Nhóm từ vựng chỉ thao tác lao động

Một phần của tài liệu trường từ vựng nghề nghiệp trong truyện ngắn của nhà văn sơn nam (Trang 28 - 37)

B. PHẦN NỘI DUNG

2.2.2.Nhóm từ vựng chỉ thao tác lao động

Các lớp từ chỉ thao tác lao động xuất hiện trong truyện ngắn của Sơn Nam góp phần mô tả chi tiết hoạt động của từng nghề, tăng thêm tính sinh động hấp dẫn, khắc hoạ hình ảnh con ngƣời Nam Bộ, giúp ngƣời đọc hiểu cuộc sống của ngƣời nông dân Nam Bộ trong lao động sản xuất.

(1) Tát vũng

(2) Đào đìa

(3) Đào đường mương

(4) Xây rọ (5) Câu (6) Giăng câu (7) Cắm câu (8) Đốt rừng (9) Đốn củi (10) Hạ xuống (11) Ngâm bùn (12) Chôn giấu (13) Thộp (14) Chụp (15) Bắt (16) Vớt (17) Với tay (18) Ném (19) Quăng (20) Rượt (21) Nện (22) Nắm gáy (23) Đè (24) Móc

(25) Lột da rắn (26) Vẽ bùa bát quái (27) Mổ (28) Đánh vảy (29) Dọn (30) Tả xung hữu đột (31) Nắm cổ (32) Bẻ cổ (33) Bẻ miệng (34) Bẻ đít (35) Vặn lọi (36) Lanh tay (37) Quơ (38) Nhổ lông

(39) Trèo lên cây

(40) Treo (41) Gỡ rắn (42) Gieo mạ (43) Gặt lúa (44) Chém (cỏ) (45) Đẩy xuồng (46) Vác củi (47) Buộc (48) Kéo xuồng (49) Đặt trúm (50) Kéo trúm (51) Phóng (52) Ghim

(54) Cỡi lên lưng sấu (55) Đươn (56) Cấy lúa (57) Xây nò (58) Cắm hàng rào (59) Cắm (60) Bện lại (61) Thắng đường (62) Rắc đậu (63) Bơi xuồng (64) Xông ra khơi (65) Giương lưới (66) Gài chốt (67) Xách lụp (68) Ghì xuống (69) Cúi đầu (70) Cựa quậy (71) Thọt (72) Lật

(73) Bàn tay khéo léo

(74) Bàn tay lanh lẹ (75) Siết cổ (76) Rọc (77) Bơm hơi (78) Căng ra (79) Đóng đinh (80) Truy kích (81) Lột vỏ (82) Chở củi

(83) Lanh lẹ

(84) Nhổ lông

(85) Đập đầu

(86) Lóc thịt

(87) Nấu

Có thể chia từ chỉ thao tác lao động trong truyện ngắn Sơn Nam ra làm năm nhóm chính:

(1) Nhóm từ chỉ thao tác lao động gắn với đánh bắt dƣới nƣớc: Tát vũng, đào đìa, đào đường mương, xây rọ, câu, giăng câu, cắm câu, thộp, chụp, bắt, xây nò, lột da rắn, mổ bụng, đánh vảy, gỡ rắn, đặt trúm, kéo trúm, nhảy lên lưng sấu, cỡi lên lưng sấu, thọt, siết cổ, rọc, xông ra khơi, móc, cắm hàng rào, bơi xuồng, bện lại, kéo xuồng, cúi đầu, cựa quậy, lật, với tay, vớt, ném, quăng, bàn tay lanh lẹ, bàn tay khéo léo, treo tòn ten, truy kích, bơm hơi, căng ra.

(2) Nhóm từ chỉ thao tác lao động gắn với đánh bắt trên rừng: phóng, ghim, ghì xuống, nắm cổ, bẻ cổ, vặn lọi, lóc thịt, nấu, nhổ lông, đập đầu, rượt, nện, nắm gáy, đè xuống, giương lưới, gài chốt, buộc, lanh tay, xách lụp, dọn, tả xung hữu đột, trèo, lanh lẹ, quơ tay, cắm.

(3) Nhóm từ chỉ thao tác lao động gắn với sản xuất nông nghiệp: gieo mạ, gặt

lúa, chém (cỏ), cấy lúa.

(4) Nhóm từ chỉ thao tác lao động gắn với nghề tiểu thủ công nghiệp: thắng đường, rắc đậu, bẻ miệng, bẻ đít, đươn.

