Lợi nhuận

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay tín dụng tại ngân hàng tmcp đại dương chi nhánh cần thơ (Trang 35)

Bất kỳ lĩnh vực nào khi kinh doanh thì mục tiêu cuối cùng đạt đến cũng chính là lợi nhuận, trong kinh doanh ngân hàng cũng vậy. Qua phân tích sơ bộ cho thấy tình hình lợi nhuận của Ngân hàng năm 2012 tăng hơn so với năm 2011 tăng 20,4%, do năm 2011 hoạt động kinh doanh của ngân hàng mới đi vào hoạt động và phải đối mặt với nhiều vấn đề kinh tế như biến động tỷ giá, lãi suất chưa ổn định...năm 2012 có nhiều thuận lợi, lợi nhuận tăng do nhu cầu vốn tăng để phục vụ nhu cầu sản xuất, làm cho thu nhập từ lãi tăng mạnh. Trong năm 2011, nhận thức được tình hình kinh tế khó khăn ban quản trị Ngân hàng đã thi hành các chính sách tiết kiệm như: Giảm tiền thưởng cho nhân viên, hạn chế mua sắm trang thiết bị mới trong tình hình lạm phát cao, vì vậy mà Ngân hàng vẫn có lợi nhuận trong năm 2011. Sáu tháng đầu năm 2013 so với sáu tháng đầu năm 2012 tăng cao 96,51% đây là kết quả khả quan trước sự cạnh tranh gay gắt trong ngành ngân hàng. Đạt được những kết quả trên là do sự cố gắng nỗ lực của tập thể cán bộ nhân viên của Ngân hàng không ngừng sáng tạo hoạt động, Ngân hàng đã thích ứng và linh hoạt trong hoạt động đã đạt được hiệu quả cao dưới sự biến động không ngừng và phức tạp của cơ chế thị trường, sự suy thoái kinh tế.

bậc của Ngân hàng, tận dụng tối đa nguồn vốn huy động vào cho vay mang lại lợi nhuận cao nhất cho Ngân hàng, chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng là rất tốt, khả năng đáp ứng vốn cho nền kinh tế ngày càng tốt hơn. Từ những kết quả đạt được chứng tỏ sự chỉ đạo đúng đắn, phù hợp của Ban lãnh đạo Ngân hàng về chiến lược, chính sách cũng như thu hút khách hàng. Bên cạnh đó là sự cố gắng của cán bộ công nhân viên ngân hàng trong khâu thẩm định, cho vay, thu hồi nợ. Ngoài ra còn hạn chế đến mức thấp nhất các khoản chi phí mà vẫn đảm bảo cho hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng, luôn cố gắng bằng mọi phương pháp huy động nguồn vốn tại chỗ, đặc biệt là nguồn vốn trong dân cư nhằm khai thác tối đa nguồn lực trên địa bàn để phục vụ phát triển kinh tế địa phương đồng thời đảm bảo kinh doanh có hiệu quả. Chính vì vậy mà Ngân hàng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.

3.4 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGÂN HÀNG 3.4.1 Thuận lợi

+ Vị trí chi nhánh

Chi nhánh nằm trên Đại lộ Hòa Bình, ngay trung tâm thành phố Cần Thơ. Do đó sẽ rất thuận lợi cho khách hàng dễ dàng tìm đến để giao dịch. Đồng thời, trong những thời điểm có chương trình sản phẩm mới, hay chương trình khuyến mại, đây sẽ là nơi thu hút được nhiều sự chú ý của khách hàng. Nơi đây hội tụ đầy đủ các điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế thành phố nhờ cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, công nghệ thông tin hiện tại. Khi kinh tế tại đây được phát triển tốt, sẽ là nền tảng thúc đẩy hoạt động của Ngân hàng ngày càng phát triển hơn.

+ Thừa hưởng ưu điểm của Oceanbank Hội sở

Những thành tích của Hội sở đạt được sẽ giúp chi nhánh thuận lợi hơn trong việc tạo dựng lòng tin với khách hàng. Khi có được lòng tin nơi khách hàng, Ngân hàng sẽ thuận lợi hơn trong huy động vốn để phục vụ cho vay, góp phần làm tăng lợi nhuận của Ngân hàng.

+ Nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao

Do được tuyển chọn ngay từ buổi đầu, đồng thời tất cả nhân viên thường xuyên được đào tạo nghiệp vụ chuyên môn, nên trình độ nguồn nhân lực tại Oceanbank nói chung và Oceanbank Cần Thơ nói riêng luôn cao và đạt chuẩn. Khi nguồn nhân lực có trình độ cao, sẽ giúp công việc của Ngân hàng diễn ra thuận lợi, họ sẽ có đủ khả năng để ứng phó với những tình huống xấu, giúp ngân hàng vượt qua những giai đoạn khó khăn, và giúp hoạt động

kinh doanh của Ngân hàng ngày càng phát triển hơn.

