B. PHẦN NỘI DUNG
2.2.3. Nhóm từ vựng chỉ công cụ lao động
(1) Xuồng (2) Nò Xiêm (3) Nò cạn (4) Rọ (5) Cần câu (6) Lưới (7) Ống trúm (8) Lụp
(9) Sào
(10) Dao dài (cái phảng)
(11) Mác (12) Mác thông (13) Lao cổ phụng (14) Lao bay (15) Dao phay (16) Mun (17) Tầm vông (18) Muỗng (19) Chảo
Có thể chia các từ chỉ công cụ lao động trong truyện ngắn Sơn Nam ra làm 3 nhóm chính:
(1) Nhóm chỉ phƣơng tiện đi lại trên sông nƣớc: Xuồng.
(2) Nhóm từ chỉ công cụ lao động sản xuất, đánh bắt: nò Xiêm, nò cạn, rọ, cần
câu, lưới, ống trúm, lụp, dao dài, mác, mác thông, lao cổ phụng, lao bay, dao phay, mun, chảo.
(3) Nhóm từ chỉ công cụ lao động khác: tầm vông, sào, muỗng
Tìm hiểu đặc điểm của từng công cụ lao động để hiểu chính xác về công dụng cũng nhƣ là đặc điểm hình dáng của từng công cụ lao động.
Xuồng là một phƣơng tiện dùng để đi lại trên sông nƣớc, hình dáng thon gọn,
tuỳ theo mục đích của ngƣời sử dụng mà có kích cỡ khác nhau.
“Muốn đặt rải rác hàng trăm cái ống trúm, trên đồng cỏ dày bịt, mênh mông, phải sắm một chiếc xuồng, chở hàng trăm ống trúm.” [16, tr. 65].
Nò Xiêm, rọ - dụng cụ để đánh bắt cá, hình dáng giống cái quặng nhƣng rọ dùng
để đánh bắt ở sông, còn nò Xiêm dùng để đánh bắt ở ngoài khơi, kích cỡ lớn hớn cái rọ.
“Hai Nhiệm gom góp vốn liếng và vay thêm nợ của chú Xìn Phóc để phát triển công việc làm ăn: xây nò khơi, cách xa bờ biển hàng 10 cây số ngàn, theo kiểu nò bắt
cá của người Xiêm (nò Xiêm).
Hai Nhiệm làm hai bài toán rành mạch trên giấy trắng mực đen để trình với chủ nợ là Xìn Phóc.
1) Cắm hàng rào dài suốt 2.000 thước để cho cá nương theo mà vô nò, mỗi
thước cắm hai đước: 4.000 cây.
2) Nò hình tròn, bề kinh tâm (kinh) 20 thước, bề chu vi tốn chừng 800 cây
đước bện lại bằng mây tàu, phỏng chừng hai tạ mây.
Kèm theo cái toa ấy, Hai Nhiệm vẽ thêm bản sơ đồ của các nò Xiêm vĩ đại, giống như cái quạt tròn, thân quạt là nơi chứa chất cá tôm, cán quạt là những hàng cây rạo đón cá vô bụng nò.” [16, tr. 141].
Nò cạn – giống với nò Xiêm, nhƣng nò cạn là dùng để đánh bắt gần bờ còn nò
Xiêm đánh bắt ngoài khơi.
“Sau mấy năm xây nò gần bãi gọi là nò cạn” [16, tr. 141]
Cần câu cấu tạo vô cùng đơn giản, dùng đọt cây tre, trúc vót láng sau đó buộc
sợi dây có lƣỡi vào cần để câu cá. Trong tác phẩm Hai cõi U Minh thì cần câu không cần lƣỡi.
“Ông Cai lựa một cái đùi heo rừng khá to, buộc vào sợ dây mây rồi đốn một cây tre rừng. (…) Nhớ cầm cây cần câu này trong tay. Cầm thật chắc, đừng sợ, đừng run tay.” [16, tr. 10]
Lưới đồ đan bằng các loại sợi, dây gai, mắt nhỏ, để đánh cá, bắt chim, săn khỉ.
“Theo lời ông Hai Khị, người tiền phong khai hoang ở U Minh đã bày ra nhiều
cách lạ lùng để săn khỉ. Họ dùng lưới, mỗi tấm lưới to bằng cái nhà, lưới đan bằng
dây gai thật chắc.” [17, tr. 146]
Ống trúm là dụng cụ bắt lƣơn bằng ống tre, lóng tre dài khoảng nửa thƣớc, một
đầu còn mắt tre, một đầu đặt cái hom để lƣơn chui vào mà không chui ra đƣợc.
“Muốn bắt lươn, ta đặt trúm. “Trúm” tức là cái ống tre, dài hơn một thước tây, giống như khẩu súng ba – dô – ca, một đầu thì sẵn có cái mắt tre (đốt tre), đầu kia có
gài một cái hom, giống như cái quặng (cái phễu). Lươn chui vào thì dễ nhưng trở ra thì khó. Muốn cho lươn chui vào phải có mồi nhử bên trong.” [16, tr. 64]
“ – Mỗi nghề làm nghề bắt lươn sắm chừng một trăm ống trúm, đặt rải rác trên đồng cỏ mênh mông. Con lươn làm hang dưới đất, thở bằng mũi và mang. Khi đánh mùi ngon ngọt, lươn ra khỏi hang, tìm cách chui vào ống trúm để xơi mồi.” [16, tr. 65]
Lụp là“cái bẫy lồng để bắt chim” [29, tr. 819]. Sào là một gậy dài, bằng tre nứa
“đầu cây sào có cái móc nhỏ bằng sắt” [17, tr. 69].
“Ông Hai Kiểm đi trước, xách cái lụp, tức là cái lồng bằng chì, trong đó có để con cu mồi. Tư Hưng theo sau, vác một cây sào dài, đầu cây sào có cái móc nhỏ bằng sắt.” [17, tr. 69]
Tầm vông - một loại tre, thân nhỏ, không có gai, lóng dài và đặc ruột đƣợc nhân dân ta sử dụng làm vũ khí trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ.
“Gặp cọp đánh trống lên, ai nấy xách tầm vông chạy tới” [17, tr. 16]
Dao dài (phảng) là “công cụ có lưỡi bằng sắt to bản, được uốn cong ở phần
cán, cán ngắn vừa tay cầm, dùng để phát hoang cỏ ruộng” [29, tr. 1038].
“Một cây dao dài non chừng thước tây. Cán dao ngắn. Lưỡi dao sáng ngời, bên ngoài có thoa dẫu mỡ, láng bóng. Cây dao được gói cẩn thận trong cái vỏ bằng mo cau. (…) Nói xong, Tư Cồ cầm cây dao dài, đặt nhẹ xuống xuồng. Rồi anh ta cầm cây dầm, bơi ra khỏi chòi chừng vài chục thước, nhảy xuống nước. Lệ đứng trông theo. Tư Cồ đứng trên mặt đất – tức là dưới đáy nước. Nước cao ngang cổ. Hai tay Tư Cồ cầm dao, chém cỏ, chém gốc cỏ dưới nước.” [17, tr. 49]
Mác – một loại vũ khí, cán dài, mũi nhọn, có thể chém đƣợc xa “Tức mình ông cầm mác rượt theo tận giữa rừng, chém cọp rớt một cẳng.” [17, tr. 17]
Mác thông là loại mác lưỡi hơi dài và thon nhọn, cán dài hơn mác thường, dùng để đi rừng” [29, tr. 831].
“ – Bộ thằng Mười mất trí rồi sao? Có ba bửu bối xài hết hai rồi. Còn cây mác
thông này mà thôi.” [17, tr. 104]
Lao cổ phụng – là “loại lao cong, giống như cổ con phụng, có ngạnh như cái
Lao bay – là một vũ khí, thân bằng cây, thon nhỏ, một đầu có tra mũi sắt nhọn
và bén, dùng để phóng nên gọi là lao bay.
“Thấy con chó thân yêu vừa thiệt mạng, gan mật ông Năm Tự sôi lên. Chụp ngọn lao bay trong tay Mười Hy, ông phóng mạnh, buông tay. Ngọn lao ghim vào
ngực con Khịt.” [17, tr. 103]
Trong truyện Con sấu cuối cùng có nói đến một dụng cụ để bắt cá sấu, đó là cây
mun. Nó là “mũi tên bằng cây cau già phía trước có mũi nhọn bằng sắt” [17, tr. 109]. Dao phay là dao to, lƣỡi mỏng, dùng để băm, thái “ – Đôi khi, thừa lúc tôi nằm
lim dim, ông xách cây dao phay, đi ra sau nhà, khuất dạng trong vùng rừng tràm lưa thưa.” [17, tr. 111]
Chảo – đồ đúc bằng gang, đồng, trũng lòng để nấu hoặc chiên xào. Muỗng – là
đồ dùng để múc thức ăn, múc canh.
“Họ bỏ xương khỉ vào một cái chảo thật to, nấu với nước, nấu ngày nấu đêm, thỉnh thoảng, họ cầm muỗng mà vớt màng màng, đổ bỏ” [17, tr. 147]
Ở trên là những công cụ lao động, cũng nhƣ là vũ khí để giúp ngƣời nông dân Nam Bộ tự vệ, chống chọi với những loài thú hung dữ: cá sấu, heo rừng, cọp…khi khai khẩn Nam Bộ.