Trong bất kì nền kinh tế nào, đấu thầu luôn là phương thức hữu hiệu nhất để chủ đầu tư có thể chọn được những nhà thầu có khả năng tốt nhất và đưa ra mức giá hợp lý nhất.
Trang 1MỤC LỤC
Danh sách từ viết tắt
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1: Tổng quan về đấu thầu tuyển chọn tư vấn 2
I Khái niệm, nguyên tắc và vai trò của đấu thầu tuyển chọn tư vấn 2
1 Một số khái niệm 2
1.1 Đấu thầu tuyển chọn tư vấn 2
1.2 Gói thầu tư vấn 2
1.3 Bên mời thầu 3
1.4 Nhà thầu tư vấn 3
1.5 Hồ sơ mời thầu 3
1.6 Hồ sơ dự thầu 3
2 Nguyên tắc đấu thầu tư vấn 3
2.1 Hiệu quả 3
2.2 Cạnh tranh 4
2.3 Công bằng 4
2.4 Công khai - minh bạch 4
3 Vai trò của đấu thầu tư vấn 4
3.1 Đối với bên mời thầu 4
3.2 Đối với nhà thầu 5
3.3 Đối với nền kinh tế 5
II Phương thức thực hiện đấu thầu tư vấn 5
III Hình thức đấu thầu tuyển chọn nhà thầu tư vấn 6
1 Đấu thầu rộng rãi 6
2 Đấu thầu hạn chế 6
3 Chỉ định thầu 6
IV Phương pháp tuyển chọn tư vấn 6
1 Tuyển chọn công ty tư vấn 6
1.1 Tuyển chọn dựa vào chất lượng và chi phí (QCBS) 6
1.2 Tuyển chọn dựa trên chất lượng (QBS) 7
1.3 Tuyển chọn tư vấn theo một ngân sách cố định (FBS) 7
1.4 Tuyển chọn chi phí thấp nhất (LCS) 7
1.5 Tuyển chọn theo năng lực tư vấn (CQS) 7
Trang 22 Tuyển chọn chuyên gia tư vấn cá nhân 8
Chương 2: Khác biệt về quy định đấu thầu tuyển chọn tư vấn giữa Việt Nam và Ngân hàng thế giới (WB) 9
I Khái quát chung về hệ thống pháp lý điều chỉnh hoạt động đấu thầu tuyển chọn tư vấn của Việt Nam và Ngân hàng thế giới (WB) 9
1 Các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động đấu thầu tuyển chọn nhà thầu tư vấn của Việt Nam 9
2 Các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động đấu thầu tuyển chọn nhà thầu tư vấn của WB 9
2.1 Giới thiệu chung về WB 9
2.2 Căn cứ pháp lý của WB điều chỉnh hoạt động đấu thầu tuyển chọn nhà thầu tư vấn 11
II So sánh quy định đấu thầu tuyển chọn tư vấn giữa Việt Nam và Ngân hàng thế giới (WB) 11
1 Quy định về lựa chọn phương pháp và hình thức đấu thầu tuyển chọn nhà thầu tư vấn 11
2 Quy trình đấu thầu tuyển chọn nhà thầu tư vấn theo phương pháp QCBS .14 2.1 Chuẩn bị đấu thầu 14
2.2 Tổ chức đấu thầu 17
2.3 Đánh giá hồ sơ dự thầu 19
2.4 Đàm phán hợp đồng 24
3 Quy trình đấu thầu tuyển chọn nhà thầu tư vấn theo phương pháp QBS 25
4 Quy trình đấu thầu tuyển chọn nhà thầu tư vấn từ một nguồn SSS 26
5 Quy trình đấu thầu tuyển chọn nhà thầu tư vấn cá nhân 27
III Nguyên nhân khác biệt giữa quy định đấu thầu tuyển chọn tư vấn của Việt Nam và WB 28
1 Kinh nghiệm hoạt động thực tiễn 28
2 Quan điểm của nhà lãnh đạo 28
3 Cơ chế quản lý 29
IV Kinh nghiệm của Ngân hàng thế giới 29
1 Quy định về hình thức đấu thầu 29
2 Quy trình Đấu thầu 29
PHỤ LỤC 31
Trang 3Danh sách từ viết tắt
QCBS Tuyển chọn dựa vào chất lượng và chi phí
FBS Tuyển chọn tư vấn theo một ngân sách cố định
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Trong bất kì nền kinh tế nào, đấu thầu luôn là phương thức hữu hiệu nhất
để chủ đầu tư có thể chọn được những nhà thầu có khả năng tốt nhất và đưa ra mứcgiá hợp lý nhất Đặc biệt trong lĩnh vực mua sắm công, khi nguồn tiền không thuộc
sở hữu của bất cứ cá nhân cụ thể nào, thì việc sử dụng hiệu quả nguồn tiền đó chỉ cóthể thực hiện được thông qua hoạt động đấu thầu
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu là cơ sở pháp lý để thựchiện hoạt động đấu thầu, nó quy định các đối tượng phải áp dụng, quy định về quytrình, thủ tục thực hiện, quá trình lựa chọn nhà thầu… Đồng thời, đây cũng là cơ sở
để xử lý các sai phạm trong quá trình thực hiện đấu thầu từ phía bên mời thầu đếncác nhà thầu cũng như các cá nhân, tổ chức có liên quan Thông qua việc thực hiệncác quy định pháp luật về đấu thầu, các mục tiêu cơ bản của hoạt động đấu thầu là
sự cạnh tranh, công bằng, công khai – minh bạch và hiệu quả kinh tế sẽ có cơ hộicao nhất để đạt được
Hệ thống quy định pháp luật của Việt Nam cũng đang từng bước hoànthiện để ngày càng phù hợp hơn với tình hình thực tế WB là một nhà tài trợ lớn và
