Nhóm từ vựng chỉ nguyên liệ u– đối tượng – sản phẩm của nghề nghiệp

Một phần của tài liệu trường từ vựng nghề nghiệp trong truyện ngắn của nhà văn sơn nam (Trang 41 - 43)

B. PHẦN NỘI DUNG

2.2.4. Nhóm từ vựng chỉ nguyên liệ u– đối tượng – sản phẩm của nghề nghiệp

Có thể chia từ chỉ nguyên liệu – đối tƣợng – sản phẩm trong truyện ngắn của Sơn Nam ra làm ba nhóm chính:

Nhóm từ chỉ nguyên liệu – đối tƣợng – sản phẩm là động vật: cá lóc, cá trê, cá

rô, cá gộc, cua, rắn ri voi, trăn, cá sấu, chim bồ nông, chim già sói, chim chàng bè, chim chó đồng, chim cu, cò, cọp, ba khía, heo rừng, chồn, ong mật, lươn, khỉ, rùa quạ, trâu, cá mòi, chó săn, quạ.

Nhóm từ chỉ nguyên liệu – đối tƣợng – sản phẩm là thực vật: lúa, mạ, cọng bàng, tầm vông, tre, cỏ, đậu phộng, khoai mì, đước.

Nhóm từ chỉ nguyên liệu – đối tƣợng – sản phẩm khác: đường, bánh tráng. Nhận thấy, nhóm từ chỉ nguyên liệu – đối tƣợng – sản phẩm là động vật chiếm số lƣợng lớn hơn nhóm từ chỉ nguyên liệu – đối tƣợng – sản phẩm là thực vật, nhóm từ

chỉ nguyên liệu – đối tƣợng – sản phẩm khác chiếm số lƣợng nhỏ nhất trong nhóm từ vựng chỉ nguyên liệu – đối tƣợng – sản phẩm của nghề nghiệp. Tất cả là những sản vật của đất rừng phƣơng Nam ban tặng cho ngƣời nông dân Nam Bộ, là điều kiện để sản sinh ra nhiều nghề, là nguồn sống cho ngƣời nông dân khi đến khai phá vùng đất này. Chính những sản vật này, cho chúng ta cái nhìn về toàn cảnh thiên nhiên Nam Bộ cũng nhƣ là sự trù phú của đất rừng phƣơng Nam.

Ở trên, chúng tôi đã giải nghĩa rõ ràng chi tiết cho từng nhóm từ chỉ nghề. Sự giải thích trên là điều kiện tiên quyết, là nền tảng cơ bản để tiến hành phân tích giá trị sử dụng trƣờng từ vựng nghề nghiệp trong truyện ngắn của Sơn Nam.

CHƢƠNG 3. GIÁ TRỊ SỬ DỤNG TRƢỜNG TỪ VỰNG NGHỀ NGHIỆP TRONG TRUYỆN NGẮN SƠN NAM

****

Truyện ngắn của Sơn Nam phản ánh cuộc sống của dân “tứ chiếng”, từ nhiều nơi và do nhiều nguyên nhân hội tụ về đây. Nam Bộ là vùng đất hoang sơ, cô tịch, vì thế lƣu dân ngƣời Việt khai hoang, lập nghiệp đã gặp nhiều khó khăn, nguy hiểm:

“dưới sông sấu lội, trên rừng cọp um”. Nhƣng đây cũng là vùng đất trù phú, giàu sản

vật, có nhiều tiềm năng phát triển. Họ đã sớm hoà nhập với vùng đất này bằng nhiều nghề khác nhau: giăng câu, đặt trúm, bắt rùa, làm ruộng, thương hồ, bẫy chim, ăn ong,

làm rẫy, bắt cá, câu cua, bắt sấu v.v… Tất cả đã nói lên sự trù phú của thiên nhiên

Nam Bộ, sự thích nghi cao độ điều kiện tự nhiên cũng nhƣ là đặc điểm lao động nghề nghiệp của ngƣời nông dân Nam Bộ và sự dung hoà giữa đời sống vật chất, đời sống tinh thần của họ.

Một phần của tài liệu trường từ vựng nghề nghiệp trong truyện ngắn của nhà văn sơn nam (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)