+ Ngân hàng đã xác định được đúng đối tượng khách hàng

Ngay từ đầu Ngân hàng đã xác định đối tượng khách hàng của mình là cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do khách hàng cá nhân có số lượng rất đông và rộng khắp, khi có một cá nhân được phục vụ tốt, nhu cầu được thỏa mãn tối đa, họ sẽ truyền miệng và giới thiệu cho nhau những tiện ích của Ngân hàng, do đó giúp tên tuổi Ngân hàng vươn đi xa hơn. Còn doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ trọng lớn ở nước ta, khi Ngân hàng cố gắng chiếm được thị phần trong phân khúc này, đồng nghĩa với việc Ngân hàng chiếm được một thị phần lớn trong lĩnh vực tài chính.

+ Tiêu chí 5S

Chỉ tiêu 5S bao gồm: sàng lọc, sạch sẽ, sẵn sàng, sắp xếp, săn sóc. Đây là chỉ tiêu về tác phong, nề nếp nhân viên. Đây là chỉ tiêu có ảnh hưởng đến tên tuổi của Ngân hàng bởi nhân viên chính là nhịp cầu nối giữa khách hàng và Ngân hàng, do đó, khi thực hiện tốt 5S sẽ giúp tạo cái nhìn tốt của khách hàng, giúp khách hàng có ấn tượng tốt về một ngân hàng năng động và có tác phong chuyên nghiệp.

3.4.2 Khó khăn

Song song với thuận lợi trên Ngân hàng TMCP Đại Dương Cần Thơ còn có những khó khăn:

+ Tình hình cạnh tranh gay gắt

Có khoảng 50 tổ chức tín dụng cùng hoạt động trên địa bàn Cần Thơ. Đặc biệt là sự gia nhập thị trường tài chính của các ngân hàng có 100% vốn nước ngoài. Lợi thế của họ là có vốn nhiều, có tiềm lực tài chính và khả năng quản lý tốt. Do đó, tình hình cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn và cho vay giữa các ngân hàng rất gay gắt. Vì vậy, để thu hút nhiều khách hàng, Oceanbank Cần Thơ cần thực hiện nhiều biện pháp, chính sách huy động vốn hiệu quả hơn. Trong hoạt động huy động vốn, Oceanbank Cần Thơ không chỉ phải cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác, ngân hàng còn phải cạnh tranh với các công ty bảo hiểm đang hoạt đông trên địa bàn.

+ Nền kinh tế nói chung và thị trường tài chính nói riêng có nhiều biến động

Nền kinh tế với mức lạm phát cao gây khó khăn cho Ngân hàng trong việc huy động vốn. Những biến động bất thường của tỷ giá, giá vàng và thị trường chứng khoán ảnh hưởng xấu đến hoạt động của Oceanbank Cần Thơ.

Đặc biệt những đợt thay đổi lãi suất (lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu) liên tục, những đợt hạ trần lãi suất huy động, và nhiều quy định khác được ban hành bởi NHNN đôi khi còn chưa phù hợp với tình hình thực tế... cũng làm Ngân hàng phải đối diện với nhiều thử thách.

+ Khách hàng chủ yếu của Ngân hàng là do doanh nghiệp nhưng nền kinh tế đang trong tình trạng khó khăn, hàng tồn kho ứ động, giá cả biến động làm cho công tác thu hồi nợ của Ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn. Doanh số cho vay tập trung chủ yếu cho vay ngắn hạn, Ngân hàng cần tập trung cho vay trung và vay dài hạn, nhằm làm tăng lợi nhuận.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI DƯƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ

4.1 TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN

Vốn là yếu tố rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế, nên bất kỳ một tổ chức nào muốn hoạt động tốt đem lại hiệu quả kinh tế cao thì điều trước tiên là phải có nguồn vốn dồi dào. Vì vậy, một Ngân hàng muốn đứng vững trên thương trường thì điều kiện trước tiên là nguồn vốn của Ngân hàng phải đủ lớn mới đảm bảo cho hoạt động tín dụng được thuận lợi nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế. Nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Đại Dương chi nhánh Cần Thơ được hình thành từ các nguồn vốn đó là: Vốn huy động, vốn điều chuyển và vốn khác. Nguồn vốn huy động bao gồm tiền gửi của các tổ chức kinh tế, tiền gửi tiết kiệm từ dân cư… Nguồn vốn điều chuyển là vốn được chuyển từ Ngân hàng Hội sở nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng.

Bảng 4.1 Tình hình nguồn vồn của NH từ tháng 12 năm 2010 đến năm 2012 ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: phòng khách hàng Oceanbank Cần Thơ, 2010, 2011, 2012

Nhìn vào bảng trên ta thấy, trong 3 năm qua nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng chủ yếu là nguồn vốn từ bên ngoài trong cơ cấu nguồn vốn của mình. Nguồn vốn huy động từ các tầng lớp dân cư, các tổ chức kinh tế của Ngân hàng ngày càng tăng chiếm tỷ trọng trên 95% tổng nguồn vốn, chứng tỏ vị thế, uy tín của Ngân hàng trên địa bàn ngày càng tăng, ngày càng được nhiều khách hàng quan tâm đến. Tuy mới thành lập vào cuối năm 2010 nhưng với các biện pháp tiếp thị, quảng bá hình ảnh hiệu quả của Ngân hàng, cùng các chính sách ưu đãi, chăm sóc khách hàng, Ngân hàng đã từng bước thành công trong việc thu hút và tạo dựng lòng tin nơi khách hàng.

Chênh lệch 2012/2011 Khoản mục 2010 2011 2012 Số tiền Tỷlệ(%) Vốn huy động 21.720 144.375 179.942 35.567 24,64 TG của tổ chức KT 13.032 93.843 107.965 14.121 15,05 TG tiết kiệm dân cư 8.688 50.532 71.977 21.445 42,44

Vốn điều chuyển 44 - 391 391 - (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vốn khác 99 4326 4.594 268 6,20

Năm 2012 nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng 24,64% . Trong đó, nguốn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế tăng 15,05%, từ tiết kiệm dân cư tăng 42,44%. Điều này cho thấy công tác huy động vốn của Ngân hàng đã được cải thiện tốt, ngân hàng đã thu hút được nhiều nguồn vốn tại chỗ với chi phí thấp, làm giảm chi phí sử dụng vốn, tăng hiệu quả kinh doanh. Để đạt được kết quả đó, Giám đốc và các bộ phận của Ngân hàng đã rất linh hoạt, năng động trong điều hành kinh doanh, chú trọng công tác huy động nguồn vốn tại chỗ để vượt qua những thách thức và tạo điều kiện cho sự tăng trưởng ổn định và bền vững. Cụ thể là: Ngân hàng đã chủ động đề nghị áp dụng lãi suất linh hoạt đối với một số khách hàng thân thiết, giữ vững lòng tin của họ đối với Ngân hàng nhằm giữ được số dư tiền gửi tại Ngân hàng. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng tăng cường các chương trình khuyến mãi, chăm sóc khách hàng gửi tiền nhân dịp các ngày lễ lớn như Tết Trung Thu, Tết dương lịch…Ngoài ra, một phần là do chịu sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, việc kinh doanh gặp nhiều khó khăn nên người dân có xu hướng gửi tiền vào Ngân hàng để hưởng lãi suất như là một kênh đầu tư an toàn cho nguồn vốn của mình, hơn nữa do chính sách kiềm chế lạm phát của chính phủ như siết chặt giao dịch USD và giao dịch vàng miếng đã làm cho lãi suất tiền gửi tiết kiệm tăng cao cũng là điều kiện thuận lợi cho việc thu hút nguồn vốn của Ngân hàng.

Từ bảng 4.1 ta thấy nguồn vốn điều chuyển của Ngân hàng chỉ chiếm phần phần tỷ trọng rất nhỏ của tổng nguồn vốn khoảng 0,2%, riêng năm 2011 Ngân hàng không sử dụng vốn điều chuyển từ Hội sở. Do nguồn vốn huy động tại chỗ của Ngân hàng có hiệu quả, hoạt động vốn của Ngân hàng ngày càng tăng trưởng, càng giảm thiểu vốn điều chuyển sẽ làm giảm chí phí đồng nghĩa với lợi nhuận của Ngân hàng ngày càng tăng, vì lãi suất của vốn điều chuyển cao hơn lãi suất huy động. Vốn khác chủ yếu lợi nhuận giữ lại của Ngân hàng, năm 2012 so với năm 2011 chỉ tăng 6,2%, nguồn vốn chủ yếu của Ngân hàng là từ vốn huy động. Cho thấy nổ lực của Ban giám đốc và nhân viên Ngân hàng trong công tác huy động vốn.

Tiếp theo ta sẽ xem xét tình hình nguồn vốn của Ngân hàng 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 .

Bảng 4.2 Tình hình nguồn vồn của NH 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 . ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch (6T/2012)/(6T/2013) Khoản mục 6T/2012 6T/2013 Số tiền Tỷ lệ(%) Vốn huy động 71.977 286.298 214.321 297,76 Tiền gửi của tổ chức kinh tế 43.186 166.052 122.866 284,50 Tiền gửi tiết kiệm dân cư 28.791 120.246 91.455 317,65 Vốn điều chuyển 156 96.425 96.269 61710,90

Vốn khác 1.838 5.399 3.561 193,81

Tổng nguồn vốn 73.971 388.122 314.151 424,70

Nguồn: Phòng khách hàng Oceanbank Cần Thơ, 6 tháng đầu năm 2012, 2013

Bước qua 6 tháng đầu năm 2013 nguồn vẫn đạt mức tăng trưởng ổn định và ngày càng cao, do nền kinh tế đã dần ổn định và có nhiều thuận lợi hơn đối với doanh nghiệp và cá nhân, tổng nguồn vốn tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ năm 2012. Cụ thể là nguồn vốn huy động tăng 297,76%, vốn khác tăng 193,81%, còn vốn điều chuyển có phần tăng vượt bật gấp 61 lần so với cùng kỳ do hoạt động cho vay của Ngân hàng có hiệu quả nên lượng vốn huy động chưa đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng. Ngân hàng càng gia tăng hoạt động huy động vốn, vì vốn điều chuyển tăng sẽ làm chi phí tăng, do lãi suất của vốn điều chuyển cao hơn lãi suất huy động, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của Ngân hàng.

4.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI DƯƠNG CHI NHÀNH CẦN THƠ ĐẠI DƯƠNG CHI NHÀNH CẦN THƠ

4.2.1 Doanh số cho vay

Song song với việc huy động vốn thì một hoạt động không thể thiếu của Ngân hàng là việc sử dụng nguồn vốn đó, được biểu hiện cụ thể qua hoạt động cho vay của Ngân hàng. Ngân hàng phải phấn đấu tăng trưởng tín dụng với chất lượng ngày càng cao, cần phải thực hiện tốt quy trình nghiệp vụ tín dụng từ khâu tiếp nhận khách hàng đến khâu thẩm định và cho vay để đảm bảo khả năng thu nợ, giảm nợ khó đòi, nợ quá hạn. Trong những năm gần đây, do những chính sách tín dụng của Nhà nước thay đổi để phù hợp với xu hướng phát triển mới, hoạt động tín dụng của Ngân hàng qua các năm khá ổn định và ngày càng linh động hơn cho thấy đồng vốn của Ngân hàng ngày càng đáp ứng được nhu cầu của người dân. Trong giai đoạn từ thàng 12 năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 ngân hàng đạt được sự tăng

trưởng đáng kể về doanh số cho vay. Sau đây sẽ đi vào phân tích doanh số cho vay của Ngân hàng được phân theo: thời hạn, thành phần kinh tế và theo ngành kinh tế.

4.2.1.1 Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng

Ngân hàng luôn có gắng mở rộng cho vay với tất cả các thời hạn tín dụng. Oceanbank Cần Thơ, Ngân hàng chủ yếu là cho vay ngắn hạn nhằm cung cấp vốn lưu động cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ, hộ kinh doanh. Và cho vay trung – dài hạn để cung cấp vốn cho việc mua sắm ô t ô, n h à, các máy móc, công cụ, xây dựng các công trình. Cho vay ngắn hạn thường chịu rủi ro thấp nhưng vì vậy mà nó sẽ có mức lãi suất thấp hơn so với cho vay trung và dài hạn. Vì vậy, Ngân hàng phải xem xét kỹ lưỡng nhiều yếu tố để có thể quyết định tỷ lệ giữa cho vay ngắn hạn với trung và dài hạn mới có thể tạo ra hiệu quả sử dung vốn tối ưu. Cụ thể ta sẽ nghiên cứu bảng số liệu sau:

Bảng 4.3 Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng từ tháng 12 năm 2010 đến năm 2012 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Khoản mục Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số tiền Tỷlệ(%) Ngắn hạn 812 314.575 460.108 145.534 46,26 Trung và dài hạn 48 20.079 87.640 67.560 336,47 Tổng 860 334.654 547.748 213.094 63,68

Nguồn: Phòng khách hàng Oceanbank Cần Thơ năm 2010, 2011, 2012

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay tín dụng tại ngân hàng tmcp đại dương chi nhánh cần thơ (Trang 35)