Báo chí mặt trận với việc tuyên truyền về nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2013

103 442 0
Báo chí mặt trận với việc tuyên truyền về nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2013

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI Tr-êng ®¹i häc khoa häc x· héi vµ nh©n v¨n -------------------------------------------------------------------- TRẦN THỊ PHƢƠNG OANH "BÁO CHÍ MẶT TRẬN VỚI VIỆC TUYÊN TRUYỀN VỀ NÔNG THÔN MỚI" GIAI ĐOẠN 2010 - 2013 LUẬN VĂN THẠC SỸ Chuyên ngành: Báo chí học HÀ NỘI - 2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI Tr-êng ®¹i häc khoa häc x· héi vµ nh©n v¨n -------------------------------------------------------------------TRẦN THỊ PHƢƠNG OANH "BÁO CHÍ MẶT TRẬN VỚI VIỆC TUYÊN TRUYỀN VỀ NÔNG THÔN MỚI" GIAI ĐOẠN 2010 - 2013 Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học Mã số: 60.32.01 Người hướng dẫn khoa học: TS Hoàng Hải Hà Nội - 2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn: Báo chí Mặt trận với việc tuyên truyền về Nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2013" là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của TS Hoàng Hải và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu của ai Hà Nội ngày 12-3-2013 Tác giả luận văn Trần Thị Phương Oanh LỜI CẢM ƠN Em xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo khoa Báo chí & Truyền thông trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình truyền đạt kiến thức cho em trong thời gian em theo học tại trường. Em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với .TS Hoàng Hải, người đã hết lòng hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành luận văn này Xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, người thân, bạn bè đã tạo điều kiện, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn Trần Thị Phương Oanh NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT NTM Nông thôn mới CNH - HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa TCMT Tạp chí Mặt trận ĐĐK Đại đoàn kết MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU TRANG 1. Tính cấp thiết của luận văn.......................................................................1 2. Mục đích và nội dung nghiên cứu............................................................3 3.Tình hình nghiên cứu đề tài.......................................................................4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................8 5. Kết cấu của Luận văn...............................................................................8 6. Ý nghĩa của Luậnvăn................................................................................9 7. Kết cấu của Luậnvăn................................................................................9 CHƢƠNG 1: Vấn đề nông thôn mới và vai trò của báo chí Mặt trận.............................................................................................................10 1.1 Những vấn đề về xây dựng nông thôn mới...........................................10 1.1.1 Xây dựng nông thôn mới là gì....................................................11 1.1.2 Vì sao phải xây dựng nông thôn mới...........................................11 1.1.2.1 Vị trí của nông nghiệp trong phát triển kinh tế Việt Nam.......13 1.1.2.2 Vai trò của nông dân trong việc tham gia xây dựng mô hình nông thôn mới.......................................................................................................13 1.1.2.3 Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng hiện nay.....16 1.1.2.4 Những vấn đề cơ bản về xây dựng nông thôn mới của Đảng, nhà nước.............................................................................................................18 1.1.3 Các tiêu chí xây dựng nông thôn mới..........................................21 1.2 Vai trò của báo chí Mặt trận trong xây dựng nông thôn mới................22 1.2.1 Những vấn đề cơ bản về xây dựng nông thôn mới của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.............................................................................................24 1.2.2 Nhiệm vụ tuyên truyền nông thôn mới của báo chí Mặt trận......24 1.2.1.1Khái niệm báo chí Mặt trận............................ ........................24 1.2.2.2 Vai trò của báo chí Mặt trận trong tuyên tryền về những chính sách của Đảng, Nhà nước trong đó có Nông thôn mới................................25 1.2.2.3 Nhiệm vụ trọng tâm của báo chí trong thời gian tới..............29 Tiểu kết chƣơng 1...............................................................................32 CHƢƠNG 2: Thực trạng tuyên truyền nông thôn mới trên báo đại đoàn kết và tạp chí Mặt trận giai đoạn 2010 - 2013..........................................33 2.1 Khảo sát tuyên truyền nông thôn mới trên báo Đại đoàn kết................33 2.1.1 Lịch sử phát triển của báo Đại đoàn kết.......................................34 2.1.2 Khảo sát tuyên truyền nông thôn mới của báo Đại đoàn kết.......38 2.2 Khảo sát tuyên truyền nông thôn mới trên Tạp chí Mặt trận.................57 2.2.1 Lịch sử phát triển tạp chí Mặt trận..............................................57 2.2.2 Khảo sát tuyên truyền nông thôn mới trên tạp chí mặt trận........62 2.3 Đánh giá, nhận xét..................................................................................69 Tiểu kết chƣơng 2........................................................................................73 CHƢƠNG 3: Các giải pháp nâng cao hiệu quả tuyên truyền về nông thôn mới trên báo chí mặt trận giai đoạn 2014 - 2019......................................74 3.1 Những vấn đề đặt ra trong xây dựng nông thôn mới hiện nay................74 3.1.1 Cơ hội để xây dựng nông thôn mới..............................................74 3.1.2 Thách thức trong xây dựng nông thôn mới hiện nay....................74 3.2 Các giải pháp nâng cao chất lượng tuyên truyền về nông thôn mới báo chí Mặt trận trong thời gian tới............................................................................79 3.2.1 Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về báo chí..........................................................................79 3.2.1.1 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng..........................................79 3.2.1.2 Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về báo chí....................80 3.3 Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong tham gia xây dựng nông thôn mới.................................................................................................82 3.3.1 Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước............................................................................................82 3.3.2 Phối hợp với chính quyền và các ngành chức năng trong triển khai tổ chức thực hiện xây dựng nông thôn mới...................................................84 3.3.3 Tăng cường công tác phối hợp tuyên truyền, vận động................84 3.4 Yêu cầu đối với tạp chí Mặt trận và báo Đại đoàn kết............................86 Tiểu kết chƣơng 3........................................................................................89 PHẦN KẾT LUẬN......................................................................................90 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận văn Từ một đất nước thiếu lương thực, Việt Nam ngày hôm nay đã trở thành nước xuất khẩu số 1 thế giới về gạo, café, hạt điều, hồ tiêu. Nông thôn Việt Nam đã xóa được nạn đói và đang từng bước giảm nghèo. Hàng loạt các thành công trong nhiều thập kỷ qua khiến chúng ta tự hào nhưng cũng không thể quên rằng nền nông nghiệp Việt Nam vẫn đang mang trong mình nhiều bất cập. Nông dân Việt Nam về cơ bản vẫn nghèo, sản xuất nông nghiệp còn lạc hậu, manh mún và nhỏ lẻ. Từ sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 6 năm 1986, nông nghiệp đã được xác định là mặt trận kinh tế hàng đầu. Đảng và Chính phủ luôn quan tâm đến phát triển nông nghiệp và nông thôn, coi đây là một lĩnh vực có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Nhờ vậy, nông nghiệp và nông thôn Việt Nam đã có những bước tiến mạnh mẽ. Sản xuất lương thực đã tăng gấp 2,5 lần so với năm 1985. Nông nghiệp không chỉ đảm bảo đủ cung cấp lương thực thực phẩm cho người dân trong nước mà còn xuất khẩu số lượng lớn nông, lâm, thủy sản. Đặc biệt, chính sách trao quyền tự chủ kinh doanh được xác định từ Đại hội Đảng khóa X đã cho phép nông dân tiếp cận với đất đai và các tài nguyên khác như rừng, biển, mặt nước, thêm vào đó chính sách tự do hóa thương mại và đầu tư đã tạo cú hích thực sự cho nền nông nghiệp hàng hóa. Trong 25 năm vừa qua, riêng lĩnh vực nông nghiệp trải qua nhiều biến động và sự biến động đó cho thấy rõ vai trò của nông nghiệp. Ngay cả cuộc khủng hoảng gần đây về kinh tế, gần nhất là khủng hoảng năm 2008, cho thấy vị trí của nông nghiệp rất quan trọng trong quá trình bảo vệ và xây dựng đất nước. Hiê ̣n nay, vùng nông thôn rộng lớn 1 với gần 70% dân số và khoảng 48% lực lượng lao động thường xuyên được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Khi Việt Nam gia nhập WTO, trước yêu cầu phát triển và hội nhập hiện nay, thực hiện mục tiêu đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đã đến lúc đòi hỏi phải có nhiều chính sách đột phá và đồng bộ nhằm giải quyết toàn diện các vấn đề kinh tế, xã hội, văn hoá nông thôn. Báo chí là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội và là diễn đàn của nhân dân, trong hệ thống báo chí Việt Nam, báo chí của các tổ chức chính trị xã hội đang ngày càng lớn mạnh, trong đó hệ thống báo chí của Mặt trận từ khi ra đời đến nay đã không ngừng phát triển, góp phần quan trọng trong việc tuyên truyền đường lối chủ trương của Đảng, Nhà nước cũng như các tổ chức chính trị - xã hội tới người dân. Hội nghị lần thứ III Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam (khóa VII) xác định cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư" có mục tiêu, nội dung sát hợp với nội dung của Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 của Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và các chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước về xây NTM; để góp phần xây dựng NTM, Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam chủ trương nâng cao chất lượng và bổ sung nội dung xây dựng NTM, đô thị văn minh trong cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư" theo Chỉ thị số 1869/CT-TTg ngày 10-10-2010 Thủ tướng Chính phủ. Xuất phát từ sự phát triển chung của báo chí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và từ hoạt động thực tiễn của báo chí Mặt trận tôi chọn đề tài "Báo chí Mặt trận với việc tuyên truyền về nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2013" làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình. 2 2. Mục đích và nội dung nghiên cứu 2.1 Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng hoạt động tuyên truyền về vấn đề NTM trên hệ thống báo chí Mặt trận để chỉ ra những thành tích và hạn chế của hoạt động này từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động tuyên truyền về NTM trên báo chí Mặt trận giai đoạn 2010 - 2013. 2.2 Nội dung nghiên cứu - Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động tuyên truyền trên báo chí Việt Nam về vấn đề NTM. - Khảo sát, đánh giá về hoạt động tuyên truyền về NTM của các cơ quan báo chí thuộc hệ thống báo chí Mặt trận: TCMT, báo ĐĐK giai đoạn 2010 2013. - Đưa ra những giải pháp cần thiết cho công tác tuyên truyền NTM của báo chí Mặt trận giai đoạn 2014 - 2019 đạt hiệu quả cao. 3. Tình hình nghiên cứu đề tài 3.1 Trong những năm đổi mới, phát triển nông nghiệp, nông thôn và giải quyết vấn đề nông dân là những chủ đề thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều cơ quan lãnh đạo, quản lý, các cơ quan nghiên cứu và các nhà khoa học trên thế giới cũng như ở nước ta. Công trình: “Phát triển nông thôn" do GS. Phạm Xuân Nam (chủ biên) Nxb Khoa học xã hội ấn hành năm 1997, là một công trình nghiên cứu chuyên sâu về phát triển nông thôn. Trong công trình này, tác giả đã phân tích khá sâu sắc một số nội dung về phát triển kinh tế - xã hội nông thôn nước ta như dân số, lao động, việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; vấn đề sử dụng và quản lý nguồn lực tài nguyên thiên nhiên; vấn đề phân tầng xã hội và xoá đói giảm nghèo… Trong lúc phân tích những thành tựu, yếu kém và thách thức đặt ra trong phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta, các tác giả đã chỉ ra yêu cầu 3 hoàn thiện hệ thống chính sách và cách thức chỉ đạo của Nhà nước trong quá trình vận động của nông thôn. Về mô hình nông nghiệp, nông thôn trong lịch sử dân tộc là vấn đề rất được nhiều nhà khoa học quan tâm. Đây cũng là vấn đề không thể thiếu vắng khi xác định mô hình nông thôn mới hiện nay. Công trình nghiên cứu: “Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới” của PGS,TS. Nguyễn Sinh Cúc, Nxb Thống kê, năm 2003. Đây là công trình nghiên cứu dài hơi rất công phu của tác giả bởi ngoài những phân tích có tính thuyết phục về quá trình đổi mới nông nghiệp Việt Nam sau gần 20 năm, công trình còn cung cấp hệ thống tư liệu về phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta như là một Niên giám thống kê nông nghiệp thu nhỏ. Công trình đã luận giải rõ quá trình đổi mới, hoàn thiện chính sách nông nghiệp, nông thôn nước ta trong những năm đổi mới, những thành tựu và những vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam. Những gợi mở về những vấn đề cần giải quyết của phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta như vấn đề đầu tư, vấn đề phân hoá giàu nghèo, vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh, xuất khẩu nông sản... đã được tác giả lý giải với nhiều luận cứ có tính thuyết phục. Công trình nghiên cứu của PGS, TS. Nguyễn Văn Bích và TS. Chu Tiến Quang do Nxb Chính trị Quốc gia ấn hành năm 1996 với tiêu đề: “Chính sách kinh tế và vai trò của nó đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam” đã luận giải nhiều nội dung liên quan đến chủ đề nghiên cứu như khái niệm về chính sách, các nội dung của chính sách kinh tế và quá trình thay đổi chính sách nông nghiệp Việt Nam trong 10 năm đổi mới và những tác động của chúng. Công trình nghiên cứu: “Chính sách nông nghiệp, nông thôn sau Nghị quyết X của Bộ Chính trị” do PGS,TSKH Lê Đình Thắng chủ biên do Nxb Chính trị Quốc gia ấn hành năm 1998 đã đề cập nhiều nội dung quan trọng 4 liên quan đến chủ đề nghiên cứu như phân tích quá trình phát triển nông nghiệp của Việt Nam dưới sự tác động của hệ thống chính sách, đi sâu phân tích một số chính sách cụ thể như chính sách đất đai, chính sách phân phối trong phát triển nông nghiệp nông thôn nước ta. Về những mô hình hợp tác xã nông nghiệp nước ta, được coi là một mô hình phát triển nông nghiệp nông thôn trong quan niệm xây dựng chủ nghĩa xã hội kiểu Xô viết, cũng được một tập thể các nhà khoa học Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh nghiên cứu khá sâu sắc trong Đề tài tổng kết thực tiễn "Mô hình hợp tác xã nông nghiệp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta" (2003) do GS.TS Lưu Văn Sùng làm chủ nhiệm. Đặc biệt công trình nghiên cứu do PGS.TS Vũ Trọng Khải chủ trì được Nxb nông nghiệp ấn hành năm 2004 là một công trình nghiên cứu công phu về mô hình phát triển của nông thôn Việt Nam. Công trình nghiên cứu này được xuất bản trên cơ sở đề tài cấp Nhà nước do tác giả làm chủ nhiệm với tiêu đề: “Tổng kết và xây dựng mô hình phát triển kinh tế- xã hội nông thôn mới, kết hợp truyền thống làng xã với văn minh thời đại”. Công trình nghiên cứu: “Bảo hộ hợp lý nông nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế” do GS,TS Bùi Xuân Lưu, Nxb Thống kê ấn hành năm 2004. Trong công trình này, các tác giả đã phân tích những đặc trưng của hội nhập kinh tế quốc tế trong nông nghiệp; phân tích khái quát những thành tựu cũng như hạn chế của nông nghiệp nước ta trong hội nhập kinh tế quốc tế; đồng thời khuyến nghị về sửa đổi các chính sách và hoàn thiện vai trò của Nhà nước để nông nghiệp, nông thôn nước ta hội nhập thành công. Công trình nghiên cứu: “Tăng cường năng lực hội nhập kinh tế quốc tế cho ngành nông nghiệp” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng tổ chức Ausaid nghiên cứu đã đi sâu phân tích những quy định của WTO về thương mại nông sản. Qua đó dự báo khả năng tương thích của hệ thống 5 chính sách nông nghiệp Việt Nam so với những quy định của WTO, khuyến nghị những sửa đổi về chính sách để phát triển nông nghiệp Việt Nam khi trở thành thành viên WTO. Công trình nghiên cứu: “Hội nhập kinh tế quốc tế và tác động của nó đến phát triển nông nghiệp Việt Nam” là một dự án nghiên cứu tập thể do TS. Nguyễn Từ phụ trách. Trong công trình này, các tác giả đã tập trung phân tích các liên kết kinh tế quốc tế về thương mại và đầu tư trong nông nghiệp; đánh giá chính sách phát triển nông nghiệp và khả năng cạnh tranh của nông nghiệp Việt Nam; đồng thời khuyến nghị những giải pháp chủ yếu để phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Đặc biệt các tác giả đã tập trung phân tích những quy định của WTO về chính sách nông nghiệp của các nước đang phát triển và nêu những hướng bổ sung, sửa đổi chính sách nông nghiệp của Việt Nam để hội nhập thành công. Những công trình đó được báo chí phản ánh với những mức độ khác nhau đã giúp ích cho việc hoạch định chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn và giải quyết vấn đề nông dân trong thời kỳ mới ở nước ta. Những kết quả nghiên cứu đã nêu cũng là cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng mà tác giả tiếp thu và sử dụng trong quá trình hoàn thành luận văn này và trong những công trình nghiên cứu của mình về sau. 3. 2 Về vấn đề nông thôn đã có luận văn đề cập đến vấn đề này, cụ thể: Luận văn Thạc sĩ tại trường Đại học khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội về "vấn đề chỉ dẫn tư vấn khoa học kỹ thuật nông nghiệp cho nông dân trên báo chí Việt Nam" của tác giả Bùi Thị Hồng Vân (2012) do PGS.TS Vũ Quang Hào hướng dẫn. Thông qua việc phân tích và hệ thống hoá cứ liệu từ các sản phẩm báo chí có nội dung chỉ dẫn - tư vấn về khoa học kỹ thuật nông nghiệp cho nông dân, đề tài luận văn góp phần lý giải thêm hoặc đề xuất thêm những khía cạnh lý luận mới của xu hướng báo chí đang nói đến. 6 Luận văn thạc sĩ tại trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội về "Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên báo in" khảo sát trên báo Hà Nội Mới, Nông nghiệp Việt Nam, Nông thôn Ngày nay của tác giả Lê Thái Hà do PGS.TS Đinh Văn Hường hướng dẫn Luận văn cung cấp một số lý luận về nội dung "Nông nghiệp, nông dân, nông thôn" theo tinh thần Nghị quyết Trung ương VII (khoá X); bổ sung và làm rõ hơn hệ thống lý luận về vai trò, chức năng của báo chí trong điều kiện mới và nhiệm vụ tuyên truyền đưa Nghị quyết Đảng vào cuộc sống trên báo in. Luận văn cũng góp phần làm rõ nội dung nhận thức về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước thông qua hoạt động báo chí truyền thông. Về báo chí Mặt trận: đã có một số khoá luận lấy báo ĐĐK làm đối tượng nghiên cứu trên một số vấn đề khác như: "Gia đình Việt Nam và vấn đề giáo dục gia đình trong giai đoạn hiện nay trên báo Đại đoàn kết của tác giả Chu Thanh Tâm; Khoá luận cử nhân báo chí - Nguyễn Hương Giang về "Văn hoá gia đình Việt Nam và tác dụng của giáo dục văn hoá, đối với sự phát triển của gia đình trong giai đoạn hiện nay được phản ánh trên báo phụ nữ Việt Nam và Đại đoàn kết" ... Đề tài nghiên cứu khoa học cấp viện "Giải pháp nâng cao hiệu quả tuyên truyền về lý luận và thực tiễn của tạp chí Mặt trận" - Chủ nhiệm đề tài Nguyễn Thu Thảo nói tới công tác tuyên truyền của TCMT, đề cập tới nội dung tuyên truyền về lý luận và thực tiễn nói chung. Luận văn thạc sỹ truyền thông đại chúng - Nguyễn Thị Thu Thảo Đề tài "Cách thức tổ chức thông tin của Tạp chí Mặt trận" nghiên cứu TCMT dưới góc độ xã hội học, nội dung của công trình nghiên cứu này nhằm tập trung tìm hiểu đánh giá của bạn đọc về nội dung và hình thức của Tạp chí mặt trận. 7 Luận văn “Báo chí của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với hoạt động kinh tế báo chí” của HVCH Phạm Khánh Giang, chuyên ngành Báo chí học. Đánh giá thực trạng hoạt động kinh tế báo chí của hệ thống báo chí Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, trong đó chỉ ra những thành tích và hạn chế của hoạt động này; từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh tế báo chí giai đoạn 2013 – 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Điểm đặc biệt ở đề tài này là khảo sát và phân tích tình hình hoạt động kinh tế báo chí của một liên minh chính trị – một vấn đề mới với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Làm rõ thêm cơ sở khoa học và thực tiễn của hoạt động kinh tế báo chí trong 3 năm gần đây của báo chí của Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (TCMT, Báo ĐĐK). Như vậy, có thể nói đề tài nghiên cứu này thực sự là một công trình đầu tiên nghiên cứu về báo chí Mặt trận với việc tuyên truyền về NTM. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu - Báo chí Mặt trận gồm: Tạp chí Mặt trận, Báo Đại đoàn kết. - Các tư liệu, tài liệu liên quan đến hoạt động tuyên truyền về NTM của các cơ quan báo chí thuộc hệ thống Mặt trận và một số tài liệu khác. 4.2 Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu thông qua khảo sát hoạt động tuyên truyền về NTM của hai cơ quan báo chí: báo Đại đoàn kết, Tạp chí Mặt trận từ năm 2010 - 2013. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau trong đó nổi bật là: - Khảo sát thực tế hoạt động tuyên truyền về nông thôn mới của hai cơ quan báo chí: Tạp chí Mặt trận và Báo Đại đoàn kết - Tổng hợp tài liệu, bài viết chuyên về hoạt động tuyên truyền về nông thôn mới từ đó phân tích và đánh giá. 8 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1 Ý nghĩa khoa học Luận văn cung cấp một số lý luận về nội dung "Nông nghiệp, nông dân, nông thôn" theo tinh thần nghị quyết 26 và Ngày 10-10-2010 Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 1869/CT-TTg về việc Tăng cường phối hợp với Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” trong giai đoạn mới. Chỉ thị nêu rõ: Cần tiếp tục thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” trên cơ sở bổ sung nội dung, tiêu chí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM... 6.2 Ý nghĩa thực tiễn Luận văn làm rõ hơn vai trò của báo chí Mặt trận trong điều kiện mới và nhiệm vụ tuyên truyền NTM đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống trên báo Đại đoàn kết và Tạp chí Mặt trận. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục. Luận văn được kết cấu làm 3 chương: Chương 1: Lý luận về nông thôn mới và báo chí Mặt trận Chương 2: Thực trạng tuyên truyền nông thôn mới trên báo Đại đoàn kết và Tạp chí Mặt trận giai đoạn 2010 - 2013 Chương 3: Nâng cao hiệu quả tuyên truyền về nông thôn mới trên báo chí Mặt trận giai đoạn 2014 - 2019. 