1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT ISM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM

40 4,6K 20

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 2,22 MB

Nội dung

tiếp tục hoàn thiện kỹ năng quản lý an toàn của những người trên bờ cũng như dướitàu, bao gồm cả sự ứng phó tình huống khẩn cấp liên quan tới an toàn và bảo vệ môitrường.1.2.3 Hệ thống q

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

Bài giữa kỳ môn học Quản trị chất lượng

PHÂN TÍCH HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT ISM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI

VÀ THUÊ TÀU BIỂN VIỆT NAM

Giảng viên: TS NGÔ THỊ ÁNH Học viên nhóm 4 – QTKD Đêm 4 - K20

1 Lê Hoàng Mỹ Phương

2 Quản Thị Kiều Thanh

3 Vũ Thị Thùy Dương

4 Dương Hương Giang

5 Nguyễn Thị Phương Hà

6 Vũ Thị Ngọc Hạnh

7 Huỳnh Trung Hiếu

8 Nguyễn Thị Thu Lan

9 Trần Thị Ngọc Mai

TP Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2012

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN 1: Giới thiệu Bộ luật Quản lý an toàn quốc tế ISM (International Safety Management Code) và Hệ thống quản lý an toàn tàu SMS (Safety Management

System) 3

1.1 Bộ luật ISM áp dụng cho hệ thống quản lý an toàn tàu biển 3

1.2 Định nghĩa hệ thống SMS 8

1.3 Vai trò của Hệ Thống quản lý an toàn (SMS) và bộ luật ISM cho việc cấp phép tham gia vận chuyển quốc tế 15

PHẦN 2: Phân tích hệ thống quản lý an toàn theo quy định của bộ luật ISM tại Công ty CP Vận tải và thuê tàu biển Việt Nam 17

2.1 Giới thiệu Công ty CP Vận tải và thuê tàu biển Việt Nam 17

2.2 Giới thiệu hệ thống quản lý an toàn tàu biển tại công ty CP vận tải tàu biển Việt Nam 18

2.3 Quy trình kiểm soát tài liệu: 22

2.4 Tình hình thực hiện công tác quản lý an toàn tại công ty: 28

Công tác đánh giá nội bộ 30

Đăng kiểm đánh giá 31

2.5 Các khó khăn, tồn tại khi áp dụng HTQLAT tại công ty: 32

2.6 Kiến nghị giải pháp cải thiện HTQLAT tại Công ty CP Vận tải và thuê tàu biển Việt Nam: 33

PHẦN 3: KẾT LUẬN 35

PHỤ LỤC 37

Giấy chứng nhận phù hợp 2012 37

MỘT SỐ HÌNH ẢNH KIỂM TRA AN TOÀN, AN NINH TÀU 38

TÀI LIỆU THAM KHẢO 40

Trang 3

PHẦN 1: Giới thiệu Bộ luật Quản lý an toàn quốc tế ISM

(International Safety Management Code) và Hệ thống quản lý an toàn

tàu SMS (Safety Management System)

An toàn trên tàu là một vấn đề quan trọng, thường thì ở trên biển nơi rất xa cáchbất cứ hỗ trợ cứu giúp nào gần như không thể kêu gọi ứng cứu ngay được Tất nhiêntàu phải được thiết kế tốt, được bảo dưỡng tốt đủ điều kiện đi biển đảm bảo đủ về ổnđịnh, kín nước, chịu đựng thời tiết tốt và được trang bị đúng yêu cầu Tuy nhiên, sựhiện diện trên tàu của các danh mục và hệ thống an toàn (bắt buộc) không hề đảm bảochắc chắn sự an toàn

An toàn không thể mua được Hầu hết các tai nạn trên tàu là do lỗi của con người.Việc tất cả mọi người trên tàu cố gắng tránh và ngăn ngừa các hành vi hoặc là tìnhtrạng không an toàn mọi lúc và mọi nơi trên tàu bởi sự nhận thức, hiệu chỉnh cho đúng

là điều quan trọng nhất

Từ tháng 7 năm 2002 tất cả các tàu (và cơ quan trên bờ của chúng) phải có giấychứng nhận theo Luật Quản lý an toàn quốc tế (ISM Code) và thuyền bộ phải làm việcphù hợp với Hệ thống quản lý an toàn (SMS)

1.1 Bộ luật ISM áp dụng cho hệ thống quản lý an toàn tàu biển

Cuối thập niên 1980 đầu thập niên 1990 qua các cuộc điều tra của Tổ chứchàng hải quốc tế IMO về tai nạn hàng hải cho thấy rằng phần lớn các tai nạn xảy rabắt nguồn từ sự quản lý yếu kém của các công ty khai thác tàu Như vậy phương phápquản lý đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn khai thác tàu Đây chính

là cơ sở ra đời của bộ luật ISM (International Safety Management Code)

Với đòi hỏi ngày càng cao về sự đảm bảo an toàn trong khai thác tàu biểncũng như bảo vệ môi trường trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của đội tàu thế giới,

mà đặc biệt là đội tàu treo cờ thuận tiện (Flag Of Convenient -FOC), chương IX củaSOLAS 74 đã được bổ sung mới, với các yêu cầu về quản lý an toàn khai thác tàu Bổsung sửa đổi 1994 công ước SOLAS 74 có hiệu lực ngày 01/07/1998, bổ sung sửa đổi

đó đã cho ra đời chương IX mới vào SOLAS 74 Sau đó chương này đã được bổ sungsửa đổi bằng nghị quyết MSC99 (73) Nghị quyết này được thông qua vào ngày01/01/2002 và có hiệu lực ngày 01/07/2002

Trang 4

Tháng 11 năm 1993, IMO đã phê chuẩn Bộ luật ISM, cụ thể hoá các yêu cầucủa chương IX / SOLAS 74 Bộ luật ISM cung cấp một chuẩn quốc tế về quản lý an

toàn khai thác tàu và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường Để triển khai bộ luật ISM, các

công ty phải xây dựng một chuẩn quốc tế về quản lý an toàn, tức là phải xây dựng cho mình một hệ thống quản lý an toàn (Safety Management System, SMS) phù hợp với qui mô của công ty và được Đăng kiểm chấp nhận Bộ luật ISM đã đi vào

hiệu lực theo hai giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Từ 01/07/1998, áp dụng bắt buộc đối với tất cả các tàu khách, tàu dầu,

tàu chở hàng rời và các tàu cở khách, chở hàng cao tốc có tổng dung tích từ 500GTtrở lên

Giai đoạn 2: Từ 01/07/2002, áp dụng cho tất cả các tàu chạy tuyến quốc tế có tổng

dung tích từ 500GT trở lên

Như vậy, sau ngày 1 tháng 7 năm 2002 các công ty vận tải biển Việt Nam bắt buộcphải đưa hệ thống SMS của mình vào hoạt động Một vấn đề đặt ra là làm thế nào đểvận hành SMS một cách đúng như ý nghĩa của nó, tức là phải theo chuẩn quốc tế theotinh thần của bộ luật ISM Code Để đạt được chuẩn thì cơ sở hạ tầng cũng như yếu tốcon người phải chuẩn Trước bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay sự cạnh tranh càngtrở nên gay gắt đặc biệt trong lĩnh vực vận tải biển Trước sự cạnh tranh gay gắt đóbắt buộc các công ty vận tải biển phải đầu tư và liên tục đổi mới Một cỗ máy mà cácmắt xích của nó phối hợp nhịp nhàng với nhau và mỗi mắt xích đều thực hiện tốtnhiệm vụ của mình là một cỗ máy chuẩn Mắt xích khó nhất để làm cho cỗ máy SMStrở thành thực sự chuẩn là yếu tố con người Đây chính là vấn đề gây lúng túng chocác công ty vận tải biển hiện nay trong quá trình triển khai và vận hành SMS

Mục đích của bộ luật ISM là tạo ra những tiêu chuẩn quốc tế cho việc quản lý, khaithác an toàn tàu, ngăn ngừa sự tổn hại về sinh mạng, thương tật của con người cũngnhư sự tổn hại về tài sản trong quá trình khai thác tàu đồng thời bảo vệ môi trườngsinh thái

Mục tiêu về quản lí an toàn là:

Trang 5

- Cung cấp các thao tác về hoạt động tàu an toàn và một môi trường làm việc an toàn

- Xây dựng các biện pháp bảo đảm an toàn để đối phó với những rủi ro có thể xảy ratrên tàu

- Không ngừng hoàn thiện kỹ năng quản lý an toàn của cán bộ nhân viên trên bờ vàthuyền viên dưới Tàu, bao gồm cả việc chuẩn bị đối phó với các tình huống khẩn cấpliên quan đến an toàn và ngăn ngừa ô nhiễm

Bộ luật ISM gồm 16 điều khoản , bao gồm các phần chính sau đây:

I Lời nói đầu.

II

Phần A: Sự thực hiện

Nội dung của phần này bao gồm 12 điều khoản với các nội dung sau:

- 1 Các khái niệm chung:

Trong phần này, Bộ luật ISM đưa ra các định nghĩa, giải thích ý nghĩa của các kháiniệm, tên gọi; Chỉ ra mục tiêu và phạm vi áp dụng của Bộ luật

1.1 Các định nghĩa

1.1.1 "Bộ luật Quản lý An toàn Quốc tế (ISM Code)" có nghĩa là Bộ luật Quản lý

Quốc tế về Hoạt động An toàn của Tàu và Ngăn ngừa Ô nhiễm như đã được Ðại hộiđồng thông qua, và có thể được Tổ chức sửa đổi

1.1.2 "Công ty" được hiểu là Chủ tàu hoặc một tổ chức hoặc cá nhân nào đó như là

Người quản lý, hoặc Người thuê tàu trần, người đã và đang đảm đương trách nhiệmthay mặt Chủ tàu khai thác tàu và người đang chịu hoàn toàn trách nhiệm theo sự ápđặt của Bộ luật này

1.1.3 "Chính quyền hành chính" được hiểu là Chính phủ của quốc gia mà tàu mang

cờ

1.2 Mục tiêu

1.2.1 Mục tiêu của Bộ luật này là nhằm đảm bảo an toàn trên biển, ngăn ngừa thương

vong về người, và tránh được các thiệt hại về môi trường, đặc biệt là môi trường biển,

và về tài sản

1.2.2 Mục tiêu quản lý an toàn của công ty phải, bao gồm:

lập ra các tác nghiệp an toàn trong khai thác tàu và tạo ra một môi trường làm việc antoàn;

xác lập phương án phòng chống mọi rủi ro đã dự đoán; và

Trang 6

tiếp tục hoàn thiện kỹ năng quản lý an toàn của những người trên bờ cũng như dướitàu, bao gồm cả sự ứng phó tình huống khẩn cấp liên quan tới an toàn và bảo vệ môitrường.

1.2.3 Hệ thống quản lý an toàn phải đảm bảo:

tuân theo các quy phạm và các quy định bắt buộc; và

lưu tâm tới các bộ luật, các hướng dẫn và các tiêu chuẩn thích hợp được khuyến nghịbởi Tổ chức Hàng hải Quốc tế, các Chính quyền hành chính, các tổ chức phân cấp vàcác tổ chức công nghiệp hàng hải

1.3 Áp dụng

Các yêu cầu của Bộ luật này có thể áp dụng cho tất cả các tàu

- 2 Chính sách An toàn và bảo vệ môi trường của Công ty:

Trong phần này, Bộ luật ISM đòi hỏi các Công ty phải đưa ra được chính sách củamình đối với vấn đề an toàn và bảo vệ môi trường đồng thời đảm bảo thực hiện đượcchính sách này ở mọi mức độ trong SMS ( Safety Management System)

- 3 Trách nhiệm và thẩm quyền của Công ty:

Công ty phải đảm bảo sự quản lý của mình và thể hiên được thẩm quyền của mình đốiviệc quản lý tàu biển trong SMS

- 4 Người được chỉ định thực thi SMS của Công ty – người phụ trách (Designated Person-DP):

Các Công ty phải chỉ định Người có trách nhiệm và thẩm quyền để quản lý, giám sát,chỉ đạo, hỗ trợ tàu thực hiện có hiệu quả SMS, đặc biệt khi có những tình huống khẩncấp liên quan đến an toàn và chống ô nhiễm môi trường

- 5 Trách nhiệm và thẩm quyền của Thuyền trưởng:

Trách nhiệm và thẩm quyền của Thuyền trưởng trong việc đại diện cho Công ty tổchức thực hiện SMS trên tàu phải được thể hiện rõ trong SMS của Công ty

- 6 Nguồn lực và nhân viên:

Bộ luật quy định Công ty phải thể hiện một cách đầy đủ các điều kiện thực tế về conngười, các điều luật quốc tế có liên quan thông qua các quy trình, hướng dẫn trongSMS của mình

- 7 Sự phát triển các kế hoạch khai thác tàu, triển khai các kế hoạch cho các hoạt động trên tàu:

Trang 7

Bộ luật yêu cầu trong SMS của Công ty phải thiết lập đầy đủ các quy trình, các hướngdẫn cho các hoạt động khai thác chủ yếu của tàu cũng như bảo vệ môi trường.

- 8 Sự sẵn sàng trong trường hợp khẩn cấp:

Bộ luật yêu cầu Công ty phải thiết lập được trong SMS các quy trình hành động trongcác tình huống khẩn cấp cũng như các chương trình thực tập huấn luyện và khả năngsẵn sàng ứng phó trong mọi điều kiện khẩn cấp

- 9 Các báo cáo, phân tích về sự không phù hợp, các tai nạn và các sự cố nguy hiểm: Bộ luật quy định Công ty phải thể hiện trong SMS của mình các mẫu báo cáo,

phân tích thống nhất đối với các vi phạm, tai nạn và nguy hiểm có thể xảy ra đồngthời phải có các hướng dẫn, quy trình để sửa chữa, hiệu chỉnh đối với các vấn đề đó

- 10 Bảo dưỡng tàu và các trang thiết bị.

Công ty phải thể hiện được trong SMS của mình các hướng dẫn, quy trình để đảm bảotàu và trang thiết bị thuộc quyền quản lý của mình được khai thác và bảo dưỡng phùhợp cũng như các biện pháp bảo dưỡng đặc biệt áp dụng đối với các trang thiết bịquan trọng trên tàu

-11 Tài liệu, giấy tờ.

Trong SMS của Công ty phải thiết lập được một hệ thống, quy trình quản lý với cáctài liệu, giấy chứng nhận của tàu

- 12 Sự kiểm tra, xem xét lại và đánh giá của Công ty.

SMS của Công ty phải thể hiện được sự kiểm tra, xem xét lại và đánh giá việc thựchiện đối với SMS của mình thông qua các quy trình, hướng dẫn kiểm tra (Audit) qua

đó đưa ra những hướng dẫn để chỉnh lý đối với những vấn đề không phù hợp

III

Phần B : Giấy chứng nhận và sự kiểm tra, gồm có 4 điều khoản.

Giấy chứng nhận theo Bộ luật ISM bao gồm:

- 13 Cấp giấy chứng nhận và kiểm tra định kỳ.

13.1 Tàu phải được điều hành bởi một Công ty đã được cấp giấy chứng nhận phù hợp

liên quan tới con tàu đó

13.2 Giấy chứng nhận phù hợp, Document Of Compliance Certificate (DOC): Một

Công ty, khi SMS được chính quyền hành chính kiểm tra và xác nhận là thoả mãn cácyêu cầu của Bộ luật ISM thì sẽ được cấp giấy chứng nhận trên

Trang 8

Giấy chứng nhận DOC sẽ có thời hạn hiệu lực không quá 5 năm và phải trải qua cácđợt kiểm tra hàng năm để xác nhận lại.

13.3 Một bản sao giấy chứng nhận đó phải được cất giữ trên tàu để khi được yêu cầu,

thuyền trưởng trình báo nó cho Chính quyền hành chính hoặc tổ chức được Chínhquyền hành chính công nhận để kiểm tra

13.4 Một giấy chứng nhận, gọi là Giấy chứng nhận quản lý an toàn, Safety

Management Certificate (SMC) được cấp cho tàu khi sự kiểm tra của chính quyềnhành chính xác nhận rằng các hoạt động quản lý, khai thác an toàn công ty và tàu làphù hợp với SMS đã được chấp thuận

Giấy chứng nhận này được cấp cho tàu Giấy chứng nhận SMC cũng có thời hạn hiệulực không quá 5 năm nhưng chỉ phải kiểm tra lại trong ít nhất một lần kiểm tra trunggian của tàu

13.5 Chính quyền hành chính hoặc tổ chức được Chính quyền hành chính công nhận

phải kiểm tra định kỳ việc thực hiện các chức năng của HTQLAT của tàu có đúng như

đã được phê chuẩn không

Luật ISM ấn bản 2010 có hiệu lực từ 01/01/2010, trong đó có mẫu mới về Chứng ChỉQuản Lý An Toàn Safety Management Certificate

Trong đó, hệ thống quản lý an toàn phải đảm bảo:

- Phù hợp với các qui định và luật lệ hiện hành

Trang 9

- Phù hợp với các qui tắc, hướng dẫn do các tổ chức, chính quyền, đăng kiểm và

tổ chức công nghiệp biển đề ra

Sự cam kết từ cấp lãnh đạo cao nhất về chính sách quản lý an toàn là nền tảng để thựchiện tốt quản lý an toàn và ngăn ngừa ô nhiễm Đó là sự cam kết, năng lực, thái độ vàđộng cơ của mỗi thành viên ở tất cả các mức mà họ quyết định kết quả cuối cùng

- Hệ thống SMS là tập hợp các mô tả chi tiết cách thức làm thế nào triển khai antoàn nói chung và làm thế nào sử dụng được thiết bị an toàn

- Hệ thống quản lý an toàn (SMS-Safety Management System) có nghĩa là một hệthống có cấu trúc và được lập thành văn bản nhằm đảm bảo cho mỗi thành viên trongCông ty thực hiện có hiệu quả chính sách an toàn và bảo vệ môi trường của Công ty

- Hệ thống quản lí an toàn(SMS) trên mỗi con tàu giống như một cuốn “hàng hảichỉ nam về an toàn- Safety book” dành riêng cho con tàu đó Nó dùng để tra cứu vềquản lí và thực hiện công việc trên tàu hàng ngày Cuốn “hàng hải chỉ nam” này luônđược tu chỉnh, sửa đổi, nâng cao độ tin cậy nhờ sự mẫn cán của thuyền trưởng vàthuyền viên trong việc phát hiện kịp thời các khiếm khuyết trong quá trình làm việctrên tàu

- Hiệu quả của một hệ thống quản lí an toàn(SMS) không chỉ phụ thuộc vào nội dung nóđược soạn thảo mà còn phụ thuộc vào sự nghiêm túc thực hiện của những người liên quan

- Hệ thống quản lí an toàn là “Cẩm nang an toàn” trên tàu Bởi vậy cần phải sắpxếp các nội dung có cùng trọng tâm để dễ tham khảo

Sổ tay Hệ thống quản lí an toàn bao gồm:

1 Sổ tay Chính sách công ty(Company Policy Manual-[CPM-01])

2 Sổ tay Tổ chức công ty(Company Organization Manual-[COM-02])

3 Sổ tay Qui trình hoạt động trên Bờ(Office Operation Procedures [OOPM-03])

Manual-4 Sổ tay Qui trình hoạt động trên Tàu(Shipboard Operation ProceduresManual-[SOPM-04])

5 Sổ tay Qui trình ứng phó sự cố trên Bờ(Office Emergency ResponseProcedures Manual-(OEPM-05])

6 Sổ tay Qui trình ứng phó sự cố trên tàu(Shipboard Emergency ResponseProcedures Manual-[SEPM-06])

Trang 10

Theo quy định, mỗi tàu phải bố trí các Sổ tay sao cho phù hợp với tàu mình Vì thế, trên tàu phải có các Sổ tay sau:

1 Sổ tay Chính sách công ty(CPM-01)

2 Sổ tay Tổ chức công ty(COM-02)

3 Sổ tay Qui trình hoạt động trên tàu(SOPM-04)

4 Sổ tay Qui trình ứng phó sự cố trên tàu(SEPM-06)

Các yêu cầu chức năng đối với Hệ thống Quản lý An toàn (HTQLAT)

Mỗi Công ty phải triển khai, thực hiện và duy trì một hệ thống quản lý an toàn(HTQLAT) trong đó bao gồm các yêu cầu chức năng sau:

 Một chính sách về an toàn và bảo vệ môi trường

 Những qui định, hướng dẫn và qui trình nhằm bảo đảm an toàn hoạt độngtàu, bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu luật lệ hiện hành của quốc gia vàquốc tế

 Phân định các mức độ quyền hạn, các mối thông tin liên lạc giữa nhữngngười liên quan đến hệ thống trên bờ và dưới tàu

 Những qui trình về báo cáo các tai nạn và “không phù hợp”

 Những qui trình chuẩn bị và ứng phó các tình huống khẩn cấp

 Những qui trình về đánh giá nội bộ và rà soát việc quản lý

Chính sách an toàn và bảo vệ môi trường:

Công ty phải xây dựng một chính sách an toàn và bảo vệ môi trường, nêu rõbằng cách nào để đạt được mục tiêu của bộ luật ISM Code

Phải bảo đảm chính sách này được thực hiện và duy trì ở mọi cấp độ của hệthống tổ chức, trên Bờ và dưới Tàu

Quyền hạn và trách nhiệm của công ty

 Nếu một thực thể chịu trách nhiệm về hoạt động của tàu màkhông phải là chủ tàu, thì chủ tàu phải báo tên đầy đủ và chi tiết về thực thể

đó cho Chính quyền hành chính

 Công ty phải xác định và lập hồ sơ về trách nhiệm, quyền hạn vàmối quan hệ của tất cả những người làm công tác quản lý, thực hiện vàkiểm tra công việc có liên quan và ảnh hưởng tới an toàn và ngăn ngừa ônhiễm

Trang 11

 Công ty có trách nhiệm đảm bảo rằng có đủ nguồn lực và sự hỗtrợ trên bờ để đảm bảo cho người phụ trách hoặc những người phụ tráchtiến hành các chức năng của mình.

DP

Ðể đảm bảo khai thác an toàn cho mỗi con tàu và thiết lập mối liên hệ giữa Công ty vàmỗi tàu, mỗi Công ty phải cử ra người phụ trách ở trên bờ có thể tiếp cận trực tiếp vớingười lãnh đạo cao nhất Trách nhiệm và quyền hạn của người phụ trách phải baogồm cả việc giám sát an toàn và ngăn ngừa ô nhiễm trong hoạt động của mỗi tàu vàđảm bảo rằng đáp ứng đầy đủ nguồn lực và sự hỗ trợ trên bờ khi được yêu cầu

Quyền hạn và trách nhiệm Thuyền trưởng

Công ty cần xác định và lập thành văn bản một cách rõ ràng trách nhiệm của thuyềntrưởng đối với:

 thực hiện chính sách an toàn và bảo vệ môi trường của Công ty;

 thúc đẩy thuyền viên thực thi chính sách này;

ty khi xét thấy cần thiết

Về nhân tài và vật lực

 Công ty phải đảm bảo rằng thuyền trưởng là người:

- đủ năng lực chuyên môn để điều hành;

- hiểu thấu đáo HTQLAT của Công ty; và

- được trao những hỗ trợ cần thiết để nhiệm vụ của Thuyền trưởng có thể đượcthực hiện một cách an toàn

Trang 12

 Công ty phải đảm bảo rằng mỗi con tàu được điều hành bởithuyền bộ có đủ năng lực, giấy chứng nhận và sức khỏe phù hợp với cácyêu cầu của quốc gia và quốc tế.

 Công ty phải thiết lập các thủ tục để đảm bảo rằng những ngườimới và những người nhận công tác mới liên quan tới an toàn và ngăn ngừa

ô nhiễm phải được làm quen với nhiệm vụ của mình Những hướng dẫnthiết yếu được đưa ra trước khi hành hải phải được xác định, viết thành vănbản và ban hành

 Công ty phải đảm bảo rằng tất cả những người trong HTQLATcủa Công ty phải có sự hiểu biết đầy đủ các quy phạm, các quy định, cácluật lệ và các hướng dẫn có liên quan

 Công ty phải thiết lập và duy trì các thủ tục đối với việc định rakhóa đào tạo theo yêu cầu để hỗ trợ HTQLAT của Công ty và đảm bảo rằngkhóa đào tạo này được áp dụng cho tất cả những người có liên quan

 Công ty phải thiết lập các thủ tục nhờ đó các thuyền viên của tàunhận được thông tin thích hợp trong HTQLAT của Công ty bằng ngôn ngữlàm việc hoặc ngôn ngữ mà mọi thuyền viên có thể hiểu được

 Công ty phải đảm bảo rằng tất cả các thuyền viên của tàu có khảnăng giao tiếp một cách có hiệu quả trong khi thực thi nhiệm vụ của mìnhliên quan tới HTQLAT của Công ty

Xây dựng kế hoạch về các hoạt động trên tàu

Công ty cần thiết lập các thủ tục cho việc chuẩn bị của các kế hoạch và các hướng dẫncho các hoạt động then chốt trên tàu liên quan tới an toàn của tàu và ngăn ngừa ônhiễm Những nhiệm vụ khác nhau có liên quan đến vấn đề trên cần được xác định vàgiao cho người có năng lực

Trang 13

 HTQLAT của Công ty phải đưa ra các biện pháp đảm bảo rằng sự

tổ chức của Công ty có thể đáp ứng được ở bất kỳ thời điểm nào đối với cácnguy hiểm, các tai nạn và các tình trạng sự cố khẩn cấp liên quan đến cáctàu của Công ty

Báo cáo và phân tích sự “không phù hợp”, các tai nạn và tình huống nguy hiểm

 HTQLAT của Công ty phải bao gồm các thủ tục đảm bảo rằng các

sự không phù hợp, các tai nạn và các tình trạng nguy hiểm được báo cáo vềCông ty, được điều tra và được phân tích với mục đích nhằm hoàn thiệncông tác an toàn và ngăn ngừa ô nhiễm

 Công ty phải thiết lập các thủ tục cho việc thực hiện các hànhđộng khắc phục

Bảo dưỡng tàu và thiết bị

 Công ty cần thiết lập các quy trình để đảm bảo rằng con tàu đượcbảo dưỡng tuân thủ các điều khoản của các quy phạm, các quy định có liênquan và bất cứ yêu cầu nào có thể được Công ty bổ sung

 Ðể đáp ứng các yêu cầu này Công ty cần đảm bảo rằng:

- tiến hành kiểm tra theo các khoảng thời gian thích hợp;

- phải báo cáo bất cứ sự không phù hợp nào kèm theo các nguyên nhân của nó,nếu được biết;

- áp dụng các hoạt động khắc phục thích hợp; và

- lưu giữ các biên bản của hoạt động này

 Công ty phải thiết lập các thủ tục trong HTQLAT của Công ty đểxác định thiết bị và các hệ thống kỹ thuật mà hỏng hóc bất ngờ của chúng

có thể gây nên các tình trạng nguy hiểm HTQLAT của Công ty cần đưa racác biện pháp cụ thể nhằm nâng cao độ tin cận của các thiết bị hoặc các hệthống Các phương pháp trên phải bao gồm sự thử định kỳ của các trangthiết bị dự phòng, hoặc các trang thiết bị của các hệ thống kỹ thuật khôngđược sử dụng thường xuyên

 Sự kiểm tra nêu trên cũng như các biện pháp đưa ra phải hài hòavới lịch trình bảo dưỡng hoạt động của tàu

Trang 14

Quản lý tài liệu

 Công ty phải thiết lập và duy trì các thủ tục để kiểm soát tất cả cáctài liệu và số liệu liên quan tới HTQLAT của Công ty

 Công ty phải đảm bảo rằng:

- Các tài liệu có giá trị phải có sẵn ở tất cả các địa điểm có liên quan;

- Sự thay đổi tài liệu phải được xem xét và được người có thẩm quyền thôngqua;

- Hủy bỏ ngay các tài liệu lỗi thời

 Tài liệu được dùng để mô tả và thực hiện HTQLAT của Công tyđược đưa ra dưới dạng "Sổ tay Quản lý An toàn" Tài liệu nên lưu giữ ởmẫu mà Công ty cho rằng có hiệu quả nhất Mỗi tàu cần cất giữ trên tàu tất

cả các tài liệu có liên quan tới tàu đó

Công ty kiểm tra, rà soát và đánh giá Hệ thống

 Công ty phải tiến hành đánh giá an toàn nội bộ để thẩm tra lạixem các hoạt động an toàn và ngăn ngừa ô nhiễm có phù hợp với HTQLATcủa Công ty không

 Công ty phải định kỳ đánh giá hiệu quả và khi cần thì xem xét lạiHTQLAT của Công ty có phù hợp với các thủ tục đã được Công ty lập rakhông

 Sự đánh giá và các hoạt động khắc phục cần thiết phải được tiếnhành phù hợp với thủ tục đã được ghi thành văn bản

 Người tiến hành đánh giá phải độc lập với phạm vi được đánh giátrừ khi điều đó không thể thực hiện được bởi tầm cỡ và bản chất của Côngty

 Các kết quả của đánh giá và xem xét phải thu hút được sự quantâm tất cả những người đang chịu trách nhiệm trong những lĩnh vực có liênquan

 Người quản lý chịu trách nhiệm những lĩnh vực có liên quan phảitiến hành những hoạt động khắc phục kịp thời các sai sót đã được phát hiện

Các báo cáo thường phải có theo SMS

Trang 15

Thường tàu phải có các báo cáo theo qui định của SMS, được làm định kỳ gửi về công

ty và được lưu giữ trên tàu Các báo cáo bao gồm:

 Báo cáo tháng: Danh mục kiểm tra giấy tờ tàu; Danh sách thuyềnviên

 Báo cáo chuyến:

 Tóm tắt chuyến đi (cả bộ phận boongvà máy); Báo cáo công việcbảo quản trong chuyến (cả boong và máy); Kế hoạch bảo quản (cả bộ phậnboongvà máy); Danh mục kiểm tra thiết bị an toàn; Danh mục kiểm tra thiết

bị chống ô nhiễm môi trường; Danh mục kiểm tra hệ thống máy lái; Danhmục tu chỉnh hải đồ; Thông số máy chính; Thông số máy đèn; Báo cáo tiêuthụ dầu nhờn; Danh mục kiểm tra tàu đến và rời cảng…

 Báo cáo quí: Biên bản họp quản lý an toàn trên tàu; Báo cáo thựctập khẩn cấp; Báo cáo huấn luyện trên tàu; Báo cáo phân tích nước làmmát; Báo cáo phân tích nước nồi hơi; Ghi chép giờ làm việc các hệ thốngmáy trên tàu; Danh mục kiểm tra cách điện…

 Báo cáo nửa năm và hàng năm: Tình trạng thiết bị an toàn: Tìnhtrạng thiết bị quan trọng; Danh mục ấn phẩm hàng hải; Danh mục kiểm trathiết bị đo lường trên tàu; Danh mục kiểm tra đồ dự trữ quan trọng trêntàu…

 Báo cáo trong các trường hợp đặc biệt: Báo cáo khi có tai nạnhàng hải; Báo cáo hư hỏng do công nhân làm hàng; Báo cáo hư hỏng hànghóa; Báo cáo việc thanh kiểm tra tai nạn; Báo cáo sự không phù hợp; Báocáo về việc sửa chữa hư hỏng; Kế hoạch nhận dầu; danh mục kiểm tra khivào khu vực kín; Danh mục kiểm tra khi sử dụng lửa trần trên tàu; Báo cáođánh giá năng lực thuyền viên…

1.3 Vai trò của Hệ Thống quản lý an toàn (SMS) và bộ luật ISM cho việc cấp phép tham gia vận chuyển quốc tế

Bộ luật quốc tế về Quản lý An toàn (ISM) được bắt buộc áp dụng từ ngày 1tháng 7 năm 2002 cho mọi loại tàu, bao gồm tất cả các loại tàu chở khách, các

Trang 16

tàu hàng và các công trình khoan di động ngoài khơi có dung tích đăng ký từ

500 tấn trở lên

Bất kỳ công ty quản lý tàu nào quản lý tàu tham gia hải hành quốc tế đều phảitriển khai, lập tài liệu và duy trì Hệ thống Quản lý An toàn (SMS) phù hợp cácyêu cầu của Bộ luật ISM Sau khi hoàn tất việc đánh giá SMS, công ty quản lýtàu sẽ được cấp Giấy Chứng nhận Phù hợp (DOC) cho văn phòng mình vàGiấy Chứng nhận Quản lý An toàn (SMC) cho tàu công ty đó quản lý Mộtcông ty không đạt được các giấy chứng nhận này theo luật sẽ không được phéptham gia vận chuyển quốc tế

Sổ tay Quản lý An toàn (Safety Management Manual) là sổ tay dùng để mô tả

và thực hiện Hệ thống quản lý an toàn (SMS)

Giấy chứng nhận Phù hợp (DOC- Document of Compliance) có nghĩa là giấychứng nhận được cấp cho Công ty đã thỏa mãn các yêu cầu của Bộ luật Quản

Trang 17

PHẦN 2: Phân tích hệ thống quản lý an toàn theo quy định của bộ luật ISM tại Công ty CP Vận tải và thuê tàu biển Việt Nam

2.1 Giới thiệu Công ty CP Vận tải và thuê tàu biển Việt Nam

đa phương thức quốc tế; dịch vụ tiếp vận; dịch vụ khai thuê hải quan; cho thuê khobãi, container, v.v…

Tiền thân của Công ty là Công ty Vận tải biển miền Nam Việt Nam (SOVOSCO)thành lập ngày 25/06/1975 Đội tàu hiện tại của Công ty bao gồm 13 con tàu hàng khôhiện đại trẻ tuổi (bình quân 10,9 tuổi) có trọng tải từ 6,508 DWT đến 28,666 DWTvới tổng trọng tải xấp xỉ 274,097 DWT cùng đội ngũ hơn 1.100 sỹ quan thuyền viêngiỏi kỹ năng và giàu kinh nghiệm sẵn sàng đáp ứng nhu cầu vận tải đa dạng của kháchhàng trên toàn thế giới

* Phương châm hoạt động

Hiện nay, bên cạnh nỗ lực tái cấu trúc và trẻ hoá đội tàu, công ty đang xâydựng một hệ thống chất lượng để cung cấp dịch vụ vận tải biển đạt hiệu quả cao vàbảo vệ môi trường, hạn chế tối đa các rủi ro, đảm bảo quyền lợi cho các khách hàngvới khẩu hiệu :

* Tầm Nhìn và Sứ mệnh

Sản xuất chính vẫn là vận tải biển, tiếp tục đầu tư các tàu Bulk carrier có trọngtải từ 22.500 DWT đến 56.000 DWT và phát triển các loại tàu chở dầu sản phẩm, tàucontainer trên 2.000 teus nhằm tăng cường hiệu quả khai thác chung cho cả đội tàu,

Trang 18

phấn đấu năm 2015 quy mô đội tàu của Công ty có 26 chiếc với tổng trọng tải700.000 DWT với tuổi bình quân là 11 tuổi Bên cạnh phát triển đội tàu, Công ty còn

mở rộng thị trường tiềm năng, cung cấp dịch vụ môi giới thuê tàu, nâng cao chấtlượng dịch vụ từng bước đầu tư vào các khâu trong chuỗi Logistic, trong đó chủ yếu

là kho bãi, trucking & barging, tăng cường cạnh tranh, khẳng định vị thế củaVitranschart JSC trên thị trường vận tải biển trong nước và quốc tế Đóng góp vào sựphát triển của ngành hàng hải Việt Nam, hoàn thành mục tiêu mũi nhọn của Kinh tếbiển Việt Nam theo qui hoạch của chính phủ về vận tải biển đến năm 2020 và địnhhướng đến năm 2030

2.2 Giới thiệu hệ thống quản lý an toàn tàu biển tại công ty CP vận tải tàu biển Việt Nam

2.2.1 Lịch sử hệ thống quản lý an toàn tàu biển tại công ty:

Văn phòng ISM – Code của công ty thành lập năm 1997, sau đó năm 2010 đổi tênthành Quản Lý Chất lượng:

- Là bộ phận chuyên môn nghiệp vụ, thực hiện chức năng tham mưu giúp TổngGiám Đốc trong việc thực thi : Bộ luật Quốc tế về an ninh tàu và bến cảng(ISPS code) và Bộ luật quản lý an toàn Quốc tế (ISM-Code) trong phạm vitoàn công ty;

- Triển khai, hướng dẫn, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện Bộ luật quản lý antoàn quốc tế ( ISM code) đối với các tàu, cũng như các đơn vị, phòng, trạmtrong hệ thông quản lý an toàn của công ty

- Theo dõi việc duy trì hiệu lực của các Giấy chứng nhận phù hợp ( DOC), giấychứng nhận quản lý an toàn (SMC), giấy chứng nhận Quốc tế về an ninh tàubiển (ISSC) và các tài liệu giấy tờ liên quan đến ISM code và ISPS code

- Kết hợp với người phụ trách (Designed Person – DP) để báo cáo, đề xuất, xử lý

và giải quyết kịp thời các sự cố, công việc có liên quan đến hệ thống quản lý antoàn - an ninh của công ty

Trưởng văn phòng ISM code (DP) được quan hệ, giao dịch trực tiếp với các đối táctrong nước và ngoài nước về lĩnh vực mình phụ trách

Trang 19

Được quyền ký các văn bản, giấy tờ có liên quan tới nhiệm vụ của văn phòng khiđược Tổng Giám Đốc ủy quyền.

Ngày 15.5.2000, Sổ tay hệ thống quản lý an toàn được phát hành lần thứ nhất, DP lúcbấy giờ là Thuyền trưởng nhiều năm kinh nghiệm Nguyễn Hổ

Ngày 7.4.2006, Sổ tay được sửa đổi sau 5 năm, thay đổi DP là thuyền trưởng Vũ HoàiLoan (Capt Nguyễn Hổ về hưu)

- Ngày 11/12/2007, Công ty tổ chức Đại hội đồng cổ đông thành lập và có tênchính thức là Công ty Cổ phần Vận tải và Thuê tàu biển Việt Nam (Tên viết tắt:Vitranschart JSC) ngày nay Theo đó, sổ tay được chỉnh sửa ngày 1.1.2008 để thayđổi tên chủ tàu

Nhìn chung, Công ty đã từng bước đạt mục tiêu tái cơ cấu và trẻ hóa đội tàu.Ngoài ra, áp dụng Bộ luật Quản lý An toàn Quốc tế (ISM code) được coi là một bướckhởi đầu cho việc áp dụng chính sách Quản lý chất lượng, hướng tới mục tiêu chính làVận chuyển toàn cầu, nhằm tăng sức cạnh tranh của Công ty trên thị trường vận tảiquốc tế sôi động Việc tích cực áp dụng hệ thống Quản lý An ninh tàu và cảng biểntrong thời gian sớm nhất là nỗ lực rất lớn của Công ty nhằm đáp ứng những đòi hỏigắt gao liên tục thay đổi của môi trường kinh doanh

Ngày 29 tháng 12 năm 2011, tại văn phòng trụ sở chính Công ty, Trung tâmVRQC thuộc Đăng kiểm Việt Nam, đã tiến hành đánh giá hệ thống quản lý an toàn(HTQLAT) Công ty sau 5 năm (lần thứ hai) thực hiện và xét cấp mới D.O.C trong 5năm tiếp theo kể từ năm 2012 Tại buổi đánh giá, Giám đốc Trung tâm VRQC đánhgiá cao thành quả đã đạt được trong năm 2011 và 5 năm qua của Công ty Thực tế, kể

từ sau lần đánh giá cấp mới lần thứ nhất (năm 2001) hệ thống quản lý an toàn Công ty

đã luôn được cập nhật, bổ sung, điều chỉnh nên Sổ tay HTQLAT Công ty ngày càngphù hợp với thực tế hoạt động của đội tàu Công ty; và đã được triển khai hiệu quả đếncác phòng ban, đến từng tàu và các chức danh trên tàu Nhờ đó, Công ty đã giảm thiểucác tổn thất và năm 2011 không có tàu bị lưu giữ ở nước ngoài, góp phần nâng caođáng kể hiệu quả kinh doanh Công ty Cũng tại buổi đánh giá, Tổng Giám đốc Công

ty cam kết tiếp tục thực hiện chính sách nhằm tăng cường hơn nữa việc tuân thủHTQLAT, cũng như nâng cao hiệu quả của hệ thống trong các năm tiếp theo Riêng

Trang 20

năm 2012, phấn đấu giảm chi phí khác cho công tác quản lý an toàn tại các cảng nướcngoài xuống còn 60% so với năm 2011, đặc biệt, giảm 50% tổng số tổn thất về hànghóa và các tổn thất khác.

2.2.2 Giới thiệu hệ thống quản lý an toàn tàu biển tại công ty:

Cấu trúc hệ thống quản lý an toàn tàu biển của công ty xây dựng theo quy định của

bộ luật ISM nên các phần khung không thay đổi, đi vào chi tiết công ty xây dựng nộidung cho phù hợp với tình hình thực tế đội tàu và đơn vị

- Tạo ra sự an toàn thực sự trong khai thác tàu và môi trường làm việc;

- Đánh giá mọi rủi ro đã được xác định đối với tàu, con người và môi trường và thiết lập các biện pháp bảo vệ thích hợp;

- Không ngừng hoàn thiện kỹ năng quản lý an toàn của những người ở trên bờ cũng như ở dưới tàu bao gồm cả việc sẵn sàng ứng phó với các tình trạng khẩn cấp đối với cả an toàn lẫn bảo vệ môi trường

Hệ thống quản lý an toàn đảm bảo:

- Phù hợp với bộ luật ISM

- Tuân theo các quy định và các luật lệ bắt buộc và

- Lưu tâm tới các bộ luật, các hướng dẫn và các tiêu chuẩn thích hợp được khuyến nghị bởi Tổ chức hàng hải quốc tế, các chính quyền hành chính, các tổ chức phân cấp và các tổ chức kinh doanh hàng hải

yêu cầu chức năng sau:

- Một chính sách an toàn và bảo vệ môi trường

Ngày đăng: 26/03/2015, 22:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w