có rất nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đấu thầu và cũng là một tổ chức trung giankhi các văn bản luật của trong các dự án phải áp dụng nên Việt Nam có thể học hỏirất nghiều kinh nghiệm từ hệ thống văn bản điều chỉnh hoạt động đấu thầu của tổchức này
Chính vì lý do đó mà em chọn đề tài “So sánh quy định về đấu thầu
tuyển chọn tư vấn giữa Việt Nam và ngân hàng thế giới (WB)” để thực hiện đề
án môn học
Trang 5Chương 1: Tổng quan về đấu thầu tuyển chọn tư vấn
I Khái niệm, nguyên tắc và vai trò của đấu thầu tuyển chọn tư vấn
1 Một số khái niệm
1.1 Đấu thầu tuyển chọn tư vấn
Đấu thầu tuyển chọn tư vấn là quá trình lựa chọn nhà thầu tư vấn đáp ứng
các yêu cầu của bên mời thầu để thực hiện gói thầu tư vấn trên cơ sở đảm bảo tínhcạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả về kinh tế
1.2 Gói thầu tư vấn
Gói thầu tư vấn là một phần của dự án, trong trường hợp đặc biệt là toàn
bộ dự án; thể hiện nhu cầu mua sắm dịch vụ tư vấn của bên mời thầu trong một lầnđấu thầu
Dịch vụ tư vấn được hiểu là hoạt động có thu dựa trên việc cung cấp vàchia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm chuyên môn cần thiết cho chủ đầu tư trong quátrình xem xét và ra quyết định ở tất cả các giai đoạn của một dự án
Ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư, bên mời thầu có thể tổ chức đấu thầu chonhững công việc như lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và khả thi; lập quy trìnhquy hoạch, tổng sơ đồ phát triển; đánh giá báo cáo nghiên cứu khả thi và tiền khảthi; đánh giá báo cáo lập quy hoạch, tổng sơ đồ phát triển
Trong giai đoạn thực hiện dự án, các dịch vụ tư vấn cần thiết có thể làkhảo sát; lập thiết kế, tổng dự toán và dự toán; đánh giá, thẩm tra thiết kế, dự toán
và tổng dự toán; lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu cho các cuộc đấu thầukhác thuộc dự án; giám sát việc thi công công trình xây dựng, lắp đặt thiết bị vàcung cấp các hàng hóa khác
Trong giai đoạn vận hành kết quả đầu tư, dịch vụ tư vấn có thể là nghiêncứu thị trường, nghiên cứu tác động của dự án đến môi trường, đào tạo, chuyển giaocông nghệ, quản lý dự án
Ngoài ra còn có các dịch vụ tư vấn về nghiên cứu chính sách như cácnghiên cứu hỗ trợ cấp quốc gia, ngành hoặc lĩnh vực quan trọng liên quan tới kinh
tế vĩ mô, chính sách chiến lược và các tư vấn chuyên về giáo dục – đào tạo góidịch vụ tư vấn lúc này là cả dự án
Trang 61.3 Bên mời thầu
Bên mời thầu là chủ đầu tư hoặc tổ chức chuyên môn có đủ năng lực và
kinh nghiệm được chủ đầu tư sử dụng để tổ chức đấu thầu theo các quy định về đấuthầu
1.4 Nhà thầu tư vấn
Nhà thầu tư vấn là tổ chức, cá nhân có đủ tư cách hợp lệ tham gia đấu
thầu cung cấp các dịch vụ tư vấn đáp ứng yêu cầu về kiến thức và kinh nghiệmchuyên môn của bên mời thầu
Nhà thầu tư tư vấn có thể là tổ chức như công ty liên danh, công ty tráchnhiệm hữu hạn, công ty chứng khoán, doanh nghiệp quốc doanh, tổ chức giới thiệunhân lực, hiệp hội chuyên nghiệp, công ty tài chính và kiểm toán, công ty luật, ngânhàng, tổ chức/ hiệp hội phi lợi nhuận, các cơ sở đào tạo hoặc là các tư vấn độc lập
1.5 Hồ sơ mời thầu
Hồ sơ mời thầu là các yêu cầu cho một gói thầu làm căn cứ pháp lý để nhà
thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu và để bên mời thầu đánh giá hồ sơ dự thầu nhằm lựachọn nhà thầu trúng thầu; căn cứ cho việc thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợpđồng
1.6 Hồ sơ dự thầu
Hồ sơ dự thầu là toàn bộ tài liệu do nhà thầu lập theo yêu cầu của hồ sơ
mời thầu và được nộp cho bên mời thầu theo quy định nêu trong hồ sơ mời thầu
2 Nguyên tắc đấu thầu tư vấn
Trong đấu thầu nói chung và đấu thầu tư vấn nói riêng, có một số nguyên tắc
mà cả bên mời thầu lẫn nhà thầu đều phải tìm hiểu và tuân thủ một cách nghiêm túc
khi tham gia dự thầu, đó là những nguyên tắc: hiệu quả, cạnh tranh, công bằng và
công khai - minh bạch.
2.1 Hiệu quả
Được tính cả trên hai phương diện: hiệu quả về mặt thời gian và hiệu quả
cả về mặt tài chính.Về thời gian, sẽ được đặt lên hàng đầu khi yêu cầu về tiến độ là
Trang 7cấp bách, còn nếu thời gian không yêu cầu phải cấp bách thì quy trình đấu thầu phảiđược thực hiện từng bước theo đúng kế hoạch để lựa chọn nhà thầu đạt hiệu quả vềmặt tài chính.
2.2 Cạnh tranh
Nguyên tắc này đòi hỏi bên mời thầu phải tạo điều kiện cho các nhà thầuđược tham gia một cách tối đa Tạo ra môi trường để các nhà thầu có thể cạnh tranhvới nhau nhằm lựa chọn nhà thầu tối ưu nhất
2.3 Công bằng
Yêu cầu, khi tham gia dự thầu các nhà thầu đều phải được đối xử nhưnhau (thông tin đều được cung cấp như nhau ).Tuy nhiên, nguyên tắc này chỉ làtương đối, vì có một số nhà thầu vẫn được ưu tiên và điều này được ghi cụ thể trong
hồ sơ mời thầu
2.4 Công khai - minh bạch
Các thông tin về hoạt động đấu thầu cần đươc thông báo công khai và đày
đủ trên các phương tiện thông tin đại chúng phù hợp và dễ dàng tiếp cận Các quyếtđịnh của bên mời thầu liên quan đến đấu thầu phải có cơ sở, rõ ràng, không gây thắcmắc cho các bên có liên quan (nhà thầu cũng như các cơ quan tổ chức quản lý nhànước)
3 Vai trò của đấu thầu tư vấn
Hoạt động mua sắm thông qua cách thức đấu thầu với mục đích nâng caohiệu quả sử dụng vốn đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử phát triển kinh tế của thếgiới Cho đến nay, đấu thầu đã khẳng định được vai trò quan trọng và tở thành mộthoạt động phổ biến mang tính chuyên nghiệp cao ở hầu hết tất cả các nước trên thếgiới Chúng ta hãy xem xét vai trò của hoạt động này đối với các bên tham gia cũngnhư đối với nền kinh tế nói chung
3.1 Đối với bên mời thầu
Thông qua việc thực hiện đấu thầu để mua sắm thì bên mời thầu có thểtiếp cận được với các nhà tư vấn mới, có tiềm năng Nhờ tiếp cận được với nhiềunhà cung cấp với các khả năng đáp ứng nhu cầu đa dạng thì giúp cho bên mời thầu
có thể phát hiện ra các phương pháp mới với mức giá cả hợp lýnhất Từ đó hạn chế
Trang 8tránh được sự tranh luận trong nội bộ đối với việc lựa chọn nhà cung cấp Bên cạnh
đó thì thực hiện đấu thầu còn hạn chế được sự thông đồng giữa một số các nhân củabên mời thầu với nhà thầu và nó giúp cho bên mời thầu có thể nâng cao uy tín, hìnhảnh của mình với các nhà cung cấp cũng như với công chúng
3.2 Đối với nhà thầu
Với việc tham gia đấu thầu các gói thầu mua sắm do bên mời thầu đưa rathì các nhà thầu tiếp cận được với khách hàng mới với những yêu cầu mới về sảnphẩm và tiếp cận được với các đối thủ cạnh tranh để có thể đánh giá chính xác hơn
về năng lực của mình và tạo cơ hội hợp tác mới Bên cạnh đó thì các nhà thầu sẽcòn hiểu hơn về các quy định pháp luật về mua sắm của các cơ quan quản lý củanhà nước Thông qua tham gia vào một môi trường cạnh tranh thì nhà thầu có thểhoàn thiện kiến thức của mình và mở rộng được tầm hiểu biết cũng như các mốiquan hệ mới Bên cạnh đó thì các nhà thầu tham gia còn khẳng định được vị trí cũngnhư nâng cao được uy tín và hình ảnh của mình
3.3 Đối với nền kinh tế
Việc tổ chức đấu thầu đã tạo ra một môi trường cạnh tranh cho các doanhnghiệp, cá nhân khuyến khích tính sáng tạo, tinh thần học hỏi và tích lũy kinhnghiệm, kiến thức của các công ty, cá nhân cung cấp dịch vụ tư vấn, từ đó nên kinh
tế được hưởng những dịch vụ tư vấn chất lượng tốt với giá cả hợp lý Nói một cáchkhác là đấu thầu giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của nhà nước
Đối với các nước nghèo thì vốn đầu tư từ nước ngoài đặc biệt là vốn ODA
là một nguồn vốn rất quan trọng Việc thực hiện tốt hoạt động đấu thầu sẽ khiến chonguồn vốn này được sử dụng hiệu quả, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đồngthời nâng cao được uy tín trên trường quốc tế
