trường từ vựng nghề nghiệp trong truyện ngắn của nhà văn sơn nam

65 869 1
trường từ vựng nghề nghiệp trong truyện ngắn của nhà văn sơn nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BỘ MÔN NGỮ VĂN o PHAN TÍN HUY Mssv: 6116179 TRƢỜNG TỪ VỰNG NGHỀ NGHIỆP TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NHÀ VĂN SƠN NAM Luận văn tốt nghiệp đại học Ngành Ngữ văn Cán bộ hƣớng dẫn: NGUYỄN THỊ THU THUỶ Cần Thơ, 2014 1 A. PHẦN MỞ ĐẦU **** 1. Lý do chọn đề tài Từ vựng là những đơn vị hiển nhiên, thực tại, có hai mặt hình thức và nội dung, lớn nhất trong hệ thống ngôn ngữ và nhỏ nhất để tạo câu. Đó là những đơn vị mà với chúng ngôn ngữ thực hiện chức năng giao tiếp và tƣ duy thông qua thao tác lựa chọn và kết hợp. Những đơn vị nhƣ vậy là từ. Mỗi từ trong hệ thống mang một ý nghĩa nhất định. Trong lời nói và giao tiếp hằng ngày, việc kết hợp các từ rất linh hoạt vì thế mà nghĩa của từ cũng phong phú và đa dạng. Trong hệ thống từ vựng của một ngôn ngữ thì giữa các từ có mối quan hệ về mặt ý nghĩa. Tập hợp các từ có quan hệ về nghĩa thì ta gọi là “trƣờng nghĩa”, “trƣờng từ vựng” hay “trƣờng từ vựng – ngữ nghĩa”. Nghiên cứu lí thuyết trƣờng từ vựng sẽ giúp chúng tôi hiểu sâu ý nghĩa của từ. Sơn Nam là một nhà văn, nhà báo, nhà khảo cứu, nhà văn hoá Nam Bộ mà chúng tôi quý trọng. Ông sinh ra và lớn lên ở vùng đất Nam Bộ, hình ảnh quê hƣơng đất nƣớc, con ngƣời Nam Bộ đã thấm vào tâm hồn, cốt cách Sơn Nam mà phần nào đã ảnh hƣởng đến những tác phẩm của ông. Cuộc đời của ông đã điền dã khắp các vùng miền ở Nam Bộ để ghi chép, chắt lọc những chất liệu dân gian về làm tƣ liệu nghiên cứu và sáng tác. Tác phẩm của Sơn Nam thể hiện thuần phong mỹ tục, đạo đức lối sống, vẻ đẹp văn hoá dân tộc, vẻ đẹp của vùng đất và con ngƣời Nam Bộ bằng một giọng văn nhẹ nhàng, mộc mạc. Áp dụng lí thuyết trƣờng từ vựng để tìm hiểu truyện ngắn của ông, chúng tôi có cơ hội đƣợc trở về miền đất phƣơng Nam xƣa với những ngày gian khổ, vất vả trên bƣớc đƣờng khẩn hoang. Thấu hiểu đƣợc thiên nhiên Nam Bộ: “dưới sông sấu lội, trên rừng cọp um” và con ngƣời Nam Bộ trong lao động, sinh hoạt. Thú vị hơn nữa là cùng với ngƣời nông dân Nam Bộ mƣu sinh bằng nhiều nghề: bắt cá, bắt rắn, bắt ba khía, câu cua, bắt rùa, bắt cua, bắt lươn, bắt chim, gác cu, ăn ong, làm rẫy, làm ruộng Lò Bom v.v…, đặc trƣng của vùng đất này. Do lợi thế sông 2 ngòi kênh rạch chằng chịt nên đất rừng phƣơng Nam có nguồn lợi cá tôm dồi dào, vì vậy mà sản sinh ra nhiều nghề, nhiều cách thức đánh bắt độc đáo, lạ mắt thể hiện một nét văn hoá mƣu sinh đặc trƣng của ngƣời Nam Bộ. Tìm hiều về Trường từ vựng nghề nghiệp trong truyện ngắn của nhà văn Sơn Nam chúng tôi cảm nhận nhƣ đang trở lại quá khứ và trải nghiệm thực tế với những ngƣời nông dân Nam Bộ cần lao đang tất bật với nghề sông nƣớc. Trong truyện ngắn Sơn Nam, những từ chỉ nghề nghiệp, từ chỉ công cụ lao động còn khá lạ lẫm với những ai chƣa từng sống ở nông thôn Nam Bộ và xã hội ngày một phát triển, máy móc hiện đại dần thay thế lao động thủ công, vì những từ chỉ công cụ lao động này càng lùi dần về quá khứ và còn rất ít ngƣời hiểu biết về nó. Nghiên cứu đề tài này, hy vọng góp thêm một phần tài liệu tham khảo, góp thêm chút lửa cho những ai yêu thích, tìm tòi và nghiên cứu lĩnh vực này. Đó là những lý do để chúng tôi tìm đến Sơn Nam, tìm đến cái nghề trong truyện ngắn của ông để nghiên cứu. 2. Lịch sử nghiên cứu Nói về lí thuyết trƣờng từ vựng thì tác giả Đỗ Hữu Châu là ngƣời có công lớn nhất đối với việc đƣa khái niệm này vào Việt Nam. Ông đã trình bày lí thuyết này ở các công trình nghiên cứu của ông nhƣ trong quyển Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt [2, tr. 145]. Tác giả có nói “Tính hệ thống về ngữ nghĩa của từ vựng thể hiện qua những tiểu hệ thống ngữ nghĩa trong lòng từ vựng và quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ riêng lẻ thể hiện qua quan hệ giữa những tiểu hệ thống ngữ nghĩa chứa chúng. Mỗi tiểu hệ thống ngữ nghĩa được gọi là một trường nghĩa. Đó là những tập hợp từ đồng nhất với nhau về ngữ nghĩa.”. Trong quyển Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng [4, tr. 243], Đỗ Hữu Châu nói “trường tự vựng – ngữ nghĩa chỉ bao gồm những tập hợp từ vựng có sự đồng nhất về ngữ nghĩa xét theo một phương diện nào đấy”. Trong quyển Giáo trình cơ sở Ngôn ngữ học và tiếng Việt – Nhà xuất bản Giáo Dục 1997 của Bùi Tất Tƣơm (chủ biên), Nguyễn Văn Bằng – Hoàng Xuân Tâm nói rằng: [31, tr. 68] “Trường nghĩa là một phạm trù chưa được nghiên cứu nhiều và đang còn nhiều kiến giải khác nhau về vấn đề xác định các trường nghĩa”. “Việc nghiên cứu 3 trường nghĩa chỉ có ý nghĩa khi nó giúp ích cho việc khai thác vốn từ trong kho từ vựng để phục vụ cho chức năng giao tiếp của ngôn ngữ” [31, tr. 70]. Ngoài ra còn có một số tác giả hai miền Nam Bắc đã nghiên cứu về trƣờng từ vựng dựa trên lí thuyết của Đỗ Hữu Châu. Trên tạp chí Ngôn ngữ và đời sống [13, tr. 29], tác giả Nguyễn Thị Hƣởng nghiên cứu Trường từ vựng thị giác trong truyện Kiều. Tác giả đã thu thập đƣợc 35 từ thuộc trƣờng thị giác với tần số xuất hiện là 271 lần dựa trên 3254 câu Kiều. Nội dung bài viết cho thấy, Nguyễn Du không chú trọng nhiều vào miêu tả ngoại hình mà đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật. Đôi mắt đƣợc Nguyễn Du quan sát và miêu tả tỉ mỉ bởi vì đó là đôi mắt nhìn đời, nhìn ngƣời của nhà văn. Đó là cái hay cái tinh tế của nhà văn và là điểm nhấn của bài nghiên cứu. Tác giả Đặng Thị Hảo Tâm [23, tr. 25], với đề tài Trường từ vựng – ngữ nghĩa món ăn và ý niệm con người đã chia trƣờng từ vựng món ăn thành những tiểu trƣờng: tên gọi món ăn, mùi vị món ăn, hoạt động của con người thưởng thức món ăn, cảm giác của con người đối với món ăn. Bài viết phản ánh sự hiểu biết và sử dụng món ăn của con ngƣời ở nhiều phƣơng diện. Hay với Trường nghĩa về thiên nhiên trong thơ Hồ Chí Minh [27, tr. 38], đăng trên tạp chí Ngôn ngữ và đời sống số 9 – 2012. Phạm Tất Thắng cho chúng ta cái nhìn toàn diện về thiên nhiên trong thơ Bác. Nó đẹp một cách tự nhiên và gắn bó với thân thiết với con ngƣời. Còn Tạp chí nghiên cứu Văn học, [12, tr. 103] của tác giả Nguyễn Thị Hiền đã nghiên cứu Trường nghĩa Vườn trong thơ ca Việt Nam và sự tri nhận của người Việt về ý niệm vườn tập trung làm sáng tỏ phạm trù Vườn tược trong mối quan hệ với không gian nhà để hình thành mô hình tri nhận của ngƣời Việt qua ý niệm vƣờn bằng cách xác lập những ẩn dụ ý niệm nhƣ: tình cảm con người là vườn, tâm trạng con người là vườn và vị thế con người là vườn. Qua phạm trù vƣờn ta thấy đƣợc thế giới tâm hồn, tình cảm và cách tƣ duy của ngƣời Việt. Trên tạp chí Ngôn ngữ và đời sống số 7 (213) – 2013, tác giả Nguyễn Thị Thanh [24, tr. 43] với bài viết Khảo sát trường từ vựng ngữ nghĩa về người phụ nữ trong sáng 4 tác của Nguyễn Minh Châu. Tác giả cho ta thấy đƣợc vẻ đẹp hình thức, vẻ đẹp tâm hồn của ngƣời phụ nữ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc. Bài viết đặc sắc, sinh động, hấp dẫn ngƣời đọc. Nguyễn Thị Vân Anh có bài viết đăng trên tạp chí Ngôn ngữ số 12 – 2012 Đặc trưng văn hoá vùng miền qua một số tín hiệu thẩm mĩ thuộc trường nghĩa thực vật trong ca dao Nam Trung Bộ [1, tr. 74] đã chứng minh “(…) hệ thống tín hiệu thẩm mĩ trong ca dao người Việt nói chung và hệ thống tín hiệu thẩm mĩ thuộc trường nghĩa thực vật trong ca dao Nam Trung Bộ nói riêng đều mang đậm hồn quê xứ sở và mang những giá trị nhân văn sâu sắc của con người Việt Nam nói chung, của cư dân Nam Trung Bộ nói riêng”. Gần đây nhất là bài viết của hai tác giả Lê Thị Hà [9, tr. 21] Phân chia các từ trong trường trang phục theo quan hệ cấp loại và Hà Thị Mai Thanh [26, tr. 27] Trường nghĩa bộ phận của thực vật vào mùa xuân trong Tổng tập Văn học Nôm Việt Nam đăng trên tạp chí Ngôn ngữ và đời sống. Lê Thị Hà cho ta cái nhìn khái quát trƣờng trang phục dựa trên quan hệ cấp loại – loại và phân loại chỉnh thể - bộ phận. Hai mối quan hệ này đan chéo vào nhau. Bài viết muốn khẳng định trang phục luôn luôn hiện hữu cùng với cuộc sống con ngƣời, làm đẹp con ngƣời và gắn với sự phát triển của xã hội. Hà Thị Mai Thanh dựa vào tác dụng, chức năng của các loài thực vật vào mùa xuân phân nhóm nhƣ cây cảnh: mai, trúc, liễu, cây lấy hoa: mai, lan, đào, quỳnh, thuỷ tiên, mẫu đơn, cây ăn trái: khế, chuối, cây nông nghiệp: mía, cây thân cỏ và cây nói chung để thấy đƣợc trƣờng nghĩa bộ phận của thực vật mang những ý nghĩa biểu trƣng rất phong phú, đa diện và giá trị. Đọc bài viết ta thấy đƣợc sự phong phú, đa dạng của thế giới thực vật trong thơ nôm và giúp ta tiến gần với thể thơ mang tính quy phạm và ƣớc lệ. Qua các công trình nghiên cứu trên, chúng tôi nhận thấy đề tài Trường từ vựng người trong truyện ngắn của nhà văn Sơn Nam là một đề tài hoàn toàn mới. Hy vọng đề tài này sẽ giúp tiếp cận tác phẩm Sơn Nam từ một góc nhìn mới. 5 3. Mục đích yêu cầu nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là khảo sát, thống kê những từ vựng có mối quan hệ về nghĩa phù hợp với yêu cầu của đề tài Trường từ vựng nghề nghiệp trong truyện ngắn của nhà văn Sơn Nam. Trên cơ sở đó giải thích rõ ràng, chi tiết ý nghĩa của từng nghề, từng công cụ và thao tác lao động, để phân tích giá trị sử dụng của các từ chỉ nghề nghiệp trong truyện ngắn Sơn Nam. Từ đó, thấy đƣợc cái hay, cái độc đáo của các nghề nghiệp ở Nam Bộ. Bài nghiên cứu giúp ngƣời đọc thấy đƣợc sự trù phú của thiên nhiên Nam Bộ, sự thích nghi cao độ điều kiện tự nhiên Nam Bộ cũng nhƣ là đặc điểm lao động nghề nghiệp của ngƣời Nam Bộ và sự dung hoà giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần. 4. Phạm vi nghiên cứu Với đề tài Trường từ vựng nghề nghiệp trong truyện ngắn của nhà văn Sơn Nam chúng tôi đi sâu tìm hiểu về trƣờng chỉ nghề trong truyện ngắn của ông. Do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, chúng tôi chọn 45 truyện ngắn của nhà văn Sơn Nam để làm tƣ liệu nghiên cứu. Cụ thể là tập truyện ngắn Tục lệ ăn trộm – NXB Tổng hợp Kiên Giang [16], 1988 và 26 truyện ngắn của Sơn Nam – NXB Mũi Cà Mau, 1987 [17]. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để hoàn thành đề tài Trường từ vựng người trong truyện ngắn của nhà văn Sơn Nam chúng tôi đã kết hợp nhiều phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ: Phƣơng pháp thông kê – phân loại: vận dụng phƣơng pháp này, trƣớc hết chúng tôi khảo sát 45 truyện ngắn của Sơn Nam, thống kê toàn bộ từ vựng chỉ nghề trong truyện ngắn của ông, sau đó phân loại chúng theo các tiêu chí để làm cơ sở ngữ liệu phân tích các chƣơng sau. Phƣơng pháp phân tích – chứng minh – tổng hợp: đây là phƣơng pháp chính để giải quyết các vấn đề đƣợc đặt ra của luận văn. Trên cơ sở phần thống kê, ngƣời viết tiến hành phân tích giá trị sử dụng của từng từ vựng đƣợc tập hợp thông qua nội dung phản ánh của chúng. Cuối cùng là tổng hợp khái quát vấn đề và rút ra những điểm chung. 6 Phƣơng pháp so sánh – đối chiếu: trong quá trình giải quyết vấn đề, chúng tôi sử dụng phƣơng pháp so sánh, đối chiếu giữa từ vựng chỉ nghề nghiệp trong truyện ngắn của Sơn Nam và các nghề thủ công vẫn đang tồn tại ở đồng bằng sông Cửu Long để xác định những điểm giống và khác nhau giữa chúng, từ đó làm nổi bật giá trị, đặc trƣng vốn có của mỗi nghề. 7 B. PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRƢỜNG TỪ VỰNG **** 1.1. Trƣờng từ vựng 1.1.1. Các khuynh hướng nghiên cứu trường từ vựng Có nhiều tên gọi về trƣờng từ vựng nhƣng nội dung thì hoàn toàn giống nhau, có ngƣời gọi là “trƣờng từ vựng”, “trƣờng từ vựng – ngữ nghĩa”, “trƣờng nghĩa”. Lí thuyết trƣờng nghĩa thì đã xuất hiện mấy chục năm trở lại đây. Đến nay, đã có hai khuynh hƣớng nghiên cứu chủ yếu, [6, tr. 141]. Khuynh hƣớng thứ nhất: Đại diện cho khuynh hƣớng này là L. Weisgerber và J. Trier. Hai ông chịu ảnh hƣởng nhiều của học thuyết Humboldt cho rằng ngôn ngữ là cái phản ánh tinh thần của một dân tộc và tƣ tƣởng của Saussure về tính hệ thống của ngôn ngữ, hai ông nêu lên quan niệm trƣờng từ vựng là phạm vi các khái niệm mà các từ trong ngôn ngữ biểu hiện, ngƣời ta có thể tập hợp các khái niệm lại thành trƣờng bằng các đơn vị từ vựng của ngôn ngữ từng dân tộc. Theo ông, trường từ vựng bao phủ lên trường khái niệm như một cái áo khoác hay tấm vải phủ. Tuy nhiên, khái niệm và nghĩa của từ không hoàn toàn đồng nhất. Chính vì vậy thực chất của việc tập hợp các khái niệm để lập thành các trƣờng từ vựng của trƣờng phái J.Trier không có liên quan gì đến nghĩa của từ nói riêng hay ngôn ngữ học nói chung. Khuynh hƣớng thứ hai: Khuynh hƣớng này gồm nhiều hƣớng quan niệm nhƣng đều dựa vào những tiêu chí ngôn ngữ học. Dựa vào hình thái và chức năng của từ: dựa vào tiêu chí này, Ipsen đã thành lập các trƣờng từ vựng – ngữ pháp. Đây là các trƣờng cấu tạo từ, là tập hợp các từ có cùng căn tố. 8 Ví dụ: Measure measured measurable Measurement measuredness measureless Measurelessness measurability v.v… Các từ trên có cùng trƣờng cấu tạo từ. Dựa vào quan hệ ngữ pháp của từ: theo hƣớng này, Muller và Porrig tập hợp các từ có đặc điểm ngữ pháp giống nhau, nghĩa là có khả năng kết hợp giống nhau với các từ khác để thành lập trƣờng từ vựng – cú pháp. Ví dụ: Trƣờng từ vựng - cú pháp gồm các từ có khả năng kết hợp ở phía trƣớc với the hoặc a, an hoặc this, that trong tiếng Anh; trƣờng từ vựng – cú pháp các từ có khả năng kết hợp ở phía trƣớc với rất, hơi, khá, khí và ở phía sau với lắm, quá trong tiếng Việt. Dựa vào các nét nghĩa phạm trù, các nét nghĩa loại: Ngƣời ta dựa vào các nét nghĩa phạm trù, nét nghĩa loại để lập các trƣờng từ vựng – ngữ nghĩa. Đây là tập hợp các từ có quan hệ về mặt ngữ nghĩa. Ví dụ: Việc lập các trƣờng từ vựng – ngữ nghĩa dựa vào nét nghĩa nhƣ màu sắc, hoặc thời gian, hoặc phƣơng hƣớng, hoặc thức ăn, hoặc phƣơng tiện đi lại trên bộ, trên nƣớc. Dựa vào các từ mà ngƣời nghe liên tƣởng tới khi nghe đƣợc một từ nào đó: theo hƣớng này, ngƣời ta lập các trƣờng từ vựng ngữ nghĩa liên tƣởng. Ví dụ: Nghe từ mùa xuân thì trƣờng liên tƣởng ngữ nghĩa của ngƣời Việt có thể gồm các từ sau đây: năm mới, hoa mai, hoa đào, bánh tét, dưa hành, câu đối đỏ… 1.1.2. Định nghĩa về trường từ vựng Trong quyển Giáo trình Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt – Nhà xuất bản Giáo Dục 1997 của Bùi Tất Tƣơm (chủ biên), Nguyễn Văn Bằng – Hoàng Xuân định nghĩa về trƣờng nghĩa: “Trường nghĩa là một phạm trù chưa được nghiên cứu nhiều và đang còn nhiều kiến giải khác nhau về vấn đề xác định các trường nghĩa. Các từ trong từ vựng 9 có quan hệ với nhau thành các hệ thống lớn nhỏ tùy theo các tiêu chí tập hợp chúng. Một tập hợp từ theo các tiêu chí về nghĩa gọi là một trường nghĩa” [31, tr. 68]. Đỗ Hữu Châu trong quyển Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt – Nhà xuất bản Giáo Dục 1981: “Tính hệ thống về ngữ nghĩa của từ vựng thể hiện qua những tiểu hệ thống ngữ nghĩa trong lòng từ vựng và quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ riêng lẻ thể hiện qua quan hệ giữa những tiểu hệ thống ngữ nghĩa chứa chúng. Mỗi tiểu hệ thống ngữ nghĩa gọi là một trường nghĩa. Đó là những tập hợp từ đồng nhất với nhau về ngữ nghĩa” [2, tr. 145]. Mai Thị Kiều Phƣợng định nghĩa về trƣờng nghĩa, trƣờng từ vựng ngữ nghĩa trong quyển Ngôn ngữ học đại cương – Nhà xuất bản Khoa học Xã hội [20, tr. 505]: “Trường nghĩa là tập hợp các từ căn cứ vào một nét đồng nhất nào đó về ngữ nghĩa. Hoặc có một quan niệm khác về trường nghĩa: Tập hợp tất cả các nghĩa từ vựng khác nhau của một từ. Mỗi trường nghĩa là một tiểu hệ thống nằm trong hệ thống lớn là từ vựng của một ngôn ngữ.” “Trường từ vựng ngữ nghĩa là tập hợp các từ và ngữ cố định trong từ vựng của một ngôn ngữ dựa vào sự đồng nhất nào đấy về ngữ nghĩa.” Từ các định nghĩa trên, có thể hiểu: “Trường từ vựng là tập hợp các đơn vị từ vựng có quan hệ với nhau về ngữ nghĩa” [28, tr. 21]. 