
41.069
29,42
Nguồn: Phòng khách hàng Oceanbank Cần Thơ năm 2010, 2011, 2012
Dư nợ của ngành công nghiệp và xây dựng đều tăng qua các năm. Cụ
thể: Năm 2012, dư nợ của ngành này tiếp tục tăng thêm 5,86% so với năm
2011, dư nợ ngành CN và XD tăng nhưng chưa cao. Nguyên nhân là do nền
kinh tế vẫn đang trong tình trạng khủng hoảng, nhưng được sự hỗ trợ từ phía
Nhà nước. Ngoài ra, TP Cần Thơ đang trên đà phát triển, thành phố đang ra
sức tân trang bộ mặt đô thị và chú trọng đầu tư vào công ngiệp để thành phố
ngày càng phát triển, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp và cá nhân trong sản
xuất và kinh doanh trong lĩnh vực CN và XD nên đã mạnh dạn mở rộng đầu
tư vào cơ sở hạ tầng, thiết bị hơn nên làm cho dư nợ nhóm này vẫn giữ vững
được mức ổn định.
Dư nợ của ngành T M D V v à n g à n h kinh tế khác đều tăng cao qua
các năm. Năm 2012, dư nợ ngành TMDV tăng 38,93%, ngành kinh tế khác
tăng 44,48% so với năm 2011. Cùng với quá trình đô thị hóa ở TP Cần Thơ thì
nhu cầu đời sống của người dân cũng tăng lên, do đó các loại hình kinh doanh
dịch vụ càng có nhu cầu cao nên thu hút được các doanh nghiệp đầu tư vốn
vào lĩnh vực kinh doanh này. Vì vậy, doanh số cho vay ngành TMDV và
ngành kinh tế khác luôn cao qua các năm. Việc kinh doanh thuận lợi giúp
Ngân hàng thu hồi nợ đúng hạn. Từ đó ta có thể thấy dư nợ của Ngân hàng
luôn tăng qua các năm.
48
Bảng 4.20 Dư nợ theo ngành kinh tế của NH từ 6 tháng đầu năm 2012 đến 6
tháng đầu năm 2013
Khoản mục
6T 2012
6T 2013
ĐVT: Triệu đồng
6T/2013 so với 6T/2012
Số tiền
Tỷ lệ (%)
49.628
274,71
84.453
185,51
18.065
45.525
67.693
129.978
Khác
8.671
23.807
15.136
174,55
Tổng
72.262
221.478
149.216
206,50
CN và XD
TMDV
Nguồn: Phòng khách hàng Oceanbank Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2012, 2013
Xem xét số liệu trên ta thấy qua 6 tháng đấu năm 2013, tổng dư nợ cho
vay của Ngân hàng tăng 149.216 triệu đồng, tăng 206,5% so với cùng kỳ năm
trước. Mục tiêu của Ngân hàng là tăng trưởng dư nợ tín dụng đạt mức ổn định.
Dư nợ của ngành CN và XD tăng cao tăng 49.628 triệu đồng, tăng 272,4% so
với cùng kỳ năm 2012. Việc sử dụng vốn va y với lãi suất ưa đãi để mở rộng
đầu tư của các doanh nghiệp trong giai đoạn này có bước tiến mới và điều này
đã làm cho dư nợ có chiều hướng gia tăng.
Dư nợ của ngành thương nghiệp vào 6 tháng đầu năm 2013 tăng
185,5% so với cùng kỳ năm trước. Môi trường kinh doanh của ngành vào
đầu năm 2013 đã được cải thiện rõ rệt, sự giao thương với các vùng lân cận
được đẩy mạnh hơn nên đã tạo nguồn thu tốt cho các nhà đầu tư cùng với sự
quan tâm của ngân hàng trong việc hỗ trợ lãi suất cho vay của Ngân hàng,
doanh số cho vay tăng làm tăng dư nợ cho vay trong lĩnh vực này. Bước qua 6
tháng đầu năm 2012, dư nợ thuộc nhóm ngành kinh tế khác tăng 174,5% so
với cùng kỳ năm trước. Tuy nền kinh tế ngày càng khó khăn nhưng thời điểm
đầu năm là thời điểm kinh doanh có nhiều thuận lợi nhất nên doanh số cho vay
của Ngân hàng vẫn tăng trưởng ổn định ở mức cao nhưng do chưa đến kỳ hạn
trả nợ gốc và để đảm bảo lợi nhuận tăng trưởng ổn định nên Việc tăng mạnh
dư nợ cho thấy việc đầu tư đã có những cơ hội tốt giúp các nhà đầu tư tìm
kiếm được lợi nhuân từ thị trường và giúp Ngân hàng có thể thu hồi lại số vốn
cho vay.
4.2.4 Nợ xấu
Song song với việc mở rộng quy mô tín dụng, chất lượng tín dụng
luôn được Ngân hàng đặt lên hàng đầu. Hiện nay, tình hình nợ xấu tại các
Ngân hàng đang là vấn đề nóng bỏng. Vì nợ xấu chính là biểu hiện rõ nét
nhất của chất lượng tín dụng của ngân hàng mà tín dụng lại là khoản sinh lời
49
chủ yếu của ngân hàng. Khi nợ xấu phát sinh đồng nghĩa với khoản cho vay
đó của Ngân hàng đã gặp rủi ro, nguồn vốn của Ngân hàng bị chiếm dụng,
vòng quay vốn chậm không được tái đầu tư, không có khả năng đáp ứng nhu
cầu vốn của khách hàng làm ảnh hưởng đến thu nhập của Ngân hàng và có
khả năng mất cả vốn gốc và lãi. Do đó, Ngân hàng luôn cố gắng giảm lượng
nợ xấu xuống mức thấp nhất có thể.