II Phương thức thực hiện đấu thầu tư vấn
Có ba phương thức thực hiện đấu thầu, đó là phương thức một túi hồ sơ,phương thức hai túi hồ sơ và phương thức đấu thầu hai giai đoạn
Do đặc điểm của các dịch vụ tư vấn trong đầu tư nên các gói thầu tư vấnđược tiến hành theo phương thức hai túi hồ sơ Nhà thầu nộp đề xuất về kỹ thuật và
đề xuất về tài chính riêng biệt theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu Việc mở thầu đượctiến hành hai lần; trong đó, đề xuất về kỹ thuật sẽ được mở trước để đánh giá và lựachọn ra các nhà thầu đáp ứng tối thiểu yêu cầu kỹ thuật; đề xuất tài chính sẽ được
Trang 9mở sau tư đó lựa chọn nhà thầu phù hợp nhất theo yêu cầu để thương thảo và ký kếthợp đồng.
III Hình thức đấu thầu tuyển chọn nhà thầu tư vấn
Số lượng các nhà thầu tham gia đấu thầu một gói thầu có thể rất nhiều haychỉ là một số lượng được hạn chế trước hoặc thậm chí chỉ có một nhà thầu Đấuthầu tuyển chọn tư vấn có các hình thức tuyển chọn như sau:
1 Đấu thầu rộng rãi
Đối với đấu thầu rộng rãi, không hạn chế số lượng nhà thầu tham dự Đâu
là hình thức lựa chọn nhà thầu có tính cạnh tranh cao nhất Hình thức này thườngđược lựa chọn đối với những gói thầu có tính chất kỹ thuật không phức tạp và điềukiện thực hiện không quá đặc biệt, nhiều nhà thầu có khả năng đáp ứng các yêu cầucủa gói thầu
2 Đấu thầu hạn chế
Đối với hình thức này, bên mời thầu chỉ lựa chọn một số nhà thầu nhấtđịnh để tham gia dự thầu, những nhà thầu này đáp ứng một số yêu cầu của gói thầunhư tính chất kỹ thuật, quy mô và điều kiện thực hiện
3 Chỉ định thầu
Đây là hình thức mà bên mời thầu lựa chọn một nhà thầu để thực hiện góithầu Khi thực hiện chỉ định thầu, phải lựa chọn một nhà thầu được xác định là có
đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng các yêu cầu của gói thầu
IV Phương pháp tuyển chọn tư vấn
Nhà thầu tư vấn có thể là tổ chức hoặc là các tư vấn cá nhân, việc thuê tưvấn độc lập hay tổ chức tư vấn được cân nhắc dựa trên những ưu và nhược điểm củahai hình thức này Tư vấn độc lập thì có chi phí thấp hơn đáng kể do không phải trảphí quản lý nhưng lại thêm công việc quản lý cho cán bộ dự án và có thể gặp rủi rokhi tư vấn có sự cố Còn tổ chức tư vấn thì phải chịu chi phí cao hơn do phải trảthêm chi phí quản lý nhưng lại có thể giảm bớt công việc quản lý cho cán bộ dự án
và tổ chức có trách nhiệm khi gặp các rủi ro
Trang 101 Tuyển chọn công ty tư vấn
1.1 Tuyển chọn dựa vào chất lượng và chi phí (QCBS)
QCBS là phương pháp dựa và chất lượng của đề xuất kỹ thuật và chi phídịch vụ được cung cấp Sau khi đánh giá kỹ thuật lựa ra các hồ sơ dự thầu đạt yêucầu kỹ thuật tối thiểu thì xem xét đến chi phí dịch vụ Sau đó, tính ra điểm tổng hợpcho các nhà thầu dựa vào tỷ trọng cho trước của yêu cầu kỹ thuật, tài chính và chọnnhà thầu có điểm tổng hợp cao nhất để thương thảo và ký kết hợp đồng
1.2 Tuyển chọn dựa trên chất lượng (QBS)
Phương pháp lựa chọn trên cơ sở chất lượng (QBS) là chỉ dựa vào đánhgiá chất lượng đề xuất kỹ thuật và sau đó sẽ tiến hành đàm phán đề xuất tài chính vàhợp đồng với chuyên gia tư vấn có đề xuất kỹ thuật được xếp hạng cao nhất
1.3 Tuyển chọn tư vấn theo một ngân sách cố định (FBS)
Lựa chọn theo mức ngân sách cố định là phương pháp lựa chọn nhà thầu
tư vấn đáp ứng yêu cầu kỹ thuật tốt nhất với chi phí không vượt quá mức ngân sách
cố định
1.4 Tuyển chọn chi phí thấp nhất (LCS)
Phương pháp tuyển chọn chi phí thấp nhất là phương pháp lựa chọn nhàthầu có chi phí thấp nhất trong số các nhà thầu có đề xuất kỹ thuật vượt qua mứcđiểm tối thiểu
1.5 Tuyển chọn theo năng lực tư vấn (CQS)
Tuyển chọn trên cơ sở năng lực của tư vấn là phương pháp mà yêu cầuphải chuẩn bị và đánh giá các đề xuất cạnh tranh là không cần thiết Bên mời thầu
sẽ chuẩn bị điều khoản tham chiếu, yêu cầu bày tỏ quan tâm và thông tin về kinhnghiệm, năng lực của nhà thầu liên quan đến công việc Từ các bày tỏ quan tâm,bên mời thầu sẽ lập ra một danh sách ngắn và lựa chọn một nhà thầu với năng lực
và tham chiếu thích hợp nhất Nhà thầu này sẽ được yêu cầu đệ trình một đề xuất kỹthuật và tài chính kết hợp và sau đó sẽ được mời đến đàm phán hợp đồng
1.6 Tuyển chọn từ một nguồn duy nhất (SSS)
Phương pháp tuyển chọn chuyên gia tư vấn từ một nguồn (SSS) tương tựnhư hình thức chỉ định thầu không đem lại lợi ích cạnh tranh về chất lượng và mức
Trang 11giá, thiếu minh bạch trong quá trình lựa chọn và có thể khuyến khích các thông lệkhông được chấp nhận Do vậy, lựa chọn từ một nguồn chỉ được sử dụng trong một
số trường hợp ngoại lệ Lý do đề xuất hình thức SSS sẽ được xem xét trong lợi íchtổng thể của khách hàng và dự án Khi sử dụng hình thức này cần đảm bảo tính kinh
tế, hiệu quả và tạo ra cơ hội ngang bằng cho tất cả các chuyên gia tư vấn có nănglực
2 Tuyển chọn chuyên gia tư vấn cá nhân
Đối với một số nhiệm vụ, chuyên gia tư vấn độc lập thích hợp hơn và cóchi phí hợp lý hơn so với công ty tư vấn Bên mời thầu có thể tuyển chọn trực tiếpcác chuyên gia tư vấn độc lập hoặc thông qua một tổ chức, ví dụ như công ty tư vấn,học viện, chính phủ, hoặc một tổ chức kinh tế Chuyên gia tư vấn độc lập đượctuyển chọn trên cơ sở năng lực chuyên môn của họ hoặc có thể tuyển chọn trên cơ
sở một nguồn duy nhất nếu chứng minh được tính đặc biệt
Trang 12Chương 2: Khác biệt về quy định đấu thầu tuyển chọn tư vấn
giữa Việt Nam và Ngân hàng thế giới (WB)
I Khái quát chung về hệ thống pháp lý điều chỉnh hoạt động đấu thầu tuyển chọn tư vấn của Việt Nam và Ngân hàng thế giới (WB)
1 Các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động đấu thầu tuyển chọn nhà thầu tư vấn của Việt Nam
Để quản lý có hiệu quả nguồn ngân sách cho các dự án chính phủ đã banhành các quy định về đấu thầu nói chung cũng như đấu thầu dịch vụ tư vấn nóiriêng
Các văn pháp lý điều chỉnh hoạt động đấu thầu dịch vụ tư vấn Việt Namhiện nay là:
- Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tưxây dựng cơ bản số 38/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009 của Quốc hội
- Và một số văn bản quy định liên quan
2 Các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động đấu thầu tuyển chọn nhà thầu tư vấn của WB
2.1 Giới thiệu chung về WB
Ngân hàng Thế giới (WB) được thành lập tại Hội nghị Bretton Woods,vào tháng 7/1944, ở bang New Hampshire, Mỹ và chính thức đi vào hoạt động ngày25/6/1946.Ban đầu WB có mục đích khôi phục các nước châu Âu sau chiến tranh
Từ một tổ chức có trụ sở duy nhất tại Washington D.C, Mỹ, sau 64 năm hoạt động,
WB giờ đây đã có mặt tại 186 quốc gia, với đội ngũ nhân viên đa dạng, trình độ đangành gồm các nhà kinh tế học, chuyên gia chính sách công, chuyên gia chuyênngành, nhà khoa học xã hội Hiện nay, Ngân hàng thế giới là một tổ chức tài chính
đa phương có mục đích trung tâm là xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế
và xã hội ở các nước đang phát triển
Trang 13WB hiện có năm tổ chức thành viên gồm Ngân hàng Tái thiết và Pháttriển Quốc tế (IBRD), Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA), Công ty Tài chính Quốc
tế (IFC), Tổ chức bảo lãnh đầu tư đa phương (MIGA) và Trung tâm Quốc tế Giảiquyết những Tranh chấp đầu tư (ICSID)
IBRD và IDA đi vay (phát hành trái phiếu) và cho các nước thành viênvay lại (hiện WB có 186 nước thành viên) Không phải nước thành viên nào cũngđược vay WB Cá nhân và công ty không được WB cho vay Chính phủ củanhững nước đang phát triển nhưng có thu nhập quốc dân trên đầu người trên