1.2. Phân loại trƣờng từ vựng 1.2.1. Trường nghĩa trực tuyến Trƣờng nghĩa trực tuyến là tập hợp các từ có cùng nghĩa biểu vật hay cấu trúc biểu niệm khái quát. Trƣờng nghĩa biểu vật Vậy nghĩa biểu vật là gì? “Khái niệm giữ lại trong tư duy một hình ảnh rất khái quát và trừu tượng về sự vật mà nó phản ánh. Cái hình ảnh khái quát và trừu tượng ấy của sự vật (đúng ra là của cái chủng loại của sự vật ấy) là sở thị (hay nghĩa biểu vật) trong nghĩa từ.” [31, tr. 61] 10 “Sự vật, hiện tượng, đặc điểm… ngoài ngôn ngữ, được từ biểu thị tạo nên ý nghĩa biểu vật của từ. Nói như trên dễ gây ra hiểu lầm, cho rằng ý nghĩa biểu vật trùng hợp hoàn toàn với sự vật, hiện tượng, tính chất…trong thực tế khách quan. Quả nhiên là trong từ vựng của tất cả các ngôn ngữ, có một bộ phận lớn các từ mà ý nghĩa biểu vật của chúng trùng hợp với sự vật, biểu tượng, tính chất…ngoài ngôn ngữ. Đó là các từ nghề nghiệp và thuật ngữ khoa học.” [2, tr. 89]. Nghĩa biểu vật là loại sự vật đƣợc từ gọi tên, biểu thị. Nghĩa biểu vật của từ thực vật là tất cả các loại cây: cây chanh, cây ổi, cây mận, cây quýt v.v…, mà chúng ta thấy. Nghĩa biểu vật của từ hoa là tất cả các loài hoa: hoa cúc, hoa lan, hoa hồng, hoa huệ v.v…, mà chúng ta nhìn thấy trong cuộc sống. Nghĩa biểu vật của từ còn là phạm vi sự vật mà từ đó đƣợc sử dụng. Nghĩa biểu vật của từ meo meo là tiếng kêu của con mèo, còn lại các con vật khác nhƣ: gà, chó, bò v.v…, không phải nghĩa biểu vật của từ meo meo. Nhƣ vậy: “Nghĩa biểu vật là một phạm trù của ngôn ngữ, là kết quả của sự ngôn ngữ hoá các sự vật ngoài ngôn ngữ.” [5, tr. 95]. Từ các định nghĩa trên có thể hiểu “Một trường nghĩa biểu vật là một tập hợp những từ đồng nghĩa về ý nghĩa biểu vật.” [2, tr. 146] Theo đó, Trƣờng nghĩa biểu vật “động vật” gồm các từ: trâu, bò, heo, nai, hươu, khỉ, voi, chó, mèo, sử tử, cọp, beo, hà mã, chuột, thỏ, sóc, nhím, v.v…. Trong trƣờng nghĩa biểu vật “động vật” lại có thể phân chia thành các tiểu trƣờng: Trƣờng động vật nhai lại: trâu, bò, dê, cừu, khỉ, hươu, nai v.v… Trƣờng động vật gặm nhấm: chuột, thỏ, sóc, nhím v.v… Trƣờng nghĩa biểu niệm Nghĩa biểu niệm là gì? “Khái niệm có trong nội hàm của nó mà nội dung là các thuộc tính bản chất của sự vật. Các thuộc tính ấy được phản ánh trong nghĩa từ, làm thành sở biểu hay (nghĩa biểu niệm) của từ. Hệ thống các nét nghĩa trong sở biểu ấy gọi là cấu trúc biểu niệm của từ.” [31, tr. 61]. 11 “Ý nghĩa biểu niệm của từ là tập hợp của một số nét nghĩa chung và riêng, khái quát và cụ thể theo một tổ chức, một trật tự nhất định. Giữa các nét nghĩa có những quan hệ nhất định. Tập hợp này ứng với một hoặc một số ý nghĩa biểu vật của từ. Chính vì ý nghĩa biểu niệm là một tập hợp có tổ chức, có quan hệ, cho nên còn có thể gọi nó là cấu trúc biểu niệm.” [2, tr. 100]. Nghĩa biểu niệm của từ là hiểu biết về nghĩa biểu vật của từ. Nói nghĩa biểu niệm là hiểu biết về nghĩa biểu vật, không phải hiểu biết về chính sự vật có thực ở ngoài đời. Hiểu biết về sự vật ở ngoài đời là khái niệm về sự vật đó. Nhƣ vậy, nếu nghĩa biểu vật là sự ngôn ngữ hoá sự vật ngoài đời thì nghĩa biểu niệm là sự ngôn ngữ hoá khái niệm về sự vật. Nhƣ thế cũng có nghĩa là nghĩa còn do quan hệ giữa các nghĩa biểu niệm trong từ vựng của một ngôn ngữ mà có. Từ các định nghĩa trên có thể hiểu “Trường nghĩa biểu niệm là một tập hợp các từ có chung một cấu trúc biểu niệm.” [2, tr. 151] Cũng nhƣ các trƣờng biểu vật, các trƣờng biểu niệm lớn có thể phân chia thành các trƣờng nhỏ và cũng có những “miền” với mật độ khác nhau. Ví dụ: Trƣờng (vật thể nhân tạo), (phục vụ ăn uống): chén, đũa, muỗng, ly, ấm trà, bình thuỷ, nĩa v.v… Trƣờng (vật thể nhân tạo), (vũ khí chiến đấu), (cầm tay): dao, gươm, kiếm, giáo, mác, phảng, cung, tên v.v… 1.2.2. Trường nghĩa tuyến tính Đỗ Hữu Châu quan niệm: “Các từ trong một trường tuyến tính là những từ thường xuất hiện với từ trung tâm trong các loại văn bản. Phân tích ý nghĩa của chúng, chúng ta có thể phát hiện được những nội dung ngữ nghĩa của các quan hệ cú pháp và tính chất của các quan hệ đó”. (…) “Cùng với các trường nghĩa dọc, trường nghĩa biểu vật và trường nghĩa biểu niệm, các trường nghĩa tuyến tính góp phần làm sáng tỏ những quan hệ và cấu trúc ngữ nghĩa của từ vựng, phát hiện những đặc điểm nội tại và những đặc điểm hoạt động của từ.” [2, tr. 159]. 12 Trƣờng nghĩa tuyến tính là tập hợp các từ có thể kết hợp với một từ trung tâm của một ngôn ngữ. Ngoài ra, các từ còn có thể kết hợp với nhau theo trật tự trƣớc sau. Ví dụ 1: Trƣờng nghĩa tuyến tính của từ bàn (1) Làm bàn, đóng bàn, sửa bàn, la bàn, niết bàn (2) Bàn bạc, bàn hoàn, bàn học, bàn ghế, bàn là, bàn tính, bàn ủi Ví dụ 2: Trƣờng nghĩa tuyến tính của từ học (1) Học hành, học tập, học hỏi, học đòi, học nghề (2) Đi học, nghỉ học, ăn học, chăm học 1.2.3. Trường nghĩa liên tưởng Nhà ngôn ngữ học ngƣời Pháp Ch. Bally là tác giả đầu tiên của khái niệm trƣờng liên tƣởng. Theo ông, mỗi từ có thể là trung tâm của một trƣờng liên tƣởng. Ví dụ 1: từ bò trong tiếng Pháp có thể gợi ra do liên tƣởng: (1) bò cái, bò mộng, bê, sừng, gặm cỏ, nhai trầu… (2) sự cày bừa, cái cày, cái ách... (3) những ý niệm về tính chịu đựng, nhẫn nại, sự chậm chạp, nặng nề, tính thụ động mà chúng ta gặp trong các lối so sánh, trong các thành ngữ Pháp v.v. Đỗ Hữu Châu nói rằng: “Dễ dàng nhận thấy rằng các từ trong một trường liên tưởng là sự hiện thực hóa, sự cố định bằng từ các ý nghĩa liên hội có thể có của từ trung tâm. Các từ trong một trường liên tưởng trước hết là những từ cùng nằm trong trường biểu vật, trường biểu niệm và trường tuyến tính, tức là những từ có quan hệ cấu trúc đồng nhất và đối lập về nghĩa với từ trung tâm.” [2, tr. 160] Ví dụ 2: Các từ tùng, trúc, cúc, mai có thể liên tƣởng tới người quân tử, người chính nghĩa, người có phẩm chất cao quý. Ví dụ 3: Tên các loài hoa hoa hồng, hoa mai, hoa cúc, hoa lan, hoa huệ v.v… trong các bài ca dao Nam Bộ có thể liên tƣởng về người phụ nữ, người con gái đẹp, hiền lành, thuỳ mị, nết na. 1.3. Đôi nét về vùng đất Nam Bộ, tác giả và tác phẩm. 1.3.1. Đôi nét về vùng đất Nam Bộ Chúng tôi xin khái quát sơ lƣợc về vùng đất Nam Bộ. Vùng đất này trƣớc đây gọi là Chân Lạp hay còn gọi là Cao Miên, Campuchia. Sau này đƣợc gọi là Gia Định, 13 tức là Nam Bộ của ta ngày nay, bao gồm cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Từ hồi mấy thế kỷ trƣớc công nguyên thì đất này đã đƣợc khai phá. Chúng tôi chỉ nói về Nam Bộ trong giai đoạn Trịnh – Nguyễn phân tranh. Nam Bộ là vùng đất màu mỡ, trù phú, tài nguyên khoáng sản phong phú, dồi dào. “Các tiên hoàng liệt thánh triều ta chưa rảnh để mưu tính việc xa nên tạm để đất này cho Cao Miên ở, đời đời xưng là Nam Phiên, lo việc triều cống không bao giờ dứt” [7, tr. 109]. Lúc ấy địa đầu của Gia Định là Mô Xoài (Bà Rịa) và Đồng Nai (Biên Hoà). Thế kỷ XVII là thời kỳ Trịnh – Nguyễn phân tranh. Tình trạng mất mùa hạn hán liên miên ở miền Trung, vì vậy dân số dìu dắt nhau tản cƣ vào phƣơng Nam, tìm nơi làm ăn sanh sống. Họ bắt đầu khai khẩn đất hoang, lập ra những làng ngƣời Việt đầu tiên trên vùng đất Nam Bộ. Dần dà, không quay về nơi “chôn nhau cắt rốn” mà họ xem đây là quê hƣơng thứ hai sống hài hoà với thiên nhiên. Một mặt thì họ đấu tranh để duy trì vốn bản sắc văn hoá riêng của dân tộc mình, mặt khác thì họ cũng dần thay đổi một số nếp cũ để tiếp nhận nếp sống mới cho phù hợp với môi trƣờng sống mới. Năm 1679, Tổng binh thành Long Môn (Quảng Đông) của triều Minh là Dƣơng Ngạn Địch cùng Phó tƣớng là Hoàng Tấn và Tổng binh là Trần Thƣợng Xuyên cùng Phó tƣớng là Trần An Bình cử binh phản Thanh phục Minh. Tuy nhiên, do tƣơng quan lực lƣợng không cân xứng nên hai Tổng binh đem binh lính xuống thuyền chạy sang nƣớc Nam cầu cứu. Thấy vậy triều đình ta cho họ tới Nông Nại (tức Đồng Nai ngày nay) để làm ăn, khai thác đất đai. Sau đó, bọn Long Môn họ Dƣơng đem binh thuyền tiến nhanh vào cửa Xoài Rạp (Soi Rạp) và cửa Đại, cửa Tiểu rồi dừng chân tại xứ Mỹ Tho thuộc trấn Định Tƣờng. Còn Tổng binh họ Trần thì tiến vào cửa Cần Giờ rồi đồn trú tại xứ Bàn Lân thuộc Đồng Nai. Ngày ngày đất đai mở rộng, thành lập phố chợ đông đúc, giao thƣơng buôn bán tấp nập. Năm 1698, chúa Nguyễn Phúc Chu sai Thống suất Chƣởng cơ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh sang kinh lƣợc đất Cao Miên. Lấy đất Đồng Nai làm phủ Gia Định, đồng thời lập huyện Phƣớc Long, dựng nên Trấn Biên, lập sứ Sài Côn làm huyện Tân Bình, lập dinh Phiên Trấn. Đất đai thì ngàn dặm, dân số hơn bốn vạn hộ, chiêu mộ lƣu dân từ châu Bố Chính đến lập nghiệp. 14 Đến năm 1708, Mạc Cửu (ngƣời Quảng Đông) không khuất phục chính sách của nhà Đại Thanh nên cùng đoàn tỳ tùng sang phƣơng Nam khai khẩn vùng đất Hà Tiên. Ông chiêu mộ dân chúng thành lập bảy thôn đầu tiên: Hà Tiên, Phú Quốc, Lũng Kỳ, Cần Bột (Kampot), Vũng Thơm (Kompong Som), Giá Khê (Rạch Giá), Cà Mau. Ở trên, chúng tôi đã trình bày sơ lƣợc thuở sơ khai khai phá đất Nam Bộ. 1.3.2. Tác giả và tác phẩm Sơn Nam [10, tr. 1565] tên thật là Phạm Minh Tài sinh năm 1926 tại huyện An Biên tỉnh Rạch Giá, mất năm 2008 tại thành phố Hồ Chí Minh. Ông là nhà văn, nhà báo, nhà khảo cứu giàu tâm huyết. Suốt cuộc đời của nhà văn đã gắn liền với vùng đất và con ngƣời Nam Bộ. Vốn xuất thân trong một gia đình nông dân, thuở nhỏ ông học tiểu học ở Rạch Giá, trung học ở Cần Thơ. Ông tham gia cách mạng từ năm 1945 và cùng nhân dân cƣớp chính quyền ở địa phƣơng. Dần dà, ông giữ các chức vụ nhƣ: Phó bí thƣ Tỉnh đoàn Thanh niên cứu quốc, Tỉnh uỷ viên Tỉnh uỷ Rạch Giá. Đến năm 1950 đƣợc chuyển về Phòng Văn nghệ thuộc Ban Tuyên huấn Xứ uỷ Nam Bộ. Sau hiệp định Genève (1954), ông cũng đƣợc phân công ở lại Sài Gòn tiếp tục làm báo, viết văn cùng với các nhà văn khác nhƣ: Lý Văn Sâm, Dƣơng Tử Giang, Lê Vĩnh Hoà v.v…Ông viết cho các báo Công lý, Ánh sáng, Tiếng chuông, Lẽ sống v.v… Đặc biệt trên tuần báo Nhân loại – một tờ báo tập hợp nhiều cây bút yêu nƣớc đƣợc sự chỉ đạo của Thành uỷ Sài Gòn mà gần nhƣ số nào cũng có bài viết của Sơn Nam. Sau khi chính quyền Ngô Đình Diệm (1901-1963) công bố Luật 10/59 - Lê máy chém đi khắp miền Nam, nhằm khủng bố phong trào đấu tranh đòi thi hành hiệp định Gienève, thống nhất đất nƣớc thì Sơn Nam bị bắt và giam ở nhà tù Phú Lợi gần hai năm (1960-1961). Ra tù, ông tiếp tục làm báo, viết văn ở Sài Gòn. Sau năm 1975, Sơn Nam tiếp tục hoạt động văn học. Ông là hội viên Hội nhà văn Việt Nam, trong Ban Chấp Hành Hội liên hiệp văn học nghệ thuật và Ban Chấp Hành Hội nhà văn thành phố Hồ Chí Minh. Bằng vốn sống và sự trải nghiệm thực tế, Sơn Nam đã có nhiều công trình khảo cứu, biên khảo công phu về địa dƣ, phong tục, tập quán ở miền đất cực Nam của tổ 15 quốc và đặc biệt là tính cách con ngƣời vùng đất Nam Bộ mang một sắc thái riêng, hấp dẫn, sinh động, lôi cuốn ngƣời đọc bằng ngôn từ dung dị đời thƣờng mang đậm màu sắc Nam Bộ. Chính vì thế, ông đƣợc coi là nhà Nam Bộ học có uy tín. Các tác phẩm chính của ông nhƣ: Nói về miền Nam (1967), Thiên Địa hội và cuộc Minh Tân (1971), Lịch sử khẩn hoang miền Nam (1973), Tìm hiểu đất Hậu Giang (1974), Gia Định xưa (1984), Lịch sử An Giang (1988), Lăng Ông Bà Chiểu và lễ hội dân gian (1990), Nguyễn Trung Trực (viết chung với Lê Đình Kỵ, 1987), Đình miếu và lễ hội dân gian (1992), Văn minh miệt vườn (1992), Bến Nghé xưa (1992), Đồng bằng sông Cửu Long – Nét sinh hoạt xưa (1993), Biển cỏ miền Tây (1993), Người Sài Gòn (1994) v.v… Về lĩnh vực sáng tác, tiểu thuyết chính: Chim quyên xuống đất (1963), Ngôi nhà mặt tiền (1992), Âm dương cách trở (1993), truyện ngắn Bên rừng cù lao Dung đƣợc Giải thƣởng Văn nghệ Cửu Long của Uỷ ban kháng chiến hành chính Nam Bộ (19511952) và ký sự Tây dầu đỏ (1953-1954). Đặc sắc nhất là tập truyện ngắn Hương rừng Cà Mau (1967), với 18 truyện ngắn đã đƣa ngƣời đọc đến với những kênh rạch chằng chịt, đồng nƣớc mênh mông và một thế giới chim muông, cầm thú, cá tôm đặc trƣng của xứ sở Cà Mau. Nơi đây, con ngƣời còn phải vật lộn với thiên nhiên với thú dữ để giành lấy miếng cơm manh áo v.v… tất cả in đậm tính cách con ngƣời Nam Bộ gân guốc, mãnh liệt, tài ba và trí dũng, vừa hào phóng, trọng nghĩa khinh tài, cởi mở, hồn nhiên, bộc trực và tính khí ngang tàng của anh hùng hảo hán. Với lòng yêu nghề, yêu quê hƣơng đất nƣớc và tình cảm đặc biệt với vùng đất Nam Bộ, Sơn Nam đã để lại cho hậu thế một tài sản tinh thần vô cùng quý giá. Để mỗi ngƣời Việt Nam rất đỗi tự hào và ghi ân sâu sắc sự đóng góp vô cùng to lớn ấy. 16 CHƢƠNG 2. TRƢỜNG TỪ VỰNG NGHỀ NGHIỆP TRONG TRUYỆN NGẮN SƠN NAM **** 2.1. Định nghĩa về trƣờng từ vựng nghề nghiệp Trong quyển Giải thích thuật ngữ Ngôn ngữ học [32, tr. 389], các nhà Ngôn ngữ học Việt Nam có định nghĩa từ nghề nghiệp nhƣ sau: Đỗ Hữu Châu trong quyển Từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Việt: “Từ vựng nghề nghiệp bao gồm những đơn vị từ vựng được sử dụng để phục vụ các hoạt động sản xuất và hành nghề của các ngành sản xuất tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp và các ngành lao động trí óc (nghề thuốc, ngành văn thư)” Nguyễn Thiện Giáp trong quyển Từ vựng học tiếng Việt: “Từ ngữ nghề nghiệp là những từ ngữ biểu thị những công cụ, sản xuất lao động và quá trình sản xuất của một nghề nào đó trong xã hội. Những từ ngữ này thường được những người cùng ngành nghề đó biết và sử dụng.” Mai Ngọc Chừ - Vũ Đức Nghiệu – Hoàng Trọng Phiến trong quyển Cơ sở Ngôn ngữ học và tiếng Việt: “Từ nghề nghiệp là một lớp từ bao gồm những đơn vị từ ngữ được sử dụng phổ biến trong phạm vi những người cùng làm một nghề nào đó. Ví dụ, các từ: cho òng, lò chợ, lò thượng, đi là…là những từ thuộc nghề thợ mỏ. Các từ bó, vét, xịt, phủ, bay, hom là nghề sơn mài.” Nhƣ vậy, tập hợp những từ ngữ chỉ nghành nghề khác nhau, những thao tác lao động, công cụ lao động, nguyên liệu lao động và tất cả những lớp từ này có mối quan hệ với nhau về nghĩa thì đƣợc gọi là trƣờng từ vựng nghề nghiệp. Ngoài lớp từ trung tâm này, nói đến trƣờng từ vựng nghề nghiệp ngƣời ta còn liên tƣởng đến những từ chỉ sản phẩm, nguyên liệu có liên quan đến nghề nghiệp, những con ngƣời lao động nghề nghiệp, những tính chất, đặc thù của nghề nghiệp 17 v.v… Tuy nhiên, do sự quy định về dung lƣợng của luận văn và thời gian nghiên cứu hạn hẹp, luận văn này chỉ tập trung những nhóm từ nghề nghiệp chủ yếu: (1) Nhóm từ vựng chỉ nghề nghiệp (2) Nhóm từ vựng chỉ thao tác lao động (3) Nhóm từ vựng chỉ công cụ lao động (4) Nhóm từ vựng chỉ nguyên liệu – đối tƣợng – sản phẩm của nghề nghiệp 2.2. Phân loại trƣờng từ vựng nghề nghiệp trong truyện ngắn Sơn Nam 2.2.1. Nhóm từ vựng chỉ nghề nghiệp Khi nói đến Sơn Nam là nghĩ ngay đến Nam Bộ, vùng đất cây lành trái ngọt, ruộng lúa phì nhiêu với hệ thống sông ngòi chằng chịt có phù sa bồi đắp do hai con sông Tiền và sông Hậu, bởi Ông đã dành trọn cuộc đời mình để điểm tô cho vùng đất này bằng những công trình khảo cứu, những tác phẩm nổi tiếng đậm chất Nam Bộ. Tác phẩm của ông phản ánh cuộc sống của dân “tứ chiếng”, từ nhiều nơi và do nhiều nguyên nhân tụ hội về đây. Họ đã đấu tranh sinh tồn bằng nhiều nghề khác nhau. Khảo sát 45 truyện ngắn của nhà văn Sơn Nam, chúng tôi thống kê đƣợc những nghề sau: (1) Nghề bắt cá (2) Nghề bắt rắn (3) Nghề bắt trăn (4) Nghề bắt sấu (5) Nghề bắt chim (6) Nghề bắt cua (7) Nghề bắt ba khía (8) Nghề bắt lươn (9) Nghề bắt rùa (10) Nghề gác cu (11) Nghề câu cọp (12) Nghề câu rắn (13) Nghề đánh cọp (14) Nghề đốt rừng 18 (15) Nghề nông (16) Nghề thầy nò (17) Nghề đốn củi (18) Nghề săn heo rừng (19) Nghề ăn ong (20) Nghề chài lưới (21) Nghề ăn trộm (22) Nghề hát huê tình (23) Nghề làm rẫy (24) Nghề làm mướn (25) Nghề làm khô (26) Nghề làm mắm (27) Nghề chài cá (28) Nghề làm ruộng (29) Nghề săn khỉ (30) Nghề nuôi cá (31) Nghề câu cua (32) Nghề đươn cà ròn (33) Nghề giăng câu (34) Nghề cắm câu (35) Nghề chăn trâu (36) Nghề làm kẹo đậu phộng (37) Nghề móc cua (38) Nghề gặt lúa (39) Nghề nấu cao khỉ Có thể chia những từ chỉ nghề trên ra làm sáu nhóm chính: (1) Nhóm từ chỉ các nghề gắn với sông nƣớc, khai thác sản vật tự nhiên sông nƣớc: bắt cá, bắt rắn, bắt trăn, bắt sấu, câu rắn, câu sấu, bắt cua, móc cua, câu cua, 19 bắt ba khía, chài lưới, bắt lươn, chài cá, nuôi cá, giăng câu, cắm câu, bắt rùa, làm khô, làm mắm. (2) Nhóm từ chỉ các nghề gắn với rừng tự nhiên: câu cọp, đánh cọp, đốt rừng, săn heo rừng, săn khỉ, nấu cao khỉ, bắt chim, đốn củi, gác cu, ăn ong. (3) Nhóm từ chỉ các nghề gắn với phát triển sản xuất nông nghiệp: làm ruộng, làm rẫy, nghề nông, gặt lúa. (4) Nhóm từ chỉ các nghề tiểu thủ công nghiệp: làm kẹo đậu phộng, đươn cà ròn. (5) Nhóm từ chỉ nghề gắn với đời sống tinh thần: hát huê tình. (6) Nhóm từ chỉ các nghề khác: ăn trộm, thầy nò, làm mướn, chăn trâu. Tìm hiểu đặc điểm của từng nghề, chúng tôi giải nghĩa rõ ràng, chi tiết các từ chỉ nghề trên. Hệ sinh thái rừng nguyên sinh và sông ngòi kênh rạch chằng chịt nhƣ ở Nam Bộ sản sinh ra nhóm nghề (1). Nghề chài cá, chài lưới là nghề bắt cá bằng lƣới, mép ngoài lƣới gắn nhiều cục chì, quăng xuống nƣớc úp cá. Nghề câu cua là nghề dùng cần câu bằng tre, độ dài vừa phải, có dây và lƣỡi câu, lấy cá làm mồi nhử cua. Khi cua tìm thấy thức ăn, nó sẽ kẹp mồi lại bằng cái càng lớn. Lúc này ngƣời câu cua nhắc nhẹ cần câu lên khỏi mặt nƣớc và dùng cái vợt lƣới cỡ trung vớt cua lên. Nghề móc cua là nghề bắt cua trong hang bằng cây móc. Cây móc bằng kẽm, một đầu bẻ cong, mài nhọn. Nghề giăng câu (câu giăng) là nghề bắt cá bằng dây câu. Dây câu là một sợi dây dài, trên mỗi khoảng cột một sợi dây câu có lƣỡi, dùng để giăng ở những nơi có mặt nƣớc rộng, nhƣ ruộng, ao lớn, sông. Nghề cắm câu (câu cắm) là hình thức bắt cá bằng cần câu. Cần câu làm bằng tre, dài khoảng 50 cm, vót dẹp ở một đầu để tạo độ dẻo và độ đàn hồi, dùng để cắm vào ban đêm ở bờ mƣơng, bờ ao, mé ruộng để bắt cá lóc, cá trê, rắn. 20 Nghề làm mắm - ủ cá bằng muối cục để ăn đƣợc lâu dài nhƣng phải trải qua nhiều công đoạn nhƣ: thính cá, trao đƣờng. Nghề làm khô – trữ cá ăn lâu đôi ba tháng. Cá làm sạch, muối mặn và gia vị vừa đủ mang đi phơi nắng để cá khô không bị dòi, giữ ăn lâu đôi ba tháng. Nghề nuôi cá – trong tác phẩm Đảng xăm mình, có đoạn văn giải thích nghề nuôi cá nhƣ sau: “Mình cứ ở không, uống rượu mà chờ mùa nắng để bắt cá một lần. Gọi tắt là mấy ông điền chủ “An Nam” đắp vuông nuôi cá. Nuôi cá trong cái “vuông””. Vuông là gì thì chúng tôi xin trích một đoạn văn trong tác phẩm Đảng xăm mình để giải thích “Đó là một khoảng đất rộng từ bảy chục – tám chục hoặc hai ba trăm mẫu. Trong khoảng đất hoang vu, người ta đào nhiều đường mương nhỏ, như bàn cờ, cho cá ở. Bên ngoài, có bờ bao ngạn như vòng thành khá cao. Cao hơn một thước tây. Vì vậy cá lội quanh quẩn trong vùng đất bao la bên trong. Làm sao cá nhảy ra khỏi bờ bao ngạn được. Cái vuông ấy không nhứt thiết theo hình vuông. Nó méo mó, hoặc theo hình chữ nhựt.” [17, tr. 172]. Nghề bắt sấu - trong tác phẩm Con sấu cuối cùng, nhân vật Năm Hên đã nói về cách thức bắt sấu nhƣ sau: “Bác cỡi lên lưng sấu, lật hai chân trước của nó cho trở ngược lên lưng rồi bác điều khiển như người cầm cương ngựa. Nó phải quẹo lên bãi như ý muốn của bác. Rồi bác thọt cho nó đui hai con mắt” [17, tr. 115]. Nghề này rất nguy hiểm thậm chí mất mạng. Nghề câu rắn – trong truyện Con rắn ri voi Sơn Nam có nói về nghề này, chúng tôi trích vài đoạn văn để mô tả về nghề câu rắn của Bảy Đăng: “Ông ngồi một chỗ, thả cần câu xuống nước, tay ôm cần như ông Khương Thượng trên thạch bàn. Kế bên có chai rượu (…) Lão nốc một hơi rồi để chai rượu xuống bãi cỏ. Chai rượu nằm hơi nghiêng, không đậy nút (…) Từ mé nước, một con rắn ri voi trườn lên….đến gần miệng chai rượu rồi thập thò, rút lui như hoảng sợ. Bảy Đăng nâng chai rượu, nhểu vài giọt xuống nước, trên cỏ. Con rắn… hăng hái bò trườn, đến gần miệng chai. Bàn tay lanh lẹ của Bảy Đăng chụp xuống, bỏ rắn vào giỏ”[17, tr. 61]. Nghề bắt rắn, bắt trăn – số lƣợng của mỗi loài vô cùng phong phú nên hình thành nghề bắt rắn, bắt trăn. 21 “Hết mùa cá dại, anh xoay qua bắt trăn, bắt rắn” [16, tr. 126] Nghề bắt lươn - dùng ống tre đặt rải rác trên các cánh đồng, bên trong ống tre có cái hom và mồi nhử lƣơn. Con lƣơn chui vào thì không thể chui ra. Nghề bắt ba khía – ba khía là loài sống ở biển, cứ vài tháng là có một ngày hội ba khía, tức là ngày chúng bắt cặp, số lƣợng vô cùng lớn. Tận dụng ngày này, ngƣời nông dân bắt mang về làm mắm ba khía. Nghề bắt rùa, bắt cá – nguồn lợi thuỷ hải sản vô cùng phong phú, đa dạng về chủng loại, giàu có về sản lƣợng mà hình thành các nghề này. Trong tác phẩm Cấm bắt rùa qua lời thoại của Thầy đội Bình và Bảy Đặng cũng đủ để chứng minh cái nghề hình thành bất chợt nhƣ thế nào: “ – Chú Bảy rành nghề bắt rùa quá! – Đâu phải là nghề. Bất chợt vậy thôi. Rùa xứ này nhiều quá mạng, tôi không muốn bắt hết. Con nào quá nhỏ, tôi liệng bỏ. Còn rùa quạ thì tôi lựa toàn là rùa cái, rùa quạ đực ốm nhôm nhốt chật chỗ” [16, tr. 20]. Nghề bắt cá - trong tác phẩm Con cá chết dại cũng nói lên nguồn lợi cá tôm phong phú: “Ở xứ này, mỗi năm lại có một lần “cá dại”. Nước mặn cuối năm tràn vô rạch. Bao nhiêu cá lóc quen nước ngọt bị say nước mặn, chạy trốn không kịp, chết trôi lờ đờ như con cá hồi nãy cô thấy đó. (…) Còn tôi, mỗi năm uống rượu phủ phê vài ngày, lúc trăng tròn cuối năm nhờ mớ cá trời cho này.” [16, tr. 124]. Bắt rùa, bắt cá là nghề đánh bắt bằng tay, không dùng dụng cụ. Nếu nghề câu cá, giăng câu dùng dụng cụ cần câu, dây câu thì nghề bắt cá, bắt rùa, bắt động vật bằng tay chủ yếu. Đất rừng phƣơng Nam rộng lớn là ngôi nhà chung cho nhiều loài sinh vật sinh sống là điều kiện để hình thành các nghề gắn với rừng tự nhiên (2). Nghề câu cọp, đánh cọp, săn heo rừng – nhóm nghề này không phải để mƣu sinh, làm giàu mà mục đích là xua đuổi các loài thú hung hăng đi nơi khác để có đất canh tác. Nghề đánh cọp – trong tác phẩm Hết thời oanh liệt Sơn Nam có nói về cách thức đánh cọp nhƣ sau: “Nhờ các thầy võ giỏi, chuyên môn đánh cọp xuất thân ở các trường võ Quảng Nam, Quảng Ngãi. Gặp lúc nước nhà loạn lạc, các thầy chạy vào 22 vùng Cà Mau mà ẩn lánh. Võ nghệ của các thầy quá đỗi cao cường, gặp cọp là rượt bắt lại, nắm gáy đè xuống, nện vào lưng cọp những quả đấm thoi sơn chẳng khác nào chúng ta ngày nay đánh một con mèo hoặc một con chó con…” [17, tr. 13]. Nghề săn heo rừng – heo rừng là một loài thú hung dữ, có mõm dài thành vòi ngắn. Trong truyện Con heo khịt, nghề săn heo rừng hình thành là do “nội một đêm, nó ủi phá gần hai chục công rẫy khoai mì. Củ lớn ăn đã đành, củ nhỏ cũng không chừa” [17, tr. 96], vì thế ông Năm Tự, ông Hai Cháy săn heo rừng để nó không phá hoại mùa màng. Nghề câu cọp – trong tác phẩm Hai cõi U Minh có vài đoạn văn giải thích về nghề này: “Ông Cai lựa một cái đùi heo khá to, buộc vào dây mây, rồi đốn một cây tre rừng (…) Đến gốc tràm, ông ra lệnh cho anh chàng cảm tử nọ: - Đứng im, đừng chạy bất tử cọp khinh dễ. Rủi bề gì thì trèo lên ngọn cây. Nhớ cầm cây cần câu này trong tay. Cầm thật chắc, đừng sợ, run tay. Ông Cai di khuất dạng trong rặng cây thưa thớt rồi trở ra với con cọp theo sau. Ông nói to: - Làm như người câu cá. Cái đùi heo là miếng mồi.” [16, tr. 10] Nghề gác cu là nghề bắt chim cu rừng bằng cái lồng, bên trong lồng để vào con chim cu mồi, ngoài lồng có lƣới chụp. Chim cu ghét nhau tiếng gáy nên cu mồi cất tiếng gáy sẽ thúc giục cu rừng đến giao chiến và sập bẫy. Nghề đốn củi là nghề chặt những cây gỗ to mang về bán hoặc làm cột cất nhà. Nghề này khá vất vả “Hừng sáng, họ đi vào rừng đốn củi. Gặp cây nào to lớn, ngay thẳng họ hạ xuống lột vỏ, ngâm bùn chôn giấu để làm cột nhà, bán với giá đắt hơn.” [17, tr. 22]. Nghề đốt rừng – trong tác phẩm Cấm bắt rùa, Sơn Nam nói nghề đốt rừng là để bắt rùa. “Bảy Đặng là tay bợm nhậu, chuyên nghề đốt rừng để bắt rùa” [16, tr. 23] Nghề săn khỉ, nấu cao khỉ là hai nghề đƣợc nhà văn Sơn Nam nhắc đến trong truyện Cao khỉ U Minh. 23 Nghề săn khỉ - đuổi bắt hoặc giết chúng. Nghề nấu cao khỉ trong tác phẩm có nói nhƣ sau: “đập đầu lột da, mổ bụng, lóc thịt để lấy xương khỉ làm thuốc. Họ bỏ xương khỉ vào một cái chảo thật to, nấu với nước, nấu ngày nấu đêm, thỉnh thoảng, họ cầm muỗng mà vớt mang màng, đổ bỏ. Năm bảy ngày, năm bảy đêm trôi qua, xương khỉ trở thành mềm mại như “xí quách”. Họ quăng bỏ xương ấy. Dưới đáy chảo, còn sót lại một thứ keo sền sệt. Đó là “cao khỉ” theo kiểu cao hổ cốt.” [17, tr. 147]. Nghề ăn ong là nghề nuôi ong lấy mật và sáp. Để lấy mật và sáp, ngƣời ta gác kèo dụ ong tới. Gác kèo là dùng những cây tràm đặt lên những thân cây khác, chọn chỗ có nhiều hoa và ít ngƣời sinh sống để ong làm tổ. Đối với nghề ăn ong, nhà văn Sơn Nam từng nhận định: “Ở rừng tràm ven biển từ Cà Mau, Rạch Giá đến Hà Tiên ngày trước, nghề quan trọng nhất là “ăn ong”, tức nghề lấy sáp và mật ong. Thuở xưa, ong nhiều không người hái, ổ ong rơi rụng, lềnh bềnh, trên sông trắng xoá màu sáp. Người Khơ – me gọi vùng Rạch Giá là “xứ sáp trắng” (Kramun So). Người ăn ong lãnh thầu từ khu rừng thường lấy con rạch thiên nhiên làm ranh giới cho tiện, hằng năm trả thuế, gọi “thuế phong ngạn”, cho nhà nước. Trong khu vực ấy, họ gác kèo; bố trí từng khúc cây ngắn, đặt nghiêng nghiêng trên cao như kèo nhà, nếu hợp môi trường ánh nắng và hướng gió, ong mật đáp vào kèo làm ổ” [18, tr. 101]. Nghề bắt chim – các loài chim ở Rạch Giá, Hà Tiên sinh sôi nảy nở theo cấp số nhân nên cái nghề bắt chim đƣợc hình thành. “Vùng Rạch Giá, Hà Tiên nổi danh là nơi tập họp nhiều sân chim, của trời đất dành riêng cho. Từ vàm đến ngọn sông Cái Lớn, bao nhiêu là sân: sân Cái Nước, sân Thầy Quơn, sân Thứ Nhứt… Đó là chưa kể mấy sân ở giữa rừng mà chưa ai bước chân tới. Từng vùng rộng chừng mười ngàn thước vuông, tụ tập hàng vạn con chim lớn.” [17, tr. 36]. Nam Bộ là vùng đất phì nhiêu đƣợc bồi tụ phù sa quanh năm bởi hai con sông Tiền và sông Hậu thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp (3). Nghề nông là nghề làm ruộng, làm rẫy nói chung. Nghề làm ruộng - cày bừa đất ruộng để trồng lúa, gạo nuôi sống con ngƣời. Từ gạo có thể làm ra nhiều sản phẩm khác, nhƣ: bánh xèo, bánh khọt, chè xôi nƣớc v.v…, 24 đối với nghề này thì Sơn Nam từng nhận định: “Làm ruộng là nghề căn bản. Người chuyên nghề này gọi là dân ruộng. Dân ruộng nhiều kinh nghiệm, làm ăn kỹ lưỡng, dám đầu tư vốn liếng và công sức cả gia đình vào, trúng mùa năng suất cao hơn người khác, năm thất bát thiệt hại cũng ít” [18, tr. 97]. Nghề làm rẫy là nghề gieo trồng các loại cây ngắn ngày, nhƣ: trồng khoai, trồng cà, trồng hành, tỉa bắp, tỉa đậu v.v… Nghề gặt lúa – là cắt để thu hoạch lúa đã chín vàng bằng lƣỡi hái. “Mấy người gặt lúa, giăng câu họ thức nói chuyện sáng đêm để nói chuyện một mình, nói chuyện hai mình” [16, tr. 120]. Không chỉ phát triển sản xuất nông nghiệp mà những ngành nghề tiểu thủ công nghiệp (4) cũng đƣợc hình thành và mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho ngƣời nông dân Nam Bộ thời bấy giờ nhƣ: Nghề đươn cà ròn – là nghề đƣơn đệm, đƣơn vỏ xách, đƣơn manh, đƣơn nón bằng cọng bàng. Cọng bàng là một loại cỏ, thân thẳng đứng rất đặc trƣng của vùng đất Nam Bộ mà từ lâu đã đi vào trong ca dao. “Bàu Gõ trên cỏ dưới bưng Nhổ bàng đươn đệm em đừng đi đâu” (ca dao) Hay “Trắng da vì bởi mẹ cưng Đen da vì bởi lội bưng nhổ bàng” (ca dao) Hay “Bông xanh mà lá cũng xanh Em đi cấy lúa cho anh nhổ bàng” (ca dao) Để thuận lợi trong việc tạo tác sản phẩm, ngƣời ta mang cọng bàng phơi vài nắng để cọng bàng dai hơn, không bị bở. Theo Sơn Nam nhận định thì đây là nghề “không tốn sức lực, con nít trên mười tuổi có thể tiếp tay đươn cái mình cà ròn. Khó 25 nhứt là bẻ miệng và bẻ đít cho cà ròn đừng sút mối, công việc này là của người lớn. Cà ròn đươn bằng cọng bàng, nhẹ và mềm như cọng lác” [17, tr. 246]. Nhƣng công đoạn vất vả, khó khăn nhất là khâu nhổ bàng, bởi vì “mỗi chuyến đi ba bốn ngày đêm mới xong, nhổ ở đất hoang, xa chòm xóm, đầy muỗi mòng. Đem theo mớ gạo, củi mắm; nấu cơm ăn tạm no, ban đêm, muỗi bay ào ra như đàn ong không chỗ nằm ngủ vì xuồng quá nhỏ.” [19, tr. 109]. Nghề làm kẹo đậu phộng – đậu phộng đƣợc trộn với đƣờng đã thắng, sau đó đổ lên lớp bánh tráng “Thỉnh thoảng vài người khoác áo tơi chạy nhanh, dầm mưa, cắm đầu ngay hướng ông già Hy, nơi anh Năm Hinh ở trọ để thắng đường, làm kẹo đậu phộng. (…) Ở Long Xuyên, dòng họ tôi sống bằng nghề này, cha truyền con nối từ mấy đời rồi, xưa kia ông cố tôi ở Biên Hoà lận” [16, tr. 74]. Ngoài ra, gắn với đời sống tinh thần (5), còn có nghề hát huê tình. Hát huê tình là “hò hát dân gian, thường diễn ra ở ngoài trời, thông qua đối đáp mà bày tỏ tâm sự, tình cảm với nhau” [29, tr. 607], đại loại những câu hát đối đáp của nam, nữ nhƣ: “ - Nè bớ chiếc ghe sau, chèo mau anh đợi. Kẻo giông gió đến, rồi bờ bụi tối tăm…” Bên gái trả lời: “ - Bờ bụi tối tăm, anh quơ nhằm cái tộ bể. Cưới vợ có chửa về, thổi lửa queo râu.” Hay “Anh thấy em bịnh