9 CHƢƠNG I VẤN ĐỀ NÔNG THÔN MỚI VÀ VAI TRÕ CỦA BÁO CHÍ MẶT TRẬN 1.1 Những vấn đề về nông thôn mới 1.1.1 Xây dựng nông thôn mới là gì? Để không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn, hài hoà giữa các vùng, tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các vùng còn nhiều khó khăn; xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường; xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh công nhân - nông dân - trí thức vững mạnh, tạo nền tảng kinh tế - xã hội và chính trị vững chắc cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; ngày 05 tháng 8 năm 2008 tại Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Khoá X đã ra Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn xác định nhiệm vụ xây dựng: "Chương trình xây dựng nông thôn mới". Xây dựng NTM là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mình khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ); có nếp sống văn hoá, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo; thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao. Xây dựng NTM là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị. NTM không chỉ là vấn đề kinh tế - xã hội, mà là vấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp. 10 Xây dựng NTM giúp cho nông dân có niềm tin, trở nên tích cực, chăm chỉ, đoàn kết giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp, dân chủ, văn minh. 1.1.2 Vì sao phải xây dựng nông thôn mới 1.1.2.1 Vị trí của Nông nghiệp trong phát triển kinh tế Việt Nam Theo lý luận của C.Mác và Ph.Anghen thì sản xuất nông nghiệp là cơ sở của mọi xã hội và là tiền đề của lịch sử. Năng suất lao động nông nghiệp là "cái cơ sở tự nhiên" không chỉ trong bản thân ngành nông nghiệp mà còn là cơ sở tự nhiên để tạo ra lao động thặng dư trong tất cả các ngành lao động khác. Cũng có nghĩa là những yếu tố có ý nghĩa như điểm xuất phát của sự phát triển lịch sử "trước hết có trong lao động nông nghiệp". {44, Ph.II, tr. 490} (1) Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ luôn quan tâm đến vấn đề nông dân - một lực lượng to lớn của Cách mạng. Người đă ̣c biê ̣t chú ý đế n xây dựng và phát triển nông nghiệp và nông thôn. Bác Hồ đã xây dựng cái gốc của cách mạng là khối liên minh công nông để đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng , thực hiện nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và xây dựng chủ nghĩa xã hội . Trong tác phẩ m Đường cách mê ̣nh , Bác Hồ đã viế t : “Công nông là người chủ cách mê ̣nh tức là công nhân và nông dân là lực lượng n òng cốt, là đội quân chủ lực của cách mạng ... Công nông là gốc cách mệnh” . Cũng trong tác phẩm này , Bác Hồ đã dành một chương viết về tổ chức của nông dân, phân tích hết nỗi tủi nhục, cực khổ của giai cấp 1 Luận Văn Thạc sỹ - Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội; Lê Thái Hà - Vấn đề nông nghiệp nông dân nông thôn trên báo in Việt Nam; Tr. 7 11 nông dân và Người đã vạch ra lối thoát: “Nế u dân cày An Nam muốn thoát khỏi vòng cay đắng ấy, thì phải tổ chức nhau để kiếm đường giải phóng”. Theo quan điể m của Bác , chính sách và nghi ̣quyế t của Đảng và Chính phủ đều vì lợi ích nhân dân . Bác nói: ““Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi(2). Từ sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 6 năm 1986, nông nghiệp đã được xác định là mặt trận kinh tế hàng đầu. Từ chỗ thiếu đói và khủng hoảng lương thực, Việt Nam đã vươn lên đủ ăn và trở thành nước đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo. Ông Hoàng Bình Quân, Trưởng ban đối ngoại trung ương Đảng, nhận định: “Về đổi mới đất nước trong 25 năm vừa qua, riêng lĩnh vực nông nghiệp tôi có thể nói rằng, đất nước ta trải qua mọi biến động, càng có sự biến động thì càng thấy rõ vai trò của nông nghiệp. Ngay cả cuộc khủng hoảng gần đây về kinh tế, gần nhất là khủng hoảng năm 2008, cho thấy vị trí của nông nghiệp rất quan trọng trong quá trình bảo vệ và xây dựng đất nước. Cụ thể, từ một quốc gia thiếu ăn thiếu mặc đến 1 quốc gia có vị thế rất rõ trên trường quốc tế" Theo Viện trưởng Viện chính sách Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Đặng Kim Sơn, nhờ cơ chế thị trường, kinh tế Việt Nam nói chung, kinh tế nông nghiệp nông thôn nói riêng, đã có bước chuyển quan trọng. Sự bình ổn chính trị, xã hội trong bối cảnh thế giới đầy biến động cũng được tạo nên từ tốc độ giảm nghèo trung bình 2%/năm đều đặn liên tục hàng chục năm, trong đó nông nghiệp và phát triển nông thôn đóng vai trò quan trọng. Chính nông nghiệp tạo ra phần lớn việc làm và thu nhập cho bà con nông dân, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. 2 bài nói chuyện của Bác tại Hội nghị sản xuất cứu đói ngày 13/6/1955 12 Ông Đặng Kim Sơn cho biết: “Chính cơ chế thị trường tạo ra động lực cho người dân. Làm ăn có hiệu quả tạo cho người dân ý thức sẵn sàng đầu tư tất cả công sức, trí tuệ để đem lại hiệu quả cao nhất. Hiếm nơi nào trên thế giới có hiện tượng năng suất lúa của người dân cao hơn viện nghiên cứu của nhà nước, tôm, cá da trơn, cà phê… đạt năng suất cao trên thế giới. Ở những nơi nào người nông dân thấy được lợi ích, hiệu quả, đem lại cuộc sống ổn định cho họ thì họ đầu tư rất nhanh, nắm bắt kỹ thuật, thị trường rất nhanh và hiệu quả”. 1.1.2.2 Vai trò của nông dân trong việc tham gia xây dựng mô hình nông thôn mới Học thuyết Mác - Lê Nin khẳng định, giai cấp vô sản chỉ có thể dành thắng lợi trong sự nghiệp cách mạng của mình khi thực hiện được sự liên minh vững chắc với giai cấp nông dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã khẳng định rằng, trong Thư gửi Hội nghị cán bộ Nông dân cứu quốc toàn quốc tháng 11-1949, Bác viết: “Nông dân là một lực lượng rất to lớn của dân tộc, một đồng minh rất trung thành của giai cấp công nhân. Muốn kháng chiến kiến quốc thành công, muốn độc lập thống nhất thực sự ắt phải dựa vào lực lượng của nông dân. Đồng bào nông dân sẵn có lực lượng to lớn, sẵn có lòng nồng nàn yêu nước, sẵn có chí khí kiên quyết đấu tranh và hy sinh". Trong toàn bộ sự nghiệp xây dựng NTM hiện nay, nông dân giữ vị trí là “chủ thể”, đây là sự khẳng định đúng đắn, cần thiết, nhằm phát huy nhân tố con người, khơi dậy và phát huy mọi tiềm năng của nông dân vào công cuộc xây dựng nông thôn cả về kinh tế, văn hóa và xã hội đồng thời bảo đảm những quyền lợi chính đáng của họ. 13 Phát huy vai trò nông dân là thực hiện đồng bộ, có hệ thống các biện pháp về kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục, y tế, môi trường… nhằm khơi dậy, sử dụng, phát triển trên tất cả các yếu tố cấu thành: số lượng, chất lượng, cơ cấu đội ngũ nông dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM hiện nay, góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Vai trò của nông dân trong xây dựng NTM văn minh, hiện đại, được thể hiện là: (1) chủ thể tích cực tham gia vào quá trình xây dựng quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng NTM; (2) chủ thể chủ động và sáng tạo trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn; (3) chủ thể trực tiếp trong phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn; (4) chủ thể tích cực, sáng tạo trong xây dựng và gìn giữ đời sống văn hoá – xã hội, môi trường ở nông thôn; (5) là nhân tố góp phần quan trọng vào xây dựng hệ thống chính trị - xã hội vững mạnh, bảo đảm ANTT xã hội ở cơ sở. Xây dựng NTM là nhiệm vụ chiến lược, đang đặt ra nhiều vấn đề cần tập trung nỗ lực của Nhà nước và nhân dân, giải quyết những vấn đề cấp bách, đồng thời tạo ra tiền đề cho những giai đoạn tiếp theo. Chính vì vậy, phát huy vai trò nông dân trong xây dựng NTM ở nước ta hiện nay cần tập trung làm tốt một số vấn đề cơ bản sau: Một là, đẩy mạnh CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn, tích cực xoá đói giảm nghèo. Đây là vấn đề có ý nghĩa quyết định, do đó cần thực hiện rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch xây dựng NTM, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng xây dựng nền nông nghiệp toàn diện, hiện đại. Đồng thời phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn; tiếp tục đổi mới và tổ chức lại sản xuất nông, lâm nghiệp; tăng cường áp dụng tiến bộ KH - CN và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, kết hợp có hiệu quả giữa “4 nhà”; đẩy mạnh đầu tư và hỗ trợ tín dụng cho hoạt động sản 14 xuất nông nghiệp, đồng thời tiếp tục đẩy nhanh quá trình xây dựng, hoàn thiện và phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn, như: giao thông, thuỷ lợi, điện, trường học, cơ sở vật chất văn hoá, chợ, bưu điện và nhà ở dân cư nông thôn. Tiếp tục thực hiện tốt công cuộc xoá đói, giảm nghèo; tạo việc làm nhằm ổn định đời sống cho nông dân. Hai là, đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở ở nông thôn. Cần giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị và toàn xã hội trong quá trình xây dựng NTM. Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức địa phương. Tăng cường hiệu lực quản lý điều hành của chính quyền cơ sở. Củng cố tổ chức, đổi mới phương thức hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở nông thôn, nhất là tổ chức Hội Nông dân. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để nông dân phát huy vai trò chủ thể của mình trong xây dựng NTM. Ba là, đổi mới hoàn thiện chính sách đối với nông dân, bảo đảm lợi ích, phát huy dân chủ và mọi tiềm năng của nông dân trong xây dựng NTM. Thực hiện có hiệu quả giữa chính sách kinh tế, chính sách xã hội, an sinh xã hội trong quá trình phát triển nền kinh tế bền vững của tỉnh. Giải quyết tốt những bức xúc trong nhân dân trong quá trình phát triển công nghiệp và đô thị hoá, bảo đảm lợi ích cho người nông dân. Phát huy dân chủ ở cơ sở theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân được hưởng”. Khơi dậy, sử dụng và phát huy tốt mọi tiềm năng của nông dân, như: nguồn nhân lực tại chỗ, ngành nghề đa dạng, kinh nghiệm trong sản xuất và sự gắn bó với quê hương. Bốn là, đẩy mạnh và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nghề, nâng cao dân trí, tiến tới trí thức hoá đội ngũ cán bộ cơ sở. Nâng cao chất lượng đời sống văn hoá - xã hội ở nông thôn văn mình, hiện đại. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, cổ động nhằm chuyển biến và nâng cao nhận thức 15 trọng nông dân về chương trình xây dựng NTM. Xây dựng NTM mang lại lợi ích thiết thân cho người dân sống ở nông thôn. Từ đó lôi cuốn họ tham gia tích cực với vai trò là chủ thể chân chính của quá trình này. Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo các bậc học, nhất là giáo dục phổ thông nhằm nâng cao trình độ dân trí, trí thức hoá đội ngũ cán bộ cơ sở ở nông thôn. Song trước hết là đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn tay nghề cho nông dân để họ tự mình sản xuất, kinh doanh trên chính quê hương mình, đặc biệt những hộ nông dân mất đất do phát triển công nghiệp và đô thị hoá. Nâng cao chất lương và hiệu quả các thiết chế văn hoá, khuyến khích, động viên các lực lượng tham gia, kịp thời phê phán các hiện tượng tiêu cực trong xã hội, xây dựng đời sống văn hoá mới lành mạnh, bảo vệ thuần phong mĩ tục ở nông thôn. Xây dựng môi trường văn hoá, đội ngũ cán bộ văn hoá thông tin cơ sở, các đội văn hoá, văn nghệ, thể thao quần chúng... Những giải pháp trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong quá trình thực hiện phải giải quyết đồng bộ và toàn diện nhằm khơi dậy và phát huy tốt vai trò người nông dân trong công cuộc xây dựng NTM văn minh, hiện đại ở nước ta hiện nay giành thắng lợi. 1.1.2.3 Xây dựng NTM là nhiệm vụ quan trọng hiện nay Nông thôn Việt Nam là khu vực rộng lớn và đông dân nhất, đa dạng về thành phần tộc người, về văn hóa, là nơi bảo tồn, lưu giữ các phong tục, tập quán của cộng đồng, là nơi sản xuất quan trọng, làm ra các sản phẩm cần thiết cho cuộc sống con người. Trong xu thế phát triển hiện nay, không thể có một nước công nghiệp nếu nông nghiệp, nông thôn còn lạc hậu và đời sống nông dân còn thấp. Vì vậy, xây dựng NTM được Đảng và Nhà nước Việt Nam cho là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 16 Đến nay, quá trình xây dựng nông thôn mới của VN đang bước đầu được triển khai thực hiện. Chính phủ đã có Chương trình hành động nhằm thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới. Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, khẳng định cán bộ cơ sở và nhân dân đang rất phấn khởi, kỳ vọng vào một NTM phát triển mang lại sự cải thiện nhanh hơn đời sống vật chất, tinh thần cho người dân nông thôn thời kỳ CNH - HĐH đất nước. Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nhấn mạnh: “Quá trình triển khai, quán triệt, thực hiện chương trình xây dựng NTM sẽ được làm đồng bộ, quyết liệt nhưng không nóng vội. Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ đến năm 2020 sẽ có 50% xã đạt chuẩn và trong 5 năm chỉ là 20% xã đạt chuẩn… vì vậy đây là một quá trình dài và triển khai từng bước và đồng bộ. Đến khi xây dựng thành công nông thôn mới thì bộ tiêu chí này sẽ vẫn được hoàn thiện vì chúng ta sẽ không ngừng xây dựng nông thôn mới.” Nông thôn mới Việt Nam trong tương lai sẽ là nơi sản xuất ra các sản phẩm nông nghiệp có năng suất, chất lượng cao theo hướng sản xuất hàng hoá, là nơi giữ gìn văn hoá truyền thống của các dân tộc, là nơi bảo đảm hài hoà mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên… Với những quyết sách của Chính phủ và sự vào cuộc mạnh mẽ với quyết tâm chính trị cao của các bộ, ban, ngành ở Trung ương, các cấp chính quyền ở cơ sở, việc xây dựng NTM ở VN đang trở thành một cuộc vận động cách mạng của đất nước trên con đường CNH - HĐH vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, phục vụ đắc lực cho công cuộc hội nhập của Việt Nam. 17 1.1.2.4 Những vấn đề cơ bản về xây dựng NTM của Đảng, Nhà nước Quan điểm chỉ đạo thực hiện mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong giai đoạn này cũng được Nghị quyết Đại hội XI của Đảng xác định rõ trên những nội dung chính sau: Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững trên cơ sở phát huy những lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới gắn với giải quyết tốt các vấn đề nông dân, nông thôn. Trong điều kiện hiện nay, “phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững” theo quan điểm của Đảng cần được hiểu đó là nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao; đảm bảo vững chắc an ninh lương thực, thực phẩm quốc gia cả trước mắt và lâu dài; sản xuất một số sản phẩm nông nghiệp hàng hóa ứng dụng công nghệ cao, có năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng cao; đồng thời, phát triển nông nghiệp cũng tính tới những yếu tố bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo sự hài hòa về kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội nông thôn. Sản xuất các mặt hàng nông sản nhiệt đới từ trước tới nay vẫn là một thế mạnh của Việt Nam. Nghị quyết của Đảng chỉ rõ: “Khai thác lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới để phát triển sản xuất hàng hóa lớn với năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao”. Theo đó, việc tổ chức và quản lý sản xuất nông nghiệp phải theo các quy hoạch, các chương trình, đề án được phê duyệt; tập trung phát triển vùng sản xuất hàng hóa cho từng cây, con, từng vùng, nhằm mục tiêu nâng tỷ trọng sản phẩm hàng hóa, nhất là hàng hóa xuất khẩu. Muốn đẩy mạnh phát triển nông nghiệp toàn diện, hiện đại và sản xuất hàng hóa lớn, đất đai là yếu tố quyết định và quan trọng hàng đầu, do đó quan 18 điểm của Đảng là “khuyến khích tập trung ruộng đất, phát triển trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp phù hợp về quy mô và điều kiện của từng vùng”; “Trên cơ sở tích tụ đất đai, đẩy mạnh cơ giới hoá, áp dụng công nghệ hiện đại (nhất là công nghệ sinh học); bố trí lại cơ cấu cây trồng, vật nuôi; phát triển kinh tế hộ, trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp, vùng chuyên môn hoá, khu nông nghiệp công nghệ cao, các tổ hợp sản xuất lớn”. Trong sản xuất nông nghiệp toàn diện, lúa gạo là mặt hàng quan trọng đối với an ninh lương thực quốc gia và đem lại giá trị xuất khẩu cao, quan điểm của Đảng: “Giữ vững diện tích đất trồng lúa theo quy hoạch”; “Kiểm soát chặt chẽ việc chuyển đất nông nghiệp, nhất là đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích khác đi đôi với việc bảo đảm lợi ích của người trồng lúa và địa phương trồng lúa”. Đối với các loại rau, màu, cây ăn quả, cây công nghiệp có lợi thế khác cũng cần mở rộng diện tích, áp dụng công nghệ cao để tăng năng suất, chất lượng. Đối với ngành chăn nuôi cần mở rộng theo phương thức công nghiệp, bán công nghiệp với công nghệ tiên tiến. Một yếu tố quan trọng khác đối với sản xuất nông nghiệp toàn diện, hiện đại và sản xuất hàng hóa lớn là sự hỗ trợ và đầu tư đối với nông nghiệp, Đảng ta xác định: “Thực hiện gắn kết chặt chẽ nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nước; phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ ở khu vực nông thôn; phát triển các hiệp hội nông dân; tiếp tục đổi mới, xây dựng mô hình tổ chức để phát triển kinh tế hợp tác phù hợp với cơ chế thị trường; phát triển các hình thức bảo hiểm phù hợp trong nông nghiệp; đẩy nhanh áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất”. Xây dựng, phát huy vai trò của giai cấp nông dân, chủ thể của quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn 19 Trong toàn bộ quá trình phát triển nông nghiệp và nông thôn hiện nay, nông dân giữ vị trí là “chủ thể”, đây là sự khẳng định đúng đắn, cần thiết nhằm khơi dậy và phát huy mọi tiềm năng của nông dân trong sự nghiệp xây dựng NTM trên các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; đồng thời nhằm bảo đảm những quyền lợi chính đáng của nông dân. Vai trò chủ thể của nông dân trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn thể hiện ở chỗ: trực tiếp tham gia phát triển kinh tế, tổ chức sản xuất, thực hiện CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn; chủ động và sáng tạo trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn; tích cực tham gia vào quá trình xây dựng quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng NTM; xây dựng và gìn giữ đời sống văn hoá - xã hội, môi trường ở nông thôn; đảm bảo an ninh trật tự xã hội ở nông thôn, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở. Để phát huy vai trò của nông dân hiện nay, Nghị quyết Đại hội XI của Đảng nêu rõ: “Nâng cao trình độ giác ngộ của giai cấp nông dân, tạo điều kiện để nông dân tham gia đóng góp và hưởng lợi nhiều hơn trong quá trình CNH - HĐH đất nước. Hỗ trợ, khuyến khích nông dân học nghề, chuyển dịch cơ cấu lao động, tiếp nhận và áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, tạo điều kiện thuận lợi để nông dân chuyển sang làm công nghiệp và dịch vụ. Nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư nông thôn; thực hiện có hiệu quả bền vững công cuộc xóa đói, giảm nghèo, làm giàu hợp pháp”(13). Quan điểm đó của Đảng thực sự là những giải pháp quan trọng để khơi dậy và phát huy vai trò chủ thể của người nông dân trong phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM ở nước ta. Xây dựng nông thôn mới theo hướng văn minh, giàu đẹp, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân. 20 Nhằm khắc phục những hạn chế và bất cập trong phát triển nông thôn nước ta hiện nay, Đảng ta xác định: “Xây dựng NTM theo hướng văn minh, giàu đẹp, đi đôi với nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân”(14); đồng thời nêu rõ: “Quy hoạch phát triển nông thôn và phát triển đô thị và bố trí các điểm dân cư. Phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ và làng nghề gắn với bảo vệ môi trường”. Khi triển khai chương trình xây dựng NTM, Đảng ta nhấn mạnh: đảm bảo sự phù hợp với đặc điểm từng vùng theo các bước đi cụ thể, vững chắc trong từng giai đoạn; giữ gìn và phát huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp của nông thôn Việt Nam; đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn; tạo môi trường thuận lợi để khai thác mọi khả năng đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn, nhất là đầu tư của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thu hút nhiều lao động. Mặt khác, xây dựng NTM văn minh, giàu đẹp phải gắn với việc không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân. Trong giai đoạn hiện nay cần tập trung triển khai có hiệu quả chương trình đào tạo nghề cho 1 triệu lao động nông thôn mỗi năm; thực hiện tốt các chương trình hỗ trợ nhà ở cho người nghèo và các đối tượng chính sách, chương trình nhà ở cho đồng bào vùng bão, lũ; bố trí hợp lý dân cư, bảo đảm an toàn ở những vùng ngập lũ, sạt lở núi, ven sông, ven biển (15). Những quan điểm về vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng là sự khẳng định, bổ sung và tiếp tục phát triển chủ trương, đường lối lãnh đạo đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn được đặt ra từ Nghị quyết Trung ương 7 khóa X của Đảng. Quán triệt sâu sắc và vận dụng hiệu quả những quan điểm chỉ đạo trên của Đảng là cơ sở vững chắc để nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta có những bước phát triển mới. 1.1.3 Các tiêu chí xây dựng NTM 21 Để cụ thể hoá cho việc tổ chức thực hiện ngày 16 tháng 04 năm 2009 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 491/QĐ-TTg ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới gồm 19 tiêu chí: (1) Quy hoạch và thực hiện quy hoạch; (2) giao thông; (3) thuỷ lợi; (4) điện; (5) trường học; (6) cơ sở vật chất văn hóa; (7) chợ nông thôn; (8) bưu điện; (9) nhà ở dân cư; (10) thu nhập; (11) hộ nghèo; (12) cơ cấu lao động; (13) hình thức tổ chức sản xuất; (14) giáo dục;(15) y tế;(16) văn hoá; (17) môi trường; (18) hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh; (19) an ninh, trật tự xã hội. 1.2 Vai trò của báo chí Mặt trận trong xây dựng NTM 1.2.1 Những vấn đề cơ bản về xây dựng NTM của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Ngày 10-10-2010 Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 1869/CTTTg về “Tăng cường phối hợp với Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” trong giai đoạn mới. Chỉ thị nêu rõ: Cần tiếp tục thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” trên cơ sở bổ sung nội dung, tiêu chí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM nâng cao hiệu quả cuộc vận động “Ngày vì người nghèo” gắn với việc huy động mọi nguồn lực nhằm bảo đảm an ninh xã hội, chăm lo cho người nghèo, vùng nghèo. Thực hiện Chỉ thị số 1869, tháng 2 năm 2011, Ban Thường trực đã phối hợp với Chính phủ, các bộ, ban, ngành, đoàn thể có liên quan thành lập Ban vận động Trung ương Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, đồng thời ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động; triển khai thực hiện Chương trình hoạt động năm 2011, trọng tâm là tuyên truyền, vận động toàn dân tích cực hưởng ứng tham gia xây dựng NTM, đô 22 thị văn minh. Theo đó đồng chí Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam là Trưởng ban, đồng chí Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ là Phó ban. Như vậy đã xác định, khẳng định vai trò, nhiệm vụ, trách nhiệm của MTTQ Việt nam trong công cuộc xây dựng NTM. Hội nghị lần thứ III Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam (khóa VII) xác định cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư" có mục tiêu, nội dung sát hợp với nội dung của Nghị quyết 26-NQ/TW; vì vậy để góp phần xây dựng NTM, Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam chủ trương nâng cao chất lượng và bổ sung nội dung xây dựng NTM, đô thị văn minh trong cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư". Với phương châm hướng về cơ sở, địa bàn là khu dân cư, đối tượng vận động tới gia đình, dòng họ, thôn, làng, ấp bản, phum, sóc…Cuộc vận động đã động viên, tuyên truyền tới các tầng lớp nhân dân “thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH - HĐH , tăng nhanh khối lượng sản phẩm hàng hóa, nhất là hàng nông, lâm, thủy sản qua chế biến” và tiến tới “Xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, hiệu quả và bền vững, có năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh cao”. “Xây dựng nông thôn ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội phát triển ngày càng hiện đại”. “Phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, phát triển hệ thống thủy lợi, đường giao thông thông, trường học, trạm y tế và nước sạch cho sinh hoạt. Bảo vệ môi trường sinh thái”....“Bằng nhiều biện pháp để giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn; xóa hộ đói, giảm tỷ lệ nghèo”; “ra sức bồi dưỡng sức dân ở nông thôn và phát huy vai trò giai cấp nông dân trong sự nghiệp đổi mới”; “Tạo điều kiện thuận lợi để giúp nông dân chuyển sang làm công 23 nghiệp và dịch vụ. Khuyến khích nông dân hợp tác với các doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ trang trại để phát triển sản xuất, ổn định và cải thiện đời sống”. Để cụ thể hoá hướng dẫn các địa phương tổ chức thực hiện, Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch đã thống nhất ban hành Thông tư số 12/2011/TT-BVHTTDL ngày 10/10/2011 quy định chi tiết về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận danh hiệu “Gia đình văn hoá”; “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” và tương đương trong cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” trong đó ban hành tiêu chí cụ thể phù hợp với bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM, đó là cơ sở xây dựng xã, huyện, tỉnh đạt chuẩn NTM. 1.2.2 Nhiệm vụ tuyên truyền về nông thôn mới của báo chí Mặt trận 1.2.2.1 Khái niệm báo chí Mặt trận Theo khái niệm rộng, Báo chí Mặt trận gồm báo chí thuộc 46 tổ chức thành viên và cơ quan truyền thông thuộc Mặt trận 63 tỉnh thành phố trong cả nước . Báo chí trực thuộc Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có: TCMT và Báo ĐĐK. Ngoài ra, tham gia hoạt động báo chí của Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam còn có Bản tin công tác Mặt trận, Trang tin điện tử Mặt trận (mattran.org.vn) và Trung tâm truyền thông (phối hợp thực hiện chương trình truyền hình Đại đoàn kết, kênh phát thanh có nội dung hoạt động Mặt trận...). Trong luận văn này, đối tượng nghiên cứu là Báo chí Mặt trận theo nghĩa hẹp bao gồm 2 tờ báo chính của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc đó là Tạp chí Mặt trận, Báo Đại đoàn kết. 24 1.2.2.2 Vai trò của báo chí Mặt trận trong tuyên truyền về những chính sách của Đảng, Nhà nước trong đó có vấn đề nông thôn mới. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trên cơ sở, chức năng, nhiệm vụ của mình đã cùng với Đảng, Nhà nước tham gia thiết thực vào công cuộc xây dựng nông thôn mới như đã trình bày ở trên. Không chỉ vậy, trong hệ thống của Mặt trận Tổ quốc còn có hệ thống báo chí của Mặt trận luôn sát cánh, không chỉ tuyên truyền những hoạt động về xây dựng nông thôn mới mà còn có chức năng tuyên truyền trên mọi mặt của cuộc sống, các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước... Hòa trong dòng chảy của báo chí nói chung, báo chí mặt trận cũng không nằm ngoài tôn chỉ mục đích và thực hiện tốt chức năng của mình trong đời sống xã hội. Trong tác phẩm: Cơ sở lý luận báo chí truyền thông của Khoa báo chí Trường Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn đã chia chức năng của báo chí thành những nhóm sau đây: Đó là các chức năng Chức năng tư tưởng, chức năng thông tin, chức năng phát triển văn hóa - giải trí, chức năng tổ chức - quản lý, giám sát và phản biện xã hội, chức năng kinh tế - dịch vụ. Chức năng tư tưởng là chức năng xuyên suốt, thể hiện tính mục đích của báo chí. Với chức năng này, theo quan điểm của Đảng ta, báo chí là công cụ, phương tiện quan trọng dùng để truyền bá hệ tư tưởng của Đảng, giáo dục lý luận Mác – Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh và làm cho hệ tư tưởng - lý luận này trở thành chủ đao, chiếm ưu thế trong đời sống tinh thần, tư tưởng của đâng đảo nhân dân. Báo chí là một binh chủng xung kích, đi đầu trong công tác tư tưởng của Đảng. Thông tin là chức năng cơ bản, chức năng khởi nguồn của bảo chí. Báo chí ra đời là để đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu thông tin giao tiếp của con người và xã hội. Bằng thông tin, báo chí tác động đến đông đảo công chúng trong xã hôi, góp phần tạo dư luận và định hướng dư luận. Việc thu thập thông tin đã trơ thành điều kiện cần thiết trong việc tham gia đầy đủ vào cuộc sống hiện đại của báo chí. Xã hội càng phát triển, con người càng văn minh thì nhu cầu thông tin giao tiếp càng cao, càng đa dạng phong phú. Quá trình đáp ứng nhu cầu này làm cho báo chí phát triển nhanh chóng. 25 Chức năng phát triển văn hóa – giải trí được hiểu rằng, báo chí không chỉ là kênh thông tin - truyền thông quan trọng cung cấp thông tin, kiến thức, mà còn là diễn đàn trao đổi, chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm phong phú nhằm nâng cao trình độ dân trí, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững. Văn hóa là hiện tượng xã hội đặc biệt. Hệ thống giá trị văn hóa được tồn tai và phát triển trong quá trình giao lưu và truyền tải từ người này sang người khác, từ cộng đồng này sang cộng đồng khác và từ thế hệ này đến thế hệ khác. Báo chí là kênh quan trọng cung cấp thông tin, kiến thức, giáo dục, giao lưu, truyền tải, tiếp biến văn hóa có hiệu quả nhất. Giải trí là nhu cầu ngày càng đòi hỏi cao trong điều kiện kinh tế thị trường. Đó là quá trình báo chí tham gia và tạo điều kiện giúp công chúng sử dụng thời gian rỗi hợp lý, đáp ứng nhu cầu cân bằng trạng thái tâm lý để tái sản xuất sức lao động. Trên các loại hình báo chí và các dạng thức truyền thông hiện đại ngày càng có nhiều phương thức giải trí thú vị và hữu ích, nhất là truyền hình, phát thanh, báo mạng điện tử và mạng xã hội. Giải trí cũng là cách thức phổ biến, bảo vệ hệ giá trị văn hóa. Chức năng quản lý, giám sát và phản biện xã hội của báo chí thể hiện ở chỗ, báo chí duy trì và phát triển mối liên hệ chặt chẽ giữa chủ thể và khách thể quản lý thông qua việc duy trì và phát triển dòng thông tin hai chiều, bảo đảm cho các quyết định quản lý được thông suốt và thực thi,...Giám sát có thể được hiểu là “theo dõi, kiểm tra xem có thực hiện đúng những điều quy định không”. Điều đó có nghĩa là, giám sát bao gồm hai quá trình, theo dõi và kiểm tra. Giám sát có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo đảm cho hoạt động được thực hiện đúng mục đích và đạt hiệu quả tốt nhất trong điều kiện có thể, theo mục tiêu, chương trình, kế hoạch đã đề ra. Giám sát xã hội của báo chí là quá trình báo chí bằng mọi phương thức huy động sức lực, trí tuệ và cảm xúc của đông đảo nhân dân với tinh thần trách nhiêm chính trị cao nhất trong việc theo dõi, kiểm tra quá trình thưc hiện đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, bảo đảm đạt được mục đích cao nhất trong điều kiện có thể. Giám sát xã hội của báo chí bao gốm các bình diện khác nhau, như theo dõi, kiểm tra phát hiện những 26 nơi làm đúng, làm tốt để biểu dương và nhân rộng; theo dõi và kiểm tra để phát hiện những nơi làm trệch, làm sai để uốn nắn và đấu tranh, bảo đảm cho đường lối, chính sách chủ trương của Đảng, pháp luật Nhà nước được thực thi đúng trong thực tế… Báo chí góp phần tuyên truyền đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống Trong sự nghiệp cách mạng của Việt Nam, báo chí luôn được coi là một bộ phận của sự nghiệp cách mạng, là vũ khí sắc bén trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng cuộc sống mới cho nhân dân. Đặc biệt, trong công tác tư tưởng báo chí luôn dẫn đầu trong việc tuyên truyền, vận động và phổ biến tư tưởng, chủ chương trính sách của Đảng và Nhà nước, định hướng phát triển theo con đường XHCN. Báo chí là nguồn thông tin quan trọng nhất, nhạy cảm nhất của xã hội. Báo chí cách mạng Việt Nam là lĩnh vực hoạt động phong phú, phản ánh ý chí và đường lối lãnh đạo của Đảng, khát vọng hành động của toàn dân tộc. Trong toàn bộ quá trình cách mạng nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, báo chí luôn là mũi nhọn sắc bén trên mặt trận chính trị- tư tưởng, góp phần đắc lực tuyên truyền, giác ngộ, cổ vũ tinh thần yêu nước, đoàn kết toàn dân tộc đi theo ngọn cờ của Đảng, giành thắng lợi vẻ vang trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập tự do, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Trong công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo hơn hai mươi năm qua, báo chí đã nhanh chóng tự đổi mới và phát triển về mọi mặt, tích cực đáp ứng yêu cầu của Đảng, của cuộc sống. Tiếng nói của báo chí góp phần thống nhất được các chủ trương, phương pháp hành động khác nhau nhằm đạt được mục đích, khắc phục những thiếu sót trong hoạt động tư tưởng và thực tiễn của những người cộng sản, làm thức tỉnh quần chúng. Lê-nin cho rằng, tờ báo không chỉ có vai trò phổ biến tư tưởng, giáo dục chính trị, mà còn là nơi thu hút các đồng minh; tờ báo không những là người tuyên truyền tập thể và cổ động tập thể mà còn là 27 người tổ chức tập thể. Đọc, phát hành rộng rãi các tờ báo cách mạng tức là đã ủng hộ cách mạng, tiếp thu tư tưởng của Đảng. Chính tờ báo là sợi dây cơ bản, dựa vào nó phong trào cách mạng không ngừng phát triển, tổ chức tăng lên theo cả chiều rộng và chiều sâu. Trong suốt chặng đường 85 năm, Báo chí cách mạng nước ta ngày càng phát triển, trở thành vũ khí sắc bén trên mặt trận tư tưởng, văn hoá, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta, đóng góp to lớn vào thành công chung của sự nghiệp cách mạng của đất nước, từ cách mạng tháng Tám giành độc lập, trải qua cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đến cuộc đấu tranh chống đế quốc Mỹ với đại thắng Mùa Xuân năm 1975 chấn động địa cầu, và nay là công cuộc đổi mới đưa Việt Nam sánh vai và hội nhập cùng thế giới. Trong công cuộc đổi mới đất nước, báo chí đã có những đóng góp quan trọng vào việc tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện đường lối đổi mới của Đảng. Đồng thời, trong quá trình đó, báo chí cũng đã tự đổi mới và ngày càng trưởng thành về mọi mặt. Trong thời gian vừa qua, báo chí đã tập trung tuyên truyền về đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội lần thứ XI của Đảng, đóng góp vào thành công của Đại hội; tuyên truyền về các ngày kỷ niệm lớn của Đảng, của đất nước, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng cho cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân, nhất là cho thế hệ trẻ. Báo chí cũng đã phát hiện, biểu dương những nhân tố mới, gương người tốt, việc tốt, những tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, cổ vũ, động viên phong trào thi đua yêu nước của nhân dân ta. Đồng thời, báo chí đã tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tệ nạn xã hội; đấu tranh phản bác các quan điểm, thông tin sai trái, chống 'diễn biến hoà bình' của các thế 28 lực thù địch; mở rộng thông tin đối ngoại, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam, thành tựu đổi mới của nhân dân ta đến với bạn bè quốc tế và đồng bào ta sinh sống ở nước ngoài. Đặc biệt, báo chí cách mạng tích cực tuyên truyền Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong những năm gần đây đã góp phần động viên tinh thần và tạo lòng tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước. Đối với việc phòng chống âm mưu “Diễn diễn hòa bình” báo chí luôn giữ vai trò quan trọng nhằm phản bác lại những luận điệu vu cáo, bôi nhọ của các lực lượng chống phá cách mạng Việt Nam. Báo chí tuyên truyền giáo dục nhằm xây dựng nên văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Bồi đắp tinh thần yêu nước, yêu quý chủ nghĩa xã hội, yêu quý những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc. 1.2.2.3 Nhiệm vụ trọng tâm của báo chí trong thời gian tới Để tiếp tục phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò của báo chí Mặt trận nói riêng và báo chí nói chung đối với sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đáp ứng mong muốn của Đảng, của nhân dân, báo chí cần tiếp tục tập trung tuyên truyền việc triển khai Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (Khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” gắn với thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; tập trung tuyên truyền lấy ý kiến nhân dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; tuyên tryền về lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo tinh thần Nghị quyết số 26-NQ/TW; tuyên truyền coi trọng phát hiện nêu gương những nhân tố mới; phát hiện bất cập, vướng mắc, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; tiếp tục phát huy vai trò tích cực trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực 29 và các tệ nạn xã hội; đấu tranh phản bác thông tin sai trái, luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phần tử cơ hội; tuyên truyền bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc... Để khắc phục những hạn chế và thiếu sót nêu trên, trong thời gian tới, công tác báo chí cần bám sát định hướng chính trị tư tưởng của Đảng, thực hiện tốt việc phối hợp giữa công tác chỉ đạo với công tác quản lí, chủ động, kịp thời, sáng tạo trong xử lí thông tin trên cơ sở nắm vững nguyên tắc, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước… Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ công tác báo chí năm 2013 là: Đề cao trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức Đảng của ban biên tập, tổng biên tập, đẩy mạnh tuyên truyền Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội và Chính phủ; tuyên truyền sửa đổi Hiến pháp năm 1992, góp ý sửa đổi Luật Đất đai, tuyên truyền thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI) gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; tuyên truyền giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng; tích cực đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, các hiện tượng tiêu cực xã hội... Tại Hội nghị báo chí toàn quốc về triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2013 đồng chí Đinh Thế Huynh nhấn mạnh tình hình quốc tế, khu vực và trong nước; vai trò quan trọng của công tác truyền thông và trách nhiệm của các cơ quan báo chí. Đồng chí nhấn mạnh một số nội dung cần quan tâm, nhất là những giải pháp cơ bản triển khai nhiệm vụ trọng tâm của các cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo, quản lí, cơ quan chủ quản, cơ quan báo chí trong năm 2013; những vấn đề về cơ chế, chính sách cần quan tâm để tạo điều kiện cho báo chí hoạt động, phát triển, đáp ứng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. 30 1.2.2.3 Nhiệm vụ trọng tâm của báo chí trong thời gian tới Xây dựng nông thôn mới được xác định là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong đó có giới truyền thông. Thực hiện đường lối của Đảng, trong thời gian qua, phong trào xây dựng nông thôn mới đã diễn ra sôi nổi ở khắp các địa phương trên cả nước, thu hút sự tham gia của cả cộng đồng, phát huy được sức mạnh của cả xã hội. Quá trình xây dựng nông thôn mới đã đạt được thành tựu khá toàn diện. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cơ bản đảm bảo, tạo sự thuận lợi trong giao lưu buôn bán và phát triển sản xuất; Kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề; Hệ thống chính trị ở nông thôn được củng cố và tăng cường; Dân chủ cơ sở được phát huy; An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; Vị thế của giai cấp nông dân ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, quá trình xây dựng nông thôn mới còn bộc lộ nhiều khó khăn hạn chế. Theo định hướng tuyên truyền của Trung ương Đảng, Mặt trận để phát huy mặt tích cực đã đạt được và khắc phục một số tồn tại rất cần có nhiều biện pháp; trong đó có việc nâng cao hiệu quả tuyên truyền về nông thôn mới của Báo chí Mặt trận. Chính vì vậy trong thời gian tới bên cạnh việc đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, chúng ta cần phải đẩy mạnh công tác giáo dục tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng, để mọi người dân đều nhận thức rằng: "Xây dựng nông thôn mới là công việc thường xuyên của mỗi người, mỗi nhà, mỗi thôn xóm và từng địa phương; tất cả cùng chung sức dưới sự lãnh đạo của Đảng..." nhằm thực hiện thành công chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. 31 Tiểu kết chƣơng 1 Xây dựng nông thôn mới được xác định là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong đó có giới truyền thông. Thực hiện đường lối của Đảng, trong thời gian qua, phong trào xây dựng nông thôn mới đã diễn ra sôi nổi ở khắp các địa phương trên cả nước, thu hút sự tham gia của cả cộng đồng, phát huy được sức mạnh của cả xã hội. Quá trình xây dựng nông thôn mới đã đạt được thành tựu khá toàn diện. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cơ bản đảm bảo, tạo sự thuận lợi trong giao lưu buôn bán và phát triển sản xuât; Kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề; Hệ thống chính trị ở nông thôn được củng cố và tăng cường; Dân chủ cơ sở được phát huy; An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; Vị thế của giai cấp nông dân ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, quá trình xây dựng nông thôn mới còn bộc lộ nhiều khó khăn hạn chế. Theo định hướng tuyên truyền của Trung ương Đảng, Mặt trận để phát huy mặt tích cực đã đạt được và khắc phục một số tồn tại rất cần có nhiều biện pháp; trong đó có việc nâng cao hiệu quả tuyên truyền về nông thôn mới của Báo chí Mặt trận. Chính vì vậy trong thời gian tới bên cạnh việc đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, chúng ta cần phải đẩy mạnh công tác giáo dục tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng, để mọi người dân đều nhận thức rằng: "Xây dựng nông thôn mới là công việc thường xuyên của mỗi người, mỗi nhà, mỗi thôn xóm và từng địa phương; tất cả cùng chung sức dưới sự lãnh đạo của Đảng..." nhằm thực hiện thành công chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. 32 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG TUYÊN TRUYỀN NÔNG THÔN MỚI TRÊN BÁO ĐẠI ĐOÀN KẾT VÀ TẠP CHÍ MẶT TRẬN GIAI ĐOẠN 2010 - 2013 2.1 Khảo sát tuyên tryền nông thôn mới trên báo ĐĐK 2.1.1 Lịch sử phát triển của Báo ĐĐK Cách đây 70 năm, thực hiện Nghị quyết của Hội nghị Xứ uỷ Bắc Kì, tờ Báo Cứu quốc đã được chuẩn bị tích cực cho việc ra đời số đầu tiên, để đến ngày 25-1-1942, trong một căn nhà lá nhỏ của một người nông dân nghèo ở làng Xuân Kỳ (nay thuộc huyện Sóc Sơn – Hà Nội), Báo Cứu Quốc – cơ quan tuyên truyền của Tổng bộ Việt Minh đã ra số đầu tiên. Tòa soạn lúc ấy chỉ có 3 người: Tổng Bí thư Trường Chinh làm Chủ nhiệm kiêm Chủ bút, Ban Biên tập có các đồng chí Lê Quang Đạo và Lê Toàn Thư... Trong làng báo chí Cách mạng Việt Nam, có lẽ hiếm có cơ quan báo chí nào có được vinh hạnh đặc biệt như những người làm báo ĐĐK hôm nay là được thừa hưởng di sản từ một tờ báo lớn, ra đời cách đây 70 năm, có sứ mệnh và vị trí rất đặc biệt trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Tổng bí thư của Đảng lúc bấy giờ là đồng chí Trường Chinh đã trực tiếp viết bài và phụ trách báo từ 1942 đến 1944. Cho tới Tổng khởi nghĩa tháng 8 -1945, trong điều kiện hoạt động bí mật, hiểm nguy, thiếu thốn mọi bề, Cứu Quốc chỉ ra được 30 số, nhưng đã có đóng góp vô cùng to lớn cho sự nghiệp Cách mạng. Sau khi nước nhà giành Độc lập, báo chuyển về Hà Nội và nhanh chóng trở thành tờ nhật báo lớn nhất nước thời ấy. Cứu Quốc là tờ 33 báo đầu tiên có vinh dự được đăng những bài báo của Bác Hồ sau Cách mạng. Kể từ đó đến 1955, Bác Hồ đã viết và đăng trên Cứu Quốc khoảng 400 bài, với nhiều bút danh khác nhau. Có thể kể ra rất nhiều văn bản quan trọng của đất nước đều lần đầu công bố trên Cứu Quốc như Tuyên ngôn Độc lập, Lời thề của Chính phủ và Lời thề của Quốc dân được đăng ngay sau ngày Lễ Độc lập, Hiến pháp 1946, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Thông báo tìm người tài đức của Bác Hồ.. Sau đó, trong suốt 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Cứu Quốc luôn là tờ báo đi đầu trên mọi mặt trận. Kể từ khi ra đời cho tới sau này, trực tiếp phụ trách và tham gia viết bài cho Báo Cứu Quốc là những nhà cách mạng, nhà báo tên tuổi lừng lẫy của đất nước như Trường Trinh, Xuân Thủy, Lê Quang Đạo, Hồng Hà, Thép Mới, Nguyễn Thành Lê… cùng với rất nhiều văn nghệ sĩ trí thức hàng đầu như Tô Hoài, Nam Cao, Xuân Oanh, Trần Đình Thọ… Chính tại Hội trường Báo Cứu Quốc, tại nơi tờ báo đứng chân ở An toàn khu Định Hóa (Thái Nguyên), năm 1950, Hội những người viết báo Việt Nam (nay là Hội Nhà báo Việt Nam) đã ra đời với Chủ tịch sáng lập Hội là nhà báo Xuân Thủy – Chủ nhiệm Báo Cứu Quốc thời ấy. Cố nhà báo Hồng Hà – nguyên Bí thư Trung ương Đảng – nguyên phóng viên Báo Cứu Quốc đã từng viết những lời đẹp đẽ nhất về tờ báo: "Cứu Quốc là tờ báo hằng ngày đầu tiên của Đảng ta và Mặt trận Việt Minh, có truyền thống vô cùng oanh liệt, hết sức vẻ vang. Cứu Quốc là ngọn cờ tư tưởng và báo chí thời kỳ Việt Minh chói lọi, xứng đáng có một vị trí nổi bật trong lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam”. Hòa bình lập lại, Cứu Quốc về Hà Nội, ở nhà 66 Bà Triệu bây giờ, một lực lượng cán bộ tinh nhuệ của tờ báo đã được chi viện cho báo Nhân dân khi tờ báo Đảng thay nhiệm vụ của báo Mặt trận xuất bản hàng ngày, Cứu Quốc 34 trở thành tuần báo. Đầu năm 1964, từ Hà Nội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định cử một đoàn cán bộ Báo Cứu Quốc vào miền Nam làm nòng cốt để thành lập báo Giải Phóng – cơ quan Trung ương của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Các nhà báo Tống Đức Thắng (tức Trần Tâm Trí) và Thái Duy (tức Trần Đình Vân) phóng viên Báo Cứu Quốc bằng đường bộ vượt Trường Sơn vào Nam. Riêng Tổng Biên tập Báo Cứu Quốc nhà báo Kỳ Phương được đưa nhanh vào chiến trường theo một tàu không số chở vũ khí vào Bến Tre. Luật sư Nguyễn Hữu Thọ và Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát trực tiếp chỉ đạo việc ra báo. Ngoài ba đồng chí từ miền Bắc vào Nam, Mặt trận đã điều một số cán bộ từ Đảng bộ Việt kiều Campuchia, từ đô thị Sài Gòn về báo. Một số thanh niên yêu nước cũng được tuyển về phục vụ cho việc ra báo. Ngày 22-12-1964, Báo Giải Phóng với 4 trang khổ lớn, in hai màu đã xuất hiện trong vùng giải phóng miền Nam, vùng ven và đưa vào nội đô, sang Phnompenh và ra miền Bắc. Trong thư gửi Ban Biên tập Báo Giải Phóng nhân dịp ra số đầu tiên, Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ đã viết: "... Làm sao khi đọc báo Giải phóng, nhân dân miền Nam sẽ được động viên tinh thần yêu nước, tin tưởng ở sức mạnh của cách mạng. Báo Giải Phóng sẽ vượt vĩ tuyến 17 ra với đồng bào miền Bắc, cổ vũ bà con ngoài đó đóng góp sức người, sức của vào cuộc chiến đấu trên nửa đất nước. Báo Giải Phóng cũng đến với bạn bè quốc tế giúp họ hiểu rõ và hiểu đúng cuộc kháng chiến của chúng ta”. Những ngày tháng làm Báo Giải Phóng cũng là những tháng ngày hết sức nguy hiểm, gian khổ, hi sinh của những người làm báo. Tờ báo cũng là nơi tập hợp những cây bút tên tuổi, hoàn thành sứ mệnh thiêng liêng là tiếng nói của Mặt trận dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, đóng góp rất lớn cho công cuộc đấu tranh thống nhất đất nước. Sau khi đất nước được thống nhất, đầu năm 1977, Báo Giải Phóng hoàn thành sứ mệnh lịch sử, Cứu Quốc hợp nhất với Báo Giải Phóng, lấy tên 35 là Đại đoàn kết. Và tuần báo Đại đoàn Kết, cơ quan Trung ương của Mặt trận tổ quốc Việt Nam hợp nhất từ Báo Cứu Quốc và Báo Giải phóng xuất bản số đầu tiên ngày 6-2-1977. Tiếp nối truyền thống hết sức vẻ vang của 2 tờ Báo Cứu Quốc và Giải Phóng, Báo Đại đoàn Kết trong những năm qua đã nỗ lực không ngừng. Đại đoàn kết vẫn là tờ báo gắn bó sâu săc với nhân dân, với khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đồng hành cùng sự nghiệp Cách mạng, đồng hành cùng dân tộc, cùng đất nước. Đại đoàn kết là nơi tập hợp và chuyển tải những ý kiến tham vấn, phản biện về các vấn đề lớn của đất nước. Đại đoàn kết vẫn giữ vị trí tiên phong trong đấu tranh chống tiêu cực, đấu tranh với những biểu hiện suy thoái về đạo đức và lối sống, đấu tranh quyết liệt với các âm mưu chia rẽ phá hoại khối Đại đoàn kết dân tộc. Đại đoàn kết kiên trì trong việc phản ánh đời sống ở khu dân cư, nói tiếng nói rộng rãi của các tầng lớp nhân dân, từ đồng bào thiểu số, các chức sắc tôn giáo, nhân sĩ trí thức tiêu biểu đến kiều bào ở nước ngoài…Nhiều vụ việc phản ánh trên báo Đại đoàn kết đã gây tiếng vang lớn trong dư luận nhân dân. Đặc biệt, trong năm 2011, loạt bài Cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử khẳng định chủ quyền Việt Nam tại Trường Sa và Hoàng Sa đã được bạn đọc hoan nghênh, được đánh giá cao. Ngay từ rất sớm, Đại đoàn kết cũng là tờ báo khởi xướng những hoạt động, những phong trào, những cuộc vận động mà cho đến nay, tính đúng đắn của những ý tưởng mới mẻ đó đã được nhân rộng như tôn vinh hàng Việt Nam chất lượng cao bằng những lần tổ chức Hàng Việt vào Dinh từ cách đây 20 năm và bây giờ được tiếp nối bằng các chương trình Tự hào thương hiệu Việt... Trong vòng mấy năm gần đây, trong bối cảnh kinh tế có nhiều khó khăn, trong điều kiện báo giấy đang bị cạnh tranh khốc liệt bởi báo chí điện tử và mạng xã hội, Báo Đại đoàn kết đã có những bước phát triển vượt bậc. Từ 36 lúc chỉ xuất bản 2, 3 số rồi 4 số mỗi tuần, kể từ năm 2009 báo đã ra 5 số mỗi tuần. Từ năm 2010, báo xuất bản 6 kỳ/tuần. Và đặc biệt, vào đúng dịp kỷ niệm 70 năm thành lập báo, những người làm Báo Đại đoàn kết đã ghi một dấu ấn đặc biệt: xuất bản hàng ngày, 7/7 kỳ mỗi tuần trở thành nhật báo với số lượng phát hành 30 ngàn bản/ngày. Bên cạnh tờ báo chính, còn có những ấn phẩm khác: Năm 2007, cho ra mắt trang điện tử của Báo Đại đoàn kết: daidoanket.vn; tháng 7/2010, ra đời Nguyệt san Tinh hoa Việt với 68 trang, năm 2007 ra đời Chuyên đề Dân tộc. Tờ báo này cũng sẽ tiếp tục có những cải tiến về nội dung nhằm phát huy hơn nữa vai trò là tiếng nói của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhằm cổ vũ một cách sáng tạo cho sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc và gắn kết mọi tầng lớp nhân dân. Công tác xuất bản 70 năm Cứu Quốc là một sự kiện lịch sử. Đại đoàn kết ra hàng ngày cũng là một sự kiện rất lớn đối với một tờ báo. Hai sự kiện này có mối quan hệ với nhau nhưng việc xuất bản hàng ngày không phải là việc làm chỉ nhằm mục đích để chào mừng 70 năm. Việc Đại đoàn kết ra báo ngày là thể hiện trách nhiệm của những người làm báo với đòi hỏi từ thực tiễn, với sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc, với yêu cầu của thời cuộc, của xã hội hiện nay. Thực tiễn ngày nay đang đòi hỏi cả dân tộc tiếp tục và tăng cường đoàn kết để xây dựng và phát triển, để bảo vệ sự toàn vẹn đất nước. Mục tiêu này không phải bây giờ mới được đặt ra mà xuyên suốt bao nhiêu năm qua, Đảng và Nhà nước ta vẫn kiên định một mục tiêu là phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Nhưng vào giai đoạn hiện nay, mục tiêu đó ngày càng cấp bách hơn để đáp ứng cho đòi hỏi phát triển đất nước. Cho nên, có thể nói, yêu cầu phải phát triển tờ báo xứng tầm với truyền thống hào hùng 70 năm bắt gặp yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới. Vị thế của Mặt trận, của tờ báo Mặt trận 37 cần phải được nâng lên. Đây cũng còn là trách nhiệm của những người làm báo Đại Đoàn kết hôm nay trước bạn đọc đã gắn bó cùng tờ báo, trách nhiệm với Nghị quyết 03 của Đoàn chủ tịch Ủy ban TWMTTQ VN đã đặt ra cách đây 10 năm "về đổi mới, nâng cao chất lượng và phát triển báo Đại Đoàn kết”, tờ báo của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam. 2.1.2 Khảo sát tuyên truyền NTM của báo Đại đoàn kết Tổ chức tác phẩm mang nội dung tuyên truyền về NTM trên báo đại đoàn kết (báo in). Trong thời gian 3 năm từ qua khảo sát của tôi (2010 - 2013) lượng bài tuyên truyền về chủ đề NTM trên tác phẩm báo in cụ thể như sau: Năm số lượng bài tuyên truyền 1 2010 55 2 2011 95 3 2012 123 4 đến tháng 6/2013 70 Nghị quyết 26 - NQ/TW ngày 5/8/2008 Hội nghị lần thứ VII đã chỉ ra 8 nhiệm vụ cấp bách mục tiêu đến năm 2020 Nghiên cứu của Luận văn trên tờ báo cho thấy các tác phẩm được đăng tải trong kỳ đều phản ánh được những vấn đề cơ bản thể hiện được tinh thần chỉ đạo của Nghị quyết. Các góc độ tiếp cận và phản ánh của các tác phẩm báo chí rất đa dạng, phong phú trong đó nổi bật nhất hiện nay và tôi tập trung phân tích là đề tài về người nông dân với nội dung Vấn đề ngƣời nông dân trong chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, những vấn đề còn tồn tại hiện nay. Cơ chế, chính sách cho nông dân trong xây dựng NTM. 38 Hƣớng tháo gỡ khó khăn, phát triển kinh tế cho ngƣời nông dân hiện nay. Đây là những bài viết sâu sắc, ấn tượng gây được sự chú ý với bạn đọc. Nội dung về Ngƣời nông dân. Nội dung về người nông dân trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM theo tinh thần Nghị quyết 26 với rất nhiều vấn đề liên quan đến lợi ích, những vướng mắc mà người nông dân đang gặp phải, hướng giải quyết như thế nào luôn là những câu hỏi nóng bỏng từ thực tiễn. Trong loạt 19 bài viết về Khu dân cư văn hóa - Khởi nguồn xây dựng NTM, Bài viết thứ 14 với nội dung "Nông dân phải đứng bằng đôi chân của chính mình số ra ngày" số ra ngày 19/08/2010 Theo Tiến sĩ Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính sách & Phát triển Nông nghiệp (Bộ NN&PTNT) nhận định: Không thể xây dựng NTM bằng kiểu tư duy dự án hay cầm tay chỉ việc, mà phải để người nông dân đi bằng chính đôi chân của mình. Xây dựng NTM phải lấy nông dân là động lực chính, còn sự hỗ trợ từ bên ngoài chỉ là tăng sức, tạo đà để người dân phát huy nội lực, bứt lên. Tức là lấy nguồn lực bên ngoài để thúc đẩy nội lực. Còn nếu chúng ta chỉ thay đổi về hạ tầng đường sá, trụ sở, trường học... thì đó cũng là một bước tiến, nhưng không phải là căn bản của việc xây dựng NTM. Căn bản là thay đổi cách nghĩ, cách làm, hành động để những người nông dân thấy mình là nhân vật chính, điều hành mọi quá trình triển khai. Hiện vẫn còn một số bộ phận người dân có tư tưởng ỷ lại, nghĩ đây là nguồn kinh phí dự án của Nhà nước, cho đến đâu nhận đến đó, chứ không đầu tư suy nghĩ những cách làm hay để phát huy nguồn lực kinh tế này để phát triển bền vững, lâu dài, làm chủ đồng ruộng của chính mình. Qua đây cho thấy, một trong những vấn đề then chốt của việc xây dựng NTM là việc thay đổi nhận thức của người dân. Để người nông dân phải dựa vào chính họ, từ đó 39 mới cố gắng, nỗ lực vươn lên mới có thể đưa cơ chế thị trường về nông thôn. Vì vậy, tuyên truyền để người dân hiểu được giá trị của sự thay đổi là Chính bởi những điều này nên tại cuộc họp sơ kết 6 tháng xây dựng NTM, ông Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng ban Xây dựng NTM Trung ương đã nhấn mạnh: Các địa phương cần quán triệt và thực hiện đầy đủ các quan điểm: “dân biết, dân làm, dân giám sát và dân hưởng thụ”; coi trọng vai trò làm chủ của người dân trong tất cả các nội dung xây dựng NTM, đồng thời khắc phục tư tưởng ỷ lại của một số bộ phận nhân dân. Trên thực tế, công tác tuyên truyền tới người dân, không chỉ để họ hiểu được lợi ích của mô hình nông thôn mới mang lại, mà cần được tuyên truyền để biết trách nhiệm của mình trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Không phải là chờ đợi sự thay đổi của quê hương mình, mà cùng hành động tạo nên sự đổi mới vì chính họ đóng vai trò quyết định trong việc xây dựng nông thôn mới có thành công hay không. Báo ĐĐK số ra ngày 22/4/2011 Xây dựng nông thôn mới: Người dân là chủ thể phản ánh nội dung phỏng vấn Ông Nguyễn Duy Lượng, Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam về việc nêu lên vai trò của người nông dân trong trong toàn bộ sự nghiệp xây dựng nông thôn mới, nông dân giữ vị trí là “chủ thể” thật sự làm chủ, đây là sự khẳng định đúng đắn, nhằm phát huy nhân tố con người, khơi dậy và phát huy mọi tiềm năng của nông dân vào công cuộc xây dựng NTM cả về kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội, an ninh nông thôn, đồng thời đảm bảo những quyền lợi chính đáng của họ. Bài báo cũng khẳng đinh rõ "Vai trò của người nông dân được thể hiện là tích cực tham gia vào quá trình xây dựng quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn, là những người trực tiếp trong phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn; sáng tạo trong xây dựng và giữ gìn đời sống văn 40 hoá, xã hội môi trường ở nông thôn; là nhân tố góp phần quan trọng vào xây dựng hệ thống chính trị, xã hội vững mạnh, bảo đảm an ninh trật tự xã hội ở nông thôn; Phát huy vai trò nông dân là thực hiện đồng bộ, có hệ thống các biện pháp về kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục, y tế, môi trường… góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc". Số báo ra ngày 9/2/2012 với nội dung Tân đồng (Yên Bái): Lấy sức dân xây dựng NTM phản ánh được những thành công trong việc xây dựng nông thôn mới nhờ biết khơi dậy được sức dân, bước đột phá trong xây dựng NTM ở Tân Đồng thể hiện ở việc đã phát huy được vai trò chủ thể của người nông dân trong quá trình thực hiện. Và chính nhờ việc phát huy được nội lực của cộng đồng đã khơi dậy được ý thức đoàn kết vươn lên của người dân. Chủ tịch xã Tân Đồng Hán Văn Hiền tâm sự, sự đồng thuận trong nhân dân thể hiện rõ nét nhất qua việc hiến đất mở đường giao thông nông thôn. Để hoàn thành quy hoạch giao thông nông thôn chính quyền, MTTQ và các đoàn thể đã vận động người dân tự nguyện hiến đất làm đường. Kết quả nhận được sự đồng thuận cao của đông đảo người dân trong xã, người dỡ rào, người chặt cây nhường đất, có những gia đình đã hiến hàng nghìn m2 đất để làm đường. Tiếp tục bài viết về huy động sức dân số ra ngày 1/3/2012 với nội dung Xây dựng NTM ở La Bằng (Thái Nguyên ): Bài học từ huy động sức dân phản ánh về thành công trong tuyên truyền người dân tham gia xây dựng NTM. Khi xã có chủ trương xây dựng NTM đã tổ chức tuyên truyền đến từng người dân trong xóm về chương trình này để họ hiểu và ủng hộ là một trong hai xã điểm đầu tiên ở huyện Đại Từ, triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), La Bằng đã chọn cho riêng mình một hướng đi đó là khơi dậy nguồn lực trong dân, xây dựng các vùng chuyên canh nâng cao thương hiệu chè đặc sản La Bằng. Cùng với thành công của việc xây dựng thương hiệu chè, công cuộc xây dựng nông thôn mới ở La Bằng còn đạt hiệu quả tích 41 cực từ việc khơi dậy nguồn lực trong dân. Việc người dân góp công, góp của xây dựng các công trình phục vụ dân sinh; phong trào tự nguyện hiến đất làm đường đã không còn là chuyện hiếm ở nơi đây. Điển hình của việc huy động sức dân là việc người dân xóm La Nạc tự nguyện đóng góp 500.000 đồng/hộ để mua 3.100m2 đất làm nhà văn hóa xóm. . Khi người dân đã thông, họ hưởng ứng nhiệt tình các chủ trương của Nhà nước. Chủ trương xây dựng nhà văn hóa xóm nhận được sự ủng hộ của 120 hộ với số tiền 60 triệu đồng. Hay như ở xóm Đồng Tiến, khi có chủ trương xây dựng nhà văn hóa, nhân dân trong xóm đã huy động được trên 55 triệu đồng cùng với sự hỗ trợ 53 triệu đồng của Tổng cục II (Bộ Quốc phòng), xóm Đồng Tiến đã xây được nhà văn hóa với tổng giá trị hơn 100 triệu đồng qua đó càng khẳng định được vai trò và sức mạnh của người nông dân trong việc xây dựng NTM. Tiếp tục bài viết về Người nông dân, báo ĐĐK số ra ngày 26/10/2011 có bài viết Bình Thạnh - Cao Lãnh - Đồng Tháp: Xây dựng nông thôn mới bắt đầu từ hộ gia đình phản ánh về việc tiến hành và xuất phát từ "XDNTM bắt đầu từ hộ gia đình”, bởi nhân dân là chủ thể, là người trực tiếp thực hiện, là nơi có sự đóng góp cao (60% trở lên) và quyết định sự thành công của công cuộc XDNTM. Trên cơ sở biểu mẫu hướng dẫn khảo sát hộ gia đình tham gia XDNTM của Ban Thường trực UBMTTQ tỉnh, xã đã tổ chức khảo sát thí điểm tại một số hộ gia đình trong địa phương để nắm thực trạng nông nghiệp, nông thôn và đời sống của nông dân theo từng lĩnh vực đối chiếu với 19 tiêu chí XDNTM. Qua đó, đánh giá từng hộ gia đình về nhận thức, hiện trạng, nhu cầu, kiến nghị và khả năng đóng góp của từng hộ gia đình trong tham gia XDNTM, liên quan trực tiếp trên các lĩnh vực: Giao thông, thủy lợi, điện, trường học, cơ cấu lao động, hình thức tổ chức sản xuất. Trong đó tiêu biểu có bài viết "Dựa sức dân xây nông thôn mới" ra ngày 2/5/2013 trong bài viết, ông Đinh Hữu Phượng, chủ tịch UBND xã Quảng Chính cho biết "thành công của xã Quảng Chính chính 42 là dựa vào sức dân, hiểu được tâm tư nguyện vọng của người dân, cũng như trong quá trình thực hiện, sự kiểm tra, đánh giá các tiêu chí được họp bàn rất kĩ. Từ sự vào cuộc của hệ thống chính trị, sự tích cực trong công tác vận động, tuyên truyền về mục đích ý nghĩa của đề án xây dựng NTM tới toàn thể cán bộ và nhân dân trong các thôn, xã đã giúp người dân hiểu rõ hơn về chủ trương này do đó đã tạo được sự đồng thuận, chung sức, chung lòng của toàn thể cán bộ và nhân dân". Tiếp tục để khẳng định được tính chủ động trong xây dựng nông thôn mới Quỳ Hợp (Nghệ An): Nông dân ủng hộ hơn 60 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới số ra ngày 10/5/2013 "Cùng với sự hỗ trợ của Trung ương, các doanh nghiệp trên địa bàn đã đăng ký ủng hộ 2 tỷ đồng, tổng đóng góp bằng tiền mặt của nhân dân là hơn 10,8 tỷ đồng; đóng góp bằng cát sỏi 14.900m3; nhân dân hiến 79.000m2 đất nông nghiệp... Tổng giá trị tài sản do nhân dân hiến để phục vụ xây dựng NTM đạt hơn 62 tỷ đồng. Với sự hỗ trợ 4.850 tấn xi măng của tỉnh, toàn huyện đã xây dựng 27,6 km đường giao thông nông thôn. Những kết quả tích cực trên đã góp phần thay đổi diện mạo nông thôn trên địa bàn huyện". Trên ĐĐK cũng xuất hiện nhiều bài viết về tình trạng khó khăn của người nông dân đang gặp phải hiện nay. Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XII, ĐĐK số ra ngày 31/05/2010 có đăng bài "Gỡ nghèo cho người nông dân" phản ánh ý kiến của các đại biểu quốc hội về vấn đề người nông dân đang gặp nhiều khó khăn, thu nhập từ nông nghiệp vẫn còn thấp "Nông dân Việt Nam chiếm trên 70% dân số, nhưng là bộ phận chịu nhiều thiệt thòi, được hưởng ít nhất thành quả của sự phát triển đất nước" và bên cạnh đó theo ĐB Nguyễn Lân Dũng (Đắk Lắk) có nói: “Hàng năm, QH dành không ít ngân sách cho khoa học và công nghệ. Tuy nhiên, hiệu quả cụ thể đem lại cho xã hội lại 43 chưa tương xứng, không có lý gì để nông dân năm nào cũng nơm nớp lo sợ thất bát vì bọ rầy, vì nấm đạo ôn, vi khuẩn gây bạc lá, bị cúm gia cầm, lợn tai xanh, lở mồm long móng...", các đại biểu cũng bày tỏ lo ngại về việc Nhà nước đầu tư quá nhiều tiền vào các công trình công cộng nhưng không mang lại hiệu quả cao và gây lãng phí. Vào giữa tháng 6/2013 Tiếp tục Tại kỳ hợp thứ 5, quốc hội khóa XIII Phiên chất vấn đầu tiên: Đại biểu Quốc hội “kêu” cho nông dân số ra ngày 13/06/2013 một lần nữa vấn đề về nông dân lại được các đại biểu quan tâm hàng đầu, các đại biểu cũng nêu rõ băn khoăn của mình về việc nông dân đang chịu lỗ kép, doanh thu giảm nhưng chi phí đầu vào tăng. Các đại biểu cũng chỉ ra vấn đề hiện nay đó là "Việc thu mua tạm trữ như một biện pháp hỗ trợ thị trường chứ không phải bao tiêu sản phẩm cho nông dân", vì thế nó không thể phù hợp với ĐBSCL. Các đại biểu cũng bày tỏ quan ngại về việc "nông nghiệp là cứu cánh cho cả nước với 67% dân số sống ở vùng nông thôn và 47% lao động nông nghiệp và như vậy ngành nông nghiệp giữ vai trò then chốt, đóng góp cho xuất khẩu, góp phần cải thiện cán cân thương mại, góp phần kìm chế lạm phát thì tại sao người nông dân lại không được hưởng các chính sách hỗ trợ vốn như ngành xây dựng" hay vấn đề giải pháp để làm thế nào cho người nông dân chuyên về sản xuất lúa để đảm bảo cho nông dân lãi 30%, "mỗi kỳ chúng ta mua 1 triệu tấn gạo để giúp nông dân nhưng người nông dân được hưởng thực sự chủ trương, giải pháp này lại chưa nhiều vì vậy muốn giải quyết được vấn đề này thì không chỉ riêng ngành nông nghiệp làm được mà cần có sự phối hợp của các bộ ngành và sự điều hành của Chính phủ, các giải pháp phải được triển khai một cách trọng tâm". Tiếp theo vào ngày 14/6 Báo ĐĐK cho đăng tiếp bài "Chỉ mong nhà nước có chính sách tốt" phản ánh mong mỏi của bà con nông dân ở một số khu dân cư trên cả nước gửi về báo Đại đoàn kết cũng là lúc Bộ Trưởng Bộ 44 NN&PTNT Cao Đức Phát kết thúc phần trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội liên quan đến các vấn đề sâu rộng của ngành nông nghiệp, nông thôn và đời sống nông dân phản ánh những mong mỏi của người nông dân "Chúng tôi không mong mỏi Nhà nước cho tiền mà chỉ mong Nhà nước có chính sách tốt, giúp chúng tôi được mua con giống, phân bón, thuốc trừ sâu với giá hợp lý, nhất là không bị mua phải đồ giả, thóc lúa, lợn gà làm ra có chỗ tiêu thụ, bán có đồng lãi". Ở một góc độ khác người nông dân nêu ý kiến của mình về chính sách nông nghiệp hiện nay yếu ngay ở khâu tiêu thụ sản phẩm do bàn con nông dân làm ra" và mong "lãnh đạo "vi hành" xuống cơ sở để nhìn thấy những gì đang diễn ra với người nông dân hiện nay". Tiếp theo là bài viết "Thương quá nhà nông" bài viết bày tỏ băn khoăn về những vấn đề về chính phủ có chủ trương hỗ trợ doanh nghiệp mua tạm trữ 1 triệu tấn lúa để hỗ trợ giữ giá cho người nông dân. Các ngân hàng tăng cường hỗ trợ tín dụng cho người nông dân để họ không phải gấp rút bán lúa. Và phản ánh ý kiến thắc mắc của người nông dân "Sao các vị ấy không hỗ trợ thẳng cho chúng tôi mà cứ phải qua doanh nghiệp? Sao các vị ấy không có những gói cứu trợ trị giá hàng chục nghìn tỷ đồng kiểu như gói tín dụng 30.000 tỷ đồng cho mấy ông xây dựng kia". Báo ĐĐK ra ngày 15/6/2013 với nội dung "Lúa chín đầy đồng, không ai hỏi mua" cho thấy một hiện thực đáng buồn trong tình hình hiện nay về vấn đề đầu ra cho nông sản của người nông dân, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát cũng thừa nhận khó khăn lớn nhất của ngành nông nghiệp và người nông dân hiện nay là thiếu thị trường tiêu thụ, từ đó giá các mặt hàng nông sản giảm mạnh và ảnh hưởng đến đời sống của hàng triệu người nông dân. "Với giá lúa tại ruộng giảm sâu như hiện nay, người nông dân không thể có lãi 30% như mong đợi”, ông Phát thừa nhận. Ngoài "lúa đang chín đầy đồng” từ Bắc vào Nam, các sản phẩm chăn nuôi, trái cây, cá tra… cũng đang chịu chung số 45 phận không tiêu thụ nổi và đè nặng lên vai người nông dân đã quá vất vả để làm ra được sản phẩm đó. Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng đã nêu ra một số những giải pháp cả trước mắt và lâu dài để tìm đầu ra cho nông sản được thuận lợi, để người nông dân thêm phấn khởi và tự tin, thêm yêu mảnh vườn sào ruộng của mình hơn … Nhưng tất cả vẫn đang ở phía trước, tất cả vẫn bất định và mịt mờ. Tiêu biểu là bài viết số ra ngày 10/6/2013 với tiêu đề "Hãy cứu lấy nông dân" phản ánh về Tác động của suy thoái kinh tế thế giới đến nền kinh tế Việt Nam ngày càng mạnh hơn theo hướng xấu đi. Bài báo cũng chỉ rõ việc ngành nông nghiệp là "con đẻ" hay "con nuôi" của hàng loạt chính sách mà Đảng, Nhà nước ban hành: "Trong lúc hàng chục ngàn tỉ đồng được chi hỗ trợ các doanh nghiệp bất động sản, hàng chục ngàn tỷ đồng khác cho người dân đô thị vay ưu đãi để mua nhà ở xã hội, trợ giá xe buýt hàng ngàn tỷ…, thì tình cảnh nông dân trồng lúa lại đang phát đi những lời kêu cứu khẩn cấp". Bài viết cũng chỉ ra rằng "Rõ ràng làm lúa trong bối cảnh hiện nay là không thể nào đủ ăn" và "Thiết nghĩ, cứu nông dân là việc cần làm ngay. Ở nông thôn đâu cũng có những cửa hàng bán vật tư nông nghiệp của tư nhân với mức lãi suất vét túi người trồng lúa như đã nói, thì sao ngành nông nghiệp của nhà nước lại không có những cửa hàng như thế để hỗ trợ cho nhà nông? Hai tổ chức khác là ngân hàng cũng có thể có một chính sách tín dụng mới hơn, thoáng hơn, mang tính hỗ trợ thiết thực hơn cho những người trồng lúa. Và, các địa phương có phải vì chạy theo thành tích mà "sáng tạo” ra hàng loạt những loại phí khiến cho nông dân "nghèo gặp cái eo”. Báo ĐĐK số ra ngày 3/7/2013 có bài viết "Hiện tượng nông dân trả ruộng ở Hải Dương: Thách thức và cơ hội Người cày có ruộng” là mục tiêu của cách mạng dân chủ nhân dân, Nhà nước thực hiện Quốc hữu hóa ruộng đất của địa chủ để chia cho dân nghèo. Vậy mà nay, ruộng đất đã giao cho nông dân, nhưng lại có hiện tượng xin trả lạ. Tin nông dân xã Lam Sơn, huyện Thanh Miện, Hải Dương xin trả 46 lại ruộng canh tác được giao đăng trên một số báo trong thời gian gần đây đang được nhiều người quan tâm. Bài viết cũng chỉ ra 4 nguyên nhân chính cho việc này đó là: "Nguyên nhân đầu tiên là do hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp ngày càng thấp, sản xuất lúa không có lãi. Nguyên nhân thứ hai, sức lao động trong nông nghiệp ngày càng thiếu. Nguyên nhân thứ ba, do biến động lao động, sau 20 năm giao ruộng đất cho nông dân, nhiều người không còn trong độ tuổi, không còn khả năng lao động nhưng vẫn có ruộng, một bộ phận lao động trẻ lại đi làm những việc phi nông nghiệp có thu nhập cao hơn. Nguyên nhân thứ tư, ruộng đất nhỏ lẻ, manh mún dẫn đến chi phí sản xuất cao. Ở Hải Dương, sau khi giao ruộng 03 cũng đã một lần vận động nông dân dồn ô đổi thửa để số thửa trên một hộ ít đi (từ 7-10 thửa, xuống còn 3-4 thửa/hộ), nhưng trên thực tế những thửa rộng nhất cũng chỉ vài ba sào (rất ít có thửa ruộng hàng mẫu). Vì vậy muốn giải quyết được vấn đề này cần thực hiện việc dồn điền đổi thửa tạo vùng sản xuất tập trung; vận động nông dân thực hiện các hình thức tích tụ ruộng đất như: cho mượn ruộng, cho thuê, góp vốn, chuyển nhượng có thời hạn, chuyển nhượng một lần,... giúp nông dân nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Như phân tích trên đây, do ruộng đất ít, nhỏ lẻ, manh mún nên giá thành sản xuất cao; tiếp tục tạo ra nhiều việc làm phi nông nghiệp, giảm bớt lao động trong nông nghiệp. Vấn đề cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc và Mặt trận Tổ quốc với nông dân hiện nay trong xây dựng NTM. Đây là vấn đề mấu chốt trong việc tháo gỡ khó khăn cho người nông dân nói riêng và vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn nói chung. Vì vậy cần chỉ rõ những khó khăn, thuận lợi cũng như những bất cập cần giải quyết. Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XII báo ĐĐK có bài viết "Gỡ nghèo cho nông dân" số ra ngày 31/05/2010 phản ánh những ý kiến của đại biểu tham dự về những giải pháp thiết thực cho nông dân hiện nay: 47 ĐB Danh Út (Kiên Giang) nêu ra thực tế: “Niềm vui trúng mùa đầu năm của nông dân ĐBSCL vừa bừng lên, đã nhanh chóng đổi thành nỗi lo thắt lòng. Giá các mặt hàng nông sản (lúa, cà phê, hạt điều, muối, cá basa...) đang bị mất giá”. “Nếu không có cơ chế bảo đảm đầu ra cho nông sản, thì nỗi khổ... được mùa mất giá có lẽ sẽ tiếp tục đeo đẳng người nông dân”. Ông cũng nêu ra hoàng loạt dẫn chứng: Những dãy xe tải dài chở dưa hấu mòn mỏi đợi chờ ở cửa khẩu để xuất sang nước ngoài, rồi bị ép giá; giá lúa gạo rớt giá thê thảm, Chính phủ phải ra quyết định mua tạm trữ; Cà phê xuống giá và Hiệp hội Cà phê kiến nghị Chính phủ mua 200.000 tấn; Bộ Công thương phải kiến nghị Chính phủ phải mua tạm trữ cho diêm dân... và thực tế là “Nông dân làm chủ ruộng đồng, sản xuất ra nông sản hàng hóa với số lượng lớn, nhưng lại không làm chủ được giá bán” – ĐB Danh Út cũng đặt câu hỏi: “Ý tưởng hình thành 1 cơ chế bảo đảm giá lúa và nhiều nông sản khác, để bảo vệ quyền lợi người nông dân được đặt ra từ lâu, nhưng vẫn chưa thực hiện được. Nghị định Xuất khẩu gạo nhiều năm bàn luận nhưng chưa ban hành. Vì sao? Có phải do còn bất đồng về cơ chế, vì lợi ích giữa người sản xuất lúa với nhà kinh doanh lúa gạo?”. Nêu thực tế đường đi của hạt gạo phải qua nhiều tầng, nên lợi nhuận phải “chia rẽ dọc đường”, nông dân lãi rất ít, ĐB Danh Út cho biết: “Nói nông dân có lãi 30% từ sản xuất lúa, nhưng lãi đó chỉ tương đương thu nhập của hộ nghèo mà Chính phủ đã quy định. Chưa nói đến khô hạn, sâu rầy, bệnh tai xanh, dịch cúm gia cầm, thậm chí là phân giả, thuốc trừ sâu chất lượng kém, giá xăng dầu tăng”. Đại diện cho người dân Cần Thơ, ĐB Lê Văn Tâm cho rằng: Nhà nước buông lỏng trong quản lý vật tư, phân bón, khiến xuất hiện nhiều phân bón, thuốc trừ sâu giả. Dân kêu rất nhiều nhưng cơ quan chức năng vẫn chưa giải quyết được gì... “Tại kỳ họp thứ 7 này, Báo cáo của Chính phủ nêu việc chỉ đạo xử lý cũng ghi là... theo dõi diễn biến thị trường hàng hóa, trong đó có 48 phân bón, thuốc trừ sâu” - ĐB Tâm cho rằng: “Như vậy là không thỏa đáng. Tôi đề nghị Chính phủ tăng cường chỉ đạo quản lý và xử lý”. So sánh ở Hà Nội “đoạn đường chỉ 547 m nhưng Nhà nước phải đầu tư 642 tỷ để mở rộng” với thực tế ở Cần Thơ “với 642 tỷ, làm được 8.000 km đường cho bà con đi lại”, ĐB Lê Văn Tâm có đề nghị: Nên bớt đầu tư... “làm đẹp” (hè phố, cảnh quan, lễ hội...), để có sự cân đối giữa đô thị và nông thôn, nếu không sẽ không thể xích lại gần nhau và cảnh giàu nghèo là mãi mãi. Cũng về vấn đề này đại biểu Nguyễn Minh Thuyết (Lạng Sơn) nêu thực trạng hiện nay của nền nông nghiệp đó là: Kém về tổ chức xuất khẩu nông sản "Khi gia nhập WTO, chúng ta đã bỏ bảo trợ cho nông nghiệp, hạ mức thuế hàng loạt dòng thuế thực phẩm phụ, liên quan đến thịt, muối... Ngay lập tức, gia cầm nước ngoài đổ xô vào Việt Nam, đến cả muối của nước ngoài cũng đổ vào Việt Nam, làm ảnh hưởng đến kinh doanh, sản xuất của nông dân ta... Việc tổ chức xuất khẩu của ta rất kém, đơn cử như việc xuất khẩu gạo làm nông dân khốn đốn; hàng đoàn xe xuất khẩu dưa hấu bị vứt lại ở biên giới Lạng Sơn"... ở một góc độ khác ĐB Nguyễn Hữu Phước - Bến Tre cho rằng vấn đề hiện nay đó là Giảm nghèo chưa bền vững "Chính sách giảm nghèo thời gian qua chỉ có tác dụng giảm nhanh về số lượng, chưa thực sự bảo đảm chất lượng và chưa thể hiện tính bền vững. Nguyên nhân cốt lõi là do chính sách tích tụ ruộng đất, sự đầu tư hỗ trợ cho các chương trình giảm nghèo còn thiếu tập trung, chưa trọng điểm, đúng thời điểm. Theo số liệu thống kê, Việt Nam có khoảng 70% dân số là nông dân, tương đương với nó là 12 triệu hộ gia đình, 60 triệu nhân khẩu và họ đang canh tác trên khoảng 9,4 triệu ha đất nông nghiệp. Như vậy bình quân một hộ có từ 0,7 - 0,8 ha, mỗi lao động có từ 0,3 ha, mỗi nhân khẩu là 0,15 ha (riêng ở Bắc Bộ thì bình quân thấp hơn, chỉ khoảng 360m2/ nhân khẩu). Điều đó cho thấy ruộng đất rất phân tán, manh mún, bình quân mỗi hộ và nhân khẩu rất thấp". 49 ĐB Ya- Duck (Lâm Đồng): Chính phủ hỗ trợ thì bà con... bán hết cà phê rồi "Vừa qua, Chính phủ thực hiện hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp thu mua cà phê và được bà con rất hoan nghênh. Tuy nhiên, bà con chưa vui vì khi có chủ trương thì đa số bà con đã… bán hết cà phê rồi. Mặt khác, giải pháp chỉ là tạm thời nên không phát huy hiệu quả trên thực tế, không có tác dụng đảm bảo để ổn định giá thu mua cà phê, người nông dân không được hưởng lợi ích gì". Cũng về vấn đề này ĐB Nguyễn Văn Phát (Thanh Hoá) nêu kiến nghị: Cần có quan điểm mới, đột phá về nông thôn "Đề nghị Chính phủ quan tâm đến mấy vấn đề đang diễn ra ở nông thôn: Sản xuất bấp bênh, manh mún; tiền đề của công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn ở trình độ thấp và lạc hậu so với nhiều nước trên thế giới và khu vực... Muốn xây dựng NTM, cần phải có quan điểm mới, đột phá trong đầu tư với hướng khai thác và sử dụng đất có hiệu quả, quy mô lớn, chống lãng phí. Chính phủ cần quan tâm đúng mức đối với công tác dạy nghề cho nông dân". Tiếp tục những vấn đề về chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho nông thôn mới Báo ĐĐK số ra ngày 1/1/2011 với bài viết 1.600 tỷ đồng để xây dựng nông thôn mới vào 2011 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, kinh phí cho Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2011 dự kiến khoảng 1.600 tỷ đồng; trong đó vốn đầu tư phát triển là 500 tỷ đồng, vốn sự nghiệp là 1.100 tỷ đồng. Số vốn này sẽ được đầu tư cho các xã hoàn thành công tác quy hoạch cấp xã; đào tạo cán bộ triển khai chương trình; kinh phí tuyên truyền và kinh phí hoạt động của ban chỉ đạo các cấp; bổ sung kinh phí cho các địa phương được Ban Chỉ đạo Trung ương chọn làm điểm (năm tỉnh và năm huyện) để thực hiện các nội dung gồm phát triển sản xuất, đầu tư đường giao thông thôn, xóm, liên thôn; nước sạch, xây dựng nhà văn hóa thôn và cải tạo môi trường… Trong loạt 19 bài với nội dung: Khu dân cư văn hóa - Khởi nguồn xây dựng NTM - Bài 15: Bài học từ liên kết 4 nhà: Phản ánh về việc 50 lúa gạo, trái cây, nông sản, thủy sản, rau, củ, quả... Việt Nam vào được thị trường thế giới, các tiêu chuẩn GAP, SP, HACCP, GMP... được xem như “giấy thông hành”. Nhận thức được điều này nên “Nhà nước - nhà khoa học – nhà doanh nghiệp - nhà nông” cùng nỗ lực vào cuộc để sản phẩm của Việt Nam đạt được những tiêu chuẩn đó. Những năm gần đây, với sự giúp đỡ, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật từ các nhà khoa học thông qua việc sử dụng giống lúa xác nhận và mục tiêu “cánh đồng một giống” để đạt được mục tiêu 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phục vụ xuất khẩu tại các tỉnh phía Nam nên hạt gạo Việt Nam cũng đã tạo được thương hiệu trên thương trường quốc tế. Các tỉnh, thành trong vùng ĐBSCL đầu tư kinh phí cho công tác chọn giống, hình thành các hợp tác xã, tổ hợp tác, câu lạc bộ nhân giống lúa giống chất lượng cao, tạo được khâu đột phá trong việc nâng cao chất lượng hạt gạo. Và nông dân đã có bạn đồng hành đó là "Các doanh nghiệp cũng nỗ lực trong việc đầu tư để cùng nông dân phát triển kinh doanh. Ngoài lúa, các nhà khoa học cũng hướng dẫn và chuyển giao kỹ thuật cho nông dân sản xuất nuôi trồng các loại thủy sản, cây ăn trái, rau màu đạt tiêu chuẩn GAP để gia tăng cơ hội thâm nhập vào thị trường các nước như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản... vốn rất khắt khe". Tiếp theo ở Bài 18 với tiêu đề "Đào tạo những nông dân chuyên nghiệp", Bài viết nêu rõ "việc đào tạo những nông dân chuyên nghiệp là yếu tố quyết định đến sự thành bại của chương trình xây dựng NTM. Theo số liệu thống kê mới nhất của Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội, nước ta còn gần 80% lao động nông thôn chưa qua đào tạo nghề". Báo cáo của Ban chỉ đạo Trung ương thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TT của Thủ tướng Chính phủ về Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” cho biết: Còn nhiều địa phương chưa chủ động triển khai công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề cho lao động nông thôn, hình thức tuyên truyền chưa phong phú, hấp 51 dẫn, chưa phát huy được lực lượng đoàn viên, hội viên của các tổ chức đoàn thể chính trị trong công tác tuyên truyền. Những nơi thực hiện công tác tuyên truyền chưa tốt thì không thể thay đổi nhận thức cũng như tâm lý ỷ lại của người dân. Tuy nhiên, việc đào tạo nghề chỉ thực sự hiệu quả khi vấn đề giải quyết việc làm sau đào tạo được khai thông. Vấn đề này không chỉ phụ thuộc vào bản thân người lao động mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. TS. Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp Nông thôn khẳng định: Để phát triển nông nghiệp, nông thôn, việc khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào thị trường này là cần thiết. Từ lâu vẫn tồn tại tâm lý: Đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn lợi nhuận thấp, rủi ro cao nên các doanh nghiệp rất e dè. Bởi thế, Nhà nước cần có cơ chế khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào những đối tượng này. Bài viết "Mặt trận tham gia xây dựng NTM: Tập trung vào những việc cụ thể số ra ngày 15/01/2013, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký UBTƯMTTQ Việt Nam Vũ Trọng Kim nhấn mạnh việc xây dựng thành công NTM, Mặt trận phải xác định rõ làm gì và làm như thế nào, hướng vào mục tiêu gì? Cách làm của Mặt trận gắn với CVĐ "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” phải chọn ra hai loại việc. Việc chưa cần tiền, cần sự vận động trong nhân dân, tổ chức sắp xếp lại trong vấn đề văn hóa, tuyên truyền trong ý thức, vận động tuyên truyền. Việc cần tiền thì phải tham gia vào các chương trình dự án, quy hoạch công khai dân biết, dân bàn, dân giám sát."Hiện nông thôn phát triển không đồng đều nên có những việc phải giải quyết trước mắt và giải quyết lâu dài. Xác định được việc đó, chúng ta phải chọn việc, có sự phân công mỗi tổ chức đoàn thể và có sản phẩm, cùng với đó là bố trí cán bộ, phương tiện. Có mô hình và lựa chọn mô hình xem Mặt trận 52 đã làm được gì để phản ánh kinh nghiệm này cho các địa phương. Qua đó biết được Mặt trận đã góp được gì trong việc thực hiện những tiêu chí đó”, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Vũ Trọng Kim nhấn mạnh. Hƣớng tháo gỡ khó khăn cho nông dân hiện nay Để thoát nghèo và khẳng định là nguồn lực cho xã hội hiện nay bên cạnh việc trông chờ vào chính sách và các giải pháp hỗ trợ của Nhà nước thì người nông dân hãy tự cứu mình bằng những việc làm cụ thể trong thay đổi tư duy, chủ động trong sản xuất. Báo ĐĐK ra ngày 19/8/2010 với nội dung: Người dân cần thay đổi: Sau 1 năm thực hiện Chương trình NTM, Ban chỉ đạo Trung ương cho rằng vấn đề quan trọng là các địa phương phải tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng trong nội bộ Đảng, chính quyền các cấp, đặc biệt là trong nhân dân để hiểu rõ về các nhiệm vụ, mục tiêu và kết quả được hưởng lợi trong việc xây dựng NTM. Trên cơ sở đó, vận động nhân dân tham gia tổ chức và thực thi các nội dung xây dựng nông thôn mới, đồng thời tập trung bồi dưỡng, tập huấn nội dung, phương pháp, cách làm cho đội ngũ cán bộ để triển khai ở các cấp, nhất là đội ngũ cán bộ xã, thôn, cần làm nòng cốt trong việc triển khai ở cơ sở. Tiếp theo là bài viết: Bài học thoát nghèo ở Tú Sơn: Thay đổi tư duy sản xuất số ra ngày 22/02/2011, Bài viết phản ánh về xã có tỉ lệ hộ nghèo cao, tuy nhiên để thay đổi cuộc sống vươn lên người dân nơi đây đã đổi thay tư duy sản xuất và việc. Người dân không ai cam chịu cảnh đói nghèo mãi. Dẫn chúng tôi đi thăm khu trang trại của gia đình, anh Bỉnh cho biết thêm, bên cạnh việc phát triển trồng rau an toàn, trang trại của anh luôn có 40 con lợn thịt và một ao cá mang lại từ 3 đến 5 tấn cá mỗi vụ thu hoạch. Tại thôn 3 Nãi Sơn hiện có hơn 130 trang trại chăn nuôi kết hợp nuôi thủy sản. Ngoài khu vực thôn Nãi Sơn 3, trên địa bàn xã còn 2 khu trang trại tổng hợp khác ở 53 Hồi Xuân và Lê Xá, tổng số 286 trang trại, gia trại, diện tích nuôi thủy sản của 3 khu là hơn 90 ha. Năm nay, nhiều trang trại thắng lớn nhờ giá thịt lợn và thủy sản nước ngọt tăng cao. Gắn bó với sản xuất nông nghiệp của xã nhiều năm, ông Đỗ Tác Đề, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tú Sơn không giấu nổi niềm vui trước sự đổi thay lớn lao này. Ông chia sẻ, các dự án mới trong nông nghiệp đã làm thay đổi tư duy, tập quán canh tác của người dân, không còn là sản xuất tiểu nông, tự phát mà chuyển sang sản xuất hàng hoá, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Đến nay, xã đã có 100ha rau sạch, với giá trị kinh tế thu bình quân 100 triệu đồng/ ha gieo trồng, trên 500 mô hình kinh tế gia trại, trang trại mang lại thu nhập cao cho nông dân. Tổng thu nhập kinh tế năm 2010 của địa phương đạt xấp xỉ 200 tỷ đồng, trong đó, lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ chiếm 64,7 tỷ. Hiện nay, thu nhập của người dân Tú Sơn đạt bình quân 17,7 triệu đồng/ năm. Hiện, Tú Sơn là xã có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất huyện Kiến Thụy, đến nay chỉ còn trên 6% theo tiêu chí mới. Đề cập đến vấn đề quyền lợi của người nông dân báo ĐĐK có nhiều bài viết như: Tái cơ cấu ngành nông nghiệp: Chú trọng đến thu nhập của nông dân số ra ngày 10/06/2013, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa trình Chính phủ Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Theo Đề án, sẽ gia tăng nguồn vốn, công nghệ cho ngành nông nghiệp để tăng giá trị sản xuất theo hướng tạo thu nhập bền vững cho người dân. Tập trung vào 5 giải pháp căn cơ: "Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đưa ra 5 nhóm giải pháp lớn: Nâng cao chất lượng quy hoạch gắn với giám sát nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước; Khuyến khích và thu hút đầu tư tư nhân; Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đầu tư công; Cải cách thể chế trong đó chú trọng tiếp lực quản lý Nhà nước; Khuyến khích và thu hút đầu tư tư nhân; Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng đầu tư công; Cải cách thể chế trong đó chú trọng tiếp tục sắp xếp, đổi 54 mới doanh nghiệp Nhà nước và nâng cao năng lực cho kinh tế hợp tác; Tiếp tục sửa đổi hoàn thiện hệ thống chính sách trong nông nghiệp liên quan đất đai, thương mại… tạo động lực cho sản xuất nông nghiệp". Hay bài viết "Chi trả phúc lợi cho nông dân: Bước tiến mới cho NTM" số ra ngày 12/1/2012 phản ánh về những người nông dân, vốn tưởng rằng suốt cuộc đời mình sẽ chỉ gắn bó với đồng ruộng, lam lũ cực khổ để chăm lo cho cuộc sống. Và rồi, khi hết độ tuổi lao động, họ chỉ còn biết cậy nhờ con cháu. Thế nhưng, giờ đây, người nông dân xã Thanh Văn (Thanh Oai, Hà Nội) lại được cầm trên tay tấm giấy chứng nhận hưu trí và được hưởng những khoản bảo hiểm và chế độ phúc lợi mà chưa bao giờ họ mơ tới. Những ngày cận Tết, hội trường UBND xã Thanh Văn (Thanh Oai, Hà Nội), 150 người nông dân - đại diện cho 585 nông dân đủ tuổi hưởng lương hưu của xã Thanh Văn có mặt tại đây để nhận mức lương hưu hàng tháng cho các thành viên từ 60 tuổi trở lên với số tiền 300.000 đồng/người/tháng. Báo ĐĐK cũng phản ánh một cách đa dạng về những giải pháp giúp người nông dân ở nhiều góc độ khác nhau như: Bảo Yên, Lào Cai: Khuyến học để xây dựng NTM số ra ngày 30/03/2012. Trước đây, cuộc sống của đồng bào các dân tộc trong huyện Bảo Yên, Lào Cai còn nhiều thiếu thốn việc chăm lo giáo dục cho con em còn nhiều hạn chế. Một phong trào rộng khắp đã được hưởng ứng, đó là phong trào khuyến học khuyến tài của Bảo Yên trong những năm gần đây. Hiệu quả và sức lan tỏa của phong trào này đã góp phần không nhỏ vào quá trình xây dựng NTM trên địa bàn toàn huyện. Kết quả theo ông Ông Ma Kim Cư- Phó chủ tịch UBND xã Nghĩa Đô, thành viên của dòng họ Ma không giấu được niềm tự hào, họ Ma có 18 người đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trong đó có 8 người học đại học, 9 người học cao đẳng, hơn 70 em học trung học phổ thông, gần 100% em trong độ tuổi được phổ cập trung học cơ sở. Số ra ngày 14/02/2012 Hội Nông dân TP. 55 Hồ Chí Minh: Nỗ lực giúp nông dân thoát nghèo: Là một tổ chức thành viên của UBMTTQ TP.Hồ Chí Minh, thời gian qua, Hội Nông dân thành phố (HNDTP) luôn nỗ lực thực hiện các hoạt động giúp đỡ nông dân trên nhiều lĩnh vực, một trong các hoạt động tiêu biểu trong công tác Hội là hỗ trợ, giúp đỡ nông dân về nghề nghiệp, tạo việc làm, ổn định phát triển sản xuất từng bước giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng. Điển hình về vốn sản xuất, Hội đã phối hợp với các tổ chức tín dụng ở nông thôn tín chấp, hỗ trợ cho 295.000 lượt hộ nông dân vay với số tiền lên đến 227 tỷ đồng. Đồng thời, tại 13 xã, phường điểm thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp Hội các cấp đã tín chấp cho trên 21.662 hộ vay vốn sản xuất với số tiền trên 18 tỷ đồng... Tiếp theo là bài viết "Đào tạo nghề cho 11 xã thí điểm mô hình NTM": Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa phê duyệt Dự án “Thí điểm mô hình đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn tại 11 xã xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới”. Mục tiêu của dự án nhằm rút ra bài học kinh nghiệm, đề xuất phương pháp, điều kiện dạy và học; nhân rộng mô hình đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn tiếp theo; đánh giá nhu cầu của người học, người dạy, cơ sở vật chất của các cơ sở dạy nghề tại địa phương thí điểm; đào tạo một số nghề nông nghiệp cho khoảng 900 lao động. Tổng kinh phí cho dự án là 2.150.000.000 đồng. Báo ĐĐK có bài "Sóc Trăng: Phát triển làng nghề - điểm nhấn xây dựng NTM" (11/08/2011)" Trong 19 tiêu chí của bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới, đào tạo nghề là một trong những tiêu chí quan trọng. Tại xã Mỹ Hương, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể đã nhận thức rõ điều này, tận dụng những ưu thế sẵn có để phát triển kinh tế địa phương trong quá trình xây dựng NTM. Huyện cũng đã chỉ đạo các xã, thị trấn chủ động phối hợp với Trung tâm dạy nghề của huyện, các trường dạy nghề mở lớp đào tạo nghề cho lao 56 động nông thôn, giúp người dân có thêm những kiến thức áp dụng vào thực tiễn sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình. Vì thế, chúng tôi đã chọn nghề làm nhang (se nhang) để mở rộng và phát triển. Lúc đầu chỉ vài hộ tham gia nhưng sau một thời gian thấy thu nhập cũng khá nên đã phát triển thành một làng nghề nổi tiếng tập trung ở các ấp Xẻo Gừa, Mương Khai, Xóm Lớn, Trà Côi A. Nghề làm hương đã giúp nhiều hộ xóa đói, giảm nghèo, ổn định cuộc sống. 2.2 Khảo sát trên Tạp Chí Mặt trận 2.2.1 Lịch sử phát triển Tạp chí Mặt trận Tạp chí Mặt trận được thành lập theo giấy phép xuất bản số 154/GP- BVHTT của Bộ Văn hóa thông tin, ngày 17/4/2001, quyết định thành lập TCMT của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam số 196/QĐ – MTTW, ngày 5/7/2001. Trong lời nói đầu tại số đầu tiên của Tạp chí Mặt trận, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Phạm Thế Duyệt đã chỉ rõ: “Tạp chí Mặt trận là cơ quan ngôn luận chính trị - xã hội của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, là diễn đàn để tập hợp, trao đổi thông tin, tổng kết lý luận và kinh nghiệm thực tiễn, góp phần bồi dưỡng nâng cao quan điểm, nhận thức và trình độ lý luận, nghiệp vụ về công tác Mặt trận”. Trong lời chúc mừng Tạp chí Mặt trận ra đời, Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh cũng nhấn mạnh, Tạp chí 57 phải: “giúp mọi người tìm hiểu, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, nghiệp vụ về chính sách và công tác Mặt trận; đồng thời góp ý với Đảng, Nhà nước về chủ trương, chính sách, pháp luật, góp phần phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới”. Tạp chí Mặt trận có tôn chỉ, mục đích tuyên truyền, phổ biến các quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về ĐĐK dân tộc và tăng cường Mặt trận dân tộc Thống nhất Việt Nam trong giai đoạn cách mạng hiện nay, góp phần nâng cao trình độ lý luận và trình độ chỉ đạo thực tiễn của cơ quan Mặt trận Tổ quốc các cấp nhằm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Tạp chí Mặt trận có đối tượng phục vụ là hệ thống cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (bao gồm cả tổ chức thành viên), các cơ quan Đảng và Nhà nước có chức lãnh đạo, quản lý, hoạch định chính sách liên quan đến ĐĐK dân tộc và Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam. Phát hành trong toàn quốc. Công tác xuất bản Tạp chí Mặt trận xuất bản số đầu tiên vào tháng 8 – 2001. Tạp chí Mặt trận là cơ quan tuyên truyền và phát triển lý luận của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Từ năm 2010, thử nghiệm Tạp chí điện tử, từ tháng 8 năm 2011 đã ra Chuyên đề: Mặt trận và cuộc sống... Bên cạnh xuất bản báo chí, Tạp chí còn hợp tác xuất bản sách, tổ chức sự kiện, dịch vụ khoa học, tư vấn phát triển; đồng thời phối hợp quảng bá sản phẩm và thương hiệu cho các doanh nghiệp... So với nhiều tạp chí khác, Tạp chí Mặt trận ra đời muộn. Tuy nhiên, với tính chất và đặc thù là cơ quan lý luận của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Tạp chí Mặt trận tương đương với các tạp chí lý luận của các bộ, ngành nước ta (cấp vụ). Tạp chí có nhiệm vụ thông tin, tạo diễn đàn để nghiên cứu, trao đổi về mọi mặt hoạt động của tổ chức Mặt trận ở 58 khắp mọi nơi trên đất nước Việt Nam, là diễn đàn để tập hợp sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Bảng : Sơ đồ hóa về mô hình cách thức tổ chức thông tin của TCMT TỔNG BIÊN TẬP Ý tƣởng chủ đề PHÓ TỔNG BIÊN TẬP Thu thập xử lý thông tin Biên tập viên Phóng viên