1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích khái niệm người khuyết tật so sánh quy định của pháp luật quốc tế với pháp luật việt nam về khái niệm người khuyết tật 9 điểm

14 246 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 33,6 KB

Nội dung

Tiêu biểu cho quan điểm này là một số quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Phillipines… Theo đó: + Trung Quốc: Điều 2 Luật của nước Cộng hòa nhan dân Trung Hoa về bảo vệ Người khuyết tật ban

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Như chúng ta đã biết, người khuyết tật là những người bất hạnh vì nhiều nguyên nhân khác nhau như bệnh tật, tai nạn hay bẩm sinh…Họ không có khả năng lao động chân tay hiệu quả như bao người khác Áp lực tâm lý đối với những người khuyết tật cũng

là rất lớn, đó là những mặc cảm, tự ti về khiếm khuyết trên cơ thể mình, là những gánh nặng mà họ đem đến cho gia đình và xã hội Vì vậy, họ chính là đối tượng cần được tạo điều kiện trong cuộc sống hơn bình thường Để đảm bảo quyền và lợi ích cho Người khuyết tật, việc hiểu thế nào cho đúng về khái niệm Người Khuyết tật là hết sức cần thiết Trong khuôn khổ bài tập nhóm tháng thứ nhất môn Pháp luật Người Khuyết tật, chúng em

xin đi sâu, làm rõ vấn đề này với đề bài “Phân tích khái niệm Người khuyết tật So sánh

quy định của Pháp luật Quốc tế với pháp luật Việt Nam về khái niệm Người khuyết tật”.

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG CHÍNH 3

1 KHÁI NIỆM NGƯỜI KHUYẾT TẬT 3

a Cơ sở hình thành khái niệm Người Khuyết tật 3

b Khái niệm Người khuyết tật 3

c Đặc điểm người Khuyết tật 7

d Ý nghĩa của Khái niệm Người Khuyết tật 8

2 SO SÁNH QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ KHÁI NIỆM NGƯỜI KHUYẾT TẬT 8

a Giống nhau 9

b Khác nhau 10

KẾT LUẬN 13

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 14

Trang 3

NỘI DUNG CHÍNH

1 KHÁI NIỆM NGƯỜI KHUYẾT TẬT

a Cơ sở hình thành khái niệm Người Khuyết tật

Từ những thế kỷ trước đây người ta đã “rục rịch” để đưa ra một khái niệm về người khuyết tật Trong giai đoạn từ những năm 1940-1960, những văn bản pháp luật quốc tế liên quan đến quyền con người đều không trực tiếp đề cập đến người khuyết tật Đến năm

1970 ở Hoa Kì, vấn đề người khuyết tật cũng như các hiệp hội của họ đã xuất hiện và chứng mình sự tồn tại của người khuyết tật Quan niệm về người khuyết tật, cũng như khái niệm về người khuyết tật bắt đầu có “manh mún” Trong các văn bản quốc tế, hai từ tiếng Anh "disability" (khuyết tật hay tàn tật) và "handicap" (không hội nhập được) thường được dung để nói về Người khuyết tật Tuy nhiên, hai từ "disability" và

"handicap" thường được dùng không rõ ràng và nhiều khi lẫn lộn với nhau, vì thiếu mà nhiều khi đã dẫn đến sự dẫn hướng chưa được thích đáng cho phía hoạch định chính sách

và thi hành chính sách Cho đến năm 1980, Tổ chức y tế thế giới đã thông qua sự phân loại trên phạm vi quốc tế về các khái niệm "impairment" (khiếm khuyết),

"disability"(khuyết tật hay tàn tật) và "handicap" (không hội nhập được), nó cho thấy có một sự tiếp cận vấn đề chuẩn xác hơn, nhằm sử dụng được một cách thỏa đáng trong nhiều lĩnh vực như phục hồi chức năng, giáo dục, thống kê, chính sách, lập pháp, điều tra dân số, xã hội học, kinh tế học và nhân học

Đồng thời, những trải nghiệm thu nhận được từ việc thực hiện Chương trình hành động thế giới về Người khuyết tật và rất nhiều cuộc thảo luận được mở ra trong Thập kỉ Người khuyết tật của Liên hiệp quốc (1983-1992) đã khiến cho người ta có được những kiến thức sâu hơn và sự hiểu biết rộng hơn về vấn đề Người khuyết tật cùng những từ ngữ được dùng nói trên

Trang 4

b Khái niệm Người khuyết tật

- Khái niệm Người khuyết tật theo quan điểm của Pháp luật Quốc tế

Lịch sử phát triển của khái niệm Người khuyết tật cho thấy đã có các quan điểm khác nhau về khái niệm Người khuyết tật Hiện có hai quan điểm chính: Quan điểm khuyết tật cá nhân và quan điểm khuyết tật xã xã hội

Quan điểm khuyết tật cá nhân (cá thể) hay quan điểm khuyết tật dưới góc độ y

tế (y học): Cho rằng khuyết tật là do hạn chế cá nhân, là ở chính con người đó, chú trọng

rất ít hoặc không để ý đến các yếu tố về môi trường xã hội và môi trường vật thể xung quanh người khuyết tật Quan niệm này cho rằng người khuyết tật có thể hưởng lợi từ phương pháp khoa học như thuốc điều trị và các công nghệ cải thiện chức năng Nhìn chung, mô hình cá nhân (cá thể) hay y tế nhìn nhận người khuyết tật như những người có vấn đề về thể chất và cần phải chữa trị Điều này đã đẩy người khuyết tật vào thế bị động của người bệnh Tiêu biểu cho quan điểm này là một số quốc gia như Trung Quốc, Ấn

Độ, Phillipines… Theo đó:

+ Trung Quốc: Điều 2 Luật của nước Cộng hòa nhan dân Trung Hoa về bảo vệ

Người khuyết tật ban hành năm 1990 quy định: “Người khuyết tật là một trong những người bị bất thường, mất mát của một cơ quan nhất định hoặc chức năng tâm lý hay sinh

lý, hoặc trong cấu trúc giải phẫu và những người đã mất toàn bộ hoặc một phần khả năng tham gia vào các hoạt động một cách bình thường”

+ Ấn Độ: Luật về Người khuyết tật ban hành năm 1995 định nghĩa khuyết tật bao

gồm những tình trạng bị mù, nghe kém, lành bệnh phong; thị lực kém, suy giảm khả năng vận động; chậm phát triển trí óc và mắc bệnh về tâm thần Trong khi đó định nghĩa về

Người khuyết tật lại được nêu: “một người bị bất kì một khuyết tật nào không dưới 40% theo xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền”

+ Phillipines: Đạo luật 7227 với tên gọi Đạo luật tạo nên sự phục hồi chức năng tự

phát triển và tự tin cho người khuyết tật vào xã hội và các mục đích khác quy định:

“Người Khuyết tật – là người có sự khác biệt về khả năng và hạn chế do khiếm khuyết về giác quan, vận động, và tâm thần để thực hiện một hoạt động được coi là bình thường”

Trang 5

Quan điểm khuyết tật theo mô hình xã hội: Trong mô hình xã hội, khuyết tật đươc

nhìn nhận là hệ quả bị xã hội loại trừ và phân biệt Bởi vì xã hội được tổ chức không tốt nên những người khuyết tật phải đối mặt với một số phân biệt đối xử về thái độ, môi trường và thể chế Mô hình xã hội về khuyết tật cho rằng nhiều người bị khiếm khuyết ở các cách khác nhau nhưng chỉ xã hội biến họ thành khuyết tật Nói cách khác, mô hình xã hội huyết tật coi xã hội là vấn đề, giải pháp là phải thay đổi xã hội Tiêu biểu cho quan điểm này là một số quốc gia như Đức, Nam Phi, Hoa Kỳ, Việt Nam…

+ Đức: sách số chín của Bộ luật xã hội định nghĩa người khuyết tật “là người có

các chức năng về thể lực, trí lực, hoặc tâm lý tiến triển không bình thường so với người

có cùng độ tuổi trong thời gian trên 6 tháng và sự không bình thường này là nguyên nhân dẫn đến việc họ bị hạn chế tham gia vào cuộc sống xã hội”

+ Nam Phi: Luật Bình đẳng về việc làm của Nam Phi định nghĩa “người khuyết tật

là người bị suy giảm khả năng về thể lực hoặc trí lực trong một thời gian dài hoặc tiếp diễn nhiều lần, khiến người đó bị hạn chế đáng kể về khả năng tham gia hoặc phát triển trong nghề nghiệp”

+Hoa Kỳ: Đạo luật về người khuyết tật của Hoa Kỳ năm 1990 (ADA - Americans

with Disabilities Act of 1990) định nghĩa “Người khuyết tật là người có sự suy yếu về thể chất hay tinh thần gây ảnh hưởng đáng kể đến một hay nhiều hoạt động quan trọng trong cuộc sống”.

+ Bên cạnh đó, Khoản 1 Điều 1 Công ước số 159 của ILO về phục hồi chức năng

lao động và việc làm của người khuyết tật năm 1983 quy định: “Người khuyết tật dung để chỉ một cá nhân mà khả năng có một việc làm không phù hợp, trụ lâu dài với công việc

đó và thăng tiến với nó bị giảm sút đáng kể do hậy quả của một khiếm khuyết về thể chất

và tâm thần được thừa nhận”

+ Điều 1 Công ước về quyền của Người khuyết tật của Liên hợp quốc năm 2006

quy định: “Người khuyết tật bao gồm những người bị suy giảm về thể chất, thần kinh, trí tuệ hay giác quan trong một thời gian dài, có ảnh hưởng qua lại với hàng loạt những rào

Trang 6

cản có thể cản trở sự tham gia đầy đủ và hiệu quả của những người khuyết tật vào xã hội trên cơ sở bình đẳng với những người khác” 1

- Khái niệm Người Khuyết tật theo quan điểm của Pháp luật Việt Nam

So với các nước trên thế giới, khái niệm Người Khuyết tật của Việt Nam nằm trong nhóm theo Quan điểm khuyết tật xã hội Trước khi Luật Người khuyết tật năm 2010 có hiệu lực, pháp luật Việt Nam nhìn nhận người khuyết tật dưới góc độ “Người tàn tật”

Theo quy định của Pháp lệnh Người tàn tật năm 1998, “người tàn tật không phân biệt nguồn gốc gây ra tàn tật là người bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng biểu hiện dưới những dạng tật khác nhau, làm suy giảm khả năng hoạt động, khiến cho culao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn.” 2 Kế thừa các quy định

của Pháp lệnh người tàn tật năm 1998, ngày 17/06/2010, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Người khuyết tật, có hiệu lực từ 01/01/2011 chính thức sử dụng khái niệm người khuyết tật thay cho khái niệm người tàn tật, phù hợp với khái niệm và xu hướng nhìn

nhận của thế giới về vấn đề khuyết tật Theo quy định tại khoản 1 điều 2 luật này, “Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.” 3

Như vậy, dựa theo định nghĩa về Người khuyết tật theo Luật người khuyết tật, ta có:

Thứ nhất, thuật ngữ “người tàn tật” đã được thay thế bằng thuật ngữ “người khuyết tật” Đánh giá về mặt ngôn ngữ thì thuật ngữ “người tàn tật” nghe có vẻ mang lại

cảm giác nặng nề hơn thuật ngữ “người khuyết tật”, tuy nhiên thì xét về mặt bản chất thì hai thuật ngữ này dường như đồng nhất Sự thay đổi thuật ngữ này, như đã nói ở trên, mặc

dù không thay đổi bản chất nhưng có vẻ nó cũng có tác động nhất định tới nhận thức của những người xung quanh

Thứ hai, những người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật Theo cách hiểu

này thì người khuyết tật bao gồm cả những người bị khuyết tật bẩm sinh, người bị khiếm

1

2

Trang 7

khuyết di bệnh tật, tai nạn, thương binh, bệnh binh… Như vậy, luật người khuyết tật Việt Nam đã đưa ra khái niệm người khuyết tật dựa vào mô hình xã hội, tuy nhiên còn chung chung so với khái niệm trong Công ước về quyền của người khuyết tật

Thứ ba, lao động, sinh hoạt, học tập của người khuyết tật gặp khó khăn Có thể

thấy, cả trong định nghĩa “người tàn tật” và “người khuyết tật”, các hoạt động “gặp khó khăn” của người khuyết tật dường như bị giới hạn trong các hoạt động “lao động, sinh hoạt, học tập” Như vậy, có thể thấy các hoạt động “lao động, sinh hoạt, học tập” nhìn

chung đã bao quát đầy đủ các hoạt động của người khuyết tật gặp khó khăn, nhưng trên thực tế, người khuyết tật gặp khó khăn trên tất cả các lĩnh vực đời sống của xã hội chứ không chỉ riêng các hoạt động này