chắc, anh chạy lại ông thầy thuốc bắc, anh hốt một thang thuốc về sắc hai chén còn lại bảy phân. Tay bưng chén thuốc, anh vuốt ngực chung tình. Chung tình ơi! Chén thuốc kia nóng mà có khi còn nguội, huống chi hai đứa mình giận nhau.” “Em thấy anh tương tư bịnh chắc, em rước ông thầy thuốc bắc, em sắc hai chục chén còn lại một phân. Bỏ thêm một lát gừng sống, một đống gừng lùi, một lùi chuối hột, một hộp đơn qui, một ky trái táo, năm sáu chục trái cà nà, thần sa một lượng, khoai sượng một chục, măng cụt một trăm, rau răm một đám, cám một bao, con gái 26 rao rao mười hai đứa, sứa lửa vài trăm…Huỳnh liên huỳnh bá huỳnh cầm…Uống ba thang mà anh không mạnh thì em đào hầm chôn luôn!” Còn lại nhóm nghề khác (6), trong đó nghề nghiệp thể hiện thuật phong thuỷ, tín ngƣỡng là nghề thầy nò. Nghề thầy nò là nghề bói toán chọn ngày bổ tróc, tức là chọn ngày hên tránh ngày kiêng kị để đi đánh bắt ngoài khơi. “ – Thầy Tư Nhu tới xóm biển này từ bốn năm qua, chuyên nghề làm thầy nò. Ai sửa soạn xây nò, muốn kết quả được mỹ mãn thì đem mâm trầu rượu tới chầu chực, chờ thầy xem tuổi, xem ngày giờ khởi công. Chưa hết! Thầy còn vẽ bùa bát quái, nêu rõ đâu là Đông, Tây, Nam, Bắc, Càn, Khảm, Cấn, Chấn dạy cho gia chủ cúng Hà Bá Thuỷ Long” [ 16, tr. 142]. Nghề ăn trộm là một nghề đƣợc nhà văn Sơn Nam nhắc đến trong tác phẩm Tục lệ ăn trộm. Nghề này khá đặc biệt và lạ lẫm với ai đó khi chƣa một lần đọc tác phẩm này. Tại sao ăn trộm lại là một nghề? Chắc có ai đó đã từng đặt câu hỏi nhƣ thế. Thật ra, đó là một tục lệ để con cháu “báo hiếu” đối với ngƣời thân quá cố, vì “Hồi xưa, ông cố tôi làm nghề ăn trộm, bị nhà vua lưu đày vô Nam, làm lính đồn điền. Bây giờ giàu rồi, nhưng hằng năm tôi muốn ghi ơn cúc dục sanh thành của tổ tiên bằng cách đi ăn trộm, theo lệ. Bà con tha thứ cho tôi, tôi không rớ tới những món quí giá, tôi là đứa dư ăn mà. Bằng không, bà con cứ chửi rủa thậm tệ, chửi nhiều chừng nào tôi được tiếng hiếu thảo chừng nấy” [16, tr. 87]. Làm mướn là nghề làm thuê lấy tiền, ai mƣớn gì làm đó. “Mẹ con nàng từ Long Xuyên đến miệt Rạch Giá làm mướn với hy vọng đem về vài giạ lúa sớm và một hũ mắm” [16, tr. 115] Chăn trâu là đƣa trâu đi ăn ở những đồng cỏ, nghề này tƣơng đối nhẹ nhàng nên con nít ngày xƣa hay đi giữ trâu cho các ông hội đồng. “Tao là dòng dõi “chăn trâu nòi”. Ông nội tao, cha tao, rồi tới tao, ai nấy đều nối nghiệp chăn trâu” [16, tr. 172] Ở trên là những nghề đặc trƣng của vùng đất Nam Bộ, mỗi nghề có những điểm riêng biệt, rất lạ và rất hấp dẫn đã đƣợc chúng tôi giải nghĩa rõ ràng, chi tiết. Mỗi nghề ở trên thể hiện sự thích nghi cao độ điều kiện tự nhiên của ngƣời nông dân Nam Bộ. 27 2.2.2. Nhóm từ vựng chỉ thao tác lao động Các lớp từ chỉ thao tác lao động xuất hiện trong truyện ngắn của Sơn Nam góp phần mô tả chi tiết hoạt động của từng nghề, tăng thêm tính sinh động hấp dẫn, khắc hoạ hình ảnh con ngƣời Nam Bộ, giúp ngƣời đọc hiểu cuộc sống của ngƣời nông dân Nam Bộ trong lao động sản xuất. (1) Tát vũng (2) Đào đìa (3) Đào đường mương (4) Xây rọ (5) Câu (6) Giăng câu (7) Cắm câu (8) Đốt rừng (9) Đốn củi (10) Hạ xuống (11) Ngâm bùn (12) Chôn giấu (13) Thộp (14) Chụp (15) Bắt (16) Vớt (17) Với tay (18) Ném (19) Quăng (20) Rượt (21) Nện (22) Nắm gáy (23) Đè (24) Móc 28 (25) Lột da rắn (26) Vẽ bùa bát quái (27) Mổ (28) Đánh vảy (29) Dọn (30) Tả xung hữu đột (31) Nắm cổ (32) Bẻ cổ (33) Bẻ miệng (34) Bẻ đít (35) Vặn lọi (36) Lanh tay (37) Quơ (38) Nhổ lông (39) Trèo lên cây (40) Treo (41) Gỡ rắn (42) Gieo mạ (43) Gặt lúa (44) Chém (cỏ) (45) Đẩy xuồng (46) Vác củi (47) Buộc (48) Kéo xuồng (49) Đặt trúm (50) Kéo trúm (51) Phóng (52) Ghim (53) Nhảy lên lưng sấu 29 (54) Cỡi lên lưng sấu (55) Đươn (56) Cấy lúa (57) Xây nò (58) Cắm hàng rào (59) Cắm (60) Bện lại (61) Thắng đường (62) Rắc đậu (63) Bơi xuồng (64) Xông ra khơi (65) Giương lưới (66) Gài chốt (67) Xách lụp (68) Ghì xuống (69) Cúi đầu (70) Cựa quậy (71) Thọt (72) Lật (73) Bàn tay khéo léo (74) Bàn tay lanh lẹ (75) Siết cổ (76) Rọc (77) Bơm hơi (78) Căng ra (79) Đóng đinh (80) Truy kích (81) Lột vỏ (82) Chở củi 30 (83) Lanh lẹ (84) Nhổ lông (85) Đập đầu (86) Lóc thịt (87) Nấu Có thể chia từ chỉ thao tác lao động trong truyện ngắn Sơn Nam ra làm năm nhóm chính: (1) Nhóm từ chỉ thao tác lao động gắn với đánh bắt dƣới nƣớc: Tát vũng, đào đìa, đào đường mương, xây rọ, câu, giăng câu, cắm câu, thộp, chụp, bắt, xây nò, lột da rắn, mổ bụng, đánh vảy, gỡ rắn, đặt trúm, kéo trúm, nhảy lên lưng sấu, cỡi lên lưng sấu, thọt, siết cổ, rọc, xông ra khơi, móc, cắm hàng rào, bơi xuồng, bện lại, kéo xuồng, cúi đầu, cựa quậy, lật, với tay, vớt, ném, quăng, bàn tay lanh lẹ, bàn tay khéo léo, treo tòn ten, truy kích, bơm hơi, căng ra. (2) Nhóm từ chỉ thao tác lao động gắn với đánh bắt trên rừng: phóng, ghim, ghì xuống, nắm cổ, bẻ cổ, vặn lọi, lóc thịt, nấu, nhổ lông, đập đầu, rượt, nện, nắm gáy, đè xuống, giương lưới, gài chốt, buộc, lanh tay, xách lụp, dọn, tả xung hữu đột, trèo, lanh lẹ, quơ tay, cắm. (3) Nhóm từ chỉ thao tác lao động gắn với sản xuất nông nghiệp: gieo mạ, gặt lúa, chém (cỏ), cấy lúa. (4) Nhóm từ chỉ thao tác lao động gắn với nghề tiểu thủ công nghiệp: thắng đường, rắc đậu, bẻ miệng, bẻ đít, đươn. (5) Nhóm từ chỉ thao tác lao động khác: vẽ bùa bát quái, đốt rừng, đốn củi, vác củi, đẩy xuồng, lột vỏ, chở củi, chôn giấu, hạ xuống, ngâm bùn. Tìm hiểu nghĩa của các từ chỉ thao tác lao động này để thấy đƣợc đặc điểm lao động của ngƣời nông dân Nam Bộ. Đối với các thao tác lao động gắn với đánh bắt dƣới nƣớc (1), nhƣ: Tát vũng là đƣa nƣớc ra khỏi vùng trũng bằng gàu. Đào đìa là đào ao sâu làm chỗ trú ẩn cho cá vào mùa nắng, mùa khô. Giăng lưới là bắt cá bằng lƣới. Câu là bắt tôm cá bằng lƣỡi, lƣỡi câu hình dấu hỏi, đầu mài nhọn có ngạnh. Giăng câu dùng một 31 sợi dây dài có buộc lƣỡi câu rồi giăng ở ruộng, sông. Đào đường mương là đào một đƣờng nhỏ để dẫn nƣớc vào ruộng hoặc bất cứ nơi nào theo ý muốn. “Nếu siêng năng, có thể câu hoặc tát mấy vũng cạn, khỏi tốn tiền” [16, tr. 118] “Mấy người gặt lúa, giăng câu họ thức nói chuyện sáng đêm để nói chuyện một mình” [16, tr. 120] “Thiên hạ lo đào đìa, xây rọ, giăng lưới để bắt cá” [16, tr. 124] “Trong khoảng đất hoang vu, người ta đào nhiều đường mương nhỏ, như bàn cờ cho cá ở.” [17, tr. 172] Mổ – dùng dao rạch rứt phần phía ngoài, móc – lấy ra từ một chỗ sâu, nhƣ hang cua, đánh vảy – làm sạch lớp vảy bên ngoài của cá, ném, quăng – di chuyển một vật bằng lực cánh tay, vớt – lấy từ dƣới nƣớc lên, với tay – vƣơn tay quá tầm, chụp – úp từ trên xuống, xông ra khơi – tiến nhanh. “Để làm vừa lòng người đẹp, Hai Tỵ chụp con cá, ném vào xuồng.” [16, tr. 122] “Hồng gật đầu. Dưới rạch một con cá lóc to trồi đầu lên, chạy lướt vào bãi, giãy dụa rồi nổi lình bình, nàng với tay bắt.” [16, tr. 124] “Gặp cá là vớt, cá vô chủ là cá của tôi. Không ai tranh giành. Xứ này thiếu gì cá.” [16, tr. 125] “À, cháu Huệ đem cá lên sân chòi mà mổ ruột đánh vảy, làm khô, làm mắm” [16, tr. 125] Xây rọ là dùng đăng sậy cắm xuống nƣớc theo một sơ đồ linh động, tuỳ theo hƣớng nƣớc chảy và vị trí con rạch để bắt cá. Trong quyển đất Gia Định xưa có nói về việc xây rọ nhƣ sau: “Bắt cá theo quy mô lớn vẫn là “xây rọ” với đăng sậy, cắm theo một sơ đồ linh động, tuỳ theo hướng nước chảy và vị trí con rạch. Nguyên tắc của rọ là bố trí hàng đăng, giống như cái quặng (phễu), tạo điều kiện thuận lợi cho con cá ở ngọn rạch êm ái chui vào, trên đường trở ra sông cái lúc nước ròng. Phải hướng từ từ, cá lội nương theo tấm đăng cánh (kiếng) để vào cái bầu thứ nhất (bầu thả) rồi chui qua hom, vào cái bầu thứ nhì, chật hơn (bầu rút), để sau rốt gom vào mình rọ” [18, tr. 100]. 32 Xây nò là dùng hàng ngàn cây đƣớc chắc và to của Mũi Cà Mau mà cắm khít lại, hình giống cái quặng. Để gắn kết những cây đƣớc dính lại với nhau ta phải bện lại. “Để đón những lường cá mè đường, ở biển khơi, ta rút kinh nghiệm của người Xiêm, cái biến kiểu “nò” giống như “rọ” ở sông rạch nhưng đơn giản và to lớn hơn nhiều – dùng hàng ngàn cây đước chắc và to của Mũi Cà Mau mà cắm khít lại, hình giống cái quặng. Mình của nò (nơi chứa cá) rộng rãi, khi xúc cá, ghe có thể chạy vào, xoay trở được” [18, tr. 101]. “Cắm hàng rào dài suốt 2.000 thước để cho cá nương theo mà vô nò, mỗi thước cắm hai đước: 4.000 cây” [16, tr. 141]. “Nò hình tròn, bề kinh tâm (kinh) 20 thước, bề chu vi tốn chừng 800 cây đước bện lại bằng mây tàu, phỏng chừng hai tại mây.” [16, tr. 141] Cắm câu là dùng cần câu ngắn bằng tre cắm ở bờ mƣơng, ao, ruộng. Thộp – thao tác nhanh gọn, bất ngờ, bắt – nắm giữ lại, lột da rắn – bóc lớp vỏ ngoài, gỡ rắn – lấy con rắn ra khỏi một chƣớng ngại vật, siết cổ - làm nghẹt thở, rọc - làm đứt một vật gì bằng dao, kéo theo một đƣờng thẳng, truy kích – đuổi bắt rắn, căng ra – kéo cho thẳng, đóng đinh – giữ chặt bằng cây đinh, bàn tay khéo léo, bàn tay lanh lẹ – hoạt động của đôi tay vô cùng nhanh và đạt đến độ thuần thục, buộc – giữ chặt bằng một sợi dây, bơm hơi – đƣa chất khí vào một vật bằng cái ống bơm xe, treo tòn ten – mắc một vật lên cao và buông thõng. “Mọi người đều mặc nhiên được quyền truy kích rắn, chẳng cần xin phép hương chức làng, chủ đất, chủ vườn!” [17, tr. 59] “Mỗi người sắm hàng trăm cần câu, móc mồi cá sặc rồi cắm xuống bãi bùn, tuỳ thích. Cứ năm bảy phút, họ bơi xuồng trở lại chỗ để gỡ rắn” [17, tr. 60] “Trước sân, hàng chục tấm da, căng ra, đóng đinh cho thẳng thớm. Trong nhà, Hai Kỳ đang lui cui lột da rắn. Rắn bị siết cổ, buộc vào gốc cột nhà. Bàn tay khéo léo của Hai Kỳ cầm dao nhỏ, rọc một đường dài từ cổ tới hậu môn rắn” [17, tr. 61] “Con rắn…hăng hái bò trườn, đến gần miệng chai. Bàn tay lanh lẹ của Bảy Đăng chụp xuống, bỏ rắn vào giỏ” [17, tr. 62] 33 “Tôi buộc lỗ đít rắn lại rồi thì bơm hơi vô miệng rắn. (…) Tôi bơm hoài, bơm mãi rồi buộc miệng rắn lại, treo tòn ten.” [17, tr. 63] Kéo trúm, đặt trúm là những thao tác trong nghề bắt lươn, đặt trúm là để ống trúm vào một vị trí, kéo trúm là kéo chiếc xuồng chở những ống trúm đi đặt nhiều nơi để bắt lƣơn, kéo xuồng – di chuyển chiếc xuồng về phía mình. “Mỗi người làm nghề bắt lươn sắm chừng một trăm ống trúm, đặt rải rác trên đồng cỏ mênh mông. Con lươn làm hang dưới đất, thở bằng mũi và mang. Khi đánh mùi ngon ngọt, lươn ra khỏi hang, tìm cách chui vào ống trúm để xơi mồi. Muốn đặt rải rác hàng trăm cái ống trúm, trên đồng cỏ dày bịt, mênh mông, phải sắm một chiếc xuồng, chở hàng trăm ống trúm. Rồi kéo chiếc xuồng lướt trên cỏ, cứ vài chục thước là đặt xuống một ống, tuỳ ý thích. Công việc nặng nhọc nhất là kéo xuồng khá nặng ấy, quanh co hàng ngàn thước. Và hôm sau, trở ra đồng cỏ, đem ống trúm về, không bỏ sót. Do đó, người bắt lươn được gọi là người kéo trúm” [16, tr. 65]. Nhảy lên lưng sấu – dùng sức bật mạnh lên lƣng sấu, cỡi lên lưng sấu– ngồi lên lƣng sấu, cựa quậy – cử động theo nhiều hƣớng, cúi đầu – hạ thấp đầu xuống, lật – làm trở ngƣợc lại, thọt – chọc thủng, phá vỡ lớp bao bọc bên ngoài, “Nhanh như chớp, ông Năm Hên nhảy lên lưng sấu mà cỡi…Ông cúi đầu xuống, hai tay cựa quậy… Sâu day mũi xuống nước rồi quẹo lên bãi, trở mình, vật ông Năm Hên nằm ngửa dưới bãi.” [17, tr. 114] “Bác cỡi lên lưng sấu, lật hai chân trước của nó cho trở ngược lên lưng rồi bác điều khiển như người cầm cương ngựa. Nó phải quẹo lên bãi như ý muốn của bác. Rồi bác thọt cho nó đui hai con mắt.”[17, tr. 115] Các thao tác lao động gắn với đánh bắt trên rừng (2), nhƣ: cắm – dùng vật nhọn, cứng làm thủng vật mềm hơn, ghì xuống – giữ chặt không để cử động, rượt bắt – đuổi theo, nắm gáy – giữ chặt phần phía sau cổ, đè xuống – nén từ trên xuống, nện – đánh mạnh từ trên xuống. “Võ nghệ của các thầy quá đỗi cao cường, gặp cọp là rượt bắt lại, nắm gáy đè xuống, nện vào lưng cọp những quả đấm thoi sơn chẳng khác nào chúng ta ngày nay đánh một con mèo hoặc một con chó con…” [17, tr. 13]. 34 “Ông Năm Tự đến trước mặt nó, cắm một mũi mác vào ngực. Khịt gào thét nhóng lên. Tay ông Năm ghì xuống chịu đựng” [17, tr. 105]. “Ông Hai Cháy xuất hiện như một vị cứu tinh, phóng vô yết hầu con Khịt một lưỡi mác, ghim vô thật sâu gần lút hết lưỡi thép” [17, tr. 106]. Nắm cổ - giữ chặt cổ, bẻ cổ - làm gãy cổ, vặn lọi – bẻ ngƣợc lại, dọn – làm cho trống trải, tả xung hữu đột – chống chọi mọi phía, lanh lẹ - thao tác nhanh gọn, quơ – đƣa qua lại trong không gian, trèo – di chuyển lên cao bằng tay và chân, nhổ lông – kéo giật mạnh lông của một con vật ra khỏi cơ thể nó, lanh tay – hoạt động của đôi tay nhanh hơn bình thƣờng. “Mấy người bạn giết đã xông vào, hai tay cầm đuốc quơ qua, quơ lại” [17, tr. 39] “Hai chục người phải đối phó với chín mười ngàn chim bồ nông! Họ lanh lẹ lắm, tả xông hữu đột như Triệu Tử Long, Đương Dương Trường Bản, tay trái nọ nắm cần cổ chim tay mặt nắm đầu chim. Họ vặn lọi lại. Chim chết không kịp ngáp. Giết rồi quăng xuống tại chỗ.” [17, tr. 39] “Họ nhổ lông cánh từng con, xong một con là bó lại, giao phó nắm lông cho chủ sân” [17, tr. 40] “Vào khoảng canh ba, mấy bạn giết trèo lên tìm ổ chúng, bẻ cổ từng con rồi ném xuống đất”. [17, tr. 40] Giương lưới – căng rộng lƣới đƣa lên cao, gài chốt – tạo một cái bẩy để khi chim cu rừng đụng vào chốt, lƣới sẽ chụp sập xuống, xách lụp – cầm cái lồng gác chim mang đi. “Ông Hai Kiểm đi trước, xách cái lụp, tức là cái lồng bằng chì, trong đó có để con cu mồi.” [17, tr. 69] “Minh giương lưới lên, gài chốt. Cu rừng đến trước mặt cái lụp, khiêu chiến. Nếu cu đạp mạnh nhằm cây chốt, lưới chụp xuống cái sàn, túm con cu rừng” 17, tr. 70]. “Phải lanh tay lắm mới giết kịp. Để chậm trễ thì chừng mặt trời mọc, bầy chim lớn từ Biển Hồ sẽ chứng kiến cảnh tượng đẫm máu này” [17, tr. 39]. 35 Đập đầu – dùng vật nặng đánh mạnh vào đầu, lóc thịt – tách lớp thịt dính vào xƣơng, nấu – làm chín thức ăn bằng cách đun sôi. “Đập đầu lột da, mổ bụng, lóc thịt để lấy xương khỉ làm thuốc. Họ bỏ xương khỉ vào một cái chảo thật to, nấu với nước, nấu ngày nấu đêm, thỉnh thoảng, họ cầm muỗng mà vớt mang màng, đổ bỏ.” [17, tr. 147]. Các thao tác lao động gắn với sản xuất nông nghiệp (3), gieo mạ, gặt lúa, chém cỏ, cấy lúa… Chém (cỏ) – là làm đứt ra bằng dao, chém đứt gốc cỏ, chuẩn bị gieo sạ. Gặt lúa - cắt để thu hoạch lúa chín. Gieo mạ - gieo những cây lúa non ở một ruộng riêng, bƣớc chuẩn bị cho cấy lúa. Cấy lúa – cắm cây lúa non (mạ) xuống đất. “Tư Cồ đứng trên mặt đất – tức là đáy nước. Nước cao ngang cổ. Hai tay Tư Cồ cầm dao, chém cỏ, chém gốc cỏ dưới nước. Cỏ nổi lên từng giề, vàng lườm màu phèn, trông giống như mấy giề rau câu, hải thảo ngoài biển.” [17, tr.51]. “Tháng Hai, sau ngày Tết, em tới đó gieo mạ với anh. Rồi tháng Bảy, mình gặt, chừng vài chục giạ” [17, tr. 52] Các thao tác lao động gắn với nghề tiểu thủ công nghiệp (4), đươn – luồng các các manh tre vót mỏng hoặc những cọng cỏ bàng lại thành một tấm, nhƣ: tấm đệm, cái vỏ xách bằng đôi tay, bẻ đít, bẻ miệng – là gập lại phần miệng và đít của cà ròn để đừng bị sút mối. “Đươn cà ròn là chuyện không tốn kém sức lực, con nít trên mười tuổi có thể tiếp tay đươn cái mình cà ròn. Khó nhứt là bẻ miệng và bẻ đít cho cà ròn đừng sút mối, công việc này là của người lớn. Cà ròn đườn bằng cọng bàng, nhẹ và mềm như cọng lát.” [17, tr. 246] Thắng đường – nấu đƣờng với nƣớc cho tan, rắc đậu – cho đậu phộng đã tán nhỏ rơi thành một lớp trên bề mặt kẹo đậu phộng. “Năm Hình ở trọ để thắng đường, làm kẹo đậu phộng. Nhờ lớp bánh tráng bên dưới nên đường thắng hơi lỏng cũng không sao. Những ngày ra mắt thân chủ, Năm Hinh rắc thật nhiều đậu phộng lên.” [16, tr. 74] 36 Còn từ chỉ các thao tác lao động khác (5), vẽ bùa bát quái – là thao tác trong thuật xem phong thuỷ, vẽ các hƣớng Đông, Tây, Nam, Bắc để chọn ngày khởi sự may mắn. “Thầy còn vẻ bùa bát quái, nêu rõ đâu là Đông, Tây, Nam, Bắc, Càn, Khảm, Cấn, Chấn dạy cho gia chủ cúng Hà Bá Thuỷ Long” [16, tr. 142]. Đốn củi, hạ xuống – là một động tác để chặt đứt một cây rừng, vác củi – đặt lên vai di chuyển, chở củi – vận chuyển bằng xuồng, ngâm bùn – dìm sâu xuống dƣới đáy nƣớc, chôn giấu – giấu kín không để ai thấy, lột vỏ - bóc lớp vỏ bên ngoài, đẩy xuồng – dùng sức đƣa chiếc xuồng về phía trƣớc, bơi xuồng – ngồi trên xuồng dùng tay khua nƣớc bằng mái chèo đi trên sông nƣớc. “Hừng sáng, họ đi vào rừng đốn củi. Gặp cây nào to lớn, ngay thẳng họ hạ xuống lột vỏ, ngâm bùn chôn giấu để làm cột nhà, bán với giá đắt hơn.Cứ mười bữa, họ cho người chở củi ra chợ Thới Bình giao cho nhà vựa củi. Đường đi thật gay go. Lắm khi họ phải chịu trần truồng nhảy xuống bùn, đẩy xuồng củi xuyên qua rừng hàng năm, ba cây số. (…) Qua mùa hạn, muốn buôn bán lậu thuế như vậy phải vác củi đi qua nhiều khu rừng nổi tiếng có rắn và cọp” [17, tr. 22] Tất cả các từ chỉ thao tác lao động trên góp phần tăng tính sinh động, hấp dẫn, tăng thêm tính thực tế khi tiếp cận tác phẩm của Sơn Nam. Qua đó, thấy đƣợc con ngƣời Nam Bộ cần lao, tất bật với cuộc sống mƣu sinh và đặc điểm lao động nghề nghiệp của ngƣời nông dân Nam Bộ. 2.2.3. Nhóm từ vựng chỉ công cụ lao động (1) Xuồng (2) Nò Xiêm (3) Nò cạn (4) Rọ (5) Cần câu (6) Lưới (7) Ống trúm (8) Lụp 37 (9) Sào (10) Dao dài (cái phảng) (11) Mác (12) Mác thông (13) Lao cổ phụng (14) Lao bay (15) Dao phay (16) Mun (17) Tầm vông (18) Muỗng (19) Chảo Có thể chia các từ chỉ công cụ lao động trong truyện ngắn Sơn Nam ra làm 3 nhóm chính: (1) Nhóm chỉ phƣơng tiện đi lại trên sông nƣớc: Xuồng. (2) Nhóm từ chỉ công cụ lao động sản xuất, đánh bắt: nò Xiêm, nò cạn, rọ, cần câu, lưới, ống trúm, lụp, dao dài, mác, mác thông, lao cổ phụng, lao bay, dao phay, mun, chảo. (3) Nhóm từ chỉ công cụ lao động khác: tầm vông, sào, muỗng Tìm hiểu đặc điểm của từng công cụ lao động để hiểu chính xác về công dụng cũng nhƣ là đặc điểm hình dáng của từng công cụ lao động. Xuồng là một phƣơng tiện dùng để đi lại trên sông nƣớc, hình dáng thon gọn, tuỳ theo mục đích của ngƣời sử dụng mà có kích cỡ khác nhau. “Muốn đặt rải rác hàng trăm cái ống trúm, trên đồng cỏ dày bịt, mênh mông, phải sắm một chiếc xuồng, chở hàng trăm ống trúm.” [16, tr. 65]. Nò Xiêm, rọ - dụng cụ để đánh bắt cá, hình dáng giống cái quặng nhƣng rọ dùng để đánh bắt ở sông, còn nò Xiêm dùng để đánh bắt ở ngoài khơi, kích cỡ lớn hớn cái rọ. “Thiên hạ lo đào đìa, xây rọ, giăng lưới để bắt cá” [16, tr. 124] 38 “Hai Nhiệm gom góp vốn liếng và vay thêm nợ của chú Xìn Phóc để phát triển công việc làm ăn: xây nò khơi, cách xa bờ biển hàng 10 cây số ngàn, theo kiểu nò bắt cá của người Xiêm (nò Xiêm). Hai Nhiệm làm hai bài toán rành mạch trên giấy trắng mực đen để trình với chủ nợ là Xìn Phóc. 1) Cắm hàng rào dài suốt 2.000 thước để cho cá nương theo mà vô nò, mỗi thước cắm hai đước: 4.000 cây. 2) Nò hình tròn, bề kinh tâm (kinh) 20 thước, bề chu vi tốn chừng 800 cây đước bện lại bằng mây tàu, phỏng chừng hai tạ mây. Kèm theo cái toa ấy, Hai Nhiệm vẽ thêm bản sơ đồ của các nò Xiêm vĩ đại, giống như cái quạt tròn, thân quạt là nơi chứa chất cá tôm, cán quạt là những hàng cây rạo đón cá vô bụng nò.” [16, tr. 141]. Nò cạn – giống với nò Xiêm, nhƣng nò cạn là dùng để đánh bắt gần bờ còn nò Xiêm đánh bắt ngoài khơi. “Sau mấy năm xây nò gần bãi gọi là nò cạn” [16, tr. 141] Cần câu cấu tạo vô cùng đơn giản, dùng đọt cây tre, trúc vót láng sau đó buộc sợi dây có lƣỡi vào cần để câu cá. Trong tác phẩm Hai cõi U Minh thì cần câu không cần lƣỡi. “Ông Cai lựa một cái đùi heo rừng khá to, buộc vào sợ dây mây rồi đốn một cây tre rừng. (…) Nhớ cầm cây cần câu này trong tay. Cầm thật chắc, đừng sợ, đừng run tay.” [16, tr. 10] Lưới đồ đan bằng các loại sợi, dây gai, mắt nhỏ, để đánh cá, bắt chim, săn khỉ. “Theo lời ông Hai Khị, người tiền phong khai hoang ở U Minh đã bày ra nhiều cách lạ lùng để săn khỉ. Họ dùng lưới, mỗi tấm lưới to bằng cái nhà, lưới đan bằng dây gai thật chắc.” [17, tr. 146] Ống trúm là dụng cụ bắt lƣơn bằng ống tre, lóng tre dài khoảng nửa thƣớc, một đầu còn mắt tre, một đầu đặt cái hom để lƣơn chui vào mà không chui ra đƣợc. “Muốn bắt lươn, ta đặt trúm. “Trúm” tức là cái ống tre, dài hơn một thước tây, giống như khẩu súng ba – dô – ca, một đầu thì sẵn có cái mắt tre (đốt tre), đầu kia có 39 gài một cái hom, giống như cái quặng (cái phễu). Lươn chui vào thì dễ nhưng trở ra thì khó. Muốn cho lươn chui vào phải có mồi nhử bên trong.” [16, tr. 64] “ – Mỗi nghề làm nghề bắt lươn sắm chừng một trăm ống trúm, đặt rải rác trên đồng cỏ mênh mông. Con lươn làm hang dưới đất, thở bằng mũi và mang. Khi đánh mùi ngon ngọt, lươn ra khỏi hang, tìm cách chui vào ống trúm để xơi mồi.” [16, tr. 65] Lụp là“cái bẫy lồng để bắt chim” [29, tr. 819]. Sào là một gậy dài, bằng tre nứa “đầu cây sào có cái móc nhỏ bằng sắt” [17, tr. 69]. “Ông Hai Kiểm đi trước, xách cái lụp, tức là cái lồng bằng chì, trong đó có để con cu mồi. Tư Hưng theo sau, vác một cây sào dài, đầu cây sào có cái móc nhỏ bằng sắt.” [17, tr. 69] Tầm vông - một loại tre, thân nhỏ, không có gai, lóng dài và đặc ruột đƣợc nhân dân ta sử dụng làm vũ khí trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ. “Gặp cọp đánh trống lên, ai nấy xách tầm vông chạy tới” [17, tr. 16] Dao dài (phảng) là “công cụ có lưỡi bằng sắt to bản, được uốn cong ở phần cán, cán ngắn vừa tay cầm, dùng để phát hoang cỏ ruộng” [29, tr. 1038]. “Một cây dao dài non chừng thước tây. Cán dao ngắn. Lưỡi dao sáng ngời, bên ngoài có thoa dẫu mỡ, láng bóng. Cây dao được gói cẩn thận trong cái vỏ bằng mo cau. (…) Nói xong, Tư Cồ cầm cây dao dài, đặt nhẹ xuống xuồng. Rồi anh ta cầm cây dầm, bơi ra khỏi chòi chừng vài chục thước, nhảy xuống nước. Lệ đứng trông theo. Tư Cồ đứng trên mặt đất – tức là dưới đáy nước. Nước cao ngang cổ. Hai tay Tư Cồ cầm dao, chém cỏ, chém gốc cỏ dưới nước.” [17, tr. 49] Mác – một loại vũ khí, cán dài, mũi nhọn, có thể chém đƣợc xa “Tức mình ông cầm mác rượt theo tận giữa rừng, chém cọp rớt một cẳng.” [17, tr. 17] Mác thông là loại mác lưỡi hơi dài và thon nhọn, cán dài hơn mác thường, dùng để đi rừng” [29, tr. 831]. “ – Bộ thằng Mười mất trí rồi sao? Có ba bửu bối xài hết hai rồi. Còn cây mác thông này mà thôi.” [17, tr. 104] Lao cổ phụng – là “loại lao cong, giống như cổ con phụng, có ngạnh như cái mồng” [17, tr. 103]. 40 Lao bay – là một vũ khí, thân bằng cây, thon nhỏ, một đầu có tra mũi sắt nhọn và bén, dùng để phóng nên gọi là lao bay. “Thấy con chó thân yêu vừa thiệt mạng, gan mật ông Năm Tự sôi lên. Chụp ngọn lao bay trong tay Mười Hy, ông phóng mạnh, buông tay. Ngọn lao ghim vào ngực con Khịt.” [17, tr. 103] Trong truyện Con sấu cuối cùng có nói đến một dụng cụ để bắt cá sấu, đó là cây mun. Nó là “mũi tên bằng cây cau già phía trước có mũi nhọn bằng sắt” [17, tr. 109]. Dao phay là dao to, lƣỡi mỏng, dùng để băm, thái “ – Đôi khi, thừa lúc tôi nằm lim dim, ông xách cây dao phay, đi ra sau nhà, khuất dạng trong vùng rừng tràm lưa thưa.” [17, tr. 111] Chảo – đồ đúc bằng gang, đồng, trũng lòng để nấu hoặc chiên xào. Muỗng – là đồ dùng để múc thức ăn, múc canh. “Họ bỏ xương khỉ vào một cái chảo thật to, nấu với nước, nấu ngày nấu đêm, thỉnh thoảng, họ cầm muỗng mà vớt màng màng, đổ bỏ” [17, tr. 147] Ở trên là những công cụ lao động, cũng nhƣ là vũ khí để giúp ngƣời nông dân Nam Bộ tự vệ, chống chọi với những loài thú hung dữ: cá sấu, heo rừng, cọp…khi khai khẩn Nam Bộ. 2.2.4. Nhóm từ vựng chỉ nguyên liệu – đối tượng – sản phẩm của nghề nghiệp Có thể chia từ chỉ nguyên liệu – đối tƣợng – sản phẩm trong truyện ngắn của Sơn Nam ra làm ba nhóm chính: Nhóm từ chỉ nguyên liệu – đối tƣợng – sản phẩm là động vật: cá lóc, cá trê, cá rô, cá gộc, cua, rắn ri voi, trăn, cá sấu, chim bồ nông, chim già sói, chim chàng bè, chim chó đồng, chim cu, cò, cọp, ba khía, heo rừng, chồn, ong mật, lươn, khỉ, rùa quạ, trâu, cá mòi, chó săn, quạ. Nhóm từ chỉ nguyên liệu – đối tƣợng – sản phẩm là thực vật: lúa, mạ, cọng bàng, tầm vông, tre, cỏ, đậu phộng, khoai mì, đước. Nhóm từ chỉ nguyên liệu – đối tƣợng – sản phẩm khác: đường, bánh tráng. Nhận thấy, nhóm từ chỉ nguyên liệu – đối tƣợng – sản phẩm là động vật chiếm số lƣợng lớn hơn nhóm từ chỉ nguyên liệu – đối tƣợng – sản phẩm là thực vật, nhóm từ 41 chỉ nguyên liệu – đối tƣợng – sản phẩm khác chiếm số lƣợng nhỏ nhất trong nhóm từ vựng chỉ nguyên liệu – đối tƣợng – sản phẩm của nghề nghiệp. Tất cả là những sản vật của đất rừng phƣơng Nam ban tặng cho ngƣời nông dân Nam Bộ, là điều kiện để sản sinh ra nhiều nghề, là nguồn sống cho ngƣời nông dân khi đến khai phá vùng đất này. Chính những sản vật này, cho chúng ta cái nhìn về toàn cảnh thiên nhiên Nam Bộ cũng nhƣ là sự trù phú của đất rừng phƣơng Nam. Ở trên, chúng tôi đã giải nghĩa rõ ràng chi tiết cho từng nhóm từ chỉ nghề. Sự giải thích trên là điều kiện tiên quyết, là nền tảng cơ bản để tiến hành phân tích giá trị sử dụng trƣờng từ vựng nghề nghiệp trong truyện ngắn của Sơn Nam. 42 CHƢƠNG 3. GIÁ TRỊ SỬ DỤNG TRƢỜNG TỪ VỰNG NGHỀ NGHIỆP TRONG TRUYỆN NGẮN SƠN NAM **** Truyện ngắn của Sơn Nam phản ánh cuộc sống của dân “tứ chiếng”, từ nhiều nơi và do nhiều nguyên nhân hội tụ về đây. Nam Bộ là vùng đất hoang sơ, cô tịch, vì thế lƣu dân ngƣời Việt khai hoang, lập nghiệp đã gặp nhiều khó khăn, nguy hiểm: “dưới sông sấu lội, trên rừng cọp um”. Nhƣng đây cũng là vùng đất trù phú, giàu sản vật, có nhiều tiềm năng phát triển. Họ đã sớm hoà nhập với vùng đất này bằng nhiều nghề khác nhau: giăng câu, đặt trúm, bắt rùa, làm ruộng, thương hồ, bẫy chim, ăn ong, làm rẫy, bắt cá, câu cua, bắt sấu v.v… Tất cả đã nói lên sự trù phú của thiên nhiên Nam Bộ, sự thích nghi cao độ điều kiện tự nhiên cũng nhƣ là đặc điểm lao động nghề nghiệp của ngƣời nông dân Nam Bộ và sự dung hoà giữa đời sống vật chất, đời sống tinh thần của họ. 3.1. Sự trù phú của thiên nhiên Nam Bộ Từ là phƣơng tiện định danh sự vật, hiện tƣợng trong thực tế khách quan. Thông qua từ vựng của một ngôn ngữ, ngƣời ta có thể hình dung bức tranh thiên nhiên, cuộc sống của cộng đồng sử dụng từ ngữ ấy. Thông qua vốn từ vựng phong phú của trƣờng từ vựng nghề nghiệp, ta thấy đƣợc sự trù phú của đất rừng phƣơng Nam. Tất cả là những tặng vật mà thiên nhiên Nam Bộ đã dành tặng cho ngƣời nông dân khi mới đến vùng đất này. Khai thác nguồn lợi đó đã giúp cuộc sống của ngƣời nông dân Nam Bộ trở nên khấm khá, đủ đầy hơn. Điển hình là Năm Lƣơn trong tác phẩm Kéo trúm trở nên giàu có nhờ sản vật tự nhiên – loài lƣơn. “Anh ta giàu lắm, mỗi tuần ra chợ Rạch Giá bán gần 200 ký lô lươn sống (…) mỗi ký lô ba con, tức la sáu trăm con lươn.” [16, tr. 63] 43 Mỗi tuần sản xuất hai trăm ký lô lƣơn đủ để thấy số lƣợng lƣơn của vùng đất này nhiều nhƣ thế nào, cũng chính vì “bắt lươn quá giỏi nên dân chúng tặng biệt hiệu là Năm Lươn!” [16, tr. 63] Một nguồn lợi khác của đất rừng phƣơng cũng giúp cải thiện cuộc sống của ngƣời nông dân Nam Bộ, đó là rắn ri voi chiếm số lƣợng lớn của vùng đất này. Loại rắn này da có nhiều vảy rằn ri, đẹp hơn da trăn, xếp vào hàng thƣợng hạng thời bấy giờ, quí hơn cả da rắn hổ, rắn mái gầm vì thế mà thu hút các thƣơng lái từ nƣớc ngoài đến Nam Bộ thu mua loại rắn này về làm nhu yếu phẩm. “Loại rắn ri voi, hằng hà sa số. Nó lội dưới sông rạch, trong rừng vào tháng ngập nước như vầy. Bên Sanh Ca Bo, ông chủ tôi muốn đặt mua chừng bốn ngàn miếng da rắn thứ đó, chở gấp về bển, trong vòng hai mươi bữa. Cứ một miếng da rắn, tôi để cho thầy một đồng xu tiền huê hồng.” [17, tr. 57] Nguồn lợi mang lại từ rắn ri voi quá lớn đã cải thiện đáng kể cuộc sống của ngƣời nông dân Nam Bộ, đến Bảy Đăng trong tác phẩm Con rắn ri voi là một ông lão khật khùng, sáng say chiều xỉn, ngủ bờ ngủ bụi, vậy mà nhờ số rắn ri voi trở nên dƣ dả, tính chuyện tƣơng lai trong nay mai. “Hàng chục con rắn ri voi cuộn tròn trong cái giỏ bằng tre. Bảy Đăng buông cần câu, nói vồn vã. (…) Mai chiều tôi mua cái hòm thứ tốt cho bà con ngán chơi. Nếu má chín Xìn Phóc ở đây vài năm, tôi sắm cái hòm vàng.” [17, tr. 61] Cũng nhƣ loài rắn ri voi, các loài chim: chim chàng bè, chim già sói, chim chó đồng, chim bồ nông với số lƣợng lớn nhƣ đang thống trị cả vùng đất này. Tháng chạp chim về, Sơn Nam mô tả cảnh từng đàn chim lớn tụ tập thành một sân chim lớn hoành tráng, náo động cả một góc rừng với số lƣợng lớn không thể đếm xuể. Chúng sinh sống, tập hợp thành các sân chim. Sân chim là nơi để các loài chim quy tụ, sinh sống trên một mảnh đất rộng hàng ngàn thƣớc, đặc biệt ở Rạch Giá, Hà Tiên là nơi quy tụ của nhiều loài chim thời bấy giờ. “Vùng Rạch Giá, Hà Tiên nổi danh là nơi tập hợp nhiều sân chim, của trời đất dành riêng cho. Từ vàm đến ngọn sông Cái Lớn, bao nhiêu là sân: sân Cái Nước, sân 44 Thầy Quơn, sân Thứ Nhứt… Đó là chưa kể mấy sân ở giữa rừng mà chưa ai bước chân tới. Từng vùng rộng chừng mười ngàn thước vuông, tụ tập hàng vạn con chim lớn. Chúng nó sanh sôi nảy nở, tạo lập một thế giới riêng biệt náo nhiệt, ở khắp nhành cây và mặt đất. (…) Chim bồ nông tụ tập nhiều nhứt là ngọn rạch Chắc Băng đổ ra sông Cái Lớn.” [17, tr. 37] Truyện ngắn Cấm bắt rùa, Sơn Nam cho thấy rất nhiều loài rùa sinh sống qua lời thoại của Bảy Đặng “Rùa xứ này nhiều quá mạng, tôi không muốn bắt hết. Con nào quá nhỏ tôi liệng bỏ. Còn rùa quạ thì tôi lựa toàn là rùa cái, rùa quạ đực ốm nhom, nhốt chật chỗ” [cấm bắt rùa, tr. ]. Chính sự hào phóng, cỡi mở của Bảy Đặng đã cho chúng ta cái nhìn toàn diện về thiên nhiên Nam Bộ. Thiên nhiên với nhiều loài rùa cƣ trú, hả hê lựa chọn để làm thức ăn cho bữa cơm hằng ngày. “Ở đây, nhiều bữa tôi ăn rùa trừ cơm, ăn độn với cơm như người ăn khoai lang. Ăn thét rồi ngán quá. Rùa nướng, rùa rang, rùa nấu cháo, rùa xào lá cách lá lốt. Riết rồi ăn gan, ăn trứng, bỏ thịt.” [16, tr. 20] Trong tác phẩm, Bảy Đặng nhƣ đang đóng vai ngƣời hƣớng dẫn viên du lịch đang giới thiệu với du khách tham quan – thầy đội Bình về cảnh sắc thiên nhiên Nam Bộ, sự phong phú hào nhoáng về số lƣợng loài của vùng đất này. Những lời giới thiệu đó cũng là một lời mời gọi chân thành của một ngƣời nông dân đang rất tự hào về sản vật của thiên nhiên Nam Bộ. “Đôi ba trăm con rùa đủ cỡ, đủ loại, đang cỡi đè lên nhau, chen lấn nghe lộp cộp. Con thì ngả ngửa, khoe cái yếm vàng lườm, bốn cẳng ngoe nguẩy bơi trong không khí. Con khác cố gắng quào vào vào vách hồ bằng sậy, lú cổ dài nhằng, miệng há rộng, thiếu răng giống như mỏ chim. Loại rùa nắp thì e thẹn, khép cái yếm lại, giấu kín đầu cổ vào trong mai, giống như món đồ ngon cất kỹ trong cái hộp bằng xương. (…) Rùa xứ này nhiều quá mạng, tôi không muốn bắt hết. Con nào nhỏ tôi liệng bỏ. Còn rùa quạ thì tôi lựa toàn là rùa cái, rùa quạ đực ốm nhom, nhốt chật chỗ.” [16, tr. 19] Sự trù phú của thiên nhiên Nam Bộ còn đƣợc phản ánh trong các tác phẩm Ngày hội ba khía, Con cá chết dại, Cao khỉ U Minh, Đảng xăm mình, Cái ổ ong. Tiếp cận 45 từng tác phẩm, chúng ta thấy đƣợc muôn vạn con ba khía đang hẹn hò, bắt cặp tình tự ““Năm Hinh nhìn kỹ: lũ ba khía nọ quá đông nhưng hiền hậu làm sao, không quơ càng ngẩng đầu lên để kẹp tay kẻ khác mà tự vệ. Hơn nữa, chúng phân chia từng cặp, con đi sau ráng chạy hơn con trước. (…) Năm Hinh nhìn chung quanh ánh đuốc phản chiếu dưới bãi bùn đen, chói ngời, tiếng “xạt xạt” trổi lên như một bản nhạc lạ lùng. Hàng trăm, hàng ngàn con ba khía bị ném vào giỏ, nhịp nhàng đều đều.” [16, tr. 78]. Từng con cá chết dại trôi lềnh bềnh trên mặt nƣớc khi mỗi năm nƣớc mặn tràn vô các con kênh rạch chứa nƣớc ngọt làm cho nhiều loài cá, đặc biệt cá lóc sống ở nƣớc ngọt say nƣớc mặn chết trôi lềnh khênh trên mặt nƣớc. “Ở xứ này, mặn cuối năm tràn vô rạch. Bao nhiêu cá lóc quen nước ngọt bị say nước mặn, chạy trốn không kịp, chết trôi lờ đờ. (…) Vào khoảng tám giờ sáng hôm sau, Hồng và Huệ bơi xuồng ra tới chòi của Hai Tỵ. Khoang xuồng đầy cá lóc chết dại. Cá nổi trắng mặt nước, hai bên bờ rạch không có nhà cửa, nên mẹ con Hồng độc quyền nguồn lợi ấy.” [16, tr. 124] Sơn Nam còn cho chúng ta thấy cảnh tƣợng những loài cá thiên nhiên, nhƣ: cá lóc, cá trê, cá rô v.v… con nào con nấy to tƣớng đang chen chúc, đập nƣớc, đớp mồi lụp bụp trong cái ao nhỏ hẹp nhƣ đang phá vỡ đê bao để thoát ra một nơi rộng lớn hơn. “Trong cái đìa sau trại, cá quậy nước nghe ầm ầm. Hàng ngàn con cá to đã gom vào đó. Im một chặp, lại nghe tiếng “chép chép”, “lụp bụp”, “lào xào”… cứ như thế, mỗi lúc một náo nhiệt. Chú xách cây đèn “pin”, chạy ra ngoài, rọi xuống đìa. Nước đục ngầu pha trộn với bùn đen. Hằng hà sa số cá lóc, cá trê cố vùng vẫy, toan lội trở ngược. Chú dạo một vòng, chung quanh bờ ruộng. Cá gom xuống mương rồi. Cá muốn lội trở ngược lên đất khô. Rốt cuộc, cá rớt xuống mương, lội dài theo dòng nước đục, gom vào một cái đìa lớn.” [17, tr. 177] Những loài thực vật cũng góp thêm màu sắc lấp lánh, những nét chấm phá diệu kì đã tạo nên một bức tranh “thuỷ mạc Nam Bộ” tinh tế, đa sắc và vô cùng sống động. 46 “Xuồng tiến vào khu vực đầy bàng: bàng mọc dày đặc, cao khỏi đầu Tư Én, ông Bang cứ nhắm mắt, ngỡ mình chun vào cái bùng vô tận, đen ngòm. Bàng ngã rạp xuống, xuồng lấn tới.” [17, tr. 254] Phần phân tích trên đã cho chúng ta cái nhìn khá toàn diện về vùng đất Nam Bộ, một vùng đất đầy tiềm năng phát triển với nhiều loài động thực vật vô cùng phong phú đa dạng đang có sinh sôi nảy nở trên mảnh đất này. Tất cả đã tạo nên một diện mạo mới cho vùng đất Nam Bộ và khẳng định rằng Nam Bộ là vùng đất sinh sau đẻ muộn hơn các vùng miền khác nhƣng là vùng đất trù phú, giàu có với nhiều sản vật từ thiên nhiên ƣu ái cho ngƣời nông dân Nam Bộ. 3.2. Sự thích nghi cao độ điều kiện tự nhiên của ngƣời Nam Bộ Thiên nhiên Nam Bộ vốn khắc nghiệt: “Tới đây xứ sở lạ lùng/ chim kêu cũng sợ, cá vùng cũng ghê”, sự khắc nghiệt đó đã ám ảnh tâm trí của ngƣời nông dân khi đến khai phá vùng đất này. Để duy trì sự sống trên mảnh đất này, họ đã hoà nhập với thiên nhiên, sống chan hoà với thiên nhiên. Tận dụng địa hình địa vật, sông ngòi, núi non hiểm trở mà ngƣời nông dân mƣu sinh bằng nhiều nghề khác nhau. Đó là sự thích nghi cao độ điều kiện tự nhiên Nam Bộ của ngƣời nông dân. Lợi dụng địa hình sông ngòi, kênh rạch chằng chịt với sản lƣợng cá tôm phong phú của vùng đất Nam Bộ, ngƣời nông dân sáng tạo ra nhiều nghề gắn liền với sông nƣớc, vừa đơn giản, vừa hiệu quả mà không làm ảnh hƣởng đến môi trƣờng sinh thái của thiên nhiên nơi này, nhƣ: bắt cá, câu rắn, bắt cua, móc cua, câu cua, bắt ba khía, chài lưới, bắt lươn, chài cá, nuôi cá, giăng câu, cắm câu, bắt rùa. Ở mỗi vùng, cuộc sống của mỗi ngƣời có sự khác nhau nhƣng chung quy lại vẫn là lối sống chan hoà với thiên nhiên. Những vùng giáp biển nhƣ ở miệt Rạch Giá, Hà Tiên do “Nước mặn cuối năm tràn vô rạch. Bao nhiêu cá lóc quen nước ngọt bị say nước mặn, chạy trốn không kịp, chết trôi lờ đờ” [16, tr. 124], Hai Tỵ trong tác phẩm Con cá chết dại sống bằng nghề bắt cá dại đã “Uống rượu phủ phê vài ngày, lúc trăng tròn cuối năm nhờ mớ cá trời cho này” [16, tr. 124]. Tuy điều kiện tự nhiên có phần khắc nghiệt, xâm nhập mặn cuối năm làm ảnh hƣởng đến đời sống sinh hoạt của ngƣời 47 nông dân nhƣng sự thích nghi cao độ của ngƣời nông dân với thiên nhiên Nam Bộ là vô hạn. “Nếu em chịu ở đây, anh có cách để sống hoài. Hết mùa cá dại, anh xoay qua bắt trăn, bắt rắn. Toàn là những món của trời, không vốn liếng” [16, tr. 126]. Đối với ngƣ dân xóm biển, cuộc sống phụ thuộc vào khí hậu, thời tiết vì biển động triền miên thì không thể đi đánh bắt ngoài khơi. Chính vì thế mà cuộc sống cũng có lúc chật vật, túng thiếu. Khó khăn là vậy nhƣng cuộc sống mƣu sinh luôn thúc giục họ vƣơn lên. Họ tận dụng những sản vật gần bờ để sống lay lất qua ngày bằng nghề móc cua, bắt ba khía nhƣ Hai Nhiệm trong tác phẩm Con bà Tám, xây nò ngoài khơi để bắt cá mè đƣờng nhƣng trắng tay nên trở lại với nghề móc cua, bắt ba khía. “Năm tới, chắc tôi trở lại nghề móc cua, bắt ba khía ở bờ biển. Chủ nợ dư hiểu, chẳng bao giờ thưa kiện ra toà” [16, tr. 152]. Cùng chung hoàn cảnh với Hai Nhiệm, ông già Hy và bà con ngƣ dân ở vùng biển Xẻo Lá cùng đi bắt ba khía ở bờ biển để trừ nợ do “sóng biển gào thét triền miên. Gió lộng vào như giúp sức thổi bếp lửa” vì thế mà chuyện đánh bắt cá gộc ngoài khơi đành gác lại, họ phải sống bằng nghề bắt ba khía ở gần bờ. “Ai bắt ba khía thì đi. Bắt ba khía trừ nợ kẹo nè! Chập sau, hàng chục xuồng bơi nhanh theo ông” [16, tr. 78] Địa hình sông ngòi, kênh rạch chằng chịt nhƣ ở Nam Bộ là nơi trú ẩn lý tƣởng của các loài cá, tôm, rắn, rùa v.v… nên hình thành các nghề giăng câu, giăng lưới, nuôi cá, câu rắn, bắt lươn. “Mấy người gặt lúa, giăng câu họ thức nói chuyện sáng đêm để nói chuyện một mình” [16, tr. 120]. “Họ sống bằng nghề nuôi cá. (…) Đó là cá lóc, cá trê, cá rô do trời sanh, trời dưỡng. Từ hồi tạo thiên lập địa, cá kiếm ăn một mình. Mình cứ ở không, uống rượu mà chờ mùa nắng để bắt cá một lần. Gọi tắt là mấy ông điền chủ “An Nam” đắp vuông nuôi cá. Nuôi cá trong vuông” [17, tr. 172] Từ nguồn lợi thuỷ sản vô cùng phong phú đó đã dẫn đến ngành nghề chế biến thuỷ sản là nghề làm khô, làm mắm. 48 “À cháu Huệ đem cá lên sân chòi mà mổ ruột đánh vảy, làm khô, làm mắm” [16, tr. 125] Sự thích nghi với điều kiện tự nhiên đã phần nào cải thiện cuộc sống của ngƣời nông dân, giúp họ xây dựng gia định hạnh phúc nhƣ gia đình Năm Lƣơn trong tác phẩm Kéo trúm đã làm giàu nhờ nghề bắt lươn. “Năm Lươn cưới hai con vợ, nhờ nghề bắt lươn. Anh ta giàu lắm, mỗi tuần ra chợ Rạch Giá bán gần 200 ký lô lươn sống” [16, tr. 63]. Bảy Đăng trong truyện Con rắn ri voi là ngƣời khật khùng, uống rƣợu lì bì cũng làm giàu nhờ nghề câu rắn. “Hàng chục con rắn ri voi cuộn tròn trong cái giỏ bằng tre. Bảy Đăng buông cần câu, nói vồn vã: Mai chiều tôi mua cái hòm thứ tốt cho bà con ngán chơi” [17, tr. 61] Hệ sinh thái rừng tràm bạt ngàn của đất rừng phƣơng Nam là điều kiện để ngƣời nông dân mƣu sinh bằng nghề đốn củi, ăn ong. Mỗi nghề có cái khó khăn riêng nhƣng cũng góp phần cải thiện đời sống kinh tế. “Hừng sáng, họ đi vào rừng đốn củi. Gặp cây nào to lớn, ngay thẳng họ hạ xuống, lột vỏ, ngâm bùn, chôn giấu để làm cột nhà, bán với giá đắt hơn” [17, tr. 22] Những khu rừng tràm bạt ngàn cung cấp một lƣợng hoa rừng đáng kể là điều kiện để các loài ong mật sinh sôi nảy nở. Khai thác nguồn lợi này không trở nên giàu có nhƣng cũng giúp gia đình ông Tƣ trong tác phẩm Cái ổ ong đủ ăn. “Gia đình ông tuy vô danh nhưng đủ ăn nhờ nghề ăn ong mật ở góc rừng này” [17, tr. 88] Không chỉ thế, nhiều loài chim, loài rùa cũng chọn nơi đây là tổ ấm để sinh trƣởng và phát triển. Tháng chạp chim về, Sơn Nam mô tả cảnh chim tập tụ thành sân chim ở các cánh rừng Thứt Nhứt, Cái Nƣớc v.v…. Tận dụng nguồn lợi đó, ngƣời nông dân sống bằng nghề bắt chim để lấy lông. “Dân chúng kéo đến các sân chim này để bắt chim, nhổ lông bán cho các ghe buôn từ Hải Nam đến, họ mua về để kết quạt” [17, tr. 37]. 49 Địa hình rừng núi hiểm trở của vùng đất này cũng là nơi trú ẩn lý tƣởng cho các thú hung dữ nhƣ: cọp, beo, heo rừng, cá sấu… sinh sống, vì thế đã tác động đến tâm lý, ảnh hƣởng không nhỏ đến cuộc sống của ngƣời nông dân. Nhƣng lƣu dân ngƣời Việt đã chọn Nam Bộ là điểm đến cuối cùng nên những khó khăn trƣớc mặt họ đều xử lý gọn gàng, tinh tế. Ông Cai Thoại trong tác phẩm Hai cõi U Minh bày ra cách thức câu cọp vừa ngộ nghĩnh, vừa mạo hiểm để thuần phục cọp U Minh khét tiếng, mục đích là để sinh cơ lập nghiệp ở mảnh đất U Minh này. “Ông Cai lựa một cái đùi heo khá to, buộc vào dây mây, rồi đốn một cây tre rừng (…) Đến gốc tràm, ông ra lệnh cho anh chàng cảm tử nọ: - Đứng im, đừng chạy bất tử cọp khinh dễ. Rủi bề gì thì trèo lên ngọn cây. Nhớ cầm cây cần câu này trong tay. Cầm thật chắc, đừng sợ, run tay. Ông Cai di khuất dạng trong rặng cây thưa thớt rồi trở ra với con cọp theo sau. Ông nói to: - Làm như người câu cá. Cái đùi heo là miếng mồi.” [16, tr. 10] Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trũng, ngập nƣớc, hoang hoá và bị nhiễm phèn, không thể canh tác nông nghiệp nhƣng ngƣời nông dân có cách canh tác nông nghiệp theo kiểu thâm canh lúa nƣớc. Lợi dụng vùng ngập lụt, vùng trũng mà Tƣ Cồ trong tác phẩm Ruộng lò Bom mà có cách tác nông nghiệp rất hiệu quả. Tận dụng loại cỏ hoang mọc đầy trên đất, anh phát cỏ, chờ khi nƣớc giựt cỏ bị thúi và trở thành một loại phân đặc biệt cho cây lúa, vì thế mà từ khi gieo sạ đến ngày thu hoạch lúa Tƣ Cồ chỉ mất bốn tháng. “Cỏ bị chặt đứt gốc trôi lều bều. Hai tháng nữa, nước giựt xuống. Cỏ đã thúi, trở thành loại phân tốt, rải đầy trên mặt đất. Hai tháng nữa, tức là tháng Hai tháng Ba âm lịch, trời nắng cháy. Vợ chồng Tư Cồ sẽ trở lại đó, đốt cỏ. Rồi gieo lúa giống, loại lúa Xom Mà Ca từ lúc gieo đến lúc trổ bông là bốn tháng” [17, tr. 51]. Kiểu canh tác nhƣ thế, theo Sơn Nam gọi là kỹ thuật làm ruộng Lò Bom. Tất cả các nghề vừa phân tích, đã cho chúng ta thấy đƣợc sự thích nghi với điều kiện tự nhiên của ngƣời nông dân Nam Bộ. Với mỗi địa hình khác nhau: địa hình rừng, sông ngòi, biển thì có những nghề khác nhau. Chính sự khắc nghiệt của thiên nhiên 50 Nam Bộ đã giúp họ có nghị lực vƣơn lên trong cuộc sống. Không đầu hàng trƣớc số phận, họ biết sống thích nghi, biết sống dung hoà với thiên nhiên, lấy cái bất lợi của thiên nhiên tạo nên thuận lợi trong sinh hoạt và cuộc sống cho bản thân. Đó cũng là một tính cách khá là đặc biệt của ngƣời Nam Bộ. 3.3. Đặc điểm lao động nghề nghiệp của ngƣời nông dân Nam Bộ Thông minh, sáng tạo là một đặc điểm nổi bật, là phẩm chất hàng đầu trong trƣờng lao động nghề nghiệp của lớp ngƣời đi khai hoang mở đất đƣợc biểu hiện trong tất cả các nghề, các thao tác lao động và công cụ lao động. Sơn Nam ghi lại một cuộc hành trình dài của lớp ngƣời di cƣ đầy gian lao, khó nhọc, thậm chí là mất mạng trên bƣớc đƣờng chinh phục thiên nhiên Nam Bộ. Sự thông minh sáng tạo, gan dạ dũng cảm, am hiểu sâu sắc thiên nhiên cũng nhƣ là tính cách siêng năng chăm chỉ, đã mang lại sự sống và giúp họ chinh phục đƣợc sự khắc nghiệt của nơi này. Đặc điểm ấy biểu hiện trong cuộc sống lao động sinh hoạt hằng ngày. Để khai thác vùng đất có nhiều cá tôm, rắn, rùa, lƣơn, ba khía v.v… hằng hà sa số này, ngƣời dân nghĩ ra nhiều cách thức đánh bắt khác nhau mà ở đó hầu hết các nghề đều dùng chiếc xuồng làm phƣơng tiện để đi đánh bắt, vận chuyển. “Vừa chạng vạng, ông già Hy bơi xuồng lại quán chệt Kỵ mua chịu chừng hai chục cây đuốc bằng dầu chai. Ông đi xuồng với Năm Hinh dài ra phía vàm biển mà kêu réo: Ai bắt ba khía thì đi. Bắt ba khía trừ nợ kẹo nè! Có đèn chai sẵn rồi. Chập sau, hàng chục xuồng bơi nhanh theo ông. Đêm ba mươi, trời tối như mực. Nước ruộng chảy tràn qua bờ biển. Rừng cây mắm đen ngòm trước mặt như bức tường thành. Muỗi bay vo ve. Gió thổi nhẹ. Ai nấy đốt đuốc lên, đỏ rực.” [16, tr. 78] Anh Tƣ Hƣng trong tác phẩm Chuyện rừng tràm cũng dùng chiếc xuồng để vận chuyển củi ra chợ Thới Bình. “Cứ mười bữa, họ cho người chở củi ra chợ Thới Bình giao cho nhà vựa củi. Vựa này có giấy phép của nhà nước. Đường đi thật gay go. Lắm khi họ phải chịu trần truồng nhảy xuống bùn, đẩy xuồng củi xuyên qua rừng hàng năm, ba cây số. [17, tr. 22]. 51 Chứng minh trên cho thấy chiếc xuồng đƣợc xem là phƣơng tiện đi lại phổ biển của ngƣời nông dân Nam Bộ. Dù đi đâu, làm gì thì cũng gắn liền với chiếc xuồng, nó là tài sản quý giá nhất của ngƣời nông dân Nam Bộ. “Đi xóm thăm bạn bè, mua trà bánh, đám cưới, đám ma, rước bà mụ, rước thầy thuốc vẫn dùng ghe xuồng. Thậm chí kẻ trộm, kẻ cướp cũng dùng đường sông rạch để đến đột ngột rồi bôn tẩu cho nhanh. Xuồng có thể chở nặng, gặp nước xuôi, người đi bộ nhanh chưa chắc theo kịp. Về quân sự, những cuộc hành quân lớn của ta, của địch đều dùng đường thuỷ” [25, tr. 103]. Sự thông minh sáng tạo của ngƣời Nam Bộ còn đƣợc biểu hiện trong sự kết hợp giữa chiếc xuống với công cụ đánh bắt, chiếc xuồng với ống trúm. Ống trúm là dụng cụ bắt lƣơn bằng ống tre, lóng tre dài khoảng nửa thƣớc, một đầu còn mắt tre, một đầu đặt cái hom để lƣơn chui vào mà không chui ra đƣợc. Để bắt đƣợc lƣơn phải đặt rải rác hàng trăm ống trúm trên các đồng cỏ mênh mông, nhƣng làm sao để vận chuyển hàng trăm ống trúm đi xa hàng ngàn thƣớc một cách dễ dàng nên chiếc xuồng là phƣơng tiện vận chuyển tốt nhất. “Muốn đặt rải rác hàng trăm cái ống trúm, trên đồng cỏ dày bịt, mênh mông, phải sắm một chiếc xuồng lướt trên cỏ, cứ vài chục thước là đặt xuống một ống, tuỳ ý thích. Công việc nặng nhọc nhất là kéo chiếc xuồng khá nặng ấy, quanh co hàng ngàn thước” [17, tr. 65]. Trong nghề bắt lƣơn này, sự thông minh sáng tạo còn biểu hiện qua cách chọn nguyên liệu cá mòi làm mồi nhử lƣơn. Chính vì thế, hai trăm ký lô lƣơn mỗi tuần cho anh chàng Năm Lƣơn trong tác phẩm Kéo trúm là một chuyện dễ dàng. “Mồi lươn của tôi có trộn cá mòi hộp. Thứ cá mòi có ướp dầu, hễ đặt xuống nước là dầu nổi màng màng, loang ra. Bao nhiêu lươn đều xúm lại chun vô ống trúm” [16, tr. 71] Chiếc xuồng với cây sào cũng là biểu hiện của sự sáng tạo ra cách thức di chuyển trên cánh đồng cỏ mênh mông. Để chiếc xuồng di chuyển nhanh trên cánh đồng đầy cỏ, ngƣời nông dân dùng cây sào, cây sào là một gậy dài, bằng tre nứa. Đứng trên xuồng, cầm sào chống xuống đáy nƣớc đẩy xuồng về phía trƣớc. Tƣ Én trong tác 52 phẩm Ông Bang cà ròn đã dùng cây sào chống trên chiếc xuồng độc mộc đƣa ông Bang vào ruộng để nhổ bàng. “Chú đã chuẩn bị xuống xuồng đi nhổ bàng từ lúc nãy, nay gặp dịp, tại sao không mời ông Bang đi luôn một chuyến cho biết mùi đắng cay? Ông già Lanh ở lại, ông Bang Linh ngồi trong chiếc xuồng độc mộc, Tư Én cầm cây sào dài, đứng chống sau lái. (…) Chiếc xuồng độc mọc rời khỏi bờ kinh xáng, tiến sâu vào đồng cỏ âm u. Xuồng lướt re re trên cỏ” [17, tr. 253] Để bắt cá mè đƣờng ngoài khơi, ngƣời nông dân nghĩ ra cách thức xây nò hay còn gọi là nò Xiêm, bởi ngƣời nông dân Nam Bộ biết rút kinh nghiệm của ngƣời Xiêm, biến kiểu nò giống nhƣ cái rọ ở sông rạch nhƣng đơn giản và to lớn hơn. Tận dụng sản vật của rừng Cà Mau, ngƣời nông dân lấy nhiều cây đƣớc to và chắc cắm khít lại, hình giống cái quặng để bắt cá. “Sau mấy năm xây nò gần bãi gọi là nò cạn, Hai Nhiệm gom góp vốn liếng và vay thêm nợ của chú Xìn Phóc để phát triển công việc làm ăn: xây nò khơi, cách bờ biển hàng 10 cây số ngàn, theo kiểu nò bắt cá của người Xiêm (nò Xiêm. (…) Nò hình tròn, bề kinh tâm (kinh) 20 thước, bề chu vi tốn chừng 800 cây đước bện lại bằng mây tàu, phỏng chừng hai tại mây.” [16, tr. 141] Am hiểu về thiên nhiên, ngƣời Nam Bộ cũng hiểu đặc tính của các loài động vật, nhƣ chim cu. Chim cu ganh ghét nhau tiếng gáy, lợi dụng điều đó ngƣời nông dân Nam Bộ sáng tạo ra cái lụp – cái lồng bẫy chim bằng chì, bên ngoài có lưới chụp, bên trong để con chim cu mồi, chim cu mồi cất tiếng gáy “vẫy gọi bạn tình” theo tập tính loài chim, chim cu rừng sanh lòng đố kỵ thể hiện “bản lĩnh đàn ông” chiến đấu với cu mồi và sập bẫy. “Cu rừng đến trước mặt cái lụp, khiêu chiến. Nếu cu đạp nhằm cây chốt, lưới chụp xuống cái sàn, túm con cu rừng” [17, tr. 70] Ngoài ra, ngƣời nông dân Nam Bộ còn sáng tạo ra nhiều công cụ khác nhƣ: cái phảng, dao phay, cây mác, cây lao, cây mun, cây mác thông, cây lao cổ phụng để phục vụ trong lao động sản xuất nông nghiệp, chống chọi với thú dữ. Trong canh tác nông nghiệp, thời bấy giờ cây phảng là một công cụ để phát cỏ nhanh và hữu hiệu nhất “Với 53 cây phảng lưỡi dài và mài bén từng chập theo quy cách riêng, người giỏi co thể dọn sạch một công đất trong một buổi đứng, từ hừng sáng đế quá mười hai giờ trưa” [18, tr. 96]. Tƣ Cồ trong tác phẩm Ruộng lò Bom dùng cây phảng để chém cỏ làm ruộng lò Bom “Hai tay Tư Cồ cầm dao chém cỏ, chém gốc cỏ dưới nước. Cỏ nổi lên từng giề, vàng lườm màu phèn, trông giống như mấy giề rau câu, hải thảo ngoài biển” [17, tr. 51]. Qua cách làm ruộng và thao tác lao động của nhân vật Tƣ Cồ trong tác phẩm Ruộng lò Bom cũng đã nói lên sự siêng năng chăm chỉ, ham học hỏi của ngƣời nông dân Nam Bộ “Từ khi học được kỹ thuật làm ruộng Lò Bom với một ông lão vô danh, Tư Cồ mừng quýnh như kẻ học được phép tiên, do kẻ siêu phàm truyền lại” [17, tr. 52]. Thuần thục, điệu nghệ trong thao tác lao động của ngƣời Nam Bộ cũng là một đặc điểm của ngƣời Nam Bộ biểu hiện qua trƣờng từ vựng nghề nghiệp. Thời khai sơn phá thạch miền Nam, nhiều ngƣời đã bỏ xác nơi thâm u, cô tịch này bởi nhiều loài thú hung dữ tấn công con ngƣời trong mọi hoàn cảnh: đang chèo ghe, đi rƣớc dâu, đi bộ, đi làm ruộng v.v… Hầu nhƣ nguy hiểm đến từ mọi phía “Hôm ngày cưới vợ của đứa con trai út, đoàn ghe rước dâu bị sấu cản mũi, bà con hai họ kêu la ỏm tỏi, sấu lặn xuống rồi trồi lên đập đuôi ngay chiếc ghe chở cô dâu, chú rể. Ai nấy trở về bình yên, trừ trường hợp đặc biệt của cô dâu, Nàng mất dạng sau khi quơ đôi chân ngược lên trời, lần cuối cùng, đầu và mình đều khuất dưới mặt nước xao động, trong miệng sấu.” [17, tr. 106]. Ở đây, chúng ta bắt gặp hình ảnh ông Năm Hên sống bằng nghề bắt sấu, một nghề vô cùng nguy hiểm thậm chí là mất mạng bất cứ lúc nào nhƣng Năm Hên chẳng ngại điều đó vì “kiến nghĩa bất vi vô dõng dã, lâm nguy bất cứu mạc anh hùng”, một phƣơng châm sống tích cực và tấm lòng hiệp nghĩa trừ hại cho dân mà không màng tính mạng của ông. Với những thao tác quen thuộc: nhảy, cỡi, cúi đầu, cựa quậy, lật, thọt…, Năm Hên đã vận dụng nhuần nhuyễn, nhịp nhàng, di chuyển linh hoạt nên dễ dàng thu phục con cá sấu hung hăng. “Nhanh như chớp, ông Năm Hên nhảy lên lưng sấu mà cỡi…Ông cúi đầu xuống, hai tay cựa quậy…Sấu day mũi xuống nước rồi quẹo lên bãi, trở mình, vật ông Năm Hên nằm ngửa dưới bãi…Trong phút giây, người và sấu chỉ là một đóng đen thui. Khói từ bó đuốc thổi tạt ngang mặt tôi… Gió thổi hù hù. Ông Năm Hên hò hét, làm 54 vang động khu rừng tràm sau hè. Tôi đứng không vững vì dường như mặt đất rung rinh. Bỗng dưng ông Năm Hên đứng dậy, chạy bò càn lên bờ đến bên cạnh tôi rồi quỳ xuống, thở hổn hển. Nó chết rồi kìa. Dưới bãi bùn lấp lánh ánh trăng, con sấu đen ngòm nằm im” [17, tr. 114]. Bác cỡi lên lưng sấu, lật hai cái chân trước của nó cho trở ngược lên lưng rồi bác điểu khiển như người cầm cương ngựa. Nó phải quẹo lên bãi như ý muốn của bác. Rồi bác thọt cho nó đui hai con mắt. Kỳ sau, nếu muốn bắt sấu, cháu làm theo cách đó. Bốn mươi năm kinh nghiệm của đời bác!” [17, tr. 115]. Nghề bắt sấu là nghề rất nguy hiểm nhƣng với lòng dũng cảm, kinh nghiệm thâm niên, sự từng trải trong nghề và những thao tác lao động điệu nghệ đạt đến độ điêu luyện đã giúp Năm Hên giành chiến thắng trong những pha tranh chấp tay đôi với cá sấu. Những thao tác của Năm Hên đƣợc Sơn Nam mô tả rất sinh động chân thực, nhƣ một danh tƣớng oai phong lẫm liệt đánh giáp lá cà với bọn giặc bạo tàn, man rợ. Cuộc chiến đấu quyết liệt của Năm Hên với cá sấu hung hăng làm chúng tôi nhớ đến cuộc chiến giữa ông lái đò trong tuỳ bút Người lái đò sông Đà đang chèo chống con đò vƣợt qua thác đá cheo leo với những thao tác: ghì, kẹp chặt cuống lái, cưỡi lên thác, nắm chặt, bám chắc luồng nước, phóng nhanh, lái miết một đường chéo. “Nhưng ông đò cố nén vít thương, hai chân vẫn kẹp chặt lấy cuống lái” [30, tr. 72] “Nắm chặt lấy được cái bờm sóng đúng luồng rồi, ông đò ghì cương lái, bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh, mà lái miết một đường chéo về phái cửa đá ấy” [30, tr. 72] Ghềnh thác đá sông Đà cùng với sóng nƣớc của sông Đà nhƣ một đội quân dữ tợn sẵn sàng nuốt chửng tất cả mọi thứ một khi phát hiện những ai dám bén mảng đến lãnh địa. “Sóng nước như thể quân liều mạng vào sát nách mà đá trái mà thúc gối vào bụng và hông thuyền. Nước bám lấy thuyền như đô vật túm thắt lưng ông đò đòi lật ngửa mình ra giữa trận nước vang trời thanh la nạo bạt. (…) Sóng thác đã đánh đến 55 miếng đòn hiểm độc nhất cả cái luồng nước vô sở chí ấy bóp chặt lấy hạ bộ người lái đò, hột sinh dục vụt muốn thọt lên cổ” [ngyễn tuân, tr. 72] Sƣ hung hăng của con thác nhƣ muốn nuốt chửng tất cả mọi thứ, không trừ bất cứ ai cũng nhƣ con sấu mà Năm Hên tiêu diệt, nếu Năm Hên sơ suất, thiếu tập trung thì cũng bỏ mạng, nằm dƣới hàm răng sắt nhọn của nó. Nhƣng với kinh nghiệm từng trải của ông lái đò, kinh nghiệm trong nghề lái đò, thông thuộc binh pháp của thần sông thần đá, lòng dũng cảm và những thao tác đƣợc ông vận dụng rất điệu nghệ, nhịp nhàng, xử lý tình huống tinh thế, gọn gàng đã đƣa con thuyền vƣợt qua ghềnh đá dễ dàng. Sự thuần thục, điệu nghệ trong thao tác lao động của ngƣời nông dân Nam Bộ còn đƣợc biểu hiện trong tác phẩm Cấm bắt rùa, Con heo khịt, Hết thời oanh liệt, Chuyện rừng tràm, Tháng chạp chim về, Con rắn ri voi. Cũng nhƣ nghề bắt sấu, nghề đánh cọp cũng rất nguy hiểm nhƣng những ngƣời có võ nghệ cao cƣờng với những thao thác nhanh, dứt khoát, đầy uy lực thì chuyện đánh cọp rất dễ dàng, sẵn sàng đánh đuổi cọp bất cứ ở đâu và lúc nào. “Võ nghệ các thầy quá đỗi cao cường, gặp cọp là rượt bắt lại, nắm gáy đè xuống, nện vào lưng cọp những quả đấm thôi sơn chẳng khác nào chúng ta ngày nay đánh một con mèo hoặc một con chó con” [17, tr. 13]. Trong truyện Tháng chạp chim về, Sơn đã miêu tả lại cảnh bắt chim vô cùng ấn tƣợng của những ngƣời “bạn giết”, tay trái nắm cần cổ, tay phải nắm đầu, tả xung hữu đột, bẻ cổ, vặn lọi, quăng v.v…, thì mới đối phó đƣợc với hàng ngàn con chim to lớn. Một cảnh tƣợng khá bắt mắt và sinh động trên từng chi tiết nhƣ đang lâm trận đối địch, thật hấp dẫn, ngoạn mục, đầy kịch tính. “Hai chục người phải đối phó với chín mười ngàn chim bồ nông! Họ lanh lẹ lắm, tả xông hữu đột như Triệu Tử Long, Đương Dương Trường Bản, tay trái họ nắm cần cổ chim tay mặt nắm đầu chim. Họ vặn lọi lại. Chim chết không kịp ngáp. Giết rồi quăng xuống tại chỗ. Phải lanh tay lắm mới giết kịp” [17, tr. 39] “Vào khoảng canh ba, mấy “bạn giết” trèo lên tìm ổ chúng, bẻ cổ từng con rồi ném xuống đất” [17, tr. 40] 56 Trong truyện Con rắn ri voi, Sơn Nam miêu tả những thao tác trong nghề bắt rắn để lột da làm thƣơng phẩm vô cùng điêu luyện, dù là dân nghiệp dƣ nhƣng các thao thác vô cùng nhuần nhuyễn, xử lý khéo léo, chuyên nghiệp và rất rành nghề. “Trước sân, hàng chục tấm da, căng ra, đóng đinh cho thẳng thớm. Trong nhà, Hai Kỳ đang lui cui lột da rắn. Rắn bị siết cổ, buộc vào gốc cột nhà. Bàn tay khéo léo của Hai Kỳ cầm dao nhỏ, rọc một đường dài từ cổ tới hậu môn rắn” [17, tr. 61] “Tôi buộc lỗ đít rắn lại rồi thì bơm hơi vô miệng rắn. Con rắn trở thành cái ruột xe máy, căng thẳng, no tròn và chẳng bao giờ nổ. Tôi bơm hoài, bơm mãi rồi buộc miệng rắn lại, treo tòn ten. Tới nước nào đó, tôi lột da, tấm da rắn bề ngang hai tấc sẽ trở thành ba tấc, nhớ khí…của trời” [17, tr. 63] Những chi tiết trên chứng minh cho đặc điểm trong lao động của ngƣời nông dân Nam Bộ vô cùng thuần thục và điệu nghệ. Sự trù phú của đất rừng phƣơng Nam mang lại cho họ nhiều nghề khác nhau. Trong những nghề có những thao tác lao động khác nhau nhƣng vô cùng điêu luyện, nhuẫn nhuyễn, cách xử lý nhanh gọn, bất ngờ dù là dân nghiệp dƣ mới tập tành với nghề. 3.4. Sự dung hoà giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần Ngƣời nông dân trên bƣớc đƣờng chinh phục thiên nhiên Nam Bộ đã gặp không ít khó khăn vất vả. Họ phải vật lộn với thiên nhiên để giành lấy sự sống, nhiều lần giao tranh với cá sấu, cọp, heo rừng… tƣởng chừng đã mất mạng. Thế nhƣng, sự thông minh tài trí của họ, cùng với lối sống thích nghi, biết dung hoà giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần đã giúp họ chinh phục đƣợc thiên nhiên nơi này. Chính đời sống văn hoá tinh thần đã truông rèn tinh thần họ trở nên gân guốc, gan dạ, dũng cảm để vƣợt qua gian lao thử thách, quên đi nhọc nhằn, nỗi nhớ quê hƣơng xứ sở, đặc biệt là tâm trạng của họ thơ thới khoẻ khoắn, yên ui, sống khoẻ và gắn kết với vùng đất này. Cũng từ đó mà tạo nên những nét văn hoá đa dạng, độc đáo, đặc trƣng của vùng đất này. Văn hoá tín ngƣỡng là một nét đáng chú ý trong các truyện ngắn của nhà văn Sơn Nam. Trên bƣớc đƣờng mở cõi, lƣu dân ngƣời Việt có cơ hội tiếp xúc với nhiều tộc ngƣời nhƣ: Chăm, Hoa, Khmer. Chính sự giao thoa đó mà tạo nên một diện mạo 57 mới trong đời sống tâm linh và gắn liền với tâm thức của ngƣời nông dân Nam Bộ. Tuy cùng chung sống trên mảnh đất Nam Bộ nhƣng hình thức sinh hoạt tín ngƣỡng của mỗi địa phƣơng khác nhau, rất riêng, rất đa dạng. Nếu đi sâu vào tất cả các truyện ngắn của Sơn Nam thì sẽ tiếp cận nhiều văn hoá tín ngƣỡng, nhƣ: thờ thổ địa, thờ thần nông, đi biển thì cúng Hà Bá Thuỷ Long v.v…Một số hình thức tín ngƣỡng trên có liên quan đến cái nghề trong cuộc sống của ngƣời nông dân Nam Bộ. Trong truyện Con bà Tám, Sơn Nam có đề cập đến nghề thầy nò, đó là nghề coi ngày bổ tróc – ngày hên để cúng Hà Bá Thuỷ Long cho việc đánh bắt cá ngoài khơi. Việc làm đó rất đƣợc ngƣời nông dân Nam Bộ chú trọng mỗi khi ra khơi, bởi họ tin vào một thế lực siêu nhiên sẽ mang đến may mắn, kết quả mĩ mãn. “Thầy Tư Nhu tới xóm biển này từ bốn năm qua, chuyên nghề làm thầy nò. Ai sửa soạn xây nò, muốn kết quả được mỹ mãn thì đem mâm trầu rượu tới chầu chực, chờ thầy xem tuổi, xem ngày giờ khởi công. Chưa hết! Thầy còn vẽ bùa bát quái nêu rõ đâu là Đông, Tây, Nam, Bắc, Càn, Khảm, Cấn, Chấn, dạy cho gia chủ cúng Hà Bá Thuỷ Long.” [16, tr. 142] Ngƣời Nam Bộ còn thờ rất nhiều đấng siêu nhiên khác, bởi vì họ chân ƣớt chân ráo đến vùng đất này, tất cả đều lạ lẫm và đáng sợ. Họ còn thờ các linh vật, nhƣ: cá sấu, cọp, rắn v.v…Và nét văn hoá này vẫn còn lƣu truyền cho đến ngày nay, ở đình thần Thƣờng Thạnh, Bình Thuỷ thành phố Cần Thơ thờ một con cá sấu, hai con cọp. Tất cả đã tạo nên một nét văn hoá riêng, đặc trƣng của vùng đất này. Văn hoá phong tục, tập quán. Đi sâu tìm hiểu truyện ngắn Sơn Nam, chúng ta sẽ thấy rõ văn hoá phong tục: thờ thần, thờ thổ địa, lễ giỗ, thờ cúng tổ tiên v.v… Tìm hiểu trƣờng nghề trong truyện ngắn của ông, chúng tôi khám phá đƣợc nghề ăn trộm, đó cũng chính là một phong tục khó tin và đặc biệt của ngƣời nông dân Nam Bộ thời xƣa. Tác phẩm Tục lệ ăn trộm và đó cũng chính là lời tựa của tập truyện ngắn, nhân vật hành nghề này vô cùng giàu khó nhƣng ăn trộm vì để nối nghiệp, báo hiếu cho ngƣời thân quá cố. “Hồi năm tôi làm ruộng sạ ở Mốp Giăng, đến 29 tháng Chạp, làng xóm la ỏm tỏi vì có kẻ trộm đi ngao du từng nhà. Lạ thây tên “đạo chích” ăn cắp sơ sơ vài món kỳ 58 cục, nào chổi cùn, guốc đứt quai, quần rách. Kẻ trộm đó quần áo lành lẽ, túi đầy tiền, mặt mày trắng trẻo, xưng làm chức “cựu cai tổng” ở tình lân cận. Bị thiên hạ mắng chửi, ổng thú thật: “Hồi xưa, ông cố tôi làm nghề ăn trộm, bị nhà vua lưu đày vô Nam, làm lính đồn điền. Bây giờ giàu rồi, nhưng hằng năm tôi muốn ghi ơn cúc dục sanh thành của tổ tiên bằng cách đi ăn trộm, theo lệ. Bà con tha thứ cho tôi, tôi không rớ tới những món quí giá, tôi là đứa dư ăn mà. Bằng không, bà con cứ chửi rủa thậm tệ, chửi nhiều chừng nào tôi được tiếng hiếu thảo chừng nấy.” [16, tr. 86] Mặt văn nghệ cũng là một biểu hiện đặc trƣng nghề nghiệp của ngƣời Nam Bộ. Buổi ban đầu, cha ông ta đã gặp nhiều khó khăn vất vả để khai phá vùng đất này, tƣởng chừng sẽ bỏ cuộc, phó mặc cho số phận hẩm hiu ở cái nơi thâm u, cô tịch này. Nhƣng chính sự lao động vất vả, khó nhọc đó, họ đã tìm đến cái nghề hát huê tình. Đó là những lời ca tiếng hát giúp họ quên nỗi sợ hãi, nỗi nhớ quê hƣơng da diết, giúp họ có sức mạnh tinh thần để vƣợt qua chông gai thử thách và để “lòng dạ con người thơ thới, khoẻ khoắn. Ngồi trong chòi chớ mà đầu óc bao trùm trời đất. Đứng giữa đất trời đầy nắng mưa giông tố mà thấy ấm áp như trong chòi hẹp.” [16, tr. 54]. Vì thế, những lo toan bộn bề của cuộc sống dần tan biến trong tâm trí họ. Những sự tích trong truyện Tàu, cách ngôn của thánh hiền, hay chuyện chó, mèo, nắng gió, giông bão của nhiên thiên đã trở thành nguồn cảm hứng để sáng tác những câu hò câu hát huê tình ngọt ngào, sâu lắng. “Văng vẳng bên tai, tiếng ai như tiếng con Điêu Thuyền? Anh đây là chàng Lữ Bố kết nguyền thuở xưa.” Hay “Rau muống trổ bông, lên bờ nó trổ. Ai biểu anh chờ, anh kể công ơn!” Hay “U Minh, Rạch Giá thị quá sơn trường. Gió rung bông sậy giữa đường nhớ em” Cũng từ đó, dù đi đâu làm gì thì họ cũng hò cũng hát và tinh thần văn nghệ lan ra cả những ruộng đồng mênh mông “người ta mượn đồng ruộng làm sân khấu, mượn 59 sân khấu để nói chuyện trai gái”. Dần dà, những câu hò điệu lý này đã trở thành một hình thức sinh hoạt văn hoá nghệ thuật, một thú vui tao nhã của ngƣời nông dân trong lúc nhàn hạ thong dong. Nó là một cầu nối của cảm xúc để chia sẻ tâm tƣ tình cảm và góp phần không nhỏ vào việc nuôi dƣỡng tinh thần của ngƣời nông dân Nam Bộ. Để đến ngày hôm nay thì những giá trị văn hoá tinh thần đó không bị mai một mà sống mãi trong lòng ngƣời Nam Bộ, trở thành một nét văn hoá đặc trƣng của vùng đất này. Tóm lại, giá trị sử dụng trƣờng từ vựng nghề nghiệp trong truyện ngắn Sơn Nam đã cho chúng ta cái nhìn khá toàn diện về vùng đất Nam Bộ, thấy đƣợc sự phong phú đa dạng về chủng loại, giàu có về sản lƣợng của các loài sinh vật. Tìm hiểu trƣờng nghề nghiệp trong truyện ngắn của Sơn Nam thấy đƣợc sự thích nghi cao độ điều kiện tự nhiên thiên nhiên Nam Bộ, thấy đƣợc đặc điểm lao động của ngƣời nông dân Nam Bộ: thông minh – sáng tạo, thuần thục – điệu nghệ trong từng thao tác. Kế đó, sự dung hoà đời sống vật chất với đời sống tinh thần của ngƣời nông dân Nam Bộ đã tạo nên những nét văn hoá đặc trƣng của vùng đất này. 60 C. KẾT LUẬN Sơn Nam đã để lại cho đời một kho tàng văn học, một nguồn tài liệu quý về đất và ngƣời Nam Bộ. Sự nghiệp đó là một tấm lòng yêu quê hƣơng, yêu vùng đất Nam Bộ của chính nhà văn. Ở mỗi trang viết của ông đã truyền tải đƣợc nét văn hoá đặc sắc của vùng đất này về nhiều phƣơng diện: con ngƣời, văn hoá, địa lý, lịch sử…tất cả đã tạo nên một nét văn hoá vùng miền đặc sắc, ấn tƣợng, đầy thú vị. Đó cũng là một tƣ liệu cho những ai nghiên cứu về Nam Bộ. Trong mỗi tác phẩm của ông là sự hoà quyện giữa con ngƣời và thiên nhiên Nam Bộ, đó là những nét chấm phá tuyệt đẹp trong tác phẩm của Sơn Nam. Đặc biệt, khi nói đến truyện ngắn của Sơn Nam là nói về hình ảnh ngƣời nông dân Nam Bộ, những con ngƣời cần lao, miệt mài trong công cuộc khẩn hoang Nam Bộ. Áp dụng lí thuyết trƣờng từ vựng để tìm hiểu về trƣờng từ vựng nghề nghiệp trong truyện ngắn của Sơn nam là một lối đi mới. Trong công cuộc khẩn hoang đầy vất vả ngƣời nông dân đã mƣu sinh bằng nhiều nghề khác nhau, sử dụng nhiều công cụ lao động khác nhau để phục vụ cho mỗi nghề. Từ đó, tạo nên một nét văn hoá mƣu sinh đặc trƣng của ngƣời nông dân Nam Bộ. Bài viết gói gọn trong ba chƣơng, chƣơng một – Cơ sở lý luận về trƣờng từ vựng, chƣơng này chúng tôi dựa vào lý thuyết của Đỗ Hữu Châu là chính. Chƣơng 2 – Trƣờng từ vựng nghề nghiệp trong truyện ngắn Sơn Nam, ở đây chúng tôi giải thích chi tiết từng nghề, từng công cụ lao động, cũng nhƣ là thao tác lao động. Ở phần này, chúng tôi dùng hình ảnh minh hoạ để luận văn đƣợc trực quan sinh động hơn. Chƣơng 3 – Giá trị sử dụng trƣờng từ vựng nghề nghiệp trong truyện ngắn Sơn Nam, chúng tôi đã phân tích các giá trị của trƣờng từ vựng để thấy đƣợc sự giàu có của đất rừng phƣơng Nam, bản tính thích nghi của ngƣời nông dân Nam Bộ, đặc điểm lao động nghề nghiệp của ngƣời nông dân và sự dung hoà đời sống vật chất và đời sống tinh thần. Từ đó, ngƣời đọc hiểu biết đƣợc nhiều nét văn hoá đặc trƣng của Nam Bộ khi tiếp cận tác phẩm. 61 Bài nghiên cứu đã hoàn thành, nhƣng do kinh nghiệm, kỹ năng, kiến thức, năng lực nghiên cứu còn hạn chế, bài viết chƣa sâu sắc và sinh động. Vì thế, rất mong quý thầy cô góp thêm ý kiến để bài nghiên cứu đƣợc hoàn chỉnh, sâu sắc hơn. 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thị Vân Anh (số 12 – 2012), Đặc trưng Văn hoá vùng miền qua một số tín hiệu thẩm mĩ thuộc trường nghĩa thực vật trong ca dao Nam Trung Bộ, Tạp chí Ngôn ngữ. 2. Đỗ Hữu Châu (1981), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng việt, NXB Giáo dục. 3. Đỗ Hữu Châu (1987), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp. 4. Đỗ Hữu Châu (1998), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, NXB Giáo dục. 5. Đỗ Hữu Châu (2006), Từ vựng học tiếng việt, NXB Đại học Sƣ phạm. 6. Nguyễn Hữu Chỉnh, Nguyễn Thị Thu Thuỷ (2000), Giáo trình cơ sở Ngôn ngữ học, Khoa Sƣ phạm trƣờng Đại học Cần Thơ. 7. Trịnh Hoài Đức (2006), Gia Định thành thông chí, NXB Tổng hợp Đồng Nai. 8. Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên) (2006), Dẫn luận ngôn ngữ học, NXB Giáo dục. 9. Lê Thị Hà (số 4 (222) – 2014), Phân chia các từ trong trường trang phục theo quan hệ cấp loại, Tạp chí Ngôn ngữ & đời sống. 10. Nguyễn Hữu Hiếu (2004), Tìm hiểu văn hoá tâm linh Nam Bộ, NXB Trẻ. 11. Đỗ Đức Hiểu (chủ biên) (2004), Từ điển Văn học, NXB Thế giới. 12. Nguyễn Thị Hiền (số 12 – 2012), Trường nghĩa vườn trong thơ ca Việt Nam sự tri nhận của người Việt về ý niệm vườn, Tạp chí Nghiên cứu Văn học. 13. Nguyễn Thị Hƣởng (số 8 (178) – 2010), Trường từ vựng thị giác trong truyện Kiều, Tạp chí Ngôn ngữ & đời sống. 14. Nguyễn Văn Kha (số 4 – 2013), Tính cách con người Nam Bộ, Tạp chí Văn học dân gian. 15. Nguyễn Đăng Mạnh, Bùi Duy Tân, Nguyễn Nhƣ Ý (2004), Từ điển tác giả - tác phẩm Văn học Việt Nam, NXB Đại học Sƣ phạm. 16. Sơn Nam (1988), Tục lệ ăn trộm, NXB Tổng hợp Kiên Giang. 17. Sơn Nam (1987), 26 truyện ngắn Sơn Nam, NXB Mũi Cà Mau. 63 18. Sơn Nam (1984), Đất Gia Định xưa, NXB Thành phố Hồ Chí Minh. 19. Sơn Nam (2000), Tiếp cận văn hoá đồng bằng sông Cửu Long, NXB Trẻ 20. Mai Thị Kiều Phƣợng (2009), Ngôn ngữ học đại cương, NXB Khoa học Xã hội. 21. Phan Quang (2002), Bút ký Đồng bằng sông Cửu Long, NXB Trẻ. 22. Văn Tân, Nguyễn Văn Đạm (1977), Từ điển tiếng Việt, NXB Khoa học Xã hội. 23. Đặng Thị Hảo Tâm (số 5 – 2011), Trường từ vựng – ngữ nghĩa món ăn và ý niệm con người, Tạp chí Ngôn ngữ. 24. Nguyễn Thị Thanh (số 7 (213) – 2013), Khảo sát trường tự vựng ngữ nghĩa về người phụ nữ trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu, Tạp chí Ngôn ngữ & đời sống. 25. Võ Văn Thành (2013), Văn hoá Nam Bộ qua cái nhìn của Sơn Nam, NXB Trẻ. 26. Hà Thị Mai Thanh (số 4 (222) – 2014), Trường nghĩa bộ phận của thực vật vao mùa xuân trong Tổng tập Văn học Nôm Việt Nam, Tạp chí Ngôn ngữ & đời sống. 27. Phạm Tất Thắng, Trường nghĩa về thiên nhiên trong thơ Hồ Chí Minh, Tạp chí Ngôn ngữ & đời sống, số 9 (203) – 2012. 28. Nguyễn Thị Thu Thuỷ (2000), Bài giảng từ vựng tiếng Việt, Khoa Sƣ phạm trƣờng Đại học Cần thơ. 29. Huỳnh Công Tín (2009), Từ điển từ ngữ Nam Bộ, NXB Chính trị Quốc Gia. 30. Nguyễn Tuân (1998), Tuyển tập Nguyễn Tuân – tập 2, NXB Văn học. 31. Bùi Tất Tƣơm (chủ biên) (1997), Nguyễn Văn Bằng, Hoàng Xuân Tâm, Giáo trình cơ sở Ngôn ngữ học và tiếng Việt, NXB Giáo Dục. 32. Nguyễn Nhƣ Ý (chủ biên) (1996), Từ điển giải thích thuật ngữ Ngôn ngữ học, NXB Giáo Dục. 33. Hải Yến (2014), Lam lũ nghề rừng, Báo Cà Mau. (http://www.baocamau.com.vn/ne0wsdetails.aspx?id=274&newsid=33807). Truy cập ngày 19/11/2014. 64 MỤC LỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 2 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 2 2. Lịch sử nghiên cứu .............................................................................................. 3 3. Mục đích yêu cầu nghiên cứu............................................................................. 6 4. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 6 5. Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................... 6 B. PHẦN NỘI DUNG .................................................................................................. 8 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRƢỜNG TỪ VỰNG ...................................... 8 1.1. Trƣờng từ vựng ............................................................................................... 8 1.1.1. Các khuynh hướng nghiên cứu trường từ vựng ..................................... 8 1.1.2. Định nghĩa về trường từ vựng ...................................................................... 9 1.2. Phân loại trƣờng từ vựng.............................................................................. 10 1.2.1. Trường nghĩa trực tuyến ............................................................................. 10 1.2.2. Trường nghĩa tuyến tính ............................................................................. 12 1.2.3. Trường nghĩa liên tưởng ............................................................................. 13 1.3. Đôi nét về vùng đất Nam Bộ, tác giả và tác phẩm. ......................................... 13 1.3.1. Đôi nét về vùng đất Nam Bộ ........................................................................ 13 1.3.2. Tác giả và tác phẩm ..................................................................................... 15 CHƢƠNG 2. TRƢỜNG TỪ VỰNG NGHỀ NGHIỆP TRONG TRUYỆN NGẮN SƠN NAM ..................................................................................................................... 17 2.1. Định nghĩa về trƣờng từ vựng nghề nghiệp .................................................... 17 2.2. Phân loại trƣờng từ vựng nghề nghiệp trong truyện ngắn Sơn Nam ........... 18 2.2.1. Nhóm từ vựng chỉ nghề nghiệp .................................................................. 18 2.2.2. Nhóm từ vựng chỉ thao tác lao động .......................................................... 28 2.2.3. Nhóm từ vựng chỉ công cụ lao động ........................................................... 37 2.2.4. Nhóm từ vựng chỉ nguyên liệu – đối tượng – sản phẩm của nghề nghiệp ................................................................................................................................ 41 CHƢƠNG 3. GIÁ TRỊ SỬ DỤNG TRƢỜNG TỪ VỰNG NGHỀ NGHIỆP TRONG TRUYỆN NGẮN SƠN NAM ....................................................................... 43 3.1. Sự trù phú của thiên nhiên Nam Bộ ................................................................ 43 3.2. Sự thích nghi cao độ điều kiện tự nhiên của ngƣời Nam Bộ ......................... 47 3.3. Đặc điểm lao động nghề nghiệp của ngƣời nông dân Nam Bộ ...................... 51 3.4. Sự dung hoà giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần ............................ 57 C. KẾT LUẬN ........................................................................................................ 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 63 MỤC LỤC ..................................................................................................................... 65 65 [...]... nhà Ngôn ngữ học Việt Nam có định nghĩa từ nghề nghiệp nhƣ sau: Đỗ Hữu Châu trong quyển Từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Việt: Từ vựng nghề nghiệp bao gồm những đơn vị từ vựng được sử dụng để phục vụ các hoạt động sản xuất và hành nghề của các ngành sản xuất tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp và các ngành lao động trí óc (nghề thuốc, ngành văn thư)” Nguyễn Thiện Giáp trong quyển Từ vựng học tiếng Việt: Từ. .. trƣờng từ vựng nghề nghiệp ngƣời ta còn liên tƣởng đến những từ chỉ sản phẩm, nguyên liệu có liên quan đến nghề nghiệp, những con ngƣời lao động nghề nghiệp, những tính chất, đặc thù của nghề nghiệp 17 v.v… Tuy nhiên, do sự quy định về dung lƣợng của luận văn và thời gian nghiên cứu hạn hẹp, luận văn này chỉ tập trung những nhóm từ nghề nghiệp chủ yếu: (1) Nhóm từ vựng chỉ nghề nghiệp (2) Nhóm từ vựng. .. (1) Nhóm từ vựng chỉ nghề nghiệp (2) Nhóm từ vựng chỉ thao tác lao động (3) Nhóm từ vựng chỉ công cụ lao động (4) Nhóm từ vựng chỉ nguyên liệu – đối tƣợng – sản phẩm của nghề nghiệp 2.2 Phân loại trƣờng từ vựng nghề nghiệp trong truyện ngắn Sơn Nam 2.2.1 Nhóm từ vựng chỉ nghề nghiệp Khi nói đến Sơn Nam là nghĩ ngay đến Nam Bộ, vùng đất cây lành trái ngọt, ruộng lúa phì nhiêu với hệ thống sông ngòi chằng... chất Nam Bộ Tác phẩm của ông phản ánh cuộc sống của dân “tứ chiếng”, từ nhiều nơi và do nhiều nguyên nhân tụ hội về đây Họ đã đấu tranh sinh tồn bằng nhiều nghề khác nhau Khảo sát 45 truyện ngắn của nhà văn Sơn Nam, chúng tôi thống kê đƣợc những nghề sau: (1) Nghề bắt cá (2) Nghề bắt rắn (3) Nghề bắt trăn (4) Nghề bắt sấu (5) Nghề bắt chim (6) Nghề bắt cua (7) Nghề bắt ba khía (8) Nghề bắt lươn (9) Nghề. .. (10) Nghề gác cu (11) Nghề câu cọp (12) Nghề câu rắn (13) Nghề đánh cọp (14) Nghề đốt rừng 18 (15) Nghề nông (16) Nghề thầy nò (17) Nghề đốn củi (18) Nghề săn heo rừng (19) Nghề ăn ong (20) Nghề chài lưới (21) Nghề ăn trộm (22) Nghề hát huê tình (23) Nghề làm rẫy (24) Nghề làm mướn (25) Nghề làm khô (26) Nghề làm mắm (27) Nghề chài cá (28) Nghề làm ruộng (29) Nghề săn khỉ (30) Nghề nuôi cá (31) Nghề. .. khí ngang tàng của anh hùng hảo hán Với lòng yêu nghề, yêu quê hƣơng đất nƣớc và tình cảm đặc biệt với vùng đất Nam Bộ, Sơn Nam đã để lại cho hậu thế một tài sản tinh thần vô cùng quý giá Để mỗi ngƣời Việt Nam rất đỗi tự hào và ghi ân sâu sắc sự đóng góp vô cùng to lớn ấy 16 CHƢƠNG 2 TRƢỜNG TỪ VỰNG NGHỀ NGHIỆP TRONG TRUYỆN NGẮN SƠN NAM **** 2.1 Định nghĩa về trƣờng từ vựng nghề nghiệp Trong quyển Giải... bùn chôn giấu để làm cột nhà, bán với giá đắt hơn.” [17, tr 22] Nghề đốt rừng – trong tác phẩm Cấm bắt rùa, Sơn Nam nói nghề đốt rừng là để bắt rùa “Bảy Đặng là tay bợm nhậu, chuyên nghề đốt rừng để bắt rùa” [16, tr 23] Nghề săn khỉ, nấu cao khỉ là hai nghề đƣợc nhà văn Sơn Nam nhắc đến trong truyện Cao khỉ U Minh 23 Nghề săn khỉ - đuổi bắt hoặc giết chúng Nghề nấu cao khỉ trong tác phẩm có nói nhƣ... động mà chúng ta gặp trong các lối so sánh, trong các thành ngữ Pháp v.v Đỗ Hữu Châu nói rằng: “Dễ dàng nhận thấy rằng các từ trong một trường liên tưởng là sự hiện thực hóa, sự cố định bằng từ các ý nghĩa liên hội có thể có của từ trung tâm Các từ trong một trường liên tưởng trước hết là những từ cùng nằm trong trường biểu vật, trường biểu niệm và trường tuyến tính, tức là những từ có quan hệ cấu trúc... của vùng đất Nam Bộ, mỗi nghề có những điểm riêng biệt, rất lạ và rất hấp dẫn đã đƣợc chúng tôi giải nghĩa rõ ràng, chi tiết Mỗi nghề ở trên thể hiện sự thích nghi cao độ điều kiện tự nhiên của ngƣời nông dân Nam Bộ 27 2.2.2 Nhóm từ vựng chỉ thao tác lao động Các lớp từ chỉ thao tác lao động xuất hiện trong truyện ngắn của Sơn Nam góp phần mô tả chi tiết hoạt động của từng nghề, tăng thêm tính sinh... v.v… 1.2.2 Trường nghĩa tuyến tính Đỗ Hữu Châu quan niệm: “Các từ trong một trường tuyến tính là những từ thường xuất hiện với từ trung tâm trong các loại văn bản Phân tích ý nghĩa của chúng, chúng ta có thể phát hiện được những nội dung ngữ nghĩa của các quan hệ cú pháp và tính chất của các quan hệ đó” (…) “Cùng với các trường nghĩa dọc, trường nghĩa biểu vật và trường nghĩa biểu niệm, các trường nghĩa

Ngày đăng: 04/10/2015, 12:24

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan