Giải pháp nợ xấu

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay tín dụng tại ngân hàng tmcp đại dương chi nhánh cần thơ (Trang 70)

Xử lý nợ xấu phải đi đôi với việc ngăn nợ xấu tiếp tục phát sinh. Nếu chỉ dừng lại ở việc giải quyết mà không nâng cao chất lượng hoạt động thì

nợ xấu sẽ trở lại với quy mô lớn hơn nhiều. Một số giải pháp ngăn ngừa nợ xấu phát sinh có thể được áp dụng như:

- Nâng cao công tác kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng sau khi giải ngân. Từ đó, có thể biết được khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích hay chưa, nếu không đúng mục đích ban đầu vay vốn Ngân hàng có thể thu hồi lại vốn vay.

- Kiên quyết xử lý các cán bộ vi phạm trong công tác cho vay, thẩm định như: cho các khách hàng không có nguồn trả nợ vay, hay khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích. Các cán bộ này nếu vi phạm ở mức độ nhẹ thì có thể cảnh cáo, kỷ luật trước toàn thể nhân viên Ngân hàng, nếu vi phạm nhiều lần hay ở mức độ nặng hơn thì có thể nhờ sự can thiệp của pháp luật.

- Đ ể g i ả i quyết tình trạng sức mua giảm, ngân hàng có thể tăng cho vay tiêu dùng để kích cầu. Tăng cho vay tiêu dùng bằng cách giảm lãi suất đối với những khách hàng có nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích cá nhân như: mua nhà, xây dựng, sửa chữa nhà, mua ô tô, đầu tư kinh doanh và tiêu dùng.

CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN

Cũng giống như tất cả các Ngân hàng thương mại khác hoạt động chính đem về thu nhập lớn cho Oceanbank là hoạt động cho vay. Vì vậy, Oceanbank Cần Thơ luôn chú trọng nâng cao chất lượng hoạt động cho vay, cũng như hoạt động tín dụng nói chung trong những năm qua.

Trong suốt quá trình hoạt động Oceanbank Cần Thơ đã phấn đấu vươn lên và đạt được những thành tựu đáng kể trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và quá trình đô thị hóa của TP Cần Thơ. Với những cố gắng của mình trong hoạt động cho vay Oceanbank Cần Thơ, lợi nhuận của ngân hàng ngày càng tăng trưởng ổn định.

Trong giai đoạn từ cuối năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013, Oceanbank Cần Thơ đã đạt được những kết quả khả quan, tình hình huy động vốn, tổng doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ cho vay cá nhân đều giữ được mức tăng trưởng ổn định qua các năm, chứng tỏ uy tín và thương hiệu của Ngân hàng ngày càng được nhiều khách hàng biết đến.

Tình hình nợ xấu ở mức có thể kiểm soát được. Điều này cho thấy hoạt động cho vay cũng như công tác thu hồi nợ của Oceanbank Cần Thơ ngày càng được nâng cao và được kiểm soát chặt chẽ hơn trong giai đoạn kinh tế khó khăn như hiện nay.

Hiện nay, hoạt động cho vay chủ yếu của Ngân hàng là cho vay doanh nghiệp với thời hạn ngắn, luôn đem về thu nhập cao và chiếm tỷ lệ cao trong thu nhập của ngân hàng. Hoạt động tín dụng doanh nghiệp nói chung cũng như cho vay doanh nghiệp nói riêng được xem là chiến lược kinh doanh hợp lý và hiệu quả nhất trên địa bàn TP Cần Thơ vì nhu cầu về vốn của khách hàng doanh nghiệp trên địa bàn là rất cao và ngày càng có triển vọng. Hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân vẫn được Ngân hàng chú trọng nhưng chịu sự cạnh tranh từ các Ngân hàng khác trên địa bàn vì thế doanh số cho vay khách hàng cá nhân trong thời gian qua chiếm tỷ trọng chưa cao.

Đạt được kết quả trên là nhờ sự lãnh đạo đúng đắn của Ban giám đốc, tinh thần đoàn kết nội bộ và phong cách phục vụ chu đáo, tận tình. Bên cạnh đó là sự đóng góp của toàn thể nhân viên Ngân hàng với tinh thần trách nhiệm cao và sự năng động trong công việc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Thái Văn Đại, (2008). Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại. Đại Học Cần Thơ.

2. Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt (2010). Bài giảng Quản trị ngân hàng. Đại Học Cần Thơ.

3. Trần Ái Kết và cộng sự, (2008). Giáo trình lí thuyết tài chính tiền tệ. Nhà xuất bản Giáo Dục.

4. Trần Đức Hiệp, (2012). Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Giồng Giềng, đại học. Đại học Cần Thơ.

5. Nguyễn Văn Khương, (2012). Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Cần Thơ – phòng giao dịch Thốt Nốt, đại học. Đại học Cần Thơ.

6. Võ Ngọc Đông Thoại, (2012). Phân tích hoạt động cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Cần Thơ, đại học. Đại học Cần Thơ.

7. Sổ tay tín dụng của ngân hàng ngân hàng TMCP Đại Dương Cần Thơ. 8. Quyết định số 493/2005/QĐ – NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.

9. Quyết định 783/2005/QĐ – NHNN của Thống đốc NHNN về quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay tín dụng tại ngân hàng tmcp đại dương chi nhánh cần thơ (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)