1305 USD/năm được vay của IBRD Các khoản vay này có lãi suất chỉ cao hơn lãisuất mà WB đã đi vay một chút Chính phủ của các nước nghèo, có thu nhập quốcdân trên đầu người dưới 1305 USD/năm (trong thực tế là dưới 805USD/năm) đượcvay của IDA Các khoản vay sẽ không đòi lãi suất và có thời hạn lên tới 35-40 năm
Trong hai thập kỳ đầu kể từ khi được thành lập, IBRD đã dành hơn 2/3tổng giá trị các khoản cho vay của mình cho các dự án phát triểnnăng lượng và giaothông vận tải
Trong hai thập niên 1960 và 1970, các dự án phát triển cơ sở hạ tầng vẫnquan trọng nhất, song hoạt động của IBRD và IDA đã rất đa dạng, từ hỗ trợ giáodục, y tế, dinh dưỡng, kế hoạch hóa gia đình, đến hỗ trợ phát triển nông thôn và hỗtrợ doanh nghiệp nhỏ Các hoạt động của IBRD và IDA đều trực tiếp liên quan đếngiúp đỡ người nghèo và mang hình thức hỗ trợ tài chính lẫn kỹ thuật Từ thập niên
1980, ngoài đầu tư vào vốn vật chất và vốn con người, IBRD và IDA bắt đầu chovay để cải cách cơ cấu kinh tế và điều chỉnh chính sách ở các nước đang phát triển.Phản ứng nhạy bén và chú trọng xóa nghèo là các mục tiêu hiện này của IBRD vàIDA
IFC cho các dự án tư nhân ở các nước đang phát triển vay theo giá thịtrường nhưng là vay dài hạn hoặc cấp vốn cho họ Sự tham gia của IFC như một sựbảo đảm đối với các nhà đầu tư khác quan tâm tới dự án và khuyến khích họ đầu tưvào dự án
MIGA cung cấp những bảo đảm trước các rủi ro chính trị (rủi ro phithương mại) để các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm đầu tư trực tiếp vào các nướcđang phát triển
Còn Trung tâm Quốc tế Giải quyết những Tranh chấp đầu tư (ICSID) là
“trọng tài” cho những tranh chấp đầu tư quốc tế
Trang 14WB lần đầu tiên lập quan hệ với Việt Nam vào ngày 21/9/1956 qua chínhquyền Sài Gòn cũ Năm 1976, WB quay lại Việt Nam với dự án thủy lợi Dầu Tiếng
và tiếp tục đặt quan hệ với Việt Nam từ năm 1994 đến nay
Kể từ khi quay trở lại, WB đã cho Việt Nam vay tới 10 tỷ USD tín dụng
ưu đãi cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, điện đường trường trạm, phát triểnnông thôn, đô thị cũng như trực tiếp hỗ trợ ngân sách cho việc phát triển các chínhsách mới, từng bước cải cách các mặt của nền kinh tế Số dự án mà WB tài trợ chođến nay đã lên đến khoảng 80 dự án, với 40 dự án đang có hiệu lực thực hiện
2.2 Căn cứ pháp lý của WB điều chỉnh hoạt động đấu thầu tuyển chọn nhà thầu
tư vấn
Với tư cách là một nhà tài trợ lớn thông qua hai thành viên IBRD và IDA,
WB đã ban hành những quy định, hướng dẫn về việc mua sắm áp dụng cho các góithầu sử dụng toàn bộ hoặc một phần vốn vay của mình để quản lý việc sử dụng vốnvới mục đích tạo ra sự cạnh tranh, công bằng và đạt hiệu quả cao
Các văn bản pháp lý của WB điều chỉnh hoạt động đấu thầu tuyển chọn tưvấn hiện nay là:
- Hướng dẫn lựa chọn và thuê Tư vấn cho bên vay, 2006
- Sổ tay hướng dẫn chuẩn bị và thực hiện các dự án ODA do Ngânhàng thế giới tài trợ, 2007
- Cùng các văn bản liên quan khác
II So sánh quy định đấu thầu tuyển chọn tư vấn giữa Việt Nam và Ngân hàng thế giới (WB)
1 Quy định về lựa chọn phương pháp và hình thức đấu thầu tuyển chọn nhà thầu tư vấn
Theo quy định đấu thầu của Việt Nam thì sẽ có 3 phương pháp đấu thầutuyển chọn tư vấn đối với nhà thầu là tổ chức đó là phương pháp tuyển chọn dựavào chất lượng và chi phí (QCBS) áp dụng cho các gói thầu dịch vụ tư vấn khôngyêu cầu kỹ thuật cao; phương pháp dựa vào chất lượng (QBS) áp dụng cho các góithầu dịch vụ tư vấn yêu cầu kỹ thuật cao và phương pháp lựa chọn từ một nguồn(SSS) hay chỉ định thầu áp dụng trong các trường hợp như (i) Gói thầu dịch vụ tưvấn có giá gói thầu không quá 3 tỷ đồng, và các trường hợp đặc biệt (ii) gói thầumang tính chất bí mật quốc gia cần chỉ định thầu để đảm bảo yêu cầu về bảo mậtthông tin theo quy định của pháp luật về bảo mật; (iii) Gói thầu cần triển khai ngay
