Sự dung hoà giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần

Một phần của tài liệu trường từ vựng nghề nghiệp trong truyện ngắn của nhà văn sơn nam (Trang 57 - 61)

B. PHẦN NỘI DUNG

3.4. Sự dung hoà giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần

Ngƣời nông dân trên bƣớc đƣờng chinh phục thiên nhiên Nam Bộ đã gặp không ít khó khăn vất vả. Họ phải vật lộn với thiên nhiên để giành lấy sự sống, nhiều lần giao tranh với cá sấu, cọp, heo rừng… tƣởng chừng đã mất mạng. Thế nhƣng, sự thông minh tài trí của họ, cùng với lối sống thích nghi, biết dung hoà giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần đã giúp họ chinh phục đƣợc thiên nhiên nơi này. Chính đời sống văn hoá tinh thần đã truông rèn tinh thần họ trở nên gân guốc, gan dạ, dũng cảm để vƣợt qua gian lao thử thách, quên đi nhọc nhằn, nỗi nhớ quê hƣơng xứ sở, đặc biệt là tâm trạng của họ thơ thới khoẻ khoắn, yên ui, sống khoẻ và gắn kết với vùng đất này. Cũng từ đó mà tạo nên những nét văn hoá đa dạng, độc đáo, đặc trƣng của vùng đất này.

Văn hoá tín ngƣỡng là một nét đáng chú ý trong các truyện ngắn của nhà văn Sơn Nam. Trên bƣớc đƣờng mở cõi, lƣu dân ngƣời Việt có cơ hội tiếp xúc với nhiều tộc ngƣời nhƣ: Chăm, Hoa, Khmer. Chính sự giao thoa đó mà tạo nên một diện mạo

mới trong đời sống tâm linh và gắn liền với tâm thức của ngƣời nông dân Nam Bộ. Tuy cùng chung sống trên mảnh đất Nam Bộ nhƣng hình thức sinh hoạt tín ngƣỡng của mỗi địa phƣơng khác nhau, rất riêng, rất đa dạng. Nếu đi sâu vào tất cả các truyện ngắn của Sơn Nam thì sẽ tiếp cận nhiều văn hoá tín ngƣỡng, nhƣ: thờ thổ địa, thờ thần nông, đi biển thì cúng Hà Bá Thuỷ Long v.v…Một số hình thức tín ngƣỡng trên có liên quan đến cái nghề trong cuộc sống của ngƣời nông dân Nam Bộ. Trong truyện Con bà Tám, Sơn Nam có đề cập đến nghề thầy nò, đó là nghề coi ngày bổ tróc – ngày hên để cúng Hà Bá Thuỷ Long cho việc đánh bắt cá ngoài khơi. Việc làm đó rất đƣợc ngƣời nông dân Nam Bộ chú trọng mỗi khi ra khơi, bởi họ tin vào một thế lực siêu nhiên sẽ mang đến may mắn, kết quả mĩ mãn.

“Thầy Tư Nhu tới xóm biển này từ bốn năm qua, chuyên nghề làm thầy nò. Ai sửa soạn xây nò, muốn kết quả được mỹ mãn thì đem mâm trầu rượu tới chầu chực, chờ thầy xem tuổi, xem ngày giờ khởi công. Chưa hết! Thầy còn vẽ bùa bát quái nêu rõ đâu là Đông, Tây, Nam, Bắc, Càn, Khảm, Cấn, Chấn, dạy cho gia chủ cúng Hà Bá Thuỷ Long.” [16, tr. 142]

Ngƣời Nam Bộ còn thờ rất nhiều đấng siêu nhiên khác, bởi vì họ chân ƣớt chân ráo đến vùng đất này, tất cả đều lạ lẫm và đáng sợ. Họ còn thờ các linh vật, nhƣ: cá sấu, cọp, rắn v.v…Và nét văn hoá này vẫn còn lƣu truyền cho đến ngày nay, ở đình thần Thƣờng Thạnh, Bình Thuỷ thành phố Cần Thơ thờ một con cá sấu, hai con cọp. Tất cả đã tạo nên một nét văn hoá riêng, đặc trƣng của vùng đất này.

Văn hoá phong tục, tập quán. Đi sâu tìm hiểu truyện ngắn Sơn Nam, chúng ta sẽ thấy rõ văn hoá phong tục: thờ thần, thờ thổ địa, lễ giỗ, thờ cúng tổ tiên v.v… Tìm hiểu trƣờng nghề trong truyện ngắn của ông, chúng tôi khám phá đƣợc nghề ăn trộm,

đó cũng chính là một phong tục khó tin và đặc biệt của ngƣời nông dân Nam Bộ thời xƣa. Tác phẩm Tục lệ ăn trộm và đó cũng chính là lời tựa của tập truyện ngắn, nhân vật hành nghề này vô cùng giàu khó nhƣng ăn trộm vì để nối nghiệp, báo hiếu cho ngƣời thân quá cố.

“Hồi năm tôi làm ruộng sạ ở Mốp Giăng, đến 29 tháng Chạp, làng xóm la ỏm tỏi vì có kẻ trộm đi ngao du từng nhà. Lạ thây tên “đạo chích” ăn cắp sơ sơ vài món kỳ

cục, nào chổi cùn, guốc đứt quai, quần rách. Kẻ trộm đó quần áo lành lẽ, túi đầy tiền, mặt mày trắng trẻo, xưng làm chức “cựu cai tổng” ở tình lân cận. Bị thiên hạ mắng chửi, ổng thú thật: “Hồi xưa, ông cố tôi làm nghề ăn trộm, bị nhà vua lưu đày vô

Nam, làm lính đồn điền. Bây giờ giàu rồi, nhưng hằng năm tôi muốn ghi ơn cúc dục sanh thành của tổ tiên bằng cách đi ăn trộm, theo lệ. Bà con tha thứ cho tôi, tôi không rớ tới những món quí giá, tôi là đứa dư ăn mà. Bằng không, bà con cứ chửi rủa thậm tệ, chửi nhiều chừng nào tôi được tiếng hiếu thảo chừng nấy.” [16, tr. 86]

Mặt văn nghệ cũng là một biểu hiện đặc trƣng nghề nghiệp của ngƣời Nam Bộ. Buổi ban đầu, cha ông ta đã gặp nhiều khó khăn vất vả để khai phá vùng đất này, tƣởng chừng sẽ bỏ cuộc, phó mặc cho số phận hẩm hiu ở cái nơi thâm u, cô tịch này. Nhƣng chính sự lao động vất vả, khó nhọc đó, họ đã tìm đến cái nghề hát huê tình. Đó là

những lời ca tiếng hát giúp họ quên nỗi sợ hãi, nỗi nhớ quê hƣơng da diết, giúp họ có sức mạnh tinh thần để vƣợt qua chông gai thử thách và để “lòng dạ con người thơ thới,

khoẻ khoắn. Ngồi trong chòi chớ mà đầu óc bao trùm trời đất. Đứng giữa đất trời đầy nắng mưa giông tố mà thấy ấm áp như trong chòi hẹp.” [16, tr. 54]. Vì thế, những lo

toan bộn bề của cuộc sống dần tan biến trong tâm trí họ. Những sự tích trong truyện Tàu, cách ngôn của thánh hiền, hay chuyện chó, mèo, nắng gió, giông bão của nhiên thiên đã trở thành nguồn cảm hứng để sáng tác những câu hò câu hát huê tình ngọt ngào, sâu lắng.

“Văng vẳng bên tai, tiếng ai như tiếng con Điêu Thuyền? Anh đây là chàng Lữ Bố kết nguyền thuở xưa.”

Hay

“Rau muống trổ bông, lên bờ nó trổ. Ai biểu anh chờ, anh kể công ơn!”

Hay

“U Minh, Rạch Giá thị quá sơn trường. Gió rung bông sậy giữa đường nhớ em”

Cũng từ đó, dù đi đâu làm gì thì họ cũng hò cũng hát và tinh thần văn nghệ lan ra cả những ruộng đồng mênh mông “người ta mượn đồng ruộng làm sân khấu, mượn

sân khấu để nói chuyện trai gái”. Dần dà, những câu hò điệu lý này đã trở thành một

hình thức sinh hoạt văn hoá nghệ thuật, một thú vui tao nhã của ngƣời nông dân trong lúc nhàn hạ thong dong. Nó là một cầu nối của cảm xúc để chia sẻ tâm tƣ tình cảm và góp phần không nhỏ vào việc nuôi dƣỡng tinh thần của ngƣời nông dân Nam Bộ. Để đến ngày hôm nay thì những giá trị văn hoá tinh thần đó không bị mai một mà sống mãi trong lòng ngƣời Nam Bộ, trở thành một nét văn hoá đặc trƣng của vùng đất này.

Tóm lại, giá trị sử dụng trƣờng từ vựng nghề nghiệp trong truyện ngắn Sơn Nam đã cho chúng ta cái nhìn khá toàn diện về vùng đất Nam Bộ, thấy đƣợc sự phong phú đa dạng về chủng loại, giàu có về sản lƣợng của các loài sinh vật. Tìm hiểu trƣờng nghề nghiệp trong truyện ngắn của Sơn Nam thấy đƣợc sự thích nghi cao độ điều kiện tự nhiên thiên nhiên Nam Bộ, thấy đƣợc đặc điểm lao động của ngƣời nông dân Nam Bộ: thông minh – sáng tạo, thuần thục – điệu nghệ trong từng thao tác. Kế đó, sự dung hoà đời sống vật chất với đời sống tinh thần của ngƣời nông dân Nam Bộ đã tạo nên những nét văn hoá đặc trƣng của vùng đất này.

Một phần của tài liệu trường từ vựng nghề nghiệp trong truyện ngắn của nhà văn sơn nam (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)