4.2.4.1 Nợ xấu theo thời hạn tín dụng
Quan sát bảng sau để thấy được tình hình nợ xấu phân theo thời hạn
tín dụng:
Bảng 4. 21 Nợ xấu theo thời hạn tín dụng của NH từ tháng 12 năm 2010 đến 6
tháng đầu năm 2013
Khoản mục
Ngắn hạn
Trung và dài hạn
Tổng Nợ xấu
Năm
2010
-
Năm
2011
Năm
2012
6T
2012
ĐVT: Triệu đồng
6T2013 so với
6T
6T2012
2013
Số
Tỷ lệ
tiền
(%)
- 9.482 3.402 9.563
293
508
212
- 9.775 3.910 9.775
6.161
-296
5.865
181,12
-58,29
150,00
Nguồn: Phòng khách hàng Oceanbank Cần Thơ năm 2010, 2011, 2012, 6 tháng đầu năm
2012, 2013
Qua bảng số liệu ta thấy năm 2010 và năm 2011 ngân hàng chưa có nợ
xấu. Do ngân hàng thành lập vào cuối năm 2010 nên các thời hạn cho vay
chưa đến kỳ đáo hạn. Bước qua năm 2011 vẫn chưa có nợ xấu, nguyên nhân là
ở là các khoảng cho vay trung và dài hạn chưa đáo hạn. Đối với các khoảng
cho vay ngắn hạn do công tác thẩm định tín dụng của ngân hàng có hiểu quả
nên các khoảng cho vay ngắn hạn hoàn trả đúng hạn, điều này cho thấy được
hiểu quả thu hồi nợ của Ngân hàng. Đây là thành tích đáng kích lệ đối với
Ngân hàng khi mới đi vào hoạt động ở TP Cần Thơ.
Năm 2012 nợ xấu của Ngân hàng tăng lên đáng kể. Tổng nợ xấu của
Ngân hàng 9.775 triệu đồng. Do thị trường tiền tệ có nhiều biến động, lạm
phát tăng cao, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, việc kinh doanh của doanh
nghiệp gặp không thuận lợi, việc sản xuất bị trì hoãn, hàng tồn kho gia tăng.
Vì vậy, các doanh nghiệp chưa có khả năng trả nợ. Trong đó, nợ ngắn hạn là
9.482 triệu đồng, nợ trung và dài hạn là 293 triệu đồng. Nợ ngắn hạn chiếm tỷ
trọng cao do doanh số cho vay của Ngân hàng chủ yếu là cho vay ngắn hạn.
50
Sáu tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 tổng nợ xấu tăng
5.865 triệu đồng, tăng 1,5 lần. Trong đó, nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao
chiếm 97% tổng nợ xấu, nợ ngắn hạn tăng do hoạt động cho vay của Ngân
hàng tập trung cho vay ngắn hạn. Do ảnh hưởng cua khủng hoảng kinh tế, việc
kinh doanh khó khăn, tồn đọng lượng lớn hàng tồn kho, do công tác thu hồi nợ
vẫn còn nhiều hạn chế nên nợ xấu theo thời hạn ngắn hạn gia tăng. Nợ xấu
trung và dài 6 tháng đầu năm 2013 có xu hướng giảm 58,29% so với cùng kỳ
năm trước do các khoảng cho vay này chiếm tỷ trọng thấp, tài sản đảm bảo có
giá cao, do công tác thẩm định và công tác thu hồi nợ của các khoảng cho vay
này có hiệu quả.
4.2.4.2 Nợ xấu theo thành phần kinh tế
Đối với nợ xấu theo thành phần kinh tế chỉ phát sinh nợ xấu ở công ty
trách nhiệm hữu hạn và một phần của cá nhân, các thành phần khác không
phát sinh nợ xấu. Do Ngân hàng cho vay chủ yếu là công ty trách nhiệm hữu
hạn. Cụ thể:
Bảng 4.22 Nợ xấu theo thành phần kinh tế của NH từ tháng 12 năm 2010 đến
6 tháng đầu năm 2013
Khoản mục
Cty CP
Cty TNHH
DNTN
HTX
Cá nhân
Tổng
Năm Năm
2010 2011
-
-
Năm
2012
6T/2012 6T/2013
8.790
985
9.775
3.516
394
3.910
8.813
962
9.775
ĐVT: Triệu đồng
Chệnh lệch 6T
2013/6T 2012
Số
Tỷ lệ
tiền
(%)
5.297 150,65
568 144,16
5.865 150,00
Nguồn: Phòng khách hàng Oceanbank Cần Thơ năm 2010, 2011, 2012, 6 tháng đầu năm
2012, 2013
Qua bảng trên ta thấy nợ xấu chỉ hiện ở công ty trách nhiệm hữu hạn và
cá nhân. Năm 2010 và năm 2011 chưa có nợ xấu do ngân hàng mới thành lập
vào cuối năm 2010 do một phần các khoản cho vay chưa đến kỳ đáo hạn, một
phần do công tác thu hồi nợ của Ngân hàng có hiệu quả. Bước qua năm 2012
có xuất hiện nợ xấu ở công ty trách nhiệm hữu hạn khoản nợ xấu là 8.813 triệu
đồng, trong năm này cũng có nợ xấu đối với khách hàng cá nhân khoản nợ là
962 triệu đồng. Do hoạt động kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn gặp
51
khó khăn do hàng tồn kho nhiều, giá cả biến động, đồng vốn không được sử
dụng hiệu quả nên việc quay vòng vốn của người dân có nhiều khó khăn hơn.
Nên công tác thu hồi nợ gặp nhiều khó khăn, làm nợ xấu gia tăng.