Trang 15để tránh gây nguy hại trực tiếp đến sức khoẻ, tài sản và tính mạng của cộng đồngdân cư trên địa bàn hoặc để không ảnh hưởng nghiêm trọng đến công trình liền kề;(iv) gói thầu dịch vụ tư vấn lập, đánh giá báo cáo chiến lược, quy hoạch, gói thầudịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi trongtrường hợp chỉ có một nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu củagói thầu; (v) Tác giả của thiết kế kiến trúc công trình trúng tuyển hoặc được tuyểnchọn được bảo hộ quyền tác giả, được chỉ định để thực hiện gói thầu dịch vụ tư vấnlập báo cáo nghiên cứu khả thi và thiết kế xây dựng khi có đủ điều kiện năng lựctheo quy định; (vi) Gói thầu dịch vụ tư vấn về công nghệ thông tin để nâng cấp, mởrộng phần mềm mà trước đó đã được cung cấp từ một nhà thầu và nhà thầu kháckhông thể cung cấp do cần đảm bảo tính tương thích về mặt công nghệ với phầnmềm trước.
Trong đó phương pháp tuyển chọn dựa vào chất lượng và chi phí (QCBS)
và phương pháp tuyển chọn dựa vào chất lượng (QBS) có các hình thức đấu thầurộng rãi không qua thủ tục lựa chọn danh sách ngắn; đấu thầu rộng rãi áp dụng thủtục lựa chọn danh sách ngắn và hình thức đấu thầu hạn chế đối với gói thầu có yêucầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù; gói thầu có tính chất nghiên cứu,thử nghiệm mà chỉ có một số nhà thầu có khả năng đáp ứng yêu cầu của gói thầu.Phương pháp lựa chọn từ một nguồn (SSS) sử dụng hình thức chỉ định thầu
Còn theo quy định của WB trong thì phương pháp tuyển chọn dựa vàochất lượng và chi phí áp dụng quy trình cạnh tranh giữa các công ty lọt vào danhsách ngắn là phương pháp được áp dụng phổ biến nhất cho tất cả các gói thầu tuyểnchọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn cho các dự án mà WB cho vay vốn Còn cáchình thức khác thì chỉ đươch áp dụng trong những trường hợp mà áp dụng phươngpháp QCBS là không phù hợp và hiệu quả Và điều này cần được giải trình trong kếhoạch mua sắm và được sự đồng ý của Ngân hàng
Trong quy định của WB cũng có các hướng dẫn về các trường hợp khiphải sử dụng các phương pháp khác như sau:
- QBS là phương pháp đấu thầu tuyển chọn tư vấn dựa trên cơ sởcạnh tranh của các công ty đã vào danh sách ngắn, nó phù hợp với (i) những côngviệc có tính chất phức tạp hoặc chuyên môn hóa cao mà trong đó khó có thể xácđịnh đươc TOR chính xác và các yêu cầu dầu vào cần thiết từ phí tư vấn, và đối với
Trang 16cứu khả thi đau ngành,thiết kế của một nhà máy xử lý chất thải độc hại hay thiết kêmột quy hoạch tổng thể đô thị, cải cách khu vực tài chính); (ii) những công việc cótác động và ảnh hưởng lớn sau đó, và những công việc có trong mục tiêu là phải cóđược những chuyên gia giỏi nhất (ví dụ như nghiên cứu khả thi và thiết kế cấu trúc
kỹ thuật của một công trình hạ tầng quan trọng quốc gia, các nghiên cứu quản lýcủa các cơ quan nhà nước lớn); và (iii) những công việc có thể thực hiện bằng cáccách rất khác nhau mà các đề án không thể so sánh được (ví dụ như tư vấn quản lý,các nghiên cứu về ngành và chính sách trong đó giá trị của dịch vụ phụ thuộc vàochất lượng của việc phân tích)
- FBS chỉ phù hợp khi công việc đơn giản, có thể xác định mộtcách rõ ràng chính xác, dự kiến không thay đổi trong suốt thời gian thực hiện dự án
và khi nguồn ngân sách là cố định không được vượt quá một mức ngân sách nhấtđịnh
- LSC chỉ thích hợp đối với chuyên gia tư vấn có nhiệm vụ rất nhỏ(thường thấp hơn 100 000 USD), có tính chất chuẩn mực hoặc theo quy trình thôngthường (kiểm toán, thiết kế/giám sát kỹ thuật các dự án đơn giản và điều tra khảosát đơn giản) khi có sắn các chuẩn mực và thông lệ tốt
- CQS có thể sử dụng cho các nhiệm vụ nhỏ (không vượt quá 200 000USD) khi (i) yêu cầu chuyên môn đặc biệt cao đối với nhiệm vụ và khi dự kiếntuyển dụng các công ty tư vấn “nhỏ” cung cấp dịch vụ tư vấn ở một lĩnh vực chuyênmôn sâu; (ii) thời gian tuyển dụng là rất quan trọng và nhiệm vụ thường có giới hạnngắn; (iii) có ít chuyên gia tư vấn thỏa mãn chất lượng yêu cầu; và (iv) khó có thểthực hiện việc chuẩn bị và đánh giá các đề xuất cạnh tranh
- Phương pháp SSS hay chỉ định thầu có thể phù hợp chỉ khi hìnhthức này có lợi thế cạnh tranh rõ ràng: (i) đối với nhiệm vụ có tính kế thừa của côngviệc trước đó mà đã được công ty tư vấn thực hiện; (ii) trong trường hợp khẩn cấp,chẳng hạn như để đối phó với thiên tai, các sự cố bất ngờ ; (iii) đối vơi một sốnhiệm vụ rất nhỏ, hoặc khi chỉ có một công ty tư vấn đạt tiêu chuẩn hoặc có kinhnghiệm đặc biệt đối với nhiệm vụ đó
Thông qua đó ta thấy quy định về phương pháp và hình thức lựa chọn nhàthầu tư vấn của WB chi tiết và rõ ràng hơn rất nhiều so với quy định của Việt Nam.Các phương pháp theo quy định của WB luôn nhằm tạo ra sự cạnh tranh tối đa cóthể giữa các nhà thầu Còn theo quy định của Việt Nam thì có “nhiều kẽ hở” hơn màbên mời thầu có thể lách để từ đó áp đặt được ý kiến chủ quan của cá nhân hoặc tạo
ra lợi ý nhóm “gây thiệt hại” cho toàn nền kinh tế như khi các gói thầu có thể áp
Trang 17dụng đấu thầu rộng rãi nhưng bên mời thầu hoặc chủ đầu tư cố tình nêu thêm lý docộng với các hoạt động không minh bạch khác nhằm sử dụng hình thức đấu thầuhạn chế hoặc chỉ định thầu Bên cạnh đó quy định định mức chỉ định thầu của ViệtNam cũng tạo ra hiện tượng chủ đầu tư chia nhỏ gói thầu nhằm chỉ định thầu
2 Quy trình đấu thầu tuyển chọn nhà thầu tư vấn theo phương pháp QCBS
2.1 Chuẩn bị đấu thầu
Ở bước này cả Việt Nam và Ngân hàng thế giới đều quy định bên mờithầu phải thực hiện các thủ tục chủ yếu đó là:
- Lựa chọn danh sách ngắn: Bên mời thầu lựa chọn danh sách ngắnthông qua danh sách các nhà thầu nộp hồ sơ quan tâm với các tiêu chuẩn đánh giánhư đã nêu trong hồ sơ mời quan tâm hoặc thông báo mua sắm chung
- Chuẩn bị HSMT
Khi chuẩn bị HSMT, cần lưu ý là tất cả các phần có tính chất tiêu chuẩn
áp dụng chung cho mọi trường hợp như Chỉ dẫn cho Tư vấn, Điều kiện Chung Hợpđồng, Các Mẫu biểu chuẩn phải giữ nguyên không được sửa đổi Các yêu cầu cụthể đối với gói thầu sẽ được đưa vào các phần như Dữ liệu Chỉ dẫn cho Tư vấn,Điều kiện Riêng Hợp đồng, Điều khoản Tham chiếu (TOR), v.v
HSMT Tư vấn phải phản ánh được các thông tin và yêu cầu cơ bản cụ thểsau đây:
· Tạo điều kiện cạnh tranh công bằng cho các nhà thầu trong danhsách ngắn;
· HSMT phải mô tả rõ quy trình xét thầu 2 giai đoạn (đánh giá kỹthuật và tổng hợp), các tiêu chí đánh giá chất lượng, tỷ trọng giá/chất lượng, điểmchất lượng tối thiểu phải đạt, và chi tiết quy trình mở đề xuất tài chính công khai;đàm phán hợp đồng và trao hợp đồng và các mẫu biểu đề xuất kỹ thuật và tài chính;
· Các tiêu chí đánh giá chất lượng (kỹ thuật) bao gồm: (i) kinhnghiệm riêng ; (ii) phương pháp luận; (iii) nhân sự chủ chốt; (iv) chuyển giao côngnghệ
· HSMT phải bao gồm dự thảo hợp đồng quy định cụ thể các điềukiện cơ bản như thời gian hoàn thành, thuế trong nước, trách nhiệm bảo hiểm,thanh toán, xung đột lợi ích, v.v…và các phụ lục về mô tả dịch vụ, yêu cầu báo cáo,thời gian làm việc, nhân sự, phân tích giá hợp đồng, các yếu tố đầu vào được cung