Sản phẩm của Tạp chí Mặt trận Sự kiện lý luận Khoa học Mặt trận Diễn đàn hợp tác Kinh nghiệm thực tiễn Nghiên cứu địa phƣơng Những vấn đề quốc tế Đến tay bạn đọc 59 Ghi chú: Chuyên đề Mặt trận và Cuộc sống cũng có 6 chuyên mục tương tự. NỘI DUNG THÔNG TIN CỦA TẠP CHÍ MẶT TRẬN Tạp chí Mặt trận có phạm vi, đối tượng phục vụ gồm hệ thống cơ quan Mặt trận từ Trung ương đến cấp huyện, cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, các cơ quan nghiên cứu; người Việt Nam ở trong nước và nước ngoài…. Tạp chí Mặt trận xuất bản một kỳ một tháng với 80 trang in. Tạp chí có 6 chuyên mục chính: Sự kiện – lý luận; Khoa học Mặt trận; Diễn đàn hợp tác; Kinh nghiệm thực tiễn; Nghiên cứu địa phương; Những vấn đề quốc tế. Sự kiện – lý luận: là những sự kiện, những hoạt động của Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các đoàn thể nổi lên mang tính thời sự trong từng thời điểm của mỗi số Tạp chí được ấn hành. Phần lý luận đăng tải những bài viết mang tính lý luận, khoa học về Tư tưởng Hồ Chí Minh, một bộ luật hay một chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước cần được làm rõ. Khoa học Mặt trận: Bàn về các công tác và hoạt động của Mặt trận ở các cấp, dưới góc nhìn khoa học mang tính nghiên cứu lý luận. Nhằm chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong chủ trương, chính sách của Mặt trận Tổ quốc, để có sự điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Diễn đàn hợp tác: Các bài viết tập trung vào các hoạt động hợp tác, phối hợp giữa Mặt trận Tổ quốc với các đơn vị cơ sở. Đặc biệt là hoạt động hợp tác, phối hợp của Mặt trận Tổ quốc với các đơn vị cơ sở trong các cuộc vận động lớn như “Xây dựng NTM”, “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, “Toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc”… Kinh nghiệm thực tiễn: Tổng kết kinh nghiệm hoạt động thực tiễn tại cơ sở, trong tất cả các lĩnh vực, nhằm chỉ ra những bài học kinh nghiệm, góp 60 phần bổ sung hoàn thiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đẩy mạnh xây dựng công cuộc CNH - HĐH của đất nước. Nghiên cứu địa phương: Các bài viết đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu các hoạt động ở các địa phương, nhất là hoạt động đã có được những hiệu quả tích cực. Tìm hiểu thực trạng, kết quả, nguyên nhân thực trạng và kinh nghiệm từ các hoạt động đó. Giới thiệu về các đơn vị cơ sở có các chương trình, chủ trương điển hình, cho các địa phương khác tham khảo, học tập. Những vấn đề quốc tế: gồm các bài giới thiệu những vấn đề liên quan đến hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, đến đại đoàn kết toàn dân… của các nước trên các khu vực và trên thế giới, nhằm cung cấp thông tin và kinh nghiệm, mở rộng tầm quan sát, hiểu biết. Nội dung thông tin trên Tạp chí Mặt trận nhìn chung khá phong bao quát tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và ưu điểm lớn nhất của tờ Tạp chí là bàn luận đến những vấn đề lớn của đất nước đang được dư luận quan tâm. Trong đó, chuyên mục 1,2,3,4,5 ít nhiều đều có bài viết về NTM. Tạp chí đã thể hiện đúng đắn quan điểm, đường lối của Đảng về Đại đoàn kết dân tộc. Các bài đã đăng trên Tạp chí đều bám sát tôn chỉ, mục đích của Tạp chí, chức năng, nhiệm vụ của các chủ trương, công tác lớn của Mặt trận, có lượng thông tin về lý luận và thực tiễn nhất định. Các chuyên mục phong phú, đa dạng (gồm các lĩnh vực lý luận thực tiễn, các đối tượng của Mặt trận, trong nước, ngoài nước…). Kết cấu bài giữa lý luận và thực tiễn có tỷ lệ tương đối hợp lý. Tạp chí đã góp phần tích cực giúp nhân dân ngày càng hiểu rõ hơn về đường lối chính sách đúng đắn và những thành tựu đổi mới to lớn của nước ta. Cùng với Tạp chí in, tháng 8-2011, ấn phẩm Mặt trận và Cuộc sống đã ra mắt bạn đọc với mỗi kỳ một tháng, cũng có 6 chuyên đề bám sát khu dân 61 cư: Sự kiện và vấn đề chung, các vấn đề về Mặt trận, khu dân cư và văn hóa, miền núi và dân tộc, nhà kinh doanh và người tiêu dùng, người Việt ở nước ngoài và vấn đề quốc tế. Ấn phẩm này nhằm cung cấp các tư liệu, thông tin lý luận, chính trị, hướng dẫn giải thích đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, về công tác Mặt trận trong hoạt động thực tiễn. Chuyên đề phát hành đến các doanh nghiệp, các khu dân cư và lãnh đạo cấp xã, phường. Tạp chí Mặt trận điện tử được thử nghiệm từ tháng 7 năm 2010 và từ tháng 8-2011 bước sang giai đoạn thử nghiệm 2, với 10 chủ đề, cập nhật thông tin hàng tuần gồm: Sự kiện và vấn đề chung, lý luận, kinh nghiệm thực tiễn, diễn đàn hợp tác, các vấn đề Mặt trận, nghiên cứu địa phương, miền núi và dân tộc, biên giới và biển, người Việt ở nước ngoài và vấn đề quốc tế, nhà kinh doanh và người tiêu dùng. Các ấn phẩm ra đời đã làm cho TCMT có các cấp độ thông tin, hình thức, liều lượng thông tin cũng như các viết, cách thể hiện khác nhau. Mục tiêu cuối cùng là đưa thông tin đến với đông đảo bạn đọc, gắn với bạn đọc, lôi cuốn ngày càng nhiều bạn đọc đối với Tạp chí. 2.2.2 Khảo sát tuyên truyền về NTM trên tạp chí Mặt trận Năm Số lượng bài tuyên truyền 2010 3 2011 5 2012 8 đến tháng 7/2013 7 Với báo ĐĐK (báo in) là báo xuất bản hàng ngày nên tần suất tuyên truyền với số lượng nhiều và nhiều nội dung tuyên truyền, tuy nhiên với đặc điểm là tờ báo ra hàng tháng, vì thế nội dung bài tuyên truyền về nông thôn 62 mới cũng sẽ ít hơn vì vậy tôi sẽ khảo sát vấn đề tuyên truyền NTM trên TCMT tất cả số bài được đăng và tập trung vào 3 nội dung chính là: Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn. * Về nông dân Trong bài "Mặt trận với việc bảo tồn và phát triển làng nghề góp phần tăng cường đoàn kết xây dựng nông thôn mới" đăng trên Tạp chí Mặt trận số 77 tháng 3/2010 đã nêu lên thực trạng: "Vấn đề lao động và việc làm ở nông thôn hiện nay đang rất gay gắt" cụ thể: "thời gian nông nhàn còn đến 35%, cộng thêm số người đến tuổi lao động tăng thêm mỗi năm và số lao động bị mất việc làm do đất đai chuyển sang mục đích xây dựng công nghiệp và các mục đích khác. Chỉ tính từ năm 2004 đến nay, theo báo cáo của 49 tỉnh, thành phố đã thu hồi gần 750.000 héc ta đất, trong đó có 80% là đất nông nghiệp để thực hiện 29.000 dự án đầu tư, có nhiều diện tích lúa thuộc diện “bờ xôi ruộng mật” mà mức đền bù và giá bồi thường quá thấp, không công bằng, lại thiếu phương án giải quyết việc làm cho số người bị mất ruộng. Việc thu hồi đất trong 5 năm (2003 - 2008) đã tác động đến đời sống của 627 ngàn hộ gia đình với 2,5 triệu người và 950 ngàn lao động. Có đến 53% số hộ nông dân bị thu hồi đất có thu nhập giảm so với trước. Tính trung bình mỗi hộ bị thu hồi đất có 1,5 lao động rơi vào tình trạng không có việc làm và mỗi ha đất bị thu hồi sẽ làm mất việc 13 lao động. Trong nông thôn, cơ cấu lao động chuyển dịch chậm dẫn đến tình trạng thu nhập và đời sống của nông dân chậm được cải thiện. Và hệ quả tất yếu là thu nhập thấp và thiếu việc làm đang ngày càng phổ biến ở nhiều vùng nông thôn. TCMT số 77 tháng 3/2010 với bài viết "Hội nông dân Việt Nam phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tuyên truyền, vận động chấp hành pháp luật trong cộng đồng dân cư nông thôn" nêu rõ: "Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Hội Nông dân Việt Nam đều là thành viên Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ. Hàng 63 năm, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đều có cuộc họp chỉ đạo triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho hội viên, nhân dân, bài viết cũng đã đưa ra một số giải pháp tháo gỡ những khó khăn trong giải quyết việc làm nông thôn như: "Một trong những giải pháp chủ yếu để giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn và từ đó góp phần ổn định nông thôn chính là phát triển các nghề phi nông nghiệp ở nông thôn"... Quan trọng hơn, việc phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp, trong đó có các nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống, là một trong những giải pháp góp phần bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc, làm nên sự khác biệt của mỗi quốc gia trong thời đại toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng hiện nay. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề ra Chương trình “Mỗi làng một nghề” với mục tiêu mỗi làng sẽ hình thành và phát triển ít nhất một nghề phi nông nghiệp phù hợp với điều kiện địa lý, kinh tế, lợi thế so sánh và hướng phát triển của địa phương (trong đó có thể có một vài sản phẩm chủ yếu); các xã có điều kiện sẽ xây dựng và đưa vào hoạt động ổn định được ít nhất một làng nghề; đưa mức tăng trưởng bình quân của ngành nghề nông thôn ổn định và đạt trên 15%/năm; thu hút mỗi năm khoảng trên 300 ngàn lao động... TCMT số 109 tháng 11/2012 với bài viết "Vai trò Mặt trận và các đoàn thể trong xây dựng NTM ở huyện Vũ Quang", chính quyền huyện Vũ Quang đã xác định đúng tình hình, lựa chọn được bước đi, cách làm phù hợp, tạo được nét đột phá mới, huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị, sự vào cuộc quyết liệt của MTTQ và các đoàn thể nhân dân, sự gương mẫu tiên phong đi đầu của đội ngũ cán bộ cơ sở trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng các mô hình phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập của người dân và huy động nội lực để xây dựng cơ sở hạ tầng. Tiếp tục đề tài về người nông dân trên TCMT số tháng 5 năm 2012 có bài viết "huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam xây 64 dựng Nông thôn mới - tiền đê phát triển kinh tế địa phương" phản ánh việc thành công trong xây dựng nông thôn mới bắt nguồn từ người dân: "Do làm tốt công các tổ chức và phát động, thực hiện tốt quy chế dân chủ theo nguyên tắc “Dân biết, Dân bàn, Dân làm, Dân kiểm tra”, mọi việc đều bắt nguồn từ lợi ích chung của nhân dân. Chính vì vậy, đã tạo nên không khí thi đua sôi nổi trong các phong trào, xã đã huy động được hàng nghìn ngày công và gần chục tỉ đồng để xây dựng các công trình". Tiếp tục về người nông dân trên Mặt trận và Cuộc sống (phụ san của TCMT) số ra tháng 6/2013 có bài viết "Ấp Lợi Hòa vận động sức dân xây dựng nông thôn mới" phản ánh việc tuyên truyền vận động người dân trong ấp về việc quyết tâm nâng cấp, mở rộng giao thông nông thôn, xây dựng nhà văn hóa ấp và xóa cầu khỉ thay bằng cầu bê tông, cầu ván, kết hợp thực hiện chương trình "thắp sáng đường quê". Kết quả đã có 100% hộ dân trong các tuyến đường dự kiến mở rộng và xây dựng cầu đều thống nhất với phương án của ấp, kết quả bước đầu vượt xa sơ với dự kiến trong việc nâng cấp, mở rộng mặt lộ 3m, chân 5m đúng chuẩn NTM, xây dựng đường liên gia, vận động nhân dân đóng góp rải đá trên 8km với tổng giá trị 80 triệu đồng và 285 ngày công lao động, với những kết quả đó, ấp Lợi Hòa được chọn báo cáo điển hình tiên tiến của tỉnh... Và bài viết đăng trên Mặt trận cuộc sống: "Hòa Bình: xã điểm xây dựng nông thôn mới tiếp tục khẳng định sự đồng thuận của người dân trong xây dựng Nông thôn mới". Trong quá trình thực hiện, xã Hòa Bình là xã vùng sâu được tỉnh và huyện chọn xây dựng xã NTM, thuận lợi nhất là người dân đồng tình ủng hộ. Đặc biệt là sự đồng thuận trong nhân dân, bởi NTM là sự hưởng thụ của người dân nên tất cả phải có sự đồng thuận và nhân dân cùng làm thì mới làm được… Vừa qua, thông qua quy hoạch chung về NTM tất cả người dân đều đồng tình thống nhất theo quy hoạch của xã NTM… * Về Nông nghiệp, nông thôn 65 Bài viết "Ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tới môi trường Việt Nam" đăng trên TCMT số 111 số tháng 1/2013 phản ánh việc Quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, tất yếu phải chuyển nền nông nghiệp độc canh sang nền nông nghiệp đa canh đi với hình thành các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh quy mô lớn. Song, một bài học mà hiện nay chúng ta đang phải trả giá do không tính toán cẩn thận cộng với sự quản lý lỏng lẻo của Nhà nước, chúng ta đã nhập các sinh vật lạ, nguy hiểm như: ốc bươu vàng, rắn hổ mang chúa, hải ly, cá kim cương, rùa tai đỏ, chim sáo đá xanh, cây trinh nữ đầm lầy, cây hoa ngũ sắc, cây bèo Nhật Bản… về nuôi trồng với mục đích chuyển nền nông nghiệp độc canh sang đa canh, tăng hiệu quả kinh tế nông nghiệp, nhưng đã dẫn đến việc phá hoại động thực vật bản địa và gây ô nhiễm môi trường, suy giảm đa dạng sinh học, tác động tiêu cực đến sức khỏe của người dân. Bài viết cũng chỉ ra thực tế rằng "Tiến hành CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, tất yếu phải hình thành các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh quy mô lớn, xây dựng và phát triển các khu công nghiệp xứng tầm. Vì vậy, nhiều nơi đã chặt phá rừng để hình thành các vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn, cắt đất nông nghiệp để trồng cây công nghiệp, xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất... Kết quả là đã biến nhiều vùng đạt sản lượng nông nghiệp cao nhưng hệ sinh thái rừng tốt tươi, ổn định thành vùng sinh thái bị đảo lộn, mất cân bằng, gây nên lũ lụt bất thường, sạt lở đất, hạn hán, biến đổi khí hậu... diễn ra thường xuyên trong những năm qua. Vì vậy, để phát triển nền nông nghiệp hàng hóa, nông dân phải chuyển đổi cơ cấu kinh tế, hướng sản phẩm ra thị trường nên ngành chăn nuôi cũng phát triển, góp phần vào phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất cho nông dân. Tiến hành điện khí hóa nhưng do không tính toán kỹ, nên Chính phủ đã phê duyệt xây dựng quá nhiều nhà máy thủy điện. Thực trạng này đang gây ra xung đột môi trường nghiêm trọng do phải chặt 66 phá rừng, làm biến đổi dòng chảy của các con sông và di dời dân cư đã sống lâu đời trên vùng đất cần giải tỏa để làm thủy điện. Chẳng hạn, tỉnh Lâm Đồng đã xây dựng 25 công trình thủy điện vừa và nhỏ, làm mất trên 15.000 ha rừng tự nhiên để làm hồ chứa, kênh dẫn, đường giao thông và lưới truyền tải điện; tỉnh Bình Định, chỉ tính riêng 3 nhà máy thủy điện (Trà Xom, Vĩnh Sơn 2 và Vĩnh Sơn 3) đã làm mất 1.300 ha rừng tự nhiên. Tại Gia Lai, nước sông Ba đang cạn kiệt do thủy điện An Khê chặn dòng, cộng với nước thải sinh hoạt và nước thải của các nhà máy trong khu vực đổ thẳng ra sông, biến sông Ba thành dòng sông “chết”, làm ảnh hưởng tới 25 vạn dân trong khu vực, không có nước tưới tiêu, đồng ruộng bị khô hạn kéo dài... Tạp chí MT số tháng 7+8/2013 "Lồng ghép phong trào xây dựng nông thôn mới với cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư". Sự kết hợp này cho thấy những kết quả ngày càng khởi sắc mang lại hiệu quả thiết thực với bộ mặt nông thôn trên cả nước. "Thông qua cuộc vận động do MTTQ chủ trì đã tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân xây dựng đạo đức và lối sống lành mạnh, gắn liền với việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tạo được môi trường văn hóa lạnh mạnh trong cộng đồng dân cư, góp phần giữ gìn thuần phong mỹ tục, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta. Cùng với sự đầu tư của Nhà nước, nhiều địa phương đã đẩy mạnh công tác xã hội hóa nên phong trào văn hóa cơ sở được phát triển, nhiều nhà văn hóa, nơi sinh hoạt cộng đồng ở các khu dân cư được xây dựng, nhanh chóng nâng tổng số nhà văn hóa ở khu dân cư trong cả nước lên hơn 60 nghìn nhà... Đến nay, đã có 16.421/21.516.714 gia đình đạt chuẩn danh hiệu Gia đình văn hóa (đạt 67%), đó là cơ sở công nhận danh hiệu xã đạt chuẩn văn hóa NTM và xã nông thôn mới". Tiếp tục bài viết về vấn đề phát triển nông nghiệp nông thôn TCMT số Số 11/ 2013 Có bài viết "Quan hệ giữa nông dân với nông thôn - nông 67 nghiệp trong phát triển địa phương thời kỳ đổi mới", bài viết chỉ rõ những định hướng lớn bảo đảm thực hiện mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong giai đoạn hiện nay. Và để đạt được mục tiêu ấy trước mắt, cần thực hiện tốt những nội dung về "Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững trên cơ sở phát huy những lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới gắn với giải quyết tốt các vấn đề nông dân, nông thôn"; đồng thời, phát triển nông nghiệp cũng tính tới những yếu tố bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo đảm sự hài hòa về kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn. Vì vậy, việc "đẩy mạnh phát triển nông nghiệp toàn diện, hiện đại và sản xuất hàng hóa lớn thì đất đai là yếu tố quan trọng có tính chất quyết định, do đó tích tụ ruộng đất là vấn đề phải được đặt ra và có hướng giải quyết thỏa đáng, đúng như Văn kiện đã viết: “Khuyến khích tập trung ruộng đất, phát triển trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp phù hợp về quy mô và điều kiện của từng vùng”. Bài viết "Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư góp phần xây dựng nông thôn mới ở Yên Bái" TCMT số 84 tháng 10/2010 cho thấy sự thay đổi của bộ mặt nông thôn trong chương trình xây dựng NTM "Mặt trận Tổ quốc tỉnh Yên Bái đã chủ động phối hợp vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; cụ thể hoá nội dung phong trào bằng những việc làm cụ thể ở khu dân cư, như: Giữ gìn thuần phong mỹ tục, bảo vệ môi trường, bảo đảm mọi gia đình sống hoà thuận, quan hệ làng xóm láng giềng mật thiết, gắn bó; đường làng, ngõ xóm sạch đẹp; vận động nhân dân đóng góp công sức xây dựng nhà văn hoá thôn bản để làm nơi sinh hoạt, hội họp; xây dựng quy ước, hương ước thôn bản; thành lập, đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động các câu lạc bộ thể dục thể thao, văn hoá văn nghệ; xoá bỏ những tập tục lạc hậu tồn tại lâu đời, vận động dời chuồng trại gia súc, gia cầm ra xa nhà; tham gia xây dựng các công trình tại cơ sở. 68 2.3 Đánh giá nhận xét Cả TCMT và báo Đại đoàn kết đều là báo chí Mặt trận, tuy nhiên ở đây tôi không so sánh về mặt số lượng bài mà so sánh về nội dung phản ánh, bởi Tạp chí Mặt trận là tờ báo ra hàng tháng và tập trung chuyên sâu vào những bài viết mang tính lý luận, còn báo ĐĐK là tờ báo ngày, bài viết thường ngắn hơn. Báo Đại đoàn kết sử dụng đa dạng các hình thức trình bày. Về thể loại báo chí sử dụng: Báo ĐĐK sử dụng nhiều thể loại báo chí để thể hiện nội dung: tin, phỏng vấn, phản ánh, bình luận, phóng sự. Để có được cái nhìn toàn diện về vấn đề tuyên truyền NTM trên TCMT và báo ĐĐK tôi đưa ra một số nhận định như sau: Sự phản ánh thông tin về Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn là rất đa dạng, tần suất cao nhất đó là thể loại tin, bài phản ánh và một số bài phỏng vấn.... Nhìn chung, các thể loại được sử dụng phù hợp với yêu cầu thông tin về độ nhanh chóng, dễ hiểu, dễ tiếp nhận đối với đông đảo công chúng báo chí là nông dân, phát huy được thế mạnh là tờ báo hằng ngày, chuyển tải được nhiều nội dung thông tin trong từng số báo. Có thể thấy, tin cho phép phản ánh nhanh sự kiện thời sự nóng hổi nhất và với những ưu điểm của nó về nội dung thông tin đầy đủ, ngắn gọn súc tích và dễ hiểu đáp ứng được nhu cầu thông tin của đa số độc giả. Khảo sát trên báo ĐĐK cho thấy tỷ lệ mỗi trang báo tin chiếm khoảng 35% số tác phẩm khoảng 30% diện tích mặt báo còn lại bài khoảng 60% nhưng chiếm 70% diện tích mặt báo. Dung lượng tin giao động từ 150 - 200 chữ/tin. Qua đó, nông dân tiếp cận những thông tin cần thiết từ những chủ trương, chính sách mới của Đảng, Nhà nước, con giống, dịch bệnh, giá cả để từ đó có sự điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế của mình. Ví dụ: FAO hỗ trợ kỹ thuật điều phối công tác xây dựng nông thôn mới"số ra ngày 22/09/2012 69 "Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) sẽ giúp Việt Nam thực hiện dự án Hỗ trợ kỹ thuật công tác điều phối và thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn 2012 – 2013. Mục tiêu của dự án nhằm nâng cao năng lực và trình độ của đội ngũ cán bộ thực hiện Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới; đồng thời tăng cường năng lực quản lý, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện cho cán bộ ở các cấp và người dân nông thôn các địa phương ở Hà Nội. Hay bài viết "Sửa đổi cơ chế hỗ trợ vốn xây dựng nông thôn mới" (04/07/2012) Cơ chế hỗ trợ vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ sửa đổi tại Quyết định số 695/QĐ – TTg và có hiệu lực từ ngày 8-6-2012. Cụ thể, đối với tất cả các xã hỗ trợ 100% từ ngân sách Nhà nước cho công tác quy hoạch; xây dựng trụ sở xã; kinh phí cho công tác đào tạo kiến thức về xây dựng nông thôn mới cho cán bộ xã, cán bộ thôn bản, cán bộ hợp tác xã. Theo đó, đối với các xã thuộc diện nghèo sẽ được hỗ trợ tối đa tối đa 100% từ ngân sách Nhà nước cho: Xây dựng đường giao thông đến trung tâm xã, đường giao thông thôn, xóm; giao thông nội đồng và kênh mương nội đồng; xây dựng trường học đạt chuẩn; xây dựng trạm y tế xã; xây dựng nhà văn hóa xã, thôn, bản; công trình thể thao thôn, bản; xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt, thoát nước thải khu dân cư; phát triển sản xuất và dịnh vụ; hạ tầng các khu sản xuất tập trung, tiểu thủ công nghiệp thủy sản. Đối với xã còn lại nên hỗ trợ một phần từ ngân sách Nhà nước cho phát triển NTM. Việc thiết lập các chuyên trang giúp cho người đọc lựa chọn ngay những phần mà mình quan tâm như: Thời sự (2 trang), Kinh tế - Xã hội (2 trang), Văn hóa – Nghệ thuật (2 trang), Tham vấn – Phản biện (1 trang), Quê hương 70 – Hải ngoại (1 trang)…. Việc quy hoạch chuyên trang kéo theo cách trình bày gói gọn toàn bộ bài viết trong một trang giúp người đọc tiện theo dõi. Thiết kế maket cho trang báo rõ ràng, vị trí tít bài, tin cũng luôn được được đặt cân đối, không làm người đọc rối mắt. Điểm nổi bật trong thiết kế Báo ĐĐKlà việc sử dụng ảnh minh họa. Các bài báo đều có từ 1-2 ảnh minh họa, các ảnh được trình bày theo đúng quy tắc thiết kế trang báo, làm cho người đọc không bị nhàm chán và khiến cho bài báo sinh động, chân thực hơn, đỡ khô khan. Chú thích ảnh rõ ràng và không gây khó hiểu cho người đọc. Các bài báo đều có độ dài trung bình, không quá dài. Ngôn ngữ các bài báo đa dạng, tùy thuộc vào thể loại mà nó sử dụng. Ngôn ngữ trong các bài báo của báo ĐĐKcó tính chiến đấu cao, thu hút người đọc. Tuy nhiên, điểm hạn chế của báo ĐĐK đó là việc sử dụng các ngôn ngữ phi văn tự còn ít. Chủ yếu là hình ảnh minh họa, còn biểu đồ, biểu bảng, tranh minh họa, còn chưa được sử dụng nhiều. Cần đa dạng hơn trong cách trình bày và thiết kế báo để hấp dẫn người đọc. Nói chung, hình thức trình bày của ĐĐK, đơn giản, không quá cầu kỳ khiến cho người đọc bị rối mắt. Thiết kế theo đúng quy tắc trình bày trang báo, bài báo. Chính sự đơn giản này đã đem lại hiệu quả cho tờ báo. Về hình thức, Tạp chí Mặt trận thể hiện được sự chững chạc nhưng không đơn điệu. Tạp chí xuất bản hàng tháng, hình thức trình bày tốt, các bài viết ngắn gọn, cỡ chữ in dễ đọc, giấy trắng, ảnh đẹp, in ấn rất ít sai lỗi, bìa sáng sủa. Việc chọn ảnh, phối hợp trình bày ảnh và măngsec trên các trang bìa hợp lý, phù hợp với những sự kiện lớn của đất nước và phản ánh được nét đặc trưng riêng của Mặt trận Tổ quốc. Những bức ảnh minh họa trong Tạp chí thường được chụp từ những sự kiện có thật của cán bộ Mặt trận các cấp, vì thế nó mang tính thực tế cao và tăng niềm tin cho bạn đọc. Hầu hất các số của Tạp chí đều chú ý nâng cao hiệu quả thông tin trang bìa để có giá trị như 71 một bài tổng quát, phản ánh tương đối nhất về nội dung chủ đạo của số Tạp chí đó, hoặc nêu bật sự kiện trọng đại được Tạp chí thông tin trong thời gian đó. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế: trình bày tiêu đề các chuyên mục và tên bài viết còn đơn giản, chưa sinh động. Tránh sai sót đính chính sau khi xuất bản. Về thể loại báo chí được sử dụng. Đa phần các bài viết trong Tạp chí Mặt trận đều sử dụng dạng bài tổng hợp tin, bải tổng kết kinh nghiệm và bài chính luận, bình luận. Trong đó, bài chính luận và bình luận chiếm số lượng lớn. Các bài viết dạng này mang tính lý luận cao và có dung lượng lớn. Các bài viết đi sâu vào các vấn đề, giải thích phân tích các nội dung khá đầy đủ và rõ ràng. Chuyên mục Sự kiện – lý luận thường có độ dài lớn nhất, chiếm tới vài chục trang. Các chuyên mục khác thường chỉ chiếm diện tích từ 2 trang tới 10 trang. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế trong việc sử dụng thể loại ở Tạp chí. Chưa có nhiều bài viết mang tính tổng kết kinh nghiệm hoạt động, khái quát kinh nghiệm thực tiễn thành lý luận chưa nhiều. Những điểm mạnh và điểm yếu trên là những ưu điểm và những gì còn thiếu sót về cách thức tổ chức thông tin của Tạp chí Mặt trận. Từ đó Tạp chí có thể rút kinh nghiệm để làm cho Tạp chí ngày càng hấp dẫn bạn đọc hơn nữa, tăng được lượng phát hành và thu hút quảng cáo. Bên cạnh đó, những bài viết được đăng trên báo ĐĐK và Tạp chí Mặt trận sẽ là một nguồn thông tin, tư liệu hữu ích trong việc tìm hiểu, nghiên cứu về vấn đề xây dựng NTM cho hệ thống mặt trận ở 63 tỉnh thành trong cả nước và những độc giả quan tâm. Những bài viết có sự phân tích sâu sắc không những mang tính lý luận cao mà còn đưa ra được những giải pháp cụ thể cho từng trường hợp để từ đó các cơ quan chức năng có cái nhìn toàn diện để xử lý những vướng mắc, tồn tại. 72 Tiểu kết chương 2 Có thể nói trong nhiệm vụ tuyên tryền đưa Nghị quyết Trung ương VII vào cuộc sống, tuy không phải là tờ báo ngành nhưng báo ĐĐK và TCMT đã tích cực, thường xuyên có bài viết phản ánh mọi mặt tinh thần của Nghị quyết đã đề ra và đạt hiệu quả cao, những bài viết sâu sắc có tính lý luận cao sẽ là tiền đề vững chắc để thực hiện tốt mục tiêu chương trình xây dựng NTM trong thời gian tới. Các bài viết đã phản ánh một cách chân thực tình hình triển khai xây dựng nông thôn mới từ Trung ương đến địa phương. Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tình hình cuộc sống của người dân, đặc biệt là người nông dân - chủ thể trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. TCMT và báo ĐĐK đã góp phần làm rõ nội dung nghị quyết, đưa đến sự đổi mới nhận thức về phát triển nền nông nghiệp hiện đại, trong xu thế hội nhập hiện nay. Từ góc độ phản ánh đầy đủ và phong phú, đi sâu sát vào tình hình thực tế hiện nay từ đó phát hiện ra những mâu thuẫn nảy sinh trong cơ chế và việc thực hiện nó có thực sự đem lại hiệu quả hay không từ đó phân tích lý giải và đề xuất những giải pháp tích cực nhằm giải quyết những vấn đề còn tồn đọng hiện nay. Đặc biệt, hai tờ báo đã phát huy được vai trò phản biện xã hội mạnh mẽ từ đó làm nền móng cho việc hoàn thiện cơ chế, chính sách của Nhà nước với vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Báo ĐĐK và TCMT đã tích cực nêu những gương điển hình, các phong trào, hoạt động của khắp địa phương trong cả nước chung tay xây dựng NTM, 73 phản ánh trung thực khó khăn, vướng mắc cũng như phê phán lối làm ăn trì trệ, định hướng được dư luận góp phần đưa phong trào phát triển đi lên. Chƣơng 3 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TUYÊN TRUYỀN VỀ NÔNG THÔN MỚI TRÊN BÁO CHÍ MẶT TRẬN GIAI ĐOẠN 2014 - 2019 3.1 Những vấn đề đặt ra trong xây dựng nông thôn mới hiện nay 3.1.1 Cơ hội để xây dựng NTM Phong trào xây dựng nông thôn mới ban đầu có những khó khăn và thách thức nhưng có thể khẳng định với sự lãnh đạo của Đảng và sự hưởng ứng nhiệt tình của các cấp ngành và người dân đã đưa phong trào lên những bước phát triển mới trở thành phong trào chung và sâu rộng đến tất cả các địa phương trong cả nước kể từ khi Chính phủ tổ chức hội nghị toàn quốc về xây dựng nông thôn mới và chính thức phát động phong trào thi đua "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới". Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008. Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 193/QĐ-TTg "Phê duyệt công trình, rà soát quy hoạch xây dựng NTM", Quyết định số 800/QĐ-TTg "phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020". Các bộ ngành như: Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn, Xây dựng, Tài nguyên Môi trường, Giao thông vận tải và các Bộ khác đã ban hành nhiều thông tư liên hộ, thông tư hướng dẫn để triển khai thực hiện. Đặc biệt đã ban hành bộ tiêu chí gồm 19 tiêu chí cụ thể về NTM, hướng dẫn chi tiết cho các địa phương thực hiện. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng một lần nữa lại khẳng định tại hội nghị Ban Bí thư TW Khóa XI (ngày 20/3/2012) với Ban chỉ đạo xây dựng 11 mô hình xã NTM: “Xây dựng NTM đã trở thành phong trào của toàn Đảng, toàn Dân”. 74 Trên cơ sở đó đã tạo được lòng tin của nhân dân đối với chủ trương của Trung ương, xây dựng quyết tâm thực hiện. Ở các địa phương đã làm tốt công tác tổ chức học tập quán triệt Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương lần thứ VII (Khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, các văn bản của Chính phủ, hướng dẫn của các bộ ngành đã nâng cao nhận thức đối với cấp ủy, chính quyền các cấp, cán bộ đảng viên và nhân dân về mục tiêu, yêu cầu và nội dung của việc xây dựng NTM của địa phương có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển công nghiệp, dịch vụ, phát triển nhà ở theo quy hoạch, xây dựng nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ, đời sống nhân dân ổn định và phát triển. Nhìn chung, các địa phương đều thành lập ban chỉ đạo từ tỉnh, huyện đến xã, thảo luận, ra Nghị quyết của cấp ủy, lập đề án xây dựng, xác định rõ mục tiêu, yêu cầu nội dung xây dựng NTM của địa phương, trong đó tập trung chỉ đạo vấn đề trọng tâm cốt lõi là xây dựng và thực hiện quy hoạch NTM. Theo số liệu thống kê, đến nay trên toàn quốc đã có khoảng 60% số xã đã hoàn thành quy hoạch chung, khoảng 10% hoàn thành quy hoạch chi tiết, ở một số tỉnh được chỉ đạo làm điểm số lượng hoàn thành còn cao hơn nhiều như ở Thái Bình từ năm 2010 đã chọn 8 xã làm điểm, năm 2012 sơ kết và tiếp tục chọn 70 xã điểm để tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ phấn đấu đến 2015 có 20% số xã trong tỉnh đạt các tiêu chí NTM. Bên cạnh đó, trong quá trình phát triển của đất nước tạo ra nhiều nguồn lực về khoa học kỹ thuật, thị trường, vốn sẽ tạo được bước đệm cho nông nghiệp nói riêng và xây dựng phát triển nông thôn mới nói chung. Thực tế, nếu đầu tư thỏa đáng, bộ mặt nông thôn mới sẽ tạo dựng công bằng xã hội, thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển đúng hướng và bền vững. 75 Khi Việt Nam gia nhập WTO (11/1/2007) thì cơ hội mở ra đối với ngành nông sản càng lớn khi xâm nhập và cạnh tranh trên thị trường quốc tế, các sản phẩm như: lúa gạo, cà phê, cao su, chè, hạt điều, hồ tiêu, thủy hải sản... sẽ tiếp tục phát huy được thế mạnh từ đó sẽ có tác động mạnh mẽ đến việc quy hoạch, thay đổi, điều chính chính sáng cho nền nông nghiệp và thay đổi bộ mặt nông thôn. 3.1.2 Thách thức trong xây dựng NTM hiện nay Tuy nhiên, xây dựng nông thôn mới còn bộc lộ những khó khăn hạn chế và thách thức, cần có biện pháp khắc phục đó là: Thách thức lớn nhất là mong muốn của nhân dân, cán bộ muốn có thay đổi nhanh chóng bộ mặt của nông thôn, đặc biệt là cơ sở hạ tầng. Xây dựng NTM có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện tại vừa là yêu cầu có tính bức xúc trước măt, vừa có tính lâu dài và là khâu đột phát để thay đổi bộ mặt nông thôn nhất là những địa phương hạ tầng cơ sở thấp kém nhưng lại đòi hỏi nguồn lực rất lớn, trong khi nguồn lực nhà nước còn hạn hẹp, nhiều nơi dân còn rất nghèo, khó có thể đáp ứng trong một thời gian ngắn. CNH - HĐH cũng có tác động mạnh mẽ đến nông nghiệp, nông thôn khi hầu hết những lao động nông thôn có xu hướng lên thành thị làm việc để kiếm thu nhập cao hơn, điều đó đã dẫn đến việc mất cân bằng trong cơ cấu dân cư, tạo gánh nặng cho đô thị về vấn đề nhà ở, dịch vụ, thông tin, giáo dục, y tế... bên cạnh đó nó còn tạo ra áp lực và thách thức lớn với quá trình XDNTM. Không chỉ việc lấn đất nông nghiệp mà cả việc thu hút nguồn lực trẻ có trình độ; đặc biệt là đang tạo ra những xung đột mới trong việc gìn giữ văn hóa truyền thống; văn hóa làng xã; bản sắc văn hóa dân tộc; văn hóa đồi trụy, tệ nạn xã hội từ đô thị tràn về nông thôn. Công tác tuyên truyền đã có cố gắng, đại đa số nhân dân đều đồng tình hưởng ứng chủ trương của Đảng và Nhà nước, xây dựng quyết tâm thực hiện. 76 Song trong tuyên truyền còn nặng về chủ trương xây dựng cơ sở hạ tầng mà chưa chú ý toàn diện đến mục tiêu chung là xây dựng một xã hội ở nông thôn có kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được nâng lên, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, dân trí được nâng cao, chưa làm cho nhân dân hiểu rõ đây là chương trình phát triển nông thôn toàn diện, bền vững, cả về kinh tế, văn hóa, chính trị xã hội chứ không phải là dự án xây dựng cơ bản đơn thuần. Việc lập quy hoạch (kể cả quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết) có nhiều khó khăn, hạn chế, yếu kém. Xác định mục tiêu, yêu cầu quy hoạch xây dựng NTM ở một số địa phương chưa rõ, tầm nhìn chiến lược còn hạn chế mới chỉ dừng ở mức độ trong khoảng 10 đến 20 năm, một số nơi đến 30 năm, ít nơi có tầm nhìn đến 40 và 50 năm, còn coi nặng quy hoạch xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng, ít quan tâm đến quy hoạch chi tiết, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch các khu dân cư, quy hoạch phát triển nghề, làng nghề, các khu chăn nuôi tập trung, vấn đề vệ sinh môi trường, kiến trúc nhà ở nông thôn mới bảo đảm giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc, phát triển bền vững. Hiện nay tình hình chung ở các xã nổi lên một số khó khăn vướng mắc là hệ thống cơ sở hạ tầng như đường giao thông, thủy lợi, hệ thống cấp thoát nước v..v.. đã tồn tại khá lâu năm nên quy hoạch lại là rất khó khăn, nếu không được chỉ đạo chặt chẽ sẽ có nhiều tốn kém, lãng phí, hiệu quả thấp. Một số nơi khi quy hoạch chưa bám sát tiêu chuẩn của 19 tiêu chí do Trung ương quy định nên còn lãng phí tốn kém, thường vượt so với tiêu chuẩn định mức và tổng mức đầu tư. Công tác thẩm định quy hoạch chưa được chỉ đạo chặt chẽ, thời gian kéo dài. Việc dân chủ công khai quy hoạch ở một số địa phương chỉ đạo chưa chặt chẽ, chưa tuân thủ các bước trong việc công khai lấy ý kiến dân chủ trong Đảng, chính quyền và nhân dân, chưa công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, bản vẽ quy hoạch chung chưa được thông báo tại các nơi công cộng, thông báo đến các thôn 77 làng, tổ dân cư để nhân dân biết và tham gia ý kiến. Đặc biệt là ở những nơi nhân dân bị thu hồi đất, phải đền bù giải phóng mặt bằng, di chuyển chỗ ở đến nơi tái định cư, việc dồn điền đổi thửa v.v... nên đã xuất hiện những thắc mắc khiếu kiện, có nơi gay gắt gây mất ổn định ở địa phương. Khó khăn lớn nhất là vốn đầu tư cho xây dựng NTM, trong những năm qua nhiều xã đã huy động được vốn đầu tư từ nhiều phía, nhưng cũng không đáng kể so với tổng mức đầu tư. Ở Thái Bình theo tính toán đầu tư cho xây dựng nông thôn mới ở mỗi xã khoảng trung bình là trên dưới 200 tỷ. Trong ba năm qua Trung ương, tỉnh, huyện hỗ trợ kinh phí cho mỗi xã được khoảng 1,5 tỷ đồng, nhân dân đóng góp khoảng trên 1 tỷ đồng. Trong khi đó nguồn thu ngân sách của xã nói chung có khó khăn, nguồn thu chính chỉ trông chờ vào bán đất để có tiền xây dựng, tiền bán đất của xã cũng chẳng đáp ứng được (cũng chỉ được vài tỷ đồng). Đây thực sự là một thách thức lớn đối với các xã. Đến bao giờ mới hoàn thành xây dựng NTM, nếu không có biện pháp chỉ đạo quyết liệt và cơ chế đầu tư thì quả là khó khăn. Việc huy động sự đóng góp của nhân dân trong những năm qua là quá nhiều, nếu tiếp tục huy động với mức cao hơn chắc chắn có nhiều khó khăn. Về trình độ quản lý của cán bộ ở cơ sở có nhiều hạn chế, không am hiểu về chuyên môn xây dựng, nắm nguyên tắc quản lý và pháp luật chưa tốt, một số nơi chưa đủ thủ tục xây dựng vẫn làm, nhiều hạng mục xây dựng dở dang phải dừng lại do thiếu vốn, chất lượng công trình thấp, dẫn đến nợ nần khá nhiều, nếu không chấn chỉnh tốt sẽ dẫn đến trì trệ hoặc mất ổn định. Về công tác tổ chức và cán bộ đối với cơ sở xã: Trong những năm gần đây các địa phương đã tích cực đào tạo bồi dưỡng cán bộ xã, song mới chỉ tập trung đào tạo bồi dưỡng về lý luận chính trị, công tác xây dựng đảng, công tác quản lý hành chính và chưa chú trọng đào tạo bồi dưỡng kiến thức về kinh tế, quản lý kinh tế, chuyên môn nghiệp vụ, nhất là về xây dựng cơ bản, kiến thức 78 pháp luật. Qua việc xây dựng NTM cho thấy xuất hiện hai khuynh hướng: một loại tích cực hăng hái nhưng lại nôn nóng muốn làm ngay, làm lấy được, không tuân thủ quy trình hướng dẫn nên chất lượng hiệu quả thấp, loại khác lại thiếu mạnh dạn, ngại va chạm, thiếu chủ động sáng tạo, trông chờ và ỷ lại vào cấp trên nên tiến độ chậm, trong khi đó thì trình độ quản lý của cán bộ yếu lại được giao quản lý nguồn vốn khá lớn rất dễ dẫn đến sai phạm. . 3.2 Các giải pháp nâng cao cao chất lƣợng tuyên truyền về nông thôn mới trên báo chí Mặt trận trong thời gian tới 3.2.1 Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về báo chí 3.2.1.1 Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng Báo chí cách mạng là công cụ của Đảng. Báo chí Việt Nam có nhiệm vụ phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân, đồng thời, thể hiện sinh động quan điểm, đường lối của Đảng. Lịch sử giao phó cho Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo cách mạng, lãnh đạo công cuộc đổi mới đất nước, trong đó có báo chí. Đảng lãnh đạo báo chí như thế nào? Sự lãnh đạo của Đảng đối với báo chí thể hiện trên các mặt: định hướng nội dung, hoạch định chủ trương và chính sách phát triển nền báo chí cách mạng Việt Nam; kiểm tra, đánh giá, xử lý kịp thời những vấn đề nảy sinh; lựa chọn, phát hiện, sử dụng cán bộ báo chí giỏi; đào tạo, bồi dưỡng quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước cho người làm báo và kiểm tra hoạt động của đội ngũ cán bộ báo chí. Tất nhiên, Đảng lãnh đạo báo chí không phải bằng cách “cầm tay chỉ việc” mà phải thông qua bồi dưỡng cán bộ cốt cán của báo chí, không sa vào chỉ đạo nghiệp vụ chuyên môn một cách cụ thể. Việc nâng cao nhận thức là yếu tố có ý nghĩa quan trọng trong việc thực thi mọi nhiệm vụ. Để thực hiện tốt tư tưởng chỉ đạo này cần đề cao trách 79 nhiệm đảng viên của người làm báo, nhất là người giữ cương vị lãnh đạo, thường xuyên giám sát, kiểm tra các tổ chức đảng, đảng viên ở các cơ quan báo chí. Xây dựng quy chế làm việc tốt, định hướng thông tin cho báo chí, đặc biệt là các vấn đề quan trọng có ý nghĩa quyết định và ảnh hưởng đến lợi ích của người dân Đảng nắm quyền lãnh đạo báo chí là bài học xương máu rút ra từ lịch sử, đồng thời là nguyên tắc “bất di bất dịch”, là vấn đề sống còn không chỉ đối với giai đoạn lịch sử trước đây mà còn đối với hiện tại. Nắm lấy báo chí cũng là làm chủ tình thế, là nắm quyền dẫn dắt xã hội theo phương hướng đã định. Ngay từ đầu thế kỷ 20, V.I.Lênin đã xác định: “Báo chí phải là những cơ quan của các tổ chức khác nhau của Đảng...”, và coi đó là một trong những điều kiện để tiến hành thắng lợi cách mạng vô sản. Chỉ thị số 22 của Bộ Chính trị (Khóa VIII) tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý công tác báo chí, xuất bản ngày 17/10/1997 Báo chí - xuất bản đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, là tiếng nói của Đảng, của Nhà nước, của các tổ chức chính trị, xã hội và là diễn đàn của nhân dân luôn luôn đi đầu trong việc bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Chủ đề trung tâm của hoạt động báo chí - xuất bản là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. 3.2.1.2 Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về báo chí Nói đến quản lý Nhà nước đối với báo chí là nói đến hoạt động của bộ máy nhà nước nhằm bảo đảm cho hoạt động báo chí được ổn định và phù hợp với xu thế phát triển chung của xã hội. Hay nói cách khác "Quản lý nhà nước trong lĩnh vực báo chí cũng như bất kỳ một dạng quản lý xã hội nào khác, là dạng quản lý công vụ quốc gia của bộ máy nhà nước - là công việc của bộ máy hành pháp. Nó là sự tác động có tổ chức và được điều chỉnh bằng 80 pháp luật, trên cơ sở quyền lực Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hoạt động báo chí do các cơ quan có thểm quyền trong hệ thống hành pháp từ Trung ương đến cơ sở tiến hành để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước, phát triển các mối quan hệ xã hội, thoản mãn nhu cầu tự do báo chí của công dân" (3 ). Hiện nay, hoạt động báo chí truyền thông đã thể hiện rõ được sức mạnh của mình, năng động, sáng tạo, phát triển mạnh mẽ về mọi mặt quan đó đã khẳng định tính hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về báo chí ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng thương mại hóa của các tờ báo, nội dung thông tin mang tính nóng vội mà chưa có sự kiểm chứng rõ ràng, xa rời tôn chỉ mục đích của tờ báo, việc thực hiện đạo đức nghề nghiệp của nhà báo còn có những vi phạm. Từ những hạn chế và yếu kém trên có trách nhiệm to lớn của công tác quản lý Nhà nước về báo chí. Vì vậy việc thúc đẩy báo chí phát triển song song với lãnh đạo và quản lý tốt các phương tiện truyền thông đại chúng sẽ tạo ra sự tăng trưởng hợp lý, mang lại hiệu quả cao và ổn định xã hội. Theo đó, yêu cầu đặt ra cho hoạt động báo chí, truyền thông và công tác quản lý báo chí là tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện các nội dung quan trọng của Nghị quyết Trung ương 5 (khóa X) về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới với những kế hoạch cụ thể. Các cơ quan chủ quản, các cấp uỷ, chính quyền, phải chịu trách nhiệm về mọi mặt quản lý và chỉ đạo chặt chẽ báo chí, xuất bản của cấp mình, ngành mình, đơn vị mình. Cần thiết Lập ban cán sự đảng, ban biên tập ở các cơ quan báo chí, nhà xuất bản quan trọng; ở các nơi không lập ban cán sự đảng, ban biên tập thì giao trách nhiệm lãnh đạo cho cấp uỷ hoặc chi bộ của cơ quan. Thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn và làm tốt công tác khen thưởng, chỉ đạo uốn nắn kịp thời và xử lý đúng pháp luật, thường xuyên phổ biến chủ trương, chỉ đạo định hướng, cung cấp 3 Đinh Văn Mậu và Phạm Hồng Thái (2005), Luật Hành chính Việt Nam, NXB Tổng hợp TP.HCM, tr.9 81 thông tin, thường kỳ kiểm điểm rút kinh nghiệm, biểu dương ưu điểm, xử lý kịp thời các vi phạm luật pháp và định hướng tuyên truyền. 3.2. Phát huy Vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong tham gia xây dựng NTM Để phát huy được vai trò của mình trong sự nghiệp xây dựng nông thôn mới, trong thời gian tới, MTTQ các cấp xác định trong thời gian tới tập trung thực hiện một số giải pháp: 3.2.1 Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước Nâng cao chất lượng Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, gắn với các tiêu chí của NTM. Thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”, tập trung nguồn quỹ “Vì người nghèo” các cấp hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà “Đại đoàn kết” cho hộ nghèo, giúp hộ nghèo về giống, vốn,…góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Cùng với phong trào chung “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, lồng ghép những nội dung của nông thôn mới với các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước do MTTQ chủ trì, phối hợp thực hiện. Mỗi tổ chức thành viên có phong trào mang đặc tính riêng của tổ chức mình để vận động đoàn viên, hội viên của tổ chức mình tham gia xây dựng NTM. Trong đó tập trung vào những nội dung sau: Thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất và phát triển ngành nghề nông thôn Đổi mới và xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ có hiệu quả ở nông thôn như: hỗ trợ phát triển hàng hóa theo mô hình gia trại, trang trại, phát triển các làng nghề, ngành nghề truyền thống nông thôn; củng cố và phát triển mô hình kinh tế hợp tác làm ăn có hiệu quả. Chú trọng nghiên cứu, 82 chuyển giao và ứng dụng khoa học- công nghệ tiên tiến, công nghệ sinh học, xây dựng nhiều mô hình mới, nhân rộng các mô hình sản xuất đang hoạt động có hiệu quả, phát triển các mô hình liên kết sản xuất gắn với thị trường tiêu thụ và bảo vệ môi trường. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong giám sát Thực hiện giám sát quá trình xây dựng NTM, nhất là giám sát của nhân dân về đầu tư xây dựng cơ bản và thực hiện quy hoạch xây dựng NTM; thực hiện các chương trình, dự án, xây dựng cơ sở hạ tầng; kịp thời phản ánh những ý kiến, kiến nghị của nhân dân, đề xuất với các cấp, các ngành xây dựng cơ chế, chính sách, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc. Kiên quyết khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, trông chờ, ỷ lại; tâm lý, tập quán sản xuất nhỏ. Tổ chức sơ kết, đánh giá rút kinh nghiệm Hằng năm, Ban Thường trực Mặt trận Tổ quốc các cấp, phối hợp với Ban Chỉ đạo nông thôn mới cùng cấp tổ chức sơ kết, đánh giá, biểu dương khen thưởng, phổ biến rộng rãi các điển hình về xây dựng NTM; rút kinh nghiệm những hạn chế và đề ra những giải pháp thực hiện hữu hiệu. Đối với các khu dân cư gắn việc tổng kết, biểu dương, khen thưởng gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa trong dịp 18-11 hằng năm, với việc biểu dương các điển hình tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc tham gia xây dựng NTM. 3.2.2 Phối hợp với chính quyền và các ngành chức năng trong triển khai, tổ chức thực hiện xây dựng nông thôn mới Trong quá trình tổ chức vận động xã hội về xây dựng nông thôn mới phải nhận thức được vị thế chủ thể của người nông dân (bao gồm cả vị thế chính trị, 83 kinh tế). Đây là nhóm dân số đông nhất hiện nay ở nước ta, là giai cấp đã cùng với giai cấp công nhân Việt Nam đi suốt chiều dài lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhưng hiện tại đang gặp nhiều khó khăn trong đời sống kinh tế -văn hoá- tinh thần và nhìn chung nhận thức còn thấp. Theo đó, nông thôn là khu vực rộng lớn, đa dạng cư dân, da dạng văn hóa truyền thống (kể cả tập tục lạc hậu), hạ tầng lạc hậu… môi trường sinh thái đang bị huỷ hoại nghiêm trọng. Vì vậy, cần có cách tổ chức vận động phù hợp thì mới thực hiện chương trình xây dựng NTM có chất lượng, hiệu quả. Bên cạnh đó Đầu tư từ nhiều nguồn cho nông thôn cần được đầu tư và chú trọng. Hạ tầng và công trình phúc lợi công cộng (hiện nay Chính phủ quyết định 7 hạng mục công trình “cứng” Nhà nước đầu tư 100%, tạo sự thay đổi bộ mặt của doanh nghiệp về với nông thôn. Hình thành “giá đỡ” để nông dân yên tâm sản xuất sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp Chính phủ đã có quyết định về an ninh lương thực quốc gia, cũng có ý nghĩa là phải ổn định lâu dài 3,7 triệu ha đất trồng lúa. Ngoài quy định về việc mua lúa phải bảo đảm 30-40% lợi nhuận cho nông dân trên giá thành, cần có chính sách bảo hiểm khác để nông dân trồng lúa yên tâm trồng lúa. Nhất là rủi ro do thời tiết, dịch bệnh. Hạt gạo Việt Nam không chỉ đảm bảo lương thực cho 90 triệu người Việt Nam, mà còn góp phần an ninh lương thực quốc tế, nâng vị thế quốc gia Việt Nam trên trường quốc tế. Việt Nam đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo, các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu gạo lợi nhuận khá lớn nhưng đời sống người trồng lúa bấp bênh, thu nhập đang ở mức dưới 20 triệu đồng/ha. Những tỉnh chủ yếu trồng lúa (Đồng bằng Bắc bộ, Sông Cửu Long) băn khoăn khi phải giữ ổn định đất lúa, không được chuyển sang mục đích khác mặc dù hiệu qủa trên một ha 84 cao hơn nhiều, như : khu đô thị, khu công nghiệp,… Chính sách bảo hiểm và cơ chế tài chính quốc gia cần xử lý. Củng cố, xây dựng các tổ chức xã hội vì lợi ích trực tiếp của chính cư dân nông thôn Cùng với việc ra sức kiện toàn các cấp uỷ Đảng, chính quyền xã và là việc tổ chức lại các hội, đoàn thể của dân thực sự là tổ chức của họ, đại diện cho họ giám sát các hoạt động của các cấp chính quyền, tổ chức Đảng, đảm bảo nguyên tắc dân chủ, công khai trong thôn xã, giúp họ các định hướng phát triển sản xuất, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tình làng nghĩa xóm. Cùng nhau lo việc hiếu hỷ, khắc phục khó khăn trong đời sống thường ngày, cùng nhau chống các tệ nạn xã hội, đảm bảo an ninh tronglàng xã; giúp nhau và thi đua làm giàu chính đáng. - Tổ chức thôn, xóm không phải là cấp hành chính, nhưng lại rất sát thực với dân, là một phần quan trọng trong cách thức tổ chức hành chính xã. Việc quan tâm đào tạo cán bộ thôn (bản), giúp cho hệ thống chính trị của xã tại cơ sở, và cũng là nguồn lực tại chỗ đào tạo đội ngũ cán bộ cơ sở xã. Công khai và phổ thông việc dân bầu trực tiếp cán bộ lãnh đạo cơ sở từ thôn (bản) đến xã, đảng viên bầu trực tiếp bí thư chi bộ, đại hội bầu trực tiếp Bí thư, thường vụ Đảng uỷ nhất định sẽ giúp chúng ta có được bộ máy quản lý nông thôn ngày càng tốt hơn.Công tác dân vận,mặt tân, đoàn thể có vai trò quan trọng trong việc vận động, phát huy quyền làm chủ của người dân trong tiến trình xây dựng và hoàn thiện NTM XHCN ở Việt Nam. 3.2.3 Tăng cường công tác phối hợp tuyên truyền, vận động Tăng cường công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức, tạo sự nhất trí cao giữa cán bộ và nhân dân, nêu gương cách làm hay, mô hình tốt và các điển hình tiên tiến để người dân học tập và làm theo. Tuyên truyền đến các tầng lớp nhân dân trong cộng đồng dân cư hiểu rõ và làm đúng chính sách về 85 “nông nghiệp, nông dân và nông thôn”, để mọi người dân nhận thức rõ vai trò chủ thể của mình trong xây dựng nông thôn mới. Phối hợp với các tổ chức thành viên tích cực tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên, nhân dân tích cực và tự nguyện tham gia góp công, góp vốn xây dựng nông thôn mới. Phối hợp với các ban, ngành chức năng để tổ chức thực hiện có hiệu quả chương trình xây dựng NTM; có chương trình phối hợp cụ thể về thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. 3.3 Yêu cầu đối với Tạp chí Mặt trận và Báo đại đoàn kết Để TCMT và báo ĐĐKhoạt động ngày càng hiệu quả, trở thành cơ quan ngôn luận đích thực của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và là sản phẩm ưa chuộng của đông đảo công chúng xã hội, cần có sự quan tâm, chỉ đạo, tạo điều kiện hơn nữa của cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Bởi vì sự quan tâm và đầu tư không tương xứng thì cả Tạp chí Mặt trận và báo ĐĐK khó có thể hoạt động hiệu quả. Vì vậy cần tập trung vào những vấn đề chính như sau: Cần đổi mới về nội dung và hình thức thông tin Tạp chí và báo Đại đoàn kết cần mạnh dạn tập trung đổi mới phong cách và nội dung tuyên truyền theo hướng lấy bạn đọc làm trung tâm. Để nâng cao chất lượng tuyên truyền đưa Nghị quyết TW 7 vào cuộc sống, cần bám sát thực hiễn hơn nữa trên cơ sở nắm vững nội dung, nhiệm vụ mà nghị quyết đặt ra, tăng cường các tác phẩm báo chí mang nội dung cơ bản của Nghị quyết TW 7. Thực tế cho thấy, cả TCMT và Báo ĐĐK qua từng số lượng bài (đã được thống kê tại bảng biểu) được tuyên truyền về NTM ngày càng tăng về số lượng và chất lượng. Tăng cường các tác phẩm báo chí phản ánh phong trào thi đua ở các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; tăng cường đưa gương điển hình, kinh 86 nghiệm làm ăn giỏi ở vùng đồng bào dân tộc ít người, những tấm gương điển hình trong xây dựng nông thôn mới, chọn cách đưa tin sinh động gần gũi, dễ hiểu đối với nông dân, tránh sử dụng những thuật ngữ cao xa gây khó hiểu. Bên cạnh đó, việc phối hợp tuyên truyền không những trong tờ báo, ấn phẩm của mình mà cùng với cơ quan báo chí trong hệ thống 46 tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để tạo ra được sự đa dạng, phong phú và có sức lan tỏa rộng rãi. Tổ chức việc đặt bài viết, phỏng vấn chuyên gia trong lĩnh vực này cũng là một nội dung hết sức đa dạng, phong phú và hữu ích. Ban biên tập cũng như toàn thể biên tập viên và nhân viên tòa soạn cần nhận thức rõ ràng rằng bạn đọc cần gì và sẽ thu nhận được gì từ số báo này vì vậy cần chú trọng nhu cầu và mong đợi của công chúng. Vì nếu công chúng không đọc, không quan tâm vì nội dung thông tin không đáp ứng nhu cầu thực tế và mong đợi của họ sẽ gây ra lãng phí xã hội vì tốn công sức tiền của mà mục đích không được hiện thực hóa. Muốn vậy, cách thức tổ chức thông tin cần gắn hơn nữa với cuộc sống, gần gũi hơn nữa với công chúng; thu hút công chúng vào quá trình làm phong phú thông tin. Nâng cao chất lƣợng đội ngũ phóng viên, nguồn nhân lực Lãnh đạo Tạp chí và báo ĐĐK cần quan tâm nhiều hơn tới việc củng cố và đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ phóng viên, biên tập viên. Cần quan tâm đào tạo cơ bản, đào tạo lại nhằm cập nhật kiến thức và kỹ năng làm báo hiện đại cho đội ngũ này. Mỗi phóng viên, biên tập viên phải nhận thức rõ đượcniệm vụ của mình, rèn luyện để đạo đức báo chí luôn điều chỉnh được hành vi của nhà báo. Nắm vững yêu cầu của Nghị quyết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn từ đó bám sát thực tiễn đề tiếp cận, nắm bắt bản chất sự vật, hoàn thành tốt nhiệm vụ tuyên truyền. 87 Riêng báo ĐĐK cần có phóng viên xung kích về vấn đề này, bố trí đẩy đủ nhân lực cho mảng tuyên truyền về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Tăng cường cán bộ đi cơ sở, vùng nông thôn để nhìn thấy được thực tế và định hướng tuyên truyền được sâu sát. Qua thực tế hoạt động của Tạp chí thời gian qua có thể thấy trong rất nhiều thời điểm, Tạp chí gặp khó khăn khi triển khai một số công việc liên quan đến nội dung do đội ngũ phóng viên, biên tập viên quá mỏng, số lượng chưa đến 10 người vừa viết bài, vừa biên tập toàn bộ tin, bài cho từng số Tạp chí; Sau đó, các công đoạn tiếp theo như làm chế bản, in ấn rồi phát hành Tạp chí cũng do số lượng người ít ỏi này phân công nhau đảm nhiệm. Tăng cƣờng cơ sở vật chất, kinh phí cho các cơ quan báo chí Cần có kế hoạch củng cố, nâng cao tiềm lực tài chính nội bộ, đảm bảo cho các hoạt động tuyên truyền, nâng cao điều kiện làm việc và trang bị thiết bị hiện đại cho tòa soạn, tác nghiệp báo chí của phóng viên, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho người làm báo. Ngạn ngữ Việt có câu “có thực mới vực được đạo’, với điều kiện vật chất quá “khiêm tốn” và với đội ngũ biên tập viên mỏng như của TCMT, và vấn đề chế độ chính sách tài chính bảo đảm cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên trụ được để làm nghề cũng là câu chuyện không nhỏ. Đội ngũ phóng viên tuyên truyền về nông nghiệp, nông dân, nông thôn hầu như không được hưởng được sự ưu đãi nào trong qua trình tác nghiệp. 88 Tiểu kết chương 3 Có thể nói, nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã đạt nhiều thành tựu đáng ghi nhận đưa Nghị quyết Trung ương 7 vào cuộc sống. Ở bất kỳ lĩnh vực ngành nghề nào khi bắt đầu tiến hành triển khai đề có những cơ hội và thách thức riêng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự hưởng ứng nhiệt tình của các cấp ngành và người dân đã đưa phong trào lên những bước phát triển mới trở thành phong trào chung và sâu rộng đến tất cả các địa phương trong cả nước. Tuy nhiên, chúng ta cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. CNH - HĐH kéo theo nhiều sự thay đổi trong phân tầng xã hội, thừa lao động ở thành phố, thiếu lao động ở nông thôn phần lớn do người dân không thể sống được bằng nghề nông, ô nhiễm môi trường, gánh nặng về nhà ở, y tế, giáo dục... Thực tế tình trạng đầu tư cho nông nghiệp vẫn còn chú trọng đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng mà chưa chú trọng nhiều vào chủ thể của nông nghiệp đó là người lao động ở nông thôn dẫn đến tình trạng ly nông - ly hương. Tất cả những vấn đề trên đòi hỏi Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc cần có sự điều chỉnh, hoàn thiện sao cho phù hợp với tình hình thực tế để phát triển bền vững cho nên nông nghiệp trong tương lai. Một điều nữa đó là để báo chí thực sự là lực lượng xung kích có tác động tích cực đến đời sống xã hội, định hướng chính trị tư tưởng và dư luận, góp phần làm cho nhân dân nhận thức đúng trên mọi phương diện cần có sự quan tâm chỉ đạo, sâu sát và hỗ trợ báo chí, điều quan trọng là đội ngũ làm báo cần nhận thức đầy đủ nội dung, yêu cầu tuyên truyền từ đó tìm ra phương pháp tiếp cận, tuyên truyền một cách sáng tạo, gần gũi, đạt hiệu quả cao nhất để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. 89 KẾT LUẬN Những năm qua, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nghị quyết 26 -NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, Chương trình thí điểm xây dựng NTM của Ban bí thư Trung ương Đảng, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM của Chính phủ lần lượt ra đời cho thấy những đòi hỏi bức thiết của thời đại đặt ra về đổi mới và phát triển nông thôn cũng như quyết tâm cao của Đảng và Nhà nước ta nhằm xây dựng nông thôn Việt Nam ngày càng giàu đẹp, văn minh. Thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao, thời gian qua, cùng với báo chí cả nước báo ĐĐK, TCMT đã có nhiều cố gắng tổ chức tuyên truyền để công chúng thấy rõ được yêu cầu cấp thiết của xây dựng NTM ở nước ta, những tiêu chí Nông thôn mới trong thời kỳ CNH - HĐH giai đoạn 2011 - 2020; phản ánh đầy đủ, chân thực và sinh động bức tranh toàn cảnh về nông thôn ngày nay từ đó giúp cho các nhà hoạch định chính sách, người tổ chức, quản lý và người trực tiếp thực hiện chương trình thấy rõ những cơ hội cũng như khó khăn, thử thách đặt ra, chủ động và sáng suốt khi bắt tay vào thực hiện chươn trình nông thôn mới. Bên cạnh đó, báo chí Mặt trận đã cổ vũ khích lệ và động viên nhằm nhân rộng mô hình hay, cách làm tốt, sáng tạo; mạnh dạn phê phán, khắc phục bệnh thách tích, hình thức và phong trào "tư duy dự án" trong tổ chức thực hiện chương trình. Khảo sát thực tế với đề tài "Báo chí Mặt trận với việc tuyên truyền về nông thôn mới" giai đoạn 2010 - 2013 đã cho thấy, nội dung liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn được phản ánh một cách thường xuyên trên cả hai tờ báo. Những vấn đề về nông dân, chính sách phát triển nông nghiệp, đất đai, giống, kinh nghiệm, các phong trào, cách làm hay, thực hiện xóa đói 90 giảm nghèo, dạy nghề, giải quyết việc làm cho lao động phổ thông tại vùng nông thôn, chương trình xây dựng nông thôn mới gắn với các cuộc vận động do Mặt trận Tổ quốc phát động đã tạo nên một diện mạo mới cho nông thôn hiện nay. Qua nghiên cứu thực tế cho thấy quá trình CNH - HĐH đã đem lại nhiều cơ hội cho cả nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Vì vậy, để bắt kịp với xu thế đòi hỏi cần phải tiếp tục đổi mới về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Hai tờ báo đã đáp ứng được xu thế này, đặc biệt với đặc thù là tờ báo mang tính lý luận cao, hầu hết tất cả bài viết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đều đưa ra những giải pháp cụ thể cho từng vấn đề được nêu. Tại hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khẳng định cả hệ thống chính trị vào cuộc thực hiện nghiêm túc Nghị quyết và được nhân dân ủng hộ nên Nghị quyết Trung ương 7 sớm đi vào cuộc sống. Tam nông có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, nông nghiệp, nông dân và nông thôn của Việt Nam ta hiện vẫn còn nhiều yếu kém so với tầm quan trọng chiến lược của nó. Nông nghiệp phát triển chưa toàn diện, hiệu quả còn thấp, tốc độ chậm, đặc biệt yếu tố khoa học, công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp còn hạn chế. Thu nhập của người dân trong nông nghiệp còn thấp. Lao động nông thôn chưa được đào tạo trở thành giai cấp hùng mạnh cho phát triển CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn. Vì thế, vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn là vấn đề được Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các ban ngành quan tâm vì vậy tuyên truyền sâu rộng hiệu quả về đề tài này trên báo chí cần được hoàn thiện và nghiên cứu sâu sát hơn. Tuy nhiên với những gì đã trình bày tôi hy vọng vấn đề khảo sát của mình sẽ đóng góp một phần vào việc giải quyết những nhiệm vụ đặt ra hiện nay. 91 Danh môc tµi liÖu tham kh¶o 1. Ban Tuyên giáo Trung ương (2007), Tăng cường lãnh đạo, quản lý tạo điều kiện để báo chí nước ta phát triển mạnh mẽ, vững chắc trong thời gian tới, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội 2. Báo Đại đoàn kết 2010 - 2013 3. Bộ Nông nghệp và phát triển nông thôn (2006), Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2006-2010. 4. Bộ Nông nghệp và phát triển nông thôn (2006), Quyết định số 2614/QĐ/BNN-HTX ngày 08/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Đề án thí điểm xây dựng nông thôn mới. 5. Chuyên đề Mặt trận và Cuộc sống 2011 - 2013 6. Dương Xuân Sơn, TS. Đinh Văn Hường, GV. Trần Quang (2005) Cơ sở lý luận báo chí truyền thông. Nxb Đại học Quốc gia. 7. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội. 8. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội. 9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 10.Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 11.Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành trung ương khóa X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 12.Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 13.Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị Trung ương 5 (khóa X), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007). 92 14.Nguyễn Thị Thu Hà Đề tài cấp bộ về "Một số mô hình xây dựng nông thôn mới và vai trò của Mặt trận tổ quốc Việt Nam", 15.Đinh Văn Hường (2004), Tổ chức và hoạt động toà soạn, NXB Đại học Quốc Gia, Hà Nội. 16.Hà Minh Đức (2010),C.Mác Ph.ĂnghenV.I.Lê Nin với báo chí, NXB CTQG, Hà Nội. 17.Hoàng Hải - Phạm Tất Thắng (chủ biên) (2003), Vai trò của báo chí trong phát triển doanh nghiệp, NXB Lao động. 18.Hoàng Hải (chủ biên) (2011), Tạp chí Mặt trận 10 năm phát triển, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội. 19.Nguyễn Ngọc Quang (1994) Kinh nghiệm tổ chức quản lý nông thôn Việt Nam trong lịch sử , NXB Chính trị Quốc gia. 20.Bùi Thị Hồng Vân (2012), Luận văn Thạc sĩ tại trường Đại học khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội về "vấn đề chỉ dẫn tư vấn khoa học kỹ thuật nông nghiệp cho nông dân trên báo chí Việt Nam" do PGS.TS Vũ Quang Hào hướng dẫn 21.Lê Thái Hà (2008), Luận văn thạc sĩ tại trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội về "Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên báo in" của tác do PGS.TS Đinh Văn Hường hướng dẫn. 22.Luật Báo chí và các văn bản hướng dẫn thi hành (2004), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 23.Luật Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam (2009), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 24.Lưu Văn An (2008), Truyền thông đại chúng trong hệ thống tổ chức quyền lực chính trị ở các nước tư bản phát triển, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội. 25.Lưu Văn Sùng (2004), Một số kinh nghiệm điển hình về phát triển nông 93 ngiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 26.Nghị quyết TƯ 7 (khóa X) tháng 8/2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn 27.Nghị quyết 26 - NQ/TW Hội nghị lần thứ bảy ban chấp hành Trung ương khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. 28.Ngọc Đản (1995), Báo chí với sự nghiệp đổi mới, NXB Lao động, Hà Nội. 29.Nguyễn Điền, Vũ Hạnh, Nguyễn Thu Hằng (1999), Nông nghiệp thế giới bước vào thế kỷ XXI, Trung tâm kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 30.Nguyễn Sinh Cúc (2003), Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới, Nxb Thống kê. 31.Phan Xuân Sơn - Lưu Văn Quảng (2006), Những vấn đề cơ bản của Chính sách dân tộc ở nước ta, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 32.Tạp chí Mặt trận 2010 - 2013 33.Thang Văn Phúc (chủ biên) (2002), Vai trò của các hội trong đổi mới và phát triển đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 34.Trần Hữu Quang, Xã hội học báo chí, NXB Trẻ 2006 35.Trần Quang Nhiếp(2002), Định hướng hoạt động và quản lý báo chí trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, NXB Chính trị Quốc gia. 36.Trần Thị Minh Châu (chủ biên) (2006), Về chính sách nông nghiệp ở nước ta hiện nay. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 37.Vũ Quang Hào (2001), Ngôn ngữ báo chí, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 38.Vũ Quang Hào (2004), Báo chí và đào tạo báo chí Thủy Điển, Nxb LLCT, Hà Nội 39.Vũ Trọng Khai (chủ biên) (2004), Phát triển nông thôn Việt Nam từ làng xã truyền thống đến văn minh thời đại, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 94 40. www.mattran.org.vn/home/tapchi/tcmt.htm 95 [...]... mới trên báo Đại đoàn kết và Tạp chí Mặt trận giai đoạn 2010 - 2013 Chương 3: Nâng cao hiệu quả tuyên truyền về nông thôn mới trên báo chí Mặt trận giai đoạn 2014 - 2019 9 CHƢƠNG I VẤN ĐỀ NÔNG THÔN MỚI VÀ VAI TRÕ CỦA BÁO CHÍ MẶT TRẬN 1.1 Những vấn đề về nông thôn mới 1.1.1 Xây dựng nông thôn mới là gì? Để không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn, hài hoà giữa các vùng, tạo... 1.2.2 Nhiệm vụ tuyên truyền về nông thôn mới của báo chí Mặt trận 1.2.2.1 Khái niệm báo chí Mặt trận Theo khái niệm rộng, Báo chí Mặt trận gồm báo chí thuộc 46 tổ chức thành viên và cơ quan truyền thông thuộc Mặt trận 63 tỉnh thành phố trong cả nước Báo chí trực thuộc Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có: TCMT và Báo ĐĐK Ngoài ra, tham gia hoạt động báo chí của Trung ương Mặt trận Tổ quốc... sát, đánh giá về hoạt động tuyên truyền về NTM của các cơ quan báo chí thuộc hệ thống báo chí Mặt trận: TCMT, báo ĐĐK giai đoạn 2010 2013 - Đưa ra những giải pháp cần thiết cho công tác tuyên truyền NTM của báo chí Mặt trận giai đoạn 2014 - 2019 đạt hiệu quả cao 3 Tình hình nghiên cứu đề tài 3.1 Trong những năm đổi mới, phát triển nông nghiệp, nông thôn và giải quyết vấn đề nông dân là những chủ đề thu... báo chí trong 3 năm gần đây của báo chí của Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (TCMT, Báo ĐĐK) Như vậy, có thể nói đề tài nghiên cứu này thực sự là một công trình đầu tiên nghiên cứu về báo chí Mặt trận với việc tuyên truyền về NTM 4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu - Báo chí Mặt trận gồm: Tạp chí Mặt trận, Báo Đại đoàn kết - Các tư liệu, tài liệu liên quan đến hoạt động tuyên. .. hoạt động tuyên truyền về vấn đề NTM trên hệ thống báo chí Mặt trận để chỉ ra những thành tích và hạn chế của hoạt động này từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động tuyên truyền về NTM trên báo chí Mặt trận giai đoạn 2010 - 2013 2.2 Nội dung nghiên cứu - Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động tuyên truyền trên báo chí Việt Nam về vấn đề NTM - Khảo sát, đánh giá về hoạt... vai trò của báo chí Mặt trận trong điều kiện mới và nhiệm vụ tuyên truyền NTM đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống trên báo Đại đoàn kết và Tạp chí Mặt trận 7 Kết cấu của luận văn Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục Luận văn được kết cấu làm 3 chương: Chương 1: Lý luận về nông thôn mới và báo chí Mặt trận Chương 2: Thực trạng tuyên truyền nông thôn mới trên báo Đại đoàn... tác Mặt trận, Trang tin điện tử Mặt trận (mattran.org.vn) và Trung tâm truyền thông (phối hợp thực hiện chương trình truyền hình Đại đoàn kết, kênh phát thanh có nội dung hoạt động Mặt trận ) Trong luận văn này, đối tượng nghiên cứu là Báo chí Mặt trận theo nghĩa hẹp bao gồm 2 tờ báo chính của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc đó là Tạp chí Mặt trận, Báo Đại đoàn kết 24 1.2.2.2 Vai trò của báo chí Mặt. .. tuyên truyền về NTM của các cơ quan báo chí thuộc hệ thống Mặt trận và một số tài liệu khác 4.2 Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu thông qua khảo sát hoạt động tuyên truyền về NTM của hai cơ quan báo chí: báo Đại đoàn kết, Tạp chí Mặt trận từ năm 2010 - 2013 5 Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau trong đó nổi bật là: - Khảo sát thực tế hoạt động tuyên truyền về nông. .. về nông thôn mới của hai cơ quan báo chí: Tạp chí Mặt trận và Báo Đại đoàn kết - Tổng hợp tài liệu, bài viết chuyên về hoạt động tuyên truyền về nông thôn mới từ đó phân tích và đánh giá 8 6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1 Ý nghĩa khoa học Luận văn cung cấp một số lý luận về nội dung "Nông nghiệp, nông dân, nông thôn" theo tinh thần nghị quyết 26 và Ngày 10-10 -2010 Thủ tướng Chính phủ... chí Mặt trận trong tuyên truyền về những chính sách của Đảng, Nhà nước trong đó có vấn đề nông thôn mới Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trên cơ sở, chức năng, nhiệm vụ của mình đã cùng với Đảng, Nhà nước tham gia thiết thực vào công cuộc xây dựng nông thôn mới như đã trình bày ở trên Không chỉ vậy, trong hệ thống của Mặt trận Tổ quốc còn có hệ thống báo chí của Mặt trận luôn sát cánh, không chỉ tuyên truyền ... MI" GIAI ON 2010 - 2013 Lun Thc s chuyờn ngnh Bỏo hc Mó s: 60.32.01 Ngi hng dn khoa hc: TS Hong Hi H Ni - 2013 LI CAM OAN Tụi xin cam oan lun vn: Bỏo Mt trn vi vic tuyờn truyn v Nụng thụn mi giai. .. ca cỏc c quan bỏo thuc h thng bỏo Mt trn: TCMT, bỏo K giai on 2010 2013 - a nhng gii phỏp cn thit cho cụng tỏc tuyờn truyn NTM ca bỏo Mt trn giai on 2014 - 2019 t hiu qu cao Tỡnh hỡnh nghiờn cu... tuyờn truyn nụng thụn mi trờn bỏo i on kt v Tp Mt trn giai on 2010 - 2013 Chng 3: Nõng cao hiu qu tuyờn truyn v nụng thụn mi trờn bỏo Mt trn giai on 2014 - 2019 CHNG I VN NễNG THễN MI V VAI TRế

Ngày đăng: 04/10/2015, 06:54

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan