Doanh số cho vay

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay tín dụng tại ngân hàng tmcp đại dương chi nhánh cần thơ (Trang 41)

Song song với việc huy động vốn thì một hoạt động không thể thiếu của Ngân hàng là việc sử dụng nguồn vốn đó, được biểu hiện cụ thể qua hoạt động cho vay của Ngân hàng. Ngân hàng phải phấn đấu tăng trưởng tín dụng với chất lượng ngày càng cao, cần phải thực hiện tốt quy trình nghiệp vụ tín dụng từ khâu tiếp nhận khách hàng đến khâu thẩm định và cho vay để đảm bảo khả năng thu nợ, giảm nợ khó đòi, nợ quá hạn. Trong những năm gần đây, do những chính sách tín dụng của Nhà nước thay đổi để phù hợp với xu hướng phát triển mới, hoạt động tín dụng của Ngân hàng qua các năm khá ổn định và ngày càng linh động hơn cho thấy đồng vốn của Ngân hàng ngày càng đáp ứng được nhu cầu của người dân. Trong giai đoạn từ thàng 12 năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 ngân hàng đạt được sự tăng

trưởng đáng kể về doanh số cho vay. Sau đây sẽ đi vào phân tích doanh số cho vay của Ngân hàng được phân theo: thời hạn, thành phần kinh tế và theo ngành kinh tế.

4.2.1.1 Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng

Ngân hàng luôn có gắng mở rộng cho vay với tất cả các thời hạn tín dụng. Oceanbank Cần Thơ, Ngân hàng chủ yếu là cho vay ngắn hạn nhằm cung cấp vốn lưu động cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ, hộ kinh doanh. Và cho vay trung – dài hạn để cung cấp vốn cho việc mua sắm ô t ô, n h à, các máy móc, công cụ, xây dựng các công trình. Cho vay ngắn hạn thường chịu rủi ro thấp nhưng vì vậy mà nó sẽ có mức lãi suất thấp hơn so với cho vay trung và dài hạn. Vì vậy, Ngân hàng phải xem xét kỹ lưỡng nhiều yếu tố để có thể quyết định tỷ lệ giữa cho vay ngắn hạn với trung và dài hạn mới có thể tạo ra hiệu quả sử dung vốn tối ưu. Cụ thể ta sẽ nghiên cứu bảng số liệu sau:

Bảng 4.3 Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng từ tháng 12 năm 2010 đến năm 2012 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Khoản mục Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số tiền Tỷlệ(%) Ngắn hạn 812 314.575 460.108 145.534 46,26 Trung và dài hạn 48 20.079 87.640 67.560 336,47 Tổng 860 334.654 547.748 213.094 63,68

Nguồn: Phòng khách hàng Oceanbank Cần Thơ năm 2010, 2011, 2012

Từ bảng số liệu, ta thấy doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng năm 2012 tăng 63,68% so với năm 2011. T a t h ấ y n ă m 2 0 1 0 v à n ă m 2 0 1 1 doanh số cho vay ngắn hạn vẫn là loại hình cho vay chính ở Ngân hàng chiếm tỷ trọng 94% tổng doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng của Ngân hàng. Do năm 2010 và năm 2011 tình trạng khó khăn về kinh tế, thị trường tiền tệ của nước ta có nhiều bất ổn nên nhiều khách hàng ngại tiếp xúc với các khoản vay có thời hạn dài dễ dẫn đến rủi ro lãi suất. Mặt khác, các doanh nghiệp rất khó để phát triển, nhiều doanh nghiệp hoạt động chưa có hiệu quả nên việc cho vay ngắn hạn sẽ giúp cho Ngân hàng bảo toàn nguồn vốn của mình tốt hơn, hạn chế tối đa các rủi ro và nợ xấu, bản thân doanh nghiệp nếu vay dài hạn nhưng năng lực duy trì sản xuất kinh doanh kém thì nợ Ngân hàng có thể là gánh nặng tiếp tục kìm hãm sản xuất. Ngoài ra, năm 2011 lãi suất cho vay VND bình quân thực tế của các tổ chức tín dụng nước ta khoảng 18,3%/năm gây khó khăn cho việc đầu tư của các doanh nghiệp và cá nhân,

tình hình leo thang của lãi suất tín dụng làm cho họ ngày càng e dè hơn. Việc chú trọng cho vay ngắn hạn của Ngân hàng, một mặt giúp Ngân hàng hạn chế được rủi ro do thời hạn ngắn nhưng cũng đồng nghĩa với việc những khoản vay này mang lại lợi nhuận thấp hơn so với cho vay trung và dài hạn và chi phí phải bỏ ra cho việc lập hồ sơ tín dụng, thẩm định hồ sơ và tìm kiếm khách hàng cũng nhiều hơn.

Từ đó, Ngân hàng đã chủ động đẩy mạnh cho vay trung và dài hạn. Đến năm 2012 thì doanh số cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng đang có chiều hướng tăng, cụ thể là tỷ trọng của doanh số cho vay trung và dài hạn chiếm 16% tổng doanh số cho vay, tăng 3,3 lần so với năm 2011. Mặc dù chiếm tỷ trọng thấp nhưng doanh số cho vay trung và dài hạn lại có sự chuyển biến hơn so với doanh số cho vay ngắn hạn. Nguyên nhân của hiện tượng này là do gói kích cầu của Chính phủ giúp: hoãn thuế, giảm lãi suất và hỗ trợ lãi suất, tăng đầu tư, gói kích cầu này tung ra kịp thời và đúng lúc đã giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn, đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động. Thêm vào đó, Ngân hàng chủ động tìm kiếm khách hàng, đẩy mạnh cho vay trung và dài hạn để cải thiện tình hình doanh số cho vay không để lệ thuộc quá nhiều vào cho vay ngắn hạn.

Bảng 4.4 Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng của NH 6 tháng đầu năm 2012 – 2013 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch Khoản mục 6T 2012 6T 2013 Số tiền Tỷ lệ(%) Ngắn hạn 184.043 212.614 28.571 15,52 Trung và dài hạn 35.056 12.437 -22.619 -64,52 Tổng 219.099 225.051 5.952 2,72

Nguồn: Phòng khách hàng Oceanbank Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2012, 2013

Qua số liệu ở bảng 4.4, ta thấy tổng doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng tăng nhưng tăng tương đối. Cụ thể là 6 tháng đầu năm 2013 tổng doanh số cho vay tăng 5.952 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012, tương dương tăng 2,72%. Nguyên nhân tổng doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng tăng không cao là do ảnh hưởng kéo dài của cuộc khủng hoảng, lạm phát ở mức cao, giá nguyên vật liệu đầu vào ngày càng tăng, còn đầu ra sản phẩm lại bấp bênh theo biến động thị trường đã ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp và cá nhân. Để đạt được kết quả đó là sự cố gắng của toàn thể nhân viên ngân hàng trong hoạt động kinh doanh với sự năng động, nhạy bén, sáng tạo cùng với những chính sách, chiến lược cũng

như chỉ đạo đúng đắn và phù hợp với từng thời kỳ của nền kinh tế. Ngoài sự nỗ lực của toàn thể nhân viên Ngân hàng thì khách hàng là người đóng góp rất lớn cho sự phát triển của ngân hàng và cần được phát huy hơn nữa trong những giai đoạn hoạt động tiếp theo của Ngân hàng. Đây cũng là kết quả đáng khích lệ đối với Ngân hàng trong tình hình chung hiện nay.

Trong khi doanh số cho vay ngắn hạn 6 tháng đầu năm 2013 tăng 28.571 triệu đồng, tương dương tăng 15,52 % so với cùng kỳ thì doanh số cho vay trung và dài hạn 6 tháng đầu năm 2013 giảm 22.619 triệu đồng, tương đương giảm 64,52% so với cùng kỳ. Do ảnh hưởng của nền kinh tế hiện nay nên ngân hàng tập trung vào các khoản cho vay ngắn hạn, Ngân hàng sẽ hạn chế được rủi ro lãi suất. Doanh số cho vay trung và dài hạn giảm, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là do nhu cầu sử dụng vốn phục vụ sản xuất kinh doanh chưa được cải thiện bởi lượng tồn kho của doanh nghiệp rất lớn. Vì thế, các doanh nghiệp chủ yếu tập trung bán tháo hàng tồn. Đi kèm với hàng tồn kho cao là nhu cầu tiêu dùng giảm rất mạnh, người dân tăng cường thắt chặt chi tiêu. Cùng với đó, tình trạng nợ xấu chưa được cải thiện, chính sách giải cứu hàng tồn kho chưa được triển khai mạnh nên chưa tác động đến thị trường và doanh nghiệp.

4.2.1.2 Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế

Trong những năm qua, chi nhánh Ngân hàng đã không ngừng tìm kiếm khách hàng mới và giải quyết kịp thời nhu cầu vốn hợp lý cho các doanh nghiệp và cá nhân. Doanh số cho vay và tỷ trọng doanh số cho vay theo từng thành phần kinh tế có sự chuyển biến qua các năm.

Bảng 4.5 Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế của NH từ tháng 12 năm 2010 đến năm 2012

ĐVT: Triệu đồng

Chênh lệch 2012/2011 Khoản

mục Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số tiền Tỷ lệ(%) Cty cổ phần 220 85.538 143.565 58.027 67,84 Cty TNHH 530 206.247 330.566 124.319 60.28 DNTN 4 1.572 2.355 784 49,85 HTX 11 4.385 7.011 2.626 59.88 Cá nhân 95 36.912 64.251 27.339 74,06 Tổng 860 334.654 547.748 213.094 63,68

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay theo thành phần kinh tế từ năm 2010 đến năm 2012 đều tăng, năm 2010 Ngân hàng mới thành lập nên doanh số cho vay không đáng kể. Tổng doanh số cho vay năm 2012 tăng 210.094 triệu đồng, tăng 63,68% so với năm 2011. Doanh số cho vay tăng là do Ngân hàng đưa ra các chương trình ưu đãi lãi suất cho khách hàng là dooanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh. Trước tình hình kinh tế khó khăn, lạm phát tăng cao, bất động sản đóng băng, hàng tồn kho ứ đọng làm cho việc kinh doanh của doanh nghiệp khó khăn, thiếu vốn sản xuất. Ngân hàng đã đưa ra các chương trình phù hợp với nhu cầu của khách hàng, đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng. Doanh số tăng một phần là do sự cố gắng của phòng tín dụng trong công tác tìm kiếm khách hàng.

Bảng 4.6 Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế của NH 6 tháng đầu năm (2012 – 2013) ĐVT: Triệu đồng Chệnh lệch (6T/2013)/(6T/2012) Khoản mục 6T/2012 6T/2013 Số tiền Tỷ lệ(%) Cty cổ phần 57.426 57.523 97 0,17 Cty TNHH 132.226 138.699 6.473 4,90 DNTN 942 1.057 115 12,19 HTX 2.804 2.949 145 5,15 Cá nhân 25.700 24.823 -877 -3,41 Tổng 219.099 225.051 5.952 2,72

Nguồn: Phòng khách hàng Oceanbank Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2012, 2013

Doanh số cho vay 6 tháng đầu năm 2013 của ngân tăng so với cùng kỳ năm 2012, lượng tăng tương đối 2,72%. Mục đích việc vay vốn của doanh nghiệp, chủ yếu là nhằm thực hiện phương án kinh doanh mới, trang trải các chi phí lưu động như trả lương, trả cho nhà cung cấp và cũng có doanh nghiệp vay để trả nợ các khoản nợ đến hạn trả của các Ngân hàng khác. Các doanh nghiệp cho là lãi suất quá cao, không có tài sản thế chấp, thủ tục phức tạp, chi phí giao dịch cao, doanh nghiệp có nợ xấu.. Bên cạnh những khó khăn về lãi suất và các điều kiện khác, việc khó khăn trong đáp ứng như cầu vốn dài hạn của doanh nghiệp vẫn còn tiếp diễn. Việc quá phụ thuộc vào tài sản thế chấp là bất động sản cũng chính là nguyên nhân khiến cho việc giải quyết nợ xấu, phát mãi tài sản thế chấp tại các Ngân hàng trong điều kiện hiện nay trở nên ngày càng gian nan. Bên cạnh đó, vấn đề hàng tồn kho vẫn tiếp tục là mối lo ngại

của DN trong giai đoạn này. Chính vì thế mà doanh số cho vay của Ngân hàng chỉ tăng nhẹ ở 6 tháng đầu năm 2013, thậm chí khoản mục khách hàng cá nhân giảm 3,41% so với cùng kỳ năm trước.

4.2.1.3 Doanh số cho vay theo ngành kinh tế

Trong cơ cấu cho vay theo ngành kinh tế, ngành thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng 58%, ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 30% so với tổng doanh số cho vay, còn lại là các ngành kinh tế khác. Ngành thương mại dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay. Do có vị trí trung tâm, nơi đây còn là đầu mối chính tập trung vận chuyển hàng hóa giữa các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, và là đầu mối thu hút nhiều hàng hóa từ các nơi khác. Chúng ta sẽ đi vào phân tích cụ thể:

Bảng 4.7 Doanh số cho vay theo ngành kinh tế của NH từ tháng 12 năm 2010 đến năm 2012

ĐVT: Triệu đồng

Năm 2012 so với năm 2011 Khoản mục Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số tiền Tỷ lệ(%)

CN và XD 263 102.405 136.937 34.532 33,72

TMDV 505 196.442 350.559 154.117 78,45

Khác 92 35.807 60.252 24.445 68,27

Tổng 860 334.654 547.748 213.094 63,68

Nguồn: Phòng khách hàng Oceanbank Cần Thơ năm 2010, 2011, 2012

Nhìn chung doanh số cho vay qua các năm từ năm 2010 đến năm 2012 của Ngân hàng đều tăng, tổng doanh số cho vay năm 2012 so với năm 2011 tăng 213.094 triệu đồng tương đương tăng 63,68%. Từ đó, đã cho thấy được sự cố gắng rất lớn của cán bộ Ngân hàng trong việc đẩy mạnh công tác cho vay, cải thiện bớt các thủ tục cho vay công tác phục vụ của ngân hàng ngày càng tốt hơn. Lĩnh vực CN và XD chiếm tỷ trọng trên 30%, nhóm ngành TMDV chiếm tỷ trọng trên 58% so với tổng thể, còn lại là nhóm ngành khác. Doanh số cho vay ngành TMDV năm 2012 tăng cao tăng 154.117 triệu đồng, tăng 78,45% so với năm 2011. Nguyên nhân tăng cao là do lĩnh vực TMDV của TP Cần Thơ mỗi năm tăng bình quân hơn 15%, đóng góp hơn 50% GDP cho thành phố. TP Cần Thơ đang tập trung phát triển TMDV, phấn đấu trở thành trung tâm, đầu mối giao thương của vùng đồng bằng sông Cửu Long nên thu hút được số đông doanh nghiệp đầu tư vào nhóm ngành này. Do vậy mà doanh số cho vay của nhóm ngành luôn cao qua các năm

Doanh số cho vay ở lĩnh vực CN và XD cũng tăng cao, năm 2012 so với năm 2011 tăng 34.532 triệu đồng, tăng 33,74% xây dựng phát triển nhanh cùng với quá trình đô thị hóa như cầu Cần Thơ, sân bay quốc tế Cần Thơ, tuyến quốc lộ 91B, tuyến đường Nam sông Hậu, đường nối Cần Thơ - Vị Thanh, khu dân cư, khu đô thị mới, trụ sở làm việc của các cơ quan chính trị... được đầu tư và đưa vào sử dụng tạo động lực cho TP Cần Thơ phát triển. Một số lĩnh vực sản xuất công nghiệp được đầu tư phát triển mạnh như: chế biến thủy hải sản, xay xát chế gạo, phân bón, thuốc sát trùng, thuốc thú y-thủy sản dùng trong nông nghiệp, bia, tân dược, vật liệu xây dựng, sản xuất và phân phối điện...TP Cần Thơ là thành phố năng động và phát triển nên thu hút đông đảo doanh nghiệp đầu tư vào nhiều lĩnh vực, vì vậy mà doanh số cho vay của lĩnh vực khác cũng tăng cao.

Bảng 4.8 Doanh số cho vay theo ngành kinh tế của NH 6 tháng đầu năm (2012 – 2013) ĐVT: Triệu đồng 6T 2013 so với 6T 2012 Khoản mục 6T 2012 6T 2013 Số tiền Tỷ lệ(%) CN và XD 54.775 68.866 14.091 25,73 TMDV 140.223 132.105 -8.118 -5,79 Khác 24.101 24.080 -21 -0,09 Tổng 219.099 225.051 5.952 2,72

Nguồn: Phòng khách hàng Oceanbank Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2013

Qua 6 tháng đầu năm 2013, doanh số cho vay ở lĩnh vực TMDV giảm 8.118 triệu đồng, giảm 5,79% so với cùng kỳ năm trước, doanh số cho vay ở các lĩnh vực khác cũng giảm nhưng không đáng kể giảm 21 triệu đồng, tương đương giảm 0,09% so với cùng kỳ. Nguyên nhân là do trong giai đoạn này tình hình lạm phát, khó khăn trong việc kinh doanh cùng với việc thắt chặt chi tiêu của người dân sau khi khủng hoảng làm cho doanh nghiệp phải hạn chế nhu cầu vay vốn tín dụng để tiết kiệm chi phí kinh doanh nhằm thu được lợi nhuận.

Ngành công nghiệp và xây dựng tăng 14.091 triệu đồng, tăng 25,73% so với cùng kỳ năm 2012, sản xuất công nghiệp gặp nhiều khó khăn, nhưng gặp nhiều khó khăn, nhưng vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khá cao do TP Cần Thơ ngoài tập trung vào các lĩnh vực sản xuất như chế biến thủy sãn, xay xát chế biến gạo, phân bón, thuốc trừ sâu...còn tập trung vào nghiên cứu, ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất ngày càng được chú trọng và có xu hướng phát triển. Ngành xây dựng phát triển mạnh cùng với quá

trình đô thị nên doanh số cho vay ở lĩnh vực công nghiệp và xây dựng tăng cao.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay tín dụng tại ngân hàng tmcp đại dương chi nhánh cần thơ (Trang 41)