Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu: Luận văn được thực hiện với mục đích làm rõ vai trò của báo chí đối với các hoạt động phát triển văn hóa du lịch.. Du lịch văn hóa được sinh ra và phát t
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
………
ĐĂNG THỊ ĐOAN Y
BÁO CHÍ VỚI VẤN ĐỀ VĂN HÓA DU LỊCH
THỜI KỲ HỘI NHẬP (Khảo sát báo Du lịch, Tạp chí Du lịch Việt Nam, Tạp chí Heritage, giai đoạn 2007 - 2008)
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH BÁO CHÍ
Hà Nội - 2009
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH BÁO CHÍ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đinh Văn Hường
Hà Nội – 200
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 7
1 Tớnh thời sự và lý do chọn đề tài: 7
2 Tinh hỡnh nghiờn cứu: 8
3 Mục đớch, nhiệm vụ nghiờn cứu: 3
4 Đối tượng và phạm vi nghiờn cứu: 10
5 Phương phỏp nghiờn cứu: 4
6 í nghĩa lớ luận và thực tiễn của đề tài: 11
7 Kết cấu của luận văn: 5
CHƯƠNG 1: VỊ TRÍ, VAI TRề CỦA DU LỊCH VÀ VĂN HểA DU LỊCH TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP 13
1.2 Một số khái niệm……… 7
1.1 Vị trí và vai trò của du lịch và văn hóa du lịch 15
1.3 Quan điểm, chủ tr-ơng của đảng và nhà n-ớc về phát triển du lịch nói chung và văn hóa du lịch nói riêng thời kỳ hội nhập 24
1.4 Vai trò của báo chí đối với sự phát triển văn hóa du lịch việt Nam thời kỳ hội nhập 31
CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ VĂN HểA DU LỊCH THỜI KỲ HỘI NHẬP QUA PHẢN ÁNH CỦA BÁO CHÍ, GIAI ĐOẠN 2007 – 2008 36
2.1 Vài nét về các sản phẩm báo chí đ-ợc khảo sát 36
2.2 Các vấn đề phát triển của văn hóa du lịch thời kỳ hội nhập qua thể hiện của các sản phẩm báo chí đ-ợc khảo sát 33
2.3 Hình thức và nghệ thuật truyền tải văn hóa du lịch trên các sản phẩm báo chí đ-ợc khảo sát 62
Trang 42.4 -u điểm và hạn chế của các sản phẩm báo chí trong việc quảng bá văn hóa
du lịch thời kỳ hội nhập 74
2.5 Tác động và hiệu quả của báo chí đối với vấn đề văn hóa du lịch thời kỳ hội nhập 80
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN VĂN HểA DU LỊCH THỜI KỲ HỘI NHẬP VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HIỆU QUẢ CỦA 3 TỜ BÁO 785
3.1 Phương hướng phỏt triển của Du lịch Việt Nam núi chung và văn húa du lịch núi riờng trong tiến trỡnh hội nhập quốc tế 785
3.2 Những thỏch thức đối với hoạt động kinh doanh văn húa du lịch thời kỳ hội nhập 87
3.3 Những thỏch thức liờn quan đến cụng tỏc tuyờn truyền, quảng bỏ, phỏt triển văn húa du lịch thời kỳ hội nhập trờn bỏo chớ 92
3.4 Một số nhúm giải phỏp 896
KẾT LUẬN 112
TÀI LIỆU THAM KHẢO 115
PHỤ LỤC……… ……… 112
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Tính thời sự và lý do chọn đề tài:
Ngày nay, du lịch ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội cũng như trong nền kinh tế quốc dân Trải qua gần 50 năm hình thành và phát triển, du lịch Việt Nam đã từng bước xác lập, nâng cao hình ảnh và vị thế của mình trên trường quốc tế, khẳng định được vị trí quan trọng trong chính sách
mở cửa và hội nhập góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Đối với kinh tế, du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn, mang lại rất nhiều lợi nhuận Trong đời sống văn hóa, du lịch đem lại cho con người sự hiểu biết lẫn nhau: khám phá văn hóa, phong tục tập quán bản địa, lễ hội truyền thống dân tộc, kể cả những phong tục tín ngưỡng
Cùng với du lịch, từ lúc đất nước ta tiến hành công cuộc đổi mới, chưa bao giờ văn hóa dân tộc Việt Nam có những bước chuyển biến toàn diện và sâu sắc như hiện nay Đây là thời kỳ chuyển đổi mạnh mẽ cả về quan niệm, giá trị, chuẩn mực, cả về công nghệ kỹ thuật và cơ sở vật chất của văn hóa gắn với du lịch
Và nói như nhà văn Nguyên Ngọc: “Du lịch bao giờ cũng là văn hóa, là trao đổi văn hóa, là hành động của những con người tìm đến với nhau bằng văn hóa, qua văn hóa Du lịch rất cần tìm hiểu cho ra sự chuyển động và hình thành văn hóa mới của chuyển động đó trên vùng đất này để làm món “hàng độc” của mình Hướng đi mới, chính là một hướng đi văn hóa, theo nghĩa sâu xa và cũng rất thời sự của văn hóa”
Trước sức ép của xu thế toàn cầu hóa, khu vực khóa, được sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại đã tác động vào nền văn hóa của các dân tộc, các quốc gia hết sức mạnh mẽ toàn diện và sâu sắc Văn hóa du lịch đã và đang trở thành
Trang 6món ăn tinh thần thiết yếu của con người, đem lại giá trị lớn cho cộng đồng xã hội, giúp người dân địa phương xóa đói giảm nghèo, tạo ra dòng chảy mới, cải thiện cuộc sống người dân tốt hơn
Có được những thành tích đó của ngành du lịch Việt Nam hiện nay phải
kể đến sự đóng góp, phối hợp hành động của các ban, ngành Trong đó báo chí
là một trong những kênh quan trọng trong công tác xúc tiến, quảng bá phát triển văn hóa du lịch Do đó việc phát triển du lịch nói chung và văn hóa du lịch nói riêng là đòi hỏi khách quan của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia
Với những lý do trên tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Báo chí với vấn
đề văn hóa du lịch thời kỳ hội nhập” (Trên cơ sở khảo sát Báo Du lịch, Tạp chí
Du lịch Việt Nam, tạp chí Heritage, 2007 đến 2008) Với đề tài này, tác giả luận
án xin được góp phần nhỏ bé của mình vào nhiệm vụ bảo tồn, chấn hưng, phát triển các giá trị truyền thống văn hóa dân tộc trên bước đường hội nhập
2 Tình hình nghiên cứu:
Vấn đề văn hóa du lịch trên báo chí nói chung và trên báo in nói riêng lâu nay đã được bàn luận nhiều Đây không phải là một đề tài mới và trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu các luận văn, luận án, khóa luận tốt nghiệp, vấn đề văn hóa du lịch cũng được một số tác giả đề cập nhưng ở những góc độ và khía cạnh khác nhau, chưa phản ánh một cách sâu sắc và toàn diện
Có thể kể tên một số đề tài khoa học và khóa luận tốt nghiệp, luận văn, luận án có liên quan đến du lịch như:
+ “Báo chí với vấn đề quảng bá phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ hội
nhập” Luận văn Thạc sỹ của Nguyễn Thị Thái Hà, năm 2007 (Trường Đại học
Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội)
+ “Một số giải pháp phát triển du lịch bền vững Thành phố Hồ Chí Minh
đến năm 2010” Luận án Tiến sỹ kinh tế của Đoàn Liêng Diễm, năm 2004
Trang 7+ “Giải pháp cơ bản khai thác tiềm năng du lịch của Thủ Đô và vùng phụ
cận nhằm phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2010” Luận án Tiến sỹ của
Nguyễn Thị Nguyên Hồng, năm 2004
+ “Báo chí Khánh Hòa tuyên truyền phát triển du lịch” Luận văn Thạc
sỹ của Nguyễn Lê Đình Thống, năm 2007 (Học viện Báo chí và Tuyên truyền)
+ “Vấn đề văn hóa - du lịch trên sóng truyền hình Huế thời kỳ đổi mới
(1986 – 1999”) Luận văn Thạc sỹ của Nguyễn Văn Công Toàn, năm 2000
(Học viện Báo chí và Tuyên truyền)
Ngoài ra một số Đề tài cấp Bộ - Tổng cục Du lịch như: “Cơ sở lý luận,
thực tiễn của hoạt động thông tin tuyên truyền quảng cáo du lịch và một số ấn phẩm thử nghiệm” (Năm 1997) “Nghiên cứu cơ sở khoa học và giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch Việt Nam trước những thách thức khoa học công nghệ hiện nay” (Năm 2002)
“Nghiên cứu nội dung và giải pháp để nâng cao chất lượng thông tin khoa học
– công nghệ và môi trường trên tạp chí Du lịch Việt Nam” (Năm 2003)
Trước tình hình đó, tác giả mạnh dạn chọn đề tài: “Báo chí với vấn đề
văn hóa du lịch thời kỳ hội nhập” Đây là một đề tài mới, đi sâu tìm hiểu tính
liên ngành của hoạt động phát triển văn hóa du lịch Và tuy có kế thừa, tham
khảo nhưng luận văn này không trùng lặp với các công trình trước đó Dù biết
sẽ gặp không ít khó khăn, tuy nhiên với những kiến thức được trang bị ở nhà trường, được các giáo sư, tiến sĩ, thầy giáo hướng dẫn quan tâm giúp đỡ, cùng với quá trình nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu thực tiễn, bản thân người làm luận văn cảm thấy có đủ niềm tin về khả năng thực hiện đề tài này
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu:
Luận văn được thực hiện với mục đích làm rõ vai trò của báo chí đối với các hoạt động phát triển văn hóa du lịch Để đạt được mục đích trên, đề tài có nhiệm vụ:
Trang 8- Nghiên cứu làm sáng tỏ quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước về phát triển văn hóa du lịch trong thời kỳ hội nhập
- Tìm hiểu vai trò của báo chí trong việc phát triển văn hóa du lịch
- Phân tích thực trạng công tác tuyên truyền, quảng bá phát triển văn hóa
du lịch trên báo chí
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả “Vấn
đề văn hóa du lịch thời kỳ hội nhập” phù hợp với yêu cầu phát triển của tình hình mới
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Về đối tượng nghiên cứu, luận văn tập trung khảo sát Báo Du lịch, tạp chí Du lịch Việt Nam, tạp chí Heritage và các bài báo viết về văn hóa du lịch
Vì đây là những cơ quan báo chí có nhiều đóng góp trong việc tuyên truyền quảng bá du lịch Việt Nam trong thời gian qua
Về phạm vi nghiên cứu, luận văn lựa chọn thời điểm từ năm 2007 đến
2008 vì đây có thể coi là giai đoạn quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 – 2010 Khoảng thời gian khảo sát hai năm tuy không nhiều nhưng cũng phần nào giúp người làm luận văn có được cái nhìn tổng thể, khái quát và toàn diện về bức tranh du lịch Việt Nam
5 Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn dựa vào phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các văn bản chỉ thị, nghị quyết trung ương để xem xét đánh giá khách quan về phát triển văn hóa du lịch
Cùng với các phương pháp trên, luận văn còn sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh, khảo sát, đánh giá giúp tác giả thu thập đến mức tối đa thông tin nghiên cứu Là sự hỗ trợ cần thiết để tìm hiểu tác động
Trang 9của báo chí đối với sự phát triển của ngành du lịch Việt nam, cũng như thấy được sự khác biệt trong cách thức tuyên truyền của các sản phẩm báo chí được khảo sát để từ đó tìm ra định hướng tuyên truyền khác nhau của các tờ báo
Phương pháp chuyên gia tư vấn: Tác giả sử dụng phương pháp này nhằm khai thác kinh nghiệm, kiến thức của các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch và báo chí phục vụ cho nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
6 Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài:
Về mặt lí luận, luận văn làm nổi bật sự gắn kết hữu cơ, tác động lẫn nhau mang yếu tố hiện đại của khái niệm văn hóa du lịch và du lịch văn hóa Luận văn góp phần đánh giá đúng thực trạng công tác tuyên truyền, quảng bá phát triển văn hóa du lịch của báo chí truyền thông Trên cơ sở đó đề ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tuyên truyền, quảng bá, phát triển văn hóa du lịch trên báo chí
Đồng thời trên cơ sở phân tích những hạn chế trong công tác tuyên truyền, luận văn sẽ giúp đội ngũ phóng viên, biên tập viên chuyên viết về đề tài văn hóa du lịch có định hướng tuyên truyền phù hợp, nâng cao hiệu quả hơn, khuyến khích tạo ra những sản phẩm báo chí hay, hấp dẫn và thiết thực
Luận văn còn rút ra những kinh nghiệm quý báu trong công tác tuyên truyền về phát triển văn hóa du lịch, giúp cho các cơ quan quản lý báo chí, cơ quan báo chí đánh giá đúng, đầy đủ về công tác tuyên truyền trong lĩnh vực này Kết quả nghiên cứu của luận văn cũng sẽ giúp các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch phần nào thấy được sự cần thiết phải đẩy mạnh hơn nữa sự phối hợp liên ngành giữa báo chí và du lịch
7 Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày trong ba chương:
Trang 10Chương 1: Vị trí, vai trò của du lịch và văn hóa du lịch trong thời kỳ hội nhập
Chương 2: Vấn đề văn hóa du lịch thời kỳ hội nhập qua phản ánh của báo chí (Khảo sát các báo: Báo Du lịch, tạp chí Du lịch Việt Nam, tạp chí Heritage, giai đoạn 2007 – 2008)
Chương 3: Một số vấn đề đặt ra đối với phát triển văn hóa du lịch Việt Nam thời kỳ hội nhập và giải pháp nâng cao chất lượng hiệu quả của ba tờ báo
Nội dung của luận văn sẽ được trình bày theo thứ tự các chương, mục trên
Trang 11CHƯƠNG 1
VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA DU LỊCH VÀ VĂN HÓA DU LỊCH TRONG
THỜI KỲ HỘI NHẬP 1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1.1.1 khái niệm du lịch
Theo Tổ chức du lịch Thế giới: “Du lịch được hiểu là hành động du
hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống…”
Từ điển Bách Khoa Việt Nam (tập 1, Hà Nội 1996) định nghĩa du lịch là:
“một ngành kinh tế tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết
về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước, đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế, du lịch là lĩnh vực mang lại hiệu quả rất lớn, có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hóa và lao động dịch vụ tại chỗ”
Như vậy, du lịch là hoạt động xã hội của con người hướng tới nhu cầu hưởng thụ và phát triển, văn hóa tinh thần là một bộ phận trong sinh hoạt văn hóa của con người nhằm thỏa mãn trí tò mò, đồng thời mở mang kiến thức, đáp ứng lòng ham hiểu biết qua sự gặp gỡ, giao lưu, học hỏi Từ đó góp phần hình thành phương hướng đúng đắn trong mơ ước, sáng tạo, trong việc hoàn thiện nhân cách bản thân
1.1.2 Khái niệm văn hóa
Mặc dù khoa học nghiên cứu văn hoá đã hình thành từ vài trăm năm nay
và ngày càng phát triển, nhưng cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm văn hoá chung nhất, được thống nhất cao nhất
Khái niệm văn hoá theo nghĩa rộng: là tất cả sự sáng tạo của con người
Trang 12Theo nghĩa hẹp: Văn hoá bao gồm tất cả những sản phẩm vật thể và phi
vật thể do con người sáng tạo ra và mang tính giá trị Theo khái niệm này, có
thể thấy văn hoá bao gồm cả vật chất và tinh thần, cả kinh tế lẫn xã hội
Trong cuốn “Cơ sở văn hoá Việt Nam: GS Viện sĩ Trần Ngọc Thêm đưa
ra khái niệm: “Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần
do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội ”
Trong công trình Việt Nam văn hóa sử cương (xuất bản lần đầu năm 1938), học giả Đào Duy Anh quan niệm: "Văn hóa là cách sinh hoạt của
người" Nhà văn hóa học Vũ Khiêu thì cho rằng: "Văn hóa thể hiện trình độ được vun trồng của con người, của xã hội Văn hóa là trạng thái con người ngày càng tách khỏi giới động vật, ngày càng xóa bỏ những đặc tính của động vật, để khẳng định những đặc tính của con người"
Tóm lại văn hóa, nói một cách giản dị, là những gì còn lại sau những chu trình lịch sử khác nhau, qua đó người ta có thể phân biệt được các dân tộc với nhau Thông qua mỗi một chu kỳ của sự phát triển, dân tộc đó tương tác với mình và với những dân tộc khác, cái còn lại được gọi là bản sắc, hay còn gọi là văn hóa
1.1.3 khái niệm văn hóa du lịch
Bên cạnh những loại hình văn hóa như văn hóa ứng xử, văn hóa giao tiếp, văn hóa đọc, văn hóa ẩm thực, văn hóa gia đình, văn hóa trang phục… gần đây văn hóa du lịch được xem là một trong những sản phẩm đặc thù của các nước đang phát triển, thu hút nhiều khách du lịch quốc tế Văn hóa du lịch chủ yếu dựa vào những sản phẩm văn hóa, những lễ hội truyền thống dân tộc, kể cả những phong tục tín ngưỡng để tạo sức hút đối với khách du lịch bản địa và từ khắp nơi trên thế giới Đối với khách du lịch có sở thích nghiên cứu, khám phá
Trang 13văn hóa và phong tục tập quán bản địa, thì văn hóa du lịch là cơ hội để thỏa mãn nhu cầu của họ
Văn hóa du lịch được hiểu là khai thác văn hóa để làm du lịch và làm du lịch có văn hóa Hay nói một cách khác, văn hóa du lịch nghiên cứu các di tích
lịch sử văn hóa, các danh lam thắng cảnh, lễ hội, phong tục tập quán, ẩm thực, những giá trị vật thể và phi vật thể từ góc độ du lịch nhằm phục vụ kinh doanh
du lịch nói riêng và hoạt động du lịch nói chung
Đứng ở góc độ trao đổi, thì văn hóa du lịch cũng là một hoạt động thương mại Khách du lịch trả tiền để khám phá văn hóa và người làm du lịch khai thác bản sắc văn hóa để đáp ứng nhu cầu đó Du lịch vì thế tạo việc làm cho lao động, tạo nguồn thu nhập lớn cho đất nước Nhờ vậy có thể nâng cao hiểu biết
và ý thức của người dân, qua đó đóng góp vào việc bảo vệ các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, thúc đẩy tiềm năng phát triển của các giá trị đó
Phần lớn hoạt động văn hóa du lịch được gắn liền với địa phương - nơi lưu giữ nhiều lễ hội văn hóa và cũng là nơi tồn tại đói nghèo Khách du lịch ở các nước phát triển thường lựa chọn những lễ hội của các nước để tổ chức những chuyến du lịch nước ngoài Bởi thế, thu hút khách du lịch tham gia các lễ hội văn hóa du lịch tức là tạo ra dòng chảy mới và cải thiện cuộc sống của người dân địa phương
Ở Việt Nam, nhiều hoạt động văn hóa du lịch được tổ chức dựa trên những đặc điểm của vùng miền: Chương trình Lễ hội Đất Phương Nam (Lễ hội văn hóa dân gian vùng Đồng bằng Nam bộ), Du lịch Điện Biên (Lễ hội văn hóa Tây Bắc kết hợp với sự kiện chính trị: 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ), Con đường Di sản miền Trung (Lễ hội dân gian kết hợp tham quan những di sản văn hóa được UNESCO công nhận) là những hoạt động của văn hóa du lịch, thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước Trong số đó, Festival Huế được xem là hoạt động văn hóa du lịch đặc sắc nhất Việt Nam Lễ hội được tổ chức
Trang 14thường xuyên 2 năm một lần, với sự hỗ trợ của Chính phủ Pháp Đây là dịp để
VN có cơ hội giới thiệu với du khách trong nước và quốc tế về lễ hội dân gian của miền Trung, đặc biệt là Nhã nhạc cung đình Huế - một di sản phi vật thể vừa được UNESCO công nhận, và Lễ tế đàn Nam Giao - một lễ hội vương triều thất truyền từ hàng chục năm nay
Như vậy, văn hóa du lịch đóng một vai trò rất quan trọng đối với hoạt động du lịch
1.1.4 Khái niệm du lịch văn hóa
Du lịch văn hóa là một loại hình du lịch được hình thành từ nhu cầu ham muốn hiểu biết của con người đối với cái đẹp, cái tinh túy của văn hóa một tộc người, một địa phương và một đất nước Một cuộc du lịch thăm các công trình
văn hóa, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh không chỉ là sự hưởng thụ vật chất qua các món ăn dân tộc, mua sản phẩm dân tộc, mà trên hết là sự thăng hoa về tinh thần khi nhận biết quá khứ của một di tích, cảm thụ được cái đẹp của thiên nhiên, của các công trình kiến trúc và con người
Như vậy du lịch văn hóa tức là các hình thức tổ chức cho du khách tiếp cận với nền văn hóa của dân tộc thông qua những sản phẩm du lịch giàu bản
sắc, có chất lượng văn hóa cao Du lịch văn hóa là một loại hình du lịch với
nhiều hình thức như tham quan, nghiên cứu, hành hương, lễ hội, vui chơi giải trí… là hình thức hoạt động xã hội và hoạt động văn hóa đặc thù Du lịch văn
hóa được sinh ra và phát triển cùng với hoạt động du lịch vì vậy nó có những đặc trưng cơ bản như:
- Tính đa dạng: Sản phẩm du lịch văn hóa có chất lượng cao được tạo nên bởi sự khai thác nhiều đối tượng: như cảnh quan thiên nhiên, các di tích lịch sử
- văn hóa, các lễ hội truyền thống, các lọai hình văn hóa văn nghệ dân gian, bản sắc dân tộc, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ kèm theo
Trang 15- Tính đa thành phần: Du khách tham gia du lịch văn hóa, cộng đồng địa phương gồm nhiều thành phần trong xã hội cũng tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào hoạt động du lịch văn hóa Vì vậy, tính đa thành phần còn bao hàm cả tính xã hội hóa cao
- Tính đa mục tiêu: Du lịch văn hóa mang lại lợi ích nhiều mặt như bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên, môi trường, di tích lịch sử – văn hóa, duy trì và phát triển văn hóa phi vật thể, nâng cao chất lượng phục vụ du khách, nâng cao chất lượng đời sống của người phục vụ du lịch, mở rộng học hỏi và giao lưu văn hóa, kinh tế, nâng cao ý thức trách nhiệm cho cộng đồng
- Tính liên vùng: Du lịch văn hóa nâng cao ý thức của du khách về văn hóa, thẩm mỹ,…Vì vậy nên có sự liên kết giữa các cơ sở du lịch, các vùng văn hóa với nhau trong việc hoạch định các tuyến, điểm du lịch văn hóa phục vụ cho du khách
- Tính mùa vụ: Thể hiện ở số lượng du khách thường tập trung rất đông ở những tuyến,điểm du lịch văn hóa vào những ngày nghỉ cuối tuần, nghỉ hè, nghỉ đông (du khách nước ngoài), nghỉ lễ Vì vậy, cần phải có những chương trình thu hút du khách ở những mùa còn lại nhằm khai thác nhiều hơn sản phẩm du lịch văn hóa
- Tính chi phí: Du lịch văn hóa mang lại giá trị văn hóa tinh thần cao cho
du khách vì vậy phải đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch văn hóa để du khách cảm thấy chi phí của họ khi tham gia du lịch là xứng đáng
Du lịch văn hóa là hoạt động có tính giáo dục và diễn giải nhằm nâng cao hiểu biết về sinh thái tự nhiên và sinh thái nhân văn, qua đó tạo nên ý thức
xã hội tham gia vào việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống Du lịch văn hóa giúp cho du khách có sự nhận thức cao hơn về các giá trị văn hóa, từ đó làm thay đổi hành vi, có những ứng xử tích cực hơn trong việc bảo vệ, phát huy, phát triển những giá trị về tự nhiên, môi trường và bản sắc văn hóa Du lịch văn
Trang 16hóa hướng đến việc huy động sự tích cực, sự tự nguyện tham gia của cộng đồng địa phương, qua đó tạo thêm việc làm, tăng thu nhập để người dân không còn phụ thuộc vào việc khai thác tự nhiên và nhận thấy lợi ích của việc phát huy tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn vào hoạt động du lịch văn hóa Để từ
đó chính họ sẽ là những người bảo vệ trung thành nhất các giá trị tự nhiên và văn hóa nơi họ sinh sống
Với những nội dung ý nghĩa như trên, du lịch văn hóa có mối quan hệ biện chứng với văn hóa du lịch, là kết quả, mục tiêu, trung tâm của văn hóa du lịch Vì vậy, việc sử dụng văn hóa truyền thống dân tộc trong kinh doanh du lịch không những mang lại lợi ích kinh tế mà còn nâng cao vị thế của dân tộc vì mục tiêu chính trị và hòa bình
1.1.5 Mối quan hệ biện chứng
Mỗi dân tộc có một bản sắc văn hóa riêng Điều đó tạo nên sự hấp dẫn đối với khách nước ngoài Do đó, để phát triển du lịch, chúng ta cần phải khai thác tốt hơn nữa yếu tố truyền thống văn hóa của dân tộc
Xét từ góc độ nhu cầu du lịch, văn hoá là nguyên nhân nội sinh của nhu cầu du lịch, là nội hàm của khái niệm du lịch Điều đó có nghĩa rằng, nếu chúng
ta tước bỏ những yếu tố của văn hoá thì du lịch trở nên vô nghĩa Hay nói cách khác, du lịch là hoạt động văn hoá của con người nói chung để thoả mãn nhu cầu nghỉ ngơi, tìm hiểu, khám phá và thẩm nhận những giá trị của sứ sở ngoài nơi cư trú thường xuyên
Theo Giáo sư Hoàng Chương: “ Văn hóa là hồn của du lịch Du lịch chỉ
là một cái xác, nếu không có hồn không tồn tại được Để phát triển du lịch chúng ta phải biết khai thác, phát huy những cái gì là đặc sắc của văn hóa Việt Nam Nếu chúng ta quên lãng đầu tư cho văn hóa thì du lịch phát triển không bền vững Chúng ta làm du lịch phải có một định hướng rõ ràng, phải bảo vệ
Trang 17những giá trị truyền thống của dân tộc vì đó chính là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”
Văn hóa và du lịch
Từ định nghĩa ngắn gọn, súc tích của viện sĩ Nguyễn Khắc Viện: “Du
lịch là sự mở rộng không gian văn hóa của con người”, chúng ta có thể khái
quát mối quan hệ giữa văn hóa và du lịch: Văn hóa vừa là đối tượng chủ yếu và quan trọng của du lịch, vừa là mục tiêu đạt đến của du lịch Văn hóa tạo không gian đa chiều, đa sắc, đa dạng, đa tầng…cho du lịch thâm nhập, khai thác và phát triển
Vì vậy, tác động của văn hóa đến du lịch là rất rõ ràng, cụ thể và toàn
diện Các đối tượng văn hóa được coi là tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn
Văn hóa chính là yếu tố thúc đẩy động cơ du lịch của du khách Xét dưới
góc độ thị trường thì văn hóa vừa là yếu tố cung, vừa góp phần hình thành yếu
tố cầu của hệ thống du lịch Tuy nhiên, chúng ta phải hiểu rằng văn hóa du lịch
luôn chịu sự tác động chi phối của các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội Đất nước có hòa bình, thống nhất, độc lập thì nền kinh tế mới ổn định và phát triển Nền kinh tế có tăng trưởng mạnh mẽ thì văn hóa du lịch mới có điều kiện để phát huy khả năng tiềm lực của mình
Bản thân văn hóa, ngoài sự gắn kết với du lịch, còn nhiều mối quan hệ, tác động khác như: văn hóa giáo dục, văn hóa lịch sử, văn hóa văn nghệ, văn hóa tôn giáo,….các mối quan hệ này có ảnh hưởng, tác động đến lĩnh vực văn hóa du lịch, đồng thời văn hóa du lịch cũng ảnh hưởng, tác động trở lại các mối quan hệ nói trên
Trong một chừng mực nào đó, có thể xét mối quan hệ giữa du lịch và văn hóa thông qua một số phương tiện và sản phẩm văn hóa cụ thể mang đặc trưng
Trang 18của từng vùng, miền Chẳng hạn văn hóa truyền thống của Việt Nam được khách du lịch nước ngoài biết tới nhiều chính là những làn điệu dân ca ở khu vực Trung du đồng bằng Bắc Bộ Ở đó, người xem thấy được cuộc sống, thấy được tâm hồn của con người mỗi địa phương và cũng là nét đặc trưng để phân biệt văn hóa vùng, miền
Dân ca chính là một sản phẩm du lịch đặc sắc, mang tính biểu trưng, một phương tiện quảng bá cho hình ảnh Việt Nam, một tiềm năng quan trọng để phát triển loại hình văn hóa du lịch và để lưu giữ tồn tại một nét riêng biệt của văn hóa Việt
Hay ai trong chúng ta một lần được đến với Huế mộng mơ có lẽ đều thích mua cho mình, bạn bè hoặc người thân một chiếc nón bài thơ Mặc dù giá trị vật chất không lớn nhưng nó mang ý nghĩa bản sắc của một xứ sở riêng biệt
Từ những nhận định trên, có thể khẳng định văn hóa gắn bó với du lịch trong mối quan hệ hữu cơ, tác động thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển
Du lịch tác động và ảnh hưởng đến văn hóa từ các yếu tố:
- Tạo điều kiện thuận lợi cho du khách tiếp xúc, giao lưu, hưởng thụ văn hóa
Trang 19- Tạo nguồn thu nhập tài chính cho văn hóa để đầu tư vào việc bảo tồn, chỉnh trang và phát triển văn hóa
Tất nhiên, mặt trái của hoạt động du lịch nếu không được tổ chức, quản
lý tốt sẽ phá vỡ cảnh quan môi trường văn hóa, làm hư hại, xuống cấp các công trình văn hóa cổ Bên cạnh đó, bản thân ngành văn hóa nếu không tự chủ mà chạy theo lợi nhuận, thương mại thì văn hóa sẽ phát sinh tiêu cực gây hậu quả xấu
Trong một cuộc Hội thảo quốc tế, ông Yamashita Shinsi đã phát biểu rằng: “Trong mối quan hệ giữa du lịch và văn hóa, du lịch thường được gắn với hình ảnh tiêu cực Ý kiến chung bàn về vấn đề này là du lịch thường phá hỏng văn hóa truyền thống Tuy vậy, có những trường hợp hoàn toàn không phải như thế Chúng ta có thể nói rằng cả Bali (của Indonexia) và Tono (của Nhật Bản) đều phát huy tốt yếu tố văn hóa Trong cả hai trường hợp này, du lịch thật sự đã làm sống lại truyền thống văn hóa chứ không phải phá hoại nó”
Vì vậy nếu mục tiêu du lịch chỉ nhằm đạt đến thu nhập kinh tế mà không đáp ứng yêu cầu phát triển văn hóa, sẽ tạo ra sự mâu thuẫn xã hội, gây tác hại đến đời sống văn hóa tinh thần
Ngạn ngữ Việt Nam có câu: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” Đối với du lịch trong mối quan hệ với văn hóa thì: Du lịch một ngày đàng, học một “sàng văn hóa” Và có thể nói thêm rằng, du lịch càng lâu, càng nhiều, càng hiểu biết sâu về văn hóa, sẽ làm cho đời sống tinh thần thêm phong phú, cuộc sống sẽ có thêm phần sáng tạo
Đó chính là sự tác động tích cực và sâu sắc giữa du lịch và văn hóa, cũng như văn hóa với du lịch trong mối quan hệ tương hỗ
1.2 VỊ TRÍ VÀ VAI TRÒ CỦA DU LỊCH VÀ VĂN HÓA DU LỊCH
1.2.1 Vị trí của du lịch và văn hóa du lịch
Trang 20Du lịch là sứ giả của hoà bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia, các dân tộc Trên thế giới, du lịch được xem là một trong những ngành kinh tế hàng đầu, phát triển với tốc độ cao, thu hút được nhiều quốc gia tham gia vì những lợi ích to lớn về kinh tế – xã hội mà nó đem lại Điều này càng thể hiện rõ hơn trước xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá nền kinh tế
Việt Nam là một đất nước giầu tiềm năng du lịch Trong 40 năm hình thành và phát triển, Du lịch Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc, nhanh chóng thu hẹp khoảng cách với các nước trong khu vực, trở thành ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, góp phần tích cực vào quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế của đất nước
Mặc dù ngành du lịch Việt Nam ra đời muộn hơn so với các nước khác trên thế giới nhưng vai trò của nó thì không thể phủ nhận Ngày nay trong xu thế hội nhập toàn cầu hoá kinh tế, chúng ta đang từng bước hội nhập với khu vực và thế giới trên nhiều lĩnh vực, trong đó du lịch với tư cách là một ngành công nghiệp xanh giữ một vị trí hết sức quan trọng Nó mang lại thu nhập GDP lớn cho nền kinh tế, giải quyết công ăn việc làm cho hàng vạn lao động, góp phần truyền bá hình ảnh Việt Nam ra toàn thế giới Mặt khác, hoạt động du lịch còn có tác dụng tăng cường các mối quan hệ xã hội, tình hữu nghị và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, các quốc gia
Bên cạnh đó, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia trên thế giới có nền văn hoá truyền thống riêng, được tích tụ từ lâu đời Văn hóa du lịch là một hình thức quan trọng để các dân tộc giao lưu nền văn hoá với nhau Những yếu tố văn minh trong nền văn hoá nhân loại càng kích thích phát triển những nét độc đáo của văn hoá dân tộc và văn hoá dân tộc phát triển góp phần làm phong phú, đa dạng nền văn hoá nhân loại
1.2.2 Vai trò của du lịch và văn hóa du lịch đối với sự phát triển kinh tế -
xã hội
Trang 21Trong những năm qua, du lịch Việt Nam tăng trưởng tương đối ổn định với tốc độ trung bình ở mức tương đối cao (khoảng 20%), thị phần du lịch của Việt Nam trong khu vực đã tăng từ 5% năm 1995 lên trên 8% năm 2005, thu nhập từ ngành du lịch tăng lên nhiều lần Đây là một thành công lớn góp phần giúp du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn có đóng góp lớn vào GDP
Tỷ trọng GDP của ngành du lịch hiện chiếm khoảng 4% GDP cả nước, mang lại nguồn thu trên 2 tỷ USD/năm Hơn 10 năm trước, Du lịch Việt Nam đứng vào hàng thấp nhất khu vực, nhưng đến nay khoảng cách này đã được rút ngắn, đã đuổi kịp và vượt Philíppin, chỉ còn đứng sau Malaysia, Singapore, Thái Lan và Indonesia Theo UNWTO, hiện nay Việt Nam là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng du lịch cao nhất khu vực và thế giới Năm 2004, Du lịch Việt Nam được Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới xếp thứ 7 thế giới về tăng trưởng lượng khách trong số 174 nước; Việt Nam được xếp vào nhóm 10 điểm đến hàng đầu thế giới
Bên cạnh đó hiệu quả chiều sâu về nhiều mặt của các hoạt động văn hóa du lịch ngày càng rõ nét, thúc đẩy các ngành khác phát triển, tạo ra khả năng tiêu thụ tại chỗ cho hàng hoá và dịch vụ; mỗi năm, hàng chục lễ hội truyền thống được khôi phục, tổ chức dần đi vào nền nếp và lành mạnh, phát huy được thuần phong mỹ tục Nhiều làng nghề thủ công truyền thống cũng được khôi phục và phát triển, tạo thêm các điểm tham quan du lịch, sản xuất hàng lưu niệm, thủ công mỹ nghệ bán cho khách, nhân dân có thêm việc làm và thu nhập; góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo và nhiều hộ dân ở không ít địa phương đã giàu lên nhờ làm du lịch Các hoạt động văn hóa du lịch phát triển còn tạo thêm nguồn thu để tôn tạo, trùng tu các di tích và nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư giữ gìn, phát triển di sản văn hoá
Trang 22Tuyên truyền, quảng bá văn hóa du lịch ở nước ngoài và trong nước đã truyền tải được giá trị văn hoá dân tộc đến bạn bè quốc tế, khách du lịch và nhân dân
Du lịch Việt Nam đã vươn lên, tham gia chủ động dần trong hội nhập
du lịch quốc tế; thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tác du lịch nhiều mặt với các nước láng giềng, các nước trong khu vực và thế giới; ký hiệp định hợp tác du lịch song phương với những nước là thị trường du lịch trọng điểm và đầu mối giao lưu quốc tế và hợp tác du lịch đa phương 10 nước ASEAN Du lịch nước
ta là thành viên của Tổ chức Du lịch thế giới, của Hiệp hội Du lịch Châu á - Thái Bình Dương, của Hiệp hội Du lịch Đông Nam Á và phát huy được vai trò, khai thác tốt quyền lợi hội viên Tham gia chủ động hơn trong hợp tác du lịch tiểu vùng, khu vực, liên khu vực và thế giới Nhờ thế đã tranh thủ được vốn, kinh nghiệm, công nghệ, nguồn khách để phát triển, chủ động gắn kết với du lịch khu vực và thế giới
Với vị trí kinh tế, chính trị, xã hội như vậy, du lịch Việt Nam đã và đang ngày càng khẳng định vị trí của mình trong tổng thể nền kinh tế xã hội của đất nước, là mục tiêu phát triển của quốc gia Như vậy, rõ ràng phát triển du lịch là một hướng đi đúng đắn
1.3 QUAN ĐIỂM, CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÓI CHUNG VÀ VĂN HÓA DU LỊCH NÓI RIÊNG THỜI KỲ HỘI NHẬP
1.3.1 Những thành tựu và hạn chế mà ngành du lịch nói chung và văn hóa
du lịch nói riêng đạt được trong thời gian qua
Thành tựu:
Ngày nay trên thế giới, du lịch hiện được coi là một trong những ngành kinh tế hàng đầu, phát triển với tốc độ cao, thu hút được nhiều quốc gia tham gia vì những lợi ích to lớn về nhiều mặt mà nó đem lại Ở nước ta, trong suốt hơn 40 năm hình thành và phát triển, ngành du lịch luôn được Đảng và Nhà
Trang 23nước quan tâm, nhờ thực hiện đường lối đổi mới về kinh tế, trong những năm gần đây, ngành du lịch Việt nam đã khởi sắc và ngày càng có tác động tích cực đến đời sống kinh tế xã hội của đất nước
Những năm qua, lượng khách du lịch (bao gồm của khách quốc tế và nội địa) tăng không ngừng từ 250.000 khách quốc tế năm 1990 lên 3,58 triệu lượt khách vào năm 2006, thu nhập từ du lịch đạt từ 13 ngàn tỷ đồng đến 51 nghìn tỷ đồng Năm 2007, du lịch Việt Nam đã đón vị khách quốc tế thứ 4 triệu Đây là một dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của ngành Với việc đón vị khách quốc tế 4 triệu, ngành Du lịch đã hoàn thành kế hoạch đón từ 4,0 đến 4,4 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2007, tăng trên 18% so với năm 2006 và tạo tiền đề để Du lịch Việt Nam đón 6 -6,5 triệu lượt khách quốc tế vào năm 2010
Du lịch nước ta đã thiết lập quan hệ và mở rộng hợp tác với nhiều tổ chức
du lịch quốc tế, tích cực tham gia chủ động hơn trong các diễn đàn và chương trình hợp tác trong và ngoài khu vực Kết quả hoạt động hợp tác, hội nhập kinh
tế quốc tế đa phương và song phương trong du lịch đã góp phần thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa của Đảng và Nhà nước Việc đón tiếp trên 2 triệu khách du lịch quốc tế mỗi năm và đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá du lịch ra nước ngoài đã góp phần giới thiệu
về cảnh đẹp đất nước, con người và tiềm năng du lịch Việt Nam, tranh thủ được
sự đồng tình ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với sự nghiệp đổi mới đất nước, tăng cường ngoại giao nhân dân
Đặc biệt từ khi Bộ Chính trị có Kết luận 179/CT-TW về: "Phát triển du lịch trong tình hình mới” và Nghị quyết Đại hội IX của Đảng khẳng định: “phát triển du lịch thực sự thành ngành kinh tế mũi nhọn”, chủ trương này được quán triệt sâu rộng trong cả nước Từ năm 2001 đến nay, Chính phủ đã phê duyệt
kinh phí gần 30 tỉ đồng cho Chương trình hành động quốc gia về du lịch; chiến
dịch quảng bá rầm rộ trong nước và quốc tế, đa dạng hóa và nâng cao chất
Trang 24lượng sản phẩm, nâng cao năng lực quản lý nhà nước về du lịch làm cho hoạt động du lịch sôi động cả trong và ngoài nước Chính phủ đã ban hành quy định miễn visa cho một số nước: Hàn Quốc, Nhật Bản và một số nước khác Nhờ thế các tiềm năng, thế mạnh về du lịch của đất nước đã được khai thác tốt hơn, tăng khả năng hợp tác và cạnh tranh
Hướng tới năm 2010, một chương trình hành động quốc gia về du lịch đã được đề ra nhằm mục tiêu phát triển bền vững, khẳng định vai trò kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân và phấn đấu để Việt Nam trở thành một điểm đến hấp dẫn của du lịch thế giới Dự tính vào năm 2010, lượng khách quốc tế tăng trưởng từ 10 - 20%/năm, đạt khoảng 6 triệu lượt người, khách nội địa tăng
từ 15 - 20%/năm, đạt khoảng 25 triệu lượt người Mức thu nhập từ du lịch đạt
từ 4- 5 tỷ USD
Hạn chế:
Với những kết quả, tiến bộ nêu trên có thể khẳng định, ngành Du lịch đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra mặc dù bối cảnh quốc tế diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường và tình hình trong nước có những thuận lợi và khó khăn đan xen
Tuy đạt được những kết quả cơ bản, tích cực nêu trên, nhưng ngành du lịch còn bộc lộ những hạn chế, yếu kém cần khắc phục Đó là:
Hoạt động xúc tiến du lịch còn kém Trong sáu tháng cuối năm 2008, lượng khách từ một số thị trường đến Việt Nam giảm sút nghiêm trọng so với cùng kỳ 2007, chỉ đạt khoảng 4,25 triệu lượt người, thấp hơn rất nhiều so với con số dự báo từ 4,8 – 5 triệu lượt người và so với năm 2007 chỉ còn tăng khoảng 0,5% Đây là một tốc độ tăng trưởng khách quốc tế đến thấp kỷ lục ở nước ta từ năm 2004 đến nay: Tốc độ tăng trưởng năm 2004 là 21,9%; năm
2005 là 17,5%; năm 2006 là 4,5% và năm 2007 là 17,5%
Trang 25Ngành du lịch Việt Nam còn chậm quảng bá, chậm giảm giá Trong khi
các nước trong khu vực đã quảng bá rầm rộ trên các phương tiện truyền thông
quốc tế về các chương trình khuyến mãi đến hết năm 2009 thì cho đến giờ,
chương trình “Ấn tượng Việt Nam” vẫn chưa hoàn tất Hiện nay, giá khách sạn
cao cấp tại Việt Nam vẫn cao hơn tại Malaysia, Thái Lan, Indonesia khoảng
10%, ngoài ra tour đến Việt Nam vẫn tính bằng USD, mà một năm qua, các
đồng tiền của Indonesia, Thái Lan, Philippines, Úc đều bị mất giá so với USD
nhiều hơn Việt Nam nên tỷ giá cũng là một nguyên nhân khác góp phần làm giá
tour Việt Nam giảm sức cạnh tranh
Năm 2008 mức tăng du khách của Việt Nam chỉ đạt 0,5%, trong khi đó
Singapore đạt 4,8%, Malaysia và Indonesia đạt hơn 13%, Campuchia cũng
được 6% Có thể thấy sự thụ động, phản ứng chậm chạp trước thử thách làm
ngành du lịch Việt Nam đang ngày càng tụt hạng so với các nước xung quanh
Sự đa dạng về chất lượng của sản phẩm du lịch, cách thức tổ chức sản
phẩm du lịch trọn gói còn hạn chế, chưa có tính chuyên nghiệp cao Tính đặc
thù của sản phẩm ở từng doanh nghiệp chưa rõ nét, lợi thế của mỗi vùng, mỗi
địa phương chưa được khai thác và phát huy triệt để Sản phẩm du lịch Việt
Nam vì thế chưa thật đa dạng cả bề rộng lẫn chiều sâu Các loại hình du lịch
mới tuy đã được chú ý nghiên cứu phát triển, song còn hạn chế; cơ chế chính
sách còn thiếu thông thoáng, còn nhiều khó khăn, vướng mắc về thủ tục Nhiều
khu du lịch, điểm du lịch khai thác ở dạng tự nhiên, chưa được đầu tư tôn tạo
đúng mức Chương trình du lịch còn đơn điệu, trùng lắp, chưa đáp ứng nhu cầu
của từng đối tượng khách, của mỗi thị trường Việc bảo tồn, nâng cấp các di
tích lịch sử, văn hóa, nghệ thuật phục vụ cho hoạt động du lịch còn nhiều bất
cập
1.3.2 Tiềm năng phát triển văn hóa du lịch ở nước ta
Việt Nam có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi:
Trang 26Không chỉ được tự nhiên ưu ái một vị trí địa lý thuận lợi và thiên nhiên tươi đẹp vớinhiều khu thắng cảnh nổi tiếng, Việt Nam còn có một hệ thống các khu di tích lịch sử đồ sộ và truyền thống văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc từ Bắc vào Nam Những yếu tố ấy đều góp phần tạo nên sức mạnh và tiềm năng cho văn hóa du lịch Việt Nam
Nằm ở vị trí cửa ngõ của bán đảo Đông Dương tạo thuận lợi cho du khách quốc tế du lịch vào Việt Nam bằng bất cứ hình thức nào, kể cả đường bộ, đường thủy và đường không Hiện nay, cả nước có hơn 100 vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, các khu danh thắng nổi tiếng như: Vịnh Hạ Long, Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới
và khoảng 40.000 di sản văn hoá vật thể và phi vật thể như: Cố đô Huế, Di tích
Mỹ Sơn, phố cổ Hội An, Nhã Nhạc Cung Đình Huế, Không gian văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên là niềm tự hào đồng thời cũng là những báu vật vô giá của dân tộc ta
Ngoài những thắnh cảnh tươi đẹp, Việt Nam còn có rất nhiều các làng nghề, lễ hội truyên thống Tiềm năng phát triển văn hóa du lịch làng nghề truyền thống của nước ta rất lớn, mỗi làng nghề gắn với một vùng văn hoá, hệ thống di tích và truyền thống riêng, với cung cách sáng tạo sản phẩm riêng của mình Du khảo hết các làng nghề truyền thống, du khách có thể thấy rõ bản sắc cũng như đặc trưng của bộ mặt nông thôn Việt Nam Tìm hiểu về văn hoá và truyền thống làng nghề là điều mà du khách trong và ngoài nước rất quan tâm Việt Nam còn có các tài nguyên có giá trị lịch sử, các tài nguyên có giá trị văn hoá thu hút khách du lịch với mục đích tham quan, nghiên cứu Với lịch
sử hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước, Việt Nam đã tạo dựng được một nền văn hoá phong phú và độc đáo Không những vậy 54 dân tộc anh em cùng chung sống trên một mảnh đất, lại có bao phong tục, tập quán, lễ hội khác nhau tạo nên sự đa dạng cho sản phẩm du lịch Việt Nam
Trang 27Chính tất cả những tiềm năng trên là một nền tảng để văn hóa du lịch Việt Nam phát triển, hội nhập với các nước trên thế giới
1.3.3 Quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà Nước về phát triển văn hóa
du lịch
Chỉ thị 46CT-TW ngày 14/10/1994 của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng Cộng Sản Việt Nam về lãnh đạo đổi mới và phát triển du lịch trong tình
hình mới là một bằng chứng sinh động về sự quan tâm của Đảng đối với du lịch
Chỉ thị xác định rõ chức năng của du lịch không chỉ là một ngành kinh tế đơn thuần, mà phải được coi là một ngành kinh tế mang tính xã hội sâu sắc Do đó
coi việc phát triển du lịch là một hướng chiến lược trong đường lối phát triển
kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước nhằm góp phần thực hiện CNH – HĐH đất nước
Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Đảng đã dành rất nhiều thời gian và sự quan tâm tới lĩnh vực du lịch Để phát triển du lịch Việt Nam theo
quan điểm bền vững, về mặt tài nguyên, Đại hội chỉ ra cần phải: bảo tồn và khai
thác vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên và các di tích lịch sử để phát triển du lịch
Phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở khai thác có hiệu qủa lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa lịch sử, huy động tối đa nguồn lực trong nước và tranh thủ sự hợp tác, hỗ trợ quốc tế, góp phần thực hiện CNH, HĐH đất nước Từng bước đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ của khu vực, phấn đấu sau năm 2010,
Du lịch Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có ngành Du lịch phát triển trong khu vực Đó là mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển Du lịch Việt
Nam 2001 – 2010 mà Đảng đã đề ra tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX
Bên cạnh đó, Đảng và nhà nước cũng xác định “du lịch là một ngành
kinh tế tổng hợp quan trọng mang nội dung văn hoá sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao; phát triển du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu tham
Trang 28quan, giải trí, nghỉ dưỡng của nhân dân và khách du lịch quốc tế, góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế xã hội của đất nước”
(Trích văn kiện đại hội đảng khoá IX)
Do đó cần phải: Triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển du
lịch tương xứng với tiềm năng du lịch to lớn của đất nước theo hướng du lịch văn hóa, sinh thái môi trường Xây dựng các chương trình và các điểm du lịch hấp dẫn về văn hóa, di tích lịch sử và khu danh lam thắng cảnh
Chủ trương này đã và đang mang lại hiệu quả rõ rệt Ngoài sự tăng trưởng của số lượng du khách, thu nhập du lịch tăng bình quân trên 60%/năm Cùng với đề án quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 1995-
2010, các đề án quy hoạch du lịch các vùng, tiểu vùng, các tỉnh cũng đã triển khai
Ngoài ra Đảng và Nhà nước ta cũng nhận thức được sự phát triển của du
lịch gắn với văn hóa là điều rất cần thiết: Hoạt động du lịch càng phát triển,
càng hiện đại thì sẽ càng làm giàu thêm bản sắc và truyền thống văn hoá dân tộc, làm đẹp thêm cảnh quan môi trường Do đó Phát triển văn hóa du lịch Việt Nam cần phải tập trung phát triển văn hoá, lịch sử, cảnh quan môi trường lịch
sử truyền thống tạo sức hấp dẫn đặc thù, giữ gìn, phát huy được bản sắc văn hoá dân tộc và nhân phẩm con người Việt Nam Nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm du lịch, thu hút nhiều khách quốc tế, đáp ứng nhu cầu tham quan du lịch ngày càng tăng của nhân dân, tạo việc làm cho xã hội, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Đồng thời Đảng cũng nhấn mạnh “phát triển du lịch phải dự trên nguyên
tắc bảo vệ và phát huy truyền thống, bản sắc văn hoá của các dân tộc đang cùng nhau sinh sống trên địa bàn; cần tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hoá của nhân loại để bổ sung và làm phong phú thêm cho văn hoá địa phương
Trang 29và đưa vào các chương trình văn hoá phục vụ khách du lịch” Vì vậy cần phải
“Tăng cường tuyên truyền quảng bá tiềm năng du lịch về giá trị lịch sử, văn
hoá, các di tích, danh thắng và truyền thống của quê hương đất nước Tổ chức lại các lễ hội truyền thống ở địa phương, gắn các hoạt động này với phát triển kinh tế du lịch, gắn hoạt động du lịch với giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá địa phương”
Với sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước đối với du lịch là một tiền đề hết sức quan trọng cho những đổi mới của ngành Đây là nhân tố nền tảng cho sự phát triển của ngành du lịch nói chung và văn hóa du lịch nói riêng
1.4 VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DU LỊCH VIỆT NAM THỜI KỲ HỘI NHẬP
1.4.1 Vai trò của báo chí đối với sự phát triển của ngành du lịch
Là một ngành kinh tế mũi nhọn, song mục đích của phát triển du lịch không chỉ vì lợi nhuận kinh tế Điều quan trọng và căn bản hơn là du lịch cần trực tiếp góp phần nâng cao vị thế, hình ảnh của mình đối với thế giới cũng như các nước trong khu vực Để khách nước ngoài đến Việt Nam du lịch nhiều hơn cũng như có cơ hội để hiểu biết thêm về con người, đất nước, kinh tế, văn hóa Việt Nam thì ngành du lịch cần phải đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá để bạn bè trên thế giới biết đến Việt Nam như một điểm đến an toàn và thân thiện trong đó phải kể đến vai trò của báo chí
Thông tin thị trường du lịch đã được đăng tải trên hầu hết các phương tiện truyền thông đại chúng như báo in, truyền hình, phát thanh, báo mạng…trong đó báo mạng, báo Du lịch và các tạp chí về du lịch được đông đảo độc giả quan tâm hơn cả Các kênh trên Đài truyền hình Việt Nam VTV1, VTV3, VTV4, HTV, VTC đều có những chuyên mục riêng thông tin về du lịch phát định kỳ Đặc biệt trên kênh VTV1 có chương trình “Việt Nam – vẻ đẹp tiềm ẩn” với sự tài trợ của hãng hàng không Vietnam Airlines Kênh VTV4 có
Trang 30chương trình “Chào Việt Nam”, chuyên mục “Chuyến đi cuối tuần”, và truyền hình cáp VCTV dành hẳn cả một kênh về du lịch giới thiệu văn hóa, đất nước, con người Việt Nam cho du khách trong và ngoài nước
Năm 2007 - 2008 Việt Nam có rất nhiều các sự kiện du lịch trọng đại như: Festival Huế, Festival hoa Đà Lạt, năm du lịch Thái Nguyên, bình chọn Vịnh Hạ Long trở thành kỳ quan thế giới, đăng cai tổ chức Diễn đàn du lịch Á –
Âu, tham gia hội chợ du lịch quốc tế WTM tại vương quốc Anh, tổ chức diễn đàn du lịch ASEAN, du lịch Việt Nam quảng bá trên CNN, Việt Nam đón du khách thứ 4 triệu… Trong đó sự kiện mang ý nghĩa nhất là Vịnh Hạ Long được New Open World đề cử bình chọn là một trong 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới
đã được các báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Đài Truyền hình Việt Nam và nhiều cơ quan báo chí khác nhiệt tình vào cuộc tham gia tuyên truyền, quảng bá vận động mọi người dân, du khách đề cử, bầu chọn cho Vịnh Hạ Long Đây là một chiến dịch bình chọn được tổ chức rất sôi nổi, và nhận được sự hưởng ứng của đông đảo tầng lớp nhân dân trong cả nước, góp phần quảng bá hiệu quả hình ảnh du lịch Việt Nam
Ngoài ra du lịch Việt Nam quảng bá trên CNN, kênh truyền hình nổi tiếng của Mỹ cũng là một trong những sự kiện đáng mừng cho ngành du lịch nước nhà Với xấp xỉ 200 spot đều đặn lên sóng, bức thông điệp về hình ảnh đất nước, văn hóa và con người Việt Nam cùng slogan "Việt Nam vẻ đẹp tiềm ẩn"
đã được quảng bá rộng rãi với bạn bè quốc tế trong vòng 3 tháng
Bên cạnh đó ngành du lịch Việt Nam cũng đang xúc tiến công tác tuyên truyền cho năm Du lịch quốc gia 2010 với chủ đề “Thăng Long – Hà Nội, Hội
tụ nghìn năm” Đại lễ nghìn năm Thăng Long Hà Nội là một sự kiện trọng đại trong lịch sử nước nhà, được đông đảo công chúng cả nước quan tâm Đây là dịp để người dân Việt Nam tôn vinh các giá trị truyền thống văn hóa lịch sử, đồng thời là dịp để giới thiệu và nâng cao tầm vóc Thủ đô Hà Nội nói riêng và
Trang 31Việt Nam nói chung ở khu vực và trên thế giới, thu hút được nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế đến Hà Nội vào dịp này Bộ VH, TT&DL sẽ là đơn
vị tổ chức vận động để UNESCO công nhận trung tâm Hoàng thành Thăng Long- Hà Nội là di sản văn hoá thế giới vào dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long
- Hà Nội
1.4.2 Vai trò của báo chí đối với sự phát triển văn hóa du lịch
Hoạt động văn hóa du lịch là một tập hợp của những sức mạnh liên kết Dẫu còn là một ngành kinh tế mới, nhưng với đặc trưng của mình, văn hóa du lịch có thể tạo những sức bật lớn, lan toả nhanh, không chỉ ở các di sản thế giới hay những vùng du lịch trọng điểm mà bằng cả truyền thống của một dân tộc thân thiện với bạn bè quốc tế, một đất nước có nhiều di tích lịch sử, văn hoá và danh thắng nổi tiếng Để có thể đạt mục tiêu thu hút 6 triệu lượt khách quốc tế vào năm 2010, ngay từ bây giờ hoạt động văn hóa du lịch cần phải có một chiến lược quảng bá tuyên truyền cụ thể trong đó vai trò của báo chí là hết sức quan trọng
Việc tuyên truyền, quảng bá, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch
sử trong thời kỳ hội nhập là một chủ đề có tính thời sự, thiết thực Việt Nam là mảnh đất có truyền thống lịch sử, có nhiều di tích lịch sử văn hóa cần phải bảo tồn phát huy cho hôm nay và mãi mãi về sau Đất nước ta rất giàu có về vốn di sản văn hoá, từ vật thể đến phi vật thể Những Vịnh Hạ Long, Động Phong Nha,
Cố đô Huế, phố cổ Hội An đã được UNESCO công nhận vào danh sách di sản thế giới cùng hàng ngàn chùa chiền miếu mạo, hàng chục tháp chàm độc đáo, vốn di sản văn hoá phi vật thể như tuồng, chèo, cải lương, múa rối nước, dân ca,
ca trù, Nhã nhạc cung đình và âm nhạc dân gian vô cùng phong phú đang sống trong lòng nhân dân khắp đất nước Các phương tiện báo chí truyền thông ngoài việc thông tin tuyên truyền về các mặt chính trị, kinh tế, xã hội còn giành một
tỷ lệ không nhỏ cho việc tuyên truyền về văn hoá và bảo vệ di sản văn hoá dân
Trang 32tộc Nhờ có tiếng nói của báo chí mà nhiều di tích di sản được bảo vệ, phục hồi, được bạn bè trong và ngoài nước biết đến
Festival Huế 2008, một lễ hội Văn hóa – Du lịch có quy mô lớn nhất từ trước đến nay, là sự kiện văn hoá nghệ thuật tiêu biểu mang đậm bản sắc văn hoá Việt Nam, văn hoá Huế được tái dựng với lễ hội áo dài, đêm hoàng cung, huyền thoại sông hương, đặc biệt là lễ tế đàn Nam Giao hoành tráng, thiêng liêng, mang nhiều chất tâm linh Đây là một lễ hội văn hóa lớn có sức quy tụ, cuốn hút và lan tỏa trong xu hướng chủ động hội nhập và tăng cường giao lưu văn hóa, mang tầm quốc tế cho nên các cơ quan báo chí đều đồng loạt quảng bá
và có hẳn chuyên trang cho Festival Huế
Trong lễ hội Festival này có gần 700 phóng viên của trên 110 hãng thông tấn báo chí trong nước và quốc tế, trong đó có 31 phóng viên của các hãng thông tấn báo chí quốc tế đã đến tham dự và đưa tin Đặc biệt, có 9 đơn vị bảo trợ thông tin (Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng Nói Việt Nam, Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh, báo Du lịch, báo Văn hoá, báo Tuổi trẻ, báo Lao động, Vietnam Net, VietnamNews), thường xuyên tuyên truyền quảng bá về Festival Huế từ trước ngày khai mạc
Festival Huế 2008 sẽ mở ra cho Thừa Thiên Huế những cơ hội mới về kinh tế du lịch
Tiếp đó phải kể đến Vịnh Hạ Long – một di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận là một trong 7 kỳ quan của thế giới, với vẻ đẹp thiên nhiên ban tặng mà không một nơi nào có được Thông qua báo chí Vịnh Hạ Long đã được tuyên truyền, quảng bá không chỉ đến với đông đảo người dân trong nước
mà còn cả du khách quốc tế Qua đó thu hút lượng khách du lịch tới tham quan Vịnh Hạ Long ngày càng nhiều Đóng góp vào thành quả chung ấy là có vai trò đáng kể của các cơ quan báo chí cả trong và ngoài nước Đặc biệt, trong cuộc vận động bầu chọn Vịnh Hạ Long là kỳ quan thiên nhiên thế giới, vai trò của báo chí lại càng được thể hiện rõ Điều này sẽ càng tạo cơ hội cho du lịch Việt
Trang 33Nam thu hút được nhiều du khách đồng thời cũng làm phong phú thêm cho hoạt động văn hóa du lịch nước nhà
Một sự kiện văn hóa du lịch thu hút đông khách quốc tế đến Việt Nam là cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Thế giới 2008 tại TP Nha Trang (Khánh Hòa) với sự tham gia của hơn 100 thí sinh đại diện cho phái đẹp từ các quốc gia trên thế giới Ðây là một trong những cuộc thi sắc đẹp hàng đầu thế giới hiện nay với quy mô mang tính kết hợp và toàn cầu Có hơn 170 kênh truyền hình đưa tin về
sự kiện này và lôi cuốn sự quan tâm của ít nhất 120 quốc gia, vùng lãnh thổ và đây là cơ hội quảng bá du lịch Việt Nam ra thế giới
Tiểu kết chương 1:
Như vậy, trong chương Một, luận văn đã tập chung phân tích một cách tổng quát về vị trí, vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và thực trạng phát triển của nó cùng với những thành tựu và hạn chế Để du lịch phát triển tương xứng với tiềm năng trong thời kỳ hội nhập, nhất là nâng cao vị thế trên trường quốc tế, cần có chiến lược tổng thể về phát triển du lịch trong đó vai trò của Đảng và Nhà nước là rất quan trọng để định hướng cho du lịch phát triển Những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển du
lịch đã được đề ra trong đó quan trọng nhất là chủ trương: “Phát triển du lịch
trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở khai thác có hiệu qủa lợi thế
về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa lịch sử, huy động tối đa nguồn lực trong nước và tranh thủ sự hợp tác, hỗ trợ quốc tế, góp phần thực hiện CNH, HĐH đất nước Từng bước đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ của khu vực, phấn đấu sau năm 2010, Du lịch Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có ngành Du lịch phát triển trong khu vực” ( Báo cáo
Chính trị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX)
Bên cạnh đó luận văn làm rõ các khái niệm: “du lịch”, “văn hóa” “văn hóa du lịch”, “du lịch văn hóa” và mối quan hệ tác động qua lại giữa chúng Đồng thời luận văn cũng phân tích một cách tổng quát về vai trò của báo chí nói
Trang 34chung đối với sự phát triển của ngành du lịch và vai trò của báo chí nói riêng đối với sự phát triển văn hóa du lịch
CHƯƠNG 2 VẤN ĐỀ VĂN HÓA DU LỊCH THỜI KỲ HỘI NHẬP QUA PHẢN ÁNH
CỦA BÁO CHÍ, GIAI ĐOẠN 2007 – 2008
2.1 VÀI NÉT VỀ CÁC SẢN PHẨM BÁO CHÍ ĐƯỢC KHẢO SÁT
2.1.1 Báo du lịch
Báo du lịch – cơ quan ngôn luận của Tổng cục Du lịch được thành lập năm 1998, có chức năng thông tin, tuyên truyền chính sách, pháp luật về du lịch
và hoạt động của ngành du lịch, thông tin các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá -
xã hội trong nước và quốc tế theo quy định của pháp luật Báo Du lịch hoạt
Trang 35động theo Luật Báo chí, chịu sự quản lý trực tiếp của Tổng cục Du lịch và quản
lý nhà nước về báo chí và xuất bản của Bộ Thông tin và Truyền thông
Báo Du lịch xuất bản 1 số/tuần và phụ trương cuối tháng bằng tiếng Anh
và tiếng Việt
Sau 10 năm hoạt động, báo du lịch cũng đã đóng góp đáng kể trong công tác quảng bá du lịch Việt Nam Tuy nhiên, với bối cảnh cạnh tranh thông tin gay gắt như hiện nay, đòi hỏi báo Du lịch phải có những đổi mới toàn diện để đáp ứng yêu cầu tuyên truyền thời kỳ hội nhập Trước những đòi hỏi tất yếu ấy, vào tháng 8/2007, báo Du lịch đã cho ra mắt phiên bản mới, phát hành 2 số/tuần với nhiều nét cải tiến, nhằm góp phần giới thiệu sâu rộng hơn nữa hình ảnh văn hóa, đất nước, con người Việt Nam đến du khách trong nước và quốc tế Hướng đến trọng tâm này, từ số báo 29 (2/8/2007), báo Du lịch đã tăng cường thêm 2 trang tiếng Anh với tiêu đề Amazing Vietnam Các phụ trương của báo Du lịch có: Sành Điệu (tiếng việt), VN Discovery (tiếng Anh), Thế giới ẩm thực, Du lịch và giải trí, Where VN
Hiện nay, ngoài tòa soạn chính tại 25, ngõ 12 phố Đào Tấn, Quận Ba Đình, Hà Nội, báo còn có văn phòng đại diện tại TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, Huế, Đà Lạt
2.1.2 Tạp chí Du lịch Việt Nam và các phụ san:
Tạp chí Du lịch Việt Nam, tiền thân là tập san Du lịch - Cơ quan ngôn luận của Tổng cục Du lịch, được thành lập ngày 9 tháng 01 năm 1981
Tạp chí Du lịch Việt Nam có chức năng thông tin nghiên cứu lý luận - khoa học - công nghệ - nghiệp vụ của Tổng cục Du lịch, ra mắt bạn đọc nhằm tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật của Nhà nước liên quan đến lĩnh vực du lịch thông tin phản ánh những thành tựu về phát triển du lịch, biểu dương điển hình tốt, nhân tố mới, đấu tranh chống vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực trong lĩnh vực du lịch
Trang 36Tạp chí Du lịch Việt Nam phục vụ rộng rãi độc giả bao gồm: các tổ chức kinh tế, các nhà đầu tư trong và ngoài nước, các cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực du lịch, mọi tầng lớp cán bộ, nhân dân quan tâm đến hoạt động kinh doanh du lịch, thương mại, môi trường của Việt Nam và quốc tế Tạp chí được phát hành rộng rãi trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam và tại một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc
Ngoài ấn phẩm chính là Tạp chí Du lịch Việt Nam (Việt- Anh) xuất bản đều kỳ hàng tháng với số lượng từ 3.000 đến 5.000 bản còn có các ấn phẩm:
- Tạp chí Du lịch Việt Nam kỳ 2 – Sống (Việt- Anh) với 5.000 bản/kỳ, xuất bản
tháng 1/2004
- Du lịch Việt Nam kỳ 3 – Khám phá với 5.000 bản/kỳ, xuất bản tháng 4/2006
- Chào Việt Nam (tiếng Hàn Quốc) 3.000 bản/kỳ, xuất bản từ tháng 1/2003
- Vietnam Today (tiếng Nhật) 10.000 bản/kỳ xuất bản từ tháng 5/2004
Tạp chí Du lịch Việt Nam tiếng Hàn Quốc (Chao Vietnam) và tiếng Nhật Bản (Vietnam Today) đưa những thông tin về lĩnh vực du lịch, văn hóa, thương mại, đầu tư, thông tin kinh tế - xã hội đến với độc giả là các nhà khoa học, nhà quản
lý và đông đảo du khách trong nước và quốc tế, góp phần thực hiện công tác thông tin đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta hiện nay
Không định kỳ, tạp chí Du lịch còn tham gia xuất bản các cuốn sách giới thiệu tuyến điểm mới, đầu tư du lịch, niên giám Du lịch Việt Nam (song ngữ Việt – Anh)…phục vụ nhu cầu tham khảo thông tin đa dạng của du khách, độc giả, giảng viên và các chuyên gia nghiên cứu sâu về du lịch
Vào tháng 4/2007, tạp chí Du lịch Việt Nam online tại địa chỉ
www.vtr.org.vn và www.vietnamtourismreview.org.vn đã chính thức hoạt động, cung cấp cho độc giả thêm một kênh tiếp cận với những thông tin về du lịch
Trang 37Mảng hoạt động tổ chức hội nghị, hội thảo cũng là một trong những thế mạnh của tạp chí Du lịch Việt Nam, góp phần trao đổi thông tin nghiệp vụ hiệu quả với các doanh nghiệp di lịch, các nhà nghiên cứu và những độc giả quan tâm đến lĩnh vực du lịch Một số hội thảo chuyên ngành do tạp chí Du lịch tổ chức đã thu hút sự quan tâm đông đảo các chuyên gia nghiên cứu du lịch như :
hội thảo “Xây dựng môi trường xã hội nhân văn trong hoạt động du lịch”, “Bảo
vệ môi trường du lịch với sự tham gia của cộng đồng”, “WTO – Những giải pháp phát triển Du lịch Việt Nam”, “Chương trình xúc tiến du lịch đường bộ Việt Nam- Lào -Thái Lan”, “Thực trạng và giải pháp thu hút khách tàu biển đến Việt Nam”, “Hợp tác du lịch Việt Nam –Pháp”…
Hiện nay, ngoài tòa soạn chính tại 30A Lý Thường Kiệt- Hà Nội, tạp chí
Du lịch đã có văn phòng đại diện tại Thừa Thiên Huế, khu vực miền Trung- Tây Nguyên và TP Hồ Chí Minh
2.1.3 Tạp chí Heritage
Tạp chí Heritage là cuốn tạp chí của Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam được thành lập vào năm 1993, xuất bản 2 tháng một kỳ, bằng 2 ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh Với tên gọi Heritage, ban biên tập tạp chí mong muốn giới thiệu với bạn bè khắp nơi trên thế giới về đất nước, con người Việt Nam,
về những gì tạo nên văn hóa Việt và qua đó góp phần khôi phục và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Ngoài ra, tạp chí Heritage còn thường xuyên cung cấp cho độc giả và du khách những thông tin hấp dẫn và mới nhất về du lịch, đời sống, giải trí trong nước và quốc tế
Với lượng ấn phẩm phát hành trung bình 80.000 bản/kỳ, Heritage có mặt trên tất cả các chuyến bay của các hãng hàng không quốc tế và quốc nội của VietNam Airlines, phục vụ trên 60.000 khách mỗi tuần Heritage được đánh giá
là phương tiện truyền thông hữu ích cho các nhà kinh doanh trong và ngoài nước
Trang 38Tòa soạn tạp chí Heritage được đặt tại tòa nhà Mặt trời sông Hồng - số 23 Phan Chu Trinh – Hà Nội
2.2 CÁC VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DU LỊCH THỜI KỲ HỘI NHẬP QUA THỂ HIỆN CỦA CÁC SẢN PHẨM BÁO CHÍ ĐƢỢC KHẢO SÁT
2.2.1 Báo chí về các quan điểm, đường lối, chính sách pháp luật của Nhà
nước với phát triển văn hóa du lịch
Qua khảo sát, tác giả thấy những bài viết thể hiện quan điểm, đường lối, chính sách pháp luật của Nhà nước về phát triển văn hóa du lịch thời kỳ hội nhập được phản ánh khá bao quát, chủ yếu trên tạp chí Du lịch Việt Nam (mục Tin tức – Sự kiện, Nghiên cứu – Trao đổi) và báo Du lịch (mục Tiêu điểm và Vấn đề - Sự kiện) với số lượng bài viết khá lớn chủ yếu là của các tác giả là thành viên Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch, lãnh đạo doanh nghiệp du lịch hoặc các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu du lịch Thông tin về vấn đề này tuy không thu hút sự quan tâm của đại đa số độc giả và du khách, nhưng lại rất hữu ích với đội ngũ sinh viên, nghiên cứu sinh, giảng viên và những chuyên gia trong lĩnh vực du lịch Một số bài viết tiêu biểu như: “Sự phát triển du lịch dưới đường lối đổi mới của Đảng Cộng Sản Việt Nam” – Ts.Trần Đức Thanh (tạp chí Du lịch Việt Nam số 2/2007), “Triển khai nghị định hướng dẫn luật du lịch” – Phù Ninh (tạp chí Du lịch Việt Nam số 9/2007), “Triển khai thông tư hướng dẫn luật du lịch” – Đức Nguyễn (tạp chí Du lịch Việt Nam số 4/2008), “Gia nhập WTO: Cơ hội và thách thức đối với kinh doanh du lịch” – Đỗ Thị Hồng Xoan (báo Du lịch số 29 ngày 7/3/2008), “Phát triển du lịch phải có quy hoạch bền vững” – Sương Mai (báo Du lịch số 85 ngày 20/10/2008)…
Qua những bài viết, có thể thấy quan điểm, đường lối, chính sách pháp luật của Nhà nước về phát triển văn hóa du lịch thời kỳ hội nhập có những nội dung chính như sau:
Trang 39Dưới sự chỉ đạo nhạy bén của Đảng và Chính phủ, đặc biệt từ sau thời kỳ đổi mới, văn hóa du lịch Việt Nam đã đạt được những kết quả rất khả quan Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta xác định: “Cần phát triển du lịch văn hóa, lịch sử, đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước và phát triển nhanh du lịch quốc tế, sớm đạt trình độ phát triển du lịch của khu vực Sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước đối với du lịch là một tiền đề hết sức quan trọng trong công tác phát triển du lịch thời kỳ hội nhập, nhất là lĩnh vực hợp tác quốc tế và hội nhập quốc tế Vì đó là xu hướng tất yếu để phát triển du lịch trong nền kinh
tế thị trường
Bên cạnh đó được sự hỗ trợ của các Bộ, Ngành, luật du lịch đã được ban hành đáp ứng kịp thời yêu cầu về tình hình cũng như nhiệm vụ đặt ra đối với công tác hợp tác quốc tế, đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình hội nhập của Du lịch Việt Nam và được thể hiện ở một số điểm như sau:
Nhà nước có chính sách và biện pháp đẩy mạnh hợp tác quốc tế về du lịch với các nước, các tổ chức quốc tế trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, phù hợp với pháp luật mỗi bên; gắn thị trường du lịch Việt Nam với thị trường du lịch khu vực và thế giới, góp phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc
Hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực này cũng thể hiện ở việc Nhà nước quy định một cơ chế “mở và hài hòa trong hợp tác quốc tế và hội nhập kinh tế quốc tế Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch của Việt Nam được quyền tham gia các tổ chức du lịch quốc tế và khu vực, được đặt đại diện du lịch ở nước ngoài theo quyết định của thủ tướng Chính phủ Đồng thời cơ quan quản
lý Nhà nước về du lịch của nước ngoài cũng có thể đặt đại diện của nước mình tại Việt Nam nếu được sự chấp thuận của thủ tướng Chính phủ Việt Nam Trong kinh doanh du lịch, các hiệp hội du lịch và doanh nghiệp của Việt Nam được tham gia các hiệp hội du lịch quốc tế theo quy định của pháp luật
Trang 40Hòa nhịp với công cuộc đổi mới và hội nhập của cả nước, thập kỷ qua hoạt động hợp tác quốc tế của du lịch Việt Nam đã được đẩy mạnh, tranh thủ được đáng kể nguồn ngoại lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển chung Từ chỗ chưa có vị thế trên trường quốc tế, ngành du lịch Việt Nam đã thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tác du lịch với các nước trong khu vực và thế giới, tranh thủ được vốn FDI, ODA, đẩy mạnh xúc tiến du lịch và hội nhập kinh tế quốc tế
Trên tạp chí Heritage, rất khó có thể tìm thấy một bài báo nào phản ánh vấn đề trên, hầu như không được phản ánh, có chăng rất mờ nhạt Điều này cũng có thể lý giải bằng một số lý do:
Thứ nhất, tạp chí Heritage không phải là tờ báo nghiên cứu chuyên sâu
về lĩnh vực du lịch, đây là tờ tạp chí của Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam nên chủ yếu đề cập đến những vấn đề liên quan đến lĩnh vực hàng không, về lịch trình chuyến bay của các hãng hàng không nội địa và quốc tế nên thông tin
về lĩnh vực du lịch chỉ dừng lại ở mức giới thiệu những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc, những danh lam thắng cảnh, những điểm đến mới lạ hấp dẫn, những tour du lịch độc đáo
Thứ hai, tạp chí Heritage là tờ tạp chí thiên về lĩnh vực giải trí nên những vấn đề nghiên cứu lý luận nghiệp vụ du lịch là hầu như không có, hơn nữa những vấn đề như đã phân tích nêu trên thường cần dung lượng bài viết lớn nên không phù hợp khi đăng tải trên tạp chí giải trí Do đó khi cần tìm hiểu những thông tin hàn lâm về du lịch, độc giả thường tìm đến tạp chí nghiên cứu lý luận hoặc báo chuyên ngành du lịch chứ không mấy khi tìm hiểu trên tạp chí không phải thuộc chuyên ngành mà họ quan tâm
2.2.2 Báo chí về các vấn đề nghiên cứu, lí luận nghiệp vụ du lịch vào hoạt động phát triển văn hóa du lịch
Mảng nghiên cứu, lí luận nghiệp vụ du lịch gồm rất nhiều nội dung: đầu
tư phát triển, bảo vệ môi trường du lịch, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển du