16,84 mm B 26,73 cm C 18,63 mm D 19,97 mm.

Một phần của tài liệu BÀI tập vật lý 12 học kỳ 1 (Trang 42)

II.521 (CĐ - 2008)Tại hai điểm M và N trong một môi trường truyền sóng có hai nguồn sóng kết hợp

cùng phương và cùng pha dao động. Biết biên độ, vận tốc của sóng không đổi trong quá trình truyền, tần số của sóng bằng 40 Hz và có sự giao thoa sóng trong đoạn MN. Trong đọan MN, hai điểm dao động có biên độ cực đại gần nhau nhất cách nhau 1,5 cm. Vận tốc truyền sóng trong môi trường này bằng

II.522 (ĐH _2008)Tại hai điểm A và B trong một môi trường truyền sóng có hai nguồn sóng kết hợp,

dao động cùng phương với phương trình lần lượt là uA = acosωt và uB = acos(ωt +π). Biết vận tốc và biên độ sóng do mỗi nguồn tạo ra không đổi trong quá trình sóng truyền. Trong khoảng giữa A và B có giao thoa sóng do hai nguồn trên gây ra. Phần tử vật chất tại trung điểm của đoạn AB dao động với biên độ bằng

A. 0. B. A/2. C. A. D. 2A.

II.523 ( CĐ - 2009)Trên một sợi dây đàn hồi dài 1,2 m, hai đầu cố định, đang có sóng dừng. Biết sóng

truyền trên dây có tần số 100 Hz và tốc độ 80 m/s. Số bụng sóng trên dây là

A. 3. B. 5. C. 4. D. 2.

II.524 ( CĐ - 2010): Một sợi dây AB có chiều dài 1 m căng ngang, đầu A cố định, đầu B gắn với một

nhánh của âm thoa dao động điều hoà với tần số 20 Hz. Trên dây AB có một sóng dừng ổn định với 4 bụng sóng, B được coi là nút sóng. Tốc độ truyền sóng trên dây là

A. 50 m/s. B. 2 cm/s. C. 10 m/s. D. 2,5 cm/s.

II.525 ( CĐ - 2010): Ở mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn kết hợp A và B dao động đều hòa

cùng pha với nhau và theo phương thẳng đứng. Biết tốc độ truyền sóng không đổi trong quá trình lan truyền, bước sóng do mỗi nguồn trên phát ra bằng 12 cm. Khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm dao động với biên độ cực đai nằm trên đoạn thẳng AB là

A. 9 cm. B. 12 cm. C. 6 cm. D. 3 cm.

II.526 (CĐ - 2011 ) Quan sát sóng dừng trên sợi dây AB, đầu A dao động điều hòa theo phương vuông

góc với sợi dây (coi A là nút). Với đầu B tự do và tần số dao động của đầu A là 22 Hz thì trên dây có 6 nút. Nếu đầu B cố định và coi tốc độ truyền sóng của dây như cũ, để vẫn có 6 nút thì tần số dao động của đầu A phải bằng

A. 18 Hz. B. 25 Hz. C. 23 Hz. D. 20 Hz.

II.527 (CĐ - 2011 ) Ở mặt chất lỏng có hai nguồn sóng A, B cách nhau 20cm, dao động theo phương

thẳng đứng với phương trình là uA =uB =2 os50c πt (t tính bằng s). Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 1,5 m/s. Trên đoạn thẳng AB, số điểm có biên độ dao động cực đại và số điểm đứng yên lần lượt là

A. 9 và 8. B. 7 và 8. C. 7 và 6. D. 9 và 10.

II.528 (CĐ - 2012): Tại mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn sóng S1 và S2 dao động theo phương

thẳng đứng với cùng phương trình u = acos40πt (a không đổi, t tính bằng s). Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng bằng 80 cm/s. Khoảng cách ngắn nhất giữa hai phần tử chất lỏng trên đoạn thẳng S1S2 dao động với biên độ cực đại là

A. 4 cm. B. 6 cm. C. 2 cm. D. 1 cm.

II.529 (CĐ - 2012): Tại mặt chất lỏng có hai nguồn phát sóng kết hợp S1 và S2 dao động theo phương

vuông góc với mặt chất lỏng có cùng phương trình u=2cos40πt (trong đó u tính bằng cm, t tính bằng s). Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 80 cm/s. Gọi M là điểm trên mặt chất lỏng cách S1,S2 lần lượt là 12 cm và 9 cm. Coi biên độ của sóng truyền từ hai nguồn trên đến điểm M là không đổi. Phần tử chất lỏng tại M dao động với biên độ là

A. 2 cm. B. 2 2 cm C. 4 cm. D. 2 cm.

Dạng 3: Sóng dừng

II.530 Dây dài L = 90 cm vận tốc truyền sóng trên dây v = 40 m/s được kích thích cho dao động với tần số f = 200 Hz .Hai đầu dây được gắn cố định, thì số bụng sóng dừng trên dây là: A. 9. B.

8. C. 6. D. 10.

II.531 Trên một sợi dây dài 2 m đang có sóng dừng với tần số 100 Hz người ta thấy ngoài 2 đầu dây cố định còn có 3 điểm khác luôn đứng yên. Vận tốc truyền sóng trên dây là:

A.100 m /s. B. 40 m /s. C. 60 m /s. D. 80 m /s.

II.532 Một dây AB dài 1,80 m căng thẳng nằm ngang, đầu B cố định, đầu A gắn vào một bản rung tần số 100 Hz. Khi bản rung hoạt động, người ta thấy trên dây có sóng dừng gồm 6 bó sóng, với A xem như một nút. Tính bước sóng và vận tốc truyền sóng trên dây AB.

A.λ = 0,60 m; v = 60 m/s. C. λ = 0,30 m; v = 60 m/s.

II.533 Hai người đứng cách nhau 4 m và quay một sợi dây nằm giữa họ. Hỏi bước sóng lớn nhất của sóng dừng mà hai người có thể tạo nên là bao nhiêu?

A.8 m. B. 16 m. C. 4 m. D. 2 m.

II.534 Một sợi dây AB dài 40 cm có đầu B cố định,đầu A gắn vào một nhánh âm thoa có tần số rung f. Khi âm thoa rung trên dây có sóng dừng,dây rung thành 5 múi.Vận tốc truyền sóng trên sợi dây là 4,8 m/s. Tần số rung của dây là

A.30 Hz. B. 100 Hz. C. 50 Hz. D. 40 Hz.

II.535 Một ống sáo dài 80 cm , hở 2 đầu , tạo ra một sóng dừng trong ống sáo với âm cực đại ở 2 đầu ống . Trong khoảng giữa ống sáo có 2 nút sóng . Bước sóng của âm là :

A. 80 cm. B. 40 cm. C. 20 cm. D. 60 cm.

II.536 Một dây đàn dài 1 m rung với tần số f = 100 Hz. Trên dây có 1 sóng dừng gồm 5 nút sóng (kể cả 2 đầu dây). Vận tốc truyền sóng trên dây có giá trị là:

A. 50 m/s. B. 100 m/s. C. 200 m/s. D. 25 m/s.

II.537 Một sợi dây đàn hồi AB dài 1m căng ngang, đầu B cố định, đầu A mắc vào một nhánh âm thoa có tần số rung f = 40 Hz tạo thành sóng dừng trên dây. Vận tốc truyền sóng trên dây là 20 m/s. Số điểm nút trên dây (kể cả hai đầu AB) là

A. 5 nút. B. 12 nút C. 7 nút. D. 10 nút.

II.538 Một sợi dây đàn hồi AB được căng ngang, đầu A cố định, đầu B được rung nhờ một dụng cụ để tạo thành sóng dừng trên dây. Khoảng cách giữa 5 nút sóng liên tiếp là 1m.Vận tốc truyền sóng trên sợi dây là 50 m/s. Tần số rung của dây là

A. 100 Hz. B. 80 Hz. C. 60 Hz. D. 50 Hz.

II.539 Một dây AB dài 1,80 m căng thẳng nằm ngang, đầu B cố định, đầu A gắn vào một bản rung tần số 100 Hz. Khi bản rung hoạt động, người ta thấy trên dây có sóng dừng gồm 6 bó sóng, với A xem như một nút. Tính bước sóng và vận tốc truyền sóng trên dây AB?

A. λ = 0,30 m; v = 60 m/s. C. λ = 1,20 m; v = 120 m/s.

B. λ = 0,60 m; v = 30 m/s. D. λ = 0,60 m; v = 60 m/s.

II.540 Tại hai điểm A,B trên mặt chất lỏng cách nhau 11 cm có hai nguồn kết hợp dao động với cùng tần số 5 Hz và cùng pha. Tốc độ truyền sóng 20 cm/s. Số điểm dao động với biên độ cực tiểu trên đường thẳng nối hai nguồn A, B:

A. 7. B. 6. C. 4. D. 5.

II.541 Phương trình dao động của một nguồn phát sóng có dạng u = 3 cos(20πt ) trong khoảng thời gian 0,225 s, sóng truyền được quãng đường bằng bao nhiêu lần bước sóng ?

A.4,5. B. 2,25.10-2. C. 2,25.10-1. D. 2,25.

II.542 Một sợi dây đàn hồi, mảnh, rất dài, có đầu O dao động điều hòa với tần số f có giá trị trong khoảng từ 45 Hz đến 68 Hz theo phương vuông góc với sợi dây.Vận tốc truyền sóng trên sợi dây là 3 m/s. Để điểm M cách O một đoạn 15 cm luôn dao động cùng pha với O thì giá trị của f là

A. 60 Hz. B. 75 Hz. C. 100 Hz. D. 50 Hz.

II.543 Một sợi dây đàn hồi, mảnh ,rất dài ,có đầu O dao động điều hòa với tần số f có giá trị trong khoảng từ 45 Hz đến 68 Hz theo phương vuông góc với sợi dây.Vận tốc truyền sóng trên sợi dây là 3 m/s.Để điểm M cách O một đoạn 15 cm luôn dao động ngược pha với O thì giá trị của f là

A. 50 Hz. B. 70 Hz. C. 100 Hz. D. 60 Hz.

II.544 Một dây đàn hồi dài 80 cm phát ra một âm có tần f=100 Hz.Quan sát trên dây đàn hồi ta thấy có 5 nút (kể cả hai nút ở hai đầu).Vận tốc truyền sóng trên sợi dây là

A. 25 m/s. B. 40 cm/s. C. 40 m/s. D. 35 cm/s.

II.545 Một sợi dây dài 100 cm, có hai đầu A, B cố định. Một sóng truyền với tần số 50 Hz, trên dây đếm được 4 bụng sóng. Vận tốc truyền sóng trên dây là

A. 25 m/s. B. 30 m/s. C. 20 m/s. D. 15 m/s.

II.546 Dây AB dài 15 cm đầu B cố định. Đầu A là một nguồn dao động hình sin với tần số 10 Hz và cũng là một nút. Vận tốc truyền sóng trên dây v = 50 cm/s. Hỏi trên dây có sóng dừng không ? nếu có hãy tính số bụng và nút nhì thấy.

A. có sóng dừng, số bụng 6, số nút 7. C. không có sóng dừng.

Một phần của tài liệu BÀI tập vật lý 12 học kỳ 1 (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w