Với cách tiếp cận đó, có thể đưa ra định nghĩa người khuyết tật theo quy định của

Pháp luật Việt Nam như sau: Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều

bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng dẫn đến những hạn chế đáng kể và lâu dài trong việc tham gia của người khuyết tật vào hoạt động xã hội trên cơ sở bình đẳng với những chủ thể khác.

c Đặc điểm người Khuyết tật

Đặc điểm của người khuyết tật được xem xét dưới hai góc độ:

- Đặc điểm của người khuyết tật dưới góc độ kinh tế - xã hội:

Người khuyết tật là nhóm cư dân đặc biệt phải chịu thiệt thòi về mặt kinh tế - xã hội và nhân khẩu học Người khuyết tật và gia đình họ thường nghèo, học vấn không cao, khó xin việc hoặc thất nghiệp nên ảnh hưởng điều kiện sống của họ Do khuyết tật nên người khuyết tật khó khăn trong việc sinh hoạt, học tập, kết hôn, sinh con… Ngoài ra, quan niệm của xã hội về người khuyết tật còn tiêu cực, dẫn đến sự kì thị và phân biệt đối

xử Hơn nữa, hoạt động hỗ trợ cho người khuyết tật còn rất hạn chế, thực tế, sự hỗ trợ của nhà nước và cộng đồng mang tính từ thiện nhiều hơn là phát triển con người

- Đặc điểm của người khuyết tật dưới góc độ dạng tật và mức độ khuyết tật:

Luật người khuyết tật Việt Nam quy định các dạng khuyết tật sau

Trang 8

Khuyết tật vận động: là người có cơ quan vận động bị tổn thương, gây khó khăn trong hoạt động di chuyển, cầm nắm…

Khuyết tật nghe, nói: là những người khó khăn nghe, nói, hạn chế trong giao tiếp, đọc viết, tiếp cận thông tin

Khuyết tật nhìn: là những người có khuyết tật về mắt khiến họ không nhìn thấy hoặc nhìn không rõ

Khuyết tật trí tuệ: là những người có chức năng trí tuệ dưới mức trung bình: chỉ số thông minh đạt gần 70 hoặc dưới 70 trên một lần thực hiện trắc nghiệm cá nhân Họ bị thiếu hụt hoặc khiếm khuyết ít nhất hai trong số những hành vi thích ứng như giao tiếp, tự chăm sóc, sống tại gia đình, kỹ năng xã hội hoặc sử dụng tiện ích trong cộng đồng… Ngoài ra, tật xuất hiện trước 18 tuổi

Khuyết tật khác: rối loạn hành vi cảm xúc, rối loạn ngôn ngữ, người đa tật, tự kỉ…

d Ý nghĩa của Khái niệm Người Khuyết tật

Có thể thấy, mỗi quan điểm có những điểm mạnh và điểm yếu nhất định Quan điểm khuyết tật cá nhân hoặc y tế có tác dụng tốt trong một số lĩnh vực cụ thể như y tế phục hồi chức năng và bảo đảm xã hội Quan điểm khuyết tật theo mô hình xã hội là công

cụ quan trọng để giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của người khuyết tật bị tách biệt khỏi cuộc sống chung Nhìn chung, khái niệm người khuyết tật có ý nghĩa là cơ sở pháp lý để công nhận ai là người khuyết tật và từ đó được bảo vệ bằng hệ thống liên pháp luật liên quan Thông qua quy định của các hệ thống pháp luật khác nhau cho thấy để đưa ra khái niệm thuyết phục và thống nhất về người khuyết tật là không dễ dàng Tuy nhiên, cũng cần khẳng định rằng định nghĩa về người khuyết tật dù tiếp cận dưới bất cứ góc độ nào, nhất thiết phải phản ánh thực tế là người khuyết tật có thể gặp các rào cản do yếu tố xã hội, môi trường hoặc con người khi tham gia vào mọi hoạt động của kinh tế, chính trị, xã hội Họ phải được đảm bảo rằng họ có quyền và trách nhiệm khi tham gia vào mọi hoạt động của đời sống như bất cứ công dân nào với tư cách là quyền của con người

Trang 9

2 SO SÁNH QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ KHÁI NIỆM NGƯỜI KHUYẾT TẬT

Khái niệm về người khuyết tật theo pháp luật quốc tế được quy định tại khoản 1 điều 1 Công ước 159 của ILO về phục hồi chức năng lao động và làm việc của người khuyết tật năm 1983 và Điều 1 Công ước về quyền của người khuyết tật của Liên hợp

quốc năm 2006 Theo đó, “Người khuyết tật bao gồm những người bị suy giảm về thể chất, thần kinh, trí tuệ hay giác quan trong một thời gian dài, có ảnh hưởng qua lại với hàng loạt những rào cản có thể cản trở sự tham gia đầy đủ và hiệu quả của những người khuyết tật vào xã hội trên cơ sở bình đẳng với những người khác”.

Ngày 17/6/2010, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật người khuyết tật, có hiệu lực từ ngày 1/1/2011, theo đó khái niệm người khuyết tật được quy định tại khoản 1 Điều

2 Luật này như sau: “Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận

cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn”.

Giữa pháp luật Việt nam và pháp luật quốc tế có những định nghĩa rất cụ thể về người khuyết tật và giữa chúng cũng có những điểm giống và khác nhau:

a Giống nhau

Thứ nhất, theo xu hướng chung của pháp luật về người khuyết tật thế giới, khái

niệm “người khuyết tật” của Việt Nam chính thức được ra đời theo quy định tại khoản 1 điều 2 Luật người khuyết tật 2010 Pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế hiện nay (định nghĩa tại khoản 1 điều 1 Công ước 159; Điều 1 Công ước về quyền của người

khuyết tật của Liên hợp quốc 2006) đều theo quan điểm xã hội – thể hiện “khuyết tật là lát cắt ngang các vấn đề xã hội và chính sách cơ bản làm thay đổi tình trạng và hoản cảnh mà người khuyết tật bị hạn chế hay ngăn cản tham gia đầy đủ như công dân bình thường” Việc đưa ra khái niệm người khuyết tật đều cụ thể giúp mọi người nhận thức

đầy đủ về người khuyết tật, thực hiện nội luật hóa các quy định của Công ước của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật để người khuyết tật Việt Nam được hưởng đầy

đủ và bình đẳng các quyền con người, quyền tự do cơ bản mang tính toàn cầu và tạo điều

Trang 10

kiện tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội, góp phần xây dựng xã hội không rào cản, theo cam kết của Việt Nam với cộng đồng quốc tế

Thứ hai, dù khái niệm người khuyết tật theo quy định của Việt Nam và pháp luật

quốc tế có khác nhau nhưng đều hướng tới mục đích là phản ánh thực tế là người khuyết tật có thể gặp các rào cản do yếu tố xã hội, môi trường hoặc do con người khi tham gia vào mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội Đồng thời khẳng định họ phải được đảm bảo rằng họ có quyền và trách nhiệm tham gia vào mọi hoạt động của đời sống như bất cứ công dân nào với tư cách là các quyền của con người hay nói cách khác xây dựng khái niệm người khuyết tật thì bất cứ quốc gia, tổ chức nào đều hướng tới việc bình đẳng cho những người khuyết tật

b Khác nhau

- Khái niệm người khuyết tật theo quy định của pháp luật Việt Nam hẹp hơn

so với khái niệm người khuyết tật của quốc tế.

Có thể thấy khái niệm về người khuyết tật theo quy định của pháp luật quốc tế khá rộng Pháp luật quốc tế xác định người khuyết tật được xác định rất cụ thể: đầu tiên người khuyết tật là người bị suy giảm về thể chất, thần kinh, trí tuệ hay giác quan trong thời gian dài Và những khiếm khuyết này phải được thừa nhận thứ hai, những suy giảm này là rào cản cản trở người khuyết tật tham gia vào xã hội

Trong khi đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật người khuyết tật Với cách hiểu này thì người khuyết tật bao gồm cả những người bi khuyết tật bẩm sinh, người bị khiếm khuyết do bệnh tật, tai nạn, thương binh, bệnh binh,…Pháp luật quốc tế xác định

sự suy giảm chức năng này gây cản trở cho việc người khuyết tật tham gia vào xã hội còn theo định nghĩa người khuyết tật của Việt Nam chỉ xác định người khuyết tật là người bị suy giảm chức năng gây khó khăn cho học tập, sinh hoạt Ta thấy khi xác định khả năng tham gia vào xã hội sẽ rộng hơn, bao quát hơn rất nhiều

Ngày đăng: 27/03/2019, 12:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w