Sự trù phú của thiên nhiên Nam Bộ

Một phần của tài liệu trường từ vựng nghề nghiệp trong truyện ngắn của nhà văn sơn nam (Trang 43 - 47)

B. PHẦN NỘI DUNG

3.1.Sự trù phú của thiên nhiên Nam Bộ

Từ là phƣơng tiện định danh sự vật, hiện tƣợng trong thực tế khách quan. Thông qua từ vựng của một ngôn ngữ, ngƣời ta có thể hình dung bức tranh thiên nhiên, cuộc sống của cộng đồng sử dụng từ ngữ ấy. Thông qua vốn từ vựng phong phú của trƣờng từ vựng nghề nghiệp, ta thấy đƣợc sự trù phú của đất rừng phƣơng Nam. Tất cả là những tặng vật mà thiên nhiên Nam Bộ đã dành tặng cho ngƣời nông dân khi mới đến vùng đất này. Khai thác nguồn lợi đó đã giúp cuộc sống của ngƣời nông dân Nam Bộ trở nên khấm khá, đủ đầy hơn. Điển hình là Năm Lƣơn trong tác phẩm Kéo trúm trở

nên giàu có nhờ sản vật tự nhiên – loài lƣơn.

“Anh ta giàu lắm, mỗi tuần ra chợ Rạch Giá bán gần 200 ký lô lươn sống (…) mỗi ký lô ba con, tức la sáu trăm con lươn.” [16, tr. 63]

Mỗi tuần sản xuất hai trăm ký lô lƣơn đủ để thấy số lƣợng lƣơn của vùng đất này nhiều nhƣ thế nào, cũng chính vì “bắt lươn quá giỏi nên dân chúng tặng biệt hiệu

là Năm Lươn!” [16, tr. 63]

Một nguồn lợi khác của đất rừng phƣơng cũng giúp cải thiện cuộc sống của ngƣời nông dân Nam Bộ, đó là rắn ri voi chiếm số lƣợng lớn của vùng đất này. Loại

rắn này da có nhiều vảy rằn ri, đẹp hơn da trăn, xếp vào hàng thƣợng hạng thời bấy giờ, quí hơn cả da rắn hổ, rắn mái gầm vì thế mà thu hút các thƣơng lái từ nƣớc ngoài đến Nam Bộ thu mua loại rắn này về làm nhu yếu phẩm.

“Loại rắn ri voi, hằng hà sa số. Nó lội dưới sông rạch, trong rừng vào tháng

ngập nước như vầy.

Bên Sanh Ca Bo, ông chủ tôi muốn đặt mua chừng bốn ngàn miếng da rắn thứ đó, chở gấp về bển, trong vòng hai mươi bữa. Cứ một miếng da rắn, tôi để cho thầy một đồng xu tiền huê hồng.” [17, tr. 57]

Nguồn lợi mang lại từ rắn ri voi quá lớn đã cải thiện đáng kể cuộc sống của ngƣời nông dân Nam Bộ, đến Bảy Đăng trong tác phẩm Con rắn ri voi là một ông lão khật khùng, sáng say chiều xỉn, ngủ bờ ngủ bụi, vậy mà nhờ số rắn ri voi trở nên dƣ dả, tính chuyện tƣơng lai trong nay mai.

“Hàng chục con rắn ri voi cuộn tròn trong cái giỏ bằng tre. Bảy Đăng buông cần câu, nói vồn vã. (…) Mai chiều tôi mua cái hòm thứ tốt cho bà con ngán chơi. Nếu má chín Xìn Phóc ở đây vài năm, tôi sắm cái hòm vàng.” [17, tr. 61]

Cũng nhƣ loài rắn ri voi, các loài chim: chim chàng bè, chim già sói, chim chó đồng, chim bồ nông với số lƣợng lớn nhƣ đang thống trị cả vùng đất này. Tháng chạp chim về, Sơn Nam mô tả cảnh từng đàn chim lớn tụ tập thành một sân chim lớn hoành

tráng, náo động cả một góc rừng với số lƣợng lớn không thể đếm xuể. Chúng sinh sống, tập hợp thành các sân chim. Sân chim là nơi để các loài chim quy tụ, sinh sống trên một mảnh đất rộng hàng ngàn thƣớc, đặc biệt ở Rạch Giá, Hà Tiên là nơi quy tụ của nhiều loài chim thời bấy giờ.