(5) Nhóm từ chỉ thao tác lao động khác: vẽ bùa bát quái, đốt rừng, đốn củi, vác củi, đẩy xuồng, lột vỏ, chở củi, chôn giấu, hạ xuống, ngâm bùn.

Tìm hiểu nghĩa của các từ chỉ thao tác lao động này để thấy đƣợc đặc điểm lao động của ngƣời nông dân Nam Bộ. Đối với các thao tác lao động gắn với đánh bắt dƣới nƣớc (1), nhƣ:

Tát vũng là đƣa nƣớc ra khỏi vùng trũng bằng gàu. Đào đìa là đào ao sâu làm

chỗ trú ẩn cho cá vào mùa nắng, mùa khô. Giăng lưới là bắt cá bằng lƣới. Câu là bắt

sợi dây dài có buộc lƣỡi câu rồi giăng ở ruộng, sông. Đào đường mương là đào một đƣờng nhỏ để dẫn nƣớc vào ruộng hoặc bất cứ nơi nào theo ý muốn.

“Nếu siêng năng, có thể câu hoặc tát mấy vũng cạn, khỏi tốn tiền” [16, tr. 118] “Mấy người gặt lúa, giăng câu họ thức nói chuyện sáng đêm để nói chuyện một mình” [16, tr. 120]

“Thiên hạ lo đào đìa, xây rọ, giăng lưới để bắt cá” [16, tr. 124]

“Trong khoảng đất hoang vu, người ta đào nhiều đường mương nhỏ, như bàn cờ cho cá ở.” [17, tr. 172]

Mổ – dùng dao rạch rứt phần phía ngoài, móc – lấy ra từ một chỗ sâu, nhƣ hang (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cua, đánh vảy – làm sạch lớp vảy bên ngoài của cá, ném, quăng – di chuyển một vật bằng lực cánh tay, vớt – lấy từ dƣới nƣớc lên, với tay – vƣơn tay quá tầm, chụp – úp từ trên xuống, xông ra khơi – tiến nhanh.

“Để làm vừa lòng người đẹp, Hai Tỵ chụp con cá, ném vào xuồng.” [16, tr.

122]

“Hồng gật đầu. Dưới rạch một con cá lóc to trồi đầu lên, chạy lướt vào bãi, giãy dụa rồi nổi lình bình, nàng với tay bắt.” [16, tr. 124]

“Gặp cá là vớt, cá vô chủ là cá của tôi. Không ai tranh giành. Xứ này thiếu gì

cá.” [16, tr. 125]

“À, cháu Huệ đem cá lên sân chòi mà mổ ruột đánh vảy, làm khô, làm mắm”

[16, tr. 125]

Xây rọ là dùng đăng sậy cắm xuống nƣớc theo một sơ đồ linh động, tuỳ theo hƣớng nƣớc chảy và vị trí con rạch để bắt cá. Trong quyển đất Gia Định xưa có nói về việc xây rọ nhƣ sau:

“Bắt cá theo quy mô lớn vẫn là “xây rọ” với đăng sậy, cắm theo một sơ đồ linh động, tuỳ theo hướng nước chảy và vị trí con rạch. Nguyên tắc của rọ là bố trí hàng đăng, giống như cái quặng (phễu), tạo điều kiện thuận lợi cho con cá ở ngọn rạch êm ái chui vào, trên đường trở ra sông cái lúc nước ròng. Phải hướng từ từ, cá lội nương theo tấm đăng cánh (kiếng) để vào cái bầu thứ nhất (bầu thả) rồi chui qua hom, vào cái bầu thứ nhì, chật hơn (bầu rút), để sau rốt gom vào mình rọ” [18, tr. 100].

Xây nò là dùng hàng ngàn cây đƣớc chắc và to của Mũi Cà Mau mà cắm khít

lại, hình giống cái quặng. Để gắn kết những cây đƣớc dính lại với nhau ta phải bện lại.

“Để đón những lường cá mè đường, ở biển khơi, ta rút kinh nghiệm của người Xiêm, cái biến kiểu “nò” giống như “rọ” ở sông rạch nhưng đơn giản và to lớn hơn nhiều – dùng hàng ngàn cây đước chắc và to của Mũi Cà Mau mà cắm khít lại, hình giống cái quặng. Mình của nò (nơi chứa cá) rộng rãi, khi xúc cá, ghe có thể chạy vào, xoay trở được” [18, tr. 101].

“Cắm hàng rào dài suốt 2.000 thước để cho cá nương theo mà vô nò, mỗi thước cắm hai đước: 4.000 cây” [16, tr. 141].

“Nò hình tròn, bề kinh tâm (kinh) 20 thước, bề chu vi tốn chừng 800 cây đước

bện lại bằng mây tàu, phỏng chừng hai tại mây.” [16, tr. 141]

Cắm câu là dùng cần câu ngắn bằng tre cắm ở bờ mƣơng, ao, ruộng. Thộp –

thao tác nhanh gọn, bất ngờ, bắt – nắm giữ lại, lột da rắn – bóc lớp vỏ ngoài, gỡ rắn – lấy con rắn ra khỏi một chƣớng ngại vật, siết cổ - làm nghẹt thở, rọc - làm đứt một vật gì bằng dao, kéo theo một đƣờng thẳng, truy kích – đuổi bắt rắn, căng ra – kéo cho thẳng, đóng đinh – giữ chặt bằng cây đinh, bàn tay khéo léo, bàn tay lanh lẹ – hoạt

động của đôi tay vô cùng nhanh và đạt đến độ thuần thục, buộc – giữ chặt bằng một sợi dây, bơm hơi – đƣa chất khí vào một vật bằng cái ống bơm xe, treo tòn ten – mắc một vật lên cao và buông thõng.

“Mọi người đều mặc nhiên được quyền truy kích rắn, chẳng cần xin phép

hương chức làng, chủ đất, chủ vườn!” [17, tr. 59]

“Mỗi người sắm hàng trăm cần câu, móc mồi cá sặc rồi cắm xuống bãi bùn, tuỳ thích. Cứ năm bảy phút, họ bơi xuồng trở lại chỗ để gỡ rắn” [17, tr. 60]

“Trước sân, hàng chục tấm da, căng ra, đóng đinh cho thẳng thớm. Trong nhà, Hai Kỳ đang lui cui lột da rắn. Rắn bị siết cổ, buộc vào gốc cột nhà. Bàn tay khéo léo của Hai Kỳ cầm dao nhỏ, rọc một đường dài từ cổ tới hậu môn rắn” [17, tr. 61]

“Con rắn…hăng hái bò trườn, đến gần miệng chai. Bàn tay lanh lẹ của Bảy

“Tôi buộc lỗ đít rắn lại rồi thì bơm hơi vô miệng rắn. (…) Tôi bơm hoài, bơm mãi rồi buộc miệng rắn lại, treo tòn ten.” [17, tr. 63]

Kéo trúm, đặt trúm là những thao tác trong nghề bắt lươn, đặt trúm là để ống

trúm vào một vị trí, kéo trúm là kéo chiếc xuồng chở những ống trúm đi đặt nhiều nơi để bắt lƣơn, kéo xuồng – di chuyển chiếc xuồng về phía mình.

“Mỗi người làm nghề bắt lươn sắm chừng một trăm ống trúm, đặt rải rác trên đồng cỏ mênh mông. Con lươn làm hang dưới đất, thở bằng mũi và mang. Khi đánh mùi ngon ngọt, lươn ra khỏi hang, tìm cách chui vào ống trúm để xơi mồi. Muốn đặt rải rác hàng trăm cái ống trúm, trên đồng cỏ dày bịt, mênh mông, phải sắm một chiếc xuồng, chở hàng trăm ống trúm. Rồi kéo chiếc xuồng lướt trên cỏ, cứ vài chục thước là đặt xuống một ống, tuỳ ý thích. Công việc nặng nhọc nhất là kéo xuồng khá nặng ấy, quanh co hàng ngàn thước. Và hôm sau, trở ra đồng cỏ, đem ống trúm về, không bỏ sót. Do đó, người bắt lươn được gọi là người kéo trúm” [16, tr. 65].

Nhảy lên lưng sấu – dùng sức bật mạnh lên lƣng sấu, cỡi lên lưng sấu– ngồi

lên lƣng sấu, cựa quậy – cử động theo nhiều hƣớng, cúi đầu – hạ thấp đầu xuống, lật – làm trở ngƣợc lại, thọt – chọc thủng, phá vỡ lớp bao bọc bên ngoài, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

“Nhanh như chớp, ông Năm Hên nhảy lên lưng sấu mà cỡi…Ông cúi đầu

xuống, hai tay cựa quậy… Sâu day mũi xuống nước rồi quẹo lên bãi, trở mình, vật ông Năm Hên nằm ngửa dưới bãi.” [17, tr. 114]

“Bác cỡi lên lưng sấu, lật hai chân trước của nó cho trở ngược lên lưng rồi bác điều khiển như người cầm cương ngựa. Nó phải quẹo lên bãi như ý muốn của bác. Rồi bác thọt cho nó đui hai con mắt.”[17, tr. 115]

Các thao tác lao động gắn với đánh bắt trên rừng (2), nhƣ: cắm – dùng vật nhọn, cứng làm thủng vật mềm hơn, ghì xuống – giữ chặt không để cử động, rượt bắt – đuổi theo, nắm gáy – giữ chặt phần phía sau cổ, đè xuống – nén từ trên xuống, nện – đánh mạnh từ trên xuống.

“Võ nghệ của các thầy quá đỗi cao cường, gặp cọp là rượt bắt lại, nắm gáy đè

xuống, nện vào lưng cọp những quả đấm thoi sơn chẳng khác nào chúng ta ngày nay

“Ông Năm Tự đến trước mặt nó, cắm một mũi mác vào ngực. Khịt gào thét nhóng lên. Tay ông Năm ghì xuống chịu đựng” [17, tr. 105].

“Ông Hai Cháy xuất hiện như một vị cứu tinh, phóng vô yết hầu con Khịt một lưỡi mác, ghim vô thật sâu gần lút hết lưỡi thép” [17, tr. 106].

Nắm cổ - giữ chặt cổ, bẻ cổ - làm gãy cổ, vặn lọi – bẻ ngƣợc lại, dọn – làm cho

trống trải, tả xung hữu đột – chống chọi mọi phía, lanh lẹ - thao tác nhanh gọn, quơ – đƣa qua lại trong không gian, trèo – di chuyển lên cao bằng tay và chân, nhổ lông – kéo giật mạnh lông của một con vật ra khỏi cơ thể nó, lanh tay – hoạt động của đôi tay nhanh hơn bình thƣờng.

“Mấy người bạn giết đã xông vào, hai tay cầm đuốc quơ qua, quơ lại” [17, tr.

39]

“Hai chục người phải đối phó với chín mười ngàn chim bồ nông! Họ lanh lẹ

lắm, tả xông hữu đột như Triệu Tử Long, Đương Dương Trường Bản, tay trái nọ nắm

cần cổ chim tay mặt nắm đầu chim. Họ vặn lọi lại. Chim chết không kịp ngáp. Giết rồi quăng xuống tại chỗ.” [17, tr. 39]

“Họ nhổ lông cánh từng con, xong một con là bó lại, giao phó nắm lông cho

chủ sân” [17, tr. 40]

“Vào khoảng canh ba, mấy bạn giết trèo lên tìm ổ chúng, bẻ cổ từng con rồi

ném xuống đất”. [17, tr. 40]

Giương lưới – căng rộng lƣới đƣa lên cao, gài chốt – tạo một cái bẩy để khi

chim cu rừng đụng vào chốt, lƣới sẽ chụp sập xuống, xách lụp – cầm cái lồng gác chim mang đi.

“Ông Hai Kiểm đi trước, xách cái lụp, tức là cái lồng bằng chì, trong đó có để con cu mồi.” [17, tr. 69]

“Minh giương lưới lên, gài chốt. Cu rừng đến trước mặt cái lụp, khiêu chiến. Nếu cu đạp mạnh nhằm cây chốt, lưới chụp xuống cái sàn, túm con cu rừng” 17, tr.

70].

“Phải lanh tay lắm mới giết kịp. Để chậm trễ thì chừng mặt trời mọc, bầy chim lớn từ Biển Hồ sẽ chứng kiến cảnh tượng đẫm máu này” [17, tr. 39].

Đập đầu – dùng vật nặng đánh mạnh vào đầu, lóc thịt – tách lớp thịt dính vào

xƣơng, nấu – làm chín thức ăn bằng cách đun sôi.

“Đập đầu lột da, mổ bụng, lóc thịt để lấy xương khỉ làm thuốc. Họ bỏ xương

khỉ vào một cái chảo thật to, nấu với nước, nấu ngày nấu đêm, thỉnh thoảng, họ cầm

muỗng mà vớt mang màng, đổ bỏ.” [17, tr. 147]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các thao tác lao động gắn với sản xuất nông nghiệp (3), gieo mạ, gặt lúa, chém

cỏ, cấy lúa… Chém (cỏ) – là làm đứt ra bằng dao, chém đứt gốc cỏ, chuẩn bị gieo sạ.

Gặt lúa - cắt để thu hoạch lúa chín. Gieo mạ - gieo những cây lúa non ở một ruộng

riêng, bƣớc chuẩn bị cho cấy lúa. Cấy lúa – cắm cây lúa non (mạ) xuống đất.

“Tư Cồ đứng trên mặt đất – tức là đáy nước. Nước cao ngang cổ. Hai tay Tư

Cồ cầm dao, chém cỏ, chém gốc cỏ dưới nước. Cỏ nổi lên từng giề, vàng lườm màu

phèn, trông giống như mấy giề rau câu, hải thảo ngoài biển.” [17, tr.51].

“Tháng Hai, sau ngày Tết, em tới đó gieo mạ với anh. Rồi tháng Bảy, mình gặt, chừng vài chục giạ” [17, tr. 52]

Các thao tác lao động gắn với nghề tiểu thủ công nghiệp (4), đươn – luồng các

các manh tre vót mỏng hoặc những cọng cỏ bàng lại thành một tấm, nhƣ: tấm đệm, cái vỏ xách bằng đôi tay, bẻ đít, bẻ miệng – là gập lại phần miệng và đít của cà ròn để

đừng bị sút mối.

“Đươn cà ròn là chuyện không tốn kém sức lực, con nít trên mười tuổi có thể tiếp tay đươn cái mình cà ròn. Khó nhứt là bẻ miệng và bẻ đít cho cà ròn đừng sút mối, công việc này là của người lớn. Cà ròn đườn bằng cọng bàng, nhẹ và mềm như cọng lát.” [17, tr. 246]

Thắng đường – nấu đƣờng với nƣớc cho tan, rắc đậu – cho đậu phộng đã tán

nhỏ rơi thành một lớp trên bề mặt kẹo đậu phộng.

“Năm Hình ở trọ để thắng đường, làm kẹo đậu phộng. Nhờ lớp bánh tráng bên dưới nên đường thắng hơi lỏng cũng không sao. Những ngày ra mắt thân chủ, Năm Hinh rắc thật nhiều đậu phộng lên.” [16, tr. 74]

Còn từ chỉ các thao tác lao động khác (5), vẽ bùa bát quái – là thao tác trong thuật xem phong thuỷ, vẽ các hƣớng Đông, Tây, Nam, Bắc để chọn ngày khởi sự may mắn.

“Thầy còn vẻ bùa bát quái, nêu rõ đâu là Đông, Tây, Nam, Bắc, Càn, Khảm,

Cấn, Chấn dạy cho gia chủ cúng Hà Bá Thuỷ Long” [16, tr. 142].

Đốn củi, hạ xuống – là một động tác để chặt đứt một cây rừng, vác củi – đặt lên

vai di chuyển, chở củi – vận chuyển bằng xuồng, ngâm bùn – dìm sâu xuống dƣới đáy nƣớc, chôn giấu – giấu kín không để ai thấy, lột vỏ - bóc lớp vỏ bên ngoài, đẩy xuồng – dùng sức đƣa chiếc xuồng về phía trƣớc, bơi xuồng – ngồi trên xuồng dùng tay khua nƣớc bằng mái chèo đi trên sông nƣớc.

“Hừng sáng, họ đi vào rừng đốn củi. Gặp cây nào to lớn, ngay thẳng họ hạ xuống lột vỏ, ngâm bùn chôn giấu để làm cột nhà, bán với giá đắt hơn.Cứ mười bữa,

họ cho người chở củi ra chợ Thới Bình giao cho nhà vựa củi. Đường đi thật gay go. Lắm khi họ phải chịu trần truồng nhảy xuống bùn, đẩy xuồng củi xuyên qua rừng hàng

năm, ba cây số. (…) Qua mùa hạn, muốn buôn bán lậu thuế như vậy phải vác củi đi

qua nhiều khu rừng nổi tiếng có rắn và cọp” [17, tr. 22]

Tất cả các từ chỉ thao tác lao động trên góp phần tăng tính sinh động, hấp dẫn, tăng thêm tính thực tế khi tiếp cận tác phẩm của Sơn Nam. Qua đó, thấy đƣợc con ngƣời Nam Bộ cần lao, tất bật với cuộc sống mƣu sinh và đặc điểm lao động nghề nghiệp của ngƣời nông dân Nam Bộ.

Một phần của tài liệu trường từ vựng nghề nghiệp trong truyện ngắn của nhà văn sơn nam (Trang 28 - 37)