Tuy tình hình kinh tế khó khăn nhưng các khoản cho vay của công ty cổ
phần chưa xuất hiện nợ xấu do cấu trúc vốn và tài chính của công ty cổ phần
linh hoạt nên các khoản cho vay đều thu hồi đúng kỳ hạn. Còn các khoản cho
vay đối với doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã chỉ chiếm tỷ trọng thấp, việc
kinh doanh gặp thuận lợi nên các khoản cho vay nay chưa có nợ xuất.
Qua 6 tháng đầu năm 2013 nợ xấu gia tăng. Cụ thể, nợ xấu của công ty
trách nhiệm hữu hạn tăng 5.297 triệu đồng, tăng 150,65% so với 6 tháng đầu
năm 2012, do tồn đọng của nợ củ vẫn chưa thu hồi được ở cuối năm 2012.
Chưa xuất hiện thêm nợ mới do kinh tế đầu năm 2013 đã đi vào ổn định, công
công tác thẩm định và thu hồi nợ của Ngân hàng có hiệu quả và một số khoản
vay chưa đến kỳ hạn đáo hạn.
4.2.4.3 Nợ xấu theo ngành kinh tế
Phân tích nợ xấu theo ngành kinh tế để biết được cho vay ngành kinh tế
nào gặp nhiều rủi ro, ngành kinh tế nào ít rủi ro. Cụ thể:
Bảng 4.23 Nợ xấu theo ngành kinh tế của NH từ tháng 12 năm 2010 đến sáu
tháng đầu năm 2013
Khoản mục
CN và XD
TMDV
Khác
Tổng
Năm
2010
-
Năm
2011
Năm
2012
6T
2012
6T
2013
-
6.843
1.955
978
9.775
2.737
782
391
3.910
6.430
2.383
962
9.775
ĐVT: Triệu đồng
6T 2013 so với
6T 2012
Tỷ lệ
Số tiền
(%)
3.693 134,93
1.601 204,73
571 146,04
5.865 150,00
Nguồn: Phòng khách hàng Oceanbank Cần Thơ năm 2010, 2011, 2012, 6 tháng đầu năm
2012, 2013
Như đã phân tích ở trên năm 2010 và năm 2011 chưa xuất hiện nợ xấu.
Do việc kinh doanh ở năm 2011 không thuận lợi nên bước qua năm 2012 nợ
xấu xuất hiện, chiếm tỷ trọng cao nhất là ngành CN và XD, nợ xấu là 6.843
triệu đồng. Ngành CN và XD là ngành mang nhiều lợi nhuận do TP Cần Thơ
đang tập trung cho việc tân trang bộ mặt đô thị nhưng do tác động của lạm
phát và thị trường bất động sản đóng băng dẫn đến thiếu vốn, lãi suất cao, hiệu
52
quả kinh doanh giảm sút, làm cho doanh số thu nợ của ngân hàng giảm sút.
Doanh số cho vay của ngành TMDV chiếm trọng cao nhất trong tổng doanh số
cho vay của ngân hàng, do mức sống của người dân được nâng cao nên việc
kinh doanh của ngành TMDV gặp thuận lợi, nhưng do tác động của nền kinh
tế khó khăn nên nợ xấu vẫn xuất hiện ở lĩnh vực này. Hoạt động kinh doanh
của các ngành kinh tế khác cũng chịu tác động của lạm phát, giá cả biến động
nên bước qua năm 2012 nợ xấu xuất hiện, nợ xấu của ngành kinh tế các là 978
triệu đồng.
Được sự hỗ trợ của Nhà nước các doanh nghiệp đã dần dần đi vào hoạt
động ổn định, nhưng lượng tồn kho vẫn còn nhiều, giá cả biến động, tình trạng
này làm cho nợ xấu 6 tháng đầu năm của ngân hàng gia tăng. Cụ thể, nợ xấu
ngành CN và XD tăng 134,93%, ngành TMDV tăng 204,73 %, ngành kinh tế
khác 146,04 % so với cùng kỳ năm trước. Do đó, Ngân hàng cần phải chặt chẽ
hơn trong công tác thẩm định và thu hồi nợ. Vì nợ xấu tăng sẽ làm khả năng
thanh khoản của Ngân hàng giảm và làm mất lòng tin nơi khách hàng.
4.3 MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA
NGÂN HÀNG
Ngân hàng cũng giống như một doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh vì
mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa rủi ro. Lợi nhuận mà ngân hàng
mong đợi phải đạt cả về chất và lượng. Qua phần phân tích thực trạng hoạt
động tín dụng tại ngân hàng, từ đó ta có thể thấy được đôi nét về hoạt động
tín dụng của ngân hàng diễn ra như thế nào. Và để có thể thấy rõ hơn tình
hình hoạt động tín dụng của ngân hàng và có những đánh giá tương đối
chính xác trong hoạt động tín dụng trong thời gian qua, thì cần phải dựa
vào một số chỉ tiêu tài chính để đánh giá. Từ đó, ta có thể nhận thấy năng
lực và hiệu quả của ngân hàng trong việc quản lý tín dụng.
53
Bảng 4.24: Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng tại NH từ năm 2011 đến năm 2012
Các khoản mục
Đơn vị tính
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1. Doanh số cho vay
Triệu đồng
860
334.654
547.748
2. Vốn huy động
Triệu đồng
21.720
144.375
179.942
3. Doanh số thu nợ
Triệu đồng
195.916
506.679
4. Dư nợ
Triệu đồng
860
139.588
180.654
5. Dư nợ bình quân
Triệu đồng
139.588
160.121
6. Dự phòng rủi ro
Triệu đồng
6
1046
2.414
7. Tổng nguồn vốn
Triệu đồng
21.863
148.701
184.927
8. Tổng nợ xấu
Triệu đồng
9.775
9. Dư nợ/vốn huy động (4:2)
%
3,96
96,68
100,40
10. Dư nợ/tổng nguồn vốn (4:7)
%
3,93
93,87
97,69
11. Hệ số thu nợ (3:1)
%
0,59
0,93
12. Tỷ lệ nợ xấu (8:4)
%
5.41
13. Hệ số dự phòng RRTD (6:4)
%
0,70
0,75
1,34
14. Vòng quay vốn tín dụng (3:5)
Vòng
1,40
3,16
6T/2012
219.099
71.977
202.672
72.262
64.048
966
73.971
3.910
100,40
97,69
0,93
5.41
1,34
3,16
Nguồn: Phòng khách hàng Oceanbank Cần Thơ năm 2010, 2011, 2012 6 tháng đầu năm 2012, 2013
54
6T/2013
225.051
286.297
165.263
221.478
142.763
5.027
388.122
9.775
77,36
57,06
0,73
4,41
2,27
1,16
4.3.1 Dư nợ trên vốn huy động
Chỉ tiêu này xác định kết quả đầu tư của 1 đồng huy động vốn và quy
mô hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, cũng như khả năng tự lực kinh
doanh của Ngân hàng đối với khoản đi vay để cho vay. Chỉ tiêu này quá lớn
hay quá nhỏ đều không tốt. Nếu chỉ tiêu này quá lớn cho thấy khả năng huy
động vốn của ngân hàng thấp. Ngược lại, nếu chỉ tiêu này quá nhỏ cho thấy
việc sử dụng vốn huy động của Ngân hàng chưa hiệu quả.
Qua phân tích trên ta thấy năm 2010 chỉ tiêu nay quá nhỏ chỉ có 3,96%,
điều này có nghĩa là trong 100 đồng vốn huy động thì chỉ sử dụng 3,96 đồng
cho vay, cho thấy nguồn vốn huy động chưa được sử dụng hiệu quả. Nguyên
nhân do Ngân hàng thành lập vào cuối năm 2010 nên còn gặp khó khăn trong
việc tìm kiếm khách hàng. Mặc khác, Ngân hàng đang tập trung vào huy động
vốn để nâng cao khả năng thanh khoản trong buổi đầu thành lập, tạo dựng
lòng tin nơi khách hàng. Qua năm 2011 chỉ tiêu này đã tăng lên 96,68%. Cho
thấy hoạt động cho vay của ngân hàng được cải thiện và tăng cao đáng kể,
lượng vốn huy động gần như được sử dụng tuyệt đối. Do Ngân hàng đã xác
định được khách hàng mục tiêu của mình là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu
nhỏ, hộ kinh doanh, Ngân hàng đưa ra các chương trình khuyến mãi với mức
lãi suất hấp dẫn 16% - 17%/năm, nên đã thu hút khách hàng đến vay vốn. Năm
2012 nhằm chia sẽ những khó khăn với khách hàng có nhu cầu về vốn để thúc
đẩy sản xuất kinh doanh nên Ngân hàng triển khai cho vay ngắn hạn với lãi
suất ưu đãi chỉ 14%/năm trong 3 tháng đầu nên dư nợ trên vốn huy động là
100,4%, tiếp tục tăng so với năm trước, lượng vốn huy động được sử dụng tối
đa và sử dụng thêm một phần nhỏ nguồn vốn điều chuyển từ hội sở. Với sự nỗ
lực hết mình trong công tác cho vay cũng như huy động vốn, đây là thành tích
đáng khích lệ đối với Ngân hàng.
Bước qua 6 tháng đầu năm 2013 dư nợ trên vốn huy động đã giảm xuống
77,36%. Cho thấy nguồn vốn huy động của ngân hàng ngày càng tăng, đảm
bảo khả năng thanh khoản. Nhưng Ngân hàng cần đẩy mạnh công tác cho vay,
việc sử dụng ngày càng nhiều nợ thì sẽ dẫn đến việc chi phí hoạt động ngày
càng tăng làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng.
4.3.2 Dư nợ trên tổng nguồn vốn
Dựa vào chỉ tiêu này cho thấy mức độ tập trung vốn tín dụng, khả năng
sử dụng vốn để cho vay của ngân hàng. Chỉ tiêu này càng cao thì khả năng sử
dụng vốn càng cao, ngược lại càng thấp thì Ngân hàng đang bị trì tuệ vốn, sử
dụng vốn bị lãng phí, có thể ảnh hưởng đến doanh thu của ngân hàng.
55
Năm 2010 chỉ tiêu này quá thấp, việc sử dụng vốn không có hiệu quả do
ngân hàng mới thành lập hoạt động kinh doanh chưa ổn định. Từ các chi tiêu
phân tích trên ta thấy năm 2011 và năm 2012 hoạt động của Ngân hàng đi vào
ổn định chỉ tiêu dư nợ trên tổng nguồn vốn đạt mức tăng trưởng tốt. Cụ thể,
năm 2011 là 93,87% đến năm 2012 tăng lên 97,69% do ảnh hưởng của khủng
hoảng kinh tế làm cho hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế không
thuận lợi làm kéo dài thời hạn trả nợ của khách hàng làm cho dư nợ trên tổng
nguồn vốn tăng. Bước qua 6 tháng đầu dư nợ trên tổng nguồn vốn giảm chì
còn 57,06%. Do nền kinh tế có nhiều thuận lợi hơn các năm vừa qua, và do
các khoản cho vay và công tác thu hồi nợ của Ngân hàng ngày càng chặt chẽ
hơn nên dư nợ của ngân hàng giảm dần.
4.3.3 Hệ số thu nợ
Đây là một chỉ tiêu cũng vô cùng quan trọng trong hoạt động tín dụng
của Ngân hàng. Trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2012 ta thấy hệ số thu
nợ cho vay của Ngân hàng tăng, Từ đó, ta có thể thấy được công tác thẩm định
món vay cũng như theo dõi việc sử dụng vốn của Ngân hàng được kiểm soát
chặt chẽ trong thời buổi kinh tế khó khăn như hiện nay. Tỷ lệ này càng cao
cho thấy hiệu quả của các món vay ngày càng tăng, việc cho vay đúng mục
đích và đúng đối tượng ngày càng được ngân hàng quản lý tốt hơn. Từ đó,
mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận của Ngân hàng cũng sẽ thuận lợi hơn. Đến 6
tháng đầu năm 2013 hệ số này lại giảm. nguyên nhân là do tình trạng giảm sức
mua trên thị trường, làm cho việc kinh doanh của khách hàng không hiệu quả,
gây khó khăn cho Ngân hàng trong công tác thu hồi nợ.
4.3.4 Tỷ lệ nợ xấu
Qua phân tích trên ta thấy năm 2010, năm 2011 chưa xuất hiện nợ xấu.
Nguyên nhân là do Ngân hàng mới thành lập vào cuối năm 2010 nên một số
khoản vay chưa đến hạn, một phần là do công tác thu hồi nợ của Ngân hàng
được thực hiện tốt. Năm 2012 xuất hiện nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu là 5,41%, bước
qua 6 tháng đầu năm 2013 tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 4,41%. Qua đó, ta
thấy tình hình chất lượng tín dụng tại ngân hàng đang được cải thiện, khả
năng quản lý tín dụng của Ngân hàng trong khâu cho vay và thu hồi nợ đối
với các khoản vay được chú trọng và thực hiện khá tốt. Trong sự biến
động của thị trường, lạm phát và lãi suất, Ngân hàng luôn chú trọng, quan
tâm đến khâu thẩm định trước khi quyết định cho vay và luôn đôn đốc khách
hàng trong việc thu hồi nợ cho nên đã làm cho tình hình nợ xấu của Ngân hàng
giảm đi.
56
4.3.5 Hệ số phòng ngừa rủi ro tín dụng
Hệ số này cho biết khả năng bù đắp rủi ro của Ngân hàng khi có
những chuyển biến xấu trong hoạt động tín dụng. Trong các năm qua thì hệ số
này có chiều hướng tăng và tăng nhanh, từ 0,7% năm 2010 đã tăng lên
2,24% ở 6 tháng đầu năm 2013. Do giá trị của các tài sản thế chấp cho Ngân
hàng đăc biệt là đất biến động nhiều, từ đó số tiền trích dự phòng rủi ro tăng
lên. Hệ số này luôn tăng trong thời gian qua vì do nợ xấu có những biến động
theo những biến động của thị trường nên từ đó số tiền trích dự phòng rủi ro sẽ
tăng. Vì vậy, Ngân hàng cần phải xem xét kỹ các quyết định trước khi cho
vay, nhằm giảm tỷ lệ nợ xấu và rủi ro cho Ngân hàng.
4.3.6 Vòng vay tín dụng
Vòng quay vốn tín dụng đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, và
thể hiện thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm của một Ngân hàng. Trong các
năm qua, vòng quay vốn tín dụng của Ngân hàng luôn lớn hơn 1, năm 2010
vòng quay tín dụng từ 1,4 ở năm 2011 tăng lên 3,16 vào năm 2012, và giảm
xuống còn 1,16 ở 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân là nợ xấu Ngân hàng
tăng vào năm 2012, cùng với sự mở rộng quy mô tín dụng trong những năm
trước. Tất cả điều đó góp phần làm giảm tốc độ luân chuyển vốn tín dụng
tại ngân hàng và thời gian thu hồi nợ của Ngân hàng đã thấp hơn so với
trước. Do đặc thù của Ngân hàng là cho vay ngắn hạn, thế nên để hoạt động
của Ngân hàng tốt hơn đòi hỏi Ngân hàng cần có những biện pháp nâng cao
công tác thu hồi nợ, đồng thời hạn chế cho vay những mục đích, đối tượng
kém hiệu quả nhằm làm vòng quay tín dụng tăng trở lại, tạo điều kiện cho việc
tăng lợi nhuận của Ngân hàng.
57
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NĂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT
ĐỘNG CHO VAY TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI
DƯƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ
5.1 ĐIỂM MẠNH VÀ HẠN CHẾ
5.1.1 Điểm mạnh
- Ngân hàng TMCP Đại Dương định hướng phát triển trở thành Ngân hàng
bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam. Trong những năm qua doanh số cho vay ở ngân
hàng có sự tăng trưởng đáng khích lệ. Oceanbank Cần Thơ đã đẩy mạnh hoạt
động tìm kiếm khách hàng, đa dạng hoá các loại hình, sản phẩm cho vay với
lãi suất phù hợp. Những năm qua khách hàng chủ yếu của Ngân hàng là doanh
nghiệp trong đó doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 90%. Oceanbank Cần Thơ có
nhiều chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, một phân khúc thị có
rất nhiều tiềm năng do các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm phần lớn tỷ trọng
trong tổng số doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam. Qua phân tích ta
thấy doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ ở khối doanh nghiệp luôn
chiếm tỷ trọng cao.
- Công tác thu hồi nợ của Ngân hàng được thực hiện hiệu quả thông qua
đánh giá hệ số thu nợ, vòng quay vốn tín dụng ở bảng 4.24. Điều này cho thầy
Oceanbank Cần Thơ thực hiện nghiêm chỉnh các quy định, quy trình trong
công tác cho vay, thẩm định, tìm hiểu thông tin khách hàng từ nhiều nguồn.
Từ thông tin tìm được phân tích, đánh giá hồ sơ khách hàng theo chỉ tiêu hạn
mức tín dụng, giúp Ngân hàng nâng cao chất lượng tín dụng và giảm thiểu
giời gian phê duyệt hồ sơ.
- Đội ngủ nhân viên trẻ nhưng được đào tạo nghiệp vụ kỹ càng, có trình
độ chuyên môn cao và chỉ đạo của Ban giám đốc Ngân hàng đã tạo ra môi
trường làm việc năng động, chặt chẽ. Do đó, từng bước trong quy trình cho
vay được phối hợp thực hiện một cách chính xác, nhanh chóng.
5.1.2 Hạn chế
- Doanh số cho vay tại Ngân hàng có sự phụ thuộc lớn vào một số
yếu tố như: Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng thì doanh số cho vay
ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trên 90%, doanh số cho vay trung và dài hạn
chiếm tỷ trọng thấp. Hoặc là doanh số cho vay theo thành ngành kinh tế thì
doanh số cho vay ngành thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng cao. Với biến
58
động của thị trường sẽ gây ra rủi ro cho Ngân hàng khá cao.
- Hiện nay, số lượng cán bộ tín dụng của Ngân hàng còn hạn chế nên
ngân hàng gặp phải khó khăn trong công tác thẩm định, theo dõi và quản lý
món vay, mất nhiều thời hơn để giải quyết nhu cầu vay vốn của khách hàng.
Một số cán bộ tín dụng trẻ, còn thiếu kinh nghiệm trong công tác thẩm định.
Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của khoản vay. Do đó, đòi hỏi
Ngân hàng phải thận trọng hơn, đặc biệt là trong tình hình kinh tế có nhiều
biến động như hiện nay.
- Nợ xấu của Ngân hàng có xu hướng tăng qua các năm nếu không đưa
ra biện pháp và cách xử lý thì nó sẽ là gánh nặng chi phí cho ngân hàng, suy
giảm khả năng huy động vốn và cho vay đối với nền kinh tế, làm giảm lòng tin
của khách hàng.
5.2 GIẢI PHÁP
5.2.1 Giải pháp về cho vay tín dụng
- Ngân hàng không nên tập trung cho vay vào một đối tượng, ngành nghề
kinh tế, hay thời hạn tín dụng mà nên cho vay tất cả các thành phần kinh tế, ở
tất cả các thời hạn. Để phân tán rủi ro thì ngân hàng cần đa dạng hóa các
nghiệp vụ cho vay, từ đó hạn chế được rủi ro từ khách hàng, mặt khác giúp
đảm bảo sự phát triển đồng bộ của tất cả các thành phần kinh tế và các kỳ hạn
cho vay của ngân hàng.
- Do Ngân hàng mới thành lập nên các khách hàng cá nhân còn e ngại
khi đến Ngân hàng vay vốn hay gửi tiền tiết kiệm. Vì vậy, Ngân hàng cần
thành lập thêm phòng Marketing, phòng này sẽ đảm nhận nhiệm vụ marketing
cho Ngân hàng, tìm hiểu và phân tích thị trường, đưa ra các chiến lược kinh
doanh. Vì vậy, phải lựa chọn những người am hiểu thị trường tiền tệ, giao tiếp
tốt, biết được nhu cầu của khách hàng, để có thể cung cấp các sản phẩm và
dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Việc thành lập thêm phòng
Marketing đòi hỏi Ngân hàng phải bỏ ra một khoảng chi phì. Nhưng nếu
phòng Marketing hoạt động có hiệu quả sẽ đem về lợi nhuận cho Ngân hàng.
5.2.2 Mở rộng quy mô hoạt động
Oceanbank Cần Thơ mới thành lập vào ngày 6 tháng 12 năm 2010 còn
khá nhiều người chưa biết đến Oceanbank Cần Thơ. Vì vậy, Ngân hàng cần
phải mở rộng quy mô. Ngân hàng nên mở thêm phòng giao dịch, máy ATM ở
những khu vực đông dân cư, người dân ở TP Cần Thơ thích sự tiện lợi, Ngân
hàng có thể mở phòng giao dịch tại siêu thị, trung tâm mua sắp. Vì ở những
nơi đó tập trung một lượng đông khách hàng tiềm năng và có thể quảng bá
59
hình ảnh của Ngân hàng cũng như quy mô của Ngân hàng, tạo dựng được
niềm tin nơi khách hàng.
5.2.3 Nâng cao nghiệp vụ tín dụng của phòng khách hàng doanh
nghiệp và phòng khách hàng cá nhân
Các nhân viên phòng khách hàng cá nhân và doanh nghiệp thực hiện
nghiêm túc các quy chế cho vay theo đúng quy định của ngân hàng. Vì thế cần
phải tiếp tục phát huy:
- Cho vay phải đúng quy định: hồ sơ vay vốn phải đầy đủ thủ tục giấy tờ,
đầy đủ tính pháp lý, dự án sản xuất phải phù hợp với chương trình phát
triển kinh tế, đảm bảo tính thực thi và có hiệu quả.
- Khi giải quyết cho vay: phải tính toán nhu cầu một cách chính xác, cho
vay đúng mục đích, đúng đối tượng, đúng theo quyền phán quyết, thời gian
cho vay, đảm bảo an toàn vốn hạn chế rủi ro và nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn.
- Định kỳ hạn nợ, gia hạn nợ: phải phù hợp với chu kỳ sản xuất của
đối tượng vay vốn và khả năng tận dụng nguồn vốn tổng hợp để trả nợ.
- Nâng cao trình độ cán bộ tín dụng: Cán bộ tín dụng phải là người có
chuyên môn, có năng lực, biết nhu cầu của khách hàng, ngoài am hiểu về thị
trường tiền tệ còn phải hiểu biết về các lĩnh vực kinh doanh. Từ đó có thể dự
đoán được những biến động trong kinh doanh của khách hàng.
5.2.4 Tăng cường vốn huy động
Công tác huy động vốn của ngân hàng những năm qua đều ở mức tăng
trưởng tốt. Ngân hàng cần phải giữ vững và tiếp tục phát huy. Nguồn vốn huy
động chủ yếu của Ngân hàng là huy động từ các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng
rất cao, trong khi đó thì huy động vốn từ dân cư lại chiếm tỷ trọng thấp. Ngân
hàng tiếp tục thế mạnh huy động vốn từ các tố chức kinh tế. Mặt khác, Ngân
hàng cần có kế hoạch marketing phù hợp để có thể khai thác nguồn vốn từ dân
cư, đây là nguồn vồn tiềm năng mà Ngân hàng cần phải khai thác như vậy
Ngân hàng cần đa dạng hoá các loại hình tiếp thị và khuyến mãi để thu hút
khách hàng. Ngân hàng chú trọng ưu tiên huy động vốn có kỳ hạn dài. Nguồn
vốn dài hạn có thể đảm bảo tính thanh khoản của ngân hàng mà còn tạo dựng
được lòng tin nơi khách.
5.2.5 Giải pháp nợ xấu
Xử lý nợ xấu phải đi đôi với việc ngăn nợ xấu tiếp tục phát sinh. Nếu
chỉ dừng lại ở việc giải quyết mà không nâng cao chất lượng hoạt động thì
60
nợ xấu sẽ trở lại với quy mô lớn hơn nhiều. Một số giải pháp ngăn ngừa nợ
xấu phát sinh có thể được áp dụng như:
- Nâng cao công tác kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn vay của
khách hàng sau khi giải ngân. Từ đó, có thể biết được khách hàng sử dụng vốn
vay đúng mục đích hay chưa, nếu không đúng mục đích ban đầu vay vốn
Ngân hàng có thể thu hồi lại vốn vay.
- Kiên quyết xử lý các cán bộ vi phạm trong công tác cho vay, thẩm định
như: cho các khách hàng không có nguồn trả nợ vay, hay khách hàng sử dụng
vốn vay không đúng mục đích. Các cán bộ này nếu vi phạm ở mức độ nhẹ thì
có thể cảnh cáo, kỷ luật trước toàn thể nhân viên Ngân hàng, nếu vi phạm
nhiều lần hay ở mức độ nặng hơn thì có thể nhờ sự can thiệp của pháp luật.
- Đ ể gi ả i quyết tình trạng sức mua giảm, ngân hàng có thể tăng cho
vay tiêu dùng để kích cầu. Tăng cho vay tiêu dùng bằng cách giảm lãi suất đối
với những khách hàng có nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích cá nhân
như: mua nhà, xây dựng, sửa chữa nhà, mua ô tô, đầu tư kinh doanh và tiêu
dùng.
61
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN
Cũng giống như tất cả các Ngân hàng thương mại khác hoạt động chính
đem về thu nhập lớn cho Oceanbank là hoạt động cho vay. Vì vậy, Oceanbank
Cần Thơ luôn chú trọng nâng cao chất lượng hoạt động cho vay, cũng như
hoạt động tín dụng nói chung trong những năm qua.
Trong suốt quá trình hoạt động Oceanbank Cần Thơ đã phấn đấu vươn
lên và đạt được những thành tựu đáng kể trong công cuộc công nghiệp hóa,
hiện đại hóa và quá trình đô thị hóa của TP Cần Thơ. Với những cố gắng của
mình trong hoạt động cho vay Oceanbank Cần Thơ, lợi nhuận của ngân hàng
ngày càng tăng trưởng ổn định.
Trong giai đoạn từ cuối năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013, Oceanbank
Cần Thơ đã đạt được những kết quả khả quan, tình hình huy động vốn, tổng
doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ cho vay cá nhân đều giữ được
mức tăng trưởng ổn định qua các năm, chứng tỏ uy tín và thương hiệu của
Ngân hàng ngày càng được nhiều khách hàng biết đến.
Tình hình nợ xấu ở mức có thể kiểm soát được. Điều này cho thấy hoạt
động cho vay cũng như công tác thu hồi nợ của Oceanbank Cần Thơ ngày
càng được nâng cao và được kiểm soát chặt chẽ hơn trong giai đoạn kinh tế
khó khăn như hiện nay.
Hiện nay, hoạt động cho vay chủ yếu của Ngân hàng là cho vay doanh
nghiệp với thời hạn ngắn, luôn đem về thu nhập cao và chiếm tỷ lệ cao trong
thu nhập của ngân hàng. Hoạt động tín dụng doanh nghiệp nói chung cũng
như cho vay doanh nghiệp nói riêng được xem là chiến lược kinh doanh hợp
lý và hiệu quả nhất trên địa bàn TP Cần Thơ vì nhu cầu về vốn của khách hàng
doanh nghiệp trên địa bàn là rất cao và ngày càng có triển vọng. Hoạt động
cho vay đối với khách hàng cá nhân vẫn được Ngân hàng chú trọng nhưng
chịu sự cạnh tranh từ các Ngân hàng khác trên địa bàn vì thế doanh số cho vay
khách hàng cá nhân trong thời gian qua chiếm tỷ trọng chưa cao.
Đạt được kết quả trên là nhờ sự lãnh đạo đúng đắn của Ban giám đốc,
tinh thần đoàn kết nội bộ và phong cách phục vụ chu đáo, tận tình. Bên cạnh
đó là sự đóng góp của toàn thể nhân viên Ngân hàng với tinh thần trách nhiệm
cao và sự năng động trong công việc.
62
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thái Văn Đại, (2008). Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương
mại. Đại Học Cần Thơ.
2. Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt (2010). Bài giảng Quản
trị ngân hàng. Đại Học Cần Thơ.
3. Trần Ái Kết và cộng sự, (2008). Giáo trình lí thuyết tài chính tiền tệ.
Nhà xuất bản Giáo Dục.
4. Trần Đức Hiệp, (2012). Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Giồng Giềng, đại học. Đại học
Cần Thơ.
5. Nguyễn Văn Khương, (2012). Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân
hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Cần Thơ – phòng
giao dịch Thốt Nốt, đại học. Đại học Cần Thơ.
6. Võ Ngọc Đông Thoại, (2012). Phân tích hoạt động cho vay doanh
nghiệp tại Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Cần Thơ, đại học. Đại học
Cần Thơ.
7. Sổ tay tín dụng của ngân hàng ngân hàng TMCP Đại Dương Cần Thơ.
8. Quyết định số 493/2005/QĐ – NHNN ngày 22/04/2005 của
Thống đốc NHNN quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng
để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.
9. Quyết định 783/2005/QĐ – NHNN của Thống đốc NHNN về quy
chế cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng.
63
[...]... xấu, tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên dư nợ 15 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI DƯƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI DƯƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ 3.1.1 Giới thiệu sơ lược về ngân hàng TMCP Đại Dương - Năm 1993, Ngân hàng TMCP Đại Dương tiền thân là Ngân hàng TMCP Nông thôn Hải Hưng được thành lập, theo Quyết... năm 2013 và dựa vào tình hình thực tế ở thành phố Cần Thơ những năm qua, nên tôi phân tích hoạt động cho vay tín dụng của ngân hàng thông qua các chỉ tiêu như: doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ xấu theo thời hạn tín dụng, các thành phần kinh tế, ngành kinh tế và đánh giá các chỉ số tài chính Từ đó, tôi phân tích, đánh giá tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đại Dương và đề xuất... việc phân tích hoạt động cho vay tín dụng của các ngân hàng nói chung và Ngân hàng T h ư ơ n g m ạ i c ổ p h ầ n Đ ạ i D ư ơ n g nói riêng là hết sức cần thiết Chính vì vậy nên em chọn đề tài: Phân tích hoạt động cho vay tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Đánh giá hoạt động cho vay tại. .. động cho vay tại ngân hàng TMCP Đại Dương chi nhánh Cần Thơ từ tháng 12 năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 để thấy rõ thực trạng cho vay, từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng trong thời gian tới 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích hiệu quả kinh doanh của ngân hàng từ tháng 12 năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 - Phân tích hoạt động cho vay của ngân hàng từ tháng 12... tập chung phân tích hoạt động cho vay tại ngân hàng TMCP Đại Dương từ tháng 12 năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Đề tài chủ yếu tập chung nghiên cứu về doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ xấu tại ngân hàng TMCP Đại Dương chi nhánh Cần Thơ từ tháng 12 năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 2 1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 1.4.1 Những khó khăn, thuận lợi trong việc cho vay Thuận... khách hàng cá nhân, Ngân hàng đẩy mạnh hàng loạt các sản phẩm tín dụng như cho vay tiêu dùng đối với đối tượng là công chức nhà nước, cho vay mua ô tô, cho vay mua xe máy, cho vay du học, cho vay cầm cố sổ tiết kiệm với thời gian giải ngân nhanh chỉ trong 8 giờ Ta thấy thu nhập từ lãi đóng vai trò quan trọng làm tăng thu nhập rất lớn cho ngân hàng Song song nó tiềm ẩn nhiều rủi ro, cho nên Ngân hàng cần. .. kiểm soát nên Ngân hàng chỉ chú trọng bỏ thêm chi phí cho hoạt động chủ chốt của Ngân hàng là hoạt động tín dụng Bên cạnh việc bỏ thêm chi phí đầu từ cho hoạt động tín dụng là chủ yếu, Ngân hàng cũng đã tăng thêm mức chi phí cho các hoạt động dịch vụ nhằm phân tán được rủi ro trong đầu tư và có thể khẳng định sức mạnh cạnh tranh với các chi nhánh ngân hàng khác không chỉ về mảng tín dụng Chi phí tăng... trình ban tín dụng xét duyệt cho vay, đây là bước quyết định mức độ cho vay của khoản vay vốn hoặc từ chối cho khách hàng vay Bước 4: Lập hồ sơ tín dụng, ký kết hợp đồng tín dụng và giải ngân cho khách hàng Bước 5: Theo dõi nợ vay và xử lý nợ vay trả góp trễ hạn Đây là bước thu hồi vốn và lãi, đôn đốc thu hồi và xử lý Bước 6: Lưu trữ hồ sơ vay vốn của khách hàng và thanh lý hợp đồng tín dụng là theo... mức độ tập trung vốn tín dụng của ngân hàng Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của ngân hàng, khả năng sử dụng vốn của ngân hàng càng cao, ngược lại càng thấp thì ngân hàng đang bị trì tuệ vốn, sử dụng vốn bị lãng phí, có thể gây ảnh hưởng đến doanh thu cũng như tỷ lệ thu lãi của ngân hàng 2.1.5.5 Vòng vay tín dụng Chỉ tiêu này cho thấy tốc độ luân chuyển vốn tín dụng tại ngân hàng cao hay thấp Thường... dụng của ngân hàng Mặt khác, qua phân tích hoạt động cho vay tín dụng giúp các ngân hàng nhìn nhận và đánh giá lại, động thời tìm ra những rủi ro đã, đang và sẽ diễn ra trong hoạt động cho vay tín dụng của ngân hàng mình và từ đó có những giải pháp thích hợp nhằm hạn chế những rủi ro đó đến mức thấp nhất có thể Chính vì những lý do trên, việc phân tích hoạt động cho vay tín dụng của 1 ngân hàng, cũng