“Vùng Rạch Giá, Hà Tiên nổi danh là nơi tập hợp nhiều sân chim, của trời đất dành riêng cho. Từ vàm đến ngọn sông Cái Lớn, bao nhiêu là sân: sân Cái Nước, sân

Thầy Quơn, sân Thứ Nhứt… Đó là chưa kể mấy sân ở giữa rừng mà chưa ai bước chân

tới. Từng vùng rộng chừng mười ngàn thước vuông, tụ tập hàng vạn con chim lớn.

Chúng nó sanh sôi nảy nở, tạo lập một thế giới riêng biệt náo nhiệt, ở khắp nhành cây và mặt đất. (…) Chim bồ nông tụ tập nhiều nhứt là ngọn rạch Chắc Băng đổ ra sông Cái Lớn.” [17, tr. 37]

Truyện ngắn Cấm bắt rùa, Sơn Nam cho thấy rất nhiều loài rùa sinh sống qua

lời thoại của Bảy Đặng “Rùa xứ này nhiều quá mạng, tôi không muốn bắt hết. Con nào

quá nhỏ tôi liệng bỏ. Còn rùa quạ thì tôi lựa toàn là rùa cái, rùa quạ đực ốm nhom, nhốt chật chỗ” [cấm bắt rùa, tr. ]. Chính sự hào phóng, cỡi mở của Bảy Đặng đã cho

chúng ta cái nhìn toàn diện về thiên nhiên Nam Bộ. Thiên nhiên với nhiều loài rùa cƣ trú, hả hê lựa chọn để làm thức ăn cho bữa cơm hằng ngày.

“Ở đây, nhiều bữa tôi ăn rùa trừ cơm, ăn độn với cơm như người ăn khoai lang. Ăn thét rồi ngán quá. Rùa nướng, rùa rang, rùa nấu cháo, rùa xào lá cách lá lốt. Riết rồi ăn gan, ăn trứng, bỏ thịt.” [16, tr. 20]

Trong tác phẩm, Bảy Đặng nhƣ đang đóng vai ngƣời hƣớng dẫn viên du lịch đang giới thiệu với du khách tham quan – thầy đội Bình về cảnh sắc thiên nhiên Nam Bộ, sự phong phú hào nhoáng về số lƣợng loài của vùng đất này. Những lời giới thiệu đó cũng là một lời mời gọi chân thành của một ngƣời nông dân đang rất tự hào về sản vật của thiên nhiên Nam Bộ.

“Đôi ba trăm con rùa đủ cỡ, đủ loại, đang cỡi đè lên nhau, chen lấn nghe lộp cộp. Con thì ngả ngửa, khoe cái yếm vàng lườm, bốn cẳng ngoe nguẩy bơi trong không khí. Con khác cố gắng quào vào vào vách hồ bằng sậy, lú cổ dài nhằng, miệng há

rộng, thiếu răng giống như mỏ chim. Loại rùa nắp thì e thẹn, khép cái yếm lại, giấu

kín đầu cổ vào trong mai, giống như món đồ ngon cất kỹ trong cái hộp bằng xương. (…) Rùa xứ này nhiều quá mạng, tôi không muốn bắt hết. Con nào nhỏ tôi

liệng bỏ. Còn rùa quạ thì tôi lựa toàn là rùa cái, rùa quạ đực ốm nhom, nhốt chật

chỗ.” [16, tr. 19]

Sự trù phú của thiên nhiên Nam Bộ còn đƣợc phản ánh trong các tác phẩm Ngày

từng tác phẩm, chúng ta thấy đƣợc muôn vạn con ba khía đang hẹn hò, bắt cặp tình tự ““Năm Hinh nhìn kỹ: lũ ba khía nọ quá đông nhưng hiền hậu làm sao, không quơ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

càng ngẩng đầu lên để kẹp tay kẻ khác mà tự vệ. Hơn nữa, chúng phân chia từng cặp, con đi sau ráng chạy hơn con trước.

(…) Năm Hinh nhìn chung quanh ánh đuốc phản chiếu dưới bãi bùn đen, chói ngời, tiếng “xạt xạt” trổi lên như một bản nhạc lạ lùng. Hàng trăm, hàng ngàn con

ba khía bị ném vào giỏ, nhịp nhàng đều đều.” [16, tr. 78].

Từng con cá chết dại trôi lềnh bềnh trên mặt nƣớc khi mỗi năm nƣớc mặn tràn vô các con kênh rạch chứa nƣớc ngọt làm cho nhiều loài cá, đặc biệt cá lóc sống ở nƣớc ngọt say nƣớc mặn chết trôi lềnh khênh trên mặt nƣớc.

“Ở xứ này, mặn cuối năm tràn vô rạch. Bao nhiêu cá lóc quen nước ngọt bị say

nước mặn, chạy trốn không kịp, chết trôi lờ đờ. (…) Vào khoảng tám giờ sáng hôm

sau, Hồng và Huệ bơi xuồng ra tới chòi của Hai Tỵ. Khoang xuồng đầy cá lóc chết

dại. Cá nổi trắng mặt nước, hai bên bờ rạch không có nhà cửa, nên mẹ con Hồng độc

quyền nguồn lợi ấy.” [16, tr. 124]

Sơn Nam còn cho chúng ta thấy cảnh tƣợng những loài cá thiên nhiên, nhƣ: cá lóc, cá trê, cá rô v.v… con nào con nấy to tƣớng đang chen chúc, đập nƣớc, đớp mồi lụp bụp trong cái ao nhỏ hẹp nhƣ đang phá vỡ đê bao để thoát ra một nơi rộng lớn hơn.

“Trong cái đìa sau trại, cá quậy nước nghe ầm ầm. Hàng ngàn con cá to đã

gom vào đó. Im một chặp, lại nghe tiếng “chép chép”, “lụp bụp”, “lào xào”… cứ như thế, mỗi lúc một náo nhiệt.

Chú xách cây đèn “pin”, chạy ra ngoài, rọi xuống đìa. Nước đục ngầu pha trộn với bùn đen. Hằng hà sa số cá lóc, cá trê cố vùng vẫy, toan lội trở ngược. Chú dạo một vòng, chung quanh bờ ruộng. Cá gom xuống mương rồi. Cá muốn lội trở ngược lên đất khô. Rốt cuộc, cá rớt xuống mương, lội dài theo dòng nước đục, gom vào một cái đìa lớn.” [17, tr. 177]

Những loài thực vật cũng góp thêm màu sắc lấp lánh, những nét chấm phá diệu kì đã tạo nên một bức tranh “thuỷ mạc Nam Bộ” tinh tế, đa sắc và vô cùng sống động.

“Xuồng tiến vào khu vực đầy bàng: bàng mọc dày đặc, cao khỏi đầu Tư Én,

ông Bang cứ nhắm mắt, ngỡ mình chun vào cái bùng vô tận, đen ngòm. Bàng ngã rạp xuống, xuồng lấn tới.” [17, tr. 254]

Phần phân tích trên đã cho chúng ta cái nhìn khá toàn diện về vùng đất Nam Bộ, một vùng đất đầy tiềm năng phát triển với nhiều loài động thực vật vô cùng phong phú đa dạng đang có sinh sôi nảy nở trên mảnh đất này. Tất cả đã tạo nên một diện mạo mới cho vùng đất Nam Bộ và khẳng định rằng Nam Bộ là vùng đất sinh sau đẻ muộn hơn các vùng miền khác nhƣng là vùng đất trù phú, giàu có với nhiều sản vật từ thiên nhiên ƣu ái cho ngƣời nông dân Nam Bộ.

Một phần của tài liệu trường từ vựng nghề nghiệp trong truyện ngắn của nhà văn sơn nam (Trang 43 - 47)